Tiêu biểu nhất là giải pháp ứng dụng HĐTM - một hình thức hợp đồng mới có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế.. iii Phâ
Lý luận chung về hợp đồng thông minh (Smart Contract)
Lịch sử hình thành và phát triển của HĐTM
Ý tưởng về HĐTM (sau đây gọi tắt là HĐTM) xuất hiện vào đầu những năm
1990 bởi Nick Szabo – một nhà mật mã học và nhà khoa học máy tính nổi tiếng khi vẫn còn là sinh viên đại học tại Đại học Washington Thật ra, HĐTM đã tồn tại trước đó hàng thập kỷ dưới hình thức thanh toán tự động với sự ra đời của máy bán hàng tự động được giới thiệu vào năm 1883 trong một tàu điện ngầm ở London Dựa trên mô hình đó, Nick Szabo đã từng đưa ví dụ dưới dạng máy bán hàng tự động để giúp dễ hình dung hơn về HĐTM Tuy nhiên, HĐTM chỉ có thể được thực thi đúng nghĩa khi môi trường công nghệ vận hành đảm bảo được hai yếu tố sau 1 :
1 Dữ liệu được xác định, hay nói cách khác là nội dung của HĐTM xuyên suốt trong quá trình ký kết đến khi thực hiện phải bất biến, các phép tính toán không thể nào bị nhầm lẫn hoặc lỗi hoặc dữ liệu không thể được xác minh bởi các bên dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện
2 Đảm bảo khả năng chống lại các yếu tố xâm nhập (hack, lỗ hổng bảo mật, tin tặc, ) dẫn đến không thể thực hiện được hợp đồng
Chính vì thế, vào thời điểm đó, HĐTM chưa được áp dụng rộng rãi vì nền tảng công nghệ cần thiết chưa tồn tại, đặc biệt là sổ cái phân tán Mãi cho đến năm 2008, sự xuất hiện của nền tảng Blockchain – tên gọi của một loại công nghệ lưu trữ có tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu tối ưu thì HĐTM mới phát triển mạnh mẽ như một trong những ứng dụng nổi bật được triển khai vận hành trên nền tảng công nghệ này Đặc biệt vào năm 2015 thì Ethereum ra đời đã tạo môi trường công nghệ cho HĐTM phát triển Khác với Bitcoin – nền tảng chuỗi khối đầu tiên được phát triển của Blockchain chỉ là mạng lưới thanh toán thì Ethereum còn cho phép người dùng có thể lập trình Điều này đã đặt
1 Lê Trần Quốc Công, Khi HĐTM được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam – góc nhìn từ nền tảng công nghệ đến khung pháp lý, Kỷ yếu hội thảo HĐTM – những vấn đề pháp lý liên quan ở ĐH Luật TP.HCM,
2023 nền tảng thiết lập HĐTM bằng cách sử dụng chuỗi khối để lưu trữ dữ liệu, lập trình các lệnh dựa trên điều khoản hợp đồng và kiểm soát những giao dịch của HĐTM
1.1.2 Khái niệm và phân loại hợp đồng thông minh
HĐTM là một ứng dụng dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain Đây được xem là nền tảng cơ bản cho việc ứng dụng HĐTM.
Blockchain là loại công nghệ sổ cái phân tán có một chuỗi (chain) gồm các khối (block) dữ liệu được liên kết với nhau 2 So với sổ cái phân tán thông thường sẽ lưu trữ tất cả bản ghi dữ liệu tập trung trong một sổ cái thì Blockchain được thiết kế dưới dạng chuỗi, bắt đầu từ khối đầu tiên trong sổ cái (khối Genesis) rồi tiếp tục thêm vào các khối tiếp theo tạo thành chuỗi theo trình tự thời gian thông qua mã hóa phức tạp Do đó, dữ liệu trên Blockchain rất khó để bị giả mạo hay chỉnh sửa vì mỗi mục nhập trên sổ cái phân tán được liên kết với các mục nhập trước và sau nó cho nên bắt buộc phải thay đổi toàn bộ chuỗi khối khi muốn thực hiện một sự thay đổi nào trong bản ghi Đây là một sổ cái phân tán ngang hàng được bảo mật và được sử dụng để ghi lại các giao dịch trên nhiều máy tính mà không bị tác động bởi bên thứ ba và chỉ chia sẻ dữ liệu giữa những người tham gia nên đảm bảo minh bạch và bảo mật
Hình 1 Sơ đồ minh hoạt cơ chế hoạt động của Blockchain
2 UK Government Chief Scientific Adviser, Distributed Ledger Technology: Beyond the Blockchain
HĐTM có thể hiểu theo cách tiếp cận thông thường là “sức phát triển mới từ việc ứng dụng công nghệ phức tạp” 3 , nói cách khác thì HĐTM là ứng dụng của công nghệ chuỗi khối Blockchain Và cho đến bây giờ, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và được thừa nhận về tính pháp lý trên phạm vi toàn cầu của HĐTM Do đó, có rất nhiều quan điểm mang tính cá nhân về khái niệm HĐTM được đưa ra bởi các học giả, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực và các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Trong một tài liệu khác của Nick Szabo định nghĩa HĐTM là “ tập hợp những cam kết, bao gồm những giao thức mà các bên thực hiện những lời hứa khác Những giao thức này thường được thực hiện với các chương trình trên mạng máy tính, hoặc những hình thức điện tử kỹ thuật số khác, do đó những hợp đồng này “thông minh” hơn các hợp đồng bằng giấy truyền thống.” 4
Theo bộ từ điển về các thuật ngữ tài chính Investopedia định nghĩa HĐTM như sau: “HĐTM có khả năng tự thực hiện thông qua các điều khoản đã được mã hóa theo thỏa thuận giữa người mua và người bán Mã lệnh và các thỏa thuận chứa trong đó, tồn tại trên một mạng lưới khác chuỗi khối “Blockchain” một cách phi tập trung HĐTM cho phép các giao dịch đáng tin cậy và các thỏa thuận được thực hiện giữa các bên một cách ẩn danh, riêng biệt mà không cần đến hệ thống pháp luật hoặc cơ chế thực thi bên ngoài” 5
Từ những định nghĩa và minh họa nêu trên, có thể thấy hiện nay trên thế giới tồn tại có 2 luồng quan điểm lớn về vấn đề này Luồng quan điểm thứ nhất tiếp cận vấn đề từ góc độ các yếu tố xác lập hợp đồng và cho rằng HĐTM là một dạng thức của hợp đồng dân sự, do đó, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Luồng quan điểm thứ hai tiếp cận vấn đề từ góc độ mục đích sử dụng, cho rằng HĐTM chỉ được coi là một phương tiện dùng để thúc đẩy hoặc tự động hóa quy trình thực hiện hợp đồng (software agent) Trong trường hợp này, các bên đã có những thỏa thuận trước và HĐTM chỉ là một chương trình máy tính được thiết kế để thực hiện chính xác các nội dung đã được thỏa thuận đó Với vai trò là phương thức phụ trợ hợp đồng này, HĐTM có thể được coi
