Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các quốc gia mở rộng thị trường kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : MAI THỊ THUỲ LINH
MÃ SINH VIÊN : A38082
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Mã sinh viên : A38082
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Hà Nội – 2024
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên em xin được gửi tới các thầy cô của Trường Đại học Thăng Long nói chung và Khoa Kinh tế-Quản lý nói riêng, bởi sự tận tâm trong giảng dạy của Thầy cô giúp em lĩnh hội được kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân Đây là nền tảng quan trọng giúp em có thể bước vào thị trường lao động, là cơ
sở để giúp em có thể ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Nguyễn Thị Thanh Thả- giáo viên hướng dẫn KLTN, cô đã luôn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo về nội dung cũng như phương pháp để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất Mặc dù trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, cá nhân em đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên KLTN sẽ không tránh khỏi những sai sót
Vì vậy, em kính mong nhận được lời nhận xét, góp ý của các thầy cô để KLTN được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2023 Sinh viên
Mai Thị Thuỳ Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 1
Các hình thức xuất khẩu 1
Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế 3
Các tiêu chí đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của quốc gia 5
Sản lượng/khối lượng hàng hóa xuất khẩu 5
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5
Thị phần xuất khẩu của hàng hóa trong thị trường nhập khẩu của các nước xuất khẩu 6
Giá của hàng hóa xuất khẩu 6
Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm 6
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 7
Nhóm các yếu tố thuộc về quốc tế 7
Nhóm các yếu tố thuộc về quốc gia xuất khẩu hàng hóa 8
Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa 9
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN 12
Tổng quan về thị trường gạo của ASEAN 12
Một số thông tin cơ bản về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 12
Đặc điểm thị trường gạo và thị hiếu tiêu dùng gạo tại ASEAN 13
Các quy định, yêu cầu của thị trường ASEAN về sản phẩm gạo nhập khẩu 14 Thực trạng nhập khẩu gạo ASEAN giai đoạn 2015-2022 16
Tổng quan về thị trường gạo của Việt Nam 22
Khái quát về ngành gạo Việt Nam 22
Tổng quan hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 26
Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 2015-2022 29
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2015-2022 29
Trang 6Giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2015-2022 34
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn
Kết luận chung về thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN 43
Kết quả đạt được và nguyên nhân 43 Kết quả chưa đạt được và nguyên nhân 44
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN 47
Dự báo về thị trường gạo của ASEAN và định hướng, mục tiêu phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam 47
Dự báo về sự phát triển ngành lúa gạo của thị trường ASEAN những năm tới 47
Định hướng và mục tiêu phát triển 47
Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN 48
Giải pháp từ phía nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo 48 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo 49
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 2.1 Bảng quy tắc cụ thể mặt hàng gạo nhập khẩu của thị trường ASEAN 14Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu gạo của ASEAN 17Bảng 2.3 Giá trị kim ngạch nhập gạo của ASEAN từ nội và ngoại khối giai đoạn 2015-
2022 19Bảng 2.4 Giá trị kim ngạch chủng loại gạo nhập khẩu của ASEAN giai đoạn 2015-2022 21Bảng 2.5 Một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam giai đoạn 2015-2022 28Bảng 2.6 Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN 29Bảng 2.7 Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN phân chia theo chủng loại gạo giai đoạn 2015-2022 30Bảng 2.8 Giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN 34Bảng 2.9 Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN phân chia theo chủng loại gạo xuất khẩu giai đoạn 2015-2022 36Bảng 2.10 So sánh giá xuất khẩu trung bình nhóm gạo tấm của Việt Nam và một số nước sang thị trường ASEAN 38Bảng 2.11 Ma trận SWOT về thách thức, cơ hội, ưu điểm, hạn chế về thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN 43
Biểu đồ 2.1 Sản lượng nhập khẩu gạo của ASEAN (Đơn vị: Triệu tấn) 16Biểu đồ 2.2 So sánh tổng giá trị kim ngạch và sản lượng nhập khẩu gạo của các thành viên trong ASEAN đoạn 2015-2022 (Đơn vị: Nghìn USD) 18Biểu đồ 2.3 Diện tích gieo trồng lúa gạo của Việt Nam năm 2015-2022 22Biểu đồ 2.4 Năng suất và sản lượng lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2015-2022 23Biểu đồ 2.5 Cơ cấu về sản lượng các vùng chính sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2022 (Đơn vị: %) 24Biểu đồ 2.6 Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2015-2022 26Biểu đồ 2.7 Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2015-2022 27Biểu đồ 2.8 Cơ cấu sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN phân theo thị trường giai đoạn 2015-2022 32Biểu đồ 2.9 Cơ cấu về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và sản lượng gạo xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh sang ASEAN giai đoạn 2015-2022 33
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9Biểu đồ 2.10 Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN phân theo thị trường xuất khẩu giai đoạn 2015-2022 35Biểu đồ 2.11 Cơ cấu giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam và giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của các đối thủ cạnh tranh vào ASEAN giai đoạn 2015-2022 37
Hình 2.1 Hình ảnh lá cờ ASEAN 12
