1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu khả năng phát triển thị trường may mặccủa thương hiệu thời trang canifa tại mỹ

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu khả năng phát triển thị trường may mặc của thương hiệu thời trang Canifa tại Mỹ
Tác giả Nguyễn Đình Trường, Xaovongyuen Vilay, Phan Ái Hiền
Người hướng dẫn Cô Phùng Nam Phương
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 518,01 KB

Nội dung

Giới thiệu chung về doanh nghiệpCông Ty Cổ Phần Canifa tiền thân là Công Ty CP Thương Mại và Dịch vụ Hoàng Dương, được thành lập vào năm 1997 ban đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o -BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MAY MẶC CỦA THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CANIFA TẠI MỸ

Giáo viên hướng dẫn : Cô Phùng Nam Phương

Sinh viên thực hiện : Nhóm “Cố gắng”

1 Nguyễn Đình Trường (40%)

2 Xaovongyuen Vilay (20%)

3 Phan Ái Hiền (40%)

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu về doanh nghiệp 3

1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3

2 Sản phẩm của công ty Canifa 4

II Những nét khái quát về thị trường Mỹ 5

1 Lý do chọn thị trường Mỹ: 5

2 Môi trường vỹ mô của Mỹ 6

III Các giá trị văn hóa của quốc gia này dựa trên mô hình của Hofstede 8

IV Lợi ích, chi phí và rủi ro 9

1 Lợi ích 9

2 Chi Phí 10

3 Rủi ro 10

V Ưu điểm, nhược điểm khi doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

1 Về xuất khẩu: 11

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

VI Kết luận: 12

2

Trang 3

I G ới thiệu về doanh nghiệp i

1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

Công Ty Cổ Phần Canifa tiền thân là Công Ty CP Thương Mại và Dịch vụ Hoàng Dương, được thành lập vào năm 1997 ban đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thời trang xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu làm từ len và sợi Hiện nay CANIFA chuyên sản xuất và cung cấp, xuất khẩu các sản phẩm quần áo thời trang nam, nữ ứng dụng cho mọi lứa tuổi và giới tính

Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, CANIFA không ngừng mở rộng và phát triển chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu và yêu cầu ngày càng tăng của người Việt

Để mang tới bạn những sản phẩm an toàn và chất lượng, CANIFA thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng riêng cho các sản phẩm may mặc dựa trên các tiêu chuẩn của Việt Nam và trên thế giới CANIFA hợp tác cùng với nhiều tổ chức như Viện Dệt May Việt Nam, Bureau Veritas Việt Nam, Intertek, cơ quan kiểm định len lông cừu

úc (Australian Wool Testing Authority), IDFL chuyên viên kiểm tra hàng lông vũ…

để mang tới những kết quả kiểm tra chính xác và khách quan nhất.Dưới đây là một số thông tin chi tiết về công ty cổ phần CANIFA

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần CANIFA

- Trụ sở: Số 688 Đường Quang Trung, phường La Khê, quận Hà Đông, thành

phố Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: P301, tầng 3, tòa nhà GP Invest, số 170 La Thành, Phường Ô

Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội

- Năm thành lập: 2001

- Mã số thuế: 0107574310

- Loại hình kinh doanh: Sản xuất thời trang quần áo

- Thị trường chính: Trong nước

- Điện thoại: +8424 - 7303.0222

- Fax: +8424 - 6277.6419

hướng đến mục tiêu mang lại niềm vui mặc mới mỗi ngày và một cuộc sống năng động, tích cực cho hàng triệu người tiêu dùng

3

Trang 4

- Kinh doanh dựa trên giá trị thật: Canifa thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất

lượng quốc tế áp dụng trên tất cả quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng từ khâu chọn lọc nguyên phụ liệu cho đến khâu thiết kế và sản xuất (Oeko-tex, Cotton USA, Woolmark, )

2 Sản phẩm của công ty Canifa

Các sản phẩm của Canifa có độ phủ hầu hết đối tượng với dải tuổi từ 2 – 45 tuổi Vì vậy, mẫu mã và chất liệu sản phẩm của Canifa luôn đa dạng để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau từ các khách hàng Bên cạnh đó, các thiết kế trong sản phẩm của thương hiệu này hướng tới sự tiện dụng và bền bỉ hơn là theo xu hướng thời trang thay đổi hàng ngày

Các sản phẩm chủ đạo hiện nay:

