1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam

83 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích BCTC Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Azoom Home Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Diệp Linh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Nga
Trường học Học viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 596,79 KB

Cấu trúc

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Nghiệp vụ thực tập (12)
  • 5. Kết cấu chuyên đề (12)
  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP.... 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam (14)
    • 1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại (15)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự (16)
    • 1.4. Khái quát một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty (17)
    • 1.5. Vị trí thực tập (18)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AZOOM HOME VIỆT NAM (20)
    • 2.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (20)
      • 2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô trong nước (20)
      • 2.1.2. Phân tích môi trường ngành (23)
      • 2.1.3. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (25)
    • 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (27)
    • 2.3. Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán 24 1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản (35)
      • 2.3.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn (40)
      • 2.3.3. Phân tích các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán (46)
    • 2.4. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ (52)
    • 2.5. Phân tích các tỷ số tài chính (57)
      • 2.5.1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản (57)
      • 2.5.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn (61)
      • 2.5.3. Phân tích cơ cấu tài chính (63)
      • 2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời (64)
    • 2.6. Đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại (69)
      • 2.6.1. Những kết quả đạt được (69)
      • 2.6.2. Những hạn chế (70)
      • 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế (71)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG (74)
    • 3.1. Mục tiêu và phương hướng cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam (74)
      • 3.1.1. Mục tiêu (74)
      • 3.1.2. Phương hướng (74)
    • 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam (75)
      • 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (75)
      • 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu (76)
      • 3.2.3. Cải thiện công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất (77)
      • 3.2.4. Cải thiện khả năng thanh toán (77)
      • 3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn (78)
    • 3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp (79)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp: “Phân tích báo cáo tài chính nhằm cảithiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom HomeViệt Nam” là công trình

Nghiệp vụ thực tập

Trong thời gian thực tập theo kế hoạch của Học viện Ngân Hàng, em tham gia thực tập tại phòng Hành chính - kế toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam Tại đơn vị thực tập, em được tìm hiểu các nội dung liên quan đến việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, lập và phân tích BCTC của doanh nghiệp.

Từ cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn của công tác phân tích BCTC tại công ty em nhận thấy được công tác quản lý chi phí, tài sản của công ty còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục Em đã đưa ra các phân tích về tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

Kết cấu chuyên đề

Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập và vị trí thực tập

Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam

Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam.

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (Mã ngành: 7110)

Chi tiết về ngành nghề kinh doanh:

- Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất thủy văn công trình.

- Thiết kế quy hoạch xây dựng; kiến trúc công trình nội - ngoại thất công trình; cảnh quan; kết cấu công trình; điện - cơ điện công trình; cấp - thoát nước; thông gió - cấp thoát nhiệt; mạng thông tin - liên lạc trong công trình xây dựng; hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, khí thải; phòng cháy – chữa cháy.

- Giám sát xây dựng và hoàn thiện, giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình, giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.

- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng.

- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam hiện nay bao gồm:

Ban điều hành công ty: Ông Đỗ Quốc Long - Chức vụ: Giám đốc công ty

Nhiệm vụ: Là người đại diện pháp luật của công ty, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan tới việc phát triển và duy trì công ty Giám đốc có vai trò quyết định đến tình hình của doanh nghiệp, là người đưa ra

Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2020-2022

Doanh thu thuầnLợi nhuận sau thuếTổng tài sản/nguồn vốn các quyết định về đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phát triển và quảng bá sản phẩm, phân phối nguồn lực… của công ty.

Các phòng ban chức năng:

- Phòng hành chính - kế toán: Là một bộ phận quan trọng trong công tác tổ chức doanh nghiệp Chức năng của phòng bao gồm: quản lý hạch toán, xử lý số liệu tài chính, chuẩn hóa quy trình kế toán, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểm soát nội bộ, từ đó tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty để đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả nhất và thực hiện các công việc khác theo sự điều hành của Giám đốc.

- Phòng tư vấn - thiết kế: Là đội ngũ kinh doanh chính của công ty Nhiệm vụ chính của phòng tư vấn - thiết kế bao gồm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ về thiết kế kiến trúc,nội thất tùy theo đặc tính của từng công trình và yêu cầu của khách hàng, thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thi công…

Khái quát một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty

Hình 1.2 Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2020 – 2022

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động vào đúng khoảng thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ, nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan khi lợi nhuận sau thuế trong suốt giai đoạn 2020-2022 đều âm, doanh thu so với tổng nguồn vốn cũng đang ở mức thấp Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của Covid-19 khiến nền kinh tế gặp khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và một phần khác do công ty mới thành lập, chưa có chỗ đứng trên thị trường, tệp khách hàng chưa nhiều và đang còn phải bỏ ra nhiều chi phí đầu tư cho việc kinh doanh Sự biến động của doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản/nguồn vốn trong giai đoạn 2020-2022 đều không nhiều, chủ yếu giảm nhẹ vào năm 2021 do tác động mạnh của đại dịch và có dấu hiệu hồi phục trở lại vào năm2022 Kết quả kinh doanh không tốt cùng với tình hình biến động của các chỉ tiêu không ổn định là dấu hiệu cho thấy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý của công ty Điều này dẫn đến việc phân tích BCTC để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra các giải pháp giúp công ty cải thiện tình hình tài chính là yêu cầu rất cần thiết, cần được triển khai sớm.

Vị trí thực tập

Tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam, em được sắp xếp tham gia hoạt động và làm việc tại phòng Hành chính - Kế toán, vị trí được phân công là thực tập sinh kế toán Được tham gia trực tiếp vào các công việc của một kế toán viên như:

- Hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ của kế toán, bao gồm: kiểm tra chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí, khấu hao, tài sản cố định và báo cáo thuế;

- Hỗ trợ theo dõi và quản lý các tài khoản ngân hàng, thực hiện giao dịch với ngân hàng.

- Hỗ trợ quản lý hồ sơ, lập báo cáo kế toán theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết theo yêu cầu của cán bộ quản lý.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của phòng Hành chính – Kế toán theo phân công.

Sau quá trình thực tập, em đã học hỏi thêm nhiều kiến thức về nghiệp vụ và kĩ năng làm việc Công việc giúp em rèn luyện được sự cẩn thận, tỉ mỉ và có cơ hội được áp dụng những kiến thức đã học 4 năm tại Học viện Ngân hàng vào thực tế, từ đó mở ra cho bản thân nhiều cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Và điều em cảm thấy có giá trị nhất mà em đạt được trong thời gian trải nghiệm này đó chính là nắm được quy trình hạch toán các nghiệp vụ diễn ra hằng ngày trong doanh nghiệp, học được cách lập và phân tích BCTC.

Em cũng tự nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình em thực tập Về thuận lợi, nhờ vào kiến thức được học hỏi tích lũy trên Học viện em cảm thấy mình tiếp xúc với các số liệu tại doanh nghiệp dễ dàng hơn, vị trí thực tập đúng với chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng mà em theo nên cũng dễ dàng hơn khi đọc hiểu chỉ tiêu trên BCTC, quy trình hạch toán hay phân tích BCTC,

Về khó khăn, công việc kế toán là trải nghiệm thực tế và phức tạp hơn những gì em đã được học, cho nên trong quá trình thực tập phải tham gia vào quy trình xử lý hồ sơ vô cùng nhiều giai đoạn, sự luân chuyển và kết hợp giữa các phòng nghiệp vụ, làm em thấy khó nhớ rõ các bước và không theo kịp Thêm nữa vì thực tập tại phòng, phải làm việc với các khách hàng, doanh nghiệp lớn nhỏ, từ những chi tiết nhỏ đều phải cẩn thận và khéo léo, nhưng với kinh nghiệm còn ít ỏi và có phần còn nóng vội nên đôi khi việc tiếp nhận thông tin và xử lý còn chưa được tốt.

Trên đây là, những khó khăn, thuận lợi cũng như những gì mà em đã đạt được khi thực tập tại phòng Hành chính – Kế toán Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI AZOOM HOME VIỆT NAM

Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Để có một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính, chúng ta còn cần phải đánh giá khái quát môi trường vĩ mô, môi trường ngành và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô trong nước

Theo mô hình PEST, môi trường vĩ mô sẽ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố:

Chính trị - Pháp luật, Kinh tế, Văn hóa xã hội và Khoa học công nghệ Đây là 4 yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung, đến ngành và từng doanh nghiệp nói riêng. a Về yếu tố Chính trị - Pháp luật

Về yếu tố Chính trị: Từ xưa đến nay Việt Nam luôn được biết đến là một đất nước an toàn, yêu chuộng hòa bình với nền chính trị ổn định Trong đại dịch Covid- 19 vừa qua Việt Nam đã trở thành hình mẫu trong công tác phòng, chống dịch với sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Chính phủ Nhờ những chiến dịch ngoại giao vaccine cùng các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua đại dịch và trở lại trạng thái bình thường mới Môi trường chính trị ổn định, hòa bình, không có chiến tranh cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền là nền tảng cơ bản thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển của ngành xây dựng, của các doanh nghiệp trong ngành nói riêng.