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa ngày càng sâu và rộng thì hoạt độngthương mại quốc tế ngày càng quan trọng Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, …diễn ra giữa nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới Để phát triển thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia đang mở cửa hội nhập kinh tế Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các quốc gia mở rộng thị trường kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh
tế trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao đông, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nền kinh tế của các quốc gia và thế thế giới
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, có thế mạnh về sản xuất nông sản và trong
đó gạo là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho đất nước Sản phẩm gạo của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cẩu đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn
là một trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản quan trọng của nền kinh tế Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất, xuất khẩu gạo như tiền thân là một nước nông nghiệp lúa nước, có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, có lượng lực lao động dồi dào Chính vì vậy, cùng với Ấn Độ, Thái Lan thì hiện nay Việt Nam là một trong những nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn của thế giới Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam: Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Ghana, Malaysia, Indonesia, Singapore…
Trong thời gian gần đây, khu vực ASEAN đang dần trở thành thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam Với nhiều nét tương đồng về văn hóa, lối sống, khoảng cách địa lý, gạo của Việt Nam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng của các nước trong khu vực vì thế gạo Việt Nam được ưa thích và lựa chọn tiêu dùng Từ đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN có sự tăng trưởng theo hướng tích cực Tuy nhiên, gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN đang phải đối mặt với các đối thủ mạnh cạnh tranh lớn như Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ Để phát triển trên thị trường ASEAN đòi hỏi Việt Nam cần có những cải tiến về chất lượng, nghiên cứu thị trường, đưa ra định hướng mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu cho tương lai, đồng thời phát huy những thế mạnh vốn có của mình trong thị trường ASEAN
Trong tương lai, thị trường ASEAN với nhu cầu tiêu dùng lớn sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu của Việt Nam đối với sản phẩm gạo Xuất phát từ những lý do thực tiễn như trên và nhận thấy xuất khẩu gạo sang ASEAN có một vai trò quan trọng đối với nền
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11kinh tế từ đó em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường ASEAN” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu chung của bài khoá luận nêu trên, đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
Một là: Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hoá gồm khái
niệm, nhiệm vụ, đặc điểm, các hình thức xuất khẩu, vai trò xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Đồng thời cũng chỉ ra được các tiêu chí đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá của nền kinh tế
Hai là: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam sang thị trường
ASEAN trong giai đoạn 2015 - 2022, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo
của Việt Nam sang ASEAN hơn nữa trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN
− Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015- 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Khóa luận sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn
đáng tin cậy như Tổng cục thống kê, các Luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ, của các
đề tài có liên quan
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu tổng quan tài liệu; bao gồm tổng hợp về những cơ sở lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa cũng như tổng hợp dựa trên những số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu chính thống, tin cậy từ đó có những kết quả chính xác và đánh giá khách quan với hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào ASEAN
Trang 12Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương
2 để xử lý, tính toán các chỉ số thể hiện đặc tính của các hiện tượng, mô tả mức độ, sự biến động của các chỉ số thống kê, phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 2015 – 2022
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dược sử dụng trong việc so sánh
kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN theo thời gian, theo chủng loại gạo xuất khẩu, theo thị trường xuất khẩu trong giai đoạn 2015 – 2022 từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như những giải pháp phù hợp cho thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN
Khóa luận còn sử dụng các công cụ biểu đồ, bảng số liệu để thể hiện được nội dung của các vấn đề thông qua những phương pháp đã trình bày ở trên
5 Bố cục Khóa luận
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, Khoá luận được trình bày với nội dung chính gôm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 131
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Theo điều 28, Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH1 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra như sau “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật”
Theo trang Wikipedia (2023) chỉ ra rằng “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ”
Trong phạm vi của Khóa luận tốt nghiệp thì khái niệm xuất khẩu hàng hóa sẽ tổng
hợp và kế thừa những khái niệm đã được đưa ra và được hiểu “xuất khẩu hàng hóa là
các giao dịch của quan hệ bán hàng hóa thường diễn ra ở phạm vi rộng giữa các đối tác và thị trường ở các quốc gia khác nhau”
Các hình thức xuất khẩu
Theo giáo trình “Nghiệp vụ ngoại thương” của PGS.TS.Tạ Lợi (2022) có 5 hình
thức xuất khẩu, cụ thể như sau:
Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua
và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động xuất khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước Các doanh nghiệp tham gia hình thức này thường có kinh nghiệm và chuyên môn cao
