ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 54 đã quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 quy định Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai; tại Điều 52 quy định Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có nhiệm vụ cụ thể hóa Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, Quy hoạch sử dụng đất an ninh và Quy hoạch tỉnh trên địa bàn huyện; Là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Luật Quy hoạch quy định lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thuộc danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Huyện Ninh Hải là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Diện tích tự nhiên 253,58 km2 , dân số năm 2019 có 92.320 người, mật độ dân số 364 người/km2 . Huyện có thị trấn Khánh Hải và 8 xã (Hộ Hải, Nhơn Hải, Phương Hải, Tân Hải, Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải), hệ thống giao thông thuận lợi gồm Quốc lộ 1, đường ĐT.702, ĐT.704, ĐT.705, đường sắt Bắc – Nam, cảng cá Ninh Chữ, bến cá Mỹ Tân. Trong tương lai có đường cao tốc, đường sắt cao tốc Bắc Nam, cảng biển Ninh Chữ, cảng Vĩnh Hy sẽ tạo bước đột phá cho huyện Ninh Hải phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Ninh Thuận và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) huyện Ninh Hải thời kỳ 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) 5 năm (2011-2015) đã được lập Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất (ĐCQHSDĐ) đến năm 2020 và lập KHSDĐ hàng năm từ năm 2017 - 2020. Đến nay, việc thực hiện QHSDĐ, KHSDĐ đất đã kết thúc. Theo quy định tại Điều 37 của Luật Đất đai năm 2013 thì phải lập QHSD đất cấp huyện cho kỳ quy hoạch mới 10 năm tiếp theo (2021-2030) và KHSDĐ năm đầu của kỳ quy hoạch. Việc đánh giá kết quả thực hiện ĐCQHSDĐ đến năm 2020, đánh giá kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện từ đó lập QHSD đất thời kỳ 2021-2030 và KHSD đất năm đầu (năm 2021) của kỳ quy hoạch mới trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế-xã hội của huyện, tỉnh và quốc gia trong năm 2021 và cả thời kỳ 2021-2030 là rất cần thiết. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND huyện Ninh Hải về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán: lập QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 và KHSDĐ năm 2021 huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Phòng Tài nguyên & Môi trường đã phối hợp với Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung lập QHSDĐ đến năm 2030 và KHSDĐ năm 2021 của huyện Ninh Hải. Trong đó nội dung KHSDĐ năm 2021 của huyện đã được lập, đang trình UBND tỉnh phê duyệt để kịp thời phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất trong năm 2021 theo đúng quy định pháp luật. I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 là biện pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước thời kỳ 2021-2030 trên cơ sở tuân thủ chính sách pháp luật về đất đai và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của tỉnh và huyện. Mặt khác theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện ở các nội dung: - Cụ thể hoá các chỉ tiêu QHSDĐ đến năm 2030 và KHSDĐ cấp tỉnh (2021-2025) phân bổ cho huyện và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của huyện và cấp xã đến các đơn vị hành chính cấp xã. - Xác định danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong 10 năm (2021-2030) và KHSDĐ năm 2021 phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia, tỉnh, huyện. - Đề xuất với UBND Tỉnh việc phân bổ lại quỹ đất đai, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của các cấp, các ngành phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh, của vùng và cả nước. - Bảo vệ đất trồng lúa nước ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực; bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. - Làm cơ sở pháp lý để lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện phục vụ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững. - Coi đất đai là nguồn lực để khai thác tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương. - Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành của Trung ương và địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 của các ngành trên địa bàn huyện có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT - Điều tra, lập thông tin, tài liệu - Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trườngtác động đến việc sử dụng đất. - Phân tích đánh giá tình hình quản lý, dử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai. - Xây dựng phương án sử dụng đất đến năm 2030. - Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2021. - Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu liên quan. - Thẩm định phê duyệt và công bố công khai. III. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
MỤC TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 là biện pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước thời kỳ 2021-2030 trên cơ sở tuân thủ chính sách pháp luật về đất đai và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của tỉnh và huyện Mặt khác theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện ở các nội dung:
- Cụ thể hoá các chỉ tiêu QHSDĐ đến năm 2030 và KHSDĐ cấp tỉnh (2021-2025) phân bổ cho huyện và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của huyện và cấp xã đến các đơn vị hành chính cấp xã
- Xác định danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong 10 năm (2021-2030) và KHSDĐ năm 2021 phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia, tỉnh, huyện
- Đề xuất với UBND Tỉnh việc phân bổ lại quỹ đất đai, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của các cấp, các ngành phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh, của vùng và cả nước
- Bảo vệ đất trồng lúa nước ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực; bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
- Làm cơ sở pháp lý để lập KHSDĐ hàng năm cấp huyện phục vụ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững
- Coi đất đai là nguồn lực để khai thác tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương
- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành của Trung ương và địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đến năm
2030 của các ngành trên địa bàn huyện có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất
II MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Điều tra, lập thông tin, tài liệu
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trườngtác động đến việc sử dụng đất
- Phân tích đánh giá tình hình quản lý, dử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
- Xây dựng phương án sử dụng đất đến năm 2030
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2021
- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu liên quan
- Thẩm định phê duyệt và công bố công khai
III TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1 Tổ chức công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo thống nhất, chặt chẽ từ huyện đến cấp xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
2 Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch sử dụng đất được duyệt
3 Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt
4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất; không giải quyết thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai
5 Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người sử dụng đất nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
6 Định kỳ hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo quy định
CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐÁT
- Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013);
- Luật Quy hoạch (Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018);
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;
- Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai;
- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghj định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 06/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều 17 của Nghị đinh số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ Quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy;
- Nghị quyết số 113/NQ-CP ngày 30/8/2018 của Chính Phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Ninh Thuận;
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
- Quyết định số 241/2021/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt
Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/202 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;
- Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Công văn số 1792/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03/4/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện khi quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt;
- Công văn số 4744/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03/9/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện;
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/6/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025;
- Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh về quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025;
- Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 16/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
- Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 23/3/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chủ trương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ biển, bảo vệ dan cư khu vực xã Nhơn Hải đến xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải;
- Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư dự án Đường vành đai phía Bắc tỉnh Ninh Thuận (đoạn từ đèo Khánh Nhơn đến Quốc lộ
- Nghị quyết số 67/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phê duyệt Danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phê duyệt Danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2021-2025 được Quỹ đầu tư phát trển tỉnh trực tiếp đầu tư và cho vay vốn;
- Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021-2025;
- Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025; chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án đường từ Ma Nới đi thôn Tà Nôi thuộc huyện Ninh Sơn và dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Hõm tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải;
- Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp Đường tỉnh 704;
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
Huyện Ninh Hải nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, nằm liền kề thành phố Phan Rang Tháp Chàm và nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quốc tế, quốc gia, biển Đông, đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1, đường tỉnh 702, đường tỉnh 704 và đường tỉnh 705 Huyện có 1 thị trấn và
8 xã, nằm trong phạm vi tọa độ địa lý từ 11 o 29’ đến 11 o 55’38’’ vĩ độ Bắc và từ 108 o 32’46’’ đến
108 o 56’32’’ kinh độ Đông Phía Tây giáp huyện Bác Ái; Phía Bắc giáp huyện Thuận Bắc; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Nam giáp Biển Đông và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Huyện Ninh Hải có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Địa hình có dạng chuyển tiếp của địa hình đồng bằng, trung du và miền núi, chia thành 3 dạng địa hình chính sau:
- Địa hình đồng bằng: có độ cao từ 10 m đến 30 m, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và dốc dần ra biển Gồm các xã Tân Hải, Xuân Hải, Hộ Hải, Phương Hải và một phần thị trấn Khánh Hải Dạng địa hình này có diện tích 4.107 ha, chiếm 16,18% tổng diện tích toàn huyện Các loại đất chính là đất phù sa, đất xám, đất mặn, đất cát; tầng đất dày 50 - 100 cm Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của huyện
- Địa hình gò đồi ven biển: tập trung ở phía Đông và phía Nam của huyện, gồm các xã Thanh Hải, Nhơn Hải, Tri Hải và một phần Thị trấn Khánh Hải Dạng địa hình này điển hình cho toàn huyện, chiếm 42,28% tổng diện tích toàn huyện Loại đất chủ yếu là đất cát đến pha cát, độ cao dưới 200m, tạo thành một dãy dài và hẹp ven biển
- Địa hình núi cao: Bao gồm các núi granite, đaxit, sa phiến thạch nhô cao, thường rất dốc và có độ dày tầng đất mỏng, ít có khả năng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp Dạng địa hình này có diện tích 10.544 ha chiếm 41,54% tổng diện tích toàn huyện, độ cao từ 200 m đến 1.000 m (cao nhất là đỉnh núi Chúa cao 1.040 m), phân bố tập trung ở xã Vĩnh Hải
Nhìn chung địa hình huyện Ninh Hải tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tổng hợp Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp, Du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong việc khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông - lâm nghiệp do bị chia cắt và thiếu nguồn nước
Huyện Ninh Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 27,2 0 C Tổng nhiệt năm 9.861,6 0 C Nhiệt độ cao rất thuận lợi cho phát triển nghề sản xuất muối; nhưng với cây trồng phải được tưới nước và bố trí sử dụng đất phải chú ý đến những cây trồng chịu hạn cho các vùng đất không được tưới
- Độ ẩm không khí: trung bình năm 75,7%, độ ẩm cao nhất: 79,8% (mùa mưa, tháng 10), độ ẩm thấp nhất: 70,8% (mùa khô, tháng 1)
- Bốc hơi nước: Ninh Hải có lượng bốc hơi nước rất lớn, trung bình nhiều năm 1.827 mm
- Mưa: Lượng mưa bình quân nhiều năm là 1.135,3 mm, số ngày mưa khoảng 69,5 ngày, từ tháng 9 đến tháng 11
- Lũ lụt: Những năm gần đây tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra 2 trận lũ lụt lớn vào năm 2000 và năm 2010 Những trận lụt này đã gây ra những thiệt hại to lớn về sản xuất và đời sống cho nhân dân
- Chế độ gió, bão: tốc độ gió trung bình 2,3 m/s; hướng gió chính thường xuất hiện trong nhiều tháng là Tây Bắc và Đông Nam Bão ít xuất hiện, khoảng 5 năm xuất hiện bão 1 lần với cường độ không lớn
Nhìn chung trên địa bàn huyện Ninh Hải có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, hầu như không có mùa đông lạnh (trừ vùng núi cao trên 1.000 m) Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển nhanh và là điều kiện để tăng vụ, phát triển chăn nuôi gia súc như Bò, Dê, Cừu, sản xuất muối Tuy nhiên nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, thường gây hạn hán cho cây trồng và dễ gây cháy rừng Vì vậy cần chú ý các biện pháp chống nóng và chống nắng cho người và gia súc; trồng rừng, cây lâu năm phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, xây hồ chứa nước để mở rộng diện tích được tưới, điều hòa khí hậu
Khí hậu khô nóng, gió lớn là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng các công trình năng lượng tái tạo phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, thể thao (là điểm đến quốc tế hàng đầu tại Việt Nam cho môn thể thao lướt ván diều), sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, phơi sấy nông sản
Hệ thống sông ngòi, suối: phần lớn các suối có lưu vực nhỏ, hẹp và ngắn, vùng đầu nguồn chủ yếu là rừng thưa, rừng nghèo nên mùa khô thường không có nước Một số suối có lưu vực tương đối lớn đã xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vừ sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Suối Đồng Nha: bắt nguồn từ sườn phía Tây Nam núi Chúa thuộc địa bàn xã Bắc Sơn huyện Thuận Bắc, suối chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam chảy qua địa bàn xã Tri Hải xuống Đầm Nại, diện tích lưu vực 58 km 2 , chiều dài suối 15 km Trên suối này đã xây dựng đập dâng Cây Sung và đập dâng Tà Lốc
- Suối Ông Kinh: bắt nguồn từ sườn phía Đông Nam núi Chúa chảy theo hướng Bắc – Nam qua địa bàn xã Nhơn Hải ra Biển Đông, diện tích lưu vực 8,5 km 2 , chiều dài suối 7,5 km Trên suối này đã xây dựng hồ chứa nước Ông Kinh, diện tích tưới thiết kế 120 ha
Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên
Trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, đất đai huyện Ninh Hải được chia thành 8 nhóm đất với 15 đơn vị đất như sau:
- Đất cồn cát (C): Diện tích 1.775,5 ha, chiếm 7,00% tổng diện tích tự nhiên; Phân bố ở các xã Vĩnh Hải, Thanh Hải và Nhơn Hải Đất được hình thành từ trầm tích biển và có thành phần cơ giới thô hơn hoặc bằng cát pha thịt, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thấm thoát nước tốt, độ chua thấp, bão hòa bazơ khá cao và không hoặc rất ít chứa độc tố; một số tính chất nông học như hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất cát ở mức trung bình Có 2 đơn vị phân loại đất sau: Đất cồn cát trắng (Cc): 1.247,21ha; Đất cồn cát vàng (Cv): 528,29 ha Phân bố ở Vĩnh Hải, Nhơn Hải Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hiện nay nhân dân chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất cồn cát trắng; vùng thấp trồng lúa, hành, tỏi, rau màu; dùng nước giếng tưới hoặc canh tác vụ mưa Một số vùng đất cát ven biển đang được nhân dân khai thác nuôi tôm giống, tôm sú; làm vật liệu xây dựng Hướng sử dụng lâu dài là phát triển trồng lúa, rau, hành tỏi, nuôi tôm kết hợp trồng rừng chắn gió và cát bay
- Nhóm đất mặn (M): Diện tích 2.761,56 ha, chiếm 10,89% diện tích tự nhiên toàn huyện Phân bố trên các dạng địa hình thấp trũng ven biển và các cửa sông, suối gần biển Tập trung ở các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải, Hộ Hải, Tân Hải và thị trấn Khánh Hải Đất được hình thành từ trầm tích trẻ, tuổi Holocene trung, có nguồn gốc biển, sông- biển hoặc biển- đầm; thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn, cát thô; kết cấu rời rạc; có biểu hiện gia tăng hàm lượng sét ở các tầng sâu Hàm lượng đạm, lân tổng số dao động từ nghèo đến trung bình; kali tổng số từ nghèo đến khá
Có 3 đơn vị phân loại đất sau: Đất mặn ít (Mi) 562,73 ha, phân bố ở các xã Phương Hải, Hộ Hải, Tân Hải và thị trấn Khánh Hải; Đất mặn ít và trung bình (M) 94,29 ha, phân bố ở thị trấn Khánh Hải; Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 2.104,54 ha, phân bố ở các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải,
Hộ Hải, Tân Hải và thị trấn Khánh Hải
Hiện trạng và khả năng sử dụng: Đất mặn nhiều đang được khai thác nuôi trồng thủy sản, làm muối Đất mặn trung bình và ít hiện trồng rau màu, những nơi có điều kiện tưới tiêu đã đưa vào trồng lúa 2 vụ Trong quá trình sử dụng các loại đất trên, để tránh mặn hóa cần có biện pháp để ngăn mặn, tách biệt giữa vùng nuôi trồng thủy sản, làm muối và vùng trồng cây lương thực để tránh mặn thâm nhập sâu vào đồng ruộng như ở xã Hộ Hải, Tân Hải, Phương Hải Đồng thời phải có biện pháp thủy lợi tích cực rửa mặn cho vùng trồng lúa
- Nhóm đất phù sa (P) : Diện tích 2.379,62 ha, chiếm 9,38% tổng diện tích toàn huyện Phân bố dọc theo các triền suối, tập trung chủ yếu ở các xã Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải, Xuân Hải và Tri Hải Đất được hình thành từ trầm tích có nguồn gốc sông, suối; thành phần trầm tích chủ yếu là cấp hạt mịn và trung bình Nhóm đất phù sa có hàm lượng chất hữu cơ cao, thành phần cơ giới từ sét pha thịt đến sét, một số nơi có thành phần cơ giới nhẹ hơn, có khả năng trồng lúa nước và các loại cây hoa màu Có 4 đơn vị phân loại đất: Đất phù sa được bồi trung tính (Pe) 225,17 ha, phân bố ở xã
