Đề phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyênđất và bảo vệ môi trường, đồng thời đáp ứng các mục tiêu phát trién KT — XH của t hành phố Hạ Long trong những năm tới, c
Trang 1TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TAI NGUYEN
ĐÁNH GIA QUY HOẠCH SỬ DỤNG DAT
THÀNH PHO HA LONG, TINH QUANG NINH
GIAI DOAN 2010 - 2020
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thúy An
Mã sinh viên : 11160012
Lớp chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên 58
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo
Hà Nội, tháng 06 năm 2020
Trang 2LOI CAM ON
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Ngô Thị Phương Thao đãtận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của
minh Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Bat động
sản và Kinh tế tài nguyên đã tạo điều kiện dé tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.Đồng thời, tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Đắc Nhẫn - Viện trưởng Viện nghiên cứuQuản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùngcác cán bộ Viện nghiên cứu Quản lý đất đai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thờigian thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp
Dé hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã cố gắng vận dụng các kiến thứcđược trang bị trong nhà trường kết hợp với những kiến thức tìm hiểu được từ thực
tế Tuy nhiên, do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, sự giới hạn thời giannên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậytôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài - ¿+ 5s 2xx EE127121121121171111 2112111111 ke 1
3 Đối tượng nghiên CU ececcccccsessessessessessessesssssssessessessesssssssscsessessessesscssessssecseeses 2
4 Pham h¿0i)i iu na 2
Si ii): :)56i 201.0 0n ỀO 3
6 NGi dung nghién 00) TT 3
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE DANH GIA QUY HOACH SU DUNG
DAT CAP HUYỆN, THÀNH PHO TRUC THUOC TÍNH 4
1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng dat cccccscccssesseessesssesssecssessecssecssecssssesssecsees 41.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất 2-2 52+ 2+EE+EE£EE+2EEEEEerkerresrkrred 41.2 Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất -:- + s+S++S2+E2EcEEeEEEEEEEEEEkrrrrrrrrees 51.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất - +- + S2 t+ES2EEEEEEEEEEEEEEEerkrrrkees 51.4 Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc lập quy hoạch - -c+xcscrseessereses 71.5 Nội dung quy hoạch sử dụng đất -2-©52+5++cE+EEt2E2EEeEEerEerrrrrkerreee 101.6 Vai trò quy hoạch sử dụng đất - ¿2© x+EE+EE2E2E2EEEEEEEEEEerkrrkrrrree 10
2 Đánh giá quy hoạch sử dung đất cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh 112.1 Khái niệm đánh giá quy hoạch sử dung dat c.ccccccccscecscesseesseestessessseesseesees II2.2 Sự cần thiết phải đánh giá quy hoạch sử dụng đất - 2 se: 122.3 Nội dung của đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, thành phó trực thuộc
"0 13
3 Các yêu tố ảnh hưởng đến đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, thành phố
trực thuộc tỈnÌh - - s5 + k1 91111 9v 9v 9 0T Tu TH HH Hà HH nh TT 15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐÁT THÀNH PHÓ HẠ
LONG GIAI DOAN 2010 — 2020 nnHnHnHHnHHHgnnnưệt 19
1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phó Hạ Long : 191.1 Đặc điểm tự nhiên - ¿St EE St SE EEEEkSESE TS EE SE EE TS EEEkrkrrrrrkee 19
Trang 41.2 Đặc điểm phát triển kinh tế — xã hội -2- 22 +¿22++2x+2zx++zxezrxerxeees 241.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tẦng - 2 2 x+E2E2EE+ExerEerrxrrserkees 261.4 Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế — xã hội của thành phố đến
quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng dat giai đoạn 2010 — 2020 29
2 Đánh giá quy hoạch sử dung đất thành phố Ha Long giai đoạn 2010 — 2020 30
2.1 Đánh giá nội dung bản quy hoạch - - 5 +5 31113113 Ekrrrreree 30
2.2 Đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất 342.3 Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường của thành phÔ 5 2c 322113231 83911 839111 11181115 11 11g re49 2.4 Đánh giá chungg c- ch v9 TH TH HH HH TH TT trệt 50
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH KHẢ THỊ CỦA QUY
HOẠCH SỬ DUNG DAT THÀNH PHO HẠ LONG GIAI DOAN 2010 — 2020
—— 53
1 Các giải pháp nâng cao tinh kha thi của quy hoạch sử dung đất thành phố Ha
Long giai đoạn 2010 — 202 -.- 5 HT TH TH HH ng gu nh nh 53
1.1 Giải pháp rà soát điều chỉnh quy hoach ccecceccessessessessesseeseesesseeseeseesseesees 531.2 Giải pháp điều chỉnh tiến độ triển khai quy hoạch - 2-2 +: 531.3 Giải pháp tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy hoạch sử dung đất 54
2 Dé xuat, ki6n Nh 0N as4< 54
000900575 55
TÀI LIEU THAM KHAO -2 -22222££EEEEEEV222vddeeecvvvvvvvvvee 56
Trang 5Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ
Khiếu nại tố cáoKinh tế — xã hộiQuyết định
Quy hoạch sử dụng đất
Quản lý nhà nước
Quyền sử dụng đấtSản xuất công nghiệpSản xuất kinh doanh
Trang 7DANH MỤC HÌNH ANH
Hình 1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp quy hoạch :- 2 scz+cz+szzs2 6Hình 2: Sơ đồ trình tự đánh giá QHSDĐ cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh 11Hình 3: Sơ đồ vị trí, đơn vị hành chính thành phố Hạ Long - - 19Hình 4: Sơ đồ cơ cấu kinh tế thành phố Ha Long năm 2018 - 24
Trang 8PHAN MO ĐẦU
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Đất dai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vừa dong vai trò là tài sảnquan trọng của quốc gia, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt và là điều kiện cần chomoi hoạt động sản xuất và đời sống Tuy nhiên, do đây là nguồn lực có hạn, khôngtái tạo và năm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nên đất đai cần phảiđược sử dụng day đủ, hợp lý, tiết kiệm Dé sử dụng day đủ, tiết kiệm, hợp lý tàinguyên đất, QHSDĐ trên phạm vi quốc gia và theo từng địa phương có vai trò hếtsức quan trọng và có vị trí tiền đề QHSDĐ là công cụ hiệu quả, là cơ sở dé Nhànước quản lý tốt quỹ dat đai và là căn cứ dé xây dựng đồng bộ, hiệu quả hệ thốngchính sách SDĐ, giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng chồng chéo trong công tácquản lý dat và những van đề tiêu cực như tranh chấp, lắn chiếm đất, làm giảm chatlượng và tiềm năng sản xuất của đất đai Đồng thời, QHSDĐ tạo tiền đề xác định
cơ chế điều tiết việc phân bổ hợp lý quỹ đất cho các mục đích sử dụng cho cácngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, kết cau hạ tầng KT — XH
Công tác lập, triển khai thực hiện QHSDD hiện nay về cơ bản ngày càngđược hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một
số hạn chế Công tác lập, thâm định, phê duyệt QHSDĐ chưa đồng bộ, phù hợpvới QH cơ sở hạ tang, xu hướng phát triển KT — XH, AN - QP của địa phương vềthời gian và nội dung Một số quy hoạch chưa đảm bảo được chất lượng, khôngphù hợp với hiện trạng sử dụng đất, thiếu căn cứ pháp lý, chưa sát với thực tiễn,chưa đảm bảo được tính khả thi và nguồn lực đất đai dé triển khai, dẫn đến phảiđiều chỉnh, bổ sung nhiều lần Hệ thống các chỉ tiêu thống kê các loại đất khôngđược thống nhất, khiến quy trình đánh giá các chỉ tiêu thực hiện gặp nhiều khókhăn Cơ chế quản lý việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa được sátsao tại một số địa phương, nguồn lực chưa được phân bố hợp lý về chức năng.Ngoài ra, theo thống kê, hiện nay, việc xử lý, thu hồi các dự án “treo” còn chậmtrễ, làm ảnh hưởng đến công tác triển khai quy hoạch Trong bối cảnh trên, việcđánh giá QHSDD trở nên vô cùng quan trọng và mang tinh bắt buộc không chỉ trênphạm vi lãnh thé quốc gia, mà còn cấp thiết ở phạm vi địa phương
Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh — một tỉnh lớn nằm trong tamgiác trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội — Hải Phòng — Quảng Ninh Ha Longđược đánh giá là “trung tâm kinh tế — chính trị — văn hoá của tinh”, với vị trí gầnthủ đô Hà Nội và Hải Phòng — hai đô thị lớn nhất phía Bắc, sát với đường biên giớiViệt Nam — Trung Quốc, đặc biệt có Đặc khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế cửa
Trang 9khẩu Móng Cái là hai vùng phát triển chiến lược của tỉnh Quảng Ninh cùng trựcthuộc tinh Hơn nữa, với vi trí nằm dọc theo đường bờ biên trải dài trên Vịnh Bắc
Bộ giúp Thành phố trở thành địa phương có vai trò quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, trong quan hệ thương mại quốc tế và đảm
bao AN - QP.