Tuy nhiên hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ không phù hợp với các doạnh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm bởi với hình thức này doanh nghiệp phải tự bỏ vốn nên nếu không có sự hiểu biết về thị trường quốc tế, về sản phẩm xuất khẩu thì rất dễ bị thua lỗ
Trang 142
Xuất khẩu ủy thác:
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức mua bán mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua đơn vị thứ ba (còn gọi là đơn vị trung gian) Đơn vị có hàng hóa xuất khẩu không
đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh… nên đã uỷ thác cho đơn vị thứ ba có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình
Ưu điểm trong hình thức này là tận dụng được lợi thế của các đơn vị trung gian như kinh nghiệm, thông tin và tiết kiệm chi phí giúp hoạt động xuất khẩu nhanh và hiệu quả hơn Thông thường hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường quốc tế
Hình thức này thông qua đơn vị trung gian nên hạn chế sự tiếp xúc, chia sẻ về quyền lợi của khách hàng và doanh nghiệp ủy thác, giảm sự cạnh tranh của các doanh nhiệp ủy thác do thông tin phản hồi chậm vì không được lắng nghe kịp thời ý kiến của khách hàng
Xuất khẩu tại chỗ:
Hình thức xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa được giao tại chỗ, không được vận chuyển vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam, mà khách hàng nước ngoài vẫn mua và sử dụng được hàng hóa của mình Ví dụ, công ty A tại Việt Nam bán lô hàng cho một công
ty B ở nước ngoài và được yêu cầu giao hàng tới địa chỉ kho hàng của công ty B ở chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam mà không cần vận chuyển ra nước ngoài thì được xem là hình thức xuất khẩu tại chỗ
Do không phải vận chuyển quốc tế nên hình thức này tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa được an toàn; tiết kiệm chi phí vận chuyển, các phụ phí phát sinh khi vận chuyển và thủ tục hải quan; không tốn kém các chi phí cho bảo hiểm hàng hóa
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc tiến hành nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận
Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại
tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu
Gia công quốc tế:
Gia công là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 153
gia công để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và thù lao gọi
là phí gia công
Gia công quốc tế đóng vai trò thúc đẩy việc chuyên môn hóa lao động trên phạm
vi toàn cầu, giúp cho việc phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ Gia công quốc tế cũng có tác dụng lớn trong việc giúp các doanh nghiệp nhận gia công tiếp thu nhiều kinh nghiệm quốc tế, người lao động được tiếp cận với nhiều trang thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn Phí gia công rẻ nhưng lại có lực lượng lao động đã qua đào tạo rất đông đảo
Bên cạnh đó, hình thức gia công quốc tế có những hạn chế: Bên nhận gia công thường yếu về nhiều mặt như vốn, công nghệ, kỹ năng, … nên nhận được thù lao rẻ mạt Mâu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế do bên đặt gia công muốn khai thác triệt để lao động nên áp dụng nhiều phương pháp quản lý khắt khe, giảm đãi ngộ trong khi lao động ở bên nhận gia công chưa quen với cường độ và phong cách làm việc mới
Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế
Xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là mở rộng hoạt động thương mại quốc tế, thay đổi chiến lược kinh tế từ đóng cửa sang mở cửa thị trường
và từ thay thế chỉ nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn
là thông qua các doanh nghiệp ngoại thương Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của quốc gia là hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Vì thế, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu hàng hóa góp phần tăng thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Một trong những rào cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là thiếu vốn Môt trong những mục tiêu quan trọng của các nền kinh tế là thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có một lượng vốn tương đối lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, vật tư, công nghệ tiên tiến, … Vốn thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu, … Trong đó vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu, qua đó đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Quy
mô, tốc độ của hoạt động xuất khẩu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, tốc độ của hoạt động nhập khẩu Bởi, nếu một quốc gia có hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát
Trang 16Xuất khẩu hàng hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và làm cho cơ cấu kinh tế của nước chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới và khu vực Hoạt động xuất khẩu hàng hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển được thể hiện:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tạo ra
sự phát triển đồng đều, khắc phục sự mất cân bằng giữa các ngành trong nền kinh tế Ví dụ: sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu, thực vật, chè ) có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa quốc gia đó sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả cũng như chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các quốc gia phải
tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu để có thể tích nghi với thị trường
Qua việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới các doanh nghiệp tổ chức sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà các nước khác cần từ đó khai thác tối đa sản xuất trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo ra những tiền
đề về kinh tế và kỹ thuật, thường xuyên năng lực sản xuất trong nước, tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ thế giới vào nhằm hiện đại hóa nền kinh tế trong nước
Xuất khẩu hàng hóa có tác động tích cực trong giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân và người lao động, thể hiện ở:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 175
