1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài vấn đề độc quyền ở việt nam và liên hệ với 1 ngành độc quyền

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Vấn Đề Độc Quyền Ở Việt Nam Và Liên Hệ Với 1 Ngành Độc Quyền
Tác giả Nguyễn Cao Khánh, Nguyễn Vũ Chi Lan, Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Phương Linh, Hoàng Đức Mạnh, Đỗ Minh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Công
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 291,71 KB

Nội dung

[1] Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định.. - Độc quyền là hiện tượng xuấ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG

ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ VỚI 1

NGÀNH ĐỘC QUYỀN

NHÓM 5 LỚP: 64D TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CLC

1 Nguyễn Cao Khánh Hà 11221914

2 Nguyễn Vũ Chi Lan 11223272

3 Nguyễn Khánh Linh 11223569

4 Nguyễn Phương Linh 11223631

5 Hoàng Đức Mạnh 11224115

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I Giới thiệu chung về độc quyền 2

1 Định nghĩa 2

2 Tác động 2

2.1 Tích cực 2

2.2 Tiêu cực 3

II Thực trạng độc quyền Việt Nam hiện nay 4

III Các hàng hóa, dịch vụ độc quyền tại Việt Nam 6

IV Liên hệ thực tiễn độc quyền sản xuất pháo hoa 8

1 Thực trạng 9

1.1 Thực trạng trước đây 9

1.2 Thực trạng hiện nay 9

2 Nguyên nhân 10

3 Tác động 12

V Kết luận 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

1

Lời mở đầu

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó

có quy luật cạnh tranh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đồng thời đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém

Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao… vào năm 2030 theo nghị quyết 29 về

"Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nghị quyết Hội nghị trung ương 6, khóa XIII Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh [1]

Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta Chính vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài: Vấn đề độc quyền ở Việt Nam và liên hệ với một ngành thực tiễn

Trang 4

2

I Giới thiệu chung về độc quyền

1 Định nghĩa

- Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi Trong từ điển Tiếng Việt, độc quyền có nghĩa là “Đặc quyền chiếm giữa một mình.” Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh Trong tiếng anh, độc quyền là Monopoly có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại Trong đó, Monos nghĩa là “Một” và Polein có nghĩa là “Bán.”

- Độc quyền là hiện tượng xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm giữ vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường Việc độc quyền của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó Tóm lại, độc quyền là thị trường không cạnh tranh

2 Tác động

2.1 Tích cực

a) Tạo ra khả năng to lớn trong thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật

- Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật Sở dĩ độc quyền có thể tạo

ra sự thúc đẩy đối với việc nghiên cứu hoạt động khoa học kỹ thuật vì nó tạo

ra một môi trường kinh doanh có lợi ích tương đối cho các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu hoặc kiểm soát công nghệ, kiến thức hoặc nguồn lực quan trọng

- Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường

b) Tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền

- Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản

Trang 5

3

xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất Từ đó, nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh

c) Tạo ra được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại

- Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại

2.2 Tiêu cực

a) Làm xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội

- Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, mặc

dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội

- Ví dụ: Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn Đó gọi là ấn định giá Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì họ biết người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu không đổi đối với hàng hóa và dịch vụ Đó là khi mọi người không có nhiều sự lựa chọn (thiệt hại cho người tiêu dùng) Xăng

là một ví dụ Một số lái xe có thể chuyển sang phương tiện giao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể

b) Có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh

tế, xã hội

- Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay

- Mặc dù có khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không thích thực hiện các công việc đó độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội

Trang 6

4

c) Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chỉ phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo

- Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các

tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động

II Thực trạng độc quyền Việt Nam hiện nay

- Vấn đề là độc quyền hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước, các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty

đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam Những công ty này, với sức mạnh kinh

tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường thiết lập vị thế độc quyền như có những công ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hoặc bán phá giá làm cho không một doanh nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường

- Thực trạng vấn đề độc quyền ở Việt nam hiện đang nổi lên vấn đề lạm dụng độc quyền để trục lợi, biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp; hành xử "độc quyền", mang tính ban phát; độc quyền điện, nước, xăng dầu, viễn thông, hàng không tự quy định giá cả bắt buộc các doanh nghiệp phải đẩy chi phí kinh doanh lên cao, hậu quả duy trì ưu đãi các dự án không có hiệu quả kinh tế đã dẫn tới hậu quả tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tính trên vốn đầu tư của VN suy giảm

- Theo các Quyết định 90 và 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thành lập các tập đoàn kinh doanh, Chính phủ đã cho thành lập một loạt các tổng công ty và tập đoàn kinh doanh nhà nước: Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Dệt may, Hóa chất, Điện lực, Than, Thép, Xi Măng Nhiều tổng công ty trong số này là các doanh nghiệp (DN) độc quyền hoặc được ưu đãi đặc biệt của Chính phủ Như vậy, về cơ bản hiện trạng độc quyền ở VN

Trang 7

5

chủ yếu là độc quyền nhà nước Các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế đề chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính

- Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau:

• Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Trường hợp công ty Coca Cola được coi là ví dụ về hình thức độc quyền là kết quả của cạnh tranh trên thị trường nước uống có ga của Việt Nam Tuy thế, nền kinh

tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, vì vậy, cho đến nay chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền là kết quả của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Chắc chắn trong tương lai, loại hình độc quyền này sẽ phổ biến hơn

• Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn tại trong thời gian đó Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh

để sản xuất và cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng Cơ chế quản lý kinh

tế bằng các mệnh lệnh hành chính đã hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp

Ví dụ: Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác muốn cung cấp dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông quốc gia do VNPT quản lý Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch

vụ viễn thông cung cấp cho người sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN

Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN)

Ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống truyền tải điện Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh

Trang 8

6

tranh trên cùng thị trường Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi

III Các hàng hóa, dịch vụ độc quyền tại Việt Nam

- Tại Điều 5 Nghị định 94/2017/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa, dịch

vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại như sau:

• Ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt là Danh mục)

• Danh mục quy định cụ thể hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước và hoạt động thương mại độc quyền nhà nước tương ứng với hàng hóa, dịch vụ độc quyền đó

- Theo đó, 20 loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP như sau: [2]

1

Hàng hóa, dịch vụ

phục vụ mục đích

quốc phòng, an ninh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công

an hướng dẫn thực hiện cụ thể

nghiệp

Sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá

cảnh

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Việt Nam

sản xuất vàng miếng

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Trang 9

7

Việt Nam

6 Thuốc lá điếu, xì gà

Nhập khẩu (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

quốc gia

Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Việt Nam

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

10

Pháo hoa và các

dịch vụ liên quan

đến pháo hoa

Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển,

tàng trữ

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

11

Hệ thống điện quốc

Việt Nam Thủy điện đa mục

tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng về

kinh tế - xã hội

Việt Nam

12

Dịch vụ công ích

bảo đảm an toàn

hàng hải

- Vận hành hệ thống đèn

biển;

- Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

thông tin duyên hải

Quản lý, vận hành khai thác

hệ thống đài thông tin duyên

hải

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Trang 10

8

bay

- Dịch vụ không lưu;

- Dịch vụ thông báo tin tức

hàng không;

- Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

15

Hệ thống kết cấu hạ

tầng đường sắt quốc gia, đường sắt

đô thị do Nhà nước

đầu tư

Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt;

không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

16

Hệ thống công trình

thủy lợi, thủy nông

liên tỉnh, liên huyện; kè biển

Quản lý, khai thác trong trường hợp giao kế hoạch

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

tại rừng đặc dụng

Cung ứng (trừ khu rừng bảo

vệ cảnh quan được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

hoạt động in và phát hành)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

20

Dịch vụ công ích

trong hoạt động

phát hành báo chí

Việt Nam

IV Liên hệ thực tiễn độc quyền sản xuất pháo hoa

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w