Đi đôi với sự phát triển mạnh về KT - XH của thành phố là những tháchthức trong van dé quan lý, sử dụng tài nguyên đất Năm 2010, thành phố Hạ Long,tinh Quang Ninh đã tiền hành QHSDD đến năm 2020 Tuy nhiên, trên thực tế, việcQHSDD trong giai đoạn 2010 — 2020 chưa được triển khai hiệu quả, còn tồn tạinhiều hạn chế Đề phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyênđất và bảo vệ môi trường, đồng thời đáp ứng các mục tiêu phát trién KT — XH của
t hành phố Hạ Long trong những năm tới, cần thiết phải có những phân tích hiện
trạng đánh giá phương án QHSDĐ giai đoạn 2010 — 2020 Day sẽ là cơ sở khoa
học và thực tiễn dé đưa ra phương án định hướng sử dung dat đai bền vững, hoạch
định chính sách khoa học hơn, định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong từng giai
đọan phát triển, đồng thời giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai Với những lý
do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 — 2020” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp
chuyên ngành Kinh tế tài nguyên.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và cụ thé hóa cơ sở lý luận về quy hoạch và đánh giá QHSDDtrên phạm vi cấp huyén/thi xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Đánh giá thực trạng quy hoạch và thực hiện QHSDD ở thành phố Hạ Long;rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện QHSDĐ,những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Đề xuất những giải pháp nâng cao tính khả thi cho QHSDĐ thành phố HạLong có căn cứ khoa học, phù hợp nhằm quản lý sử dụng, bảo tồn hợp lý tài nguyênđất thành phố Hạ Long, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về kinh tế và tổ chức trongquy hoạch và triển khai QHSDĐ cấp huyện, thành phó trực thuộc tỉnh
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Thanh phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Về thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng QHSDĐ trong giai đoạn
Trang 102010 — 2020, đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi cho QHSDĐ thành phó Hạ
Long.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia,
chuyên khảo được sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp
có liên quan đến chuyên đề Các dit liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau như Thư viện các trường đại học, các báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hạ Long, Viện nghiên cứu Quản lý đất dai, các trang web,
- Phương pháp so sánh: Chuyên đề sử dụng phương pháp so sánh nhằmphân tích đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch, tác động của QHSDĐ đến pháttriển KT - XH của Thành phố Hạ Long
6 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khao, chuyên đềđược kết cau thành 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện,thành phố trực thuộc tỉnh
Chương 2: Đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn
2010 — 2020
Chương 3: Giải pháp nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dung đất thànhphố Hạ Long giai đoạn 2010 — 2020
Trang 11CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DUNG
ĐÁT CÁP HUYỆN, THÀNH PHÓ TRỰC THUỘC TỈNH
1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Theo Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993: “Đấtđai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thang đứng, gồm khí hậu của bầukhí quyền, lớp phủ thé nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tàinguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều nằm ngang, trên mặtđất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với cácthành phần khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt độngsản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người” [7] Do đó, đất đai phải đượcquản lý và sử dụng một cách khoa học mới phát huy được tính hiệu quả tối đa
Trong đó, QHSDD đóng vai trò một trong các biện pháp quản lý va SDD khoa
học, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, đảm bảo hướng phát triển bền vững
Điều 4 Luật Dat dai 2013 nêu rõ: “Dat đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đấtcho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” [3]
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định việc QLNN về tài nguyên như sau:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biến, vùngtrời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tàisản công thuộc sở hữu toàn dan do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquan lý” [3] Như vậy, Nhà nước là chủ thé thống nhất quản lý tài nguyên đất dai,trong đó có tổ chức quy hoạch và triển khai QHSDĐ
Theo Luật Quy hoạch 2017: “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố khônggian các hoạt động KT - XH, AN -QP gắn với phát triển kết cau hạ tang, sử dụngtài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thé xác định dé sử dụng hiệu quả cácnguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định”[4] Thông tư 14/2012/TT-BTNMT định nghĩa: “Đất đai là một vùng đất có ranhgiới, vị trí, điện tích cụ thé và có các thuộc tính tương đối ôn định hoặc thay đổinhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đấttrong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, KT — XH” [15]
Theo Khoản 2 điều 3 Luật Dat đai 2013: “Quy hoạch sử dụng đất là việcphân bổ và khoanh vùng dat dai theo không gian khai thác, sử dụng cho các mụctiêu phát triển kinh tế — xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích
ứng biên đôi khí hậu trên cơ sở tiêm năng tài nguyên và nhu câu sử dụng đât của
Trang 12các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế — xã hội va đơn vị hành chính trong
một khoảng thời gian xác định.” [3]
Như vậy, QHSDĐ là quá trình ra quyết định về phân bổ, sử dụng tài nguyênđất một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng bên vững, khai thác tối đa hiệu quả
và lợi ích cho xã hội.
1.2 Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất
Mục đích chung của QHSDĐ là sử dụng có tiết kiệm, hiệu quả, khai tháchợp lý, tối đa tiềm năng của tài nguyên đất, đồng thời kết hợp khai thác sử dụngvới bảo vệ và nâng cao chat lượng tài nguyên dat, cụ thé như sau:
- Đáp ứng nhu cầu SDD tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cho hiệntại và tương lai dé phát triển các ngành kinh tế quốc dân
- Cụ thé hóa QHSDĐ các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn
- Làm căn cứ, cơ sở để các đơn vị hành chính cấp dưới và các ngành cùngcấp triển khai QHSDD các ngành và tai địa phương minh
- Làm cơ sở dé lap KHSDD 5 năm và hàng năm, từ đó là căn cứ dé giao cấpđất, thu hồi dat theo thẩm quyền được quy định trong LDD
- Phục vụ cho công tác thống nhất QLNN về đất đai
1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất
QHSDD theo lãnh thé có đối tượng là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnhthô QHSĐĐ theo lãnh thé sẽ có nội dung, chỉ tiết khác nhau, tùy thuộc vào đơn vịlãnh thổ hành chính Các nguyên tắc đề triển khai thực hiện theo trình tự: “Từ trênxuống, từ đưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ môđến vi mô, và bước sau chỉnh lý theo bước trước”
Các loại QHSDĐ được phân theo cấp độ quản lý và sử dụng như sau:
- QHSDD cấp quốc gia là QHSDĐ được xây dựng trên phạm vi lãnh théquốc gia Bởi vậy, cấp quy hoạch này có phạm vi rộng về không gian lãnh thổ, nộidung về quản lý và sử dụng quy hoạch
- QHSDD cấp tỉnh là QHSDD được xem xét trên phạm vi cấp tỉnh, thànhphó trực thuộc TW Do đó, cấp quy hoạch này có phạm vi hẹp hơn so với cấp quốcgia, nhưng các nội dung của QHSDD mang tính cụ thé cao hơn, chỉ tiết hơn
- QHSDĐ cấp huyện là QHSDĐ được xây dựng trên phạm vi cấp huyện,thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Do đó, cấp quy hoạch này có phạm vi hẹp nhấttrong cả 3 cấp, nhưng mang tính cụ thể, chỉ tiết nhất
Trang 13Xét theo mục đích SDD, QHSDD được xây dựng trên phạm vi quốc gia vàtỉnh, thành phố trực thuộc TW theo các ngành và lĩnh vực, bao gồm các loại
QHSDĐ với tư cach là các bản quy hoạch độc lập sau:
- QHSDD nông nghiệp là QHSDD vào mục đích SXKD nông nghiệp.
