1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ MOMO CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP HCM

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ví điện tử Ví điện tử được biết đến là một phương tiện thanh toán thay cho các giao dịch hiện kim một cách nhanh chóng và hiệu quả(Shaw, 2014). Hệ thống của ví điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng phần mềm cao cấp bảo an toàn về nguồn dữ liệu, thông tin và mật khẩu khách hàng một cách chắc chắn, điều này có thể giúp khách hàng có thể an tâm khi thực hiện các thanh toán, giao dịch khi sử dụng ví điện tử. Không những sở hữu sự tiện lợi khi thanh toán, ví điện tử còn nổi bật với nhiều công dụng hữu ích, độc đáo khác như lưu thông tin cá nhân, hệ thống mã hóa thông minh tối ưu, cụ thể hóa danh sách giao dịch gần đây và các giao dịch từ khoảng cách xa vẫn có thể được thực hiện giữa người mua và người bán một cách nhanh chóng. Ví điện tử momo là một ứng dụng dịch vụ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch chuyển khoản hay thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần sử dụng tiền mặt. Với giao diện dễ sử dụng, độ nhanh chóng tiện lợi cũng cao hơn rất nhiều so với cách thanh toán thông thường, ví momo mang lại trải nghiệm thanh toán hiện đại, tiết kiệm thời gian và tăng sự tiện lợi cho người dùng Theo Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021) momo được biết đến với chủ sở hữu là Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến (M_service) và là một ứng dụng thanh toán trực tuyến phát triển trên điện thoại di động được sự cấp phép từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với mạng lưới bao phủ rộng rãi, ứng dụng Momo hiện tại là một ứng dụng ví điện tử hàng đầu Việt Nam. Được biết đến với khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt, Momo đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dùng từ việc chuyển khoản đến đến thanh toán hóa đơn. Với hơn 20 triệu lượt sử dụng, Môm không chỉ là một ứng dụng tiện ích, mà còn là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của đại đa số người dân Việt Nam.

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

Trang 2

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

Trang 3

CHƯƠNG 02 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lý thuyết liên quan

2.1 Khái niệm 2.1.1 Ví điện tử

Ví điện tử được biết đến là một phương tiện thanh toán thay cho các giao dịch hiện kim một cách nhanh chóng và hiệu quả(Shaw, 2014) Hệ thống của ví điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng phần mềm cao cấp bảo an toàn về nguồn dữ liệu, thông tin và mật khẩu khách hàng một cách chắc chắn, điều này có thể giúp khách hàng có thể an tâm khi thực hiện các thanh toán, giao dịch khi sử dụng ví điện tử Không những sở hữu sự tiện lợi khi thanh toán, ví điện tử còn nổi bật với nhiều công dụng hữu ích, độc đáo khác như lưu thông tin cá nhân, hệ thống mã hóa thông minh tối ưu, cụ thể hóa danh sách giao dịch gần đây và các giao dịch từ khoảng cách xa vẫn có thể được thực hiện giữa người mua và người bán một cách nhanh chóng

Ví điện tử momo là một ứng dụng dịch vụ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch chuyển khoản hay thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần sử dụng tiền mặt Với giao diện dễ sử dụng, độ nhanh chóng tiện lợi cũng cao hơn rất nhiều so với cách thanh toán thông thường, ví momo mang lại trải nghiệm thanh toán hiện đại, tiết kiệm thời gian và tăng sự tiện lợi cho người dùng

Theo Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021) momo được biết đến với chủ sở hữu là Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến (M_service) và là một ứng dụng thanh toán trực tuyến phát triển trên điện thoại di động được sự cấp phép từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam Với mạng lưới bao phủ rộng rãi, ứng dụng Momo hiện tại là một ứng dụng ví điện tử hàng đầu Việt Nam Được biết đến với khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt, Momo đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dùng từ việc chuyển khoản đến đến thanh toán hóa đơn Với hơn 20 triệu lượt sử dụng, Môm không chỉ là một ứng dụng tiện ích, mà còn là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của đại đa số người dân Việt Nam

2.1.2 Sinh viên

Sinh viên (student) hay còn được gọi là học viên đại học, là những người trẻ đang theo học tại các trường đại học, họ là những người có năng lực, thuộc tầng lớp trí thức của

Trang 4

xã hội, đa phần nằm trong lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi Họ được xem như những người kế thừa, tiếp nối nguồn lực cũng như nguồn tri thức để đảm bảo ổn định cho sự vận hành của xã hội.(Theo Hoàng Lê Ngân Hà và cộng sự, 2023)

