pháp luật và bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hìnhCác bài viết đã cung cấp những luận điểm quan trọng vào việc nhậnthức sâu rộng về cải cách tư pháp và những ng
Trang 1VŨ THỊ CAM HÀ
QUYEN SUY DOAN VÔ TOI CUA NGƯỜI BỊ BUỘC TOI THEOHIẾN PHAP VIET NAM - THUC TRANG VA GIẢI PHAP
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
(Dinh hướng ứng dung)
HA NOI - 2023
Trang 2LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC
Cán bộ hướng dẫn khoa hoc: TS TRAN THAI DUONG
HA NỘI - 2023
Trang 3pháp và Luật Hành chính, trường Đại học Luật Hà Nội.
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ "QUYEN SUY DOAN VO TOITHEO HIẾN PHAP VIỆT NAM - THUC TRANG VÀ GIẢI PHAP" là côngtrình nghiên cứu do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần TháiDương Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn là trung thực, khôngsao chép, không chạy theo mô hình hoặc kết quả của bất kỳ công trình nghiêncứu nao khác Cac nguồn tài liệu, dữ liệu và thông tin tham khảo đã được ghi
rõ ràng và đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo của luận văn
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và trước Trường
Đại học Luật Hà Nội về tính xác thực và trung thực của lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2023
HỌC VIÊN
Trang 4thầy cô và cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội - nơi đã cung cấp cho tôi một
môi trường học tập chuyên nghiệp.
Đặc biệt, tôi muốn bày td long biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, cán bộKhoa Luật Hiến pháp và Luật hành chính đã truyền đạt cho tôi những kiếnthức quý giá, giúp tôi nhìn nhận một cách sâu rộng và toàn diện về lĩnh vựcluật hiến pháp
Không thé không nhắc đến sự hướng dẫn quý báu từ Tiến sĩ Trần TháiDương Lời khích lệ, sự phê phán sâu sắc và khắt khe của thầy đã thôi thúc tôikhông ngừng phan đấu và hoàn thiện nghiên cứu của mình
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc và kính mong rằng công trình nghiên cứucủa tôi sẽ góp phần nhỏ bé vào kho tàng tri thức của Trường Đại học Luật HàNội, Khoa Luật Hiến pháp và Luật hành chính và đáp ứng sự mong đợi củacác thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN
Trang 5BLTTHS Bộ luật tô tụng hình sựCQDT Co quan diéu tra
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 61 Ly do chon dé tai 1
2 Tinh hình nghiên cứu đề tài 3
2.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 3 2.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước 6
2.3 Một số van dé cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn 9
3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 10
3.1 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu « 10
3.1.1 Mục đích nghiên cứu 10
3.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
3.2 Đối tượng nghiên cứu 11
4 Phạm vi nghiên cứu 11
5 Phuong pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 11
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tai 12
7 Bố cục của luận văn -ccccvcccccce 13
CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE QUYEN SUY DOAN VÔ TOI 14
THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM 14 1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp 14 1.1.1 Khái niệm quyền suy đoán vô tội 14 1.1.2 Đặc điểm của quyền suy đoán vô tội 15 1.1.3 Vai trò của quyền suy đoán vô tội 19 1.2.Quá trình phát triển quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp Việt Nam 21 1.3.Quyén suy đoán vô tội theo Hiến pháp một số quốc gia và kinh nghiệm cho
Việt Nam 27
1.3.1 Quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp một số quốc gia 27 1.3.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu Hiến Pháp các nước tiêu biểu trên Thế giới 32 Kết luận chương 1 36
Trang 7CHE, BAT CẬP -cccccccrcrrcre 37 2.1 Thực trang thi hành Hiến pháp về quyền suy đoán vô tội 37 2.1.1 Thực trạng quy định về quyền suy đoán vô tội 37
2.1.2 Thực tiễn thi hành — 46
2.1.3 Đánh giá thực trạng 50 2.1.3.1 Những thành tựu đạt được 50
2.1.3.2 Những hạn chế, bat cập : : 52 2.1.3.3 Nguyên nhân của hạn chế, bat cập 60 2.2 Giải pháp khắc phục hạn chế, bat cập trong thi hành Hiến pháp về quyền
được suy đoán vô tội = vớ 62
2.2.1 Về quy định pháp lý 62 2.2.2 Về thi hành quy định pháp lý 65 Kết luận chương 2 68 KẾT LUẬN -c -eeeeee 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 8Quyền suy đoán vô tội, trong tiếng Anh được biểu đạt bằng cụm từ
"presumption of innocence" (giải định vô tội), "the right to be presumed
innocent" (quyền giả định được vô tội) Mọi quyền trong hệ thống pháp lýđều được hình thành và bảo vệ dựa trên nguyên tắc cơ bản Quyền suy đoán
vô tội là một nguyên tắc pháp lý quan trọng trong hệ thống tư pháp của nhiềunước trên thé giới Theo nguyên tắc này, mọi người đều được xem là không
có tội cho đến khi họ bị chứng minh là có tội trước pháp luật
Quyền này xuất phat từ nguyên tắc có nguồn góc từ luật La Mã cô, vớithuật ngữ "Praesumptio boni viri", có nghĩa là một suy đoán pháp lý về sự
trung thực của một người Đây là một khái niệm quan trọng, mang ý nghĩa
rằng người tham gia t6 tụng được xem là trung thực, cho đến khi có bangchứng chứng minh ngược lại Tuy nhiên, trong lịch sử, nguyên tắc này khôngluôn được áp dụng đều đặn và công bằng Thời kỳ nhà nước chiếm hữu nô lệ,
nô lệ không được xem là chủ thê pháp luật Họ bị phủ nhận quyền cơ bản này,
và thường xuyên phải chịu sự dan áp Những người bi cáo buộc thường bị
xem là có tội và có thể bị tra tấn hoặc nhục hình trong quá trình điều tra
Khi nhà nước tư sản xuất hiện, đã có những thay đổi quan trọng trongcách nhìn nhận quyền suy đoán vô tội Tuy những tư tưởng tiến bộ về quyềncon người và quyền công dân đã xuất hiện, nguyên tắc này vẫn chưa đượcthừa nhận rộng rãi Mãi cho đến khi Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dânquyền của Pháp ra đời năm 1789, quyền suy đoán vô tội mới thực sự được ghinhận và thúc day trở thành một tiêu chuẩn pháp lý Bản Tuyên ngôn này đãđặt ra một nền tảng mới cho việc bảo vệ quyền con nguoi trong tô tụng hình
sự Nhờ vào nó, quyên suy đoán vô tội đã trở thành một nguyên tắc pháp lý
Trang 9Như vậy, quyền suy đoán vô tội là một trong những quyền pháp lý,nguyên tắc tiêu chuẩn phan ánh sự tiến bộ trong tư duy nhân quyền và quyềndân sự Gốc rễ của lý luận này đến từ tư tưởng triết học của Immanuel Kant,một nhà triết học Đức hang đầu của thời kỳ Khai sáng, người khang định rằngkhái niệm phải được định hình dựa trên thực tại, không phải ngược lại Quyềnsuy đoán vô tội đã trở thành một trung tâm trong lý thuyết và thực tiễn tưpháp quốc tế Không chỉ là một quy định hình sự, quyền này còn đại diện chomột quyền cơ bản của con người, được thể hiện trong nhiều hiến pháp và bộluật quốc tế.
Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền nôngnghiệp lạc hậu, đối mặt với những thách thức không chỉ về kinh tế mà còn vềquản ly và pháp lý Trong lich sử pháp lý của Việt Nam, quyén suy đoán vôtội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và nhận thức Điều 11 Tuyên ngônNhân quyền 1948 và Điều 14 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
1966 của Liên hợp quốc đều khắng định quyền được coi là không có tội trước
khi có bản án hợp pháp Thông qua việc gia nhập Công ước này vào năm
1982, Việt Nam đã thé hiện sự tiến bộ và hội nhập mạnh mẽ trong lĩnh vựcpháp luật về nhân quyền Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ tinh thần này tạikhoản 1 Điều 31, ghi nhận quyền suy đoán vô tội của người bị buộc tội, phảnánh một trong những cam kết của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền conngười, quyền công dân Hiến pháp năm 2013 đã tuyên bố: "Người bị buộc tộiđược coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định
và có ban án két tội cua Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Tôn trọng, bảo đảm
' Nguyễn Quang Hiền, Bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội, Tap chí Nhà nước và Pháp luật số
1/2010; tr.75-81.
