Vai trò của lễ tân ngoại giao trong ngoại giao văn hóa quốc tế đương đại

MỤC LỤC

Pháp luật quốc gia

Mỗi nước căn cứ vào thực trạng nền kinh tế-xã hội và lợi ích quốc gia nước mình để ban hành những văn kiện pháp lý tương ứng nhằm áp dụng nội dung Công ước vào hoàn cảnh cụ thể nước mình. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cụ thể hóa vai trò của lễ tân ngoại giao tại các văn bản pháp luật như Nghị định số 82/2001/NĐ- CP về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. Thông tư số 01/2010/TT-BNG hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức Nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài….

Nghị định 145/2013/NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.

Vai trò của lễ tân ngoại giao

    Nhiều hoạt động lễ tiết của các quốc gia có sự tham gia của khách quốc tế, nhiều hoạt động lễ tiết của các cơ quan đại diện nước ngoài có mời nhân vật nước sở tại…đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nghi lễ quốc gia và nghi lễ ngoại giao để đạt được yêu cầu vừa phù hợp với tập quán địa phương, truyền thống dân tộc, vừa thể hiện được các nguyên tắc về nghi lễ ngoại giao được quốc tế công nhận. Trong khi đang đi trên đường ở Yokohama, người lái xe cho Hoàng thái tử đã dừng xe lại để đi tiểu tiện; trong khi dự lễ khánh thành tượng cựu hoàng đế Thái Lan Chulalong Korn tại Nagoya, Hoàng thái tử đã phải ngồi trên chiếc ghế cùng loại ghế các vị khách khác và đã phải cúi nhặt dưới đất sợi dây thừng để kéo tấm vải phủ tượng Hoàng đế Chulalong. Theo đài phát thanh Băng Cốc, trước tình hình đó, trong một tuyên bố trên đài, Hoàng thái tử đã nói: “ mặc dầu có vấn đề nảy sinh trong chuyến đi thăm của tôi do sự hiểu lầm hoặc do các quan chức thiếu năng lực, vì quan hệ giữa hai nước, tôi hi vọng mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa”.

    Mỗi hoạt động lễ tân dù lớn hay nhỏ đều thể hiện thái độ chính trị, nên người làm lễ tân phải cẩn thận và chu đáo, phải nắm bắt được chính sách đối ngoại, không được để xảy ra các sơ suất làm ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của quốc gia. - Lễ tân ngoại giao tạo khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ giữa các quốc gai được tiến hành thuận lợi đề ra các quy tắc cho các cuộc giao thiệp quốc tế, vận dụng các hình thức thích hợp các cuộc đàm phán ký kết các văn kiện quốc tế, nhằm tăng giá trị và sự tôn trọng những điều ký kết.

    YẾU Tễ́ VĂN HểA TRONG Lấ̃ TÂN NGOẠI GIAO

      Ngoại giao văn hóa là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với một loạt những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, những phương sỏch này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rừ ràng về động lực văn húa của nước ngoài và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá trình đối thoại cơ bản. Cummings Jr (Trung tâm nghệ thuật và văn hóa Mỹ tại Washington) cũng đã định nghĩa: Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Nye (Đại học Harvard, nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ từ 1977- 1979), ngoại giao văn hóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự.

      Có thể nói ngoại giao văn hóa có thể là một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của một quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia trên thế giới. Những năm đầu thế kỷ 21, ngoại giao văn hóa được Liên Hiệp Quốc đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói và xung đột, dựa trên sự tôn trọng con người, tôn trọng văn hóa và lối sống của nhau. Do đó, các nguyên tắc của ngoại giao văn hóa bao gồm: thừa nhận, thấu hiểu, đối thoại – nghĩa là thừa nhận các giá trị văn hóa của nhau (việc thừa nhận này có thể do dựa trên tinh thần hữu nghị, hoặc do bị hấp dẫn bởi nền văn hóa của quốc gia khác), chia sẻ và cùng đối thoại vì các mục đích chung.

      Như vậy, việc giới thiệu bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc của con người, đất nước Việt Nam thông qua một buổi trình diễn áo dài truyền thống trong một buổi tiếp đón và chiêu đãi phái đoàn Hoàng gia Đan Mạch cũng cho thấy sự tinh tế và khéo láo của phía Việt Nam khi áp dụng yếu tố văn hoá vào nghiệp vụ lễ tân ngoại giao.

      NGOẠI GIAO VĂN HểA TRONG QUAN Hậ́ QUễ́C TẾ ĐƯƠNG ĐẠI

      Những nhân tố tác động, vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế

      Toàn cầu hóa vừa mang lại những thuận lợi, vừa mang lại những thách thức to lớn đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có thách thức về văn hóa. Các quốc gia đẩy mạnh ngoại giao văn hóa để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trước vòng xoáy và trước những tác động của toàn cầu hóa, nhất là trước nguy cơ “xâm lăng văn hóa”, đồng thời tận dụng điều kiện thuận lợi của toàn cầu hóa để nâng cao hình ảnh, sức hấp dẫn, thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác, thu hút khách du lịch. Ngoại giao văn hóa là một trong những giải pháp tích cực trong xây dựng và củng cố lòng tin, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy hợp tác cùng giải quyết.

      Ngoại giao văn hóa góp phần củng cố và làm sâu sắc mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tăng cường hiểu biết lẫn nhau, gia tăng sự gắn kết và củng cố lòng tin,. Bên cạnh ngoại giao văn hóa song phương, các quốc gia sẽ đẩy mạnh ngoại giao văn hóa qua các cơ chế hợp tác đa phương bởi tính hiệu quả của nó cũng như xu thế phát triển của hợp tác đa phương trên thế giới.

      Ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của một số quốc gia trên thế giới

      Pháp đẩy mạnh hỗ trợ, giúp đỡ các nước tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa tại Pháp nhằm khẳng định vị trí trung tâm văn hóa, nghệ thuật, thể hiện vai trò nước lớn, khẳng định vị thế không thể thiếu của Pháp trong chính sách đối ngoại của các nước; tạo cảm tình và củng cố quan hệ giữa Pháp với các nước, đồng thời đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Pháp. Hàn Quốc triển khai nhiều biện pháp ngoại giao văn hóa như: thành lập Hội đồng Tổng thống về thương hiệu quốc gia, đẩy mạnh việc ký kết các Hiệp định hợp tác văn hóa với các nước, tích cực tham gia vào hoạt động của UNESCO, thành lập Quỹ Hàn Quốc (KF), Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài, giao nhiệm vụ cho các Đại sứ quán ở nước ngoài trong tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa, đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao, triển lãm quốc tế. Vũ Dương Huân(2009) cũng nhấn mạnh: “Nhu cầu tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài ngày càng nhiều, chúng ta cần có một số hiểu biết về phong tục tập quán của họ và về phép xã giao thường thức, để trong tiếp xúc tránh được những điều có thể làm cho khách hiểu lầm; đồng thời cũng tỏ cho khách thấy dân tộc Việt Nam là dân tộc mến khách, có trình độ văn hóa và văn minh.”.

      Tuân thủ theo đúng nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau”, bên đón tiếp cần tìm hiểu đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của nước bạn để có thể tiến hành lễ tân ngoại giao một cách chu đáo, bên được đón tiếp cũng cần có một số kiến thức nhất định về văn hóa của nước mình sắp tới để không bị bỡ ngỡ, tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận văn hóa được thuận lợi. Để một cuộc đón tiếp ngoại giao diễn ra trôi chảy cần phải có một kế hoạch rất tỉ mỉ và phải kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết, bên cạnh việc tuân thủ tập quán quốc tế thì việc đề cao yếu tố văn hóa trong lễ tân ngoại giao không những thể hiện sự tôn trọng và am hiểu đối với văn hóa và phong tục tập quán của nước bạn, mà còn có thể giúp cho họ.