1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VN EU được ký kết

95 481 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 413,11 KB

Nội dung

Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã cónhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưakhắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứngđược các nhu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản

cả nước ngọt và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cungnguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầutrong nước và xuất khẩu Nhờ vậy, xuất khẩu thủy sản đã trở thànhmột trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tếmang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và luôn nằm trong danhsách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạonguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực này Theo Hiệp hội chế biến xuất khẩuthủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩuthủy sản đạt 7.836 triệu USD, tăng 16,74% so với năm 2013, bìnhquân tăng 14,27%/năm Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu thủy sảnchiếm 25,39% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp và2,65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc Trong số các thị trườngxuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường EU đóng mộtvai trò vô cùng quan trọng Trong suốt nhiều năm liền thị trường này(cùng Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủysản lớn nhất của Việt Nam.Ngày 4 tháng 8 năm 2015, Việt Nam và

Trang 2

EU đã công bố việc kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thươngmại Tự do giữa Việt Nam và EU, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuếnhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế Đối với rất ít số dòng thuếcòn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan, hoặc cắtgiảm thuế quan một phần.Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất

mà Việt Nam đạt được trong các Hiệp định FTA đã ký kết cho tớinay”

Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càngxuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nướcxuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự

do hoá thương mại Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã cónhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưakhắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứngđược các nhu cầu của thời đại.Bên cạnh đó, trong những năm gầnđây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu thủy sảnảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàngthủy sản.Ngành thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và bị lôi kéo vàonhững vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩmđồng thời đang phải đối mặt với rất nhiều bất lợi của thị trường.Bêncạnh đó, các rào kĩ thuật và thương mại, lượng kháng sinh, nguồngốc xuất sứ và hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch, đang làthách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam Vì vậy, đề tài: “TRIỂNVỌNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Trang 3

SANG THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

TỰ DO VN-EU ĐƯỢC KÝ KẾT” được chọn để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hiện có 461 DN thủy sản Việt Nam đủ điều kiện được cấp phépxuất khẩu vào EU, chỉ đứng sau Trung Quốc Do đó, FTA với EUđược nhận định sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành thủy sản để mởrộng thị phần tại EU

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn trong FTA không chỉ là chất lượngsản phẩm, mà còn là những yêu cầu khắt khe với DN nên đây sẽ làthách thức không nhỏ cho ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam

Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sangthị trường EU trong những năm qua Xem xét những thành tựu đạtđược, hạn chế, những quy định của EU đối với mặt hàng thủy sảnnhập khẩu hiện nay

Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số vấn đề về thủy sản và xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

- Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàngthuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU

b Phạm vi nghiên cứu:

Trang 4

Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan đến trình độ và khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thịtrường EU trong thời gian qua và triển vọng, tập trung chủ yếu vềmột số lĩnh vực sau đây: thị trường xuất khẩu, kim ngạch và tỷ trọngxuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng như những mặt hạnchếtrong giai đoạn trên

Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu từ năm 2004đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương phápsau đây:

- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể,

có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phươngpháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phươngpháp phân tích so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kếtluận

Trang 5

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của ViệtNam sang thị trường EU

Chương 3: Dự báo và triển vọng hoạt động xuất khẩu thủy sảnViêt Nam sang EU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU

1.1.1 Đặc điểm tiêu dung củathị trường EU

EU hiện có 28 quốc gia thành viên với dân số hơn 500 triệungười, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thểthấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú vềhàng hoá Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thịtrường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong EU nhưng cácquốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có nhữngđặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá Trình độ phát triển kinh

Trang 6

tế xã hội của các thành viên là khá đồng đều cho nên người dânthuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêudùng.Đa số các nước EU, mức tiêu thụ thủy sản cao nhất là nhómngười trên 50 tuổi, họ cũng là nhưng người thích dùng các SP tươihoặc cần chế biến nấu chín trước khi ăn hơn những người trẻ Cáclứa tuổi khác đều thích ăn thủy sản, nhưng đặc biệt trẻ em thích ănthủy sản ăn liền, fish&chip, fish finger, đóng hộp hơn là hàng tươi.Mặc dù những khác biệt vẫn tồn tại giữa từng nước, nhìnchung dân số EU có sức mua cao, tuy nhiên người tiêu dùng ở đây lànhững người mua có thái độ phân biệt đối xử, với yêu cầu cao đốivới hàng hóa NK Người tiêu dùng EU rất quan tâm tới chấtlượng sản phẩm và phương pháp sản xuất bền vững và thân thiệnvới môi trường Mức độ tiện dụng cũng quan trọng ngang vớiATTP, hình thức bao gói, hay “sự tinh khiết” của sản phẩm, tránh

sử dụng các nguyên liệu và các phụ gia không cần thiết

EU là một thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, chủyếu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển bềnvững Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều về các yếu tốsức khỏe và thể chất Người dân châu Âu đặc biệt quan tâm đếnnhững sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiênnhiên, hạn chế hóa chất Người tiêu dùng khu vực này ngày càng có

xu thế ăn uống lành mạnh, tăng các hoạt động ngoài trời có lợi chosức khỏe Ngoài ra việc thu nhập tăng và dân trí cao khiến người dân

Trang 7

ở đây quan tâm hơn đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệtthể hiện được tính cá thể, người tiêu dùng muốn họ là trung tâm, sảnphẩm phải phục vụ nhu cầu và đề cao tính cá nhân của họ Các yếutố khác cũng được quan tâm nhiều như việc kết nối về thông tin sảnphẩm và trách nhiệm xã hội của sản phẩm và nhà cung cấp, sản xuất.Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ

về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao Người tiêudùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sảnphẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãnhiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sảm phẩm và có uy tín lâu đờicho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất antoàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng

Thị trường thủy sản EU có thể chia thành 3 khu vực chính:

• Bắc Âu, bao gồm cả Anh, Ireland, Hà lan và các nước thuộcbán đảo Scandinavian: tiêu dùng chủ yếu các loài thủy sản nước lạnhnhư cá tuyết, thu, pollack, cá hồi (trout) … Tại đây, các đồ ăn sẵn,

