1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

212 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Pgs. Ts. Lê Minh Tâm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 59,9 MB

Nội dung

Thực tiễn đã cho thấy, có lúc do cách nhìn thiếu toàn diện đã xuất hiện những khuyng hướng như: Chỉ nhấn mạnh tính giai cấp của pháp luật dẫn đến coi nhẹ tính xã hội của pháp luật; quá c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘITác giả: PGS TS LÊ MINH TÂM

XÂY DỰNG VÀ HOAN THIEN

HE THONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

Trang 2

341.1 - 9/419

CAND - 2003

Trang 3

PHAN MỘT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

Nghiên cứu về hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống

pháp luật Việt nam nói riêng cần được bat đầu từ việc nhận

thức về những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, trong đó

có những vấn đề như: Bản chất của pháp luật, giá trị xã hộicủa pháp luật, chức năng của pháp luật, hình thức (nguồn)của pháp luật, hiệu lực của pháp luật và những mối quan hệ

cơ bản của pháp luật Bởi vì, khi đi tìm hiểu những vấn đềcủa hệ thống pháp luật dù ở góc độ này hay góc độ khác thìsớm hay muộn chúng ta cũng phải trở về với các vấn đề này

1 Bản chất của pháp luật

Bản chất của pháp luật là vấn đề trọng yếu, nhưng cũng

hết sức phức tạp, tinh tế và nhậy cảm Trong khoa học pháp

lý có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của pháp luật,

trong đó đáng chú ý là mấy quan niệm được nêu một cách

khái quát dưới đây

Một trong những quan điểm khá phổ biến cho rằng, pháp luật được hiểu đồng nghĩa với công lý, công bằng Những gì

phù hợp thì được coi là luật, không nhất thiết phải thành văn

Quan điểm này đã xuất hiện từ thời xa xưa và hiện nay vẫnđược nhiều người sử dụng Có thể coi Aristote là một trong

những người đầu tiên bàn về pháp luật theo quan điểm này.

Trang 4

Trước đây, trong ngôn ngữ cổ Hy lạp chưa có từ Luật mà chỉ

có từ Dikaion (Justice), có nghĩa là công lý, công bang, mực

thước và Aristote đã bàn về từ này với nghĩa là luật tự nhiên

đã nằm sẵn trong bản chất của sự vật, chỉ cần khám phá ra

mà thôi Mà luật tự nhiên thì đồng nghĩa với công bằng.

Quan điểm này đã đề cập đến một yếu tố rất quan trọng đó

là tính công lý, cái lý lẽ phổ biến dùng để chi phối các quan

hệ xã hội, chứ không phải là những điều được đặt ra một

cách tuỳ tiện của một cá nhân hay một nhóm người nào vìđiều đó là trái với công lý (Justice) và chính từ công lý mà

có sự công bằng, mặc dù công bằng cũng chỉ mang ý nghĩatương đối

Quan niệm thứ hai cho rằng, bản chất của pháp luật là ý chí được thể hiện trong nó Quan niệm này cũng có nguồn

øốc từ xa xưa, nhưng trải qua nhiều biến đổi, phân tách

thành nhiều trường phái khác nhau: Quan điểm duy tâm cho

ràng pháp luật là ý chí của dang tối cao; ý chí đó là tinh than

thiêng liêng quyết định tất cả Pháp luật có thể hình thành

bằng cách trực tiếp do thần linh viết ra hay gián tiếp do thần

linh gợi ý viết ra; còn những nhà làm luật thì cụ thể hoá và giải thích nội dung của ý chí đó Điều này thể hiện rõ trong

pháp luật mang tính tôn giáo của một số quốc gia, nhất là

các quốc gia coi đạo hồi là quốc giáo Quan điểm phong

kiến thì giải thích rằng, pháp luật thể hiện ý chí của vua

chúa hoặc có sự thoả thuận với chí ý của người làm luật đề

ra và do vậy ý chí là cốt lõi của pháp luật Nhưng đó khôngphải là ý chí chung của cộng đồng

Một quan điểm khác cũng coi ý chí là vấn đề quan trọng

nhất thể hiện bản chất của pháp luật, nhưng đó là ý chí

chung của cộng đồng (tuy cách giải quyết vấn đề có khác

Trang 5

nhau) Trong các nước xã hội chủ nghĩa cũng như ở Việt

nam trước đây, có quan điểm khá phổ biến giải thích về bản chất của pháp luật: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị Quan niệm này xuất phát từ một luận dé quantrọng mà C Mác nêu ra trong Tuyên ngôn Dang Cộng sản

(năm 1848), khi ông nói về bản chất của pháp luật tư sản, nóhàm chứa một yếu tố quan trọng và hợp lý, thể hiện rõ quan

điểm biện chứng duy vật khi xem xét vấn dé trong những

điều kiện lich sử cụ thé Tuy nhiên, việc tuyệt đối hoá vấn dé

ý chí giai cấp khi đi phân tích mọi vấn đề của pháp luật mà

không đặt nó trong mối quan hệ với những vấn đề khác như

C Mác đã phát biểu là chưa đúng với tư tưởng của Mác về

bản chất của pháp luật Vì, ngoài luận điểm này, C Máccòn nêu nhiều ý kiến về các khía cạnh khác của pháp luật

như quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật với cơ sở kinh

tế, về tính xã hội của pháp luật

Quan niệm thứ ba coi bản chất pháp luật là thể hiện ở

tính quy phạm của pháp luật Đây là quan niệm của chủ

nghĩa hình thức (còn gọt là chủ nghĩa quy phạm) Theo

nghĩa rộng, chủ nghĩa hình thức là quan điểm, theo đó hiện

tượng pháp luật được định nghĩa bang các đặc trưng có thể

quan sát được từ bên ngoài Theo nghĩa hẹp hơn, chủ nghĩahình thức bổ sung cho thuyết ý chí ở chỗ, nó tìm hiểu hiện

tượng pháp lý vượt ra ngoài khuôn khổ những hành vi pháp

lý đơn giản Phương pháp của chủ nghĩa hình thức là phântích các khả năng và điều kiện của sự hiểu biết để xác định

xem làm thế nào để định nghĩa được đối tượng nghiên cứu.

Đây là ưu điểm vì nó mang đến cho chúng ta phương pháp

phân tích lôgích Nhưng nó lại có nhược điểm lớn là thiên vềgiả định, vì vậy khi đụng đến những vấn đề như hậu quả

Trang 6

pháp lý, mục đích của các chế tài thì không chỉ rõ được bản chất Đúng là, pháp luật là sự mô hình hoá những nhu cầu xã

hội cần điều chỉnh và vì vậy tính quy phạm của pháp luật làhết sức quan trọng Nhưng nếu chỉ chú trọng tới tính logichhình thức của quy phạm thì chưa đủ, vì pháp luật vừa có tính

cụ thể lại vừa có tính khái quát; pháp luật là kết quả nhận

thức và sáng tạo của con người, nhưng sự nhận thức và sáng

tạo đó phải tuân theo những quy tắc, nguyên tắc khách quan

và khoa học Nội dung của pháp luật, hay nói cụ thể là của

quy phạm pháp luật, là quan trọng chứ không phải hình thứccủa nó với nghĩa là lôgích và ngữ pháp Vì vậy, tính quyphạm chỉ là một trong những thuộc tính phản ánh bản chấtcủa pháp luật

Quan niệm thứ tư cho rằng bản chất pháp luật thể hiện ở tính xã hội của pháp luật Xuất phát điểm của quan điểm này

là nhấn mạnh tính xã hội của pháp luật, coi tập quán là hiện tượng pháp lý đầu tiên; sự kiện xã hội là quan trọng, có thể

quan sát và kiểm soát được; pháp luật có bản chất từ chính

bản chất của các sự kiện xã hội; pháp luật có tính ý chí

nhưng đó là ý chí mang tính cộng đồng được biểu hiện qua

các sự kiện xã hội và áp lực xã hội Vì vậy, pháp luật hiện

hành (thực định) chỉ là một phần và thường là xơ cứng; hoạt

động của các nhà lập pháp và của thẩm phán cũng là những

sự kiện xã hội và án lệ là một bộ phận quan trọng của pháp

luật Quan niệm này coi các quan hệ xã hội như những chất

liệu dệt nên “tấm vải xã hội”, muốn điều chỉnh được các

quan hệ đó thì phải có sự hiểu biết về tấm vải đó và nhữngchất liệu dệt nên nó Vì vậy, các nhà lập pháp và các luật gia

phải là những “kỹ sư” về các quan hệ xã hội và phương pháp

tối ưu của các kỹ sư này là quan sát Như vậy, quan niệm

Trang 7

này đã chỉ ra được mặt xã hội, tính khách quan của pháp luật

và sự phong phú, nhạy cảm của các quan hệ xã hội, bổ sung

một phương pháp hữu ích cho việc nghiên cứu, xây dựng và

áp dụng pháp luật trong thực tế Nhưng quan điểm này cũng

có hạn chế là chưa gắn những vấn đề của pháp luật với những

vấn đề về nhà nước và các vấn đề khác, vì vậy chưa chỉ rõđược các khía cạnh khác phản ánh bản chất của pháp luật

Bản chất của pháp luật được coi là một trong những vấn

đề cốt lõi và được xem xét một cách khá toàn diện trongHọc thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp

luật Có thể khái quát những điểm chính như sau:

Thứ nhất, pháp luật là hiện tượng của kiến trúc thượng

tầng, vì vậy một mặt nó chịu sự tác động mạnh mé của cơ SỞ:

hạ tầng (điều kiện của đời sống kinh tế xã hội giữ vai trò

quyết định đối với pháp luật), nhưng mặt khác, pháp luật có

sự tác động trở lại đối cơ sở hạ tầng Về nguyên lý, pháp luậtluôn phản ánh trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó

không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế

-xã hội; đồng thời pháp luật lại có giá trị bảo đảm và thúc đẩy

sự phát triển của kinh tế - xã hoi”.