3 Vũ Thị Thu Trang, Vũ Anh Thư, Nguyễn Thị Quỳnh Yến, “Sự phát triển của HĐTM ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, FTU Working Paper Series, 2022
4 Nick Szabo, “Smart contract glossary”, Phonetic Sciences, Amsterdam, 1995
5 Frankenfield, J., “What are Smart contracts on the Blockchain and how they work,” Investopedia, tr.1 là một chương trình máy tính và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ 6
Việc xác định bản chất của HĐTM sẽ tùy thuộc vào quan điểm và học thuyết pháp lý mà từng quốc gia theo đuổi Cụ thể, trong pháp luật nước Anh, năm 2019, Uỷ ban tư pháp đã ban hành một bản tuyên bố pháp lý về tiền điện tử và HĐTM qua đó thừa nhận tính pháp lý của HĐTM như một hợp đồng pháp lý thông minh (Smart Legal Contract) 7 và định nghĩa là “các chương trình máy tính chạy tự động, toàn bộ hoặc một phần, không cần sự can thiệp của con người.” Quan điểm phân loại dựa trên hình thức ngôn ngữ được đưa ra bởi Ủy ban Pháp luật nước Anh và xứ Wales đã phân chia Smart Contract thành ba dạng
Thứ nhất, “hợp đồng truyền thống được mã hóa để thực thi tự động" (natural language contract with automated performance), trong đó HĐTM không gắn liền với việc thể hiện các nghĩa vụ hợp đồng, mà chỉ đơn thuần là công cụ dùng để thực thi một hợp đồng thông thường nên hoàn toàn có thể giải thích như một hợp đồng thông thường
Thứ hai là “HĐTM hỗn hợp” (hybrid smart contract), quá trình soạn thảo có thể tạo ra cả phiên bản ngôn ngữ con người và phiên bản ngôn ngữ mã hóa của HĐTM Có khả năng một HĐTM hỗn hợp sẽ được lập chủ yếu bằng mã hóa, chỉ với một vài điều khoản như điều khoản giải quyết tranh chấp được lập bằng ngôn ngữ con người, hoặc được soạn thảo đa phần bằng ngôn ngữ con người, với chỉ một vài điều khoản mã hóa Một điều khoản nào đó có thể nằm trong một hoặc cả hai phiên bản ngôn ngữ
Thứ ba, “HĐTM mã hóa toàn phần” (solely code contract), là dạng HĐTM mà không tồn tại một phiên bản ngôn ngữ con người nào của hợp đồng”.
1.1.3 Các đặc trưng của HĐTM
So với hợp đồng truyền thống, HĐTM có những đặc trưng cơ bản tiến bộ hơn.
Các đặc trưng của HĐTM
So với hợp đồng truyền thống, HĐTM có những đặc trưng cơ bản tiến bộ hơn.
6 Upgrading Blockchains – Smart contract use cases in industry, Deloitte Insights, https://www2.deloitte.com/insights/us/en/focus/signals-for-strategists/using-Blockchain-for-smart- contracts.html (truy cập lần cuối 12/03/2023)
7 Law Commission Reforming the law (2021), “Smart Legal Contracts”, https://s3-eu-west- 2.amazonaws.com/lawcom-prod-storage-
11jsxou24uy7q/uploads/2021/11/6.776_LC_Smart_Legal_Contract_2021_Final.pdf (truy cập ngày 12/03/2023)
Thứ nhất, nó được xem như là một chương trình được lập trình hoàn toàn bằng máy tính và sử dụng ngôn ngữ lập trình Vì vậy, các điều khoản trong HĐTM sẽ có sự khác biệt về ngôn ngữ biểu thị, được viết cụ thể để máy tính dễ dàng đọc hiểu và xử lý thông tin.
Thứ hai, HĐTM được vận hành một cách tự động Theo BLDS 2015, việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng truyền thống là dựa vào sự thoả thuận và thiện chí giữa các bên Còn với HĐTM, tính tự động thực thi đã làm mới hoàn toàn quá trình thực hiện hợp đồng thông thường Các điều khoản trong hợp đồng được lập trình sẵn thông qua chương trình máy tính sẽ được tự động thực thi nếu thỏa mãn điều kiện được đặt ra từ đầu Do HĐTM hoạt động theo nguyên tắc câu lệnh: “Nếu…thì…” (If – then) nên khi và chỉ khi các bên sẵn sàng giao kết thì HĐTM sẽ chính thức được thực hiện, các bên sẽ bị ràng buộc bởi mã của hợp đồng Đặc trưng tự động thực thi này của HĐTM giúp giảm thiểu sự can thiệp của bên thứ ba, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin
Thứ ba, HĐTM có tính minh bạch Quá trình giao dịch giữa các bên đều được công khai minh bạch, liên tục cập nhật một cách cụ thể bởi khi dữ liệu của HĐTM được ghi vào chuỗi thì tất cả thành viên trong hệ thống sẽ có được bản sao của hợp đồng Các bên liên quan có thể dễ dàng truy cập để nắm bắt tình trạng thực hiện HĐTM và những thông tin giao dịch khác Lấy ví dụ minh hoạ về tính minh bạch trong trường hợp của một hợp đồng bảo hiểm như sau A mua một hợp đồng bảo hiểm thông minh trên nền tảng Blockchain Sau khi A thực hiện đủ điều kiện để kích hoạt hợp đồng thì hợp đồng sẽ tự động thực thi Quá trình thực thi hợp đồng được ghi lại công khai, cụ thể từng giai đoạn trên Blockchain, đảm bảo cho các bên tham gia giao dịch có thể truy cập kiểm tra bất kỳ lúc nào
Thứ tư, HĐTM có tính bất biến Đây là một đặc điểm quan trọng không thể không nhắc đến của HĐTM Dữ liệu của HĐTM khi đã được lưu trữ vào hệ thống Blockchain sẽ không thể thay đổi hay xóa bỏ, cập nhật thêm thông tin nào khác vào hợp đồng Khác hẳn với hợp đồng truyền thống thông thường, việc sửa đổi, bổ sung vào HĐTM rất phức tạp cũng như tốn kém nhiều chi phí Vì thế, ngay từ khi bắt đầu tham gia hợp đồng, các bên phải lường trước được những tình huống không hay có thể xảy ra Tuy nhiên, nếu đặt trong môi trường kinh doanh ngày nay với nhiều loại giao dịch đa dạng và thay đổi liên tục, việc dự tính hết mọi trường hợp có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện ngay từ khi soạn thảo HĐTM có lẽ là điều bất khả thi 8
Thứ năm, HĐTM còn có tính phi tập trung dữ liệu Nhờ đặc tính phi tập trung này mà dữ liệu được quản lý theo mô hình sổ cái phân tán, không bị tập trung ở một máy chủ duy nhất Mọi chủ thể trên nền tảng Blockchain đều có thể kiểm soát và quản lý các giao dịch từ HĐTM, không cần phụ thuộc vào sự chấp thuận của một bên thứ ba nào Từ đó hợp đồng được đảm bảo tính minh bạch, an toàn cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch ngày càng nâng cao.
