thực trạng tai nạn thương tích tại thành phố thái nguyên và một số yếu tố liên quan

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng tai nạn thương tích tại thành phố thái nguyên và một số yếu tố liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vậy thực tế tỷ lệ tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên ra sao, những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ này, để trả lời cho câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực tr

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN

VŨ THỊ BÍCH PHƯƠNG

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN

VŨ THỊ BÍCH PHƯƠNG

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

CHUYÊN NGÀNH: Y học dự phòng Mã số: 8 72 01 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS MAI ANH TUẤN

THÁI NGUYÊN –2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Thị Bích Phương, học viên Cao học khóa 24 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Thạc sĩ Y học dự phòng, xin cam đoan:

1 Đây là đề tài do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Mai Anh Tuấn

2 Đề tài Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ ở bất kỳ một Hội đồng bảo vệ Thạc sĩ nào và cũng chưa hề được công bế trên bất kỳ một phương tiện nào

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Vũ Thị Bích Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp em luôn được sự quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Y tế công cộng cùng sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp

Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Lãnh đạo Khoa Y tế Công cộng cùng tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong thời gian học tập tại trường

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy

giáo TS Mai Anh Tuấn – Trưởng bộ môn Y xã hội học Trường Đại học Y

Dược Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tập thể khoa Y tế công cộng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm-Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn

Xin chân thành cảm ơn các học viên lớp cao học khóa 24, chuyên ngành Thạc sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Vũ Thị Bích Phương

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung

HIV/AIDS Human Immunodeficiency Virus/Acquired Immune Deficiency Syndrome

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

THPT Trung học phổ thông TNGT Tai nạn giao thông TNLĐ Tai nạn lao động TNTT Tai nạn thương tích TNSH Tai nạn sinh hoạt

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc WHO World Health Organization

(Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm về tai nạn thương tích 3

1.2 Phân loại tai nạn thương tích 4

1.3 Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích 6

1.4 Tình hình tai nạn thương tích 8

1.5 Một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích 18

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu 23

2.5 Các định nghĩa cơ bản 27

2.6 Công cụ thu thập thông tin 29

2.7 Phương pháp thu thập số liệu 29

2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 30

2.9 Hạn chế sai số và các biện pháp khắc phục 30

2.10 Đạo đức nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 32

3.2 Thực trạng tai nạn thương tích tại thành phố thái nguyên 34

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình hình tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên 44

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 49

4.1 Thực trạng tai nạn thương tích xảy ra ở thành phố Thái Nguyên năm 2021 49

Trang 7

4.2 Một số yếu tố liên quan đến tình hình tai nạn thương tích tại thành phố

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng phân bố số hộ cần điều tra theo tổng số hộ toàn thành phố 23

Bảng 3.1 Phân bố tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 32

Bảng 3.2 Phân bố dân tộc, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 33

Bảng 3.3 Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 34

Bảng 3.4 Tỷ lệ tai nạn thương tích trên đối tượng nghiên cứu 34

Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích theo giới 35

Bảng 3.6 Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích theo trình độ học vấn 36

Bảng 3.7 Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích theo tình trạng hôn nhân 36

Bảng 3.8 Đặc điểm nơi bị Tai nạn thương tích 37

Bảng 3.9 Hoạt động khi xảy ra tai nạn thương tích 38

Bảng 3.10 Phân loại nguyên nhân gây tai nạn thương tích 39

Bảng 3.11 Tỷ lệ các nguyên nhân tai nạn thương tích do ngã 40

Bảng 3.12 Phương tiện sử dụng khi bị tai nạn giao thông 40

Bảng 3.13 Vị trí của người bị TNTT khi tham gia giao thông 41

Bảng 3.14 Sử dụng phương tiện bảo hiểm khi tham gia giao thông 41

Bảng 3.15 Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sử dụng rượu, bia 42

Bảng 3.16 Phương tiện gây ra tai nạn giao thông 42

Bảng 3.17 Lý do gây ra tai nạn giao thông 43

Bảng 3.18 Hoàn cảnh khi bị súc vật cắn 43

Bảng 3.19 Đặc điểm tiêm phòng ở động vật gây thương tích và xử trí sau khi bị thương tính 43

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính với tai nạn thương tích 44

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tuổi với tai nạn thương tích 45

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa Dân tộc với tai nạn thương tích 45

Trang 9

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa một số yếu tố với tai nạn giao thông 46 Bảng 3.24 Mối liên quan các yếu tố với tai nạn lao động 47 Bảng 3.25 Mối liên quan các yếu tố với ngã 48

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai nạn thương tích (TNTT) hiện đang đe dọa đến sức khỏe ở tất cả các nước trên thế giới, là vấn đề y tế công cộng được quan tâm chung bởi các chuyên gia y tế và cộng đồng quốc tế, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong và tàn tật Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người tử vong, chiếm khoảng 9% của tổng số tử vong, 12% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu và gần 100 triệu người tàn tật do tai nạn thương tích [24], [27], [62] Riêng năm 2019 TNTT đã cướp đi mạng sống của 4,4 triệu người Trong số đó thương tích không chủ ý đã cướp đi sinh mạng của 3,16 triệu người, bạo lực và thương tích làm chết 1,25 triệu người, khoảng 1/3 trong số này tử vong do do va chạm giao thông đường bộ [67]

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hàng năm TNTT cũng gây ra cho khoảng 2,7 triệu người tử vong, tức hơn 7.000 người mỗi ngày, chiếm 52% trường hợp tử vong trên toàn thế giới Nhìn chung, tử vong do tai nạn thương tích ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm trên 90% Báo cáo cho thấy hàng năm ở EU có 40 triệu người phải điều trị tại bệnh viện sau tai nạn và bạo lực, và khoảng 233.000 người chết do thương tích Khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có số tử vong do TNTT cao nhất [60]

Tại Việt Nam, TNTT cũng là một trong những vấn đề y tế công cộng nổi cộm Thống kê từ báo cáo tình hình TNTT định kỳ của ngành y tế cho thấy ước tính mỗi ngày có tới 3600 trường hợp mắc và 90 người tử vong, mỗi năm trung bình cả nước có khoảng 840.000 trường hợp mắc, 38.482 ca tử vong do TNTT, tương đương với tỷ suất tử vong là 46,6/100,000 người Trong đó, khoảng 12.000 người tử vong do tai nạn giao thông và khoảng 4.000 trẻ em bị đuối nước [11]

Tỷ lệ tử vong do TNTT đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, qua kết quả điều tra quốc gia về tai nạn thương tích (VMIS) năm 2001 cho thấy tỷ suất TNTT tử vong và không tử vong cao gấp 3 lần so với các bệnh truyền nhiễm, các cuộc khảo sát ở Đà Nẵng 2008 và

Trang 12

khảo sát Quốc gia về TNTT 2010 cũng cho thấy như vậy [30] Tai nạn thương tích không những gây ra những tổn thường cho nạn nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội Tai nạn có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (khi tham gia lao động sản xuất, học tập và sinh hoạt ) do vậy tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề hết sức cấp thiết của xã hội Tai nạn thương tích cũng đặt ra một gánh nặng kinh tế lên vai người bị nạn và hệ thống y tế Nếu không may bị tai nạn giao thông với thương tích rất nặng, nạn nhân phải làm việc 8,6 tháng mới kiếm đủ tiền chi phí [32]