2.1.3 Ý định sử dụng

Ý định sử dụng là một yếu tố quan trọng để đánh giá dự định thực hiện một hành động nào đó của một chủ thể trong tương lai Đây được xem như một thành phần quan trọng tạo nên động lực, kích thích sự sẵn lòng của cá nhân trong việc thực hiện hành động, nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ quan điểm cá nhân, các chuẩn mực xã hội và cảm nhận về kiểm soát hành vi của bản thân Ý định hành vi được xem là bước tiến quan trọng để thúc đẩy hành vi thực, và việc nghiên cứu ý định sẽ cung cấp những dự đoán chính xác về hành vi thực sự của con người (Ajzen, 1991)

Ý định là một dạng tâm trạng đặc biệt và mang tính chất gây ra các hành động Đây là động lực mạnh mẽ đằng sau sự kiên định hoặc sự nhiệt huyết của một cá nhân Ý định có những thuộc tính riêng biệt không giống với các trạng thái tâm lý khác, không bị giới hạn bởi thời gian và chia sẻ sự phụ thuộc vào bối cảnh mà ý định có để kích thích vào sự tò mò Vì các trạng thái tâm lý này tuân theo các quy luật nhân quả, nên không thể cam kết thực hiện một hành động cụ thể chỉ qua ý định mà không có sự hứa hẹn hoặc thỏa thuận rõ ràng

2.2 Các nghiên cứu

2.2.1 “ Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người Việt Nam, Trường hợp: MOMO Việt Nam, VASSAN AMMATTIKORKEAK OULU đại học khoa học ứng dụng kinh doanh quốc tế”:Nghiên cứu của Thuy Nguyen(2022)

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các biến số ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của MOMO tại Việt Nam, điều tra nhu cầu sử dụng Ví điện tử MOMO và xác định các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định sử dụng của từng khách hàng Như vậy, nó cung cấp nền tảng để các công ty cung cấp dịch vụ Ví điện tử nói chung và Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (công ty đứng sau ứng dụng Ví điện tử MOMO) hiểu rõ thị trường Ví điện tử và đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ lâu dài -tăng trưởng dài hạn của lĩnh vực thanh toán điện tử của Việt Nam

Trang 5

Những yếu tố độc lập này được xác định sau khi xem xét khoảng trống nghiên cứu và kiểm tra các phần lý thuyết liên quan cũng như nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu khác, cụ thể như sau:

H1: Cảm nhận về tính hữu ích tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử

MOMO tại Việt Nam

H2: Nhận thức về tính dễ sử dụng tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng Ví điện

tử MOMO tại Việt Nam

H3: Ảnh hưởng xã hội tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử MOMO

tại Việt Nam

H4: Tính di động ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử MOMO tại

Việt Nam

H5: Sự thuận tiện tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử MOMO tại

Việt Nam

Kết quả nghiên cứu: Tác giả của nghiên cứu đã chấp nhận giả thuyết đầu tiên, cho rằng nhận thức về tính hữu ích là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi Ngoài ra, tác giả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết thứ hai, trong đó cho rằng nhận thức về tính dễ sử dụng là yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử MOMO ở Việt Nam Ngoài ra, có ba giả thuyết bổ sung mà tác giả kết luận rằng dữ liệu ủng hộ và chúng tôi đi đến kết luận này vì kết quả ủng hộ các giả thuyết Ba lý thuyết này được

Trang 6

ký hiệu bằng số 3, 4 và 5 Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng Ảnh hưởng xã hội, Tính di động và Sự tiện lợi đều đóng vai trò trong việc áp dụng MOMO tại Việt Nam Để đưa ra một bản tóm tắt nhanh, tác giả đồng tình với các giả thuyết 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này cho thấy người dân có quan điểm mạnh mẽ và xem thanh toán di động là một công cụ hữu ích khi họ có quan điểm mạnh mẽ Kết quả là nó ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử

2.2.2 “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở thành phố Huế”: Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Trâm(2019)

Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về vị điện từ và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân(người tiêu dùng), bằng cách đo lượng, phân tích dữ liệu thu thập được về các nhân tố có khả năng ảnh hưởng nhất định đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân (người tiêu dùng) ở thành phố Huế, từ đó để xuất một số kiến nghị nhằm phát triển triển khai mở rộng tiềm năng của ví điện tử đến với người dân ở thành phố Huế

Tác già đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

H1: Hiệu quả kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử H2: Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hương cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử H3: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử H4: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử H5: Rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động thuận chiều đối với ý định sử dụng ví điện tử của người sử dụng ở thành phố Huế, trong đó “Điều kiện thuận lợi” có