1.1.4 Cơ chế hoạt động của hợp đồng thông minh
Sau khi các điều khoản của HĐTM được lưu trữ dữ liệu vào hệ thống Blockchain thì các nút (node) đang hoạt động trên nền tảng công nghệ chuỗi khối đó sẽ phân phối và sao chép lại hợp đồng Có thể hiểu đơn giản rằng khi nhận được lệnh kích hoạt, nếu xét thấy các điều khoản định sẵn đã đáp ứng đủ điều kiện thì HĐTM sẽ tự động thực hiện (nguyên tắc hoạt động dựa trên câu lênh: Nếu…thì…) Lưu ý, xuyên suốt quá trình giao dịch được thực hiện, từ lúc xác lập, thực hiện cho đến khi kết thúc sẽ không được thay đổi, bổ sung hay loại bỏ bước nào bởi đặc tính bất biến của HĐTM
Còn ở góc độ kỹ thuật, HĐTM hoạt động theo cơ chế sau Giai đoạn đầu tiên, các bên tham gia giao dịch phải đạt được thỏa thuận về các điều kiện và điều khoản trong giao dịch trước khi viết mã Sau đó, các bên sẽ tự mình hoặc thuê một bên thứ ba viết mã các điều khoản trong HĐTM rồi lần lượt chuyển các mã đó đến các khối trong Blockchain Mã hợp đồng sẽ trải qua quá trình phân phối và sao chép, được thực hiện bởi hệ thống các nút hoạt động trên Blockchain Hợp đồng chỉ được thực hiện khi nhận lệnh xác nhận và các nút sẽ làm nhiệm vụ xác nhận này cũng như có thể kết nối với hệ thống hoặc nguồn cấp dữ liệu bên ngoài có liên quan Cuối cùng, HĐTM sẽ được thực thi tự động tuân theo những điều khoản ghi trong hợp đồng đó 9
8 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi, “Nhận diện khía cạnh pháp lý của “HĐTM” dưới góc nhìn của pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 8/2021, tr.62
9 Nguyễn Hữu Lộc, Huỳnh Thị Kim Thoa, HĐTM - Góc nhìn từ khung chính sách của pháp luật Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo HĐTM – những vấn đề pháp lý liên quan ở ĐH Luật TP.HCM, 2023, tr.17.
Cơ chế hoạt động của HĐTM
Ví dụ, John và Alex tham gia ký kết HĐTM liên quan đến hợp đồng thuê nhà vào ngày 08/3/2023 với những điều kiện được quy định cụ thể để kích hoạt hợp đồng Điều kiện cần để John và Alex có thể tham gia giao dịch này là cả hai đều phải có sẵn địa chỉ ví điện tử có giá trị trên nền tảng Blockchain Các yếu tố đáp ứng điều kiện đủ để hợp đồng được kích hoạt là số dư tài khoản trong ví điện tử của Alex phải đủ để thực hiện hợp đồng Giả sử các bên tham gia giao dịch đã đầy đủ điều kiện theo các giai đoạn như trên Hợp đồng sẽ tự động thực hiện khi chủ nhà (John) nhận được đầy đủ tiền thuê (tiền điện tử thanh toán qua Blockchain) và gửi mật khẩu cửa từ cho người thuê nhà (Alex)
Và chỉ khi John nhận được đầy đủ tiền thuê nhà thông qua ví điện tử trên Blockchain, Alex nhận được mật khẩu cửa từ thì hợp đồng mới bắt đầu được kích hoạt Điều này tương ứng với câu lệnh trong HĐTM dưới dạng “nếu… thì…”, hợp đồng được kích hoạt khi A thực hiện thì B mới thực hiện Đây là ưu điểm vượt trội của HĐTM so với hợp đồng truyền thống, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên khi tham gia giao dịch qua HĐTM.
Ứng dụng hợp đồng thông minh trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế
Đơn giản hóa thủ tục giấy tờ trong quá trình vận tải
Một quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thông thường sẽ gồm rất nhiều bước như sau: đặt tàu (booking), đóng hàng, thủ tục hải quan xuất khẩu, phát hành vận tải đường biển, gửi chứng từ, nhận chứng từ, thông báo hàng đến, lệnh giao hàng, thủ tục hải quan nhập khẩu, dỡ hàng Việc đặt tàu (booking) thường được các doanh nghiệp xuất khẩu thuê công ty giao nhận hàng hoá (forwarder) để có giá tốt và được tư vấn kỹ càng Bên xuất khẩu cần phải kiểm tra kỹ các thông tin trên booking, chuẩn bị hàng hoá để đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng Sau đó khi thực hiện thủ tục hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải cung cấp thông tin làm vận đơn phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading) Tiếp theo, bên xuất khẩu gửi bộ chứng từ cho bên nhập khẩu trực tiếp để thanh toán Hàng hoá sau khi chuẩn bị sẽ được vận chuyển đến cảng, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết và nhận lệnh giao hàng để đưa hàng về cảng đích Cuối cùng, bên nhập khẩu sẽ xác nhận tình trạng và chất lượng của lô hàng rồi thanh toán cho bên xuất khẩu theo như thoả thuận trước đó Thanh toán có thể được thực hiện bằng các phương thức như chuyển khoản, thư tín dụng (L/C), hay thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.
