1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, đặc điểm, tình hình thực hiện và những kiến nghị hoàn thiện

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 43,43 MB

Nội dung

Tuy nhiên, luận án này 1a cỗng trình đầu tiên dé cập một cách có hệthống cả 3 vấn dé liên quan đến việc giải quyết phá sản ở nước ta , đó làđặc điểm của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LẠI ANH TUẤN

“LUẬT PHA SAN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM :

ĐẶC DIEM - TÌNH HÌNH THUC HIỆN VÀ NHỮNG KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN “

Chuyên ngành : Pháp luật Kinh tế

Mã số : 50515

LUAN AN THAC Si LUAT HOC

f——— _ Người hướng dẫn khoa học : TRUONG ĐH LAT Hự Me | PTS : Dương Đăng Huệ

Trang 2

MỤC LỤC

“hang

Lời nói đầu |

CHƯƠNG!I: Dac điểm của Luật phá sản doanh nghiệp

Việt Nam

I Chỉ có doanh nghiệp mới có thể bi tuyên bố phá sản 8

II Chicé chủ nợ không không có bảo đảm, con nợ và người

lao động trong doanh nghiệp mới có quyền , nghĩa vụ nộp đơn

yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp 13

Il Toda kinh tế là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu

tuyên bố phá sản doanh nghiệp 17

IV Hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp - giai đoạn bắt buộc trong tố tụng

phá sản ở Việt Nam 22

V Tòa án - nhân vật trung tâm, chủ thể có vai trò quyết định

trong việc giải quyết phá sản ở Việt Nam 26

VI _ Những đặc điểm liên quan đến việc quản lý tài sản của doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 31

VII Những đặc điểm liên quan đến việc thanh toán tài sản của

doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản 35CHUONG II: Tình hình thi hành Luật phá san doanh nghiệp

và những vấn dé phát sinh

I Thực trang về hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam 43

Trang 3

HH Tinh hình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp và một vài

nhận xét ban đầu

II Những vấn dé phát sinh trong quá trình thực hiện Luật phá

sản doanh nghiệp

-CHUONG III: Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật phá

sản doanh nghiệp Việt Nam

1 Mở rộng phạm vi áp dụng của Luật phá sản ra các cá nhân

được cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66/HDBT

ngày 02/03/1992.

2 _ Mở rộng chủ thể được quyền làm đơn yêu cầu tòa án tuyên

bố phá sản doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước ,

lợi ích công cộng

3 Can quy định cụ thể thời gian con nợ phải làm đơn xin tự

nguyện phá sản

4 Quy định thời hạn chủ doanh nghiệp tư nhãn phải chịu trách

nhiệm tiếp tục hoàn trả các khoản nợ cho các chủ nợ trong

trường hợp xuất hiện nguồn thu nhập mới

5 | Nâng cao án phí phá sản

6 Trong khi đang tiến hành giải thể mà phát hiện có dấu hiệu

phá sản thì áp dụng thủ tục phá san.

7 _ Trong khi giải quyết phá sản mà phát hiện tội phạm hình sự

thì không đình chỉ giải quyết phá sản mà công việc này

vẫn phai được tiến hành bình thường

87

Trang 4

§ Cần quy định việc cử cán bộ tham gia các Tổ quản lý tài sản

và Tổ thanh toán tài sản là nghĩa vụ pháp lý của những người

được pháp luật quy định phải làm để tránh hiện tượng vô

trách nhiệm như hiện nay.

9, Cần xem xét lại thứ tự ưu tiên thanh toán theo hướng nên

xem xét các cơ quan ,tổ chức Nhà nước như một chủ nợ

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của dé tai:

Từ sau Đại hội Dang lần thứ VI, với chủ trương xoá bỏ cơ chế quan

lý kinh tế tập trung, quan liêu , bao cấp , xây dựng một nền kinh tế hang

hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường , có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa , nền kinh tế nước ta đã hình

thành và phát triển với sự đa dạng và phong phú của các loại hình doanh

nghiệp , kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ngành, nghề khác nhau

Trong nền kinh tế thị trường , bên cạnh nhiều doanh nghiệp kinh

doanh có hiệu quả , vẫn có những doanh nghiệp do nhiều nguyên nhânkhác nhau đã lâm vào tình trạng nợ nan chồng chất , hoàn toàn mất khanăng thanh toán Trước đây , do chưa có Luật phá sản nên việc xử lý các

doanh nghiệp này thiếu triệt để , khống thoả đáng Thực tế cho thấy tìnhtrạng trốn nợ , xoá nd , giải thé thay thế cho phá sản hoặc tự ý xử lý một

cách tuỳ tiện đã gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động của cácdoanh nghiệp , ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước , của người lao động

cũng như trật tự , kỷ cương của xã hội

Nhằm khắc phục tình trạng này , ngày 23 tháng 12 năm 1993, Luậtphá sản doanh nghiệp Việt Nam đã được ban hành nhằm quy định các vấn

dé liên quan đến việc tuyên bố phá sản đối với một doanh nghiệp và giảiquyết hậu quả về mặt tài sản đối với doanh nghiệp đó Sự ra đời củaLuật này đã góp phần hoàn thiện hệ thống Pháp luật về kinh tế và ở mộtmức độ nào đó, đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Tuy vậy , sau

Trang 6

3 năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp thì trên cả nước mới chỉ thụ

lý khoảng 40 vụ yêu cau giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp vàTòa kinh tế chỉ tuyên bố phá sản 7 doanh nghiệp Trong khi đó, cácdoanh nghiệp kinh doanh thua 16 , nợ nần, mất khả năng thanh toánchiếm khoảng 30% trong tổng số các doanh nghiệp trong cả nước

Như vậy, hiện tượng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ , lan trốnpháp luật đang t6n tại rất nhiều và Luật phá sản doanh nghiệp vẫn chưa

thực sự phát huy tác dụng tích cực của nó trong đời sống kinh tế xã hội

nước ta.

Sở dĩ có tình trạng trên là vì phá sdn và việc giải quyết phá sản lànhững công việc còn mới mẻ và xa lạ đối với các nhà kinh doanh nước ta ,cũng như đối với các thẩm phán Nhà kinh doanh thì có tâm lý ngạingùng, không muốn đưa mình ra trước vành móng ngựa Các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền thì còn những hạn chế trên phương diện lý luận cũng

như kinh nghiệm thực tiễn , do đó rất khó khăn khi tiếp cận với phá sảndoanh nghiệp Chính vì vậy , Luật phá sản doanh nghiệp vẫn chưa thểhiện được một cách tối đa vai trò của nó trong việc bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh , thúc đẩy doanh nghiệp hoạtđộng có hiệu quả và bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội

Để đảm bảo cho việc áp dụng và thi hành Luật phá sản một cách cóhiệu quả , một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu hoàn

thiện pháp luật về phá sản và xử lý một cách triệt để những vấn dé mà

thực tiễn đặt ra có liên quan đến việc giải quyết phá sản doanh nghiệp

Trang 7

2 Muc đích đối tương và pham vi nghiên cứu :

Như trên đã nói, Luật phá sản doanh nghiệp có vai trò rất to lớn đốivới nhà kinh doanh và với nền kinh tế nói chung Tuy nhiên, thực tiễn lạicho thấy Luật này chưa thực sự phát huy được vai trò vốn có của mình Vìvậy, mục đích của Luận án này không có gì khác ngoài việc tìm kiếm các

biện pháp, phương tiện để góp phần đưa Luật vào cuộc sống

Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu những đặc điểm cơ bản

của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam , những vấn để phát sinh trongquá trình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ranhững dé xuất, kiến nghị nhằm sửa đổi , bổ sung pháp luật về phá sản vàđảm bảo tính thực thi của Luật phá san trong cuộc sống

3 Phương pháp nghiên cứu :

Để thực hiện Luận án này, tác giả đã sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học như phép duy vật biện chứng, phân tích, đối chiếu, so sánh , hệ thống hoá Ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp

luật Việt Nam, tác giả còn thu thập, sử dụng những tài liệu về pháp luật

phá sản và cách xử lý phá sản của một số nước trên thế giới Việc sử

dụng phương pháp luật so sánh này làm nổi bật những đặc điểm riêng có

của pháp luật phá sản Việt Nam cũng như giúp chúng ta thấy được nhữngyếu kém của pháp luật phá sản nước ta so với các nước trên thế giới va

nhờ thế mà chúng ta mới có thể khắc phục các khuyết tật ấy một cách

nhanh chóng và chính xác.

