nghiên cứu tác dụng điều trị suy thận mạn của bài thuốc gk1 trên thực nghiệm và lâm sàng

163 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu tác dụng điều trị suy thận mạn của bài thuốc gk1 trên thực nghiệm và lâm sàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo y học hiện đại, những phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn chủ yếu điều trị triệu chứng, chế độ ăn giảm đạm kết hợp liệu pháp keto acid và sử dụng các biện pháp thay thế

Trang 1

TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN CỦA BÀI THUỐC GK1

ki

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN CỦA BÀI THUỐC GK1

Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 9720115

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên quý báu từ các Thầy - Cô, các anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Phạm Xuân Phong - Giám đốc Viện Y học cổ truyền Quân đội Thầy là người hướng dẫn khoa học, là người định hướng, truyền dạy cho tôi các kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học, cũng như trong công việc Sự trưởng thành của tôi trên mỗi bước đường khoa học và trong sự nghiệp đều có sự quan tâm và dìu dắt của Thầy

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Vĩnh Hưng, Trưởng khoa Thận tiết niệu và lọc máu - Bệnh viện E, giáo viên đồng hướng dẫn Thầy đã luôn nhiệt tình động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc, Viện Đào tạo Dược - Học viện Quân y, cùng nhóm nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Viện Y học cổ truyền Quân đội, các Thầy Cô giáo và cán bộ Trung tâm Huấn luyện, Đào tạo và Chỉ đạo tuyến - Viện Y học cổ truyền Quân đội đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại Viện và hoàn thành luận án này

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Trung tâm Đột quỵ, Trung tâm Thừa kế và thử nghiệm lâm sàng y dược cổ truyền - Viện Y học cổ truyền Quân đội, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn hành chương trình học tập

Trang 6

Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu thương của bố mẹ cùng sự ủng hộ, động viên, thương yêu chăm sóc, khích lệ của chồng, con, anh chị em trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2024 NGHIÊN CỨU SINH

Trần Thị Tuyết Nhung

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Tuyết Nhung, nghiên cứu sinh khóa 7, Viện Y học cổ truyền Quân đội Tôi xin cam đoan:

Các số liệu trong luận án là một phần số liệu trong nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí chẩn đoán theo y học cổ truyền và ứng dụng công nghệ tiên tiến bào chế bài thuốc y học cổ truyền điều trị suy thận mạn”, mã số KC.10.31/16-20 do ThS Đặng Trường Giang làm chủ nhiệm đề tài Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính trong nhóm nghiên cứu Tôi đã được chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài này vào trong luận án tiến sĩ Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2024

NGHIÊN CỨU SINH

Trần Thị Tuyết Nhung

Trang 8

AST Aspartat Transaminase

CKD Chronic kidney disease (Bệnh thận mạn)

CKD-EPI Chronic Kidney Disease-Epidemiology Collaboration (Hợp tác dịch tễ bệnh thận mạn)

DCM Dichloromethan DMSO Dimethyl sulfoxide

EtOAc Ethyl acetate (Ethyl ethanoate) BL-D Phân đoạn D của Hạ khô thảo nam BL-E Phân đoạn E của Hạ khô thảo nam DĐVN V Dược điển Việt Nam V

GFR Glomerular filtration rate (Mức lọc cầu thận) HKTN Hạ khô thảo nam

HMBC Heteronuclear Multiple Bond Connectivity (Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết)

KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcomes (Cải thiện các kết cục toàn cầu về bệnh thận)

KDOQI Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (Hội đồng lượng giá về hiệu quả điều trị bệnh thận)

LD50 Lethal Dose 50% (Liều gây chết 50%)

MDRD Modification of Diet in Renal Disease (Thay đổi chế độ ăn uống trong bệnh lý thận)

Trang 9

MỤC LỤC Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt Mục lục

Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các sơ đồ Danh mục các hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 TỔNG QUAN SUY THẬN MẠN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3

1.2.4 Cơ sở biện chứng luận trị 11

1.2.5 Chẩn đoán phân thể và điều trị 16

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ SUY THẬN MẠN 22

1.4 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM GÂY SUY THẬN MẠN 24

1.5 TỔNG QUAN BÀI THUỐC GK1 27

1.5.1 Thành phần, cơ sở nghiên cứu của bài thuốc GK1 27

Trang 10

1.5.2 Tác dụng của một số vị thuốc chính trong bài thuốc GK1 đối với bệnh

2.1 CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 34

2.1.1 Chất liệu nghiên cứu 34

2.1.2 Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu 35

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36

2.2.1 Chiết xuất, phân lập một số hoạt chất và đánh giá tác dụng điều trị của vị thuốc Hạ khô thảo nam trên mô hình thực nghiệm suy thận mạn 36

2.2.2 Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang GK1 36

2.2.3 Đánh giá tác dụng của viên nang GK1 điều trị suy thận mạn trên lâm sàng 36

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.3.1 Chiết xuất, phân lập một số hoạt chất và đánh giá tác dụng điều trị của vị thuốc Hạ khô thảo nam trên mô hình thực nghiệm suy thận mạn 37

2.3.2 Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang GK1 41

2.3.3 Đánh giá tác dụng của viên nang GK1 điều trị suy thận mạn trên lâm sàng 43

2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU 51

2.5 PHƯƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 52

2.6 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 52

2.7 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 53

Trang 11

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

3.1 CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HOẠT CHẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA VỊ THUỐC HẠ KHÔ THẢO NAM TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM SUY THẬN MẠN 54

3.1.1 Kết quả chiết xuất, phân lập một số hoạt chất 54

3.1.2 Kết quả đánh giá tác dụng điều trị của vị thuốc Hạ khô thảo nam trên mô hình thực nghiệm suy thận mạn 68

3.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG GK1 75

3.2.1 Kết quả đánh giá độc tính cấp của viên nang GK1 75

3.2.2 Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn của viên nang GK1 76

3.3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG GK1 ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN TRÊN LÂM SÀNG 83

3.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 83

3.3.2 Kết quả điều trị 88

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 96

4.1 BÀN LUẬN VỀ CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HOẠT CHẤT VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA VỊ THUỐC HẠ KHÔ THẢO NAM TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM SUY THẬN MẠN 96

4.1.1 Bàn luận về chiết xuất, phân lập một số hoạt chất 96

4.1.2 Bàn luận về tác dụng điều trị của vị thuốc Hạ khô thảo nam trên mô hình thực nghiệm suy thận mạn 97

4.2 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG GK1 102

4.2.1 Bàn luận về kết qỉa độc tính cấp của viên nang GK1 1024.2.2 Bàn luận về kết quả độc tính bán trường diễn của viên nang GK1 103

Trang 12

4.3 BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG GK1 ĐIỀU TRỊ SUY

PHỤ LỤC

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại mức độ suy thận mạn [37] 5

Bảng 1.2 Phân loại theo KDIGO 2012 [36] 6

Bảng 3.3 Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất BLE1 65

Bảng 3.4 Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất BLE2 67

Bảng 3.5 Tình trạng chung của các lô chuột 69

Bảng 3.6 Sự thay đổi trọng lượng cơ thể ở các lô chuột 70

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của HKTN đến nồng độ urê huyết thanh 71

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của HKTN đến nồng độ creatinin huyết thanh 71

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của HKTN đến số lượng hồng cầu 72

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của HKTN đến nồng độ hemoglobin 72

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của HKTN đến số lượng bạch cầu 73

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của HKTN đến số lượng tiểu cầu 73

Bảng 3.13 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng 75

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến trọng lượng cơ thể của thỏ 76Bảng 3.15 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến số lượng hồng cầu 77