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, tính trên toàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018 – 2020, trung bình mỗi năm có khoảng từ 1.800 – 5.000 người mắc TNTT, trung bình có trên 150 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm [41-43] Trong đó số mắc và chết do tại nạn giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh với dân cư đông đúc, tỷ lệ tai nạn thương tích cao trong toàn tỉnh, và có xu hướng gia tăng mỗi năm do điều kiện phát triển của kinh tế xã hội và thực sự là vấn đề đáng quan tâm trong công tác phòng chống tai nạn thương tích tại địa phương Vậy thực tế tỷ lệ tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên ra sao, những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ này, để trả lời cho câu hỏi đó chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan” với các mục tiêu như sau:

1 Mô tả thực trạng tai nạn thương tích tại Thành phố Thái Nguyên năm 2021

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên

Trang 13

Tai nạn: là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân

bên ngoài gây tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân [2], [71]

Thương tích: Tổn thương thực thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ xát,

hoặc bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả cho cơ thể của một người qua vết bầm tím, bong gân, căng, gãy xương “Thương tích” thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ “Tai nạn thương tích” [2], [3], [71]

Như vậy tai nạn thương tích được định nghĩa là "Thương tổn của cơ

thể (có chủ định và không có chủ định) gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp đối với năng lượng mang tính gây tổn thương (cơ học, nhiệt, điện, hoá học ) hay bởi sự thiếu vắng đột ngột của các yếu tố thiết yếu (ví dụ như thiếu ôxy trong chết đuối, sức nóng gây chấn thương hay do giảm nhiệt)" Trong đó năng lượng cơ học là nguyên nhân thường xuyên gây nên tai nạn thương tích

Trang 14

Tai nạn thương tích gây tổn hại sức khoẻ người bị nạn và làm người này phải nghỉ việc hoặc nghỉ học, cần chăm sóc y tế, làm hạn chế sinh hoạt bình thường ít nhất một ngày hoặc làm chết người [2]

- Tử vong do tai nạn: Là những trường hợp tử vong do nguyên nhân

TNTT trong vòng 1 tháng sau khi TNTT [2]

- Tai nạn thương tích tại cộng đồng: Là tập hợp tất cả các trường hợp

TNTT trong cộng đồng gây ra bởi mọi nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi Do đó, TNTT trong cộng đồng có thể được hiểu là một khái niệm rộng bao hàm nhiều phân loại TNTT khác nhau hiện đang được sử dụng như: tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn sinh hoạt (TNSH), tai nạn lao động (TNLĐ), TNTT trong trường học [2]

1.2 Phân loại tai nạn thương tích 1.2.1 Phân loại theo chủ đích

TNTT có chủ đích: TNTT xảy ra do sự việc xảy ra một cách cố tình của người gây ra TNTT hoặc nạn nhân Ví dụ: tự tử, bạo lực

TNTT không chủ đích: TNTT xảy ra do sự việc xảy ra một cách vô tình, không có sự chủ ý gây TNTT của các đối tượng Ví dụ: ngã, tai nạn giao thông [37]

Chủ ý không xác định: Là những TNTT xảy ra trong trường hợp khó xác định là do chủ định hay không có chủ ý [2], [71]

1.2.2 Phân loại theo nguyên nhân bao gồm các loại như sau:

- Tai nạn giao thông: là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn giao thông cộng cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống sự cố đột xuất không kịp phanh tránh, gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ [3]

Trang 15

- Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

- Ngã: gồm tất cả các trường hợp ngã không nằm trong lĩnh vực giao thông và lao động

- Đuối nước/ngạt: Trường hợp mắc là bị ngạt do chìm trong chất lỏng nhưng không tử vong, cần đến chăm sóc y tế hoặc bị biến chứng khác Chết đuối là trường hợp tử vong trong 24 giờ do bị chìm trong chất lỏng (như: nước, xăng, dầu…)

- Súc vật cắn, đốt, húc: là trường hợp con người bị các loại động vật tấn công như: chó, mèo cắn; trâu, bò húc; rắn, rết cắn hoặc ong đốt, bọ cạp đốt… Động vật cắn có thể gây đau, xây xước da, nhiễm trùng, nhiễm độc và có thể dẫn đến tử vong

- Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa Các chấn thương da do sự phát xạ tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, hóa chất…

- Ngộ độc: là những trường hợp hít, ăn hoặc tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có sự chăm sóc y tế

- Tự tử: là trường hợp chấn thương, ngộ độc, hoặc ngạt… do chính nạn nhân hành động cố ý tự giết bản thân mình Các yếu tố nguy cơ của tự tử như rối loạn tâm lý (chán nản, suy sụp, rối loạn nhân cách, mắc bệnh tâm thần phân liệt) và mắc một số bệnh như mắc bệnh ung thư, HIV/AIDS

- Bạo lực trong gia đình, xã hội: là hành động sử dụng vũ lực hăm dọa hoặc đánh đập người, nhóm người, cộng đồng khác dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển

- Khác: là những trường hợp khác ngoài các trường hợp trên như: sét đánh, sặc bột, hóc xương [3]

Trang 16

1.2.3 Phân loại theo mức độ

TNTT được phân làm các loại sau:

- Tử vong do TNTT: TNTT làm cho người bị nạn tử vong vì thương tích trong vòng 1 tháng kể từ ngày bị nạn

- TNTT rất nặng: người bị tai nạn có di chứng hoặc mất chức năng một cơ quan hay một phần cơ thể

- TNTT nặng: sau TNTT, nạn nhân phải nằm viện hoặc dùng thuốc điều trị liên tục từ 10 ngày trở lên

- TNTT khá nặng: sau TNTT, nạn nhân nằm viện từ 2 – 9 ngày

- TNTT nhẹ: nghỉ làm việc, nghỉ học hoặc không sinh hoạt bình thường ít nhất 1 ngày do TNTT

1.3 Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích

Các yếu tố nguy cơ gây nên TNTT có thể chia làm 3 nhóm, cụ thể:

* Yếu tố xã hội

- Các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan với nguy cơ TNTT bao gồm: các yếu tố kinh tế như thu nhập gia đình, tình trạng thu nhập thấp làm tăng nguy cơ bị thương tích [67] Các yếu tố xã hội như học vấn của bà mẹ; Các yếu tố liên quan đến cơ cấu gia đình như gia đình một bố/một mẹ, tuổi của mẹ, số người trong hộ gia đình và số con; Các yếu tố liên quan đến chỗ ở như loại hình thuê nhà, loại nhà, mức độ quá đông và các yếu tố khác mô tả khu dân cư [1], [35], [49]

- Các nghiên cứu về vấn đề này cũng cho thấy tỷ suất trẻ em chết do TNTT ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình cao gấp 3,4 lần so với các quốc gia có thu nhập cao [31], [35]

* Yếu tố con người

Trang 17

- Yếu tố con người có liên quan đến TNTT tùy thuộc vào giới tính, tuổi, nhận thức và hành vi, tình trạng sức khỏe, việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác Nhìn chung những người trẻ tuổi, nam giới đều làm tăng nguy cơ bị thương tích [50], [54], [67]

- Yếu tố tâm lý xã hội như sự căng thẳng thần kinh, công việc đơn điệu, quan hệ trong gia đình và xã hội không tốt … có thể dẫn đến TNTT

- Đặc tính cá nhân như cẩu thả, không cẩn thận

- Yếu tố bệnh lý như mắc một số bệnh mãn tính, mệt mỏi trong lao động, học tập, chơi thể thao quá sức

