Từ đó góp phần tối thiểu hóa chi phí lưu thông và sửdụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho.Vì những lý do trên, nhóm 1 đã lựa chọn đề tài ứng dụng hệ thống scm vào quy trìnhquản lý hàng tồ
Giới thiệu đề tài
Lý do chọn đề tài
Hệ thống SCM (Supply Chain Management) – hệ thống quản trị chuỗi cung ứng – đóng vai trò vô cùng chủ chốt và quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào, được coi là hệ thống cung cấp giải pháp cho toàn bộ hoạt động đầu vào cũng như đầu ra của doanh nghiệp Không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết ứng dụng hệ thống SCM thích hợp vào các quy trình kinh doanh của mình Ngược lại cũng có không ít những công ty gặp khó khăn, thất bại do ứng dụng một cách sai lầm hệ thống SCM
Thêm vào đó, quản lý hàng tồn kho là một quy trình quan trọng nằm trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, điều chỉnh toàn bộ dòng chảy của hàng hóa từ khi mua đến khi bán nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa kịp thời Từ đó góp phần tối thiểu hóa chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
Vì những lý do trên, nhóm 1 đã lựa chọn đề tài ứng dụng hệ thống scm vào quy trình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Dalat Milk, từ đó có thể tìm hiểu về cách doanh nghiệp Dalat Milk đã ứng dụng hệ thống này như thế nào cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng hệ thống thông tin vào quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu tổng quan về hệ thống SCM cũng như ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Dalat Milk Từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống này khi áp dụng tại doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu
- Thị trường sữa Việt Nam
Thời gian và phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo được hoàn thành từ ngày 13/10/2023 – 16/10/2023
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp quan sát khoa học
TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM
Thị trường sữa tại Việt Nam
Thị trường sữa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng về ngành hàng này Theo khảo sát của tập đoàn công nghiệp sữa Việt Nam, sản phẩm được ưa chuộng nhất là sữa tươi, với tỷ lệ tiêu thụ là 62% trong năm 2022 Theo sau là sữa bột và sữa đặc chiếm lần lượt 22% và 16% tỷ lệ tiêu thụ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người tiêu dùng tại Việt Nam đang ngày càng chú ý đến chất lượng của sản phẩm Đặc biệt đối với các sản phẩm sữa sạch, không chất bảo quản và không hương liệu nhân tạo
Với việc nhận được sự đầu tư ngày càng nhiều và bài bản, ngành công nghiệp sữa và các chế phẩm từ sữa của Việt Nam trở thành ngành có triển vọng và tiềm năng tăng trưởng lớn Cụ thể, trong năm 2022, báo cáo ngành sữa thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt 135 nghìn tỷ đồng (theo Euromonitor) Thêm vào đó, sản lượng mặt hàng sữa tươi của Việt Nam đạt 1.2 tỷ lít vào năm 2021 và sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào 2030, cho thấy sự tăng trưởng ổn định về sản lượng sữa và nhu cầu tiêu thụ
Tổng quan về nghiên cứu thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam 2022 thể hiện xu hướng tăng trưởng ổn định cũng như nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng.Phản ánh sự đầu tư bài bản đến từ các doanh nghiệp sản xuất sữa từ trang thiết bị,công nghệ sản xuất hiện đại cũng như những ứng dụng về hệ thống thông tin trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Tình hình các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa lớn ở Việt Nam
- Vinamilk: Công ty sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa có độ bao phủ lớn nhất Việt Nam Tính tới năm 2020, doanh nghiệp chiếm 43.4% thị phần sữa và 40% thị phần sữa nước, dẫn đầu toàn ngành sữa Việt Nam Tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk là 59.7 tỷ đồng, tăng 6.5%.
- Friesland Campina: với thị phần chiếm 15.8%, công ty Friesland Campina trở thành doanh nghiệp đứng thứ 2 chỉ sau Vinamilk chiếm lĩnh thị phần sữa tại Việt Nam vào năm 2020 Năm 2019, doanh thu thuần của FrieslandCampina Việt Nam đạt 6632 tỷ đồng, tăng 2% so với 2018, lãi thuần ở mức 758 tỷ đồng.
- TH True Milk: theo báo cáo tổng hợp từ các sàn thương mại điện tử, doanh số của các sản phẩm TH True Milk trong tháng 7/2023 đạt mức cao nhất 8.7 tỷ đồng và 35.8 nghìn về sản lượng Đưa TH True Milk trở thành cái tên đáng gờm trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam.
- Dalat Milk: quy mô của công ty Dalat Milk liên tục được mở rộng, cùng với quá trình tăng vốn đạt 132.5 tỷ đồng vào năm 2019 Đến cuối năm 2020, tổng tài sản đã vượt hơn 1000 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ trước Doanh thu cũng đạt mức572.5 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước Với quy mô nông trại rộng lớn và áp dụng các công nghệ sản xuất sữa tiên tiến nhất, Dalat Milk đang ngày càng mở rộng thị phần của mình và trở nên nổi tiếng, gắn liền với các sản phẩm sữa sạch và chất lượng.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DALAT MILK
Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt
Tên viết tắt: Đà Lạt Milk
Tầm nhìn và sứ mệnh:
Không ngừng nỗ lực đưa thương hiệu Dalatmilk lên tầm cao mới và trở thành niềm tự hào của người Việt.