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ huyết sắc tố 77

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ hematocrit 77

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến số lượng bạch cầu 78

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến số lượng tiểu cầu 78

Bảng 3.20 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ enzym AST 79

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ enzyme ALT 79

Trang 14

Bảng 3.22 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ creatinin máu 79

Bảng 3.23 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ urê máu 80

Bảng 3.24 Kết quả nghiên cứu về mô bệnh học của gan thỏ 80

Bảng 3.25 Kết quả nghiên cứu về mô bệnh học của thận thỏ 81

Bảng 3.26 Kết quả nghiên cứu về mô bệnh học của lách thỏ 82

Bảng 3.27 Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới 83

Bảng 3.28 Phân bố thể bệnh suy thận mạn theo y học cổ truyền 85

Bảng 3.29 Đặc điểm về triệu chứng thường gặp theo y học cổ truyền 85

Bảng 3.30 Đặc điểm về lưỡi và mạch theo y học cổ truyền 87

Bảng 3.31 Biến đổi mạch, huyết áp ở bệnh nhân nghiên cứu 88

Bảng 3.32 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến một số chỉ số công thức máu 88

Bảng 3.33 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến một số chỉ số đánh giá 89

Bảng 3.34 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến chức năng thận 90

Bảng 3.35 Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện creatinin, mức lọc cầu thận 90

Bảng 3.36 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến các triệu chứng thường gặp theo y học cổ truyền 91

Bảng 3.37 Tổng điểm triệu chứng theo y học cổ truyền 92

Bảng 3.38 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến nồng độ creatinin máu theo từng thể bệnh 93

Bảng 3.39 Ảnh hưởng của viên nang GK1 đến MLCT theo từng thể bệnh 94

Bảng 3.40 Kết quả điều trị chung 94

Trang 15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ chuột sống, chết 70

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các nguyên nhân gây suy thận mạn 84

Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo mức lọc cầu thận 84

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ chế bệnh sinh suy giảm chức năng thận 3

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ cao ethanol của Hạ khô thảo nam 39

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ nghiên cứu lâm sàng 51

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ cao ethanol 55

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân lập các chất từ cao phân đoạn DCM 56

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ phân lập các chất từ cao phân đoạn EtOAc 58

Trang 16

Hình 3.13 Cấu trúc hóa học của hợp chất BLE2 68

Hình 3.14 Hình ảnh mô bệnh học nhu mô thận chuột ở các lô (200X) 74

Hình 3.15 Hình ảnh gan thỏ thực nghiệm (HE, 200X) 81

Hình 3.16 Hình ảnh mô bệnh học thận thỏ thực nghiệm (HE, 200X) 81

Hình 3.17 Hình ảnh lách thỏ thực nghiệm (HE, 100X) 82

Trang 17

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thận là cơ quan có nhiều vai trò sinh học quan trọng trong cơ thể Các bệnh lý về thận có tỷ lệ mắc cao Theo báo cáo thường niên của Hệ thống dữ liệu bệnh lý thận tại Mỹ năm 2021 cho thấy, ước tính khoảng 37 triệu người lớn tại Mỹ mắc bệnh thận mạn, chiếm tỷ lệ 15% Hơn 661.000 người suy thận, trong đó 468.000 người đang chạy thận nhân tạo, 193.000 đã ghép thận [1] Năm 2015, khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh thận mạn và hàng triệu người chết mỗi năm vì không được điều trị hợp lý [2]

Số lượng bệnh nhân và chi phí điều trị suy thận mạn gia tăng nhanh ở nhiều nước trên thế giới [3], [4] Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh lý này gặp rất nhiều khó khăn Theo y học hiện đại, những phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn chủ yếu điều trị triệu chứng, chế độ ăn giảm đạm kết hợp liệu pháp keto acid và sử dụng các biện pháp thay thế thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận… Những phương pháp điều trị này rất tốn kém và có thể ảnh hưởng tới cơ quan khác như tim mạch, tâm thần kinh, huyết học [5]… hoặc thải ghép ở bệnh nhân ghép thận [6]

Thuốc y học cổ truyền được ứng dụng điều trị suy thận mạn ở giai đoạn sớm giúp ngăn cản quá trình tiến triển của bệnh thận, làm chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối Các bài thuốc như: Thận khang [7], Ích thận thanh lợi hợp lạc [8], Bảo thận thang [9], Thận phục ninh [10]… hay các vị thuốc như Đại hoàng [11], [12], Đông trùng hạ thảo [13], Hoàng kỳ [14], Đan sâm [15]… đã được chứng minh cải thiện tốt tình trạng suy thận mạn Một số vị thuốc có tác dụng bảo vệ thận, làm giảm nồng độ urê và creatinin huyết thanh, ức chế quá trình xơ hóa cầu thận, xơ hóa kẽ thận, hạn chế giãn ống thận [16], [17]

Bài thuốc GK1 là kết hợp của bài thuốc Bảo thận thang và vị thuốc Hạ khô thảo nam Trong đó bài thuốc Bảo thận thang gồm Đại hoàng, Bồ công anh, Thổ phục linh, Long cốt nung, Mẫu lệ nung đã được chứng minh có tác

Trang 18

dụng giảm tỷ lệ chuột chết trên mô hình nghiệm suy thận mạn [18], giảm nồng độ urê, creatinin máu và cải thiện triệu chứng suy thận mạn trên lâm sàng [9] Những thành phần hóa học được tìm thấy trong bài thuốc như rhein, emodin trong Đại hoàng [11], [12], astilbin của Thổ phục linh có tác dụng chống viêm [19], chống oxy hóa [20], giảm tổn thương viêm, giãn ống thận ở chuột tăng uric máu mạn tính [21] Vị thuốc Hạ khô thảo nam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu từ lâu được biết tới với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa [22], [23] Một số thành phần hóa học đã được phân lập acid rosmarinic, quercetin và kaempferol… [24] có tác dụng chống oxy hóa, giảm phản ứng viêm, ức chế quá trình xơ hóa cầu thận, xơ hóa kẽ thận, cải thiện tốt tình trạng suy thận mạn trên thực nghiệm [25], [26], hạ creatinin, urê, acid uric ở chuột được dùng profenofos (50mg/kg) đường uống [27] Vị thuốc Hạ khô thảo nam bước đầu có tác dụng điều trị dự phòng suy thận mạn trên mô hình thực nghiệm [28] Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy bài thuốc GK1 dạng viên nang có tác dụng điều trị suy thận mạn trên mô hình chuột suy thận mạn bằng adenine [29]

Tuy nhiên để chứng minh tác dụng điều trị suy thận mạn của bài thuốc GK1 dạng viên nang một cách đầy đủ, khoa học, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt chất có giá trị sinh học cao của vị thuốc Hạ khô thảo nam trong bài thuốc GK1, đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị suy thận mạn của bài thuốc GK1 trên thực nghiệm và lâm sàng” được thực hiện với những mục tiêu sau:

1 Chiết xuất, phân lập một số hoạt chất và đánh giá tác dụng điều trị của vị thuốc Hạ khô thảo nam trên mô hình thực nghiệm suy thận mạn

2 Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc GK1 dạng viên nang

3 Đánh giá tác dụng của bài thuốc GK1 dạng viên nang điều trị suy thận mạn trên lâm sàng.

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN SUY THẬN MẠN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1 Định nghĩa

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận (MLCT) dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như urê, creatinin, acid uric… Đặc trưng của suy thận mạn là có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài, mức lọc cầu thận giảm dần, nitơ phi protein máu tăng dần, kết thúc trong hội chứng urê máu cao [30], [31]

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh

1.1.2.1 Cơ chế bệnh sinh suy giảm chức năng thận

Cơ chế suy giảm chức năng thận được biểu hiện dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Cơ chế bệnh sinh suy giảm chức năng thận Nguồn: Brenner and Rector's The Kidney (2012) [32]

Cơ chế bệnh sinh thường gặp của suy thận mạn là tiến triển từ những suy thận cấp gây tổn thương đơn vị thận dẫn đến bù trừ, phì đại tế bào gian mạch, phì đại cầu thận, xơ cứng cầu thận, dày màng đáy cầu thận, xơ hóa mô kẽ, dẫn

Trang 20

đến sự tiến triển tăng dần, tăng hoạt động của các cytokine và các yếu tố tăng trưởng Bên cạnh đó, diễn biến bệnh lý của các bệnh thận mạn khác nhau cũng đều tiến triển đến quá trình xơ hóa thận và đặc trưng của xơ hóa thận là teo ống thận, cầu thận và xơ hóa mô kẽ [33]