Trang 10cấp thiết trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ, pháp quyền, một nền
tư pháp công bằng, chuyên nghiệp
Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang tiếp tục xây dựng và hoànthiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, đây mạnh cảicách tư pháp, việc nghiên cứu về quyền suy đoán vô tội, đánh giá nhữngthành tựu, hạn chế bất cập của quá trình thi hành Hiến pháp năm 2013 vềquyên này, từ đó dé xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp vềquyền suy đoán vô tội càng cần thiết và có ý nghĩa rat quan trọng
Vì những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Quyên suy đoán vôtội theo Hiến pháp Việt Nam — Thực trạng và giải pháp” đề nghiên cứutrong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn làm rõ quátrình ghi nhận, phát triển quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp, kinh nghiệmmột số nước trên thế giới, thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 2013, những vấn
đề đặt ra và đề xuất hướng khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay vềquyền suy đoán vô tội, góp phần xây dựng và hoàn thiện nền tư pháp côngbăng, minh bạch, đáng tin cậy theo đường lối xây dựng và hoàn thiện nhànước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiÊn cứu ở nước ngoài
Quyền suy đoán vô tội, việc hiến định và thực thi hiến pháp về quyền
suy đoán vô tội đã được các nhà khoa học ở các nước quan tâm nghiên cứu từ
lâu và có nhiều công trình đã được công bố Tiêu biểu trong đó có thé kế đếnmột số công trình sau:
- Sách chuyên khảo:
Trang 11Dr Richardson đã tiến hành nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội
và cách nó được thé hiện và thực hiện trong hiến pháp của một số quốc giakhác nhau Đặc biệt, sách đi sâu vào việc giải thích ý nghĩa lịch sử và việc thểhiện quyền suy đoán vô tội vào các hệ thống pháp luật Tác giả cũng đã phântích cách mà các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia đã làm yếu đi nguyên tắc này
qua các biện pháp như đảo ngược trách nhiệm chứng minh, cho phép hoặc
yêu cầu rút ra suy luận chống lại bị cáo, và định nghĩa lại tội phạm và biệnpháp phòng ngừa một cách mới mẻ để giảm bớt gánh nặng cho bên công tô
Dr Richardson nhân mạnh rang các tòa án cần phải khang định lại tam quantrọng của quyền suy đoán vô tội và chỉ cho phép áp đặt các biện pháp trừngphạt hình sự khi họ hoàn toàn chắc chắn về việc bị cáo đã thực hiện hành vi
mà họ bị buộc tội, và hành vi đó xứng đáng bị trừng phạt hình sự.
- Bài báo:
+ "Criminal Labels, the European Convention on Human Rights and the
Presumption of Innocence" của tác giả: Dr Liz Campbell (được xuất bản lầnđầu vào tháng 01 năm 2013)
Theo bài viết này, quyền suy đoán vô tội có bị xâm phạm không khi màcác tuyên bố của nhà nước cho rang một người không vô tội, nhưng lại không
dựa trên hoặc tương đương với một bản án hình sự Nhiệm vụ chính là xác
định tham số hiện tại của quyền suy đoán vô tội, đặc biệt là việc mở rộng dândần do Tòa án Nhân quyền châu Âu Thứ hai, đưa ra một lập luận tiêu chuẩn
về những gì tác giả tin răng quyền suy đoán vô tội nên bao gồm, dựa trên sự
mở rộng gần đây nhưng vượt ra khỏi điều này trong một số trường hợp Cuối
* hftps://www.academia.edu/47726453/Presumption_of_ Innocence#:~:text=This%20article%20discusses%
20the%20distinct%20nature%200f%20thein%20the%20operation%200f%20international%20and%20%22h ybrid%22%20tribunals.
Trang 12viết của Dr Liz Campbell cung cấp một cái nhìn quan trọng và chỉ tiết vàoquyên suy đoán vô tội trong bối cảnh pháp luật châu Âu.
+ "The Principle of Presumption of Innocence in Law and Judicial
Practices in Japan" cua tac gia Yukiko Nishikawa” (Đại học Doshisha, Kyoto,
Nhật Bản).
Bài viết này nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tư pháphình sự Nhật Bản Dù nguyên tắc này không được ghi rõ trong các quy địnhpháp luật, nó vẫn được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực pháp lý và tư pháp ởNhật Bản Có những điều khoản liên quan trong Hiến pháp Nhật Bản và Bộluật tố tụng hình sự Hai trường hợp được giới thiệu trong bài viết này chứngminh tầm quan trọng của nguyên tắc này Tuy nhiên, chúng vẫn thể hiện sựtiếp tục và không thay đổi của các thực hành cũ trong việc quản lý tố tụnghình sự, dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình tô tụng hình sự, mặc dù Nhật Bản
đã thực hiện cải cách pháp lý và hành chính.
+ "The presumption of innocence and its role in the criminal process" của
tác giả Pamela R Ferguson.”
Bài viết di sâu phân tích suy đoán vô tội - một nguyên tac quan trọngđược công nhận rộng rãi trên toàn cầu trong các hệ thống tư pháp Tuy nhiên,nhận thức về ý nghĩa và phạm vi áp dụng của nó vẫn còn nhiều tranh cãi.Nhiều học giả đặt nguyên tắc này ngang hang với yêu cau buộc tội phải đượcchứng minh vượt qua mọi mức độ nghi ngờ hợp lý Bài viết này đề xuất mộtcách tiếp cận rộng hơn và chuẩn mực hon, đó là việc suy đoán vô tội phản ánhmỗi quan hệ giữa công dân và Nhà nước khi một công dân bị nghi ngờ viphạm pháp luật hình sự Nguyên tắc này nên được coi là một thai độ thực tế
3 https://law.unimelb.edu.au/ data/assets/pdf_file/0006/3440733/Paper Nishikawa Yukiko.pdf
* https://link.springer.com/content/pdf/10.1007/s10609-016-9281-8.pdf
Trang 132.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Hiến pháp năm 2013 chínhthức có hiệu lực thực thi, việc nghiên cứu về quyền suy đoán vô tội, nguyêntắc suy đoán vô tội trong pháp luật Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệtcủa cộng đồng học thuật Nhiều công trình, bài viết có liên quan đã được xuấtbản, trong đó các tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải làm sáng tỏ những vấn
dé lí luận và thực tiễn về quyền suy đoán vô tội của người bị buộc tội
- Sach chuyên khảo:
+ "Suy đoán vô tội - nhận thức và quy định trong hiến pháp của quốc gia"
("Presumption of innocence - Awareness And a Nation's Constitutional
Provisions") của các tác giả Nguyễn Dang Dung và Nguyễn Dang Duy, xuấtbản bởi Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội năm 2020”
Đây là một nghiên cứu chi tiết và sâu rộng về quyền suy đoán vô tội vàcách mà nó được nhận thức và quy định trong các hiến pháp quốc gia Tácphẩm đặc biệt nhấn mạnh lịch sử lập hiến Việt Nam, sau 5 lần sửa đổi Hiếnpháp, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được nhận diện một cách trang trọng vàđầy đủ hơn
+ "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" củatác giả TS Nguyễn Thành Long, xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội năm 2011.
Cuốn sách này không chỉ làm sáng tỏ về nguyên tắc suy đoán vô tội,
mà còn phân tích và làm rõ thực trạng áp đụng nguyên tắc này trong pháp luật
và thực tiễn tại Việt Nam Bên cạnh đó, sách còn nghiên cứu và so sánh quyđịnh của pháp luật Việt Nam với pháp luật tố tụng hình sự của các nước khắc,
Ÿ https://tailieu.vn/doc/suy-doan-vo-toi-nhan-thuc-va-quy-dinh-trong-hien-phap-cua-quoc-gia-232776 I.html
Trang 14pháp luật và bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình
Các bài viết đã cung cấp những luận điểm quan trọng vào việc nhậnthức sâu rộng về cải cách tư pháp và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng
hình sự Việt Nam nói chung, suy đoán vô tội nói riêng.
+ "Bảo đảm nguyên tắc 'suy đoán vô tội' và tính thống nhất giữa Hiếnpháp với Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự" (2013) trên trang webhttp://tuphaphinhsu.wordpress.com, ngày 25/4/2013 của TS Trịnh Tiến Việt
Tác giả đã chú trọng vào việc bảo đảm tính thống nhất giữa Hiến pháp
và Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội Đây
là một khía cạnh rất quan trọng, nhấn mạnh sự đồng nhất và tính liên kết giữacác văn bản luật về nguyên tắc suy đoán vô tội
+ "Các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự - những kiến nghị sửa đổi bổsung" trên trang web http://tapchi-vnu.edu.vn, của PGS.TS Nguyễn Ngoc
Trang 15Tác giả tập trung vào việc phân tích và bình luận về nguyên tắc tranhtụng và cách nó được thể hiện trong BLTTHS 2015, giúp người đọc hiểu rõhơn về sự tiến triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam qua thời gian.