Về vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: Xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển, ngày càng có các ngành nghề mới xuất hiện đòi hỏi sử dụng lao động nhiều hơn từ đó thu hút hàng triệu lao động vào làm việc
Về vấn đề nâng cao đời sống nhân dân: Xuất khẩu hàng hóa tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được nhằm phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân hiện nay Thu nhập
từ sản xuất hàng xuất khẩu cao giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
Các tiêu chí đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của quốc gia
Sản lượng/khối lượng hàng hóa xuất khẩu
Khối lượng hàng hóa xuất khẩu là khối lượng hàng hóa sang thị trường nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, theo năm hoặc theo quý
Khối lượng hàng hóa xuất khẩu phản ánh kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa hoặc của quốc gia Nếu khối lượng hàng hóa xuất khẩu hàng hóa tăng biểu hiện tình hình xuất khẩu khả quan của doanh nghiệp hoặc của quốc gia Ngược lại khối lượng hàng hóa xuất khẩu hàng hóa giảm cho thấy hoạt động kinh doanh đang kém hiệu quả
Có thể sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá thực trạng xuất khẩu thông qua sự thay đổi tuyệt đối, tương đối của sản lượng hàng hóa xuất khẩu; sản lượng/khối lượng hàng hóa xuất khẩu chia theo thị trường xuất khẩu; sản lượng/khối lượng hàng hóa xuất khẩu chia theo đối tác xuất khẩu; sản lượng/khối lượng hàng hóa xuất khẩu chia theo chủng loại sản phẩm xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Tổng kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu phản ánh giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý hay năm Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ nhất định mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về
Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp hoặc quốc gia Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc quốc gia có dấu hiệu lạc quan Ngược lại kim ngạch xuất khẩu thấp làm ngoại tệ thu về
ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và quốc gia đang có dấu hiệu chậm lại
Có thể tính giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua công thức
Kim ngạch xuất khẩu = Giá xuất khẩu sản phẩm * Số lượng sản phẩm xuất khẩu
Có thể sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá thực trạng xuất khẩu thông qua sự thay đổi tuyệt đối, tương đối của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trường xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu chia theo đối tác/thị trường xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu chia theo chủng loại sản phẩm xuất khẩu
Trang 18Nx = (Mx/M) x 100 %
Trong đó:
Nx: Thị phần sản phẩm X xuất khẩu;
Mx: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X;
M: Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm X của thị trường nhập khẩu
Chỉ tiêu này sẽ cho biết sản phẩm nào có thị phần xuất khẩu càng lớn thì càng có khả năng xuất khẩu cao Ngược lại, một sản phẩm có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu yếu, khả năng ảnh hưởng của sản phẩm đối với thị trường nước nhập khẩu là thấp
Giá của hàng hóa xuất khẩu
Phân tích về hệ quả của biến động giá cả hàng hóa, Tạp chí Le Nouvel Economiste
là một tạp chí kinh tế và chính trị hàng đầu phát hành ở Paris, Pháp cho rằng giá xuất khẩu trên thị trường quốc tế đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển và ổn định của bất kỳ khu vực kinh tế nào Hiểu được nguyên nhân và tác động của biến động giá cả hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh tế có thể phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường
Đối với các quốc gia nhập khẩu việc tăng giá sẽ khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt
và làm mất cân bằng cán cân thương mại, và thâm hụt thương mại có thể gia tăng nếu không được bù đắp bằng sự gia tăng xuất khẩu Ngược lại sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu với việc tăng thu nhập và cải thiện cán cân thương mại của họ
Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm
Cạnh tranh là đặc trưng nền kinh tế thị trường khi cung - cầu hàng hóa và giá cả hàng hóa là yếu tố quyết định Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh luôn mong muốn có các điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất như tối thiểu hóa chi phí đầu vào (chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp, chi phí nhân công rẻ) điều này làm cho các doanh nghiệp có sự “tìm kiếm”, “ganh đua” nhau để đi tìm những điều kiện thuận lợi nhất Doanh nghiệp phải tìm nguồn nguyên liệu rẻ, nâng cao nâng suất lao động, cải tiến máy móc thiết bị … Chính điều này thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo ra nhiều lợi ích hơn cho xã hội, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ hơn
và được sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 197
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu là tất yếu khách quan và áp lực cạnh tranh này tác động lên tất cả các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu Việc hội nhập kinh tế quốc tế hay ký kết các hiệp định thương mại tự do mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp như tiếp cận thị trường mới, có cơ hội đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu đầu vào, nhưng cũng
có nhiều thách thức như: về năng lực cạnh tranh còn yếu của một số ngành dịch vụ, quảng cáo, các mặt hàng nông sản; về thể chể chính sách của quốc gia chưa hoàn thiện, chất lượng nguồn lao động chưa cao
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu các nước cần cải thiện chất lượng thể chế - chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Nhóm các yếu tố thuộc về quốc tế
Môi trường kinh tế quốc tế:
Mở cửa và hội nhập kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia Các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức trong khu vực như
EU, ASEAN, …, các tổ chức quốc tế như WTO hay tham gia ký kết vào các hiệp định
tự do thương mại như AFTA, ACFTA, … đã mở ra các cơ hội cho các quốc gia để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng mạnh
Năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa thể hiện ở việc doanh nghiệp xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh về thực lực
và lợi thế có thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao trên thị trường quốc tế hay không Năng lực cạnh tranh càng cao thì khả năng giành thị phần cung ứng hàng hóa càng lớn Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng
Môi trường chính trị, pháp luật quốc tế:
Môi trường chính trị ổn định, luật pháp chặt chẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với nhau
Để thâm nhập vào thị trường quốc tế các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ theo các điều khoản luật pháp quốc tế: luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, luật chuyển nhượng thương hiệu, luật doanh nghiệp, luật ngân hàng, luật quảng cáo, luật đối với ngành nghề kinh doanh, luật bảo vệ môi trường, luật lao động Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế cần tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp
Trang 208
Như vậy, ổn định về chính trị và có sự hiểu biết nhất định về pháp luật sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển
Môi trường văn hóa - xã hội quốc tế:
Văn hóa có sự ảnh hưởng tới mọi khía cạnh kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản
lý nguồn nhân công, … Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế cần phải hiểu rõ văn hóa của quốc gia mình đang thâm nhập từ đó thực hiện các chiến dịch quảng cáo
Thị hiếu, tập quán ảnh hưởng lớn đến nhu cầu người tiêu dùng Nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng sẽ mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng Ngôn ngữ cũng là yếu tố trong nền văn hóa của từng quốc gia, là phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế
Tôn giáo ảnh hưởng đến phương châm trong hoạt động kinh doanh như: ngày nghỉ,
kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa, … Vì vậy hoạt động kinh doanh phải được tổ chức phù hợp với từng loại tôn giáo chi phối thị trường
Nói chung, khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã hiểu biết văn hóa, xã hội của các nước sẽ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, giúp các nhà xuất khẩu tạo được niềm tin, ký kết hợp tác lâu dài với các đối tác trên thị trường quốc tế
Nhóm các yếu tố thuộc về quốc gia xuất khẩu hàng hóa
Môi trường kinh tế chung ở trong nước: Phát triển kinh tế trong nước giúp đẩy
mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các hiếp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu
Sự biến động của tỷ giá hối đoái trong nước: Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong
nước sẽ làm thay đổi giá tương đối của hàng hóa đó ở trong nước so với nước ngoài từ
đó ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu cũng như cung xuất khẩu Do vậy, tỷ giá hối đoái sẽ
là một biến số vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia
Nhân tố cơ sở hạ tầng của quốc gia:
Cơ sở hạ tầng bao gồm: Giao thông như các tuyến đường như đường bộ, đường sắt, bến cảng; Mạng lưới viễn thông …vì thế, đây là nhân tố không thể thiếu trong xuất khẩu hàng hóa Cơ sở hạ tầng phát triển tốt làm quá trình sản xuất được vận hành trơn tru từ đó tăng năng suất sản xuất, tăng sản lượng và giảm chi phí cho các hàng hóa xuất
khẩu
Các tuyến đường như đường bộ, đường sắt, bến cảng, … được nâng cấp, sửa chữa giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường nước ngoài một cách dễ dàng, giúp việc vận chuyển hàng hóa an toàn và nhanh chóng
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 219
Mạng lưới viễn thông vững chắc cung cấp thông tin nhanh và miễn phí, làm tăng hiệu quả kinh tế, giúp các doanh nghiệp trao đổi thông tin trực tiếp với nhau được đầy
đủ và kịp thời, giúp việc ra quyết định hiệu quả
Hệ thống chính trị pháp luật của quốc gia: Hệ thống pháp luật của quốc gia có ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong quốc gia đó Các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính về hoạt động xuất khẩu của một số quốc gia minh bạch, rõ ràng
và nhanh chóng giúp các doanh nghiệp trong nước dễ dàng hoàn tất các thủ tục xuất khẩu một cách thuận lợi từ đó sẽ tạo tích cực cho hoạt động xuất khẩu của cả quốc gia
Đối thủ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong quốc gia: Cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong một quốc gia diễn ra gay gắt, ảnh hưởng sản xuất đến hoạt động xuất khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cạnh tranh ở nhiều yếu tố như cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa tương tự sang cùng một thị trường, cạnh tranh
về mặt hàng thay thế, cạnh tranh về giá cả, chất lượng, sự đối mới … Quốc gia càng phát triển về xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu muốn giành được lợi thế cạnh tranh trong nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình để có những nước đi đúng đắn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình
Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu chính là cầu nối đưa hàng hóa từ nước sản xuất đến nước tiêu dùng Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp:
Nhân tố bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
quốc gia có diễn ra thuận lợi, trơn tru không đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu cần có
bộ máy quản lý hoàn chỉnh, có tổ chức, phân công công việc lao động của doanh nghiệp sao cho phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường vì thế đòi hỏi phải có trình độ quản lý, giám sát, kiểm tra,…để hướng doanh nghiệp có hướng đi hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Nhân tố lao động của doanh nghiệp: Yếu tố lao động đóng vai trò quyết định đến
hiệu quả sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu thế về lao động, không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề, năng lực của lao động sẽ đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của quốc gia ngày càng phát triển
Nguồn lực tài chính và công nghệ của doanh nghiệp:
Trang 2210
