1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

6 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM
Tác giả Huỳnh Hữu Hào, Đinh Thị Quỳnh Như, Nguyễn Võ Đăng Khoa, Bùi Gia Mẫn, Trần Kim Ngân, Đặng Văn Minh, Võ Ngọc Minh Kha
Người hướng dẫn ThS Đỗ Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh doanh
Thể loại Bài tập nghiên cứu trong kinh doanh
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 201,3 KB

Nội dung

CHƯƠNG 01 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Xác định lý do chọn đề tài Trong bước tiến không ngừng của khoa học và công nghệ, các thiết bị công nghệ hiện đại, dựa trên sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đang dần thay thế con người trong việc thực hiện các hoạt động trao đổi và mua bán. Việc thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành một xu hướng lan rộng trên toàn cầu, và được đón nhận tích cực tại Việt Nam. Trước đây, giao hàng và thu tiền mặt là phương thức thanh toán phổ biến nhất với người dùng Việt, nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu đã thúc đẩy việc chuyển đổi trao đổi vật lý sang thương mại điện tử (Hassan et al., 2020), phương thức thanh toán bằng tiền giấy đã dần giảm, thay vào đó, các dịch vụ thanh toán điện tử đang trở nên phổ biến hơn (Bansal, 2020). Có thể thấy rằng ví điện tử đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có thể trở thành phương thức thanh toán chính khi mua sắm trong tương lai. Thanh toán điện tử được định nghĩa là quá trình sử dụng các nền tảng trực tuyến để thực hiện các thanh toán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet, là sự chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Trong đó, ví điện tử là một loại công nghệ tiên tiến hơn trong lĩnh vực tài chính, cung cấp một nền tảng linh hoạt và thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính. (Wulantika Zein, 2020). Theo thống kê vào năm 2018 của Appota (Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam), có 72% dân số Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, trong đó có 68% sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet (nhiều hơn máy tính). Theo khảo sát tiêu dùng toàn cầu của PwC năm 2019, dự đoán Việt Nam sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động. Tỷ lệ người tiêu dùng ở Việt Nam thanh toán bằng di động tăng từ mức 37% vào năm 2018 lên mức 61% năm 2019 và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát (Nguyễn Thị Ánh Ngọc và ctv., 2020). Các quốc gia khác trong khu vực cũng ghi nhận mức tăng mạnh, bao gồm Thái Lan từ 19% lên 67%, Malaysia từ 17% lên 40%, Philippines từ 14% lên 45%, Singapore từ 12% lên 46%, và Indonesia từ 9% lên 47%. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới trong nền kinh tế thị trường, mở đường cho hàng loạt các trang web, sàn giao dịch, ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng tài chính ra đời và có vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại điện tử thế giới. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện tại có 39 ví điện tử đang hoạt động trong nước (Vnexpress, 2020) như: Samsung Pay, bankplus, PayPal, Zalo Pay,...và ví điện tử MoMo đã nổi lên và giữ vững vị trí quan trọng, chiếm lĩnh vị trí độc tôn tại Việt Nam trên bản đồ thương mại điện tử (Cimigo, 2019). Trong năm 2019, Momo là ứng dụng tài chính được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam và đến tháng 9 năm 2020 đã có gần 20 triệu người dùng sau 10 năm ra mắt (Momo, 2020). Điều đó chứng tỏ, Ví điện tử đang trở thành một phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Theo khảo sát của Asia Plus thực hiện năm 2019 tại Việt Nam, Ví MoMo dẫn đầu khi chiếm 77% Top of Mind, 97% nhận biết và chiếm 68% thị phần.

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬDỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

2 Đinh Thị Quỳnh Như 21000661 3 Nguyễn Võ Đăng Khoa 21026311

7 Võ Ngọc Minh Kha 21036911

Trang 2

 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬDỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

Trang 3

CHƯƠNG 01 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1 Xác định lý do chọn đề tài