Hình 3.Sơ đồ về quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ trong thời đại ngày nay thì nhu cầu rút ngắn quy trình vận tải đường biển thông thường ngày càng tăng cao Nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian để tối ưu hoá quy trình vận tải đường biển, một số giải pháp công nghệ đã được các công ty vận tải áp dụng HĐTM là một trong những giải pháp tiên tiến đó nhờ những đặc tính ưu việt của mình HĐTM giải quyết những vấn đề về tính hiệu quả, độ an toàn của các giao dịch vận tải Cụ thể, HĐTM được sử dụng để tự động hóa quy trình đặt hàng, quản lý quá trình vận chuyển của hàng hoá thông qua việc theo dõi vị trí, trạng thái của hàng hóa, đảm bảo thủ tục hải quan và thanh toán nhanh gọn hơn Dưới đây là 5 bước cơ bản trong quy trình vận tải bằng đường biển có ứng dụng HĐTM, bao gồm:
Khi đặt tàu, bên thuê tàu và hãng tàu hoặc công ty giao nhận hàng hoá (forwarder) sẽ thỏa thuận với nhau về mức giá cước Bên thuê tàu sẽ phải cung cấp các thông tin cần thiết như cảng đi, cảng đến, thời gian đóng hàng, thời gian tàu chạy, loại container… và kiểm tra thật kỹ các thông tin từ booking sau khi nhận được từ hãng tàu/ forwarder
Nếu áp dụng HĐTM vào trường hợp này, khách hàng sẽ dễ dàng thực hiện việc đặt tàu, lựa chọn các tuyến đường vận tải biển phù hợp thông qua hệ thống đặt tàu trực tuyến mà không cần bên thứ ba trung gian nào Bên cạnh đó, nền tảng đặt tàu này còn vô cùng thuận tiện cho khách khi họ muốn sắp xếp lịch trình và tìm ra loại container phù hợp mà không cần kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các điều khoản, điều kiện trong toàn bộ quá trình đặt tàu (bao gồm giá cả, thời gian tàu chạy, điều kiện thanh toán…) sẽ được HĐTM lập trình sẵn Khi các bên đồng ý với nội dung đặt hàng trên và nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ thì hợp đồng tự động thực thi
Bước 2: Quản lý hàng hóa
Sau khi đặt tàu, toàn bộ quá trình đóng gói và giám sát hàng hóa sẽ được bên xuất khẩu hoặc công ty forwarder chịu trách nhiệm Các hồ sơ liên quan đến lô hàng, chứng từ… phải được kiểm tra kỹ Trước ngày tàu đến ít nhất 01 ngày, bên nhập khẩu sẽ nhận được thông báo hàng đến từ đại lý của hãng vận tải hoặc công ty forwarder (nếu doanh nghiệp thuê forwarder) Doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bộ chứng từ cho công ty forwarder để xuất trình vận tải đường biển gốc, sau đó nộp các loại phí cho hãng tàu rồi nhận lệnh giao hàng Áp dụng HĐTM vào khâu quản lý hàng hoá này sẽ không cần sự can thiệp của các bên trung gian có liên quan Thay vào đó, khách hàng sẽ được cấp một mã số theo dõi hàng hoá trên web HĐTM được kết nối với các thiết bị định vị GPS, giúp các bên trong chuỗi cung ứng có thể theo dõi vị trí và nắm được tình trạng hàng hoá của họ trong suốt quá trình vận chuyển từ lúc đóng gói đến khi cập cảng Những hồ sơ liên quan đến lô hàng sẽ được loại bỏ vì tất cả thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống Ngoài ra, các loại hàng hóa nhạy cảm sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… nhờ các cảm biến được gắn vào sản phẩm hoặc trong container Nếu ở quy trình thông thường, khi hàng đến, bên nhập khẩu (khách hàng) sẽ nhận được thông báo hàng đến trước ít nhất 01 ngày thì với HĐTM, thời gian hàng đến sẽ được cập nhật liên tục, chính xác mà để khách hàng có thể kiểm soát bất kỳ thời điểm nào nên không cần phải thông báo trước 01 ngày Điều này giúp việc theo dõi hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, các bên liên quan có thể kịp thời đưa ra quyết định khi cần thiết HĐTM đã trao quyền cho các đối tác thương mại cộng tác bằng cách thiết lập một chế độ xem chung duy nhất về giao dịch mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư hoặc tính bảo mật Các chủ hàng, hãng tàu, công ty giao nhận vận tải, nhà khai thác cảng và nhà ga, vận tải nội địa và cơ quan hải quan có thể tương tác hiệu quả hơn thông qua quyền truy cập thời gian thực vào dữ liệu vận chuyển và chứng từ vận chuyển, bao gồm IoT (Internet vạn vật) và dữ liệu cảm biến từ kiểm soát nhiệt độ đến trọng lượng container 10 Giải pháp tiên tiến này không những nâng cao hiệu quả mà còn giảm thiểu chi phí, tối ưu trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng
Bước 3: Vận chuyển hàng hóa
Hàng hoá sẽ được tàu vận chuyển từ cảng xuất phát về đến cảng đích Trong quá trình này, các biện pháp bảo vệ hàng hoá cần được thực hiện để đảm bảo an toàn cho hàng hoá (kiểm tra chất lượng container và môi trường trong container, sắp xếp hàng hoá đúng cách, đặc biệt chú ý cách đóng gói và vận chuyển đối với hàng hoá nguy hiểm…)
Với HĐTM trong vận chuyển hàng hoá cũng sẽ tương tự như bước quản lý hàng hoá Các thiết bị giám sát và định vị GPS cho tàu container sẽ được trang bị đầy đủ để theo dõi vị trí tàu và đảm bảo an toàn cho hàng hoá Bên cạnh đó, HĐTM sẽ được tích hợp với các hệ thống quản lý vận chuyển nhằm tối ưu hoá quy trình vận chuyển thông qua việc cung cấp chính xác, cập nhật liên tục tình trạng hàng hoá cũng như vị trí của tàu giúp giảm thiểu thời gian xử lý thông tin vận chuyển, không cần phụ thuộc vào các bên trung gian
Bước 4: Thủ tục hải quan Để đảm bảo hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu đúng cách thì sau khi hàng hoá về đến cảng đích, nó sẽ phải thực hiện các thủ tục hải quan Đây là bước rất quan trọng trong quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Đầu tiên, các doanh nghiệp
10 Maersk and IBM Introduce TradeLens Blockchain Shipping Solution, 2018-08-09-Maersk-and-IBM-Introduce-TradeLens-Blockchain-Shipping-Solution, (truy cập lần cuối vào ngày 30/3/2023) cần phải khai báo chính xác thông tin hàng hoá và các giấy tờ liên quan để được xác nhận thông quan Sau khi khai báo, hàng hóa sẽ được các cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng hàng hoá không vi phạm các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường,… Cơ quan hải quan sẽ xác nhận thông quan cho hàng hoá nếu hàng hoá không có vấn đề gì sau khi hoàn tất thủ tục hải quan Hàng hoá vẫn tiếp tục được các cơ quan hải quan theo dõi cho đến khi tới cảng an toàn
