ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HỒNG THỰC TRẠNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: NHI
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 8/2021 đến tháng 2/2022
- Địa điểm: các trường mầm non của thành phố Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ
Trong đó n: số trẻ mầm non tối thiểu để nghiên cứu
Hệ số giới hạn tin cậy Z 1-α/2 với mức tin cậy 95% là Z 1-α/2 = 1,96 Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh năm 2020 tại Thành phố Hà Nội là 12,1% (P = 0,121) Sai số chấp nhận được chọn là d = 0,02.
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu là 1022 trẻ
Dự phòng 10% cỡ mẫu dự phòng là 1124 trẻ (làm tròn 1200 trẻ)
Trên thực tế, nghiên cứu đã thu thập được 1203 trẻ tại 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu: áp dụng phương pháp chọn mẫu chùm
Lập danh sách các trường mầm non công lập ở thành phố Thái Nguyên Chọn ngẫu nhiên 2 trường công lập thuộc hai khu vực nội thành, 2 trường công lập thuộc khu vực ngoại thành và 1 trường tư thục của thành phố Thái Nguyên
Thực tế nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu tại 5 trường sau: Trường mầm non 19/5, trường mầm non Túc Duyên, trường mầm non Linh Sơn, trường mầm non Thịnh Đức và trường mầm non Hoa Trạng Nguyên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Mỗi lớp có khoảng 30-35 học sinh nên lấy 40 lớp để nghiên cứu và chia đều cho các độ tuổi (24-36 tháng, 37-48 tháng, 49-60 tháng và 61-72 tháng)
Trong mỗi độ tuổi của mỗi trường, chọn ngẫu nhiên 2 lớp theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên
Lấy toàn bộ trẻ ở các lớp được chọn
Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập bằng cách sử dụng phiếu điều tra nhân trắc học và phiếu phỏng vấn cha/mẹ/người chăm sóc chính của trẻ với bộ câu hỏi soạn sẵn Phiếu điều tra nhân trắc học và bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tổng quan tài liệu và tham khảo một số nghiên cứu cùng chủ đề về TC, BP ở trẻ mầm non
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên 10 phụ huynh có con đang học mầm non để đánh giá sự phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu
Thu thập số đo nhân trắc học tập trung vào chiều cao và cân nặng của trẻ em bằng cách sử dụng hai thiết bị chuyên biệt Đối với cân nặng, cân đồng hồ Nhơn Hòa có độ chính xác đến 0,1kg đảm bảo đo lường chính xác Về chiều cao, thước đo chiều cao đứng Microtoise với độ chính xác lên đến 1mm sẽ cung cấp kết quả chiều cao đáng tin cậy cho các mục đích nghiên cứu hoặc y tế.
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số đo nhân trắc gồm: chiều cao, cân nặng, tuổi, giới, dân tộc…
+ Chiều cao: trẻ được đo bằng thước đo chiều cao đứng Microtoise có độ chính xác đến 0,1 cm Khi đo, trẻ bỏ mũ, giày dép, đứng quay lưng vào thước đo sao cho gót chân, mông, vai và đầu áp sát vào thước đo, mắt nhìn thẳng ra phía trước, hai tay bỏ thõng hai bên mình Dùng thước vuông áp sát một cạnh vào đỉnh đầu và một cạnh vào thước đo Kết quả được ghi theo đơn vị centimet với 1 số lẻ [22]
+ Cân nặng: trẻ được cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa với độ chính xác 0,1kg Cân được kiểm tra và chỉnh về vị trí số 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và sau mỗi lần cân trẻ Khi cân trẻ bỏ hết giày dép, áo khoác, đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng Kết quả ghi theo đơn vị kilogam với
+ Tuổi: Có hai cách tính tuổi: Tính tuổi theo tháng và tính tuổi theo năm [22] Cách tính tuổi theo tháng qui ước như sau:
Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi
Từ ngày tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày gọi là một tuổi
Từ ngày tròn 24 tháng đến 35 tháng 29 ngày gọi là hai tuổi
Từ ngày tròn 36tháng đến 47 tháng 29 ngày gọi là ba tuổi
Từ ngày tròn 48 tháng đến 59 tháng 29 ngày gọi là bốn tuổi
Từ ngày tròn 60 tháng đến 71 tháng 29 ngày gọi là năm tuổi
- Thu thập số liệu để xác định mối liên quan:
Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn phụ huynh
(cham/mẹ/người chăm sóc trẻ chính) Nhóm nghiên cứu nhờ ban Giám hiệu nhà trường và cô chủ nhiệm của trẻ hỗ trợ mời phụ huynh đến trước giờ đón trẻ 1 giờ để thực hiện phỏng vấn Nếu sau 2 lần mời mà phụ huynh không đến sẽ phỏng vấn qua điện thoại.