Trong bước tiến không ngừng của khoa học và công nghệ, các thiết bị công nghệ hiện đại, dựa trên sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đang dần "thay thế" con người trong việc thực hiện các hoạt động trao đổi và mua bán Việc thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành một xu hướng lan rộng trên toàn cầu, và được đón nhận tích cực tại Việt Nam Trước đây, giao hàng và thu tiền mặt là phương thức thanh toán phổ biến nhất với người dùng Việt, nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu đã thúc đẩy việc chuyển đổi trao đổi vật lý sang thương mại điện tử (Hassan et al., 2020), phương thức thanh toán bằng tiền giấy đã dần giảm, thay vào đó, các dịch vụ thanh toán điện tử đang trở nên phổ biến hơn (Bansal, 2020) Có thể thấy rằng ví điện tử đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có thể trở thành phương thức thanh toán chính khi mua sắm trong tương lai Thanh toán điện tử được định nghĩa là quá trình sử dụng các nền tảng trực tuyến để thực hiện các thanh toán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet, là sự chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác Trong đó, ví điện tử là một loại công nghệ tiên tiến hơn trong lĩnh vực tài chính, cung cấp một nền tảng linh hoạt và thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính (Wulantika & Zein, 2020).

Theo thống kê vào năm 2018 của Appota (Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam), có 72% dân số Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, trong đó có 68% sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet (nhiều hơn máy tính) Theo khảo sát tiêu dùng toàn cầu của PwC năm 2019, dự đoán Việt Nam sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động Tỷ lệ người tiêu dùng ở Việt Nam thanh toán bằng di động tăng từ mức 37% vào năm 2018 lên mức 61% năm 2019 và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát (Nguyễn Thị Ánh Ngọc và ctv., 2020) Các quốc gia khác trong khu vực cũng ghi nhận mức tăng mạnh, bao gồm Thái Lan từ 19%

Trang 4

lên 67%, Malaysia từ 17% lên 40%, Philippines từ 14% lên 45%, Singapore từ 12% lên 46%, và Indonesia từ 9% lên 47% Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới trong nền kinh tế thị trường, mở đường cho hàng loạt các trang web, sàn giao dịch, ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng tài chính ra đời và có vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại điện tử thế giới Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện tại có 39 ví điện tử đang hoạt động trong nước (Vnexpress, 2020) như: Samsung Pay, bankplus, PayPal, Zalo Pay, và ví điện tử MoMo đã nổi lên và giữ vững vị trí quan trọng, chiếm lĩnh vị trí độc tôn tại Việt Nam trên bản đồ thương mại điện tử (Cimigo, 2019) Trong năm 2019, Momo là ứng dụng tài chính được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam và đến tháng 9 năm 2020 đã có gần 20 triệu người dùng sau 10 năm ra mắt (Momo, 2020) Điều đó chứng tỏ, Ví điện tử đang trở thành một phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng Theo khảo sát của Asia Plus thực hiện năm 2019 tại Việt Nam, Ví MoMo dẫn đầu khi chiếm 77% Top of Mind, 97% nhận biết và chiếm 68% thị phần

TP Hồ Chí Minh, với đặc điểm là "đầu tàu kinh tế" của cả nước, là trung tâm tập trung của mọi hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam Môi trường kinh doanh năng động và sôi nổi của thành phố này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ ví điện tử và cũng là trường đấu của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp ví điện tử để thu hút người dùng Vì vậy để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng hành vi thanh toán khi mua hàng của sinh viên và đặc biệt là trong việc sử dụng ví điện tử MOMO Nhóm nghiên

cứu của chúng tôi đã quyết định tập trung vào "Nghiên cứu về các yếu tố ảnh

hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM" để đánh giá được cách mà sinh viên tương tác với công nghệ thanh toán và trải nghiệm của sinh viên khi sử dụng ví điện tử MOMO của họ, bởi vì, sinh viên không chỉ là nhóm người năng động và hiện đại, mà còn là đại

Trang 5

diện cho thế hệ trẻ thời đại 4.0, có ảnh hưởng lớn đối với xu hướng thanh toán và sử dụng công nghệ trong xã hội

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM Từ đó đưa ra các hàm ý nhằm đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện và thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử MOMO, góp phần vào việc phát triển bền vững của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam

Mục tiêu cụ thể

- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM

- Đo lường ảnh hưởng của nhân tố trên ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM

- Đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện và thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử MOMO, góp phần vào việc phát triển bền vững của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM?

- Mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố lên ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM như thế nào?

- Các hàm ý đề xuất để cải thiện và thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử MOMO?

4 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 6

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên của trường đại học tại TP.HCM

- Đối tượng phân tích/ nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng ví điện tử MOMO của sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM

5 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

- Phạm vi về thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu thập và tham khảo những tài liệu nghiên cứu có liên quan được thực hiện trong thời gian từ năm 2018 đến nay

+ Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01/02/2024 - ngày 01/05/2024

Ngày đăng: 01/04/2024, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w