Trang 8

4 Những đóng góp mới của luân án :

Luật phá sản với tư cách là một đạo luật đã được nhiều người nghiêncứu Tuy nhiên, luận án này 1a cỗng trình đầu tiên dé cập một cách có hệthống cả 3 vấn dé liên quan đến việc giải quyết phá sản ở nước ta , đó làđặc điểm của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, quá trình kiểmnghiệm của nó trong thực tế 4 năm thực hiện và cuối cùng là nêu nhữngvấn đề mà cuộc sống đặt ra cho khoa học pháp lý tiếp tục giải quyết ( cáckiến nghị)

Việc nghiên cứu , xác định những đặc điểm và tình hình thực hiện

của Luật phá sản doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà làm Luật phát hiệntính hợp lý và những điểm còn hạn chế trong các quy định của pháp luậthiện hành , từ đó có những kiến nghị sửa đổi , bổ sung thích hợp nhằmhoàn thiện pháp luật về phá sản , nâng cao chất lượng giải quyết phá sản,đặc biệt là giúp cho các chủ thể kinh doanh ở nước ta có quan niệm đúngđắn về hiện tượng phá san và biết cách chủ động bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Và đó

là những giá trị mà Luận án này sẽ đưa lại cho người đọc nó

5 Bố cuc của Luân án :

Luận án gồm : Lời nói đầu , ba chương , kết luận và danh mục tàiliệu tham khảo

Chương I: Đặc điểm của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam:Trong chương này, tác giả tập trung phân tích những nội dung cơ bản

của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam , đồng thời thông qua việc sosánh với một số đạo Luật phá sản của một số nước trên thế giới, tác giả

Trang 9

góp phần làm rõ những đặc điểm đặc thù của Luật phá sản doanh nghiệp

1 Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

2 Tình hình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp và một vài nhậnxét ban đầu

3 Những vấn dé phát sinh khi thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp Chung III : Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật phá sản doanh

nghiệp Việt Nam:

Trong chương này tác giả nêu lên những kiến nghị được đúc rút ra từquá trình nghiên cứu dé tài nhằm góp phần hoàn thiện Luật phá sadn vàđảm bảo tính thực thi của nó

Cuối cùng là phần kết luận

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản luận án nay , tôi luônnhận được sự giúp đỡ tận tình , quý báu của các Thầy , các Cô thuộc Bộ

Tư pháp , Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ

bảo cặn kẽ , chi tiết đầy tâm huyết của Thầy Dương Đăng Huệ - Ngườitrực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi Nhân dip nay , tôi xin bay tỏ lòngbiết ơn đối với Thầy Dương Đăng Huệ cùng tất cả các Thây, Cô , các bạnđồng môn và Toà Phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao tại Thành phố HồChí Minh , Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh,Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tau ,

Trang 10

Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Vũng Tàu và Thư viện tổng hợp Tỉnh

Trang 11

CHUONG I

ĐẶC ĐIỂM CUA LUAT PHA SAN DOANH NGHIỆP VIET NAM

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của nền kinh tế thi trường , tạo cơ

sở pháp lý cho việc giải quyết một vấn dé kinh tế -xã hội phức tạp là vấn

dé phá san doanh nghiệp , ngày 23-12-1993 Quốc hội nước ta đã banhành Luật phá sản doanh nghiệp Luật phá sản doanh nghiệp của ta về cơbản có nhiều điểm giống với Luật phá sản của nhiều nước trên thế giớibởi vì Luật phá sản của bất cứ một nước nào cũng đều có mục đích nhưnhau , đó là quy định các diéu kiện để tuyên bố một doanh nghiệp phásản , quy định cơ quan nào có thẩm quyển giải quyết phá san , ai cóquyền làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp , trình tựthủ tục giải quyết một vụ phá sản , quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủthể tham gia giải quyết phá sản, thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản phásản Tuy nhiên , bên cạnh những nội dung cơ bản đó , Luật phá sản củacác nước là rất khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội , pháp lýcủa các nước là không giống nhau Việt Nam là một đất nước đặc thù Xét trên nhiều phương diện , chúng ta có những điểm khác nhau rất cơbản so với các nước trên thế giới Vì vậy , Luật phá sản doanh nghiệp củanước ta tất yếu phải có những quy định đặc thù mà các nước khác khôngthể có được Qua nghiên cứu Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam ,chúng tôi cho rằng , Luật phá sản doanh nghiệp nước ta có một số đặc22a °

điểm cơ bản như sau :

Trang 12

I- Chỉ có doanh nghiệp mới có thể bị tuyên bố phá sản :

Việc Luật phá sản áp dụng cho những đối tượng nào là phụ thuộcvào điều kiện , hoàn cảnh của mỗi nước Vì thế, phạm vi điều chỉnh củaLuật phá sản ở các nước khác nhau thường không giống nhau

Qua nghiên cứu Luật phá sản của một số nước trên thế giới cho thấy,

xét về phạm vi điều chỉnh có ba mức độ như sau: |

Thứ nhất : Tất cả các cá nhân , pháp nhân, bất luận là nhà kinh

doanh (thương gia) hay không là nhà kinh doanh , nếu không thanh toán

được nợ đến hạn đều có thể bị tuyên bố phá sản ( Úc, Mỹ, )

Thứ hai : Chỉ có các nhà kinh doanh ( doanh nghiệp và cá nhân kinhdoanh) mới có thể bị tuyên bố phá sản ( Cộng hoà Liên bang Nga)

Thứ ba : Chỉ có doanh nghiệp mới chịu sự chi phối của Luật phá sản(Việt Nam)

Phạm vi áp dụng của Luật phá sản còn có thể được phân biệt theo

tính chất của các món nợ Ở Úc , Mỹ, tính chất nợ là dân sự hay thương

mại không có ý nghĩa trong việc giải quyết phá sản Bất cứ ai, là thương

gia hay không là thương gia , nợ vì kinh doanh hay nợ để tiêu dùng đều cóthể bị tuyên bố phá sản nếu không thanh toán được nợ Tuy nhiên, đa sốcác nước trên thế giới , trong đó có Việt nam đều qui định rằng, chế định

phá sản chỉ áp dụng cho các thương gia khi họ không trả được các món nợ

về thương mại( kinh doanh )

Xuất phát từ điều kiện , hoàn cảnh thực tế của Việt nam, tại điều 1

Luật phá sản doanh nghiệp quy định : “ luật này áp dụng đối với cácdoanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động

Trang 13

theo pháp luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam khi lâm vào tình trạng phá sản “.

