1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

NGUYÊN VĂN CHUNG

PHÁP LUAT VE BẢO VE TO QUOC VIỆT NAM HIEN NAY

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN VĂN CHUNG

PHAP LUAT VE BAO VE TO QUOC VIET NAM HIEN NAY

LUAN VAN THAC SI LUAT HOCChuyên ngành: Ly luận va lịch sử nhà nước & pháp luậtMã số: 8380106

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Năm

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu khoa học này là của bản thân tôi Công

trình nghiên cứu này chưa được công bố ở bat cứ đâu Số liệu, kết quả nghiên cứutrung thực, có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đầy đủ đúng quy định.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn này.

Hà Nội, ngày 28 thang 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Chung

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng cảm on tới các thầy, các cô của Trường Đại học Luật HàNội, nhất là thầy, cô giáo Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước và Phòng Đào tạo

sau đại học đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và giúp đỡ Tôi rất nhiều trongquá trình đào tạo thạc sỹ Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thay giáo, Tiến sỹ

Nguyễn Văn Năm, Trưởng Bộ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, Khoa Pháp

luật hành chính - nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ

tận tình dé Tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 nam 2023

Tác gia luận van

Nguyễn Văn Chung

Trang 5

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT 2- 2s << s£©s£©s£EsEs£Ss£ss£ssSseEseEsexsessesseseeMO ĐẦU 5-5499 47.7.3013 0718071447744 0794079407244 7741 72410791 02041002410 11 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai cece cece 6 + S1 SE 2123121 11 11 1E treo |2 Tình hình nghiên cứu dé tài ¿+ + +s E23 9125 51 E53 5115 5121111111111 tre 1

3 Co sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - -‹ -«-<« + 2

4 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu - +2 s +2 £+x+2£+z£+z£zsczxce2 24.1 Đối tượng nghiÊH CỨM +52 St EE*E‡EEEEEEEEEEEEEEE11211111112111111111112111111.111 1 re 2

lui? REA "VI FRESE BHENHuan semana een a SORA OREM ts EATERIES 2 OES MESENEDD OT ENEACOME TER 485-188 2

4.3 Muc Bich ghién 10 n ẻ —HAg)ậạạậ Ô.ÔỎ 3

5 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU .- c c1 eee e ce eeeeeseeeeeaeeeeeeaeeeeeaeeeeeseneeesaeeeaaaees 3

6 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài ¿+ ccc 2s S 1S 2E re 37 Kết cầu của luận VAN LH Q2 S1 1120111011111 1 1111111111011 111 1111111111111 ngay 3CHƯƠNG 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHAP LUẬT BẢO VỆ TO QUOC

NILETTT TAM cessnernessscne nce ee crs SD EE NE STE TES SO LARS 4

1.1 Khái niệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam -cc s2 41.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 71.2.1 Khái niệm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt N'WIH - << <1 E3 ££ks 71.2.2 Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt NqI - 5< < <5 < <2 101.2.3 Vai trò của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Ndim - 5-5 SSccEc+t+eeteed 121.3 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc, nội dung, hình thức của pháp luậtvề bảo vệ Tổ quốc Viet Nam hién nay 7 131.3.1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ TỔ qué0Crrseecsscecsscsseevssvssseesesseseseeees 131.3.2 Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc - 5< s55: 141.3.3 Nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt NAM - 25252525552 161.3.4 Hình thức của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Naim - 2-52 5s+c+e+c+cetsd 181.3.5 Nội dung của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt NaMm -.- 2 2©25252+5+£+£+s2 191.4 Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt

]Nam LH nu nọ nọ gi nh 20

J "I1 1.208 6Ẽ6ỄNnNố6 M.U 32

1.4.2 Tính thong nhất và đồng ĐỘ ¿- + + Sk+SSEÉE+EEEEEEEEEEEEEEEEE111121111111111 1111 32

Trang 6

Leh, TU (UIT UIT, TAUPE INE ces nnanannriititBRi toUXNGDUESDGHLEDE m8 STOUT WEN BORER TS 0080018070988 SE 33

1.4.5 Tinh gon nhe va ổn định tương AO ececcccccscssscsvsvsvevsvsvsvssesssesssssssssssssesesesesesescssacacavsves 341.4.6 Tinh hài hòa, cân bằng lợi ÍCH + ++Se++Sk+E+ESEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkee 34

LAT, ẤT Thư Số (ưNG THÁNH: WGP x exe sasccus cen 0x3 th sạn hi 48 Ga NAG AS TOES CATON 0583 34

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng pháp luật bảo vệ Tổ quốc Việt Nam - 341.5.1 Đường lỗi chính sách của Đảng, - cckEE SE k SE re 341.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của đất HƯỚC cecccccecccececccsccecececscecsecerscersceuseceseeses 351.5.3 Lịch sử, truyền thong AGN tC - 5-52 SE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEE11E1121111111121121 1121 1Xe 361.5.4 Yếu tô quốc tế, yếu tố thời đỄqỉ - ¿55t SE EEEEEE121211212111111111121 12c 36

1.5.5 Năng lực, trình độ ky thuật, tính chuyên nghiệp và ý chi cua bộ may xáy dựng pháp

/72 0P 37

KET LUẬN CHƯNG l 2 <5 << s£ SE sEsEE£EsES£EsESEEEsESEsEseEEsesersrsesee 38CHUONG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN, THUC TRẠNG PHÁPLUAT BAO VE TO QUOC VIỆT NAM HIEN NA.Y 5-5° 552 ses<csecses 392.1 Quá trình hình thành va phát triển của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Namtừ năm 1945 đến nay - c - S122 123111113111 11 5111111111 1115101111 11 1x HH rệt 392.2 Thực trạng của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay 432.2.1 Thực trạng hình thức pháp luật bảo vệ Tổ quốc hiện nay . 2-5-5252: 432.2.2 Thực trạng nội dung pháp luật về bảo vệ Tổ quốc hiện na -s- 2555: 462.3 Đánh giá thực trang của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 59P1 ốn 6n nốốốốốốỐố.ỐẦ.Ầ 592.3.2 Về tính thông nhất, đồng bỘ c sESkE SE SE SE SE TT HH rưệt 602.3.3 Về tính phù hợp, khả thi - c5 SE 11 5115115115115 11 1151111 1 trệt 602.3.4 Về tinh công khai, Minh ĐẠCHH «c6 38%18833 118313 1113811191111 81 111 1111 £rry 6l2.3.5 Về tinh gon nhẹ và ổn định tương AOL coccccccccccscssescscsescscscsvsvsvsvsvsvsvsusvsvstsustescseaeseees 612.3.6 Về tinh hài hòa, cân bằng lợi ICN cececescecccescesessessesessessssessessessssssessesvessssssessseesseeesee 622.4 Nguyên nhân thực trạng của pháp luật bảo vệ Tổ quốc hiện nay 62KET LUAN 09:10/9) 16220177 64CHUONG 3 QUAN DIEM, GIẢI PHÁP HOÀN THIEN HE THONG PHÁP LUẬTVE BẢO VE TO QUOC VIỆT NAM HIEN NAY 5- 5 5-5° <cses<csesesseses 653.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ Tổ quốc hiện nay 2 - 2 +- 65

Trang 7

quyên, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc lêntrrÊH HT - St SEkEEE*EEEEEEEEEEEEEEEEETEE111111111111111111111111E11T11 E111 1111101111 tke 653.1.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ Tổ quốc phải gắn với yêu cau xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp và foàn đÌiỆP - 663.1.3 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ Tổ quốc phải đảm bảo tính kế thừa, phù hợpđiều kiện thực tiễn Viet NGHH SE EE20 1511111111111 51111111 1111111111111 key 663.1.4 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ TỔ quốc phải phù hop với xu hướng hợp tác, cùng

phái triên giữa các quốc gia trong khu vực và trên thê giới, tạo cơ sở vững chắc, đồng bộ

để phòng ngừa, xử lý các vấn dé phức tạp liên quan đến quốc phòng, an ninh 673.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ Tổ quốc hiện nay 673.2.1 Thể chế hóa đây đủ quan điểm, chủ trương, đường lỗi của Đảng về bảo vệ3.2.2 Ra soát, hệ thống hóa các quy định về bảo vệ Tổ quốc hiện hành, dam bảo tinhthống nhất, dong bộ, của hệ thong pháp luật về bảo vệ TỔ qMỐC - 5-5252 5s+5s+se‡ 70

3.2.3 Xác định trúng các nội dung cụ thé của pháp luật về bảo vệ Tô quốc can sua doi,

bồ sung đề hoàn thiện Kip thời - «+ Set Sk*EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E1E1211111111111111 E111 tk 71KET LUẬN CHƯNG3 uicsscscssssssssssessssescessssesssssssessssesssssssesssssssssssessssssessssessssnseessssesees 83KET 10.907775 84DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5° 5° 5° s s£ss£ss£ss£ss£sexsessessese 85

Trang 8

An ninh quốc gia

An ninh trật tựBảo vệ Tổ quốc

Pháp luật quốc tếQuy phạm pháp luật

Trật tự an toàn xã hộiTó tụng hình sựVăn bản pháp luậtXã hội chủ nghĩa

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong lịch sử, ông cha ta đã nhận thức được mối quan hệ giữa dựng nước

phải đi đôi với giữ nước Kế thừa và phát huy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luônxác định xây dựng Tổ quốc và BVTQ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạngViệt Nam, có mối quan hệ biện chứng, mang tính quy luật Dang khang định: “Mốiquan hệ giữa xây dựng và BVTQ là mối quan hệ cơ bản, xuyên suốt sự nghiệp đôi

mới, phát triển đất nước”.

