1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Luật Hình sự Việt Nam

179 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Tác giả Bạch Thành Định
Người hướng dẫn PGS.TS Kiều Đình Thụ, TS. Trần Văn Độ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 41,8 MB

Nội dung

Chương | LICH SỬ LAP PHAP HINH SỰ VIỆT NAM VE CAC TOIXAM PHAM AN NINH QUOC GIA TUNAM 1945 DEN NAY Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong pháp luật hình su Việt Nam trước khi pháp điển h

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu cua riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

“TÁC GIA LUẬN ÁN

Bạch Thành Định

Trang 3

1 ANQG : Anninh quốc gia

BLHS : Bộ luật hình sựCNXH :Chủnghĩa xã hộiCHND : Cộng hòa nhân dânCHLB : Cộng hòa liên bangNxb : Nhà xuất bản

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

ID wR YD

Trang 4

Chương | LICH SỬ LAP PHAP HINH SỰ VIỆT NAM VE CAC TOI

XAM PHAM AN NINH QUOC GIA TUNAM 1945 DEN NAY

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong pháp luật hình su

Việt Nam trước khi pháp điển hóa hình sự năm 1985

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong pháp luật hình sự

Việt Nam từ khi pháp điển hóa hình sự năm 1985

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự một số

nước trên thế giới

Chương 2 CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA THEO BỘ LUẬT

HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh

phòng, chống và xử lý đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Mục đích phạm tội mục đích chống chính quyền nhân dân

-dấu hiệu định tội của cấu thành tội phạm các tội xâm phạm an

ninh quốc gia

Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm an

ninh quốc gia

Chương 3 HOAN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNGCÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam từ

năm 1975 đến năm 1999

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh

quốc gia

Hoàn thiện pháp luật về an ninh quốc gia

Những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống

các tội xâm phạm an ninh quốc gia

1]

1139xi60

Trang 5

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đấu tranh chống các tội xâm phạm ANQG là nội dung chủ yếu của

sự nghiệp bảo vệ ANQG Yêu cầu đặt ra trong cuộc đấu tranh này là làmthất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài

nước nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ

quốc, bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của chế độ XHCN và Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vì vậy, từ khi chính quyền thuộc về nhândân (8/1945) cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự nghiệp bảo vệANGQG là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hoàn

thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội

xâm phạm ANQG phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách

mạng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh này

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất

nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ

chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN và đã

giành được những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng

khủng hoảng về kinh tế - xã hội, giữ vững thế ổn định và phát triển Tuy

nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đã nảy sinh không ít tiêu cực

trong đời sống xã hội cũng như những khó khăn, thách thức mới Chế độ xã

hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ đã tác động mạnh vào tư tưởng,tình cảm, niềm tin của cán bộ và nhân dân ta Các thế lực chống cộng,chống CNXH đang lợi dụng cơ hội này để ráo riết hoạt động hòng làm tan

rã từ bên trong, tiến đến xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta Trong tình hình

đó, nhiệm vu bảo vệ ANQG, giữ vững én định chính trị, tạo môi trườngthuận lợi để nhân dân ta thực hiện thang lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,

Trang 6

hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta phát triển vững chac theo định

hướng XHCN, là một nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng Mặt khác

thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm ANQG ở nước ta trongthời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết về

mặt lý luận như: phạm vi các tội xâm phạm ANQG, dấu hiệu pháp lý đặc

trưng của từng tội phạm; đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm ANQG

nói chung và chế tài quy định cho từng tội phạm cu thé Vi vậy, việcnghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực

tiễn về chế định các tội xâm phạm ANQG và đấu tranh phòng, chống các

tội phạm xâm phạm ANGG, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nângcao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm này là vấn đề có ý nghiacấp bách và quan trọng về lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý hình

sự hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các tội xâm phạm ANQG là dé tài được các nhà hình sự học trên thégiới Và trong nước quan tâm nghiên cứu

Các nhà hình sự học Xô viết trước đây đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về đề tài này như V.X Kliagin Về trách nhiệm hình sự với các

tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm; X.V.Điakôv, A.A Ignatiev, M.P Karpusin

Về trách nhiệm hình sự với các tội quốc sự

Ở trong nước, một số nhà hình sự học cũng đã dành không ít công sức cho việc nghiên cứu dé tài này PGS.TS Kiều Đình Thu đã có các công trình nghiên cứu như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Lịch sử, thựctrạng và phương hướng hoàn thiện, (Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, Bộ

Tư pháp, số 9-1994); Hoàn thiện các au» '¿,! vẻ trách nhiệm hình sự vớicác tội đặc tiệt ngủy hiểm: xâm phạm an ninh quốc gia, (Tap chí Nhà nước

và Pháp luật, số 3-1995); Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninhquốc gia (Tạp chí Khoa học Công an, số 3-1995) TS Trần Đình Nhã đã có

Trang 7

bài báo về Trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc (Tạp chí Tòa án

nhân dân, số 5-1989) Tuy nhiên, các công trình đó chỉ mới đề cập tới từng

khía cạnh của vấn để hoặc từ các góc độ khác nhau của để tài này

như hoàn thiện pháp luật hình sự, thực tiễn áp dụng các quy định của phápluật v.v Cho đến nay, chưa có một công trình chuyên khảo nào dành choviệc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện từ lịch sử vấn đề đến quy định

của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng, cũng như đồng thời từ các góc

độ luật hình sự và tội phạm học để từ đó đề ra các biện pháp hoàn thiện

pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa loại tộiphạm này

3 Mục dich, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu củaluận án

- hMuc đích

Làm sáng tỏ một cách có hệ thống chế định các tội xâm phạm

ANGG, đánh giá tình hình tội phạm và thực tiễn đấu tranh phòng, chống

loại tội phạm này; dé xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự quyđịnh về các tội xâm phạm ANQG và các giải pháp nâng hiệu quả đấu tranhphòng, chống các tội xâm phạm ANQG

- Nhiệm vụ

Với mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:

- Khái quát sự hình thành và phát triển của chế định các tội xâm

phạm ANQG trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay

- Nghiên cứu từ khía cạnh so sánh pháp luật về chế định các tội xâmphạm ANQG trong luật hình sự một số nước trên thế giới

Trang 8

- Lam rõ khái niệm trách nhiệm hình sự, ANQG và các tội xâm

phạm ANQG; quan điểm, đường lối và chính sách xử lý của Đảng và Nhà

nước ta đối với các tội xâm phạm ANQG

- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm

ANQG theo luật hình sự hiện hành và hình phạt đối với các tội này

- Phân tích và đánh giá tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam

từ 1975 đến 1999, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này va dé

xuất hoàn thiện pháp luật về ANQG và các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu

tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG

Đốt tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu chế định các tội xâm phạm ANQG trong luậthình sự Việt nam, tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng các quy phạmthuộc chế định này trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Pham vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các tội xâm phạm ANQG từ góc độ luật hình sự

và từ góc độ tội phạm học trong thời gian qua từ năm 1975 đến năm 1999

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về

xìy dựng nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự, đặc biệt về đườnglới đấu tranh chống phản cách mạng trong điều kiện phát triển nền kinh tế

thi trường, có sự quan lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN ở nước ta

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu và khảo sát thực tiễnhing tram vụ án thuộc nhóm các tội xâm phạm ANQG, các báo cáo tổng

kết thực tiễn xét xử và nhiều tài liệu ở trong và ngoài nước về các tội xâm

param ANQG và công tác đấu tranh phòng, chống loại tội này

Trang 9

thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê tư pháp hình sự và tham

khảo ý kiến của các chuyên gia

5 Những đóng góp mới của luận án

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sựViệt Nam nghiên cứu toàn diện và có hệ thống chế định các tội xâm phạm

ANQG, tình hình tội phạm và thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tộiphạm này, dé xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống

các tội xâm phạm ANQG

Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án thể hiện trongcác điểm sau:

1 Đã khái quát được một cách có hệ thống sự hình thành và phát

triển chế định các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự Việt Nam từ năm

1945 đến nay; đã phân tích và đánh giá được ý nghĩa và tác dụng của chếđịnh này trước yêu cầu đấu tranh bảo vệ ANQG qua các giai đoạn cách

mạng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trước âm mưu

"diễn biến hòa bình" và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong

và ngoài nước đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta

2 Đã phân tích và so sánh chế định các tội xâm phạm ANQG của

pháp luật hình sự một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý tronglập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được dé xuất trong

luận án

3 Luận án đi sâu phân tích thực trạng tình hình tội phạm, công tác

đấu tranh với các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm

1999; đưa ra những nhận xét, đánh giá về cái được và chưa được trong đấu

Trang 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những phân tích, đánh giá và kiến nghị nêu trong luận án có ý nghĩa

thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống các

tội xâm phạm ANQG, góp phần xây dựng nhận thức đầy đủ và đúng đắn vềchế định các tội xâm phạm ANQG, góp phần đổi mới nội dung và phươngpháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong tình hình mới

Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công

tác nghiên cứu, giảng day, đào tạo cán bộ tư pháp hình sự

7 Bố cục của luận án

Luận án có 179 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh

mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương 13 mục

Trang 11

Chương I

LICH SU LAP PHAP HINH SU VIET NAM

VE CAC TOI XAM PHAM AN NINH QUOC GIA

TU NAM 1945 ĐẾN NAY

1.1 CAC TOI XAM PHAM AN NINH QUOC GIA TRONG PHAP LUAT

HÌNH SỰ VIET NAM TRƯỚC KHI PHÁP DIEN HOA HÌNH SỰ NAM 1985

Trong hơn nửa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ở

Việt Nam, kể từ tháng 8 nam 1945 đến nay đã khẳng định nhiệm vụ bảo vệ

ANGQG va đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG là vấn đề có

tính quy luật để Nhà nước kiểu mới tồn tại và phát triển Trong cuộc đấu

tranh này, pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là hình thức

ghi nhận của Nhà nước về các nhu cầu khách quan bảo vệ và phát triển cácthành quả cách mạng do nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng

Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự không thể tách rời nghiên cứu nhiêm

vụ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể cũng như các quan hệ xã hội đượcpháp luật hình sự ghi nhận bảo vệ, càng không thể thoát ly các đặc điểm về

chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của từng thời kỳ lịch sử mà trong đó các

văn bản pháp luật hình sự được ban hành Pháp luật hình sự luôn luôn thểhiện hai mat co bản: trước hết đó là sự kết tinh những giá trị phổ biến,những kinh nghiệm về đấu tranh phòng chống tội phạm của các giai đoạn,

thời kỳ trước đó va tại giai đoạn nó được ban hành; mặt khác, pháp luật hình sự

được ban hành để bảo vệ lợi ích giai cấp và trật tự xã hội theo quan điểm

của giai cấp thống trị Do vậy, cả hai mặt đó đều phải được nghiên cứu

đồng thời để rút ra những giá trị hợp lý nhằm kế thừa và phát triển.

Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự trên cơ sở những quan điểm nêu

trên, chúng ta mới thấy rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của pháp luật hình

sự trong từng giai đoạn lịch sử, mới có thể hiểu đầy đủ, đúng đắn nội dung của

Trang 12

các qui phạm và chính sách hình sự của nhà nước Lịch sử lập pháp hình sự

Việt Nam vẻ các tội xâm phạm ANQG từ năm 1945 đến trước khi pháp điểnhóa hình sự năm 1985, có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1945 - 1960

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta thực sự trở thành chủ nhâncủa đất nước và làm chủ vận mệnh của mình Ngay từ những ngày chínhquyền còn đang "trứng nước”, ở miền Bắc, nhân dân ta phải chống chọi vớihậu quả của nạn đói, do chính sách vơ vét đến kiệt quệ của Nhật - Pháp vàhậu quả của lụt lội gây ra, mặt khác phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và

bè lũ tay sai lợi dụng danh nghĩa đồng minh hong thực hiện âm mưu thủ

tiêu chính quyền cách mạng; ở miền Nam, thực dân Anh và quân đội Phápkéo đến chiếm lại Nam Bộ, mưu toan dùng địa bàn này làm bàn đạp chiếm

lại toàn bộ nước ta

Trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu của toàndân ta là sử dụng mọi lực lượng, biện pháp và hình thức đấu tranh để bảo vệchính quyền cách mạng, chống lại những âm mưu đen tối của kẻ thù bêntrong và các thế lực đế quốc Xét trên phương diện pháp luật hình sự, việcban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các tội xâm phạm

ANQG được Nhà nước ta rất chú trọng và luôn luôn có những bổ sung kip

thời trước những đòi hỏi khách quan của tình hình và nhiệm vụ chung của

sự nghiệp cách mạng Có thể thấy rõ nhận xét này qua tìm hiểu các văn bản

quy phạm pháp luật hình sự được ban hành trong øiai đoạn này

Ngay trong tháng 9/1945, lực lượng Liêm phóng đã kịp thời tham

mưu cho Dang, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 08 ngày 5/9/1945 vẻ giảitán những đảng phái phản động Sắc lệnh nêu rõ: "Xét theo các cuộc điềutra của Ty Liêm phóng Bắc Bộ, Đại việt quốc gia xã hội đảng đã tư thông với

ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập của quốc gia và nền

Trang 13

kinh tế Việt Nam, nên giải tán Đại việt quốc gia xã hội dang và Dai việtquốc dân đảng Nếu hai đảng ấy còn tiếp tục hoạt động thì những người can

phạm sẽ bị đem ra Tòa án chiểu luật nghiêm tri" Ngày 12/9/1945, Chủ tịchChính phủ ra Sắc lệnh số 30 giải tán Việt Nam hưng quốc thanh niên và

Việt Nam ái quốc thanh niên Sắc lệnh số 08 và Sắc lệnh số 30 là cơ sởpháp lý đầu tiên cho phép trấn áp các đối tượng và các đảng phái phản động

Ngay sau khi Sắc lệnh được ban hành, lực lượng Liêm phóng, Quốc gia tự vệ

cuộc đã tổ chức trừng trị những tên đầu sỏ, đưa đi an trí những tên nguy hiểm

Ngày 9/9/1945, ta đã trấn áp vụ bạo loạn ở Cần Thơ do bọn phản động lợi

dụng Đạo Hòa Hảo cầm đầu Các địa phương khác trên toàn quốc cũng trấn

áp mạnh các phần tử và các tổ chức phản động, làm mất chỗ dựa xã hội của

các thế lực thù địch núp dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào nước ta hòng thủ

tiêu các thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa giành được

Sắc lệnh số 06 ngày 5/9/1945 được ban hành cấm nhân dân Việt Namkhông được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc làm tay sai cho

quân đội Pháp đã nói rõ kẻ nào trái lệnh sẽ bị Tòa án quân sự nghiêm trị

Liên sau đó, Sắc lệnh số 31 được ban hành ngày 13/9/1945 đã qui địnhbuộc phải khai trình các cuộc biểu tình trước 24 giờ với Ủy ban nhân dân đểtránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay

ngoại giao, chống lại việc bọn phản động Việt Nam quốc dân đảng dùng

tiền thuê lưu manh tạo ra các cuộc biểu tình chống Chính phủ

Việc ban hành các Sắc lệnh trên phản ánh yêu cầu cấp bách của

cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập tự do mới

giành được

Ngày 25/11/1945, trong Chỉ thị kháng chiến cứu quốc Đảng ta đã

chỉ rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là: "Củng cốchính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời

^ „tr

sống nhân dan"

Trang 14

Để thực hiện nhiệm vu đó, trong hoàn cảnh dang gap muôn vàn khó

khăn, Nhà nước ta đã quan tâm và coi trọng xây dựng cơ sở pháp lý cho

việc trấn áp kẻ thù Trên cơ sở rút kinh nghiệm hoạt động của các Tòa án

quân sự từ tháng 9/1945, Chủ tịch chính phủ đã ra Sắc lệnh số 21 ngày

14/2/1946 vé tổ chức Tòa án quân sự Điều 2 Sắc lệnh 21 quy định: "Tòa án

quân sự xét xử tất cả những người nào phạm một việc gì sau hay trước ngày19/8/1945 có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa" Điều 8 của Sắc lệnh này đã quy định cụ thể: "Tòa án quân sự có thể

tuyên án: 1- Tha bổng; 2- Tịch thu một phần hay tất cả tài sản; 3- Phat tù từ 1

aam đến 10 năm; 4- Phat khổ sai từ 5 năm đến 20 năm; 5- Xử tử Tòa án có

thể vừa tuyên phạt giam hay phạt tử hình, vừa xử tịch thu một phần hay tất

cả tài sản của tội nhân "

Sắc lệnh số 21 này cho thấy: nhằm bảo vệ các thành quả cách mạng,

Nhà nước đã cho phép vận dụng nguyên tac hồi tố để trừng phạt những tên

tay sai đắc lực nhất của thực dân Pháp, phát xít Nhật đã có những hành vi phá

hoại nghiêm trọng sự nghiệp đấu tranh giành tự do và độc lập của dân tộc ta.Quy định thêm hình phạt khổ sai thực chất là hình phạt tù từ 5 năm đến 20

năm để việc quyết định hình phạt được linh hoạt phù hợp với từng đối tượng

cụ thể

Di đôi với việc trấn áp bọn việt gian phản động, Nhà nước ta đã ban

hành một loạt Sắc lệnh qui định việc trừng trị những hành vi xâm phạmnghiêm trọng nền kinh tế, tài chính, trật tự, trị an xã hội Ngày 9/10/1945,