Trang 7

tác động khá mạnh mẽ nên giữ vị trí đầu tiên, tiếp theo lần lượt thấp hơn là “Ảnh hưởng xã hội”, “Nỗ lực kỳ vọng” và “ Hiệu quả kỳ vọng” Yếu tố “Rủi ro cảm nhận” tác động ngược(không thuận chiều) đối với ý định sử dụng ví Các yếu tố trên giải thích được phần lớn ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở thành phố Huế Nghiên cứu này đóng vai trò là nguồn tham khảo vô cùng hữu ích đối với một số tổ chức đang cung cấp dịch vụ ví điện tử

2.2.3 “Nghiên cứu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử ở Việt Nam”: Nghiên cứu của Cuong Nguyen, Trang Nguyen, Thao Chan(2020)

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử MoMo của người tiêu dùng tại Việt Nam, nhằm nghiên cứu nhu cầu sử dụng Ví MoMo cũng như xác định các yếu tố và tác động của chúng đến ý định từ đó làm nền tảng cần thiết để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Ví điện tử nói chung và Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (công ty phát triển ứng dụng Ví MoMo) nói riêng có cái nhìn tổng quan về Ví điện tử thị trường và có thể đưa ra các giải pháp phù hợp giúp phát triển bền vững ngành thanh toán điện tử tại Việt Nam

H1: Nhận thức về hiệu quả sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng Ví điện tử

MoMo của người tiêu dùng

Trang 8

H2: Nhận thức về tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng Ví điện tử

MoMo của người tiêu dùng

H3: Tác động xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng Ví MoMo của người tiêu

Kết quả nghiên cứu Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng

đến ý định sử dụng Ví điện tử MoMo Trong đó, các yếu tố có tác động tích cực theo thứ tự, trong đó thứ nhất là nhận thức về hiệu quả sử dụng, thứ hai là Độ tin cậy nhận thức, thứ ba là Tác động xã hội, thứ tư là Chi phí cảm nhận, và thứ năm là nhận thức về tính dễ sử dụng Tất cả đều có tác động tích cực đến ý định sử dụng Ví MoMo của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng yếu tố giúp momo có thể phát triển hơn

2.2.4 “Ví điện tử- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng”: Nghiên cứu của Amit

Kumar Nag, Bhumiphat Gilitwala (2019)

Mục đích của nghiên cứu này là nhiều mặt Nó nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của chúng ta về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ví điện tử, cung cấp thông tin chi tiết theo ngữ cảnh cụ thể cho các bên liên quan ở Bangkok, Thái Lan và đóng góp vào diễn ngôn rộng hơn về hệ thống thanh toán kỹ thuật số và hành vi của người tiêu dùng Thông qua phân tích và giải thích thực nghiệm nghiêm ngặt, nghiên cứu nỗ lực đưa ra những hiểu biết có giá trị có thể giúp đưa ra quyết định chiến lược và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển liên tục của các dịch vụ Ví điện tử ở cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển

Giả thuyết 1: Nhận thức về sự hữu ích

Giả thuyết 2: Nhận thức về tính dễ sử dụng

Giả thuyết 3: Độ tin cậy về bảo mật/quyền riêng tư

Giả thuyết 4: Ảnh hưởng xã hội

Trang 9

Giả thuyết 5: Độ tin cậy

Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ví điện tử của các cá nhân ở Bangkok, Thái Lan Nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, độ tin cậy về bảo mật/quyền riêng tư, ảnh hưởng xã hội và độ tin cậy đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi của người dùng đối với việc áp dụng Ví điện tử Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết sâu sắc có thể hành động cho các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và nhà cung cấp Ví điện tử để xây dựng các chiến lược có mục tiêu nhằm thúc đẩy việc áp dụng và nâng cao trải nghiệm người dùng trong bối cảnh thanh toán kỹ thuật số

2.2.5 “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử: Thông tin chi tiết từ thanh niên ở Sylhet”: Nghiên cứu của Rebeka Sultana Chowdhury1 , Shraboni

Tarat2 (2023)

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử làm phương thức thanh toán của thanh niên ở Sylhet, Bangladesh Với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống thanh toán kỹ thuật số, việc hiểu các yếu tố quyết định việc áp dụng ví điện tử trong giới trẻ ở Sylhet có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử Bằng cách

Trang 10

tập trung vào ba khía cạnh quan trọng—sự hữu ích được nhận thức, tính dễ sử dụng được nhận thức, quyền riêng tư và bảo mật—nghiên cứu nhằm mục đích làm sáng tỏ tác động của chúng đối với ý định hành vi sử dụng ví điện tử