Hộ Hải và Tân Hải; Đất phù sa Gley (Pg) 1.520,36 ha, phân bố ở các xã Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải, Xuân Hải và Tri Hải; Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): 618,06 ha, phân bố ở xã Phương Hải và Tri Hải; Đất phù sa ngòi suối (Py) 16,03 ha, phân bố ở xã Vĩnh Hải
Hiện trạng và khả năng sử dụng: hiện nay đang sử dụng rất đa dạng từ trồng lúa 2 vụ, cây hoa màu, cây ăn quả lâu năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
- Nhóm đất xám (X) : Diện tích 659,69 ha, chiếm 2,6% tổng diện tích tự nhiên của huyện
Phân bố tập trung ở xã Xuân Hải và Hộ Hải Đất xám được hình thành trên các loại mẫu chất có nguồn gốc khác nhau: phù sa cổ, các sườn tích hoặc lũ tích từ granit hoặc bề mặt tích tụ của các đá trầm tích có thành phần hạt thô Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nhẹ, có phản ứng chua, hàm lượng dinh dưỡng thấp Có 1 đơn vị phân loại đất (đất xám glây)
Khả năng sử dụng: Phần lớn đất xám có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dầy, phân bố ở địa hình cao, độ dốc nhỏ thích hợp với nhiều loại cây trồng Do vậy các loại hình sử dụng trên nhóm đất này khá phong phú bao gồm cây công nghiệp lâu năm, cây hoa màu và cây lương thực
- Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn (Dk, Xk) : Diện tích 5.179,53 ha, chiếm 20,43% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phân bố ở vùng đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ, có ở các xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải, Tri Hải, Xuân Hải và thị trấn Khánh Hải Đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ mẫu chất khác nhau như phù sa cổ, các sườn tích hoặc lũ tích từ granit, các thành tạo xâm nhập mácma axít, hoặc trên các đá trầm tích có thành phần hạt thô; phân bố trên các bề mặt bóc mòn san phẳng trong điều kiện khí hậu bán khô hạn với lớp phủ thực vật nghèo nàn Đất xám nâu vùng bán khô hạn thường có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình; đất chua nhẹ đến ít chua Tuy nhiên, các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng như mùn, đạm và thậm chí cả lân và kali thường chỉ đạt mức trung bình đến nghèo Có 2 đơn vị phân loại đất: Đất đỏ vùng bán khô hạn 71,26 ha ở xã Xuân Hải ; Đất xám vùng bán khô hạn 5.108,27 ha, có ở các xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải, Tri Hải, Xuân Hải và thị trấn Khánh Hải
Hiện trạng và khả năng sử dụng: đất có độ phì kém lại phân bố ở vùng khí hậu khô hạn, tầng đất thay đổi lớn, trong đất có nhiều sỏi sạn và đá lẫn nên mức độ thích nghi với cây trồng thấp Hiện nay ở một số nơi có điều kiện tưới tiêu thuận lợi đã được đưa vào trồng cây hoa màu Phần lớn diện tích là cây bụi, cây gỗ rải rác có thể khai thác trồng điều, cây ăn quả, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên
- Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích 10.448,98 ha, chiếm 41,21% tổng diện tích toàn huyện Phân bố ở vùng đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ, tập trung ở xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải Đất được hình thành trên các loại đá trầm tích hay mác ma có thành phần khác nhau hoặc trên các mẫu chất cổ, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, có quá trình phá hủy khoáng sét, rửa trôi và tích tụ sét, sắt, nhôm chiếm ưu thế, tạo cho đất có các tông màu đỏ- vàng Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng đất chua nhẹ đến ít chua, các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng như mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giàu Có 1 đơn vị phân loại (đất đỏ vàng trên đá Macma axít)
Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hiện nay diện tích đất đỏ vàng trên đá Macma axít được khai thác đưa vào sử dụng trồng màu và trồng rừng với diện tích nhỏ; phần lớn vẫn là đất hoang cây lùm bụi có thể khai thác trồng cây lâu năm, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 114,24 ha, chiếm 0,45 % tổng diện tích toàn huyện Phân bố rải rác, dưới dạng những dải hẹp ven hợp thủy và thung lũng vùng đồi núi, có ở xã Vĩnh Hải Có 1 đơn vị phân loại (đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ) Đất được hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực lân cận có địa hình cao hơn Đất có thành phần cơ giới nhẹ; mùn và đạm tổng số khá giàu; lân, kali tổng số nghèo
Hiện trạng và khả năng sử dụng: Hầu hết diện tích đất dốc tụ trong huyện hiện tại là ruộng 1 vụ lúa, ít diện tích là các cây hoa màu lương thực Nhìn chung đất dốc tụ có độ phì khá, ít chua, lại phân bố ở vị trí địa hình thấp bằng, vì vậy chúng khá thích hợp cho bố trí chuyên canh lúa nước, chuyên canh cây trồng cạn hàng năm hoặc luân canh lúa nước với cây trồng cạn hàng năm
Phân tích hiện trạng môi trường
Hàm lượng kim loại nặng trong đất: trong năm 2019, 2020 Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện khảo sát và lấy mẫu đất tại khu vực đất trồng nho, phường Khánh Sơn, TT Khánh Hải và đất trồng hành tỏi, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải Các chỉ tiêu phân tích hàm lượng đồng (Cu), hàm lượng chì (Pb): hàm lượng Kẽm (Zn), hàm lượng Asen (As), hàm lượng Cadimi và hàm lượng Crom (Cr) so với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT) cho thấy hầu hết các mẫu đất với mục đích sử dụng khác nhau đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép của quy chuẩn
Giá trị pH có mức độ dao động nhẹ (5,13 - 7,43), đất từ chua nhẹ đến trung tính; EC dao động khỏ rộng và ở mức cao ở hầu hết cỏc mẫu phõn tớch (210 - 698 àS/cm) chứng tỏ đất cú tớnh mặn là phổ biến trên địa bàn; nồng độ SO42-, Fe2+ và Al3+ nhìn chung tồn tại ở mức không cao, đất ít có tính phèn
- Nước mặt: Từ năm 2016-năm 2020 Sở Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện khảo sát phân tích chất lượng nguồn nước mặt của tỉnh Ninh Thuận Đối với huyện Ninh Hải nguồn nước chủ yếu từ các nguồn nước Kênh Bắc nhánh Ninh Hải và hồ Nước Ngọt có chất lượng khá tốt, có khả năng đáp ứng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu, tuy nhiên phải có biện pháp xử lý phù hợp (khu vực kênh Bắc nhánh Ninh Hải có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng có dấu hiệu tăng dần qua các năm nhưng chưa vượt quy chuẩn, bị ô nhiễm Fe, có giá trị đo đạc vượt quy chuẩn cho phép) Nguồn nước tại kênh tiêu Cầu Ngòi, hồ Ông Kinh, hồ Thành Sơn hầu hết các mẫu quan trắc có 5 chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), bao gồm: giá trị hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS), giá trị hàm lượng tổng sắt (Fe), giá trị nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5, 20 0C ), giá trị nhu cầu oxy hóa học (COD), giá trị hàm lượng Coliform; có 6 chỉ tiêu nằm trong vượt giới hạn cho phép, bao gồm: pH, Oxy hòa tan (DO), Amoni (NH4 + -N), Nitrit (NO2 - -N), Nitrat (NO3 - -N), Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
- Nước dưới đất: Chất lượng nước dưới đất hiện nay trên địa bàn huyện Ninh Hải được đánh giá qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất định kỳ với tần suất 03 tháng/lần tại các khu dân cư, khai thác khoáng sản và khu nuôi trồng thủy sản của Sở Tài nguyên và Môi trường Nhìn chung chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện còn khá tốt, không biến động nhiều so với giai đoạn 2011-2015 Tuy nhiên, tại một số khu vực tiếp giáp đồng muối do quá trình xâm nhập mặn đã xảy ra nhiều năm nay nên hầu như nước dưới đất khu vực này đều đã bị nhiễm mặn; một số khu vực ven biển như khu nuôi thủy sản xã Nhơn Hải có dấu hiệu bị xâm nhập mặn, hàm lượng clorua tại các giếng quan trắc khu vực này có hàm lượng clorua vượt quy chuẩn khá cao
- Nước biển ven bờ: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại hầu hết các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm Fe, Coliform Riêng tại khu vực nuôi trồng thủy sản các thông số như COD, TSS vượt quy chuẩn cho phép Chất lượng nước cảng cá chủ yếu bị ô nhiễm Fe và Coliform Nguyên nhân là do chất thải, nước thải từ tàu thuyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ hậu cần nghề cá Khu vực nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm, phần lớn các thông số quan trắc đều vượt quy chuẩn Nguyên nhân là do các loại chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản được thải trực tiếp ra biển
- Môi trường nước khu vực làm muối bước đầu có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, điều này có thể được giải thích một phần là do rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất được người dân vô tư vứt ra dọc ven bờ Khi mưa xuống, thuỷ triều lên nước sông dâng cao, rác tràn xuống hoà vào dòng nước Hiện nay tỉnh Ninh Thuận đang đầu tư xây dựng vùng muối công nghiệp diêm dân Bắc Tri Hải - Nhơn Hải; áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, chế biến muối và sản xuất các sản phẩm sau muối, đây là một tín hiệu tích cực để vùng canh tác muối đảm bảo chất lượng môi trường
- Môi trường nước khu vực trồng trọt: Nguồn nước bị ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, lạm dụng thuốc BVTV; Mặc dù chính quyền và các tổ chức bảo vệ môi trường đã tuyên truyền vận đồng việc thu gom, xử lý bao bì phân bón, thuốc trừ sâu nhưng vẫn còn nhiều hộ sản xuất chưa quan tâm đúng mức Cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ để hạn chế tối thiểu ô nhiễm chất thải từ thuốc BVTV nếu không về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
- Môi trường nước khu vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm hùm ngày càng bị ô nhiễm nặng, nhất là ở khu vực đầm Vĩnh Hy Do Thức ăn cho tôm hùm nuôi hiện nay là loại thức ăn tươi như hàu, cá, sò, nhưng nhiều chủ lồng nuôi lại xả thức ăn thừa ngay tại chỗ, làm cho nước ở vùng nuôi bị ô nhiễm, khiến nhiều loại dịch bệnh phát sinh Hiện nay, tôm hùm nuôi ở tỉnh Ninh Thuận thường mắc một số bệnh phổ biến như bệnh sữa, bệnh đỏ thân, bệnh đen mang nhưng vẫn chưa có cách khắc phục
Quá trình phát triển đô thị hóa, phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng các phương tiện giao thông đã tác động đến sự ô nhiễm môi trường không khí, các chỉ tiêu ô nhiễm tuy chưa vượt nhiều nhưng có một số chỉ tiêu ô nhiễm cần được quan tâm là ô nhiễm bụi và tiếng ồn Trong đó:
- Ô nhiễm không khí từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp: khu vực sản xuất, chế biến cá hấp ở thôn
Mỹ Tân xã Thanh Hải có những thời gian mùi hôi, thối của các cơ sở hấp cá ảnh hưởng đến khu dân cư các thôn Mỹ Tân, Mỹ Phong, Mỹ Hiệp
- Ô nhiễm không khí từ hoạt động xây dựng và giao thông: Những năm qua Ninh Hải không có các hoạt động xây dựng qui mô lớn như xây dựng nhà cao tầng, đường cao tốc, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu đô thị mới Hoạt động xây dựng hầu hết là xây dựng các công trình dân dụng, các đường giao thông nông thôn và đường giao thông đô thị quy mô nhỏ nên nguồn gây ô nhiễm do khí thải, bụi từ hoạt động xây dựng là ít Nhìn chung chất lượng không khí trên địa bàn toàn huyện nói chung còn khá tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm không khí do các hoạt đông giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, các khu du lịch.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Huyện Ninh Hải có vị trí khá thuận lợi, gần trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, gần sân bay Quốc tế Cam Ranh, có vườn Quốc gia Núi Chúa gắn liền với bờ biển có nhiều cảnh đẹp là một lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bờ biển dài, có Đầm Nại rộng lớn là điều kiện để nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản, sản xuất muối… và được xác định trở thành trung tâm du lịch, kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, số giờ nắng cao cộng với gió quanh năm nhưng ít có bão lớn là một lợi thế so sánh bậc nhất để phát triển năng lượng tái tạo Đồng thời là điều kiện thuận lợi để tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây nho rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện
1.4.2 Hạn chế, khó khăn về tự nhiên
Khí hậu khô nóng, mưa ít, gió quanh năm gây hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất ngành trồng trọt do thiếu nước tưới Tình hình biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất năm 2020 là 9.813 tỷ đồng;
So với năm 2010 tăng 4,44 lần, tốc độ tăng trường bỉnh quân từ 2011-2020 tăng 16%/năm
So với năm 2015 tăng 1,86 lần Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân từ 2016-2020 là 13,3%/năm, trong đó: Thương mại dịch vụ tăng bình quân 13,4%/năm, chiếm tỷ trọng 36%; Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15,5%/năm, chiếm 37%; Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 10,6%/năm, chiếm tỷ trọng 27% Thu nhập bình quân đầu người 57,3 triệu đồng/người/năm.
Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt: Vụ Đông Xuân bị ảnh hưởng của tình trạng hạn hán kéo dài nên năng suất lúa giảm so với năm 2019 (năng suất 71 tạ/ha, giảm 6 tạ/ha), sản lượng lúa đạt 14.535 tấn; sản lượng cây thực phẩm các loại đạt 9.657 tấn (trong đó: Hành 6.654 tấn, tỏi 511,5 tấn, rau đậu các loại 2.491,5 tấn) Vụ Hè Thu đã gieo trồng 2.014 ha lúa, chưa thu hoạch Diện tích cây nho 412 ha (tập trung nhiều nhất ở xã Vĩnh Hải 184 ha, Xuân Hải 135 ha, TT Khánh Hải 68 ha), sản lượng thu hoạch đến nay 10.504 tấn Diện tích cây táo có 235 ha, sản lượng thu hoạch đến nay 486 tấn
- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì ổn định, đến hết tháng 9 năm 2020 tổng đàn bò 8.878 con, đàn dê 24.243 con, đàn cừu 19.767 con, tổng đàn gia cầm 168.183 con (đàn gà 51.470 con, đàn vịt 116.713 con) Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra trên một số hộ chăn nuôi nhưng luôn được kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan ra diện rộng
- Lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng Trong 9 tháng đầu năm 2020 đã tổ chức 21 đợt/247 lượt người tham gia truy quét, chống phá rừng thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Núi Chúa trên địa bàn huyện Ninh Hải, không phát hiện vụ vi phạm luật bảo vệ rừng
- Thủy sản: Do ảnh hưởng thời tiết và các yếu tố môi trường bất lợi nên diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm so với cùng kỳ năm 2019 Diện tích nuôi tôm thương phẩm đến nay có 357 ha, trong đó có 95,6 ha đã thu hoạch đạt sản lượng 570 tấn; Nuôi rong sụn 4,5 ha, sản lượng tấn rong tươi 270 tấn; Nuôi rong nho 5 ha, hiện đã thu tỉa được 10 tấn; Nuôi tôm hùm lồng bè 104 bè, sản lượng đã thu hoạch 15 tấn (thu tỉa); Nuôi hàu Đầm Nại (có 91 hộ/347 bè nuôi và 18 hộ nuôi cắm cọc), sản lượng đã thu hoạch 800 tấn; Nuôi ốc hương thương phẩm 22,7 ha, có 5 ha thu hoạch đạt sản lượng 199 tấn
Riêng sản xuất giống có 316 cơ sở, tăng 30 cơ sở so với năm 2019; sản lượng tôm giống đến nay đạt 21.750 triệu con, tăng 5000 triệu con so với cùng kỳ năm 2019
Khai thác hải sản được đầu tư tăng năng lực tàu thuyền, trên địa bàn huyện đến nay có 834 chiếc/132.590CV, công suất bình quân 1558CV/chiếc, tăng 30CV/chiếc so với năm 2019 (được cải hoán để thích ứng với chiều dài) Tuy nhiên sản lượng khai thác 9 tháng đầu năm chỉ đạt 24.160 tấn, giảm 1300 tấn so với cùng kỳ năm 2019 (do ngư trường không thuận lợi nên chỉ có nghề khai thác vây rút chì hoạt động, nghề pha xúc đa số phải nằm bờ)
Tổng diện tích muối diêm dân ổn định đến nay 652 ha, trong đó muối trải bạt 62 ha, sản lượng muối đạt 209.160 tấn, tăng 50.440 tấn so với cùng kỳ năm 2019
2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Tình hình chế biến, sản xuất tương đối ổn định: Năm 2020 sản xuất muối công nghiệp đạt 102.000 tấn; Nước mắm 600.000 lít; Cá hấp 2.100 tấn; Chế biến muối các loại 45.500 tấn; Đá granit 45.000m 2 ; Đá chẻ 65.000 viên; Xay xát lương thực 35.500 tấn; Thực phẩm chế biến khác đạt 1.400 tấn
2.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Thực hiện tốt các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện ổn định, không có hiện tượng giá cả tăng đột biến, găm hàng chờ tăng giá Việc kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng theo giá đã niêm yết, kiểm tra chất lượng hàng hóa, gian lận thương mại được tăng cường ngay từ đầu năm; hoạt động du lịch có ảnh hưởng đến số lượng du lịch
2.3 Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất
2.3.1 Dân số, mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số
Bảng 1: Tình hình dân số phân theo đơn vị hành chính qua các năm ( đơn vị: người ) Đơn vị hành chính
Phân theo xã/phường/thị trấn
3 Xã Phương Hải 6,362 6,422 6,470 6,493 6,521 4.Xã Tân Hải 7,462 7,527 7,574 7,601 7,627
Nguồn số liệu: Niêm giám thông kê huyện Ninh Hải năm 2023
- Lực lượng lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 có 68.743 người, chiếm 74,1% tổng dân số Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 52.932 người, chiếm 57,1% tổng dân số toàn huyện
- Lao động đang có xu hướng tăng dần trong tất cả các ngành, đặc biệt là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 52.932 người, chiếm 77 % lao động trong độ tuổi Trong đó: Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có 2.307 người, chiếm 4,4%; Lao động làm viecj trong cơ sở Hợp tác xã có 116 người, chiếm 0,2%; lao động làm việc trong các cơ sở các thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản có 10.487 người, chiếm 19,8% lao độg đang làm việc trong các ngành kinh tế Số lao độg còn lại khoảng 40.022 người đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và làm muối thuộc kinh tế hộ gia đình
- Chất lượng lao động: Hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 3 ngàn lao động, triển khai các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn Công tác dạy nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế Tuy nhiên nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân lành nghề còn ít, gây khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Đời sống dân cư: Tình hình đời sống dân cư trên địa bàn huyện tương đối ổn định hơn Năm
2020 toàn huyện chỉ còn 584 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2020 là 1,7%, giảm 0,3% so với năm 2018
- Thành phần dân tộc: Huyện Ninh Hải có một số dân tộc sinh sống; trong đó người Kinh, Chăm chiếm đa số, còn lại là người Raglai
- Tôn giáo: Khoảng 20,7% dân số theo đạo Công giáo, 19,69% theo đạo Bà ni, 18,95% theo đạo Phật, còn lại là đạo Tin lành, Cao đài, Islam, Bàlamôn Tình hình hoạt động của các tôn giáo đều tuân thủ đúng theo quy định của Đảng và Nhà nước Việc xây dựng, mở rộng các cơ sở thờ tự, hoạt động xã hội từ thiện và các đề xuất khác luôn được chính quyền địa phương quan tâm giải quyết Huyện Ninh Hải thực hiện tốt các chính sách tôn giáo, đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần tương thân tương ái để phát triển kinh tế.
Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn
2.4.1 Thực trạng phát triển đô thị
- Dân số đô thị, tỷ lệ đô thị hóa: Dân số đô thị năm 2019 là 16.250 người Tỷ lệ đô thị hóa là 17,52% Tốc độ đô thị hóa khá chậm, trong giai đoạn 2010 – 2019, tỷ lệ đô thị hóa chỉ từ 17,53 – 17,81%, đến năm 2020 giảm xuống còn 17,52%
- Phân bố đô thị: Toàn huyện chỉ có 1 đô thị loại V là thị trấn Khánh Hải: Là thị trấn huyện lỵ - trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục của huyện Ninh Hải
- Tình hình quy hoạch xây dựng đô thị: Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Khánh Hải đã được phê duyệt năm 2001 và đến năm 2007 phê duyệt điều chỉnh lần 2 Đã phủ kín quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại TT Khánh Hải
Sau một thời gian triển khai thực hiện, huyện đã đầu tư xây dựng mới các khu dân cư: Khu tái định cư Cầu Ninh Chữ, Khu dân cư Gò ông Táo, Khu dân cư 8 sào, khu dân cư phía Nam bờ kè Lạch Tri Thủy, …theo quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt và đang triển khai thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 các khu đô thị mới Khánh Hải, đô thị mới ven Đầm Nại, Chỉnh trang khu dân cư Khánh Hải, …
Khu vực ven biển Ninh Chữ đã xây dựng một số khách sạn, khu du lịch quy mô nhỏ, hiệu quả sử dụng đất còn thấp Hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc được chú trọng đầu tư Các công trình công cộng xây dựng khá kiên cố, có một số công trình quy mô lớn và đẹp, tạo bộ mặt khang trang, sầm uất cho đô thị Cảnh quan môi trường từng bước được cải thiện 100% hộ dân có điện sinh hoạt, sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, về cơ bản không còn nhà tạm
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều khu vực nhà ở hình thành và phát triển tự phát từ lâu đời, cần thực hiện quy hoạch chỉnh trang
2.4.2 Thực trạng phát triển nông thôn
Huyện Ninh Hải có 8 xã, dân số nông thôn là 76.475 người, chiếm 82,48% tổng dân số toàn huyện Hệ thống dân cư nông thôn phân bố không đều Bình quân mỗi xã có khoảng 1000 – 1200 hộ Dân cư chủ yếu phân bố tập trung tại các trung tâm xã và dọc các trục giao thông chính, có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản
- Trung tâm xã Tân Hải và xã Hộ Hải tập trung chủ yếu dọc hai bên tuyến đường quốc lộ 1 A; Trung tâm xã Xuân Hải phân bố hai bên tuyến đường tỉnh lộ 705; Trung tâm xã Phương Hải và một phần xã Tri Hải phân bố hai bên tuyến đường tỉnh lộ 704 nối dài; Trung tâm các xã Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải tập trung chủ yếu dọc hai bên tuyến đường tỉnh lộ 702 Dân cư phần lớn sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ
- Hình thái dân cư nông thôn: Phát triển thành khu dân cư tập trung: chủ yếu là các trung tâm xã, có hệ thống giao thông thuận lợi, có nguồn nước phục vụ sinh hoạt Trong khu dân cư chia thành nhiều thôn, xóm, phát triển thành các điểm dân cư tự phát bám theo các trục giao thông (theo tuyến), ngành nghề chủ yếu là thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ, sản xuất nông nghiệp; Phát triển thành các điểm dân cư ven biển với nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản
- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Trong thời gian qua tỉnh và huyện đã tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), triển khai công tác lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đào tạo nghề, mở rộng sản xuất,… 100% xã đã lập và phê duyệt QHXD nông thôn mới, đề án xây dựng nông thôn mới Huyện Ninh Hải đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 Bộ mặt nông thôn thay đổi, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Hiện nay toàn huyện có 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm xã Tri Hải, Tân Hải, Xuân Hải, Phương Hải, Hộ Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải) Đối với các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 – 2016 theo Bộ tiêu chí cũ 05 xã (Xuân Hải, Tri Hải, Tân Hải, Hộ Hải, Phương Hải), 01 xã đạt chuẩn NTM năm 2017 (Thanh Hải), 01 xã đạt chuẩn NTM năm 2019 (Nhơn Hải) và 01 xã đạt chuẩn NTM năm 2020 (Vĩnh Hải), hiện nay các xã được đánh giá, thẩm tra lại và được các ngành công nhận đạt 19 tiêu chí theo Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của UBND tỉnh
Về quản lý sử dụng nguồn vốn: Nguồn vốn do ngân sách nhà nước phân bổ đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM được phân bổ, quản lý, sử dụng đảm bảo đúng nguyên tắc, mục đích, đối tượng, các xã tập trung triển khai đúng trọng tâm, trọng điểm Ưu tiên các công trình phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh thiết yếu (giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý rác thải, đầu tư phát triển sản xuất …) Các nguồn vốn do nhân dân đóng góp tập trung thực hiện đường bê tông nông thôn, nội đồng,… Việc huy động đóng góp của nhân dân thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch, dân chủ do Nhân dân quyết định đầu tư dưới sự hướng dẫn và giám sát của chính quyền địa phương và không huy động quá sức của dân Nhân dân trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn vốn do mình đóng góp thông qua Ban Phát triển thôn, Ban Giám sát cộng đồng nên đảm bảo được sự đồng thuận trong nhân dân, đáp ứng tiến độ và chất lượng
Nhìn chung bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống được cải thiện, cơ sở hạ tầng được ưu tiên đầu tư thông qua các chương trình hỗ trợ của Chính phủ Tuy nhiên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của khu vực nông thôn chưa đồng bộ Các trung tâm xã đã xây dựng một số các công trình hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện tại của nhân dân.
Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Cơ sở giáo dục và đào tạo
Hệ giáo dục đại học có phân hiệu Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh tại thị trấn Khánh Hải (Hiện nay trường Cao đẳng Sư phạm đã sáp nhập vào phân hiệu Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh); Hệ giáo dục phổ thông có 48 trường học bao gồm 3 trường THPT (Ninh Hải, Tôn Đức Thắng, Phan Chu Trinh), 11 trường THCS, 20 trường tiểu học, 14 trường mầm non Trong đó: Cấp học Mầm Non có 14 trường (10 trường mẫu giáo, 4 trường mầm non), số trường đạt chuẩn quốc gia có 03/14 trường, đạt tỷ lệ 21,4%; Cấp tiểu học có 20 trường tiểu học và 8 điểm trường, số trường đạt chuẩn quốc gia có 12/20 trường, đạt tỷ lệ 60%; Cấp THCS có 11 trường THCS, số trường đạt chuẩn quốc gia có 6/11 trường, đạt tỷ lệ 54,5%; Cấp THPT có 03 trường THPT đều đạt chuẩn quốc gia Mức độ I, đạt tỷ lệ 100%
Tất cả các xã, thị trấn đều có trường tiểu học, trung tâm học tập cộng đồng Quy mô trường lớp được mở rộng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, nâng cao chất lượng xây dựng môi trường cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp Chất lượng dạy và học các cấp được nâng lên, quy mô học sinh các cấp học được duy trì Hiện nay toàn huyện có 24 trường đạt chuẩn quốc gia gồm 3 trường THPT, 6 trường THCS, 12 trường tiểu học, 3 trường mầm non (trong năm 2019 đã công nhận thêm 02 trường đạt chuẩn quốc gia là trường tiểu học Khánh Nhơn và tiểu học Ninh Chữ, năm 2020 công nhận 3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia Mức độ I) Tuy nhiên một số trường cần nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là khu vệ sinh, nhà công vụ, phòng chức năng, tường rào,…
Tỷ lệ giáo viên trên lớp và số lượng cán bộ quản lý ở cấp mầm non chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Tình trạng học sinh THCS bỏ học ở một số địa phương còn xảy ra Dự kiến trong thời gian tới sẽ công nhận lại 2 trường THCS Nguyễn Thái Bình, Ngô Quyền Cần mở rộng, nâng cấp và xây mới nhiều trường học, các phòng chức năng, bổ sung trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện b) Cơ sở hạ tầng y tế
Bệnh viện đa khoa huyện quy mô 70 giường theo kế hoạch, 100 giường thực tế, cơ sở vật chất khang trang, đủ giường bệnh nội trú Phòng khám đa khoa khu vực Nhơn Hải 10 giường Các đội dự phòng: Đội y tế dự phòng, Đội y tế lưu động, Đội chăm sóc sức khỏe sinh sản 9 trạm y tế xã, thị trấn với 45 giường Tổng số giường bệnh là 125 giường Chỉ tiêu bình quân 1,32 giường/1000 dân, 0,26 bác sĩ/1000 dân Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm đúng mức, kết hợp phương pháp điều trị đông và tây y, tình trạng sức khoẻ của người dân đã được cải thiện Huyện đã triển khai xây dựng dự án bảo tồn nguồn gen một số cây dược liệu thuốc nam ở xã Xuân Hải Trong những năm qua đã đầu tư xây mới trạm y tế Tân Hải, Thanh Hải, Hộ Hải; sửa chữa, nâng cấp trạm y tế Xuân Hải, đầu tư trang thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa huyện, Phòng khám đa khoa Tuy nhiên nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y tế còn thiếu, đầu tư dàn trải nên hiệu quả sử dụng thấp c) Cơ sở hạ tầng văn hóa – thể thao
Huyện Ninh Hải có 1 Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện, 1 thư viện huyện, 6 thư viện, phòng đọc sách của xã, thị trấn, 1 nhà văn hóa xã, 4 nhà sinh hoạt cộng đồng
Có 2 trạm tiếp phát lại truyền hình ở Vĩnh Hải, Vĩnh Hy; 9 xã, thị trấn đã phủ sóng truyền thanh, truyền hình; Tất cả các xã, thị trấn đều có đội nghệ thuật quần chúng, toàn huyện có 2 đội nghệ thuật quần chúng dân gian (hò bá trạo, múa náp) Nhiều công trình văn hóa được công nhận, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống như: Đình Dư Khánh, Đình Tri Thủy, Đình Mỹ Phong,…
Có 1 sân vận động Ninh Chữ (cấp huyện) và các sân thể thao tại trung tâm các xã Hiện nay phần lớn sân thể thao các xã, các thôn chủ yếu dạng sân tạm, chưa đầu tư xây dựng Tổng diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao có 13,2 ha Bình quân diện tích đất thể thao là 1,44 m 2 /người, như vậy chưa đạt tiêu chuẩn định mức sử dụng đất cơ sở thể dục, thể thao (huyện đồng bằng - vùng Duyên hải Nam Trung bộ là 2,17- 2,89 m 2 /người); trong những năm tới cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân
Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện có đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức các sự kiện, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao phong phú, đa dạng và có sự kết nối đồng bộ với các xã Có hội trường 400 chỗ ngồi, khu thể thao ngoài trời gồm 02 sân quần vợt, 01 sân khấu ngoài trời,
01 khu vui chơi giải trí đa năng, 01 sân vận động huyện, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất đảm bảo đạt chuẩn
Tình hình hoạt động văn hóa – TDTT: Thời gian qua huyện đã triển khai các hoạt động tập luyện, thi đấu, giao lưu thể dục thể thao trên địa bàn huyện, các xã, thị trấn; tạo không khí sổi nổi, hăng hái trong cán bộ, nhân dân, góp phần nâng cao thể chất, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về thể dục thể thao d) Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn huyện là 157,74 km, trong đó quốc lộ có 7,6 km, tỉnh lộ có 53,38 km, huyện lộ có 28 km, đường đô thị có 16,72 km, đường xã có 52,04 km + Quốc lộ 1: nối TP Phan Rang – Tháp Chàm với TP Cam Ranh, TP Nha Trang, đoạn qua huyện có dài khoảng 7,6 km, nền đường 14 -18m, bê tông nhựa
+ Tỉnh lộ 702: từ Vòng xoay ngã tư Ninh Chữ đến quốc lộ 1, xã Công Hải (huyện Thuận Bắc) Đoạn qua huyện dài khoảng 45,5 km, bê tông nhựa, nền đường rộng 9 - 21m, mặt đường từ 7-14m Đây là đoạn nằm trong tuyến đường ven biển Ninh Thuận (Bình Tiên – Cà Ná)
+ Tỉnh lộ 704 : nối từ quốc lộ 1 (ngã 3 Cà Đú) đến Ninh Chữ (thị trấn Khánh Hải) dài 5,6 km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, bê tông nhựa
+ Tỉnh lộ 704 nối dài: từ Lò Vôi (ĐT.704) qua cầu Tri Thủy đến thôn Láng Me (huyện Thuận Bắc) Đoạn qua huyện dài khoảng 5,7km, nền rộng 7,5 – 12m, mặt đường rộng 5,5 – 7m, bê tông nhựa
+ Tỉnh lộ 705: nối quốc lộ 1 (ngã 3 Lương Cách - Hộ Hải) đến quốc lộ 27 (Mỹ Sơn), đoạn qua huyện dài khoảng 4,68 km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 5,5m-7m, bê tông nhựa + Đường vành đai TP Phan Rang – Tháp Chàm (đoạn từ Tỉnh lô 702 đến đèo Khánh Nhơn): thuộc địa bàn xã Nhơn Hải, chiều dài 2 km, lộ giới 27m
+ Đường huyện 11 (ĐH.11): nối từ cầu Đồng Nha đi Hòn Ngang, chiều dài khoảng 4,6 km, nền đường 9m, mặt đường 7m, cấp IV đồng bằng
+ Đường Bỉnh Nghĩa – Mỹ Tân (ĐH.12): từ ranh giới huyện Thuận Bắc (xã Bắc Sơn) đi đường ĐT.702 (ngã 4 Mỹ Tân - Thanh Hải), chạy qua địa bàn xã Nhơn Hải và xã Thanh Hải, là tuyến đường chính nối các các xã phía Đông của huyện Ninh Hải với huyện Thuận Bắc Dài 12km, nền đường rộng 6m-9m, mặt đường 3,5m-7m, bê tông nhựa
+ Đường Quốc lộ 1 - Phước Nhơn (ĐH.13): Từ quốc lộ 1 (xã Hộ Hải) đến thôn Phước Nhơn (xã Xuân Hải), dài 3,5km, rộng 5m; đường trải nhựa, đi lại thuận lợi
+ Đường ven đầm Nại (ĐH.14): từ khu phố Dư Khánh (thị trấn Khánh Hải) đến thôn Phương Cựu (xã Phương Hải), chiều dài 10 km, nền đường rộng 6m, mặt đường 3,5m; đường nhựa + Tổng chiều dài đường đô thị khoảng 16,72 km với 25 tuyến Một số tuyến chính được láng nhựa Tuy nhiên số tuyến đường còn ít, lộ giới hẹp, ảnh hưởng lớn đến khả năng lưu thông Nhiều tuyến đường chưa được cải tạo, nâng cấp
Đánh giá chung
Nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng; tiềm năng lợi thế của huyện bước đầu được khai thác, gắn với đảm bảo môi trường Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản được đầu tư xây dựng Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động, đáp ứng yêu cầu về dân sinh và phòng chống thiên tai tại chỗ Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương 110 km Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm có 98,83 km, tăng 45,75% so với năm 2015 Cảng cá Mỹ tân và khu neo đậu tránh trú bão Ninh Chữ được nâng cấp mở rộng, góp phần cải thiện có sở hạ tầng cho ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão, phát triển bền vững nghề cá, nâng cao hiệu quả sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập ch ngư dân
Phát triển công nghiệp: duy trì và phát triển các ngành công nghiệp chế biesn nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống với nguồn nguyên liệu của địa phương Các dự án năng lượng tái tạo có giá trị gia tăng lớn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
Xây dựng: đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các tuyến đường huyện, đường xã, các dự án tam nông, công trình dân dụng, trường học Diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc
Du lịch phát triển nhanh Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch công đồng, du lịch tâm linh, du lịch vườn, thể thao đa dạng, phong phú, thu hút được nhiều khách du lịch Tiềm năng thế mạnh về du lịch ngày càng được khai thác hiệu quả
An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững Là cơ sở để khai thác nguồn tài nguyên đất đai, khai thác tiềm năng du lịch, nông nghiệp, thủy sản phát triển nhanh hơn trong thời kỳ 2021-2030.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
Phân tích, đánh giá về nước biển dâng, xâm nhập mặn
- Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay có thể do 2 nguyên nhân: do những quá trình tự nhiên và do tác động của con người Nguyên nhân do tự nhiên có từ rất lâu nên nguyên nhân do con người đuợc đề cập tới nhiều nhất
Phần lớn các nhà khoa học cho rằng hoạt động của con người đã và đang làm biến đổi khí hậu toàn cầu Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính Đặc biệt quan trọng là khí cacbonic đuợc tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…), phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất
Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BĐKH hiện nay, một sự thay đổi môi trường lớn nhất mà con người phải chịu đựng Đây cũng là lý do vì sao BĐKH là một vấn đế mang tính toàn cầu
- Nguyên nhân nước biển dâng: Có 3 yếu tố cơ bản làm mực nước biển dâng bao gồm: Hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương; Tan băng ở Greenland và Nam Cực (có sự góp phần của việc tan băng ở các khu vực khác trên thế giới); Sự thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền (tan sông băng và các chỏm băng của các vùng núi lục địa
- Xu thế biến đổi và tính chất biến đổi lượng mưa: huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Lượng mưa hàng năm khá thấp phổ biến ở mức dưới 1000 mm Huyện Ninh Hải nằm về phía Đông Bắc có phân bố lượng mưa thấp hơn khu vực phía Tây của tỉnh
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm của trạm Phan Rang khá cao vào khoảng 27.10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất xuất hiện chủ yếu vào các tháng V (28.80C), tháng VI (28.90C) do trong thời gian này khu vực Nam Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của hệ thống cao áp Tây Thái Bình Dương, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuất hiện vào các tháng I (24.80C), thời kỳ này do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh từ miền Bắc tràn xuống phía nam Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng thấp nhấp và cao nhất khoảng (4oC) Năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2019 (27.70C ) cao hơn trung bình nhiều năm 0.50C, năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất giai đoạn này là các năm 2009 (26.60C) thấp hơn xo với trung bình nhiều năm khoảng 1.20C
- Xu thế diễn biến, tần suất bão: Ninh Hải nằm ở khu vực nam trung bộ phía đông tiếp giáp với biển Mùa bão được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm và xuất hiện nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11, trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa Đông, và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí hậu tự nhiên có trục đi qua các tỉnh Trung Bộ- Nam bộ Do đó tổ hợp kết hợp giữa bão, ANTĐ với các hình thế thời tiết khác như không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới hay các nhiễu động nhiệt đới luôn là những nguyên nhân gây ra các đợt mưa lũ lớn, xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và nguy hiểm Tuy nhiên, tần suất bão, ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Ninh Thuận cũng không lớn, tháng ảnh hưởng nhiều nhất là tháng 11 với tần suất là 0,37 Khi bão đổ bộ vào gây ra mưa to, gió lớn và kèm theo sau đó là lũ lụt xuất hiện