Trong bối cảnh tình hình thé giới, khu vực ngày càng có nhiều diễn biến

phức tạp tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích ANQG Việt Nam Cạnh tranhMỹ - Trung ngày càng gay gắt, Việt Nam đang trở thành địa bàn cạnh tranh chiếnlược, bị các nước lớn lôi kéo, tác động, gây ảnh hưởng Tranh chấp biển Đôngngày càng diễn ra gay gắt, phức tạp, đe dọa ANQG Việt Nam Các loại an ninh phi

truyền thống (kinh tế, môi trường, năng lượng, lương thực, dịch bệnh, truyền

thông, mạng ) đang tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó,các thế lực thù địch, tổ chức phản động trong và ngoài nước tiếp tục các hoạt độngchống phá, có chiều hướng ngày càng phức tạp và tinh vi Tình hình đó, đã và đangđặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức mới đối với nhiệm vụ BVTQ; đòi hỏi ViệtNam cần có hệ thống pháp luật về BVTQ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới,phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trỊ, sức mạnh củanhân dân, tiềm năng của đất nước.

Nhận thức rõ điều đó, tác giả thấy việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảovệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết và có ý nghĩa, góp phần xây dựng

những luận cứ khoa học dé Dang tiép tuc hoan thién chu truong, duong 16i chinh

sách về BVTQ, Nha nước tang cường công tác quản ly nhà nước về quốc phòng,

an ninh, đáp ứng yêu câu, nhiệm vụ trong tình hình mới.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo tìm hiểu của tác giả, dưới góc độ khoa học pháp lý chưa có công trình

nao nghiên cứu day đủ về dé tài “Pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay”.Nhưng cũng có một sô tài liệu, công trình nghiên cứu gân gũi với đê tài như: Luận

Trang 10

văn thạc sĩ “Chức năng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn

Thị Huyền Trang: Luận án tiến sĩ “Chức năng của cảnh sát biển” của tác giả

Nguyễn Quốc Khanh;

Ngoài ra còn một số nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành:

+ “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và BVTQ ViệtNam trong tình hình mới” của tác giả Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hươngtrên Tạp chí Nghé luật, số tháng 8 năm 2015;

+ “Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ” củaNguyễn Văn Thật, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 314, 3/2022;

+ “Định hướng và kiểm soát thông tin góp phần BVTQ trên không gian

mạng” của Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

+ “Công tác đối ngoại và nhiệm vụ BVTQ trong công cuộc đổi mới ở ViệtNam” của Trịnh Thị Hoa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2015;

+ “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về BVTQ XHCN trong thờikỳ đối mới” của Trần Quốc Dương, Tạp chí điện tử Cộng sản.

Tuy nhiên, các công trình tài liệu trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá

chung, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, day

đủ về pháp luật BVTQ Việt Nam hiện nay Vi vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ

thong “pháp luật BVTQ Việt Nam hiện nay” là một đòi hỏi cấp thiết.3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin; dựa vào Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi

mới Ngoài ra, công trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp: tổng hop,

thống kê, so sánh, phân tích, xã hội học

4 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống pháp luật Việt Nam về BVTQ

4.2 Pham vi nghién cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian của luận văn là pháp luật về BVTQ ở

Việt Nam Về thời gian, luận văn được nghiên cứu khi hình thành các quy địnhpháp luật về BVTQ từ năm 1945 cho đến nay.

Trang 11

Mục đích góp phần hệ thống hóa, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất, khả

thi, công khai, minh bạch của pháp luật BVTQ Việt Nam, góp phần xây dựng

thành công và bảo vệ vững chắc Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân,đo dân và vì dân.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhiệm vụ sau:

Một là, phân tích lam sáng tỏ một số van đề lý luận về pháp luật BVTQ ViệtNam trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về

BVTQ Việt Nam hiện nay.

Ba là, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật vềBVTQ Việt Nam.

6 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu dé tài sẽ bổ sung những vấn dé lý luận về pháp luậtBVTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu khoa học này sẽ góp phan củng cố cơ sở

khoa học để Đảng và Nhà nước hoàn thiện chủ trương, đường lối chính sách, phápluật về BVTQ

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượcchia thành 03 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về pháp luật BVTQ Việt Nam

Chương 2 Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về BVTQ

Việt Nam hiện nay

Chương 3 Quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVTQViệt Nam hiện nay

Trang 12

CHUONG 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬNVE PHAP LUAT BAO VE TO QUOC VIET NAM

1.1 Khái niệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Trước Cách mạng Tháng Mười của Nga năm 1917, C Mác và Ph Angghen

chưa đề cập van đề BVTQ trong học thuyết của mình Nhưng sau khi Cách mạng

Tháng Mười Nga thành công, ra đời Nhà nước XHCN dau tiên, van đề BVTQ, bao

vệ chế độ đã được đặt ra một cách cấp thiết Quan điểm của V I Lenin “chung ta

phải có một thái độ nghiêm túc doi với van dé khả năng quốc phòng va doi với vandé chuẩn bị chiến dau của nước nhà”' BVTQ không phải chỉ khi có chiến tranhmà cần phải chuẩn bị nghiêm túc ngay trong thời bình, sẵn sàng giành thế chủ

động trong mọi tình huống với phương châm kết hợp chặt chẽ giữa sự nghiệp xây

dựng và BVTQ.

Ngày nay, xu hướng hợp tác, hòa bình và phát triển van là xu hướng chủ đạocủa các nước trên thế giới Tuy nhiên, cạnh tranh, xung đột tại các “điểm nóng” vẫntiếp tục diễn ra, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, khiến kinh tế thế giới giảm tốc, gia

tăng lạm phát, khủng hoảng chính trị diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới như Trung

Đông, châu Phi tác động đến lợi ích ANQG Việt Nam Là một quốc gia có vi trí địachính trị đặc biệt quan trọng của khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ quan trọng của

hàng hải quốc tế Tranh chấp Biển Đông ngày càng gay gắt, nguy cơ va chạm trên

thực địa ngày càng hiện hữu Dang ta đã nhận định: “7ranh chấp chủ quyên lãnhthổ, chủ quyên biển, đảo diễn ra căng thang, phức tạp, quyết liệt hơn Biển Đôngcủa Việt Nam dang đứng trước thách thức, tự do hàng hải, hòa bình, ổn định trênBiển Đông bị de dọa, nguy cơ xung đột giữa các nước lớn thường xuyên xảy ra”.Việt Nam đối mặt với nguy cơ trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng, cạnh tranhchiến lược giữa các nước lớn, nhằm lôi kéo, gây sức ép đối với Việt Nam trên các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa Những thách thức an ninh

truyền thống và an ninh phi truyền thống trên thế giới ngày càng tăng, khủng hoảng

' V.I Lenin toàn tập, NXB tiến bộ, Matxcova, 1978 T.35, tr480_

; * Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, tap 1, Nxb Chính

trị Quôc gia - Sự thật, H.2021, tr 107.

Trang 13

lương thực, khủng hoảng thông tin, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng đe dọatất cả các nước trên thế giới, đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp đồng bộ giải quyết của nhiềunước trên thế giới Bên cạnh đó, các tô chức phản động lưu vong, cơ hội chính trịtrong và ngoài nước thường xuyên móc nối, lôi kéo, tập hợp lực lượng dé chống phaĐảng va Nhà nước, phá hoại hòa bình và ôn định của nhân dân; vu cáo làm mắt hìnhảnh, uy tín của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Chính vi thế, BVTQ không chỉ bảo vệ độc lập, chủ quyên, toàn vẹn lãnh thé

mà còn phải bảo vệ thể chế chính trị, văn hóa, dân tộc BVTQ cần được quan tâm

ngay từ khi đất nước còn chưa lâm nguy, BVTQ là nhiệm vụ thường xuyên, liên

tục Cương lĩnh chính tri của Dang Cộng sản Việt Nam khẳng định: “mực tiéu,

nhiệm vụ chiến lược về quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyên, thong nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhândân và chế độ XHCN, giữ vững hoa bình, ồn định chính trị, bảo đảm ANQG vàTTATXH, chủ động ngăn chặn, làm thất bai mọi âm mưu và hành động chong phácủa các thé lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, số cơ hội chính trị trong vàngoài nước đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”` Đồng chí Tô Lâm, Ủyviên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã nói “BVTO trong thời bình không chỉlà chống lại hoạt động xâm lược của kẻ địch từ bên ngoài, mà con phải đặc biệtchăm lo xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó với những thủ đoạn, hoạt độngphi vũ trang của dich”.

Xây dựng quốc gia giàu mạnh chính là tạo tiềm lực dé BVTQ, ngược lại

BVTQ vững chắc chính là tạo môi trường hòa bình, ôn định dé đất nước phát triển.

Chúng ta phải luôn luôn quán triệt phương châm: giữ nước từ khi nước chưa nguy,

BVTQ từ sớm, từ xa, luôn luôn cảnh giác, thực hiện ngăn ngừa và đây lùi nguy cơ

xung đột và chiến tranh, không dé bị động trước mọi tình huống Doi hỏi Dang và

Nhà nước luôn nêu cao tình thần cảnh giác, chủ động xây dựng hệ thống pháp luật

bảo vệ Tô quôc; xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, tiêm lực quân sự đủ mạnh

3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,

2011, tr 81 - 82.

* Thanh Hà, “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi chưa nguy”, Báo Nhân dân, ngày

07/6/2023.

Trang 14

răn đe và đủ khả năng phòng thủ để bảo vệ đất nước Chính vì vậy Đại hội Đảnglần thứ XIII đã tiếp tục khang định những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ BVTQ

Việt Nam XHCN trong tình hình mới: “Phá huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hop của

toàn dán tộc, của cả hệ thong chinh tri, tranh thi toi da su dong tình, ung hộ cuacộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì dau tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyên, thong nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhán

dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nên văn hóa dân tộc; giữ vữngmoi trường hoa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.