Về yếu tố pháp luật: Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, có những thay đổi kịp thời trong các chính sách, bộ luật để hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh tốt nhất Có thể kể đến một số quy định tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành xây dựng cũng như môi trường kinh doanh thuận lợi của Công ty Azoom Home như sau:

- Bộ Xây dựng trong năm 2018 đã bãi bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà (bãi bỏ 41,3% thủ tục), giúp rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng, giúp doanh nghiệp sớm đưa công trình vào thi công xây dựng, giảm bớt chi phí phải trả theo quyết định số 1155/QĐ-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2018.

- Về Chính sách thuế, theo Thông tư 78/2014/TT-BTC Điều 11, thuế suất thu nhập doanh nghiệp đối với ngành Đầu tư Xây dựng đã được giảm từ 25% (năm 2013) xuống còn 20% (năm 2014 đến nay), cho thấy sự ủng hộ tích cực của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, tạo thêm điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp ngành xây dựng thành lập và phát triển.

- Bộ Xây dựng đã tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ "Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến vận dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050" Nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành xây dựng phát triển.

Những quy định trên sẽ là bàn đạp cho sự phát triển ngành xây dựng nói chung và phát triển nhà ở nói riêng tại Hà Nội - nguồn cung chủ yếu cho dịch vụ tư vấn và thiết kế nhà ở của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam. b Về yếu tố Kinh tế

Năm 2023, phát triển kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh bất lợi sau đại dịch Covid-19 Tuy vậy, Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng đáng trân trọng khi tốc độ tăng trưởng GDP trong 9 tháng năm 2023 đạt 4,24% và dự báo cả năm tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,8% cao nhất khu vực Đông Nam Á (theo ADB dự báo tháng 9/2023) Sự hồi phục của nền kinh tế sẽ là động lực để các doanh nghiệp lấy lại đà phát triển.

Ngày 16/06/2023, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi (loại tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng về mức 4,75%/năm) và lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền VNĐ đối với 5 nhóm ngành lĩnh vực: doanh nghiệp nhỏ và vừa; xuất khẩu; lĩnh vực nông nghiệp & nông thôn; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao về mức 4%/năm nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các nhóm ngành vượt qua những khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19.

Việc kinh tế dần hồi phục cũng dẫn đến nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở và dự án kinh doanh có thể tăng cao Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách, đến nay cả nước đã thực hiện giải ngân được trên 6.200 tỷ đồng cho khoảng 15.000 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê mua Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế nói chung cùng với những chính sách hỗ trợ sẽ góp phần thúc đẩy ngành xây dựng nói chung và những doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ cho ngành xây dựng nói riêng như Công ty Azoom Home phục hồi, phát triển. c Về yếu tố Văn hóa - Xã hội

Tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo sự phát triển của ngành xây dựng Dân số tăng khiến cho nhu cầu về nhà ở cũng như các công trình công cộng tăng theo.

Ngoài ra, nhu cầu thẩm mỹ về cách sống, sinh hoạt của người dân ngày một gia tăng, nhất là trong bối cảnh hội nhập thế giới như bây giờ Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn kiến trúc như Azoom Home khi nguồn cung khách hàng đang có xu hướng ngày càng tăng Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu đối với thiết kế công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình nhà ở cũng cao hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn, đòi hỏi công ty cần có bộ phận kiến trúc sư chuyên nghiệp, nắm bắt được thị hiếu của xã hội để cho ra được những sản phẩm tốt nhất. d Về yếu tố Khoa học công nghệ

Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các ứng dụng của khoa học công nghệ, AI được công ty áp dụng nhằm tăng năng suất và hiệu quả làm việc,giúp cho những bản thiết kế có sự chính xác cao hơn Một số phần mềm thiết kế nhà ở phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Sweet Home 3D, SketchUp, Super HomeSuite, Autodesk 3Ds Max, Revit… Sự phát triển của khoa học công nghệ đối với

Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Việc đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam được thực hiện dựa trên phân tích số liệu của báo cáoKQHĐKD của công ty giai đoạn 2020-2022 Thông qua đó, ta sẽ nắm được tình hình phân bổ nguồn vốn trong việc sử dụng tài sản cũng như khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Bảng 2.2 Xu hướng biến động của các chỉ tiêu trên BCKQKD giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu Năm 2020 %/DTT Năm 2021 %/DTT So sánh 2021/2020 Năm 2022 %/DTT So sánh 2022/2021

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.180.127.942 100% 4.135.778.865 100% -44.349.077 -1,06% 4.267.654.247 100% 131.875.382 3,19%

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính - - - -

Trong đó: Chi phí 21.709.323 0,52% 14.561.405 0,35% -7.147.918 -32,93% 18.428.838 0,43% 3.867.433 26,56% lãi vay

Chi phí quản lý kinh doanh 597.542.577 14,29% 589.102.889 14,24% -8.439.688 -1,41% 479.676.961 11,24% -109.425.928 -18,58%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -511.178.661 -12,23% -540.438.528 -13,07% -29.259.867 -5,72% -457.574.368 -10,72% 82.864.160 -15,33%

Lợi nhuận sau thuế TNDN -511.178.661 -12,23% -540.438.528 -13,07% -29.259.867 -5,72% -457.574.368 -10,72% 82.864.160 -15,33%

(Nguồn: BCKQKD của công ty giai đoạn 2020-2022)

(Nguồn: Tự tổng hợp) a Về tình hình doanh thu

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam được thành lập tháng 6 năm 2019 thì đến cuối năm 2019 đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam Giai đoạn 2020-2022 công ty hoạt động trong tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng nên tình hình kết quả hoạt động kinh doanh nhìn chung không tốt.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 đạt 4.180.127.942 VNĐ, năm 2021 đạt 4.135.778.865 VNĐ giảm nhẹ 44.349.077 VNĐ tương ứng với 1,06% nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Năm 2021 tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng ước đạt 5,9-6,1% tăng 0,2-0,5% so với năm 2020 tuy nhiên phần lớn vẫn tập trung ở mảng xây dựng công tức tập trung cho các dự án công, dự án nhà ở xã hội trong khi đó mảng nhà ở vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục do người dân chịu ảnh hưởng kinh tế nặng nề bởi đại dịch dẫn đến nhu cầu về mua nhà ở, thiết kế nhà vẫn giảm mạnh Nhận thức được vấn đề quan trọng này, Azoom Home đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy doanh thu như: nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cường chiết khấu thanh toán với khách hàng, mở rộng thêm phạm vi hoạt động sang mảng thiết kế các quán cafe, quán giải trí…để giảm bớt sự

Hình 2.1.Biểu đồ xu hướng biến động của một số chỉ tiêu trên BCKQHĐKD giai đoạn 2020-2022

Giá vốn hàng bán Lợi nhuận trước thuế phụ thuộc của doanh thu vào mảng nhà ở Bên cạnh đó, nhu cầu về xây dựng thiết kế ngày càng tăng cao, nhu cầu về mặt thẩm mỹ cũng nhiều hơn cùng với việc đã hoạt động trên thị trường được hơn một năm và đã có những mối quan hệ khách hàng thân thiết đã là một điểm cộng giúp cho Azoom Home vẫn duy trì được doanh thu với mức giảm không đáng kể.

Sang đến năm 2022, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, doanh thu của Azoom Home đã có tín hiệu tích cực hơn Cụ thể doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 đạt 4.267.654.247 VNĐ tăng 131.875.383 VNĐ so với năm 2021 tương ứng với mức tăng 3,19% Nguyên nhân chủ yếu do ngành xây dựng đã có những sự phục hồi đáng kể Cụ thể, năm 2022 ngành xây dựng đạt mức 8-8,5%, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7% tăng 1,2% so với năm 2021 Đời sống của người dân cũng đã có những chuyển biến tích cực hơn, góp phần gia tăng nhu cầu về nhà ở nói chung và thiết kế nhà ở nói riêng Việc dỡ bỏ các hàng rào giãn cách, người dân trở lại với nhịp sống bình thường cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ về vui chơi, ăn uống, giải trí phát triển trong đó nổi lên gần đây là trào lưu về các quán cafe có view check-in đẹp Những dấu hiệu tích cực từ nguồn cầu cộng với việc vẫn tiếp tục duy trì những chính sách ưu đãi, những chiến lược kinh doanh phù hợp đã giúp cho doanh thu của Azoom Home có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

Các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh chứng tỏ công ty đã có những sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn được thị hiếu, yêu cầu của khách hàng Trong tương lai, công ty cần tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm tốt để có thể nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Công ty không có doanh thu từ hoạt động tài chính do chỉ mới là một doanh nghiệp nhỏ, hiện tại đang tập trung nguồn lực chú trọng phát triển ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn thiết kế, chưa có thêm các hoạt động đầu tư tài chính để mang lại lợi nhuận Trong tương lai, khi hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định và đạt được những thành tựu nhất định, công ty có thể mở rộng thêm các hoạt động về đầu tư tài chính như: cho vay, đầu tư trái phiếu… để đa dạng các hoạt động kinh doanh và gia tăng thêm thu nhập.