Quy trình thủ tục hải quan khi ứng dụng HĐTM vào sẽ được tự động hoá các bước, giúp giảm thiểu thời gian xử lý, không cần phụ thuộc vào bên thứ ba Chẳng hạn như trong quy trình này, dựa vào các quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng, HĐTM sẽ lưu trữ và tự động điều chỉnh thông tin khai báo hải quan Sau đó, nó sẽ tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để xác thực thông tin khai báo hải quan Những nguồn dữ liệu đó bao gồm cơ sở dữ liệu hải quan, thông tin về hàng hoá, thông tin về người gửi/ nhận hàng… Mọi thông tin đều được HĐTM giám sát quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn Cuối cùng, bước thanh toán sẽ được lập trình trong HĐTM để tự động tiến hành thanh toán, chuyển tiền giữa các bên trong quá trình khai báo hải quan Mặc dù việc áp dụng HĐTM vào khai báo hải quan có nhiều ưu điểm nhưng ta cũng cần phải cẩn trọng khi thực hiện, tránh những rủi ro và tranh chấp pháp lý không đáng có xảy ra
Bước 5: Giao hàng và thanh toán
Hàng hóa sẽ được chuyển đến địa điểm giao hàng đúng theo điều kiện các bên đã thoả thuận ban đầu Sau khi kiểm tra và xác nhận hàng hóa đã đạt yêu cầu thì các bên sẽ thực hiện bước thanh toán Các bên tham gia giao dịch có thể thanh toán trực tiếp hoặc thông qua các phương thức thanh toán khác như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, chứng từ thanh toán và các phương thức thanh toán điện tử khác… Ở bước cuối cùng này, sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, HĐTM được kết nối với các thiết bị định vị GPS giúp hàng hoá giao đến đúng địa điểm và thời gian Vị trí của hàng hoá luôn được cập nhật để các bên liên quan có thể theo dõi từ lúc hàng hoá được thông quan đến khi được giao tại địa điểm đã thoả thuận, đảm bảo tính hiệu quả, chính xác trong suốt quá trình giao hàng Dựa trên các điều khoản ban đầu, khi hàng hoá đã đến vị trí xác định mà các bên đồng ý làm điểm kích hoạt thanh toán thì các cảm biến trên hàng hoá sẽ tự động thông báo cho HĐTM xác thực thông tin và chuyển khoản thanh toán từ bên mua cho bên bán HĐTM còn có thể tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử trên nền tảng của mình khiến việc thanh toán trở nên nhanh gọn hơn Chẳng hạn như công ty A mua hàng từ nhà cung cấp B Khi hàng hoá đến nơi (giả sử thủ tục hải quan đã được hoàn tất), công ty A kiểm tra, xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn thỏa thuận ban đầu thì quá trình thanh toán sẽ được HĐTM tự động thực thi Để thực hiện giao dịch này, công ty A phải có một ví điện tử liên kết tài khoản công ty với số tiền đủ khả năng đáp ứng giao dịch trên Khi giao dịch được kích hoạt trên HĐTM, ví điện tử của công ty A sẽ tự động chuyển số tiền cần thanh toán đến địa chỉ ví điện tử của nhà cung cấp B Việc sử dụng đồng tiền điện tử thông qua ví điện tử khiến quy trình thanh toán trở nên nhanh gọn, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch so với các phương thức thanh toán truyền thống
Trên thực tế, đã có nhiều công ty vận tải hàng đầu thế giới sử dụng công nghệ Blockchain vào chuỗi cung ứng, điển hình nhất là sáng kiến công nghệ TradeLens được phát triển bởi IBM và Maersk Sáng kiến công nghệ TradeLens đã từng được Thứ trưởng Nguyễn Văn Công hoan nghênh và khuyến khích các cảng biển của Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng trong việc vận chuyển và thông quan hàng container tại cảng 11 Ngoài ứng dụng công nghệ số TradeLens của Maersk còn có một số giải pháp tiên tiến tương tự được áp dụng trong quy trình vận tải của các hãng tàu hàng đầu thế giới Có thể kể đến Evergreen Line - một hãng tàu nổi tiếng của Đài Loan đã cho ra mắt nền tảng
“GreenX” vào năm 2020 nhằm tối ưu hoá trải nghiệm dịch vụ của khách hàng Thông qua công nghệ số hoá, khách hàng có thể đặt chỗ trực tiếp trên cổng thông tin kỹ thuật số mà GreenX cung cấp chỉ trong vòng vài phút, nhận báo giá ngay lập tức mà không cần mất nhiều thời gian hay thực hiện bất kỳ thủ tục hồ sơ giấy tờ nào 12 Bên cạnh Evergreen, ông lớn CMA CGM (hãng tàu Pháp lớn thứ ba thế giới) cũng từng gia nhập vào sân chơi số hoá chuỗi cung ứng này qua việc ra mắt 2 ứng dụng CMA CGM eSolutions vào năm 2019 và gần đây nhất là SpotOn vào năm 2022 CMA CGM từng cho biết: “Số hóa là trọng tâm trong chiến lược phát triển của Tập đoàn CMA CGM:
11 Maersk muốn chia sẻ công nghệ chứng từ số - Trade Lens với ngành Hàng hải Việt Nam, https://www.mt.gov.vn/mkhcn/tin-tuc/856/59341/maersk-muon-chia-se-cong-nghe-chung-tu-so - trade-lens-voi-nganh-hang-hai-viet-nam.aspx (truy cập ngày 30/3/2023)
12 Evergreen Line launches GreenX “An integrated container logistics solution platform”, https://www.evergreen- marine.com/tuf1/jsp/TUF1_News.jsp?newsType=G1%2CG4&newsId=NEWS2020022700004757&la ng=en (truy cập ngày 1/4/2023) động lực cho sự tăng trưởng, sự khác biệt và hiệu suất.” Vậy nên, CMA CGM đã liên tục thay đổi và cho ra mắt các ứng dụng công nghệ số hoá khác nhau nhằm chọn ra giải pháp tối ưu nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH
Vấn đề pháp lý liên quan đến vận đơn điện tử đường biển (E-B/L) sử dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế
2.1.1 Khái quát về vận đơn điện tử đường biển (E-B/L) sử dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain)
Vào thế kỷ thứ XI, vận đơn đường biển vẫn chưa được biết đến Đến thời điểm giao lưu thương mại giữa các Cảng biển của Địa Trung Hải bắt đầu phát triển đáng kể thì yêu cầu đặt ra là cần văn bản ghi chép về hàng hóa được vận chuyển, và cách tự nhiên nhất để đáp ứng nhu cầu này đó là sử dụng sổ đăng ký tàu do thuyền trưởng của tàu biên soạn Mặc dù việc sử dụng sổ đăng ký tàu bắt đầu một cách không chính thức nhưng nó nó đã nhanh chóng trở thành luật ở một số cảng Đến thế kỷ XIV, những yêu cầu này được thực hiện bằng một bộ hồ sơ trên tàu và đây cũng là minh chứng của vận đơn thô sơ được sử dụng để làm minh chứng cho việc nhận hàng Vào thời điểm này, vận đơn đường biển được sử dụng nhưng thực tiễn các chủ thể vẫn chưa nghĩ rằng sử dụng vận đơn để chuyển nhượng như ngày nay.
Thuật ngữ vận đơn đường biển lần đầu tiên được ghi nhận một cách thống nhất tại Quy tắc Hague 1924 và tiếp theo đó được kế thừa tại Quy tắc Hague - Visby 1968 Tuy nhiên, hai Quy tắc này không đưa ra một khái niệm đầy đủ về vận đơn đường biển trong Điều 1 Quy tắc Hague 1924, Hague - Visby 1968 chỉ nhắc đến thuật ngữ vận đơn khi đề cập đến phạm vi điều chỉnh đó là: “Quy tắc sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng vận tải được thể hiện bằng vận đơn" Đến năm 1978, Quy tắc Hamburg ra đời, khái niệm vận đơn đường biển được công nhận rõ ràng với quy định tại khoản 7 Điều 1 như sau: “ vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và cho việc người vận chuyển đã nhận hàng để chở hoặc để xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh hoặc giao cho người nắm giữ vận đơn chính là thực hiện cam kết đó".
Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 cũng đưa ra định nghĩa về vận đơn tại Điều
148 với quy định là “chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”
Theo trang Investopedia, vận đơn được xem là một loại giấy tờ pháp lý mà người chuyên chở hoặc người đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng, chứa đựng tất cả những nội dung cơ bản liên quan đến lô hàng Bên cạnh đó, vận đơn đường biển còn có ba chức năng chính: là giấy biên nhận nhằm xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa các bên; là chứng từ sở hữu hàng hoá
Như vậy, nhìn chung vận đơn đường biển (Bill of Lading) được định nghĩa là chứng từ hàng hải do người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc khi người chuyên chở tiếp nhận hàng hóa từ người gửi hàng để chở
Chức năng của vận đơn đường biển được thể hiện ở ba khía cạnh: (i) là một biên lai nhận hàng, vận đơn có nguồn gốc như một biên lai cho hàng hóa được vận chuyển, bản sao của vận đơn có thể được gửi để thông báo cho bên nhận hàng về hàng hóa được gửi Vận đơn đường biển được sử dụng với chức năng như một biên lai nhận hàng kể từ khi hàng hoá có thể được giao dịch ngay cả khi trên biển, các chủ thể đặt ra một yêu cầu rằng cần phải có một chứng từ để chuyển giao bởi người gửi hàng và chứng từ ngày có chức năng chứng minh quyền nhận hàng tại cảng đến; với chức năng này nội dung của vận đơn ghi nhận tình trạng của hàng hoá bao gồm số lượng, khối lượng, đặc trưng của hàng hoá nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hoá (ii) là chứng từ chứng nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá hay có thể hiểu rằng vận đơn có khả năng chuyển nhượng (trừ vận đơn đích danh), chức năng này sẽ giúp cho việc chuyển nhượng hàng hoá diễn ra dễ dàng hơn bằng cách ký hậu trên vận đơn (iii) là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, với phương thức vận chuyển hàng hoá bằng chứng từ vận tải thì vận đơn đường biển là chứng từ duy nhất được phát hành và là minh chứng cho việc xác lập hợp đồng vận tải giữa người gửi hàng và hãng tàu
Trong thời đại số hoá như ngày nay, khi nhu cầu truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi đang ngày càng gia tăng thì việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành vận tải đường biển cũng theo đó mà có chiều hướng tăng vọt Do vậy, để khắc phục những nhược điểm của vận tải đường biển về chi phí cũng như những rủi ro khác trong quá trình xử lý chứng từ, vận đơn điện tử đường biển đã ra đời Là phiên bản tiến bộ hơn của vận đơn truyền thống (B/L), vận đơn điện tử đường biển được xem như một thông điệp dữ liệu trong hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và sử dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing) Đặc biệt là vận đơn điện tử đường biển sử dụng công nghệ Blockchain với những lợi thế vượt trội đang được kỳ vọng sẽ là bước đệm cho sự phát triển vững mạnh của ngành hàng hải trong tương lai Công nghệ Blockchain không chỉ có nhiều ưu điểm về đảm bảo độ bảo mật, tính minh bạch, chuẩn xác, nhanh gọn mà còn có khả năng giải quyết những tồn tại của vận đơn đường biển điện tử thông thường Về mặt nội dung, vận đơn điện tử đường biển tương tự như vận tải đường biển, đều chứa đựng các thông tin liên quan đến hàng hoá, hãng tàu, người gửi hàng, người nhận hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng… Nhưng nó lại khác biệt ở điểm vận đơn đường biển điện tử được thực hiện chuyển giao hoàn toàn trên môi trường điện tử viễn thông chứ không phải phương thức lưu chuyển cơ học thông thường Đây thực sự là một giải pháp kỹ thuật số hiệu quả, bền vững hơn so với quy trình sử dụng vận đơn truyền thống rườm rà và tốn kém Giải pháp vận tải điện tử đường biển mang lại nhiều tác động tích cực đến ngành hàng hải nói chung và ngành vận tải đường biển nói riêng Nó giúp tiết kiệm một khoản chi phí khổng lồ cho việc in ấn giấy tờ cũng như chuyển phát hồ sơ, tài liệu giấy vật lý Nhờ đó mà thời gian giao nhận, vận chuyển hàng hoá cũng được rút ngắn đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ vận tải Không những thế, việc lưu trữ dữ liệu ở định dạng kỹ thuật số của vận tải điện tử đường biển cùng chữ ký điện tử sẽ giúp người dùng truy cập dễ dàng, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch giữa các bên Đồng thời vận đơn điện tử còn được đảm bảo về độ bảo mật, riêng tư cũng như tránh được rủi ro bị giả mạo, thất lạc…
Về quy trình cấp phát vận đơn điện tử, thông thường đối với vận đơn truyền thống người vận chuyển hoặc người đại diện theo uỷ quyền của người vận chuyển sẽ ký phát hành vận đơn cho người gửi hàng Sau đó, người gửi hàng sẽ chuyển toàn bộ bộ hồ sơ chứng từ (bao gồm vận đơn) cho người nhận hàng Cuối cùng, người nhận hàng sẽ xuất trình vận đơn cho đại lý của người vận chuyển ở cảng đích để nhận hàng Trong một số trường hợp đặc biệt, người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc Ngược lại với vận đơn truyền thống, vận tải điện tử đường biển đã loại bỏ đi gần như toàn bộ các khâu trong quy trình phát hành và lưu chuyển vận đơn Chỉ mất vài phút thực hiện thao tác trên hệ thống dữ liệu điện tử, vận đơn sẽ được chuyển đến bên nhận hàng mà không cần thông qua người vận chuyển, người gửi hàng và các bên liên quan khác Một quy trình không cần tài liệu giấy vật lý và vô cùng nhanh chóng, tiện lợi
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông điện tử đã ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động thương mại Mặc dù ngành vận tải biển trong một thời gian dài khá bảo thủ về tốc độ thay đổi đối với tài liệu và thực tiễn của nó nhưng “thương mại điện tử” ngày càng có vai trò quan trọng Những khó khăn trong thời hiện đại trong việc sử dụng tài liệu giấy dựa trên các tập quán đã phát triển từ nhiều thế kỷ trước, cũng như tính bảo thủ của các nhà kinh doanh khi chuyển từ các hình thức quen thuộc Sự hấp dẫn của việc thay thế các tài liệu giấy bằng các tài liệu tương đương điện tử đã được công nhận Về lý thuyết, chúng có tiềm năng đáng kể để tăng tốc độ và bảo mật cũng như giảm chi phí nhưng trên thực tế đã chứng minh là rất khó để thiết lập một mô hình khả thi về mặt thương mại Một số công ty cho phép tạo hóa đơn giấy thông thường bằng hướng dẫn trực tuyến từ người bán hoặc in hóa đơn từ xa Hệ thống vận đơn điện tử đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với luật sư người Anh là Seadocs Registry, một hệ thống thử nghiệm tồn tại trong thời gian ngắn do Ngân hàng Chase Manhattan và INTERTANK thiết lập vào năm 1986 Tiếp theo là hệ thống BOLERO (Tổ chức đăng ký vận đơn điện tử), một tổ chức thương mại được thành lập bởi Through Transport Club, SWIFT và các tổ chức khác, có các đặc điểm được thảo luận ngắn gọn bên dưới
Cơ sở chính khác cho hóa đơn điện tử là hệ thống “essDOCS” do Electronic Shipping Solutions (ESS) tạo ra Về bản chất, cả hai chương trình BOLERO và essDOCS đều hoạt động theo một hệ thống “đóng” chỉ dành cho những người đăng ký hệ thống, nhằm cố gắng lách các vấn đề pháp lý với vận đơn Do đó, họ áp dụng một giải pháp dựa trên hợp đồng giữa tất cả các bên tham gia, thay vì một giải pháp dựa trên việc kết hợp các Quy tắc CMI vào vận đơn.