- Kiến thức kinh nghiệm, hành vi: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống TNTT Tuy nhiên, trên thực tế thì kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống TNTT của người dân có sự khác nhau tùy theo từng nghiên cứu khác nhau Thái độ khi tham gia giao thông của một số bộ phận người trẻ tuổi chưa tốt, phóng nhanh vượt ẩu, đua xe, lạng lách, không tuân thủ các tín hiệu giao thông, các bảng chỉ dẫn, không đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn [52], [68]

Mô hình dịch tễ học đặc thù về tử vong do TNTT theo lứa tuổi tại Việt Nam cho thấy: Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi dậy thì, đuối nước là nguyên nhân phổ biến, nổi bật gây tử vong ở các nhóm tuổi Bắt đầu sau lứa tuổi dậy thì, TNGT đường bộ bắt đầu phổ biến và tăng nhanh khi tuổi càng tăng [31]

* Yếu tố môi trường

+ Môi trường vật chất gồm các yếu tố nguy cơ ngay ở trong nhà, tại trường học và trong cộng đồng Ví dụ như nguy cơ gây nên sự gia tăng TNGT là cơ sở hạ tầng, đường xá không bảo đảm an toàn [31] Các nghiên cứu về nguy cơ tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam cho thấy rằng nhà ở là địa điểm phổ biến nhất trong số các trường hợp bị tai nạn thương tích và tai nạn thương tích cũng xảy ra nhiều hơn ở vùng nông thôn so với thành thị [1]

Trang 18

+ Môi trường phi vật chất gồm các yếu tố có liên quan như những văn bản pháp luật quy định đến vấn đề an toàn chưa đồng bộ; việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chưa có các biện pháp xử phạt rõ ràng; việc truyền thông giáo dục về an toàn chưa được thực hiện một cách đầy đủ [31]

Có thể thấy ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có các yếu tố nguy cơ đặc thù riêng nên cũng có mô hình TNTT với đặc điểm riêng Do đó các chương trình, biện pháp can thiệp để phòng chống tai nạn thương tích nói chung và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em nói riêng cần được thiết kế phù hợp cho từng khu vực, từng quốc gia mới có thể mang lại hiệu quả một cách thiết thực [31]

1.4 Tình hình tai nạn thương tích

1.4.1 Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới

* Tình hình tai nạn thương tích chung trên thế giới: Tỷ lệ tử vong do TNTT chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu và là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới, 90% tử vong do chấn thương gây ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có số tử vong do chấn thương cao nhất [62]

Hàng năm, số tử vong trên thế giới do TNTT được ghi nhận như sau: Châu Âu có khoảng 800.000 người (chiếm 8,3% của tổng số tử vong), Châu Á - Thái Bình Dương là 2,7 triệu người (hơn 7000 người/ngày, chiếm 52% tổng số tử vong), Đông Nam Á có 1,4 triệu người (chiếm 16% gánh nặng bệnh tật toàn cầu) Ước tính cứ mỗi trường hợp tử vong có 10 - 20 trường hợp vào viện, 50 trường hợp cấp cứu và trên 100 trường hợp bị thương nhẹ Riêng năm 2019 tai nạn thương tích đã cướp đi mạng sống của 4,4 triệu người chiếm 8% trong tổng số ca tử vong Trong số đó thương tích không chủ ý đã cướp đi sinh mạng của 3,16 triệu người, bạo lực và thương tích làm chết 1,25 triệu người khoảng 1/3 trong số này tử vong do do va chạm giao thông đường bộ [67]

Trang 19

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết vì các loại thương tích [64] Trong khi đó, với mỗi trường hợp tử vong thì có hơn ngàn trường hợp bị TNTT khác với những hậu quả có thể là tàn tật vĩnh viễn, nhập viện, nghỉ học, nghỉ làm Mức độ của các thương tích khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, khu vực và nhóm lao động Tỷ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có khoảng cách rất lớn Những nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Tây Thái Bình Dương, TNGT đường bộ, đuối nước và tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, còn ở Châu Phi là chiến tranh, xung đột cá nhân và TNGT đường bộ Trẻ em sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu nhập cao hơn Tỷ lệ tai nạn thương tích chiếm 9% tử vong toàn cầu, và là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế

giới [35], [64]

Thương tích và bạo lực là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong và sức khỏe kém ở tất cả các quốc gia Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực tây Thái Bình Dương các nguyên nhân tử vong liên quan đến thương tích hàng đầu là chấn thương giao thông đường bộ, tự tử và ngã; ở các nước có thu nhập cao trên thế giới nguyên nhân tử vong do thương tích đứng đầu là tự tử, với các chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ và ngã đứng hàng thứ hai và ba [65] TNTT xảy ra ở mọi khu vực và quốc gia, ảnh hưởng đến con người ở mọi lứa tuổi kể cả lứa tuổi lao động Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Viện đo lường và đánh giá sức khỏe tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích không chủ ý và tai nạn giao thông tuy có xu hướng giảm trong giai đoạn 1990-2017 nhưng vẫn là một trong 15 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới [51] Tai nạn thương tích đã thăng hạng từ xếp thứ 8 lên xếp thứ 6 trong 10 nguyên nhân gây tử vong sớm và hàng đầu trên thế giới [55] Gánh nặng của một số loại chấn thương quan trọng cũng có khả năng gia tăng là một trong ba nguyên nhân chính dẫn đến

Trang 20

tử vong ở trẻ em do thương tích đó là: Tai nạn giao thông, đuối nước và ngạt thở [51]

Nghiên cứu ở Châu Á và những nơi khác cho thấy chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cha mẹ Ví dụ, một nghiên cứu ở Bangladesh cho thấy rằng đối với trẻ em dưới 18 tuổi, 43% trường hợp tử vong mẹ là do chấn thương ở Mexico, tai nạn giao thông đường bộ xếp thứ hai vì nguyên nhân khiến trẻ em trở thành trẻ mồ côi

Theo WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), hàng năm có khoảng 875.000 trẻ em dưới 18 tuổi tử vong do TNTT không chủ ý, tương đương với 2.000 trẻ tử vong/ngày Tử vong do TNGT chiếm gần 30%, đuối nước 20%, bỏng 11%, té/ngã 5,4% và có 98% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, có thu nhập thấp và trung bình

Mức độ của các thương tích khác nhau tùy theo tuổi, giới tính, khu vực và nhóm lao động Những nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Tây Thái Bình Dương, TNGT đường bộ, đuối nước và tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, còn ở Châu Phi là chiến tranh, xung đột cá nhân và TNGT đường bộ Tại Châu Mỹ, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích ở lứa tuổi 15-44 ở những nước có thu nhập cao là TNGT đường bộ, trong khi đó ở những nước có thu nhập thấp và trung bình thì nguyên nhân là do xung đột cá nhân Tỷ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có khoảng cách rất lớn Người dân tại các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỷ lệ tử vong do TNTT cao gấp gần 04 lần người dân tại các nước có thu nhập cao hơn Khoảng 90% các trường hợp tử vong liên quan đến thương tích xảy ra ở cá nước có thu nhập thấp và trung bình Bên cạnh đó, ở mọi quốc gia, trẻ em, người già, người nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị TNTT cao Đặc biệt tỷ lệ này ở trẻ em nghèo cao gấp 3-4 lần trẻ sống trong các gia đình khá giả [64], [65] Tử vong do tai nạn thương tích ở nam giới cao gấp đôi nữ giới Ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích đối với

Trang 21

nam giới là chấn thương giao thông đường bộ, tự tử và giết người, trong khi nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết kiên qua đến thương tích cho nữ là chấn thương giao thông đường bộ, ngã và tự tử [65]