Trong bối cảnh, Việt Nam đang tăng cường hợp tác quốc tế, nền kinh tế cóđộ mở lớn, đối mặt với nhiều nguy co tiém tang, do vay nhiệm vu BVTQ càng trở

nên cấp thiết hơn bao giờ hết, cần đáp ứng những yêu cầu cu thé sau:

Thứ nhất, BVTQ là bảo vệ quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhândân và chế độ XHCN, giữ vững hòa bình, 6n định; đảm bảo ANQG, TTATXH,

môi trường phát triển kinh tế, xã hội, lay con người làm trọng tâm.

Thứ hai, BVTQ là luôn luôn chủ động ngăn ngừa, ngăn chặn các nguy cơchiến tranh, xung đột từ xa, từ sớm; phát hiện sớm, không dé nhân tố bat lợi tácđộng tiêu cực đến sự ôn định, phát triển của đất nước Lay công tác phòng, chống

tham nhũng, tiêu cực làm bước đột phá dé xây dung và bảo vệ đất nước.

Thứ ba, BVTQ cần tiếp tục thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập,tự lực, tự cường, đa phương hóa, đa dạng hóa với tất cả các đối tác trên thế ĐIỚI;

kiên trì chính sách bốn “không”; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,

sâu rộng; là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tranh thủ sự ủng hộcủa tất cả các nước, các tổ chức quốc tế Các tranh chấp, bất đồng phải giải quyếtbăng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế Không dé xảy ra xung đột,

chiến tranh biên ĐIỚI, biên, đảo, chiến tranh mạng, bạo loạn, khủng bó, nhất là hìnhthành tô chức chính trị đối lập ở trong nước.

Thi tư, Dang Cộng sản Việt Nam chỉ rõ phải biết kết hop đấu tranh vũ trang

và phi vũ trang để BVTQ Xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ, chính quy, hiện” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021.

Trang 15

đại, trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nòng cốt cho sự nghiệpBVTQ Đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất

bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá chế độ, chống phá Nhà nước XHCN Việt

Nam của các thế lực thù địch, t6 chức phản động lưu vong, số cơ hội chính tri;không dé bi động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Thư năm, tăng cường, phát huy sức mạnh tông hợp của cả hệ thong chính

trị, phát huy cao nhất mọi tiềm năng của đất nước, nhất là vai trò của nhân dân

trong BVTQ Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh chống lại ngoại xâm,

chống lại kẻ thù có sức mạnh lớn hơn gap nhiều lần nhưng với tinh thần yêu nước,

không chịu khuất phục trước kẻ thù, tập hợp được sức mạnh đoàn kết của tất cả hệthống chính trị, dân tộc Việt Nam luôn giữ được độc lập, tự do Nghị quyết củaĐảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khăng định sức mạnh BVTQ là sức mạnh tổng

hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời song

xã hội và của các lực lượng: kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế,

nhưng suy cho cùng sức mạnh của nhân dân mới là cốt lõi Đảng và Nhà nước luônxác định sức mạnh của nhân dân là yếu tố quyết định cho sự nghiệp BVTQ, phanánh đúng bản chất chế độ XHCN Việt Nam, là nhà nước của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân; tăng cường sự đồng thuận của nhân dân đối với Đảng và Nhànước trong bôi cảnh tác động trong - ngoài diễn biến ngày càng phức tạp.

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam1.2.1 Khái niệm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Ở Việt Nam, sau khi chính quyền mới được thiết lập ngày 02/9/1945, nhànước đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp

luật về BVTQ, giữ vi tri, vai trò quan trọng, hang dau, có ôn định chính tri thì mới

có hào bình và phát triển Trải qua các giai đoạn kháng chiến, kiến quốc, hệ thống

pháp luật nói chung, pháp luật về BVTQ nói riêng càng ngày càng được củng cố,

hoàn thiện cả về nội dung và hình thức Đặc biệt, từ sau đôi mới năm 1986 đếnnay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã xây dựng được hệ thống

pháp luật khá đầy đủ và đồng bộ trên hầu hết các lĩnh vực Sau khi Hiến pháp năm

2013 ra đời là giai đoạn hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện

Trang 16

nhất từ trước tới nay Tư tưởng chủ đạo là xây dựng và bảo vệ đất nước độc lập,hòa bình, tự chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thé; xây dựng nên kinh tế độc lập tựchủ, phát huy nội lực, hợp tác quốc té, gan bó chặt chẽ van hóa, tiễn bộ và côngbăng xã hội, bảo vệ môi trường, tiếp tục tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước” và xây dựng “nén kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với da sởhữu, da thành phần kinh tế”” Đến nay, Việt Nam đã được nhiều nước công nhận lànền kinh tế thi trường, nôi bật là Ca-na-đa, Nhật Ban, Úc và nhiều nước đang

hoàn thiện thủ tục công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam trong thời giantới Chính vì vậy, dé theo kịp với tình hình đổi mới, hệ thống pháp luật Việt Nam

cũng đang tích cực thay đôi và hoàn thiện dé phục vụ hai mục tiêu chiến lược xâydựng và BVTQ; xây dựng nhà nước kiến tạo XHCN, với hành lang pháp lý tạođiều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới trên tất cả các lĩnh vực anninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị và văn hóa.

Trong bất cứ thời điểm nào, bên cạnh chủ trương đảm bảo ôn định và thúcđây xã hội phát triển thì mục tiêu bảo vệ Tổ quốc luôn xác định là nhiệm vụ hàng

đầu, quan trọng bậc nhất Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

điều chỉnh kinh tế, văn hóa, xã hội thì nhà nước luôn phải chú trọng xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về BVTQ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năngBVTQ của nhà nước, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động củacá nhân và xã hội trong việc tham gia BVTQ Hoạt động BVTQ không chỉ gắn vớinhà nước mà đương nhiên là nhiệm vụ của toàn xã hội, của tất cả mọi công dân, tôchức mang quốc tịch Việt Nam Pháp luật về BVTQ không chỉ quy định tổ chức vàhoạt động của các cơ quan có chức năng BVTQ mà còn quy định nghĩa vụ, trách

nhiệm BVTQ của mọi cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt Nam Pháp luậtBVTQ không chỉ quy định về các vấn đề liên quan trực tiếp đến các vấn đề quốc

phòng, phòng thủ mà còn là cơ sở để thúc đây các hoạt động kinh tế - xã hội pháttriển, tạo lập những đảm bảo về vật chất, tinh thần quan trọng cho công cuộc

BVTQ Đồng thời, pháp luật về BVTQ còn tạo nên tảng pháp lý vững chắc cho

° Điều 50 Hiến pháp năm 2013.7 Điều 51 Hiến pháp năm 2013.

Trang 17

việc kiến tạo môi trường đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và

các quốc gia khác cũng như các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, thốngnhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, các bên bình đăng và cùng cólợi, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để BVTQ từ sớm, từ xa.

Cũng như các bộ phận khác cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, phápluật về BVTQ là một lĩnh vực pháp luật, bao gom tong thé các quy tắc xử sự do

nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên

một lĩnh vực cụ thé nào đó Khoa học pháp ly đã chứng tỏ rang pháp luật là hệ

thống quy tắc ứng xử, gắn liền với nhà nước, được hình thành nên bởi nhà nước và

được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhà nước, trong đó quantrọng nhất là biện pháp cưỡng chế nhà nước Cũng như các lĩnh vực pháp luật

khác, pháp luật về BVTQ không phải do nhà nước sáng tác ra, nó là kết quả của

quá trình nhà nước nhận thức, phản ánh nhu cầu, đòi hỏi của đời song xã hội về

BVTQ Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, xuất phát từ khảnăng và điều kiện của đất nước, xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, nhà nước từng

bước xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về BVTQ, tạo thé chế day đủcho hoạt động của nhà nước và toàn xã hội trong việc bảo vệ vững chắc và xâydựng Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Pháp luật về BVTQ là tổng thé các quy tắc ứng xử điều chỉnh những hành vicụ thé nhằm hướng hoạt động của toàn xã hội đến việc bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam Có thê thấy, pháp luật về BVTQ không phải là một lĩnh vực pháp luậtđộc lập, riêng biệt, chỉ bao gồm các quy định về hoạt động chống chiến tranh xâmlược từ bên ngoài mà còn bao gồm các quy định liên quan đến các lĩnh vực hoạt

động khác của xã hội, bởi vì BVTQ luôn liên quan đến tất cả các mặt hoạt động

kinh tế-xã hội của đất nước Pháp luật về BVTQ luôn gắn liền mục tiêu BVTQ với

giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của quốc gia, đảm bao cho đất nước có ồn

định, trật tự và ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội Phápluật về BVTQ không chỉ bao gồm các quy định nhằm chống sự xâm lược từ bên

ngoài băng quân sự mà còn bao gôm các quy định bảo vệ nên kinh tê, văn hóa, xã

Trang 18

hội Đó còn là các quy định về chống diễn biến hòa bình, đảm bảo độc lập, tự chủvề kinh tế, văn hóa, xã hội.

Pháp luật về BVTQ được hình thành từ nhiều chế định pháp luật khác nhau,

trong đó có thé kế đến một số chế định như chế định quốc phòng; chế định an

ninnh quốc gia; chế định nghĩa vụ quân sự; chế định sĩ quan; chế định hạ sĩ quan,binh sĩ; chế định quân nhân chuyên nghiệp; chế định công nghiệp quốc phòng, anninh; chế định dự bị, động viên; chế định phòng thủ dân sự

Từ những phân tích trên đây, có thé hiểu, pháp luật về BVTQ Việt Nam là:

“tổng thể các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện đểđiều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội hướng đến mục tiêu bảo vệ vữngchắc Tổ quốc, dong thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ kiến taophát triển trên tất cả các lĩnh vực ”.