Công ty cũng không có thu nhập khác do chưa có các hoạt động về chuyển nhượng vốn, thanh lý, nhượng bán tài sản. b Về tình hình chi phí

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại chi phí hình thành nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng giảm theo chiều tỷ lệ thuận với doanh thu.

Tương đương với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ trong giai đoạn 2020-2021, giá vốn hàng bán cũng giảm nhẹ tại thời điểm này Cụ thể giá vốn giảm từ 4.017.686.736 VNĐ xuống 4.015.674.698 VNĐ từ năm 2020 đến 2021 tức giảm 2.012.038 VNĐ tương ứng với 0,05% Tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu bán hàng là 1,06% Nguyên nhân chủ yếu vẫn do tác động của Covid-19, doanh thu giảm do nhu cầu của người dân giảm nhưng giá vốn hàng bán so với năm trước vẫn tăng nhẹ do công ty phải đầu tư thêm các phần mềm để phục vụ cho việc thiết kế, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Năm 2022 tương ứng với mức tăng 3,19% của doanh thu, giá vốn hàng bán tăng nhẹ 151.690.544 VNĐ từ 4.015.674.698 VNĐ lên 4.167.365.242 VNĐ tương đương với mức tăng 3,78% Sang đến năm 2022, doanh nghiệp đang có sự phục hồi dần theo sự phục hồi của nền kinh tế, do đã có những nền tảng về thiết bị, phần mềm từ những năm trước nên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2022 thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu Đây là tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính của doanh nghiệp chỉ bao gồm chi phí lãi vay nguyên nhân là do công ty mới thành lập vào năm 2019, giai đoạn 2019-2022 còn phải vay nợ nhiều để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển Hơn thế nữa trong khoảng thời gian sau đại dịch Covid-19, Nhà nước đã có những chính sách hạ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện phục hồi sau đại dịch.

Một chi phí nữa chiếm tỷ trọng khá cao bên cạnh giá vốn hàng bán là chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.

Nhìn chung chi phí quản lý kinh doanh trong giai đoạn 2020-2022 có xu hướng giảm dần Cụ thể, năm 2021 chi phí QLKD là 589.102.889 VNĐ giảm 8.439.688 VNĐ so với năm 2020 tương ứng với 1,41%; năm 2022 chi phí QLKD là 479.676.961 VNĐ giảm 109.425.928 VNĐ so với năm 2021 tương ứng với 18,58% Do đó tỷ lệ CPQLKD/DTT qua các năm có xu hướng giảm dần từ 14,29% năm 2020 xuống 14,24% năm 2021 và 11,24% năm 2022 cho thấy công tác quản lý chi phí ở khâu quản lý kinh doanh tuy vẫn còn nhiều hạn chế và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi phí nhưng ngày càng có diễn biến tích cực, có hiệu quả hơn.

Nguyên nhân chủ yếu do việc áp dụng khoa học công nghệ trong thiết kế thi công giúp gia tăng năng suất và hiệu quả lao động, nhờ vậy mà công ty đã cắt giảm bớt được một số nhân sự vừa giúp giảm được chi phí nhân công vừa đảm bảo hiệu suất làm việc.

Khoản mục chi phí khác của doanh nghiệp đến từ một số khoản nộp phạt cho Nhà nước và một số chi phí khác không phát sinh thường xuyên trong doanh nghiệp Về mặt số lượng, chi phí khác có xu hướng tăng dần qua các năm từ 54.367.967 VNĐ năm 2020 lên 56.878.401 VNĐ năm 2021 và 59.757.574 VNĐ vào năm 2022 tương ứng với tỷ lệ Chi phí khác/Doanh thu thuần tăng từ 1,3% lên 1,38% năm 2021 và 1,4% năm 2022 Đây là một tín hiệu không tốt, công ty nên có những biện pháp xử lý kịp thời, nộp các khoản phí cho Nhà nước đúng hạn để không làm phát sinh một số chi phí không đáng có. c Về tình hình lợi nhuận

Phân tích tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán 24 1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

2.3.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Sự biến động tài sản của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại AzoomHome Việt Nam được tổng hợp và tính toán như bảng sau:

Bảng 2.3: Xu hướng biến động của tài sản giai đoạn 2020-2022

Giá trị %/TS Giá trị %/TS Giá trị %/TS

I Tiền và các khoản tương đương tiền 308.298.946 3,89% 488.488.986 6,45% 58,45% 556.576.857 7,19% 13,94%

II Các khoản đầu tư tài chính - - - -

III Các khoản phải thu 7.286.462.035 91,91% 6.791.137.127 89,71% -6,80% 6.916.930.468 89,41% 1,85%

1 Phải thu của khách hàng 6.624.249.934 83,56% 5.985.973.925 79,08% -9,64% 5.887.857.356 76,11% -1,64%

2 Trả trước cho người bán 523.132.212 6,60% 647.246.284 8,55% 23,73% 864.536.524 11,18% 33,57%

3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - -

4 Các khoản phải thu khác 139.079.889 1,75% 157.916.918 2,09% 13,54% 164.536.588 2,13% 4,19%

5 Tài sản thiếu chờ xử lý - - - -

6 Dự phòng phải thu khó đòi - - - -

2 Dự phòng giảm giá, hàng tồn kho - - - -

- Giá trị hao mòn luỹ kế (40.128.031) -0,51% (80.256.062) -1,06% 100,00% (120.384.093) -1,56% 50,00%

VI Bất động sản đầu tư - - - -

VII Xây dựng cơ bản dở dang - - - -

1 Thuế GTGT được khấu trừ

Về tổng quát, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản, giai đoạn 2020-2022 tài sản ngắn hạn đều chiếm hơn 96% tổng tài sản, tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng 3-4% Có thể thấy doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn hơn cộng với việc do đặc thù của ngành tư vấn thiết kế, tài sản dài hạn thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của tài sản công ty, chúng ta sẽ đi phân tích kỹ hơn về các thành phần cụ thể cấu tạo nên tài sản. a Về tài sản ngắn hạn.

Năm 2021 TSNH của công ty đạt 7.329.201.760 VNĐ giảm 4,15% so với năm 2020; tuy nhiên sang đến năm 2022 TSNH đã tăng trở lại đạt 7.535.388.568 VNĐ tương ứng với mức tăng 2,81% Nhìn chung biến động của TSNH cùng chiều với biến động của các khoản phải thu hay biến động của doanh thu.

Khoản mục đầu tiên trong cơ cấu TSNH là tiền và các khoản tương đương tiền Nhìn chung trong giai đoạn 2020-2022 các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu TSNH Năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền là 308.298.946 VNĐ, năm 2021 tăng thêm 6,45% đạt 488.488.986 VNĐ và đến năm 2022 là 556.576.857 VNĐ tăng 7,19% Tương đương với sự tăng về mặt tuyệt đối, tỷ lệ các khoản tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản cũng tăng dần Cụ thể năm 2020 tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền/ Tổng TS là 3,89%, năm 2021 tăng lên đạt 6,45% và đến năm 2020 là 7,19% Tỷ lệ tiền mặt tăng một mặt giúp công ty tăng khả năng thanh toán nhưng mặt khác cũng phản ánh tình trạng sử dụng tiền để đầu tư của công ty còn chưa hợp lý dẫn đến tốn kém thêm một số chi phí lưu trữ tiền mặt trong khi công ty vẫn phải đi vay nợ nhiều.

Khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSNH nói riêng và Tổng tài sản nói chung chính là khoản phải thu Cụ thể trong giai đoạn 2020-2021, tỷ trọngKhoản phải thu/Tổng TS lần lượt là 91,91%; 89,71% và 89,41% Tuy có sự giảm nhẹ qua các năm nhưng đây vẫn là một tỷ lệ khá lớn, là yếu tố chi phối chính TổngTS của doanh nghiệp Đây là một tỷ lệ khá hợp lý đối với một doanh nghiệp hoạt động về mảng dịch vụ xây dựng, thông thường khách hàng sẽ không thanh toán luôn tại thời điểm nhận bản vẽ mà có xu hướng thanh toán trả chậm sau khi đã hoàn thành xong công trình bởi vì trong quá trình xây dựng doanh nghiệp vẫn phải trực tiếp tham gia giám sát tiến độ và điều chỉnh thiết kế nếu cần thiết Năm 2021 khoản phải thu của doanh nghiệp là 6.791.137.127 VNĐ giảm 6,8% so với năm 2020, đến năm 2022 khoản phải thu tăng nhẹ 1,85% lên mức 6.916.930.468 VNĐ Khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm 2 khoản mục chính là: phải thu khách hàng, trả trước người bán và các khoản phải thu khác Trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm đa số, khoản trả trước người bán chỉ chiếm phần nhỏ chủ yếu phát sinh khi doanh nghiệp đứng ra ứng trước một số nguyên vật liệu như gạch ốp lát… để xây dựng công trình trong một số trường hợp cần thiết Biến động của khoản phải thu đã được phản ánh trên sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nó phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2021 khi doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 và chưa có giải pháp kinh doanh phù hợp thì khoản phải thu có xu hướng giảm Sang đến năm 2022 khi đại dịch đã dần đi qua, doanh nghiệp đã quen với môi trường kinh doanh và đã có những giải pháp chuyển đổi công nghệ để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng thì hoạt động kinh doanh dần hồi phục và khoản phải thu bắt đầu tăng nhẹ lên Khoản phải thu qua các năm đều lớn hơn doanh thu do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng hơn.

Chính sách này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số nhưng đồng thời cũng mang lại rủi ro nếu khách hàng không trả được nợ Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc chính sách tín dụng hợp lý và đưa ra các chính sách thu hồi nợ phù hợp để không bị chiếm dụng vốn quá nhiều.

Khoản mục tiếp theo trong cơ cấu TSNH của doanh nghiệp là hàng tồn kho.

Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động về mảng dịch vụ nên hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm được một số chi phí quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là các loại văn phòng phẩm: bút, giấy, dụng cụ vẽ… phục vụ cho việc thiết kế và tư vấn bán hàng Trong giai đoạn 2020-2022 thì hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng 0,3% tổng tài sản và có xu hướng tăng dần từ mức 21.432.943 VNĐ năm 2020 lên 22.342.434 VNĐ năm 2021 và đạt mức 26.446.578 VNĐ năm 2022.

Ngoài ra còn có khoản mục tài sản ngắn hạn khác bao gồm một số khoản ứng trước và chi phí trả trước ngắn hạn…chiếm khoảng 0,3% cơ cấu tổng tài sản. b Về tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn có xu hướng biến động nhưng không nhiều như tài sản ngắn hạn Trong giai đoạn 2020-2022, TSDH của doanh nghiệp chỉ bao gồm TSCĐ.

TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm các thiết bị phục vụ cho việc thiết kế, tư vấn kiến trúc và quản lý như: máy vi tính, máy in, một số thiết bị vẽ chuyên dụng, Nguyên giá TSCĐ là 321.024.250 VNĐ TSCĐ có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2020-2022 do giá trị khấu hao lũy kế tăng hằng năm Doanh nghiệp trích khấu hao theo phương thức đường thẳng Trong giai đoạn 2020-2022 do tình hình kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp đang tập trung ổn định và phục hồi hoạt động kinh doanh nên chưa mở rộng quy mô, chưa đầu tư thêm TSCĐ Dự đoán trong thời gian tới, khi đã có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường và đã có lượng khách hàng thân thiết nhất định thì doanh nghiệp sẽ có thể đầu tư và mở rộng thêm quy mô để phát triển.

2.3.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Sự biến động nguồn vốn của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mạiAzoom Home Việt Nam được tổng hợp và tính toán như bảng sau:

Bảng 2.4 Xu hướng biến động nguồn vốn giai đoạn 2020-2022

Giá trị %/TS Giá trị %/TS Giá trị %/TS

2 Người mua trả tiền trước 299.438.299 3,76% 193.282.985 2,55% -35,45% 123.029.853 1,59% -36,35%

3 Thuế và các khoản phải nộp NS 4.924.287 0,06% 3.724.220 0,05% -24,37% 3.234.555 0,04% -13,15%

6 Vay và nợ thuê tài chính 482.429.422 6,06% 323.586.796 4,27% -32,93% 568.576.764 7,35% 75,71%

7 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh - - - -

9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - -

10 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ - - - -

II Vốn chủ sở hữu 6.288.821.339 79,02% 6.259.561.472 82,69% -0,47% 6.342.425.632 81,99% 1,32%

1 Vốn góp của chủ sở hữu 6.800.000.000 85,45% 6.800.000.000 89,83% 0,00% 6.800.000.000 87,90% 0,00%

2 Thặng dư vốn cổ phần - - - -

3 Vốn khác của chủ sở hữu - - - -

5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - -

6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu - - - -

7 LN sau thuế chưa phân phối -511.178.661 -6,42% -540.438.528 -7,14% 5,72% -457.574.368 -5,91% -15,33%

Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn, chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn, phần còn lại là nợ phải trả. a Về nợ phải trả

Nợ phải trả của doanh nghiệp chỉ bao gồm nợ ngắn hạn do doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thường ưu tiên vào các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hơn là việc lựa chọn các nguồn vốn dài hạn Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, vay và nợ thuê tài chính.

Phải trả người bán ngắn hạn bao gồm các khoản thanh toán tiền nguyên vật liệu, thiết bị dụng cụ… có xu hướng giảm dần qua các năm Năm 2020 là 592.944.394 VNĐ, năm 2021 giảm 3,62% còn 571.485.003 VNĐ và đến năm 2022 còn 497.865.367 VNĐ tương ứng với mức giảm 12,88% Khoản phải thu giảm phản ánh khả năng chiếm dụng vốn từ bên thứ ba của doanh nghiệp giảm đi, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu cho sự sụt giảm này có thể đến từ yếu tố khách quan là đại dịch Covid-19 Trong tình hình kinh tế khó khăn thì các doanh nghiệp đối tác đều gặp khó sẽ muốn đảm bảo về kết quả kinh doanh, thu hồi vốn nhanh hơn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Tương tự với các khoản phải trả người bán thì các khoản người mua trả tiền trước cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2020 khoản mục này đạt 299.438.299 VNĐ, năm 2021 giảm 35,45% xuống còn 193.282.985 VNĐ và đến năm 2022 đạt 123.029.853 VNĐ tương ứng với mức giảm 36,35% Xu hướng biến động của khoản người mua trả tiền trước cũng phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn trong và sau đại dịch đồng thời cũng phản ánh tình hình chung của nền kinh tế, tất cả đối tượng đều gặp khó nên việc trả tiền hàng trước cũng bị cắt giảm.

Khoản mục tiếp theo trong cơ cấu nợ phải trả là phải trả người lao động Do trong giai đoạn 2020-2021, doanh nghiệp có cắt giảm một số nhân sự do có thể tối đa hóa hiệu suất làm việc thông qua một số phần mềm, máy móc, giúp chuyên môn hóa hơn lĩnh vực kinh doanh và cũng để cắt giảm một số chi phí trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch Năm 2020 khoản phải trả người lao động là 259.024.821 VNĐ, năm 2021 giảm 15,71% xuống còn 218.329.472 VNĐ và đến năm 2022 đạt 200.896.554 VNĐ tương ứng với mức giảm 7,98%.

Một khoản mục nữa chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp chính là các khoản vay và nợ thuê tài chính Các khoản vay của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn vay ngân hàng và một số ít vay cá nhân Năm 2020 vay và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp là 482.429.422 VNĐ, sang năm 2021 giảm 32,93% xuống còn 323.585.796 VNĐ do năm 2021 hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lượng đơn đặt hàng giảm nên doanh nghiệp đã giảm bớt một số khoản vay ngắn hạn để giảm bớt gánh nặng nợ, giảm bớt chi phí tài chính phát sinh Đến năm 2022 khi nền kinh tế đã dần hồi phục cộng thêm việc ngân hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch nên doanh nghiệp đã vay thêm nguồn vốn ngắn hạn được tài trợ từ các ngân hàng để nâng cao thêm chất lượng, hiệu suất kinh doanh Vì vậy khoản vay và nợ thuê tài chính năm 2022 của doanh nghiệp đạt 568.576.764 VNĐ tương ứng với mức tăng 7,35% so với năm 2021 Việc tăng các khoản vay để tạo nguồn vốn phục vụ cho việc kinh doanh là một tín hiệu tốt tuy nhiên doanh nghiệp cần có chính sách sử dụng nguồn vốn đó một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất tránh việc lãng phí nguồn vốn và làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. b Về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020-2022 chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, khoảng 80% Chủ yếu nguồn hình thành vốn chủ sở hữu là đến từ phần vốn góp của chủ sở hữu Lợi nhuận chưa phân phối trong giai đoạn 2020-2022 đều ở mức âm do doanh nghiệp mới thành lập, chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn ra nhập thị trường, phần doanh thu tạo ra chưa đủ để bù đắp toàn bộ chi phí và do ảnh hưởng của dịch bệnh càng làm cho lợi nhuận của công ty ở mức thấp Tuy nhiên năm 2022 lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp tăng 15,33% so với năm 2022 cho thấy tín hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dự báo trong những năm tới, khi hoạt động kinh doanh ổn định thì lợi nhuận để lại sẽ dương và đóng góp vào cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

2.3.3 Phân tích các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán a Về vốn lưu động ròng

Bảng 2.5 Vốn lưu động ròng giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn Vốn lưu động ròng Năm 2020 6.288.821.339 280.896.219 6.007.925.120 Năm 2021 6.259.561.472 240.768.188 6.018.793.284 Chênh lệch -29.259.867 -40.128.031 +10.868.164

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam mới thành lập vào năm 2019 nên giai đoạn 2020-2022 đang là giai đoạn đầu trong chu kỳ kinh tế của doanh nghiệp Biểu hiện rõ nhất của giai đoạn này chính là nguồn thu tiền chủ yếu của doanh nghiệp đến từ HĐTC trong khi nguồn chi chủ yếu đến từ HĐKD và dòng tiền thuần từ HĐKD âm.