Thương tích giao thông đường bộ là một thách thức sức khỏe toàn cầu Số ca tử vong do giao thông đường bộ tiếp tục tăng đều đặn, từ 1,15 triệu người năm 2000 lên 1,35 triệu người năm 2018 Trong số 56,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, thương tích giao thông đường bộ chiếm khoảng 2,37% [53] Báo cáo toàn cầu về phòng chống TNGT đường bộ 2018 cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và người trẻ độ tuổi từ 5-29 tuổi Đây là nguyên nhân tử vong đứng thứ 8 toàn cầu ở mọi lứa tuổi với tỉ suất tử vong 27,5/100.000 dân, tỷ lệ này cao hơn gấp 3 lần ở các nước có thu nhập thấp so với các nước có thu nhập cao với tỷ lệ 8,3/100.000 dân [70]

Trong các nguyên nhân gây TNTT thì TNGT là nguyên nhân hàng đầu ở các nước Theo WHO, ước tính có 1,2 triệu người chết và 50 triệu người chấn thương do va chạm ở đường bộ mỗi năm Dự kiến con số này sẽ tăng lên khoảng 65% trong vòng 20 năm, xảy ra chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Ở những quốc gia này, tốc độ phát triển phương tiện giao thông nhanh hơn và nhiều hơn là phát triển hệ thống giao thông có chất lượng Các nghiên cứu cho thấy phương tiện giao thông đường bộ càng tăng thì số vụ TNGT cũng tăng theo Khu vực có tỷ lệ mắc và tử vong do TNGT cao trên thế giới là Châu Phi 26,6/100.000 người và Châu Á 20,7/100.000 [70]

Hai trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích là chân thương giao thông đường bộ và té ngã được dự đoán sẽ tăng thứ hạng so với các nguyên nhân khác Thương tích giao thông đường bộ được dự đoán trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 7 vào năm 2030 Tử vong do tai nạn giao thông đường bộ đang gia tăng dần đều ở các nước thu nhập thấp và trung bình từ năm 2001 đến 2012 tỷ suất tử vong do tai nạn giao thông ở

Trang 22

Campuchia đã tăng lên gấp hơn 4 lần từ 3/100.000 dân lên 13/100.000 dân và ở Ấn Độ con số này tăng từ 7,5/100.000 dân lên 11/100.000 dân [65]

Ngoài TNGT còn có nhiều nguyên nhân khác xảy ra trong cộng đồng được nhiều nước trên thế giới quan tâm phòng chống như: ngã, bỏng, đuối nước, ngộ độc, tự tử, thương tích ở trẻ em

1.4.2 Tình hình tai nạn thương tích tại Việt Nam

Điều tra y tế quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ tử vong do TNTT chiếm 10,7% trong tổng số tử vong Năm 2010, theo văn phòng đại diện của tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam, tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong, gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%) Thương tích giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, sau đó là ngã và đuối nước [4]

Khảo sát quốc gia về TNTT năm 2010 trên 50.000 hộ gia đình tại 63 tỉnh/TP cho thấy: tỷ lệ TNTT do tất cả các nguyên nhân ở Việt Nam cao so với thế giới; tử vong do TNTT cao hơn so với các bệnh lây nhiễm và không lây Tỷ suất mắc TNTT năm 2014 tại Việt Nam là 1.453,6/100.000 dân [10], giảm so với năm 2011 (1.514,9/100.000 dân) [9]

Năm 2013, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tại 57 tỉnh thành có 1.274.711 trường hợp TNTT trong đó có 9.775 trường hợp tử vong chiếm 0,77% so với tổng số mắc TNTT, giảm 1,1% so với 2012 Theo nghiên cứu tình hình tử vong trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi do tai nạn thương tích tại Việt Nam giai đoạn 2005-2014 cho thấy tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích chiếm 10-12% tổng số tử vong trong cộng đồng do tất cả các nguyên nhân Tỷ suất tử vong trung bình năm do tai nạn thương tích ở trẻ em là 24,72/100.000 trẻ em và vị thành viên Tử vong trẻ em do tai nạn thương tích chiếm tỉ lệ 19,51% trong tổng số tử vong do cùng nguyên nhân trên toàn quốc Trong số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích,

Trang 23

đuối nước chiếm tỉ lệ cao nhất (48,23%); tiếp đến là tai nạn giao thông (26,76%) [24] Kết quả nghiên cứu trên 63 tỉnh thành giai đoạn 2015-2017 cho thấy đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại Việt Nam Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ em giai đoạn 2015-2017 là 9,6/100.000 trẻ em Nhóm tuổi 0-4 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất (trên 36%), Vùng Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc có tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất trong cả nước lần lượt là 18,69/100.000 trẻ em và 16,09/100.000 trẻ em [22]

Cục quản lý môi trường y tế nghiên cứu cho thấy giai đoạn từ 2017 trung bình mỗi năm cả nước có 15.403 trường hợp tử vong do TNTT chiếm 34,28% tổng số trường hợp tử vong do TNTT Nhóm tuổi từ 25-59 là nhóm tuổi có số trường hợp tử vong do TNTT cao nhất với 11.180 trường hợp (tỷ suất 21/100.000 dân) Vùng Bắc Trung Bộ có tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông cao nhất với 3.185 trường hợp/năm Năm 2017 Bình Phước là địa phương có tỷ suất tử vong do TNGT cao nhất Đối với trẻ em và vị thành niên, trung bình mỗi năm có 1.753 trẻ tử vong do tai nạn giao thông chiếm khoảng 24%-26% tổng số trẻ tử vong do tai nạn thương tích Tỷ suất tử vong cao nhất trong nhóm tuổi từ 15-19 tuổi với 18,6/100.000 trẻ mỗi năm [38]

2015-Tỷ lệ thương tích do TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây TNTT chiếm 38,53% (giảm so với năm 2011 chiếm 45%), tiếp theo là ngã 20,01% Tỷ lệ tử vong do TNGT cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong TNTT chiếm 57,29%, tiếp theo là đuối nước (8,63%), TNLĐ (6,39%) Trong 10 năm (1990 - 2000) thì TNTT tăng rất cao, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong Kết quả nghiên cứu trên toàn quốc năm 2001 cho thấy tỷ suất mắc Theo thống kê từ năm 1997-2002 cho thấy TNGT tăng cả ba mặt: số vụ, số người chết, số người bị thương Năm 1997 chỉ có 19.159 vụ, làm chết 5.680 người và bị thương 21.905 người thì đến năm 2002 xảy ra 27.134 vụ, làm chết 12.800 người và bị thương 30.733

Trang 24

người Tai nạn giao thông đã giảm trong các năm 2003, 2004 và 2005 Tuy nhiên, việc giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao Năm 2006 tai nạn giao thông lại tăng cao trở lại

Theo nghiên cứu của Tạ Văn Trầm về tình hình tai nạn thương tích tại bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cho thấy trong 7551 trường hợp TNTT được nghiên cứu số mắc tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (75,3%), sau đó là tai nạn sinh hoạt (24,5%) và TNLĐ (0,3%) [34] Nghiên cứu về thực trạng tai nạn thương tích của các trường hợp nhập viện và điều trị tại bệnh viện Đức Giang năm 2013 cho kết quả: Trong các nguyên nhân gây tai nạn thương tích thì tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,1%, tiếp theo đến tai nạn lao động 9,3%, bạo lực/xung đột chiếm 6,9%[23] Nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính cũng chỉ ra rằng TNGT là nguyên nhân hàng đầu gây nên TNTT ở các trường hợp là trẻ em đến khám tại bệnh viện Việt Đức năm 2006 với tỷ lệ 52,16% các trường hợp, tiếp sau đó là ngã 30,69% [20]

