NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định cụ thể tại Điều 124 BLHS năm
2015, điều luật quy định nhiều tội phạm, cụ thể là hai tội danh, gồm tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ
“Điều 124 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Tội giết con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi 2
Tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết 3
1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam
Xã hội hiện đại đề cao quyền con người, đặc biệt là quyền được sống - quyền thiêng liêng và cơ bản nhất Do đó, pháp luật của mọi quốc gia đều nghiêm khắc xử lý các hành vi phạm tội xâm phạm quyền sống, tính mạng con người Cụ thể, tại Việt Nam, quyền được sống được quy định rõ tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013: "Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ."
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Chính vì thế, dù là một cá thể có tuổi đời lớn hay nhỏ thì quyền được sống của họ đều như nhau, đặc biệt là nhóm người nhỏ tuổi, dễ tổn thương như con mới đẻ Vì thế các vấn đề liên quan đến quyền này cần được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật quốc gia và đưa chúng vào đời sống Điều này cũng thể hiện được tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta
2 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm
(quyển 1), NXB Hồng Đức, tr 63
3 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2021), tlđd (2), tr 64
Việc xử lý loại tội phạm này chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, những tàn dư của chế độ cũ Chỉ nên truy tố, xét xử những trường hợp cần thiết có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm.
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1.2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong thời kỳ phong kiến về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được xem là bộ luật hoàn thiện và tiến bộ nhất của nhà nước Việt Nam thời phong kiến với quá trình nghiên cứu, soạn thảo lâu dài và kỳ công Hồng Đức thiện chính thư là sách ghi chép về những chính sách tốt thời Hồng Đức, sách gồm khoảng 80 điều mục lớn, ghi chép các lệ lệnh về ruộng đất, hôn nhân, quy chế để tang được ban hành chủ yếu dưới thời Hồng Đức 4 Nhóm tác giả quyết định lựa chọn QTHL và HĐTCT vì trước hết QTHL là bộ luật hoàn thiện nhất trong chế độ phong kiến, là một công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội, trị vì đất nước, đưa đất nước vào một khuôn khổ nhất định, đồng thời có những quy định tiệm cận với quan điểm lập pháp thời hiện đại HĐTCT là một kho tài liệu rất quý giá về hai phương diện án lệ và luật pháp triều Lê Trong đó, phần lớn các bản án trở thành án lệ thời xưa đều liên quan đến ruộng đất Ngoài ra, cũng có những án lệ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, nhất là hôn nhân và gia đình 5
QTHL được chia thành 13 chương với tổng cộng 722 điều luật, được đánh giá là một bộ luật mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại lúc bấy giờ vì đã quan tâm đến nhân quyền, đặc biệt là quyền được sống, quyền được chăm sóc của con người, trong đó có trẻ em Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng các BLHS hiện đại, các nhà làm luật Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi và dựa trên cơ sở tiền đề các quy định của
Bộ luật Hồng Đức để phát triển thành các quy định liên quan đến nhân quyền cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, trong đó có các quy định về việc bảo vệ nhân quyền của trẻ em Ngày nay, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già yếu… được xếp vào nhóm “đối tượng dễ bị tổn thương” cần có sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng thì hơn 500 năm trước, trong BLHĐ đã có những quy định về trách nhiệm của xã hội, nhất là của quan chức đối với nhóm người này Đây chính là một trong những điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật thời Hậu Lê 6
Những chính sách giáo dục trong Hồng Đức thiện chính thư của nhà Mạc được đánh giá là tiến bộ, tuân theo nguyên tắc "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" Vua Mạc ban hành luật định chế khoa cử, mở rộng hệ thống trường học, quan tâm đến việc đào tạo nhân tài Chính sách này giúp đào tạo nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước, nền giáo dục phát triển mạnh mẽ.
5 Trương Thị Hòa, “Án lệ: Kỹ thuật pháp lý được áp dụng ở Việt Nam từ lâu đời”, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/An-le-Ky-thuat-phap-ly-duoc-ap-dung-o-Viet-Nam-tu-lau- doi-6626/, truy cập ngày 15/03/2023
6 “Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức với sự hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015”, https://kiemsat.vn/tinh-nhan-dao-cua-bo-luat-hong-duc-voi-su-hoan-thien-bo-luat-hinh-su-nam-2015-
Thứ nhất, Điều 680 QTHL quy định: “Đàn bà phạm tội tử hình trở xuống, nếu đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình” Tuy quy định này trên bề nổi đang bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nhưng sâu bên trong cũng ngầm ý bảo vệ đứa trẻ mới sinh ra bởi người mẹ phạm tội Đứa trẻ nào mới sinh ra cũng cần có sự chăm sóc và nuôi dưỡng từ người mẹ, bởi lẽ từ xưa đến nay nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh chính là “sữa mẹ” Nếu người mẹ vừa mới sinh con mà bị đem đi hành hình thì đứa trẻ sẽ không nhận được nguồn thức ăn tốt nhất đó, có thể ảnh hưởng đến sự sống và phát triển bình thường của đứa trẻ ấy, việc quy định đợi sau khi sinh 100 ngày mới đem người mẹ hành hình đã thể hiện được tinh thần nhân đạo ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là sau thời gian 100 ngày (khoảng hơn 3 tháng) thì đứa trẻ cũng đã cứng cáp hơn để có thể thiếu đi sự chăm sóc của người mẹ mà không quá ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường
Thứ hai, Điều 313 QTHL quy định: “Con gái và những trẻ nhỏ mồ côi, tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh thì người mua và người viết văn khế, người làm chứng hẳn đều xử tội xuy, trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho người mua và hủy bỏ văn khế Nếu những người cô độc, khốn cùng từ
Theo luật pháp thời phong kiến, trẻ em mồ côi từ 15 tuổi trở lên được phép tự nguyện bán thân để kiếm sống Tuy nhiên, trẻ em mồ côi dưới 15 tuổi và những người mua trẻ em, làm chứng hoặc viết hợp đồng mua bán đều bị trừng phạt Quy định này thể hiện tư tưởng tiến bộ trong chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Thứ ba, Điều 604 QTHL quy định: “Bắt được trẻ con lạc đường thì phải báo quan làm bằng chứng, có người đến nhận thì được lấy tiền cấp dưỡng (mỗi tháng 5 tiền), trái luật không cho người ta nhận thì xử nhẹ hơn tội quyến dỗ một bậc” và Điều
605: “Làm sự trái ngược (bắt được trẻ con bị lạc về không trông nom nuôi nấng lại hành hạ, để đói rét khốn khổ mà chết) để đến nỗi con của người khác chết thì xử phạt
80 trượng, đền tiền đền mạng 5 quan cho cha mẹ đứa trẻ chết” Quy định của hai điều luật này một lần nữa nhấn mạnh việc bảo vệ nhân quyền cho trẻ em, trẻ em có quyền được sống, được chăm sóc và nuôi dưỡng bất kể đó có phải là cha mẹ đứa trẻ hay không Tuy nhiên, do trình độ lập pháp dưới thời phong kiến cũng còn nhiều hạn chế nên chưa đưa ra được quy định trong trường hợp bắt được đứa trẻ đi lạc mà không tìm được cha mẹ cho đứa trẻ ấy thì sẽ xử lý như thế nào, ai sẽ là người nuôi dưỡng đứa trẻ ấy vẫn còn là một điểm thiếu sót để các nhà làm luật hiện đại bổ sung thêm
46745.html?fbclid=IwAR2gtY0aQURE-
5MYDjcuyhV4TuFDmWLxFm5edPk5URN_QUTv00rV_lMj-Xg, truy cập ngày 15/03/2023
Thứ tư, trong chế độ phong kiến luôn đề cao vai trò của gia đình, đặc biệt là việc giáo dục con cái của cha mẹ Theo Nho giáo, cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo, vì vậy cha mẹ có nghĩa vụ tu thân và dạy dỗ con cái Ông bà ta hay có câu “Con dại cái mang” thể hiện tầm quan trọng trong việc cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con, nếu con làm lỗi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm cùng Có thể thấy, trong thực tế, để nuôi dạy con cái nên người, cha mẹ có thể dùng “roi vọt” ở mức độ cho phép, nếu vượt qua giới hạn cho phép, gây thương tích nặng hoặc cướp tính mạng của con thì cha mẹ bị bắt tội Điều 475 QTHL quy định: “nếu con cháu phạm lời dạy dỗ mà ông bà, cha mẹ đánh chết thì xử tội đồ làm khao đinh, đánh chết bằng đồ có mũi nhọn thì xử tội đồ làm tượng phường binh; cố ý giết thì phải tội thêm một bậc Nếu ông bà ngoại, mẹ đích, mẹ kế, mẹ nuôi mà đánh chết con cháu thì tội nặng thêm một bậc Ngộ sát thì không phải tội” Mặt khác, trong trường hợp đã làm tròn trách nhiệm dạy bảo con cái mà con cái vẫn không nghe lời dạy bảo đến mức có hành vi lăng mạ cha mẹ, mê muội và phá tán tài sản gia đình, pháp luật phong kiến cho phép cha mẹ có quyền từ con Theo HĐTCT năm 1476: con cháu vi phạm pháp luật rượu chè cờ bạc, trai gái, ham mê chọi gà chó săn, du đãng ngoài đường, lăng mạ ông bà cha mẹ, họ hàng thân thuộc, đó là những đứa phá gia chi tử, cha mẹ phải ngày đêm dạy bảo Nếu đứa con đó không nghe lời dạy bảo, không sửa lỗi lầm, trái lời cha mẹ thì theo lý phải kể hết tội vào trong đơn xin từ không nhận làm con 7
Theo đó, từ thời phong kiến đã sơ khai có quy định về vấn đề cha mẹ gây ra cái chết cho con, tuy không cụ thể hóa bằng các BLHS hiện hành nhưng cũng coi như là đặt nền móng cho các nhà làm luật sau này định hướng và phát triển quy định pháp luật cụ thể hơn Điều 475 QTHL có quy định về hai trường hợp về hành vi gây ra cái chết cho con với cả lỗi vô ý và cố ý Đối với lỗi cố ý thì tội phạt nặng hơn một bậc, vô ý gây ra cái chết (ngộ sát) thì không có tội Có thể thấy, QTHL tuy không quy định đầy đủ và chi tiết các tội danh liên quan đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ song cũng có những điểm tiến bộ, nhân đạo liên quan đến mối quan hệ trong gia đình, giữa con cái với cha mẹ, đặt ra được các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em đáng để cho thế hệ mai sau tiếp thu và học hỏi
1.2.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Giai đoạn trước khi ban hành BLHS năm 1985, tuy Nhà nước ta chưa có một bộ luật hình sự hoàn chỉnh nào nhưng nhà nước đã có bước tiến mới khi ban hành hàng loạt các Sắc lệnh nhằm bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn này Đặc biệt là trong giai đoạn năm 1946 đến năm 1954, Sắc lệnh thiết lập Tòa án quân sự ngày 14/2/1946
Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
“Điều 124 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Với BLHS năm 1999 quy định hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ của người mẹ là Tội giết con mới đẻ tại Điều 94 đã không có sự phân biệt về dấu hiệu định tội (về hậu quả của tội phạm) và khung hình phạt dù tính nguy hiểm của hành vi vứt bỏ con mới đẻ thấp hơn so với hành vi giết con mới đẻ Hơn nữa, về kỹ thuật lập pháp, quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau đối với đối tượng tác động của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Bởi lẽ thế, BLHS năm 2015 được ban hành để làm rõ dấu hiệu định tội và phân hóa trách nhiệm hình sự giữa Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ BLHS năm 2015 bổ sung Tội vứt bỏ con mới đẻ vào tên điều luật và tách bạch giữa Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ ở hai khoản khác nhau cũng như điều chỉnh khung hình phạt phù hợp với mỗi hành vi Nhưng để xác định được khi nào xét xử Tội giết con mới đẻ tại khoản