Bảng 2.10 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2020-2022

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Năm 2022 Chênh lệch

1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 3.764.882.322 3.632.175.480 -132.706.842 4.262.896.165 630.720.685

2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ -3.991.476.740 -3.923.724.628 67.752.112 -4.794.727.422 -871.002.794

3 Tiền chi trả cho người lao động -203.724.821 -189.932.084 12.792.737 -237.928.392 -47.996.308

4 Tiền lãi vay đã trả -21.709.323 -14.561.405 7.147.918 -18.428.838 -3.867.433

5 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 0 0 0 0 0

6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 0 0 0 0 0

7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 0 0 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -452.028.562 -496.042.637 -44.014.075 -788.188.487 -292.145.850 II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư 0 0 0 0 0

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của 0 0 0 0 0

2 Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 0 0 0 0 0

3 Tiền thu từ đi vay 800.000.000 700.000.000 -100.000.000 900.000.000 200.000.000

4 Tiền trả nợ gốc vay -39.672.492 -23.767.323 15.905.169 -43.723.642 -19.956.319

5 Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 0 0 0 0 0

6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 0 0 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 760.327.508 676.232.677 -84.094.831 856.276.358 180.043.681 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 308.298.946 180.190.040 -128.108.906 68.087.871 -112.102.169

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 0 308.298.946 308.298.946 488.488.986 180.190.040 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 0 0 0 0 0

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 308.298.946 488.488.986 180.190.040 556.576.857 68.087.871

(Nguồn: BCTC công ty giai đoạn 2020-2022) a Về lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

Dòng tiền vào từ HĐKD đến từ tiền thu từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, không có dòng tiền từ HĐKD khác Năm 2021 tiền thu từ hoạt động kinh doanh giảm 132.706.842 VNĐ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình kinh doanh kém Sang đến năm 2022 khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp cải thiện tình hình kinh doanh hơn, tiền thu từ HĐKD đã tăng thêm 630.720.685 VNĐ.

Dòng tiền tiền ra của HĐKD đến từ việc chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tiền chi trả cho cán bộ công nhân viên và chi trả lãi vay Trong đó dòng tiền chủ yếu đến từ việc chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ Năm 2021, khi tình hình kinh doanh kém tiền trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ giảm nhẹ 67.752.112 VNĐ tuy nhiên sang năm 2022 khi doanh nghiệp dần có dấu hiệu hồi phục, dòng tiền này đã tăng thêm 871.002.794 VNĐ, nhiều hơn mức tăng của dòng tiền vào khiến lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD ở mức âm.

Lưu chuyển tiền thuần trong 3 năm từ 2020-2022 đều âm do doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động kinh doanh chưa tốt, số tiền thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa đủ để bù đắp cho phần chi phí bỏ ra Nhân tố chính quyết định đến dòng tiền từ HĐKD trong giai đoạn này là tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ Dòng tiền từ HĐKD có xu hướng tăng dần do doanh nghiệp đang dần ổn định và bắt đầu thu được tiền từ HĐKD Năm 2022 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên nhưng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vẫn âm và còn giảm mạnh so với năm 2021 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD âm trong giai đoạn 2020- 2022 một phần do doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không bán được hàng và một phần cho thấy cho thấy khả năng thu hồi vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề, doanh nghiệp đang để cho khách hàng chiếm dụng quá nhiều vốn, tiềm ẩn rủi ro không thu hồi được vốn khá cao. b Về lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT:

Trong giai đoạn 2020-2022 do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên doanh nghiệp không đầu tư thêm tài sản dài hạn cộng thêm đặc thù của ngành

42 kinh doanh sử dụng TSNH là chủ yếu nên doanh nghiệp không có dòng tiền từ hoạt động đầu tư Trong thời gian tới, sau khi ổn định lại tình hình kinh doanh và nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi thì doanh nghiệp có thể đầu tư thêm một số tài sản để mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư thêm vào các kênh tài chính khác để tăng thêm thu nhập. c Về lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC:

Dòng tiền từ HĐTC của doanh nghiệp đến từ việc đi vay Trong đó dòng tiền vào là tiền doanh nghiệp vay mượn ở các tổ chức tín dụng và vay cá nhân phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh còn dòng tiền ra đến từ việc thanh toán các khoản gốc và lãi cho các khoản tiền đi vay này Trong năm 2021 do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đã giảm bớt tiền đi vay xuống còn 700.000.000 VNĐ để giảm bớt gánh nặng về tài chính khi việc kinh doanh không thuận lợi Sang đến năm 2022, khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi kinh doanh, doanh nghiệp đã tận dụng lợi thế này để vay thêm tiền tạo nguồn vốn cải thiện tình hình kinh doanh khiến cho dòng tiền vay tăng lên 900.000.000 VNĐ.

Do đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển nên trong vòng 3 năm từ 2020-2021 doanh nghiệp đang sử dụng vốn vay bên ngoài để đầu tư cho hoạt động kinh doanh dẫn đến dòng tiền từ HĐTC luôn dương qua các năm Dòng tiền từ HĐTC cũng chính là dòng tiền vào chủ yếu của doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Nhìn chung, đối với một doanh nghiệp mới thành lập như Azoom Home thì việc dòng tiền từ HĐKD âm và dòng tiền từ HĐTC dương là khá phù hợp bởi trong giai đoạn đầu doanh nghiệp đang cần vay nợ nhiều để tăng thêm nguồn vốn kinh doanh và việc kinh doanh thì chưa tốt, đang còn thua lỗ do chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường Bên cạnh đó, tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng dần qua các năm cũng phần nào phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có dấu hiệu hồi phục và cũng đồng thời phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng đang được cải thiện hơn.

Phân tích các tỷ số tài chính

2.5.1 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản a Về số vòng quay hàng tồn kho:

Bảng 2.11 Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Trung bình ngành

Giá vốn hàng bán VNĐ 4.017.686.736 4.015.674.698 4.167.365.242

Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho vòng 187,45 183,47 170,83 58.06

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho ngày 1,92 1,96 2,11

(Nguồn: Tự tổng hợp, Stockbiz)

Số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2020-2022, giảm từ 187.45 vòng năm 2020 xuống 170,83 vòng năm 2022 tương ứng với số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng từ 1,92 ngày lên 2,11 ngày Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán.

Vòng quay hàng tồn kho cao thể hiện hàng tồn kho luân chuyển nhanh tuy nhiên đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thiết kế như công ty thì hàng tồn kho thường rất nhỏ chỉ bao gồm một số văn phòng phẩm như bút, giấy, phục vụ cho việc thiết kế và tư vấn, những hàng tồn kho này không phải là nguồn tài sản quan trọng để tạo ra doanh thu nên khi nhìn vào số vòng quay hàng tồn kho không thể đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản hay công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp được Thêm nữa, số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đang quá lớn so với mức trung bình ngành các dịch vụ hạ tầng (mã ngành 7000) là 58,06 vòng (Nguồn: Stockbiz.vn) đây là một dấu hiệu khá bất thường cho thấy cách sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề, giá vốn hàng bán đang quá cao so với doanh thu mà nó có thể tạo ra. b Về số vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.12 Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Trung bình ngành

Khoản phải thu bình quân

Vòng quay hàng khoản phải thu vòng 0,57 0,59 0,62 9.84

Kỳ thu tiền trung bình ngày 627,52 612,69 578,18

(Nguồn: Tự tổng hợp, Stockbiz)

Số vòng quay khoản phải thu tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2020-2022, cụ thể năm 2020 số vòng quay khoản phải thu là 0,57 vòng, năm 2021 tăng lên 0,59 vòng và đến năm 2022 đạt 0,62 vòng tương ứng với kỳ thu tiền trung bình giảm từ 627,52 ngày năm 2020 xuống 578,18 ngày năm 2022 Sự tăng lên của các khoản phải thu cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp đang tăng lên, doanh nghiệp đang quản lý khoản phải thu có hiệu quả hơn , vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn Nguyên nhân đến từ việc doanh thu thuần có xu hướng tăng lên qua các năm trong khi số lượng các khoản phải thu có xu hướng giảm Tuy nhiên, ngược lại với số vòng quay hàng tồn kho ở trên thì số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp lại đang thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành là 9,84 vòng (Nguồn: Stockbiz.vn) Lý giải cho điểm bất thường này có thể do doanh nghiệp đang nới lỏng chính sách tín dụng thương mại quá mức để thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu do doanh nghiệp mới thành lập nên tệp khách hàng còn hạn chế cộng thêm với việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn Một nguyên nhân nữa khiến các khoản phải thu cao là do tính chất ngành kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc và giám sát công trình nên thời gian thu hồi vốn thường khá dài, phụ thuộc vào thời giản hoàn thành của các công trình xây dựng.