Cơn bão điển hình gần đây nhất ảnh hưởng đến Ninh Thuận là con MARINAE đổ bộ vào Phú Yên (năm 2009) ảnh hưởng đến tỉnh Ninh Thuận
- Các kịch bản biến đổi khí hậu: Theo báo cáo “Phân tích các kịch bản biến đổi khí hậu cho đồng bằng sông Cửu Long” của tiến sĩ Lương Văn Việt, 2 mô hình CNRM-CM3 và GISS-ER lần lượt được chọn để tính toán các kịch bản về lượng mưa và nhiệt độ do kết quả đầu ra của mô hình có sự tương quan cao giữa số liệu thực tế và kết quả mô hình Ba kịch bản về phát thải cao (A1F1), trung bình (B2), thấp (B1) được chọn để tính toán các kịch bản về biến đổi lượng mưa, nhiệt độ và nước biển dâng
Biểu 1: Lượng mưa trung bình (mm) qua các kịch bản
Kết quả tính toán từ SIMCLIM cho thấy lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Ninh Thuận tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch bản phát thải Khu vực núi cao thuộc vườn quốc gia Núi Chúa tại xã Vĩnh Hải có lượng mưa trung bình khoảng 1230-1270 mm/năm; ngược lại các xã đồng bằng ven biển như Nhơn Hải, Tri Hải,… rất thấp (khoảng 750-790 mm/năm)
Biểu 2: Nhiệt độ trung bình qua các kịch bản
- Kịch bản nước biển dâng: Kết quả tính toán các kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trong tương lai được tính toán theo các kịch bản phát thải B1, B2 và A1FI được thể hiện như bảng dưới
Biểu 3: Các kịch bản nước biển dâng (ĐVT: cm)
Tác động BĐKH đến các vùng, nghành và lĩnh vực
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng lên sử dụng đất cho thấy đất phục vụ cho mục đích thủy sản ở khu vực ven biển là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng nước biển dâng Các loại hình đất ở như Đất ở đô thị và Đất ở nông thôn hầu như không chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng
Tác động do tình hình hạn hán ngành nông nghiệp
Theo tài liệu thu thập trong các năm gần đây về hạn hán của Ninh Thuận, thì những trận hạn gây ra thiệt hại ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của nhân dân là rất lớn, cụ thể qua các năm điển hình như sau:
- Năm 2015-2016: Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino từ cuối năm 2014, với cường độ hết sức gay gắt; mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa trên địa bàn tỉnh đạt thấp hơn trung bình nhiều năm từ 40-50%, thời kỳ đỉnh điểm hạn vào cuối tháng 7 năm 2015 tổng dung tích trữ của 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 7,98% so với dung tích thiết kế; đây là đợt hạn hán khốc liệt nhất trong 11 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Tình hình thiệt hại trên lĩnh vực Trồng trọt, cụ thể như sau:
Năm 2015: Diện tích cây trồng bị thiệt hại vụ Đông Xuân 2014-2015 là 2.079 ha (trong đó: Mất trắng 529 ha, giảm năng suất 1.578 ha); diện tích phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới là 21.759 ha Giá trị thiệt hại 191,853 tỷ đồng;
Năm 2016: Có 1.066 ha cây trồng bị thiệt hại (trong đó: Mất trắng 204 ha, giảm năng suất
862 ha); diện tích phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới khoảng 15.404 ha (vụ Đông Xuân 2015- 2016: 5.775; vụ Hè Thu 2016: 9.632 ha) Ước giá trị thiệt hại 126,904 tỷ đồng
Năm 2019- 2020: Trong những tháng cuối năm 2019 do mùa mưa kết thúc sớm vào giữa tháng 11 sớm hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 1,5 tháng, ở ven biển có tổng lượng mưa thấp hơn TBNN khoảng 40%, vùng núi thấp hơn khoảng 28%), kết hợp với tình hình thiếu hụt lượng mưa trong những tháng đầu mùa khô năm 2020 đã làm cho lượng nước tại các hồ chứa và dòng chảy trên các sông suối bị thiếu hụt trầm trọng Mặc dù chưa bước vào thời kỳ đỉnh điểm của khô hạn, nhưng hiện nay hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều sụt giảm nguồn nước nghiêm trọng, tính đến ngày 10/4/2020 tổng dung tích trữ của 21 hồ chứa do Công ty quản lý chỉ đạt 34,82 triệu m3, chiếm 17,9% tổng dung tích thiết kế
Phân tích, đánh giá về sa mạc hoá, xói mòn, sạt lở đất
Các năm 2004 – 2005 và 2015 – 2016 là hai mốc khô hạn nghiêm trọng nhất của tỉnh Ninh Thuận nói chung trong đó huyện Ninh Hải cũng phải gánh chịu ảnh hưởng khô hạn rất rất nặng nề Năm 2016 diện tích đất bị hoang mạc nặng và hoang mạc đất cằn chiếm 4,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện Ninh Hải Phân bố chủ yếu ở các khu vực đất gò đồi các xã Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải Đất chưa bị oang mạc hoặc hoang mạc nhẹ có chiều hướng giảm dần, đồng thời đất bị hoang mạc trung bình và nặng tăng tương ứng
PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.1 Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, những năm qua UBND tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, rà soát, bổ sung lại các văn bản liên quan đến sử dụng đất cho phù hợp với Luật Đất đai mới Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều buổi tập huấn phổ biến, hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cho cán bộ cấp xã để những người này tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến từng tổ dân phố, từng thôn để việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của pháp luật Các văn bản đã ban hành gồm có:
- Quyết định số 971/2013/QĐ-UBND ngày 07/05/2013 của UBND tỉnh Về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 của UBND tỉnh Ban hành Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 85/2014/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của UBND tỉnh Ban hành quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 93/2014/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định hạ mức đất ở, công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 106/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Bảng giá các loại đất kỳ 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh Ban hành Quy định quản ý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Hồ sơ địa giới thành chính theo Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”
- Quyết định 64/2016/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định 15/2018/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về quy định bảng giá nhà ở, công trình xây dựng và vật kiến trúc; Bảng phân cấp nhà ở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 24/01/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về ban hành Bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 08/4/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất cụ thể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất làm đường từ tỉnh lộ
702 đến đèo Khánh Nhơn thuộc dự án Đường Vành đai phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải
- Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Về việc ban hành Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định số 36/2020/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đát phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
UBND huyện Ninh Hải đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn chuyên môn về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đối với các Phòng ban ngành có liên quan, cán bộ phụ trách về công tác kiểm kê đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, lãnh đạo phụ trách công tác kiểm kê và cán bộ địa chính của UBND cấp xã và lực lượng thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của các đơn vị tư vấn
1.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-UBND, ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc duyệt Thiết kế-Kỹ thuật dự toán “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính tỉnh Ninh Thuận” Sở Nội vụ - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã tham mưu triển khai thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh, đến nay đã thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính xã, phường, thị trấn ở tỷ lệ 1/2.000 và 1/10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam VN-2000; biên vẽ bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 phục vụ thành lập bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh
1.1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
- Hiện nay huyện Ninh Hải đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn
9 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn với tổng diện tích đo vẽ bản đồ địa chính 25.358,09 ha đạt 100% diện tích tự nhiên toàn huyện
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Huyện Ninh Hải đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 cho cấp huyện và cấp xã theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân
Những năm qua tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Hải được tăng cường UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các quy định về đất đai, môi trường Đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các khu quy hoạch dân cư
Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo KHSD đất hàng năm Đoàn kiểm tra liên ngành đã tổ chức kiểm tra và tham mưu thực hiện nghiêm việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm trong lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại tài nguyên đất, trong đó có một số trường hợp phải thực hiện biện pháp cưỡng chế
* Những tồn tại và nguyên nhân: Công tác tham mưu quản lý nhà nước về quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường đôi lúc chưa kịp thời, có một số trường hợp tham mưu giải quyết còn chậm Một số địa phương cơ sở còn buông lỏng công tác quản lý đất đai để xảy ra trình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý; xử lý không cương quyết; Công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng tuy được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn một số dự án chậm, kéo dài; Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, kiến nghị của người dân có một số trường hợp còn chậm; Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, môi trường chưa được thường xuyên, sâu rộng; Công tác thông tin báo cáo, phối hợp đôi lúc chưa kịp thời Ý thức bảo vệ môi trường của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hộ dân còn hạn chế nên tình trạng xả rác thải ra môi trường vẫn còn diễn ra Chưa có biện pháp giải quyết có hiệu quả, trình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra chưa được phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời
1.3 Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về đất đai, khoáng sản
- Thực hiện quyết liệt trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công các công trình, dự án vì lợi ích quốc gia công cộng; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi, bồi thường đất đảm bảo công khai, đúng pháp luật
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2020 của huyện Ninh Hải
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích năm
I Tổng diện tích tự nhiên 25,358.09
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích năm
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2,215.15 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2,963.62
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 940.41
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1,886.05
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 10,176.87
1.6 Đất rừng sản xuất RSX
Trong đó: Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 855.05
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 164.05
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3,563.94
2.2 Đất an ninh CAN 2.71 Đất khu công nghiệp SKK
2.3 Đất cụm công nghiệp SKN
2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 136.33
2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 89.37 2.4 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS
2.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 5.23 2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1,482.94 Đất giao thông DGT 561.86 Đất thủy lợi DTL 284.05 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 8.40 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 4.88 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 53.48 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 12.92 Đất công trình năng lượng DNL 51.58 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 1.23 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 262.89 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 4.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 21.98
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích năm
2020 Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ NTD 212.46 Đất chợ DCH 3.09
2.7 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 3.73
2.8 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0.09
2.9 Đất ở tại nông thôn ONT 699.64
2.10 Đất ở tại đô thị ODT 78.03
2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8.95
2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2.06
2.13 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 9.76
2.14 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 169.80
2.15 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 793.07
2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4.10
3 Đất chưa sử dụng CSD 845.62
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 có 20.948,53 ha, chiếm 82,62% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Trong đó:
- Đất trồng lúa 2.280,07 ha (trong đó đất chuyên trồng lúa nước 2.215,15ha); phân bố tập trung tại các xã: Xuân Hải, Hộ Hải, Tân Hải, Phương Hải
- Đất trồng cây hàng năm khác 2.963,62 ha, phân bố tập trung tại các xã: Nhơn Hải, Xuân Hải, Tri Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải
- Đất trồng cây lâu năm 940,41 ha, phân bố nhiều nhất xã Vĩnh Hải, Nhơn Hải và Xuân Hải
- Đất rừng phòng hộ có 1.886,05 ha, phân bố tập trung tại các xã: Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải
- Đất rừng đặc dụng có 10.176,87 ha, phân bố tập trung tại xã Vĩnh Hải
- Đất nuôi trồng thủy sản 855,05 ha, phân bố ở các xã Tân Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Tri Hải,
- Đất làm muối có 1.682,41 ha, phân bố tập trung ở các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải
- Đất nông nghiệp khác 164,05 ha, phân bố tập trung ở các xã Xuân Hải, Nhơn Hải, Hộ Hải, Vĩnh Hải
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 có 3.563,94 ha, chiếm 14,05% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Trong đó:
- Đất quốc phòng có 78,13 ha; phân bố tập trung tại các xã Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải, Hộ Hải và TT Khánh Hải
- Đất an ninh có 2,71 ha; phân bố tập trung tại TT Khánh Hải
- Đất thương mại, dịch vụ có 136,33 ha; phân bố tập trung tại các xã: Vĩnh Hải, Tri Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải, TT Khánh Hải
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có 89,37 ha; phân bố tập trung tại các xã: Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải, Hộ Hải và TT Khánh Hải
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng có 5,23 ha; phân bố tập trung tại các xã: Xuân Hải, Nhơn Hải
- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có 1.482,94 ha Trong đó: Đất giao thông 561,86 ha; Đất thủy lợi 284,05 ha; Đất xây dựng cơ sở văn hóa 8,40 ha; Đất xây dựng cơ sở y tế 4,88 ha; Đất xây dựng cơ sở giáo dục 51,48 ha; Đất xây dựng cơ sở thể thao 13,56 ha; Phân bố trên địa bàn 7 xã, thị trấn (riêng xã Tân Hải chưa có đất thể thao); Đất công trình năng lượng 50,1 ha; Đất công trình bưu chính viễn thông 1,23ha; Đất có di tích lịch sử - văn hóa 262,89 ha, phân bố trên địa bàn thị trấn Khánh Hải và xã Nhơn Hải; Đất bãi thải - xử lý chất thải 4,12ha, phân bố trên địa bàn các xã Xuân Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải; Đất cơ sở tôn giáo 21,98 ha, phân bố trên địa bàn 7 xã, thị trấn (riêng xã Thanh Hải không có đất tôn giáo); Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ 212,46 ha; Đất chợ 3,09 ha
- Đất sinh hoạt cộng đồng có 3,73 ha, phân bố trên địa bàn 8 xã và thị trấn Khánh Hải Tập trung nhiều nhất tại xã Xuân Hải (1,32 ha)
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng có 0,09 ha, phân bố trên địa bàn 2 xã: Xuân Hải và Tri Hải
- Đất ở nông thôn có 699,74 ha; phân bố trên địa bàn 8 xã
- Đất ở đô thị có 78,03 ha; phân bố tại thị trấn Khánh Hải
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan có 8,95 ha; phân bố trên địa bàn 8 xã và thị trấn Khánh Hải Tập trung nhiều nhất tại thị trấn Khánh Hải (5,62 ha)
- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp có 2,06 ha; phân bố trên địa bàn các xã: Xuân Hải, Hộ Hải, Tân Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải và TT Khánh Hải
- Đất cơ sở tín ngưỡng có 9,76 ha, phân bố trên địa bàn các xã: Xuân Hải, Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải và TT Khánh Hải
- Đất sông suối có 169,8 ha, phân bố trên địa bàn các xã: Xuân Hải, Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải
- Đất có mặt nước chuyên dùng có 793,07 ha, phân bố tập trung tại các xã: Hộ Hải, Tân Hải, Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải và TT Khánh Hải
- Đất phi nông nghiệp khác có 4,1 ha, phân bố trên địa bàn các xã: Tân Hải, Xuân Hải, Hộ Hải, Phương Hải
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện Ninh Hải còn 845,62 ha, chiếm 3,33% tổng DTTN toàn huyện, phân bố tập trung nhiều trên địa bàn các xã: Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải và TT Khánh Hải.
Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trước
2.2.1 Biến động diện tích đất nông nghiệp
So sánh kết quả thống kê đất đai qua các thời kỳ 2010, 2015 và 2020 cho thấy tình hình biến động các loại đất của huện Ninh Hải như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 có 20.948,53 ha, so với năm 2010 tăng 1061,16 ha; So với năm 2015 tăng 295,43 ha Trong đó:
- Có 5 loại đất tăng diện tích so với năm 2015, bao gồm: đất trồng cây hàng năm khác tăng 85,82 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 282,97 ha do tăng diện tích đất trồng cây ăn quả và đất trồng cây lâu năm khác, đất rừng phòng hộ tăng 839,12 ha do điều chỉnh diện tích theo quy hoạch 3 loại rừng, đất làm muối tăng 106, 12 ha do tăng diện tích muối diêm dân, đất nông nghiệp khác tăng 0,64 ha;
- Có 4 loại đất giảm diện tích so với năm 2015, gồm các loại đất sau: đất trồng lúa giảm 95,81 ha, đất rừng đặc dụng giảm 855,22 ha do điều chỉnh diện tích theo quy hoạch 3 loại rừng, đất rừng sản xuất giảm 38,7 ha, đất nuôi trồng thủy sản giảm 29,5 ha
2.2.2 Biến động diện tích đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 có 3.563,94 ha; so với năm 2010 tăng 475,71 ha; so với năm 2015 tăng 49,75 ha Trong đó:
+ Có 9 loại tăng diện tích so với năm 2015, gồm các loại đất: đất quốc phòng tăng 0,91 ha, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tăng 22,89 ha; đất phát triển hạ tầng tăng 37,99 ha, đất sinh hoạt cộng đồng tăng 0,44 ha, đất khu vui chơi giải trí công cộng tăng 0,06 ha, đất ở tại nông thôn tăng 62,65 ha, đất ở tại đô thị tăng 5,3 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan tăng 0,05 ha, đất cơ sở tín ngưỡng tăng 3,65 ha;
+ Có 6 loại đất giảm diện tích so với năm 2015, gồm các loại đất: đất thương mại dịch vụ giảm 48,86 ha (do thống kê 2015 xác định sai diện tích đất khu du lịch sinh thái tại xã Vĩnh Hải), đất sản xuất vật liệu xây dựng giảm 1,13 ha, đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp giảm 3,41 ha, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối giảm ha, đất có mặt nước chuyên dung giảm 4,25 ha, đất phi nông nghiệp khác giảm 0,03 ha
+ Có 1 loại đất không biến động so với năm 2015: đất an ninh
Tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2020 có 845,62 ha; So với năm 2010 giảm 1.561,8 ha;
So với năm 2015 giảm 345,10 ha Do khai thác sử dụng vào mục đích nông nghiệp là chủ yếu Biến động đất đai thời kỳ 2011-2020 của huyện là phù hợp với quy hoạch Những trường hợp biến động tự phát, không phù hợp với quy hoạch như dân cư dọc mương Ngang xã Hộ Hải, dải đất ven biển từ cầu Khánh Tường đến giáp xã Nhơn Hải chủ yếu đã tồn tại từ giai đoạn trước năm 2010.
Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất
2.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
- Đất nông nghiệp ngày càng được sử dụng hợp lý, mang lại hiệu quả cao trên đơn vị diện tích Trồng trọt đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung Các mô hình sản xuất tiên tiến được duy trì, nhân rộng; chú trọng triển khai các mô hình chuyển đổi, luân canh cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao, tận dụng các phế phảm là thức ăn chăn nuôi và cải tạo đất, tiết kiệm nước tưới tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm thiểu sâu bệnh, cải thiện môi trường nông nghiệp Người nông dân đã tiếp cận với phương pháp canh tác cây trồng cạn, thích ứng với biến đổi khí hậu Đẩy mạnh các sản phẩm có lợi thế đặc thù như nho, táo, tỏi, măng tây Tăng cường ứng dụng kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao, cùng với đầu tư thủy lợi đảm bảo sản xuát lúa luân canh với hao màu 3 vụ/năm
Lâm nghiệp tập trung thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuần tra truy quét, xử lý kịp thời các vụ việc vi phậm lâm luật; Quan tâm công tác trồng rừng, giao rừng khoán quản, bảo tồn đa dạng sinh học vườn qốc gia Núi Chúa theo hướng bền vững Tỷ lệ che phủ rừng đạt 38%
San xuất thủy sản có nhiều mô hình hiệu quả cao được nhân rộng Sản xuất giống thủy sản phát triển mạnh, chiếm ưu thế của tỉnh với 316 sơ sở sản xuất có sức cạnh tranh cao Thực hiện tốt đề án tổ chức lại nghề khai thác hải sản Ninh Thuận đã chuyển đổi phương tiện nghề vây rút mùng, hạn chế tình trạng hủy diệt thủy sản và tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi nghề Năng lực tàu thuyền được nâng cao, hậu cần nghề cá được quan tâm phát triển đáp ứng cho nhu cầu đánh bắt xa bờ
Sản xuất muối được chú trọng, nhiều hộ diêm dân đã đầu tư công nghệ sản xuất muối sạch trải bạt, diện tích, sản lượng muối ổn định
- Đất phi nông nghiệp được đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch từ tổng thể đến quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, đảm bảo phục vu nhu cầu xây dựng hạ tầng đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị phát triển văn minh, hiện đại Quỹ đất cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo có giá trị cao được ưu tiên đầu tư phát triển, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội Phát triển không gian du lịch vùng được quan tâm đầu tư, đã hình thành và phát triển các cụm du lịch Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Đầm Nại Đề án phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia núi chúa đã xác định được các khu vực có cảnh quan đẹp, phù hợp phát triển du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng
2.3.2 Tính hợp lý của việc sử dụng đất a) Cơ cấu sử dụng đất
Những năm qua nền kinh tế xã hội của huyện đã chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm Trong đó cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng tỷ trọng đất phi nông nghiệp Trong 5 năm qua toàn huyện đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên 215 ha, so với yêu cầu chỉ đạt 28% Năm 2020 Cơ cấu sử dụng đất các loại đất nông nghiệp còn chiếm đến 82,6%, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 14,1% so với cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt là 80,4% và 16,8% là chưa đạt mục tiêu đề ra
Cơ cấu sử dụng đất đất nông nghiệp đất phi nông nghiệp đất chưa sử dụng b) Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đất đai trên địa bàn huyện được sử dụng tương đối phù hợp với nhu cầu phát triển những năm qua Tuy nhiên trong giai đoạn tới cần chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa từ nhóm đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng đô thị, các khu dân cư nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của nhân dân c) Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Những năm qua Huyện đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, giải pháp liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, trong sử dụng đất và đối với người sử dụng đất tại địa phương; trong đó nổi bật ở những lĩnh vực: Đầu tư vốn, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo chương trình, dự án và thông qua hệ thống ngân hàng và các quỹ tín dụng; Đầu tư ứng trước vật chất như các loại vật tư nông nghiệp, cây con giống, cung cấp các dịch vụ và chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua hệ thống các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất trực tiếp đến người sử dụng đất Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư các mô hình sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm, cụ thể đã thực hiện các mô hình:
Mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây nho tại xã Xuân Hải, sản xuất táo tại Nhơn Hải; Hỗ trợ chuyển đổi lúa nước kém hiệu quả sang cây trồng khác tại Xuân Hải; Triển khai nhân rộng mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa tại Tân Hải, Xuân Hải; Sản xuất hành tại Thanh Hải; Nhân rộng mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây nho tại Vĩnh Hải, cây tỏi tại Thanh Hải, Nhơn Hải,…
Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất
Tỷ lệ diện tích đất chưa có rừng/diện tích đất lâm nghiệp còn chiếm tới 17,45% (theo QĐ 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Hải có 2.102,62 ha đất chưa có rừng /12.044,72ha, trong đó: đất rừng đặc dụng có 1.054,67ha chưa có rừng/ 10.181,46ha; đất rừng phòng hộ có 1.125,59ha chưa có rừng/ 1863,26ha)
Nguyên nhân là do nhiều năm trước đây khai thác quá mức tài nguyên rừng cũng như nạn chặt phá rừng bừa bãi đã để lại hậu quả nghiêm trọng Mặc dù các hoạt động về trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng không ngừng được tăng cường, song thực trạng là tỷ lệ diện tích đất rừng cao nhưng độ che phủ bằng cây rừng còn thấp, cần tiếp tục đầu tư quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng để tăng độ che phủ của rừng
Các khu dân cư nông thôn và đô thị Khánh Hải đã có quy hoạch xây dựng chi tiết chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500 nhưng việc đầu tư thực hiện quy hoạch còn chậm Nguyên nhân do phần lớn trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư, huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân còn hạn chế Đất sản xuất nông nghiệp không có tưới còn chiếm tỷ lệ cao, trong đó có 2 vùng tập trung đã lập Tiểu dự án đầu tư thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao tại Xuân Hải và Nhơn Hải nhưng chưa thực hiện
Nguyên nhân do thiếu vốn đầu tư nên chậm triển khai thực hiện.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 28/10/2013 Đây là một trong những căn cứ pháp lý và cơ sở quan trọng để huyện thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, QHSDĐ đến năm 2020 không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện do đó đã lập ĐCQHSDĐ đến năm 2020 được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại các Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 27/12/2018, Quyết định số 215a/QĐ-UBND ngày 31/5/2019 và Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 13/4/2020
3.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ đến năm 2020
So sánh các chỉ tiêu ĐCQHSDĐ đến năm 2020 của huyện Ninh Hải được phê duyệt tại Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận với thống kê đất đai năm
2020 huyện Ninh Hải cho thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu ĐCQHSDĐ đến năm 2020 của huyện Ninh Hải như sau:
Bảng 3: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020
STT Chỉ tiêu sử dụng đất ĐCQHSDĐ đến năm
I Tổng diện tích tự nhiên 25358,09 25358,09
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 2169,61 2215,15 39,29 101,81
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2723,42 2963,62 240,20 108,82
1.3 Đất trồng cây lâu năm 864,86 940,41 75,55 108,74
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 870,65 855,05 -15,60 98,21
2.4 Đất thương mại, dịch vụ 302,76 136,33 -171,33 43,41 2.3 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 114,78 89,37 -25,41 77,86
2.4 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 63,00 0,00 -63,00 0,00
2.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 43,04 5,23 -37,81 12,14
STT Chỉ tiêu sử dụng đất ĐCQHSDĐ đến năm
2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 1750,68 1482,94 -267,80 84,70 Đất giao thông 583,57 561,86 -21,77 96,27 Đất thủy lợi 364,89 284,05 -80,84 77,84 Đất xây dựng cơ sở văn hóa 10,42 8,40 -2,02 80,65 Đất xây dựng cơ sở y tế 9,17 4,88 -4,29 53,19 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 106,16 53,48 -52,68 50,38 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 29,13 12,92 -16,21 44,37 Đất công trình năng lượng 72,56 51,58 -20,98 71,09 Đất công trình bưu chính, viễn thông 1,23 1,23 0,00 99,74 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 262,89 262,89 0,00 100,00 Đất bãi thải, xử lý chất thải 77,47 4,12 -73,35 5,32 Đất cơ sở tôn giáo 19,50 21,98 2,48 112,71 Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ 202,24 212,46 10,22 105,05 Đất chợ 11,45 3,09 -8,36 26,96
2.7 Đất sinh hoạt cộng đồng 3,20 3,73 0,53 116,48
2.8 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 33,76 0,09 -33,67 0,25
2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 19,84 8,95 -10,89 45,10 2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 12,55 2,06 -10,49 16,40
2.13 Đất cơ sở tín ngưỡng 5,99 9,76 3,77 162,97
2.14 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 177,13 169,80 -7,33 95,86
2.15 Đất có mặt nước chuyên dùng 748,61 793,07 44,46 105,94
2.16 Đất phi nông nghiệp khác 34,99 4,10 -30,89 11,71
Nguồn: Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận
- Đất nông nghiệp: Chỉ tiêu đất nông nghiệp năm 2020 theo ĐCQHSDĐ được phê duyệt là 20.397,12ha; thống kê đất đai năm 2020 có 20.948,53ha; so với kế hoạch cao hơn 551,41 ha Nguyên nhân chủ yếu là do chưa chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo ĐCQHSDĐ được duyệt (không phải do khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp)
- Đất phi nông nghiệp: Chỉ tiêu đất phi nông nghiệp theo ĐCQHSDĐ được phê duyệt là 4.271,77 ha; thống kê đất đai năm 2020 có 3.563,94 ha, so với ĐCQHSDĐ chỉ đạt 83,43%, thấp hơn 707,83 ha do có nhiều công trình, dự án có quy mô lớn chưa thực hiện như Khu đô thị mới ven Đầm Nại, Khu đô thị mới Khánh Hải, các Tiểu dự án thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn Phước Nhơn, Nhơn Hải Thanh Hải, các khu dân cư Đồng Miễu, Đồng Giữa,…
- Đất chưa sử dụng: theo QHSDĐ được phê duyệt diện tích đất chưa sử dụng còn lại 689,2ha; thống kê năm 2020 có 845,62 ha, cao hơn 156,47 ha
3.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất
So sánh các chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Ninh Hải được phê duyệt tại Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận với thống kê đất đai năm 2020 huyện Ninh Hải cho thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Bảng 4: Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất
STT Chỉ tiêu sử dụng đất ĐCQHSDĐ được duyệt (ha)
1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 769,10 215,55 -553,55 28,03
Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước 92,17 19,92 -72,25 21,61
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 347,15 107,48 -239,67 30,96
1.3 Đất trồng cây lâu năm 51,43 14,58 -36,85 28,35
1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 78,45 15,05 -63,40 19,18
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm 22,96 12,63 -10,33 55,00
2.2 Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối 3,31 3,31 100,00
2.5 Đất trồng cây hàng năm khác 5,23 5,23 100,00
STT Chỉ tiêu sử dụng đất ĐCQHSDĐ được duyệt (ha)
(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6)=(4)/(3)% chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản
2.3 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối 25,14 21,37 -3,77 85,00
2.4 Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
2.5 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
Nguồn: Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 215,55 ha; so với chỉ tiêu được duyệt chỉ đạt 28,03%, thấp hơn 553,55 ha Nguyên nhân do có nhiều công trình dự án có quy mô lớn chưa thực hiện (dự án khu đô thị ven Đầm Nại, Dự án khu đô thị mới Khánh Hải, …) nên kết quả chuyển mục đích sử dụng đất đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch được phê duyệt
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 75,27 ha, so với chỉ tiêu được duyệt đạt 84,22%, thấp hơn 14,1 ha Nguyên nhân chủ yếu do có nhiều hộ dân khu vực thôn Thành Sơn thiếu vốn đầu tư để chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất trồng nho như quy hoạch được duyệt
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 0,37 ha, so với chỉ tiêu được duyệt chỉ đạt 2,55%, thấp hơn 14,16 ha Nguyên nhân chủ yếu do có nhiều công trình dự án có quy mô lớn chưa thực hiện (Dự án khu đô thị mới Khánh Hải, dự án khu đô thị ven Đầm Nại, khu dân cư Khánh Hội …) nên kết quả chuyển mục đích sử dụng đất đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch được phê duyệt
3.1.3 Đánh giá kết quả thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
So sánh các chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng đất vào sử dụng phê duyệt tại Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận với thống kê đất đai năm 2020 huyện Ninh Hải cho thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng đất vào sử dụng như sau:
Bảng 5: Kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
STT Chỉ tiêu sử dụng đất ĐCQHSDĐ được duyệt (ha)
Kết quả thực hiện Diện tích
1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 205,21 55,72 -149,49 27,15
1.2 Đất trồng cây lâu năm 7,82 0,85 -6,97 10,87
2.2 Đất thương mại, dịch vụ 30,74 34,24 3,50 111,39
2.3 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 47,52 -47,52
2.4 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 8,49 4,17 -4,32 300,00
- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 0,80 -0,80
- Đất công trình năng lượng 0,18 0,18 100,00
- Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ 3,02 -3,02
2.5 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 8,22 -8,22
2.8 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,08 -0,08
- Kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho đất nông nghiệp thực hiện được 241,94 ha; so với chỉ tiêu được duyệt chỉ đạt 60,73%, thấp hơn 156,46 ha Nguyên nhân thấp hơn là do những khu vực đất chưa sử dụng còn lại nằm trên địa hình núi đá, địa hình dốc, khả năng khai thác khó khăn, không hiệu quả nên kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho đất nông nghiệp đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch được phê duyệt
- Kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho đất phi nông nghiệp thực hiện được 40,75 ha; so với chỉ tiêu được duyệt chỉ đạt 39,48%, thấp hơn 62,46 ha Nguyên nhân thấp hơn là do chưa thực hiện những khu vực đất khai thác khoáng sản nên kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho đất phi nông nghiệp đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch được phê duyệt.
Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện
3.2.1 Những mặt đạt được trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Huyện Ninh Hải có có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch, dịch vụ; đặc biệt là sử dụng đất xây dựng nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió, … nên được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm đầu tư khai thác quỹ đất ngày càng hiệu quả
- Tiềm năng đất dành cho sản xuất nông nghiệp được khai thác khá hiệu quả với các mô hình luân canh lúa + màu trên đất trồng lúa, trồng hành, tỏi trên đất trồng cây hàng năm, trồng nho, táo trên đất trồng cây lâu năm
- Quỹ đất cho phát triển lâm nghiệp cũng được khai thác tốt, nhất là khoanh nuôi bảo vệ rừng; khai thác tiềm năng du lịch trong khu vực rừng đặc dụng (Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận đã được phê duyệt tại quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh) Công tác trồng rừng phòng hộ môi trường khu vực Đầm Nại được quan tâm, đến năm 2020 đã trồng mới 37,92 ha rừng ngập mặn, tạo môi trường sinh thái cho ác loài thủy sản phát triển thuận lợi
- Đối với đất phi nông nghiệp: Việc bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn Đất phi nông nghiệp được sử dụng đúng yêu cầu, mục đích sử dụng, đặc biệt là các dự án phát triển du lịch sinh thái, khai thác cảnh quan bờ biển đẹp với cảnh hoang sơ của Vườn quốc gia Núi Chúa ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đầu tư phát triển Nguồn thu từ đất đai đã góp phần thực hiện đầu tư được nhiều khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã góp phần làm cho nền kinh tế của huyện phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao Cơ cấu kinh tế của huyện Ninh Hải có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp
3.2.2 Những tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Thời gian lập, trình phê duyệt ĐCQHSDĐ đến năm 2020 của huyện Ninh Hải đã phải kéo dài 3 năm, triển khai từ năm 2016 nhưng đến năm 2018 mới được phê duyệt và sau đó phải 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp chưa đạt mục tiêu quy hoạch, trong đó có nhiều dự án chưa triển khai thực hiện đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện như: đất cụm công nghiệp Tri Hải và đặc biệt là những công trình, dự án phát triển đô thị như đô thị mới Khánh Hải; đô thị mới ven Đầm Nại gặp khó khăn về thời gian của công tác chuẩn bị lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư; Nguyên nhân do thời gian lập, trình phê duyệt quy hoạch kéo dài và do phải lựa chọn lại chủ đầu tư thực hiện dự án Các dựa án du lịch sinh thái phải xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên Các dự án nông nghiệp công nghệ cao chưa được thực hiện trong kỳ quy hoạch, nguyên nhân do chưa bố trí vốn đầu tư
- Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do điều chỉnh quy hoạch phát triển của ngành điện với sự thay đổi lớn là tạm dừng các dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân 1 và nhà máy điện hạt nhân số 2 tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận, chuyển hướng sang phát triển điện gió và điện mặt trời Với sự thay đổi đó dẫn đến công tác lập ĐCQHSDĐ của huyện Ninh Hải phải kéo dài đến tháng 4 năm
2020 mới kết thúc Bên cạnh đó theo quy định của thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải dựa trên cơ sở chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được Chính Phủ ban hành Nghị quyết thông qua sau đó mới phân bổ cho cấp huyện, quá trình đó đã làm ảnh hưởng đến thời gian lập, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện để triển khai thực hiện kịp thời
3.2.3 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Việc tạm dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chuyển hướng sang phát triển năng lượng tái tạo là phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới
- Nhu cầu điện dự kiến tăng chậm hơn so với trước đây, nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, giá thành giảm, góp phần bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng quốc gia
- Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 200.000 tỷ đồng, nguồn vốn huy động gặp nhiều khó khăn, gánh nặng tài chính lớn cho ngân sách nhà nước Trong khi đó, đầu tư vào các dự án điện gió và điện mặt trời có chi phí thấp hơn, thu hồi vốn nhanh hơn, tiềm năng thu hút đầu tư tư nhân cao.
Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất kỳ tới
- Phải thực hiện tốt công tác đánh giá, dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở để quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, tích cực chủ động thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu Trong qua trình tổ chức thực hiện nếu có sự thay đổi lớn về nhu cầu sử dụng đất của các ngành thì phải kịp thời lập Điều chỉnh quy hoạch để tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả cao
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch - tại khoản 1 Điều 1 quy định: Các quy hoạch theo quy định tại Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch có thể lập đồng thời Quy hoạch nào được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn UBND huyện Ninh Hải đã chỉ đạo quyết liệt tiến độ thực hiện lập và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất để có cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật.
TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp
Dựa vào mức độ phổ biến và yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (cây trồng) đang canh tác trên địa bàn huyện đã xác định được các loại hình sử dụng đất để đánh giá khả năng thích nghi đất đai, bao gồm: Đất trồng lúa nước; Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất trồng cây nông, lâm kết hợp; Đất trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh Xét về các yếu tố điều kiện tự nhiên, khả năng sử dụng đất đai cho mục đích nông nghiệp ở Ninh Hải phụ thuộc chủ yếu vào độ dày tầng đất và cấp độ dốc Trên cơ sở chồng xếp, tổ hợp giữa lớp độ dốc, tầng dày, đồng thời phân tích đánh giá các yếu tố liên quan khác cho thấy tiềm năng đất đai để phân vùng phát triển nông - lâm nghiệp của huyện
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp khoảng 7.000 ha; Diện tích hiện trạng năm 2020 có khoảng 6.180 ha, trong đó:
+ Đất trồng lúa: diện tích thích hợp khoảng 2.320 ha, phân bố trên nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, đất thung lũng dốc tụ có địa hình tương đối và độ dốc dưới 3 0 (tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Xuân Hải) Trong khi đất trồng lúa hiện trạng năm 2020 có trên 2.270 ha, ngoài ra một số diện tích đã trồng cây ăn quả như vậy không còn khả năng mở rộng đất trồng lúa
+ Đất trồng cây hàng năm: diện tích thích hợp khoảng 3.450 ha, phân bố trên nhóm đất cát, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng có độ dốc dưới 15 0 (tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Nhơn Hải,
Thanh Hải, Tri Hải, và Xuân Hải) Diện tích hiện trạng năm 2010 có trên 2960 ha, trong đó diện tích đất nương rẫy có độ dốc trên 15 0 thích hợp cho cây lâu năm và phát triển lâm nghiệp khoảng
400 ha như vậy khả năng mở rộng khoảng 90 ha Tuy nhiên, khả năng mở rộng tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng về thuỷ lợi
+ Đất trồng cây lâu năm: diện tích thích hợp khoảng 1160 ha, phân bố trên nhóm đất đỏ vàng có tầng dày trên 50 cm (tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải) Diện tích hiện trạng đất trồng cây lâu năm khoảng 940 ha, trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm có độ dốc trên
15 0 thích hợp cho phát triển lâm nghiệp khoảng 400 ha như vậy khả năng phát triển cây lâu năm cũng gặp nhiều hạn chế, khoảng 220 ha
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp khoảng 12.100 ha, phân bố trên nhóm đất đỏ vàng có độ dốc trên 15 0 (tập trung trên địa bàn xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải) Diện tích hiện trạng năm 2010 có khoảng 12.067 ha, trong đó diện tích dưới 15 0 phù hợp cho sản xuất nông nghiệp khoảng 50 ha; như vậy có khả năng mở rộng cho phát triển lâm nghiệp không còn
- Quỹ đất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 900 ha, phân bố trên nhóm đất mặn ven đầm Nại (tập trung trên địa bàn xã Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải, Tri Hải và TT Khánh Hải); trong khi hiện trạng năm 2010 đã có gần 855 ha, như vậy khả năng mở rộng hạn chế
- Quỹ đất thích hợp cho làm muối khoảng 1.860 ha, phân bố trên nhóm đất mặn (tập trung trên địa bàn xã Tri Hải và Nhơn Hải); trong khi hiện trạng năm 2020 đã có gần 1.855 ha, như vậy không còn khả năng mở rộng.
Phân tích, đánh giá tiềm năng đất phi nông nghiệp
4.2.1 Tiềm năng đất phát triển công nghiệp - TTCN
Ninh Hải có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hoá trong huyện và các vùng lân cận, nguồn lao động dồi dào, đồng thời nguồn nguyên liệu, tài nguyên khá phong phú (muối khoáng, thuỷ, hải sản, san hô, đá granite, đất sét, cát kết vôi, ); do vậy Ninh Hải có tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp - TTCN mà đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng Trong những năm tới sẽ được phát triển mạnh theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao sức sản xuất, tập trung xây dựng mới cụm công nghiệp Tri Hải quy mô khoảng 40 ha
4.2.2 Tiềm năng đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
- Đất phát triển đô thị: Thị trấn Khánh Hải là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện; là địa bàn trung tâm phát triển cao nhất về dân cư kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng; có cảnh quan tự nhiên đẹp là tiền đề cho phát triển du lịch cũng như tạo cảnh quan đô thị Không những thế thị trấn Khánh Hải còn được định hướng mở rộng đô thị cho TP.Phan Rang- Tháp Chàm trong tương lai Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định và khả năng mở rộng đất còn rất lớn
Xã Thanh Hải được định hướng trở thành đô thị mới của huyện Ninh Hải, vị trí trung tâm mới của huyện có thuận lợi chung là địa hình khá bằng phẳng, ít bị chia cắt, có giao thông huyết mạch chạy qua
- Đất phát triển khu dân cư nông thôn: Khu dân cư các xã hầu hết phân bố trên các tuyến giao thông chính, mật độ dân chưa cao, quỹ đất còn nhiều; Tiềm năng mở rộng khu dân cư trung tâm các xã, điểm dân cư các thôn còn rất lớn, cần quy hoạch chi tiết chỉnh trang khu dân cư hiện có, đồng thời quy hoạch xây dựng mới một số khu dân cư để phân lô, bán đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu ngân sách
4.2.3 Tiềm năng du lịch khu vực ven biển huyện Ninh Hải
- Khu vực Láng Đế: Là vùng có giá trị cảnh quan lớn, định hướng phát triển du lịch sinh thái cao cấp, mật độ xây dựng thấp, bảo vệ cảnh quan môi trường Hiện nay có nhiều dự án nhưng triển khai rất chậm như: khu du lịch cao cấp Núi Chúa (công ty CP Thành Trung), khu du lịch Bãi Chuối, khu du lịch Vườn San Hô, khu du lịch Bãi Thùng, khu du lịch Thanh Niên
- Khu vực hồ Đá Vách: có cảnh quan thiên nhiên đẹp (hồ Đá Vách, cây xanh), có tầm nhìn đẹp ra biển với lợi thế về cảnh quan đẹp, có vị trí liền kề các dự án du lịch cao cấp đã được chấp thuận đầu tư, rất thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mật độ thấp, du lịch sinh thái dưới tán rừng, gắn với bảo vệ môi trường rừng đặc dụng trong Vườn quốc gia Núi Chúa
- Khu vực Vĩnh Hy: đây là khu đô thị du lịch phát triển theo hướng bảo tồn hoạt động làng nghề đánh bắt cá lưới đăng gắn với phát triển giá trị văn hóa đồng bào Raglai thôn Đá Hang, xây dựng mật độ thấp, thấp tầng Để giải quyết bất cập giữa nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, cần di dời các lồng bè nuôi trồng thủy sản trong vịnh Vĩnh Hy về khu vực lồng bè tập trung tại xã Thanh Hải
- Khu vực vùng phụ cận làng Vĩnh Hy: hiện nay có 8 dự án du lịch sinh thái (khu du lịch Amanơi, khu du lịch Bãi Suối Sâu – Sơn Long Thuận, khu du lịch Bãi Hõm – Gia Việt, khu du lịch cao cấp Syrena, khu du lịch Bãi Cóc trong – Bãi Cóc ngoài – Công ty Ecopark, khu du lịch Phát Hoàng Long – Anh Vũ, khu du lịch Văn phòng Vườn quốc gia Núi Chúa, khu du lịch Vina Núi Chúa) Hiện nay có Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/08/2018 của Chính phủ đã đồng ý bổ sung các khu du lịch Bình Tiên – Vĩnh Hy vào các khu du lịch cấp quốc gia thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Đây là cơ hội để khu vực này phát triển du lịch, đồng thời phải đảm bảo an ninh, quốc phòng
- Khu vực tái định cư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đến đô thị Thanh Hải: Khu vực tái định cư và khu vực quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2: đã dừng triển khai dự án Hiện nay tỉnh đã lập Đề án chuyển đổi mặt bằng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, trong đó bao gồm phương án, kế hoạch đảm bảo ổn định sản xuất, đời sống nhân dân khu vực dự án Phát triển du lịch sinh thái rừng – biển khai thác cảnh quan đặc trưng, gắn với bảo tồn rùa biển, ngắm san hô,… ; phát triển du lịch homestay kết hợp vùng trồng nho ứng dụng CNC Vĩnh Hải Mật độ xây dựng thấp và thấp tầng, có thể linh hoạt chuyển đổi khi có nhu cầu tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Đối với khu vực dân cư: cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ Phát triển các khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại để tăng thu nhập cho người dân Đối với khu vực sản xuất: Vùng lõi, vùng ven biển phát triển mô hình homestay vườn, liên kết 4-6 vườn thành trang trại nho, táo,… kết hợp chế biến (sản xuất rượu vang, mứt, bánh kẹo,…); mô hình Camping ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi Homestay 1-2 tầng, tầng 1 để trống phù hợp khi có sự cố ngập nước thủy triều dâng; Vùng đệm: xây dựng nhà ở thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, khuyến khích kết hợp dịch vụ homestay
- Khu vực phía Bắc xã Thanh Hải (từ dốc Dinh Bà đến thôn Mỹ Hòa): hiện nay đã lập QHPK phía Bắc đô thị Thanh Hải Đây là khu vực có tốc độ gió phù hợp với môn thể thao biển lướt ván diều (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau), là 1 trong 5 điểm lướt ván diều đẹp nhất thế giới, đồng thời có rạn san hô cổ lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, vùng thổ nhưỡng phù hợp cho trồng nho nên có lợi thế để phát triển thành Trung tâm lướt ván diều Quốc tế kết hợp trung tâm dịch vụ, vườn nho Cần di dời các cơ sở phơi cá hấp, lồng bè nuôi thủy sản rải rác trong khu vực về vị trí phù hợp để đảm bảo môi trường phát triển du lịch
- Khu vực đô thị Thanh Hải: Phát triển khu vực cảng cá Mỹ Tân và vùng phụ cận để hình thành các bến du thuyền phục vụ du lịch cao cấp Quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung Nhơn Hải, hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh, ứng dụng công nghệ cao
- Khu vực Đầm Nại: Di dời khu nuôi tôm hiện trạng và nghĩa trang tại khu vực phía Tây khu du lịch Ninh Chữ Bay, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Khu vực Đầm Nại có giá trị lớn về kinh tế và môi trường sinh thái Trồng rừng ngập mặn, nâng cấp cầu Tri Thủy Xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ tại khu vực núi Đá Chồng (thị trấn Khánh Hải) Phát triển du lịch tâm linh tại khu vực chùa Kim Sơn, Núi Đình, Núi Quýt, Núi Đá Chồng
- Khu vực Ninh Chữ: Nằm trong tổng thể khu vực biển Bình Sơn – Ninh Chữ, là khu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch của tỉnh Hiện nay dọc bờ biển có các khu du lịch đang hoạt động và triển khai xây dựng, đầu tư Cần tăng không gian biển công cộng gắn kết với du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí Khu vực Ninh Chữ Bay có tiềm năng khai thác thể thao biển (lướt ván diều) từ tháng 3 đến tháng 9
Phần III PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
Quan điểm sử dụng đất
- Khai thác triệt để, sử dụng tiết kiệm quỹ đất đai cho các mục đích cụ thể của nền kinh tế
Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để chuyển đổi cơ cấu cây trồng Sử dụng đất nông nghiệp phải hướng tới phục vụ du lịch, phát triển nhanh bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất Nhận diện, biến bất lợi thành lợi thế để phát triển sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu Các khu vực khô hạn, thiếu nước tưới trở thành vùng đất tiềm năng, chuyên sản xuất cây trồng đặc thù có giá trị kinh tế, tính cạnh tranh cao trên thị trường
- Phân bổ, sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, khu dân cư nông thôn, khu du lịch và các công trình cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
- Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng với khai thác để thúc đẩy phát triển kinh tế rừng
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ bồi bổ, tái tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài Khai thác sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội phải góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng
1.3.1 Đất đô thị Đất đô thị gồm các loại đất thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)
Thống kế đất đai năm 2020 huyện Ninh Hải có 1.182,02 ha đất đô thị, thuộc phạm vi địa giới hành chính thị trấn Khánh Hải
