So sánh Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên CISG 1980 liên quanđến việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:Phạm vi điều chỉnh:Luật Thương mại Việt Nam 2005:Áp dụng c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐÀ NẴNG, 2022
Môn học: Giao dịch Thương mại Quốc tế
Giảng viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: IBS2003_4 – Thứ 6 – Tiết 7, 8, 9 – Nhóm 2
Danh sách nhóm:
1 Nguyễn Thị Việt Anh – 46K15.2
2 Đoàn Phương Chi – 46K15.2
3 Hồ Thị Hường – 46K15.2
4 Trần Vũ Công Tài – 46K15.2
5 Phan Anh Toàn – 46K15.3
6 Trần Duy Toàn – 46K15.2 (nhóm trưởng)
ĐỀ TÀI: SO SÁNH LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005
VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN CISG 1980 LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ NGHIÊN CỨU PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG 1980.
Trang 2MỤC LỤC
I So sánh Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên CISG 1980 liên quan
đến việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 3
1 Phạm vi điều chỉnh: 3
2 Hình thức hợp đồng: 3
3 Giao kết hợp đồng: 4
4 Hiệu lực hợp đồng: 4
5 Quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa: 5
6 Trách nhiệm vi phạm hợp đồng: 8
II Nghiên cứu phạm vi áp dụng của CISG 1980: 11
1 Giới thiệu về Công ước Viên CISG 1980: 11
2 Nghiên cứu về phạm vi áp dụng: 11
III Tài liệu tham khảo: 14
Trang 3So sánh Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên CISG 1980 liên quan đến việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Phạm vi điều chỉnh:
Luật Thương mại Việt Nam 2005:
Áp dụng cho các hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này
Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự
Công ước Viên CISG 1980:
Áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước CISG 1980 Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì Luật được áp dụng là Luật của nước thành viên Công ước CISG 1980
Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này (hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12), có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó
Hình thức hợp đồng:
Luật Thương mại Việt Nam 2005:
Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó
Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Công ước Viên CISG 1980:
Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng
Trang 4Tuy nhiên Điều 12 và Điều 96 CISG 1980 ghi nhận bất cứ nước thành viên nào cũng có quyền tuyên bố bảo lưu nội dung này nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia đó
Giao kết hợp đồng:
Luật Thương mại Việt Nam 2005: Không có qui định về đề nghị giao kết hợp đồng
và có qui định tại Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015
Công ước Viên CISG 1980:
Đề nghị giao kết hợp đồng được gửi cho bên đã được xác định hoặc tới công chúng và thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị
Điều 14 Công ước viên 1980 quy định:
1 Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này
2 Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại
Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng do mình đưa ra đối với bên được đề nghị (bên xác định hoặc công chúng) Khoản 2 Điều 18 theo CISG 1980:
2 Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại
Hiệu lực hợp đồng:
Luật Thương mại Việt Nam 2005: Không có qui định về hiệu lực của hợp đồng
mua bán hàng hóa và được qui định tại điều 404, 405 Bộ luật dân sự năm 2015
Công ước Viên CISG 1980: Theo Điều 23 và Điều 24 Công ước Viên 1980, hợp
đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là “tới nơi” người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại trụ sở bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ) Tinh thần này của Công ước Viên 1980 cho thấy thời điểm hợp đồng được giao kết theo quy định của Công
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5ước được xác định là thời điểm bên chào hàng (đề nghị giao kết hợp đồng) nhận được chấp nhận chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng) vô điều kiện
Quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa:
a Nghĩa vụ của người bán:
Về giao hàng và chuyển giao chứng từ:
Điều 30 – CISG 1980
Điều 34 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đều quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá
Riêng luật thương mại 205 quy định trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này
Về địa điểm giao hàng:
Điều 31 – CISG 1980
Điều 35 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đều có quy định tương đối giống nhau về địa điểm giao hàng; hàng hóa sẽ được giao cho người vận chuyển đầu tiên hoặc các điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa hoặc nơi cư trú của bên người bán đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng
Ngoài ra, về Luật Thương mại 2005 còn có quy định về trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên người bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó
Về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển:
Điều 32 – CISG 1980
Điều 36 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đều có quy định tương tự nhau
Về thời hạn giao hàng:
Điều 33 – CISG 1980
Điều 37 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đều quy định bên người bán phải giao hàng đúng thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng Các quy định về thời hạn giao hàng tương tự như nhau
Về việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa:
Điều 34 – CISG 1980
Điều 42 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Các quy định về việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa là tương tự nhau
Về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng:
Điều 35 – CISG 1980
Điều 39 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Trang 6Các quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đều tương tự nhau trong mục 2 Điều 35 – CISG 1980 và mục 1 Điều 39 (Luật Thương mại Việt Nam 2005) Riêng CISG 1980 quy định thêm Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng
Riêng Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định thêm Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 39
Về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng:
Điều 36 – CISG 1980