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt NamPháp luật về BVTQ Việt Nam hiện nay có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về BVTQ ngoài việc tập trung vào phát triển lực lượngvũ trang và lĩnh vực quân sự; còn cần điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quân sự, an ninh và đối ngoại Pháp luật về BVTQ

không tồn tại độc lập mà xuyên suốt, kết hợp một cách chặt chẽ với các quy địnhpháp luật của tất cả các lĩnh vực khác của Nhà nước Sự kết hợp đó thể hiện tínhđồng bộ của pháp luật, trong chỉ đạo chiến lược, trong hệ thống pháp luật, trongtừng chủ trương, chính sách cụ thê, trong mối quan hệ giữa các ngành, các cấp, cáclĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội.

Thứ hai, pháp luật về BVTQ vừa công khai vừa bí mật trong tổ chức thựchiện Dau tranh trên lĩnh vực quốc phòng BVTQ, đề phòng và chống kẻ thù xâm

lược có tính đối kháng cao đòi hỏi hệ thống pháp luật BVTQ phải được tiến hànhmột cách tập trung, thống nhất và giữ bí mật cao Nhiều vấn đề đặc biệt nhạy cảm

liên quan quốc phòng, an ninh phải tuyệt đối được bảo vệ bí mật nghiêm ngặt tránhsự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, cơ hội chính trịtrong và ngoài nước Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề liên quan đến pháp luậtBVTQ đều là bí mật Có thé bi mật về chủ trương, đường lỗi về BVTQ, nhưng van

phải được cụ thể hóa thành quyền và nghĩa vụ của nhân dân để tranh thủ sự ủng hộ,

Trang 19

phát huy va tập trung được sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp BVTQ Chính vi

thế, pháp luật về BVTQ của Việt Nam luôn xác định quan điểm “lấy dân làm gốc”;

càng được nhân dân ủng hộ thì sức mạnh BVTQ càng lớn.

Thứ ba, pháp luật BVTQ lay việc hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng - an ninhlàm nòng cốt Mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và BVTQ luôn luôn gắn bómật thiết BVTQ dé bảo đảm môi trường phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn

hóa, kết hợp kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế là kết hợp xây dựng và

BVTQ tốt nhất Lay BVTQ dé tạo môi trường phát triển kinh tế; lấy tiềm lực kinhtế làm sức mạnh mềm để BVTQ Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam đãkhăng định tiếp tục tăng cường xây dựng tiềm lực và sức mạnh quốc phòng của đất

nước; phát huy hiệu quả các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế,

nghiên cứu mở rộng trên các địa bàn chiến lược, ở các vùng sâu, vùng xa, biênĐIỚI, biển đảo; xây dựng, đôi mới cơ cấu, cơ chế chỉ đạo tô chức xây dựng theohướng vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vu dân sinh; giữ vững định hướng nênkinh tế XHCN.

Thứ tw, pháp luật về BVTQ lay trong tâm dựa vào sức mạnh của nhân dân làchủ yếu Trong sự phát triển đất nước của lịch sử nhân loại, mọi quốc gia đều rấtquan tâm tới sức mạnh quốc phòng, tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể mà mỗi

nước lại xác định nguồn sức mạnh đó khác nhau Có quốc gia dựa vào quân đông,

vũ khí tốt; có quốc gia dựa vào sông sâu, núi hiểm, thành lũy kiên cố Việt Namta, là một nước nghèo, xã hội chưa phát triển, nên nước ta xác định nhân dân lànguồn sức mạnh nòng cốt Đó cũng chính là điểm khác biệt cơ bản trong quá trìnhthực hiện chức năng BVTQ của Nhà nước Việt Nam với các nhà nước khác trênthé giới Hệ thống pháp luật BVTQ Việt Nam được xây dựng với phương châm

dựa vào sức dân, tất cả nhờ nhân dân, vì nhân dân Đã nhiều lần Chủ tịch Hồ ChíMinh nhắn mạnh: “Bao nhiêu quyên hạn déu của dân Bao nhiễu lợi ích déu vì

dân, bao nhiêu lực lượng déu nơi dân ”.

Ngày nay, Đảng ta đã phát triển các tư tưởng ấy, xây dựng thành hệ thông

các quan điểm về đường lối quốc phòng toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân

BVTQ trong thời kỳ mới Trên cơ sở đường lỗi của Dang, dé thực hiện chức năng

Trang 20

BVTQ, Nhà nước đã thé chế hóa thành chính sách và pháp luật quốc phòng anninh BVTQ với trọng tâm dựa vào sức mạnh của toàn dân.

1.2.3 Vai trò của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Vai trò của pháp luật về BVTQ thê hiện ở những mặt cơ bản sau:

Đối với Nhà nước, thông qua pháp luật về BVTQ, Nhà nước tập hợp được sứcmạnh của toàn bộ hệ thống chính tri, phát huy sức mạnh của toàn dân thông qua việc

quy định thâm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhận, mối quan hệ

giữa các cá nhân, tổ chức này trong sự nghiệp BVTQ Trong quá trình tổ chức thực

hiện pháp luật về BVTQ, lực lượng chức năng có thể thực hiện không đúng, không

day đủ, kịp thời các quy định của pháp luật, các cơ quan, tổ chức có thâm quyên sẽtiễn hành kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng chức năng trong việc BVTQ,làm cho hoạt động này tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Đối với quốc gia, việc xây dựng và thực hiện tốt pháp luật về BVTQ gópphần vào việc bảo vệ quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ; bảo vệ vững chắcsự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân và chế độ XHCN Đối với xã hội,thông qua các quy định của pháp luật về BVTQ, Nhà nước kêu gọi các nguồn lực

xã hội nhằm thực hiện chức năng BVTQ Nâng cao giám sát của xã hội trong thực

hiện các quy định của pháp luật về BVTQ góp phần nâng cao trách nhiệm của cáccơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước trong bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đối với quốc tế, pháp luật về BVTQ góp phần thiết lập, phát triển quan hệhợp tác quốc tế nhằm thúc đây bảo đảm quốc phòng, an ninh Thông qua hợp tácvà tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia và tổ chức quốc tế, sẽ có thêmnguồn lực đáp ứng nhu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ; góp

phân nâng cao uy tín của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Đối với hệ thống pháp luật, tiếp thu quy định từ các điều ước quốc tế góp

phần làm cho pháp luật về BVTQ nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam nói

chung được đồng bộ và hoàn thiện hơn Trong bối cảnh Việt Nam tích cực thúcđây hội nhập quốc tế, quy định của các điều ước quốc tế ngày càng có tính bắtbuộc đối với mỗi quốc gia Quá trình hội nhập, cũng làm phát sinh và thanh loại

nhiều quan hệ xã hội là tàn tích của nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao

Trang 21

cấp Sự phát triển, hoàn thiện của pháp luật về BVTQ là một khía cạnh góp phầnphát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia nói chung.

1.3 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc, nội dung, hìnhthức của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay

1.3.1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc

Trong khoa học pháp lý, đối tượng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã

hội mà cụ thé là hành vi của các bên trong quan hệ xã hội, bởi vì bản chất của mỗi

quan hệ xã hội là sự tương tác lẫn nhau bằng hành vi của các bên chủ thé Khoa

học và thực tiễn đều đã chứng tỏ rằng, pháp luật không điều chỉnh tất cả các quanhệ xã hội Có những quan hệ xã hội pháp luật không điều chỉnh được, có những

quan hệ xã hội pháp luật không được điều chỉnh và cũng có những quan hệ xã hội

pháp luật không cần thiết phải điều chỉnh Theo đó, pháp luật chỉ tập trung điều

chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, điển hình, phổ biến có ảnh hưởng mạnh mẽ,tác động to lớn đến đời song cong đồng xã hội, đến độc lập, thống nhất, chủ quyềnvà toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đếnviệc củng cô và bảo vệ lợi ích của lực lượng cầm quyền trên các lĩnh vực của đời

sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cần đến sự điều chỉnh của pháp luật.

Theo đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về BVTQ là các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình bảo vệ Tổ quốc, là quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan nhànước với công dân, tô chức - mà ở đó, Nhà nước đưa ra những quy định nhằm mụctiêu giữ vững môi trường hòa bình, ôn định của quốc gia, phục vụ mục tiêu kiếntạo phát triển, tạo dựng hành lang pháp lý an toàn cho phát triển và hội nhập sâurộng với khu vực và thế gIỚI cả về kinh tế, chính trị và văn hóa Đó là các mốiquan hệ liên quan cơ cấu, tô chức, bộ máy lực lượng quốc phòng, an ninh; quan hệ

trong nội bộ hệ thông quốc phòng, an ninh; quan hệ giữa các cơ quan này với các

cơ quan nhà nước khác, cũng như với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; những mối

quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, bốn phận

của các cơ quan nhà nước, các tô chức xã hội và mọi công dân trong việc BVTQ;

Š Trường Đại học Luật Hà Nội, (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb.

Công an nhân dân, tr 471.

Trang 22

các quan hệ xã hội trong việc xác lập các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tư tưởng déBVTQ; các quan hệ xã hội trong việc xác lập chế độ, chính sách ưu đãi đối với lực

lượng vũ trang, thân nhân và gia đình họ; các quan hệ xã hội trong quá trình kết

hợp quốc phòng với an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế; kinh tế với quốc

phòng, an ninh; các quan hệ xã hội có liên quan đến chống diễn biến hòa bình; các

quan hệ xã hội về phòng thủ trong lĩnh vực văn hóa-xã hội Pháp luật về BVTQ

đảm bảo cơ chế để tạo lập mọi nguồn nhân tài, vật lực phục vụ cho sự nghiệpBVTQ Pháp luật về BVTQ điều chỉnh các quan hệ xã hội dé đảm bảo xây dựngnền quốc phòng toàn dân, xây dựng thé trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng

quốc phòng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại Đối tượng điều chỉnh củapháp luật về BVTQ còn là các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động đối ngoại

nhằm bảo vệ chủ quyên, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ độc lập, tự chủ của

đất nước, củng cỗ các mỗi quan hệ hữu nghị, hợp tác nhằm tạo thế và lực của đấtnước, phục vụ phát triển đất nước về mọi mặt.