+ "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam"(2012) trên Tạp chí Kiểm sát, số 15, của TS Phạm Mạnh Hùng
+ "Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xửcủa Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (2010) trên Tạp chí TAND, số 03, củaThS Đinh Thế Hưng
TS Phạm Mạnh Hùng và ThS Đinh Thế Hưng nêu rằng: Nguyên tắcsuy đoán vô tội là trụ cột trong t6 tụng hình sự (TTHS) của các nhà nước vănminh và là tiêu chuẩn quốc tế cho xét xử công bằng Tại Việt Nam, dù chưađược nhắn mạnh trong BLTTHS 1989 và 2003, nguyên tắc nay đã chính thức
và rõ ràng được quy định trong BLTTHS 2015 Điều này phản ánh quan điểmxây dựng nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp 2013 BLTTHS 2015 kết hợp
ưu điểm của mô hình tố tụng xét hỏi và tranh tụng, nhân mạnh yếu tô tranhtụng và đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội
- Luận van:
+ "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" củaLâm Anh Tuấn
Tác giả đã nghiên cứu về "Quyền suy đoán vô tội" từ góc độ luật hình
sự Luận văn tập trung vào khái niệm, ý nghĩa và thực trạng của quyền suyđoán vô tội, so sánh nguyên tắc suy đoán vô tội với các nguyên tắc khác trongluật tố tụng hình sự Đồng thời, tác giả đề xuất giải pháp để thực hiện nguyêntắc suy đoán vô tội trong thực tiễn, nhằm phục vụ mục tiêu hoàn thiện hệthống pháp luật và bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Trang 16gia Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu sâu về một quyền quan trọng được quy định trongHiến pháp và pháp luật hình sự Việt Nam - "Quyền suy đoán vô tội" Đề tàiđặt ra vấn đề thực trạng việc bao đảm và thực thi quyền này tại Việt Nam và
dé xuất các giải pháp cần thiết Theo chuyên ngành “Pháp luật về quyền conngười”, luận văn tập trung phân tích về quyền được xét xử công bằng, mộttrong những quyên cơ bản của con người Các chương trong luận văn dé cậpkhái niệm, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của quyền được xét xử côngbăng, đồng thời nhân mạnh hậu quả khi vi phạm quyền này và thách thức toàncầu trong việc bảo vệ nó Mục chính thứ hai của luận văn là phân tích thựctrạng việc đảm bảo quyền được xét xử công băng ở Việt Nam, so sánh vớiluật quốc tế và chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực tế; luận văn cũng gópphần vào việc nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho việc bảo đảm quyền
suy đoán vô tội trong quá trình tô tụng và xét xử.
LẠ
^
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viét trên đã tạo nên một
“bức tranh” toàn diện về quyền “suy đoán vô tội” cả về lí luận và thực tiễn,tạo nền tảng nhận thức vững chắc cần kế thừa trong việc tiếp tục nghiên cứusâu hơn về dé tài này, làm cơ sở cho việc dé xuất những giải pháp cụ thể khắcphục những hạn chế, bất cập hiện nay
2.3 Một số vấn dé can tiếp tục nghiên cứu trong luận văn
Việc thực thi Hién pháp về quyền suy đoán vô tội trong các văn bản luật
và việc thực hiện pháp luật trong thực tế là một vấn đề có vai trò, ý nghĩa rấtquan trọng Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu quá trình Hiến pháp, các đạoluật liên quan ghi nhận và bảo vệ quyền suy đoán vô tội, kinh nghiệm của một
số quốc gia, cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền suy đoán vô tội
Trang 17ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập có liên quan Qua đó, tác giả sẽ đềxuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cap, hoàn thiện pháp luật,nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền suy đoán vô tội
của người bi buộc tội ở Việt Nam hiện nay.
3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Mục dich, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.1 Mục dich nghiên cứu:
Đề tài luận văn được triển khai nhăm đề xuất các giải pháp bảo đảmthực thi Hiến pháp 2013 về quyền suy đoán vô tội
3.1.2 Nhiệm vụ nghién CỨUH:
- Về lí luận:
Phân tích, luận giải, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của quyền suyđoán vô tội theo Hiến pháp Việt Nam
Xác định rõ phạm vi và giới hạn của quyền này trong Hiến pháp và
pháp luật hình sự của Việt Nam.
- Về lich sử và thực trạng:
Phân tích quá trình hình thành, phát triển của quyền suy đoán vô tộitrong lịch sử Hiến pháp, pháp luật Việt Nam
Phân tích thực trạng việc thực thi Hiến pháp 2013 về quyền suy đoán
vô tội, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của thành tựu,hạn chế bat cập
- Về giải pháp khắc phục:
Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hạn chế, bất cap, hoànthiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền suy đoán vô tội trong bốicảnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Trang 183.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Lí luận về quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền suy
đoán vô tội của người bị buộc tỘI.
- Cơ sở pháp lý: Các bản Hiến pháp Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sựcùng với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thực thiquyên suy đoán vô tội
- Thực tiễn thi hành Hiến pháp: Đánh giá việc cụ thé hóa Hiến pháp vềquyền suy đoán vô tội trong Bộ luật Tó tụng hình sự, các luật khác có liênquan cũng như liên hệ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tại các cơ
quan thực hiện hoạt động tư pháp.
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: từ Hiến pháp năm 1946 đến nay
- Phạm vi không gian: Ở Việt Nam, có liên hệ, so sánh với một số quốcgia trên thế giới
- Phạm vi vấn đề: Lí luận về quyền suy đoán vô tội của người bị buộctội, thực tiễn quy định và thi hành Hiến pháp về quyền suy đoán vô tội; Tìnhhình thi hành Hiến pháp về quyền suy đoán vô tội (cụ thể hóa Hiến pháp quacác Luật), có liên hệ thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan thực hiện
hoạt động tư pháp.
5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn dựa trên phương pháp luận cua chủ nghĩa Mac-Lénin, chu
trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật củaNhà nước về quyền con người, quyền công dân, về cải cách tư pháp, xây dựngnhà nước pháp quyền XHCN; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và phápluật, về cải cách tư pháp dé phân tích và làm rõ các van dé của dé tài luận văn
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 19+ Phương pháp phân tích, luận giải: Được sử dụng dé làm rõ những vấn
đề lí luận cơ bản về quyền suy đoán vô tội như khái niệm, đặc điểm, vai tròcủa quyên suy đoán vô tội
+ Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quá trình hìnhthành, phát triển của quyền suy đoán vô tội trong lịch sử Hiến pháp và pháp
luật Việt Nam.
+ Phương pháp phân tích, so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu vấn đềquyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp một số nước trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam.
+ Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu qua các tài liệu thứ cấp: Tậptrung vào việc thu thập dữ liệu từ các báo cáo thống kê và tài liệu liên quannhằm khảo sát thực trạng va nam bắt chi tiết về van đề nghiên cứu trong bốicảnh thực tiễn
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích chi tiết
và tổng hợp, giúp đưa ra nhận định, đánh giá thực trạng thi hành Hiến pháp
2013 về quyền suy đoán vô tội, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, bất cập vànguyên nhân tương ứng Trên cơ sở đó luận văn tiếp tục sử dụng phương phápluận giải để đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền được suy
đoán vô tội ở Việt Nam hiện nay.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Về lí luận: Dé tài góp phan nâng cao nhận thức về quyên suy đoán vôtội theo Hiến pháp Việt Nam
- Về thực tiễn: Đề tài làm rõ những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, bấtcập trong thi hành Hiến pháp về quyền suy đoán vô tội
- Về giải pháp bao đảm quyền suy đoán vô tội: Dé tài đưa ra các giảipháp khắc phục hạn chế, bất cập, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
Trang 20thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền được suy đoán vô tội ở Việt Nam
hiện nay.
