MỤC LỤC
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, từ các tổng công ty có tiếng tăm trên thương trường như: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam CDC, Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam VNCC , Công ty Cổ phần Dịch vụ Tư vấn Thiết kế IBSTAC (Ibstac Architects & Planners)..đến các đối thủ cạnh tranh ngang sức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Công ty TNHH Kiến trúc Akisa, Công ty thiết kế kiến trúc Trang Kim, Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội Viphouse… Các doanh nghiệp lớn hiện nay có nguồn lực tài chính tốt, kinh nghiệm và uy tín trên thị trường lâu năm, nguồn lực về máy móc thiết bị, kỹ sư trình độ cao. Thông thường, sức ép từ các chủ công trình được thể hiện ở những mặt như: hạ thấp giá tư vấn thiết kế, không thanh toán kịp thời khi công trình đã hoàn thành, bàn giao hoặc thậm chí đã đưa vào sử dụng, yêu cầu thay đổi thiết kế đột xuất mà không muốn thêm chi phí, chậm trễ trong việc bảo đảm các điều kiện khởi công và xây dựng công trình như hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật,.
Với chiến lược này, dự kiến trong tương lai doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, có chỗ đứng trên thị trường tuy nhiên việc cung cấp sản phẩm giá rẻ cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải chấp nhận việc lợi nhuận trong một vài năm tới sẽ không cao và thậm chí ở mức âm. Năm 2021 tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng ước đạt 5,9-6,1% tăng 0,2-0,5% so với năm 2020 tuy nhiên phần lớn vẫn tập trung ở mảng xây dựng công tức tập trung cho các dự án công, dự án nhà ở xã hội trong khi đó mảng nhà ở vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục do người dân chịu ảnh hưởng kinh tế nặng nề bởi đại dịch dẫn đến nhu cầu về mua nhà ở, thiết kế nhà vẫn giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu về xây dựng thiết kế ngày càng tăng cao, nhu cầu về mặt thẩm mỹ cũng nhiều hơn cùng với việc đã hoạt động trên thị trường được hơn một năm và đã có những mối quan hệ khách hàng thân thiết đã là một điểm cộng giúp cho Azoom Home vẫn duy trì được doanh thu với mức giảm không đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn do tác động của Covid-19, doanh thu giảm do nhu cầu của người dân giảm nhưng giá vốn hàng bán so với năm trước vẫn tăng nhẹ do công ty phải đầu tư thêm các phần mềm để phục vụ cho việc thiết kế, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Đây là một tỷ lệ khá hợp lý đối với một doanh nghiệp hoạt động về mảng dịch vụ xây dựng, thông thường khách hàng sẽ không thanh toán luôn tại thời điểm nhận bản vẽ mà có xu hướng thanh toán trả chậm sau khi đã hoàn thành xong công trình bởi vì trong quá trình xây dựng doanh nghiệp vẫn phải trực. Xu hướng biến động của khoản người mua trả tiền trước cũng phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn trong và sau đại dịch đồng thời cũng phản ánh tình hình chung của nền kinh tế, tất cả đối tượng đều gặp khó nên việc trả tiền hàng trước cũng bị cắt giảm. Đến năm 2022 khi nền kinh tế đã dần hồi phục cộng thêm việc ngân hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch nên doanh nghiệp đã vay thêm nguồn vốn ngắn hạn được tài trợ từ các ngân hàng để nâng cao thêm chất lượng, hiệu suất kinh doanh.
Lợi nhuận chưa phân phối trong giai đoạn 2020-2022 đều ở mức âm do doanh nghiệp mới thành lập, chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn ra nhập thị trường, phần doanh thu tạo ra chưa đủ để bù đắp toàn bộ chi phí và do ảnh hưởng của dịch bệnh càng làm cho lợi nhuận của công ty ở mức thấp. Sự sụt giảm TS kinh doanh chủ yếu đến từ sự sụt giảm của các khoản phải thu do doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, không cung cấp được dịch vụ còn sự sụt giảm của nợ kinh doanh cđến từ các khoản phải trả người lao động do doanh nghiệp cắt giảm bớt nhân sự và sự giảm đi của khoản người mua trả tiền trước do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp khó chiếm dụng được vốn từ khách hàng. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho nhu cầu ngắn hạn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty, việc sử dụng nguồn vốn dài hạn có chi phí cao để đầu tư cho tài sản ngắn hạn có chi phí thấp cũng sẽ khiến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng cao.
