1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam - Bùi Ngọc Cường

256 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Một số uấn đề uềQUYỀN TU DO KINH DOANH

TRONG PHAP LUATKINH TẾ HIEN HANH

0 VIỆT NAM

Trang 2

Mã số — 2Ö) 2

_ƠTQG - 2004

Trang 4

CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Trong tiến trình đổi moi đất nước, việc đổi mới cơ chế quản lý

kmh tê là một trong những mục tiêu quan trọng được Đang và

Nhà nước hết sức quan tâm chi đạo thực hiện Nhung thành qua

đạt được trong lĩnh vực kinh tế những năm đổi mới là những minh

chứng thuyết phục về sự năng động, sáng tạo của Đăng ta trong

quá trình lãnh đạo đất nước Nói đến đổi mới cơ chế quản lý kinh

tế không thể không xác định mức độ bao dam việc thực hiện quyềntự do kinh doanh Thực tế đã chứng minh muốn bao dam quyền tựdo kinh doanh thì hệ thống pháp luật là một trong những nhân tốquyết định.

Đại hội Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã dé ra đườnglối đối mới, theo đó, quyền tự do kinh doanh đã chính thức trở

thành quyền được thừa nhận về chính trị - pháp lý - Hiến pháp

năm 1992, quyền tự do kinh doanh đã trở thành quyền hiếnđịnh Vi vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung, ban chất

của quyền tự do kinh doanh đặc biệt quan trọng trong tình hìnhhiện nay.

Để giúp bạn đọc hiểu được nội dung, bản chất và hướng hoàn

thiện quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiên nay,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách M6t số vấn đểvề quyền tu do kính doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở

Trang 5

Việt Nam (Sách chuyên khảo) của Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường

-Trường Đại học Luật Hà Nội.

Xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận ý kiến bổ sung, góp ý

của bạn đọc.

Thang 3 năm 2004

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRI QUỐC GIA

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bat cứ nền kinh tế hang hóa nào cùng ton tại nhưcầu tự do kinh doanh Tuy nhiên, trong các xã hội khác nhauvà ở trong từng thời kỳ lịch sư cụ thể thì mức độ bảo đảmviệc thực hiện nhu câu tự do kinh doanh cũng khác nhau.Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố, trong đó, pháp luật

giữ vai trò đặc biệt quan trọng Lý luận và thực tiễn đã

chứng minh hệ thống phap luật là một trong nhưng nhân tố

quyết định cho việc bảo đảm quyền tự đo kinh doanh Sựkhác nhau về tính hoàn thiên, tính hiệu quả của hệ thống

pháp luật là một trong những nhân tố quyết định cho việc

bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh Thông thường,

ở những quốc gia có hệ thông pháp luật đồng bộ thống nhất,có hiệu quả là những nước có thể khơi dậy nguồn hứng khởi

cho các nhà kinh doanh, thu hút được các nguồn đầu tư cho

sự phát triển kinh tế Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,

do áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tự do

kinh doanh đã chưa được pháp luật công nhận và trên thựctế không tồn tại khái niệm "quyền tự do kinh doanh".

Dai hội Dang Cong sản Việt Nam lần thứ VI đã dé ra

đường lối đổi mới nói chung và cơ chế quản lý kinh tế nóiriêng Sau đó,tự do kinh doanh đã chính thức trở thành

quyền pháp định Diều 4 Luật công ty (1990) quy định "trong

Trang 7

khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh".

Đến Hiến pháp (1992) thì tự do kinh doanh đã trở thành

quyền hiến định: "Công đân có quyền tự do kinh doanh theo

quy định của pháp luật" (Điều 57) Ở nước ta, quyền tự do

kinh doanh là vấn đề còn rất mới mẻ trong khoa học pháplý Vì vậy, việc nghiên cứu lam sáng td ban chất, nội dung

của quyển tự do kinh đoanh, trên cơ sở đó thể chế hóa kịp

thời và đầy đủ những yêu cầu mà quyền tự do kinh doanh

đặt ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ở phương diện này,pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng có vai trò

quyết định đối với việc bao dam tự do kinh doanh Do đó,

việc nghiên cửu để tìm ra nhưng luận cứ khoa học, nhưng

định hướng và giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện

pháp luật kinh tế bảo đảm tự do kinh doanh ở nước ta là đòi

hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn Chúng tôi biên soạn

cuốn sách “Môt số van để vềquyển tu do kính doanh trongpháp luật kính tế hiện hành ở Việt Nam" với mong muốn

góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng cơ sở lý luận về quyền

tự do kinh đoanh, xác định nội dung của quyền tự do kinh

doanh, vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm

quyền tự do kinh doanh, thực trạng quyền tự do kinh doanh

theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứucác văn bản pháp luật kinh tế hiện hành, tác giả cũng đưa ranhững định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp

luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh.