Các biến số/chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Các chỉ số trong nghiên cứu
- Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các trường mầm non
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo giới
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo tuổi
+ Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo khu vực sống
- Mối liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em
+ Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của trẻ với thừa cân, béo phì
+ Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với thừa cân, béo phì
+ Mối liên quan giữa chế độ vận động của trẻ với thừa cân, béo phì
+ Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với thừa cân, béo phì
2.5.2 Các biến số và định nghĩa biến số trong nghiên cứu
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu
TT Biến số nghiên cứu Khái niệm/phương pháp thu thập
Tuổi được tính theo dương lịch, tháng tuổi được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh
2 Giới tính Giới tính của trẻ (nam/nữ)
3 Dân tộc Dân tộc của trẻ
4 Cân nặng hiện tại Cân nặng hiện tại của trẻ được tính bằng đơn vị kg
5 Chiều cao Chiều cao của trẻ được tính bằng đơn vị cm
6 Cân nặng lúc sinh của trẻ Cân nặng lúc trẻ vừa được sinh ra, tính bằng đơn vị gam
7 Số con trong gia đình Là tổng số con được sinh ra trong gia đình
8 Thứ tự con trong gia đình Thứ tự được sinh ra của trẻ trong gia đình
9 Loại sữa trẻ sử dụng từ lúc sinh đến 6 tháng
Loại sữa mà trẻ uống từ khi sinh ra đến 6 tháng
10 Thời gian trẻ bú sữa mẹ Thời gian từ lúc sinh ra đến lúc trẻ ngừng bú sữa mẹ
11 Thời gian trẻ bắt đầu sử dụng sữa ngoài
Thời gian trẻ bắt đầu được bổ sung sữa ngoài
B THÔNG TIN VỀ CHA MẸ TRẺ
12 Quan hệ với trẻ Là cha hay mẹ của trẻ
13 Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà cha/mẹ trẻ đã hoàn thành
14 Nghề nghiệp Nghề nghiệp hiện tại mang lại thu nhập cao nhất của cha/mẹ
15 Thu nhập hàng tháng của gia đình Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình
16 Cân nặng của bố/mẹ trẻ Cân nặng của bố/mẹ trẻ được tính bằng đơn vị kg
17 Chiều cao của bố/mẹ trẻ Chiều cao của bố/mẹ trẻ được tính bằng đơn vị cm
C THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA TRẺ
18 Đặc điểm ăn của trẻ Cách ăn uống của trẻ ở nhà: Ăn nhiều và nhanh, bình thường và biếng ăn
19 Trẻ ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ
Trẻ có/không ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ
20 Sở thích ăn rau Trẻ có/không thích ăn rau
21 Sở thích ăn hoa quả Trẻ có/không thích ăn hoa quả
22 Sở thích ăn thức ăn ngọt Trẻ có/không thích thức ăn ngọt
23 Sở thích đồ uống ngọt Trẻ có/không thích đồ uống ngọt
24 Sở thích ăn thức ăn béo Trẻ có/không thích ăn thức ăn béo
25 Sở thích ăn đồ ăn nhanh Trẻ có/không thích ăn đồ ăn nhanh
D THÓI QUEN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ
26 Phương tiện đi học hàng ngày của trẻ
Là phương tện trẻ thường xuyên đến trường
27 Chơi điện tử Là hành động có/không chơi điện tử trên máy tính, điện thoại của trẻ
28 Thời gian chơi điện tử Là tổng thời gian trẻ chơi điện tử trong ngày
29 Xem TV, Ipad Là hành động có/không nhìn trước TV,
Ipad đang bật của trẻ
30 Thời gian xem TV, Ipad Là tổng thời gian trẻ xem TV, Ipad trong ngày
31 Thời gian trẻ bắt đầu đi ngủ Là giờ trẻ bắt đầu đi ngủ ban đêm
32 Tổng thời gian ngủ đêm của trẻ Là tổng thời gian trẻ ngủ trong 1 đếm
E KIẾN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VỀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ
33 Thực phẩm trong bữa ăn chính của trẻ
Là những nhóm thực phẩm cần phải có trong bữa ăn chính của trẻ
34 Số bữa ăn trong ngày Là số bữa ăn của trẻ trong 1 ngày
35 Nguyên nhân trẻ bị TC, BP Là những nguyên nhân gây TC, BP cho trẻ
36 Phòng chống TC, BP cho trẻ
Là những biện pháp để phòng chống TC,
37 Thực phẩm cho trẻ bị TC,
Là những loại thực phẩm trẻ bị TC, BP nên ăn
38 Thực phẩm hạn chế ăn Là những loại thực phẩm trẻ bị TC, BP không nên ăn
39 Chế độ vận động Là những loại chế độ vận động trẻ bị
40 Ảnh hưởng của TC, BP Là những ảnh hưởng của TC, BP đối với trẻ
Tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá tình trạng TC, BP cho trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi: dựa trên Z- score CN/CC cho trẻ dưới 5 tuổi [68]
- Đánh giá tình trạng TC, BP cho trẻ từ >60 tháng tuổi: dựa trên Z- score BMI theo tuổi và giới [68]
Z-score < -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng -3SD ≤ Z-score < -2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2SD ≤ Z-score ≤ 1SD Trẻ bình thường
1SD < Z-score ≤ 2SD Trẻ thừa cân
Z-score > 2SD Trẻ béo phì
- Đánh giá tình trạng TC, BP của cha, mẹ [68]
BMI (kg/m 2 ) = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m 2 ) + Gầy: BMI 3SD Trẻ béo phì
Kiến thức phụ huynh được gọi là “đạt” khi tổng số điểm từ 75% trở lên, tức từ
21 điểm trở lên, dưới 21 điểm là “không đạt”
Sai số và biện phắc phục
Sai lệch trong việc cân trọng lượng và đo chiều cao của trẻ
Sai lệch thông tin từ phía người được điều tra do sai lệch hồi cứu hoặc không hợp tác
Sở thích ăn uống của trẻ được đánh giá khách quan bởi cha/mẹ của trẻ
Thống nhất chung trong nhóm nghiên cứu về cách cân, đo và dụng cụ cân, đo trẻ
Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi trên 10 phụ huynh từ đó chỉnh sửa câu hỏi cho đơn giản, dễ hiểu Trong phiếu điều tra có xin số điện thoại của đối tượng trả lời phỏng vấn để điều tra lại thông tin khi cần thiết Ngoài ra chúng tôi cung cấp địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nghiên cứu viên chính để giải đáp thắc mắc (nếu có) của phụ huynh.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu nhân trắc được xử lý bằng phần mềm Anthro và Anthro Plus của Tổ chức Y tế thế giới:
+ Trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi được xử lý bằng phần mềm WHO Anthro để đánh giá tình trạng TC, BP
+ Trẻ từ 61 - 72 tháng tuổi được xử lý bằng phần mềm WHO Anthro Plus để đánh giá tình trạng TC, BP
+ Tất cả các số liệu khác được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với các phân tích thống kê mô tả phù hợp Số liệu phân tích trình bày theo bảng tần số, tỷ lệ, trung bình Đánh giá mối liên quan giữa TC, BP và các yếu tố được phân tích với kiểm định Khi bình phương và tỷ số chênh (OR) cùng khoảng tin cậy 95% của OR.
Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh của Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
Lớp 24-36 tháng Lớp 37-48 tháng Lớp 61-72 tháng
Chọn 2 lớp Chọn 2 lớp Chọn 2 lớp Chọn 2 lớp
Chọn toàn bộ trẻ Chọn toàn bộ trẻ
Phân tích ảnh hưởng của TCBP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em
3.3.1 Mối liên quan giữa yếu tố gia đình và TC, BP ở trẻ
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập của gia đình hàng tháng và TC, BP
Nhận xét: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ vấn và nghề nghiệp của cha/mẹ trẻ với tình trạng TC, BP Cụ thể, những trẻ có cha/mẹ có trình độ học vấn trên THPT bị TC, BP cao gấp 2,71 lần so với những trẻ khác (p0,05).