Điều 40 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Cả CISG 1980 và Luật Thương mại 2005 đều quy định bên người bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm ký kết hợp đồng bên người mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó Ngoài ra, về Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì bên người bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro
b Nghĩa vụ của người mua:
Về thanh toán tiền hàng:
Điều 53, 54 – CISG 1980
Điều 50 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Giống: Đều quy định Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật Khác:
Ðiều 55 – CISG 1980: quy định trong những trường hợp, nếu hợp đồng đã được
ký kết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan
Trang 7Điều 50.3 – Luật Thương mại Việt Nam 2005: quy định Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra
Về xác định giá theo trọng lượng:
Điều 56 – CISG 1980
Điều 53 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đều quy định giống nhau
Về địa điểm thanh toán:
Điều 57 – CISG 1980
Điều 54 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Giống: Đều quy định nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ
Khác:
Điều 54.1 – Luật Thương mại Việt Nam 2005: quy định trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán Điều 57.1 – CISG 1980: quy định nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán tại nơi có trụ sở thương mại của người bán
Điều 57.2 – CISG 1980: quy định Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết
Về thời hạn thanh toán:
Điều 58 – CISG 1980
Điều 55 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Giống: Đều quy định Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá Bên mua không có nghĩa vụ
Trang 8thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định
Khác:
Riêng Điều 58 – CISG 1980 quy định thêm Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng
Về nhận hàng:
Điều 60 – CISG 1980
Điều 56 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đều quy định giống nhau
c Các quy định khác về mua bán hàng hóa:
Về kiểm tra hàng hóa, nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa:
Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44 – CISG 1980
Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 – Luật Thương mại Việt Nam 2005
Các quy định trên đều tương tự nhau
Ngoài ra Điều 49 – Luật Thương mại Việt Nam 2005 còn quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa cụ thể như sau:
1 Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận
2 Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép
3 Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Trách nhiệm vi phạm hợp đồng:
Về các chế tài/biện pháp bảo hộ hợp lý trong trường hợp vi phạm hợp đồng:
CISG 1980 phân ra hai mục rõ ràng về vi phạm hợp đồng của người bán (mục III – Chương II) và người mua (mục III – Chương III)
Luật Thương mại 2005 thì quy định chung đối với vi phạm hợp đồng chứ không phân
rõ của người bán và người mua (Chương VII)
Trang 9Về các chế tài trong thương mại:
Theo Điều 292 – Mục 1 – Luật Thương mại Việt Nam 2005, các chế tài trong thương mại gồm có: 1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng; 2 Phạt vi phạm; 3 Buộc bồi thường thiệt hại; 4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; 5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng; 6 Hủy
bỏ hợp đồng; 7 Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc
cơ bản của pháp luật
Còn về CISG 1980 không đề cập gì tới chế tài phạt vi phạm
Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Điều 46, 47, 48, 62, 63 – CISG 1980
Điều 297, 298, 299 – Luật Thương mại 2005
Theo Điều 46 – CISG 1980 có quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng tạo thành một sự vi phạm cơ bản thì bên vi phạm (cụ thể là người bán) phải thực hiện giao hàng thay thế; còn trường hợp khác thì bên bị vị phạm (cụ thể là người mua) có quyền yêu cầu khắc phục, sửa chữa hàng hóa
Còn về Luật Thương mại 2005 không được đề cập tới
Còn các qui định khác liên quan đến chế tài này đều tương tự nhau
Về chế tài buộc bồi thường thiệt hại:
Điều 74, 77 – CISG 1980
Điều 302, 305 – Luật Thương mại 2005
Cả CISG 1980 và Luật Thương mại 2005 đều qui định khoản tiền bồi thường thiệt hại là các khoản tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên thiệt hại được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng
CISG 1980 qui định khoản tiền bồi thường đã được dự liệu từ trước khi ký kết hợp đồng hay không giới hạn tiền bồi thường
Luật Thương mại 2005 thì khoản tiền bồi thường được dựa vào thực tế, trực tiếp
để giới hạn khoản bồi thường
Về nghĩa vụ hạn chế tổn thất, đều có qui định tương tự nhau: bên yêu cầu bồi thường phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra
Về chế tài hủy hợp đồng:
Điều 73, 82, 84 – CISG 1980
Điều 312, 313, 314 – Luật Thương mại 2005
Cả CISG 1908 và Luật Thương mại 2005 đều áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp giao hàng từng phần
Về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng thì CISG có qui định chi tiết hơn về trường hợp người mua mất quyền hủy hợp đồng (Điều 82); nghĩa vụ của người bán hoàn lại tiền hàng và tiền lãi (Điều 84)
Về tiền lãi do chậm thanh toán:
Trang 10Điều 78 – CISG 1980.
Điều 306 – Luật Thương mại 2005
Đều qui định bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả
Về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
Điều 308 – Luật Thương mại 2005 qui định tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
1 Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2 Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Còn về CISG 1980 không được đề cập tới
Về việc đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Điều 310, 311 – Luật Thương mại 2005 có qui định về việc đình chỉ thực hiện hợp đồng và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng Tương tự như chế tài hủy hợp đồng, nhưng khi đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt tại thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ
Còn về CISG 1980 không được đề cập tới
Về việc chuyển đổi rủi ro:
Đều có qui định chuyển đổi rủi ro tương tự nhau trong các trường hợp địa điểm giao hàng xác định, không có địa điểm giao hàng xác định, mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển…
Về CISG 1980 được qui định chi tiết hơn về từng trường hợp tại Điều 66, 67, 68, 69,
70 – Chương IV