Tác giả Nguyễn Văn Hùng và Võ Văn Thắng nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích của bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk năm 2011 cho kết quả: Trong 2623 trường hợp bị TNTT nguyên nhân hàng đầu là do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất là 47,6%, tiếp theo là ngã 19,2%, 13,3% do đánh nhau và 8,5 % do tự tử còn lại các nguyên nhân khác 11,4% Chủ yếu TNTT xảy ra trên đường đi 46,3%, ở nhà là 29,5%, nơi công cộng 14,8%, văn phòng làm việc là 7,5% Nạn nhân chủ yếu là người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông (89,3%), không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy (11,8%), không có bằng lái xe khi điều khiển xe máy, ô tô (20,9%) [29]

Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Lành và Nguyễn Thị Bích nghiên cứu thực trạng tai nạn thương tích và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở Kim Đồng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho kết quả tỷ lệ tai nạn thương tích ở học sinh là 34,2%, trong đó ngã là nguyên nhân xảy ra

Trang 25

nhiều nhất với tỷ lệ là 44,5%, sau đó là tai nạn giao thông ( 20,2%) và thương tích do động vật tấn công (16,8%), thấp nhất là thương tích do bỏng với tỷ lệ là 4,2% [39]

Các điều tra tai nạn thương tích ở Việt Nam đều chỉ ra rằng nhóm nam có nguy cơ tai nạn thương tích không gây tử vong cao hơn so với nhóm nữ Nam giới có tỷ lệ mắc tai nạn thương tích cao hơn nữ giới với tỷ lệ 43,8% và 29,3, đây là kết quả nghiên cứu thực trạng tai nạn thương tích của người dân sống tại cộng đồng huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn [45] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy Lan tỷ lệ mắc TNTT ở học sinh trung học cơ sở nhóm Nam (63,8%) cao hơn nhóm nữ (36,2%)[26] Nghiên cứu về tình hình tai nạn thương tích trẻ em ở Thái Bình của Trương Hoàng Anh và cộng sự cho thấy tỷ lệ trẻ nam mắc TNTT là 60,8% cao hơn nhóm trẻ nữ [44]

Nghiên cứu thực trạng tai nạn thương tích tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội cho kết quả: Nam giới mắc TNTT cao hơn nữ giới với tỷ lệ theo các nhóm tuổi lần lượt từ 5-19 tuổi 81,8%, 5-14 tuổi 76,9%, 20-60 tuổi 67,2% và dưới 5 tuổi 66,9%, chỉ duy nhất nhóm trên 60 tuổi nam giới bị TNTT thấp hơn so với nữ 42,3% so với 57,7% Trong các nhóm nguyên nhân gây TNTT, nam giới bị TNTT do TNGT (61,3%) cao hơn so với nữ 38,7%, tương tự ở các nhóm khác nam giới cũng có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ 70,2% so với 29,8% [17]

Theo nghiên cứu tại Thái Bình về đặc điểm tai nạn thương tích của người dân tại 2 xã tỉnh Thái Bình năm 2018 cũng cho kết quả tương tự với số TNTT ở nam cao hơn nữ là 63,3% và 36,7%) Nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn và cộng sự về đặc điểm tai nạn thương tích ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên cho biết phần lớn bệnh nhân bị TNTT là nam chiếm 71,5%, chủ yếu rơi vào nhóm tuổi 15-39 cao nhất (54%) [40] Tác giả Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Đinh Vinh Mẫn cũng cho biết trong các vụ tai nạn giao thông nói chung, tỷ lệ nam giới chiếm 90% và nữ giới

Trang 26

chiếm 10% Nhóm tuổi gây TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 18 tuổi đến 55 tuổi chiếm 81% [47]

Nghiên cứu trên 289 bệnh nhân đến nhập viện và điều trị do tai nạn thương tích tại bệnh viện Đức Giang năm 2013 của Nguyễn Thị Chinh và Lã Ngọc Quang cho kết quả các trường hợp nhập viên do các nguyên nhân tập trung ở nam giới nhiều hơn nữ giới: Tỷ lệ nam bị TNTT là 66,1%, nữ bị TNTT là 33,9% Đối với TNGT có 101 nam chiếm 72,7% và 38 nữ chiếm 27,3%, TNLĐ có 24 nam chiếm 88,9% và 3 nữ chiếm 11,1%, bạo lực /xùn đột có 13 nam chiếm 65,0% và 7 nữ chiếm 35% Địa điểm xảy ra TNTT chủ yếu là ngoài đường (54,7%), tiếp theo là xảy ra ở nhà (29,8%), nơi làm việc (11,1%) và thấp nhất là ở trường (4,5%) Bộ phận bị TNTT phần lớn là ở các chi (57,7%), chấn thương sọ não là 19,7%, Mặt 8% [23]

Theo Nguyễn Đức Chính và các cộng sự trong giai đôạn từ năm 2018 các trường hợp tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức có tổng số 90011 ca đến cấp cứu, trong đó TNGT chiếm 60,4% là nguyên nhân cao nhất Lứa tuổi 15-60 chiếm tỷ lệ cao nhất 79,4% Tổn thương liên quan đến chấn thương chi 53,2%, tiếp đến là đầu mặt cổ 39,2% [21]

2016-Tác giả Hoàng Thị Hòa và Trịnh Xuân Đàn nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ - Quản Bạ - Hà Giang, qua nghiên cứu trên 1075 học sinh từ 12-15 tuổi của trường cho kết quả: Tỷ lệ học sinh bị tai nạn thương tích là 11,62%, nguyên nhân gây tai nạn thương tích chủ yếu do ngã (41,16%), tiếp theo do tai nạn giao thông (20,8%), do đuối nước (3,2%), do các vật rơi vào (2,4%), thấp nhất là bỏng (1,6%) Trong đó nam giới có tỷ lệ mắc TNTT cao hơn nữ giới với tỷ lệ 60,8% so với 39,2%, chủ yếu nhóm bị tai nạn thương tích ở lứa tuổi 12 [16]

Nghiên cứu trên nhóm học sinh trường trung học cơ sở Kim Đồng tại thành phố Đà Nẵng cho kết quả nhóm học sinh nam có tỷ lệ mắc tai nạn thương

Trang 27

tích cao hơn nhóm học sinh nữ với tỷ lệ lần lượt là 39,0% và 29,6% [39]

Theo Lê Thị Hương và Nguyễn Thúy Quỳnh cho biết tỷ lệ mắc tai nạn thương tích của học sinh nam cao hơn học sinh nữ ( 63,38% so với 36,63%) Học sinh khối lớp 9 có tỷ lệ mắc tai nạn thương tích cao nhất là 39,44%, xếp thứ 2 là lớp 8 với 35,21%, lớp 6 là 16,20% cuối cùng là lớp 7 với 9,15% Ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thương tích cho học sinh (75,18%) tiếp theo là tai nạn giao thông (35,21%) và bỏng (35,21%) TNTT xảy ra nhiều nhất trên đường đi chiếm tới 59,16%, sau đó đến khu vực quanh nhà (21,13%) và tại trường (14,78%) Bộ phận bị thương nhiều nhất là các chi trong đó chi trên chiếm 59,15%, chi dưới chiếm 28,87% [18]