BÀN LUẬN
4.1 Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
Tỉ lệ thừa cân và béo phì của trẻ mẫu giáo ở thành phố Thái Nguyên năm 2021 là 15,4%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 8,1% và béo phì là 7,3% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn (2020) ở trẻ 4 - 5 tuổi tại 3 trường mầm non huyện Vũ Thư, Thái Bình có tỷ lệ trẻ TC, BP là 2,5% [18]; nghiên cứu của Huỳnh Văn Dũng (2021) ở trẻ 6-36 tháng tuổi tại phường Phú Hòa, tỉnh Bình Dương có tỷ lệ trẻ TC, BP là 14,3% trong đó có 3,8% trẻ bị
BP [5] Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương (2020) cùng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cũng báo cáo về tỷ lệ thừa cân, béo phì ở 399 trẻ mẫu giáo trường mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên là 9,3% [6] Sự khác biệt này có thể là do mẫu nghiên cứu của các tác giả khác nhau Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng trẻ của 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố còn nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương chỉ chọn 1 trường mầm non thành phố Do vậy, mà tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
Tuy nhiên, tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu như nghiên cứu của Trần Phương Bình (2012) ở trẻ 4 -
6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang với tỷ lệ TC,
Tỷ lệ béo phì và thừa cân (TC+BP) ở trẻ em Việt Nam khá cao, chiếm khoảng 21,24%, bao gồm 9,07% trẻ TC và 12,17% trẻ BP [1] Nghiên cứu của Trương Thanh Yến Châu (2017) thực hiện trên trẻ 3-5 tuổi tại một số trường mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương cũng ghi nhận tỷ lệ TC+BP là 24%, trong đó trẻ TC chiếm 12% và trẻ BP chiếm 12% [4].
(2019) ở trẻ 2 - 5 tuổi tại một số trường mầm non công lập thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng với tỷ lệ thừa cân, béo phì là 17,2% [7] Lý giải sự khác biệt này có thể là do các tỉnh Bình Dương, Đà Nẵng và Tiền Giang là những vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ phát triển nhanh, quá trình đô thị hóa đã kéo theo sự thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì tăng cao hơn so với Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc với điều kiện kinh tế phát triển chậm hơn
Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì (TC, BP) ở khu vực nội thành cao hơn đáng kể so với ngoại thành Điều này có thể do trẻ em thành phố dễ dàng tiếp cận các tiện nghi hiện đại như công nghệ, dẫn đến thói quen ít vận động, dành nhiều thời gian cho các hoạt động tĩnh tại (chơi điện tử, xem TV ) Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh cũng góp phần gia tăng tỷ lệ TC, BP ở trẻ.
Trong nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ trẻ TC, BP có xu hướng tăng khi tháng tuổi tăng Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh (2020) tại thành phố Hà Nội [14], nghiên cứu của Bùi Xuân Thy
(2016) tại thành phố Vũng Tàu [21] và nghiên cứu của Trương Thanh Yến Châu (2017) tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương [4] Điều này có thể lý giải khi tuổi của trẻ còn nhỏ thì việc ăn uống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ và người chăm sóc trẻ Khi trẻ càng lớn thì sự phát triển của xương hàm, răng gần như hoàn thiện cùng với nhu cầu cơ thể tăng cao, trẻ tự tìm kiếm thức ăn và khả năng ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm do đó những yếu tố này cũng có thể làm tăng nguy cơ TC, BP khi tuổi tăng
Trẻ trai có tỷ lệ TC, BP cao hơn trẻ gái Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phùng Đức Nhật ở nhóm trẻ 4 - 6 tuổi tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 [19]; nghiên cứu của Bùi Xuân Thy (2016) ở Vũng Tàu [21], nghiên cứu của Ya-nan Ma ở Trung Quốc [48] và nghiên cứu của Kułaga Z ở
Ba Lan năm 2016 [44] Điều này có thể giải thích một phần do vai trò yếu tố nội tiết nam có ưu thế hơn trong sự tăng trưởng của trẻ và còn do ý thức giữ gìn dáng vóc của trẻ gái được quan tâm nhiều hơn
4.2 Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ 24 - 60 tháng tuổi tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
4.2.1 Mối liên quan giữa yếu tố gia đình và TC, BP ở trẻ
Có mối liên quan giữa TC, BP với trình độ học vấn của cha/mẹ Những trẻ có cha/mẹ có trình độ học vấn trên THPT có nguy cơ bị TC, BP cao gấp 2,71 lần so với những trẻ khác (p