ăn nhanh thông dụng hơn các nước phía Nam âu (ĐTH), và như vậycác sản phẩm thủy sản chế biến có thị phần cao hơn hẳn các sảnphẩm thô

• Các nước vùng Địa Trung hải (Nam Âu): các loài thủy sản tiêuthụ thông dụng là: cá trích, mực ống, bạch tuộc và các loại nhuyễnthể Tại các nước này, phần lớn lượng tiêu thụ là hải sản tươi hoặcchưa qua chế biến

Trang 8

• Trung Âu, gồm cả Áo, Ba lan và CH Czech: Ít có thói quen ănthủy hải sản và có mức tiêu thụ thấp nhất EU Tuy nhiên, các SP cángừ đóng hộp, cá hồi và tôm là thông dụng ở cả 3 khu vực kể trên.1.1.2 Những quy định của EU đối với mặt hàng thủy sản nhập

Quy định về vệ sinh: Các nước muốn đưa thủy sản vào EU phải

nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu vào EU Các lôhàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu do cơquan chức năng của nước xuất khẩu cấp

Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: Theo các quy chế

91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn

Trang 9

cụ thể về vệ sinh, độ tươi, nhiễm vi sinh tối đa, dư lượng hóa chất,chất độc, độc tố sinh học biến và kí sinh trùng.

Quy định về giám sát: Quyết định 49/356/EEC yêu cầu nhà sản

xuất có hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạtđộng sản xuất và chế biến của mình phù hợp với tiểu chuẩn HACCP.HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủysản vào EU

Yêu cầu về bao gói: Trong những năm gần đây, những thay

đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng, những cải tiến về bao gói

và sự trỗi dậy của thị trường chung EU đã đòi hỏi EU rà soát lạinhững quy định pháp luật với mục đích tăng lựa chọn cho người tiêudùng, củng cố năng lực cạnh tranh và làm hài hòa luật pháp của khốinày Chỉ thị 2007/45/EC đưa ra ngày 21/9/2007 đã bỏquy định kích

cỡ ấn định đối với hàng hóa trước khi đóng gói và các sản phẩmkhác trừ rượu vang và rượu mạnh Quy định trên bãi bỏnhững quytắc về khối lượng danh nghĩa khắt khe đã lỗi thời đối với hàng hóađóng gói ở toàn EU Chỉthị này yêu cầu tất cả các nước thành viênhủy bỏ những quy tắc như vậy trong luật pháp quốc gia Theo nhữngquy định này, các nhà sản xuất bây giờ được tự do lựa chọn kích cỡbao gói phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thiết kế bao gói

và cải tiến phù hợp với chiến lược bán hàng chứ không phải theoluật pháp Các công ty XK hiện nay sẽ phải linh hoạt hơn để có thểhưởng nhiều lợi ích hơn khi chi phí để phù hợp với luật pháp quốc

Trang 10

gia giảm xuống Việc bãi bỏ quy định giúp hàng hóa có thể thâmnhập vào thị trường EU với khối lượng khác nhau.

Quy định vềnhãn mác: Thủy sản bán tại châu Âuphải tuân thủ các

quy tắc về dán nhãn cho thủy sản được định rõ trong Quy định số104/2000 (EC) và các quy định dán nhãn đặc thù đối với thủysản phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường theo Quy định số2406/96 (EC).Theo Quy định số 104/2000 (EC) và Quy định số2065/2001 (EC), nhãn mác hoặc bao gói của thủy sản phải cónhững thông tin sau đây:

-Tên thương mại và tên khoa học của các loài Vì mục đích này,các nước thành viên EU phải có một danh sách các tên khoa học vàthương mại được chấp nhận trên lãnh thổ nước mình

- Phương pháp sản xuất (đánh bắt trên biển hay nước ngọt, hay từnuôi trồng thủy sản) với những thuật ngữ đồng nhất

- Khu vực đánh bắt (chỉ rõvùng khai thác strong trường hợpđánh bắt trên biển hay chỉ dẫn tới nước xuất xứ nếu thủy sản đượcđánh bắt trong vùng nước ngọt hoặc nuôi)

Thêm vào đó, những sản phẩm thủy sản nhất định phải tuânthủ những tiêu chuẩn thị trường theo Quy định số 2406/96 (EC).Quy định này yêu cầu những lô hàng phải có cùng kích cỡ và độtươi đồng nhất Hạng mục độ tươi và kích cỡ và hình thức trìnhbày phải được thể hiện rõ trên nhãn mác đínhtrênlô hàng đó Nhữngtiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho việc ấn định mức giá chung cho

Trang 11

từng hạng mục sản phẩm và xác định mức độ chất lượng.Thông tin

mà nhãn mác cung cấp phải dễ hiểu, dễ nhìn thấy, dễ đọc và phảibằng ngôn ngữ của nước thành viên EU nơi sản phẩm đó được bán

Các bước phê duyệt chính thức đối với thủy sản nhập khẩu: EU đã

thiết kế một quy trình cho việc đánh giá tính thích hợp của các quốcgia thứ ba khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU

1 Cơ quan quốc gia của nước thứ ba phải nộp một yêu cầuchính thức cho Tổng cục Y tế và bảo vệ người tiêu dùng của Ủy banchâu Âu để xuất khẩu cá, sản phẩm thủy sản hoặc nghêu sò sangEU.Yêu cầu phải có xác nhận rằng chính quyền có thể thực hiện tất

cả các quy định pháp lý liên quan để đáp ứng yêu cầu của EU

2 Tổng cục Y tế và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ gửi một phiếu câuhỏi yêu cầuthông tin về pháp luật có liên quan, các cơ quan có thẩmquyền, vệ sinh và các yếu tố khác sẽ được thu thập và nộp lại

3 Đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, kế hoạch giám sát dưlượng của nước xuất khẩu cũng phải được đệ trình và phê duyệttrong giai đoạn này