1 Điều 124 BLHS năm 2015 và khi nào xét Tội vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 2 Điều 124
BLHS năm 2015 thì chúng ta tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của hai tội trên dưới góc độ pháp luật
“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.” 18 Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ xã hội đều được Luật Hình sự bảo vệ cho nên ngay tại Điều 1 và Điều 8 BLHS năm 2015 đã quy định đầy đủ những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, bao gồm: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” Các quan hệ xã hội này một khi bị xâm hại bởi tội phạm thì sẽ trở thành khách thể của tội phạm
Mặc dù Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã được tách ra khỏi Tội giết người nhưng thực chất bản thân Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng là tội phạm được quy định trong Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Bởi thế, quan hệ xã hội bị xâm phạm của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, là tính mạng của đứa bé mới được sinh ra Trẻ em là một phần của nhân loại, là con người, là đối tượng cần được bảo vệ bởi Bộ luật nhân quyền cùng với việc trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nên từ góc độ pháp luật quốc tế hay góc độ pháp luật Việt Nam thì trẻ em đều cần những lợi ích tốt nhất để phát triển bản thân Tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ tầm quan trọng của sự phát triển của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với đối tượng này: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.” Vì vậy, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng đứa bé mới được sinh ra là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ hoàn toàn phù hợp với quan điểm của quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng
Bên cạnh đó, đặc biệt hơn chúng ta phải nói tới đối tượng tác động của Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là đứa con trong 7 ngày tuổi Phải nói đây là điểm khác biệt của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 không quy định rõ ràng đối tượng tác động là đứa trẻ bao nhiêu ngày tháng tuổi dẫn tới hạn chế như Tòa án mỗi nơi xác định “con mới đẻ” khác nhau như 03 ngày tuổi, 07 ngày tuổi, 15 ngày tuổi… Mặc dù Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn
18 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr 108 phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 hướng dẫn nhưng không tránh được trường hợp Tòa án xác định khác với Nghị quyết Vì điểm bất cập đó, BLHS năm 2015 có sự điều chỉnh phù hợp khi đưa cụm từ “con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi” vào điều luật nhằm xác định rõ đứa trẻ mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời trong vòng 07 ngày Ngoài ra, đứa trẻ mới sinh này phải là con của chính chủ thể phạm tội đẻ ra chứ không phải là con nuôi được nhận từ người khác Ngược lại, nếu người mẹ đã trao quyền nuôi dưỡng đứa con mới đẻ của mình cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ đứa con của mình thì dù không còn là quan hệ mẹ con trên pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 BLHS năm 2015 Bắt đầu từ ngày thứ 8 kể từ khi đứa bé được sinh ra, dù người mẹ có thực hiện hành vi giết hay vứt bỏ dẫn tới đứa bé chết thì người mẹ không còn phạm tội giết con mới đẻ hay tội vứt bỏ con mới đẻ Mà dựa vào hành vi của người mẹ, Tòa án sẽ xác định người mẹ sẽ phạm Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “giết người dưới 16 tuổi” tại Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 Xét về loại tội phạm tại Điều 9 BLHS năm 2015 thì Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “giết người dưới 16 tuổi” là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng còn Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ chỉ là loại tội phạm ít nghiêm trọng 19 Bởi thế mới cần sự rõ ràng về độ tuổi của “đứa con mới đẻ” trong Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Mặt khách quan của tội phạm là các biểu hiện của tội phạm diễn ra bên ngoài thế giới khách quan, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Đối với tội phạm có cấu thành vật chất, cần đủ cả ba dấu hiệu này Trong khi đó, tội phạm có cấu thành hình thức chỉ cần hành vi nguy hiểm cho xã hội.
19 Phan Thị Thu Lê, Hoàng Hải Yến (2020), “Một số vấn đề về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái bằng pháp luật Hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 4/2020, tr 24
20 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr 121 và hậu quả Bên cạnh đó, Điều 124 BLHS năm 2015 được xây dựng dành cho đối tượng đặc biệt, chủ thể đặc biệt cũng như khung hình phạt khoan hồng hơn nên nhà làm luật còn quy định hoàn cảnh phạm tội “do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” là dấu hiệu định tội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội:
Hành vi khách quan của tội phạm là những hoạt động có chủ đích và do ý chí của con người gây ra, biểu hiện dưới những hình thức cụ thể, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội Tội giết con mới đẻ được quy định riêng tại Điều 124 BLHS năm 2015, với hai khoản riêng biệt: khoản 1 quy định hành vi giết con mới đẻ trong trường hợp phạm tội lần đầu, không có tính chất côn đồ hoặc tàn bạo; khoản 2 quy định hành vi giết con mới đẻ có tính chất côn đồ hoặc tàn bạo hoặc đã từng phạm tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc đe dọa giết người trước đó.
1 Điều 124 và Tội vứt bỏ con mới đẻ quy định tại khoản 2 Điều 124 Vì vậy, hành vi của hai tội này về cơ bản có sự khác biệt tương đối rõ ràng Đối với khoản 1 Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về Tội giết con mới đẻ:
“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ cũng tương tự như tội giết người là hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng của đứa bé mới được sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi Hành vi khách quan của một tội phạm có thể thực hiện thông qua hai hình thức: hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội Ở dạng hành động phạm tội, người mẹ có thể bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém đứa bé bằng một vật sắc nhọn nào đó, chôn đứa bé, dùng gối đè nhằm không cho đứa bé thở, ném đứa bé từ trên cao xuống dưới đất… Ngoài ra, dạng không hành động phạm tội là chủ thể có đủ điều kiện khả năng để thực hiện nghĩa vụ của mình như là người mẹ có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ tính mạng của đứa bé nhưng không làm điều đó Ví dụ như người mẹ có thể không cho con bú sữa nhằm để đứa bé chết đói, không cho uống thuốc khi đứa bé bị ốm, để mặc không quan tâm tới các yếu tố ngoại cảnh có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng đứa bé… Đối với khoản 2 Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về Tội vứt bỏ con mới đẻ:
“Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Hành vi khách quan của tội này là hành vi vứt bỏ đứa trẻ ở một nơi nào đó dẫn tới đứa trẻ chết chứ không còn là hành vi tước đoạt tính mạng của đứa trẻ Ở tội vứt bỏ con mới đẻ thì không có hành vi tác động vật lý trực tiếp làm đứa trẻ chết ngay mà người mẹ sẽ bỏ mặc con ở một nơi nào đó rồi bỏ đi nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đứa trẻ nên đưa đứa trẻ tới những nơi mà mình nghĩa rằng không thấy đứa trẻ nữa Hành vi vứt bỏ có thể là để đứa trẻ ở trại mồ côi, nhà thờ,
21 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tlđd (18), tr 122 chùa, bệnh viện, công viên… chưa kể những nơi vắng người, không có khả năng đứa trẻ được phát hiện như hẻm vắng, vách tường, rừng sâu, nghĩa trang… dẫn tới đứa bé phải đối mặt với nguy hiểm từ tự nhiên như côn trùng đốt, bị sốt rét, động vật ăn thịt tiếp cận mà đứa trẻ không tự mình bảo vệ được nên cái chết xuất hiện Thật ra, vứt bỏ có thể nói là đồng nghĩa với việc đứa trẻ không được bú sữa, bỏ đói, không được bảo vệ, nuôi dưỡng cũng tương đồng với hành vi không hành động phạm tội của Tội giết con mới đẻ
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VỀ TỘI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ
Quy định của pháp luật Campuchia
Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan, nằm giữa các nước Việt Nam, Lào và Thái Lan, được coi là một trong những người anh em thân thiết của Việt Nam Việt Nam - Campuchia là hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương, hiện Campuchia có đường biên giới chung với Việt Nam là 1.228 km nên cũng có những nét tương đồng, gắn bó về điều kiện địa lý, tự nhiên, văn hóa, lịch sử và xã hội,… Là quốc gia anh em, láng giềng nhưng dân số của Campuchia thấp hơn Việt Nam rất nhiều Vấn đề này có thể xuất phát một phần từ lịch sử, do đất nước này đã trải qua thời kỳ diệt chủng của Khmer đỏ, hay còn gọi là chế độ Pol Pot Dưới 4 năm cai trị (1975-1979) của Pol Pot, Campuchia đã mất khoảng 25% dân số, giết hại ước tính tới gần 3 triệu người Chế độ Pol Pot đã cưỡng bức người dân di cư từ thành thị tới nông thôn, nơi hàng loạt bác sĩ, giáo viên và bất cứ ai bị cho là thuộc diện nguy hiểm bị hành
38 “Những điều cần biết về 10 quốc gia Asean”, https://vov.vn/the-gioi/nhung-dieu-can-biet-ve-10- quoc-gia-thanh-vien-asean-452645.vov, truy cập ngày 18/03/2023 quyết 39 Rất nhiều trẻ em đã bị giết hại dưới thời Pol Pot cầm quyền, bọn chúng đã dùng những thủ đoạn tàn bạo để giết chết trẻ em như trói và đánh tới chết Theary Seng, một luật sư nhân quyền mất cha, mẹ trong chế độ diệt chủng, mô tả Campuchia là “vùng đất của những đứa trẻ mồ côi” và những vết sẹo thời Khmer Đỏ vẫn hằn sâu trên đất nước Campuchia hiện đại 40 Tính đến tháng 12/2022, dân số Campuchia ước tính là 17.278.043 người, trong đó có 354.991 trẻ em được sinh ra Trong năm 2023, dân số của Campuchia dự kiến sẽ tăng 217.033 người với 858 trẻ em được sinh ra mỗi ngày 41
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở Campuchia là 46,9% Campuchia hiện có một xã hội rất trẻ, về dân số thì Campuchia là một trong những xã hội trẻ nhất trên thế giới và ngày càng trẻ hóa, tính đến năm 2017 thì dân số có độ tuổi dưới 15 là 32.2% 42
Campuchia, quốc gia trẻ nhưng vẫn đối mặt khó khăn kinh tế Từ năm 1991, Liên Hợp Quốc xếp Campuchia vào danh sách kém phát triển do kinh tế - xã hội yếu kém, chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, môi trường, thiếu nguồn nhân lực Tuy nhiên, hiện nay kinh tế Campuchia có chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người tăng, thoát khỏi nhóm kém phát triển nhưng vẫn ở mức trung bình thấp Song song đó, Campuchia cũng gặp nhiều vấn đề như xã hội đang phát triển thường gặp, với mâu thuẫn xã hội tăng nhanh, đặc biệt là về lợi ích, chẳng hạn giữa người lao động nông thôn di cư vào thành thị, giữa các nhóm cán bộ, giữa các giai cấp, tham nhũng, tội phạm và tệ nạn xã hội.
Ngày 15/10/1992, Campuchia phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em Hiến pháp Campuchia tại Chương III có nhiều quy định về quyền áp dụng liên quan đến tuổi Một số điều khoản đề cập cụ thể đến quyền trẻ em trong Hiến pháp là: Điều 31 yêu cầu Nhà nước công nhận và tôn trọng quyền con người, bao gồm các công ước và hiệp ước liên quan đến quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em; Điều 46 yêu cầu Nhà nước và xã hội tạo cơ hội cho phụ nữ để họ có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.