Cuốn sách ra đời sẽ giúp cho các nhà kinh doanh trongvà ngoài nước hiểu được những quyền và nghĩa vụ của họtrong kinh doanh, làm thế nào để thực hiện được những

quyền đó.

Trang 8

Ngoài ra cuốn sách cùng de cập đến những van dé lýluận, đê các nha nghiên cứu, giảng day chuyên ngành luật,

sinh viên ngành luật, ngành kinh tế có thể sử dụng cuốn

sạch lam tai hiệu tham khao.

Nhân dip cuốn sách được an hành chúng tôi xin chân

thành cam ơn Nhà xuất ban Chính trị quốc gia đã tạo điều

kiện thuận lợi dé cuốn sách sớm ra mat độc giả Tác giả rấtmong nhận được sự góp y cưa bạn đọc.

TÁC GIÁ

Trang 9

Phan thứ nhất

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ VAI TRÒCỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC

BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

I NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế, phản

anh quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,

phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm

mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.

Hoạt động kinh doanh gắn liền với quan hệ sở hữu và bị

quan hệ sở hữu chi phối Trong "Tư bản", C.Mác đã phânbiệt rõ hai loại tư bản: tư ban sở hữu và tu bản chức năng Tư

ban sở hữu là tu bản "chết", năm yên; tư bản chức năng là tư

bản hoạt động, tu bản kinh doanh, lam cho tư bản "chết"

thành tư bản "sống" Tùy thuộc vào tính chất của chế độ sở

hữu sẽ có một chế độ kinh doanh nhất định Mặt khác, quan

Trang 10

hệ kinh doanh có tác động trở lại quan hệ sở hữu Quan hệ

sở hữu quyết định ban chất xã hội của quan hệ kinh doanh,

mục đích và xu hướng vận động của nó Nhưng tự nó, quan

hệ sở hữu không tạo ra và không làm tăng thêm sản phẩm

và giá tri Nó chi là diéu kiện cơ ban và tiên quyết của kinhdoanh Muôn làm được điều đó quan hệ sở hữu phải đượcthực hiện thông qua quan hệ kinh doanh Nhờ có quan hệkinh doanh mà quan hệ sở hữu được thực hiện về mặt kinhtế, kinh đoanh càng có hiệu quả thì mức độ thực hiện sở hữu

về mặt kinh tế càng cao Kinh doanh bao giờ cũng phục vụ

cho chế độ sở hữu, là hành động tiếp theo của sơ hữu Dođó, kinh doanh đóng vai trò làm cho sở hữu từ chỗ tồn tại vềmặt hình thức trở thành tồn tại hiện thực.

Với quan niệm đó, kinh doanh được chia thành nhiều

kiểu, chế độ, lĩnh vực khác nhau, như kinh doanh trong nền

sản xuất hang hóa giản đơn, kinh doanh trong nền kinh tế

thị trường; kinh doanh tu bản chủ nghĩa, kinh doanh xã hội

chủ nghĩa; kinh doanh trong công nghiệp, kinh đoanh trongnông nghiệp, kinh doanh trong thương nghiệp, kinh doanhtrong vận tải Tuy nhiên, dù phân chia như thế nào thì mụcđích cuối cùng của kinh doanh là làm tăng thêm giá trị vật

chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì đó chính

là lợi nhuận.

Ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trongcơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây do những

điều kiện trong hoàn cảnh lịch sử cu thể lúc bấy giờ quy

định nên đã có quan niệm không đầy đủ về kinh doanh.

Kinh doanh được hiểu theo nghĩa rất hẹp, kinh đoanh được

coi là một phần của quá trình tái sản xuất, cụ thể là chỉ gắn

Trang 11

voi hoạt dong lưu thông, trao đối, là buôn bán Thậm chí, có

quan niệm ân tượng tiêu cực với kinh doanh, coi kinh doanh

la con đường dẫn tới bóc lột Do vậy, chỉ có các tô chức kinh

tế xa hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thê) mới được phép

kinh doanh, còn các thành phân kinh tế khác thi bị hạn chế

và câm đoán.

Thực ra, kinh doanh như đã trình bày ở trên luôn gắnvới quan hệ hàng hóa - tiên tệ và quy luật gia trị Trong bat

cứ phương thức sản xuất nao, còn sản xuất hàng hóa va quy

luật giá trị tồn tại khách quan thì còn kinh doanh với tính

cách là phương thức hoạt động kinh tế của con người.