- QHSDD công nghiệp là QHSDD vào mục đích SXKD công nghiệp, trong
đó tập trung ở đất xây dựng hạ tầng các nhà máy sản xuất công nghiệp, KCN, cụm
tiêu thủ công nghiệp
- QHSDĐ phát triển hạ tầng giao thông
- QHSDĐ quốc phòng
- QHSDD an ninh.
Quy hoạch sử dụng tài nguyên cả nước
Quy hoạch tài nguyên quốc gia <<
Kế hoạch sử dụng tài nguyên cả nước
` inal
Quy hoạch tài nguyên câp vùng các khu kinh tế
Quy hoạch sử dụng tài nguyên cấp tỉnh
Quy hoạch tài nguyên cấp tỉnh <<
Kế hoạch sử dụng tài nguyên cấp tỉnh
Quy hoạch sử dụng tài nguyên cấp huyện
Quy hoạch tài nguyên cấp huyện KC
Kế hoạch sử dung tài nguyên cấp huyện
Hình 1: Sơ đồ mỗi quan hệ giữa các cấp quy hoạch
Nguồn: Bài giảng Quy hoạch tài nguyên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Mối quan hệ giữa các cấp quy hoạch được thé hiện rat chặt chẽ, giữa chúng
có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quy hoạch cấp dưới được xây dựng dựa
trên tiền đề của quy hoạch cấp trên, đồng thời quy hoạch cấp trên dựa vào căn cứ
tình hình phát triển chung của các cấp thấp hơn dé xây dựng quy hoạch Cuối cùng,
bản quy hoạch cấp dưới sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung bản quy hoạch
của cấp trên và tình hình thực tiễn tại địa phương
QHSDĐ cấp huyện được xây dựng phải đáp ứng nhu cầu của người dân địaphương, tăng cường sự tham gia đóng góp ý kiến của họ vào bản quy hoạch Quy
Trang 14hoạch cũng phải đáp ứng nhu cầu từ thị trường; ví dụ như vùng thích hợp cho trồnglúa, hay cây ăn quả phải phù hợp với những nhu cầu của các chủ thể có liên quan.Nhìn chung, quy hoạch ở những cấp khác nhau vừa cần có những thông tin ở mức
độ tổng quát hóa, vừa cần những thông tin ở mức độ cụ thê, chỉ tiết
Về nội dung, QHSDD cap huyện bao gồm:
- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp SDD trên địa bàn huyện.
- Xác định nguồn lực đất đai tại địa phương, cơ cấu và phân bồ SDD chocác ngành và cho các loại đất trên địa bàn huyện như quỹ dat phân bổ cho nông
nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng CSHT.
1.4 Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc lập quy hoạch
1.4.1 Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất
1.4.1.1 Tinh lịch sử - xã hội
Lich sử phát triển của xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của QHSDĐĐ.Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều tồn tại những hình thái KT - XH đặctrưng, tuy nhiên đều được thé hiện theo hai mặt trong quá trình sản xuất: Một là,mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, hay còn gọi là lực lượng sản xuất; hai là,
mối quan hệ giữa con người với con người, hay còn gọi là quan hệ sản xuất.
Trong QHSDĐ luôn tồn tại mối quan hệ giữa người với đất đai (trong quátrình điều tra, đo đạc, khoanh vùng, xác định, thiết kế ) cũng như quan hệ giữangười với người (trong việc xác nhận quyên sở hữu và quyền SDD bằng van banggiữa người với chủ SDD, thông qua GCNQSDĐ) Có thé nói, QHSDĐ là một bộphận của phương thức sản xuất xã hội, vừa có vai trò thúc đấy mối quan hệ sảnxuất, vừa có vai trò thúc đầy phát triển LLSX
Tại Việt Nam, QHSDĐ vừa đảm bảo nhu cầu của người SDĐ và quyền lợicủa xã hội; tích cực thay đổi QHSX ở nông thôn Bên cạnh đó, QHSDĐ khuyếnkhích SDD hợp lý, bảo vệ tài nguyên đất và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất xãhội, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong bản thân các lợi ích KT — XH vamôi trường, và các mâu thuẫn tôn tại trong mối quan hệ giữa các lợi ích này trong
quá trình SDĐ.
1.4.L2 Tính tổng hợp
QHSDĐ có mối liên hệ chặt chẽ tới nhiều lĩnh vực về KT — XH, khoa học,
dân số, môi trường Ngoài ra, đối tượng của QHSDD là cải tạo, khai thác, sử
dụng, bảo vệ đất đai đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển KT - XH Do đó, QHSDĐ
Trang 15có trách nhiệm là tổng hợp toàn bộ nhu cầu SDĐ, cân đối nhu cầu SDĐ đai củacác ngành, lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển KT — XH, nhằm bao đảm sựphát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
1.4.1.3 Tính dài hạn
QHSDĐ có thời hạn thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn, phụ thuộc
vào dự báo xu thé biến động dài hạn của các yếu tổ KT — XH quan trọng như sựthay đổi về nhân khâu, tiến bộ KHKT, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch mang tính dài hạn nhằm đáp ứng nhucầu đất phát triển lâu dài KT — XH Đề đạt được mục tiêu dự kiến, co cấu vàphương thức SDD được điều chỉnh từng bước trong thời gian dai nhằm dat đượcmục tiêu dự kiến đã được đề ra
1.4.1.4 Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Do có đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự báo được các xu hướng,
phương hướng phát triển, cơ cấu, mục tiêu phân bé đất đai mang tính khái quát màkhông dự kiến được sự thay đôi chi tiết và nội dung cụ thể Bởi vậy, QHSDD làquy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ
mô, cụ thé:
- Mục tiêu, phương hướng, trọng điểm chiến lược của việc SDD trong vùng:
- Cân đối nhu cầu SDĐ của các ngành;
- Điều chỉnh cơ cau SDD va phân bổ đất đai trong vùng;
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc SDD trong vùng;
- Đề xuất các phương hướng, các chính sách, biện pháp nhằm đạt được mục
tiêu của phương hướng SDD.
QHSDĐ được dự báo trong khoảng thời gian tương đối dài, do đó sẽ chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố KT — XH và xu hướng phát triển luôn biến độngthường xuyên Do đó, nếu chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa thì quy hoạch sẽ6n định và mang tính lâu dai hơn
1.4.1.5 Tinh chính sách
QHSDĐ chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tổ chính trị và chính sách xã hội
Do đó, nôi dung của phương án xây dựng quy hoạch phải đảm bảo dựa trên các
căn cứ về chính sách, các quy định có liên quan đến quản lý, sử dụng, phân bồ đấtdai của Đảng va Nhà nước, các chính sách, quy định, mục tiêu phát trién KT — XHđược Đảng và Nhà nước đề ra; tuân thủ các quy định, chỉ tiêu khống chế về dân số
và môi trường sinh thái.