39 Song Hy, “Tội ác man rợ của Khmer Đỏ”, https://vtc.vn/toi-ac-man-ro-cua-khmer-do-ar500369.html, truy cập ngày 18/03/2023
40 Tuấn Anh, “Những hình ảnh phơi bày sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot”, https://vietnamnet.vn/nhung-hinh-anh-phoi-bay-su-tan-bao-cua-che-do-diet-chung-pol-pot-
41 “Dân số Campuchia”, https://danso.org/campuchia/, truy cập ngày 18/03/2023
43 Văn Đỗ, “Campuchia sẵn sàng ra khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển vào năm 2027”, https://vov.vn/the-gioi/ho-so/campuchia-san-sang-ra-khoi-tinh-trang-quoc-gia-kem-phat-trien-vao- nam-2027-post1007207.vov, truy cập ngày 18/03/2023 việc làm, được chăm sóc y tế và cho con cái đi học; Điều 47: quy định nghĩa vụ của cha mẹ là chăm sóc, giáo dục con cái trở thành công dân tốt và quy định nghĩa vụ tương ứng của con cái là chăm sóc cha mẹ khi về già; Điều 48: yêu cầu Nhà nước bảo vệ các quyền của trẻ em được quy định trong “Công ước về trẻ em”, đặc biệt là quyền được sống, được giáo dục, được bảo vệ trong thời chiến và không bị bóc lột về kinh tế, tình dục Nhà nước được yêu cầu bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi gây tổn hại đến cơ hội giáo dục, sức khỏe và phúc lợi của chúng; Điều 73: yêu cầu Nhà nước quan tâm đầy đủ đến trẻ em và bà mẹ, thành lập các nhà trẻ và hỗ trợ phụ nữ và trẻ em không được hỗ trợ đầy đủ Tuy các vấn đề về trẻ em được quan tâm và quy định nhiều trong Hiến pháp nhưng trong hệ thống pháp luật quốc gia lại không có đạo luật về trẻ em toàn diện hoặc hợp nhất trong luật pháp Campuchia, thay vào đó, các quy định có liên quan đặc biệt đến trẻ em có thể được tìm thấy trong một số Bộ luật, Luật và các Nghị định như bộ luật hình sự; bộ luật dân sự; Luật Chống Buôn bán Người và Bóc lột Tình dục 2008; Luật phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân 2005; Luật Tương xứng với Quyền của Người khuyết tật 2009,
Chính vì ảnh hưởng từ các điều kiện về kinh tế, xã hội, lịch sử chính trị đã tác động nhiều đến tình hình tội phạm ở quốc gia này, đặc biệt trong đó có các tội phạm liên quan đến trẻ em và trẻ vị thành niên, nhất là vấn đề bỏ rơi, không chăm sóc hoặc thậm chí là giết chết con của chính mình BLHS Campuchia đã được thông qua vào năm 2009 với 672 điều luật, trong đó các điều luật quy định về vấn đề trên nằm rải rác ở nhiều phần khác nhau So với BLHS Việt Nam, thì trong pháp luật hình sự “đất nước chùa tháp” không quy định rõ ràng và cụ thể tội danh đối với việc vứt bỏ hay giết con của mình như Điều 124 BLHS Việt Nam là “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” Thay vào đó, pháp luật nước này đã phân chia hành vi trên thành các tội phạm riêng biệt: tội “Giết người”, “Bỏ rơi con chưa thành niên”, “Xúi giục bỏ rơi con”, “Tước đoạt thức ăn hoặc sự chăm sóc của người chưa thành niên dưới 15 tuổi” (Điều 199, 321, 330, 337 BLHS năm 2009 của Campuchia)
* Tội “Bỏ rơi con chưa thành niên” quy định tại Điều 321 BLHS năm 2009 Đầu tiên, về vấn đề “vứt bỏ” hay “bỏ rơi”, tại Điều 321 BLHS Campuchia đã quy định về “Hình phạt bỏ rơi con chưa thành niên” Điều luật này quy định: “Việc bỏ rơi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi bởi người giám hộ hợp pháp sẽ bị phạt tù từ một năm đến năm năm và phạt tiền từ hai triệu đến mười triệu Riel trong trường hợp việc bỏ rơi gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự an toàn của trẻ vị thành niên.” Hành vi bỏ rơi con chưa thành niên nằm trong một phần riêng biệt của BLHS Campuchia, thuộc chương 1 “Abandonment of minors – Bỏ rơi trẻ vị thành niên” ở tiêu đề 3
“Offences against minors and the family - Tội với người chưa thành niên và gia đình” Vậy câu hỏi đặt ra là: Trong pháp luật Campuchia thì người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Dẫn chiếu đến BLDS Campuchia, định nghĩa người chưa thành niên hay người chưa thành niên được quy định tại Điều 17: “Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi.” Có thể thấy, quy định về độ tuổi của người chưa thành niên trong pháp luật Campuchia cũng có điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam cả về nội dung lẫn vị trí của điều luật, cụ thể, tại khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015 của Việt Nam cũng quy định “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.” Vậy có thể hiểu đối với thuật ngữ “trẻ vị thành niên” mà BLHS Campuchia đề cập bao gồm con mới đẻ, trẻ sơ sinh và cả người dưới 18 tuổi Tội danh “Bỏ rơi con chưa thành niên” chỉ tương ứng phần “vứt bỏ” trong “Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” mà nhóm tác giả muốn đề cập Để hiểu rõ hơn bản chất của tội danh này, ta sẽ xem xét về từng dấu hiệu để cấu thành tội phạm
Thứ nhất, về khách thể, có thể thấy khách thể của tội “Bỏ rơi con chưa thành niên” về cơ bản có điểm tương đồng với Việt Nam, đó cũng là quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người, cụ thể hơn ở đây là quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con chưa thành niên Đồng thời, pháp luật nước này đã mở rộng phạm vi về đối tượng tác động của tội phạm hơn so với Việt Nam, đó là “con chưa thành niên” chứ không phải là “con mới đẻ” Đây là điểm khác biệt đầu tiên trong vấn đề “vứt bỏ” con trong quy định của hai nước Nếu trong BLHS Việt Nam thì con mới đẻ là đứa trẻ được sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi, trong trường hợp tại Điều 321 BLHS Campuchia thì con chưa thành niên phải là người chưa thành niên dưới 15 tuổi mà không phải là tất cả trẻ chưa thành niên (người dưới 18 tuổi như quy định trong BLDS) Lý giải lý do vì sao đối tượng tác động của tội phạm này lại là con chưa thành niên dưới 15 tuổi, bởi lẽ, ở Campuchia, với tình trạng thu nhập còn thấp số lượng trẻ vị thành niên phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình là rất lớn, hầu hết độ tuổi lao động trung bình là dưới 15 44 Chính vì vậy, việc các trẻ vị thành niên đã có thể tự lao động là phổ biến nên việc cha mẹ chúng vì quá nghèo khó mà bỏ rơi để chúng “tự sinh tự diệt”, không quan tâm chăm sóc và thiếu sự lo lắng cần thiết cho một đứa trẻ có thể phát triển bình thường và toàn diện cũng diễn ra rất nhiều Mặt khác, trong BLDS năm 2009 của Campuchia có quy định về việc được giải phóng khỏi sự giám hộ vị thành niên, khoản 1 Điều 1095 BLDS năm 2007 của Campuchia: “Trường hợp người được giám hộ vị thành niên đã đủ 16 tuổi đang tự sinh sống một cách độc lập thì tòa án, dựa vào yêu cầu của người được giám hộ vị thành niên, có thể tuyên bố giải phóng khỏi sự giám hộ vị thành niên” Chính vì vậy, việc quy
44 Bùi Thị Ngọc Lan, Đoàn Quỳnh Thương, “Pháp luật và thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em của Campuchia - Kinh nghiệm cho Việt Nam”, https://giaoducvaxahoi.vn/tin-xa-hoi/phap-lu-t- va-th-c-thi-phap-lu-t-v-phong-ch-ng-b-o-l-c-tr-em-c-a-campuchia-kinh-nghi-m-cho-vi-t-nam2.html, truy cập ngày 23/03/2023 định cột mốc “dưới 15 tuổi” trong tội danh “Bỏ rơi con chưa thành niên” là hoàn toàn hợp lý
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm
Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan là “bỏ rơi” người dưới
15 tuổi mà người đó thuộc sự giám hộ hợp pháp của mình Bỏ rơi là hành vi của người có trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhưng họ lại không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình về phương diện thể chất, tinh thần, y tế, giáo dục, Hành vi bỏ rơi có thể thực hiện dưới dạng hành động (thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình - thực hiện một cách hời hợt, thiếu sự quan tâm chăm sóc) và không hành động (không thực hiện trách nhiệm của mình như không cho con bú, để mặc con đói đến chết, )
Hậu quả: Có thể thấy, so với quy định của Việt Nam, thì pháp luật Campuchia cũng đặt ra vấn đề hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội danh này, đó chính là
“việc bỏ rơi gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự an toàn của trẻ vị thành niên” Đối chiếu với khoản 2 Điều 124 BLHS 2015 của Việt Nam “vứt bỏ con do mình đẻ ra trong
Quy định của pháp luật Lào
Lào là một nước không có biển, với cơ sở hạ tầng còn thô sơ, không có đường sắt, hệ thống đường sá mới hình thành, hệ thống truyền thông còn hạn chế, điện chủ yếu chỉ có ở khu vực đô thị Kinh tế nông nghiệp chiếm 1/2 GDP và sử dụng 80% lực lượng lao động Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều tiến bộ, các mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm đều đạt kết quả tốt Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 6%/năm thu nhập bình quân đầu người tăng dần 50 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Lào ước tính là 7.531.226 người Tính đến đầu năm 2017, người dưới 15 tuổi chiếm 36.7%, đến 2022 thì tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở Lào là 48,4% Bên cạnh nền dân số trẻ nhưng theo ước tính đến năm 2017 có 3.522.369 người hoặc 79,86% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Lào có thể đọc và viết Theo đó khoảng 888.311 người lớn không biết chữ 51 Ngoài ra Lào còn là nước có tỷ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới, với 1.400 ngôi chùa, nổi tiếng như Pha That Luang, Wat Si Muang, Wat Sisaket Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó người dân Lào, cũng là nơi gắn kết các bộ tộc Lào Lễ hội gắn với chùa chiền, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ cũng thể hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào 52 Mặc dù kinh tế Lào đang từng bước phát triển, nền văn hóa Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý cũng như tư tưởng của người dân Lào nhưng nhìn chung thì Lào vẫn đang là một quốc gia nghèo, do đó các vấn đề liên quan đến dân trí, nhận thức của người dân cũng nằm ở mức nhất định nên tội phạm liên quan đến giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng không quá hiếm hoi
Chính phủ Lào đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm
Năm 1991, Lào ban hành Luật Bảo vệ Quyền trẻ em và thành lập Ủy ban Quốc gia Bà mẹ và Trẻ em (NCMC) để giám sát và phối hợp các vấn đề liên quan đến trẻ em Đoàn Thanh niên Lào (LYU), một tổ chức quần chúng quốc gia trực thuộc chính phủ, giữ vai trò nòng cốt thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên ở các cấp và là đối tác chính của tổ chức Cứu trợ Trẻ em trong lĩnh vực này.
50 “Lào (Laos)”, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-vung-lanh- tho/chau-a/lao-laos-1061, truy cập ngày 05/04/2023
51 “Dân số Lào”, https://danso.org/lao/, truy cập ngày 05/04/2023
52 “Văn hóa, con người Lào có nét nổi bật gì?”, https://special.nhandan.vn/vanhoa_lao/index.html, truy cập ngày 05/04/2023
53 “Child Rights Governance”, https://laos.savethechildren.net/what-we-do/child-rights-governance, truy cập ngày 05/04/2023 chuẩn các văn bản khác như Nghị định thư không bắt buộc đối với Công ước về Quyền trẻ em về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang, Nghị định thư không bắt buộc đối với Công ước về Quyền trẻ em về buôn bán trẻ em mại dâm trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em vào ngày 20/9/2006
Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích của trẻ em năm 2007 của Lào đảm bảo quyền cơ bản về thể chất và tinh thần cho mọi trẻ em Bộ luật Hình sự Lào năm 2017 dành riêng một điều luật (Điều 191) để quy định về tội "Giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ", với mức phạt tù từ 2 đến 5 năm Tuy nhiên, khác với Việt Nam, Bộ luật Hình sự Lào không đưa ra định nghĩa chính xác về "con mới đẻ", dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt giữa tội "Giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ" và "Giết người" Điều này làm tăng sự phức tạp trong định tội và xét xử.