Sắc lệnh số 45 về cấm xuất khẩu thóc gạo được ban hành; Điều 1 của Sắc

lệnh quy định: "Tir ngày ký Sắc lệnh này cho đến khi có lệnh mới, khắp

toàn cõi Việt Nam, cấm hẳn việc xuất cảng ra ngoại quốc thóc, gạo, ngô, đỗhoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc [3, tr 145] Tiếp sau đó, ngày25/2/1946, Nhà nước ban hành tiếp Sắc lệnh số 26 về trừng trị tội phá hoại

công sản, điều 1 quy định:

Trang 15

Sẽ bi phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thé bị xử tửnhững người phạm trong những tội sau đây, bất cứ chính phạmhay tòng phạm:

1 Cố ý phá hoại một phần hay toàn thể các cầu cống, kênh

hay sông đào, vận hà, nông giang thuộc công ích, đường xe lửa và

những kiến trúc thuộc về xe lửa, cùng các đường giao thông công

hay tư, đường bộ hay đường thủy, đê đập, các công sở kho tànghoặc các nhà máy điện, máy nước

2 C6 ý hủy hoại hoặc ăn trộm các dây điện thoại hay điện

tín cùng các cột dây điện và dây thép

3 Đặt ở các nơi nói trên cơ giới, khí cụ dùng để giết

người hay tác liệt [1, tr 113]

Ngày 28/2/1946, Sắc lệnh số 27 được ban hành nhằm trừng trị các tội

bắt cóc, tống tiền và ám sát quy định: "Những người phạm tội bắt cóc, tống

tiền và ám sát sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thể bị xử tử" [3, tr 79].

Có thể nói, từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến ngày

toàn quốc kháng chiến, hoạt động lập pháp hình sự của Nhà nước ta diễn rarất dồn dập và phong phú, nhằm tăng cường sức mạnh chuyên chính đối vớicác kẻ thù của chính quyền non trẻ, các văn bản quy phạm pháp luật hình

sự được ban hành đã thể hiện rõ chính sách phân hóa hình sự của Nhà nước

ta Mac dù chưa đưa ra quy phạm định nghĩa các tội xâm phạm ANQG

nhưng các văn bản pháp luật được ban hành đã đề cập đến hành vi "làm

phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" chính là

hành vi cấu thành tội xâm phạm ANQG như cách hiểu trong luật hình sựhiện hành Ngoài các hành vị trên, Nhà nước ta còn quy định những hành vi

nguy hiểm cho xã hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa trên các linh vực Giao thông, Thủy lợi, Bưu điện và an toàn chung

của xã hội mà sau đó được gọi là các tội khác xâm phạm ANQG trong

Trang 16

BLHS năm 1985 Chúng tôi không di sâu phân tích nhóm các tội nay vìkhông thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

Có thể rút ra nhận xét, thời kỳ này các nhà làm luật đã ý thức rõ sự

phân biệt giữa nhóm các tội xâm phạm ANQG có mục đích chống chính

quyền nhân dân với những hành vi khác xâm phạm ANQG nhưng không có

mục đích này Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật hình su mớiđược ban hành, Nhà nước dân chủ mới còn cho phép áp dụng một số điều

khoản của pháp luật hình sự cũ phục vụ cho ổn định trật tự xã hội mới trong

lúc chưa xây dựng kịp các văn bản mới với lưu ý rằng việc áp dụng một số

điều khoản được quy định trong An Nam hình luật, Hoàng việt hình luật và

Bộ hình luật tu chính phải đảm bảo điều kiện là nội dung không trái với

nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa

Ngày 19/12/1946, toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp Với chính sách rất thâm độc là "dùng người Việt đánh người

Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” thực dân Pháp đã sử dụng bọn phản

động, gian ác nhất trong các đảng phái phản động, trong bọn phản động lợidụng Thiên chúa giáo, Phật giáo, bọn địa chủ, cường hào gian ác và bọn lưu

manh, côn đồ để chống phá cách mạng, tăng cường hoạt động do thámnhằm tiêu diệt bộ phận đầu não của cách mạng, tiêu diệt lực lượng vũ trang

nhân dân Về kinh tế, thực dân Pháp tích cực phá hoại kết cấu hạ tầng ởvùng kháng chiến, tung nhiều hàng ngoại hóa vào vùng tự do để lũng đoạn

thị trường Trước tình hình đó, từ ngày 15 đến 17/1/1948, Hội nghị Trung

ương Dang mở rộng đã ra Nghị quyết chuyển cuộc kháng chiến sang giaiđoạn mới Nghị quyết dé cập đến nhiều vấn dé quan trọng, trong đó nhấn

mạnh nhiệm vụ chống chính quyển bù nhìn và phá "hội tể" Ngày19/1/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về "phá hội té" đã xácđịnh chủ trương đối với hội té cũng như đối với mọi tổ chức bù nhìn là phảitìm hết cách phá, đồng thời củng cố cơ quan, chính quyền cách mạng ngay

Trang 17

trong lòng địch Thời kỳ này, Nhà nước đã ban hành nhiều Sắc lênh và chính

sách nhằm củng cố chính quyển dan chủ nhân dân trong các vùng tu do,

đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, giành độc lập thống nhất cho dân tộc

Từ năm 1948, thực dân Pháp tăng cường hoạt động do thám, giánđiệp, chúng chú trọng tung gián điệp vào nội bộ các cơ quan kháng chiến,các đơn vị quân đội Nhiều cơ quan, đơn vị mất cảnh giác đã để lộ tài liệu

hoặc để cho bọn do thám hoạt động gây tác hại lớn Trước tình hình đó, Ban

Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 25-CT-TW ngày 25/9/1948 về

việc "Dé phòng gián điệp chui vào hàng ngũ Dang và các cơ quan chínhquyền” Đồng thời, Nhà nước đã ban hành các van bản quy phạm pháp luậthình sự quy định các tội xâm phạm ANQG, cụ thể hóa các chủ trương chínhsách của Đảng về đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ an toàn các cơ

quan lãnh đạo và góp phần đảm bảo cho cuộc kháng chiến thắng lợi Ngoài

hình phạt chính, để cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, xử lý người

phạm tội gián điệp hay phản quốc một cách triệt để, Sắc lệnh 146 ngày

2/3/1948 quy định: "Các Tòa án quân sự và Tòa án binh khi xử một vụ giánđiệp hay phản quốc bắt buộc phải tuyên ngoài hình phạt chính theo luật

hiện hành, hình phạt phụ là tịch thu một phần hay tất cả gia sản của phạm

nhân" (3, tr 215] Đáng chú ý, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt Sắc lệnhquy định về việc giữ gin bí mật như Sắc lệnh 95 ngày 13/8/1949 vé bí mật kinh

tế, Sac lệnh 128 ngày 17/7/1950 về bí mật công văn, thư tín; Sắc lệnh số

154 ngày 17/11/1950 về bí mật cơ quan, bí mật công tác của Chính phủ;Sac lệnh số 69 ngày 10/12/1951 về bí mật của Nhà nước Đặc biệt, Sắc lệnh

số 69 đã quy định cụ thể những hành vi dưới đây sẽ bị truy tố trước Tòa án

như tội phản quốc:

1- Cố ý tiết lộ hoặc bán bí mật quốc gia cho địch, hay là cho tay saicủa địch r 7 ng |

Ì TRƯỜNG ĐH | winichca

2- Lợi dụng bí mật quốc gia để lấy lợi k In) NH0 VIÊN |

Trang 18

lượng bảo vệ chính trị đã thực hiện công tác chống nội gián trong các cơ

quan kháng chiến, rà soát nội bộ, bảo vệ lực lượng, ngăn chặn các cơ quangián điệp Pháp đánh người vào công an Những tên gián điệp bị phát hiện ở

thời kỳ này, đều bị xét xử về tội phản quốc

Nhà nước còn ban hành một số văn bản pháp luật quy định trách

nhiệm hình sự về những tội phạm mà sau này trong bộ luật hình sự năm

1985 được gọi là các tội khác xâm phạm ANQG Ví dụ: Sắc lệnh số 180

ngày 20/12/1950 về việc trừng trị các tội phá hoại tiền tệ, phá hoại giấy bac

Việt Nam quy định:

- Những người đầu cơ tiền tệ làm giấy bạc giả, lưu hànhgiấy bạc giả, tàng trữ hay lưu hành những giấy bạc của địch hay