7 BO cục của luận văn:
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn gồm 2 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về quyền suy đoán vô tội theo Hiến
pháp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thi hành Hiến pháp năm 2013 về quyền suy đoán
vô tội và giải pháp khắc phục hạn chế, bat cập
Trang 21CHƯƠNG 1
NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE QUYEN SUY DOAN VO TOI
THEO HIEN PHAP VIET NAM1.1 Khai niệm, đặc điểm, vai trò của quyền suy đoán vô tội theo Hiếnpháp
1.1.1 Khái niệm quyên suy đoán vô tội
Trước hết, từ góc độ pháp lý, quyền suy đoán vô tội là quyền của mỗi
người khi họ bị cáo buộc phạm tội Họ không bị xem là có tội trừ khi và cho
đến khi sự vi phạm của họ đã được chứng minh một cách hợp pháp, theo thủtục pháp lý quy định, và có bản án kết tội hợp lệ từ toà án Điều này đảm bảorằng quá trình tư pháp diễn ra một cách công bằng và minh bạch, bảo vệquyền và danh dự của người bị buộc tội
Từ phía xã hội, quyền suy đoán vô tội thể hiện một niềm tin và quanđiểm hướng thiện về con người Mọi người đều có quyền được coi là không
có tội cho đến khi đủ bằng chứng chứng minh điều ngược lại Cả xã hội, baogồm cả cơ quan nhà nước và cá nhân, đều phải tôn trọng và bảo vệ quyền này
Nó không chỉ đặt ra trách nhiệm đạo đức cho xã hội mà còn nâng cao tầmquan trọng của việc bảo vệ quyền lợi và danh dự của mỗi cá nhân
Quyền suy đoán vô tội được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản
và quan trọng nhất của hệ thống tư pháp hình sự Mặc dù mỗi quốc gia có vănhóa và truyền thông pháp lý riêng, nguyên tắc này luôn được coi trọng và tôntrọng Tại Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật
Tố tụng hình sự và nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng khác Trênbình diện quốc tế, nguyên tắc này cũng được thừa nhận và quy định cụ thểtrong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc
Cuối cùng, quyền suy đoán vô tội không chỉ là một quy định pháp lý;
nó còn thê hiện một cam kêt từ nhà nước đôi với môi công dân Mọi quyêt
Trang 22định và hành động trong quá trình tư pháp đều phải tuân theo nguyên tắc côngbang và minh bạch, đảm bảo rằng mỗi người chỉ bị kết tội khi có đủ bằngchứng hợp pháp và chắc chăn.
Từ các phân tích nêu trên, có thé đưa ra khái niệm: Quyên suy đoán vôtội là một quyên cơ bản trong hệ thong tu pháp hình sự, dựa trên nguyên tacquan trong rang moi cá nhân khi bị buộc tội đều phải được coi là không cótội cho đến khi họ bị chứng minh là có tội thông qua một quá trình tư phápcông bằng Trách nhiệm chứng minh lỗi của người bị buộc tội thuộc về ngườibuộc tội, người bị buộc tội có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng
mình là mình vô tội.
Trong pháp luật, việc thiết lập và bảo vệ quyên này được hình thànhdựa trên nguyên tắc công lý, đảm bảo rằng chỉ những người thực sự có tộimới bị kết án và bảo vệ quyên lợi của bị cáo "Nguyên tắc" cung cấp nên tangcho việc xác định và bảo vệ "quyền", đồng thời giúp giải quyết xung đột vàmâu thuẫn trong việc áp dụng luật pháp Mọi quyên trong hệ thống pháp lýđều được hình thành và bảo vệ dựa trên nguyên tắc cơ bản, giúp các “quantòa” áp dụng luật pháp một cách chính xác và công bằng
1.1.2 Đặc điểm của quyền suy đoán vô tội
Trong hệ thống pháp luật, quyền suy đoán vô tội được coi là một tru cột
cơ bản trên bình diện phản ánh trọn vẹn tỉnh thần công lý và tôn trọng nhânquyền Từ các vấn đề đã trình bày về quyền suy đoán vô tội, có thể xác định
về cơ bản quyền này có các đặc điểm quan trọng sau:
- Đặc điểm về chủ thé có quyển:
Chủ thể có quyền là người bị buộc tội Khi một cá nhân bị cáo buộcphạm tội, họ đều được hưởng quyền suy đoán vô tội cho đến khi có một phánquyết chính thức từ cơ quan tư pháp Đây là một nguyên tắc hợp pháp, phản
ánh sự tôn trọng sâu rộng đôi với quyên lợi, danh dự và phâm hạnh của từng
Trang 23cá nhân Điều này không chi đảm bao rằng quyền của cá nhân không bị xâmhại mà còn chứng tỏ rằng xã hội ta luôn giữ vững tinh thần đạo đức, trong đóbản chất tốt lành của mỗi con người được nhắn mạnh và họ luôn được coi làkhông có tội cho đến khi có đủ băng chứng thuyết phục cho cáo buộc.
Quyền này xây dựng trên cơ sở nguyên tắc pháp lý, biểu đạt sự tôntrọng và tin tưởng vào phẩm giá của con người Đối với người bị buộc tội,quyền suy đoán vô tội đảm bảo răng họ được đối xử công bằng, bảo vệ danhtiếng và quyền lợi của cá nhân Việc thực thi thể hiện sự hiểu biết sâu sắc vềgiá trị nhân quyền và tầm quan trọng của việc giữ gìn sự công bằng trong mọitình huống
Tóm lại: về cơ bản quan điểm chủ thể có quyên là những cá nhân bịbuộc tội, bao gom người bị tam giữ, bi can va bị cáo Họ đều được xem làkhông có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.Đây là nguyên tắc cốt lõi, biểu hiện sự tôn trọng và tin tưởng vào phẩm giácon người, đảm bảo rằng họ được đối xử công băng và bảo vệ danh tiếngcũng như quyền lợi cá nhân Tuy nhiên, cũng ton tại một số quan điểm kháccho rằng quyền này áp dụng cho mọi công dân bao gồm cả những người chưa
bị khởi tố”; với pháp nhân thương mại là chủ thé chịu trách nhiệm hình sự đốivới một số tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự - vấn đề liệu các pháp nhânnày có được giả định là không có tội hay không van đang được tranh luận —hiện tồn tại hai quan điểm, một là chỉ cá nhân mới được hưởng quyền này, hai
là pháp nhân cũng có quyên giả định là không có tội hay suy đoán vô tội
Tác giả quan điểm pháp nhân cũng có quyên suy đoán vô tội, bởi lẽtheo Điều 83 Luật Dân sự 2015 có thể hiểu pháp nhân thương mại là tổ chứcbao gồm một nhóm người thực hiện mục tiêu kinh tế của họ, hành vi vi phạmpháp luật của pháp nhân là hành vi do con người thực hiện, có thé hiểu một
Š https://Isvn.vn/ban-ve-nguyen-tac-suy-doan-vo-foi-trong-to-tung-hinh-su-viet-nam1650730503.html
Trang 24cách đơn giản là cá nhân có quyền suy đoán vô tội thì pháp nhân là 1 nhóm cánhân cũng có quyên suy đoán vô tội.
- Đặc điểm về chủ thể có nghĩa vụ
Chủ thé có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyềnsuy đoán vô tội là Nhà nước Cụ thể là các cơ quan, người có thâm quyềnbuộc tội và xét xử Những cá nhân hay tô chức bất kỳ khác trong xã hội đềucần tiếp nhận và thực hành đúng tinh thần tôn trọng quyền suy đoán vô tội.Khi tiễn hành buộc tội, truy cứu trách nhiệm hình sự, xét xử hoặc đánh giámột vụ án, cơ quan và người có thầm quyên phải đảm bảo rang quan điểm củamình không bị ảnh hưởng bởi các định kiến trước đó hay những tư duy theohướng tiêu cực Mọi quyết định phải được ra dựa trên bằng chứng, chứng cứ
theo quy định pháp luật, không dựa trên đánh giá chủ quan duy ý chí cá nhân
không đủ căn cứ xác định chứng cứ Trong quá trình giải quyết vụ án, ở giaiđoạn xem xét, chưa có phán quyết cuối cùng của cơ quan nhà nước có thâmquyền về tội danh, nghi can hoặc bi can, bi cáo được coi họ như một cá nhân
“chưa có tội” và có quyền được bảo vệ Bang cách nay, không chỉ quyên, lợi
ích hợp pháp của người bi tình nghi, bi can, bi cáo được bảo vệ mà hoạt động
của hệ thống tư pháp còn được bảo đảm một cách minh bạch, khách quan vàcông bằng
Tóm lại, về cơ bản, quan điểm chính về chủ thể có nghĩa vụ là Nhànước, các cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng, người buộc tỘI.Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc vé các cơ quan này Họ cần phảiđảm bảo răng quan điểm của mình không bị ảnh hưởng bởi định kiến hay tưduy tiêu cực Phải đảm bảo mọi quyết định dựa trên bằng chứng và chứng cứ
hợp pháp Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng
minh sự vô tội của mình Thay vào đó, chủ thể buộc tội phải chứng minh họ
Trang 25đã phạm tội Mọi sự nghi ngờ phải được giải quyết theo hướng có lợi cho
người bị buộc tỘI.