- Dòng sản phẩm Giá tốt

- Mùa đông với dòng sản phẩm thế mạnh về len sợi và áo khoác vải

- Mùa hè với dòng sản phẩm thun, kaki thoáng mát hơn

- Sản phẩm jeans cho mọi thời điểm

- Các sản phẩm cho trẻ em gồm cả hàng len, sợi, cotton cho mùa đông và mùa hè

- Quần áo mặc nhà, bao gồm đồ lửng và đồ dài tay

Tình hình kinh doanh quốc tế

Canifa là một trong những thương hiệu thời trang Việt được đông đảo người tiêu dùng trong nước ủng hộ Canifa đã đi vào tâm trí người dùng như một thương hiệu trẻ trung năng động Từ mẫu mã đến chất lượng hoàn toàn tạo ra sự khác biệt; một thương hiệu uy tín được người tiêu dùng yêu mến Hơn nữa, thời trang Canifa còn tạo chỗ đứng nhất định tại nước ngoài như Đức, CH Séc, Ba Lan,…

Lịch sử hình thành và phát triển

- Ngày 23/8/1997: Thành lập công ty TNHH Hoàng Dương

- Năm 2001: Ra đời thương hiệu thời trang CANIFA.

- Năm 2002: Xây dựng nhà máy Hoàng Dương Hưng Yên

- Năm 2004: Chương trình Hơi ấm mùa đông lần đầu tiên được khởi xướng bởi

một nhóm các nhân viên, mở đầu cho các chương trình thiện nguyện sau này

- Năm 2012: Ra đời cửa hàng bán lẻ “flagship store” đầu tiên của Canifa tại 181

Giảng Võ, Hà Nội Chính thức chuyển đối từ mô hình kinh doanh đại lý sang chuỗi bán lẻ hiện đại Thành lập chi nhánh Canifa HCM

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

- Năm 2014 : Canifa là thương hiệu thời trang đầu tiên ở Việt Nam nhận được

chứng chỉ Woolmark - Tổ chức uy tín nhất thế giới về phát triển và kiểm soát chất lượng len lông cừu

- Năm 2016: ONOFF sáp nhập vào Canifa sau 10 năm hoạt động.

- Năm 2019: Tổ hợp xanh Canifa Văn Giang đi vào hoạt động, nhận được

chứng chỉ LEED, tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh

II Những nét khái quát về thị trường Mỹ

1 Lý do chọn thị trường Mỹ:

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may Việt Nam

đã phát huy các tiềm năng, tận dụng các lợi thế để mở rộng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới Cho đến nay, ngành đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, đó là thị trường xuất khẩu đã mở rộng tới 101 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với từ 50 mặt hàng khác nhau Hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam không những vươn tới nhiều thị trường trên thế giới mà hơn nữa còn tạo được sự tin tưởng từ phía đối tác Về thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, Mỹ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42%, tiếp đến là

vực ASEAN chiếm 6%, Nga 1% và còn lại là các thị trường khác

Trong số các quốc gia Châu Mỹ có quan hệ thương mại với Việt Nam, Mỹ vẫn

là đối tác thương mại lớn nhất Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới theo thống kê của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa

Kỳ (USITC) Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ nói chung trị giá 32,3 tỷ USD trong quý 1/2022, các sản phẩm từ bông trị giá 14,5

tỷ USD, sản phẩm sợi nhân tạo chiếm 16,2 tỷ USD, tiếp theo là 739 triệu USD sản phẩm len và 874 triệu USD sản phẩm từ lụa và sợi thực vật Như vậy thị trường Mỹ là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng Những năm qua, Mỹ chủ yếu nhập khẩu mặt hàng dệt may từ các nước như: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Việt Nam Theo nghiên cứu của tập đoàn dệt may Việt Nam, trong những năm tới Mỹ sẽ có sự khởi sắc của thị trường Dự báo năm

2024 Mỹ nhiều khả năng thoát khỏi cuộc suy thoái, lạm phát được kéo giảm từ mức đỉnh gần 9% xuống 3% sau 1 năm, việc làm và thu thập của người Mỹ vẫn duy trì tăng, nền kinh tế quy mô hơn 25.000 tỷ USD, việc đẩy mạnh thị trường Mỹ được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sau khi ký kết tuyên bố chung hứa hẹn việc hợp tác cũng như phát triển thương mại giữa hai quốc gia trong đó có cả ngành dệt may

5

Trang 6

Bên cạnh đó, một số tập đoàn lớn của Mỹ trong đó có Walmart đã thông báo tìm kiếm, mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng và phát triển cơ sở sản xuất tại Việt Nam, tạo cơ hội đáng kể cho doanh nghiệp dệt may trong nước có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường Cùng với đó là cơ hội thúc đẩy đầu tư và xây dựng chuỗi cung ứng vào Việt Nam Việt Nam cũng có cơ hội để trao đổi với

Mỹ về khả năng áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ trong đó có dệt may

Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may sẽ cần phải nhanh chóng hành động để đón đầu cơ hội kinh doanh, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa hàng may mặc sang thị trường Mỹ, mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