Thứ hai, pháp luật có quan hệ gắn bó với nhà nước vàtrong ban chất của pháp luật luôn có bản chất nhà nước V.I

Lênin nhấn mạnh ràng, nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và ngược lại pháp luật chỉ có thể phát huy được

hiệu lực của mình nếu nó được bảo đảm bằng sức mạnh của

bộ máy nhà nước: “Ý chí đó nếu nó của nhà nước thì phải

được biểu hiện dưới hình thức một đạo luật do chính quyền

ÓC Mác - Ph.Angghen, Tuyển tập, Tập IV, Nxb Sự thật, Hà nội 1983,

tr 480.

Trang 8

đặt ra, nếu không thì hai tiếng y chí chi là sự rung động

không khí do những âm thanh trống rỗng gây nên”; ngược

lại, nếu không có một bộ máy nhà nước, một cơ quan có đủ

sức mạnh cưỡng chế để bảo đảm cho pháp luật được tôn

trọng thực hiện thì pháp luật cũng không thể phát huy hiệu

lực được Hồ Chí Minh cho rằng, pháp luật luôn thể hiện ý

chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước Pháp luật là công

cụ quan trọng để nhà nước quản lý và diéu chỉnh các quan

hệ xã hội Vì vậy, phải chú trọng công tác xây dựng pháp

luật Với tư tưởng này, trong những ngày đầu sau khi cách

mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã đặc biệt quan

tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật mới, thể hiện bản chất của một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân,

vì dân Từ mối quan hệ này, không thể quan niệm một cách

đơn giản là pháp luật do nhà nước “sinh ra” hoặc pháp luật

“đứng trên” nhà nước

Thứ ba, pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp cầm

quyền C Mác khi nói về pháp luật tư sản đã nhấn mạnh

rằng, pháp luật tư sản chẳng qua là ý chí của giai cấp tư sản

được đề lên thành luật mà nội dung của ý chí đó là do điều

kiện kinh tế của giai cấp tư sản quyết định” Hồ Chí Minh

khi nói về pháp luật phong kiến đã chỉ rõ pháp luật phong

kiến là ý chí của giai cấp phong kiến; còn pháp luật của ta là

pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo đảm tự do dân chủ của

nhân dân lao động”).

0) VI Lénin, Toàn tập, Tap 32, Nxb Tiến bộ, M 1981, tr 429.

® C.Mac - Ph.Angghen, Tuyển tập, Tap I, Nxb Sự thật, Hà nội

1980, tr 262-263.

® Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà nội 1985,

tr 187.

Trang 9

Thứ tư, sự hình thành và phát triển của pháp luật luôn

xuất phát từ nhu cầu xã hội và mục đích của pháp luật làđiều chỉnh các quan hệ xã hội, vì vậy tính xã hội là mộttrong những thuộc tính của nó Pháp luật là sự mô hình hoá

những nhu cầu khách quan, điển hình và phổ biến trong xã

hội Vì vậy, khi tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội

thay đổi thì pháp luật cũng phải có sự thay đổi tương ứng.

Tính phù hợp của pháp luật chỉ có được khi pháp luật phản

ánh đúng những quy luật phát triển khách quan của xã hội

và những điều kiện cụ thể của xã hội trong từng thời kỳ.

C.Mác nói: “Nhà làm luật không tự mình làm ra luật, không

phát minh ra luật, mà chỉ hình thành ra nó, thể hiện trong

các đạo luật tốt và đã được nhận thức những quy luật nội tại

của các quan hệ tinh than Chúng ta sẽ phải chê trách nhà

làm luật bởi sự tuỳ tiện không lường trước, nếu nhà làm luật

lấy ý tưởng của minh thay cho thực chất của sự việc”), Tính

xã hội của pháp luật còn được thể hiện ở sự điều hoà các lợi

ích giai cấp, nó phan ánh lợi ích của giai cấp cầm quyềnnhưng đồng thời phải tính đến lợi ích của tất cả các giai tầng

trong xã hội một cách hợp lý Tuy nhiên, không phải pháp

luật chỉ phản ánh các quy luật khách quan và các mối quan

hệ xã hội một cách máy móc, thụ động, mà với tính độc lậptương đối của mình pháp luật còn có giá trị định hướng phát

triển cho các quan hệ xã hội.

Thứ năm, tính quy phạm phổ biến là một trong những

thuộc tính đặc thù của pháp luật Pháp luật là hệ thống các

quy tắc xử sự, đó là những khuôn mẫu, những mực thước

* C.Mác - Ph.Anggen, Toàn tập, Tập 1, tr 162 (Tiếng Nga); Trích theo

Đào Trí Úc: Xây dựng luận cứ khoa học của chiến lược lập pháp ở nước

ta, Tạp chí Cộng sản, số 7 (4-2000), tr 16.

Trang 10

được vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể Tính quy

phạm của pháp luật nói lên mức độ hợp lý và giới hạn cần

thiết mà nhà nước quy định để mọi người (chủ thể) có thể xử

sư một cách tự do trong khuôn khổ cho phép Vượt quá giới

hạn đó là trái luật Giới hạn đó được xác định ở nhiều khía

cạnh khác nhau như cho phép, cấm đoán, bat buộc Về nguyên tắc, pháp luật phải va được biểu đạt một cách khuôn

phép, mực thước, cô đọng, chính xác và một nghĩa, không

thể lạm dụng hoặc tùy tiện Vì vậy, nói đến pháp luật suy

cho cùng là phải xét đến các quy phạm cụ thể Nếu không có quy phạm pháp luật được đặt ra thì cũng không thể quy kếtmột hành vi nào là vị phạm, là trái pháp luật Những nguyên

tác: “Mọi người được làm tất cả mọi việc trừ những điều mà

pháp luật cấm”; “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”

được hình thành là dựa trên cơ sở của đặc trưng về tính quyphạm của pháp luật Chính đặc trưng cơ bản này đã làm cho

pháp luật ngày càng có “tính trội”, hơn hẳn đối với các loạiquy phạm xã hội trong xã hội văn minh, hiện đại Tuy nhiên,

không phải pháp luật chỉ là các quy phạm (như đã nêu ở

trên) và các quy phạm cũng rất nhiều loại (quy phạm nguyêntắc, quy phạm định nghĩa, quy phạm điều chỉnh ), nên tính

chất và cách thể hiện các quy phạm cũng khác nhau.

Như vậy, cần phải xem xét bản chất của pháp luật một

cách toàn diện để tránh cực đoan, chỉ thiên về góc độ này hay góc độ khác Khi nói về bản chất của pháp luật thì cần chú ý tới các thuộc tính của nó trong một thể thống nhất, đó là: Tính quy phạm phổ biến, tính ý chí, tính quyền lực (nhà

nước) và tính xã hội của pháp luật Những thuộc tính đó hợpthành bản chất, quy định nội dung của pháp luật và từ đó nóyêu cầu phải có sự chặt chế về hình thức của pháp luật Từ

đây, khái niệm pháp luật có thể được hiểu theo nghĩa rộng

Trang 11

và hẹp tuỳ theo yêu cầu tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụthể của hệ thống pháp luật Theo nghĩa hẹp, pháp luật là

tổng thể các quy tắc xử sự, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của

nhà nước và phản ánh những nhu cầu xã hội khách quan,

điển hình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ trên các lĩnhvực của đời sống xã hội Theo nghĩa hẹp, pháp luật chỉ bao

gồm hệ thống quy phạm pháp luật thực định, nên còn gọi là

pháp luật thực định Theo nghĩa rộng, pháp luật là tổng thể

các quy tac xử sự và các nguyên tac, định hướng, mục đích

pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và phản

ánh những nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến

để điều chỉnh các quan hệ trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội Nghĩa là khái niệm pháp luật hiểu theo nghĩa

rộng bao gồm pháp luật thực định, hệ thống quy phạm pháp

luật cụ thể, hiện hành và những vấn dé có tính khái quát,

trừu tượng hơn, thể hiện bản chất của pháp luật và có tínhđịnh hướng cho cả tương lai tồn tại và phát triển của phápluật: Nguyên tắc, định hướng, mục đích