Điều 1 Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 đã cụ thể hoá điều 1 Luậtphá sản doanh nghiệp bằng cách liệt kê 8 loại hình doanh nghiệp có thể bị

tuyên bố phá sản Đó là :

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Công ty cổ phần

- Doanh nghiệp Nhà nước.

-Xí nghiệp liên doanh

- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

- Hợp tác xã.

- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội

Như vậy, theo Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ có cơ sởsản xuất kinh doanh nào được gọi là doanh nghiệp mới có thể bị tuyên bốphá sản.

Thế nào là doanh nghiệp ? các đặc điểm của chúng ra sao ? hiện naychưa có khái niệm chung nhất về vấn đề này

Tuy nhiên, theo tôi, doanh nghiệp có các đặc điểm chủ yếu như sau:1/La một tổ chức ( có cơ cấu tổ chức thống nhất bảo đảm cho doanhnghiệp , mặc dù là một tập hợp người nhưng vẫn được điều hành theo một

Trang 14

- 10

-3/ Có sử dụng lao động làm thuê ở qui mô lớn

4/ Mục đích thành lập là dé sản xuất, kinh doanh

Các cơ sở sản xuất kinh doanh khác hoạt động trên thương trường

nhưng không được pháp luật gọi là doanh nghiệp thì không thuộc đốitượng điều chỉnh của Luật phá sản Đó là các cá nhân và nhóm kinh

doanh hoạt động theo nghị định 66/ HDBT ngày 02/03/1992 của Hội đồng

bộ trưởng ( nay là Chính phủ).

Hiện nay, cũng chưa có định nghĩa cụ thể về cá nhân kinh doanh Tuy nhiên, theo tôi, cá nhân kinh doanh có các đặc điểm chủ yếu sau :

1/Do một cá nhân làm chủ.

2/ Xin giấy phép kinh doanh ở Uỷ ban nhân dân cấp quận , huyện mà

không phải xin phép thành lập và không phải đăng ký kinh doanh như đốivới doanh nghiệp tư nhân.

3/ Chịu trách nhiệm vô hạn về các món nợ của mình

Trong thực tế , các cá nhân và nhóm kinh doanh này cũng chiếm một

vị trí quan trọng , cũng gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và chính

họ cũng có thể bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

Việc không thừa nhận các đối tượng của Nghị định 66/HDBT nêutrên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản doanh nghiệp Việt nam làmột vấn dé đang gây tranh luận ở nước ta hiện nay Chính sự không thừa

nhận này đã góp phần làm sâu sắc thêm sự phân biệt đối xử giữa cáchình thức tổ chức kinh doanh mà lẽ ra chúng phải được bình đẳng Chính

vì vậy , cần có cách giải quyết mới về các vấn dé này trong Luật phá sảndoanh nghiệp

Trang 15

- 11

-Việc Luật phá san doanh nghiệp Việt nam qui định như trên là khácvới thông lệ quốc tế về phá sản Sở di qui định như vậy là vì khi xây dựngLuật phá sản , chúng ta cho rằng nên tập trung sự quan tâm vào các đối

tượng là các doanh nghiệp , bởi lẽ đây là chủ thể kinh doanh chủ yếu trênthương trường Một lý do khác nữa là do Toà kinh tế mới được thành lập

nên nếu đưa các cá nhân và nhóm kinh doanh theo nghị định 66/HDBT

vào đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản thì Toà kinh tế sẽ rất khó đảm

đương được khối lượng công việc đồ sộ này

Như vậy, đặc điểm thứ nhất của Luật phá sản doanh nghiệp Việt nam

là chỉ có doanh nghiệp mới có thể bị Toà án tuyên bố phá sản

Điều 1 Luật phá sản doanh nghiệp Việt nam qui định :” Chính phủ

qui định cụ thể việc thi hành phá sản đối với các doanh nghiệp trực tiếp

phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng ”

Thực hiện nhiệm vụ này , điều 4 Nghị định 189 /CP ngày 23/12/1994

qui định :

1/ Các doanh nghiệp được xem xét để công nhận là doanh nghiệp

trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh va dịch vụ công cộng quan trọng

phải là những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực, ngànhnghề sau :

- Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tai , trang bị chuyên dùng cho quốcphòng, an ninh , các doanh nghiệp kết hợp với quốc phòng tại các địa bànchiến lược quan trọng;

- Kinh doanh tài chính tiền tệ và kinh doanh bảo hiểm;

- Sản xuất cung ứng điện;

- Giao thông công chính đô thị ;

Trang 16

= 19 s

- Vận tải đường sắt, vận tai hàng không ;

- Thông tin viễn thông ;

- Quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi ;

- Quản lý và xây dựng các vùng rừng đặc dụng , rừng phòng hộ Quốcgia trọng điểm ;

2/ Bộ trưởng bộ quản lý ngành, sau khi có thoả thuận bằng văn bảncủa Bộ trưởng , Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước , Bộ trưởng Bộ Tàichính lập và công bố danh mục các doanh nghiệp cụ thể nói tại khoản 1điều này

Như đã nói ở trên , khi các doanh nghiệp này bị lâm vào tình trạngphá sản thì vẫn có thể bị tuyên bố phá sản Khi lâm vào tình trạng mấtkhả năng thanh toán nợ đến hạn thì đại diện hợp pháp của doanh nghiệpnày phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan ra quyết định thành lập

doanh nghiệp biết (điều 5 nghị định 189/CP) và Toà kinh tế chỉ có thể ra

Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh

nghiệp đó sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm

quyển về việc không thé áp dụng các biện pháp để cứu doanh nghiệpthoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

Như vậy, đôi với một số doanh nghiệp trực tiếp phục vụ an ninh,quốc phòng va dịch vụ công cộng quan trong , pháp luật phá sản ViệtNam có một số qui định đặc thù Sở dĩ phải có những quy định như vậy là

vì việc phá sản các doanh nghiệp này trong một số trường hợp sẽ gây ranhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Luật phá sản Trung quốc năm 1986, tại điều 3 qui định : “ Xí nghiệpcông cộng và xí nghiệp có mối quan hệ quan trọng tới quốc kế dân sinh ,

Trang 17

- {2 «

các ngành hữu quan của Chính phủ giúp vốn hoặc áp dung những biện pháp giúp đỡ họ thanh toán món nợ “,

Theo Luật phá sản Trung quốc thì xí nghiệp cống cộng và xí nghiệp

có mối quan hệ quan trọng tới quốc kế dân sinh là những xí nghiệp được

thành lập để cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho nhân dân

và vì thế dẫu có kinh doanh thua lỗ cũng không bị phá sản Khi cácdoanh nghiệp này bị thua lỗ, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán

nợ đến hạn thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ để trả nợ

Việc Luật phá sản doanh nghiệp Việt nam quy định các doanh

nghiệp đều có thể bị phá sản khi lâm vào tình trạng phá sản là dựa trên cơ

sở Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam :

“ Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bìnhđẳng trước pháp luật ” Sự bình đẳng này được xem xét trên cơ sở lợi ích

của toàn thể quốc gia và cộng dong xã hội Luật phá sản doanh nghiệp có

qui định: Đã là doanh nghiệp thì không phân biệt hình thức sở hữu, qui môkinh doanh , khi đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và tình trạng đó

là trầm trọng , không phương cứu chữa thì sẽ bị xử lý theo Luật này Tuy

nhiên , về điều kiện để mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sảnthì có một vai sự khác nhau như đã phân tích ở trên