Tại thành phố Buôn Ma Thuột tỷ suất tai nạn thương tích không tử vong là 752,3/10.000 trẻ và tỷ suất tử vong là 2,2/10.000 trẻ Năm nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thương tích là: Ngã 43,6%; Tai nạn giao thông 23,2%; động vật côn trùng cắn đốt 15,9%; bỏng 6,8%; vật sắc nhọn 6,2%, các nguyên nhân khác 4,1% Tỷ lệ mắc TNTT ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ 1,63 lần, tỷ lệ mắc ở các nhóm tuổi từ 0-4; 5-10; 11-15 lần lượt là 32,7%; 39,2%; 28,0% Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích là tại nhà ( 43,3%), trường học (9,1%), nơi công cộng (38,5%) [28]

Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại huyện Tân Phú Đông năm 2017 của Hồ Văn Son và Võ Thị Kim Anh cho kết quả vị trí tổn thương chủ yếu là chấn thương bụng, lưng, mông, thân mình với tỷ lệ 45,75%, tiếp theo là tứ chi với tỷ lệ 41,83% và thấp nhất là vị trí chấn thương ở vùng đầu, mặt, cổ, vai với tỷ lệ 12,42% Lứa tuổi mắc TNTT cao nhất rơi vào nhóm học sinh lớp 5 với tỷ lệ 28,76%, tiếp theo là khối lớp 7 với tỷ lệ 22,2%, đa phần các trường hợp mắc TNTT là ở nhà (38,56%) [15]

Hầu hết các nạn nhân bị TNGT đều bị chấn thương phần mềm (96,8%), các tổn thương như chấn thương sọ não, gãy xương, đa chấn thương cũng

Trang 28

chiếm một tỷ lệ không nhỏ Vị trí tổn thương nhiều nhất là Đầu mặt cổ và chi dưới (71,0% và 50,5%); tiếp theo là chi trên 33,3%; Phần lớn các đối tượng chấn thương phần nào phải chịu ảnh hưởng của chấn thương giao thông đến sức khỏe hiện tại (81%) Trên 90% nạn nhân sau khi xuất viện vẫn cần nhờ đến người khác chăm sóc ít nhất là 1 ngày [7]

1.5 Một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích

Theo nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến người điều khiển xe mô tô hai bánh có trợ lực đến nguy cơ tai nạn thương tích của Aurelie Moska việc sử dụng rượu khi lái xe làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn [50], nghiên cứu của Serap Gorucu cũng chỉ ra rằng yếu tố làm tăng nguy cơ bị tai nạn thương tích là nam giới lái xe có sử dụng đồ uống có cồn hay chất gây nghiện [54]

Theo Edrisa Sanyang khi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với thương tích giao thông đường bộ giữa những người tham gia giao thông đường bộ khác nhau ở Gambia cho thấy nam giới có nguy cơ bị TNTT cao hơn nữ giới Nguồn điện tiếp xúc, va chạm ô tô, đánh nhau là những nguyên nhân gây nên TNTT thường gặp ở nam giới, trong khi đó ở nữ giới thường có các nguy cơ bị TNTT do bỏng, ngộ độc nhiều hơn [52] Tác giả Witold Pawlowski nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ thương tích giao thông đường bộ ở Balan cho biết: Thương tích liên quan đến giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho đàn ông Ba Lan từ 44 tuổi trở lên, nguyên nhân phổ biến nhất của các vụ va chạm là do không tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ, chẳng hạn như chạy quá tốc độ cho phép, chất lượng cơ sở hạ tần đường bộ chưa đầy đủ [68]

Nghiên cứu của Đồng Ngọc Đức và cộng sự xác định một số yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông ở người điều khiển xe cơ giới, kết quả: Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê về tình trạng hôn nhân và tai nạn giao thông đường bộ ở người điều khiển xe cơ giới; nhóm chưa vợ (chồng), nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cao gấp 1,58 lần so với nhóm có vợ, chồng (Chưa có mối liên

Trang 29

quan giữa nhóm goá, độc thân, ly dị và nhóm có vợ (chồng) với nguy cơ tai nạn giao thông)

Có mối liên quan giữa có giấy phép lái xe và tai nạn giao thông đường bộ ở người điều khiển xe máy Nhóm người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe, nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp 3,05 lần so với nhóm có giấy phép lái xe Có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và nguy cơ tai nạn giao thông ở người điều khiển xe máy; nguy cơ tai nạn giao thông cao nhất ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi: so với nhóm từ 60 tuổi trở lên, nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp 5,47 lần Với nhóm tuổi 20-39, nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm dưới 20 tuổi cao gấp 5,73 lần So sánh với nhóm tuổi 40-59, nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm dưới 20 tuổi cao gấp 4,61 lần Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng và phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đó là nguy cơ tai nạn giao thông dễ xảy ra ở lứa tuổi trẻ, mới lái xe [14]

Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Lành cho kết quả một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh trung học cơ sở: Kết quả cho thấy giới tính có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ học sinh nam bị tai nạn thương tích cao hơn gấp 1,4 lần học sinh nữ [40]

Nghiên cứu một số đặc điểm chấn thương giao thông khi đi xe máy của các nạn nhân đến khám/điều trị tại Trung tâm y tế huyện Lương Sơn-Hòa Bình năm 2002 của tác giả Bùi Thị Tú Quyên cho thấy các nạn nhân chấn thương do tai nạn giao thông có hành vi tuân thủ luật ATGT chưa tốt: Sử dụng rượu bia trước khi điều khiển xe (31,2%), vi phạm tốc độ (36,6%), đặc biệt có tới 83,9% đối tượng không sử dụng mũ bảo hiểm [7]

Có mối liên quan chặt chẽ giữa việc đội mũ bảo hiểm và chấn thương đầu mặt cổ, với những đối tượng không đội mũ bảo hiểm khả năng bị chấn thương đầu mặt cổ cao gấp hơn 10 lần so với những đối tượng đội mũ bảo hiểm [7]

Trang 30

Kết quả nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc về một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Huế năm 2012 cho thấy trẻ không đi học có tỷ lệ tai nạn thương tích cao 8,4%, nhóm tuổi 4-5 tuổi tỷ lệ TNTT cao hơn các nhóm khác, trẻ nam có tỷ lệ TNTT cao hơn nữ (6,9%, p<0,05) [13]

Nghiên cứu các trường hợp tai nạn thương tích tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tiền Giang cho biết các yếu tố liên quan đến TNTT: Nguyên nhân do người điều khiển xe máy gây tai nạn chiếm tỷ lệ cao 70%, sử dụng rượu bia trước khi điều khiển xe, tốc độ chạy xe cũng có mối tương quan chặt chẽ với khả năng xảy ra tai nạn [34]

Nghiên cứu của tác giả Kiều Thị Nga và các cộng sự tại huyện Đông Anh cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp và tỷ lệ tử vong do TNTT (p<0,05) Nhóm 20-60 tuổi có nguy cơ tử vong do TNTT cao hơn 2,84 lần so với nhóm 0-19 tuổi và nhóm trên 60 tuổi có nguy cơ tử vong do TNTT cao gấp 3,5 lần nhóm 0-19 tuổi Nam có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ và có nguy cơ tử vong do tai nạn thương tích cao gấp 1,45 lần so với nữ Các nhóm nghề nghiệp cũng cố mối liên quan đến tỷ lệ tử vong do TNTT Cao nhất là nhóm cao nhân/thợ thủ công cao hơn các nhóm khác 0,86 lần, tiếp theo là nhóm nông dân 0,83 lần, mối liên quan có ý nghĩa thống kê [17]