Tuy nhiên, cũng tồn tại hai quan điểm về vấn đề này:
(1) Tất cả các cơ quan, người có thâm quyền buộc tội, cũng như mọi cơquan nhà nước, tô chức xã hội, và cá nhân đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền
suy đoán vô tdi.
Người ủng hộ quan điểm này cho răng việc tôn trọng quyền suy đoán
vô tội không chỉ là một trách nhiệm của các cơ quan pháp lý, mà còn là một
trách nhiệm xã hội Có nghĩa là “quyên suy đoán” vô tội không chỉ là tráchnhiệm thực thi của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tố tụng mà còn làcủa toàn bộ cá nhân, tổ chức khác trong việc “nhìn nhận” người đang bị buộctội (tình nghĩ) Tác giả theo quan điểm này bởi lẽ tuy rằng cơ quan tư pháp là
cơ quan có nghĩa vụ thực thi quyền suy đoán vô tội trong quá trình chứngminh tội phạm nhưng việc xem đây là nghĩa vụ của toàn xã hội có thể đánhgiá là sự thực thi Hiến pháp trong hành pháp, nhiệm vụ của cơ quan hànhpháp bao gồm việc tuyên truyền pháp luật, tất yếu khi nội dung về quyền nàyđược tuyên truyền thì trách nhiệm tôn trọng thuộc về toàn xã hội Đối với đốitượng ngoài cơ quan có thâm quyền chứng minh tội phạm thì các tô chức, cánhân khác khi thực thi nghĩa vụ này có thể họ là “nhân chứng” hay có sự tôntrọng, không “định kiến” với người đang mới chỉ trong giai đoạn “bị tình
- Đặc điêm vê phạm vi quyên
Trang 26Trong tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng một vai tròtrung tâm Tất cả các bên liên quan, từ người buộc tội, luật sư, tới toà án, đềuphải thực hiện nghĩa vụ của mình trong bối cảnh này Quá trình chứng minhtội phạm và buộc tội cần phải diễn ra trong một môi trường công bằng, nơi
mà người bị buộc tội được coi là không có tội và mọi quyết định được đưa radựa trên bằng chứng cụ thê
Trong một số hệ thống t6 tung thấm van, có thé tồn tại một suy đoánngược lại, nhưng điều này đã được thay đổi trong hầu hết các hệ thống pháp
lý tiên tiến, vì nó thiếu tính khách quan và công bằng Ngoài ra, quyền suyđoán vô tội cũng liên quan chặt chẽ đến quyền bào chữa BỊ can hoặc bị cáo
có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình.Hơn nữa, Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã củng cô và mở rộng quyền này,nhắn mạnh sự công bang và tôn trọng nhân quyền
Kết luận, quyền suy đoán vô tội không chỉ là một quyên lợi cá nhân,
mà còn là biểu hiện của giá tri đạo li và sự công bằng trong xã hội Đề bảođảm quá trình tố tụng hình sự diễn ra công bằng và minh bạch, mọi người đềuphải được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh có tội theo đúngtrình tự và thủ tục pháp lý
1.1.3 Vai trò của quyền suy đoán vô tội
Vai trò của quyền suy đoán vô tội thé hiện chủ đạo trong hệ thống tưpháp hình sự không chỉ là một tiêu chuẩn pháp lý, mà còn là lời cam kết mạnh
mẽ về việc bảo vệ và tôn trọng quyền con người, nhất là nhân phẩm của mỗi
cá nhân Theo Hiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quyềnnày được đặt lên hàng đầu, thé hiện tinh thần của một xã hội dựa trên nguyêntắc bình đẳng và công bằng
7 Tham khảo: Hiểu một số nguyên tắc trong Điều 31 khi đưa Hiến pháp mới vào cuộc sống, TS Mai Đắc Biên
® Tham khảo: QUYỀN ĐƯỢC SUY DOAN VÔ TOI THEO HIẾN PHÁP VÀ VAN DE BAO DAM THUC THI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, Ts Trần Thái Dương
Trang 27Quyên suy đoán vô tội bắt nguồn từ ý thức về sự quan trọng của việcbảo vệ quyền con người, đảm bảo rằng không ai bị kết tội mà không có bằngchứng thỏa đáng Nó hoạt động như một hàng rào vững chắc, bảo vệ quyền tự
do và nhân phẩm của mỗi cá nhân khỏi những sai lầm của hệ thống tư pháp
Quyền suy đoán vô tội, được ghi nhận và bảo vệ trong Hiến pháp củanhiều quốc gia, minh chứng cho sự tôn trọng quyền con người ở mức caonhất Dù mỗi quốc gia có những quy định riêng, quyền này vẫn được côngnhận và áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, như một tiêu chuẩn quốc tế Cụ théhơn: Quyền suy đoán vô tội đóng một vai trò trọng yếu trong việc xây dựng
và duy trì sự công bằng trong hệ thống tư pháp Được thé hiện rõ nét trongHiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quyên nay tao ra mộttiêu chuẩn rõ ràng: mọi cá nhân khi bước vào quá trình tư pháp đều được coi
là không có tội, cho đến khi họ bị chứng minh có tội một cách thỏa đáng
Như vậy, không chỉ là biểu đạt của sự công bằng, quyền suy đoán vô tộicòn phản ánh cam kết sâu sắc của xã hội trong việc bảo vệ quyền con người
Nó hoạt động như một tắm khiên bảo vệ, giúp ngăn chặn cá nhân bi oan saihoặc bị xét xử mà không có căn cứ thỏa đáng Điều này không chỉ bảo vệdanh dự và quyền tự do của cá nhân mà còn thể hiện sự nhân đạo và tinh thầntôn trọng giá trị con người trong hệ thống tư pháp Tại mức độ cơ bản, quyềnsuy đoán vô tội đặt ra trách nhiệm cho cơ quan và người tiễn hành tố tụngphải thể hiện sự công tâm và khách quan Điều này giúp tránh được tình trạngchủ quan và áp đặt, điều mà thường dẫn đến sai lầm và xâm phạm quyền conngười Khi cơ quan tiến hành tố tụng tôn trọng và thực hiện nghĩa vụ bảo đảmquyền này, chất lượng quá trình giải quyết vụ án sẽ được nâng cao, hướng tớimột quá trình khách quan, dân chủ và công bằng
Tóm lại, quyền suy đoán vô tội đóng một vai trò trung tâm trong việcđảm bảo sự công bằng và bình đăng trước pháp luật, xuất phát từ nguyên tắc
Trang 28không thể thiếu trong một xã hội dân chủ, công bang va minh bach, dam baorằng mỗi cá nhân đều được đối xử công bằng trước pháp luật.
1.2 Quá trình phát triển quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp Việt
Nam
Như đã phân tích trên, quyền suy đoán vô tội - khái niệm pháp lý thểhiện một quyền cơ bản ghi nhận tỉnh thần công bằng, bình đăng trong hệthống pháp luật và xây dựng Nhà nước, xã hội dân chủ, vì con người Đây làmột nguyên tắc pháp lý phản ánh sâu sắc giá trị của nhân quyên và độc lập tưpháp Đồng thời là một trong những nguyên tắc cốt lõi về bảo đảm quyén conngười, đã được hình thành và phát triển trong nền tảng pháp lý quốc tế từ thế
kỷ XX Cu thé, Điều 11 của Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 và Điều 14của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều đã quy định
rõ nguyên tắc này, khang định quyền của mỗi cá nhân khi bị buộc tội phảiđược coi là không có tội cho đến khi quá trình tư pháp chứng minh họ có tội
thông qua một phiên tòa công khai.
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử và nền văn hóa lâu đời, đã trải quanhiều giai đoạn biến đổi quan trọng trong lĩnh vực pháp luật Một trong những
giai đoạn đáng chú ý là từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành
lập, đặc biệt là khi Hiến pháp 1946 được ban hành không chỉ đánh dấu mộtbước ngoặt lớn trong lịch sử pháp luật của Việt Nam mà còn thê hiện một tưtưởng chủ đạo: tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền của con người và côngdân Mặc dù Hiến pháp 1946 không trực tiếp quy định về quyền được suy
đoán vô tội, nhưng Thông tư 2225/HCTP, ban hành bởi Bộ tư pháp vào ngày
24/10/1956, đã đem lại một quan niệm sâu sắc và chi tiết hơn về van dé này.Thông tư này nhắn mạnh răng không nên tiếp cận một cá nhân dưới góc độ đã
có tội mà phải đối xử với họ dưới góc độ vô tội cho đến khi có phán quyết từ
toà án, cụ thê vê chân chỉnh việc thực hiện quyên bào chữa của bị can được
Trang 29hướng dẫn: “Không nên có định kiến hễ người bị truy tố là nhất định có tội
mà đối xử như với người có tội; bi can trước khi tuyên án được coi như không
có tội để toà án có thái độ hoàn toàn khách quan” Dù là một “bước đi” đầutiên và chưa day đủ nhưng Thông tư số 2225/HCTP đã quy định hai khía cạnhquan trọng của quyền được coi là không có tội Đồng thời, Thông tư này cũng
ngăn ngừa việc áp đặt hoặc ép buộc các cá nhân bị buộc tội mà không có căn
cứ pháp lý.
Khi Hiến pháp 1959 được ban hành, một lần nữa, Việt Nam khăng địnhtầm quan trọng của việc tôn trọng và bảo vệ quyên lợi của con người và côngdân Mặc dù Hiến pháp 1959 không trực tiếp đề cập quyền được suy đoán vôtội, nhưng thông qua Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 cũng nhắn mạnhtam quan trọng của việc thẩm tra công khai các bằng chứng tại phiên tòa, bảođảm sự công băng và khách quan trong quá trình xét xử Thông tư số16/TATC cũng chưa gọi nội dung đó là suy đoán vô tội và về cơ bản vẫn tiếptục khang định những nội dung trong Thông tư của Bộ tư pháp số 2225/HCTPngày 24/10/1956 về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can.Qua đó, quan điểm bảo vệ quyên và lợi ích của người dân đã được áp dụngthông qua một số phiên tòa điển hình trong lịch sử thé hiện việc xét xử côngkhai và công bằng
Hiến pháp 1980 đã tiếp tục tôn vinh và dé cao những quyền cơ ban củacông dân trong lĩnh vực tư pháp Đồng thời, Bộ luật TTHS năm 1988 đã quyđịnh chính thức và rõ ràng hơn về quyền suy đoán vô tội, mặc dù cách diễnđạt vẫn còn phụ thuộc vào ngữ cảnh Cụ thể: Quyền bình đăng trước phápluật, theo Điều 55 Hiến pháp 1980, là một nguyên tắc cơ bản, khẳng định rằngmọi công dân đều được đối xử một cách công băng và không phân biệt trướcpháp luật Điều này tạo nên một nên móng vững chắc cho việc xây dựng một
xã hội dựa trên nguyên tắc công băng và bình đăng Điều 69 của Hiến pháp
Trang 30thé hiện sự tôn trọng tối đa đối với quyền cá nhân và nhân phẩm con người.Không chi đảm bảo rang thân thé của mỗi cá nhân được bảo vệ trước nhữngxâm phạm trái phép, mà còn khăng định răng không ai được bắt giữ trái quyđịnh của pháp luật Hiến pháp cũng nhân mạnh răng việc bắt giữ và giam giữngười chỉ có thể được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Toà án nhândân và Viện kiểm sát nhân dân Điều này nhằm ngăn chặn mọi hành vi truybức và nhục hình, đảm bảo rằng quyền và tự do cá nhân không bị xâm phạm
mà không có căn cứ hợp pháp Khi xem xét Hiến pháp năm 1980 và Bộ luậtTTHS năm 1988, có thé thay sự tiễn triển rõ ràng trong việc nhận diện và bảo
vệ quyền của mỗi công dân Dù Bộ luật TTHS không trực tiếp sử dụng cụm
từ "suy đoán vô tội", nhưng tinh thần quy định tại Điều 10 và Điều 11 cũng đãphản ánh khá rõ ràng nội dung này Điều 10 quy định không ai được xem là
có tội cho đến khi có một bản án kết tội hợp pháp Điều này không chỉ nhắnmạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo công bằng trong quá trình tô tụng, macòn đề cao nguyên tắc phải có bằng chứng đầy đủ và chắc chắn trước khi kết
án một ai đó Điều 11 tiếp tục mở rộng quan điểm này bằng cách xác địnhtrách nhiệm chứng minh tội phạm nằm ở các cơ quan tố tụng, trong khi bịcan, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của
mình.
Tóm lại, từ Hiến pháp 1946 đến Bộ luật TTHS năm 1988, Việt Nam đã
có những bước di quan trọng trong việc nhận diện, làm rõ và bảo vệ quyền
được suy đoán vô tội của công dân.
Trong quá trình đổi mới, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ về việc tôn trọng và bảo vệcác quyền con người trên nhiều lĩnh vực như chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa và xã hội Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, Hiến
Trang 31pháp 1992 đã nâng tầm suy đoán vô tội từ một nguyên tắc trong luật TTHSlên một quyền hiến định, thé hiện qua nội dung quy định tại Điều 72:
“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội
cua Toa an đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trải pháp luật có quyên được bôithường thiệt hại về vat chất và phục hôi danh dự Người làm trái pháp luậttrong việc bat, giam giữ, truy to, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị
Hiến pháp 2013 không chỉ đánh dâu một bước ngoặt trong quá trình đôimới sâu rộng của đất nước, tập trung vào việc đây mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập quôc tê, mà còn khăng định sự tiên bộ trong việc xây
Trang 32dựng một nhà nước pháp quyền XHCN Với sự ra đời của Hiến pháp năm
2013, quyền suy đoán vô tội được hoàn thiện hơn khi thêm vào yếu tô "đượcchứng minh theo trình tự luật định" tai khoản 1, Điều 31 “Người bị buộc tộiđược coi là không có tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự luật định
và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” (Quy định tại Điều
71 Hiến pháp năm 1992 nêu trên được “giữ lại” tại Điều 20 Hiến pháp 2013).Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng mỗi cá nhân chỉ có thể bị kết tội khi có
đủ bằng chứng pháp lý mà còn nhắn mạnh sự công bằng và minh bạch trongquá trình tô tụng Khoản 1 Điều 31 của Hiến pháp 2013 đã xác định rang mỗi
cá nhân bị buộc tội chỉ được xem xét là tội phạm khi đã có bằng chứng đầy đủ
và phải qua một quá trình tố tụng hợp pháp Thêm vào đó, việc quy định nàyđược ghi nhận trong chương quyên con người của Hiến pháp nghĩa là đảmbảo rằng quyền này được coi là một quyền cơ bản của mỗi công dân Điểmnày phù hợp với những tư tưởng quốc tế về quyền con người, như Tuyên ngônquốc tế về nhân quyền 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự vàchính trị 1966 Bản chất của Hiến pháp 2013 là dé bảo vệ quyên lợi của người
bị buộc tội, nhắn mạnh rang ho chỉ có thé bị coi là tội phạm khi cả hai điềukiện: việc chứng minh lỗi của người đó và việc có một bản án kết tội hợppháp đều được thoả mãn Hiến pháp 2013 đã cung cấp một định nghĩa rõ ràng
về việc suy đoán vô tội, khăng định rằng không có cơ quan nào ngoại trừ toà
án có quyền xác định tội lỗi của một cá nhân.” Để bảo vệ quyền này, Hiếnpháp cũng yêu cau rang tat cả các quá trình tố tụng phải tuân theo trình tự luậtđịnh Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi nhận và bảo vệ một loạtquyền liên quan đến quyền suy đoán vô tội, như quyên biết lý do va căn cứkhi bị bắt giữ, khi bị khởi to; quyén biết nội dung cáo buộc; quyền được biện
? Tham khảo: QUYEN DUGC SUY DOAN VÔ TOI THEO HIẾN PHAP VA VAN DE BAO DAM THỰC THI O VIET NAM HIEN NAY, TS Tran Thái Dương, DH LUAT Hà Nội
Trang 33hộ; quyền được im lặng và quyền yêu cầu xem xét lại các quyết định của cơquan có thâm quyên '”
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và sự phát triển của pháp luật, ViệtNam đã liên tục cải tiến và hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội, khang địnhtầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của mỗicông dân trước pháp luật Quá trình phát triển các quy định về quyền suy
đoán vô tội không chỉ là sự chứng minh cho việc pháp luật Việt Nam không
ngừng tiến bộ, mà còn phản ánh sự nhận thức sâu rộng va tam quan trọng mà
xã hội Việt Nam đặt lên việc bảo vệ và tôn vinh quyền con người Đó là mộtbức tranh đa chiều, phản ánh rõ nét sự tôn trọng và khao khát bảo vệ quyềnlợi của mỗi công dân trong mỗi góc cạnh quản lý xã hội, xây dựng đất nướcvới quy định từ Hién pháp Điều này không chỉ chứng minh sự nhất quán vàkiên định trong việc bảo vệ quyền con người, mà còn giúp định hình và phảnánh tầm quan trọng của Hiến pháp trong việc xây dựng một xã hội công băng,
minh bạch và dân chủ.
Trên cơ sở phân tích chỉ tiết về quá trình phát triển quyền suy đoán vôtội trong lịch sử pháp luật của Việt Nam, có thê thấy rằng quyền này xuất phát
từ nguyên tắc công bằng và tôn trọng nhân quyên trong toàn bộ hệ thống pháp
luật Việt Nam.
Bắt đầu từ thế kỷ XX, khái niệm về quyền suy đoán vô tội đã đượcnâng lên tầm quốc tế và được pháp luật nhiều quốc gia, trong đó có Việt Namghi nhận Trải qua các giai đoạn lịch sử Hiến pháp, Việt Nam đã tiếp tục cảitiến và hoàn thiện quy định bảo đảm quyền này Không chi được ghi nhậntrong Hiến pháp, quyền suy đoán vô tội và việc bảo đảm thực hiện quyền cònđược cụ thê hóa trong Bộ luật TTHS và các văn bản pháp luật khác
'” Tham khảo: Hội thảo TTHS theo HP 2013 THE CHE HÓA NGUYEN TAC SUY DOAN VO TOI TRONG BO LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM THEO HIẾN PHAP 2013 - NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VA THỰC TIEN Ths Nguyễn Thị Bích Thúy Học viện CTQG Khu vực I
Trang 34Trong quá trình phát triển xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền vàhội nhập quốc tế, quyền suy đoán vô tội ngày càng được chú trọng, phản ánh
sự nhận thức sâu sắc và tầm vóc của việc tôn vinh, bảo đảm, bảo vệ quyềncon người, quyên công dân Sự ghi nhận rõ ràng quyền suy đoán vô tội trongHiến pháp 2013 thể hiện quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,bảo dam, bảo vệ toàn diện các quyền con người, quyền công dân, mang theotinh thần và mục tiêu chính trị cao cả; hướng đến một xã hội dân chủ, phápquyền, mọi người đều được tôn trọng và bảo vệ trước pháp luật
1.3 Quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp một số quốc gia và kinh
nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Quyền suy đoán vô tội theo Hiến pháp một số quốc gia
Quyền suy đoán vô tội, trong hệ thống pháp lý quốc tế, đã trở thànhmột điểm định hướng vững chắc cho sự công bằng và nhân quyền Nhiềuquốc gia đã thé hiện sự cam kết vững chắc với nguyên tắc này; để hiểu sâuhơn về vấn đề, chúng ta cần nhìn vào cách thức ghi nhận trong hiến pháp củacác quốc gia tiêu biểu như sau:
Hiến pháp Mỹ: Khi nói đến Hién pháp Mỹ, chúng ta không thé khôngnhắc đến vai trò đột phá của nó trong việc định hình nguyên tắc pháp lý hiệnđại Được ra đời trong bối cảnh một quốc gia mới lập, đang tìm kiếm sự độclập và tự do, Hiến pháp Mỹ đã thé hiện một cam kết sâu rộng đối với quyềnlợi và tự do cá nhân Là bản thành văn đầu tiên của thé giới được thông quakhi chưa có nhận thức đầy đủ, nhưng những biểu hiện của suy đoán vô tội đãđược Hiến pháp Mỹ quy định rõ ràng trong 10 tu chính án đầu tiên của mình
Cụ thể, Tu chính án thứ 5 quy định: “Không ai có thê bị buộc ra khai hoặc bịkết án cho một tội ác trừ khi theo một cáo trạng hoặc thông cáo của một banbôi thâm lớn, trừ khi trong các trường hợp xảy ra trong lúc chiến tranh hoặc
nguy hiêm công cộng, khi sự tôn tại của các ban bôi thâm lớn có thê không
Trang 35được yêu cầu” Tu chính án thứ 6 quy định: “Trong mọi phiên tòa hình sự, bịcáo sẽ được hưởng quyền được xét xử nhanh chóng và công khai bởi một bangiám khảo trung lập và công bằng của tiêu bang và khu vực nơi đã xảy ra tộiác; được được thông báo về nguyên nhân và tính chất của cáo buộc; được gặp
gỡ và thâm vấn các nhân chứng chống lại; có quyền yêu cầu cho ra hầu toàcác nhân chứng thuận lợi cho mình; và có quyền được sự giúp đỡ của luật sư
dé biện hộ cho mình” `
Hiến pháp Nhật Bản: Sau Chién tranh thé giới lần thứ II, Nhật Bản đãtrải qua một quá trình tái thiết toàn diện, trong đó Hiến pháp mới ra đời là mộtbước tiễn quan trọng Được hình thành dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ cácquốc gia phương Tây, nhất là Mỹ, Hiến pháp Nhật Bản đã đưa ra một bộkhung pháp lý mới, dam bảo quyên lợi va tự do cá nhân Là một trong nhữnghiến pháp có quy định rõ ràng và chi tiết nhất về quyền suy đoán vô tội Điều
31 Hiến pháp Nhật Bản quy định: “Không ai có thể bị kết án trừ khi theo một
luật đã có hiệu lực trước khi việc vi phạm xảy ra và chỉ sau khi đã được xét
xử công khai bởi một toà án trung lập được thành lập theo luật” Điều 37 Hiến
pháp Nhật Bản quy định: “Trong mọi phiên tòa hình sự, bị cáo sẽ được hưởng
quyền được xét xử công khai bởi một toà án trung lập và công bang Bị cáo sẽđược hưởng quyền được biện hộ bởi một luật sư có đủ năng lực và được chọnbởi chính bị cáo Nếu bị cáo không có đủ khả năng kinh tế, thì nhà nước sẽ cửmột luật sư dé biện hộ cho bị cáo theo quy định của luật” Điều 38 Hiến phápNhật Bản quy định: “Không ai có thé bị buộc phải khai hoặc thú nhận tộitrước toà án Bị cáo sẽ được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tộicủa toà án đã có hiệu lực pháp luật Không ai có thé bị kết án dựa trên chỉ mộtlời khai hoặc thú nhận của chính bị cáo” '”
!! https://www.archives gov/founding-docs/constitution-transcript
!? https:/www.sangiin.go.jp/eng/
Trang 36Hiến pháp Pháp: Pháp, là một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa,với hang thé kỷ truyền thông pháp ly, đã đóng góp nhiều vào bộ “kho tang”pháp luật thế giới Mỗi khi nhắc đến những tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vựcpháp luật, Pháp luôn nằm ở vị trí dẫn đầu, trở thành tâm điểm của sự chú ý vànghiên cứu Đặc biệt, Hiến pháp năm 1958 — có thé đánh giá là “một tácpham” pháp lý xuất sắc - đã định hình và phản ánh rõ nét tinh than và giá trịcủa dân tộc Pháp Trong hệ thống pháp lý Pháp, nguyên tắc suy đoán vô tộiđược diễn đạt qua từ "La présomption d'innocence", và nó được ghi nhận va
bảo vệ trong các văn bản pháp lý khác, như là Bộ luật hình sự Cũng như pháp
luật của các quốc gia khác, nguyên tắc này khang định rang mỗi cá nhân đượccoi là không có tội cho đến khi họ được chứng minh là có tội theo quy địnhcủa pháp luật, và bên cáo buộc phải chứng minh tội lỗi của bị cáo Quyềnđược coi là không có tội theo Hiến pháp Pháp là một nguyên tắc cơ bản đảmbảo sự tôn trọng nhân quyền và nguyên tắc pháp quyền Hiến pháp Pháp năm
1958 quy định trong Điều 9 rằng “Mọi người đều được coi là vô tội cho đếnkhi được chứng minh là có tội” Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trongCông ước châu Âu về Nhân quyền, mà Pháp đã phê chuẩn vào năm 1974, vàtrong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, mà Pháp đã thông qua vào năm
1948 Quyền được coi là không có tội ngụ ý rang trách nhiệm chứng minh tộilỗi nằm ở bên cáo buộc, không phải ở bị cáo, và bị cáo có quyền được xét xửcông bằng, được hỗ trợ pháp ly, được giữ im lặng va có quyền kháng cáo khi
bị kết án Quyền được coi là không có tội cũng bảo vệ danh tiếng và phẩmhạnh của bị cáo, người không thé bị phơi bày trước công chúng hoặc bị phibang trước khi có phán quyết cuối cùng Việc vi phạm quyền nay có thé dẫnđến hậu quả nghiêm trọng, như là việc kết án oan, sai sót trong việc xét xửhoặc lạm dụng quyên lực Do đó, quyền được coi là không có tội là một tiêu
Trang 37chí quan trọng của dân chủ và công lý ở Pháp và ở các nước khác tôn trọng
nguyên tắc này '°
Hiến pháp Trung Quốc: Theo Hién pháp năm 1982 (Hiến pháp Bát Nhị)của Trung Quốc, điều nay được thé hiện rõ ràng Theo Điều 37 của Hiến
pháp: "Tự do cá nhân của công dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không
thể xâm phạm được Không ai có quyền bắt giữ hoặc tìm cách bắt giữ mộtcông dân nếu không có quyết định của một toà án nhân dân hoặc một quyếtđịnh hoặc lệnh của một cơ quan điều tra theo thứ tự quy định của luật pháp."