Tuy nhiên, dấu hiệu này là điều cảnh báo cho công quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp, việc để cho các khoản phải thu quá cao sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro rất lớn nếu không thu hồi được nợ Vì vậy doanh nghiệp nên có những điều chỉnh về chính sách tín dụng thương mại, các chính sách bán hàng của mình để cân đối được giữa việc tăng hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt. c Về năng lực hoạt động tài sản dài hạn

Bảng 2.13 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 14,88 15,86 19,34

(Nguồn: Tự tổng hợp, Stockbiz)

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2020-2022 Cụ thể năm 2020, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 14,88, năm 2021 tăng lên đạt 15,86 và đến năm 2022 hiệu suất ở mức 19,34 Xu hướng tăng lên của hiệu suất sử dụng TSCĐ cho thấy công tác quản lý TSCĐ đang có hiệu quả hơn qua từng năm, cứ một đồng TSCĐ được đưa vào thì qua các năm sẽ tạo ra được nhiều đồng doanh thu hơn Nguyên nhân ở đây chủ yếu đến từ đặc điểm của ngành kinh doanh, doanh nghiệp không phải đầu tư quá nhiều vào TSCĐ mà nguồn tạo ra doanh thu chính chính là sức sáng tạo của đội ngũ kiến trúc sư và chất lượng của dịch vụ. d Về năng lực hoạt động của tổng tài sản.

Bảng 2.14 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Trung bình ngành

DT và thu nhập khác trong kỳ

Hiệu suất sử dụng tổng

(Nguồn: Tự tổng hợp, Stockbiz)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp có tăng nhẹ qua các năm từ mức 0,53 ở năm 2020 lên mức 0,56 ở năm 2022 Điều này cho thấy có sự cải thiện trong công tác quản lý tổng tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên nếu so với hiệu suất sử dụng tài sản trung bình ngành là 1,06 (Nguồn: Stockbiz.vn) thì đang thấp hơn rất nhiều Như phân tích ở trên thì hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp khá tốt nên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản thấp là do công tác quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn yếu kém, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thấp Tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp (lên đến hơn 90%) tuy nhiên hiệu quả sử dụng lại chưa cao đặc biệt là ở công tác quản lý khoản phải thu đang rất kém Doanh nghiệp cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản và từ đó giúp nâng cao tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp.

2.5.2 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Nhóm tỷ số này bao gồm tỷ số KNTT nợ ngắn hạn, KNTT nhanh và KNTT tức thời với mức độ đo lường tính thanh khoản cao dần

Bảng 2.15 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Mức trung bình ngành

Tiền và tương đương tiền

308.298.946 488.488.986 556.576.867 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0

Khoản phải thu 7.286.462.035 6.791.137.127 6.916.930.468 TSNH 7.646.686.343 7.329.201.760 7.535.388.568 Tỷ số KNTT nợ ngắn hạn 4,67 5,59 5,41 2,51

Tỷ số KNTT tức thời

(Nguồn: Tự tổng hợp, Stockbiz.vn) a Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Từ bảng trên ta thấy KNTT nợ ngắn hạn của công ty đang khá tốt, tỷ số này qua các năm trong giai đoạn 2020-2022 cao hơn mức trung bình ngành là 2,51 (Nguồn: Stockbiz.vn) Mặc dù năm 2022 tỷ số này có giảm nhẹ nhưng vẫn ở trên mức trung bình ngành Điều này cho thấy nhìn chung khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là khá tốt. b Về khả năng thanh toán nhanh

Vì đặc thù ngành nghề kinh doanh nên hàng tồn kho không chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần TSNH Do đó, sau khi trừ đi hàng tồn kho và TSNH khác thì tỷ số KNTT nhanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2022 vẫn cao hơn mức trung bình ngành là 2,31 (Nguồn: Stockbiz.vn) cho thấy nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn đang khá tốt, doanh nghiệp ít chịu rủi ro thanh toán, góp phần xây dựng uy tín lâu dài với bên thứ ba.

Tuy nhiên tỷ số KNTT nợ ngắn hạn và tỷ số KNTT nhanh của doanh nghiệp đang cao một cách bất thường khi theo giới hạn lý thuyết thì tỷ số KNTT nợ ngắn hạn thường không vượt quá 4 và tỷ số KNTT nhanh không vượt quá 2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do khoản phải thu của doanh nghiệp đang ở mức quá cao, doanh nghiệp đang bị bên thứ ba chiếm dụng vốn quá nhiều Dẫu biết việc khoản phải thu cao chủ yếu do doanh nghiệp đang nới lỏng chính sách tín dụng để tìm kiếm khách hàng, tăng doanh thu do mới thành lập và do tình hình kinh tế khó khăn trong đại dịch Covid-19, một phần do đặc thù ngành nghề kinh doanh có thời gian thu hồi vốn dài nhưng việc để khoản phải thu quá cao sẽ gây ra rất nhiều rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp Và nếu xem xét kỹ thì khả năng chuyển đổi khoản phải thu thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn là rất khó khăn và hạn chế Vì vậy tuy tỷ số KNTT nợ ngắn hạn và tỷ số KNTT nhanh đều cao và cao hơn mức trung bình ngành nhưng thực sự thì khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thực hiện thanh toán các khoản nợ, cụ thể ở đây là việc chuyển đổi các khoản phải thu không hề dễ dàng Điều đó cho thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp còn kém, tồn tại nhiều hạn chế, rủi ro. c Về khả năng thanh toán tức thời

Do TSNH của doanh nghiệp chủ yếu đến từ các khoản phải thu nên sau khi trừ đi khoản phải thu thì tỷ số KNTT tức thời của doanh nghiệp khá thấp Trong giai đoạn 2020-2022, tỷ số KNTT tức thời của doanh nghiệp có xu hướng tăng, từ 0,19 năm 2020 lên 0,4 năm 2022 tuy nhiên tỷ số này vẫn thấp hơn 0,5 KNTT tức thời của doanh nghiệp kém dẫn đến áp lực phải chuyển đổi HTK, KPT thành tiền hoặc đi vay để có nguồn vốn chi trả cho các nghiệp vụ cần thiết dẫn đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

2.5.3 Phân tích cơ cấu tài chính

Bảng 2.16 Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Mức trung bình ngành Nợ phải trả 1.638.761.223 1.310.408.476 1.393.603.093

Tổng nguồn vốn 7.927.582.562 7.569.969.948 7.736.028.725Vốn chủ sở hữu 6.288.821.339 6.259.561.472 6.342.425.632

Nợ dài hạn 0 0 0 Tài sản dài hạn 280.896.219 240.768.188 200.640.157

Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH - - -

Tỷ số tự tài trợ

Tỷ số nợ của doanh nghiệp qua các năm nhìn chung đều khá thấp Năm 2020 tỷ số nợ là 0,21 sang năm 2021 do giảm vay vốn nên tỷ số nợ giảm xuống còn 0,17 và sang năm 2022 khi doanh nghiệp vay thêm vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh thì tỷ số nợ tăng nhẹ lên mức 0,18 Tuy nhiên tỷ số nợ qua các năm đều thấp hơn mức trung bình ngành cho thấy doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng nguồn vốn nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nguồn vốn bên ngoài trong cơ cấu nguồn vốn thấp Điều này cho thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp rất an toàn tuy nhiên chưa được hợp lý vì chi phí sử dụng vốn cao và chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính để khuếch đại doanh thu.

Do VCSH chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nên tỷ số tự tài trợ TSDH của doanh nghiệp khá cao và đang có xu hướng tăng dần Nguyên nhân là do VCDH tăng dần qua các năm trong khi TSCĐ giảm dần do khấu hao lũy kế Với tỷ lệ cao trên 20 thì toàn bộ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp khá vững vàng, mức độ rủi ro tài chính thấp tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao và hiệu suất sử dụng vốn thấp.