Nguồn lực tài chính tốt giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn (nhiều vốn) thì sẽ mua được công nghệ hiện đại nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu hút được nhiều đối tác nhập khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu về thông tin nhanh, chính xác, thuận tiện cho khâu nghiên cứu thị trường, khách hàng trong nước và quốc
tế, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định một cách chủ quan nhất về yêu cầu sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng hàng hóa, … của các nước mà doanh nghiệp
đó muốn xuất khẩu sang thị trường thế giới
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2311
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài đã khái quát những cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa bao gồm khái niệm, vai trò, các hình thức xuất khẩu Nội dung của chương 1 cũng đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của quốc gia trên các phương diện sản lượng hàng hóa xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu, thị phần của hàng hóa xuất khẩu, giá của hàng hóa xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh trên thị trường Cuối cùng Chương 1 cũng đã tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở khía cạnh các nhân tố quốc tế, các nhân tố quốc gia xuất khẩu và các nhân tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu Những nội dung ở chương 1 là cơ sở để phân tích cho thực trạng sẽ được trình bày ở chương 2 của khóa luận tốt nghiệp
Trang 2412
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ASEAN
Tổng quan về thị trường gạo của ASEAN
Một số thông tin cơ bản về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei Ngày 28/07/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội Ngày 23/07/1999 ASEAN kết nạp Lào và Myanmar Ngày 30/04/1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á
Hình 2.1 Hình ảnh lá cờ ASEAN
(Nguồn: General Statistics Office of Viet Vam)
Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, với dân số gần 700 triệu dân, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới, diện tích đất 4,46 triệu km2, chiếm khoảng 3% tổng diện tích của trái đất, ASEAN tạo ra một thị trường với bản sắc riêng có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, phong tục, đa dạng về ngôn ngữ và thị trường tiêu thụ lớn Các nước tham gia vào thị trường ASEAN đều tuân thủ quy định pháp lý chung của cộng đồng và những nguyên tắc cơ bản của ASEAN về chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, đồng thuận và thống nhất
ASEAN là một trong những khu vực tiềm năng có nền kinh tế tăng trưởng với tốc
độ nhanh trên thế giới Để có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN sẽ không nhiều yêu cầu khắt khe, khó tính như một số thị trường khác ở Đông Bắc Á, Châu Âu, Hoa Kỳ Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp cần cập nhật và nắm bắt
rõ các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở thị trường ASEAN cũng như các hệ thống luật lệ, thủ tục để tránh những rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2513
Đặc điểm thị trường gạo và thị hiếu tiêu dùng gạo tại ASEAN
- Đặc điểm thị trường gạo tại ASEAN
ASEAN với dân số gần 700 triệu dân và số lượng quốc gia sử dụng gạo như là một phần lương thực chính chiếm tỷ lệ cao do đó lượng tiêu thụ gạo của thị trường ASEAN rất lớn Bên cạnh đó, các nước trong khu vực ASEAN khá gần gũi với nhau về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo, văn hóa đồng thời có sự tương đồng về thị hiếu tiêu dùng vì thế nhu cầu về sản phẩm gạo của các nước cũng khá tương đồng Với diện tích trồng lúa của khu vực ASEAN khoảng 48 triệu ha, diện tích sản xuất lúa gạo chiếm khoảng trên 66% tổng diện tích đất canh tác ở ASEAN Trên phương diện kinh tế, lúa gạo vừa là nguồn tự túc lương thực vừa là nguồn xuất khẩu và có sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng nội địa và việc thu ngoại tệ trong khu vực Kế hoạch tự túc lương thực rõ nét nhất ở Indonesia với mục tiêu 100% gạo, Malaysia đặt mức tự cung cấp gạo là 90% gạo trong khi Myanmar, Campuchia và Thái Lan không quy định mức tự túc lương thực Các nước trồng lúa gạo chính trong khu vực là Việt Nam và Thái Lan
Phần lớn ASEAN nhập khẩu gạo chủ yếu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Cambodia, Lào và một số nước ở khu vực Nam Á như Ấn Độ, Pakistan Các loại gạo được ASEAN nhập khẩu chủ yếu phân theo 2 phân khúc là gạo phẩm cấp cao và gạo phẩm cấp thấp Hầu hết các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu gạo cấp thấp giá rẻ chiếm khoảng 80-90% gạo khu vực nhập khẩu Ngoài ra hiện nay nhu cầu sử dụng các loại gạo phẩm cao cấp có xu hướng tăng như gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao
- Thị hiếu tiêu dùng
Về thị hiếu tiêu dùng gạo ở ASEAN có sự khác biệt khá rõ giữa các nước do sự khác biệt về thói quen, hành vi tiêu dùng và văn hóa của các quốc gia, điển hình như: Đối với các nước theo đạo: đạo hồi, đạo Thiên chúa, đạo Phật, đạo Hindu khi xuất khẩu sang các nước này cần phải có chứng chỉ Halal đối với các sản phẩm Chẳng hạn
ở Malaysia, Indonesia, Brunei là những quốc gia theo đạo Hồi nên họ không ăn thịt heo,
bù lại họ tiêu thụ nhiều thịt gà và ăn vặt nhiều, tiêu biểu là gạo, khoai tây, ngô, khoai lang để chế biến snack Vì thế nếu những sản phẩm nhập khẩu này có chứng chỉ Halal hàng hóa sẽ dễ dàng tiếp cận người dân Trường hợp không có chứng nhận Halal, thực phẩm chỉ có thể tiếp cận khoảng 20% dân số người gốc Trung Quốc và gần 10% người gốc Ấn Độ tại Malaysia
Philippines là quốc gia không đòi hỏi quá cao hay quá khắt khe trong tiêu thụ gạo Tại Philippines mặc dù người theo Đạo thiên chúa giáo chiếm số đông nhưng tập quán, thị hiếu tiêu dùng tại Philippines có nhiều nét tương đồng với Việt Nam đặc biệt sử dụng gạo, các loại thực phẩm, hoa quả tươi sống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
Trang 2614
Lào cũng là một thị trường khá dễ tính tuy nhiên người dân Lào thường sử dụng các loại gạo có độ dẻo và dính cao Người Campuchia thường dùng gạo hạt cơm dẻo vừa, tơi mềm và có mùi thơm thoang thoảng, có hạt dài, thon, trắng trong, phần bụng không bạc trắng