Trang 161.4.1.6 Tính khả biến
Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và
tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDD có thé sẽ không còn phù hợp.
Bởi vậy, việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện phápthực hiện là cần thiết QHSDĐ luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theochiều xoắn ốc “quy hoạch — thực hiện — quy hoạch lại hoặc chỉnh lý — tiếp tục thựchiện ” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao [11]1.4.2 Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất
Theo Luật Dat đai 2013, nguyên tắc QHSDĐ là: “Phù hợp với chiến lược,quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đượclập từ tổng thể đến chỉ tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp vớiquy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quyhoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt quy hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế,
xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất củacấp xã; sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiênnhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đồi khí hậu; bảo vệ, tôn tạo di tíchlịch sử — văn hóa, danh lam thắng cảnh; dân chủ và công khai; bảo đảm ưu tiênquỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng,
an ninh lương thực và bảo vệ môi trường; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định, phê duyệt” [3]
1.4.3 Yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất
- Tính đầy đủ: Mọi loại đất của vùng, lãnh thô đều được đưa vào quy hoạch.Cần tính toán, phân tích dé giảm đến mức tối thiểu những diện tích đất không được
sử dụng hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên đất
- Tính hợp lý: Khi lập quy hoạch, cần phải xem xét tính chất của đất saocho phù hợp với mục đích sử dụng, tránh tình trạng không hợp lý với tính chất, đặcđiểm tự nhiên của tài nguyên đất, gây lãng phí do không khai thác được hết tiềmnăng của từng loại đất hoặc suy thoái đất
- Tính hiệu quả: Bản QHSDĐ phải đáp ứng được mục tiêu phát triển KT —
XH của quốc gia và địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời vẫn
phải bảo đảm chất lượng môi trường, từ đó đạt được hiệu quả tối đa về mặt KT —
XH, môi trường của quốc gia và địa phương
- Tính khoa học: Bản quy hoạch cần phải đảm bảo tính chính xác, tin cậy
về mặt thông tin, cơ sở dữ liệu dùng dé lập quy hoạch, phù hợp với tình hình thực
Trang 17tiễn, xu hướng phát trién KT — XH, dam bảo thực hiện day đủ, rõ ràng, nghiêm túc,đúng quy trình các bước trong công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch
1.5 Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Điều 17 Luật đất đai năm 1993 quy định về nội dung tổng quát của QHSDĐnhư sau: “Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư,nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng của từng địa phương
và cả nước Tức là việc ta bé trí địa điểm và phân bé quỹ đất cho các ngành theonhu cầu sử dụng đất đai, cho phát triển các ngành trên từng địa phương trong cảnước Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn pháttriển kinh tế — xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước” [2]
1.6 Vai trò quy hoạch sử dụng đất
- Là phương thức, công cụ QLNN về tài nguyên một cách hiệu quả, có vaitrò là căn cứ quan trọng trong công tác phân bồ, sử dụng, khai thác theo hướng hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên dat, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất đai.Đây cũng là cơ sở đề thống kê, kiểm kê các loại đất, hỗ trợ công tác cấp giây chứngnhận quyền SDD phù hop, đúng quy trình Bên cạnh đó, QHSDD là căn cứ lập kếhoạch SDD cho từng ngành, từng lĩnh vực, giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ, đồngthời tạo khuôn khổ pháp lý cho người SDĐ
- Định hướng chuyền đổi cơ câu SDD phủ hợp với định hướng chuyền đổi
cơ cau kinh tế Day là cơ sở quan trọng góp phan thúc day phát triển KT — XH củaquốc gia và địa phương
- Tạo ra quỹ đất phục vụ cho các mục đích phát triển các ngành, lĩnh vực,
cải thiện, xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, thu hút vốn đầu tưtrong và ngoài lãnh thổ
- Cung cấp cho người SDĐ các thông tin liên quan đến đất đai, các chínhsách, hướng dẫn kèm theo, từ đó giúp họ nâng cao hiểu biết, yên tâm SXKD
- Là cơ sở tiễn hành công tác thu hồi dat, cho thuê đất, giao đất, chuyền mụcđích SDĐ hợp lý Thông qua quy hoạch về diện tích đất nông nghiệp, phi nôngnghiệp, đất chưa sử dụng để điều chỉnh việc sử dụng tài nguyên đất, từ đó hạn chế
những hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý, ngăn ngừa những hành vi vi
phạm pháp luật về SDD như lắn chiếm, gây ô nhiễm dat, mat cân bằng sinh thái, 6nhiễm môi trường Đồng thời, thông qua QHSDĐ, cơ quan quản lý có thê xây dựngđược khung thuế, phí, lệ phí hợp lý, phù hợp với những diện tích đất và những mục
đích sử dụng khác nhau.
Trang 182 Đánh giá quy hoạch sử dung dat cấp huyện, thành phố trực thuộc tinh
2.1 Khái niệm đánh giá quy hoạch sử dụng đất
Theo FAO (1976): “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu nhữngtính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loạihình sử dụng đất yêu cầu Việc đánh giá giúp tạo ra một sức sản xuất mới, ôn định
và bền vững và hợp lý”
Có ba giai đoạn được xem xét trong quá trình đánh giá QHSDĐ, cụ thể:
- Đánh giá nội dung bản quy hoạch: Là xem xét tính khoa học, khả thi của
bản quy hoạch, tính phù hợp của phương án quy hoạch với tình hình thực tiễn tại
địa phương.
- Khái niệm đánh giá thực hiện QHSDĐ: Thực chất đây là quá trình đối
chiếu, so sánh giữa tình hình thực hiện quy hoạch trên thực tiễn với những mụctiêu, phương hướng, kế hoạch đã đề ra; đánh giá công tác tổ chức thực hiện quy
hoạch Thông qua đó, xem xét những mặt đạt được, những mặt chưa đạt, tìm ra
những nguyên nhân, vướng mắc còn ton tại trong quá trình thực hiện dé có địnhhướng điều chỉnh, đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện công tác thực hiện quyhoạch trong kỳ tiếp theo
Đánh giá tác động của quy hoạch
đến phát triển kinh tế, xã hội
Hình 2: Sơ đồ trình tự đánh giá QHSDĐ cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh
Nguồn: Bài giảng Quy hoạch tài nguyên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đánh giá tác động của QHSDĐ đến sự phát triển KT — XH và môi trường:Xem xét những tác động tích cực, tiêu cực của việc triển khai thực hiện QHSDDtrên địa ban địa phương tới sự phát triển KT — XH và môi trường cua địa phương
Trang 19Sơ đồ trên thé hiện quy trình đánh giá QHSDĐ cấp huyện, thành phố trựcthuộc tỉnh được tiến hành qua ba giai đoạn Mỗi giai đoạn khác nhau trong quá
trình đánh giá sẽ sử dụng các phương pháp, thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu
phù hợp đề đạt được những kết quả đánh giá chính xác nhất
Nhu vậy, đánh giá QHSDD phải được xem xét, căn cứ trên các vấn đề vềđiều kiện tự nhiên, KT — XH, và tiến hành đánh giá trên phạm vi rộng, bao gồm cảkhông gian, thời gian Hệ thống các tiêu chí đánh giá đất cần được lựa chọn hợp
lý, thích hợp, các tiêu chí này phi là các tiêu chí có vai trò ảnh hưởng trực tiếp và
ý nghĩa đối với vùng quy hoạch trong quá trình đánh giá
2.2 Sự cần thiết phải đánh giá quy hoạch sử dụng đất
- Xác định tiến độ thực hiện quy hoạch, việc điều tra, thong kê, nghiên cứuđất đai để nắm vững số lượng và chất lượng đất bao gồm các công việc: Điều tralập ban đồ đất, đánh giá hiện trạng SDD, đánh giá phân hang đất và QHSDĐ Điềunày có vai trò nhằm ngăn chặn suy thoái tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết củacon người, đồng thời làm căn cứ để hướng dẫn thực hiện các quyết định, phê duyệt
về sử dụng và quản lý đất đai, nhằm khai thác tối đa được nguồn lợi từ đất đai màvẫn bảo vệ, duy trì được khả năng sản xuất của nó trong tương lai
- Căn cứ quan trọng để tiến hành điều chỉnh quy hoạch: Thời hạn củaQHSDD thường từ 10 năm đến 20 năm, do đó, quá trình dự báo quy hoạch sẽ luônchịu tác động bởi sự biến đổi của các nhân tổ trên thực tế nên không thé đảm bảođược tính chính xác trong một giai đoạn nhất định Bên cạnh đó, hệ thống chínhsách và pháp luật thường xuyên có sự chỉnh lý, sửa đối cho phù hợp với thực tiễn
Vì vậy, việc đánh giá quy hoạch phải được tiễn hành kip thời, thường xuyên từ giaiđoạn bắt đầu đến khi kết thúc quy hoạch dé dé ra những điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp thực tiễn và hiệu quả hơn.