2 Môi trường vỹ mô của Mỹ

- Hệ thống chính trị

Mỹ có một trong những nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa nhất trên thế giới Mỹ

là vùng đất hội tụ nhiều chủng tộc đến từ khắp nơi trên thế giới như người da vàng gốc châu Á, người da đen gốc châu Phi…, với đa dạng văn hóa khác nhau, văn hóa Mỹ luôn đề cao tính cá nhân và nhân quyền Do đó, những người Mỹ hiện đại, văn minh luôn tôn trọng sự khác biệt về màu da, tín ngưỡng, tôn giáo và cả phong cách ăn mặc hàng ngày Chính vì thế, các sản phẩm của Canifa cần phải độc đáo, đa dạng về mẫu mã, phong cách nếu như muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ

- Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật bang Do đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh ở quốc gia này, doanh nghiệp (DN) phải tuân thủ một loạt các quy định của địa phương

Ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép:

Hai hệ thống này song song tồn tại

và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mỹ có các quy định thuế đặc biệt cho đầu tư nước ngoài, bao gồm thuế đầu tư trực tiếp và các loại thuế khác liên quan đến giao dịch và lợi nhuận

- Hệ thống kinh tế

Tổng quan về kinh tế Mỹ:

Dân số Mỹ hiện tại là 339.996.563 người tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2023

6

Trang 7

Mỹ (Hoa Kỳ) là nước đông dân thứ 3 thế giới, chiếm 4,23% dân số thế giới

Mỹ có GDP lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu Trung bình tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ trong những năm gần đây thường dao động từ 2% đến 3%

Về kinh tế :

Mỹ có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, bao gồm sản xuất, công nghệ,

và năng lượng

Dịch vụ chiếm phần lớn trong GDP Mỹ, bao gồm tài chính, y tế, giáo dục, và công nghệ thông tin

Về thị trường lao động:

Mỹ có một trong các tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong các nền kinh tế phát triển, thường dưới 4% trong những năm gần đây

Tiêu chuẩn sống ở Mỹ thuộc loại cao, với thu nhập trung bình mỗi người đứng đầu thế giới

Xuất nhập khẩu: Mỹ là một trong những quốc gia xuất nhập khẩu hàng

hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, với dòng nhập khẩu lớn và xuất khẩu đa dạng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Mỹ là điểm đến thu hút nhiều đầu tư trực

tiếp nước ngoài nhờ hệ thống kinh tế ổn định và chính sách hỗ trợ đầu tư

Các thỏa thuận thương mại và Quan hệ kinh tế quốc tế: Mỹ là thành

viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và có nhiều thỏa thuận thương mại đa phương và song phương

Mức độ mở cửa kinh tế: Số điểm tự do kinh tế của Mỹ là 75,7 xếp thứ 18

thế giới

Kết luận: Mỹ là một trong những nền kinh tế mở cửa và thu hút đầu tư lớn

nhất thế giới, với một môi trường kinh doanh đa dạng, cạnh tranh và hỗ trợ Tuy nhiên, việc kinh doanh tại Mỹ cũng có thể đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững và tuân thủ các quy định pháp lý, thuế và chuẩn mực kinh doanh

7

Trang 8

III Các giá trị văn hóa của quốc gia này dựa trên mô hình của Hofstede.

So sánh các khía cạnh văn hóa của Hofstede giữa Việt Nam và Mỹ có thể mang lại cái nhìn sâu sắc về sự khác biệt trong các giá trị và chuẩn mực văn hóa của họ

1 Khoảng cách quyền lực:

- Việt Nam thường có chỉ số khoảng cách quyền lực cao hơn, thể hiện sự chấp nhận cao hơn về trật tự phân cấp và quyền lực tập trung

- Mỹ nhìn chung có chỉ số khoảng cách quyền lực thấp hơn, cho thấy cách tiếp cận bình đẳng hơn và ít chú trọng hơn đến thứ bậc

2 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:

- Việt Nam có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể hơn, với mối quan hệ gia đình bền chặt và tập trung vào sự hòa hợp nhóm hơn là nhu cầu cá nhân

- Nước Mỹ nghiêng về chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn, nhấn mạnh vào thành tích cá nhân, quyền tự chủ và quyền cá nhân

3 Tính nam và tính nữ:

- Việt Nam thường thể hiện nhiều nét nam tính truyền thống, chú trọng sự quyết đoán, tính cạnh tranh và thành công về vật chất

- Nước Mỹ có xu hướng có cách tiếp cận cân bằng hơn, thậm chí nghiêng về nữ tính, coi trọng chất lượng cuộc sống, quan tâm đến người khác và hợp tác bên cạnh thành tích