1.3.2 Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ TỔ quốc

Về mặt lý luận, phương pháp điều chỉnh pháp luật là những cách thức tácđộng của pháp luật lên các quan hệ xã hội để đạt được mục đích đề ra Phươngpháp điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội(đối tượng điều chỉnh pháp luật) và ý muốn chủ quan của nhà làm luật thông qua

sự nhận thức, ý thức của họ về lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội trong mỗi giai đoạn

lịch sử nhất định”.

Những quan hệ xã hội mà pháp luật về BVTQ điều chỉnh liên quan đến sự

tồn vong của Tổ quốc, đến độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô;

đến an ninh quốc gia; đến sự tồn tại của nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Đóchính là quan hệ giữa nhà nước thông qua cơ quan, nhà chức trách cụ thé với cánhân, tô chức cụ thể trong xã hội, giữa các cơ quan nhà nước với nhau; giữa các cá

nhân, tô chức trong xã hội với nhau.

? Trường Đại học Luật Hà Nội, (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb.

Công an nhân dân, tr 474.

Trang 23

Đề điều chỉnh những quan hệ xã hội này, pháp luật về BVTQ sử dụng nhữngcách thức tác động phổ biến của pháp luật như cho phép, bắt buộc, cắm đoán Dễ

nhận thấy, phương pháp điều chỉnh của pháp luật về BVTQ có sự kết hợp phương

pháp điều chỉnh của nhiều ngành luật, lĩnh vực pháp luật khác nhau Bắt buộc làcách thức được sử dụng dé điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện

nghĩa vụ của cá nhân, tô chức trong hoạt động BVTQ Cho phép là cách thức đượcsử dụng đề điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn với việc xác định quyền công dân và

quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động BVTQ Cấm đoán là cáchthức được sử dung dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chủ thé bị cắm thực

hiện những hành vi nhất định nào đó.

Việc sử dụng phương pháp nào dé điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thé phụ

thuộc vào tính chất của quan hệ xã hội mà pháp luật về BVTQ điều chỉnh cũng như

ý chí của nhà nước Có thể nói, trong các phương pháp mà pháp luật về BVTQ

điều chỉnh, nhìn chung phương pháp mệnh lệnh phục tùng là phương pháp được sử

dụng thường xuyên Các quan hệ xã hội mà pháp luật về BVTQ điều chỉnh thườnglà quan hệ giữa một bên là các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thâm quyềnvới bên kia là các cá nhân, tô chức trong xã hội; hoặc quan hệ giữa cấp trên với cấpdưới, giữa thủ trưởng với người thuộc quyên

Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật về BVTQ

trên thực tế, cơ quan, nhà chức trách có thâm quyền có thể sử dụng cách thứcthuyết phục hoặc cưỡng chế Phương pháp giáo dục thuyết phục trong việc thực

hiện pháp luật về BVTQ là tổng thé những cách thức mà nhà nước sử dụng dé tác

động vào nhận thức, tình cảm của các chủ thể, nhằm nâng cao tính tự giác, tíchcực, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

BVTQ Nội dung chính của phương pháp giáo dục thuyết phục bao gồm: giáo dục

đường lỗi, chủ trương chính sách của Dang và Nhà nước trong lĩnh vực quốc

phòng an ninh, BVTQ; giáo duc lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khơi dậy

ở mỗi người ý thức, trách nhiệm BVTQ Có thể nói đây là phương pháp điều chỉnhđặc thù của pháp luật BVTQ Có thé nói, bat cứ người con dân đất Việt nào cũng

Trang 24

mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và tráchnhiệm, bổn phận với quốc gia, dân tộc.

Bên cạnh phương pháp giáo dục, thuyết phục, cơ quan nhà nước, nhà chứctrách có thâm quyên khi cần thiết phải sử dụng phương pháp cưỡng chế dé tổ chức

thực hiện pháp luật về BVTQ Tuy nhiên, như Lênin nhắn mạnh, dù thế nào chăng

nữa, trước hết phải thuyết phục, sau đó mới cưỡng chế Nếu vì một lý do nào đó cá

nhân, tổ chức không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, có những

hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc, đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tới sự

thống nhất, toàn vẹn của lãnh thé Tổ quốc, an ninh quốc gia thì co quan có thẩm

quyền phải áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với họ.

1.3.3 Nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Nguyên tắc của pháp luật về BVTQ là những quan điểm tư tưởng chỉ đạoxuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật cũng

như quá trình tô chức thực hiện và bảo vệ pháp luật về BVTQ Theo đó, pháp luật

về BVTQ có các nguyên tắc chủ đạo sau đây:

- Pháp luật về BVTQ phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp, tuyệt đốicủa Đảng về quốc phòng, an ninh Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trongquá trình xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung các quy định pháp luật về BVTQ.Đảng Cộng sản Việt Nam là người trực tiếp chỉ đạo, vạch ra những đường lối làm

kim chi nam dé Nhà nước thé chế hóa tư tưởng đó, đưa tư tưởng, quan điểm,

đường lối của Đảng về BVTQ vào Hiến Pháp và hệ thống pháp luật về BVTQ.Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, Quân đội và Nhân dântrong xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật về BVTQ

dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh và truyềnthống yêu nước, tinh thần độc lập, hòa bình, hữu nghị, hòa hiếu của dân tộc ViệtNam Pháp luật về BVTQ phải thé chế hóa day đủ chủ trương, đường lối củaĐảng, nhà nước về quốc phòng, an ninh Trong đó, chủ yếu và cơ bản nhất là coi

việc củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy

động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực

lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thé trận

Trang 25

quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; kếthợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng: kết hợpquốc phòng với an ninh, đối ngoại; xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinhnhuệ, di thăng lên hiện đại; BVTQ từ sớm, từ xa, từ khi Tổ quốc chưa bị lâm

- Pháp luật về BVTQ phải phù hợp Hiến pháp, đồng thời đảm bảo tính thống

nhất, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam Đây là nguyên tắc quan trọng góp phần đảm bảo pháp chế trong

quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Hiến pháp là luật cơ bản, luật

gốc của đất nước Hiến pháp là cơ sở dé hình thành nên toàn bộ hệ thống pháp luật,trong đó bao gồm pháp luật về BVTQ Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật luôn là một

thé thống nhất, vì vậy các văn bản pháp luật về BVTQ phải đảm bảo tính thống

nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, nó phải đảm bảo phù hợp với các luật,nghị quyết khác của Quốc hội Các văn bản của các cơ quan nhà nước khác thuộc

lĩnh vực BVTQ phải phù hợp với văn bản của cơ quan cấp cao hơn Khi một đạo

luật về lĩnh vực Tổ quốc ban hành có mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định đãban hành trước đó thì phải rà soát, sửa đổi, bô sung cho thống nhất, đồng bộ của hệthống pháp luật.

- Pháp luật về BVTQ phải phát huy được chủ nghĩa anh hùng cách mạng,lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nướccủa dân tộc Việt Nam Như đã dé cập, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng

cách mạng, tinh thần độc lập là những giá trị trường tồn làm nên bản sắc của dân

tộc Việt Nam, là sợi dây liên kết toàn bộ con Lạc, cháu Hong, là sợi chỉ đỏ nối liền

truyền thống, hiện tại và tương lai nước Việt, là yếu tố đảm bảo sự trường tồn của

non sông, đất nước, dân tộc Việt Nam.

- Pháp luật về BVTQ phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đãký kết hoặc tham gia Trong quá trình hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tẾ,

Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế, trong đó có những điềuước quốc tế liên quan lĩnh vực quốc phòng, an ninh Khi đó, Việt Nam có nghĩa vụtôn trọng cam kêt một cách tận tâm, có thiện chí và đây đủ Các điêu ước quôc tê

Trang 26

được nội luật hóa hoặc thực hiện trực tiếp Trong quá trình xây dựng và hoàn thiệnpháp luật trong nước, pháp luật về BVTQ phải tôn trọng các điều ước quốc tế, đảmbảo không trái với các điều ước quốc tế đó, trừ những nội dung mà Việt Nam tuyênbố bảo lưu.

- Pháp luật về BVTQ phải phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước,

phù hợp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp những giá trị chung của quốc tế;

phải gọn nhẹ, dễ tiếp cận, 6n định, hài hòa với các lĩnh vực pháp luật khác, phải

dân chủ, nhân đạo

1.3.4 Hình thức của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Các hình thức cơ bản của pháp luật nói chung bao gồm tập quán pháp, tiền lệpháp và văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trong đó, văn bản QPPL là hình thức

pháp luật cơ bản nhất hiện nay'” Hình thức của pháp luật về BVTQ Việt Nam chi

có thé chủ yêu là văn bản QPPL Bởi lẽ, lĩnh vực BVTQ chủ yếu liên quan đến

nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tô chức Mặc dù dân tộc Việt Nam có truyền

thống yêu nước vĩ đại, tuy nhiên, trong tâm lý của không ít cá nhân, nghĩa vụ, tráchnhiệm nói chung, nghĩa vụ BVTQ nói riêng là một cái gì đó thường có tính bắt lợi

nếu phải thực hiện, nhất là không phải trong điều kiện thử thách của đất nước Nếu

nghĩa vụ này được thể hiện bằng lời nói hay chỉ là một nghĩa vụ, bốn phận về mặtđạo đức thì càng có cơ hội dé nhiều người tìm cách trỗn tránh hoặc từ chối thực

hiện Chính vì vậy, nhà nước cần dùng văn bản quy QPPL để quy định một cách

minh bạch, rõ ràng, đầy đủ, tường minh nghĩa vụ, bốn phận, trách nhiệm của cáccá nhân, tô chức trong xã hội trong việc BVTQ Đồng thời, nhà nước cũng phải sửdụng văn bản QPPL để quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, nhân

viên nha nước có thẩm quyền trong lĩnh vực BVTQ Theo đó, nha nước sử dụngvăn bản quy QPPL xác định rõ điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng tác động của pháp

luật; cách xử sự dành cho chủ thể (họ được làm gi, không được lam gi, phải làm gi,phải làm như thế nào); đồng thời trong văn bản cũng quy định rõ biện pháp chế tài

mà họ phải gánh chịu nếu vi phạm những quy định đó.