1.1.2.2 Triệu chứng và biến chứng

Ở giai đoạn đầu của suy thận mạn, các biểu hiện thường nghèo nàn như thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức hai bên hố lưng Trong thời gian này, bệnh nhân thường không biết là mình đã bị suy thận Các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 20 ml/phút Suy thận càng nặng thì biểu hiện lâm sàng càng rầm rộ với các triệu chứng của urê máu cao hoặc các biến chứng [34]

Biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, bệnh lý màng ngoài tim, bệnh cơ tim do urê máu cao, phì đại thất trái, bệnh lý mạch vành, bệnh lý van tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn), rối loạn nhịp tim [30]

Rối loạn điện giải và cân bằng kiềm - toan, thiếu máu, rối loạn lipid máu, loạn dưỡng xương, biến chứng thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, biến chứng tiêu hóa, biến chứng phổi [30]

1.1.3 Nguyên nhân

- Các bệnh cầu thận (chiếm khoảng 40% bệnh nhân suy thận mạn) Bệnh cầu thận nguyên phát: viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn, viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận mạn nguyên phát Bệnh cầu thận thứ phát: viêm cầu thận do bệnh hệ thống, viêm cầu thận do các bệnh rối loạn chuyển hóa [31] - Bệnh ống - kẽ thận mạn: viêm thận - bể thận mạn, bệnh kẽ thận mạn không do nhiễm khuẩn [31]

- Bệnh mạch máu thận: xơ mạch thận lành tính do tăng huyết áp, xơ mạch thận ác tính do tăng huyết áp ác tính, hẹp động mạch thận, huyết khối động

Trang 21

mạch hoặc tĩnh mạch thận [31]

- Bệnh thận bẩm sinh, di truyền: bệnh thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng Alport, hội chứng móng - xương bánh chè, hội chứng thận hư bẩm sinh [31] 1.1.4 Chẩn đoán và phân loại

1.1.4.1 Chẩn đoán suy thận mạn

Suy thận mạn được xác định khi bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73m2, tương ứng với bệnh thận mạn giai đoạn G3a đến G4 [30]

KDIGO 2012 định nghĩa bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: - Tổn thương thận: có albumin nước tiểu (tỷ lệ albumin/creatinin nước tiểu > 30mg/g hoặc albumin nước tiểu 24 giờ > 30mg/24giờ); Bất thường cặn lắng nước tiểu; Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối loạn chức năng ống thận; Bất thường về mô bệnh học thận; Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận bất thường; Tiền căn ghép thận

- Giảm mức lọc cầu thận: < 60ml/phút/1,73m2 [35].1.1.4.2 Phân loại suy thận mạn

Bảng 1.1 Phân loại mức độ suy thận mạn [36]

Mức độ suy thận MLCT (ml/ph) Creatinin máu (µmol/l) Chỉ định điều trị Bình thường 120 ml/ph 70 - 106 Bảo tồn Suy thận độ I 60 - 41 < 130 Bảo tồn Suy thận độ II 40 - 21 130 - 299 Bảo tồn Suy thận độ IIIa 20 - 11 300 - 499 Bảo tồn Suy thận độ IIIb 10 - 5 500 - 900 Lọc máu

Suy thận độ IV < 5 > 900 Lọc máu bắt buộc hoặc ghép thận Hội thận học Quốc tế (KDIGO - Kidney Disease Improving Global Outcomes) - 2012 phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào mức lọc cầu thận (GFR):

Trang 22

Bảng 1.2 Phân loại theo KDIGO 2012 [35]

Phân loại theo GFR (ml/phút/1,73m2)

Albumin niệu kéo dài (tỷ lệ albumin/creatinin) (mg/g)

Bình thường

đến tăng nhẹ Tăng trung bình Tăng nhiều < 30 30 – 300 > 300 G1 Bình thường

hoặc tăng ≥ 90 Nguy cơ thấp

Nguy cơ trung

bình Nguy cơ cao G2 Giảm nhẹ 60-89 Nguy cơ thấp Nguy cơ trung

bình Nguy cơ cao G3a Giảm nhẹ đến

trung bình 45-59

Nguy cơ trung

bình Nguy cơ cao Nguy cơ rất cao G3b Giảm trung bình

đến nặng 30-44 Nguy cơ cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao G4 Giảm nặng 15-29 Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao G5 Suy thận ≤ 15 Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao

1.1.5 Điều trị bảo tồn 1.1.5.1 Thay đổi lối sống

- Hạn chế muối: là biện pháp thay đổi lối sống quan trọng, giúp giảm huyết áp, giảm albumin niệu, tăng hiệu quả thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể Hạn chế lượng muối hàng ngày < 2g natri/ngày (hoặc 90 mmol natri hoặc < 5g natri chloride/ngày Do vậy nên hạn chế ăn ngoài, thực phẩm chế biến nhanh, chế biến sẵn Khi nấu nên giảm nêm muối, nước mắm, bột ngọt

- Ngừng hút thuốc

- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng

- Tập thể dục tăng cường mức độ vừa phải với ít nhất 150 phút mỗi tuần - Hạn chế bia rượu dưới 14 đơn vị rượu mỗi tuần

- Kiểm soát cân nặng

- Tránh các loại thuốc chống viêm non steroid (NSAIDs) và một số thuốc khác [37]

Trang 23

1.1.5.2 Chế độ dinh dưỡng

- Chế độ ăn giàu năng lượng

Năng lượng phải đạt 35 - 40 cal/kg/ngày Với bệnh nhân nặng 50kg cần cho 1800 – 2000 cal/ngày, tính theo: 1g chất đường, bột cho 4 calo, 1g chất đạm (protein) cho 4 calo, 1g chất béo (dầu, mỡ, bơ) cho 9 calo

Thức ăn cung cấp năng lượng (calo) nên sử dụng như sau: tăng chất bột, ít protein, chủ yếu các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bột sắn, miến dong Bột gạo, mì hạn chế 100 - 150g/ngày Tăng sử dụng đường, mật, kẹo ngọt Chất béo (dầu, mỡ, bơ) mỗi ngày từ 30 - 50g cho 270 - 450 calo, chiếm 15 - 25% năng lượng khẩu phần ăn

- Chế độ ăn giảm protein

Tùy từng người bệnh mà lựa chọn áp dụng chế độ ăn giảm protein Theo hướng dẫn của KDIGO 2020 khuyến cáo [38]:

Bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận nhân tạo không có đái tháo đường áp dụng chế độ ăn giảm protein 0,6g protein/kg/ngày

Bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận nhân tạo có đái tháo đường áp dụng chế độ ăn giảm protein 0,6 - 0,8g protein/kg/ngày

Khẩu phần ăn phải có ít nhất 50% protein có giá trị sinh học cao - Liệu pháp keto acid

Chế độ ăn giảm đạm bổ sung keto acid có tác dụng giảm độc tố urê máu, giảm protein niệu, ngăn chặn suy dinh dưỡng, cải thiện chuyển hóa canxi-phosphat, cải thiện chứng cường cận giáp, cải thiện nhạy Insulin, cải thiện tình trạng tăng lipid máu, giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, trì hoãn lọc máu để điều trị các triệu chứng của urê máu cao, làm chậm tiến triển của suy thận mạn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh

Khuyến cáo sử dụng liệu pháp keto acid

Ăn giảm đạm 0,3 protein/kg/ngày đến 0,6g protein/kg/ngày, tùy thuộc vào mức độ suy thận mạn Bổ sung keto acid (Ketosteril, Fresenius Kabi, Đức) với

Trang 24

liều 100g/kg/ngày hoặc 1 viên/5kg cân nặng/ngày [39] Năng lượng từ 30 - 35 kcal/kg/ngày Phosphat từ 5 - 7 mg/kg/ngày (< 2g/ngày) Vitamin và khoáng chất