4 Sau khi đánh giá, một cuộc thẩm tra của Văn phòng thực phẩm vàThú y có thể được thực hiện nhằm đánh giá tình hình tại chỗ Việcnày là bắt buộc đối với các sản phẩm có nguy cơ cao như động vật

có vỏ

5 Căn cứ vào kết quả đánh giá kiểm tra, và những cam kết từ quốcgia xuất khẩu, Tổng cục Y tế và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ đề

Trang 12

xuấtmột danh sách các nước, các điều khoản cụ thể mà hàng nhậpkhẩu từ đất nước đó sẽ được ủy quyền, kèm theo 1 danh sách cơ sở

đã được phê duyệt trong nước Những cơsở này sau đó được thảoluận với các đại diện của tất cả các nước thành viên EU

6 Nếu các nước thành viên tán thành với các đề xuất, Ủy ban Châu

Âu sẽ thông qua các điều kiện nhập khẩu cụ thể Danh sách các cơ

sở đủ điều kiện có thể được sửa đổi theo yêu cầu của các nước xuấtkhẩu và được công bố rộng rãi trên Internet

Từ ngày 1/1/2010, thủy sản nhập khẩu vào EU phải phù hợp vớiquy định IUU (Illegal unreported and unregulated fishing- Luật phảichứng minh được nguồn gốc thủy sản) Theo đó các lô hàng phải cóthông tin từ tên tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt vàvùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy khai báochuyến hàng trên biển, trong khu vực càng, tàu tiếp nhận hoặc đợn

vị tiếp nhận trong càng… Như vậy, để xuất khẩu vào EU, các doanhnghiệp không thể sử dụng các lô hàng hải sản không rõ nguồn gốc,không đủ chứng từ

Ngày 11/1/2012, Ủy ban Châu Âu ban hành quy định số EUsố16/2012 bổ sung yêu cầu đối với thực phẩm đông lạnh có nguồn gốcđộng vật, theo đó, yêu cầu này sẽ được bổ sung vào Mục IV, Phụ lục

II Quy định EC số 853/2004.Theo quy định định tại Mục IV, ngàysản xuất đối với sản phẩm thủy sản là ngày thu hoạch hoặc đánhbắt.Tại công đoạn thực phẩm được bao gói theo quy định của Chỉ thị

Trang 13

số 2000/13 hoặc được sử dụng để chế biến tiếp, cơ sở sản xuất phảibảo đảm rằng trong trường hợp thực phẩm đông lạnh có nguồn gốcđộng vật, cơ sở phải sẵn sàng cung cấp những thông tin vềNgày sảnxuất và ngày cấp đông, nếu khác với ngày sản xuấttới người mà thựcphẩm được cung cấp, theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Trườnghợp thực phẩm được sản xuất từ một lô nguyên liệu khác với ngàysản xuất hoặc cấp đông, ngày sản xuất gần nhất và/hoặc cấp đôngcũng phải sẵn sàng cung cấp.Người cung cấp thực phẩm đông lạnh

có thể lựa chọn hình thức phù hợp để ghi nhận các thông tin nêutrên, miễn sao các thông tin nêu trên rõ ràng và sẵn sàng được cungcấp bởi nhà sản xuất thực phẩm khi thực phẩm được phân phối

Quy định EU số 28/2012 ngày 11/1/2012 của Ủy ban Châu Âu(12/03/2012)

Ban hành yêu cầu đối với việc chứng nhận cho nhập khẩu và quácảnh lãnh thổ EU đối với một số sản phẩm thực phẩm phối chế vàsửa đổi Quyết định số 2007/275/EC và Quy định EC số 1162/2009.Theo quy định EU số 28/2012 ngày 11/1/2012 của Ủy ban ChâuÂu:Đối với sản phẩm thủy sản phối chế với các thành phần khác sẽthuộc đối tượng điều chỉnh tại quy định này nếu chứa 50% hoặc lớnhơn thành phần là sản phẩm thủy sản được định nghĩa theo Quy địnhtại Điều 4(b) Quyết định 2007/275/EC Các sản phẩm thực phẩmphối phối chế (bao gồm xuất khẩu vào EU hoặc xuất khẩu vào nướckhác không thuộc EU nhưng quá trình vận chuyển quá cảnh qua

Trang 14

lãnh thổ EU) thuộc đối tượng áp dụng của Quy định EU số 28/2012

sẽ phải được chứng nhận theo mẫu chứng thư ban hành kèm theoQuy định này Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/3/2012, tuynhiên các lô hàng thực phẩm phối chế đã được cấp chứng thư theoquy định tại Điều 5 Quyết định 2007/275/EC trước ngày 01/3/2012

sẽ tiếp tục được nhập khẩu hoặc quá cảnh vào EU cho tới ngày01/9/2012

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT EU

NAM-1.2.1 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU

1.2.1.1 Quá trình hình thành

Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịchChâu Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thươngmại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi hai Bên hoàn tấtcác công việc kỹ thuật

Thực hiện chỉ đạo của hai Nhà Lãnh đạo, Việt Nam và EU đã chínhthức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26tháng 6 năm 2012 Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chínhthức và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn vàcác nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận nguyêntắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định

Trang 15

Ngày 4 tháng 8 năm 2015, Việt Nam và EU đã công bố việc kết thúc

cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam vàEU

1.2.1.2 Tiến độ đàm phán

-Phiên đàm phán đầu tiên

+Thời gian đàm phán: 8 – 12/10/2012

+Địa điểm đàm phán: Thủ đô Hà Nội

+Nội dung đàm phán: với sự tham gia của 60 chuyên gia đến từ haiphía, hai bên đã chia sẻ về cách thức tiến hành các vòng đàm phán

kế tiếp dựa trên tinh thần xây dựng Thống nhất những nội dung cơbản về khung Hiệp định để làm rõ những yêu cầu, mong muốn củamình đối với đối tác Hai bên đều đang nỗ lực tìm kiếm một thỏathuận toàn diện trên các lĩnh vực như biểu thuế, hàng rào phi thuếquan cũng như các cam kết đối với các nội dung liên quan đếnthương mại khác Trong đó, nổi bật là vấn đề mua sắm, các vấn đềchính sách, cạnh tranh, dịch vụ và phát triển bền vững Hai bên dựkiến sẽ có 3 vòng đàm phán trong năm 2013 và kết thúc đàm phánvào năm 2014