Theo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (báo cáo lần 3), dự kiến đến năm 2025 xã Thanh Hải sẽ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, phát triển thành thị trấn, trung tâm huyện lỵ mới của huyện Ninh Hải Như vậy diện tích đất đô thị trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Ninh Hải sẽ có 1764,65ha; tăng thêm 646,63 ha (bằng tổng diện tích tự nhiên xã Thanh Hải)
Sử dụng đất đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 cho các khu đô thị mới và khu chỉnh trang được phê duyệt
1.3.2 Khu sản xuất nông nghiệp (Khu vực chuyên trồng lúa nước)
Phát triển vùng chuyên trồng lúa nước tập trung trên các vùng đất lúa hiện nay có khả năng chủ động nước tưới nhằm đảm bảo an ninh lương thực, phân bố ở các xã Xuân Hải, Hộ Hải, Tân Hải và Phương Hải Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện hiệu quả sản xuất lúa bằng chách áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm, tiến tới áp dụng IPM cho sản xuất lúa Đối với vùng đất lúa không chủ động nước tưới thực hiện chế độ luân canh với cây bắp lai và cây rau, đậu các loại theo công thức luân canh (01 vụ bắp lai + 01 vụ lúa + 01 vụ rau, đậu)
1.3.3 Khu lâm nghiệp (khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ)
Thực hiện theo Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025 Đẩy mạnh công tác trồng mới kết hợp với bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Núi Chúa theo hướng đa mục tiêu, phát triển rừng kết hợp với phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học và tham quan để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện; bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; Phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế từ rừng ở các xã thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia (gồm các xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải)
Không gian du lịch huyện Ninh Hải chia thành 3 vùng chính: cụm du lịch Ninh Chữ - Đầm Nại nằm trong khu du lịch quốc gia Ninh Chữ; cụm du lịch Vĩnh Hy nằm trong khu du lịch quốc gia Bình Tiên - Vĩnh Hy kết nối với cụm du lịch Thanh Hải – Vĩnh Hải Trong đó: a) Cụm du lịch Ninh Chữ - Đầm Nại
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái biển, thể thao biển (lướt ván diều), du lịch tâm linh, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đầm Nại gắn với không gian du lịch TP Phan Rang – Tháp Chàm Trọng tâm là khu du lịch quốc gia Ninh Chữ kết nối với các khu du lịch: Khu du lịch, khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải, Ninh Chữ Sailing Bay, Khu đô thị - du lịch sinh thái Đầm Nại, Khu di tích núi Cà Đú, Khu tâm linh (chùa Kim Sơn, núi Đá Chồng, núi Đình, núi Quýt,….)
Sản phẩm du lịch chính: du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, vui chơi giải trí, thể thao biển, du lịch sinh thái biển - rừng ngập mặn Đầm Nại, du lịch văn hóa tâm linh, trải nghiệm nông nghiệp đồng muối Đầm Vua b) Cụm du lịch Vĩnh Hy
Phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Núi Chúa (thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới) Vịnh Vĩnh Hy được công nhận là 1 trong 21 di tích, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Trọng điểm là khu du lịch Vĩnh Hy bao gồm Vĩnh Hy resort (Phát Hoàng Long), khu đô thị du lịch, bến du thuyền vịnh Vĩnh Hy,…) kết nối với các khu du lịch phía Bắc và phía Nam vịnh Vĩnh Hy: Khu du lịch cao cấp Núi Chúa (công ty CP Thành Trung), khu du lịch Bãi Chuối, khu du lịch Vườn San Hô, khu du lịch Bãi Thùng, khu du lịch Thanh Niên, khu du lịch sinh thái Hồ Đá Vách, khu du lịch sinh thái Đá Vách, khu du lịch Syrena, khu du lịch Bãi Cóc, khu du lịch Vina Núi Chúa, khu du lịch Yên Tử Phương Nam (phía Bắc); Khu du lịch Amanơi, khu du lịch Bãi Suối Sâu - Sơn Long Thuận, khu du lịch Bãi Hõm - Gia Việt, Khu du lịch hồ Am Dú (phía Nam)
Sản phẩm du lịch chính: du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng đồng, tham quan làng chài, du lịch sinh thái Vườn quốc gia Núi Chúa, du lịch tâm linh Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng Áp dụng điểm c, Điều 10, Quyết định số 24/2012/QĐ- TTg, ngày 01/6/2012, trong phân khu Hành chính dịch vụ, diện tích tối đa để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ - du lịch không quá 20% tổng diện tích của phân khu dịch vụ hành chính
Trong phân khu hành chính dịch vụ các đơn vị sau hiện đã và đang thực hiện các thủ tục xin chủ trương đầu tư dự án du lịch sinh thái nghĩ dưỡng cao cấp (Công ty Cổ phần Thành Trung, Công ty TNHH Nhật Trường Vinh; Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Thái Nguyên; Công ty Minh Thành, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Syrena Việt Nam, Công ty TNHH Khu du lịch Bãi Cóc, Công ty Green park, Công ty Cổ phần Quản lý Nam Núi Chúa, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận, Công ty Gia Việt)
Phần diện tích còn lại của Phân khu hành chính dịch vụ dự kiến sẽ xây dựng ở các khu vực và vị trí sau:
- Khu vực Hang Rái: Xây dựng khu liên hợp hành chính dịch vụ nghĩ dưỡng, giải trí: Tại đây sẽ đầu tư xây dựng 01 bãi đậu xe tại vị trí khu hành chính của Vườn hiện nay, ngoài ra tại vị trí này sẽ nâng cấp trụ sở của Vườn hiện nay thành khu thương mại và xây dựng hệ thống nhà nghỉ, các dịch vụ cho du khách Đoạn từ khu nhà làm việc của Vườn đến Hang Rái sẽ xây dựng các nhà nghỉ ở phía bên trái đường theo chiều từ ngoài vào Hang Rái; Khu vực Hang Rái là khu vực trung tâm, tại đây dự kiến sẽ xây mới hệ thống bể bơi;… Dự kiến xây dựng tại khu vực này phòng trưng bày các sản vật đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, khu vực bảo tồn các loài thủy hải sản đồng thời dự kiến xây dựng thủy cung phục vụ du khách tham quan…Xây dựng hệ thống khách sạn cao cấp tại khu vực ven biển từ Hang Rái đi tới Bãi Hõm
- Khu vực Công viên đá: Xây dựng khu nghĩ dưỡng cao cấp
- Khu vực bãi Thịt và bãi Móng tay: Nâng cấp nhà bảo tồn rùa biển, trang bị các trang thiết bị cần thiết để phục vụ tốt nhất cho công tác bảo tồn và giáo dục môi trường …
- Khu vực Bãi Ngang, Hòn Đeo: Xây dựng đường vào khu vực này, đồng thời xây dựng cầu từ Bãi Ngang sang Hòn Đeo; Khu vực Bãi Ngang, Hòn Đeo sẽ xây dựng hệ thống khách sạn cao cấp; cải tạo bãi biện tại Bãi Ngang phục vụ nhu cầu tắm biển cho du khách; đối với khu vực Hòn Đeo sẽ mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ các trò chơi trên biển…
- Khu vực Vườn thực vật: Xây dựng khu nhà nghĩ dưỡng cao cấp, chòi võng cảnh, cải tạo nâng cấp vườn thực vật, xây dựng mới vườn thú, cải tạo hồ nước và xây dựng nhà hàng thủy tạ trên hồ…
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân từ 2021-2030 đạt 12-13%/năm, trong đó: Thương mại - dịch vụ đạt 14%; Công nghiệp - xây dựng đạt 13,2%; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 9,8%
- Tổng giá trị sản xuất đến năm 2025 đạt 17.776 tỷ đồng; Đến năm 2030 đạt 32.751 tỷ đồng
- Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thể như sau:
+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 38%; Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 38%; nông, lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 24%
+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 40%; Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 40%; Nông, lâm thủy sản giảm chiếm tỷ trọng 20%
- Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2025 đạt 78 triệu đồng, đến năm 2030 đạt 110 triệu đồng
2.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế a) Ngành nông nghiệp Đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Phối hợp với ngành du lịch để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn Hiện nay, để đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch, tỉnh đẩy mạnh phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp thông qua xây dựng Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh; triển khai dán “Tem điện tử thông minh” truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đặc thù, xây dựng các điểm giới thiệu, bán sản phẩm đặc thù tại các khu du lịch nhằm tạo thuận tiện cho du khách có nhu cầu tham quan, mua sắm
- Sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng của cây ăn quả, cây rau, đậu Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực để khai thác một số loại cây trồng đặc hữu của địa phương ở quy mô phù hợp như cây nho, táo, tỏi, măng tây xanh, nha đam,…, đồng thời có gắn kết chặt chẽ với việc phát triển, khai thác du lịch, đảm bảo hiệu quả, phù hợp Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả, thiếu nước tưới sang mô hình cây trồng cạn thích nghi với hạn
Quy hoạch vùng trồng măng tây xanh ở thôn An Nhơn xã Xuân Hải; Chuyển đổi vùng trồng lúa giáp ranh sân bay Thành Sơn (xã Xuân Hải) thành vùng trồng cây nho, táo,…, vùng phía Bắc xã Tri Hải (giáp huyện Thuận Bắc) thành vùng trồng cây hàng năm (rau, đậu,…) Diện tích lúa còn lại quy hoạch thành vùng trồng lúa chất lượng cao ở xã Xuân Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Tân Hải Vùng trồng rau chuyên canh tập trung ở xã Hộ Hải, Xuân Hải, Nhơn Hải Vùng trồng nho ở thị trấn Khánh Hải, xã Vĩnh Hải cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (rượu vang nho, nho khô, bột nho, mật nho,…) Vùng trồng hoa màu, táo,…ở Nhơn Hải, Vĩnh Hải Vùng trồng tỏi, hành ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải Quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao: vùng sản xuất rau Nhơn Hải, vùng sản xuất nho Vĩnh Hải Mở rộng diện tích trồng điều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải
Chăn nuôi từng bước tái cơ cấu, chuyển từ nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại Phát triển chăn nuôi (dê, cừu, heo, bò,…) theo mô hình trang trại, hộ gia đình gắn với quy hoạch đồng cỏ ở Xuân Hải, Nhơn Hải và hoạt động du lịch Nâng cao chất lượng đàn bò, cừu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Đầu tư khu giết mổ tập trung, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩmGiám sát và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả Triển khai thực hiện khu giết mổ gia súc tập trung tại xã Tri Hải
Phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp từ khâu giống, dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất Quan tâm phát trển kinh tế tập thể hợp tác xã, tổ hợp tác, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp
- Lâm nghiệp: Bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia Núi Chúa, kết hợp nhiệm vụ phát triển rừng với du lịch sinh thái dưới tán rừng, bảo vệ môi trường rừng ở những nơi có điều kiện Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ rừng Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh và trồng mới nhằm tái tạo sự cân bằng cho môi trường sinh thái Trồng rừng gắn với tạo sinh kế dưới tán rừng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện cuộc sống của người dân nhận rừng khoán quản
Phát triển vùng trồng dược liệu bền vững (xen canh dưới tán rừng) tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa, đảm bảo khai thác hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, trong đó có nhiều loài dược liệu đặc hữu có tính dược liệu cao
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng dược liệu theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu
Cải tạo, nạo vét, tăng diện tích trồng rừng ngập mặn ở Đầm Nại để bảo vệ hệ sinh thái
- Thủy sản: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải thành khu sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, quy mô khoảng 100 ha, đối tượng chủ lực là tôm sú giống và tôm chân trắng giống Có giải pháp về công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản
Tiếp tục duy trì ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đầm Nại: chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng Tại một số diện tích nuôi tôm không hiệu quả, khó khăn về nguồn nước ngọt chuyển đổi nuôi các đối tượng hải đặc sản (hàu, cua, ghẹ, ốc hương, cá lợ mặn); trồng rong sụn, rong nho Phát triển mô hình nuôi thủy sản sinh thái kết hợp với trồng rừng ngập mặn trong ao nuôi Đảm bảo hài hòa giữa việc nuôi trồng thủy sản và mỹ quan khu vực ven Đầm Nại để phát triển đô thị và du lịch, giải quyết các vấn đề về môi trường Đẩy mạng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nuôi an toàn và bảo vệ môi trường
Vùng nuôi thủy sản ngoài khơi tập trung tại xã Nhơn Hải, Thanh Hải, chủ yếu là tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm Phát triển nuôi lồng bè trên biển, trong đó tập trung các đối tượng giá trị cao: tôm hùm, cá bớp lồng bè, rong sụn với công nghệ nuôi hiện đại (chịu được sóng gió lớn phù hợp với vùng biển hở; có thể nuôi với thể tích lớn, thuận tiện cho việc kiểm tra, thu hoạch thủy sản), nhằm giảm sức tải môi trường, phát triển đa dạng đối tượng nuôi và hình thức nuôi Đảm bảo hài hòa giữa phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và mỹ quan để phát triển du lịch biển; bảo tồn san hô tại khu vực, giải quyết các vấn đề về môi trường
Tiếp tục thực hiện Nghị định 67, 89 và 17 của Chính phủ, chủ động tiếp cận các dự án khai thác và hậu cần nghề cá, nâng cấp cảng cá Ninh Chữ thành khu neo đậu tàu thuyền an toàn khu vực Miền Trung, bến cá Mỹ Tân thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá khu vực phía Bắc của tỉnh Vận động, tuyên truyền nâng cấp tàu thuyền, đầu tư thiết bị, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác Phát triển thủy sản gắn với phát triển du lịch, công nghiệp chế biến xuất khẩu, đẩy mạnh nghề khai thác hải sản xa bờ Khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ, tổ hợp tác Thí điểm hình thành các tổ đoàn kết hợp tác trong khai thác đánh bắt thủy sản
- Sản xuất muối: Ổn định diện tích đất làm muối hiện có, khoảng 1.500 – 1600 ha Quy hoạch dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Bắc Tri Hải – Nhơn Hải, góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm sản xuất muối công nghiệp và xuất khẩu có quy mô lớn của cả nước
Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng
2.2.1 Chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ phương án phân bổ sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã
Bảng 6: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Ninh Hải
STT Chỉ tiêu sử dụng đất
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Khánh Hải Tân Hải Hộ Hải Xuân Hải Phương
Hải Tri Hải Nhơn Hải Thanh
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 1895,07 22,27 232,30 442,00 761,47 437,03
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1136,97 66,51 0,23 36,49 198,76 2,43 5,91 212,70 39,22 574,72 1.3 Đất rừng phòng hộ 1867,00 6,44 5,71 9,17 25,50 662,97 152,59 1004,62
2.4 Đất thương mại, dịch vụ 309,00 68,10 14,11 6,72 5,04 26,14 18,87 36,52 133,50
STT Chỉ tiêu sử dụng đất
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Khánh Hải Tân Hải Hộ Hải Xuân Hải Phương
Hải Tri Hải Nhơn Hải Thanh
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 81,00 2,70 0,16 7,47 6,49 34,99 24,92 3,89 0,38
2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 2060,29 537,09 171,01 182,83 245,46 131,61 154,47 311,40 83,32 243,10
Trong đó: Đất giao thông 890,32 123,87 100,79 76,41 139,85 47,36 84,24 129,84 33,23 154,73 Đất thủy lợi 351,97 7,47 47,89 65,92 53,78 53,18 15,89 50,82 8,49 48,53 Đất xây dựng cơ sở văn hóa 24,00 15,49 5,11 0,32 0,05 0,36 0,06 0,07 1,96 0,58 Đất xây dựng cơ sở y tế 4,46 3,00 0,31 0,18 0,16 0,06 0,12 0,25 0,16 0,22 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 123,00 72,09 7,15 15,43 8,74 2,31 3,15 7,35 2,32 4,46 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 32,00 13,72 5,44 0,25 2,94 1,69 2,12 1,07 2,32 2,45
STT Chỉ tiêu sử dụng đất
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Khánh Hải Tân Hải Hộ Hải Xuân Hải Phương
Hải Tri Hải Nhơn Hải Thanh
Hải Vĩnh Hải Đất công trình năng lượng 111,00 0,36 0,98 0,12 2,91 11,62 7,96 70,02 17,00 0,03 Đất công trình bưu chính, viễn thông 1,23 0,23 0,07 0,10 0,04 0,01 0,06 0,27 0,45 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 262,34 262,34 Đất bãi thải, xử lý chất thải 19,00 5,00 10,00 4,00 Đất cơ sở tôn giáo 21,98 6,16 3,07 2,25 1,89 0,14 3,39 4,31 0,77 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 211,00 30,45 21,27 29,42 13,92 36,99 36,85 15,51 26,59
2.9 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 20,06 6,92 0,49 0,29 0,22 0,37 0,25 0,47 10,70 0,35
2.10 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 2,66 0,58 0,05 0,03 0,21 0,11 0,16 1,52
STT Chỉ tiêu sử dụng đất
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Khánh Hải Tân Hải Hộ Hải Xuân Hải Phương
Hải Tri Hải Nhơn Hải Thanh
Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm)
Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)
Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Khu phát triển công nghiệp (khu 30,00 30,00
STT Chỉ tiêu sử dụng đất
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Khánh Hải Tân Hải Hộ Hải Xuân Hải Phương
Hải Tri Hải Nhơn Hải Thanh
Hải Vĩnh Hải công nghiệp, cụm công nghiệp)
(trong đó có khu đô thị mới)
Khu thương mại - dịch vụ
Khu dân cư nông thôn 1216,00 109,08 180,96 324,55 65,47 170,91 231,36 133,68