54 Điều 3 Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích trẻ em của CHDCND Lào ngày 27/12/2006 trẻ đó được sinh ra, đồng thời cũng chưa có bất kì văn bản hướng dẫn thi hành nào, thậm chí trong Luật bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em năm 2007 cũng không có định nghĩa liên quan đến con mới đẻ nên khó phân định được con mới đẻ có thể được xem như con sơ sinh hay không do trong trong nhiều từ điển khác nhau vẫn xem “newborn” là “trẻ sơ sinh” mà không được dịch với nghĩa là con mới đẻ như thuật ngữ pháp lý của Việt Nam, ví dụ như trong từ điển của Cambridge 55 Theo cách sử dụng thông tục, trẻ sơ sinh là đứa trẻ mới được sinh ra trong vài giờ, vài ngày hoặc mới một tháng tuổi Trong bối cảnh y tế, trẻ sơ sinh (theo từ trong tiếng Latinh: neonatus, newborn) là trẻ sơ sinh trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh Trước khi sinh ra, con cái được gọi là thai nhi Thuật ngữ trẻ sơ sinh thường được áp dụng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi; tuy nhiên, các định nghĩa có thể khác nhau và có thể bao gồm trẻ em đến hai tuổi 56 Vì vậy BLHS Lào cần có những sửa đổi cho phù hợp và thuận tiện để tránh gây tranh cãi trong quá trình áp dụng pháp luật
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm Người phạm tội này có hành vi vì bất cứ lý do gì mà giết con hoặc bỏ rơi con mới đẻ đến chết thì cấu thành tội phạm này Hành vi khách quan có thể được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như hành động hoặc không hành động Ví dụ như bỏ đói con mình đến chết, bỏ rơi ngoài đường, trong thùng rác hoặc bóp cổ con mới đẻ đến chết, Cho đến nay thì các kiểu giết con và giết trẻ sơ sinh phổ biến nhất thường là những bà mẹ đánh đập con cái của họ, tiếp theo là những bà mẹ bị bệnh tâm thần, có vấn đề tâm lý, sau đó là những trường hợp trả thù cha của đứa bé (hoặc cũng có thể là cha của người phạm tội - có thể do quá khứ bị đánh đập, bạo hành tạo ra tổn thương tâm lý nhất định) hoặc bạn đời cũ thông qua việc giết một đứa trẻ và cuối cùng là giết những đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh không mong muốn (mang thai ngoài ý muốn, đứa trẻ sinh ra bị dị dạng, gia cảnh quá nghèo khó nên không thể nuôi dưỡng, ) Các hành vi đều dẫn đến hậu quả đứa con mới đẻ đó chết Điều đặc biệt quy định trong điều luật này chính là “vì bất cứ lý do gì” mà thực hiện hành vi khách quan của tội phạm thì đều cấu thành tội này, không phân biệt là lý do chính đáng hay bất khả kháng, bị ảnh hưởng từ tư tưởng lạc hậu, So với BLHS Việt Nam thì BLHS Lào có phần khắt khe hơn, cho dù chủ thể của tội phạm có rơi vào hoàn cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt hay không thì đều cấu thành tội phạm, bị định tội như nhau
Trong thời đại phát triển và tiến bộ hiện nay, trình độ dân trí đã phần nào được cải thiện ở các nước đang phát triển nên việc ảnh hưởng bởi các tư tưởng, lối sống lạc hậu đã phần nào được giảm bớt nhưng điều đó là không hoàn toàn Ở các vùng còn chưa phát triển cao về dân trí tại Lào họ vẫn chỉ trích nặng nề việc có con trước hôn nhân nên
55 “Newborn”, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/newborn, truy cập ngày 09/04/2023
56 “Infant”, https://en.wikipedia.org/wiki/Infant#cite_note-mwn-2, truy cập ngày 10/04/2023 việc người mẹ có thể mắc các chứng bệnh tâm lý sau sinh hay mang tâm lý sợ sệt dư luận dẫn đến các hành động phạm tội nêu trên là không hiếm có Tâm lý học đã chỉ ra rằng sau khi sinh phụ nữ sẽ có nhiều triệu chứng bất ổn về sức khỏe cũng như tâm lý ở nhiều cấp độ, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nhất định mà nhiều phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, do đó thường dễ rơi vào các sang chấn tâm lý, thậm chí một số rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm sau sinh chiếm phần lớn Những triệu chứng này thường được biểu hiện bằng các hành động như khóc lóc, giận dữ vô cớ… đặc biệt nguy hiểm là triệu chứng loạn tâm thần dễ dẫn đến hành vi người mẹ tự tử hoặc giết con mới đẻ Tuy nhiên, trong pháp luật đất nước “vạn tượng” dù là bởi lý do gì, có mắc bệnh tâm lý hay không thì vẫn bị kết tội như một người trong trạng thái tâm lý bình thường
Thứ ba, về chủ thể của tội phạm, chủ thể của tội danh này cũng tương tự với quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, đó là chủ thể đặc biệt, chính là “người mẹ” Chủ thể của tội phạm này được quy định cụ thể, là một chủ thể duy nhất, là người mẹ đẻ ra đứa trẻ ấy, không phải là mẹ nuôi cũng không phải là người cha, yếu tố huyết thống được đặt lên trên hết Thông thường, tại các nước đang phát triển, đặc biệt là với một quốc gia nền kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao như Lào thì phần lớn các hành vi giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ được thực hiện bởi những bà mẹ trẻ Lào có tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, ở mức 83 trên 1.000 bé gái trong khi độ tuổi kết hôn tối thiểu ở Lào là 18 tuổi Trên toàn quốc, năm 2017, 33% phụ nữ kết hôn trước 18 tuổi, trong khi 16,7% trẻ em gái từ 15–19 tuổi đã sinh con hoặc mang thai lần đầu, 1,8% đã sinh con trước 15 tuổi, trong khi 35% trẻ em gái 19 tuổi đã làm mẹ hoặc đang mang thai 57
Một vụ án điển hình là vụ việc một bà mẹ đơn thân ở huyện Nambak, tỉnh Luangprabang đã giết con gái mới sinh của mình vì không biết gì về cha đứa bé Bà mẹ này bị bắt vào tháng 7/2022 khi thi thể đứa trẻ được tìm thấy Nguyên nhân vụ án là người mẹ làm nghề mại dâm, không có thông tin về cha đứa trẻ và việc mang thai là ngoài ý muốn Tương tự, một trường hợp khác xảy ra với bà mẹ trẻ 20 tuổi người Lào đã bỏ rơi đứa con mới sinh một tuần tuổi của mình trước cửa nhà của người khác tại tỉnh Chonburi, Thái Lan Sau đó, cô ta bị bắt vì không đủ khả năng nuôi con, bị cha đứa bé bỏ rơi và hết hạn visa Hành vi bỏ rơi trẻ sơ sinh này cho thấy sự tuyệt vọng của những bà mẹ trẻ đơn thân khi phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, xã hội và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng.
57 “Isolation: The experience of adolescent motherhood in Laos”, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10031130/, truy cập ngày 17/04/2023
58 “Mother Kills Newborn in Luang Namtha”, https://laotiantimes.com/2022/08/04/mother-kills- newborn-in-luang-namtha/, truy cập ngày 17/042023 giết con mới đẻ có thể gia tăng khi người mẹ bị bạn tình bỏ rơi hoặc không có đủ khả năng chăm sóc
Theo các báo cáo điều tra, hầu hết các bà mẹ trẻ được khảo sát thì kiến thức về phòng tránh mang thai ngoài ý muốn là vô cũng ít ỏi, thậm chí có người hoàn toàn không biết gì Theo một cuộc thảo luận nhóm tập trung (FGD) và phỏng vấn bán cấu trúc (SSI) tại Lào, trong số 20 bà mẹ trẻ được phỏng vấn có đến 18/20 người mang thai ngoài ý muốn 59 Việc mang thai ngoài ý muốn đã mang đến cho họ rất nhiều áp lực, bởi lẽ, thông thường ở các nước thu nhập còn thấp, việc mang thai trước hôn nhân và ngoài ý muốn dễ bị chỉ trích nặng nề thậm chí được quy như “mang tội” Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi đời còn rất trẻ, việc sinh con và nuôi con như một sự cản trở đối với tương lai của họ Ngoài những trường hợp trên thì một vấn đề khác cũng đáng lo ngại chính là việc bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp dẫn đến mang thai ngoài ý muốn Chính vì thế có nhiều người đã quyết định phá thai hoặc đợi sau khi sinh ra thì vứt bỏ hoặc giết chết đứa con ngoài ý muốn đó
Cuối cùng, mặt chủ quan của tội phạm Người mẹ thực hiện hành vi này với lỗi cố ý (lỗi cố ý ở đây có thể là cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp) và có thể là cả lỗi vô ý vì Điều
191 BLHS Lào năm 2017 đã quy định rõ “vì bất cứ lý do gì” mà thực hiện hành vi phạm tội Cố ý phạm tội là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là rất nguy hiểm sẽ tước đoạt đi mạng sống của đứa trẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra Còn đối với lỗi vô ý thì người mẹ có thể vì sự bất bất cẩn mà dẫn đến cái chết cho con mới đẻ của mình Mục đích trong tội danh này không phải là yếu tố bắt buộc
Xét về hình phạt, mặc dù có nhiều điểm tương đồng so với quy định ở Điều 124 BLHS Việt Nam về khách thể, chủ thể thì về hình phạt, BLHS Lào có phần trừng phạt nghiêm khắc hơn Đối với hành vi giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ làm đứa trẻ đó chết sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm Thêm vào đó, BLHS Lào còn quy định thêm một trường hợp chính là “giết nhiều trẻ em” như một tình tiết định khung tăng nặng, trong trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 07 năm BLHS Lào đã có sự dự liệu thêm trường hợp một người mẹ có thể giết nhiều đứa con mới đẻ của mình vì có thể người mẹ ấy sinh đôi, sinh ba, nên đây được xem như một sự “nhìn xa trông rộng” của cơ quan lập pháp Có thể thấy, hình phạt về tội danh “Giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ” của Lào nghiêm khắc hơn Việt Nam rất nhiều, nếu hình phạt của Việt Nam mang tính chất nhân đạo và răn đe thì ở Lào hình phạt mang tính chất trừng trị hơn nhiều Bởi lẽ, ngay từ trong điều luật, nhà làm luật Lào đã ghi rõ hành vi giết hoặc bỏ rơi con mới đẻ vì bất cứ lý do gì mà không cần cân nhắc đến vấn đề người mẹ ấy có gặp khó khăn gì đặc biệt dẫn đến hành vi đó hay không Điều này đặt ra vấn đề cần xem xét trong pháp luật nước
Quy định của pháp luật Malaysia
Với số lượng dân trong quý 4 năm 2022 ước tính là 33,0 triệu người, bao gồm 30,4 triệu (92,0%) là công dân Malaysia và 2,6 triệu (8,0%) là người không phải là công dân Malaysia, quốc gia Malaysia được xem là quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo 60 Theo Cục Thống kê của Malaysia, có hơn 60% người Malaysia là người theo đạo
60 “Population distribution and basic demographic characteristics in the fourth quarter of 2022”, https://www.dosm.gov.my/v1/index.php?r=column/cthemeByCat&catC0&bul_id=VndFcmkvVTZo
Hiến pháp Malaysia năm 1957 công nhận Tòa án Shariah, giải quyết tranh chấp theo luật Hồi giáo Song song đó, Malaysia có hệ thống luật thế tục hình sự và dân sự chịu ảnh hưởng bởi thông luật Anh Vấn nạn trẻ sơ sinh bị giết hoặc bỏ rơi xảy ra do bất bình đẳng giới và quan niệm tôn giáo ảnh hưởng đến quan điểm cá nhân trong xã hội Để giải quyết khách quan tình trạng này, Bộ luật Hình sự (Đạo luật 574) quy định một số điều về tội phạm liên quan.