Nguyên tắc pháp luật là những nguyên lý, những tư

tưởng chỉ dao cho việc xây dựng, thực hiện và áp dụng phápluật Nguyên tắc pháp luật khác với các quy phạm pháp luật

cụ thể ở tính khái quát, không quy định cho một trường hợp

cụ thể mà tạo ra nền tảng, cơ sở và có tính định hướng xuyên

suốt trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng phápluật Thông thường, các nguyên tắc pháp luật được ghi nhậntrong các văn bản pháp luật và được thể hiện ở những cấp độ

khác nhau Vì vậy, trong khoa học pháp lý những quy định

này thường được gọi là những quy phạm nguyên tắc Tuy

nhiên, nếu xét ở góc độ lôgích hình thức thì những quy định

Trang 12

này chưa mang đầy đủ đặc trưng của một quy phạm pháp

luật, vì vậy cũng còn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này: Có thể coi đó là quy phạm pháp luật không? Bên cạnh

đó cũng có những nguyên tắc hết sức quan trọng như:

Nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc vì con người, nguyên tắc

nhân đạo, nguyên tắc công bằng tuy không được ghi nhận

cụ thể dưới dạng một quy phạm pháp luật, nhưng nội dung của chúng được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau trong

các quy phạm pháp luật và luôn là tư tưởng chỉ đạo xuyên

suốt của hệ thống pháp luật Các nguyên tắc pháp luật có nhiều loại Có những nguyên tắc quan trọng được ghi trong Hiến pháp 1992 như: Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân (Điều 2); nguyên tắc bầu cử phổ thông,

bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7); nguyên tắc pháp chế XHCN (Điều 12); nguyên tắc mọi công dân đều

bình đẳng trước pháp luật (Điều 52); nguyên tắc bình đăng

và được tự do sản xuất, kinh doanh những ngành nghề mà

pháp luật không cấm (Điều 16 sửa đổi); nguyên tắc khi xét

xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chi theo pháp luật (Điều 130) Những nguyên tắc này được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực (ngành) pháp luật cụ thể Đồng thời mỗi ngành luật lại có những nguyên tắc riêng Ví dụ, trong Luật Dân có các nguyên tắc: Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ

quyền sở hữu, các quyền nhân thân khác (Điều 6 BLDS); nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 7 BLDS); Nguyên tắc hoà giải (Điều 11 BLDS)

Các định hướng pháp luật cũng là một bộ phận quantrọng của pháp luật Xét ở góc độ tính khái quát và tính cụthể của pháp luật, thì các định hướng pháp luật đứng ở vị trí

trung gian giữa nguyên tắc và quy phạm pháp luật cụ thể Các định hướng thường thể hiện các quan điểm chính sách

Trang 13

của nhà nước về những vấn đề quan trọng cho một thời gian

tương đối dài Ví dụ, định hướng XHCN trong phát triển nền

kinh tế thị trường với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với

các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong

đó sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15 Hiến pháp 1992 sửa đổi); định hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để

người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước (Điều

25 Hiến pháp 1992 sửa đổi); định hướng phát triển giáo dục

(Điều 35 Hiến pháp 1992) Các định hướng này không phải

là các quy phạm nguyên tắc và cũng không phải là các quy

phạm pháp luật cụ thể, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng

cho việc hình thành, thực hiện và áp dụng pháp luật trong

thực tiễn

Các mục đích của pháp luật cũng là vấn đề thuộc nội

dung của khái niệm pháp luật, vì mục đích của pháp luật làphải hợp lý và có thể được áp dụng một cách hợp lý Bản

chất của sự việc chỉ đưa ra được những giải pháp chung cho

những trường hợp điển hình; các nguyên tắc và định hướng

pháp luật đặt ra những “đường ray” và xác định hướng vận

động cho “con tàu pháp luật” Dé pháp luật phát huy đượcvai trò thực sự của mình thì các mục đích pháp luật phải

được xác định và phải được kiểm nghiệm trong đời sống

pháp luật và đời sống xã hội Mục đích của pháp luật đượcxác định trên cơ sở của tư duy lý tính và được đánh giá kết

quả bảng thực tiễn và kinh nghiệm Mục đích của pháp luật

có những mục đích chung (mục tiêu tổng quát, lâu dài);

những mục đích gần và mục đích cụ thể (trực tiếp) Mục

đích chung của pháp luật là bảo đảm sự an toàn, công lý và

lợi ich Mục đích gần của pháp luật được xác định cho một

thời pian nhất định Mục đích cụ thể của pháp luật thì hết

Trang 14

sức đa dạng và phức tạp vì suy cho cùng tất cả các hành vị

của con người đều nhằm tới một mục tiêu nào đó và giá trị

của nó sẽ phụ thuộc vào giá trị của các mục đích đề ra Mụcđích chung luôn có vai trò đối với mục đích gần và mục đích

cụ thể Tuy nhiên, do tính đa dạng và phức tạp của các mục

đích ma sự xung đột của các mục đích pháp luật luôn tiềm ẩn

và do đó không có mục đích tuyệt đối hay tận cùng mà chỉ có

những mục đích hợp lý và có thể thực hiện được một cách

hợp lý Dù sao thì việc xác định các mục đích của pháp luậtcũng cần được coi trong và các mục đích của pháp luật luôn

là yếu tố quan trọng phản ánh nội dung của pháp luật và là

một trong những tiêu chí để đánh giá giá trị của pháp luật Như vậy, dù pháp luật hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp thì cũng phải thấm nhuần quan điểm toàn diện Thực tiễn đã

cho thấy, có lúc do cách nhìn thiếu toàn diện đã xuất hiện

những khuyng hướng như: Chỉ nhấn mạnh tính giai cấp của

pháp luật dẫn đến coi nhẹ tính xã hội của pháp luật; quá coitrọng tính lôgích hình thức của pháp luật và quy phạm pháp

luật mà không chú trọng phân tích về tính khách quan, nhạy

cảm của pháp luật, cố gắng giữ sự thống nhất và ổn định của pháp luật mà ngại đổi mới, không mạnh dạn phá vỡ những cấu trúc pháp luật lỗi thời để thay thế bằng những cấu trúc mới; chỉ chú trọng đến tính cụ thể và cái hiện hữu (thực

định) mà không chú ý đúng mức tới tính khái quát và khanăng tiềm tang của pháp luật; quá nhấn mạnh đến yếu tố chủquan, đề cao vai trò của nhà nước mà coi nhẹ yếu tố kháchquan và giá trị xã hội của pháp luật

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do

dân, vì dân bản chất của pháp luật phải được biểu hiện với

day đủ các thuộc tính của nó nhưng ở trình độ cao hơn Xét

trên bình diện lý thuyết, bản chất đó phải được biểu hiện ở

Trang 15

những mặt chủ yếu như: Hệ thống các quy phạm pháp luật

và các nguyên tắc, mục đích của pháp luật trong nhà nướcpháp quyền XHCN có tính thống nhất cao hơn; được hìnhthành bằng các phương pháp dân chủ rộng rãi hơn với su

tham gia của đông đảo nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo

của Đảng; ý chí thể hiện trong pháp luật trong nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa phản ánh lợi ích và nguyệnvọng của đông đảo nhân dân trong xã hội, vì nó được hình

thành bằng con đường dân chủ, do nhà nước của dân, do

dân, vì dân ban hành và bảo đảm thực hiện; và cũng do đó,

pháp luật trong nhà nước pháp quyên XHCN có tính giai cấpđồng thời cũng có tính xã hội rộng rãi, phù hợp với các quy

luật vận động khách quan và những mục tiêu của CNXH

2 Giá trị xã hội của pháp luật

2.1 Pháp luật là sự biểu hiện của văn minh và văn hoá

Xã hội là một cơ cấu phức tạp bởi sự phân tầng và những

mối quan hệ đa chiều, đa diện, mà ở mức độ này hay mức độkhác, nguy cơ mất ổn định có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếukhông có pháp luật và cơ chế để bảo đảm cho pháp luật được

tôn trọng và thực hiện Xã hội loài người đã từng có lúc

không có pháp luật nhưng đó là thời kỳ mông muội và đã

man với số ít dân cư sống trong các thị tộc, bộ lạc, trên

những phạm vi lãnh thổ hạn hẹp, sản xuất chưa phát triển,

nhu cầu tiêu dùng rất thấp và giản đơn, sự phân hoá và mâuthuân xã hội dường như không có Nhưng ngay cả khi chưa

có pháp luật thì cũng đã tồn tại các quy phạm đạo đức và tôn _

giáo để bảo đảm trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai

đoạn chuyển từ thời đại dã man sang thời đại văn minh, thì

pháp luật đã xuất hiện như một tất yếu khách quan không

Trang 16

thể thiếu, để thiết lập, bảo vệ và điều chỉnh các quan hệ xã

hội theo một trật tự nhất định Xét trên bình diện kinh tế, đó

là thời kỳ được đặc trưng bởi: “/) việc sử dụng tién kim vàcùng với nó là tu bản - tiên tệ, lợi tức và nan cho vay nặnglãi; 2) sự xuất hiện của thương nháu ; 3) sự xuất hiện củachế độ tư hữu ruộng đất và cẩm cố và 4) sự xuất hiện của lao

động nô lệ với tu cách là hình thức sản xuất chiếm uu thé”.