Thực tế, vẫn còn nhiều quốc gia không sử dụng vận đơn đường biển điện tử bởi quá trình trao đổi dữ liệu điện tử EDI chưa thực sự đảm bảo độ an toàn và minh bạch Nhằm giải quyết bất cập này, công nghệ Blockchain đã được thử nghiệm áp dụng vào vận đơn Công nghệ sổ cái phân tán Blockchain gồm một chuỗi các khối dữ liệu được liên kết với nhau Dữ liệu trên hệ thống này rất khó để bị giả mạo hay chỉnh sửa vì mỗi mục nhập trên sổ cái phân tán được liên kết với các mục nhập trước và sau nó cho nên bắt buộc phải thay đổi toàn bộ chuỗi khối khi muốn thực hiện một sự thay đổi nào trong bản ghi Tương tự như vận đơn điện tử đường biển, khi áp dụng công nghệ Blockchain vào vận đơn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá sẽ có những ưu điểm nổi bật như rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí chuyển phát, thủ tục giấy tờ được số hoá… Nếu việc lưu trữ dữ liệu điện tử tập trung thông qua EDI của vận tải điện tử đường biển khiến người dùng ở thế bị động, dễ rơi vào tình trạng bị hacker tấn công trên hệ thống cũng như đánh tráo, giả mạo thông tin thì tính phi tập trung của công nghệ Blockchain sẽ giúp đảm bảo việc bảo mật thông tin hơn rất nhiều Không chỉ vậy, dữ liệu trong vận đơn khi áp dụng công nghệ này sẽ được công khai minh bạch đến các bên, có thể dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi để theo dõi, cập nhật thông tin trong toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá Chính nhờ những ưu điểm đó mà các công ty trong ngành logistics rất quan tâm và đón nhận công nghệ Blockchain Thực tiễn cho thấy công nghệ chuỗi khối được ứng dụng ngày càng nhiều trong số hoá thủ tục xuất nhập khẩu Nhằm nâng cao hiệu quả bảo mật cho cơ sở dữ liệu cũng như ngăn chặn gian lận hải quan, dịch vụ Hải quan Hàn Quốc (KCS) và Samsung SDS đã ký một thỏa thuận với nhau để triển khai công nghệ chuỗi khối trong hệ thống thông quan xuất khẩu 48 tổ chức và công ty, bao gồm các cơ quan chính phủ, trong lĩnh vực này, các nhà khai thác vận chuyển, công ty hậu cần và công ty bảo hiểm, đã tham gia vào mạng lưới phân tán để quy trình thông quan minh bạch hơn và thông tin được lưu trữ ở cơ chế phi tập trung Samsung SDS đã sử dụng Nexledger, nền tảng chuỗi khối của nó, cho phép lưu trữ và truy cập các tài liệu liên quan đến xuất khẩu cho các bên tham gia vào quá trình giao dịch kinh doanh Nền tảng này được ra mắt vào tháng 4 năm 2017 và hoạt động như một giải pháp điện toán đám mây cho các công ty và cơ quan chính phủ tham gia vào quá trình thông quan Nền tảng trung tâm cho phép xử lý giao dịch theo thời gian thực, HĐTM cũng như quản lý giám sát được phát triển cho các ngành khác nhau Vào tháng 5 năm 2017, KCS và Samsung SDS đã bắt đầu triển khai nền tảng thông quan để phát hành giấy chứng nhận xuất xứ trong một chuỗi khối 15
15 Blockchain Technology and Customs Procedures, p.21,
(http://www.rejournal.eu/sites/rejournal.versatech.ro/files/articole/2020-12-18/3619/2belum.pdf)
2.1.2 Giải quyết một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến vận đơn điện tử đường biển sử dụng công nghệ Blockchain trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Công ước quốc tế và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam
2.1.2.1 Tính hợp pháp của vận đơn điện tử đường biển sử dụng công nghệ Blockchain
Các công ước, quy tắc quốc tế điều chỉnh về vận đơn đường biển như Quy tắc Hague năm 1924, Hague - Visby năm 1968 hầu như không có bất kỳ quy định nào về vận đơn điện tử đường biển Tương tự như hai Quy tắc trên, khái niệm về vận đơn điện tử cũng chưa được quy định rõ ràng nhưng Quy tắc Hamburg có đề cập đến chữ ký điện tử trong vận đơn Theo đó, Quy tắc công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong vận đơn đường biển trên phương diện quốc tế nếu không trái với quy định của pháp luật quốc gia Quy định này có thể được xem là một ghi nhận khởi đầu cho việc công nhận giá trị pháp lý của vận đơn điện tử
Cơ sở pháp lý quốc tế đầu tiên quy định về vận đơn điện tử đó là Quy tắc về vận đơn điện tử của Uỷ ban hàng hải quốc tế (Comité Maritime International, gọi tắt là quy tắc CMI) Theo quy tắc CMI, vận đơn điện tử có thể được phát hành và chuyển giao thông qua sử dụng các “khoá riêng tư” (Private key) có hiệu lực thay thế cho vận đơn truyền thống Tuy nhiên, một định nghĩa chính thức và rõ ràng về vận đơn điện tử vẫn không được thiết lập trong quy tắc CMI
Tiếp theo đó, Công ước Rotterdam trực tiếp điều chỉnh về vận đơn điện tử Với những thay đổi hiện đại, Công ước Rotterdam 2009 đã bước đầu xây dựng nền tảng pháp lý để phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực vận tải đường biển Tuy nhiên, vì là Công ước đầu tiên trong vận tải quy định về thông tin điện tử nên sẽ tồn tại nhiều vấn đề cần xem xét, phân tích
Vấn đề pháp lý liên quan đến ứng dụng hợp đồng đối với phương thức thuê tàu chuyến
phương thức thuê tàu chuyến trong vận tải đường biển
2.2.1 Khái quát về hợp đồng thuê tàu chuyến và các phương thức ứng dụng hợp đồng thông minh trong phương thức thuê tàu chuyến
Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa người chuyên chở và người thuê chở Theo đó, người chuyên chở sẽ có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ hay phần lớn con tàu để tiếp nhận và vận tải hàng hóa của người thuê từ cảng này đến cảng khác và người thuê có nghĩa vụ thanh toán cước phí theo thỏa thuận Điều kiện để ký kết hợp đồng này là bên thuê tàu có khối lượng hàng hoá lớn cần được chuyên chở (quặng, xi măng, sắt thép, dầu mỏ…) Theo đó, người chuyên chở phải cung cấp toàn bộ hoặc phần lớn con tàu phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá Cước phí sẽ do hai bên thoả thuận Người chuyên chở trong hợp đồng này có thể là chủ tàu hoặc cũng không nhất thiết phải là chủ tàu (có trường hợp là người thuê tàu để kinh doanh), còn người thuê tàu để thực hiện việc chuyên chở hàng hoá có thể là người xuất khẩu hoặc nhập khẩu tuỳ theo từng trường hợp chuyên chở Việc thiết lập hợp đồng thường rất phức tạp và kéo dài Tính thoả thuận được thể hiện cao trong hợp đồng
Một số điều khoản các bên thường thoả thuận xây dựng trong hợp đồng thuê tàu chuyến truyền thống thông thường:
(1) Quy định về chủ thể:
- Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm chủ tàu (người chuyên chở) và người thuê tàu Tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng cần được ghi rõ Trường hợp bên ký kết là người được uỷ thác để thực hiện giao kết hợp đồng thuê tàu chuyến thì phải ghi rõ trong hợp đồng về tư cách chủ thể tham gia
(2) Quy định về hàng hóa:
- Hàng hoá cần được quy định rõ tên loại, số lượng, đặc điểm của hàng hoá Tuỳ vào mặt hàng mà có thể lựa chọn chở theo trọng lượng hoặc thể tích
(3) Quy định về con tàu:
- Tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển hàng hóa nên điều khoản này người ta qui định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, mớn nước, vị trí tàu
(4) Quy định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng:
- Thời gian này phải được hai bên thống nhất với nhau khi ký kết rằng tàu phải có mặt tại cảng và sẵn sàng xếp hàng đúng thời điểm đó
(5) Quy định về cảng bốc dỡ hàng:
- Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu vận tải biển đến cảng nhận hàng đúng thời điểm, địa điểm theo quy định của hợp đồng vận chuyển hàng hóa Người vận chuyển đưa tàu vận tải biển đến nơi bốc hàng do người thuê chỉ định Hai bên tự thỏa thuận tên một hay vài cảng để xếp/dỡ hàng hóa, số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu.