Luật hình sự Malaysia quy định rõ ràng về tội giết trẻ sơ sinh và bỏ rơi trẻ sơ sinh trong hai điều luật riêng biệt (Điều 309A và Điều 317), khác với Bộ luật hình sự Việt Nam quy định chung ở Điều 124 Tuy nhiên, cả hai điều luật này đều sử dụng thuật ngữ "bỏ rơi" và "giết con sơ sinh" bằng tiếng Anh mà không có định nghĩa cụ thể, gây khó khăn trong việc phân biệt và xử lý vụ án Dựa trên quy định của Bộ luật hình sự Malaysia năm 1936 (sửa đổi 1997), các yếu tố cấu thành tội phạm ở hai điều luật này và so với Bộ luật hình sự Việt Nam có sự khác biệt đáng kể.
* Tội giết con sơ sinh quy định tại Điều 309A BLHS Malaysia năm 1936 (sửa đổi 1997)
Về Tội giết con sơ sinh tại Điều 309A BLHS Malaysia quy định: “Khi bất kỳ người phụ nữ nào do bất kỳ hành động cố ý hoặc thiếu sót nào gây ra cái chết cho đứa con mới đẻ của mình, nhưng tại thời điểm thực hiện hành động hoặc thiếu sót đó, người mẹ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau ảnh hưởng của việc sinh đứa trẻ đó, và vì lý do đó, sự cân bằng của tâm trí của người mẹ sau đó bị xáo trộn, mặc dù hoàn cảnh là như vậy nhưng đối với phần này, hành vi phạm tội sẽ dẫn đến tội giết người, người mẹ sẽ phạm tội giết con mới đẻ.”
Thứ nhất, về khách thể, quan hệ xã hội được BLHS Malaysia bị tội phạm xâm phạm tại Điều 309A là tính mạng, sự sống của đứa trẻ mới đẻ Trên cơ sở quốc tế, Công
VTNYOTN2MzRtNy9zQT09&menu_id=L0pheU43NWJwRWVSZklWdzQ4TlhUUT09, truy cập ngày 20/04/2023
61 Constitution of Malaysia 1957 (rev 2007) ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (1989) (UNCRC) mà Malaysia là một trong các bên ký kết, “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.” 62 Và trên cơ sở pháp luật quốc gia, căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 5 Chương II của Hiến pháp Malaysia thì không ai bị tước đoạt tính mạng hoặc quyền tự do cá nhân ngoại trừ quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 8 quy định rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng Từ đó, nhận thấy quyền được sống là quyền tự do vốn có của con người, kể cả đối với trẻ sơ sinh Với mong muốn bảo vệ trọn vẹn quyền được sống của từng cá nhân thuộc quốc gia mình, không chỉ với những chủ thể có đầy đủ nhận thức mà còn bảo vệ tính mạng và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ nên tại Điều 309A, nhà làm luật đã quy định nếu người mẹ xâm phạm tới tính mạng của đứa con mới đẻ thì đã xâm phạm tới quan hệ xã hội được BLHS Malaysia bảo vệ
Một điểm đáng chú ý khác biệt với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là Tội giết con mới đẻ của Malaysia chưa có quy định cụ thể về đối tượng bị hại theo độ tuổi (ngày, tháng) Điều này gây ra khó khăn trong việc xác định phạm vi của tội phạm, đặc biệt là trường hợp nạn nhân là trẻ sơ sinh Sự thiếu sót này cũng chưa được giải quyết bằng bất kỳ văn bản hướng dẫn thi hành nào, khiến cho việc áp dụng pháp luật gặp trở ngại.
124 BLHS năm 2015 của Việt Nam quy định rõ ràng đứa trẻ mới sinh của người chủ thể phạm tội trong vòng 7 ngày tuổi thì mới được xem là nạn nhân của tội giết con mới đẻ, còn nếu đứa trẻ vượt quá 7 ngày tuổi thì tội danh của người mẹ sẽ là tội giết người tại Điều 123 cùng luật Việc không có sự giải thích rõ ràng của thuật ngữ “đứa trẻ mới đẻ” tại Điều 309A BLDS Malaysia được bắt nguồn từ bối cảnh lịch sử của Malaysia
Trước khi hình thành quốc gia Malaysia (16/9/1963), Vương quốc Hồi giáo Malacca đã trải qua quá trình cai trị của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Nhật Bản Trong đó, Anh là nước đô hộ dài nhất, ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật Malaysia Đạo luật hình sự đầu tiên của Malaysia (FMS Cap 45, năm 1936) chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ pháp luật Anh, bao gồm cả tội giết con mới đẻ quy định trong Đạo luật giết trẻ sơ sinh năm 1922 của Anh.
62 Điều 7 Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em 1989 (UNCRC)
63 “Summary Of Malaysia’s History”, https://www.malaysia.gov.my/portal/content/30120, truy cập ngày 23/04/2023 thể về độ tuổi được xem là con mới đẻ Pháp luật Anh chỉ bắt đầu quy định chính xác độ tuổi của nạn nhân trong tội giết con mới đẻ là đứa con dưới 12 tháng tuổi của người mẹ từ Đạo luật giết trẻ sơ sinh năm 1938 64 Nhưng trái ngược với Anh thì BLHS Malaysia không có sự thay đổi gì về thuật ngữ “đứa trẻ mới đẻ”, không quy định độ tuổi của nạn nhân là bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng tuổi sau khi sinh dẫn đến có nhiều tranh cãi giữa các nhà thực thi pháp luật
Thứ hai, về mặt khách quan của tội giết con sơ sinh Điều 309A BLHS Malaysia Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ là hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của đứa trẻ mới đẻ của chủ thể phạm tội Với hành vi này thì tại Điều luật có quy định là
“hành động cố ý hoặc thiếu sót nào gây ra cái chết cho đứa con mới đẻ của mình”
“Thiếu sót” trong điều luật này được hiểu là việc không thực hiện một hành động thuộc nghĩa vụ phải làm Nhà làm luật bày tỏ rõ ràng quan điểm là người mẹ có thể thực hiện hành vi giết con sơ sinh của mình bằng những hành động với mong muốn tước đoạt tính mạng của đứa trẻ hoặc cố ý không thực hiện hành động thuộc nghĩa vụ dẫn tới việc gây ra cái chết của đứa trẻ Trên thực tế có rất nhiều cách để người mẹ tước đi tính mạng con mình mới sinh ra, chẳng hạn như người mẹ dùng sức lực mình bóp cổ con đến khi chết, đánh đập hành hạ con đến khi con tắt thở, ném con từ trên cao xuống hoặc có thể sử dụng các dụng cụ phạm tội như dùng dao đâm chết con mình, dùng bao nhựa bịt phần đầu con mình hay dùng gối đè lên con đến khi con tắt thở
Trong năm 2022, tại một ngôi nhà ở bang Terengganu trên bờ biển phía đông Malaysia, người dân đã phát hiện một đứa trẻ sơ sinh nam không còn thở với tình trạng dây rốn của em bé đã bị cắt bằng vật sắc nhọn, cũng như vết đâm và các vết thương khác trên cơ thể Qua điều tra, cảnh sát đã nhận thấy có hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của đứa trẻ được thực hiện bởi cô gái 15 tuổi Mới đầu, cô gái bị buộc tội giết con người nhưng nhận thấy có tình tiết đủ để thay đổi cáo buộc của công tố viên nên công tố viên chuyển đổi tội danh giết người sang tội giết con mới đẻ 65 Sự việc này là một điển hình cho tội giết con sơ sinh của BLHS Malaysia với tình tiết người mẹ dùng vật sắt nhọn để đâm đứa trẻ mới được sinh ra và gây tử vong ngay tại thời điểm đó Đến với trường hợp người mẹ có sự thiếu sót nên gây ra cái chết của đứa trẻ, có vẻ nhà làm luật Malaysia đưa ra điều luật này nhằm đánh mạnh vào tư tưởng của người mẹ với nghĩa vụ chăm sóc con của mình Sự thiếu sót này bắt nguồn từ việc tâm lý của người mẹ bị ảnh hưởng sau khi sinh con Tại Malaysia có một trường hợp là người phụ nữ tên Ika 22 tuổi, với sự bỏ rơi của bạn trai khi phát hiện cô có thai đã làm ảnh hưởng tới tâm lý của cô, tại hoàn cảnh đó, cô đã không đi khám thai cũng như không thông báo
64 Infanticide Act 1938 of the United Kingdom
65 Kuala Lumpur, “Murder Or Infanticide, Mulls Malaysia, After 15-Year-Old Allegedly Kills Her Newborn”, https://www.ndtv.com/world-news/malaysia-may-reconsider-murder-charge-against-teen- accused-of-killing-newborn-2775878, truy cậy ngày 29/04/2023 cho ai biết sự việc Tới thời điểm chuyển dạ, cô đã tự mình sinh con trong phòng ngủ của mình và do không biết phải xử lý đứa bé như thế nào nên dẫn đến đứa bé chết 66 Như vậy, với sự thiết sót của mình, Ika nhận thức được hành vi không tới bệnh viện khám, sinh tại nhà có thể gây ra cái chết cho đứa bé nhưng cô đã cố tình để mặc hậu quả xảy ra nên Ika đã đánh mất đứa con mà cô mang suốt 9 tháng ròng
Từ đây, nhóm tác giả nhận thấy quy định của BLHS Malaysia có điểm tương đồng so với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, bởi theo BLHS Việt Nam thì cũng tác động đối với hành vi cố ý gây nên cái chết cho đứa trẻ của người mẹ Cũng qua những trường hợp trên, nhận thấy được hậu quả gây nên cái chết của đứa trẻ mới đẻ là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc cho tội danh này cùng với mối quan hệ giữa hành vi cố ý hoặc thiết sót của người mẹ và hậu quả người con chết tạo nên Điều luật 309A BLHS Malaysia
Quy định của pháp luật Singapore
Singapore - một đất nước được mệnh danh là Đảo quốc sư tử với nền giáo dục văn minh, nền kinh tế hiện đại Giống với Malaysia thì dân cư ở Singapore cũng đa sắc tộc không kém, với phần lớn dân số là người gốc Hoa, gốc Mã Lai và gốc Ấn Chỉ với vỏn vẹn khoảng 728,6 km² mà Singapore lại là nơi nền kinh tế thương mại tự do và lực lượng lao động chất lượng cao so với các nước Đông Nam Á còn lại Xét đến lịch sử hình thành thì Malaysia từng là thuộc địa của Vương quốc Anh cho nên hệ thống pháp luật của Singapore có sự ảnh hưởng của pháp luật Anh dẫn tới có nhiều điểm đồng nhất với pháp luật Malaysia So với pháp luật hình sự Việt Nam thì nguồn luật hình sự của Singapore rất nhiều từ Bộ luật hình sự 1871 mà còn nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác như đạo luật về vũ khí ngày 8.2.1974, đạo luật về kiến trúc sư ngày 30.8.1991, đạo luật về động vật và chim ngày 22.10.1965, đạo luật về hàng không ngày 13.5.1966, đạo luật về chỉ dẫn y tế ngày 1.7.1997… 73
Theo dòng lịch sử, tại thời điểm năm 1963, Malaysia được thành lập, bao gồm Liên bang Malaya, Singapore, Sarawak và Bắc Borneo (nay là Sabah) Vào hai năm sau – năm 1965 thì Singapore chính thức tách ra khỏi Malaysia tạo ra một đất nước riêng mình Xét đến lịch sử hình thành thì Malaysia từng là thuộc địa của Vương quốc Anh mà Singapore từng là một phần của Malaysia cho nên hệ thống pháp luật của Singapore có sự ảnh hưởng của pháp luật Anh dẫn tới có nhiều điểm đồng nhất với pháp luật Malaysia Mặc dù Singapore đã tách ra khỏi Malaysia nhưng có thể thấy sự ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật quản lý của Anh trong hệ thống pháp luật của nước mình Bên cạnh đó, nhà làm luật Singapore không mang nguyên si BLHS Anh vào BLHS Singapore mà thông qua việc đánh giá những điểm hợp lý, điểm chưa hợp lý của BLHS Anh và nền văn hóa của người dân Singapore để xây dựng hệ thống pháp luật hình sự cho phù hợp với quan điểm của người dân mình
Hiện nay, theo thống kê có được trong năm 2023, dân số Singapore là 6.014.723 mà có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 1.415 ca tử vong 74 Nhìn vào đó, có thể nhận thấy tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Singapore thấp hơn các nước Đông Nam Á còn lại Ở
Theo bài viết "73 Điểm đáng chú ý của pháp luật hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam", pháp luật hình sự Singapore có một số điểm đáng chú ý so với Việt Nam.