Cùng với nhà nước, sự xuất hiện của pháp luật đã đánh

dấu một cột mốc quan trọng, khẳng định xã hội loài người

đã bước từ trạng thái tự nhiên lộn xộn sang thời đại vănminh với một xã hội có cơ cấu và những mối quan hệ xã hội

phức tạp gấp bội nhưng được tổ chức theo một trật tự dựa

trên cơ sở của pháp luật và được bảo đảm bằng sức mạnhcủa nhà nước

Xét trên bình diện văn hoá, pháp luật chỉ xuất hiện khi

văn hoá nhân loại đã đạt tới một trình độ nhất định; và đến

lượt mình, pháp luật cũng là một hiện tượng của văn hoá, nó

biểu hiện những giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra và

có tác động mạnh mẽ để tạo ra những giá trị văn hoá mới

trong mỗi thời kỳ cụ thể Giá trị của pháp luật còn biểu hiện

một cách cụ thể ở chỗ, chính pháp luật tạo ra những khuôn mẫu ứng xử như những tiêu chí chung để cho những hành vi

xử sự có chừng mực, có văn hoá, thể hiện sự hài hoà trong

mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm xã hội và cộng đồng xãhội nói chung

Trong các giai đoạn phát triển của xã hội loài người nói chung, cũng như của mỗi quốc gia nói riêng, mọi sự thay đổi

0` CMác - Ph.Angghen, Toàn tập, Tap 21, Nxb Chính trị quốc gia - Su

Trang 17

xã hội chỉ có ý nghĩa thực tế khi nó được khẳng định về mặt pháp luật Xét ở mức độ cụ thể hơn, mọi chủ trương, chính

sách nhằm tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội đều cần

én vai trò của pháp luật Và, khi pháp luật được coi như

cột yếu tố nằm ngay trong quá trình thực hiện cải cách thì

A6 sẽ có tác dụng làm cho các chủ trương, chính sách đó

được biểu hiện một cách cụ thể hơn và được triển khai nhanh

hơn trên một quy mô rộng và có hiệu quả; ngược lại nếu đặtpháp luật ra ngoài quá trình cải cách hoặc hạ thấp vai trò củapháp luật thì các chủ trương, chính sách cải cách khó có điều

kiện để đạt được kết quả mong muốn, thậm chí còn có thể

gây ra sự mất ổn định làm đảo lộn đời sống xã hội Vì vậy

có thể nói, các chủ chương nhằm đạt được các mục tiêu biến đổi xã hội theo hướng tích cực cần được bảo đảm thực hiện bằng một cơ chế pháp luật vững chác Cơ chế đó vừa tạo ra những khuôn khổ pháp lý cần thiết làm cơ sở cho các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra được tiến hành

trong một trật tự hợp pháp và công khai dưới những hình

thức nhất định; vừa là sự bảo đảm (bằng các biện pháp pháp

luật) cho các mục tiêu của chủ trương cải cách được thựchiện một cách nhanh chóng, nhất quán

2.2 Pháp luật là cơ sở để bao đảm an ninh va an toàn

xã hội

An toàn xã hội là một trong những giá trị mà nhân loại

luôn tranh đấu để đạt tới Không có an toàn xã hội thì con người không thể yên tâm để lao động sản xuất và sinh sống,

kinh tế - xã hội không thể phát triển Nhưng an toàn xã hội

cũng luôn có nguy cơ bị phá vỡ hoặc bị xâm hại từ nhiều

phía, bởi vì xã hội thì luôn có những biến đổi không ngừng;

sự phức tạp của phân tầng xã hội, sư đã khác biệt về trình độ

“THƯVIỆN |

Trang 18

nhận thức và điều kiện của đời sống vật chất và tinh thần,

các động cơ chính trị kinh tế, văn hoá, tôn giáo và đạo đức

khác nhau Những biến đổi lớn có tính chất bước ngoat thường tác động làm thay đổi mối tương quan lợi ích giữa

các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, nhất là trong

điều kiện nền kinh tế thị trường với cơ cấu kinh tế nhiều

thành phần, với sự cạnh tranh gay gắt và những vấn đề xã

hội phát sinh từ mặt trái của nó làm cho các quan hệ trên tất

cả các bình diện trở nên hết sức phức tạp Trong tình hình

đó, pháp luật là phương tiện có hiệu lực nhất để xác lập,

củng cố va bao dam an ninh, an toàn xã hội; xác lập mối

tương quan lợi ích giữa nhà nước, các nhóm xã hội và giữa

các cá nhân, điều tiết sao cho các quan hệ đó phát triển theo

xu hướng tích cực không dẫn đến các mâu thuẫn, bất bình

hoặc xung đột xã hội.

Sự an toàn mà pháp luật thiết lập và bảo vệ có tính hiệnthực, vì nó được pháp luật tuyên bố công khai bằng những

quy định cụ thể, chặt chế, được bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của bộ máy nhà nước và thể hiện trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội Có thể nói, pháp luật là phương

tiện không thể thay thế trong việc bao đảm an ninh và trật tự

an toàn xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và trong quan

hệ sở hữu Vì vậy, trong đời sống kinh tế hiện đại, tất cả các

quan hệ kinh tế, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu

thông, phân phối, tiêu dùng đều cần phải tiến hành trên cơ

sở pháp luật, đều cần có pháp luật để điều chỉnh và bảo vệ 2.3 Pháp luật là cơ sở để bảo đảm tự do của con

người trong lao động và cuộc sống

Tự do, dân chủ là những giá trị xã hội lớn mà pháp luật

là phương tiện hết sức quan trọng để bảo đảm cho tự do dân

Trang 19

chủ được tôn trọng Mỗi cá nhân có quyền tự do nhưng

không phải và không thể chỉ sống một mình Bên cạnh mỗi

cá nhân còn có nhiều người khác cũng có quyền tự do Điều

nay đã làm nay sinh nhu cầu tự nhiên là phải điều chỉnhsong song và đồng thời tất cả các quyền tự do của cá nhânđặt trong mối tương quan với tự do của tất cả Làm thế nào

để mỗi cá nhân đều có quyền tu do? điều này chỉ có thể nếu

ít nhất quyền tự do của mỗi người bị giới hạn bởi quyền tự

do của tất cả những nguời khác Nói cách khác, phải tìm

được giải pháp hợp lý nhất và có thể được đa số cá nhân

chấp nhận và áp dụng một cách hợp lý Đó là giải pháp thểhiện sự gặp gỡ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn giữa các quyền

tự do của những người sống trong xã hội Chỉ có pháp luậtmới có khả năng phản ánh, xác lập và điều chỉnh được nhu

cầu này Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng

buộc với cá nhân khác và xã hội Đồng thời, pháp luật cũng

buiộc các cá nhân khác và toàn xã hội phải tôn trọng quyền

tự do của cá nhân Các hiện tượng độc đoán, chuyên quyền,

vi phạm lợi ích về vật chất và tinh thần, vi phạm quyền tu do

cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội mới có điều

kiện để loại bỏ Mặt khác, cũng chính trong khuôn khổ của pháp luật mà tự do dân chủ của cá nhân tìm thấy “điểm

dùng” và mức độ hợp lý trong sự kết hợp hài hoà với cái

chung của cộng đồng và xã hội; mỗi người vừa phải tôntrọng, đề cao cái chung, tôn trọng quyền tự do dân chủ của

người khác, vừa có điều kiện để tự do hành động nhằm đạt

được sự thoả mãn nguyện vọng và lợi ích riêng của mình

Pháp luật với ưu thế đặc biệt của mình sẽ tạo ra những

khuôn khổ để cân bằng giữa quyền tự do của mỗi người với

nghĩa vụ của cá nhân phải tôn trọng tự đo của người khác

Trang 20

Thông qua đó, pháp luật tạo nên sự gắn bó giữa con người với xã hội Sự gắn bó giữa cá nhân với tập thể trên cơ sở của

pháp luật sẽ tạo ra sự bình đẳng: Quyền tự do và sự ràng

buộc (những nghĩa vụ) của mọi người đều như nhau Vì vậy,

có thể nói pháp luật là những điều kiện mà nhờ đó con người

có thể hành động một cách tự do song song với khả năng

hành động một cách tự do của những người khác theo những

tiêu chuẩn chung, phù hợp với quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đời sống xã hội.

2.4 Pháp luật là cơ sở để bảo đảm bình đẳng và công

bằng xã hội

Với những thuộc tính vốn có (tính quy phạm phổ biến, tính công khai, tính xác định chặt chẽ về hình thức và tính quyền lực, được bảo đảm bằng nhà nước), pháp luật là cơ sở

để bảo đảm sự bình đẳng và công bằng xã hội Nguyên tắc mọi người (mọi chủ thể) bình đẳng và được đối xử công

bằng trước pháp luật là những giá trị xã hội có ý nghĩa rất

quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội mà nhân loại đã tạo ra được qua một quá trình đấu tranh bền bi.