-Phiên đàm phán thứ 2

+Thời gian đàm phán: 22 – 25/1/2013

+Địa điểm đàm phán: Thủ đô Brussels (Bỉ)

Trang 16

+Nội dung đàm phán: đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng BộCông Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu và bao gồm đại diện củanhiều bộ, ngành tham gia 12 nhóm đàm phán trong vòng này.Trưởng đoàn đàm phán EU là ông Mauro Petriccone, Vụ trưởng VụĐông Âu, châu Á và châu Đại Dương thuộc Tổng vụ Thương mạicủa EU Phiên đàm phán thứ hai sẽ bao gồm các nội dung: trao đổihàng hóa và dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môitrường Sau phiên khởi động thành công, phiên đàm phán lần này

dự kiến sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình đàm phán FTA giữa ViệtNam và EU như lãnh đạo 2 bên đã thống nhất EU hiện là thị trườngxuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm 2012 đạtkhoảng 20,3 tỷ USD Với đặc điểm hỗ trợ lẫn nhau của nền kinh tếViệt Nam và EU, việc tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt thôngqua FTA, sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giao thương, đầu

tư Việt Nam-EU, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp vàngười dân của hai bên

-Phiên đàm phán thứ 3

+Thời gian đàm phán: 23 – 26/4/2013

+Địa điểm đàm phán: tại Thành phố Hồ Chí Minh

+Nội dung đàm phán: với sự tham gia của 12 nhóm thảo luận tạiphiên đàm phán lần này gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch

vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, phát triển bền vững, pháplý-thể chế, v.v Tại phiên khai mạc ngày 23 tháng 4, Trưởng đoàn

Trang 17

đàm phán Việt Nam và EU đều nhất trí duy trì tinh thần làm việctích cực của hai phiên đàm phán trước, trên cơ sở quan điểm và cáchtiếp cận của nhau để hai bên tiến vào đàm phán thực chất tại phiênnày Hai bên cũng thống nhất lộ trình các công việc cần thiết để thựchiện định hướng và mục tiêu thúc đẩy tiến trình đàm phán FTA theođúng thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai bên là nỗ lực kết thúcđàm phán vào cuối năm 2014 Các chuyên gia đàm phán của ViệtNam và EU tiếp tục trao đổi quan điểm, cách tiếp cận của mìnhtrong các lĩnh vực cụ thể, đồng thời giới thiệu chi tiết hơn nữa hệthống chính sách, quy định liên quan của mỗi bên để giải thích, làm

rõ các đề xuất, yêu cầu của mình Sau phiên đàm phán, hai bên đều

đã đạt được hiểu biết nhất định về quan điểm, mong muốn, cách tiếpcận vấn đề của phía đối tác, giảm thiểu tối đa các vấn đề còn khácbiệt, hướng tới thống nhất cách tiếp cận chung Tiến triển nổi bậtnhất tại phiên này là hầu hết các nhóm đã có dự thảo lời văn tổnghợp và đi vào thảo luận chi tiết lời văn này Một số nhóm đã trao đổibản yêu cầu và các yếu tố chính của bản chào ban đầu Trên cơ sở

đó, hai bên sẽ triển khai tham vấn trong nước, tiến tới đàm phán sâu

và chi tiết hơn trong các phiên tiếp theo Hai bên cũng đã nhất trí lộtrình và những nội dung sẽ tiếp tục được triển khai để chuẩn bị chophiên đàm phán thứ tư

-Phiên đàm phán thứ 4

+Thời gian đàm phán: 2 – 5/7/2013

Trang 18

+Địa điểm đàm phán: Brussels (Bỉ)

+Nội dung đàm phán: đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng BộCông thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu và bao gồm đại diện củanhiều bộ ngành Về phía EU, nhà đàm phán FTA chính MauroPetriccone, Vụ trưởng Vụ Đông Âu, châu Á và châu Đại Dươngthuộc Tổng vụ Thương mại của EU, dẫn đầu đoàn đàm phán Phiênđàm phán diễn ra ở cấp Trưởng đoàn, Phó đoàn và 12 nhóm đàmphán, gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợptác hải quan, SPS, TBT, cạnh tranh, phát triển bền vững, pháp lý -thể chế, v.v Với mục tiêu cố gắng kết thúc đàm phán vào cuối năm

2014, hai bên đã đề ra lộ trình làm việc hết sức tích cực.Phiên đàmphán này được coi là phiên đàm phán thực chất.Với ba phiên đầuchủ yếu là thống nhất những nội dung cơ bản về khung hiệp định đểlàm rõ những yêu cầu, mong muỗn của hai bên cũng như lời văn củahiệp định của mỗi bên đối với từng chương Chính vì vậy, phiênđàm phán thứ 4 này rất quan trọng trong việc chuyển từ đàm phánlàm rõ lợi ích những yêu cầu của nhau sang đàm phán thực chất để

mở cửa thị trường của nhau như thế nào Do đó, trọng tâm của phiênđàm phán thứ 4 sẽ là những vấn đề quan trọng nhất của hai bên,trong đó đặc biệt được quan tâm là những vấn đề như hàng hóa, dịch

vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ… cũng như những vấn đề khác liênquan đến khung hiệp định để hai bên thực hiện quá trình mở cửa thịtrường cho nhau, chẳng hạn như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, những

Trang 19

quy định chung về thương mại hàng hóa… Kết thúc phiên đàm phánnày, hai bên đã đạt được hiểu biết rất sâu về quan điểm, cách tiếpcận, mức độ mong muốn của đối tác, tạo tiền đề vững chắc cho việctìm kiếm giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa khác biệt, hướng tớithống nhất các nội dung phức tạp phù hợp với thực tiễn, năng lựccủa mỗi bên Đây cũng là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục thamvấn trong nước, tiến tới đàm phán sâu và chi tiết hơn nữa trongphiên tiếp theo Thông qua phiên đàm phán này, Việt Nam và EU sẽđặt được những viên gạch để hình thành hiệp định.Tuy nhiên, vớiđối tác EU thông thường là các hiệp định tiêu chuẩn rất cao.Chính vìvậy, quá trình đàm phán hiệp định này của Việt Nam sẽ báo trước làmột quá trình hết sức phức tạp.