74 “Singapore Infant Mortality Rate 1950-2023”, https://www.macrotrends.net/countries/SGP/singapore/infant-mortality-rate, truy cập ngày 15/05/2023
Tại Singapore, quan niệm bảo vệ quyền trẻ em được đặt lên hàng đầu, góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ Singapore là quốc gia nhỏ bé, biệt lập, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nên con người chính là nguồn tài nguyên quý giá Với nền kinh tế phát triển, Singapore có tỷ lệ dân số giảm dần, khiến trẻ em trở thành thành viên quan trọng của gia đình, là tài sản và tương lai to lớn của đất nước Điều này được củng cố khi Singapore gia nhập Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (UNCRC) vào năm 1995, trong đó quy định đầy đủ các quyền cơ bản của trẻ em như quyền được sống, phát triển, được bảo vệ khỏi mọi tác nhân có hại và quyền tham gia vào đời sống xã hội Do đó, quan điểm bảo vệ trẻ em khỏi mọi nguy cơ và tác nhân gây hại trở thành nhận thức sâu sắc trong mỗi người dân Singapore.
Nhưng dù có quốc tịch nước nào thì vấn đề về quyền trẻ em luôn được chú trọng cho nên tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ cũng được quy định trong pháp luật hình sự của Singapore tại Điều 310 về tội giết con mới đẻ và Điều 317 về tội phơi nhiễm và bỏ rơi trẻ em dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc đứa trẻ đó trong BLHS năm 1871 Mặc dù trẻ em là tài sản quý báu của đất nước nhưng việc một người mẹ giết hại con mình mới sinh không phải là không có khả năng xảy ra Cụ thể, việc một người mẹ tác động xấu đến con cái mình cũng rất khó xuất hiện mà phải đáp ứng một số điều kiện của pháp luật thì mới cấu thành tội giết con sơ sinh ở Điều 310 BLHS năm 1871 Pháp luật hình sự Singapore cũng quy định rõ chủ thể của điều luật này tuy là người mẹ nhưng phải đáp ứng điều kiện về nguyên nhân dẫn tới hành vi, đối tượng tác động, yếu tố lỗi trong hành vi
* Tội giết con sơ sinh quy định tại Điều 310 BLHS Singapore năm 1871
Tội giết con sơ sinh được quy định tại Điều 310 BLHS Singapore năm 1871 với nội dung như sau: “Khi một người phụ nữ do cố ý hoặc thiếu sót gây ra cái chết cho con mình là trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhưng tại thời điểm thực hiện hành vi hoặc thiếu sót đó, tâm lý của người phụ nữ đó bị rối loạn do chưa hoàn toàn bình phục bởi vì ảnh hưởng của việc sinh đứa trẻ hoặc do ảnh hưởng của việc cho con bú sau khi có sự ra đời của đứa trẻ, mặc dù hoàn cảnh là như vậy nhưng đối với phần này, hành vi phạm tội sẽ dẫn đến tội giết người, tội giết trẻ sơ sinh.” Điều luật này có thể nói là tương tự như Đạo
75 Parvathy Pathy, Stefanie Yuxuan Cai, Say How Ong and Daniel Shuen Sheng Fung (2014),
“Protection of children in Singapore: An overview”, Adolescent Psychiatry, Volume 4, Issue 4, tr 248 luật giết trẻ sơ sinh năm 1938 của Anh quy định: “Trường hợp một người phụ nữ do bất kỳ hành động cố ý hoặc thiếu sót nào gây ra cái chết cho đứa con của mình là trẻ dưới mười hai tháng tuổi, nhưng tại thời điểm thực hiện hành vi hoặc thiếu sót đó, tâm trí của người phụ nữ đó bị xáo trộn do chưa hoàn toàn hồi phục sức khỏe do ảnh hưởng của việc sinh đứa trẻ hoặc do ảnh hưởng của việc tiết sữa dẫn đến sự ra đời của đứa trẻ, sau đó, hoàn cảnh là như vậy nhưng đối với Đạo luật này, hành vi phạm tội sẽ dẫn đến tội giết người (hoặc ngộ sát), cô ấy sẽ phạm trọng tội, có nghĩa là giết trẻ sơ sinh, và vì tội đó có thể bị xử lý và trừng phạt như thể cô ấy đã phạm tội ngộ sát đứa trẻ.”
Như vậy, theo như Đạo luật này cũng như BLHS Singapore thì cơ quan tư pháp phải chứng minh được 3 yếu tố, bao gồm 1) Đứa bé chưa đầy mười hai tháng tuổi 2) Cái chết là do cố ý hoặc thiếu sót (thiếu sót trong điều luật này được hiểu là việc không thực hiện một hành động thuộc nghĩa vụ của mình) và 3) Sự cân bằng trong tâm trí của cô ấy bị xáo trộn do sinh con hoặc do việc cho con bú Nhìn tổng quan quy định của pháp luật hình sự Malaysia và Singapore có nhiều điểm tương đồng nhau do cùng chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh nhưng vẫn có điểm khác biệt Đầu tiên về khách thể, với tội giết con sơ sinh tại Điều 310 chương 16 BLHS Singapore thuộc nhóm các tội xâm phạm thân thể con người, cũng như các pháp luật hình sự ba nước trên thì khách thể bị người phạm tội xâm phạm được đề cập ở điều này là quyền được sống, tính mạng của đứa bé Ngay trong điều luật cũng thể hiện rõ chủ thể thực hiện là người mẹ sinh ra đứa bé và đối tượng tác động là đứa bé do chính người phụ nữ đó sinh ra Mặt khác chúng ta có thể nhận thấy điểm khác biệt cơ bản nhất giữa pháp luật hình sự Malaysia và Singapore là đối tượng tác động được xác định rõ ràng Trong Điều 309A BLHS Malaysia quy định người mẹ thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của đứa con mình trực tiếp mới sinh thì phạm tội giết con sơ sinh nhưng không xác định rõ giới hạn là đứa con sinh ra trong vòng bao nhiêu ngày, tháng tuổi Dẫn tới việc gây khó khăn cho Tòa án khi xác định tội danh của một người giữa ranh giới tội giết người hay tội giết con sơ sinh Vậy nên nhận thấy được mặt hạn chế đó, nhà làm luật Singapore đã xác định rõ người mẹ phải tác động và gây ra cái chết cho con mình là trẻ dưới 12 tháng tuổi Nếu người mẹ tác động lên chính người con mình sinh ra từ
12 tháng tuổi trở lên thì người mẹ sẽ không được xét tội giết con sơ sinh tại Điều 310 BLHS Singapore năm 1871 do không đáp ứng được yếu tố đối tượng tác động
Thứ hai về mặt khách quan, hành vi khách quan của tội giết con sơ sinh tại Điều
310 BLHS Singapore năm 1871 cũng tương tự như Điều 309A BLHS Malaysia là hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của đứa trẻ mới đẻ của chủ thể phạm tội Hành vi tước bỏ tính mạng của đứa trẻ mới đẻ có thể ở dạng hành động như chém, đâm, bịt mặt đứa trẻ bằng bao ni lông… hoặc không hành động như không cho ăn uống, vứt bỏ ở nơi hẻo lánh, để mặc con ốm… Chẳng hạn một trường hợp trên thực tế là người mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh do không thể đối phó với việc chăm sóc đứa con gái sơ sinh cùng với sự lo lắng về công việc nên người mẹ đã ôm đứa con gái 5 tuần tuổi của mình cùng tự tử bằng cách nhảy lầu 76 Như vậy, người mẹ đã tước bỏ tính mạng của đứa con gái bằng cách ôm con cùng nhảy lầu với mong muốn mình và đứa trẻ không còn sống để chồng nuôi đứa con gái lớn
Điều 310 BLHS Singapore năm 1871 quy định về hoàn cảnh phạm tội của người mẹ khi giết con sơ sinh, bao gồm tình trạng tâm lý rối loạn do ảnh hưởng của việc sinh con hoặc cho con bú Yếu tố này phân biệt tội giết con sơ sinh theo Điều 310 BLHS Singapore với Điều 309A BLHS Malaysia Đối với người mẹ phạm tội giết con sơ sinh, phải chứng minh được tâm lý rối loạn vào thời điểm thực hiện hành vi Việc xác định này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến mức hình phạt, có thể chênh lệch từ tử hình đến phạt tù có thời hạn.