đã có lệnh cấm hoặc có những hành động cố tình phá hoại nền tài

chính quốc gia sẽ bị truy tố trước Tòa án quân sự

- Những người không chịu tiêu những tiền của Chính phủ

đã cho phép lưu hành hoặc từ chối không tiêu số tiền rách từ 100đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm và tiền từ 500

đồng đến 10.000 đồng hoặc một trong hai hình phạt ấy

Những vụ phạm pháp nói trên trong điều này thuộc thẩm

quyền của Tòa án thường [3, tr 132]

Năm 1953, tình hình và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng có những

thay đổi nhất định, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh

chống bọn phản cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 133 ngày

20/1/1953 qui định trừng trị những tội phạm xâm hại đến an toàn nhà nước,

đối nội và đối ngoại Khái niệm "những người phạm một việc gì có phương

Trang 19

hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ” quy định trong

Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 được thay bằng khái niệm xâm phạm an toàn

nhà nước về đối nội và đối ngoại Điều 1 của Sắc lệnh 133 qui định: "Để củng

cố chính quyền dân chủ nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến giành độc

lập, thống nhất cho dân tộc, nay ban hành Sác lệnh này nhằm mục đíchtrừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành

động phản quốc” Sắc lệnh số 133 đã đạt được bước tiến bộ về kỹ thuật lậppháp, chỉ rõ những quan hệ xã hội cụ thể có tầm quan trọng nhất bị hành viphạm tội xâm phạm tới - là cơ sở để xây dựng nhóm khách thể của các tội

đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG sau này Đây là một văn bản pháp

luật hình sự tương đối hoàn chỉnh, qui định nguyên tắc có tính chất phân

hóa của Nhà nước ta trong xử lý tội phạm Theo chúng tôi, những nguyên

tắc và điểm mới của Sắc lệnh đó thể hiện như sau:

a) Đề cao nguyên tắc trừng trị có phân hóa: nghiêm trị bọn chủ

mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh,

bị ép buộc, lầm đường (Điều 2)

b) Các hành vị hoạt động phản cách mạng được phân thành 9 loại

tội phạm cụ thể, đó là:

1- Tội cấu kết với địch (đế quốc xâm lược và bù nhìn phản động),

cầm đầu những tổ chức quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phản bội

Tổ quốc (Điều 3).

2- Tội vây quét, bắt giết, tra tấn, khủng bố, hãm hiếp cán bộ và nhân

dân, áp bức bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch

(Điều 4)

3- Tội tổ chức lực lượng vũ trang làm loạn chống lại chính quyền

dân chủ nhân dân, khủng bố nhân dân (Điều 5)

4- Tội tham gia các đảng phái, các tổ chức việt gian, phản động, tuyêntruyền lôi kéo nhân dân theo địch, hoặc hoạt động gián điệp cho địch (Điều 6)

Trang 20

5- Tội làm gián điệp cho địch như:

- Làm nội gián trong các tổ chức quân, dân, chính

- Cố ý tiết lộ hoặc bán bí mật quốc gia cho địch;

- Dò xét bí mật quốc gia

- Mua, cướp, lấy cắp những tài liệu bí mật quốc gia

- Làm dấu hiệu cho địch bắn phá hoặc lùng bất cơ quan, cán bộ,nhân dân

- Làm liên lạc, đưa thư, tài liệu, tin tức, đưa người cho địch (Điều 7)

6- Tội cản trở hoặc xúi giục, vận động nhân dân chống sự thực hiệnchủ trương, chính sách và những cuộc vận động của Chính phủ và Mặt trận

vì mục đích phản quốc (Điều 8)

7- Tội phá hoại nền kinh tế, tài chính quốc gia vì mục đích phảnquốc qui định ở Điều 9 và Điều 10 gồm các hành vi cụ thể:

- Làm, tàng trữ, lưu hành giấy bạc Việt Nam giả

- Tầng trữ, hoặc lưu hành giấy bạc của địch hay của bù nhìn đã bị cấm

- Mua bán có tính chất phá giá, làm ảnh hưởng đến vật giá ở thị trường;

- Phá hoại tiền tệ;

- Mua thóc gạo và các thực phẩm khác tiếp tế cho địch hay để thiêu hủy

- Bỏ thuốc độc, gieo rắc vi trùng, sâu bọ hoặc dùng cách nào khác

gây bệnh, phá hoại lương thực và mùa màng

- Cướp, phá các công trình quân sự, thủy lợi, đê điều, kho tàng, công

xưởng, cắt đường dây điện tín, điện thoại, các phương tiện giao thông vận tải

8- Tội tuyên truyền cổ động cho địch biểu hiện cụ thể là:

- Phao tin đồn nhảm làm cho nhân dân hoang mang

- Bất cứ cách gì để tuyên truyền cho chính sách, áp bức, bóc lột, lừaphinh của dich

Trang 21

- Đầu độc, trụy lạc nhân dân bằng văn hóa nô dịch.

- Tuyển mộ nguy binh hay mộ phu cho địch

- Dụ dỗ bộ đội, cán bộ, nhân dân bỏ hàng ngũ kháng chiến đi theođịch (Điều 11)

3- Tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước,

các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ,

chia rế nhân dân với Chính phủ, chia ré nhân dân Việt Nam với các nướcbạn Miên, Lào, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhândân Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác (Điều 12)

Như vậy, cấu thành của các tội phạm được nêu ra từ Điều 3 cho đến

Điều 7 không nêu ra dấu hiệu mục đích phản quốc, nhưng các hành vi này

uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của chính quyển nhân dân, đã thể hiện rõ

rang mục dich chống cách mạng, chống lại Tổ quốc của kẻ phạm tội

Những tội còn lại như chống lại các chủ trương chính sách của Chính phủ(Điều 8), phá hoại kinh tế, tài chính (Điều 9), phá hoại cơ sở vật chất và môisinh (Điều 10), tuyên truyền và cổ động cho địch (Điều 11); phá hoại khối

đoàn kết kháng chiến (Điều 12) là những tội uy hiếp sự vững mạnh của

chính quyền nhân dân, hành vi khách quan có đặc điểm giống với các hành

vi cấu thành các tội phạm khác, vì vậy để phân biệt với chúng, các nhà làm

luật đã nêu ra dấu hiệu "mục đích phản quốc" hoặc "cho dich" trong cấu

thành tội phạm

c) Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi (hoạt

động đắc lực, làm hại nhiều, tội trạng tương đối nhe), vai trò của bị cáo (chủmưu, tổ chức, chỉ huy, bọn tay chân đắc lực, bọn đỡ đầu hay giúp đỡ, bọn

tay chân thường, bọn hùa theo), Sắc lệnh 133 quy định các khung hình phạt

có mức độ nghiêm khắc tương ứng Ngoài ra, Sắc lệnh cũng quy định những

trường hợp người phạm tội được xét xử một cách khoan hồng (giảm nhẹ tội

hoặc tha bổng)

Trang 22

ngũ địch trở về với nhân dân; đồng thời ban hành chính sách dân tộc

(Thông tư số 281-Ttg ngày 22/6/1953) và chính sách tôn giáo (Thông tư số315-Ttg ngày 4/10/1953)

Thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữuruộng đất của địa chủ phong kiến và cơ sở chính trị, xã hội của chế độ đó ở

nước ta là nhiệm vụ cấp bách thứ hai của cách mạng dân tộc dân chủ trong

thời kỳ này Về pháp luật hình sự, Nhà nước ta đã Ban hành Sác lệnh số 89

ngày 22/5/1950 quy định việc trừng trị đối với những kẻ dùng thủ đoạn man trá

hoặc đầu cơ, bóc lột để cho vay Ngày 4/12/1953, Nhà nước ta đã thông qualuật cải cách ruộng đất, tuyên bố tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực

dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác Đối với địa chủ việt gian thì tùy tội

nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hay một phần ruộng đất, nông cụ, lương thực

thừa, nhà cửa thừa hay tài sản khác, phần không tịch thu thì trưng thu Để đảmbảo việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố

chính quyền nhân dân, đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi,Sắc lệnh số 151 được ban hành ngày 12/4/1953 quy định:

Trừng trị những địa chủ chống pháp luật trong khi và ởnhững nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất

nhằm mục đích giữ gìn tính mệnh và tài sản của nhân dân,

nghiêm cấm mọi hành động phá hoại của địa chủ không tuân luật

pháp, giữ gìn trật tự cách mạng, củng cố khối đoàn kết kháng

chiến của nhân dân (3, tr 98]

Trang 23

Nội dung Sắc lệnh 151 có 5 điều quy định tội danh và hình phạt

3- Tội phá hoại tài sản như: giết hại hay làm bị thương các súc vật,

phá hoại lương thực, đồ đạc, nông cụ, cây cối, hoa màu, ruộng đất, công

trình thủy lợi để gây thiệt hại cho nông dân và làm hại cho sản xuất

+ Tội bia dat tin bay để gây dư luận chống Chính phủ, chống phápluật Dùng thủ đoạn gây xung đột trong nội bộ nông dân làm tổn hại đến sự