Trang 31

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Người là thành viên trong gia đình có hộ khẩu, hoặc sinh sống thường xuyên trên 6 tháng tại địa phương, có khả năng trả lời câu hỏi

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người không có khả năng nghe nói

- Người có bệnh lý tâm thần, thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi tâm thần, hoặc sa sút trí tuệ

- Người không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả với thiết kế nghiên cứu cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu

Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:

n = Z2α/2 p(1-p) d2

Trang 32

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có

Zα/2: giá trị Z thu được từ Bảng Z ứng với giá trị α được chọn, mức tin cậy mong muốn là 95%, z = 1,96

p: tỷ lệ số hộ có người bị tai nạn thương tích trong cộng đồng là 15,62% theo kết quả nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích của Lê Thái Bình tại thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định năm 2012

d: Sai số mong muốn, ở nghiên cứu này lấy d = 0,04 (4%) Ta có cỡ mẫu nghiên cứu:

- Chọn xã/ phường: thành phố Thái Nguyên chia thành 4 khu vực: khu trung tâm, khu nam, khu tây và khu bắc Mỗi khu vực chọn các xã như sau:

- Thành phố Thái Nguyên được chia làm 4 cụm: Khu Bắc (8 phường/xã), khu Tây (7 phường /xã), khu Nam (8 phường/xã) và khu Trung tâm (9 phường/xã)

- Xác định số xã/phường đưa vào nghiên cứu bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên trong mỗi cụm:

+ Khu vực trung tâm: có 9 xã/phường chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã + Khu nam có 8 xã/phường chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã

+ Khu tây có 7 xã/phường chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã 1,962 x 0,16 x 0,84

(0,04)2

Trang 33

+ Khu bắc có 8 xã/phường chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã

- Bước 2: Lập danh sách tất cả những hộ gia đình sinh sống trên địa bàn 7 xã nghiên cứu Số lượng như sau (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Bảng phân bố số hộ cần điều tra theo tổng số hộ toàn thành phố

Bước 3: Chọn hộ điều tra vào mẫu

Danh sách tất cả có 18914 hộ gia đình trong 7 xã, phường nghiên cứu - Bước 2: Tìm khoảng cách mẫu k (k = TS/n), nếu k tính được là số thập phân chỉ lấy phần nguyên

Lấy tổng số hộ gia đình trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (n = 399), ta được khoảng cách k=18914/ 399=47,4 Lấy k=47

- Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu:

Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một ĐTNC nằm trong khoảng từ 01 đến số k, đó là đối tượng thứ nhất

Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với số k Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với số k Làm như vậy đến khi chọn đủ 399 đối tượng

2.4 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu

2.4.1 Các biến số trong nghiên cứu

Trang 34

* Thông tin chung

- Tuổi: được chia làm 05 nhóm tuổi là 0-4 tuổi, 5-14 tuổi, 15-19 tuổi,

20-60 tuổi, và > 60 tuổi

- Giới tính: nam và nữ

- Dân tộc: kinh và khác (dân tộc thiểu số)

- Trình độ học vấn: có 7 đối tượng là chưa đi học, tiểu học, trung học cơ

sở, trung học phổ thông, trung cấp/cao đẳng, đại học/sau đại học và mù chữ

- Tình trạng hôn nhân: có 4 nhóm là chưa có gia đình, có gia đình,

goá và ly hôn (ly thân)

- Nghề nghiệp: có các nghề sau: Còn nhỏ, học sinh/sinh viên,

nông/lâm/ngư nghiệp, công nhân, thợ thủ công, cán bộ công chức/viên chức, bộ đội/công an, buôn bán tự do, nghề khác

- Đội mũ bảo hiểm: Thường xuyên, thỉnh thoảng, không đội, không biết - Uống rượu/bia khi điều khiển phương tiện giao thông: Thường

xuyên, thỉnh thoảng, không uống, không biết

- Thu nhập bình quân 1 tháng: Trung bình số thu nhập 1 tháng tính

bằng VNĐ

* Hoàn cảnh xảy ra tai nạn thương tích

- Nguyên nhân gây TNTT

+ Vô ý do mình

+ Vô ý do người khác

+ Chủ định gây thương tích cho bản thân + Bị người khác cố ý gây thương tích + Thảm hoạ thiên nhiên

- Địa điểm xảy ra TNTT

+ Trên đường đi + Tại nhà

+ Trường học

Trang 35

+ Nơi làm việc + Nơi công cộng + Hồ, ao, sông

- Ngày, giờ bị TNTT: theo lời khai của chủ hộ - Ngày, giờ tử vong: theo lời khai của chủ hộ

- Bộ phận bị thương: Đầu mặt cổ, thân mình, chi, đa chấn thương,

* Phân tích nguyên nhân cụ thể của các loại Tai nạn thương tích - TNTT do ngã

Trang 36

- TNTT do động vật tấn công/côn trùng đốt

+ Loại động vật/côn trùng tấn công/cắn đốt + Hình thức tấn công của động vật/côn trùng + Trạng thái khi bị động vật/côn trùng đó tấn công + Chủ của động vật/côn trùng

+ Nếu bị chó cắn, con chó đó đã được tiêm phòng dại + Nếu bị chó/mèo cắn, nạn nhân có được tiêm phòng dại

- TNTT do bạo lực, xung đột

+ Các nguyên nhân dẫn đến xung đột

- TNTT do bỏng

+ Nguồn nhiệt gây bỏng

+ Nguồn lửa từ đâu (nếu bỏng do lửa) + Loại chất lỏng (nếu bỏng do chất lỏng) + Khác

- TNTT do Ngộ độc (hóa chất BVTV, thực phẩm, thuốc…)

+ Chất gây ngộ độc + Lý do bị ngộ độc

+ Liên quan đến việc bảo quản, cất giữ chất độc

- TNTT do đuối nước/chết đuối

+ Địa điểm bị đuối nước (trong hoặc ngoài nhà) + Các yếu tố liên quan đến đuối nước trong nhà + Các yếu tố liên quan đến đuối nước ngoài nhà

- TNTT do tự tử

+ Số lần tự tử (kể cả lần này) + Địa điểm tự tử

+ Cách tự tử

+ Loại chất độc (nếu tự tử bằng chất độc)

2.4.2 Các chỉ số trong nghiên cứu

Trang 37

* Thực trạng tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên

- Tỷ lệ tai nạn thương tích theo nhân khẩu

- Tỷ lệ tai nạn thương tích theo giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn - Tỷ lệ tai nạn thương tích theo nguyên nhân, địa điểm, bộ phận bị thương

* Các yếu tố liên quan đến tình hình tai nạn thương tích tại thành phố Thái Nguyên

- Liên quan giữa giới tính và tai nạn thương tích - Liên quan giữa tuổi và tai nạn tương tích

- Liên quan giữa người dân tộc thiểu số và tai nạn thương tích - Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tai nạn thương tích - Liên quan giữa trình độ học vấn và tai nạn thương tích

2.5 Các định nghĩa cơ bản

- Tai nạn thương tích không tử vong trong điều tra này, định nghĩa về

TNTT đó là người bị TNTT phải đáp ứng một trong những tiêu chí sau: Mất ít nhất một ngày làm việc