Kiên trì con đường từ đồng cỏ đến ly sữa sạch, nghiêm túc, chân chính hướng đến môi trường thân thiện với sự sinh tồn của tự nhiên và con người.
Cống hiến vì sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển trí tuệ và thể chất của thế hệ trẻ tương lai.
Ra đời từ năm 1893, Dalatmilk được hình thành từ nông trường quốc doanh Bò Sữa Phi Vàng Đến năm 1979, công ty khởi đầu ước mơ về một dòng sữa mới bắt đầu chảy là sự ra đời của chú bê cái đầu tiên.
Năm 2009, nhà máy sữa và trang trại chăn nuôi bắt đầu xây dựng ở tỉnh Lâm Đồng với công nghệ chất lượng cao Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt với thương hiệu Dalatmilk chính thức ra đời từ đây.
Năm 2010, nhà máy sữa đầu tiên của khu vực Tây Nguyên được khánh thành Cùng năm, công ty cũng nhận được giấy chứng nhận Quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
Năm 2014, Dalatmilk được thu mua bởi tập đoàn TH nổi tiếng tới thương hiệu Sữa tươi sạch TH True Milk.
Trụ sở chính của công ty được đặt ở Thôn Kambute, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam Hai chi nhánh nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Mạng lưới phân phối rộng khắp: Dalatmilk đã hợp tác và cung cấp sản phẩm cho các công ty lớn trong ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: chuỗi cửa hàng cà phê (Highland Coffee, Starbuck Coffee, Gloria Jean’s Cà phê,…), chuỗi cửa hàng bánh (Tous Les Jours, Paris Baguette,…), chuỗi siêu thị (Big C, Coopmart, Maximark,…), tiện lợi chuỗi cửa hàng (Family Mart, MiniStop, Vinmart,…), khách sạn và khu nghỉ dưỡng (Sheraton, Vinpearl Khu nghỉ dưỡng,…) Giúp sản phẩm của công ty có thể tiếp cận được với khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Đối tác cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy: Công ty đã xây dựng được mối quan hệ đối tác cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy Giúp đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ và ổn định Khoả ng 25% sữa tươi nguyên liệu của cá c hộ nông dân ở Lâm Đồng, tập trung tại cá c huyện Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng. Đầu tư vào công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng: Công ty đã đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng như hộp giấy được nhập khẩu 100% từ Sam Ryoong Co (Hàn Quốc), máy rót và đóng hộp tự động (Shikoku Kakoki Co), thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm (Daihan Scientific) Để cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giới hạn về nguồn nguyên liệu: Đà Lạt Milk phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ các trang trại sữa địa phương và các khu vực lân cận Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và cung ứng của công ty.
Hạn chế trong việc quảng bá thương hiệu: Đà Lạt Milk chưa đầu tư đầy đủ và hiệu quả vào hoạt động quảng bá thương hiệu Khiến cho công ty khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.
Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Dalat Milk
- Chức năng của bộ phận tài chính - kế toán:
Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành.
Tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp Cập nhật liên tục các thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan Phản ánh sát sao sự biến động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo.Giúp giám đốc nắm được các chế độ kế toán hiện hành và có hướng hoạt động đúng đắn.
Ngoài tham gia cố vấn cho cấp quản lý, phòng tài chính kế toán còn có chức năng phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong doanh nghiệp Đóng góp ý kiến để cải thiện hiệu quả làm việc của các bộ phận.
- Chức năng của bộ phận kinh doanh: Đảm bảo thực hiện được hoạt động đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến với thị trường và khách hàng.
Thực hiện chức năng chỉ đạo đối với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc cải tiến cho sản phẩm, dịch vụ giúp mở rộng được thị trường cũng như tìm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Thực hiện các chiến lược kế hoạch để gia tăng nguồn khách hàng cho doanh nghiệp. Đảm bảo được mọi hoạt động cũng như các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi nhất Những hoạt động này sẽ được giám sát bởi phòng kinh doanh.
Hỗ trợ ban giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và chi phí của doanh nghiệp.
- Chức năng của bộ phận nhân sự:
Xác định các nhu cầu và vai trò: Nhân sự HR sẽ cần xác định được nhu cầu tuyển dụng của bộ phận hay doanh nghiệp như thế nào? Bên cạnh đó, sự tuyển dụng đó có vai trò quan trọng trong dây chuyền làm việc của tổ chức ra sao?
Viết mô tả công việc: Sau khi xác định được nhu cầu và vai trò, HR cần viết mô tả công việc chi tiết.
Xác định các yêu cầu của vai trò và bộ kỹ năng mềm của các ứng viên phù hợp: HR sẽ xem xét và đánh giá các kỹ năng đó để biết được ứng viên có phù hợp với vị trí và mục tiêu dài hạn của công ty hay không.
Thiết lập ngân sách lương: HR sẽ chịu trách nhiệm thiết lập ngân sách dành cho việc chi trả lương, thưởng cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Thiết lập ngân sách quảng cáo: Chi phí quảng cáo hay gọi là chi phí marketing cũng được HR quản lý.
Phỏng vấn và chọn nhân sự phù hợp: Tìm kiếm, phỏng vấn và quyết định những ứng viên phù hợp nhất với doanh nghiệp cũng như tầm nhìn doanh nghiệp.
- Chức năng của bộ phận kỹ thuật:
Quản trị hệ thống kỹ thuật và quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp. Đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của doanh nghiệp hoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, nhanh chóng phát hiện.
Sửa chữa những sự cố, trục trặc của hệ thống, không để hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra tình trạng gián đoạn, hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.
3.3.2 Phân loại nhà quản trị
Nhà quản trị cấp cao: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát
Nhà quản trị cấp trung: tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh, kế toán trưởng, giám đốc kỹ thuật
Nhà quản trị cấp cơ sở: phòng Kinh doanh, phòng Marketing, phòng Kế toán, phòng Nhân sự, phòng Kỹ thuật.
3.3 Đặc điểm về việc ra quyết định của các nhà quản trị trên
Nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định phi cấu trúc: Các quyết định không có cấu trúc là các quyết định mà các nhà ra quyết định phải tự đánh giá và hiểu rõ vấn đề được đặt ra Những quyết định này thường quan trọng, mới lạ, không theo nguyên tắc và không có một quá trình nào có thể tạo ra chúng như quyết định bổ nhiệm, quyết định mở ngành đào tạo mới, thiết lập một dây chuyền sản xuất mới, chọn bìa tạp chí, mua phần mềm, cho vay….
Nhà quản trị cấp trung ra quyết định bán cấu trúc: Các nhà quản lý ra quyết định một phần dựa trên kinh nghiệm đã có, một phần dựa vào những thủ tục đã thiết lập sẵn; các quyết định ít có tính lặp lại, như các quyết định mức chi khen thưởng cho nhân viên có thành tích công tác tốt, kế hoạch sản xuất, kiểm soát tồn kho…
Nhà quản trị cấp cơ sở thực hiện quyết định cấu trúc: được ban hành theo một quy trình gồm một chuỗi các thủ tục đã được xác lập trước, có tính lặp đi lặp lại và theo thông lệ như các quyết định số tiền thưởng theo doanh số bán hàng của các nhân viên bán hàng, ước tính ảnh hưởng của việc thay đổi chi phí vật tư cung cấp, tính lương cho nhân viên, các khoản phải thu, nhập đơn hàng……
+ Phòng kinh doanh: quyết định và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bán hàng, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, thông qua (chiến lược bán hàng, quản lý kênh phân phối, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý doanh số và doanh thu, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, quản lý quan hệ đối tác…)
+ Phòng Marketing: quyết định và thực hiện các chiến lược tiếp thị để phát triển doanh nghiệp, thông qua (chiến lược sản phẩm, giá cả phân phối, quảng cáo và tiếp thị, tương tác với khách hàng… )
Mô hình lực lượng cạnh tranh Porter
3.4.1 Phân tích mô hình tại Dalat Milk
Hình 2 Mô hình sản xuất khép kín "Từ đồng cỏ đến ly sữa sạch" của Dalat Milk
Nhà cung ứng đầu vào của công ty sữa Dalatmilk gồm: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò và nhà cung cấp bao bì, các nguồn sữa sẽ được vận chuyển về nhà máy sản xuất Sau đó sẽ được phân phối về các Nhà phân phối và phân phối về người tiêu dùng thông qua các đại lý và nhà bán lẻ.
Nhà cung ứng: Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Dalatmilk gồm: nguồn nguyên liệu được tự sản xuất trực tiếp từ trang trại nuôi bò có từ lâu đời của Dalatmilk tại tỉnh Lâm Đồng.
+ Về sữa tươi: Dalatmilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào nước ngoài Với các dòng sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng với quy trình sản xuất được kiểm định nghiêm ngặt từ trong trang trại và được hoàn toàn tự nhiên với mô hình khép kín từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch khẳng định sữa tươi hoàn toàn sạch không có chất bảo quản.
+ Về sữa chua: Dalatmilk có hai sản phẩm là sữa chua uống và sữa chua ăn được làm từ sữa tươi với quy trình thanh trùng, tiệt trùng lên men qua các quy trình sản xuất khép kín và được quản lý chất lượng từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất và phân phối Nhờ đó, mà chất lượng sữa chua của Dalatmilk không thua kém nhiều với đối thủ cạnh trong nước Hơn thế Dalatmilk còn có thể tự chủ được nguồn nguyên liệu của cả sữa tươi và sữa chua.
+ Khách hàng của Dalatmilk được phân thành 3 thị trường chính: thị trường tiêu dùng( cá nhân, hộ gia đình mua hàng và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân), thị trường đại lý (siêu thị, đại lý mua hàng hóa và dịch vụ để bán lại nhằm thu lợi nhuận) và chuỗi cà phê, nhà hàng(các hàng ăn uống coffee mua hàng và dịch vụ để sử dụng để nâng cấp sản phẩm để bán lại thu lợi nhuận) Đối thủ cạnh tranh:
+ Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãn hàng Tuy nhiên Dalatmilk vẫn là công ty có thị phần nhỏ tại Việt Nam trong ngành sữa, Đứng đầu là Vinamilk, theo sau là FrieslandCampina Việt nam TIếp đến là các công ty có quy mô nhỏ hơn như Nutifood, Ba Vì,
+ Mặc dù sản phẩm chính của Dalat Milk là sản phẩm sữa tiệt trùng- không phải là sản phẩm ở phân khúc chủ lực của các công ty sữa lớn như Vinamilk, TH True Milk, sữa tiệt trùng phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà còn các sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
3.4.2 Các chiến lược Dalat Milk đối phó với các lực lượng cạnh tranh trong mô hình dựa vào hệ thống thông tin công ty đã triển khai
- Dalat Milk tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và độc đáo Các sản phẩm của Dalat Milk được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tươi ngon và bổ dưỡng. Được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Sử dụng các phương tiện quảng cáo trực tuyến và truyền thông truyền thống Bao gồm các quảng cáo trên mạng xã hội, tạp chí và báo chí Đồng thời, họ cũng tăng cường việc phân phối sản phẩm này thông qua các kênh phân phối chính của mình. Bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi và mạng lưới bán hàng trực tuyến.
- Chiến lược định giá của Dalat Milk tập trung vào việc giữ cho giá cả sản phẩm của họ ở mức cạnh tranh trong ngành công nghiệp sữa Trong khi đó, họ cũng tạo ra giá trị cao cho khách hàng Thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.
- Dalat Milk cũng tăng cường chương trình khuyến mãi và giảm giá định kỳ Để khách hàng có thể mua được sản phẩm với giá rẻ hơn Để áp dụng chiến lược định giá này. Dalat Milk tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh Cân nhắc các yếu tố chi phí và giá trị sản phẩm để đưa ra giá cả hợp lý Họ cũng tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và giảm giá Thông qua các kênh truyền thông để thông báo với khách hàng.
- Dalat Milk tập trung vào việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Thông qua một mạng lưới phân phối rộng khắp Điều này giúp Dalat Milk đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ở nhiều vị trí khác nhau và tăng cường sự tiện lợi trong việc mua hàng.
- Để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng Dalat Milk sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khách sạn và trực tiếp đến các đại lý Họ cũng có một hệ thống giao hàng đến tận nhà cho khách hàng đặt hàng trực tuyến.
- Đối với các siêu thị và cửa hàng tiện lợi Dalat Milk sử dụng chiến lược đặt sản phẩm ở các vị trí thuận tiện và dễ nhìn thấy để thu hút khách hàng Họ cũng cung cấp cho các nhà hàng và khách sạn các sản phẩm sữa tươi và sữa đặc chất lượng cao Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong ngành ẩm thực.
- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Dalat Milk đầu tư vào hệ thống vận chuyển và bảo quản hàng hoá chuyên nghiệp Để đảm bảo sữa của họ luôn được vận chuyển và lưu trữ một cách an toàn và đúng cách.
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN SCM
Tổng quan về SCM
Supply chain là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng Supply Chain bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Mục tiêu của Supply Chain là tối ưu hóa quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất.
Một Supply Chain hiệu quả là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Đồng thời, cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu/ mong muốn của khách hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng.
4.1.2 Khái niệm về SCM (Supply chain management)
Supply Chain Management là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động của Supply Chain
Supply Chain Management bao gồm các công việc như lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện, kiểm soát và cải tiến các quy trình
Supply Chain Management cũng liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các bên trong và ngoài Supply Chain
Mục tiêu của Supply Chain Management là tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và khách hàng.
Chức năng của SCM
Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành Ngoài ra SCM có thể còn bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp.
Thành phần cấu tạo
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong một hệ thống
Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào): là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này
- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào): là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng.
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ): là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì): tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định): là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM.Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác.Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng.
Tầm quan trọng của SCM trong doanh nghiệp
o Giảm chi phí chuỗi cung ứng để tăng lợi nhuận của công ty. o Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. o Ít hàng tồn kho hơn, thời gian đặt hàng ngắn hơn và ít hư hỏng hơn do thời gian giao hàng ngắn hơn. o Nhiệm vụ chính là đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng thời gian và khiến khách hàng hài lòng. o Chi phí vận hành tổng thể thấp hơn. o Cải thiện dịch vụ giao hàng bằng cách tăng nhanh thời gian phản hồi đơn hàng và thực hiện kế hoạch giao hàng tốt.
Hình 3 Mô hình chuỗi cung ứng sữa thanh trùng Dalat Milk
Thách thức và cơ hội khi triển khai SCM trong doanh nghiệp
4.5.1 Thách thức khi triển khai SCM
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng nhân sự của công ty được đào tạo một cách có hệ thống và toàn diện Một hệ thống SCM chỉ hiệu quả nếu người dùng hiểu hệ thống. Việc đưa giải pháp SCM vào quy trình làm việc có thể gây nhầm lẫn và khó khăn cho nhiều nhân viên vì các hệ thống mới làm gián đoạn quy trình làm việc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Hoạt động của hệ thống SCM ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp, nếu lựa chọn sai hệ thống sẽ dẫn đến những tổn thất lớn
Quản lý chuỗi cung ứng chỉ có thể hoạt động nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận khác nhau trong công ty, nếu các bộ phận không phối hợp với nhau thì hệ thống sẽ thất bại.
Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn công cụ quản lý phù hợp với giai đoạn ban đầu của hệ thống như hệ thống quản lý sổ sách, phần mềm nghiệp vụ, v.v…
4.5.2 Cơ hội khi triển khai SCM o Tăng độ chính xác của dự báo. o Giảm hàng tồn kho và nâng cao năng lực phân phối và cung ứng. o Giảm chu trình quy trình làm việc, tăng năng suất và giảm chi phí chuỗi cung ứng. o Giảm chi phí mua sắm tổng thể, rút ngắn chu kỳ sản xuất và tăng tốc độ phản ứng của thị trường. o Cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm của doanh nghiệp.
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SCM VÀO QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN
Quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk
Quy trình quản lý hàng hoá tồn kho được thực hiện kể từ thời điểm nhà cung cấp vận chuyển nguyên liệu đến kho của doanh nghiệp cho đến thời điểm sản phẩm được xuất ra khỏi nhà kho thành hàng hóa.
Quy trình quản lý hàng tồn kho có 3 công việc chính: quản lý mã hàng, quản lý hoạt động nhập kho, quản lý hoạt động xuất kho.
5.1.1 Lưu đồ quy trình quản lý hàng tồn kho
Hình 4 Lưu đồ quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk
- Quy trình quản lý mã hàng:
Bước 1: Phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch liên hệ yêu cầu cập nhật mã hàng mới hoặc chỉnh sửa thông tin mã hàng với nhân viên trực tiếp phụ trách hoạt động đặt mã hàng của doanh nghiệp.
Bước 2: Xem xét kỹ hiện trạng của hàng hoá, từ đó thực hiện so sánh Nếu không tồn tại sẽ thực hiện bước 3; nếu cần thay đổi mã hàng sẽ đến bước 4 thực hiện.
Bước 3: Khi có yêu cầu mới, quản lý có trách nhiệm cập nhật thông tin mặt hàng; Xác định nhóm sản phẩm, loại sản phẩm và nhà cung cấp để cấp mã sản phẩm mới theo quy định.
Bước 4: Kiểm tra sự cần thiết của việc thay đổi, chỉnh sửa Nếu không có sự thay đổi thì thông báo cho quản lý Nếu có sự thay đổi thì tuân thủ hướng dẫn ở bước 5 Bước 5: Triển khai sửa đổi mã hàng theo quy tắc được đặt ra từ ban đầu
- Quản lý hoạt động nhập kho:
+ Nhập kho mua hàng nguyên vật liệu:
Khi có kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu, Bộ phận kinh doanh sẽ thông báo kế hoạch nhập kho cho Bộ phận bảo vệ, Bộ phận kế hoạch vật tư, Bộ phận quản lý chất lượng và các bên có liên quan để bố trí nhân sự.
Căn cứ vào Phiếu Xuất Kho và Hoá đơn (nếu có) của nhà cung cấp để kiểm tra số lượng và chủng loại của nguyên vật liệu nhập kho.
Chuyển Phiếu xuất kho và hóa đơn của nhà cung cấp cho Kế toán kho vật tư.
Kế toán kho vật tư đối chiếu số lượng nguyên vật liệu tại thời điểm kiểm tra nhập kho với đơn đặt hàng/ Phiếu đề nghị mua sản phẩm (do Bộ phận kinh doanh chuyển lên), và nhận Phiếu xuất kho và hoá đơn của nhà cung cấp
Nhân viên bộ phận quản lý chất lượng tiến hành kiểm duyệt nguyên vật liệu nhập kho. Nếu nguyên vật liệu đạt yêu cầu, Nhân viên phát hành Phiếu kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu Sau đó, nhân viên bốc xếp chuyển nguyên vật liệu vào kho.
Sau khi nhập nguyên vật liệu, Thủ kho kiểm tra số lượng và ghi nhận vào thẻ kho. + Nhập kho thành phẩm:
Thủ kho tiến hành nhập kho thành phẩm, ký vào Phiếu bàn giao thành phẩm, lưu lại 1 liên tại kho và chuyển liên kia cho Bộ phận sản xuất.
Thủ kho cập nhập thông tin về thành phẩm vào các Thẻ kho, Báo cáo hàng tồn kho tại bộ phận kho.
Bước 1: Kế toán kho nhận được lệnh xuất kho kèm theo đơn hàng bán sẽ thực hiện việc kiểm tra tồn kho Nếu tồn kho đủ đơn hàng thì thực hiện bước 2, không đủ thực hiện bước 3
Bước 2: Kế toán kho dựa vào những thông tin trên đơn hàng và lập hóa đơn. Bước 3: Thủ kho thực hiện xuất kho theo hóa đơn.
Bước 1: Phòng kế hoạch vật tư làm đề nghị xuất kho cho sản xuất, hoặc có bộ phận có nhu cầu trực tiếp làm đề nghị xuất nguyên vật liệu.
Bước 2: Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt đề nghị.
Bước 3: Kiểm tra lượng tồn kho xem có thể đáp ứng được yêu cầu không? Nếu đủ hàng đề xuất thực hiện bước 4; Nếu không đủ thì thực hiện bước 5
Bước 4: Căn cứ vào yêu cầu xuất kho, Kế toán kho lập phiếu xuất kho và lấy xác nhận của những cá nhân có liên quan.
Bước 5: Thủ kho thực hiện xuất kho theo phiếu xuất kho.
Bước 1: Bộ phận có nhu cầu chuyển kho làm đề nghị chuyển kho Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị chuyển kho Nếu được duyệt chuyển sang bước 2.
Bước 2: Kế toán kho căn cứ vào phiếu đề nghị chuyển kho đã được duyệt, thực hiện giao dịch chuyển kho, in phiếu và lấy xác nhận của các bên có liên quan.
Bước 3: Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho đã có ký xác nhận thực hiện xuất kho và ký xác nhận vào phiếu xuất kho.
Vai trò của SCM trong việc thực hiện quy trình quản lý hàng tồn kho
- Giảm thiểu rủi ro và thiếu hụt
Nếu số lượng tồn kho quá ít sẽ khiến doanh nghiệp không thể xoay sở kịp khi nhu cầu thị trường tăng đột biến và sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, làm hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng không nhỏ
Chẳng hạn đối với việc quản lý chuỗi cung ứng của một bệnh viện, nhà quản lý không đảm bảo lượng tồn kho các sản phẩm như: ống tiêm, thiết bị bảo vệ cá nhân;…thì việc cung cấp các dịch vụ y tế của bệnh viện dĩ nhiên bị ảnh hưởng, thậm chí là gián đoạn nếu không bổ sung kịp thời.
- Tối ưu hóa vận chuyển và phân phối
Tối ưu hóa quy trình vận chuyển và phân phối để giảm chi phí và thời gian vận chuyển, đồng thời đảm bảo rằng hàng hóa đến đúng địa điểm và đúng thời gian.
Quản lý vận tải chủ động và hiệu quả góp phần tăng hiệu quả cho quá trình cung ứng vì sự chậm trễ trong vận chuyển có thể khiến toàn chuỗi cung ứng hỗn loạn.
- Phòng tránh hư hỏng, lỗi thời
Nếu doanh nghiệp lưu kho để bán vào mùa sau thì có thể sản phẩm không còn được ưa chuộng vì lỗi thời, chưa kể đến việc lưu kho gây tốn kém và hư hại trong quá trình lưu trữ
Nếu không, doanh nghiệp sẽ giảm giá bán để bù đắp một phần chi phí thì khả năng cao việc này sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực cho thương hiệu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ cần đến một hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện đại với khả năng hiển thị chuỗi cung ứng từ nguyên liệu thô đến dữ liệu bán hàng Thông qua dữ liệu này người quản lý sẽ chịu trách nhiệm đánh giá và quyết định mức tồn kho tối ưu để thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Việc sắp xếp kho hợp lý sẽ giúp tìm kiếm hàng hóa nhanh hơn, đảm bảo chất lượng và quá trình lấy hàng, vận chuyển hàng được thuận lợi Ngoài ra còn giảm tình trạng mất mát, trộm cắp nếu kho hàng được quản lý chặt chẽ và trực quan.
- Quản lý đơn đặt hàng
Quản lý quy trình đặt hàng từ việc tiếp nhận đơn đặt hàng đến giao hàng Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu thời gian đặt hàng và chu kỳ chuẩn bị hàng tồn kho.
Các thực thể liên quan trong quy trình quản lý hàng tồn kho và mối quan hệ giữa các thực thể
- Trong quy trình quản lý hàng tồn kho, ứng dụng SCM (Supply Chain Management) có thể liên quan đến các thực thể sau đây và mối quan hệ giữa chúng:
Nhà cung cấp (Supplier): Nhà cung cấp là nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp Trong quy trình quản lý hàng tồn kho, nhà cung cấp cung cấp các sản phẩm hoặc nguyên liệu cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp Mối quan hệ với nhà cung cấp quan trọng để đảm bảo sự cung ứng đầy đủ và đúng thời điểm của hàng hóa.
Hàng tồn kho (Inventory): Hàng tồn kho đại diện cho các sản phẩm, nguyên liệu hoặc thành phẩm được lưu trữ trong kho của doanh nghiệp Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc theo dõi số lượng hàng tồn kho, quản lý vị trí lưu trữ, định giá và điều chỉnh mức tồn kho Mối quan hệ giữa hàng tồn kho và các thực thể khác trong SCM là cung cấp và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng.
Nhà sản xuất (Manufacturer): Nhà sản xuất là thực thể có trách nhiệm sản xuất và gia công hàng hóa từ nguyên liệu hoặc thành phẩm Trong quy trình quản lý hàng tồn kho, nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì mức tồn kho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhà phân phối (Distributor): Nhà phân phối là thực thể chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng Trong quy trình quản lý hàng tồn kho, nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa từ kho đến địa điểm bán hàng hoặc khách hàng.
Khách hàng (Customer): Khách hàng là thực thể cuối cùng trong quy trình quản lý hàng tồn kho Khách hàng là người mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp Mối quan hệ với khách hàng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của họ và đảm bảo sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
- Mối quan hệ giữa các thực thể trong quy trình quản lý hàng tồn kho có thể được mô tả như sau:
Nhà cung cấp cung cấp hàng hóa cho nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp.
Nhà sản xuất chuyển giao sản phẩm cho nhà phân phối hoặc lưu trữ trong kho.
Nhà phân phối phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng hoặc địa điểm bán hàng.
Khách hàng mua hàng hóa từ nhà phân phối hoặc doanh nghiệp.
Quy trình quản lý hàng tồn kho trong SCM liên kết và quản lý các thực thể này để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong chuỗi cung ứng.
Sử dụng Odoo vào quy trình quản lý hàng tồn kho của Dalat Milk
- Kiểm tra trạng thái kho hàng của doanh nghiệp
Vào module tồn kho để kiểm tra số lượng sản phẩm, nguyên vật liệu là bao nhiêu, từ đó đưa ra các quyết định sản xuất hoặc mua bán phù hợp với tình trạng của kho.
Hình 5 Trạng thái kho hàng
Hình 6 Xác nhận đơn mua nguyên liệu
Vào module mua hàng để tiến hành quá trình mua nguyên vật liệu/thành phẩm để nhập vào kho Tạo đơn mua, yêu cầu báo giá nguyên liệu cho nhà cung cấp
Sau đó, ta sẽ thấy trong phần tồn kho xuất hiện yêu cầu xác nhận phiếu nhập kho sau khi có đơn mua nguyên liệu từ nhà cung cấp.
Bấm vào xác nhận đơn để hoàn thành đơn đặt và xác nhận hàng sẽ nhập kho
Hình 8 Xác nhận yêu cầu nhập khoHình 7 Yêu cầu xác nhận phiếu nhập kho
Sau khi xác nhận thành công, 100 sản phẩm “Bao bì giấy” đã được nhập vào kho hàng.
Hình 9 Sản phẩm đã được nhập
Vào báo cáo hàng tồn kho, ta có thể dễ dàng kiểm tra lại số lượng mặt hàng, số lượng sản phẩm từng mặt hàng cũng như nắm rõ quá trình nhập kho đã diễn ra như thế nào.
Vào module bán hàng để tạo hóa đơn bán hàng cho khách hàng rồi xác nhận đơn, đồng thời gửi hóa đơn bán hàng cho khách hàng.
Hình 10 Kiểm tra hàng tồn kho sau khi nhập kho
Hình 11 Xác nhận đơn bán hàng
Sau đó sẽ xuất hiện phiếu xuất kho cần xử lý từ module tồn kho, bấm vào xác nhận để xác nhận đồng ý sản phẩm xuất kho
Hình 12 Xác nhận yêu cầu xuất kho
Vào báo cáo tồn kho để kiểm tra lại số lượng sản phẩm, lúc này sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng 950 ml” đã được bán ra, số lượng sản phẩm trong kho cũng được
Hình 13 Kiểm tra sản phẩm sau khi xuất kho xuất ra Ta cũng có thể dễ dàng quan sát quá trình xuất kho đến đâu và các thông tin liên quan
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA HỆ THỐNG SCM TRONG
Điểm mạnh
Quản lý kho: giúp giảm thiểu tình trạng tồn kho hay tồn đọng hàng hóa trong kho, từ đó giúp giảm các chi phí như chi phí kho vận, quản lý kho và các chi phí không đáng có cho doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận tối ưu.
Hoạt động lập kế hoạch chuỗi cung ứng: dự báo được nhu cầu khách hàng và tiến hành mua nguyên vật liệu đúng số lượng Dự báo chính xác nhu cầu của thị trường, giúp hạn chế việc sản xuất một cách dư thừa
Tự động hóa việc quản lý đơn hàng: giúp doanh nghiệp trong các hoạt động từ tự động nhập đơn, lập kế hoạch cung ứng, điều chỉnh giá/số lượng sản phẩm giúp đẩy nhanh quy trình đặt hàng và giao hàng.
Quản lý hậu cần hiệu quả: tăng mức độ chính xác trong công tác quản lý kho hàng cũng như phối hợp các kênh vận chuyển với nhau Công tác giao hàng được thực hiện một cách nhanh chóng và tối ưu.
Chuỗi cung ứng được vận hành hiệu quả: Dalat Milk hệ thống SCM giúp bảo đảm và gia tăng sự chính xác, tiết kiệm thời gian xuyên suốt các quá trình từ thượng lưu, trung lưu đến hạ lưu của doanh nghiệp Quy trình làm việc với nhà cung cấp, quy trình sản xuất cũng như quy trình liên quan tới bán hàng, hỗ trợ khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Điểm yếu
Ảnh hưởng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: SCM là hệ thống gắn trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh, vì vậy nếu lựa chọn sai hệ thống SCM, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, từ việc lựa chọn nguyên vật liệu, sản xuất, lưu kho đến việc phân bổ sản phẩm. Độ phức tạp cao: việc tự động hóa dây chuyền cung ứng khá phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức làm việc của nhân viên Dalat Milk lẫn nhân viên của các nhà cung cấp trong mạng lưới chuỗi cung ứng.
Nội bộ doanh nghiệp chống lại sự thay đổi: nhân sự của Dalat Milk có thể sẽ gặp khó khăn với một hệ thống SCM phức tạp và phải thay đổi kiểu cách làm việc thông thường Từ đó việc ứng dụng hệ thống vào doanh nghiệp cũng trở nên ì ạch, hoạt động chuỗi cung ứng không được tự động hóa, giảm khả năng cạnh tranh.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM
Bảng phân công công việc
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.4 Thời gian và phương pháp nghiên cứu
II TỔNG QUAN NGÀNH SỮA VIỆT NAM
2.1 Thị trường sữa tại Việt Nam
2.2 Tình hình các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa lớn ở Việt Nam
III TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐÀ LẠT MILK
3.1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp
3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
3.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
3.4 Mô hình lực lượng cạnh tranh Porter
IV GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN SCM
4.5 Thách thức và cơ hội khi triển khai SCM trong doanh nghiệp
V ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SCM VÀO QUY TRÌNH QLHTK CỦA ĐÀ LẠT MILK
5.1 Quy trình QLHTK của Đà Lạt Milk
5.1.1 Vẽ lưu đồ quy trình
Khánh Hà 5.2 Vai trò của SCM trong việc thực hiện quy trình
Hà Phương 5.3 Các thực thể liên quan trong quy trình
Yến Nhi 5.4 Sử dụng Odoo vào quy trình
VI ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA HỆ THỐNG SCM
ALL VII ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM
Bảng 1 Bảng phân công công việc nhóm 1
Phiếu đánh giá thành viên nhóm
Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm
Tham gia đóng góp ý kiến tích cực vào bài tập của nhóm
Hoàn thành nhiệm vụ được phân công đúng thời hạn
Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm
Bảng 2 Bảng đánh giá thành viên nhóm 1
NGUỒN THAM KHẢO https://www.bravo.com.vn/kien-thuc/quan-tri-doanh-nghiep/kien-thuc-ve-quy-trinh- quan-ly-hang-ton-kho-cho-doanh-nghiep/?fbclid=IwAR3dHhk5h_O-
UeEOD94P174GRKyK7gHuBJOs8-dmo2htUqYl_7K6l0dvdHg https://www.youtube.com/watch?v=EUedUEYjL10 https://geso.us/quan-ly-hang-ton-kho https://diginet.com.vn/quan-ly-hang-ton-kho-dong-vai-tro-gi-trong-chuoi-cung- ung.html https://logistics4vn.com/tim-hieu-ve-scm-va-phan-mem-quan-ly-scm-supply-chain- management https://logistics4vn.com/tim-hieu-ve-scm-va-phan-mem-quan-ly-scm-supply- chain-management https://hlshipping.com/scm-la-gi-y-nghia-cua-no-trong-quan-ly-chuoi/ https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-dalat- milk.html#1_Tong_quan_thi_truong_sua https://daidoanket.vn/trien-vong-nganh-nam-2022-cac-ong-lon-vinamilk-masan-kido- duoc-huong-loi-gi-10213952.html https://www.sggp.org.vn/ky-vong-thi-truong-sua-tiep-tuc-tang-truong- post651275.html https://diendandoanhnghiep.vn/so-gang-ket-qua-kinh-doanh-cua-frieslandcampina-va- nestle-tai-viet-nam-184694.html https://www.facebook.com/DalatmilkFarm/posts/1684947551619835/?locale=vi_VN https://glints.com/vn/blog/cac-bo-phan-trong-cong-ty/ https://thuhepamdao.blogspot.com/2012/09/quy-trinh-san-xuat-cua-nha-may- dalatmilk.html