- Phát hiện kịp thời các hạn chế đang tôn tại, phân tích nguyên nhân củanhững hạn chế đó: Luôn tồn tại sự khác biệt nhất định giữa bản quy hoạch đượcxây dựng và phê duyệt với tình hình tổ chức triển khai trên thực tế Trong quá trìnhtriển khai sẽ xuất hiện những yếu tổ gây trở ngại cho việc thực hiện đúng bản quyhoạch Công tác đánh giá, kiểm tra việc thực hiện QHSDĐ là nội dung quan trọng
và cần thiết nhằm điều chỉnh việc triển khai thực hiện các nội dung QHSDĐ theođúng với những tiêu chí đề ra ban đầu, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn, tìm ranhững nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất phương hướng, các giải pháphoàn thiện, khắc phục hạn chế, đảm bảo hoàn thành bản quy hoạch đúng tiến độ
Trang 202.3 Nội dung của đánh giá quy hoạch sử dung dat cấp huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh
2.3.1 Đánh giá bản quy hoạch sử dụng đất
Công tác đánh giá bản quy hoạch cần được tiến hành sau khi hoàn thành
việc xây dựng bản QHSDĐ cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Công tác này
bao gồm tông thé các công việc như: Đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện thực hiện
quy hoạch và nội dung bản quy hoạch, đánh giá sự phù hợp giữa các nội dung trong
bản quy hoach, xem xét tính khoa học, tính khả thi và thực tiễn của các nội dung
này Cụ thê:
- Tính khoa học, kỹ thuật: Xem xét độ chính xác, tin cậy của các dữ liệu
được sử dụng dé xây dựng phương án quy hoạch; thông tin, số liệu được căn cứ déđiều chỉnh mục đích SDĐ có đầy đủ không; các mục tiêu quy hoạch phải được xâydựng dựa trên mối quan hệ cung cầu về đất đai, phải đảm bảo tính cân bằng, phùhợp giữa cung — cầu; sự phù hợp với các chỉ tiêu đất đai với QHSDD cấp trên; đảmbảo sự hài hòa trong các mối quan hệ giữa tông thé với cục bộ, giữa trước mắt vàlâu dài, giữa địa phương và quốc gia, giữa cá nhân và tập thể
Cần xem xét thông tin được sự dụng trong bản quy hoạch có chính xác vàtin cậy không? Cơ sở khai thác thông tin? Mức độ sai số dit liệu có phù hợp không?Các căn cứ dé lập quy hoạch đã đầy đủ chưa? Công tác dự báo số liệu và tính toán
có chính xác và phù hợp không? Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của các cán
bộ lập quy hoạch có tốt không?
- Tính phù hợp thực tiễn: Bản quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch tổngthể phát triển KT — XH Cần phân tích sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển KT —
XH với chỉ tiêu định mức SDD trong bản quy hoạch, đảm bao đáp ứng yêu cầuphát triển chung của địa phương Ngoài ra, nội dung bản quy hoạch phải phù hợpvới tình hình thực tiễn của địa phương (điều kiện tự nhiên, tình hình KT — XH)
- Tính khả thi: Việc xây dựng bản QHSDĐ cần tính tới mức độ đáp ứng củacác nguồn lực của địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu quy hoạch, cần
căn cứ vào bản QHSDD, KHSDĐ, bản đánh gia thực hiện quy hoạch kỳ trước và
giai đoạn đang thực hiện, từ đó đánh giá được những mục tiêu đã thực hiện được
và chưa thực hiện được, mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, tìm ra nguyên nhâncủa vấn đề từ đó đề xuất phương án, giải pháp điều chỉnh kịp thời bản quy hoạch
dé phù hợp với thực tiễn Bản quy hoạch cũng cần tham van các đối tượng có liênquan trong phương án quy hoạch, trưng cầu, xem xét ý kiến của công chúng: tính
Trang 21hợp lý, hiệu quả đối với sản xuất và đời sống của người dân của phương án
QHSDĐ.
2.3.2 Đánh giá triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Đánh giá triển khai quy hoạch là xem xét tình hình triển khai bản quy hoạchtrên thực tế Cần phải xem xét những vấn đề sau trong quá trình triển khai và thựchiện quy hoạch: Quá trình thực hiện có theo đúng tiễn độ và mục tiêu đề ra không?Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện là gì? Có đảm bảo được chấtlượng quy hoạch không? Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch có đề ra kế hoạch kiểm
tra, giám sát và thực hiện nghiêm túc không?
- Công tác chuẩn bị triển khai thực hiện bao gồm các hoạt động như thànhlập ban chỉ đạo, chuẩn bị dữ liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên,cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, định mứcSDD, tài liệu về ban đồ, chất lượng dat có tốt không?