Thêm nữa, số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp đang quá lớn so với mức trung bình ngành các dịch vụ hạ tầng (mã ngành 7000) là 58,06 vòng (Nguồn: Stockbiz.vn) đây là một dấu hiệu khá bất thường cho thấy cách sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề, giá vốn hàng bán đang quá cao so với doanh thu mà nó có thể tạo ra. Do đó, sau khi trừ đi hàng tồn kho và TSNH khác thì tỷ số KNTT nhanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2022 vẫn cao hơn mức trung bình ngành là 2,31 (Nguồn: Stockbiz.vn) cho thấy nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn đang khá tốt, doanh nghiệp ít chịu rủi ro thanh toán, góp phần xây dựng uy tín lâu dài với bên thứ ba. Cụ thể, công tác quản lý chi phớ ở khõu kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện rừ rệt khi tỷ trọng CPQLKD/DTT năm 2022 giảm 3% so với năm 2021 trong khi đó công tác quản lý chi phí ở khâu sản xuất vẫn chưa được cải thiện khi tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (3,78%) vẫn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (3,19%) tuy nhiên, biên độ chênh chệch giữa tốc độ tăng giữa giá vốn hàng bán và doanh thu đã giảm hơn so với năm 2021, và có thể cải thiện hơn nữa khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có tiến triển tốt vào những năm tới.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp, một phần do doanh nghiệp mới thành lập, chưa có chỗ đứng trên thị trường nên việc bán hàng gặp khó khăn, công tác quản lý chi phí cũng còn nhiều hạn chế do đội ngũ nhân sự thiếu kinh nghiệm và một phần nguyên do khác là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Năm 2022 ROE của doanh nghiệp tăng lên do ảnh hưởng bởi cả 3 yếu tố: công tác quản lý chi phí ở khâu kinh doanh của DN có hiệu quả hơn làm cho ROS tăng, hiệu quả sử dụng tài sản cũng tăng lên do tình hình kinh doanh dần cải thiện, doanh thu thuần tăng và tỷ lệ đòn bẩy tài chính EM tăng lên do doanh nghiệp vay thêm nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó KNTT nợ ngắn hạn và KNTT nhanh đang cao bất thường so với lý thuyết do lượng khoản phải thu lớn, tuy nhiên khả năng chuyển đổi khoản phải thu thành tiền để trả nợ của doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn, KNTT tức thời của doanh nghiệp đang ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro về tài chính nếu không kịp chuyển đổi các tài sản ngắn hạn khác như khoản phải thu, hàng tồn kho thành tiền mặt để thanh toán cho các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, công ty phải nâng cao trình độ quản lý của ban lãnh đạo hơn nữa, các nhà lãnh đạo cần phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, kế toán để có thể nhận biết dược những hạn chế, vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để có thể có những chỉ đạo, giải pháp kịp thời giải quyết vấn đề, đưa ra phương hướng, chính sách đúng đắn để phát triển sản xuất kinh doanh. - Sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, có thể cắt giảm một số vị trí không cần thiết để giảm bớt chi phí về tiền lương, bảo hiểm, đãi ngộ,… Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên nâng cao chuyên môn cho đội ngũ kiến trúc sư nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đảm bảo và nâng cao năng suất lao động. Nhà nước cần tạo cơ chế thông thoáng hơn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong ngành xây dựng nói riêng, ngành công nghiệp xây dựng, bất động sản nói chung khi mà ngành này là một trong số những ngành dễ bị tổn thương nếu rào cản về thuế, hải quan được dỡ bỏ, hàng hóa từ các nước khác được nhập vào nước ta sẽ là một áp lực không nhỏ của các doanh nghiệp khi phải cạnh tranh, nếu không muốn bị thua ngay trên sân nhà.
Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính đề xuất, hy vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Công ty cải thiện được tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển của Công ty.