Mất ít nhất một ngày đi học

Cần có sự chăm sóc y tế của bệnh viện/chuyên gia y tế

Không có khả năng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ít nhất là 1 ngày Hoạt động sinh hoạt thường ngày được định nghĩa là những hoạt động mà người đó phải thực hiện để sống như bình thường, nó bao gồm các hoạt động vệ sinh cá nhân (tắm), tự mặc quần áo và làm những việc vặt hàng ngày trong nhà như là một phần của cuộc sống hàng ngày (Quét nhà, giặt quần áo, lau dọn, đi chợ,.v.v )

- Hộ gia đình và thành viên hộ gia đình Hộ gia đình bao gồm một

người hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung, họ có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, hay nuôi dưỡng, có hoặc không có quỹ thu chi chung, hoặc kết hợp cả hai

Trang 38

- Đối tượng phỏng vấn là một thành viên hộ gia đình, ít nhất đủ 18 tuổi

và có hiểu biết hộ gia đình Thông thường đó là chủ hộ gia đình, hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình Với những câu hỏi liên quan tới trẻ em, đối tượng phỏng

vấn thường là “người mẹ” hoặc người chăm sóc trẻ thường xuyên

-Trẻ em: Theo Luật trẻ em Việt Nam (2004) thì Trẻ em là người <16

tuổi [33]

- Người chăm sóc: Người chăm sóc là người dành nhiều thời gian

nhất trong ngày (24 giờ) để chăm sóc cho đứa trẻ Những đứa trẻ khác nhau có thể có người chăm sóc khác nhau trong một hộ gia đình Đối với những thông tin liên quan tới trẻ em, người chăm sóc chính sẽ cung cấp thông tin nhiều nhất, nhưng cũng sử dụng những thông tin hữu ích khác từ những người chăm sóc khác

- Tàn tật: Là bị mất chức năng của một bộ phận trên cơ thể (ví dụ như mất khả năng sử dụng bàn tay, cánh tay, chân và bàn chân), mất cảm giác (ví

dụ mất khả năng nghe hoặc nhận biết), hoặc mất khả năng nói Tàn tật đó có thể là tạm thời hay lâu dài, vĩnh viễn Nó là tạm thời nếu nó chỉ diễn ra trong một thời gian giới hạn và đã hoặc sẽ thuyên giảm dần như là một phần trong quá trình điều trị hoặc phục hồi chức năng Một tàn tật vĩnh viễn là kết quả của một tai nạn nào đó mà dẫn đến những tàn tật nghiêm trọng (ảnh hưởng tới khả năng sống và làm việc bình thường của người đó) và vĩnh viễn Thí dụ, nếu một chân bị cắt cụt vì hậu quả từ một vụ tai nạn giao thông, nó sẽ không thể trở lại lành lặn sau khi chữa trị được nữa và vì vậy người đó sẽ bị tàn tật vĩnh viễn Tương tự, nếu người đó gặp phải một vết sẹo lớn và nghiêm trọng vì bỏng mà vết sẹo đó sẽ làm cho họ không thể vận động một chi thì đó là một tàn tật vĩnh viễn Cũng như vậy, nếu họ mắc phải một TNTT đầu dẫn đến một sự suy giảm khả năng nói, nghe, nhìn hoặc phản ứng, thì đó là một tàn tật suốt đời

Toàn bộ các tai nạn thương tích hoặc ốm đau theo định nghĩa của điều tra xảy ra tại hộ gia đình trong vòng 1 năm tính từ thời điểm phỏng vấn sẽ

Trang 39

được ghi nhận như một trường hợp hiện mắc

- Những TNTT về cảm xúc và các tổn thương tâm lý (trầm cảm, tâm

thần phân liệt) không được tính bởi vì những điều tra viên không được đào tạo và có đủ kỹ năng để nhận diện những trường hợp này

2.6 Công cụ thu thập thông tin

- Phiếu khảo sát dựa vào bộ câu hỏi điều tra về tai nạn thương tích của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Bộ Y tế, UNICEF và Trường Đại học Y tế Công cộng

- Biểu mẫu thông tin hộ gia đình (Phiếu 1): Điều tra viên tại thực địa thực hiện biểu mẫu này cho tất cả các hộ gia đình được đến thăm dù có hay không có sự kiện TNTT, có sử dụng bảng kiểm quan sát để xác định thông tin nghiên cứu (thực hành phòng chống tai nạn thương tích tại hộ gia đình)

- Biểu mẫu hoàn cảnh TNTT (Phiếu 2): Biểu mẫu này chỉ được thực hiện ở các hộ gia đình có sự kiện TNTT, để tìm các nguyên nhân dẫn đến TNTT

2.7 Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra viên sẽ tiếp cận với tất cả các hộ gia đình theo danh sách tính đến thời điểm tháng 5/2021 Mỗi đơn vị nghiên cứu có một người dẫn đường của địa phương sẽ được tuyển chọn để hỗ trợ cho điều tra viên trong việc tìm kiếm và tiếp cận hộ gia đình

- Điều tra viên được hướng dẫn điều tra để xác định đối tượng phỏng vấn tại mỗi hộ gia đình được chọn

- Điều tra viên giải thích mục đích của cuộc điều tra cho các thành viên trong gia đình và lợi ích họ nhận được khi tham gia vào nghiên cứu để có sự đồng ý và hợp tác của họ

- Khi điều tra viên đến từng hộ sẽ hỏi từng hộ về thông tin chung ghi vào Phiếu 1, nếu hộ nào có TNTT thì tiếp tục điền vào Phiếu 2, sử dụng bảng câu hỏi và đánh dấu “X” vào ô trả lời “có, không”

Trang 40

2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata v3.1 với khung nhập thiết kế sẵn theo các biến số nghiên cứu

- Kết quả sẽ được phân tích bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 26 - Thống kê mô tả tính tần suất và tỷ lệ phần trăm đã được xem xét để mô tả đặc điểm chung, thực trạng tai nạn thương tích

- Test Chi-square được sử dụng để xác định mối liên quan giữa tai nạn thương tích và các yếu tố liên quan

2.9 Hạn chế sai số và các biện pháp khắc phục

- Nghiên cứu này có thể gặp một số sai số khi thu thập thông tin từ các hộ gia đình, do vậy chúng tôi sẽ có một số thống nhất với điều tra viên về cách phỏng vấn đối tượng, cách ghi hoặc hội ý khi có trường hợp khó

- Chọn phường/xã, và đối tượng nghiên cứu một cách ngẫu nhiên

- Điều tra viên: được tập huấn kỹ thuật trước khi điều tra, sử dụng điều tra viên cố định tham gia, có kỹ thuật chuẩn xác, thực hiện đúng theo thường quy và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả điều tra viên

- Phiếu thu thập thông tin được tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm, có thử nghiệm trước khi áp dụng

- Số liệu được làm sạch trước khi nhập máy tính hạn chế sai sót không đáng có

2.10 Đạo đức nghiên cứu

Các nguyên tắc cơ bản về đạo đức của cuộc điều tra này bao gồm: - Được sự đồng ý tham gia với thông tin đầy đủ của cá nhân và gia đình - Cung cấp những thông tin cần thiết của điều tra cho người tham gia - Đưa ra những khuyến khích thích hợp cho người tham gia

- Loại trừ trẻ em (mặc dù trẻ em được khuyến khích tham gia vào phỏng vấn, việc phỏng vấn trẻ được sự chấp thuận, cho phép và có mặt của cha mẹ trẻ)

Ngày đăng: 01/06/2024, 15:02

Tài liệu liên quan