-Phiên đàm phán thứ 5

+Thời gian đàm phán: 4 – 8/11/2013

+Địa điểm đàm phán: Thủ đô Hà Nội

+Nội dung đàm phán: Phiên đàm phán diễn ra ở cấp Trưởng đoàn,Phó đoàn và 11 nhóm đàm phán, gồm thương mại hàng hóa, thươngmại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, cạnh tranh, pháttriển bền vững, pháp lý-thể chế, v.v Có bốn vấn đề quan trọng

được đàm phán: Một là, xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Hai là, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, liên quan đến bản quyền và quyền tác giả Ba

là, chỉ dẫn địa lý Bốn là, phát triển bền vững Đàm phán FTA là vấn

Trang 20

đề rất khó Nhìn vào những nội dung trên, rất khó để có thể xác địnhđâu là nội dung hóc búa nhất trong vòng đàm phán lần này Cácnhóm đã tiến hành đàm phán trong không khí thẳng thắn, cởi mở vàhợp tác Hầu hết các nhóm tiếp tục thảo luận lời văn tổng hợp trên

cơ sở trao đổi sâu và chi tiết hơn nữa quan điểm, cách tiếp cận củamình trong các nội dung cụ thể, đồng thời tiếp tục giới thiệu hệthống chính sách, quy định liên quan để giải thích các đề xuất, yêucầu của mình Một số nhóm cũng tiếp tục thảo luận bản chào và cácyếu tố của bản yêu cầu trong các lĩnh vực liên quan Kết thúc Phiên

5, hai bên đã đạt được hiểu biết rất sâu về quan điểm, cách tiếp cận,mức độ mong muốn của đối tác, tạo tiền đề vững chắc cho việc tìmkiếm giải pháp thu hẹp tối đa sự khác biệt trong nhiều nội dung.Trưởng đoàn hai bên và một số nhóm đàm phán cũng đã trao đổiđịnh hướng xử lý các nội dung, lĩnh vực phức tạp, tính tới thực tiễn

và năng lực của mỗi bên Hai bên cũng đã thống nhất lộ trình đàmphán tiếp theo, trong đó có kế hoạch tiến hành các phiên đàm phántrong năm 2014

-Phiên đàm phán thứ 6

+Thời gian đàm phán: 13 – 17/1/2014

+Địa điểm đảm phán: Brussels (Bỉ)

+Nội dung đàm phán: đàm phán được tiến hành theo cấp Trưởngđoàn, Phó đoàn và 12 nhóm các cấp khác với nội dung bao gồmthương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan,

Trang 21

quy tắc xuất xứ, kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuậttrong thương mại (TBT), cạnh tranh, phát triển bền vững, pháp lý-thể chế, v.v Hai Trưởng đoàn đã đề nghị các chuyên gia đẩy nhanhtiến độ đàm phán, hướng tới kết thúc đàm phán kỹ thuật đối với mộtsố nội dung mà quan điểm của hai bên không còn nhiều khác biệt.Đối với những nội dung khác, các nhóm sẽ tiếp tục trao đổi nhằmthu hẹp khoảng cách trong các nội dung đàm phán Đồng thời, haiTrưởng đoàn đã tiếp tục thảo luận chi tiết quan điểm, định hướng và

lộ trình xử lý các lĩnh vực quan trọng nhằm mục tiêu thúc đẩy đàmphán đối với các nội dung đề ra, hình thành cơ sở để từng bước đưađàm phán tới kết quả đáp ứng kỳ vọng của cả hai phía Hai bên cũng

đã thảo luận lộ trình hướng tới kết thúc đàm phán Hiệp định Mộttrong những khó khăn chính của phía Việt Nam tại vòng đàm phánlần này, là việc phía EU đòi hỏi khá cao về mở cửa thị trường, đặcbiệt thị trường dịch vụ, thị trường mua sắm chính phủ Trong khiquyền lợi của Việt Nam ở Hiệp định này chủ yếu nằm ở thương mạihàng hóa Cho nên phía Việt Nam phải đảm bảo cân bằng tổng thểgiữa quyền lợi của Việt Nam với quyền lợi của Liên minh châu Âu,

có tính đến điều kiện phát triển thấp của Việt Nam Về cơ bản, haibên vẫn tìm được tiếng nói chung để giải quyết nhằm thực hiện mụctiêu đã đặt ra là hoàn tất việc ký kết hiệp định trong năm 2014

-Phiên đàm phán thứ 7

+Thời gian đàm phán: 17 – 21/3/2014

Trang 22

+Địa điểm đàm phán: Thủ đô Hà Nội

+Nội dung đàm phán: Với hy vọng có thể hoàn thành việc đàm phánsớm hiệp định EVFTA sẽ tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp EU vàViệt Nam có thể hiện thực hóa những lợi ích từ chính hiệp địnhthương mại này, hai bên nỗ lực tiến hành phiên đàm phán thứ 7được tổ chức tại Hà Nội Phía EU tin tưởng việc thực hiện hiệp định

sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư cũng nhưng tạothêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp từ cả hai phía FTA sẽ baohàm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, mua sắm công củachính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý và các vấn

đề chính sách khác như các hàng rào phi thuế quan, thú y và thảo y

và các vấn đề về vệ sinh, rào cản kỹ thuật trong thương mại, hảiquan và thuận lợi hóa thương mại và thương mại và phát triển bềnvững

-Phiên đàm phán thứ 8

+Thời gian đàm phán: 23 – 27/6/2014

+Địa điểm đàm phán: Brussels (Bỉ)

+Nội dung đàm phán: tại phiên này, đàm phán trong tất cả các lĩnhvực đều được Việt Nam và EU tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt

là những nội dung hai bên có nhiều lợi ích Trong thời gian diễn raphiên đàm phán lần này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ HuyHoàng đã có buổi làm việc với Cao ủy Thương mại EU Karel DeGucht về đàm phán Hiệp định EVFTA Đây là lần thứ hai liên tiếp