- Phân tích tình hình thực hiện công tác QLNN về đất đai qua các năm thông
qua các hoạt động sau:
+ Phân tích đánh giá tình hình QLNN về đất đai, thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý, SDĐ
+ Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất đai, lập bản
đồ địa chính, bản đồ hiện trang SDD
+ Đánh giá việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích SDĐ,các thủ tục hành chính liên quan đến tài nguyên đất
+ Đánh giá tình hình quản lý, phát triển thị trường đất
+ Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy địnhpháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai
+ Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luậttrong thực hiện QHSDĐ: Công tác này giúp nắm bắt được tình hình thực hiện thực
tế với bản quy hoạch ban đầu, xem xét trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động của
tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy hoach., từ đó có hướng xử lý kịp thời khi pháthiện sai sót, giảm thiêu những hậu quả có thê xảy ra
+ Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại trong quá trình thực hiện: Cần tiến hànhđánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sau khi kết thúc kỳ quy hoạch nhằm xác địnhnhững mặt đạt được, những van dé còn tôn tại, tìm ra nguyên nhân, hạn chế gâykhó khăn khi thực hiện quy hoạch, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục, hoànthiện hơn cho kỳ quy hoạch tiếp theo
Trang 22So sánh chi phí của hoạt động sản xuất bỏ ra với giá trị sản lượng trên một đơn vịdiện tích đất đai Tính toán, phân tích hiệu quả của QHSDĐ đến phát triển kinh tế
địa phương Đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực, tìm ra nguyên nhân, giải
pháp khắc phục những hạn chế đến kinh tế địa phương
- Tác động xã hội: Xem xét mối quan hệ giữa chi phí xã hội bỏ ra với lợi
ích xã hội thu về Xem xét khả năng tạo việc làm cho người dân, mức độ đáp ứng
nhu cầu về quỹ đất phục vụ cho việc xây dựng đô thị , khu dân cư nông thôn, cơ
sở hạ tang của địa phương
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện,thành phố trực thuộc tỉnh
3.1 Đặc điểm về tự nhiên
Yếu tô đặc điểm tự nhiên là một yếu tố ảnh hưởng lớn đối với việc thựchiện quy hoạch Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế — xã hội cũngnhư đời sống con người Các đặc điểm về tự nhiên gồm những yếu tố sau:
- VỊ trí của địa phương so với các trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, cácvùng chiến lược quan trọng, các trục giao thông lớn, từ đó rút ra những ảnh hưởngtích cực và tiêu cực của vị trí địa lý đối với việc phát triển KT - XH và sử dụngnguôn tài nguyên đất đai
- Đặc điểm địa hình, địa vật của địa phương và các thuận lợi, hạn chế củacác yếu tô này đối với tình hình sản xuất và sử dụng nguồn tài nguyên dat đai
- Đặc điểm vùng khí hậu và các mùa trong năm: Nhiệt độ, chế độ mưa, độ
am, đặc điểm về các điều kiện khí hậu khác như gió, giông bão và lũ lụt, sương
muôi và sương mu Từ những hiéu biệt vê đặc điêm khí hau sẽ rút ra các cơ sở dé
Trang 23xác định các thuận lợi và khó khăn của yếu tố khí hậu ảnh hưởng tới tình hình sảnxuất và sử dụng tài nguyên đất đai
- Hệ thống lưu vực sông, mạng lưới ao hồ, sông suối, đập,
- Chế độ thủy văn: Quy luật diễn biến của thủy triều và lưu lượng tốc độ
dòng chảy,
- Vị trí, chất lượng, khả năng khai thác nguồn nước mặt và nguồn nướcngầm
- Các loại tài nguyên thiên nhiên của địa phương: Tài nguyên đất, nước,
khoáng sản, sinh vat,
Các đặc điểm này anh hưởng đến đánh giá Quy hoạch trên 2 mặt: (1) Ảnhhướng đến biến động của các hoạt động SDĐ, qua đó ảnh hưởng đến kết quả thựchiện quy hoạch (2) Ảnh hưởng đến đo đạc, khảo sát sự biến động tài nguyên đấtđai để có các thông tin về kết quả lập quy hoạch Đồng thời ảnh hưởng theo 2 chiều
hướng tích cực và tiêu cực.
3.2 Pháp luật và chính sách đất đai
Pháp luật và CSĐĐ là hệ thống các hành động, hoạt động được Quốc hội
và Chính phủ Việt Nam thông qua nhằm xác định về quyền của các cá nhân và
nhóm trong xã hội đối với dat đai, cụ thé hóa những tình huống, điều kiện có thé
được chuyên nhượng quyền về dat đai, xây dựng cơ chế dé bảo vệ những quyềnlợi đó và định hướng xử lý các tranh chấp có liên quan Vì vậy, pháp luật va CSĐĐ
có ảnh hưởng đến việc xây dựng cũng như đánh giá QHSDĐ
Những pháp luật và CSĐĐ chính thức của Việt Nam trước đây được hoàn
thiện và thay đôi thông qua nhiều luật (Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003), nghịđịnh, chỉ thị, quyết định và thông tư Chính quyền trung ương là chủ thê thiết lập
và các bộ ngành và những cơ quan có liên quan ở các cấp là đối tượng triển khai
thực hiện những văn bản pháp luật và chính sách này.
Theo kinh nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới, ở bất cứ xã hội nào, việc sửdụng, phân bổ, quy hoạch và quản lý đất luôn là những van đề nhạy cảm nhất, gây
ra nhiều tranh cãi nhất và chịu áp lực chính trị nhiều nhất
3.3 Đặc điểm về dân số
- Cơ cấu dân số, đặc điểm phân bố dân sé
- Lao động và việc làm: Cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
- Thu nhập và mức sống của các loại hộ: Nguồn thu nhập, mức thu nhập
bình quân hang năm của hộ/đâu người, cân đôi thu chi
Trang 24Sự ảnh hưởng của các yếu tố dân số trên đến quy hoạch và triển khai quyhoạch đất đai không chỉ ở tác động đến biến động đất đai và sử dụng đất đai theoquy hoạch, mà nó còn tác động đến các vấn đề quản lý đất đai từ ý thức tuân thủpháp luật, chính sách đối với đất đai của hệ thống dân cư
3.4 Sự phát triển của kinh tế — xã hội
Su phát triển về KT — XH là một trong các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếpđến quyết định quy hoạch Do yếu tố này có sự ảnh hưởng đến việc phân bỏ, tínhtoán SDĐ hợp lý nên đây là một nội dung quan trọng cần được xem xét khi thựchiện quy hoạch Việc thiếu sự phân tích KT — XH sẽ dẫn đến các phán đoán sailệch về mục đích SDĐ Các nhà chuyên môn sẽ phải đánh giá và phân tích những
xu hướng KT — XH của địa phương và các vùng lân cận trong tương lai trong quá
trình lập quy hoạch.
Bên cạnh đó, KT — XH còn đóng vai trò là một trong các yếu tô đầu ra quantrọng, phản ánh chất lượng của một bản quy hoạch Quy hoạch sẽ không hiệu quảnếu nó không tận dụng hợp lý nguồn tài nguyên và con người cho sự phát triển của
xã hội.
3.5 Nguồn lực về cơ sở vật chất
Đây là một trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc thựchiện quy hoạch: Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng và áp lực đối với việcSDD Cần phải dự báo đầy đủ và hợp lý nhu cầu SDD cho các nguồn lực này dé
quá trình thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.
3.6 Khả năng nguồn vốn thực hiện quy hoạch
Tiến độ hoàn thành các dự án kế hoạch SDĐ chậm hay nhanh so với thờigian quy định phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đề thực hiện dự án Nguồn vốnđược huy động cho các hoạt động về quy hoạch được sử dụng hiệu quả hay khôngphụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của các sở ban ngành Việc xem xét khảnăng nguồn vốn cho thực hiện quy hoạch dé phù hợp với nhu cầu cũng như khảnăng sử dụng nguồn vốn của địa phương là điều rất quan trọng
3.7 Đội ngũ cán bộ và nhà thầu lập quy hoạch sử dụng dat
Ngày nay, công tác lập QHSDD cấp huyện ngoài nguồn lực là cán bộ quyhoạch thì phần lớn đều cần thêm đến sự hỗ trợ của bên trung gian là bên don vi tư
vấn lập quy hoạch, hay gọi là đơn vị nhà thầu lập QHSDĐ Cán bộ có vai trò trực
tiếp tham gia thực hiện QHSDD Nhà thầu có vai trò là bên tham mưu, tư vấn, thiết
kế quy hoạch theo nội dung, yêu cầu và định hướng của chủ đầu tư Sản phẩm của
Trang 25nhà thầu là bản thuyết minh quy hoạch, bản đồ QHSDĐ, là cơ sở pháp lý giúp cácđơn vị cấp xã, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn thực hiện triển khai Nhưngsản phâm của nhà thầu chưa phải căn cứ thực hiện quy hoạch Trình độ chuyênmôn của các cán bộ lập QHSDĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quy hoạch,như thế đòi hỏi những cán bộ lập quy hoạch phải có trình độ chuyên môn cao, kỹnăng tốt, am hiểu thực tế của địa phương cần quy hoạch Những quyết định củacán bộ lập quy hoạch là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc thực hiệnQHSDĐ trên địa bàn huyện Máy móc thiết bị, nguyên vat liệu hay công nghệ sảnxuất là những yếu tô đóng vai trò phụ giúp cán bộ quy hoạch phát huy hiệu quảcao hơn Trong thực hiện quy hoạch, yếu tô con người luôn được đánh giá cao và
có ý nghĩa lớn đến tiến độ và chất lượng thực hiện quy hoạch Yếu tố về nhân lực
ở day được hiểu theo hai khía cạnh: Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện quy hoạch
và số lượng cán bộ thực hiện quy hoạch Trong đó, chất lượng của đội ngũ can bộ
thực hiện quy hoạch có thé được phản ánh bằng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
công tác, tuôi,
Trang 26CHUONG 2: ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT THÀNH PHO
HẠ LONG GIAI DOAN 2010 — 2020
1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Ha Long
1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 VỊ trí địa ly
Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý: Từ 20°52'24” vĩ độ Bắc đến 107°5'23”
kinh độ Đông
- Phía Đông thành phố Hạ Long giáp thành phố Cam Phả
- Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên và thành phô Uông Bí
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ
- Phía Nam là vịnh Hạ Long và huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Ngày 10/10/2013, theo quyết định số 1838/QĐ-TTg của Thủ tướng chínhphủ, Hạ Long chính thức là thành phố đô thị loại I Nơi đây là trung tâm hànhchính, văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc
Bộ.