đoàn kết của nhân dân; dùng tiền của hoặc những thủ đoạn khác để mua

chuộc, uy hiếp cán bộ và nhân dân, chui vào cơ quan, chính quyền, nông

hội với ý định phá hoại việc thi hành chính sách ruộng đất; dùng mọi thủđoạn lừa bịp, uy hiếp để cướp lại những lương thực, tài sản, ruộng đất của

nông dân đã do đấu tranh mà giành được

5- Tội cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp, thành lập hay

cầm đầu, những tổ chức đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại

kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên; cấukết với đế quốc, ngụy quyền thành lập các tổ chức vũ trang hay bạo động,

đánh bị thương, đánh chết, ám sát nông dân, cán bộ và nhân viên; đốt phá

nhà cửa, kho tàng, lương thực, hoa màu, công trình thủy lợi; xúi giục hay

cầm đầu một số người để gây phiến loạn

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết,miền Bắc bước sang giai đoạn cách mạng XHCN, đồng thời tiếp tục chống

đế quốc Mỹ xâm lược, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trênphạm vi cả nước, tiến tới thống nhất Tổ quốc Đáp ứng yêu cầu bảo vệ

ANQG trong giai đoạn mới, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 267 ngày

Trang 24

15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhànước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách kếhoạch Nhà nước Điều | của Sắc lệnh này quy định:

Để góp phần vào việc bảo vệ sự nghiệp xây dựng kinh tế

và văn hóa, nay ban hành Sắc lệnh này nhằm trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản nhà nước,

của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chínhsách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa [3, tr 115]

Sắc lệnh 267 qui định nghiêm trị những kẻ vì mục đích phá hoại có

những hành vị sau đây:

- Trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà

nước, của hợp tác xã và của nhân dân

- Tiết lộ, đánh cấp, mua bán, do thám bí mật nhà nước.

- Can trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hóa của

Nhà nước bằng bất cứ cách nào như: tuyên truyền chống chính sách, chống

kế hoạch, phao đồn tin bịa gây sự nghỉ ngờ, hoang mang trong quần chúng;

hành động chống chính sách, chống kế hoạch; không làm hoặc làm sai công

việc mình phụ trách; làm gián đoạn công việc thường xuyên; kìm hãm sự

phát triển của một bộ phận, một ngành hoạt động; gây mâu thuẫn, chia rẽ

nội bộ công nhân viên, cán bộ, xã viên hoặc chia rẽ nhân dân và cán bộ

So sánh với các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hànhtrước đó, nội dung cấu thành tội phạm của các tội được quy định tại các

điều 2, 3, 4 của Sắc lệnh 267 có rất nhiều điểm tương đồng với nhóm các tội

uy hiếp đến sự vững mạnh của chính quyền, trong đó dấu hiệu "mục đích phá

hoại đã được thay thế cho dấu hiệu "mục đích phản quốc" Hơn nữa, trong

Sá: lệnh 267, các tội có "mục đích phá hoại" đã được phân biệt với các tội

có hành vi khách quan tương tự nhưng được thực hiện với mục đích khácnhư tham lam, tư lợi (Điều 7), thiếu tinh thần trách nhiệm (Điều 10) Có thể

Trang 25

nói, đây là bước tiến rõ rệt trong kỹ thuật lập pháp hình sự nước ta qui địnhtrách nhiệm hình sự với các tội xâm phạm ANQG.

Tại khóa họp tháng 3/1955, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộnghòa đã quyết định 6 nguyên tắc bảo đảm tự do tín ngưỡng, nhưng đồng thời

cũng chỉ rõ: "phải trừng trị những phần tử lợi dụng tôn giáo để chống chế do".Can cứ vào nguyên tắc đó, ngày 14/6/1955, Nhà nước ta đã ban hành Sic lệnh

số 234 về chính sách tôn giáo Điều 7 của Sắc lệnh quy định:

Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo

để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền

chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ côngdân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người

khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật [3, tr 72]

Ngày 24/1/1957, Quốc hội đã ban hành ba đạo luật về tự do báo chí,

tự do lập hội, tự do hội họp Trong các đạo luật đó đều có những điều khoản

quy định việc trừng trị những kẻ lợi dụng các quyền tự do dân chủ để hoạtđộng chống chế độ Điều 7 luật tự do hội họp quy định:

Người nào lợi dụng quyền tự do hội họp để hoạt động tráipháp luật, chống lại chế độ, chống lại chính quyền dân chủ nhândân, chia rẽ dân tộc, phá tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhândân các nước, tuyên truyền chiến tranh, âm mưu phá hoại sự

nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ,

hành động có phương hại đến trật tự an ninh chung hoặc thuầnphong mỹ tục sé bị truy tố trước Tòa án [3, tr 64]

Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hình sự giai đoạn 1945

-1960, chúng ta có thể rút ra ba nhận xét sau:

Thứ nhất, pháp luật hình sự trong giai đoạn này mang tính chất thờichiến nhưng đã kip thời quy định hầu hết các hành vi xâm phạm ANQG là

Trang 26

tội phạm (tội phạm hóa), những biện pháp trách nhiệm tương xứng để trừng

phạt, trấn áp người nào thực hiện hành vi đó (hình sự hóa), từ đó góp phần vào việc đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn tay sai.

Thứ hai, các tội xâm phạm ANQG được quy định tản mạn trong nhiều

văn bản đơn hành dẫn tới khó khăn trong việc thống nhất áp dụng pháp luật

Một số văn bản quy phạm pháp luật hình sự còn bộc lộ nhược điểm về kỹthuật lập pháp hình sự như chỉ nêu nguyên tắc mà không quy định tội phạm

và hình phạt (Sắc lệnh số 234, ba đạo luật về tự do báo chí, tự do lập hội, tự

do hội họp)

Thứ ba, ngày từ thời kỳ này, các nhà làm luật đã có ý thức phân biệt

rõ rệt nhóm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG với các nhóm tộixâm phạm ANQG khác

Giai đoạn 1960 - 1975

Sau những thắng lợi cơ bản của thời kỳ khôi phục và cải tạo nền

kinh tế, miền Bắc bắt tay vào việc xây dựng những cơ sở kinh tế và kỹ thuật

đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để chỉ

viện cho cách mạng miền Nam Ở miền Nam, sau những vụ đàn áp tàn khốc

của Mỹ - Nguy, nhân dân ta đã tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phầnkết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đồng thời từng bước

chuyển sang chiến tranh cách mạng, cuối cùng giành chính quyền toàn miền

Trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng

mới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN đã được

Đảng và Nhà nước ta quan tâm Trong thời kỳ này, ngoài việc ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật hình sự quy định việc trừng trị các tội xâm phạm

ANQG, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn ban hành Nghị quyết số 49 ngày

20/5/1961 về việc tập trung, giáo dục những phần tử phản cách mạng ngoan

cố có hành động phương hại đến an ninh chung, nhưng xét không cần đưa

ra Tòa án nhân dân để xử phạt Việc giáo dục, cải tạo những phần tử này

Trang 27

được thực hiện theo phương châm kết hợp lao động với giáo dục chính trị,

cải tạo tư tưởng để trở thành người lương thiện

Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc,

tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp, chiến tranh tâm lý nhằm thực

hiện chính sách xâm lược của chúng Trước những âm mưu, phương thức, thủđoạn chống phá cách mạng mới của bọn phản cách mạng, những văn bảnquy phạm pháp luật hình sự quy định các tội xâm phạm ANQG đã bộc lộ

những nhược điểm nhất định, so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội

phạm này trong giai đoạn mới Vào thời điểm quyết liệt của cuộc kháng

chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban

hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng và Hồ Chủ tịch đã ký Lệnhcông bố ngày 30/10/1967 Nghiên cứu Pháp lệnh này, chúng ta có thể rút ra

một số nhận xét sau đây:

Một là, sự ra đời của Pháp lệnh này là một sự kiện pháp lý quan

trọng trong đời sống pháp luật nước ta Nó là công cụ sắc bén để tăng cường

chuyên chính đối với kẻ thù của nhân dân ta, dân tộc ta Nội dung Pháplệnh trừng trị các tội phản cách mạng là sự phát triển có kế thừa và hoàn

thiện một bước quan trọng các quy định về cấu thành tội phạm của các tội

xâm phạm ANQG và hình phạt với các tội phạm đó

Hai là, khái niệm "mục đích phản cách mạng" được sử dụng, thaythế các khái niệm "mục đích phản quốc" trong Sắc lệnh số 133 và khái

niệm “mục đích phá hoại" trong Sắc lệnh số 267 Lần đầu tiên, Pháp lệnhnêu lên khái niệm tội phản cách mạng tại Điều 1:

Tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, chống lại chínhquyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo xã hội chủ

nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại quốc phòng, phá hoại

sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miềnNam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà [39, tr 153]

Trang 28

Cần chú ý rằng, về mặt pháp lý, tội phản cách mạng là một thể thống

nhất giữa ý thức và hành động chống lại cách mạng của kẻ phạm tội Do đó,trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, phải làm rõ mục đích của kẻ phạmtội, nó là yếu tố cần thiết, không thể thiếu được, về mặt chủ quan của kẻphạm tội Xác định rõ mục đích của kẻ phạm tội là cơ sở để phân biệt hành

vi phản cách mạng với hành vi không phải phản cách mạng (như phân biệt

phản tuyên truyền, phao đồn tin nhảm gây hoang mang trong quần chúng vì

mục đích phản cách mạng với phản tuyên truyền, phao đồn tin thất thiệt vì

tư lợi, vì kém giác ngộ )

Ba là, căn cứ vào khách thể trực tiếp bị xâm hại, Pháp lệnh đã quy

định 15 loại tội phản cách mạng Việc các tội phạm đó đều có tiêu đề về tội

danh và được mô tả rõ ràng, chặt chế cho thấy đây là một bước tiến lớn về

mặt kỹ thuật lập pháp Các cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạmtăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ được quy định cụ thể đối với một

số tội phạm tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm

tội đã thực hiện, vị trí, vai trò của kẻ phạm tội, mức độ thiệt hại gây ra chocách mạng Ngoài ra, Pháp lệnh này còn có quy định mang tính nguyên tắc

chung của chính sách hình sự mở ra một giai đoạn phát triển mới của phápluật hình sự Việt Nam

Các tội trong Pháp lệnh được sắp xếp dựa vào tính chất và mức độnghiêm trọng cho xã hội của hành vi và có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm tội trực tiếp xâm phạm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại

của Nhà nước bao gồm 7 tội được quy định từ Điều 3 đến Điều 9 của Pháp

lệnh Đó là các tội: 1- Tội phản quốc (Điều 3); 2- Tội âm mưu lật đổ chính

quyền dân chủ nhân dân (Điều 4); 3- Tội gián điệp (Điều 5); 4- Tội xâmphạm an ninh lãnh thổ (Điều 6); 5- Tội bạo loạn (Điều 7); 6- Tội hoạt độngphi (Điều 8); 7- Tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng màtrốn ra nước ngoài (Điều 9)

Trang 29

- Nhóm tội làm suy yếu chính quyền, chế độ, kinh tế, văn hóa, xãhội bao gồm 7 tội được quy định từ Điều 10 đến Điều 16 của Pháp lénh Đó

là các tội: 1- Tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọagiết người vì mục đích phản cách mạng (Điều 10); 2- Tội phá hoại (Điều11); 3- Tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân (Điều 12); 4- Tội chống lạihoặc phá hoại việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước (Điều13); 5- Tội phá rối trật tự, an ninh (Điều 14); 6- Tội tuyên truyền phản cách

mạng (Điều 15); 7- Tội phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt

trại giam, trốn tù (Điều 16)

Nghiên cứu cấu thành tội phạm của các tội được quy định trong

Pháp lệnh, có thể thấy rõ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của từngtội cụ thể như sau:

Tội phản quốc có dấu hiệu đặc trưng là công dân Việt Nam cấu kếtvới nước ngoài gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền dân tộc, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nguy hại cho chế độ XHCN

Tội âm muu lật đổ chính quyên dân chủ nhân dân có dấu hiệu đặc

trưng là hoạt động thành lập hoặc tham gia các tổ chức phản cách mạng

nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân, phá bỏ chế

độ chính trị, kinh tế và xã hội do Hiến pháp quy định Âm mưu lật đổ chính

quyền là một tội rất nghiêm trọng, cho nên tội phạm được coi là hoàn thành

ngay từ khi đã có âm mưu đó Âm mưu lật đổ chính quyền phải được thểhiện bằng những hoạt động cụ thể như: viết chính cương, điều lệ để chuẩn

bị cho việc thành lập tổ chức phản cách mạng; rủ rê người khác thành lập,

tham gia tổ chức phản cách mạng Những hoạt động nói trên phải nhằm

mục đích lat đổ chính quyền thì mới được coi là tội âm mưu lật đổ Nếu rủ

rê người khác thành lập hoặc tham gia tổ chức phản cách mạng, nhưng lại

nhằm mục đích khác như điều tra tình báo nhằm cung cấp cho người nước

ngoài thì không phải tội âm mưu lật đổ chính quyền mà là tội gián điệp

Trang 30

Tội gián điệp có dấu hiệu đặc trưng là nhận chỉ thị của nước ngoài,thu thập tin tức tình báo nhằm chuyển giao cho nước ngoài; chưa nhận chỉthị của nước ngoài nhưng chủ động thu thập tin tức tình báo nhằm chuyểngiao cho nước ngoài hoặc chỉ điểm cho bọn xâm lược ném bom, bắn phá.

Tội bạo loạn có dấu hiệu đặc trưng là vũ trang làm loạn chống lại

chính quyền, hoặc phá hoại chính quyền dân chủ nhân dân, các lực lượng

vũ trang nhân dân Trong một vụ bạo loạn, bao giờ cũng có nhiều tên tham

gia: có tên thuộc loại chủ mưu, đầu sỏ gian ác; có tên tuy chỉ là những kẻtham gia nhưng hoạt động hung hãng, táo bạo; có tên thuộc loại tham gia ít

nguy hiểm; cũng có kẻ bị ép buộc bằng vũ lực hoặc về tinh thần mà tham

gia bạo loạn, bản thân chưa gây tội ác

Tội hoại động phỉ có dấu hiệu đặc trưng là hành vi vì mục đích phản

cách mạng mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, giết cán bộ,nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hoặc giết nhân dân, cướp bóc, đốt phá

tài sản của Nhà nước và của nhân dân, làm rối loạn trật tự an ninh Cần chú

ý phân biệt tội bạo loạn với tội hoạt động phỉ Bạo loạn là việc tổ chức quy

mô, tập hợp nhiều người, hoạt động vũ trang, công khai, chống lại chínhquyền Còn hoạt động phỉ là việc tổ chức lẻ tẻ, ít người, hoạt động lén lútdưới nhiều hình thức ở vùng rừng núi hoặc ở ven biển, lợi dụng những nơi

vắng vẻ hoặc những lúc mọi người không chú ý dé phòng bất thần xuất hiện

và hành động bắn giết, cướp bóc, đốt phá, rồi rút chạy

Tội trốn theo địch, hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ranước ngoài gồm các hành vi:

- Vì mục đích phản cách mạng mà trốn theo địch hoặc trốn ranước ngoài

- Vi mục dich phản cách mạng mà tổ chức đưa người khác trốn theo

địch hoặc trốn ra nước ngoài

Trang 31

Đối với trường hợp trốn ra nước ngoài không phải vì mục đích phản

cách mạng mà vì những mục đích cá nhân khác như trốn ra nước ngoài đểđược sống với cha mẹ, vợ, con là Việt kiều đang sống ở nước ngoài thìkhông được coi là trốn theo địch và không áp dụng Điều 9 của Pháp lệnh

Tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết

người vì mục đích phản cách mạng gồm các hành vi:

- Vì mục đích phản cách mạng mà giết cán bộ, nhân viên nhà nước

hoặc cán bộ của các đoàn thể cách mạng, cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực

lượng vũ trang nhân dân Giết một người dân thường vì mục đích phản cách

mạng cũng bị xử phạt theo tội này

- Vì mục đích phản cách mạng mà đánh đập gây thương tích, bắt giữ

cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hay là nhân dân

- Vì mục đích phản cách mạng mà dọa giết cán bộ, nhân viên nhànước, bộ đội, công an trong khi thi hành nhiệm vụ

Tội phá hoại bao gồm các hành vi sau:

- Vì mục đích phản cách mạng phá hoại cơ quan của Nhà nước và

của các chính đảng, các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam, các doanh trại của các lực lượng vũ trang nhân dân, các công trìnhquốc phòng;

- Vì mục đích phản cách mạng, phá hoại đê đập, cầu đường và phươngtiện giao thông vận tai, thông tin, liên lạc, xí nghiệp, kho tàng, công trình vanhóa hoặc mọi tài sản khác của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân;

- Vì mục đích phản cách mạng trộm cướp vũ khí, chất nổ, máy móc,

nguyên liệu, nhiên liệu hoặc mọi tài sản khác của Nhà nước;