Khi quy định điều luật này, nhà làm luật đã có mong muốn giảm bớt hình phạt cho người mẹ do sự ảnh hưởng của việc sinh con hay việc cho con bú chứ không tạo cơ hội để biện minh cho hành vi sai trái của người mẹ Phụ nữ được coi là những sinh vật yếu ớt, phái yếu, bị chi phối bởi hệ thống sinh sản của họ và việc sinh nở là một trải nghiệm đau thương coi phụ nữ khi sinh con nói chung là “cuồng loạn” và có xu hướng
“gần như phát điên tạm thời” dẫn tới người phụ nữ đó bị “thúc đẩy” hành động trái với bản chất làm mẹ của mình 77 Nếu ở BLHS Việt Nam chủ thể người mẹ phải chịu ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, có nghĩa là trong trường hợp liên quan đến sự quyết định bởi các lực lượng xã hội bên ngoài chứ không bởi yếu tố thôi thúc bên trong mà người mẹ giết con thì vẫn được xét tới tội giết con mới đẻ ở Điều 124 BLHS năm 2015 Nhưng ở Điều 310 BLHS Singapore quy định rất rõ ràng là tâm lý người mẹ bị rối loạn phải do việc sinh con hoặc việc cho con bú chứ
76 Wan Ting Koh, “Mother who had postnatal depression committed suicide with baby: State
Coroner”, https://sg.news.yahoo.com/mother-postnatal-depression-committed-suicide-baby-state- coroner-070643452.html, truy cập ngày 19/05/2023
77 Tony Ward (1999), “The Sad Subject of Infanticide: Law, Medicine and Child Murder”, Social and
Legal Studies volume 8, Issue 2, tr 165 không phải vì lý do bên ngoài như là bị cha đứa bé bỏ rơi, gia đình ruồng bỏ, xã hội xa lánh dẫn tới tuyệt vọng, khốn đốn và đau khổ mà phạm tội ác này Nhưng những lý do bên ngoài cũng ảnh hưởng một phần đến việc sau khi sinh con và cho con bú thì tâm lý của người mẹ bất ổn
Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
hình sự Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Sau khi tiến hành quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự các nước Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore song song với pháp luật hình sự Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy được hệ thống pháp luật hình sự của mỗi nước được xây dựng dựa trên sự định hướng của Nhà nước về nền kinh tế, dựa vào các yếu tố khác quan trọng không kém như tôn giáo, chính trị, văn hóa Cho nên quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự mỗi nước đều khác nhau, có những tương đồng và có những điểm khác biệt phù hợp với nước đó
- Về khách thể của tội giết con mới đẻ, quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng đứa bé mới được sinh ra, là tính mạng của đứa trẻ BLHS năm 2015 của Việt Nam quy định rõ ràng tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 thuộc Chương XIV về các tội danh xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, cho nên tính mạng của đứa trẻ là quan hệ xã hội bị xâm hại ở tội giết con mới đẻ Tương tự với BLHS Việt Nam, BLHS Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore cũng xác định khách thể của tội giết con mới đẻ là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng đứa bé mới được sinh ra, là tính mạng của đứa trẻ
Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của cả tội giết con mới đẻ lẫn tội vứt bỏ con mới đẻ Các nước như Việt Nam, Mỹ, Anh, Nhật Bản đều có quy định pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền sống, quyền được sống cùng cha mẹ, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của trẻ em Bởi trẻ em là nguồn tài nguyên dồi dào, là tài sản và tương lai lớn nhất của quốc gia, đồng thời cũng thuộc đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
- Về hành vi khách quan của tội giết và tội vứt bỏ con mới đẻ về cơ bản BLHS Việt Nam và BLHS bốn nước trên đều tương tự nhau Chẳng hạn về hành vi giết con mới đẻ của khoản 1 Điều 124 BLHS Việt Nam, Điều 191 BLHS Lào, Điều 309A BLHS Malaysia, Điều 310 BLHS Singapore, người mẹ có thể được được thực hiện ở dạng hành động (ví dụ: đâm, chém, thắt cổ, dùng gối bịt mặt, dùng thuốc đầu độc đứa con chết…) hoặc không hành động (không cho uống sữa, không chăm sóc con khi ốm…) Về hành vi vứt bỏ con mới đẻ thì quy định của BLHS Việt Nam cùng với BLHS bốn nước còn lại đều giống nhau, đều là hành vi vứt bỏ con ở nơi khác nhằm không thực hiện nghĩa vụ làm mẹ của mình
- Về chủ thể phạm tội giết con mới đẻ ở BLHS Việt Nam cũng như BLHS Lào, Malaysia, Singapore đều là người mẹ sinh ra con mới đẻ Đây là chủ thể duy nhất được pháp luật hình sự nước Việt Nam và Lào, Malaysia, Singapore dành ra một điều luật đặc biệt với sự khoan hồng trong khung hình phạt Những chủ thể khác như cha, ông bà, chú bác, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ không được xét xử với tội giết con mới đẻ khi có hành vi giết con mới đẻ
- Về mặt chủ quan của tội giết con mới đẻ của chủ thể trong BLHS Việt Nam và BLHS Campuchia, Malaysia, Singapore đều phải thực hiện với lỗi cố ý Tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS Việt Nam, Điều 191 BLHS Lào, Điều 309A BLHS Malaysia, Điều 310 BLHS Singapore có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp Ngoại trừ Điều 191 BLHS Lào năm 2017 có cụm từ “vì bất cứ lý do gì” trong điều luật nên hành vi giết, vứt bỏ mới đẻ của chủ thể được thực hiện với lỗi vô ý và lỗi cố ý
- Về tên tội danh và điều luật của hành vi giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ Với BLHS năm 2015 của Việt Nam quy định chung hai tội danh giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ cùng một điều luật là “Điều 124 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” với hai khoản khác nhau có phân biệt về dấu hiệu định tội (về hậu quả của tội phạm) và khung hình phạt Dù từ “ruồng bỏ” không hẳn đồng nghĩa với từ “vứt bỏ” nhưng về mặt thực tế, hành vi ruồng bỏ ở Lào cũng là hành vi vứt bỏ đứa con ở nơi khác nên Điều 191 BLHS Lào năm 2017 quy định về Tội giết hoặc ruồng bỏ con mới đẻ cũng tương tự Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ở BLHS Việt Nam Nhóm tác giả nhận thấy BLHS Lào là BLHS duy nhất giống với BLHS Việt Nam khi quy định chung hai hành vi chung một điều luật nhưng không tách bạch hai hành vi thành hai khoản riêng Trái lại, BLHS Malaysia và BLHS Singapore do cùng chịu ảnh hưởng với BLHS Anh nên có nét tương đồng khi không quy định tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong một điều mà được tách biệt thành hai điều cụ thể với Điều về tội Giết trẻ sơ sinh và Điều về tội Phơi nhiễm và bỏ rơi một đứa trẻ dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc đứa bé đó Đặc biệt hơn, BLHS Campuchia không quy định cả hai tội giết và vứt bỏ con mới đẻ trong cùng một điều luật cũng không tách tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ thành hai tội danh riêng Mà BLHS Campuchia chỉ quy định về “Hình phạt bỏ rơi con chưa thành niên” tại Điều 321; và chỉ có các quy định liên quan đến tội giết người, giết người ở đây bất kể là con mới đẻ hay con vị thành niên mà tùy vào từng thủ đoạn mà có thể bị kết tội khác nhau ở Tội giết người tại Điều 199 BLHS Campuchia Nhìn chung, BLHS
Campuchia có phần cụ thể hóa các tội danh liên quan đến các quan hệ về gia đình hơn BLHS Việt Nam
- Về khách thể của tội vứt bỏ con mới đẻ Vì dấu hiệu hậu quả cái chết của đứa trẻ được đề cập trong dấu hiệu định tội vứt bỏ con mới đẻ ở khoản 2 Điều 124 BLHS Việt Nam, Điều 321 BLHS Campuchia và Điều 191 BLHS Lào, cho nên quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng đứa bé mới được sinh ra, tính mạng của đứa trẻ Trái lại, BLHS Malaysia cùng với BLHS Singapore về “Tội Phơi nhiễm và bỏ rơi một đứa trẻ dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc đứa trẻ đó” thì quan hệ xã hội bị xâm hại là quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trước mọi nguy hiểm sẽ xuất hiện của đứa bé mới sinh chứ không đề cập tới quyền sống của đứa trẻ Bởi vì, đối với BLHS Malaysia và Singapore thì hậu quả cái chết không phải dấu hiệu định tội mà chỉ cần có hành vi vứt bỏ Khi có hậu quả cái chết xuất hiện sẽ không thể xác định người mẹ phạm tội Phơi nhiễm và bỏ rơi một đứa trẻ dưới 12 tuổi bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc đứa trẻ đó
- Về đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ Có hai thuật ngữ tồn tại trong vấn đề này đó là “con mới đẻ - newborn” và “con sơ sinh - infant”, cả hai thuật ngữ đều không thể hiện rõ ràng con mới đẻ hay con sơ sinh là bao nhiêu ngày tháng tuổi Mà Điều 191 BLHS Lào hay Điều 309A BLHS Malaysia chỉ đề cập tới đối tượng tác động là con mới đẻ và con sơ sinh chứ không xác định cụ thể là bao nhiêu ngày tháng tuổi Điều này gây khó khăn trong quá trình xét xử hành vi giết con của người mẹ là tội giết người hay tội giết con mới đẻ Sự bất cập này ở BLHS Việt Nam năm 1985 và BLHS Việt Nam năm 1999 có xuất hiện nhưng qua BLHS năm 2015 của Việt Nam đã điều chỉnh BLHS năm 2015 của Việt Nam có quy định cụ thể về đối tượng tác động là “con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi”, tức là con do chủ thể đẻ ra trong 7 ngày tuổi Tuy đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ ở BLHS Việt Nam được xác định rõ ràng nhưng với khoảng thời gian 7 ngày có thật sự phù hợp với thực trạng hành vi người mẹ giết con hay không Khi mà Điều 310 BLHS Singapore về Tội giết con sơ sinh thì đối tượng được đề cập là trẻ dưới 12 tháng tuổi
- Về đối tượng tác động của tội vứt bỏ con mới đẻ So với BLHS Lào không xác định rõ ràng đối tượng tác động của hành vi vứt bỏ con mới đẻ thì BLHS Việt Nam có sự tiến bộ hơn Với BLHS Việt Nam, tội vứt bỏ con mới đẻ được tách ra khỏi tội giết con mới đẻ thành hai khoản khác nhau nhưng về đối tượng tác động vẫn giống nhau, đều là đứa con mới được chủ thể đẻ trong 7 ngày tuổi Nhưng với các nước có nền kinh tế phát triển như Malaysia và Singapore lại xác định đối tượng hành vi vứt bỏ con mới đẻ khác với Việt Nam Do cùng chịu ảnh hưởng pháp luật Anh nên có sự giống nhau trong quy định, cụ thể hành vi vứt bỏ thì không chỉ có đối tượng là trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi mà là tất cả trẻ em dưới 12 tuổi, độ tuổi mà theo quan điểm của Malaysia và
Singapore là không thể tự mình bảo vệ được trước mọi nguy hiểm Với quốc gia có dân số trẻ như Campuchia với tỷ lệ người lao động chưa thành niên tương đối nhiều thì đối tượng tác động của tội bỏ rơi con chưa thành niên tại Điều 321 là trẻ em chưa thành niên dưới 15 tuổi mà không phải là tất cả trẻ chưa thành niên (người dưới 18 tuổi như quy định trong BLDS Campuchia) Như vậy, so với BLHS ba nước Campuchia, Malaysia, Singapore, đối tượng tác động của hành vi vứt bỏ con mới đẻ ở khoản 2 Điều 124 BLHS Việt Nam tương đối hẹp
Theo luật pháp hình sự Việt Nam, tội vứt bỏ con mới đẻ chỉ cấu thành khi hành vi bỏ rơi trực tiếp gây ra cái chết cho đứa trẻ Tuy nhiên, một số quốc gia khác có quy định khác biệt Ở Campuchia, hậu quả của tội vứt bỏ là gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự an toàn của trẻ, không nhất thiết phải dẫn đến tử vong Trong khi đó, Malaysia và Singapore không coi hậu quả là yếu tố cấu thành tội mà chỉ cần hành vi bỏ rơi đã đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với tội giết con mới đẻ, luật hình sự tại Việt Nam, Malaysia và Singapore coi hoàn cảnh phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan Riêng Việt Nam, hoàn cảnh đó phải liên quan đến "ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt", tức là chịu tác động từ các lực lượng xã hội bên ngoài chứ không phải do thôi thúc nội tại Trong khi đó, Malaysia (Điều 309A) và Singapore (Điều 310) quy định rõ ràng rằng tâm lý rối loạn của người mẹ phải do việc sinh nở hoặc cho con bú Khác biệt nhất là luật hình sự Lào không xác định cụ thể hoàn cảnh hay lý do nào cấu thành tội giết, vứt bỏ con mới đẻ, tức là chỉ cần lỗi cố ý hoặc vô ý mà không cần xét đến nguyên nhân lý do.
- Về hoàn cảnh phạm tội của tội vứt bỏ con mới đẻ BLHS Việt Nam được ban hành ở năm 1985, 1999, 2015 đều luôn quy định dấu hiệu hoàn cảnh phạm tội cho tội vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu quan trọng để định tội chủ thể Khi cả bốn nước Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore đều không cần hoàn cảnh phạm tội để xét tội vứt bỏ con mới đẻ thì BLHS Việt Nam lại quy định người mẹ phải chịu “ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt”
Luật hình sự Việt Nam quy định chủ thể phạm tội vứt bỏ con mới đẻ là người mẹ, trái ngược với Lào, không truy tố người khác Trong khi đó, Campuchia định nghĩa chung chủ thể là "người giám hộ hợp pháp", bao gồm mọi đối tượng đủ điều kiện Malaysia và Singapore mở rộng phạm vi chủ thể gồm "cha, mẹ và người nuôi dưỡng", bao gồm các thành viên gia đình, nhân viên y tế, bảo mẫu và người đại diện hợp pháp So với Việt Nam, chủ thể phạm tội tại Campuchia, Malaysia và Singapore có phạm vi rộng hơn.