Một số nhóm người tiêu dùng như người già, người ăn kiêng, ăn theo chế độ tập luyện và những người bị bệnh tiểu đường thường có nhu cầu nhập khẩu các loại gạo liên quan đến bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng sẽ tập trung vào các lạo gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo lứt cho người ăn kiêng, gạo chất lượng cao từ 0-5% tấm dành cho người bệnh đái tháo đường
Về chất lượng của gạo thì tại ASEAN an toàn thực phẩm được người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn, đặc biệt là tại một số quốc gia như Singapore, Malaysia rất khắt khe và đưa ra những yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm gạo
Các quy định, yêu cầu của thị trường ASEAN về sản phẩm gạo nhập khẩu
Trong khuôn khổ của khu vực ASEAN các nước nhập khẩu gạo cần tuân thủ quy định đã được ký kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) Quy tắc xuất xứ hàng hóa: hàng hóa nhập khẩu vào thị trường ASEAN chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN Một hàng hóa được coi là
có xuất xứ ASEAN nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Phụ lục 3-quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng) Để được nhận ưu đãi thuế quan nhà xuất khẩu phải xin chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
Theo sửa đổi bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, tiêu chí xuất gạo là WO – hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên, ta có bảng sau:
Bảng 2.1 Bảng quy tắc cụ thể mặt hàng gạo nhập khẩu của thị trường ASEAN
Mã số hàng hóa Mô tả hàng hóa Tiêu chí xuất xứ 1006.20 Gạo lứt WO
1006.30 Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ,
đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed)
WO
1006.40 Tấm WO
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2715
Mỗi quốc gia trong thị trường ASEAN đều có những quy định, yêu cầu về sản phẩm gạo mà họ nhập khẩu là khác nhau Trên đây là quy định, yêu cầu của một số nước chính về nhập khẩu gạo:
Philippines là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới Với số lượng gạo nhập khẩu lớn nên nước này cũng có những quy định về nhập khẩu gạo nhằm bảo
vệ sản xuất trong nước gồm các tiêu chuẩn về ATTP: Tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu, các tạp chất và các thông số về vi sinh; giấy phép kiểm định thông quan nhập khẩu (SPS – IC) đối với gạo, chứng chỉ COA là những yêu cầu
về kiểm định trước vận chuyển và SPS sau vận chuyển đối với gạo xay xát; tất cả các
cơ sở lưu trữ, vận chuyển hoặc xử lý gạo sẽ cần được thanh tra, kiểm toán, cấp phép bởi BPI để đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện đầy đủ Đối với các quốc gia hồi giáo như Malaysia, Indonesia, … yêu cầu để nhập khẩu gạo sang các nước này là phải có chứng nhận Halal kiểm định chất lượng hàng hóa đạt chuẩn để cộng đồng người Muslim có thể sử dụng được Đối với Indonesia giấy chứng nhận Halal phải do cơ quan thẩm quyền Indonesia cấp Để đạt được chúng nhận Halal
là cả hành trình khó khăn và tốn kém tuy nhiên với những doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu bền vững chứng nhận này là điều kiện bắt buộc Bên cạnh đó, Indonesia là thị trường bảo hộ cao nhất trong khối ASEAN nên cần lưu ý về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu; tiêu chuẩn quốc gia (SNI); quy định về cảng nhập khẩu; thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; giới hạn chủng loại gạo được phép nhập khẩu: các loại gạo được cấp phép là những loại trong nước chưa thể sản xuất hoặc không đáp ứng được như gạo chất lượng cao 0-5% tấm, gạo dành cho những người tiểu đường và gạo 100% tấm phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp …
Với Singapore gạo là mặt hàng thuộc diện Chính phủ kiểm soát về giá Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu gạo đều phải có giấy phép kinh doanh do Cục doanh nghiệp quốc tế Singapore (IES) thuộc Bộ Công Thương Singapore cấp Giấy phép nhập khẩu chỉ được cấp cho nhà nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu và tham gia Chương trình Kho dự trữ gạo Lượng gạo dự trữ hàng tháng cho gạo trắng là 50 tấn và không có lượng gạo dự trữ tối thiểu cho Bastati, gạo Ponni, gạo đồ Theo luật kinh doanh lương thực của Singapore, mỗi bao gạo sẽ phải dán nhãn tương ứng cho từng chủng loại gạo bán cho khách hàng với chi tiết như sau: - chủng loại gạo; - Hàm lượng tinh bột; - Trọng lượng tịnh; - Nhãn hàng (nếu có); Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu nhà phân phối, đại lý hoặc đơn vị đóng gói bao
Với Việt Nam, mặt hàng gạo thuộc danh mục quản lý của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn nên khi nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục Công Bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của cơ quan này Bên cạnh đó, căn cứ theo Thông tư số
Trang 2816
2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29/06/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mã HS lúa gạo thuộc vào diện phải kiểm dịch thực vật Do đó, khi nhập khẩu
về nước các doanh nghiệp cũng phải thực hiện kiểm dịch đối với mặt hàng này Yêu cầu
về ATTP như: chất phụ gia, lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm theo quy định hiện hành Phải có nhãn mác trên mỗi bao gạo nhập khẩu vào Việt Nam Ngoài ra, một số nước khác nhập khẩu gạo với số lượng ít như Lào, Brunei, Thái Lan, Cambodia, Myanmar là những quốc gia đã ký kết các hiệp định thương mại trong khu vực nên được ưu đãi về thuế nhập khẩu và phải có giấy phép nhập khẩu
Thực trạng nhập khẩu gạo ASEAN giai đoạn 2015-2022
Về sản lượng nhập khẩu gạo của ASEAN
Biểu đồ 2.1 Sản lượng nhập khẩu gạo của ASEAN (Đơn vị: Triệu tấn)
(Nguồn: Trade statistics for international business development)
Trong giai đoạn 2015-2017, sản lượng gạo nhập khẩu của ASEAN có xu hướng giảm từ 3,62 triệu tấn năm 2015 giảm xuống còn 2,24 triệu tấn năm 2017, tương đương giảm 38,12% so với năm 2015 Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung trên thị trường ASEAN đang vượt xa so với cầu, trong khi đó những nước nhập khẩu gạo như Philippines, Indonesia hay Malaysia lại giảm tỷ lệ nhập khẩu từ 30-65% do chính sách lương thực