'° Trường Dai học Luật Hà Nội, (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 27

Với tính chất riêng của mình, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVTQ cầnđược điều chỉnh bởi văn bản luật - loại văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao, cụthé hóa các quan điểm, chủ trương của Dang, đảm bảo phù hợp Hiến pháp, đượcban hành theo quy trình chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

1.3.5 Nội dung của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Như đã đề cập, pháp luật về BVTQ không phải là một ngành luật, một lĩnh

vực pháp luật độc lập trong hệ thông pháp luật Việt Nam Pháp luật về BVTQ trảidài, rộng, giao thoa nhiều lĩnh vực pháp luật khác Có thể nói, pháp luật về BVTQlà lĩnh vực pháp luật vô cùng rộng lớn, nội dung của pháp luật về BVTQ liên quancác lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại

Tht nhát, về lĩnh vực chính trị: Pháp luật về BVTQ bao gồm những quyđịnh về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc, hòabình, độc lập, ôn định Do vậy, BVTQ không chỉ là bảo vệ lãnh thé mà còn làbảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ XHCN, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ quyền

con người, tự do cá nhân, bảo vệ ANQG và TTATXH

Thứ hai, về lĩnh vực kinh tế: Pháp luật về BVTQ bao gồm những quy định

bảo vệ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cơ sở vật chất

kỹ thuật kinh tế quan trọng: xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế

với quốc phòng, an ninh Phát triển kinh tế để làm nên tảng tạo sức mạnh tổng hợp

để BVTQ, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo tiềmlực quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh khối đoàn kết dân tộc, quốc phòngtoàn dân, phát huy thé trận an ninh nhân dân từ cơ sở những yếu tố này có vai tròquyết định đối với sự nghiệp BVTQ.

Thứ: ba, về lĩnh vực văn hóa: Pháp luật BVTQ bao gồm những quy định

pháp luật về xây dựng và bảo vệ nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc; chống lại tư tưởng cô hủ, lạc hậu, quan điểm suy thoái, nhất là những tàn tíchcủa văn hóa phong kiến lạc hậu, chống lại sự thâm nhập của văn hóa ngoại lai haycòn gọi là “lối sống phương Tây”, chống diễn biến hòa bình

Trang 28

Tứ tw, về lĩnh vực đối ngoại: Pháp luật BVTQ bao gồm những quy định vềhợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh; tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế, BVTQ

trên mặt trận đối ngoại

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, pháp luật về BVTQ Việt Nam hiện naycó thể chia ra thành các nội dung như sau:

1) Nhóm quy định về xây dựng, củng cô nên quốc phòng toàn dân, thé trậnan ninh nhân dán

- Quy định về xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân: Nền quốc phòng

toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân là việc tô chức, triển khai, bố trí lực lượng,

tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo kế hoạch thống nhất, phù hợp vớichiến lược BVTQ dé ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động

chống phá của thế lực thù địch, sẵn sàng chuyên đất nước từ thời bình sang thời

Pháp luật về BVTQ bao gồm các quy định về xây dựng, củng cố nên quốcphòng toàn dân Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước củadân, do dân và vì dân Phát huy được sức mạnh toàn dân chính là phát huy sức

mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong sự nghiệp BVTQ, chỉ có phát huy sức mạnh

toàn dân tộc thì mới có thê bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi điều kiện, mọi lúc,

trước mọi kẻ thù.

Pháp luật về xây dựng, củng cô nền quốc phòng toàn dân cần xác định rõquốc phòng toàn dân là nòng cốt của quốc phòng Việt Nam Để đáp ứng yêu cầuvề xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, pháp luật phải có các quy địnhđảm bảo xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh, theo hệ thống từ trung ương đến

các địa phương Pháp luật phải bao gồm các quy định nhăm xây dựng thé trận quốc

phòng toàn dân, trong đó xác định mỗi người dân đều là một chiến sĩ, mỗi nhà đều

là một pháo đài chống ngoại xâm, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Pháp luật về

xây dựng nền quốc phòng toàn dân còn phải bao gồm các quy định về phát huylòng yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ,

tự cường, kiên quyết chống ngoại xâm của toàn dân tộc cũng như của từng người,

từng nhà, từng cơ quan, từng tô chức, theo đúng phương châm mà Hồ chủ tịch đã

Trang 29

chỉ rõ: “tha hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mat nước, nhất định khôngchịu làm nô lệ”; “không có gì quí hơn độc lập tự do” Pháp luật về xây dung nềnquốc phòng toàn dân không chỉ bao gồm các quy định nhăm phát huy sức mạnhtoàn dân tộc dé tran áp đối với kẻ thù bên ngoài, mà đó còn là các quy định để xây

dựng thế trận an ninh nhân dân, đấu tranh đối với bọn phản cách mạng bên trong.

Pháp luật phải xác lập cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chiến lược BVTQ,

kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam;

xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thông chính trị vững mạnh Pháp luậtphải tạo cơ sở cho việc xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt BVTQ.Pháp luật phải quy định các biện pháp xây dựng co sở vat chất, kỹ thuật; phat triển

công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực

khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng: ứng dụng

thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp dé xây dựng đất nước Pháp luật

phải bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cầnthiết bảo đảm động viên quốc phòng Pháp luật phải thiết lập căn cứ pháp lý choviệc xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợpthành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các

vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bản xung yếu; xây

dựng thé trận quốc phòng toàn dân gan với thé trận an ninh nhân dân trong phạmvi cả nước Pháp luật là cơ sở dé xay dung va tô chức thực hiện kế hoạch, biện

pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng: xây dựng và tô chức

thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước; về đốingoại quốc phòng: về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hộivới quốc phòng: kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại Pháp luật phải bảođảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của ngườiphục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Pháp luật phải quy định các biện pháptuyên truyền, phố biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vềquốc phòng: thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh.

Trang 30

- Quy định về xây dựng thé trận an ninh nhân dân: Tại Đại hội lần thứ VII vàtiếp tục được khang định trong văn kiện các Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần

thứ VII, IX, X, XI, XI, XIII, Dang và Nhà nước ta ghi nhận “nền an ninh nhân

dân”, “thế trận an ninh nhân dân” Trong đó nêu rõ nền an ninh nhân dân là sức

mạnh về tinh than và vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, g1ữ nước của

toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lựclượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt; thế trận an ninh nhân dânlà việc tô chức, bố tri lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cân thiếtdé chủ động bảo vệ an ninh quốc gia An ninh quốc gia là sự 6n định, phát triển bềnvững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổquốc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa

bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng

độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô của nhau, không can thiệp vào công việc nộibộ của nhau, bình đăng và cùng có lợi.

Pháp luật cần có chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát

triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại

vững mạnh, giữ vững ôn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia Pháp luật xác

định bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân Cơ quan, tổ chức, công

dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định các biện pháp vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an

ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công

dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời song vật chất và tinh thần của nhân dân.

Pháp luật quy định cơ chế pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiếnlược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cô hệ

thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ

với xây dựng nền quốc phòng toàn dân Pháp luật cần xác định cụ thé nhiệm vụ,

quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tô chức, cá nhân trong bảo vệ anninh quốc gia Pháp luật là công cụ dé xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

Trang 31

vững mạnh; xây dựng các phương án và tô chức, bồ trí lực lượng, phương tiện cầnthiết dé chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.

- Quy định về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân: Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn căn dặn: “7ổ quốc là Tổ quốc chung Tổ quốc độc lập, thì ai cũng được tựdo”''.Do vậy, BVTQ là nghĩa vụ của mọi công dan Các cơ quan, tô chức, cá nhânvà gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực

hiện nghĩa vụ quân sự Nghĩa vụ BVTQ bao gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, nghĩa

vụ phục vụ trong ngạch dự bị; nghĩa vụ BVTQ trong thời bình; nghĩa vụ BVTQ

trong thời chiến

Pháp luật cần quy định rõ, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công

dân phục vụ trong Quân đội nhân dân BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng và quyềncao quý của công dân Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực

hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nên quốc

phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thâm quyền trongthực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật BVTQ không chỉ là

nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà còn là quyền cao quí của công dân, thực hiện

nghĩa vụ BVTQ cần mang tính tự giác Công dân được tuyên truyền, phổ biếnđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an

ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làmnhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách

theo quy định của pháp luật.

Pháp luật cần quy định cụ thể công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụquân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ

học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự Đồng thời, cầnquan niệm công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và tham gia nghĩa vụ

Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2) Nhóm quy định về xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tỉnh nhuệ,từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Dang Cộng sản Việt Nam; kết hợp

'' Xem công báo số 6 ngày 31/5/1950, tr 139.

Trang 32

kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế; động viênquốc phòng, an ninh

- Quy định về xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam: Lực lượng Quân đội

nhân dân Việt Nam, Lực lượng dân quân tự vệ và Lực lượng Công an nhân dân

Việt Nam là lực lượng vũ trang, được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên

của Đảng Cộng sản Việt Nam Quân đội, Công an tuyệt đối trung thành, hết mình

phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu dé bảo vệ độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,

bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nền kinh tế-xã hội, bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnhphúc của nhân dân Đảng và Nhà nước luôn xác định chủ trương xây dựng lựclượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đảm bảo lựclượng Quân đội nhân dân và lực lượng Công an nhân dân, Dân quân tự vệ hoàn

thành tốt vai trò nòng cốt trong sự nghiệp BVTQ.

Chính quy hóa lực lượng vũ trang nhằm tạo nên sự thống nhất cả về chính

trị, tổ chức và hành động, đạt đến yêu cầu “triệu người như một” Đó là sự thốngnhất về bản chất cách mạng, mục tiêu chiến đấu, về tư tưởng, tinh thần và ý chí

chiến dau hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Xét theo chiều

sâu, xây dựng, nâng cao trình độ chính quy của Quân đội nhân dân là cuộc vậnđộng chính trị lớn, làm cho Quân đội nhân dân thích nghi với công cuộc đôi mới,

với việc xây dựng lại kỷ cương xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do

Đảng lãnh đạo Xây dựng quân đội tinh nhuệ là xây dựng mọi kỹ năng chiến đấu

cần thiết của bộ đội, tạo khả năng giành thắng lợi trước mọi đối tượng quân địch

trong mọi tình huống, trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù Yêu cầu xây dựng

quân đội tinh nhuệ đòi hỏi cán bộ chiến sĩ trong quân đội luôn tự nâng cao trình độ,nhận thức về mọi mặt, hoàn thành nhiệm vụ trên mặt trận đấu tranh vũ trang Sử

dụng có hiệu quả các loại vũ khí trang bị hiện có, độc lập, tự chủ, không y lại, thuđộng trông chờ.

Do vậy, pháp luật phải bao gồm các quy định về xây dựng tổ chức, bộ máy

lực lượng vũ trang toàn diện, thống nhất từ trung ương xuống địa phương; các quy

Trang 33

luật về kỷ luật quân đội, công an, dân quân tự vệ; các quy định về tinh nhuệ hóaquân đội, công an, dân quân tự vệ; các quy định về đảm bảo cơ sở vật chất, ngânsách, đào tạo, dồi dưỡng để từng bước hiện đại hóa quân đội nhân dân, công annhân dân

Trước sự bùng nô của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, một thế hệ vũ

khí, trang bị mới đã ra đời “vũ khí công nghệ cao”, dé sẵn sàng đối phó với cáccuộc chiến tranh xâm lược, chúng ta phải từng bước hiện đại hóa quân đội Nhiệm

vụ có tính chất chiến lược để giải quyết vấn đề hiện đại hóa vũ khí, trang bị của

quân đội hiện nay không thé tách rời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanhững ngành kỹ thuật then chốt của nên kinh tế quốc dân Phấn đấu tự sản xuất

được những trang bị và vũ khí thích hợp với nghệ thuật quân sự và cách đánh của

Quân đội nhân dân Việt Nam, tiếp cận gần với trình độ hiện đại hóa thế giới Dovậy, pháp luật phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ quân sự với công nghiệp quốc phòng,

là cơ sở pháp lý vững chắc cho nghiên cứu, tiếp nhận, chuyên giao khoa học, công

nghệ trong lĩnh vực quốc phòng.

- Quy định về công nghiệp quốc phòng, an ninh; kết hợp kinh tế với quốcphòng - an ninh, quốc phòng- an ninh với kinh tế; động viên quốc phòng, an ninh:

Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh chính là một yêu cầu

tat yêu khách quan Muốn có một nền kinh tế phát triển toàn diện thì phải có hòabình, ôn định dé phát triển kinh tế, vậy thì phải có nền quốc phòng mạnh mẽ mớicó thé bảo đảm được sự ôn định của một quốc gia, dân tộc Nền kinh tế vững mạnhmới có thê tạo tiềm lực xây dựng và phát triển sức mạnh quốc phòng, an ninh Đây

là mối quan hệ biện chứng mang tính quy luật, Nhà nước cần nhận thức và vậndụng linh hoạt dé phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu qua tất cả tiềm năng

của đất nước Một quốc gia có nền kinh tế và quốc phòng mạnh sẽ có khả năngngăn chặn, hạn chế được nguy co xay ra chiến tranh Sức mạnh mềm từ kinh tế

không phải quốc gia nào cũng có được Sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, cóvai trò quan trọng liên quan đến sự tôn tại của một quốc gia, dân tộc Muốn vậy,

pháp luật về BVTQ phải xây dựng được thé chế kinh tế hợp ly, phù hợp với chế độ

chính trị, điêu kiện thực tiễn, phát huy hết tiêm năng của đất nước; có chiên lược

Trang 34

kinh tế đối ngoại phù hợp, tận dụng được lợi thế, tranh thủ được sự ủng hộ của cácđối tác trên thế giới Pháp luật phải thực sự là cơ sở, hành lang pháp lý cho sự kếthợp hài hòa chức năng kinh tế với chức năng quốc phòng, an ninh Pháp luật phảithực sự là công cụ, đòn bẩy cho chế độ kinh tế - quốc phòng cùng phát triển Pháp

luật phải xác định rõ Lực lượng Quân đội nhân dân vừa thực hiện chức năng

BVTQ, vừa thực hiện hoạt động xây dựng kinh tế.

Pháp luật phải quy định các nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ, t6 chức hoạtđộng, quy hoạch, kế hoạch, nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tô

chức thực, điều kiện đảm bảo cũng như biện pháp thực hiện tô chức thực hiện việc

kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

Pháp luật cần xác định rõ công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận của

công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của tiềm lực quốc phòng, an ninh, là

ngành đặc thù, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, sản xuất, sửa chữa, cải tiễn, hiện

đại hóa vũ khí, trang bị, vật tư, thiết bị kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ

quốc phòng, an ninh bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân Pháp luậtcần quy định chính sách, cơ chế đặc thù, xây dựng công nghiệp quốc phòng, an

ninh theo hướng lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng

cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và

công nghiệp dân sinh; huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia

phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh; đầu tư có trọng điểm cho vũ khí, trangbị công nghệ cao; phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế Pháp luậtcần quy định các biện pháp nhằm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án để pháttriển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượngvũ trang nhân dân và sự nghiệp xây dựng, BVTQ.

Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng

là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có

sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường

quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội Pháp luật phải có các quy định về xây dựngvà thực hiện kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và

kinh tế - xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Trang 35

và chiến lược BVTQ trong từng thời kỳ Pháp luật cần có quy định đảm bảo việcxây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ,ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hảiđảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp chiến lược BVTQ.

Pháp luật cần quy định giao trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng chủ trì, phốihợp với cơ quan, tô chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả

năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khan cấp

về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng:

tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân

đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng, phù hợp vớinhiệm vụ xây dựng và BVTQ Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thấm định.

Pháp luật phải quy định rõ, cơ quan, tô chức, cá nhân khi tiễn hành các hoạt

động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệphải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc

phòng Pháp luật cần quy định rõ những dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọngđiểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyên sang phục vụ nhucầu quốc phòng.

Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định cụ thê về động viên quốc phòng, an

ninh Động viên quốc phòng là tổng thê các hoạt động và biện pháp huy động mọi

nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương phục vụ cho quốc phòng, BVTQ.Pháp luật quy định các biện pháp động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốcdân bảo đảm cho quốc phòng: động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng Pháp luậtquy định các biện pháp xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựngvà mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ: các biện pháp động viên công nghiệp Phápluật quy định việc chuyển tô chức, hoạt động của các Bộ, ngành trung ương, địaphương từ thời bình sang thời chiến

3) Nhóm quy định về chính sách hậu phương - quân đội, giáo duc quốc

phòng, an ninh

Trang 36

- Quy định về chính sách hậu phương - quân đội: Chăm lo cho quân nhân tạingũ bằng chính sách hậu phương là một đảm bảo quan trọng cho hoạt động BVTQ.

Chính sách hậu phương quân đội là một bộ phận của chính sách xã hội chăm lo

cho gia đình và bản thân quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị, người xuất ngũ (về

hưu, thương binh, bệnh binh ) và gia đình liệt sĩ nhằm tạo điều kiện để họ có

cuộc sống tương đối ôn định, góp phan thiết thực động viên quân nhân tại ngũ yên

tâm phục vụ quân đội và thanh niên hăng hái nhập ngũ, để từ đó nâng cao sứcmạnh chiến dau của lực lượng vũ trang, gop phần xây dựng và BVTQ.

Pháp luật về chính sách hậu phương quân đội đề cập nhiều nội dung liên quan

đến chính sách đối với gia đình quân nhân tại ngũ, nhất là chiến sĩ làm nhiệm vụ ởbiên giới, hải đảo; các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người có công;

thương binh, liệt sĩ như: hỗ trợ kịp thời gia đình cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở

vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; khen thưởng, cấp tiền tuất, tìm công ăn việc

làm cho thương binh, bệnh binh; thực hiện các chế độ chăm sóc sức khỏe khám và

chữa bệnh; hỗ trợ giáo dục, ưu đãi về học tập đối với con cái quân nhân

- Quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nông nan Đó là một truyền thongquý báu của Ta Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, thì tinh than ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ Cướp nước”'” Lịch sử dân tộc Việt Namđã chứng minh, Việt Nam là một quốc gia nhỏ, tài nguyên thiên nhiên ít, trình độ

lạc hậu nhưng lại chiến thắng những dé quốc hùng mạnh nhất thế giới Sức mạnh

tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc không dé Việt Nam

chịu khuất phục trước kẻ thù; sức mạnh đó được hun đúc từ văn hóa, truyền thống

lâu đời trải qua nhiều thế kỷ; con người, dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình.

Sự phát triển của một dân tộc, một quốc gia không thé thiểu sức mạnh tinh than,

văn hóa truyền thống, thuần phong mi tục được tạo dựng, hun đúc qua hàng ngàn

năm” Vì vậy, cần phải kế thừa va phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, lòng tự hào

' Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 38.

'3 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình lí luận văn hóa và đường lối văn hóa

của Đảng (dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb chính trị quôc gia, H 2000, tr 111.

Trang 37

dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhằm nnaang cao ý thức, tinh thần trách

nhiệm, nghĩa vụ bốn phận của mỗi công dân đối với Tô quốc, đoàn kết chặt chẽ

triệu người như một, chiến dau và chiến thăng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững

chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Theo đó, pháp luật quy định các nguyên tắc, hình thức, phương pháp, nộidung giáo dục quốc phòng và an ninh đối với từng đối tượng cụ thể Pháp luật quy

định phổ biến kiến thức quốc phòng va an ninh cho toàn dân, cho học sinh, sinh

viên, học viên các trường của cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các đối tượng trong cơ

quan, tô chức nhà nước, tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, người quản lýdoanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhântiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

4) Nhóm quy định về phòng thủ dân sự, chong diễn biến hòa bình, bảo vệTổ quốc trên lĩnh vực đối ngoại

- Quy định về phòng thủ dân sự, chống diễn biến hòa bình: Phòng thủ dânsự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc

phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên

tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tô chức và nền kinh tế quốc dân.

Pháp luật phải quy định cụ thể về phòng thủ dân sự Theo đó, cần xác địnhrõ, nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm: (i) Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạchphòng thủ dân sự; (ii) Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện,

diễn tap; (iii) Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự; (iv) Xây dựng hệ

thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báođộng; (v) Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.

Pháp luật quy định rõ lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm: (1) Lực lượngnòng cốt là Dân quân tự vệ, Công an xã, phường, thị tran; lực lượng chuyên trách,

kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, bộ, ngành trung ương, địaphương; (2) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

Trong điều kiện ngày nay, kẻ thù chống phá nước ta trên nhiều phương diện,

với nhiều thủ đoạn và biện pháp khác nhau, trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư

Trang 38

tưởng, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và sử dụng nhiều lực lượng, nhiều phương tiệnvà từ nhiều phía, mọi lúc mọi nơi, từ trung ương đến địa phương Vì vậy, cần cómột hệ thong pháp luật day đủ dé đảm bao thang lợi của công cuộc BVTQ trên mọimặt trận Pháp luật cần quy định phối hợp hài hòa, kết hợp chặt chẽ giữa phòngngừa và tiễn công dé làm that bai âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của kẻđịch, đảm bảo kip thời đấu tranh ngăn chặn, phản bác những luận điệu vu cáo, hạuy tin của Việt Nam trên trường quốc tế Pháp luật phải đảm bảo dé luôn luôn kiên

trì giữ vững an ninh chính trị từ bên trong, xác định công tác đối ngoại là cánh tay

nối dai của chính sách nối nội; thể chế hóa day đủ chủ trương, đường lối của Dang,

chính sách của Nhà nước Pháp luật quy định các biện pháp tranh thủ sự đồng tìnhủng hộ của nhân dân trong và ngoài nước; thuyết phục, cảm hóa những người có ý

kiến trái chiều, không dé họ trở thành lực lượng đối lập.

- Quy định về bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực đối ngoại: BVTQ trên lĩnh vực

đối ngoại là một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước, thực hiện

đường lối đối ngoại của Dang, Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và những nội

dung liên quan, nhằm xây dựng lòng tin, thiết lập và phát triển quan hệ về quốc

phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đăng, tôn trọng lẫn nhau, góp phần vàocông cuộc xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cô quốc phòng,

an ninh, BVTQ, góp phan giữ vững môi trường hòa bình, ồn định, an ninh ở khu

vực và trên thế giới.

Với chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhànước, Tổ quốc ta chưa bao giờ có cơ đồ như hôm nay: uy tín, vị thế quốc tế củaViệt Nam ngày càng nâng cao Việt Nam đã tích cực thúc đây hợp tác quốc tế sâurộng, sử dụng các diễn đàn quốc tế bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé mộtcách linh hoạt và đạt hiệu quả cao, nhận được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân

thế giới Với phương châm, “trong ấm, ngoài êm”, thêm bạn bớt thù, Việt Namtiếp tục kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, bốn

“không”; sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, xác định rõ đối tác, đối

tượng, trong đối tác có đối tượng, trong đối tượng có đối tác, vừa hợp tác, vừa dau

tranh, tránh xung đột, không dé bị cô lap, lệ thuộc vào nước khác Đối ngoại quốc

phòng dé thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Dang va Nhà nước, nhằm

Trang 39

phát huy sức mạnh tong hợp của đất nước dé xây dựng và BVTQ, góp phần vào sunghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiễn bộ xã hội trên thế ĐIỚI.

Pháp luật cần có quy định tạo điều kiện thiết lap, phát triển quan hệ quốcphòng với các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế Pháp luật phải đảmbảo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế;thực hiện đối thoại về quốc phòng: xây dựng, củng cố lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy

lẫn nhau, tình đoàn kết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước

trên thế giới Pháp luật thiết lập cơ sở pháp lý cho việc tham gia xây dựng và thực

thi các cơ chế hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, khu vực, liên khu vựcvà toàn cầu vì mục tiêu hòa bình, ôn định và phát triển Pháp luật cần quy định các

nguyên tắc, nội dung, hình thức đối ngoại quốc phòng và trách nhiệm, quyền hạncủa cơ quan, tô chức thực hiện.

Cơ sở pháp lý để xây dựng pháp luật về BVTQ còn bao gồm hệ thống cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập Đây là những vănbản chứa đựng những thỏa thuận, những cam kết về BVTQ, bảo đảm hòa bình,chống chiến tranh xâm lược của các quốc gia có liên quan.

Tình hình thế giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhất là trong các năm

2022-2023, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc BVTQ của Việt Nam Sử dụng cácquan hệ quốc tế dé bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé Tổ quốc là một nội dungcũng là một đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Pháp luật phải thực sự thểhiện tốt vai trò này, thực sự là công cụ, phương tiện, hành lang, đòn bay trong cac

quan hé đối ngoại, đảm bảo bảo vệ tốt nhất Tổ quốc thông qua hoạt động đối ngoại.

1.4 Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ Tổquốc Việt Nam

Dưới góc độ khoa học pháp lý, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của

một hệ thống pháp luật, được xác định bao gồm: Tính toàn diện; tính thống nhất vàđồng bộ; tính phù hợp, khả thi; tính công khai, minh bach; tính gọn nhẹ va ôn định

tương đối; tính hài hòa, cân bằng lợi ích; kỹ thuật xây dựng pháp luật Trong lĩnh

vực pháp luật về BVTQ, các tiêu chí đó được hiểu như sau:

Trang 40

1.4.1 Tính toàn diện

Về mặt lý luận, không phải pháp luật có thê điều chỉnh tất cả các quan hệ xã

hội; có quan hệ xã hội, hành vi pháp luật không thé điều chỉnh theo ý chí nhà nước

và cũng có những quan hệ xã hội pháp luật không cần thiết phải điều chỉnh Vìvậy, tính toàn diện chỉ đòi hỏi pháp luật cần có đủ các quy định để điều chỉnhnhững quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật.

Trên cơ sở đó, có thé hiểu, tính toàn diện của pháp luật về BVTQ được hiểu

trên ba phương diện: ti nhát, trong nội dung của pháp luật về BVTQ có day đủ các

quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội trên tat cả các khía cạnh về BVTQ; thir hai,trong mỗi khía cạnh BVTQ, pháp luật BVTQ có đầy đủ các quy định cần thiết ham

chứa nội dung chi tiết; thir ba, tính toàn diện của pháp luật về BVTQ còn phải được

nhìn nhận trong mối tương quan với tính toàn diện của các lĩnh vực pháp luật khác.

Theo đó, yêu cầu về tính toàn diện của pháp luật về BVTQ đòi hỏi pháp luậtphải có đầy đủ các quy định về chiến lược quốc gia; về quốc phòng, an ninh củaTổ quốc; về nghĩa vụ BVTQ của cá nhân, tổ chức; về nền quốc phòng, an ninh củađất nước; về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, xã hội, đối ngoai; về các

điều kiện vật chất, kỹ thuật để BVTQ Trong mỗi khía cạnh đó, phải có đầy đủ

các quy QPPL hướng dẫn từng hành vi cụ thé liên quan BVTQ Cuối cùng, tínhtoàn diện của pháp luật về BVTQ còn đòi các lĩnh vực pháp luật khác có liên quancũng phải toàn diện, đầy đủ Có như vậy, các quy định về BVTQ mới có thể thực

hiện được một cách triệt đề.

1.4.2 Tinh thông nhất và đồng bộ

Tinh thống nhất và đồng bộ của pháp luật về BVTQ được biểu hiện thông

qua các QPPL về BVTQ không được mâu thuẫn với các QPPL khác Chúng được

biểu hiện ở các khía cạnh sau: Ä⁄2/ /v, dam bao tính thống nhất và đồng bộ giữacác quy định của pháp luật về BVTQ với các quy định trong Hiến pháp; Hai ià,bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các quy định trong cùng lĩnh vực pháp luậtvề quốc phòng, an ninh; Ba /d, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các quyđịnh về quốc phòng, an ninh với các quy định khác trong hệ thống pháp luật ViệtNam; Bon là, đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định về quốc phòng, an ninh với

Ngày đăng: 29/05/2024, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN