Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của lễ tân ngoại giao, ngoại giao văn hóadường như là yếu tố hình thành và gắn bó với bộ phận lễ tân ngoại giao sớm nhất v
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong học kì vừa qua, chúng tôi được tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực ngoại giaonói chung và nghiệp vụ ngoại giao nói riêng thông qua chương trình bộ môn Nghiệp vụ lễtân ngoại giao của giảng viên Nguyễn Thanh Lân Trong quá trình học môn này, chúngtôi đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía nhà trường trong việc sắp xếp thời gian học,phòng ốc và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Chúng tôi cũng đã nhận được
sự giảng dạy nhiệt tình của Giảng viên môn học là Thạc sĩ Nguyễn Thanh Lân, người đãgiúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Để thực hiện
đề tài này, chúng tôi cũng đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thực nghiệm,nhưng rồi với sự phối hợp và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm màchúng tôi đã hoàn thành bài nghiên cứu này Chắc hẳn trong quá trình thực hiện, chúngtôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy thứ lỗi và góp ý Những ý kiếnđóng góp của thầy sẽ giúp chúng tôi có thêm kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu saunày được tốt hơn
Nhóm tác giả
Trang 2MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
II Mục đích nghiên cứu
III Lịch sử nghiên cứu vấn đề
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
V Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ ngoại giao
1.1 Lịch sử lễ tân ngoại giao
1.2.1 Định nghĩa tễ tân ngoại giao
1.2.2 Đặc điểm của lễ tân ngoại giao
1.3 Các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao
1.4 Yếu tố pháp lý của lễ tân ngoại giao
Chương II: Yếu tố văn hóa trong Lễ tân ngoại giao
2.1: Một số khái niệm cơ bản về văn hoá
2.2 Khái niệm về ngoại giao văn hoá
2.3 Vai trò của ngoại giao văn hóa
2.3.1.Vai trò chính trị
2.3.2.Vai trò kinh tế
2.3.3.Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
2.4.Các nguyên tắc và loại hình hoạt động:
Chương III: Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại
3.1.1 Những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 3.1.1.1 Xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế
3.1.1.2 Toàn cầu hóa
3.1.1.3 Cách mạng khoa học và công nghệ
Trang 33,1.1.4 Các vấn đề an ninh phi truyền thống
3.1.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế
3.1.3.Vai trò của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế
3.1.4 Xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ
quốc tế
3.2 Ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của một số
quốc gia trên thế giới
3.2.1 Ngoại giao văn hóa Cộng hòa Pháp
3.2.2 Ngoại giao văn hóa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
3.2.3 Ngoại giao văn hóa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
3.2.4 Ngoại giao văn hóa Đại Hàn Dân Quốc
Chương IV: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC LỄ TÂN NGOẠI GIAO
PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của lễ tân ngoại giao, ngoại giao văn hóadường như là yếu tố hình thành và gắn bó với bộ phận lễ tân ngoại giao sớm nhất và đầutiên trong tất cả các phương diện, yếu tố khác như ngoại giao quân sự, ngoại giao kinhtế,v.v…Tuy nhiên, khi nhắc đến yếu tố văn hóa không ít các nhà khoa học cũng như cáchọc giả nghiên cứu văn hóa phải tốn rất nhiều thời gian để tìm tòi, lí giải sự khác biệt đadạng của văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới để có cái nhìn khách quan hơn Thậmchí, công việc ấy vẫn đang được tiếp tục không ngừng nghỉ, thậm chí các lĩnh vực nghiêncứu văn hóa trên thế giới luôn được quan tâm chú ý để ngày càng lớn mạnh và phát triển
để thực hiện sứ mệnh kết nối tất cả các nền văn hóa khác nhau trên thế giới Điều đó chothấy tầm quan trọng của văn hóa trong xã hội hôi nhập, toàn cầu hóa như hiện nay Vaitrò của văn hóa được thể hiện trong mọi mặt của đời sống, nhưng trong lĩnh vực quan hệngoại giao vai trò của văn hóa được thể hiện rõ nhất, văn hóa quyết định sự thành bạitrong quan hệ bang giao giữa các quốc gia, nó là tất cả những gì đại diện cho một quốc
Trang 4gia, dân tộc Vì thế, trong lịch sử phát triển ngoại giao đầy thăng trầm và thử thách, vănhóa được xem như là chìa khóa, mấu chốt, không thể tách rời trong hoạt động ngoại giao.Trong lịch sử ngoại giao, không ít các sự cố xuất phát từ việc hiểu lầm hoặc không amhiểu về văn hóa nước bạn đã dẫn đến những thiệt hại, rạn nứt mối quan hệ đáng tiếc, tuynhiên, khi có những sự cố ngoại giao ngoài ý muốn cũng chính văn hóa là liều thuốc hữuhiệu giúp giải tỏa những căng thẳng và hàn gắn mối quan hệ nếu đối phương biết nắm bắt
cơ hội văn hóa hay am hiểu về văn hóa nước bạn Trong thế kỉ 21, khi chủ trương của tất
cả các quốc gia trên thế giói là ngoại giao văn hóa thì vấn đề ứng dụng, vận dụng văn hóatrong bối cảnh hoàn cảnh như thế nào cho hợp lí, hơn nữa là lợi dụng văn hóa để đạt đượccùng lúc nhiều mục đích khác nhau trong hoạt động lễ tân ngoại giao Nhưng làm thế nào
để hành động ấy không bị hiểu sai lệch hay bị cho là một hành vi tiêu cực, đó chính làvấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của ngoại giao quốc tế Đồng thời, mặc dù đã
có những quy tắc, công ước, luật pháp chung cho tất cả các quốc gia khi tham gia hoạtđộng đối ngoại, tuy nhiên, những biểu hiện như tôn trọng, tiếp thu và học hỏi văn hóa củanhau và ý nghĩa đằng sau những biểu hiện đó là gì, cũng như phân tích thêm về các quanđiểm, ý kiến của các chuyên gia, công luận qua các sự kiện ngoại giao quốc tế tiêu biểunhằm có những định hướng, ứng dụng, kinh nghiệm trong nghiệp vụ lễ tân ngoại giao Vìnhững lí do trên, nhóm một chúng em quyết định chọn đề tài “Yếu tố văn hóa trong lễ tânngoại giao”
II Mục đích nghiên cứu
Trong tình hình thế giới ngày càng tăng cường hợp tác, tăng cường ngoại giao để ngàycàng xích lại gần nhau hơn Thế giới ngày nay hay còn được gọi với cái tên gọi là “Thếgiới phẳng”, thì càng không thể phủ định được sự thật rằng: tất cả các quốc gia đều bìnhđẳng như nhau, không phân biệt thông qua bất cứ lí do gì, đặc biệt là văn hóa Khi nghiêncứu vấn đề “Yếu tố văn hóa trong lễ tân ngoại giao” chúng em muốn làm rõ những vấn
đề sau:
- Tìm hiểu văn hóa có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động ngoại giao văn hóahiện đại thông qua hoạt động của bộ phận lễ tân ngoại giao nói chung và các chính trị gianói riêng
Trang 5- Tìm hiểu sự thay đổi trong văn hóa để đảm bảo tính phù hợp với sự phát triển củahoạt động ngoại giao của lễ tân ngoại giao.
- Tìm hiểu những nghiên cứu và đánh đánh giá của các chuyên gia qua các sự kiệnngoại giao văn hóa tiêu biểu
III Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến lễ tân ngoại giao:
Tác phẩm “Ngoại giao và công tác ngoại giao” của PGS.TS.Vũ Dương Huân(2009) làmột công trình nghiên cứu về ngoại giao mang tính khát quát cao với 14 chương, mỗichương tập trung đi sâu phân tích từng khía cạnh của ngoại giao như: ngoại giao văn hóa,ngoại giao kinh tế, lễ tân ngoại giao,… Ở chương 1, tác phẩm cung cấp cho người đọc cáinhìn tổng quát về ngoại giao bằng cách nhắc lại định nghĩa về ngoại giao của các quốcgia trên thế giới, lịch sử phát triển và hệ thống phân loại ngoại giao, đồng thời nhấnmạnh vai trò của công tác ngoại giao và những yêu cầu cho người làm công tác ngoạigiao Trong các chương tiếp theo, tác giả cung cấp hệ thống lý thuyết ngoại giao nền tảng
về các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao và một sốcông tác ngoại giao như công tác nghiên cứu ở các cơ quan tương ứng, công tác lãnh sựhay công tác báo chí-thông tin đối ngoại Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến một sốvấn đề khác như thư tín ngoại giao, văn kiện ngoại giao, ngoại giao văn hóa, ngoại giaokinh tế, Lĩnh vực lễ tân ngoại giao được đưa vào phân tích ở chương XIII, trong đó tácgiả đưa ra khái niệm lễ tân ngoại giao, khái quát về lịch sử phát triển và giới thiệu cácnghi thức, quy tắc trong công tác tiến hành lễ tân ngoại giao
Phùng Công Bách(2009) trong “Nghi thức và lễ tân đối ngoại” cũng đưa ra định nghĩakhái quát về khái niệm lễ tân và lễ tân đối ngoại, bên cạnh đó cũng nêu lên những đặcđiểm chính của lễ tân ngoại giao Việt Nam, đồng thời đưa ra hướng dẫn cụ thể về nhữngnghi thức và quy tắc khi làm lễ tân ngoại giao như: nghi thức đón Nguyên thủ Quốc gia
và Thủ tướng Chính phủ, nghi thức đón đoàn khách quốc tế về thăm địa phương hay nghithức chiêu đãi, vv
Tác phẩm “Lễ tân ngoại giao thực hành” của Võ Anh Tuấn(2005) gồm 10 chương, trong
đó tóm tắt lịch sử, quá trình phát triển của lễ tân ngoại giao, phân loại các cộng đồng tôn
Trang 6giáo, văn hóa, ngôn ngữ và dân tộc, nêu những nguyên tắc ngoại giao chung, bên cạnh đócòn hướng dẫn một số quy định, tập quán quốc tế cần phải tuân theo trong các hoạt động
lễ tân ngoại giao như: đón tiếp một đoàn khách nước ngoài, đàm phán ngoại giao, vănkiện ngoại giao,…
Về tài liệu tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực lễ tân ngoại giao, có bài nghiên cứu “Ngoạigiao và lễ tân ngoại giao” (Oana Iucu,2008) cung cấp một cái nhìn tổng thể về khái niệmngoại giao và lễ tân ngoại giao, trong đó đặc biệt chú trọng giải thích khái niệm “lễ tân”,đồng thời giới thiệu một số nghi thức ngoại giao đặc trưng của một số quốc gia như Pháp,Anh
Nhìn chung, có thể nói các tài liệu và công trình nghiên cứu về lễ tân ngoại giao trướcđây đã nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vai trò và vị trí của lễ tân ngoại giao với
tư cách là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao Mặt khác, các công trìnhnghiên cứu trên cũng nhấn mạnh rằng: Lễ tân ngoại giao phục vụ việc thể hiện đường lốichính sách đối ngoại của một nước, phù hợp luật pháp và tập quán quốc tế, đồng thời còn
là hoạt động thể hiện nét văn minh và bản sắc văn hóa của một dân tộc Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích lễ tân ngoại giao trên khía cạnh nhữngnguyên tắc, quy định phù hợp với tập quán quốc tế và phong tục tập quán, văn hóa quốcgia, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh tiếp nhận văn hóa trong quá trình thựchiện công tác lễ tân ngoại giao Trên thực tế, những sự cố ngoại giao xảy ra đa phần đềuxuất phát từ sự không am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia được đón tiếp,tức là trong quá trình tiếp nhận văn hóa còn nhiều mặt hạn chế Trong tương lai, vấn đềnày cần được đào sâu nghiên cứu hơn nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp nhậnvăn hóa trong lê tân ngoại giao, tránh làm xảy ra những sự cố ngoại giao không mongmuốn
IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vai trò của yếu tố văn hóa trong lễ tân ngoại giao
Trang 7V Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Sau khi hoàn thành bài tiểu luận về vấn đề “yếu tố văn hóa trong lễ tân ngoại giao”, đề tàinghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng góp cho xã hội một số điểm cơ bản như sau (ý nghĩathực tiễn):
-Là tư liệu tham khảo cho sinh viên ngành quan hệ quốc tế và những ai quan tâm haymuốn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vai trò của văn hóa trong nghiệp vụ lễ tânngoại giao
-TÌm ra một cái nhìn toàn diện về sự thay đổi và ảnh hưởng quan trọng trong việc tiếpnhận văn hóa cũng như lấy văn hóa là nền tảng cơ bản nhằm đưa thế giới xích lại gầnnhau hơn thông qua hoạt động đối ngoại
-Sau khi nghiên cứu về tầm quan trọng của văn hóa trong lễ tân ngoại giao chúng tôi hyvọng có thể đóng góp một phần nào đó sự hiểu biết cơ bản của mình vào các hoạt độngngoại giao, giao lưu quốc tế của đất nước Hòa chung nâng cao tinh thần, học hỏi văn hóalẫn nhau đồng thời quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tếthông qua bề dày văn hóa, lịch sử trong nghiệp vụ ngoại giao năng động, sang tạo nhưngày nay
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ NGOẠI GIAO
1.1 Lịch sử lễ tân ngoại giao.
-Lễ tân ngoại giao xuất hiện hầu như cùng một lúc với sự xuất hiện của nhà nước và giữacác nước bắt đầu có quan hệ
-Tại Ai Cập, người ta tìm thấy trong các ngôi mộ cổ những tranh điêu khắc chứng tỏ thờibấy giờ đã có những quy định lễ tân chặt chẽ phải tuân thủ qua các giai đoạn của cuộcsống và cả khi chết Cũng vậy, tại quốc đảo Síp, đã tìm ra những điêu khắc cách đây 2500năm, ghi lại những ngôi thứ trong triều đình Ngoài ra, trong công tác khảo minh nhữngbản khắc trên những công trình kiến trúc cổ xưa nhất, người ta còn thấy những di chỉnhững hòa ước và những hiệp ước liên minh cổ xưa Điều này chứng tỏ từ xa xưa giữanhững bộ lạc thời nguyên thủy và sau đó những tập đoàn phong kiến đã có những quan
hệ, tiếp xúc Những quan hệ đó dần dần mang tính chất quan hệ giữa các quốc gia, nhưng
Trang 8chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định và đối với những sự kiện nhất định nhưtuyên chiến, đình chiến, kí kết hòa ước, cử phái đi kí một hiệp định liên minh, đi dự lễ lênngai của một nhà vua, lễ thành hôn của một hoàng tử,…
-Làm thế nào để một quốc gia có thể biểu thị sự tôn trọng của mình đối với quốc giakhác? Một nước cần phải đối xử như thế nào với đại diện của nước ngoài để không làmtổn hại đến danh dự nước mình và uy tín của nước kia? Là điều không đơn giản vì lẽ: nóliên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể diện dân tộc, đồng thời liênquan đến phong tục tập quán và các nền văn hóa khác nhau Vì vậy những câu hỏi này vànhững vấn đề tương tự đã phải đặt ra trong quá trình lịch sử lâu năm của mối quan hệbang giao quốc tế, và do kết quả của sự thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại nhữngthói quen giống nhau qua những sự kiện giống nhau, những hình thức đơn giản đầu tiêncủa lễ tân ngoại giao được hình thành
1.2 Khái niệm về lễ tân ngoại giao.
1.2.1 Định nghĩa
Lễ tân là một từ Hán Việt, dịch từ chữ Protocole có nguồn gốc Hy Lạp, có nghĩa là nhữngnghi lễ và quy định cần tuân thủ trong các hoạt động chính thức và giao tiếp nói chung.Trong khi tiến hành các hoạt động đối ngoại, các quốc gia đều coi trọng những tập quán
và quy định về "lịch thiệp quốc tế" Những tập quán và quy định này dựa trên nguyên tắctôn trọng tất cả những gì là biểu trưng và đại diện cho Quốc gia, cho Nhà nước, đượctổng hợp lại gọi là Lễ tân ngoại giao, nói gọn là Lễ tân
1.2.2 Đặc điểm
Được hình thành từ những thế kỷ xa xưa, Lễ tân ngoại giao không ngừng phát triển cùngvới sự phát triển của xã hội và sự phát triển của mối quan hệ giữa các quốc gia Tuynhiên, dù cho thế nào đi chăng nữa, điều kiện kiên quyết để lễ tân ngoại giao ở tất cả cácquốc gia có một nét đặc điểm chung, đó là: tuân thủ và thực hiện tốt các nguyên tắc dựatrên cơ sở của các công ước quốc tế, điển hình là công ước 1961 về quan hệ ngoại giao vàcông ước 1963 về quan hệ lãnh sự Các quốc gia có thể biểu hiện và ứng xử ngoại giaosao cho phù hợp với tập quán, truyền thống của quốc gia mình nhưng vẫn phải đảm bảo
Trang 9các nguyên tắc ứng xử ngoại giao mà các công ước quốc tế đã đưa ra Như vậy, lễ tânngoại giao là vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý nghĩa chính trị, có thói quen, tập quán lại
có thủ tục quy định, có luật lệ quốc gia có pháp lý quốc tế, liên đến mối quan hệ giữa cácquốc gia
1.3 Các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao.
Lễ tân ngoại giao tuy không phải là nội dung chủ yếu trong hoạt động ngoại giao, nhưng
nó đóng vai trò là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hoạt động ngoại giao,góp phần trong việc thể hiện đường lối, chính sách đối ngoại của một quốc gia
Lễ tân ngoại giao là công cụ thể hiện cụ thể các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
và các tập quán quốc tế, theo đó việc tiến hành lễ tân ngoại giao cần phải tuân theo nhữngnguyên tắc chính sau:
1.3.1.Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau: tôn trọng những gì biểu trưng cho độc lập, chủ
quyền quốc gia của nhau, đại diện quốc gia của nhau, phong tục, tập quán của nhau.Những biểu tượng của quốc gia gồm có: Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc thiều, Quốchuy
Vd: đối với Quốc kỳ, pháp lệnh Nhà nước quy định nơi treo, dịp nào, thái độ công dân,
xử lý Quốc kỳ
Bên cạnh đó, lễ tân ngoại giao cần tìm hiểu những đặc điểm dân tộc, văn hóa, tôn giáocủa đối tác
Vd: tiếp đón phái đoàn của Iran
1.3.2.Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử:
Là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi rõ trong Hiến chương LiênHợp Quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ là khi hai hay nhiều nước có thỏa thuận dành chonhau cách đối xử đặc biệt và thuận lợi hơn nội dung Công ước Viên
Nguyên tắc này được thể hiện rõ nhất trong ngoại giao đa phương, khi tổ chức hội nghịquốc tế hoặc khi đón một lúc nhiều đoàn nước ngoài nhân sự kiện trọng đại của quốc giamình
Vd: Đại hội đồng LHQ, Hội nghị ASEAN,
Trang 10Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa
Khắc phục tiềm thức phân biệt đối xử về màu da hay tôn giáo, nhưng cần sửa đổi những
cử chỉ trái thuần phong mỹ tục của quốc gia
1.3.3.Nguyên tắc có đi có lại
Còn được gọi là “quyền trả đũa”, là hệ quả logic của hai nguyên tắc trên
Được áp dụng trong những trường hợp sau:
-Theo mức độ hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
-Khi các viên chức ngoại giao có hành động mà nước tiếp nhận đánh giá là không phùhợp chức năng nhiệm vụ
VD: Nga trả đũa Mỹ sau vụ Washington trục xuất 35 nhà ngoại giao của Moscow vì "canthiệp vào bầu cử" vừa qua
*Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc
Nhà nước Việt Nam dành quyền ưu đãi, miễn trừ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơquan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc
tế tại Việt Nam
Đồng thời, những đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ cũng phải có nghĩa vụ:-Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam
-Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào mụcđích trái với chức năng chính thức của mình
-Không được tiến hành tại Việt Nam các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nhằmcác mục đích kiếm lợi riêng
1.4.YẾU TỐ PHÁP LÝ CỦA LỄ TÂN NGOẠI GIAO
1.4.1 Pháp luật quốc tế
*Quy chế Viên năm 1815- Văn kiện lễ tân ngoại giao đầu tiên
-Bối cảnh ra đời: các nước Áo, Nga, Anh và Phổ họp nhau tại Viên nhằm tổ chức lại châu
Âu “Quy chế Viên về các viên chức ngoại giao” ra đời nhằm khắc phục những vấn đềrắc rối trước kia liên quan đến ngôi thứ ngoại giao và lễ tân ngoại giao
Trang 11-Nội dung chủ yếu:
+Phân chia các trưởng đoàn ngoại giao các nước thành ba cấp: cấp Đại sứ(bên cạnhnguyên thủ), cấp Phái viên hoặc Đại diện toàn quyền(bên cạnh Thủ tướng, Chính phủ),cấp Đại biện(bên cạnh Bộ trưởng ngoại giao)
+Quy định những quy trình tiếp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nướcngoài
+Quy định ngôi thứ lễ tân với các đại diện ngoại giao cùng cấp, cùng bậc
*Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
-Bối cảnh: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều chủ thể mới của quan hệ quốc tế ra đời,đặt ra nhu cầu cấp bách về việc sửa đổi bổ sung những quy định quốc tế về lễ tân ngoạigiao Ngày 18-4-1961, Hội nghị đại diện ngoại giao các nước do Liên Hợp Quốc triệu tập
đã thông qua Công ước Viên về quan hệ ngoại giao và chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao.-Nội dung chủ yếu:
+Thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao, bổ nhiệm và triệu hồi đại sứ, đến và đi của viênchức ngoại giao
+Thể thức tuyên bố đại sứ hoặc các viên chức ngoại giao là “người không được hoannghênh”
+Ngôi thứ các trưởng đoàn ngoại giao và thể thức chỉ định đại biện lâm thời
+Các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
+Quy định ba cấp trưởng đoàn ngoại giao, không phân biệt đối xử giữa ba cấp trưởng cơquan đại diện ngoại giao
*Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự
-Bối cảnh: Ngày 24-4-1963, Liên Hợp Quốc triệu tập tại Viên một hội nghị nhằm tiếp tụcpháp điển hóa luật pháp quốc tế về quan hệ lãnh sự Công ước Viên về quan hệ lãnh sự
có hiệu lực ngày 19-3-1967
-Nội dung chủ yếu:
Quy định chức năng nhiệm vụ của cơ quan lãnh sự và quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơquan và viên chức lãnh sự
1.4.2 Pháp luật quốc gia
Trang 12Mỗi nước căn cứ vào thực trạng nền kinh tế-xã hội và lợi ích quốc gia nước mình để banhành những văn kiện pháp lý tương ứng nhằm áp dụng nội dung Công ước vào hoàn cảnh
cụ thể nước mình
Việt Nam đã ký kết và tham gia ba Công ước quốc tế trên
Ngày 23-8-1993, Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh về quyền ưu đai và miên trừ dànhcho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tếtại Việt Nam
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cụ thể hóa vai trò của lễ tân ngoại giao tại các văn bảnpháp luật như Nghị định số 82/2001/NĐ- CP về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nướcngoài
Thông tư số 01/2010/TT-BNG hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức Nhànước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam
ở nước ngoài…
Nghị định 145/2013/NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức traotặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếpkhách nước ngoài
1.5 Vai trò của lễ tân ngoại giao
1.5.1 Vai trò của LTNG trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại.
Lễ tân là 1 loại nghiệp vụ cụ thể và là bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại Nóxuất phát từ đường lối đối ngoại, thể hiện và phục vụ đường lối đối ngoại Các biện pháp
lễ tân đều phải thể hiện đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước, biểu thị được sựtrọng thị, hữu nghị và hợp tác quốc tế đối với tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên
cơ sở các nguyên tắc và tập quán lễ tân đã được các quốc gia tôn trọng và thực hiện Cóthể lấy những minh họa sau để cụ thể hóa vai trò đó: Nghi lễ quốc gia được áp dụng trongcác lễ tiết Nhà nước như lễ nhậm chức của Tổng thống, lễ đặt vòng hoa ở đài tưởng niệmnhân dịp quốc khánh, lễ truy điệu dịp quốc tang, lễ tuyên dương công trạng, lễ duyệt binhmừng ngày chiến thắng…thường được tổ chức trọng thể theo tập quán quốc gia và thóiquen quốc tế được áp dụng trong các hoạt động lễ tiết mà đối tượng chính là đối tượng
Trang 13chính là nhân vật nước ngoài như đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài đến thăm chínhthức, lễ trình thư ủy nhiệm của các đại diện ngoại giao, lễ trao huân chương cho kháchnước ngoài, lễ ký các hiệp định, hiệp ước quốc tế…Tuy có sự khác nhau về tính chấtnhưng trong thực tế nghi lễ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao và nghi lễ quốc gia khônghoàn toàn tách rời nhau Nhiều hoạt động lễ tiết của các quốc gia có sự tham gia củakhách quốc tế, nhiều hoạt động lễ tiết của các cơ quan đại diện nước ngoài có mời nhânvật nước sở tại…đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nghi lễ quốc gia và nghi lễ ngoạigiao để đạt được yêu cầu vừa phù hợp với tập quán địa phương, truyền thống dân tộc, vừathể hiện được các nguyên tắc về nghi lễ ngoại giao được quốc tế công nhận.
LTNG không phải là các biện pháp nghiệp vụ đơn thuần, biện pháp lễ tân cũng như mức
độ lễ tân, thường được đề ra và thực hiện trên cơ sở vận dụng đường lối đối ngoại và tìnhhình cụ thể với từng quốc gia Mọi cuộc tiếp đón từ hình thức, nghi thức, số lượng và cácmức độ các nhân vật chính thức tham dự, quy mô các cuộc chiêu đãi đều phải ánh mức
độ quan hệ giữa hai quốc gia Do tính chất quốc tế của Lễ tân ngoại giao mà sự tuân thủcác quy tắc và tiêu chuẩn lễ tân ngoại giao trong mối giao bang giữa các quốc gia đượccoi gần như là bắt buộc Sự xa rời các quy tắc đã được thừa nhận, sự vi phạm hoặc tự ýthay đổi của một bên có thể dẫn đến những tình huống trong quan hệ giữa các nước.Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi thườngđối với nghi thức lễ tân, hoặc tự ý bỏ đi 1 số tập quán về lễ tân đã được quốc tế thừanhận Ta có thể tìm thấy một ví dụ qua chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 23 đến 27/09/1987của Thái tử Thái Lan để dự các hoạt động kỷ niệm lần thứ 100 ngày thiết lập quan hệngoại giao giữa hai nước Theo báo “Thai Rath” thì Hoàng thái tử đã một số lần bị đối xử
vô lễ Trong khi đang đi trên đường ở Yokohama, người lái xe cho Hoàng thái tử đã dừng
xe lại để đi tiểu tiện; trong khi dự lễ khánh thành tượng cựu hoàng đế Thái LanChulalong Korn tại Nagoya, Hoàng thái tử đã phải ngồi trên chiếc ghế cùng loại ghế các
vị khách khác và đã phải cúi nhặt dưới đất sợi dây thừng để kéo tấm vải phủ tượngHoàng đế Chulalong Hoàng thái tử đã rút ngắn lịch trình chuyến thăm này Các báo củaThái Lan đã tố cáo những thiếu sót về lễ tân của phía Nhật Bản Một nhóm 60 hướng đạo
Trang 14sinh Thái Lan cũng đã biều tình trước sứ quán Nhật Bản để phản đối Theo AFP, Bộngoại giao Thái đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản chính thức xin lỗi về việc đón tiếp Thái
tử không thỏa đáng Một quan chức cao cấp Bộ ngoại giao Nhật Bản nói việc Thái Lanchính thức than phiền với Nhật là Hoàng thái tử Thái Lan bị lăng nhục trong thời gianthăm Nhật Bản là một việc đáng buồn Nhật Bản sẽ tìm cách làm cho Thái Lan thôngcảm về việc đó Nhật không tranh cãi hoặc xin lỗi công khai Theo đài phát thanh BăngCốc, trước tình hình đó, trong một tuyên bố trên đài, Hoàng thái tử đã nói: “ mặc dầu cóvấn đề nảy sinh trong chuyến đi thăm của tôi do sự hiểu lầm hoặc do các quan chức thiếunăng lực, vì quan hệ giữa hai nước, tôi hi vọng mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa”
Công tác lễ tân là công cụ chính trị và là phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoạicủa Nhà nước Mỗi hoạt động lễ tân dù lớn hay nhỏ đều thể hiện thái độ chính trị, nênngười làm lễ tân phải cẩn thận và chu đáo, phải nắm bắt được chính sách đối ngoại,không được để xảy ra các sơ suất làm ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của quốcgia
1.5.2 Vai trò của Lễ tân ngoại giao trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
“Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” là nhiệm vụ của LTNG làm cho các quốc giahiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, cụ thể:
LTNG tạo ra bầu không khí cho mối quan hệ đối ngoại đưAợc thuận lợi LTNG diễn ratrong hoạt động đối ngoại của một quốc gia như: đón tiếp đoàn khách cấp cao nướcngoài, kí kết điều ước quốc tế, tham gia hội nghị quốc tế
Bên cạnh đó, LTNG giúp giải quyết nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại giữa cácnước Trong thực tiễn, nhiều khó khăn trong mối quan hệ đối ngoại đã được giải quyếtnhờ vận dụng sáng tạo các biện pháp lễ tân trong công tác đối ngoại khó tìm thấy mộthoạt động ngoại giao nào được thực hiện thành công mà thiếu sự đóng góp của LTNG.Ngày 8/12/2012,chuyến viếng thăm Vương Quốc Thái Lan của chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp.Chuyến viếng thăm đã được công tác lễ tân của Thái Lan đón tiếp trọng thị, chu đáo,
Trang 15chân thành, cởi mở và hợp tác Nổi bật là lễ đón Chính thức tại Trụ sở Thượng viện vớimột rừng cơ hoa Thái – Việt Qua đó thấy được chính nhờ công tác ngoại giao đã gópphần nâng cao mối quan hệ và tính hữu nghị giữa hai nước, tạo tiền đề cho việc nângquan hệ song phương lên tầm chiến lược.
1.5.3.Đối với việc thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
-Lễ tân ngoại giao là phương tiện để cụ thể hóa và thực hiện một số nguyên tắc cơ bảncủa luật pháp quốc tế trong đó, chú ý 3 nguyên tắc là tôn trọng chủ quyền, bình đẳnggiữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước
*Thứ ba, nếu không chú trọng công tác lễ tân ngoại giao có thể làm xấu đi quan hệ giữacác quốc gia
http://songoaivu.bacgiang.gov.vn/vi/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-l%E1%BB
%85-t%C3%A2n-ngo%E1%BA%A1i-giao
http://www.dhluathn.com/2015/01/vai-tro-cua-le-tan-ngoai-giao-trong.html
tac-giua-cac-quoc-gia