II - Chỉ có chủ nợ không có bao dam, con nợ và người lao độngtrong doanh nghiệp mới có quyển , nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Toà ántuyên bố phá sản doanh nghiệp

Việc xác định những đối tượng có quyển và nghĩa vụ nộp đơn yêucầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng

Trang 18

- 14

-Nếu cho phép cá nhân , tổ chức nào cũng có quyển làm đơn ra toà yêucầu tuyên bố phá sản thì khó có thể tránh được sự lạm dụng cơ hội này để

hạ uy tín hoặc gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh của mình Ngược

lại, nếu hạn chế quyền này một cách quá đáng , tùy tiện , khống dựa trên

cơ sở khoa học nào thì hậu quả sẽ là làm cho việc giải quyết phá sản khó

bị phát hiện, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhàkinh doanh có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp mắc nợ Vì vậy , phápluật phá sản của các nước cũng như pháp luật phá sản của Việt nam đềuquan tâm giải quyết vấn đề này

Thực chất của thủ tục phá sản là giải quyết mối quan hệ về mặt tàisản giữa chủ nợ và con nợ Vì vậy , Luật phá sản của tất cả các nước đềucoi chủ nợ là chủ thể số một có quyển nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sảncon nợ Tuy vậy , có sự khác nhau trong việc qui định phạm vi các chủ

có điều kiện nhất định như phải từ bổ quyền được bảo đảm

1/ Phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật phá sản doanh nghiệp Việtnam cũng coi chủ nợ là chủ thể đầu tiên có quyền yêu cầu Toà án giảiquyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tại khoản 1 điều 7 Luật phá sản doanh nghiệp qui định :” Sau thờihạn 30 ngày , kể từ ngày gởi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanhnghiệp thanh toán nợ , chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bao dam

Trang 19

- 15

-một phần có quyển nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanhnghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp “

Việc qui định cho chủ nợ có bảo dam một phần có quyền này là hợp

lý vì suy cho cùng họ vẫn là chủ nợ không có bảo đảm, do đó họ có quyểnyêu cầu con nợ trả nốt phần còn thiếu Đối với chủ nợ có bảo đảm ,quyền này không được Luật qui định , bởi vì chủ nợ này có số nợ đã đượcbảo đảm day đủ bằng tài sản thế chấp, cầm cố của con nợ Khi doanhnghiệp bị phá sản thì những chủ nợ này được wu tiên thanh toán bằng tàisản thế chấp , cầm cố đó Chính vì vậy việc qui định cho họ có quyền nộpđơn là không cần thiết

Như vậy, việc qui định cho chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên

bố phá sản doanh nghiệp là biện pháp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việcbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ vì trong quan hệ này chủ

nợ là người có lợi ích liên quan trực tiếp với doanh nghiệp bị phá sản 2/ Luật phá san các nước đều qui định con nợ có nghĩa vụ nộp đơn

yêu cầu tuyên bố phá sản đối với chính bản thân mình Luật qui định như

vậy bởi vì hơn ai hết bản thân con nợ hiểu rõ thực trạng tài chính củamình Thực tế cho thấy , dù là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nàochăng nữa thì người quản lý bao giờ cũng bằng mọi cách cứu vãn doanhnghiệp của mình cho đến khi “ vô phương cứu chữa "thì mới nộp đơn xinphá sản

Luật phá sản doanh nghiệp Việt nam tại khoản 1 điều 9 qui định :”

Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài

chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn , kể cả hoãn nợ mà doanh

nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các

Trang 20

- 16

-khoản nợ đến hạn thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp củadoanh nghiệp phải nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanhnghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá san doanh nghiệp “

Qui định này có ý nghĩa pháp lý rất lớn ,thể hiện ở chỗ :Thứ nhất làtạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm kết thúc sự tổn tai của mình khikhông còn khả năng tổn tại Thứ hai là tăng cường trách nhiệm của họ đốivới xã hội bởi vì sự duy trì một doanh nghiệp “ đã chết “ là diéu khôngtốt không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội

3/ Ngoài hai chủ thể chính là chủ nợ và con nợ , Luật phá sản doanhnghiệp Việt nam còn cho phép người lao động với tư cách là một loại chủ

nợ đặc biệt có quyển yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Tuy nhiên, để tránh tình trạng tuỳ tiện trong việc thực hiện quyền này ,Luật phá sản doanh nghiệp nước ta đã qui định những điều kiện cụ thể

mà khi có chúng thì người lao động mới thực hiện được quyền nêu trên

Luật qui định trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương

cho người lao động trong ba tháng liên tiếp, thì đại diện công đoàn hoặcđại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơnđến Toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết việctuyên bố phá sản doanh nghiệp ( điều 8)

Điều đáng lưu ý ở đây là Luật qui định cả đại diện của người laođộng nơi chưa có tổ chức công đoàn cũng có quyền nộp đơn yêu cầu Thực tế cho thấy , ở một số doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp100% vốn nước ngoài , chủ doanh nghiệp thường không muốn thành lập

công đoàn hoặc có hành động ngăn cản hoạt động của công đoàn, bởi vì

họ không muốn có sự tham gia của công đoàn vào việc quản lý chế độ

Trang 21

« TỶ =

phúc lợi của công nhân như ở các doanh nghiệp trong nước Qui định này

của Luật phá sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc động viên thành lậpcông đoàn ngay từ đầu để bảo vệ lợi ích cho người lao động

Tuy vậy , để tránh việc nộp đơn một cách tuỳ tiện , cản trở hoạt độngbình thường của các doanh nghiệp và khuyến khích một cách gián tiếpviệc thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động, điều 9Nghị định 189/ CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanhnghiệp cũng qui định thêm một điều kiện nữa để công đoàn được nộp đơnlên tòa án yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Điều kiện đó là phải có nghị quyết của công đoàn hoặc tập thểngười lao động yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tóm lại :Luật phá sản doanh nghiệp nước ta chỉ qui định cho ba chủ

thể là chủ nợ , con nợ, người lao động có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu

cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp vì chỉ có những chú thể đómới có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp bị phá sản

III- Toà kinh tế là cơ quan có thẩm quyển giải quyết yêu cầu

tuyên bố phá san doanh nghiệp

Theo Luật phá sản của các nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết

yêu cầu tuyên bố phá sản là Tòa án Tuy nhiên, do có sự khác biệt vềnhiều mặt nên việc phân công giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ở các

nước có sự khác nhau Ở hầu hết các nước Châu Âu lục địa , cơ quan đó

là Toà thương mai Trong khi đó ở một số nước như Mỹ, Thuy Điển ,

Nam Tư lại thành lập Tòa án phá sản riêng và chỉ thực hiện một công

việc duy nhất là giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Ở Cộng hoà Liên

Miu VIÊN b

ma

Trang 22

18

-bang Nga , thẩm quyền tuyên bố phá sản thuộc về Tòa án Trọng tài ỞTrung Quốc thẩm quyển này thuộc Tòa án thường vì tính chất vụ kiện phásản được xác định thuộc phạm vi vụ kiện dân sự.