Trang 23

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EUlàm việc về hiệp định FTA song phương bên lề phiên đàm phán Tạibuổi làm việc, cả Việt Nam và EU đều tiếp tục khẳng định quyếttâm đã được Lãnh đạo hai bên thống nhất về việc sớm đạt được thoảthuận về một Hiệp định FTA toàn diện, có chất lượng cao; đồng thờithảo luận lộ trình tiếp theo để đạt được mục tiêu này Cả hai phíaViệt Nam và EU đã thể hiện quyết tâm này trên bàn đàm phán, đặcbiệt là thông qua các bản chào về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch

vụ, đầu tư và mua sắm Chính phủ Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng

Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế vàthương mại quốc tế dẫn đầu cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan

đã tham dự phiên đàm phán Đàm phán được tiến hành ở cấpTrưởng đoàn và 12 nhóm gồm thương mại hàng hóa, thương mạidịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thựcphẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), phòng vệ thương mại,phát triển bền vững, pháp lý – thể chế, sở hữu trí tuệ, v.v Ở cấp kỹthuật, các nhóm tiếp tục thảo luận lời văn tổng hợp trên cơ sở traođổi sâu và chi tiết quan điểm, cách tiếp cận của mình Nhiều nhóm

đã thu hẹp được đáng kể khoảng cách trong nhiều nội dung cụ thể.Các nhóm đàm phán về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ,đầu tư và mua sắm Chính phủ cũng tiếp tục thảo luận bản chào mởcửa thị trường và bản yêu cầu về điều chỉnh bản chào trong các lĩnhvực liên quan Ở cấp Trưởng đoàn, Việt Nam và EU cũng dành

Trang 24

nhiều thời gian thảo luận chi tiết định hướng xử lý những vấn đềthen chốt, phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chung củađàm phán với mong muốn tìm kiếm giải pháp phù hợp với năng lực,

kỳ vọng của mỗi bên, thống nhất lộ trình xử lý nhằm hướng tớinhững tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai bên.Kết thúc phiên đàm phán, hai bên đã đạt được các mục tiêu đề ra từtrước phiên về việc xử lý một số nội dung quan trọng trong đàmphán và có tiến bộ ở các lĩnh vực khác.Việt Nam và EU cũng đãthống nhất được lộ trình làm việc cho đàm phán từ cấp Bộ trưởngđến cấp kỹ thuật trên tinh thần thúc đẩy đàm phán tối đa

-Phiên đàm phán thứ 9

+Thời gian đàm phán: từ ngày 22 - 26/9/2014

+Địa điểm đàm phán: Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

+Nội dung đàm phán: Hai bên đã đạt được những tiến triển tốt đẹpnhằm tìm ra tiếng nói chung đối với những vấn đề còn tồn tại, hướngđến việc nhanh chóng kết thúc đàm phán Vòng đàm phán này tậptrung vào tất cả các lĩnh vực được đề cập đến trong bản dự thảo Hiệpđịnh FTA.Bốn chương gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vàdoanh nghiệp nhà nước đã có những tiến triển đặc biệt trong cáccuộc thảo luận kỹ thuật.Công tác đàm phán đã hầu như hoàn tất trêncác lĩnh vực thương mại, phát triển bền vững và chương về hợp tác

đã được thống nhất Ngoài việc loại bỏ các hàng rào thuế quan vàphi thuế quan, các nhà đàm phán cũng giải quyết những vấn đề liên

Trang 25

quan đến thương mại như mua sắm công, pháp lý cạnh tranh, thươngmại và phát triển bền vững, chỉ dẫn địa lý Một khi được ký kết Hiệpđịnh này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại

và đầu tư giữa Việt Nam và EU cũng như thắt chặt và góp phần tạo

ra môi trường kinh doanh ổn định cho cả hai bên

-Phiên đàm phán thứ 10

+Thời gian đàm phán: từ ngày 6 - 10/10/2014

+Địa điểm đàm phán: tại Brussels (Bỉ)

+Nội dung đàm phán: Phiên đàm phán này diễn ra chỉ sau 10 ngày

so với phiên đàm phán trước điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của haibên trong việc mong muốn hoàn tất hiệp định trong năm 2014 Đếnnay, hai bên đã thống nhất được nhiều nội dung quan trọng (như hảiquan và thuận lợi hóa thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thươngmại, minh bạch hóa, giải quyết tranh chấp, hợp tác ) Hiện tại, haibên đang tập trung xử lý một số vấn đề then chốt nhất để chính thứckết thúc đàm phán, hướng tới một thỏa thuận đạt yêu cầu chất lượngcao và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thịtrường (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắmcông) cũng như các quy định và quy tắc quản lý (đặc biệt là sở hữutrí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý của hai bên; doanh nghiệp nhà nước;bảo hộ đầu tư )

-Phiên đàm phán thứ 11

+Thời gian đàm phán: từ ngày 19 – 23/1/2015

Trang 26

+Địa điểm đàm phán: tại Brussels (Bỉ)

+Nội dung đàm phán: Trên cơ sở định hướng đã được thống nhấtgiữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Liên minh Châu

Âu, cả hai bên đều tiến vào phiên 11 với tinh thần quyết tâm thúcđẩy đàm phán tối đa.Ở cấp kỹ thuật, trên cơ sở lời văn tổng hợp từnhững phiên trước, các nhóm tiếp tục trao đổi sâu và chi tiết quanđiểm cũng nhưng đề xuất các giải pháp có thể nhằm xử lý được tối

đa các nội dung còn tồn tại.Tất cả các nhóm đều đã thu hẹp đượcđáng kể khoảng cách trong nhiều nội dung còn lại Các nhóm đàmphán về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và muasắm Chính phủ cũng tiếp tục thảo luận chi tiết bản chào mở cửa thịtrường, nhất là những lĩnh vực hai bên đặc biệt quan tâm.Ở cấpTrưởng đoàn, Việt Nam và EU đã dành nhiều thời gian thảo luận chitiết định hướng xử lý những vấn đề then chốt nhất nhằm xây dựnggói cam kết cuối cùng của Hiệp định, đặc biệt là cam kết về mở cửathị trường thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữutrí tuệ và mua sắm của Chính phủ.Hai bên đã thống nhất được mộtsố nội dung còn khúc mắc từ các vòng trước, đồng thời tập trung vàogói "Mở cửa thị trường" để đáp ứng được những lợi ích cơ bản củanhau ối với Việt Nam, vấn đề khó nhất chưa giải quyết được tại cácphiên đàm phán trước như dịch vụ, đầu tư, mở cửa cho nước ngoàitham gia gói mua sắm công thì nay hai bên đã có lời giải chung Bêncạnh đó, Việt Nam cũng đề nghị EU đáp ứng những đề nghị đối với

Trang 27

các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.TrưởngĐoàn đàm phán hai bên nhất trí trình các cấp lãnh đạo về kết quảđàm phán để có những điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết, để hai bên

có thể đi tới kết thúc đàm phán Hai bên sẽ tiếp tục có các cuộc gặpvào tháng 2 và tháng 3 để hoàn thiện gói cam kết, trình Lãnh đạođưa ra quyết định cuối cùng

Trang 28

Trưởng đoàn, ta và EU đã dành nhiều thời gian thảo luận chi tiếtđịnh hướng xử lý những vấn đề then chốt nhất nhằm xây dựng góicam kết cuối cùng của Hiệp định, đặc biệt là cam kết về mở cửa thịtrường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm của Chính phủ và cácvấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Hai bên đều nỗ lực hướngtới một gói cam kết phù hợp với kỳ vọng và năng lực của mỗi bên,đồng thời đảm bảo một thỏa thuận tham vọng và cân bằng trong tất

cả các lĩnh vực đàm phán, đem lại lợi ích cao nhất cho người dân,nền kinh tế và doanh nghiệp của cả Việt Nam và EU

-Phiên đàm phán thứ 13 :

+Thời gian đàm phán: từ ngày 8 – 12/6/2015

+Địa điểm đàm phán: tại Brussels (Bỉ)

+Nội dung đàm phán: Đã đạt tiến triển rất tích cực, đặc biệt là nhữngnội dung hai bên có nhiều lợi ích Đàm phán được tiến hành ở cấpTrưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật gồm thương mại hàng hóa,thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, pháp lý - thể chế, sởhữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, cạnh tranh, doanh nghiệp nhànước…Ở cấp kỹ thuật, trên cơ sở lời văn tổng hợp của những phiêntrước, các nhóm tiếp tục trao đổi sâu và chi tiết quan điểm cũng nhưgiải pháp đối với các vấn đề chưa thống nhất.và đã giải quyết đượcphần lớn nội dung còn lại Các nhóm đàm phán về thương mại hànghóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và mua sắm của Chính phủ cũngtiếp tục thảo luận chi tiết bản chào mở cửa thị trường, nhất là những

Trang 29

lĩnh vực hai bên đặc biệt quan tâm.Ở cấp Trưởng đoàn, Việt Nam và

EU đã dành nhiều thời gian thảo luận chi tiết định hướng xử lýnhững vấn đề then chốt nhất trong gói cam kết cuối cùng của Hiệpđịnh, đặc biệt là cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ,đầu tư, mua sắm của Chính phủ và các vấn đề liên quan đến quyền

sở hữu trí tuệ Hai bên đều nỗ lực hướng tới một gói cam kết phùhợp với kỳ vọng và năng lực của mỗi bên, đồng thời đảm bảo mộtthỏa thuận tham vọng và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàmphán

-Phiên đàm phán thứ 14:

+Thời gian đàm phán: từ ngày 13 – 17/7/2015

Sau Phiên đàm phán lần thứ 14 diễn ra trong các ngày 13-17 tháng 7năm 2015, ngày 04/8/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam

Vũ Huy Hoàng đã có buổi điện đàm với Cao ủy Thương mại EUCecilia Malmstrom và thống nhất kết thúc cơ bản đàm phán Hiệpđịnh thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu(EVFTA) EVFTA là một trong những Hiệp định có chất lượng caonhất của Việt Nam và EU, dự kiến đem lại lợi ích tối ưu cho ngườidân, doanh nghiệp hai Bên

1 2.1.3 Nội dung đàm phán

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợiích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định củaTổ chức Thương mại thế giới (WTO) Các nội dung chính của Hiệp

Trang 30

định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và camkết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóathương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịchđộng thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửathị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanhnghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cảchỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực,Các vấn đề pháp lý- thể chế.Đoàn đàm phán đã phối hợp chặt chẽtuân thủ các phương án đàm phán được chỉ đạo thống nhất, phù hợpvới quy định của pháp luật trong nước, đồng thời đảm bảo sự cânbằng quyền lợi, có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.

Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, sẽ là một cú hích quan trọng

để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơnnữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm màhai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗcủa Việt Nam và máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn,một số loại nông sản của EU

Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòngthuế.Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhauhạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.Đây có thểcoi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA

đã được ký kết cho tới nay

Trang 31

Trong lĩnh vực đầu tư, các cam kết nhằm đảm bảo một môi trườngđầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong EVFTA đượcxem là sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU và

cả các đối tác khác vào Việt Nam.Bên cạnh đó, cam kết liên quanđến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm của chính phủ,bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cậnthị trường của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể, cân bằng.Mặt khác,các cam kết này cũng đòi hỏi Việt Nam điều chỉnh một số quy địnhtrong nước liên quan

Trong quá trình đàm phán EVFTA, Việt Nam và EU cũng đã thốngnhất khuôn khổ cho các chương trình hợp tác và nâng cao năng lựctrong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm

Khi hiệp định được thực hiện, tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam như: dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản và của EUnhư máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn, nông sản sẽđược hưởng ưu đãi hơn khi tiếp cận thị trường của bên kia

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư EU cũng được hưởng ưu đãi hơn khiđầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mà cácdoanh nghiệp EU có thế mạnh như dịch vụ tài chính, phân phối, vậntải

1.2.1.4 Kết quả đàm phán

Trang 32

Sau khi Bộ Công Thương và Liên minh châu Âu (EU) công bố kếtthúc cơ bản đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU,

Bộ Công Thương đã công bố một số kết quả chính trong đàm phánHiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (Hiệp địnhEVFTA) Cụ thể như sau:

Về Thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực,

EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế,tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhậpkhẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩucòn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan vớithuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.Đối với các nhóm hàng quantrọng, cam kết của EU như sau:

- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên):

EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của ViệtNam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Với cá ngừđóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuếquan thỏa đáng

- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối vớigạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm Gạo nhập khẩu theo hạnngạch này được miễn thuế hoàn toàn Riêng gạo tấm, thuế nhập

Trang 33

khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽđưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực vàkhông áp dụng hạn ngạch thuế quan

- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoaquả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh:

về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặthàng chính là:

- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ

9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộtrình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm

- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ýxóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm

Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và

EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan,SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để haibên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanhnghiệp.Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuếxuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối vớimột số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá

Thương mại dịch vụ và đầu tư

Trang 34

Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằmtạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động củacác doanh nghiệp hai bên.Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn camkết trong WTO.Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO

và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệpđịnh FTA gần đây của EU

Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EUgồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễnthông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối Hai bên cũng đưa ra camkết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận vềnội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước

Mua sắm của Chính phủ

Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệpđịnh mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO.Với một số nghĩa vụnhư đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tảithông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện.EU cũngcam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụnày

Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất địnhgiá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao độngtrong nước

Sở hữu trí tuệ

Trang 35

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh,sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v Về

cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp vớiquy định của pháp luật hiện hành

Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộtrên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽbảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của ViệtNam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho mộtsố chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng địnhthương hiệu của mình tại thị trường EU

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnhtranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xâydựng năng lực, pháp lý-thể chế.Các nội dung này phù hợp với hệthống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bêntăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tưgiữa hai Bên

Tuy nhiênvề cơ bản, việc điều chỉnh này phù hợp với chủ trương cảicách thủ tục hành chính, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Namnên về lâu dài sẽ mang lại tác động tích cực đến tiến trình cải cáchthể chế, hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định liên quan củanước ta

1.2.1.5 Những cam kết trong ngành thủy sản

Trang 36

Thứ nhất, EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu trong vòng 7 năm

kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ýdành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng

Thứ hai, thủy sản được EU xem là mặt hàng nhạy cảm và một số mã

hàng bị áp hạn ngạch theo cam kết trong Hiệp định FTA Việt Nam –

EU Ngoài lượng hàng xuất khẩu chịu mức thuế theo quy định, sẽ cómột lượng hàng nhất định xuất theo hạn ngạch sẽ được hưởng thuếsuất 0% Đây chính là cơ hội cho DN thủy sản tận dụng ưu đãi giảmthuế để giảm giá bán sản phẩm trên thị trường

Thứ ba, hầu hết các mặt hàng thủy sản được hưởng quy tắc xuất xứ

linh hoạt, song nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc nội địa.Riêng mặt hàng tôm và cá ngừ, do phụ thuộc nhập khẩu nên EU chophép sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và chế biến, songvẫn phải đáp ứng yêu cầu hàm lượng nội địa từ 40% trở lên

Thứ tư, một điểm đáng chú ý khác là muốn hưởng ưu đãi, lô hàng

xuất khẩu không được quá cảnh qua nước thứ 3 đồng thời khôngđược chia nhỏ lô hàng Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng nguyên phụliệu từ nước có tham gia hiệp định, hoặc một số nước theo quy địnhcủa EU cũng sẽ được miễn thuế

1.2.2 Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu VN-EU trong thờigian qua

1.2.2.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu

Trang 37

EU hiện là một trong những đối tác đầu tư và thương mại hàng đầucủa Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng.Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU.Trong giai đoạn 2000- 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đãtăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm

2010, năm 2011 đạt 24,29 tỷ USD, tăng 36,88% sovới năm 2010;trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 16,55 tỷ USD, tăng45,32%, nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 7,75 tỷ USD, tăng21,79% so với năm 2010 Thương mại hai chiều 7 tháng đầu năm

2012 đạt 15,47 tỷ tăng 20,39% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó,xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 10,91 tỷ USD, tăng 23,73%;nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 4,56 tỷ USD, tăng 13,07%

Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều Việt Nam - EU là tínhbổ sung cao, ít cạnh tranh Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào

EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá chất lượngcao, thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chấtlượng trung bình, hàng nông sản thô

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2013 giữa Việt Nam và EUđạt khoảng 33,78 tỷ USD, tăng 16,11% so với năm 2012

Trong năm 2013, EU tiếp tục duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu sốmột của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 24,33 tỷ USD, tăng29,84%; giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 9,45 tỷ USD,tăng 7,52%

Trang 38

Bảng 1.1: số liệu XNK Việt Nam - EU

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạthơn 36,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013 Trong đó, xuất khẩusang EU đạt gần 28 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt gần 9 tỷ USD

Biểu đồ 1.2: kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU 2010-2014

1.2.2.2.Cơ cấu hàng hóa

Trang 39

1.2.2.2.1 Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU

Hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của ViệtNam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) và

là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêudùng Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU làgiày da, dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, hải sản Các mặt hàng ViệtNam nhập khẩu chính từ EU là máy móc thiết bị phụ tùng, phươngtiện vận tải và phụ tùng, dược phẩm, phân bón

Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mới bắt đầu được xuấtkhẩu từ năm 2011, có 10 tháng năm 2014 kim ngạch đạt trên 6.843,4

tỷ USD Các nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU Một số mặt hàngkhác có kim ngạch không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăngtrưởng đều (khoảng từ 5-10%/năm) gồm: sản phẩm từ chất dẻo, gỗ

và sản phẩm gỗ, túi xách-vali-ô dù, hạt tiêu, hạt điều

Bảng 1.2: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang

Trang 40

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Eu trong năm

2014 vẫn là những sản phẩm truyền thống có thế mạnh như hàng dệtmay, giày dép, cà phê, hải sản, máy vi tính,…

Ngày đăng: 27/02/2016, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w