2.2.2 Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
Bảng 7: Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
Khánh Hải Tân Hải Hộ
1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 106,83 0,56 32,87 16,49 56,91
1.2 Đất trồng cây lâu năm 271,91 10,46 134,59 3,05 123,81
2.4 Đất thương mại, dịch vụ 175,32 44,22 13,32 6,26 2,42 10,40 16,78 6,92 75,00
1.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 9,79 6,29 1,90 1,60
2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
648,83 145,79 68,75 52,16 59,20 9,17 34,96 133,78 44,31 100,71 Đất giao thông 356,74 78,69 55,46 44,69 33,46 8,56 16,02 57,23 10,14 52,49 Đất thủy lợi 93,47 0,02 0,01 2,96 5,44 3,07 35,37 7,79 38,81 Đất xây dựng cơ sở văn hóa 16,25 9,15 4,88 0,35 1,87 Đất xây dựng cơ sở y tế Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 72,00 61,21 2,85 1,75 0,41 0,16 1,00 2,30 1,11 1,21 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 21,08 12,50 5,44 0,25 0,65 2,24 Đất công trình năng lượng 59,42 0,86 0,12 2,87 1,24 7,96 29,37 17,00
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
Khánh Hải Tân Hải Hộ
Vĩnh Hải Đất công trình bưu chính, viễn thông Đất bãi thải, xử lý chất thải 14,88 2,49 9,85 2,54 Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ 37,68 4,58 14,43 7,77 4,50 6,40 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội 0,25 0,25 Đất chợ 3,05 1,89 0,13 0,10 0,11 0,67 0,15
2.7 Đất sinh hoạt cộng đồng 1,04 0,08 0,05 0,02 0,31 0,09 0,29 0,20
2.8 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 87,74 34,44 3,71 2,55 5,90 1,62 2,47 5,29 3,10 28,66
2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 11,68 1,44 10,24
2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,60 0,44 0,16
2.2.3 Tổng hợp cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất
Biểu 12 ( excel): CHU CHUYỂN SỬ DỤNG ĐẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Căn cứ Luật đất đai năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều kiện của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 24/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Bảng giá hoa màu, cây trồng, mật độ cây trồng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 24/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ bảng tổng hợp diện tích các loại đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kết quả điều tra về số lượng hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời, tái định cư để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Ninh Hải b) Ước tính các khoản thu, chi tài chính về đất đai trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
- Tổng nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 1350,324 tỷ đồng
- Chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 884,501 tỷ đồng
- Cân đối tổng nguồn thu cao hơn tổng chi phí 465,823 tỷ đồng.
Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an
2 Xem Phụ lục 32: Ước các khoản thu, chi tài chính về đất đai trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện ninh hải
Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và phương án điều chỉnh QHSD đất đến năm 2020 của huyện Ninh Hải thì diện tích đất canh tác trồng lúa đến năm 2020 của huyện có 1895 ha canh tác/ 3790 ha gieo trồng; diện tích gieo trồng ngô 1000-1200 ha Sản lượng lương thực năm 2020 đạt khoảng 32.000-35.000 tấn; góp phần đảm bảo an ninh lương thực (đạt trên 300 kg/người/năm).
Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất
ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất
Phương án QHSDĐ đã tạo thêm quỹ đất ở tại đô thị 84 ha, đất ở tại nông thôn 198 ha để bố trí tái định cư cho các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất khi thực hiện các dự án xây dựng công trình công cộng (giao thông, thủy lợi, khu du lịch, phát triển đô thị,…); bố trí đất cho các hộ tăng thêm tự nhiên, dãn dân và tăng cơ học cho dân số đến cụm công nghiệp, đô thị mới của huyện; đồng thời phát triển thị trường bất động sản tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương
Theo phương án quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 1.025,67 ha, tương đương khoảng 2500 lao động mất đất sản xuất Bên cạnh đó việc phát triển diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo thêm việc làm so với hiện nay khoảng 1000 lao động Như vậy số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 1500 người; được giải quyết bằng các ngành nghề xây dựng, công nghiệp, và thương mại dịch vụ.
Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng
và phát triển hạ tầng
Phương án quy hoạch sử dụng đất đã bố trí quỹ đất đô thị, đất phát triển hạ tầng phù hợp với quy hoạch xây dựng thị trấn Khánh Hải, đảm bảo đến năm 2030 thị trấn Khánh Hải đạt các tiêu chí của đô thị loại IV Đã bố trí quỹ đất để phát triển không gian đô thị để đến năm 2025 xã Thanh Hải đạt các tiêu chí của đô thị loại V, trở thành thị trấn trung tâm huyện lỵ mới của huyện Ninh Hải Đất cho phát triển hạ tầng được đảm bảo; đất giao thông trong kỳ quy hoạch đến 2020 thực tăng thêm trên 356 ha để quy hoạch mới và mở rộng các tuyến giao thông; xây dựng nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió để cung cấp năng lượng sạch cho quốc gia; quỹ đất cơ sở giáo dục - đào tạo thực tăng thêm 72 ha cho các cấp học, đặc biệt là đất xây dựng Phân hiệu Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tăng thêm 60 ha để đào tạo lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội có trình độ cao của cả tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn tới…
Đánh giá tác động của phương án quy hoạch đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc
Phương án QHSD đất đã bố trí quỹ đất để tôn tạo mở rộng các di tích lịch sử văn hóa nhằm bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn, phù hợp với mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học và truyền thống văn hóa của quê hương Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ
hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp giảm đi do phải chuyển sang đất phi nông nghiệp 1.025,67ha để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng hệ thống hạ tầng và phát triển đô thị Vì vậy với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần có sự chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp, một số vùng đất trồng lúa không cho hiệu quả kinh tế cao cần chuyển đổi sang trồng nho hoặc trồng hoa màu để khai thác đất nông nghiệp một các hiệu quả và hợp lý hơn Đã khai thác hợp lý quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng, trong kỳ điều chỉnh quy hoạch đã đưa 90,97 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích đất nông nghiệp 1,26ha, đất phi nông nghiệp 89,71ha nên đã khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo đất hiệu quả cao hơn
Phương án quy hoạch đã đảm bảo ổn định diện tích rừng hiện có và bố trí quỹ đất rừng hợp lý, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo độ che phủ của rừng và các loại cây lâu năm đạt 47% vào năm 2030
Phần IV - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I GIẢI PHÁP BẢO VỆ CẢI TẠO ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, hủy hoại đất
Sử dụng đất trong các dự án phải có phương án an toàn về môi trường, hoàn trả mặt bằng sau khi kết thúc dự án, nhất là các khu khai thác khoáng sản
Sử dụng các biện pháp nông - lâm kết hợp để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc, bảo vệ rừng và đất rừng Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh, canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất; bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm chất độc hóa học.
Các biện pháp nhằm sử dụng đất tiết kiệm và tăng giá trị của đất
Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả cao đi đôi với phát triển bền vững.
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao đi đôi với phát triển bền vững
Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường như giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng đất Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị đảm bảo chất thải được xử lý đủ tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường
Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường
Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường để có thông tin kiểm soát, đánh giá chính xác và kịp thời mức độ ô nhiễm môi trường Đẩy mạnh công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và đưa nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu vào các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch bố trí dân cư; tăng cường công tác thẩm định điều kiện bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, thực hiện công tác giám sát môi trường có hiệu quả Đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch, khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường và phòng tránh biến đổi khí hậu.
XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giải pháp về chính sách
- Triển khai kịp thời các chính sách Pháp luật về quản lý đất đai, tổ chức thực hiện tốt những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Tài nguyên và Môi trường và của UBND tỉnh
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất; đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư và thực hiện đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đồng thời đảm bảo được tiến độ thực hiện những công trình, dự án theo quy hoạch; nhất là những công trình giao thông, các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện
- Cải cách và công khai hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao cấp đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
Giải pháp về quản lý sử dụng đất
- Đất nông nghiệp: khuyến khích việc tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp quy mô lớn, xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, chuyên canh, có hiệu quả; hình thành các HTX, tổ hợp tác để tập trung ruộng đất sản xuất có tính liên kết gắn giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp bổ sung sang lao động ngành nghề TTCN và dịch vụ
- Đất sản xuất phi nông nghiệp: Việc bố trí sử dụng đất sản xuất phi nông nghiệp theo kế hoạch cần gắn với quy hoạch chi tiết Bố trí sử dụng đất sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn cần tập trung thúc đẩy quá trình hình thành các khu dân cư, phát huy hiệu quả tổng hợp các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả
- Đất phát triển đô thị: Bố trí quỹ đất cho phát triển đô thị phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2030 hình thành mới đô thị Thanh Hải.
Giải pháp về vốn đầu tư
- Tích cực huy động các nguồn vốn, tập trung huy động các nguồn vốn sau: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn trong dân cư, vốn tín dụng
- Cân đối các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; nguồn vốn ngân sách chủ yếu dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội
- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp; đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế để huy động nguồn vốn này cần phải thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới, tạo môi trường cho người dân đầu tư sản xuất
- Nguồn vốn huy động trong dân, để huy động nguồn vốn này cần tạo điều - kiện thuận lợi khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, củng cố phát triển hệ thống dịch vụ tư vấn, tài chính ngân hàng huy động tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân; thực hiện tốt công tác xã hội hoá, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh, nguồn vốn này có một vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngoài là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, mở rộng thị trường Để có thể huy động được nguồn vốn này cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư; tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, tiếp thị địa phương, xúc tiến đầu tư để giới thiệu tiềm năng, lợi thế kết hợp các hình thức liên danh liên kết để thu hút đầu tư
- Vốn tín dụng: để bổ sung vốn đầu tư cho các dự án thuộc các nguồn vốn trên, để bảo đảm cho các dự án hoạt động hiệu quả
- Thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi từ nguồn tài chính về đất đai đặc biệt là việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề, ưu tiên đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, đào tạo lao động cung cấp cho các cụm công nghiệp, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
- Nghiên cứu có chính sách ưu đãi như ưu tiên giao đất, cho thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng một phần hạ tầng ngoài tường rào đối với các dự án trường đại học, trường đào tạo nghề đạt đẳng cấp quốc tế xây dựng trên địa bàn Trước hết, bố trí đủ diện tích đất theo quy hoạch cho trường chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông các cấp theo đúng định mức chuẩn quốc gia
- Xây dựng và phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực và sản phẩm mũi nhọn, lợi thế của huyện; Ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo, hoàn thiện cơ sở giáo dục và dạy nghề để đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động cho phát triển của địa phương
Thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, Nhà nước Thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho các đối tượng chính sách, hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi nghề nghiệp Đào tạo đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp, thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo của Chính phủ và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước.
Giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, sử dụng công nghệ nhiều tầng, ưu tiên công nghệ hiện đại, kết hợp với công nghệ truyền thống phù hợp với trình độ sản xuất của huyện
- Đầu tư hợp lý trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ, đáp ứng kịp thời các nghiên cứu triển khai và điều tra cơ bản
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các dự án áp dụng công nghệ mới, chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp
- Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc kiểm tra giám sát sử dụng đất.
Giải pháp về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình lập, thực hiện giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành
- Thực hiện phổ biến công khai, tuyên truyền rộng rãi phương án Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt cho các cấp, ngành và mọi người biết để thực hiện
- Tổ chức các cuộc hội thảo giữa các cấp quản lý với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân có nhu cầu sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi đầu tư sản xuất kinh doanh
- Giao đất theo đúng tiến độ, khả năng khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất
- Kết hợp các biện pháp về chính sách, biện pháp mệnh lệnh hành chính với thuyết phục; có kế hoạch và thời hạn tối đa để thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ của dự án
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất; xử lý triệt để các trường hợp sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và trường hợp người sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích
- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Ninh Hải đảm bảo được cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Pháp Luật về quản lý đất đai
Quy hoạch sử dụng đất của huyện Ninh Hải đã xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ đến từng đơn vị cấp xã, thị trấn đồng thời xác định bổ sung nhu cầu sử dụng đất của địa phương nhằm mục tiêu đến năm 2030 đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Các chỉ tiêu sử dụng đất được tính toán trên cơ sở các thông tin, số liệu, dữ liệu đảm bảo tính pháp lý, khoa học và thực tiễn sử dụng trong việc lập quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất huyện Ninh Hải đảm bảo quỹ đất cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ đạt hiệu quả cao; hiệu quả của kinh tế của phương án quy hoạch sử dụng đất còn thể hiện theo dự kiến thu chi từ đất, trong đó có việc chi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực, giải quyết quỹ đất ở, đất phục vụ cho mục đích công cộng; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý hơn, tạo công ăn việc làm cho người dân và việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường; tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn văn hoá dân tộc
Quy hoạch sử dụng đất huyện Ninh Hải đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đảm bảo có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Kiến nghị
Quy hoạch sử dung đất đến năm 2030 của huyện Ninh Hải được lập trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trong đó có một số khu dân cư quy hoạch chỉnh trang nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng nên việc xác định nhu cầu sử dụng đất được tính toán trên cơ sở bản đồ hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất, do đó trong quá trình thực hiện, lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cần liên tục cập nhật, bổ sung theo quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyêt.