1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Kinh doanh quốc tế

2 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ACECOOK VIỆT NAM LÀ ĐƠN VỊ TÀI TRỢ CHÍNH CHO LỄ HỘI VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN ️

Trang 1

1.2.1 Bản chất của marketing quốc tế

Có năm giai đoạn mô tả sự tham gia vào hoạt động Marketing quốc tế của một doanh nghiệp Mặc dù các giai đoạn tham gia vào hoạt động Marketing quốc tế được thể hiện

theo thứ tự: Marketing nội địa (Domestic Marketing), Marketing xuất khẩu (Export Marketing), Marketing quốc tế (International Marketing), Marketing đa quốc gia (Multitional Marketing) và Marketing toàn cầu (Global Marketing), nhưng một doanh

nghiệp không nhất thiết phải phát triển tuần tự từ giai đoạn này đến giai đoạn khác mà họ có thể bắt đầu tham gia Marketing quốc tế ở bất cứ giai đoạn nào hoặc cùng lúc nhiều hơn một giai đoạn

Marketing nội địa (Domestic Marketing)

Giai đoạn đầu tiên của sự tham gia Marketing Quốc tế là Marketing nội địa Trước khi tham gia vào môi trường quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng duy nhất vào thị trường nội địa Chiến lược Marketing của họ được phát triển dựa trên những thông tin về mong muốn và nhu cầu của khách hàng nội địa, xu hướng công nghiệp và môi trường kinh tế, kĩ thuật chính trị tại đây

Khi các doanh nghiệp xem xét các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ tập trung vào các đối thủ trong nước.Ngày nay chúng ta có thể nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh trong nước bao gồm các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài đang tiếp thị hàng hóa củahọ trong thị trường nội địa của ta ác nhà tiếp thị trong nước có xu hướng “vị chủng” (ethnocentric) và ít chú ý đến những thay đổi của thị trường toàn cầu chẳng hạn như sự thay đổi về lối sống hay sự xuất hiện của các thị trường mới nổi và các sản phẩm tốt hơn vừa tiến tới vào thị trường trong nước Chủ nghĩa vị chủng trong văn hóa (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy dân tộc) được hiểu là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhânđã gắn bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của mình Tuy nhiên điều này tạo ra sự đánh giá bất công hoặc sai lệch một văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau

Marketing xuất khẩu (Export marketing)

Marketing xuất khẩu là một trong các hình thức của Marketing quốc tế Đó là hoạt động marketing của các doanh nghiệp của một quốc gia nhất định, ứng dụng vào việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài Tiếp thị xuất khẩu là một hình thức tiếp thị quốc tế

Trang 2

tiếp thị ở nước ngoài Là hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp một quốc gia nhất định, áp dụng vào việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là điều chỉnh các chiến lược tiếp thị áp dụng ở nước ngoài Một ví dụ cho hoạt động xuất khẩu gián tiếp là tập đoàn Kraft của Mỹ đã cho sản xuất loại bánh Oreo tại Thái Lan sau đó xuất khẩu sang Việt Nam được tập đoàn UGgroup tại Việt Nam độc quyền phân phối loại bánh này tại đây Hay một ví dụ khác là mô hình doanh nghiệp The Fruit Republic, doanh nghiệp này lựa chọn hình thức phân phối qua doanh nghiệp nhập khẩu tại Hà Lan, từ đó mới phân phối đến các kênh bán lẻ

Marketing quốc tế (International Marketing)

Tại thị trường mỗi nước, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương có lợi thế nội tại như sự gần gũi và quen thuộc với khách hàng địa phương, các vấn đề chính trị, pháp lý, văn hóa Một doanh nghiệp đã hoạt động trong lĩnhvực marketing xuất khẩu sẽ tìm đến marketing quốc tế để mở rộng và phát triển Một đặc điểm của tiếp thị quốc tế là nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khác biệt văn hóa ở từng thị trường quốc gia cũng như sự tương thích của sản phẩm và quảng cáo với khách hàng địa phương.

Ngày đăng: 29/05/2024, 01:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w