2.5.4 Phân tích khả năng sinh lời

Do trong giai đoạn 2020-2022 doanh nghiệp đều lỗ nên các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời đều âm.

Bảng 2.17 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Mức trung bình ngành

Lợi nhuận sau thuế -511.178.661 -540.438.528 -457.574.368 Doanh thu thuần 4.180.127.942 4.135.778.865 4.267.654.247

Tổng TS bình quân 7.927.582.562 7.748.776.255 7.652.999.337 VCSH bình quân 6.288.821.339 6.274.191.406 6.300.993.552

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Stockbiz.vn) a Về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS của doanh nghiệp năm 2020 là -12,23%, đến năm 2021 ROS giảm còn -13,07% do lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần (-1,06%) thấp hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (-5,72%) dẫn đến ROS giảm phản ánh công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp kém hiệu quả hơn cụ thể là công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất khi tốc độ giảm của giá vốn hàng bán năm 2021 (0,05%) thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (1,06%) làm cho lợi nhuận âm trong khi đó công tác quản lý chi phí ở khâu kinh doanh có phần cải thiện hơn khi tỷ trọng CPQLKD/DTT giảm nhẹ 0,05% so với năm 2020.

Sang đến năm 2022 do lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng trong đó phần trăm tăng của lợi nhuận (15,33%) cao hơn phần trăm tăng của doanh thu (3,19%) nên ROS năm 2022 tăng 2,35% so với năm 2021, điều này cho thấy tín hiệu tích cực hơn trong trong tác quản lý chi phí của doanh nghiệp Cụ thể, công tác quản lý chi phí ở khâu kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt khi tỷ trọng CPQLKD/DTT năm 2022 giảm 3% so với năm 2021 trong khi đó công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất vẫn chưa được cải thiện khi tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (3,78%) vẫn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (3,19%) tuy nhiên, biên độ chênh chệch giữa tốc độ tăng giữa giá vốn hàng bán và doanh thu đã giảm hơn so với năm 2021, và có thể cải thiện hơn nữa khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có tiến triển tốt vào những năm tới.

Tuy nhiên xét trong cả giai đoạn 2020-2022 thì ROS của doanh nghiệp đều ở mức âm và thấp hơn so với mức trung bình ngành rất nhiều Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp, một phần do doanh nghiệp mới thành lập, chưa có chỗ đứng trên thị trường nên việc bán hàng gặp khó khăn, công tác quản lý chi phí cũng còn nhiều hạn chế do đội ngũ nhân sự thiếu kinh nghiệm và một phần nguyên do khác là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng khó khăn hơn. b Về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA của doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2022 đều ở mức âm và có xu hướng biến động cùng chiều với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại

2.6.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2020-2022 vừa qua, tình hình tài chính của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam đã được một số kết quả nhất định:

Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn.

Azoom Home có cơ cấu nguồn vốn rất an toàn, giảm thiểu được rủi ro về tài chính do nguồn vốn chủ yếu đến từ vốn góp chủ sở hữu Nguồn vốn dài hạn đủ để đầu tư cho toàn bộ TSDH và một phần TSNH Trong cơ cấu nguồn vốn, công ty không có nợ dài hạn, do đó không phải lo lắng về chi phí lãi vay hay gánh nặng về nợ dài hạn Từ đó thấy được khả năng tự chủ tài chính của công ty cao, tài sản được đảm bảo tốt.

Thứ hai, về hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn trong giai đoạn 2020-2022 của công ty ở mức cao và tăng dần qua từng năm, khả năng sinh lời của tài sản dài hạn tốt Công tác quản lý, sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp đang có hiệu quả tốt.

Thứ ba, về công tác quản lý chi phí kinh doanh.

Công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2022 đang khá tốt Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và so với doanh thu tạo ra Điều đó có thể cho thấy công ty đang sở hữu nhiều lao động có chất lượng tốt, có năng suất lao động cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì trong giai đoạn 2020-2022 tình hình tài chính của Công ty TNHH Azoom Home Việt Nam vẫn đang tồn tại một số hạn chế cần lưu ý:

Thứ nhất, về kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2020-2022 doanh nghiệp đều kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận sau thuế âm Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến tình hình kinh tế nói chung đều khó khăn và doanh nghiệp cũng mới thành lập, chưa có chỗ đứng trên thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh nên tình hình kinh doanh còn yếu kém, không bán được hàng trong khi chi phí bỏ ra để đầu tư lại quá nhiều.

Thứ hai, về các khoản phải thu.

Trong giai đoạn 2020-2022, khoản phải thu của công ty đều rất lớn, chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều, công tác quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp còn kém, nếu không có những biện pháp xử lý nợ kịp thời sẽ dẫn đến có nhiều khoản phải thu khó đòi, gây ra rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, về công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất.

Công tác quản lý chi chí ở khâu sản xuất của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả.

Tốc độ tăng/giảm của giá vốn hàng bán vẫn cao hơn tốc độ tăng/giảm của doanh thu làm cho lợi nhuận thuần của doanh nghiệp vẫn ở mức âm và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành Để có thể cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm tới thì một trong những vấn đề cần được ưu tiên xử lý đầu tiên chính là công tác quản lý chi phí.

Thứ tư, về khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói chung đều đang rất kém Trong đó KNTT nợ ngắn hạn và KNTT nhanh đang cao bất thường so với lý thuyết do lượng khoản phải thu lớn, tuy nhiên khả năng chuyển đổi khoản phải thu thành tiền để trả nợ của doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn, KNTT tức thời của doanh nghiệp đang ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro về tài chính nếu không kịp chuyển đổi các tài sản ngắn hạn khác như khoản phải thu, hàng tồn kho thành tiền mặt để thanh toán cho các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, về phân bổ cơ cấu nguồn vốn.

Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu, đây là một cơ cấu vốn an toàn nhưng chưa hợp lý dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao và hiệu quả sử dụng vốn thấp Tỷ số nợ của doanh nghiệp đang thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp chưa tận dụng được ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính để khuếch đại doanh thu.

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế a Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Người dân thắt chặt chi tiêu hơn, chỉ tập trung vào các nhu cầu thiết yếu nên khả năng bán hàng, cung cấp dịch vụ bị giảm đi đáng kể.

Thứ hai, ngành xây dựng và bất động sản đang rơi vào trang thái khó khăn.

Kể từ sau đại dịch Covid-19 và giai đoạn nửa sau năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng Điều này dẫn đến việc hầu hết doanh nghiệp ngành xây dựng rơi vào tình cảnh lao đao và luôn trong trạng thái chờ

Thực tế cho thấy, nhiều công trường xây dựng phải đắp chiếu, công nhân phải rời bỏ công trường, trong khi giá vật liệu xây dựng leo thang Tình trạng trên kéo dài đồng thời diễn ra trên diện rộng, kể cả những “ông lớn” ngành xây dựng cũng lâm vào tình cảnh éo le Không ít các công trình cũ bị chủ đầu tư nợ, khiến các nhà thầu phải nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp dẫn tới nhiều công trình sắp hoàn thành cũng phải dừng thi công, chưa nói tới việc doanh nghiệp thu xếp đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu sắp tới.

Từ những thực tế khó khăn chung của ngành xây dựng nói trên dẫn đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho ngành xây dựng như Azoom Home gặp nhiều khó khăn cộng thêm với việc áp lực cạnh tranh từ những doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường càng khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút. b Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm bắt được kịp thời các vấn đề tài chính đang diễn ra trong doanh nghiệp và đồng thời cũng chưa có đủ kiến thức, hiểu biết để nhận biết được những rủi ro và đua ra giải pháp kịp thời.

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

Mục tiêu và phương hướng cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam

3.1.1 Mục tiêu Tập trung vào hoạt động cốt lõi: Để phát triển bền vững Công ty cần phát triển hoạt động cốt lõi của mình là lĩnh vực xây dựng do đã có những lợi thế nhất định về đối tác, đầu vào, đầu ra và các chiến lược kinh doanh.

Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu cuối cùng của Công ty là tạo ra lợi nhuận, tập trung phát triển hoạt động kinh doanh trên từng khâu, từng giai đoạn và tổng thể cả quá trình, chú trọng đạt lợi nhuận theo chiều sâu, tức là thu cả gốc lẫn ngọn.

Quản trị rủi ro: Nếu không quản lý tốt rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh sẽ không thể có hiệu quả lợi nhuận như mong muốn, vì vậy cần có chính sách quản trị chặt chẽ để hạn chế tối đa các thất thoát, rủi ro khi thực hiện các chính sách như quản trị rủi ro ký kết hợp đồng, rủi ro nợ phải thu khó đòi, Ổn định hoạt động kinh doanh và từng bước mở rộng: Trước tiên là ổn định kinh doanh trong phạm vi hoạt động cốt lõi của Công ty, sau khi đã phát triển bền vững, quản trị tốt, tối đa hóa lợi nhuận Công ty mới tiếp tục xem xét các hướng phát triển mới và bổ sung thêm giá trị cốt lõi của mình Mở rộng hoạt động kinh doanh cũng là để tránh rủi ro phát triển một ngành nghề cụ thể do các vấn đề về chính sách.