Theo nguyên tắc này, mọi chủ thể khi tham gia vào các quan

hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh đều có quyền ngang bằng nhau về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay giátrị này của pháp luật càng cần phải chú trọng đề cao hơn baogiờ hết Pháp luật không những thừa nhận sự tồn tại củanhiều hình thức sở hữu, mà còn tuyên bố thừa nhận sự bình

đẳng của tất cả các thành phần kinh tế và các hình thức sở

hữu tương ứng; pháp luật không những chỉ nêu ra những

nguyên tac và quy định chung, mà còn nêu ra một cách chi tiết, cụ thể, hình thành một cơ chế pháp lý đồng bộ để bảo

Trang 21

đảm cho việc thực hiện chế độ bình đẳng trong sản xuất,kinh doanh, lưu thông, phân phối, cạnh tranh lành mạnh

Nếu như bình đẳng xã hội được xem là “sự ngang bằng

nhau về mọi phương dién””, thi công bằng xã hội cũng là sự

ngang bằng giữa người với người nhưng không phải về mọiphương diện, cũng không phải về một phương diện bất kỳ,

mà chính là “về phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ và

quyền lợi theo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ (cống hiến)

ngang nhau sẽ được hưởng quyền lợi (hưởng thụ) ngang

nhau”TM, Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội có điểm

chung nhưng không hoàn toàn giống nhau Ví dụ, khi nói

mọi người bình đẳng trước pháp luật thì điều đó có nghĩa

rằng, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau

trong việc chủ động tham gia các quan hệ xã hội và được đối

xử ngang bằng nhau trước pháp luật nói chung Còn khi xét đến từng việc cụ thể, người có công sẽ được thưởng, người

có tội sẽ bị phạt; mức thưởng phạt nặng nhẹ tuỳ thuộc vào

mức độ cống hiến và mức độ lỗi cụ thể Như vậy, công bằng

xã hội thể hiện trên phương diện liên quan đến hành vi và sự

đền đáp (hưởng thụ), giữa vi phạm và trách nhiệm trước

pháp luật Công bằng là một dạng biểu hiện cụ thể của bình đẳng xã hội và thực hiện công bằng xã hội chính là một bước tiến trên con đường nhằm đạt tới bình đẳng xã hộihoàn toàn

Trong lĩnh vực kinh tế, bình đẳng xã hội có nội dung rất

rộng, phản ánh ở các quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể

(nhà sản xuất, kinh doanh, người lao động và nhà nước với0® Le Hữu Tầng: “Về công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 19,10-1996, tr 33.

Trang 22

tư cách là chủ thể đặc biệt), trên tất cả các bình diện hoạt động kinh tế Còn công bằng xã hội thể hiện chủ yếu ở lĩnh

vực phân phối, hưởng thụ và phân phối lại để thực hiện

chính sách xã hội, trong đó nguyên tắc phân phối và hưởng

thụ theo mức lao động đóng góp có ý nghĩa chủ đạo Tuy

nhiên, để bảo dam phát triển bền vững thì còn cần phải thực

hiện nguyên tắc phân phối lại một cách hợp lý để thực hiện

các chính sách xã hội Thiết lập nguyên tắc bình đẳng và

công bằng xã hội, kết hợp với việc điều tiết thu nhập thông

qua hệ thống luật thuế và hệ thống pháp luật bảo vệ, phápluật sẽ tạo ra khả năng thủ tiêu các nguy cơ xung đột về lợi

ích và sự phân hoá sâu sắc giữa các tầng lớp dân cư, bảo

đảm Ổn tăng trưởng và phát triển 6n định.

2.5 Pháp luật có giá trị nhân văn và nhân đạo

Với việc quy định cụ thể các quyền tự do dân chủ, khẳng

định các giá trị của quyền con người và thiết lập cơ chế bảođảm thực hiện dân chủ và quyền con người, pháp luật là

phương tiện để phản ánh những giá trị nhân văn dưới dạng

cụ thể nhất, đồng thời pháp luật cũng là một bộ phận không thể thiếu để cấu thành những giá trị nhân văn Giá trị nhân văn của pháp luật còn thể hiện ở khía cạnh khác, trong việc

bảo vệ va phát huy những giá tri văn hoá vì con người

Những thay đổi trong xã hội ngày càng làm nổi rõ các

giá trị nhân đạo của pháp luật Các hiện tượng, các vấn đề xãhội như thất nghiệp, trẻ mồ côi, người già, người về hưu, tàntật, bệnh tật, thất học đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh bằng

pháp luật, bởi vì để giải quyết những vấn dé nhân dao đó, không thể chỉ thông qua sự kêu gọi chung, trông chờ vào sự

hảo tâm của các nhà từ thiện Hảo tâm và từ thiện là biện

Trang 23

pháp xã hội có ý nghĩa quan trọng, tuy nhiên để giải quyếtđược những vấn đề xã hội nói trên thì cần phải có chính sách

của nhà nước và những chính sách đó phải được cụ thể hoá

thành pháp luật Pháp luật một mặt bảo vệ quyền lợi của mọi

người bằng cách du liệu tất cả các tình huống để quy địnhcác biện pháp khuyến khích lao động, sản xuất học tập, tạo

ra môi trường và những điều kiện để hạn chế tối đa nguy cơ

thất nghiệp, thất học, nghèo đói ; mặt khác, pháp luật quy

định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của

các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trong việc giải quyết

những vấn đề nhân đạo của xã hội

2.6 Pháp luật là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát

triển bền vững (sustainable development)

Phát triển bền vững là một phạm trù kinh tế - xã hội Nội dung của khái niệm phát triển bền vững bao hàm cả hai mặt của sự phát triển - Mặt kinh tế và mặt xã hội Trong quá trình vận động và phát triển, hai mặt đó có mối quan hệ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau: Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ tác động làm thay đổi cơ cấu xã hội và là tiền đề

để giải quyết những vấn dé xã hội; đến lượt mình, sự ổn định

và tiến bộ sẽ là cơ sở bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát

triển kinh tế Phát triển bền vững được xác định theo bốn

tiêu chí cơ bản là:

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, liên

tục trong một thời gian dai và trong một không gian rộng.

- Xã hội có sự tiến bộ không ngừng, công bằng xã hội được bảo đảm, mọi người được tự do, bình đẳng, dân chủ;

trật tự và an toàn xã hội được bảo đảm; quan hệ xã hội lành

mạnh, nhân dân có điều kiện để lao động, đi lại, học hành,

Trang 24

chữa bệnh và có điều kiện để hưởng thụ các giá trị văn hoá

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng có hiệuquả, tiết kiệm; môi trường sinh thái được bảo vệ

- Sử dụng công nghệ sạch và có hiệu quả, giảm tiêu thụ

năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác

Phát triển bền vững là ước vọng của mọi dân tộc, mọi quốc gia Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững là

hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện cơ

bản là: Sự ổn định về chính trị - xã hội; sự đầu tư đúng hướng cho phát triển khoa học - công nghệ; trình độ văn

hoá của nhân dân và chất lượng của đội ngũ lao động; sựhoàn thiện của hệ thống pháp luật và ý thức của nhân dân

Trong xã hội hiện đại trong tất cả các quá trình đó đều

cần cần đến sự điều chỉnh của pháp luật Vì vậy, sự hoànthiện của hệ thống pháp luật có giá trị rất quan trọng Xét

trên bình điện chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể

chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền và của

nhà nước, trong đó đường lối chính sách phát triển kinh tế

chiếm vị trí đặc biệt, bảo đảm cho các đường lối chính sách

đó được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội Pháp

luật là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý mọi

mặt đời sống xã hội, đồng thời là là phương tiện để mọi tổ

chức và cá nhân (chủ thể pháp luật) chủ động tham gia vào

các quan hệ xã hội một cách bình đẳng và tự do theo những chuẩn mực chung, vì lợi ích của mình, của tổ chức mình, củanhà nước và xã hội nói chung

Với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội,pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các

quan hệ kinh tế - xã hội nói chung và quan hệ kinh tế nói

Trang 25

riêng Sự tác động và ảnh hưởng của pháp luật thể hiện ở

nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng loại đối tượng

và từng loại quan hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp

luật Nhưng sự biểu hiện cụ thể của sự tác động đó bao giờ

cũng phản ánh trong khuôn mẫu của các hành vi xử sự được

xác định, mà các chủ thể pháp luật phải tuân thủ, chấp hành hoặc lấy làm cơ sở để sử dụng và áp dụng chúng phù hợp với

những điều kiện tương ứng trong hoạt động thực tiễn thường

nhật Đối với tăng trưởng và phát triển, vai trò của pháp luật

thể hiện ở những bình diện: Pháp luật thể chế hoá những

quan điểm, đường lối phát triển kinh tế thành hệ thống quy

phạm, tạo ra cơ sở pháp lý để xác lập, củng cố và định hướng phát triển cho một chế độ kinh tế; tạo ra khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong tất cả các quá trình; tạo lập cơ chế pháp lý để giải quyết các tranh chấp

phát sinh trong sản xuất, kinh doanh, đấu tranh chống cáchiện tượng nảy sinh trong quá trình vận động của nền kinh

tế, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sản xuất và

tiêu dùng; là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề xã hội và

bảo đảm công bằng xã hội

3 Chức năng của pháp luật

Pháp luật có nhiều phương diện hoạt động, nhiều chức

năng, nhưng nhìn một cách khái quát nhất thì pháp luật có

bốn chức năng cơ bản là: Chức năng phản ánh,.chức năng

quy định, chức năng điều chỉnh và chức năng giáo dục

Trang 26

nhu cầu này vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan.

Với chức năng này pháp luật là kết quả nhận thức chủ quancủa con người về những nhu cầu khách quan cần có sự điềucủa pháp luật và là kết quả của các thao tác kỹ thuật pháp lý

đặc thù để làm ra pháp luật Pháp luật luôn chịu sự chi phối

của các yếu tố khách quan và chủ quan Ví dụ, trong lĩnh

vực kinh tế, pháp luật luôn chịu sự chi phối của các yếu tố

kinh tế: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ sở

hữu, cơ cấu kinh tế, tính chất của các quan hệ kinh tế, cácquy luật vận động khách quan của kinh tế, những quan hệ cụ

thể trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối Những

nội dung kinh tế được biểu hiện trong các quan hệ kinh tế cơ

bản, điển hình, phổ biến không những là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời hay sự thay đổi của pháp luật, mà còn

có ý nghĩa quyết định nội dung, tính chất và cơ chế điềuchính pháp luật Tuy nhiên, pháp luật không phản ánh thụđộng kinh tế mà còn có tác động trở lại đối với kinh tế Sự

tác động trở lại của pháp luật có thể diễn ra theo những

hướng khác nhau: Góp phần hoàn thiện cơ chế và hệ thốngkinh tế; đi trước đón đầu; kìm hãm hoặc làm rối loạn hệ

thống kinh tế Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính trị,

văn hoá, xã hội, pháp luật luôn phản ánh bằng phương phápđặc thù của mình các nhu cầu khách quan cần điều chỉnh vàchịu sự tác động mạnh mẽ của các quan điểm, chính sách,

các quy luật vận động và phát triển của chính trị, văn hoá, xã

hội, đồng thời cũng có sự tác động trở lại đối với chính trị,

kinh tế, văn hoá, xã hội Vì vậy, để pháp luật phản ánh đúng

nhu cầu khách quan, thúc đẩy sự phát triển xã hội, thì cần cóđường lối chính sách và quan điểm đúng, phù hợp với điều

kiện và trình độ phát triển của xã hội trong từng thời kỳ và

một đội đội ngũ luật gia giỏi có khả năng nhận thức, phân

Trang 27

tích và mô hình hoá các nhu cầu xã hội cần điều chỉnh thành

pháp luật.

3.2 Chức năng quy định

Quy định (xác lập, ghi nhận) là một trong những chức

nang cơ ban và đặc thù của pháp luật Xuất phát từ nhu cầuthực tiễn của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, thông qua

sự nhận thức chủ quan của người làm luật, những nhu cầu đó

được thể hiện bằng các quy định được cụ thể, rõ ràng và

được bảo vệ bằng quyền lực của nhà nước Các quy định củapháp luật luôn có mục đích và giới hạn nhất định, được coi

là “đai lượng chung”, là khôn mẫu xử xự có tính bắt buộc

chung đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp

luật được điều chỉnh bởi các quy định này Các quy định củapháp luật là nội dung của pháp luật, phần cốt lõi tạo ra giá tri

và uy lực của pháp luật

Với chức năng quy định, pháp luật xác lập những nguyên

tac pháp lý, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, các cơ quan,

tổ chức công quyền, phân định chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của bộ máy nhà nước, các cơ quan, tổ chức và

những người tham gia vào bộ máy đó; quy định nội dung các

quyền tự do, dân chủ của cá nhân; các quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong quan hệ với nhà nước, cơ quan, tổ chức nhà nước, với các chủ thể (tổ chức và cá nhân) khác trong xã

hội; quy định các hình thức, trình tự, thủ tục và cách xử xựtương ứng trong các quan hệ được pháp luật điều chỉnh

Chức năng quy định của pháp luật có quan hệ mật thiết

với chức năng phản ánh của pháp luật, nhưng đó là sự

chuyển hoá các nhu cầu cần phản ánh bằng phương pháp đặc

thù của pháp luật và trong quá trình chuyển hoá đó, chức

năng quy định của pháp luật luôn chịu sự tác động mạnh mẽ

Trang 28

của các yếu tố chính tri, kinh tế, văn hoá, xã hội, đạo đức,

tôn giáo Vì vậy, tính đúng đắn về mục đích của pháp luậtluôn đòi hỏi phải được xem xét trong tương quan với tínhhợp lý và tính khả khi của pháp luật Và chức năng phản ánh

của pháp luật được hiểu trong sự liên hệ với chức năng quy

định phải là sự phản ánh một cách sáng tạo, có cơ sở lý luận

và thực tiễn

Trong xu hướng toàn hội nhập và hợp tác quốc tế, chức

năng quy định của pháp luật còn có một đặc điểm mới đó là phải tiếp nhận, chuyển hoá hoặc hài hoà hoá các quy định

của pháp luật quốc tế (các điều ước và tập quán quốc tế)

Điều này càng đòi hỏi phải có những định hướng, quan điểm

rõ đồng thời phải có trình độ và kỹ thuật pháp lý để thựchiện chức năng quy định của pháp luật

3.3 Chức năng điều chỉnh

Đây là chức năng đặc thù của pháp luật Điều chỉnh pháp

luật là quá trình tác động có tổ chức, mang tính quy phạm

đến các quan hệ xã hội thông qua hành vi của chủ thể nhằm

đạt được những mục đích xác định Khi tác động vào cácquan hệ xã hội, pháp luật một mặt xác lập, bảo vệ và địnhhướng phát triển cho các quan hệ xã hội, bảo vệ các quyền

và tự đo của con người, bảo đảm sự phát triển của xã hội phù

hợp với các quy luật khách quan, mặt khác hạn chế và loại

bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của

xã hội, xâm hại đến lợi ích và quyền tự do của con người.Chức năng điều chỉnh của pháp luật phụ thuộc nhiều vàochức năng phản ánh của nó, vì chỉ trên cơ sở của việc phảnánh đúng các nhu cầu xã hội thành các mô thức, hình mẫuứng xử phù hợp thì hiệu lực của pháp luật mới được phát huy

và sự điều chỉnh pháp luật mới có hiệu quả Tuy nhiên, chức

Trang 29

nang điều chỉnh của pháp luật cũng chỉ có những giới hạnnhất định: Các quan hệ xã hội hết sức phong phú, đa dạng,

phức tạp và luôn phát triển không ngừng, vì vậy pháp luật

chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, điển hình, phổ

biến, chứ không điều chính tất cả các quan hệ xã hội Trên

thực tế, bên cạnh pháp luật, chính trị, đạo đức, tôn giáo,

phong tục tập quán đều có thể là công cụ để điều chỉnh các

quan hệ xã hội nhưng chỉ ở mức độ nhất định Ớ thời đại

ngày nay, điều chỉnh bằng pháp luật là phương pháp điều

chỉnh có hiệu quả nhất, với phạm vi tác động rộng nhất vatrong một thời gian nhanh nhất Đặc biệt trong lĩnh vực kinh

tế, pháp luật là cơ sở bảo đảm cho sự an toàn, tăng trưởng và

phát triển; điều chỉnh pháp luật là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và trong nhiều trường hợp là duy nhất,

chẳng hạn trong lĩnh vực chứng khoán, cạnh tranh

3.4 Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của pháp luật là sự tác động có định

hướng của pháp luật lên chủ thể pháp luật để hình thành ở họ

ý thức pháp luật đúng đắn và thói quen hành động phù hợp

với yêu cầu của pháp luật Hành vi của chủ thể pháp luật vừa

là cơ sở để xác định các quan hệ pháp luật cụ thể, vừa là

mục đích giáo dục dục của pháp luật C Mác viết: “Ngoài

hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đốt với

pháp luật, không phải là đối tượng của no” Chức năng

giáo dục của pháp luật thể hiện ở hai mức độ khác nhau: Ở

mức độ thứ nhất, đó là sự tác động chung của cả hệ thống

pháp luật và thượng tầng chính trị pháp lý nói chung đến

) C Mác - Ph.Ănghen, Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà nội 1995, tr 27-28.

Trang 30

nhận thức của chủ thể pháp luật nhằm hình thành quan niệm

đúng về bản chất, vai trò, giá trị xã hội của pháp luật và tinh

thần pháp luật pháp luật nói chung để chủ thể có được ý thức

tôn trọng và dé cao pháp luật Ở mức độ thứ hai, đó là sự tác

động cụ thể của pháp luật thông qua các phương tiện pháp

luật và các quá trình điều chỉnh pháp luật nhằm giúp cho

chủ thể nhận thức được các yêu cầu cụ thể của pháp luật trong các quan hệ cụ thể cần phải có hành vi ứng xử tương

hợp với quy định của pháp luật

Chức năng giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua

nhiều quá trình: Ban hành văn bản pháp luật, giải thích pháp

luật, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục bằng nhiều hình

thức khác nhau như: Đưa vào chương trình học tập của các

nhà trường; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng; thông qua các hình thức hoạt động đặc thù như hoạt

động của các cơ quan tư pháp, của các luật gia Trong nền

kinh tế thị trường, chức năng giáo dục của pháp luật càng

cần được chú trọng Kết quả giáo dục pháp luật sẽ có tác

động tích cực để tạo ra tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật

và thói quen ứng xử theo pháp luật một cách đúng đắn của

các chủ thể, từ đó có sự thống nhất trong nhận thức và hành

động của đông đảo nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho việc

củng cố trật tự kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và phát triển bền vững.

4 Hình thức (nguồn) của pháp luật

Trong khoa học pháp lý, trong nhiều trường hợp hai thuật

ngữ “hình thức pháp luật” và “nguồn pháp luật” được dùng

với nghĩa tương đồng và có thể thay thế cho nhau Tuynhiên, cần có sự phân biệt vì hai thuật ngữ này có những

Trang 31

khác biệt nhất định Hình thức pháp luật thường được hiểutheo nghĩa chung, gắn với việc luận chứng về lịch sử hình

thành và phát triển của pháp luật và được định nghĩa là: Các phương pháp, cách thức thể hiện (làm luật) của pháp luật

trong lịch sử Theo đó, có ba hình thức cơ bản là tập quán

pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Còn thuật

ngữ “Nguồn pháp luật” thường được dùng với nghĩa cụ thể hơn để trả lời câu hỏi pháp luật được hình thành từ những nguồn nào? Vì vậy, cũng có quan điểm cho rằng, cần phân

biệt hai khái niệm nguồn nội dung của pháp luật và nguồnhình thức của pháp luật, trong đó: Nguồn nội dung của phápluật là các quy phạm pháp luật, được coi là nguồn quan

trọng nhất và nguồn hình thức của pháp luật là phương pháp

và các văn bản mà thông qua đó các quy phạm có thể tồn tại

về mặt pháp lý và trở thành một bộ phận pháp luật thực định

4.1 Tập quán pháp

Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số

tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phản ánh những nhu cầu

cơ bản, điển hình và có tính phổ biến của đời sống cộng

đồng, còn phù hợp với điều kiện cụ thể tại thời điểm đó để

công nhận làm quy tắc xử sự chung và được nhà nước bảo

dam thực hiện Day là hình thức pháp luật xuất hiện sớm

nhất và được sử dụng một cách phổ biến ở các nhà nước chủ

nô và phong kiến Hiện nay, hình thức tập quán pháp vẫn

được dùng trong nhiều nước, nhất là các nước thuộc khối

liên hiệp Anh và các nước chịu ảnh hưởng của pháp luật

Pháp

Tập quán được hình thành bắt đầu từ hành vi của một

hay một số người nhất định, thể hiện một cách ứng xử khi

Trang 32

gặp một tình huống cụ thể, sau đó nó được nhiều người noi

theo, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và trởthành thói quen ứng xử theo cách đó khi gặp phải một tìnhhuống tương tự Tập quán thường hình thành một cách tự

phát, lan toả dần, ít biến đổi và có tính cục bộ, cho nên trong

xã hội hiện đại, càng ngày hình thức hình thức tập quán càng

thu hẹp về phạm vi và mức độ tác động Nhìn chung, cácquốc gia đều có sử dụng hình thức này, nhưng mỗi quốc gialại có cách thức khác nhau Một số nước cho sưu tâm, hệ

thống hoá và công bố chính thức thành các Luật tập quán để

áp dụng Ví dụ, ở nước Pháp, việc sưu tập và hệ thống hoá

các tập quán đã diễn ra một cách phổ biến trong nhiều thế

kỷ và đã hình những luật tập quán nổi tiếng như Luật tập

quán của Paris (coutume de Praris) được xuất bản nam 1510;

Luật tap quán của Normandy, thé ky 13 (được biên soạntrong Grad Céutumier de la Normandie); Luật tập quán củaBritanny Một số nước lại có cách làm khác, ví dụ ở nước

Anh, khi các thẩm phán khi đi xét xử ở các địa phương đã sưu tầm các tập quán để làm cơ sở cho việc xét xử, nhưng sau đó có su so sánh, trao đổi và hình thành nên Common

Law (thông thường pháp) Thông thường pháp được hình

thành từ việc toà án sử dụng các quyết định trước đó của cáctoà án dựa trên các tập quán như những tiền lệ và được giảithích rằng, đó là những tập quán được hình thành từ xa xưa

(có từ năm 1189) Một số nước lại dùng phương pháp

chuyển hoá các tập quán thành nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành chính thức để thực hiện.

Mặc dù ở Việt nam, hình thức tập quán pháp không

được ghi nhận chính thức, nhưng đối với một số tập quán thểhiện truyền thống và đạo đức dân tộc, có tác dụng tốt trong

Trang 33

đời sống cộng đồng vẫn được thừa nhận để chuyển hoá thành các quy phạm pháp luật và để phát huy tính tích cực

của các tập quán đó Điều 14 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt nam đã ghi một nguyên tắc về áp

dụng tập quán: "Trong trường hợp pháp luật không quy định

và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán

hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được

trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật nay“.

4.2 Tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp là hình thức thừa nhận các quyết định của

toà án khi xét xử những vụ việc cụ thể mà chưa có pháp luật quy định hoặc pháp luật quy định chưa rõ ràng, đầy đủ để

làm cơ sở cho việc áp dụng đối với các vụ việc tương tự Vì

vậy, hình thức này còn được gọi là phương pháp án lệ Hình

thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được

sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nayvẫn chiếm vị trí quan trọng và được coi là một trong những

nguồn bổ sung quan trọng vào hệ thống pháp luật thực định

của nhiều nước

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơquan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động xét xử của các toà

án, cho nên bên cạnh ưu điểm cũng có những nhược điểm là

nó dé tạo ra sự tùy tiện, lạm quyền của toa án Vì lý do đó,

một số nước có quy định khá chặt chẽ trong việc sử dụng

hình thức án lệ Ví dụ, ở Pháp, các quyết định của toà án chỉ

có thể trở thành án lệ nếu có sự chấp thuận của các toà án tối

cao (Tham chính viện, Toà phá án, Toà giải quyết tranh chấp

thẩm quyền và Hội đồng bảo hiến) Ngoài ra, các nước đều

chú trọng đến cách thức hệ thống hoá và công bố án lệ để

Trang 34

việc sử dụng được chặt chẽ và thống nhất.

Ở Việt nam, hình thức tiền lệ pháp chưa được ghi nhận

chính thức Tuy nhiên, trên thực tế trong một số trường hợpkhi chưa có pháp luật quy định hoặc pháp luật quy định

không rõ ràng thì việc Toà án nhân dân tối cao tổ chức

nghiên cứu và tổng kết thực tiễn đối với những vụ việc có

tính mới và có sự hướng dẫn và chỉ đạo các toà án cấp dưới

áp dụng để xét xử thống nhất là một trong những phương

pháp tích cực và có nhiều ý nghĩa

4.3 Văn bản quy phạm pháp luật

Là hình thức pháp luật tiến tiến và phổ biến nhất trong

các quốc gia đương đại Văn bản quy phạm pháp luật là văn

bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó

quy định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọingười) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội Các

văn bản pháp luật luôn hình thành một hệ thống và giữa

chúng có quan hệ thứ bậc, không ngang bằng nhau về giá trị

và hiệu lực pháp lý Điều này xuất phát từ sự khác nhau về

thẩm quyền của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm

pháp luật, mức độ bao quát và tầm quan trọng của các quy

phạm được thể hiện trong mỗi loại văn bản pháp luật Từ

tính chất này mà hình thức, thủ tục ban hành và tên gọi của

các văn bản này cũng rất khác nhau nhằm phản ánh đúng

thẩm quyền, nội dung và tiện cho việc nghiên cứu, tìm hiểu

và áp dụng.

Trong đa số các nước hiện nay, các văn bản quy phạm

pháp luật gồm có Hiến pháp, các văn bản luật và các văn bản

dưới luật Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất,tiếp sau là các luật, bộ luật và cuối cùng là các văn bản dưới

Trang 35

luật Ở mỗi nước, có những quy định riêng về tên gọi, hiệu

lực pháp lý, thẩm quyền và trình tự thủ tục ban hành của mỗiloại văn bản quy phạm pháp luật Nhìn chung, trong đa số

các quốc gia trên thế giới, hiến pháp được coi là văn bản quy

phạm pháp luật tối cao Tất cả các văn bản pháp luật khácđèu phải phù hợp với hiến pháp Hiến pháp có thể đượcthông qua bảng các phương pháp: Do quốc hội thông qua,

toàn dân thông qua hiến pháp, quốc hội thông qua hiến pháp

trên cơ sở trưng cầu dân ý Do vị trí và tính chất đặc biệt của

hiến pháp, việc sửa đổi hiến pháp cũng được quy định hết

sức chặt chẽ Các van bản luật giữ vai trò “xương sống” của

hệ thống pháp luật mỗi nước, vì vậy thẩm quyền ban hành

luật thường được quy định cho quốc hội với tư cách là cơ

quan đại diện cho quyền lực của nhân dân Trong một sốtrường hợp, đối với các đạo luật quan trọng có thể thực hiện

bằng hình thức trưng cầu dân ý để thông qua Hình thức và trình tự, thủ tục ban hành và sửa đổi luật cũng được quy định

rất chặt chẽ Các văn bản dưới luật rất phong phú và nhiềuloại và do nhiều cơ quan ban hành, tuỳ theo sự quy định củapháp luật mỗi nước

Ở Việt nam, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở

Việt Nam bao gồm nhiều loại và theo thứ bậc (sẽ được trình

bày cụ thể ở phần sau).

Từ sự phân tích trên về hình thức pháp luật, nếu dùngkhái niệm nguồn pháp luật, thì nguồn cơ bản của pháp luậtbao gồm: Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạmdưới luật, các tập quán và án lệ Việc sử dụng các nguồn

pháp luật cụ thể nói trên tuỳ thuộc vào quan điểm và các

quy định cụ thể của pháp luật mỗi nước Ngoài ra, các điều

Trang 36

ước quốc tế và tập quán quốc tế cũng là những nguồn của

pháp luật mỗi nước Tuy nhiên, giá trị của các điều ước và

tập quán quốc tế được xác định cụ thể theo quy định của mỗi nước và tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà mỗi nước có thể

có cách riêng của mình trong việc sử dụng các nguồn này như tiếp nhận, chuyển hoá hay hài hoà hoá.

5 Hiệu lực của pháp luật

Pháp luật là một hiện tượng đặc biệt không phải chỉ bởinhững thuộc tính đặc thù mà còn bởi phương thức tồn tại,

vận động phát triển của pháp luật trong không gian, theo thời gian và sự tác động của nó tới các đối tượng điều chính

trong những giới hạn của không gian và thời gian đó Cũngchính từ đây mà hiệu lực của pháp luật cũng được xác địnhtrên ba bình diện: Hiệu lực trong không gian; hiệu lực vềthời gian và hiệu lực đối với đối tượng pháp luật

5.1 Hiệu lực trong không gian

Pháp luật luôn tồn tại và biến đổi trong một không gian

nhất định Giữa pháp luật và không gian có mối liên hệ mậtthiết với nhau Mối liên hệ đó phản ánh tính độc lập tươngđối của pháp luật: Một mặt, tính không gian của pháp luật

được quy định bởi các yếu tố: Chủ quyền quốc gia được giới

hạn bởi biên giới quốc gia mà pháp luật là hiện tượng mang

quyền lực (chủ quyền) quốc gia; cơ sở tư tưởng, quan điểm,

nguyên tắc pháp luật được lựa chọn để xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia; trình độ phát triển và những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia và những đặc điểm riêng

thể hiện trong những khu vưc địa lý khác nhau của mỗi

vùng, miền trong quốc gai đó Mặt khác, pháp luật quy định

và điều chỉnh không gian: Quy hoạch lãnh thổ; quy định

Trang 37

phạm vị áp dụng quy phạm pháp luật cho các khu vực cụ

thể; xác định nơi thực hiện những quyền và nghĩa vu pháp lý

(quyền thừa kế, quyền bầu cử ), xác định nơi thực hiện

những thủ tục, thẩm quyền giải quyết những tranh chấp

Xét ở độ cụ thể, hiệu lực của pháp luật được biểu hiện cụ

thể thông qua hiệu lực của từng văn bản quy phạm pháp luật.

Giới hạn tác động theo không gian của văn bản quy phạm

pháp luật được xác định theo lãnh thổ quốc gia, một vùng

hay một địa phương nhất định Một văn bản có hiệu lực trên

một pham vi lãnh thổ rộng hay hẹp phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như thầm quyền của co quan ban hành ra nó, tính chất,

mục đích và nội dung được thể hiện cụ thể trong văn bản đó.

Hiệu lực trong không gian của văn bản quy phạm phápluật được xác định theo hai cách cơ bản: ghi rõ trong vănbản và không ghi rõ trong văn bản Những văn bản trong đó

có điều khoản xác định hiệu lực về không gian, thì chúng sẽphát huy hiệu lực trong phạm vi đã được xác định đó Đốivới những văn bản không có điều khoản đó thì phải dựa vào

thẩm quyền và nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật để xác định hiệu lực Nhìn chung, những văn bản do các

cơ quan trung ương ban hành, nếu không xác định rõ giớihạn hiệu lực về không gian, thì mặc nhiên chúng có hiệu lực

trên toàn lãnh thổ quốc gia Tuy nhiên, cần tính đến mặt thứ

hai là nội dung cụ thể của văn bản Ví dụ, văn bản do Quốc

hội, hay Chính phủ ban hành để điều chỉnh một số quan hệ ở miền núi, hải đảo thì dù không có điều khoản xác định hiệu lực về không gian vẫn có thể xác định được giới hạn

hiệu lực đó

Nhìn chung phần lớn các văn bản do Quốc hội, Ủy ban

Trang 38

thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành đều có hiệu lực

trên phạm vi toàn quốc, trừ một số văn bản cụ thể cần xem xét nội dung để xác định hiệu lực của chúng Các văn bản do

Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp ban hành chỉ

có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của các

cơ quan đó.

5.2 Hiệu lực về thời gian

Pháp luật là hiện tượng sống động và luôn biến chuyển

cùng thời gian Pháp luật không phải là vĩnh cửu mà tồn tại

một cách hữu hạn Giữa pháp luật và thời gian có mối quan

hệ mật thiết Một mặt, pháp luật luôn chịu ảnh hưởng của

thời gian và thời gian đòi hỏi pháp luật phải thể hiện thành những quy phạm cụ thể: Thời điểm phát sinh, tồn tại hay

chấm dứt hiệu lực của một hay nhiều quy phạm pháp luật

Thời gian là yếu tố không thể thiếu của pháp luật Mặt khác,

pháp luật lại quy định và điều chỉnh thời gian: Quy định thờigian phát sinh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ; quy định thời

hạn được hay không được tiến hành các thủ tục, hoạt động

Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật

được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt

sự tác động của văn bản đó Hiệu lực về thời gian của pháp

luật bao gồm các nội dung: Thời điểm phát sinh (có) hiệu lực, thời điểm chấm dứt (hết) hiệu lực, hiệu lực hồi tố (hiệu

lực trở về trước) và hiệu lực bị ngưng

- Thời điểm phát sinh (có) hiệu lực của các văn bản quy

phạm pháp luật thường được thể hiện theo hai cách: Ghi rõ

và không ghi rõ trong văn bản thời điểm phát sinh hiệu lực

Đối với những văn bản, trong đó có điều khoản ghi rõ thời

điểm phát sinh hiệu lực thì việc áp dụng vào thực tế có

Trang 39

những điều kiện thuận lợi Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều

kiện cụ thể mà trong đó mỗi văn bản quy phạm pháp luật sẽ

phát huy vai trò của mình, người làm luật sẽ dự liệu và ấn

định thời điểm phát sinh hiệu lực của nó.

Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa

đổi) của Việt nam quy định:

1 Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật không

quy định rõ thời điểm hiệu lực của văn bản đó, thì thời điểm

có hiệu lực của văn bản được xác định như sau:

a) Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban

thường vụ Quốc hội có hiệu lực 30 ngày, kể từ ngày công bd;

b) Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà

nước khác ở trung ương có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày

đăng Công báo

2 Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy

định rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản, thì việc quy định

thời điểm có hiệu lực của văn bản được xác định như sau:

a) Ngày có hiệu lực cua văn bản phải được xác định theo

các thời điểm được quy định tại Khoản I Điều này Trong

trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện

pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp thì có thể quy định

hiệu lực sớm hơn;

b) Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật cần phải được hướng dẫn thi hành, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong các tang lớp nhân dân thì việc quy định ngày có hiệu lực của văn bản có thể muộn hơn thời điểm có hiệu lực

được quy định tại Khoản I Điều này

Trong thực tiễn pháp lý, đã có không ít văn bản quy

Trang 40

phạm pháp luật, thời gian phát sinh hiệu lực được quy địnhmuộn hơn Ví dụ, Bộ luật hình sự 1999 được Quốc hội thôngqua ngày 21/12/1999 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X,nhưng đến ngày 01/7/2000 nó mới phat sinh hiệu lực.

- Thời điểm chấm dứt (hết) hiệu lực của văn bản quy

phạm pháp luật cũng được xác định theo hai cách: Nếu trong

văn bản đã ghi rõ thời hạn hiệu lực, thì đến thời điểm đã

được xác định đó, văn bản sẽ chấm dứt hiệu lực của mình

Đối với các văn bản không có điều khoản xác định rõ điều

đó thì nó chỉ chấm dứt hiệu hiệu lực (hết hiệu lực) toàn bộhay một phần khi có một văn bản mới thay thế nó, hoặc có

một số quy phạm mới được ban hành để thay thế một bộ

phận quy phạm của nó

Điều 9, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa

đổi) quy định:

1 Văn bản pháp luật chi được sửa đối, bổ sung, thay thế

hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luật do chính

cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ

việc thi hành, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền.

Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ

việc thi hành văn bản khác phải xác định ré tên văn bản,điều, khoản của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi

bỏ hoặc đình việc thi hành

Văn bản quy phạm pháp luật khi chưa được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc

đình chi thi hành thi vẫn còn nguyên hiệu lực và phải duoc

nghiêm chỉnh thi hành

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w