Thanh phố Hạ Long có Quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biên, có bờ biển đài
50 km, có Vịnh Hạ Long nhiều lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiênthé giới, với diện tích 1.553 km”
Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường và phần Vịnh Hạ Long, thành phố
vừa là một đơn vi hành chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quang Ninh, một tỉnh lớn
nam trong tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội — Hải Phòng — Quảng
Trang 27Ninh Thành phố Hạ Long cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây theo Quốc lộ18A, cách trung tâm thành phố cảng biên Hải Phòng 70 km về phía Nam theo Quốc
lộ 10, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180 km về phía Đông theo Quốc lộ 18A
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Là thành phố ven biên Vịnh Bắc Bộ, Ha Long có địa hình đa dang và phức
tạp, được chia cắt thành 3 vùng rõ rệt bởi hệ thống thung lũng, đồi núi và hải đảo
như sau:
- Vùng đổi núi: Chiém khoảng 70% diện tích đất thành phó, bao bọc toàn
bộ phía Bắc và Đông bắc của thành phó, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 —250m, ngọn núi cao nhất 504m, thấp dần về phía biển
- Vùng ven biên: Bao gồm địa phận ở phía Nam Quốc lộ 18A, đây là dảiđất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng khôngđược bằng phăng, độ cao trung bình từ 0,5 — 5m
- Vùng hải đảo: Bao gồm diện tích vùng vịnh thuộc thành phố, gồm khoảngtrên 750 hòn đảo lớn, nhỏ Riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây nam thành phố đãđược nối với đất liền bang đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha
1.1.3 Thời tiết, khí hậu
Hạ Long có kiêu khí hậu ven biển, có 2 mùa trong năm: Mùa hè kéo dai từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Là vùngven biên với hệ thống đảo và đổi núi nên khí hậu của Hạ Long chịu tác động mạnh
mẽ của biển
Nhiệt độ trung bình năm 23,7°C dao động từ 16,7°C — 28,6°C Nhiệt độ
trung bình cao nhất 34,9°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 38°C, mùa đông nhiệt
độ trung bình thấp nhất 13,7°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5°C
Lượng mưa phân bố không đồng đều theo mùa, lượng mưa trung bình là
1924 mm Lượng mưa vào mùa hè chiếm từ 80 — 87% tổng lượng mưa cả năm,thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 Dinh mưa rơi vào hai tháng là tháng 7 và tháng
8 với lượng mưa khoảng 350 mm Mùa đông ít mưa, mưa bắt đầu từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau, chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm Vào tháng 12
và tháng 1, lượng mưa đạt ít nhất, chỉ đao động từ 4 đến 40 mm
Chiu sự tác động của biển nên Hạ Long có độ ầm không khí trung bình hàng
năm cao, trung bình vào khoảng 84%, dao động từ 68% — 90%.
Vùng biển Hạ Long có hệ thông đảo và hải đảo bao quanh nên đây là một
vùng biên kín nên không bị ảnh hưởng nhiêu bởi các cơn bão lớn, sức gió mạnh
Trang 28nhất là cap 9 Tuy nhiên, van có những thiệt hai nặng nề tác động đến các khu dân
cư, nhất là khu vực ven biển nếu có những trận mưa bão lớn tác động
1.1.4 Thuỷ văn
1.1.4.1 Hệ thông sông chính
Các sông chính: Sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đồvào vịnh Cửa Lục và sông Míp đồ vào hồ Yên Lập Ngoài ra, còn có một số dòngsuối nhỏ và ngắn Đặc điểm của sông suối thành phố Hạ Long nhỏ và ngắn, lưulượng nước không nhiều và phân bố không đều trong năm, do địa hình dốc nên tốc
độ mực nước dâng lên và thoát cũng nhanh.
1.1.5 Các nguồn tài nguyên
1.1.5.1 Tài nguyên dat
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đaithuộc thành phó Hạ Long được phân thành các nhóm dat chính như sau:
- Đất cát ven biển: Được phân bố ở các phường: Bãi Cháy, Tuần Châu,Hùng Thang, Cao Thăng, Bạch Dang, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hồng Hải và Việt
Hưng.
Nhóm dat cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi dap chủ yêu
từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biên
- Đất mặn: Được phân bố ở các phường ven biển: Bãi Cháy, Hồng Hà, HaKhánh, Hùng Thắng, Hà Khâu, Tuần Châu, Cao Thắng, Cao Xanh, Giếng Đáy,Hồng Hải và Việt Hưng
Đất mặn hình thành từ những sản pham phù sa sông biển lắng đọng trong môitrường nước biển
- Đất phù sa: Được phân bố ở các phường: Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Khánh,
Hà Tu, Ha Phong, Hồng Hải, Cao Thắng, Giêng Day, Hồng Hải và Đại Yên
Đất phù sa được hình thành do sự bôi đắp của phù sa sông và phù sa biển
Hình thái phau diện tang dat mặt có mau nâu xám hoặc xám nâu, xuông các tang
Trang 29dưới có màu xám nhạt hoặc xám vàng loang lô
Hiện nay các loại đất này do quá trình cải tạo của con người đã đưa vào mụcđích nuôi trồng thuỷ sản, đây là loại đất cần xây dựng hệ thống bờ thửa vững chắc,hạn chế tác hại của thuỷ triều
- Đất mùn vàng đỏ trên núi: Nhóm đất này được phân bố ở trên núi caophường Đại Yên Đất mùn vàng đỏ nằm ở vùng núi từ độ cao 700 — 900m, khí hậulạnh và 4m hon vùng dưới, thảm thực vật nhìn chung còn tốt, địa hình cao, dốc, hiểmtrở nên xói mòn mạnh Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu xám đen, tầngdưới thường có màu xám vàng, đất có phản ứng chua, giàu hữu cơ ở tầng đất mặt, lânnghèo đến trung bình, kali tổng số trung bình Lượng các cation kiềm trao đối thấp,đất mùn vàng nhạt có độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng
- Đất vàng đỏ: Được phân bố ở các phường: Hà Lam, Hà Trung, Hồng Gai,Yết Kiêu, Hồng Hải, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Trần Hưng Đạo, Cao Xanh, CaoThắng, Bạch Đăng, Hà Khâu, Hồng Hải và Việt Hưng
Đất vàng đỏ được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến
thạch, sa thạch, hình thái phẫu diện đất thường có mau vàng đỏ hoặc vàng nhạt,tang đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yêu tốhình thành đất
- Đất Gơiây: Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong
Dat Gơlây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thànhphan cơ giới thô và tram tích phủ sa có đặc tính phù sa, chúng biểu hiện đặc tínhgơlây mạnh ở độ sâu 0 — 50cm Nhóm đất gơlây chỉ có một đơn vị dat là đất golay
- Dat nhân tác: Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Tu,
Hà Phong, Tuần Châu Dat nhân tác là loại đất đã bị biến đồi sâu sắc hoặc bị chôn vùi
do tác động của con người, sự di chuyên hoặc xáo trộn lớp dat mặt, đào và dap, đã làmthay đổi đặc điểm của đất so với ban đầu hiện có của nó
Trang 301.1.5.2 Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt: Hạ Long nam trong vùng có mưa lớn bình quân
1800 — 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sông suối nhỏ và ngắn đều từ trên núicao đồ thăng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào cácmùa trong năm, về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt.
- Tài nguyên nước ngầm: Nước ngầm ở thành phố Hạ Long có trữ lượngkhông lớn Nguồn nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
ở Hạ Long rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô, đây là vấn đề rất quantrọng cần phải quan tâm nhằm đảm bảo đời sống của nhân dân và nhu cầu pháttriển kinh tế trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.5.3 Tài nguyên rừng
Theo số liệu thông kê đất đai năm 2013, diện tích đất có rừng của thành phố
Ha Long 7.002,20 ha trong đó: rừng phòng hộ là 3.948,86 ha; rừng ngập mặn
(phòng hộ ven biển) 610,99 ha; rừng sản xuất 1.678,74 ha; rừng đặc dụng 297,48
ha.
1.1.5.4 Tài nguyên biển
- Về thuỷ sản: Biển vùng vịnh Hạ Long là vùng biển kín, nhiều cồn rạn nênvùng biên Hạ Long có nhiều loại hải sản cư trú và sinh sống Với 950 loài cá, 500loại động vật thân mềm và 400 loài giáp xác trong đó có nhiều loài hải sản có giátrị kinh tế cao, các đải đá ngầm san hô trong vịnh cũng khá phong phú với 117 loàithuộc 40 ho, 12 nhóm Ngoài khơi thuộc vùng biển Hạ Long là 1 trong 4 ngưtrường lớn của nước ta Với 50 km bờ biển có diện tích bãi triều lớn như vùng CửaLục, Yên Cư, Đại Đán, xung quanh đảo Tuần Châu là điều kiện thuận lợi cho phát
triển nuôi trồng thuỷ sản, mở ra triển vọng to lớn tăng nhanh sản lượng thuỷ sản
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Ngoài nguồn lợi thuỷ sản mà vùng biển mang lại, còn cho phép phát triểnngành cảng biển như cảng nước sâu Cái Lân, cảng du lịch, cảng than và một sốcảng nhỏ khác Cùng với sự phát triển của cảng biển, ngành đóng tàu cũng đượcphát triển mạnh mẽ tạo nên một nền kinh tế biển đa dạng, phong phú với quy mô
lớn.
1.1.5.5 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản chủ yếu của thành phố là than đá và một số vật liệu xây dựng
khác như đá vôi, đât sét và cao lanh Trong đó nguôn khoáng sản có ví trị đặc biệt
Trang 31quan trọng với thành phố là than đá tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông BắcThành phó, trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu và HàPhong Theo số liệu thống kê của Tổng công ty than Việt Nam, trữ lượng than huyđộng vào khai thác 270 triệu tấn (chiếm gần 50% so với toàn ngành), có khoảng 5triệu tấn than có tiềm năng khai thác mỗi năm, bao gồm cả lộ thiên và hầm lò Đặcđiểm than của Hạ Long là tỷ lệ than cục thấp, chủ yếu tiêu dùng nội địa
1.1.5.6 Tài nguyên du lịch
- Du lịch cảnh quan: Cảnh quan biển — đảo vịnh Hạ Long là tài nguyên dulịch nổi trội, có sức cạnh tranh nhất, hình ảnh vô cùng độc đáo, hap dẫn du khách bốnphương Cảnh quan của đô thị Hạ Long — đô thị ven biển với hơn 100 năm phát triểngan liền với lịch sử phát triển của ngành than cũng là yếu tô đặc biệt thu hút du khách
- Du lịch sinh thái: Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển
nhiệt đới như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng
mưa nhiệt đới
1.2 Đặc điểm phát triển kinh tế — xã hội
1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Kinh tế tiếp tục phát triển tăng trưởng cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế ướcđạt 16,3% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng khu vực dịch vụchiếm 56,7%; công nghiệp — xây dựng 42,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm0,7% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 29,768 tỷ đồng
m Nông - lâm - ngư nghiệp
# Dịch vụ
# Công nghiệp - xây dựng
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long năm 2018
Nguồn: UBND thành phố Hạ Long, 2018
Trang 321.2.1.1 Các ngành nông nghiệp
- Tập trung ứng dụng KHCN vào sản xuất, giúp nâng cao giá trị, năng suất lao
động Giá tri tăng thêm ước tính của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 7,9%/ năm (so
với kế hoạch 5%) Triển khai có kết quả các dự án nâng cao năng suất, chất lượng sảnphâm nông nghiệp; đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng
trên một đơn vị diện tích; kiên cố hóa kênh mương nội đồng: nâng cấp, sửa chữa một
số đê, kẻ phục vụ sản xuất và phòng chống mưa bão
- Ngành nông — lâm — thủy sản Thành phố tuy không có tỷ trọng lớn trong
cơ cấu kinh tế nhưng cũng đóng vai trò tương đối quan trọng trong sự phát triển
KT - XH của Thành phó
1.2.1.2 Các ngành công nghiệp và xây dựng
- Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng đã đầu tư thiết bị hiện đại, cải thiệnchất lượng sản phẩm, đặc biệt gạch do Công ty Viglacera sản xuất đã xuất khâu ra
40 nước trên thế giới
- Những năm gần đây, công nghiệp Hạ Long là một mũi nhọn kinh tế của
cả Tỉnh, sự phát triển cao của ngành công nghiệp Hạ Long trong nhiều năm quatập trung chủ yếu vào những ngành, những nghề, những sản phẩm ở những địaphương có lợi thế về: than, điện, khoáng sản, cơ khí siêu trường siêu trọng, đóngtàu thuyén
- Giá trị tăng thêm ước tính của ngành công nghiệp, xây dựng đạt
16,4%/nam (so với kế hoạch 15%) Các doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp cơ cau
lại, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động Hoàn
thành xây dựng hạ tầng các KCN trọng điểm
- Về tiêu thủ công nghiệp, hàng năm đã đóng góp một phần vào ngân sáchcủa Tỉnh và tạo được nhiều việc làm cho người lao động Những làng nghề TTCNbao gồm: nghề gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến lâmsản — khoáng sản, sửa chữa đóng tau thuyền, nghề đúc — rèn công cụ, chế biến gỗ
- đồ mộc, nghề thêu ren và sản xuất đũa tre
- Trong năm 2018, tình hình tăng trưởng của các ngành công nghiệp đóng
tầu, khai thác than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng của Thành phốkhông cao do ảnh hưởng chung của nền kinh tế Mặc khác, các ngành sản xuất dầuthực vật và ngành CN — TTCN khác van đảm bảo được tình hình phát triển ồn
định, đáp ứng đây đủ nhu câu của các đơn vi và người dân.