- Chế độ ăn đủ vitamin, yếu tố vi lượng, yếu tố chống thiếu máu

Sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B6 là phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho bữa ăn Phức hợp vitamin B, vitamin C, A, E cần cho chuyển hóa các chất và chống gốc tự do Rau nên dùng loại ít đạm, ít chua như cải các loại, dưa chuột, bầu, bí, su hào, quýt ngọt, mía…, không nên ăn nhiều rau dền, na, đu đủ chín, mít chín

1.1.5.3 Kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp và là yếu tố đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh trong suy thận mạn Để giảm tỷ lệ mắc bệnh thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp, cần kiểm soát tình trạng tăng huyết áp Theo KDIGO 2021, huyết áp tâm thu của người lớn mắc suy thận mạn cần < 120 mmHg Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn cần cá thể hóa mục tiêu, tránh tụt huyết áp [37]

Bất kỳ phác đồ điều trị tăng huyết áp nào làm giảm huyết áp hiệu quả sẽ giúp làm chậm quá trình suy thận tiến triển và do đó bất kỳ loại thuốc nào làm giảm huyết áp đều có tác dụng bảo vệ thận Khuyến cáo sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể vì lợi ích bảo vệ thận và tim mạch [37] 1.1.5.4 Điều trị nguyên nhân, bệnh lý kèm theo của suy thận mạn

- Điều trị rối loạn chuyển hóa glucid - Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid

- Các biến chứng của suy thận mạn cần được điều trị như: thiếu máu, suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa xương và khoáng chất… [30], [40], [37]

Trang 25

1.2 TỔNG QUAN SUY THẬN MẠN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.2.1 Bệnh danh

Dựa trên lý luận về chứng hậu, chứng trạng và quá trình phát triển bệnh lý, dựa theo y văn y học cổ truyền và căn cứ vào biểu hiện lâm sàng như: mệt mỏi vô lực, buồn nôn, nôn, huyền vựng, phù thũng, sắc nhợt, tiểu tiện ít…, các tác giả xếp suy thận mạn vào phạm trù các chứng: “thận lao”, “thủy thũng”, “thận phong”, “quan cách”, niệu độc”… Mỗi chứng trên phù hợp với mỗi giai đoạn của suy thận mạn Tuy nhiên, cơ chế bệnh của suy thận mạn là thận nguyên suy kiệt, thủy độc tích tụ, ngũ tạng đều tổn thương vì vậy bệnh danh “thận lao” có mô tả tương đối phù hợp với các triệu chứng thường gặp của suy thận mạn [41] 1.2.2 Bệnh nguyên

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của suy thận mạn rất phức tạp nhưng chủ yếu do thận nguyên hư suy, thấp trọc nội uẩn gây nên Các yếu tố như cảm thụ ngoại tà, ăn uống không điều độ, mệt mỏi quá độ, dùng thuốc gây tổn thương thận sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng lên [42]

- Người mắc bệnh thận lâu ngày, thận nguyên khuy hư, vận hóa của tỳ bị rối loạn, công năng khí hóa bất túc, thăng giáng thất điều, nên thăng không thăng, nên tàng không tàng, nên tiết không tiết, hình thành chứng chính hư tà thực Thủy thấp nội đình, tràn khắp bì phu mà thành phù, đi ở giữa ngực bụng mà thành tràn dịch ổ bụng, tràn dịch khoang màng phổi Thận mất cố nhiếp, chất tinh vi xuống dưới, mà thành protein niệu, huyết niệu Thấp uẩn thành trọc, thăng giáng mất điều khiển, trọc âm không giáng, thì thiểu niệu, buồn nôn, nôn Gốc của bệnh là tỳ thận hư suy Thủy thấp, thấp trọc là yếu tố bệnh lý chính Nhưng bệnh lâu nhập lạc, có thể từ hư thành ứ, hoặc từ thấp gây ứ mà gặp thủy ứ hỗ kết, hoặc lạc mạch ứ trở [42]

- Cảm thụ ngoại tà: ngoại tà xâm nhập, đặc biệt là phong hàn và phong nhiệt là yếu tố làm cho bệnh tiến triển và nặng lên Khi cảm phải ngoại tà, phế vệ bất hòa, phế mất tuyên phát, rối loạn chức năng thông điều thủy đạo nên

Trang 26

thủy thấp và thấp trọc uẩn kết, càng dễ tổn thương khí của tỳ thận, khiến cho chính khí càng hư và tà khí càng thực [42]

- Ăn uống không điều độ, hoặc không sạch càng làm tỳ vị tổn thương, vận hóa bị trở ngại, thấp tụ thành trọc, thấp thủy ủng thịnh, hoặc thấp uẩn hóa nhiệt mà thành thấp nhiệt

- Lao động mệt mỏi quá độ: lao động lo lắng quá mức có thể tổn thương tâm tỳ, sinh đẻ không điều tiết, tình dục thái quá làm thận tinh hư suy, tinh tủy bất túc, tạng phủ thất dưỡng, thận khí phạt ở trong, tỳ thận hư suy, dẫn tới không thể hóa khí hành thủy, thăng thanh giáng trọc, thủy dịch nội đình, thấp trọc trở trệ trung tiêu gây nên chứng thận lao, quan cách Thận tinh hư suy, can mộc không được nuôi dưỡng, can âm bất túc, can dương thượng xung dẫn đến can phong nội động [42], [43]

1.2.3 Bệnh cơ

Về cơ chế bệnh sinh, suy thận mạn chủ yếu do chức năng thăng giáng của tạng phủ thất thường, không phân được thanh trọc làm nghịch loạn, là chứng của chính hư tà thực, vị trí bị bệnh lấy hai tạng tỳ thận làm chủ

Trong cuốn “Trung y thận bệnh liệu pháp”, Trâu Vân Tường đã bày tỏ quan điểm: “Thời gian nguy hiểm nhất đối với bệnh thận mạn là nhiễm độc niệu, nhức đầu, thần chí không tỉnh táo, hôn mê, chảy máu mũi, buồn nôn, nôn mửa, tiểu rất ít hoặc không đi tiểu Khi đó nước thải không đi xuống mà đi ngược lên trên gây ra mùi hôi của nước tiểu ở miệng Chức năng thận khi đó đã vô cùng suy yếu, nitơ phi protien bị giữ lại không đào thải ra ngoài được, kèm theo đó là tăng huyết áp” [41]

Tác giả Trâu Vân Tường cho rằng trong suy thận mạn, khí hư huyết thiếu, âm dương và các chức năng tạng phế, tỳ, tâm, can cũng bị suy giảm nên trong quá trình điều trị cần phải duy trì thận khí và các chức năng tạng phủ khác, tuyệt đối không được dùng các thuốc gây tổn âm thương dương Khi dùng những thuốc này sẽ làm cho chức năng thận và các tạng khác càng tổn thương

Trang 27

trầm trọng Dựa trên tổng kết bệnh án điều trị cho thấy, điều trị bệnh lý thận nên lấy việc duy trì thận khí để cứu lấy một phần nguyên dương, phục hồi một phần chân âm là rất quan trọng [41]

1.2.4 Cơ sở biện chứng luận trị

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của suy thận mạn rất phức tạp, chủ yếu do chức năng thăng giáng của tạng phủ thất thường, không phân được thanh trọc làm nghịch loạn, là chứng của chính hư, tà thực

* Chính hư

Tạng thận là tiên thiên chi bản, là gốc của âm dương, tạng phủ Thận tàng tinh, tinh khí của thận phân thành thận tinh và thận khí Căn cứ vào công năng sinh lý mà phân ra thận âm, thận dương Âm dương trong thận duy trì và bảo hộ cân bằng âm dương toàn thân Thận chủ thủy, do công năng khí hóa của tinh khí trong thận tinh, có tác dụng điều tiết quan trọng đối với việc cân bằng trao đổi thủy dịch, đặc biệt là hình thành và bài tiết nước tiểu, có quan hệ trực tiếp đến khả năng khí hóa của tinh khí trong thận