4 Tránh sự không chắc chắn:

- Việt Nam thường có chỉ số tránh sự không chắc chắn cao hơn, phản ánh sự ưa thích môi trường có cấu trúc, quy định rõ ràng và cách tiếp cận thận trọng với sự thay đổi

8

Trang 9

- Nước Mỹ nhìn chung có chỉ số tránh sự không chắc chắn thấp hơn, cho thấy mức

độ chấp nhận sự mơ hồ, chấp nhận rủi ro cao hơn và thái độ thoải mái hơn đối với các quy tắc

5 Định hướng dài hạn:

- Việt Nam thường thể hiện định hướng lâu dài, đề cao tính kiên trì, tiết kiệm, tôn trọng truyền thống

- Mỹ có thể thiên về định hướng ngắn hạn, nhấn mạnh vào kết quả trước mắt, khả năng thích ứng và tập trung vào hiện tại hơn là quá khứ hay tương lai

6 Niềm đam mê và sự kiềm chế:

- Khía cạnh này được thêm vào sau và có thể không có nhiều dữ liệu để so sánh, nhưng theo truyền thống, Việt Nam có thể được coi là kiềm chế hơn, chú trọng kiểm soát ham muốn và xung động

- Ngược lại, nước Mỹ có thể thể hiện những hành vi dễ dãi hơn, tập trung vào việc tận hưởng cuộc sống và thỏa mãn những ham muốn

Đây là những khái quát rộng rãi và những khác biệt riêng lẻ tồn tại trong mỗi nền văn hóa Ngoài ra, toàn cầu hóa và sự kết nối ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa ở cả Việt Nam và Mỹ, dẫn đến sự hội tụ ở một số khía cạnh nhất định trong khi vẫn bảo tồn những nét văn hóa riêng biệt ở những khía cạnh khác Điều này cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan trước khi thâm nhập vào thị trường

IV Lợi ích, chi phí và rủi ro.

1 Lợi ích

- Về quy mô nền kinh tế:

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP lên tới khoảng 20 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ thường dao động từ 2% đến 3% mỗi năm Điều đó cho thấy Mỹ là thị trường rất lớn mạnh để cho doanh nghiệp thời trang CANIFA đầu tư vào

- Về sức mua của người tiêu dùng:

Theo thống kê từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), thu nhập trung bình hàng năm của người lao động Mỹ thường dao động trong khoảng từ 50.000 đến 60.000 USD.Tỷ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng Mỹ thường ở mức thấp so với nhiều nước khác Họ chi tiêu rất mạnh tay cho các khoản tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là thời trang Người Mỹ thường ưa chuộng những sản phẩm thời trang theo phong cách độc đáo, theo mùa và hợp mốt Đó cũng là lợi thế của công ty CANIFA vì các sản phẩm thời trang của công ty luôn được thay

9

Trang 10

đổi theo mùa,đa dạng phong cách, luôn đi trước, đón đầu những “ Xu hướng” thời trang của thế giới

- Dự đoán về mức độ giàu có trong tương lai:

Nếu Mỹ duy trì hoặc tăng tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khoảng 2-3% mỗi năm, người tiêu dùng Mỹ có thể trải nghiệm mức sống tốt hơn và mức độ giàu

có có thể tăng, từ đó có thể có sự thay đổi trong sở thích đối với các sản phẩm quần áo sang trọng Do đó, CANIFA cần phải tập trung nghiên cứu để đưa ra thị trường những loại thời trang cao cấp,sang trọng để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng Mỹ

- Về chính trị:

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết tạo ra một hành lang pháp lý để điều tiết mọi hoạt động thương mại giữa hai quốc gia, cùng với việc hai nước đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.Đây chính là cơ hội lớn cho Canifa đưa sản phẩm may mặc của mình vào thị trường Mỹ

2 Chi Phí

Chi phí nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, bao gồm cả chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các loại thuế

Chi phí quảng cáo và tiếp thị

Chi phí cho việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm Chi phí văn phòng và hạ tầng

Chi phí về pháp lý và tài chính

3 Rủi ro

Chính trị

Biến động trong chính sách thương mại và quan hệ ngoại giao của hai nước có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Các cuộc bạo động, biểu tình và các vấn đề xã hội khác ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp

Kinh tế:

Việc tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới, cũng như việc cải cách về chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu ngày càng được nới lỏng Dẫn đến việc xuất khẩu mặt hàng may mặc trong thời gian tới sẽ đương đầu với thử thách cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Mỹ

Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh và giao tiếp.Do vậy doanh nghiệp cần hiểu và thích nghi với văn hóa kinh doanh của Mỹ

10

Ngày đăng: 31/05/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w