Ở nước ta , theo qui định tại điều 4 Luật phá sản doanh nghiệp và

điều 30 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhândân thì Toà kinh tế Toà án nhân dân tinh , thành phố trực thuộc Trungương là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sảndoanh nghiệp Tuy theo tính chất của từng vụ việc cụ thé , Toà kinh tếToà án nhân dân cấp tỉnh chỉ định một hoặc ba thẩm phán để giải quyết

Qui chế làm việc của tập thể thẩm phán do Chánh án Toà án Nhân dân

Tối cao qui định (điều 15) Toà Phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao giảiquyết khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định tuyên bố phá sản doanh

nghiệp

| Như vậy , thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh

nghiệp ở nước ta là Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh

Trong trường hợp có khiếu nại , kháng nghị thì Tòa phúc thẩm Toà

án Nhân dân Tối cao sẽ giải quyết Trong thời hạn 60 ngày , kể từ ngày

nhận được hé sơ phá sản doanh nghiệp , một tập thé gồm ba thẩm phán

do Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao chỉ định phải giảiquyết xong khiếu nại , kháng nghị Quyết định của Toà phúc thẩm Toà

án Nhân dân Tối cao là quyết định cuối cùng (Khoản 2 điều 40)

Điều 16 Luật phá san doanh nghiệp qui định về nhiệm vụ và quyểnhạn của thẩm phán gồm :

- Thu thập tài liệu , chứng cứ để lập hé sơ giải quyết yêu cầu tuyên

bố phá sản doanh nghiệp ;

Trang 23

- Tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được áp

dụng theo qui định của Luật phá sản

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản, Toà án

không ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

doanh nghiệp ngay mà có nhiệm vụ xác định xem doanh nghiệp bị mắc

nợ có thực sự mất khả năng thanh toán nợ hay không bằng các hành vi

sau:

- Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết việc có

đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản và kèm theo các tài liệu có liênquan , đồng thời yêu cầu doanh nghiệp mắc nợ trong phạm vi 10 ngàyphải gửi báo cáo cho Toà án về khả năng thanh toán các khoản nợ

-Triệu tập chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động,

chủ doanh nghiệp mắc nợ hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mắc

nợ để thu thập những thông tin cần thiết

- Nghiên cứu Báo cáo tình hình kinh doanh sáu tháng trước khi doanh

nghiệp không trả được nợ đến hạn, Báo cáo tổng kết năm tài chính của

Trang 24

nợ đến hạn Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó khẳng định doanh nghiệp thực sự mất

khả năng thanh toán Từ thời điểm đó, mọi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp , đặc biệt là những hoạt động có liên quan đến việc chuyểngiao tài sản đều phải tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của thẩm phán

thông qua Tổ quản lý tài sản Doanh nghiệp mắc nợ tuy không mất điquyền sở hữu đối với tài sản của mình nhưng mất một phần quyền kiểm

soát , định đoạt đối với các tài sản của doanh nghiệp

Trường hợp xét thấy không đủ căn cứ , Toà án sẽ ra quyết địnhkhông mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá san Trong quyết địnhcũng phải nêu rõ lý do là : doanh nghiệp có kha năng phục hồi được tìnhtrạng không thanh toán được nợ đến hạn sau khi áp dụng các biện pháptài chính cần thiết

Cần lưu ý là , trước khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu

tuyên bố phá sản thì Toà án có nghĩa vụ phải xem xét doanh nghiệp bịyêu cầu tuyên bố phá sản có thuộc diện là doanh nghiệp trực tiếp phục

vụ an ninh , quốc phòng và dịch vụ công cộng quan trọng đã được qui địnhtại điều 4 nghị định 189/CP hay không Nếu các doanh nghiệp thuộc loại

Trang 25

này thi Toà án chi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bốphá sản sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan raquyết định thành lập doanh nghiệp hoặc của Thủ tướng Chính phủ vềviệc không áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết để phục hồi khả năngthanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp

Theo điều 13 Luật phá sản doanh nghiệp thì trong trường hợp khôngđồng ý với quyết định của Chánh Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấp tỉnh ,các bên có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án Nhân dân cấp tỉnh vềquyết định mở hoặc không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phásản doanh nghiệp Trong thời hạn bay ngày , kể từ ngày nhận được đơn

khiếu nại , Chánh ẩn Toà án Nhân dân cấp tinh , phải ra một trong các

quyết định sau đây :

- Giữ nguyên quyết định của Chánh tòa Toà kinh tế cấp tỉnh

- Huỷ quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh và yêu cầu

xem xét lai.

Trong thời hạn bay ngày , kể từ ngày Chánh án Toà án Nhân dân cấptỉnh ra quyết định , Chánh toà Toà kinh tế phải ra quyết định mới Quyếtđịnh này phải được gửi cho Chánh án Toà án cấp tỉnh và các bên đươngsự.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mới củaChánh toà Toà kinh tế , nếu các bên còn khiếu nại thì trong thời hạn 7ngày , Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh phải xem xét quyết định Quyếtđịnh của Chánh án Toà án Nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành

Khi có khiếu nại , kháng nghị về quyết định tuyên bố phá sản thìToà Phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao có các quyền sau :

Trang 26

Sau khi quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thì

trình tự giải quyết phá sản chuyển sang một giai đoạn khác : giai đoạn thi

hành án.

Tóm lại : Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệpchỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết đó là Toà kinh tế.Việc qui định chỉ có Toà kinh tế Toà cấp tỉnh trở lên mới đủ thẩm quyềngiải quyết là hợp lý vì các Toà cấp dưới ( huyện, quận Yrên thực tế chưa

có kha năng cũng như những điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vu

Phá sản là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp liên quan tới nhiều

vấn đề của đời sống xã hội , do đó cả chủ nợ , con nợ và người lao động

đều không mong muốn Vấn dé đặt ra là làm sao khắc phục được các hậuquả của phá sản và xử lý vấn dé phá sản một cách có lợi nhất cho các bên

có liên quan Để giải quyết vấn đề này , Luật phá sản hiện đại có sự thay

Trang 27

3 „

đổi lớn so với trước kia Nếu như trước đây , mỗi khi Toà án nhận đượcđơn yêu cầu tuyên bố phá sản, xét thấy có đủ chứng cứ thì Toà án raquyết định tuyên bố phá sản ngay Ngày nay , người ta thấy rằng hiện

tượng doanh nghiệp “lâm vaò tình trạng phá sản “ là một hiện tượng phổbiến, rất dễ xảy ra ,nếu cứ có một dấu hiệu ngừng thanh toán là tuyên bố

phá sản ngay thì không có lợi cho cả chủ nợ , con nợ và người lao động

Vi vay , việc tập trung các biện pháp để cứu doanh nghiệp là vấn dé được

mọi người quan tâm Để giải quyết được vấn dé nay , Luật phá sản củahầu hết các nước đều chia quá trình phá sản ra làm hai giai đoạn : giaiđoạn trước khi tuyên bố phá san và giai đoạn sau khi tuyên bố phá san.Giai đoạn trước được gọi là giai đoạn phá sản tiém năng Trong giaiđoạn này , chủ nợ , con nợ và Nhà nước (đại diện là Toà án )tim moi cách

để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, khi nhận được đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của chủ nợ hoặc đơn xin

phá sản của con nợ, Toà án chưa cho tuyên bố phá sản ngay, mà còn để

lại một thời gian “ đệm” nhằm tạo cơ hội phục hồi lại doanh nghiệp bằngcách tổ chức lại sản xuất kinh doanh , cải tổ bộ máy lãnh dao , quan lý

doanh nghiệp Giai đoạn này ở Việt nam được gọi là giai đoạn hoà giải

và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

.Phương án hoà giải này có thé do doanh nghiệp tự soạn thảo như ởSingapore nhưng phải nộp cho người được chỉ định để xem xét trước khi

báo cáo cho Toà án, hoặc có thể do các chủ nợ xây dựng nên, cũng có

thể do người khác thể hiện dưới sự dé cử của Toà án hoặc của hội nghịchủ nợ Những người này thường là những chuyên gia kế toán, các luật

Trang 28

= 2Ã

-gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng phá sản.

Thời gian phục hồi doanh nghiệp dài hay ngắn phụ thuộc vào điều

kiện,hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước Trong thời gian này , Luật phá sản

của nhiều nước cho phép các doanh nghiệp mắc nợ được hoãn thanh toán

các khoản nợ đến han, kể cả thuế để tập trung cố gắng vào phục hồi san

xuất kinh doanh

Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam coi việc tạo ra các cơ hội cũng

như việc tìm ra các giải pháp để ngăn chặn phá sản là một điều rất cần

thiết Xuất phát từ mục đích như vậy , Luật phá sản doanh nghiệp Việt

Nam đã qui định cơ chế hoà giải và tái tổ chức lại doanh nghiệp khi doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá san Vì thé , khi phát hiện doanh nghiệplâm vào tình trạng phá sản , Toà án không ra quyết định tuyên bố phá sảnngay mà chỉ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

doanh nghiệp Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầutuyên bố phá sản doanh nghiệp , thẩm phán phải yêu cầu chủ doanh

nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương ánhoà giải và các giải pháp tổ chức laj kinh doanh Phương án hoà giải phai

có biện pháp, kế hoạch cu thể và lịch trả nợ cho các chủ nd, trả lương chongười lao động (điều 20)

Việc hoà giải chủ yếu được tiến hành dưới hình thức hoãn nợ ( thoảthuận cho khất nợ hoặc xoá , giảm nợ) mà không nhất thiết phải gắn với

những điều kiện cụ thể nào Việc thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thực hiện đòi hỏi phải dựa trên các cơ sở và

Trang 29

- 25

-biện pháp cụ thể về tổ chức, diéu chỉnh , sắp xếp lại hoạt động sản xuất

kinh doanh nhằm ”vực dậy” doanh nghiệp dang lâm vaò tình trạng khókhăn về tài chính

Phương án hoà giải và tái tổ chức lại doanh nghiệp được nêu ra tạihội nghị chủ nợ và được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ đại diện cho

ít nhất là 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm nhất trí Sau khi thông qua ,

phải có sự phê chuẩn của Toà án thì phương án hoà giải mới có giá trị thihành

Như vậy, khi giữa chủ nợ và con nợ đã đi tới một sự thoả thuận nhất

định thì biên bản hoà giải phải ghi rõ những vấn dé đã được thoả thuận,

phải có chữ ky của thẩm phán và các chủ nợ tham gia hội nghị Biên bảnnày có ý nghĩa quan trong , nó thể hiện sự tự do ý chi, tự nguyện của cácbên tham gia và mang tính pháp lý chặt chẽ Các thoả thuận đó có hiệu

lực bắt buộc đối với các chủ nợ và devant nghiệp mắc nợ Đồng thời vớiviệc ra quyết định công nhận hoà giải thành ,thdm phán cũng phải ra

quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanhnghiệp

Thời gian để tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp mắc nợ do hội nghị chủ nợ quyết định , nhưng không quá hai năm

kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án hoà giải Đây chính là

khoảng thời gian cần thiết để có thể đánh giá một cách chính xác khả

năng của doanh nghiệp Trong thời gian này , nếu doanh nghiệp kinhdoanh có hiệu quả , thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận

và không có khiếu nại của các chủ nợ đến Toà án, doanh nghiệp đã hoạt

động trở lại bình thường , kinh doanh có lãi và tinh trạng mất khả năng

Trang 30

« Để «

thanh toán nợ đến hạn không còn nữa thì chủ doanh nghiệp có quyền đểnghị thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bốphá sản doanh nghiệp

Ngược lại , nếu trong thời gian tổ chức lại hoạt động sản xuất kinhdoanh mà doanh nghiệp vẫn làm ăn thua 16 , công việc sản xuất kinhdoanh trì trệ và vẫn không có kha năng thanh toán các khoản nợ thì cácchủ nợ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tóm lai: Hoà giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh là

trình tự không thể thiếu, là giai đoạn bắt buộc trong quá trình xử lý phá

sản , là phương án hữu hiệu nhất tạo cơ hội mở đường cho doanh nghiệpthoát ra khỏi nguy cơ bị phá sản Hoà giải và giải pháp tổ chức lại sảnxuất kinh doanh cũng là khoảng thời gian thử thách cần thiết để quyếtđịnh số phận của doanh nghiệp

V- Toà án -nhân vật trung tâm ,chủ thể có vai trò quyết định

trong việc giải quyết phá sản ở Việt Nam

Luật pha san ở các nước trên thế giới đều trao quyền giải quyết phásản cho Toà án Do điều kiện kinh tế, xã hội và đặc thù của mỗi nướckhác nhau nên tên gọi, cơ cấu , nhiệm vụ, quyền han của cơ quan này ởmỗi nước có sự qui định khác nhau

+ Ở Úc, Nhà nước thành lập Tòa án phá sản, đây là một loại Tòa án

chuyên trách, không giải quyết các tranh chấp bình thường mà chỉ giảiquyết phá sản như một hiện tượng đặc biệt của nền kinh tế thị trường

+Theo Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 thì thẩm quyền giải quyết

phá sản thuộc Toà án thường

Trang 31

- 37-5

+Cộng hoà Liên bang Nga thành lập Toà án Trọng tài với 2 chứcnăng cơ bản là giải quyết các tranh chấp kinh tế và giải quyết phá sản +Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa coi phá sản như một quan hệ dân sự

nên việc giải quyết phá sản thuộc thẩm quyển giải quyết của Toà án

thường

Sở dĩ các nước đều trao cho cơ quan Toà án thẩm quyển giải quyết

phá sản và chỉ có Toà án mới có quyền tuyên bố phá sản là vì :

-Chỉ có Toà án với tư cách là một cơ quan tài phán Nhà nước mới có

quyền đưa các phán quyết ảnh hưởng đến quyền sở hữu , quyền nhân thân

và các quyền cơ bản của công dân và pháp nhân khi họ lâm vào tình trạngphá sản và bị tuyên bố phá sản

-Các quyết định của Toà án sẽ được bảo đảm thực hiện bằng cácphương pháp cưỡng chế, do đó sẽ tạo được điều kiện giải quyết tốt nhất

mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ trong một vụ phá sản

Ở Việt Nam, qua nghiên cứu vị trí, vai trò , chức năng, nhiệm vụ

của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản cho thấy Toà án có vị tritrung tâm và giữ vai trò quyết định trong mọi giai đoạn của tố tụng phá

sản Việt Nam.

Việc trao cho Toà kinh tế một vai trò như vậy là một nét đặc thù rất

cơ bản của Luật phá sản nước ta so với Luật phá sản của nhiều nước trênthế giới Điều này được qui định bởi các đặc điểm của nền kinh tế và xãhội nước ta Hiện tượng phá sản đang là một khái niệm hết sức mới mẻ ,trong khi đó, giải quyết phá sản lại là một quá trình hết sức phức tạp.Pháp luật về phá sản có nhiệm vụ giải quyết một cách triệt để những đòi

hỏi của Nhà nước và xã hội đặt ra là bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ

Trang 32

- 28

-nợ , cho các doanh nghiệp bị mắc -nợ , cho người lao động , dam bảo trật

tự an toàn xã hội và góp phần có hiệu quả vào việc cơ cấu lại nền kinh tếquốc dân Chính vì vậy , việc trao quyền giải quyết phá sản cho Toa án

kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho tới khi

giải quyết xong mối quan hệ tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp phá sản

là phù hợp với tình hình kinh tế ,xã hội , văn hoá của nước ta

Vi trí trung tâm và vai trò quyết định của Toà án trong việc giải

quyết phá sản doanh nghiệp đưọc thể hiện trong mối quan hệ với các chủthể khác như Hội nghị chủ nợ , con nợ , Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán

tài sản và các cơ quan hữu quan khác

1.Trong mối quan hệ với Hội nghị chủ nợ, vai trò quyết định của thẩmphán thể hiện ở những điểm sau đây :

+Thẩm phán là người triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ ( điều 27),kiểm tra sự có mặt và xem xét tính hợp lệ của Hội nghị chủ nợ “Hội nghị

chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít

nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm ”(điều 29)

Điều cần lưu ý là không phải tất cả các chủ nợ đều là thành viên củaHội nghị chủ nợ mà chỉ các chủ nợ có gửi giấy đòi nợ đến Toà án vàđược Toà án ghi tên vào danh sách chủ nợ mới được tham gia Hội nghịchủ nợ Điều 25 Luật phá sản doanh nghiệp qui định :” Cá nhân , doanh

nghiệp , tổ chức có tên trong danh sách chủ nợ đều là thành viên của Hội

nghị chủ nd”.

+Theo khoản 1 điều 24 Luật phá sản doanh nghiệp thì Hội nghị chủ

nợ có quyền quyết định việc thông qua phương án hoà giải và các giải

pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp trình ra Trong

Trang 33

- 29

-trường hợp được thông qua thì phương án đó cũng chưa có giá tri pháp lýngay Theo điều 33 thì phương án hoà giải thành chỉ có gia trị khi được

thẩm phán ra quyết định công nhận nó Nhu vậy, ý chí của chủ nợ là

quan trọng song khống phải là quyết định.Vai trò quyết định trong việc

này thuộc về thẩm phán

+Theo khoản 2 của điều 24 thì Hội nghị chủ nợ có quyền thảo luận

và kiến nghị với thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của

doanh nghiệp Như vậy , Hội nghị chủ nợ có quyển kiến nghị chứ khống

có quyền quyết định cuối cùng về phương án phân chia tài sản.Theo

khoản e của điều 16 và khoản 2 của điều 43 thì quyển quyết định này

thuộc về thẩm phán

Cụ thể là , khoản e của điều 16 nói về thẩm quyền của thẩm phán raquyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Theo khoản 2 điều 43 thi

phương án phân chia tài sản là một bộ phận cấu thành của nội dung quyết

định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Như vậy , rõ ràng , quyền quyết

định cuối cùng đối với vấn để phân chia tài sản phá sản thuộc về thẩm

phán chứ không thuộc về Hội nghị chủ nợ

Qua việc phân tích các điều luật trên trong Luật phá sản doanhnghiệp cho thấy , trong mối quan hệ với Hội nghị chủ nợ , Toà án mà đại

diện là thẩm phán, có vai trò quyết định

2 Trong mối quan hệ với Tổ quản lý tài sản :

Tổ quản lý tài sản được thành lập trên cơ sở Quyết định mở thủ tục

giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Tổ quản lý tài sản do

Chánh Toà kinh tế trực tiếp cử ra và có chức năng giúp cho thẩm phán

giải quyết việc phá sản Tổ trưởng Tổ quản lý tài san bao giờ cũng là một

Trang 34

- 30

-cán bộ của Toà án.Quan hệ giữa thẩm phán và Tổ quản lý tài sản là quan

hệ giữa người phụ trách và người thừa hành thực thi nhiệm vụ đượcgiao.Thẩm phán là người giám sát và kiểm tra hoạt động của Tổ quản lý

tài san Tổ quan lý tài sản phải chịu trách nhiệm và thường xuyên báo

cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cho thẩm phán Hoạt động của Tổ quản

lý tài sản sẽ chấm dứt và bàn giao công việc cho Tổ thanh toán tài sản sau

khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tóm lại, trong mối quan hệ với Tổ quản lý tài sản , thẩm phán cũnggiữ vai trò quyết định vì các lý do cơ bản sau đây :

-Thẩm phán ( cụ thể hơn là Chánh Toà kinh tế ) là người ra quyếtđịnh thành lập Tổ quản lý tài sản

-Thẩm phán là người có quyền giám sát , kiểm tra hoạt động của Tổquản lý tài sản (khoản b điều 16 Luật phá sản doanh nghiệp )

| -Tổ quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước thẩm phán về việc thực

biện nhiệm vụ quyển hạn được giao( đoạn cuối điều 17)

3 Đối với Tổ thanh toán tài sản :

Tổ thanh toán tài sản được thành lập sau khi Toà án ra quyết định

tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trưởng phòng thi hành án trên cơ sở củaquyết định này ra quyết định thi hành Quyết định tuyên bố phá sản vàquyết định thành lập Tổ thanh toán tài san

Trong việc thanh toán tài sản cho các chủ nợ , Tổ thanh toán tài sản

hoàn toàn căn cứ vào trình tự thanh toán được qui định tại quyết địnhtuyên bố phá sản của Toà án

Trang 35

VI- Những đặc điểm liên quan đến việc quản lý tài sản của doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá san

Quản lý tài sản của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản làmột trong những vấn dé cơ bản mà Luật phá sản của các nước đều dé cậptới Mục đích của việc quản lý tài sản là nhằm tránh việc tau tán, thấtthoát tài sản , bảo đảm quyển lợi của các chủ nợ khi doanh nghiệp bituyên bố phá sản

Luật phá sản của các nước đều có điều khoản qui định về người quản

lý tài sản Tuy nhiên , do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước khác

nhau nên pháp luật của các nước qui định cơ cấu tổ chức cũng như vị trí,

vai trò của các cơ quan này là khác nhau, cụ thể là:

-Thứ_ nhất : về thời điểm cử nhân viên quản lý tài sản Da số cácnước qui định việc cử nhân viên quản lý tài sản được bắt đầu khi có quyếtđịnh mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ( Luật phá sản củaNam Tư, Thụy Điển ) Có nước qui định việc cử nhân viên quản lý tạmthời trong khoảng thời gian từ khi có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản tới khi

Trang 36

-Ö BỞI „

có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản (Luật phásản của Estland)

-Thứ hai : Về những đối tượng có quyển chỉ định nhân viên quản lý

tài sản Phần lớn các nước đều qui định quyển này thuộc Toà án ( Pháp,

Đức ,Thụy sỹ , Malaysia ) cũng có nước nếu hội nghị chủ nợ không chấp

nhận quản lý viên do Toà án chỉ định thì Toà án phải bổ nhiệm quản lý

viên do hội nghị chủ nợ bầu ( Luật phá sản Estland).Luat phá sản củaAnh, Mỹ qui định chủ nợ có quyền cử người quản lý tài sản

-Thứ ba : Về số lượng nhân viên quản lý tài sản Có nước qui định

chỉ có một nhân viên đứng ra quản lý tài sản ( Luật phá sản Úc , Cộng

hoà Liên bang Nga) Theo Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 thì số quảntài viên có thể thay đổi trong quá trình giải quyết phá sản nhưng không

nhiều hơn ba người (điều 885 ) Cũng có nước như Hungari qui định mộttập thể có trách nhiệm quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

-Thứ tư : Về vị trí, vai trò , chức năng , nhiệm vụ của nhân viên quản

lý tài sản

Luật phá sản của nhiều nước qui định cho nhân viên quản lý tài sản

có quyền hạn rất lớn Luật phá sản của Mỹ qui định nhân viên quản lý tài

san là người thực hiện các giải pháp tái tổ chức lại hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp Luật phá sản của Estland cho phép người

quản lý tài sản được thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp như ký kếthợp đồng, vay tín dụng , nếu được Hội nghị chủ nợ chấp thuận Luật

phá sản Úc qui định , Toà án chỉ định một nhân viên quản lý tài sản sau

khi có sự thỏa thuận của người đó với các chủ nợ Nhân viên quản lý tàisản có quyền hạn rất lớn , họ tham gia tố tụng một cách độc lập và không

Trang 37

« 33

lệ thuộc vào thẩm phán khi giải quyết các vấn dé có tính chất kinh doanh

Bên cạnh đó , ở một số nước , Tổ quản lý tài sản chỉ có chức năng làkiểm tra và giám sát tài sản của doanh nghiệp để ngăn chặn và loại trừnhững hành vi nhằm tau tán tài san của doanh nghiệp ( Luật phá sản

Hungari).

Như vậy, mặc dù có những điểm khác nhau nhưng Luật phá san của

các nước đều thể hiện vai trò quan trọng của nhân viên quản lý tài sản,

coi đó là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình giải quyết phá san

Ở Việt Nam, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước , Luật phá

sản doanh nghiệp đã qui định Tổ quản lý tài san được thành lập cùng với

Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

Theo điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp và điều 17 Nghị định

-Chủ nợ có số nợ nhiều nhất ; trong trường hợp có nhiều chủ nợ có số

nợ nhiều nhất ngang nhau thì Chánh Toà kinh tế cấp Tỉnh chọn một chủ

nợ cho đến khi hội nghị chủ nợ cử người đại diện cho các chủ nợ

-Một đại diện của doanh nghiệp mắc ng , do đại diện đương nhiêncủa doanh nghiệp , chủ doanh nghiệp tư nhân , chú doanh nghiệp có 100%vốn nước ngoài cử ;

-Một đại diện công đoàn doanh nghiệp ;

Trang 38

-Ö 34.

-Một đại điện Sở tài chính ,do Giám đốc Sở tài chính cử ;

-Một đại diện Ngân hàng Nhà nước cấp Tỉnh do Giám đốc ngân hàng

Tùy trường hợp cụ thể , Chánh Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấpTỉnh có thé mời thêm các chuyên gia khác tham gia Tổ quản lý tài san.Như vậy , Đặc điểm dau tiên liên quan tới Tổ quản lý tài sản ở ViệtNam là chúng ta thành lập hẳn một tập thể cán bộ thuộc các lĩnh vực hoạt

động khác nhau ( Tư pháp ,Tài chính , Ngân hang , Thi hành án ) để

thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản của doanh nghiệp mà không cử một

người như nhiều nước trên thế giới đã làm Qui định như vay, theo tôi là

hợp lý vì trong việc giải quyết phá sản nhất là trong lĩnh vực quản lý tài

sản của doanh nghiệp phát sinh nhiều vấn để chuyên môn phức tạp màmột cá nhân trong điều kiện của nước ta là khó có thể đảm đương được

Trong điều kiện chưa có kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn lại hạn

hẹp thì việc thành lập một tập thể người để thực hiện nhiệm vụ này là rất

cần thiết

Theo Luật phá sản doanh nghiệp thì Tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ

và quyền hạn sau :

-Lập bảng kê toàn bộ tài sản doanh nghiệp ;

-Giám sát , kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp Trongtrường hợp can thiết , có quyển dé nghị thẩm phán quyết định áp dụng cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản còn lại của doanhnghiệp;

-Tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ

Trang 39

- 35

-Thực chất , Tổ quản lý tài sản là người thay mặt cho Toà án thựchiện chức năng giám sát việc chủ doanh nghiệp quản lý tài sản cũng như giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ giai đoạn mở thủ tục phá sản cho đến giai đoạn tuyên bố phá sản doanh nghiệp Các

chức năng và nhiệm vụ này đã được cụ thể hoá trong Nghị định 189/CP

và Qui chế làm việc của Tổ quản lý tài sản

Như vậy , Đặc điểm thứ hai của Tổ quản lý tài sản ở Việt Nam làkhác với qui định của một số nước , Tổ quản lý tài sản của ta không thamgia giải quyết các vấn để liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp , không can thiệp vào hoạt động đó Hoạt động này

vẫn do những người đứng đầu doanh nghiệp điều hành quản lý Tổ quản

lý tài sản chỉ làm nhiệm vụ giám sát , kiểm tra quá trình đó Sở di phảiqui định như vậy là vì chúng ta chưa có những điều kiện cần thiết nhất làcác thành viên của Tổ quản lý tài sản chưa có đủ trình độ chuyên môn

nghiệp vụ để có thể đứng ra vừa quản lý tài sản ,vưà quản lý , điều hành

các hoạt động sản xuất kinh doanh thay cho người đứng đầu doanhnghiệp.

VII - Những đặc điểm liên quan đến việc thanh toán tài sản của

doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản là công việc rất quan trọng ,bởi lẽ Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp dù có chính xác , đúngđắn nhưng nếu không được thi hành thì cũng chẳng có ý nghĩa gì Việcthanh toán nợ trong phá sản khác với thanh toán nợ trong các quan hệ pháp lý thông thường Thanh toán nợ trong kinh doanh là nợ bao nhiêu

Trang 40

- 36

-thì phải trả đủ bấy nhiêu Thanh toán nợ phá sản thường là chủ nợ chỉ thu

hồi được một phần của khoản nợ vì chủ nợ thường là nhiều mà tài sản củacon nợ lại thường chẳng còn được bao nhiêu Do đó cần có một tổ chức

có khả năng quản lý , thu hồi tài sản của doanh nghiệp bị phá sản và đứng

ra phân chia số tài sản đó cho các chủ nợ theo trình tự Luật định Chính vì

vậy , Luật phá sản các nước đều qui định một chủ thể đảm nhiệm việc

thanh toán tài sản phá sản Tuy vậy ở mỗi nước qui định này có khácnhau.

-Theo Luật phá sản Úc thì Toà án không thành lập Tổ thanh toán tài

sản để tiến hành thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ mà nhiệm vụ

này do chính nhân viên quản lý tài sản tiến hành

-Theo Luật phá sản Trung Quốc thì để giải quyết phá sản một doanh

nghiệp Nhà nước , Toà án không thành lập Tổ quản lý tài sản Tổ thanh toán tài sản do Toà án Nhân dân thành lập trong vòng 15 ngày kể từ ngày

tuyên bố phá sản một xí nghiệp Tổ thanh toán tài sản phải dim đươngnhững công việc mà lẽ ra Tổ quản lý tài sản phải tiến hành Đây là nét

khác biệt lớn giữa Luật phá sản của Trung Quốc và Luật phá sản củanhiều quốc gia khác

-Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 qui định, việc thanh toán tài sản

sẽ do quan tài viên dam nhiệm Ở giai đoạn này , Toà án được tuỳ nghỉ

giữ lại quản tài viên làm chức năng thanh toán viên hoặc thay thế bằngngười khác ( điều 951)

-Luật phá sản Thụy Điển lại tách quá trình xử lý phá sản ra làm hai

giai đoạn

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w