Thiên thượng cổ thiên chân luận sách Tố Vấn viết: Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; 14 tuổi thiên quý đến, mạch nhâm thông, mạch xung thịnh, lúc đó thấy kinh nguyệt và có thể có con; 21 tuổi thận khí đầy đủ cho nên răng hàm mọc đủ, cơ thể lớn mạnh, sung sức, trưởng thành ; 49 tuổi mạch nhâm kém, mạch xung suy yếu, thiên quý kiệt, kinh nguyệt không còn cho nên thân thể yếu đuối mà không có con nữa Con trai 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt răng thay; 16 tuổi thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy, âm dương giao hòa cho nên có thể có con; 24 tuổi thận khí điều hòa, gân cốt cứng mạnh, răng hàm mọc đủ, thân thể lớn mạnh, trưởng thành ; 56 tuổi thận khí suy kém, tóc bạc, răng khô, can khí suy yếu, cân mạch mềm yếu, thiên quý khô cạn, tinh khí cũng ít, thận tạng suy yếu, thân thể hao mòn; 64 tuổi ngũ tạng đã suy yếu, thiên quý cạn hết, cho nên râu tóc bạc, người nặng nề, đi đứng không vững mà cũng không có con nữa

Trang 28

Chính vì vai trò rất lớn của tạng thận như vậy nên khi chức năng tạng thận suy hư, âm dương rối loạn nên sinh ra bệnh Trong suy thận mạn, bệnh mắc lâu ngày, chức năng tạng thận suy giảm dẫn tới công năng vận hóa của tạng tỳ bị rối loạn, công năng khí hóa bất túc, thăng giáng đóng mở thất điều nên thăng không thăng, nên tàng không tàng, nên tiết không tiết, hình thành chứng chính hư, tà thực Suy thận mạn liên quan chủ yếu tới tạng tỳ và thận Hai tạng tỳ thận có mối liên quan tương hỗ tư trợ, thúc đẩy lẫn nhau Tỳ là hậu thiên chi bản, thận là tiên thiên chi bản Trong cơ thể có tinh tiên thiên và tinh hậu thiên Tinh tiên thiên là tinh của thận, tinh hậu thiên là do vận hóa của tỳ vị sinh ra do vận hóa thủy cốc

Sự phân bố tân dịch trong cơ thể là do sự vận hóa của tỳ, sự tuyên phát túc giáng của phế, sự chưng đốt khí hóa của thận thông qua tam tiêu để phân bố điều đạt toàn thân Tân dịch sau khi chuyển hóa trong cơ thể hóa thành nước tiểu, mồ hôi và bài xuất ra ngoài Quá trình này là kết quả của nhiều tạng phủ phối hợp với nhau tạo nên Trong đó có sự khí hóa của tỳ, sự tuyên phát, túc giáng của phế đều dựa vào sự chưng bốc khí hóa của thận Đặc biệt là quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu có quan hệ trực tiếp với thận khí Hơn nữa quá trình này có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc duy trì thăng bằng chuyển hóa tân dịch trong cơ thể Hai điểm trên chứng tỏ thận chủ thủy dịch Thận chủ quản toàn bộ quá trình chuyển hóa tân dịch trong cơ thể, cho nên nếu như thận khí hóa kém sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thủy dịch, gây ra thiểu niệu, thủy thũng [44]

* Tà thực

Các nhà thận học điều thống nhất quan điểm suy thận mạn thuộc chính hư và tà thực Chính hư mà chủ yếu là chức năng các tạng thận, tỳ, can hư Tà thực là do đàm thấp, thấp nhiệt, thấp trọc, huyết ứ, thủy khí… gây nên

Trong suy thận mạn triệu chứng của tà thực và sản phẩm bệnh lý thường gặp là:

Trang 29

Chứng thấp và thấp nhiệt

Thấp là âm tà, dễ làm trệ khí cơ, dễ tổn thương dương khí (thấp tính thuộc thủy, thủy thuộc âm nên thấp thuộc âm tà) Thấp tà xâm phạm sẽ lưu trệ ở tạng phủ và kinh lạc gây trở trệ khí cơ, làm cho khí cơ thăng giáng thất thường Tỳ chủ vận hóa thủy thấp (tỳ thuộc âm thổ, thích táo, sợ thấp), có tính mẫn cảm đặc thù với thấp, vì thế tỳ vừa vận thấp vừa sợ thấp Do đó, khi thấp tà xâm nhập thường đầu tiên làm tổn thương tỳ dương gây thấp khốn tỳ làm rối loạn vận hóa thủy thấp, thủy thấp đình tụ với biểu hiện: đại tiện lỏng nát, phù thũng, nước tiểu ít mà sẫm màu Thấp có tính nặng đục nên gây đau căng nặng, thân thể tứ chi nặng nề, thấp uất lâu hóa nhiệt nhất là vùng hạ tiêu gây thấp nhiệt bàng quang với triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái đục, đái máu, hay đại tiện phân lẫn nhiều máu nhầy, đau quặn bụng Thấp tính dính trệ gây phân dính nhớp, đại tiện xong không thoải mái, tiểu tiện khó, không thông, nước tiểu đục, rêu lưỡi dính nhớt Thấp tính hạ hãm, dễ xâm nhập phần âm, dễ gây thủy thũng, phù hai chi dưới, đới hạ, tiểu tiện đục, tiết tả… [44]

Chứng thủy thấp

Thận chủ thủy dịch là chỉ tác dụng khí hóa, chưng đốt của thận khí Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng đối với sự bài tiết, duy trì thăng bằng chuyển hóa tân dịch trong cơ thể Khi quá trình phân bố và bài tiết tân dịch bị trở ngại đều gây nên đình tụ tân dịch trong cơ thể và là nguyên nhân cơ bản gây nên các sản phẩm bệnh lý như thủy thấp nội sinh, đàm ẩm

Phân bố tân dịch trở ngại: tân dịch trao đổi và vận chuyển chậm hoặc phát sinh tồn đọng ở chỗ nào đó trong cơ thể, từ đó làm tân dịch không hóa, thủy thấp nội sinh, thành ra đàm ẩm Rất nhiều nguyên nhân gây nên tân dịch phân bố bị trở ngại: rối loạn chức năng túc giáng và tuyên phát của phế, vận hóa và tán tinh của tỳ, sơ tiết điều đạt của can, sự thông điều thủy đạo của tam tiêu, trong đó quan trọng nhất là chức năng vận hóa của tỳ bị trở ngại

Trang 30

Bài tiết tân dịch trở ngại: chủ yếu là rối loạn chức năng tân dịch chuyển hóa thành mồ hôi và nước tiểu, làm cho thủy dịch tồn đọng, tràn lan ra cơ phu mà thành chứng thủy thũng Tân dịch hóa thành mồ hôi chủ yếu dựa vào chức năng tuyên phát của phế; tân dịch hóa thành nước tiểu chủ yếu dựa vào chức năng khí hóa của thận, sau đó là chức năng túc giáng của phế Chức năng của phế thận suy giảm, tuy đều gây nên thủy dịch tồn đọng thành thủy thũng nhưng tác dụng chưng cất khí hóa của thận là có vai trò chủ đạo về bài tiết

Thủy dịch tồn đọng: do chức năng của phế, tỳ, thận rối loạn, trao đổi thủy dịch trở ngại làm thủy dịch ứ đọng trong cơ thể gây thủy thũng Thủy dịch tràn lan trong cơ phu sẽ xuất hiện chứng phù mặt, mắt, chân tay và toàn thân Nếu thủy thấp tồn đọng trong khoang bụng gây bụng trướng căng thành phúc thủy Thủy thấp thẩm tích ở da, ủng trệ, thủy thấp nội tụ, tam tiêu quyết độc không thông, bàng quang khí hóa thất thường, vì vậy tiểu tiện ngắn và ít Thủy thấp ngày càng gia tăng không có đường xuất mà tràn lan ra da cơ, nên phù ngày càng nặng dần, ấn xuống mà không thấy vết lõm Tà là thủy thấp có xu thế hạ giáng nên phù ở hai chi dưới là nặng Thấp tính dính trệ, không dễ vận hóa nên khởi bệnh chậm, bệnh tình thường kéo dài Tỳ bị thấp khốn, dương khí không được thư thái thường thấy thân thể nặng nề, tức ngực và ăn kém, buồn nôn Rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm hoãn là biểu hiện của thấp thịnh tỳ nhược

Chứng huyết ứ

Huyết ứ còn gọi là huyết vận hành không thông, huyết dịch ngưng tụ lại mà hình thành nên sản phẩm bệnh lý Sau khi hình thành, huyết ứ gây kinh lạc trở trệ, khí cơ thất điều gây đau, đau có tính chất dữ dội, đau cố định, cự án, đau về đêm tăng lên hoặc lâu ngày không khỏi, hay tái phát Huyết ứ ở kinh mạch tạng phủ và tổ chức gây sưng đau, xanh tím cục bộ, hoặc hòn khối… Huyết ứ trở trệ, kinh mạch không thông gây xuất huyết, thường xuất huyết có màu sẫm… Các biểu hiện mặt, móng tay chân, môi, da xanh tím, chất lưỡi tím,

Trang 31

có ban ứ huyết hoặc tĩnh mạch dưới lưỡi giãn căng phồng, mạch tế sáp, trầm huyền hoặc kết đại [44]

Chứng đàm

Rối loạn công năng ngũ tạng tuy đều có thể sinh đàm nhưng cơ bản là hai tạng tỳ thận Do tỳ chủ vận hóa thủy thấp, nếu tỳ hư thấp thịnh sẽ thành đàm Thận chủ thủy, thận dương bất túc làm thủy thấp tràn lan gây nên đàm ẩm Tam tiêu là đường vận hành của thủy dịch, còn bàng quang tàng trữ nước tiểu, nếu khí hóa bất lợi, thủy dịch rối loạn bài tiết sẽ tích tụ thành ẩm, ẩm ngưng thành đàm Can mất sơ tiết, khí cơ uất trệ, thăng giáng trở ngại, thủy dịch đình lưu mà thành đàm ẩm Tâm dương bất chấn, trệ tắc hung dương làm thấp cũng tích tụ mà thành đàm ẩm; hoặc do tâm khí bất túc, rối loạn vận hành huyết dịch, huyết ứ hóa thủy mà thành đàm [44]

Đàm là sản phẩm chuyển hóa của thủy dịch Đàm ẩm liên quan tới công năng các tạng phế, tỳ, thận, bàng quang, tam tiêu, can, tâm Thấp tụ thành thủy, thủy tích thành ẩm, ẩm ngưng thành đàm [44] Đàm theo khí hành, không nơi nào là không đến được Nếu đi đến kinh lạc sẽ gây trệ tắc kinh lạc làm khí huyết vận hành không thông gây nên chứng chân tay tê nhức, co duỗi khó khăn, thậm chí gây bán thân bất toại Đàm đình tụ gây trệ tắc khí cơ làm rối loạn khí cơ của tạng phủ Nếu đình tụ ở phế làm phế khí mất tuyên giáng gây tức ngực, ho, khó thở Nếu đàm đình tụ ở trường vị làm rối loạn đường vận chuyển gây buồn nôn và nôn, bụng đầy, sôi bụng, ăn uống kém, đàm tụ ở mạn sườn sẽ gây mạn sườn đầy tức, ho gây đau, đàm trở trệ thanh dương sẽ gây đau đầu, chóng mặt; đàm tụ ở ngực sẽ gây tức ngực, đau nhói vùng trước tim… Đàm thấp tích tụ lâu ngày sẽ sinh nhiệt [44]

Cơ sở biện chứng của suy thận mạn thuộc chính hư và tà thực Chính hư là do chức năng tạng phủ suy giảm mà chủ yếu là hai tạng tỳ, thận Tà thực là các sản vật bệnh lý như các chứng thấp, thấp nhiệt, thủy khí, huyết ứ, đàm trọc,

Trang 32

… và ngược lại, chính các yếu tố tà thực chuyển hóa lẫn nhau, tạo nên vòng xoắn bệnh lý lại làm chức năng các tạng phủ càng trở nên suy giảm

Chứng đàm có mối quan hệ mật thiết với biện chứng luận trị tạng thận Thận khí nguyên dương, nguyên âm, chủ điều tiết thủy dịch, tư khai hợp - điều khiển sự đóng mở Tỳ dương, phế khí bắt nguồn từ thận dương; Tỳ âm, phế âm khởi nguồn từ thận âm Vì vậy thận dương bất túc hoặc thận khai hợp thất điều đều đẫn đến giảm sút công năng của tỳ, phế gây ra bệnh đàm và chứng đàm hoặc làm nặng thêm các bệnh về đàm Đặc biệt là bệnh đàm lâu ngày không khỏi có liên quan mật thiết đến thận dương hư suy và thận âm dương thất điều Do vậy căn nguyên của đàm có vai trò của tạng thận, thể hiện trong các chứng thận khai hợp bất lợi, thủy thấp đình trệ, ứ trệ lâu hóa thành đàm Như mệnh môn hỏa suy, không ôn ấm được tỳ dương (hỏa bất sinh thổ) làm cho tinh vi của thủy cốc “Hóa thất kỳ chính, tụ nhi vi đàm” Do vậy bệnh lâu ngày có nhiều đàm không thể chỉ nghĩ đến tỳ mà còn phải trách đến thận Hư đàm là do dương khí hư, thủy thấp tân dịch không khí hóa được tụ lại thành đàm, do đó trị hư đàm kiêng kỵ công phạt, vì làm tổn thương nguyên khí [44]

Thực tế lâm sàng, trong suy thận mạn, ngoài chức năng tạng phủ suy giảm, các chứng bệnh tà thực thường chuyển hóa lẫn nhau như thấp tích thành đàm, thấp lâu hóa nhiệt, nhiệt hun đốt tân dịch thành đàm hay đàm uất hóa nhiệt, thủy dịch ứ đọng sinh thấp, sinh đàm làm cho tình trạng suy thận mạn càng trở nên trầm trọng Trên một bệnh nhân suy thận mạn thường xuất hiện một hoặc nhiều thực chứng kết hợp với nhau như: đàm thấp, thấp nhiệt, thủy thấp, huyết ứ Khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều, thấp tà càng phát triển, do vậy các chứng tà thực là thấp và đàm càng chiếm vị trí quan trọng trong suy thận mạn 1.2.5 Chẩn đoán phân thể và điều trị

Phân thể suy thận mạn theo y học cổ truyền lần đầu tiên được đề cập vào năm 1983 tại Hội nghị lần thứ nhất của Chi hội Côn Minh, Hội Trung y học Nội khoa Trung Quốc Trải qua các Hội nghị về Trung y Thận học, các tác giả

Trang 33

đã thống nhất thể bệnh dựa trên quan điểm chính hư, tà thực Năm 2002, trong cuốn “Nguyên tắc hướng dẫn nghiên cứu lâm sàng tân dược trung dược”, phân chia thành 5 thể chính hư bao gồm tỳ thận khí hư, tỳ thận dương hư, tỳ thận khí âm lưỡng hư, can thận âm hư, âm dương lưỡng hư và 5 thể tà thực gồm đàm thấp, thấp nhiệt, thủy khí, ứ huyết, phong động Năm 2006, Hội thận học Hiệp hội Trung y Trung Quốc đã đưa ra chẩn đoán, biện chứng phân thể và hiệu quả điều trị suy thận mạn với 5 thể chính hư là: tỳ thận khí hư, tỳ thận dương hư, can thận âm hư, khí âm lưỡng hư, âm dương lưỡng hư và 5 thể kiêm chứng là đàm thấp, thấp nhiệt, nhiệt độc, ứ huyết, phong động [41], [45]

Căn cứ biện chứng: suy thận mạn thuộc chính hư và tà thực Trong đó lấy “chính hư” là tạng phủ, khí huyết hư nhược, đặc biệt là chức năng tạng thận khuy hư và rối loạn các tạng phủ phối hợp với tạng thận Các thể chính hư trong suy thận mạn bao gồm tỳ thận khí hư, tỳ thận dương hư, tỳ thận khí âm lưỡng hư, can thận âm hư, âm dương lưỡng hư Tà thực là các sản phẩm bệnh lý: đàm thấp, thấp nhiệt, thủy khí, ứ huyết, phong động… [42], [43] Các thể bệnh tương ứng với mỗi giai đoạn bệnh Ở giai đoạn sớm, suy thận mạn thường gặp thể tỳ thận khí hư, khí âm lưỡng hư, bệnh phát triển đến âm dương lưỡng hư là giai đoạn muộn của bệnh [46]

Nguyên tắc: căn cứ vào nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh suy thận mạn là do chính hư, tà thực nên nguyên tắc điều trị là công bổ kiêm trị, phù chính trừ tà [42] Trong đó, nguyên tắc phù chính là bổ ích thận khí, trấn tinh sinh tủy, điều lý tỳ vị, dưỡng huyết hòa doanh cố bản; nguyên tắc trừ tà là trừ thấp hóa đàm, tiết trọc, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ thông lạc, thông phủ tiết nhiệt, lợi thấp Đồng thời trong quá trình điều trị phải chú ý đến chế độ ăn uống, lao động, sinh hoạt hợp lý, tinh thần lạc quan thoải mái, tránh ngoại cảm phong, hàn, thử, thấp…

Dựa theo biện chứng luận trị: lý luận tạng phủ, bệnh nguyên, bệnh cơ, vai trò của các sản vật bệnh lý như đàm thấp, thấp nhiệt, huyết ứ, thủy thấp…,

Trang 34

và dựa trên quan điểm thống nhất trong phân thể, các chuyên gia thận học chia suy thận mạn thành một số thể bệnh chính hư và tà thực thường gặp theo y học cổ truyền như sau [43]:

* Các thể chính hư (1) Tỳ thận khí hư

Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi như không có sức, đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân nát; chất lưỡi nhợt, có ấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế

Pháp điều trị: bổ khí kiện tỳ, ích thận Bài thuốc: Lục quân tử thang gia giảm

Thành phần: Đẳng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g, Trần bì 12g, Ý dĩ 20g, Tục đoạn 20g, Thỏ ty tử 15g, Lục nguyệt tuyết 15g, Khiếm thực 10g, Cam thảo 06g

Nếu tỳ hư thấp đình trệ thì gia Thương truật 12g, Hoắc hương 10g, Bội lan 12g, Hậu phác 12g để hòa thấp kiện tỳ Nếu tỳ hư gây đại tiện phân nát thì gia Biển đậu sao 20g để kiện tỳ, nếu đại tiện táo bón thì gia Đại hoàng 08g để thông phủ tiết nhiệt Nếu phù thũng rõ thì gia Xa tiền tử 15g, Trạch tả 20g để lợi thủy tiêu thũng

(2) Tỳ thận khí âm lưỡng hư

Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi vô lực, đau lưng, mỏi gối, miệng khô, khát nước, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện táo bón, tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi nhợt có hằn răng, rêu lưỡi ít, mạch trầm tế

Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm, kiện tỳ bổ thận Bài thuốc: Sâm kỳ địa hoàng thang gia giảm

Thành phần: Thái tử sâm 30g, Sinh hoàng kỳ 15g, Sinh địa 12g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 20g, Đan bì 15g, Hà thủ ô 20g, Phục linh 15g, Trạch tả 15g

Nếu tâm khí, tâm âm bất túc gây hồi hộp, trống ngực, hụt hơi thì gia Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 06g, Đan sâm 15g, Chích cam thảo 12g để ích khí

Trang 35

dưỡng tâm Nếu đại tiện táo thì gia Ma nhân 20g, Đại hoàng 08g để thông phủ tiết trọc

(3) Can thận âm hư

Triệu chứng lâm sàng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, miệng khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng, đại tiện táo bón, tiểu tiện nước vàng và ít, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm hoặc huyền tế

Pháp điều trị: tư âm bình can

Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm

Thành phần: Thục địa 15g, Sơn thù 12g, Hoài sơn 15g, Phục linh 15g, Trạch tả 15g, Đan bì 12g, Kỷ tử 15g, Bạch tật lê 15g, Ngưu tất 15g, Cúc hoa 12g Nếu đau đầu, chóng mặt, ù tai, tăng huyết áp thì gia Câu đằng 20g, Hạ khô thảo 15g, Thạch quyết minh 15g để thanh tả can hỏa

(4) Tỳ thận dương hư

Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi vô lực, hụt hơi, ngại nói, chân tay lạnh, đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém, đầy bụng chậm tiêu, lạnh bụng, đại tiện phân nát, tiểu đêm nhiều lần; chất lưỡi nhợt, bệu, có ấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược

Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn

Thành phần: Phụ tử chế 06g, Nhục quế 06g, Thục địa 15g, Sơn thù 12g, Hoài sơn 15g, Trạch tả 15g, Đan bì 15g, Xa tiền tử 30g, Ngưu tất 15g, Phục linh 15g

Nếu dương khí kém, tỳ vị hư hàn gây lạnh bụng, đại tiện phân nát thì gia Can khương 12g, Phá cố chỉ 12g để ôn dương trừ hàn Nếu phù toàn thân thì gia Trư linh 20g, Trạch tả 20g để lợi niệu tiêu thũng

(5) Âm dương lưỡng hư

Triệu chứng lâm sàng: sợ lạnh, chân tay lạnh, lòng bàn tay, bàn chân nóng, khô miệng, đau lưng gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, đại tiện táo bón, chất

Trang 36

lưỡi bệu nhợt, có ấn răng, rêu lưỡi ít, mạch trầm tế

Pháp điều trị: Ôn phù nguyên dương, bổ ích trấn âm Bài thuốc: Toàn lộc thang gia giảm

Thành phần: Lộc giác phiến 12g, Ba kích 15g, Thỏ ty tử 15g, Nhục thung dung 15g, Nhân sâm 10g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g, Thục địa 15g, Đương quy 12g, Ngưu tất 15g

* Các thể tà thực (1) Đàm thấp

Triệu chứng lâm sàng: đầu đau căng nặng, hồi hộp trống ngực, buồn nôn, nôn, đại tiện lỏng nát, chân tay tê nhức, nặng nề, chất lưỡi bệu, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi dính nhớp, mạch hoạt

Pháp điều trị: trừ thấp hóa đàm

Bài thuốc: Tiểu bán hạ gia phục linh thang gia giảm

Thành phần: Bán hạ 12g, Phục linh 15g, Sinh khương 08g, Trần bì 12g, Tô diệp 10g, Trúc nhự 12g, Cam thảo 06g, Bạch truật 20g, Đại hoàng 06g

Nếu thấp nặng gây mệt mỏi, toàn thân nặng nề, trướng bụng, nôn nhiều thì gia Thương truật 12g, Ý dĩ 15g, Hậu phác 12g để kiện tỳ, táo thấp, hành khí hóa thấp Nếu tiểu tiện ít gia Trạch tả 15g, Xa tiền tử 15g để lợi thủy trừ thấp

* Trung tiêu thấp nhiệt: Hoắc hương tả kim thang

Thành phần: Hoắc hương 12g, Ngô thù du 06g, Hoàng liên 08g, Tô diệp 12g, Thương truật 12g, Bán hạ chế 12g

Hạ tiêu thấp nhiệt: Nhị diệu hoàn gia giảm

Trang 37

Thành phần: Hoàng bá 12g, Tri mẫu 12g, Thương truật 12g, Ý dĩ 20g, Trạch tả 15g, Xa tiền tử 15g, Bồ công anh 20g, Kim ngân hoa 15g

Khi dùng hai bài thuốc trên, nếu đại tiện táo bón thì gia Đại hoàng 06 – 10g để thông phủ tiết nhiệt, dùng liều sao cho duy trì đại tiện phân nát ngày 02 - 03 lần, không nên công hạ thái quá

Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ

Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm

Thành phần: Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Đương quy 15g, Xuyên khung 10g, Xích thược 15g, Đan sâm 15g, Thục địa 12g, Tam thất bột 05g

Nếu khí trệ huyết ứ thì gia thêm Hoàng kỳ 40g để ích khí hoạt huyết Nếu bệnh kéo dài dẫn đến ứ trệ thì gia Ngô công 10g, Toàn yết 06g, Manh trùng 06g, Thủy điệt 08g để khu phong thông lạc, hoạt huyết

Trang 38

Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm

Thành phần: Thiên ma 15g, Câu đằng 20g, Thạch quyết minh 30g, Mẫu lệ 30g, Ngưu tất 20g, Đỗ trọng 15g, Hạ khô thảo 15g, Tri mẫu 12g

Nếu can âm hư thì gia Kỷ tử 15g, Sơn thù du 12g, Hà thủ ô đỏ 15g, Bạch thược 15g, Miết giáp 15g để tư bổ can thận, dưỡng âm tức phong

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ SUY THẬN MẠN Từ lâu, thuốc y học cổ truyền đã được ứng dụng có hiệu quả trong điều trị ngăn cản tiến triển của suy thận mạn Trên cơ sở kế thừa, phát triển những thành tựu về lý luận, kinh nghiệm điều trị kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa y học cổ truyền, các chuyên gia y học cổ truyền đã chứng minh tác dụng điều trị suy thận mạn của các vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền dựa trên các nghiên cứu của sinh học phân tử, miễn dịch học, tách chiết thành phần hóa học, cơ chế tác dụng dược lý, nghiên cứu thực nghiệm…, từ đó tìm ra thành phần hóa học, cơ chế tác dụng từ in vivo, in vitro, chứng minh tác dụng nhiều vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị suy thận mạn Điển hình là một số các nghiên cứu lớn của các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam như sau:

* Nghiên cứu về Thận khang

Thận khang gồm các vị thuốc: Đại hoàng, Đan sâm, Hồng hoa, Hoàng kỳ Tại Trung Quốc, thuốc được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân có bệnh thận do đái tháo đường, suy thận mạn, viêm cầu thận mạn Từ năm 2004 đến 2020, 769 nghiên cứu chứng minh thuốc Thận khang dạng tiêm có tác dụng làm giảm quá trình lọc cầu thận, hạ huyết áp và tăng tưới máu ở bệnh nhân suy thận mạn [7] Nghiên cứu đã tìm thấy 88 hợp chất hoạt tính sinh học tiềm năng, trong đó rhein, emodin (Đại hoàng); astragaloside IV, calycosin, astragalus polysaccharide (Hoàng kỳ), acid rosmarinic, tanshinones, acid salvianolic A (Đan sâm), hydroxy safflower yellow A (Hồng hoa) có tác dụng trong điều trị suy thận mạn [7] Thuốc Thận khang đã được chứng minh có tác dụng chống

Trang 39

viêm, chống xơ hóa, giảm stress oxy hóa, giảm xơ hóa cầu thận, cải thiện vi tuần hoàn và điều hòa lượng máu tới thận trên thực nghiệm, cải thiện các triệu chứng y học cổ truyền của suy thận mạn trên lâm sàng như: buồn nôn và nôn, da xạm, chân tay nặng nề, lưng đau, mệt mỏi vô lực, lưng đau, gối mỏi, trì hoãn tiến triển của suy thận mạn [7], [47]

* Nghiên cứu về Ích thận thanh lợi hợp lạc

Ích thận thanh lợi hợp lạc gồm các vị thuốc: Đương quy, Ngưu tất, Tích tuyết thảo, Hoàng tinh, Thổ phục linh, Đại hoàng, Thạch vĩ, Hoàng kỳ, Lục nguyệt tuyết, Cốt khí củ; trong đó có 63 hoạt chất sinh học tiềm năng [8] với các thành phần chính có tác dụng trong điều trị suy thận mạn là: quercetin, kaempferol (Ngưu tất), luteolin (Cốt khí củ), 7-O-methylisomucronulatol (Hoàng kỳ), wogonin và stigmasterol, sitosterol (Đương quy), quercetin, kaempferol, luteolin (Tích tuyết thảo) [48], rhein, emodin (Đại hoàng), astilbin (Thổ phục linh) [8] Tác dụng: chống viêm, chống oxy hóa, chống xơ hóa, chống huyết khối, chống khối u và tác dụng giãn mạch Những thành phần như quercetin, kaempferol, luteolin giảm viêm, xơ hóa cải thiện tình trạng xơ cứng cầu thận và xơ hóa mô kẽ ở chuột mắc bệnh tiểu đường bệnh thận [25], [49], [50], [26], bảo vệ thận thông qua hệ vi sinh vật đường ruột [8] Trên lâm sàng, Ích thận thanh lợi hợp lạc có thể cải thiện các triệu chứng lâm sàng và giảm nồng độ creatinin huyết thanh, ngăn cản tiến triển của suy thận mạn [8]

* Các nghiên cứu khác như Trùng thảo ích thận, Đào hạch thừa khí Trùng thảo ích thận gồm các vị thuốc: Đông trùng hạ thảo, Hoàng kỳ, Thủy điệt, Đại hoàng, Bạch đậu khấu và Sergium sergii, trong đó lựa chọn được 53 loại hoạt chất sinh học chính, trong đó thành phần: quercetin, flavonoid foxglove, 7-O-methylthiamine, isorhamnetin, lô hội-emodin, kumatakenin và cordycepin đã được chứng minh có tác dụng trong điều trị suy thận mạn [51] Tác dụng của thuốc Trùng thảo ích thận là chống viêm, chống oxy hóa, giảm

Trang 40

quá trình tăng sinh xơ cầu thận trên mô hình chuột gây suy thận mạn bằng tắc nghẽn niệu quản [51]

Đào hạch thừa khí thang gồm các vị thuốc: Đào nhân, Đại hoàng, Nhục quế, Cam thảo, được ứng dụng điều trị suy thận mạn, viêm bể thận mạn tính và bệnh thận do đái tháo đường Thuốc có tác dụng giảm quá trình xơ hóa thông qua giảm trạng viêm, tình trạng thiếu oxy và lắng đọng màng nền cầu thận, thông qua các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như: 7, 2′, 4′-trihydroxy-5-methoxy-3-arylcoumarin, licorice glycoside E (Cam thảo), hederagenin (Đào nhân), beta-sitosterol, liquiritin (Cam thảo), gallic acid-3-O-(6′-O-galloyl)-glucoside (Đại hoàng) và acid 18α-hydroxyglycyrrhetic (Cam thảo) Trên thực nghiệm, thuốc sắc Đào hạch thừa khí được chứng minh có tác dụng giảm hoạt động TGF-β1 và các yếu tố liên quan, qua đó giảm quá trình xơ hóa biểu mô ống thận [52]

* Nghiên cứu về Bảo thận thang

Tại Việt Nam, tác giả Phạm Xuân Phong và cộng sự (2012) đã tiến hành “Nghiên cứu thuốc thụt đại tràng Bảo thận thang điều trị suy thận mạn giai đoạn I, II” Bảo thận thang gồm các vị thuốc Đại hoàng 10g, Bồ công anh 15g, Thổ phục linh 15g, Long cốt nung 30g, Mẫu lệ nung 30g Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân suy thận độ I, II Kết quả cho thấy, sau 30 ngày điều trị, tỷ lệ urê huyết thanh giảm có ý nghĩa chiếm 84,84%, tỷ lệ creatinin giảm có ý nghĩa chiếm 96,97% Trong đó tỷ lệ giảm creatinin huyết thanh trên 30% chiếm 75,76% [9] Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên chuột nhắt trắng gây suy thận mạn bằng adenine cho thấy thuốc sắc “Bảo thận thang” giúp giảm tỷ lệ chết và kéo dài thời gian sống cho chuột [18]

1.4 MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM GÂY SUY THẬN MẠN

Trên thế giới có nhiều loại mô hình gây suy thận mạn trên thực nghiệm, cơ chế dựa trên các yếu tố liên quan đến các tổn thương như: xơ hóa, viêm và thiếu oxy tại các biểu mô thận; tổn thương chọn lọc ống lượn gần; tổn thương

Ngày đăng: 28/05/2024, 06:49