KINH NGHIỆM QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Đúc kết lại kinh nghiệm từ quy định của Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore, nhóm tác giả có một số kiến nghị như sau nhằm hoàn thiện các quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam:
Thứ nhất, về đối tượng tác động
Sở dĩ BLHS năm 2015 của Việt Nam được nhận xét là có quy định tiến bộ hơn BLHS Campuchia, Lào, Malaysia là Điều 124 BLHS năm 2015 có quy định rõ ràng về đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ là con do chủ thể đẻ ra trong 07 ngày tuổi Nhưng nhóm tác giả nhận thấy tâm sinh lý của người mẹ bị mất cân bằng do “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” không chỉ ở khoảng thời gian 7 ngày từ lúc sinh đứa trẻ ra mà ở giai đoạn hậu sản Trên thực tế, các bác sĩ đều nhận xét người phụ nữ trước và sau khi sinh con đều có thể mắc bệnh sang chấn tâm lý, rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh… thông thường sẽ kéo dài nhiều ngày hơn nếu có sự điều trị nhưng một số trường hợp không kịp thời phát hiện kịp thời thì tâm lý của người mẹ vẫn luôn mất cân bằng trong khoảng thời gian tiếp theo Ngoài ra, tâm lý người mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi chồng, gia đình, công việc… chẳng hạn người phụ nữ mới sinh mà người chồng không chăm sóc mà còn la mắng, tạo căng thẳng cho mối quan hệ thì tâm lý người phụ nữ không thể ổn định chỉ sau 7 ngày
Luật pháp có chính sách khoan hồng đối với phụ nữ với mục đích bảo vệ quyền lợi của phái yếu Tuy nhiên, quy định độ tuổi con mới đẻ phải trên 7 ngày tuổi để đảm bảo người mẹ không còn trong giai đoạn bất ổn về tâm lý nhưng cũng cần tránh tình trạng lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm hình sự về tội giết người.
310 của BLHS Singapore quy định đối tượng tác động của tội giết con sơ sinh là đứa con được người mẹ sinh ra dưới 12 tháng tuổi Từ đây, nhóm tác giả kiến nghị đổi đối tượng của tội giết con mới đẻ là con của chủ thể đẻ ra trong 12 tháng tuổi
Bên cạnh đó, với đối tượng tác động của tội vứt bỏ con mới đẻ của pháp luật Việt Nam cũng là con do chủ thể đẻ ra trong 07 ngày Theo nhóm tác giả thấy khách thể mà hành vi vứt bỏ xâm phạm là quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trước mọi nguy hiểm tác động vào đứa bé mới sinh chứ không chỉ có quyền sống Cho nên đối tượng tác động của hành vi vứt bỏ phải là đứa trẻ có độ tuổi chưa đủ khả năng kiểm soát hành vi, khả năng nhận thức, ý thức, là nhóm đối tượng cần được người lớn chăm sóc, dạy dỗ Giống như các nước đã phân tích có quy định trẻ em dưới 15 tuổi hay dưới 12 tuổi vì theo nhà lập pháp các nước thì trẻ em đang ở trong độ tuổi phát triển chưa đủ nhận thức để bảo vệ bản thân khỏi tác động xung quanh Theo quy định của Điều 1 tại Luật trẻ em năm 2016 của Việt Nam quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” và theo Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 của Việt Nam thì không được bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em do người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần Như vậy, không phải chỉ có đứa con mới sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi mới cần được bảo vệ trước những nguy hiểm xung quanh Đồng thời, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quy định tại Điều 321 BLHS Campuchia quy định về “Hình phạt bỏ rơi con chưa thành niên”, theo đó đối tượng tác động của tội bỏ rơi con chưa thành niên là người chưa thành niên Người chưa thành niên này phải là người chưa thành niên dưới 15 tuổi do đây là độ tuổi lao động trung bình ở Campuchia Trên tinh thần dựa vào độ tuổi lao động tương tự như pháp luật Campuchia, nhóm tác giả dựa vào Bộ luật lao động năm 2019 của Việt Nam để đưa ra một độ tuổi nhất định cần được chăm sóc, bảo vệ Căn cứ vào Điều 143 BLLĐ năm
2019 của Việt Nam quy định người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm công việc nhẹ còn người dưới 13 tuổi không thể tham gia lao động trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao và phải đáp ứng các điều kiện nhất định Như vậy, tất cả trẻ đủ
13 tuổi trở lên sẽ có thể tự lao động kiếm công việc nhẹ làm để nuôi sống bản thân, theo nhóm đây là độ tuổi đủ khả năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân Từ đây, nhóm tác giả kiến nghị nới rộng phạm vi đối tượng tác động của tội vứt bỏ con mới đẻ thành trẻ dưới
13 tuổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
Thứ hai, về hậu quả của tội vứt bỏ con mới đẻ
Tại Chương I, nhóm tác giả đã phân tích trong Tội vứt bỏ con mới đẻ, dấu hiệu hậu quả dùng để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội có cấu thành tội phạm hay không Trên thực tế, quy định dấu hiệu hậu quả cái chết của đứa trẻ là dấu hiệu bắt buộc trong tội vứt bỏ con mới đẻ là không phù hợp với tính nguy hiểm của hành vi vứt bỏ con mới đẻ Điển hình là vụ việc nữ sinh năm 2 có thai ngoài ý muốn nên sau khi sinh con đã vứt đứa trẻ còn nguyên dây rốn, không mặc quần áo trong một khe tường hẹp ở Gia Lâm, Hà Nội 83 Nhờ được phát hiện kịp thời, đứa bé đã may mắn sống sót và được đưa đi cấp cứu Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, lý do mà nữ sinh này đưa ra là vì sợ ảnh hưởng đến tương lai, lo sợ gia đình và bạn bè xa lánh, không chấp nhận nên đã vứt bỏ con của mình; đồng thời, hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra nên nữ sinh không bị khởi tố về Tội vứt bỏ con mới đẻ Có thể nhận thấy, ngay từ trong lời khai của nữ sinh ấy, điều cô quan tâm là tương lai của chính mình, hoàn toàn không đủ khả năng, đạo đức để có thể chăm sóc được đứa con may mắn sống sót mà mình từng vứt bỏ
Từ hành vi vứt bỏ con trong khe tường rất hẹp, lực lượng chức năng phải tiến hành khoan đục tường mới có thể giải cứu đứa bé, người mẹ đã chọn một nơi rất khó có khả năng bị phát hiện để vứt bỏ đứa bé – vậy phải chăng mục đích người mẹ hướng đến là đứa trẻ ấy phải chết? Chỉ vì đứa trẻ may mắn sống sót mà người mẹ này không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP Vậy khi lấy hậu quả đứa trẻ chết ra để làm căn cứ khởi tố tội vứt bỏ con mới đẻ thì có quá bất công với những đứa trẻ may mắn sống sót hay không? Thậm chí, có những trường hợp đứa trẻ không chết nhưng do bị vứt bỏ ra bên môi trường bên ngoài, có thể dưới thời tiết khắc nghiệt, bị đói khát, bị côn trùng cắn dẫn đến thương tích, bệnh tật về sau nhưng chỉ vì chúng chưa chết nên người ra tay tàn độc lại không phải trả giá Thế thì những bệnh tật, thương tích mà những đứa trẻ ấy phải chịu thì ai sẽ đền bù trong khi Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định “Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể”
Nhóm tác giả kiến nghị sửa đổi dấu hiệu hậu quả đối với tội "Phơi nhiễm và bỏ rơi một đứa trẻ dưới mười hai tuổi" của Bộ luật Hình sự Việt Nam Theo nhóm tác giả, mức phạt hành chính hiện hành áp dụng với người mẹ trong vụ việc trẻ bị bỏ rơi là quá nhẹ Đây là hành vi trái với tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước Tương tự, Điều 317 của Bộ luật Hình sự Malaysia và Singapore cũng quy định rằng hành vi phơi nhiễm và bỏ rơi trẻ em không cấu thành tội phạm Việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia này sẽ giúp Việt Nam cải thiện luật pháp, bảo vệ trẻ em tốt hơn.
83 Hiệp Bình, “Người mẹ vứt con ở khe tường là sinh viên năm thứ 2”, https://cand.com.vn/doi- song/Nguoi-me-vut-bo-be-so-sinh-o-khe-tuong-la-nu-sinh-vien-Hoc-vien-Nong-nghiep-Viet-Nam- i577761/, truy cập ngày 24/07/2023 chết của đứa trẻ trong tội vứt bỏ con mới đẻ tại khoản 2 Điều 124 không là dấu hiệu định tội
Thứ ba, về hoàn cảnh phạm tội của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Thực chất, ngay từ trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 đến BLHS năm
2015, hoàn cảnh phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ chưa được quy định chi tiết mà chỉ đánh giá qua việc người mẹ có phải chịu “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” hay không Vấn đề đặt ra là làm cách nào để xác định được chính xác tâm lý của người mẹ lúc đó là một vấn đề khá nan giải, như thế nào là bị ảnh hưởng “nặng nề” bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt Thực tiễn xét xử và điều tra cho thấy, nếu một vụ án có đối tượng tác động là đứa con mới đẻ (đứa con mới sinh ra trong 7 ngày tuổi) thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành thu thập chứng cứ, thông tin về hoàn cảnh gia đình của người mẹ, trình độ học vấn,… để xem người mẹ đó có thuộc trường hợp ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt hay không để có thể định vào tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ở Điều 124 hay tội giết người với tình tiết tăng nặng là “giết người dưới 16 tuổi” ở Điều 123 BLHS 2015 Ví dụ như người mẹ sống trong một môi trường, hoàn cảnh lạc hậu, trình độ dân trí thấp, cũng bị ảnh hưởng các tư tưởng tiêu cực lạc hậu hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo nhưng điều đó không phải nguyên nhân chính dẫn đến hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ mà do đứa trẻ ấy là do người mẹ ngoại tình mà sinh ra thì sẽ định tội như thế nào mới chính xác?
Một trường hợp cụ thể hơn về người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu dẫn tới hành vi giết con mới đẻ Hủ tục “Sinh đôi giết một” tạ lỗi buôn làng của người Tà Rẻ ở phía Bắc Tây Nguyên là một trường hợp gây tranh cãi về việc hủ tục này là tư tưởng lạc hậu hay là mê tín dị đoan Với cuộc sống trong những buôn làng hẻo lánh, xa xôi nhất của cộng đồng người Tà Rẻ, khi người mẹ sinh đôi thì người mẹ bắt buộc phải lựa chọn một trong hai người con vừa sinh Đứa trẻ xấu số được người mẹ bỏ đói trong rừng, trên rẫy cho đến chết Hành vi của người mẹ được gọi là “trả lại cho Giàng một đứa” Vì quan niệm cộng đồng người Tà Rẻ, sinh đôi sẽ có một con ma cần phải loại bỏ con ma này ra khỏi cộng đồng, trả nó về với Giàng, nếu không sẽ làm cho cả làng không làm ăn được, thiên tai, dịch bệnh kéo đến Cho nên người mẹ khi thực hiện hành vi bỏ đói con ở rừng dẫn tới con chết không bị xem là có tội, thậm chí được coi là “dũng cảm” vì đã cứu buôn làng thoát khỏi sự chi phối của “con ma” 84 Vậy trên thực tế, khi người mẹ có hành vi bỏ đói con, quấn con vào tấm vải để trên cây dẫn đến con chết thì người mẹ được xem là bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu của buôn làng mình Trong trường hợp này, người mẹ được xét xử tội giết con mới đẻ là phù hợp
Trong một tục lệ cổ xưa và đáng sợ ở Việt Nam, một trong cặp song sinh sẽ bị giết chết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người mẹ Tục lệ này được gọi là "sinh đôi giết một", và nó cho rằng việc giết một trong hai đứa trẻ sẽ ngăn chặn những điều xui xẻo và đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và đứa trẻ còn sống.
Nhưng cũng không thể loại trừ quan điểm người mẹ có hành vi giết một trong hai đứa con mình sinh ra là hành vi giết người do mê tín, do tin vào “con ma rừng” là những điều không có thật chứ không phải là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu
Với trường hợp người mẹ thực hiện hành vi tước bỏ tính mạng con mới đẻ do