- Vì mục đích phản cách mạng bỏ thuốc độc, gieo rắc côn trùng,

chất độc hóa học hoặc dùng cách nào khác gây thiệt hai cho người, cho súcvật, mùa màng, cây cối;

Trang 32

- Vì mục dich phản cách mang phá hoại chế độ tiền tệ và nên

thương nghiệp XHCN;

- Vì mục dich phản cách mạng cố ý làm sai hoặc không làm côngviệc mình phụ trách để phá hoại sản xuất, làm gián đoạn hoặc cẩn trở hoạtđộng của cơ quan nhà nước, của đoàn thể nhân dân, của tổ chức quân sự,

kinh tế, khoa học, văn hóa và xã hội;

- Vì mục đích phản cách mạng kích động, xúi giục, lôi kéo ngườikhác, phá hoại kỷ luật lao động, kỷ luật quân đội, phá hoại tỉnh thần chiến

đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân và của nhân dân

Tội phá hoại khôi đoàn kết toàn dân là hành vi vì mục đích phản

cách mạng mà gây hiểm khích, chia rẽ trong nhân dân, trong các lực lượng

vũ trang, chia rẽ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chia rẽ nhân dân với chínhquyền, chia rẽ lực lượng vũ trang nhân dân với cơ quan nhà nước; gây thù

han, xích mich giữa các dân tộc; gay chia rẽ giữa các tôn giáo, chia rẽ giữa

người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ giữa các tín đồ

tôn giáo với chính quyền

Tội chống lại hoặc phá hoại việc thực hiện các chính sách và phápluật của Nhà nước gồm các hành vi:

- Vì mục đích phản cách mạng mà chống lại, phá hoại hoặc cản trở

việc thực hiện các chính sách, pháp luật và kế hoạch của Nhà nước

- Vì mục đích phan cách mạng mà cưỡng ép, xii giục, lôi kéo ngườikhác chống lại, phá hoại hoặc cản trở việc thực hiện các chính sách, phápluật và kế hoạch của Nhà nước

- Vì mục đích phản cách mạng mà chống lại, phá hoại, cản trở kếhoạch phục vụ quốc phòng hoặc gây trở ngại nghiêm trọng cho việc thựchiện các chính sách, pháp luật và kế hoạch của Nhà nước

Trang 33

lội phá rối an ninh trật tự có đấu hiệu đặc trưng là hành vi vì mụcdich phan cách mạng mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người nhằm phárối trật tự, an ninh, ngăn trở cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an thịhành nhiệm vụ.

Tội tuyên truyền phản cách mạng gồm các hành vi sau:

- Vì mục đích phản cách mạng tuyên truyền, cổ động chống lại

chính quyền dân chủ nhân dân, xuyên tạc chế độ XHCN

- Vì mục đích phản cách mạng tuyên truyền những luận điệu chiếntranh tâm lý của địch; xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà; phao tin đồn nhảm, gây

hoang mang trong nhân dân;

- Vì mục đích phản cách mạng tuyên truyền cho chính sách nô dịch

và cho văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc; |

- Viết In, lưu hành, cất giấu sách, báo, phim, tranh, ảnh hoặc mọi tài

liệu khác có nội dung và mục đích phản cách mạng

Cần chú ý trường hợp có người vô tình hoặc kém giác ngộ màtruyền đi những tin thất thiệt hoặc có thái độ phản ứng đối với việc thực

hiện một chính sách nào đó do xuất phát từ mục đích tư lợi, chưa thông hiểuchính sách hoặc do cán bộ có sai lầm, gây ra những thắc mắc trong quầnchúng thì không coi là tội phản cách mạng

Pháp lệnh còn quy định tôi xâm phạm an ninh lãnh thổ, tội phá trại

giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù

Ngoài hai nhóm tội trên, Pháp lệnh còn quy định một tội liên quanđến các tội phản cách mạng, đó là tội che giấu phần tử phản cách mạng

Về hình phạt, đây là nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng nên Pháp lệnh

quy định hình phạt rất nghiêm khắc Trong 14 tội có 12 tội quy định hìnhphạt cao nhất là tử hình Ngoài hình phạt phụ quản chế đã có trong các văn

Trang 34

bản quy phạm pháp luật hình sự trước kia, Pháp lệnh quy định thêm hai

hình phạt phụ mới là cư trú bắt buộc hoặc cấm cư trú Nội dung hình phạt

phụ tước quyền lợi của công dân được quy định cụ thể ở Điều 18, bao gồm:

- Quyền bầu cử và ứng cử

- Quyền làm việc trong biên chế Nhà nước và trong các tổ chức của

lực lượng vũ trang nhân dân

- Quyền đảm đương cương vị phụ trách trong các tổ chức chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội

Ngoài ra, những xẻ bị xử phạt vẻ tội phản cách mạng có thể bị tịchthu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Nguyên tắc phân hóa trong xử lý cũng đã được thể hiện rõ trong Pháp

lệnh Pháp lệnh đã quy định những trường hợp cần xử phạt nặng (Điều 13) là:

1 Làm thiệt hại trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,

đến sự nghiệp quốc phòng;

2 Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, có thiên tai hoặc

có những khó khăn khác để thực hiện tội phản cách mạng:

3 Hoạt động phản cách mạng có tổ chức;

4 Lợi dụng chức quyền để hoạt động phản cách mang;

5 Dùng thủ đoạn cực kỳ gian ác; phương pháp đặc biệt nguy hiểm

để tiến hành tội phản cách mạng:

6 Hành động phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng;

7 Kẻ phạm tội trước đây đã có án phản cách mạng hoặc các tội ác

với nhân dân

Pháp lệnh cũng quy định những trường hợp giảm nhẹ hình phạt hoặc

miễn hình phạt tại Điều 20 như sau:

1 Có âm mưu phạm tội, nhưng đã tự nguyện không thực hiện tội phạm

Trang 35

2 Tội phạm chưa bi phát giác mà thành thật tu thú, khai rõ những

âm mưu và hành động của mình và của đồng bọn.

3 Cố ý không thi hành đầy đủ hoặc khuyên bảo đồng bọn không thihành đầy đủ âm mưu của bọn cầm đầu phản cách mạng:

4 Có những hành động làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

5 Phạm tội vì bị ép buộc, bị lừa phỉnh và việc làm chưa gây thiệthại lớn;

6 Bị bắt, nhưng trước khi bị xét xử đã tỏ ra thành thật hối cải, lập

công chuộc tdi

Căn cứ vào yêu cầu của công tác đấu tranh chống phản cách mạng,

nguyên tắc tương tự vẫn tiếp tục được áp dụng Trong Pháp lệnh này, mộtquan điểm mới có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị và pháp lý là mọi âm mưu

phạm tội và hành động phạm tội đều bị trừng trị Quy định này xuất phát từ

điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta trong thời kỳ đó và thể hiện rõ tinh thanchủ động phòng, chống các các biểu hiện phản cách mạng ngay từ khi còn

là mầm mống, manh nha Trong Pháp lệnh còn thể hiện nguyên tắc nhất

quán nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn ngoan cố chống lại cách

mạng, khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường vànhững kẻ thật thà khai báo, giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập

công, chuộc tội

Ở miền Nam, vì hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nên các văn bản quy

phạm pháp luật nói chung, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói

riêng của chính quyền cách mạng được ban hành không nhiều Đáng chú ý,

Nghị định số 02/ND/75 do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền

Nam Việt Nam ban hành ngày 15/3/1975 tạo cơ sở pháp lý để trừng trị bọn

ngụy quân, ngụy quyền lấn chiếm vùng giải phóng, bảo vệ các vùng kiểm

soát của chính quyền cách mạng Tiếp theo đó, chính quyền cách mạng ban

hành tiếp chính sách 7 điểm ngày 25/3/1975 đối với binh lính, sĩ quan và

Trang 36

nhân viên ngụy quyền Đây là văn bản pháp lý phục vụ việc cải tạo nguyquân, ngụy quyền sau này

Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành

trong giai đoạn 1960 - 1975, chúng ta có thể rút ra bốn nhận xét sau:

Thứ nhất, nếu như trong giai đoạn 1945 - 1960, các văn bản pháp

luật hình sự quy định các tội xâm phạm ANQG còn tản man và chưa đầy

đủ, thì ở giai đoạn này, các tội xâm phạm ANQG đã được tổng kết và được

quy định khi đầy đủ trong một văn bản quy phạm pháp luật hình sự có giátrị pháp lý cao là Pháp lệnh

Thứ hai, Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng là kết quả của

sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG

từ Cách mạng tháng Tám cho đến năm 1967 Chính sách hình sự đối vớicác tội phản cách mạng được quy định trong Pháp lệnh này rõ ràng, toàn

điện hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật hình sự trước đó

Thứ ba, kỹ thuật lập pháp hình sự ở giai đoạn này đã có bước tiến bộlớn so với giai đoạn trước Lần đầu tiên khái niệm tội phản cách mạng đãđược quy định với nội ham cụ thể Các tội phạm đều có tiêu dé về tội danh

với các khung hình phạt tương ứng và được mô tả rõ ràng, chặt chẽ

Thứ tu, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự do chính quyềncách mạng ở miền Nam ban hành đã đáp ứng được các yêu cầu của cách

mạng nhưng còn tản mạn, giá trị pháp lý chưa cao

Giai đoạn 1975 - 1985

Với thắng lợi vĩ đại mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàngiải phóng, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.Tuy nhiên, ở miền Nam bọn phản động trong ngụy quân, nguy quyền cũ,

bọn gián điệp, tư sản mại bản, địa chủ phong kiến tiếp tục chống đối cách

mạng quyết liệt Nhằm bảo vệ chính quyển cách mạng, giữ vững an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nửa đất nước mới được giải phóng, ngày

Trang 37

15/3/1976, Chính phủ cách mang lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

đã ban hành Sắc luật số 03/SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt để trấn

áp bọn phản cách mạng Trong Sắc luật này, nguyên tắc trừng trị được bổ sungthêm một số đối tượng mới là: bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọndùng thủ đoạn tàn ác, bon gây hau quả nghiêm trọng [40, tr 235] Khái niệmtội phản cách mang đã được Sắc luật quy định ngắn gọn hơn nhưng vẫn

phan ánh đúng thực tiễn cách mang ở Điều 3: "Tội phản cách mang là tội

chống lại Tổ quốc, phá hoại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ, phá hoại quốc phòng, phá hoại cuộc cách mạng dân chủ nhân dân

và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" Các tội phản cách mạng qui địnhtại Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng đều được ghi nhận (một cách

van tat) trong 5 khoản Điều 3 của Sắc luật Tinh thần và nội dung của Sắc

luật đã được Thông tư số 03-BTP/TT của Bộ Tư pháp Chính phủ cách mạng

lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hướng dẫn cụ thể

Theo giải thích tại Thông tư số 03 thi Sắc luật số 03/SL/76 quy dinhcác tội phạm và hình phạt đã chia các tội phản cách mạng thành bốn nhóm tội:

Nhóm 1: Gém tội phản quốc và tội 4m mưu lật đổ chánh quyền.

Nhóm 2: Tội gián điệp

Nhóm 3: Tdi phá hoại

Tội phá hoại gồm nhiều tội khác nhau:

a) Phá hoại khối đoàn kết và thống nhất dân tộc

b) Phá hoại quốc phòng

c) Phá hoại trật tự an ninh Coi là phá hoại trật tự an ninh những tộiphạm sau đây:

- lội vũ trang bạo loạn

- Tội hoạt động phi

- Tội ám sát cán bộ, bộ đội

Trang 38

- Tội bat cóc cán bộ, bộ đội

- Tội trốn theo địch, tổ chức đưa người trốn theo địch

- LỘI gây rối trật tự, an ninh

- Tội phá hoại kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội

Nhóm 4: Tội cố ý tuyên truyền xuyên tạc nhằm lung lạc tỉnh thần,gây hoang mang rối loạn, chống chính quyền cách mạng, phá hoại chế độ

Ngoài bốn nhóm tội phản cách mạng nói trên, Sắc luật còn quy địnhtội che giấu phần tử phản cách mạng Che giấu phần tử phản cách mạng làhành vi chứa chấp, che giấu, tiếp tế, giúp đỡ cho bọn phản cách mạng lan

trốn hoặc cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng cứ về tội phạm của chúng

Nghiên cứu Sắc luật số 03/SL/76, chúng ta rút ra một số nhận xét

sau đây:

Thứ nhất, Sắc luật này là sự kế thừa kỹ thuật lập pháp hình sự trong

Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 nhưng đã có sự sáng

tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các vùng mới giải phóng

Thứ hai, do tính chất cấp bách của cuộc đấu tranh chống bọn phản

cách mạng, quy định trong Sắc luật mang tính chất khái quát cao, còn thông

tư hướng dẫn quy định rất cụ thé, dé áp dụng

Thứ ba, chính sách hình sự trong giai đoạn này mang tính phân hóa

cao độ, tập trung đấu tranh, trừng trị các phần tử phản cách mạng ngoan cố,

chống đối cách mạng và khoan hồng những người lầm đường có nguồn gốc

xuất thân là nhân dân lao động

Ngày 25/4/1976, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu đại biểuQuốc hội chung của cả nước Từ cuối tháng 6 năm 1976, Quốc hội họp kỳ

đầu, đây là kỳ họp hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước Nghịquyết ngày 2/7/1976 của Quốc hội quyết định đổi tên nước ta là Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam Từ đó cho đến khi ban hành BLHS năm 1985,

Trang 39

Như vậy, qua phân tích lịch sử lập pháp hình sự quy định các tội

xâm phạm ANQG từ năm 1945 đến năm 1985 cho thấy, pháp luật hình sự

Việt Nam đã không ngừng phát triển, từng bước được hoàn thiện, bám sát

và phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam Các bước bổ sung, sửa

đổi các tội xâm phạm ANQG luôn phản ánh sự phát triển trong chính sách

hình sự của Dang và Nhà nước ta Lịch sử lập pháp hình su ở nước ta đã chỉ

ra rằng, G các giai đoạn cách mạng khác nhau, tên các tội xâm phạmANQG có sự thay đổi (từ "những người phạm một việc gì có phương hạiđến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ", tội xâm phạm an

toàn nhà nước vẻ đối nội và đối ngoại; tội âm mưu và hành động phá hoạitài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện

chính sách kế hoạch nhà nước đến tội phản cách mạng) nhưng tính chất của

các tội đó không thay đổi và theo đó chính sách hình sự của Đảng và Nhà

nước ta treng cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm đó luôn mang tínhnhất quán và thích ứng với nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng

1.2 CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA TRONG PHÁP LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ KHI PHÁP ĐIỂN HÓA HÌNH SỰ NĂM 1985

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cách

mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới, thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất

và tiến lên chủ nghĩa xã hội Do tình hình và nhiệm vụ của đất nước có sự

thay đổi, cho nên các van bản pháp luật hình sự cũ cũng cần được thay đối

cho phù hợp với tình hình mới Năm 1985, BLHS được ban hành thay thế

các văn bản pháp luật hình sự đơn hành trước đó Việc ban hành BLHS năm

1985 đánh dấu bước tiến bộ lớn trong hoạt động lập pháp hình sự của Nha

nước ta, thể hiện sự phát triển liên tục, có kế thừa kinh nghiệm quý báu củanhiều năm phát triển pháp luật hình sự Việt Nam

Trang 40

Trong BLHS năm 1985, chương I - các tội xâm phạm ANQG được chialàm hai nhóm tội: các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG được quy định

trong mục A và các tội khác xâm phạm ANQG được quy định trong mục B.

Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG gồm 14 tội được quy định từĐiều 72 đến Điều 85 Các tội khác xâm phạm ANQG vì không có mục đích

chống chính quyền nhân dân nên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

Điều 72 BLHS năm 1985 quy định tội phản bội Tổ quốc là hành vi

của công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượngquốc phòng, chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Tội phản bội Tổ quốc được đánh giá là nguy hiểm nhất trong nhóm

các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG Theo nội dung điều luật, khái

niệm Tổ quốc ở đây được hiểu là Tổ quốc Việt Nam XHCN, còn "nướcngoài" có thể được hiểu là tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội của

nước ngoài, hay cá nhân người nước ngoài Nói đến phản bội Tổ quốc là nói

đến hành vi của một người đã câu kết với nước khác chống lại nước màngười đó mang quốc tịch, tức là nước mà người đó là công dân Vì lẽ đó,

chủ thể của tội phản bội Tổ quốc quy định trong luật hình sự Việt Nam phải

là công dân Việt Nam tức là người có quốc tịch Việt Nam

So với tội phản quốc quy định tại Điều 3 Pháp lệnh trừng trị các tộiphản cách mạng ngày 30/10/1967, thì chủ thể của tội phản bội Tổ quốc theoBLHS 1985 không bị giới hạn bởi những đặc điểm nhân thân nào khác,

miễn là công dân Việt Nam có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi

chịu trách nhiệm hình sự

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại

Điều 73 của BLHS năm 1985 Theo tinh thần của điều luật thì tội này de

dọa đến sự vững mạnh và sự tồn tại của chính quyền nhân dân đã được ghinhận trong Hiến pháp

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w