Phát triển Công ty trở thành một trong những Công ty có uy tín và có thương hiệu về dịch vụ thiết kế và xây dựng công trình.

Phát triển hệ thống quản lý tài chính hợp lý để tận dụng dòng tiền gia tăng lợi nhuận.

Về chiến lược cạnh tranh, công ty đi theo hướng chiến lược dẫn đầu về chi phí, cung cấp sản phẩm với mức chi phí thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Về chiến lược công ty, doanh nghiệp chọn chiến lược hoạt động đơn ngành,chỉ tập trung vào ngành thiết kế công trình và giám sát công trình Chiến lược này giúp cho công ty có lợi thế cạnh tranh do tính tập trung trong hoạt động kinh doanh,tạo uy tín về chuyên môn đối với các khách hàng.

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam

Để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại cũng như theo đuổi được các mục tiêu, chiến lược mà Công ty đặt ra thì phải có những biện pháp một mặt mang tính tức thời giải quyết các vấn đề hiện tại nhưng mặt khác phải mang tính dài hạn để phát triển công ty một cách bền vững.

3.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điều đầu tiên mà công ty cần phải làm để cải thiện tình hình tài chính là cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh Để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng của mình, điều chỉnh lại chính sách thu hồi vốn khi bán hàng cụ thể là về thời gian thanh toán, để cân đối giữa việc khuyến khích khách hàng nhằm gia tăng doanh thu và thời gian thu hồi vốn để đảm bảo khả năng thanh toán, tranh rủi ro về mặt tài chính.

Thứ hai, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của các kiến trúc sư bằng cách tổ chức tham gia các khóa đào tạo định kỳ để nâng cao tay nghề, kịp thời cập nhật những xu hướng thiết kế mới nhất đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thứ ba, công ty phải nâng cao trình độ quản lý của ban lãnh đạo hơn nữa, các nhà lãnh đạo cần phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, kế toán để có thể nhận biết dược những hạn chế, vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để có thể có những chỉ đạo, giải pháp kịp thời giải quyết vấn đề, đưa ra phương hướng, chính sách đúng đắn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, công ty cần tổ chức bộ máy kế toán khoa học hơn, dòng chảy của thông tin thông suốt, kịp thời, rõ ràng Đồng thời, Công ty nên thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu số liệu trên sổ sách thường xuyên, phát hiện những sai sót và rủi ro có thể xảy ra từ đó có những hướng giải quyết hợp lý, nâng cao tính xác thực của số liệu và đưa ra những quyết định quản trị được chính xác hơn.

Thứ năm, nâng cao chất lượng sản phẩm là các công trình xây dựng, đây là sản phẩm chủ lực, đồng thời thực hiện đa dạng hóa sản phẩm như sửa chữa, nhà thầu phụ, cung cấp về thiết bị nước, linh hoạt theo nhu cầu thị trường.

Thứ sáu, thực hiện ổn định sản xuất, phát triển hoạt động kinh doanh theo các chiến lược, mục tiêu đã đề ra.

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu

Như đã phân tích ở chương 2, ta thấy khoản phải thu của công ty đang quá lớn và có nguy cơ gây ra rủi ro cao Vì vậy, công ty cần có những giải pháp cho việc tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu:

- Theo dõi chặt chẽ thời hạn của các khoản phải thu, thấy được khoản nào đến hạn hay quá hạn cần có những biện pháp thu hồi kịp thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu ảnh hưởng đến quy trình quay vòng vốn của công ty.

- Công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

- Có chính sách bán hàng phù hợp như: Giảm giá, chiết khấu thanh toán trong thời hạn quy định hoặc sớm hơn sẽ được nhận nhiều ưu đãi, nếu vượt quá thời gian quy định thanh toán sẽ bị xử phạt theo chế tài và được ghi rõ trong điều khoản hợp đồng trước khi ký kết.

- Tránh tình trạng “ứng tiền trước cho người bán” quá nhiều dẫn đến việc trường hợp bị chiếm dụng vốn quá lâu trở thành các khoản thu khó đòi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

3.2.3 Cải thiện công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất

Công tác quản lý chi phí ở khâu sản suất ảnh hướng rất nhiều đến khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Để cải thiện công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Công ty có thể xem xét việc sử dụng thêm các phần mềm, thiết bị thiết kế có nguồn gốc từ trong nước thay vì từ nước ngoài như hiện nay để giảm bớt chi phí đầu vào trong quá trình thiết kế.

- Sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, có thể cắt giảm một số vị trí không cần thiết để giảm bớt chi phí về tiền lương, bảo hiểm, đãi ngộ,… Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên nâng cao chuyên môn cho đội ngũ kiến trúc sư nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đảm bảo và nâng cao năng suất lao động.

Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp

Để có thể cải thiện được tình hình tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Azoom Home Việt Nam, về phía công ty cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp đề xuất ở trên Tuy nhiên, để các giải pháp trên đi vào thực tiễn và phát huy được tính hiệu quả của nó thì cần phải có sự hỗ trợ, quan tâm từ phía Nhà nước và một số tổ chức khác Vì vậy, em xin được đưa ra một số kiến nghị sau:

Nhà nước tiếp tục theo sát, có những chính sách hỗ trợ thích hợp, kịp thời về nguồn vốn, điều kiện kinh doanh để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Nhà nước cần hoàn thiện chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng và tỷ giá hối đoái, để quản lý nền kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ từ đó mới phát huy được tính tích cực trong hội nhập quốc tế của doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo cơ chế thông thoáng hơn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong ngành xây dựng nói riêng, ngành công nghiệp xây dựng, bất động sản nói chung khi mà ngành này là một trong số những ngành dễ bị tổn thương nếu rào cản về thuế, hải quan được dỡ bỏ, hàng hóa từ các nước khác được nhập vào nước ta sẽ là một áp lực không nhỏ của các doanh nghiệp khi phải cạnh tranh, nếu không muốn bị thua ngay trên sân nhà.

Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác với các đối tác nước ngoài, mở rộng phát triển ngành.

Chính phủ hỗ trợ trong việc thiết lập hệ sinh thái ngày càng hoàn thiện hơn trong ngành xây dựng Việt Nam nhằm kết nối các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cùng các ngành liên quan để học hỏi lẫn nhau và tạo sức mạnh cạnh tranh trên trường quốc tế.

Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện hành, song song với đó là hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững.

Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính đề xuất, hy vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Công ty cải thiện được tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển của Công ty.

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp 6 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp 6 (Trang 10)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp (Trang 16)
Hình 1.2. Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2020 – 2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Hình 1.2. Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 17)
Bảng 2.2. Xu hướng biến động của các chỉ tiêu trên BCKQKD giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.2. Xu hướng biến động của các chỉ tiêu trên BCKQKD giai đoạn 2020-2022 (Trang 28)
Hình 2.1.Biểu đồ xu hướng biến động của một số chỉ tiêu trên  BCKQHĐKD giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Hình 2.1. Biểu đồ xu hướng biến động của một số chỉ tiêu trên BCKQHĐKD giai đoạn 2020-2022 (Trang 31)
Bảng 2.3: Xu hướng biến động của tài sản giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.3 Xu hướng biến động của tài sản giai đoạn 2020-2022 (Trang 36)
Bảng 2.4. Xu hướng biến động nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.4. Xu hướng biến động nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 (Trang 41)
Bảng 2.5. Vốn lưu động ròng giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.5. Vốn lưu động ròng giai đoạn 2020-2022 (Trang 46)
Bảng 2.6. Tỷ số vốn lưu động ròng/nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: VNĐ) - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.6. Tỷ số vốn lưu động ròng/nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: VNĐ) (Trang 47)
Bảng 2.7. Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2020 - 2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.7. Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 48)
Bảng 2.9. Ngân quỹ ròng giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.9. Ngân quỹ ròng giai đoạn 2020-2022 (Trang 50)
Bảng 2.10. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2020-2022 - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.10. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2020-2022 (Trang 53)
Bảng 2.11. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.11. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho (Trang 57)
Bảng 2.12. Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.12. Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu (Trang 58)
Bảng 2.13. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.13. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Trang 59)
Bảng 2.14. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.14. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Trang 60)
Bảng 2.15. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.15. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn (Trang 61)
Bảng 2.16. Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.16. Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính (Trang 63)
Bảng 2.17. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.17. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời (Trang 65)
Bảng 2.18. Phân tích Dupont - phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại azoom home việt nam
Bảng 2.18. Phân tích Dupont (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w