Trong giai đoạn 2018-2021, sản lượng nhập khẩu gạo của ASEAN có sự tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2018 sản lượng nhập khẩu gạo của khu vực là 5,3 triệu tấn đến năm 2021 tăng lên 6,23 triệu tấn, tương đương tăng 17,54% so với năm 2018 Trong giai đoạn 2019-2021, đại dịch Covid-19 diễn ra làm nguồn cung về gạo của các nước trong khối ASEAN bị khan hiếm, nhu cầu về nhập gạo để đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu lương thực cho lượng lớn người dân của các quốc gia tăng cao Sau 2
Trang 2917
năm dịch bệnh đã được kiểm soát nhờ tận dụng các lợi thế về thuế quan, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), … trong việc hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, sản lượng gạo nhập khẩu của ASEAN đã tăng trở lại với mức tăng mạnh nhất vào năm 2021 tăng 1,81 triệu tấn so với năm 2020
Về giá trị kim ngạch nhập khẩu gạo của ASEAN
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu gạo của ASEAN
Năm Kim ngạch nhập khẩu
(Tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%)
(Nguồn: Trade statistics for international business development)
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu của ASEAN có sự tăng trưởng rõ rệt thể hiện qua hai giai đoạn 2015-2017 và 2018-2022
Theo số liệu được tổng hợp từ ITC Trade Map, giai đoạn 2015-2017 tương ứng với sự thay đổi về quy mô sản lượng gạo thì giá trị kim ngạch và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu gạo cũng có xu hướng giảm Năm 2015 kim ngạch nhập khẩu gạo là 1,72 tỷ USD giảm xuống còn 1,11 tỷ USD năm 2017, tương ứng giảm 13% so với năm 2015 và giảm 26% so với năm 2016
Giai đoạn 2018-2019 tương tự với sự gia tăng về quy mô nhập khẩu thì giá trị kim ngạch cũng có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 31,6%/năm Năm 2018 kim ngạch nhập khẩu gạo đạt 2,54 tỷ USD đến năm 2022 tăng 3,08 tỷ USD, tương ứng tăng 21,25% so với năm 2018 Tuy nhiên giá trị kim ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2019 giảm 21% so với năm 2018 là do đây là năm đầu tiên dịch Covid-19
Trang 30Biểu đồ 2.2 So sánh tổng giá trị kim ngạch và sản lượng nhập khẩu gạo của các
thành viên trong ASEAN đoạn 2015-2022 (Đơn vị: Nghìn USD)
(Nguồn: Trade statistics for international business development)
Trong khu vực ASEAN rất nhiều quốc gia xuất phát điểm là nước nông nghiệp với khí hậu, địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và gạo là lương thực chủ đạo do vậy hầu hết các nước trong khối ASEAN đều có hoạt động xuất và nhập khẩu gạo
Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất với sản lượng nhập khẩu gạo đạt 15,72 triệu tấn và giá trị kim ngạch đạt 6,03 tỷ USD Philippines thường nhập hơn 1 triệu tấn lương thực chủ lực hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và duy trì kho dự trữ
Việt Nam đứng ở vị trí tứ 2 về sản lượng gạo nhập khẩu đạt gần 8 triệu tấn tuy nhiên giá trị kim ngạch nhập khẩu lại xếp thứ 5 đạt 1,74 tỷ USD Việt Nam xuất khẩu gạo thơm, chất lượng cao và nhập khẩu gạo cấp thấp giá rẻ để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác
Đứng thứ 3 về sản lượng nhập khẩu gạo là Singapore có sản lượng nhập khẩu đạt 6,34 triệu tấn và cũng chỉ xếp thứ 4 về giá trị kim ngạch nhập khẩu gạo đạt 1,94 tỷ USD Singapore là một quốc gia không có nền nông nghiệp do đó để đảm bảo an ninh lương
0 2000000
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 31Đứng thứ 5 về nhập khẩu gạo là Indonesia với sản lượng nhập khẩu là 0,26 triệu tấn và giá trị kim ngạch nhập khẩu là 2,83 tỷ USD Indonesia mặc dù là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 sau Ấn Độ và Trung Quốc nhưng Indonesia vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của ASEAN do phải đảm bảo lượng gạo dự trữ quốc gia, năng suất trồng lúa gạo của Indonesia thấp, thu nhập mang lại cho người nông dân thấp nên họ không thiết tha với sản xuất lúa gạo Ảnh hưởng của El Nino khiến giá thành của gạo nhập khẩu vào nước này cao Các nước mà Indonesia nhập khẩu gạo chủ yếu từ: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, … Giống Việt Nam thì Campuchia cũng là nước nhập khẩu gạo giá rẻ có sản lượng 2,45 triệu tấn và giá trị kim ngạch chỉ 0,06 tỷ USD Các nước khác có kim ngạch dưới 1 tỷ USD do các nước này là các nước sản xuất gạo, họ tự chủ động được trong việc đáp ứng lượng gạo tiêu thụ của người dân trong nước
Như vậy, những phân tích ở trên có thể thấy rằng nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước thành viên trong ASEAN là khác nhau Vì vậy, ASEAN là một thị trường tiềm năng về xuất khẩu gạo trong tương lai cho Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung
Các thị trường ASEAN nhập khẩu gạo
Bảng 2.3 Giá trị kim ngạch nhập gạo của ASEAN từ nội và ngoại khối giai đoạn
2015-2022
( Đơn vị: Tỷ USD)
Tốc độ tăng trưởng trung bình (%)
Trang 32(Nguồn: Trade statistics for international business development)
Trong giai đoạn 2015-2022, nhập khẩu gạo của ASEAN chủ yếu từ các nước trong khối với tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,88%/năm với giá trị kim ngạch nhập khẩu nội khối trong năm 2022 tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2015 Các nước đứng đầu về cung cấp gạo sang ASEAN là Việt Nam và Thái Lan Năm 2015, giá trị kim ngạch nhập khẩu gạo của ASEAN từ Việt Nam là 0,64 tỷ USD đến năm 2022 tăng lên là 1,331 tỷ USD, tương ứng tăng 107,9% so với năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18% Tiếp đến là Thái Lan có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4,85% và là nước đang cạnh tranh với Việt Nam trên thị trường gạo thế giới nói chung và trong khối ASEAN nói riêng về các loại gạo thơm, gạo trắng và gạo nếp Các thị trường khác mà ASEAN nhập khẩu gạo trong khu vực là Cambodia, Myanmar, Campuchia, …
Về thị trường ngoại khối, thị trường cung cấp gạo cho ASEAN đứng đầu là Ấn Độ
và Pakistan với tộc độ tăng trưởng trung bình lần lượt đạt 32,48% và 16,97% Hai loại gạo đồ non-basmati và gạo basmati của Ấn Độ đang có sự cạnh tranh với gạo basmati của Pakistan Ngoài ra còn có các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản nhưng với kim ngạch nhập khẩu thấp hơn
Thư viện ĐH Thăng Long