(6) Quy định về cước phí và thanh toán cước phí
- Cước phí thuê tàu chuyến do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và quy định rõ trong hợp đồng Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến Mức cước là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước Đơn vị cước là đơn vị trọng lượng (tấn) đối với hạng nặng hay thể tích (mét khối) đối với hàng cồng kềnh hay một đơn vị cước khác như: Standard (gỗ), Gallon (dầu mỏ), Bushels (lúa mì)
(7) Quy định về chi phí bốc dỡ hàng:
- Chi phí bốc, dỡ hàng hóa chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hóa Trong thuê tàu chuyến bao giờ cũng có điều khoản quy định về phân chia chi phí bốc dỡ hàng hóa giữa chủ tàu và người đi thuê tàu trong thực tế thường áp dụng nhiều công thức về phân chia chi phí bốc dỡ 22
(8) Quy định về thời gian làm hàng, thưởng phạt xếp dỡ:
- Hai bên tự thỏa thuận về "thời gian cho phép" khi người đi thuê tàu thực hiện công việc xếp hàng lên tàu hoặc bốc dỡ hàng xuống khỏi tàu
(9) Quy định về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở:
- Trong trường hợp hàng hoá hư hỏng, mất mát, trách nhiệm sẽ thuộc về người chuyên chở
22 Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến, (https://htc-law.com/tu-van-phap-luat-ve-hop-dong/noi-dung- co-ban-cua-hop-dong-thue-tau-chuyen,704.html), truy cập lần cuối vào 01/08/2023
2.2.2 Vấn đề pháp lý phát sinh khi ứng dụng hợp đồng thông minh đối với phương thức thuê tàu chuyến a) Tính tự động thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng thuê tàu chuyến thông minh
Một trong những ưu điểm vượt trội của HĐTM so với các hợp đồng truyền thống là khả năng tự thực hiện các nghĩa vụ đã được thỏa thuận trước đó trong hợp đồng Mà không bị tác động hoặc can thiệp của các bên Điều này có nghĩa là khi HĐTM đã được mã hóa bằng các câu lệnh theo đúng cách sẽ không thể bị dừng lại hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ Vì thế, nếu một cá nhân, pháp nhân, tổ chức tham gia giao kết HĐTM sẽ không thể cố ý hoặc vô ý vi phạm nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ hay không thực hiện nghĩa vụ giống như trong quan hệ hợp đồng truyền thống hiện nay Tính tự động hóa của HĐTM sẽ giúp tối ưu hóa khả năng thực hiện nghĩa vụ giữa các bên và và giảm thiểu những rủi ro vi phạm nghĩa vụ dẫn đến những tranh chấp, vụ kiện hợp đồng mất thời gian và tốn kém cho các bên Nhờ vào ưu điểm này mà các hợp đồng thương mại rất thường xuyên sử dụng HĐTM đặc biệt trong điều khoản về thanh toán Vì giá trị hàng hóa của mỗi giao dịch thường là rất lớn nên cần sự thiện chí tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ cốt lõi là giao hàng và thanh toán Do đó, các hợp đồng tàu chuyến cũng thường tích hợp HĐTM trong các điều khoản về thanh toán để đảm bảo nghĩa vụ được thanh toán đầy đủ, đúng hẹn và tránh việc chậm trễ, trì hoãn kéo dài của bên thuê vận chuyển không thiện chí.
Một mô hình giao dịch L/C trên nền tảng công nghệ Blockchain được xem là lý tưởng khi tất cả các bước của một giao dịch L/C đều được thực hiện thống nhất trên cùng một mạng lưới Blockchain, từ khâu phát hành và thông báo L/C đến khâu xuất trình và kiểm tra chứng từ cho đến khâu thanh toán 23 Trong khâu phát hành và thông báo L/C, người đề nghị tạo đơn mở L/C trong mạng Blockchain Sau đó, ngân hàng phát hành xem xét và lưu trữ trên Blockchain Sau khi ngân hàng phát hành chấp nhận yêu cầu của người đề nghị, quyền truy cập sẽ tự động được cung cấp cho các ngân hàng liên quan khác trước khi được gửi cho người thụ hưởng Người thụ hưởng có thể kiểm tra điều kiện và điều khoản của L/C Sau khi được người thụ hưởng chấp thuận, L/C được hoàn thiện như một hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng Bất kỳ sửa đổi hoặc cập nhật nào trên L/C đều có thể được biết và có sự chấp thuận của các bên
23 Shuchih Ernest Chang, Hueimin Louis Luo, YiChian Chen, 2019 liên quan Trong khâu xuất trình và kiểm tra chứng từ, khác với việc xuất trình chứng từ giấy trong giao dịch L/C truyền thống, chứng từ sẽ được xuất trình dưới dạng chứng từ điện tử 24 Việc kiểm tra chứng từ được thực hiện theo cơ chế tự động hóa nhờ đó làm tăng tốc quá trình xử lý thanh toán vì không cần xem xét thủ công phức tạp nhiều bước và mất thời gian trong việc chờ đợi giao nhận các hồ sơ L/C truyền thống Khâu thanh toán cũng được thực hiện trên mạng Blockchain mà không phải thanh toán qua một hệ thống công nghệ hay một trung gian khác Qua đó, có thể nhận thấy giao dịch L/C ứng dụng công nghệ Blockchain có những ưu điểm vượt trội hơn so với giao dịch L/C truyền thống, được tóm tắt trong bảng ở hình 5.
Hình 5 Ưu điểm của thanh toán điện tử trên Blockchain so với phương thức thanh toán truyền thống b) Công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thuê tàu chuyến thông minh