Giả thuyết 1: Nhận thức về tính hữu ích của Ví điện tử Giả thuyết 2: Nhận thức về sự dễ sử dụng của Ví điện tử

Giả thuyết 3: Quyền riêng tư và bảo mật của Ví điện tử

Những hiểu biết sâu sắc thu được từ nghiên cứu này đưa ra những quan điểm có giá trị về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của thanh niên ở Sylhet Bằng cách hiểu được tầm quan trọng của tính hữu ích được nhận thức, tính dễ sử dụng cũng như các mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật, các bên liên quan có thể điều chỉnh chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhóm nhân khẩu học này Thông qua nỗ lực hợp tác giữa các nhà cung cấp ví điện tử, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, Sylhet có thể đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi sang một xã hội không tiền mặt, khai thác tiềm năng biến đổi của công nghệ ví điện tử để đạt được tiến bộ kinh tế xã hội và hòa nhập tài chính

Trang 11

2.2.6 “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử làm phương thức thanh toán của thanh niên” Nghiên cứu của Malaysia Md Wasiul Karim (2020)

Trong những năm gần đây, bối cảnh giao dịch tài chính đã trải qua một sự thay đổi đáng chú ý đối với các phương thức không dùng tiền mặt, chủ yếu được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong công nghệ tài chính (fintech) Một trong những cải tiến đã trở nên phổ biến rộng rãi là ví điện tử, mang đến cho người tiêu dùng một giải pháp thay thế thuận tiện và an toàn cho các giao dịch dựa trên tiền mặt truyền thống Nghiên cứu này nhằm mục đích đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh niên Malaysia sử dụng ví điện tử như một phương thức thanh toán ưa thích, tận dụng Mô hình chấp nhận công

Trang 12

H3b: Nhận thức về tính dễ sử dụng sẽ có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử

H4: Quyền riêng tư và bảo mật sẽ có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử

Tóm lại, mặc dù nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của thanh niên Malaysia, nhưng điều cần thiết là phải nhận ra những hạn chế của nó và thận trọng khi khái quát hóa các phát hiện Bằng cách giải quyết những hạn chế đã xác định và dựa trên kết quả, các nhà nghiên cứu và các bên liên quan có thể nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của chúng ta về động lực áp dụng ví điện tử và góp phần phát triển các chiến lược hiệu quả để thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt ở Malaysia

2.3 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan được tham khảo trong bài

Dưới đây là bảng tổng hợp các nhân tố liên quan được sử dụng trong các nghiên cứu

liên quan

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nhân tố đã được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan

STT Nhân tố đã được kiểm định Nghiên cứu liên quan 1 Tính hữu ích Minh Thuy Nguyen (2022)

Amit Kumar Nag, Bhumiphat Gilitwala (2019)

Rebeka Sultana Chowdhury1, Shraboni Tarat2 (2023)

Malaysia Md Wasiul Karim (2020) 2 Tính dễ sử dụng Minh Thuy Nguyen (2022)

Cuong Nguyen, Trang Nguyen, Thao

Malaysia Md Wasiul Karim (2020) 3 Ảnh hưởng xã hội Minh Thuy Nguyen (2022)

Trần Thị Khánh Trâm (2019)

Cuong Nguyen, Trang Nguyen, Thao Chan (2020)

Trang 13

Amit Kumar Nag, Bhumiphat Gilitwala (2019)

4 Tính di động Minh Thuy Nguyen (2022) 5 Sự thuận tiện Minh Thuy Nguyen (2022) 6 Hiệu quả kỳ vọng Trần Thị Khánh Trâm (2019)

13 Độ tin cậy về bảo mật/quyền

riêng tư Amit Kumar Nag, Bhumiphat Gilitwala (2019) Rebeka Sultana Chowdhury1, Shraboni Tarat2 (2023)

Malaysia Md Wasiul Karim (2020) 14 Ý định hành vi sử dụng Malaysia Md Wasiul Karim (2020)

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Do có sự tương đồng về mục đích nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử nên nhóm 04 quyết định kế thừa và phát triển đề tài của nhóm từ Nghiên cứu “Ví điện tử- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng” của Amit Kumar Nag, Bhumiphat Gilitwala (2019) Tuy nhiên, Nhóm 04 cũng bổ sung thêm 1 nhân tố độc lập được đề cập ở các nghiên cứu liên quan khác là (6) sự thuận tiện để chúng ta có được sự nhìn nhận rõ nét hơn về ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên hiện nay Thông qua đó, nhóm đã phát triển giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu như sau:

2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu

Ngày đăng: 01/04/2024, 21:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w