Hiến pháp Indonesia: Hién pháp năm 1945 của Indonesia, trong Điều28] khoản (1) quy định: "Quyền mà mỗi người được coi là không có tội chođến khi được xác định và quyết định theo thứ tự quy định của luật pháp trongmột phiên toà công khai và công bằng."'”
Hiến pháp Philippines: Trong Hiến pháp năm 1987 của Philippines,quyền suy đoán vô tội được ghi nhận trong Điều II, Khoản 14(2): "Trong tat
cả các hình thức tố tụng hình sự, bị cáo được coi là không có tội cho đến khi
bị kết an.""°
Hiến pháp Thái Lan: Hién pháp năm 2017 của Thái Lan quy định trongĐiều 29 rằng mỗi người bị buộc tội có quyền được coi là không có tội cho đếnkhi được xác định có tội theo thứ tự luật định 7
Nhu vậy, có thé khang định lại rằng quyền suy đoán vô tội chắc chanphải được xây dựng thành một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thốngpháp lý, là sự bảo đảm rằng mỗi người chỉ bị kết tội khi có bằng chứng đầy đủ
Trang 38chứng minh họ đã vi phạm pháp luật Khi nhìn vào bản chất của một xã hộidân sự, ta thấy rằng việc tôn trọng quyền này chính là một minh chứng cho sựtiễn bộ và nhân bản của nền tư pháp.
Như đã nêu trên, phương thức các quốc gia ghi nhận và bảo vệ quyềnnày trong Hiến pháp của mình về cơ bản tương quan với nhau Tại Mỹ, nền tưpháp được xây dựng trên nền tảng của các tu chính án, trong đó quyền suy
đoán vô tội được nêu rõ trong các tu chính án thứ 5 và 6 Trong khi đó, Nhật
Bản qua các Điều 31, 37 và 38 của Hiến pháp đã chi tiết hóa quyền này, nhắnmạnh sự quan trọng của việc bảo vệ những người bị buộc tội Một SỐ quốc giakhác như Pháp, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng đưa ranhững quy định rõ ràng trong Hiến pháp của mình để khăng định và bảo vệquyên nay Tuy nhiên, việc ghi nhận quyền suy đoán vô tội trong Hiến phápchỉ là khởi đầu trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân Điều thực sự quantrọng là cách mà quyên này được thể chế hóa và áp dụng trong thực tiễn, qualuật tố tụng hình sự và quá trình tư pháp; ví dụ: Giả sử một người bị cáo buộctrộm cắp tại một quốc gia Trong hầu hết các nước, bên cáo buộc - thường làviện kiểm sát hoặc công tô viên - phải chứng minh rằng bị cáo thực sự đã thựchiện hành vi trộm cắp; họ không thê chỉ dựa vào tin đồn hoặc lòng tin; họ cần
có bang chứng cu thé và đáng tin cậy như camera giám sát ghi lại hình ảnhcủa bị cáo tại hiện trường, hoặc có chứng nhân mắt thay đã nhận diện được bicáo Bên cạnh đó, bị cáo cũng có một loạt quyền được đảm bảo trong quátrình xét xử Điều này có thé bao gồm quyền được biện hộ bởi một luật sư,quyền giữ im lặng dé không làm tốn hại đến lợi ích của minh, và quyền đượcxét xử một cách công bằng trước một tòa án không thiên vị Chăng hạn, nếu
bị cáo ở Thái Lan - nơi Hiến pháp năm 2017 ghi nhận quyền suy đoán vô tộitrong Điều 29 - bị bắt và không được phép gặp luật sư của mình, đó có thểđược xem xét là vi phạm quyền cơ bản của họ theo Hiến pháp và luật tố tụng
Trang 39hình sự của quốc gia này Những sự đảm bảo như vậy phản ánh cam kết sâusắc của các quốc gia đối với việc bảo vệ quyền lợi của người dân trong hệthống tư pháp Chúng không chỉ giúp bảo vệ những người không có tội khỏi
bị kết tội một cách oan uống, mà còn đảm bảo rang hệ thống tư pháp hoạtđộng một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả
Kết luận, quyền suy đoán vô tội là một phần quan trọng của bản sắcpháp lý toàn cầu Đó không chỉ là một nguyên tắc trừu tượng, mà còn đượcthể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật và trong quá trình xét xử tại nhiềuquốc gia Điều này khăng định sự tôn trọng và cam kết của các quốc gia đốivới việc bảo vệ quyền của mỗi cá nhân và đảm bảo một hệ thống tư phápcông bằng
1.3.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu Hiến Pháp các nướctiêu biểu trên Thé giới
Từ việc nghiên cứu Hiến Pháp các nước tiêu biểu trên thé giới là Mỹ,Nhật Bản và Pháp, Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm quý để pháttriển và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của mình
Một trong những điểm nổi bat của Hiến pháp Mỹ là sự rõ ràng và chitiết trong việc quy định về quyền suy đoán vô tội Hiến pháp Mỹ không chỉđơn thuần viết về quyền của con người, mà còn thể hiện sự cân nhắc sâu rộngđối với mọi khía cạnh của vẫn đề Ví dụ, Tu chính án thứ 5 không chỉ khăngđịnh quyền suy đoán vô tội mà còn xác định rõ các trường hợp ngoại lệ nhưtrong tình huống chiến tranh hoặc nguy hiểm công cộng Điều này cho thấytầm quan trọng của việc đảm bảo quyên lợi cho công dân và sự linh hoạt củapháp luật trước những tình huống đặc biệt
Tiếp theo, việc Nhật Bản tái thiết hệ thống pháp luật sau Chiến tranhthế giới lần thứ II đã phản ánh sự cam kết mạnh mẽ của quốc gia này đối với
việc bảo vệ quyên lợi và tự do cá nhân Hiên pháp Nhật Bản, qua các điêu
Trang 40khoản như Điều 37 và 38, không chỉ xác định rõ quyền suy đoán vô tội, macòn nhắn mạnh việc đảm bảo quyên lợi tối đa cho bị cáo Ví dụ, bị cáo tạiNhật Bản được đảm bảo quyền được biện hộ bởi một luật sư, quyền giữ imlặng trong suốt quá trình tố tụng, và nhiều quyền khác giúp bảo vệ họ khỏi sựlạm dụng của hệ thống tư pháp.
Còn Pháp, một quốc gia có lịch sử pháp lý dày đặc và uy tín, đã liên tục
nỗ lực để đảm bảo rằng mình tuân thủ và tích hợp các nguyên tắc quốc tế vào
hệ thống pháp luật của mình Một điểm đáng chú ý là việc Pháp không chỉ ghinhận quyền suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 1958 của mình, mà còn théhiện sự cam kết đối với các tiêu chuẩn quốc tế, như việc tham gia Công ướcchâu Âu về Nhân quyên và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền Điều naykhông chỉ khắng định vị thế của Pháp trong lĩnh vực pháp luật, mà còn làminh chứng cho sự cam kết không ngừng của quốc gia này đối với việc bảo
vệ nhân quyền và nên dân chủ
Khi nhìn lại quá trình phát triển pháp luật và thực thi công lý của baquốc gia là Mỹ, Nhật Bản và Pháp, có thé rút ra bài học giá trị
My, với lịch sử dựng nước và tìm kiếm sự tự do, độc lập, đã cho thếgidl thay sức mạnh của một bộ luật được xây dựng trên tinh yêu tự do va côngbang Hiến pháp Mỹ, qua 10 tu chính án đầu tiên, không chỉ bảo vệ quyền củangười dân mà còn đặt ra những rào cản cho chính quyền nhằm ngăn chặn sựlạm dụng Cụ thể, việc quy định rõ ràng về việc không ai có thể bị buộc khaihoặc bị kết án mà không thông qua quy trình pháp lý đúng đắn đã trở thànhtiêu chuẩn cho nhiều quốc gia khác
Nhật Bản, sau những bi kịch của Chiến tranh thé giới lần thứ II, đã táithiết mình thông qua một bộ luật mới, trong đó tôn trọng và bảo vệ quyền củacon người Nhật Bản không chỉ học hỏi từ các quốc gia phương Tây mà cònđiều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa và lịch sử của mình Hiến pháp Nhật