O nước ta, khái niệm kinh doanh được định nghĩa trong

Luật công ty (1990) Theo quy định tại Điều 3 của đạo luật

nay thi: "Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất

ca các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu

thu sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm

mục dich sinh lợi" Khái niệm kinh doanh được khang định

lại trong Luật doanh nghiệp (1999) (khoản 2 Điều 3).

Với khái niệm trên, kinh doanh đã được hiểu một cách

day du, đúng đắn bao gồm tất ca các hoạt động như: đầu tư,

sản xuất, trao đồi, dich vu nếu các hoạt động này nhằm mục

đích sinh lợi Hoạt động này không nhất thiết phải bao gồm

tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần

một trong các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động

đó có mục đích sinh lợi Với khái niệm này, kinh doanh có

nội dung rất rộng và ở mức độ khái quát có thể đưa ra

những dấu hiệu đặc trưng sau:

- Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp Điều

đó có nghĩa là trong xã hội đã có những người, nhóm người,

Trang 12

tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh doanh, sông

bằng nghề kinh doanh Kinh doanh mang tính thường

xuyên, liên tục, ổn định va lâu dai.

- Kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường Cụ thể,

hoạt động kinh doanh phản ánh môi quan hệ giữa các nhàkinh doanh với nhau, với xã hội nói chung thông qua các

quan hệ mua bán, trao đổi, tiêu dùng Những quan hệ này

tự nó phan ánh quan hệ hàng hóa - tiền tệ.- Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận.

Kinh doanh đã trở thành một nghề trong xã hội (và lànghề quan trọng vì nó tạo ra của cải vật chất, tinh thần để xã

hội tồn tại và phát triển), do đó nó có những đòi hỏi riêng vềchủ thể cũng như điều kiện để hoạt động kinh doanh.

Một trong những đòi hỏi mang tính quy luật của nền kinhtế thị trường là phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho conngười Vấn đề này bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của nền

kinh tế thị trường là sự tổn tại những hình thức sở hữu khác

nhau, của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh Đồng thời, nó

cũng phù hợp với xu thế vận động phát triển của xã hội loài

người trong điều kiện của thế giới văn minh hiện đại.

1.2 Khái niêm quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành

trong hệ thống các quyền tự do của công dân Để có quan

niệm đúng đắn về nó, trước hết cẦn tìm hiểu để nhận thức

day du nội hàm các khái niệm quyền con người, quyền côngđân nói chung dưới góc độ lịch sử, nguồn gốc và bản chất.

Quyền con người (nhân quyền), quyền công dân (dân

quyền) luôn là môi quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ

Trang 13

lịch su Môi bước phát triển của lịch su xa hội loài người đềugan liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội nhằm

giải phóng con người.

Trong lịch sử tư tương nhân loại có các quan niệm khác

nhau về sự ra đời, bản chất của quyền con người.

Trước khi học thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời, tronglịch sử nhân loại đã từng có quan niệm (tuy còn ít và rời

rạc) cho rằng, con người mang thuộc tính tự nhiên, conngười ra đời đương nhiên có quyền tự do Quyền tự do của

con người không do ai ban phát Quyển con người xuấthiện trước khi có Nhà nước, pháp luật Trong điều kiện lịch

sử cụ thể đó, quan niệm này thể hiện khát vọng của conngười, khi mà các quyền tự do cua họ bị chà đạp, nhu cầu

về quyền tự do đã trở nên bức xúc dưới các chế độ ngườibóc lệt người Lúc đó, người ta thường tìm đến tính chất tự

nhiên "tạo hóa", "bẩm sinh" các quyền tự do của con người.Nhận xét về quan niệm này, có học giả đã viết: "Quan niệm

nay thé hiện tính triết học nhân bản, nhưng khó tránh khỏi

tính trừu tượng phi lịch sử, khó tránh khỏi tính chất ảo

tưởng khi xác định nội dung các quyền con người, quyềncông dan trong đời sông thực tiễn"'.

Dén thế kỷ XVII, XVIII các nhà tư tưởng, nhà cải cách lỗilạc như Locke, Rousseau, v.v., đã đưa ra học thuyết "pháp

luật tư nhiên nhân" Theo quan niệm của thuyết "pháp luật

tự nhiên nhân" thì quyền con người là đặc quyền tự nhiên,

1.TS Hoàng Văn Hảo và Phạm Khiêm Ích chủ biên: Quyển conngười trong thé giới hiện dai, Vien Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội1995,t 13.

Trang 14

quyền tự nhiên, "pháp luật tự nhiên" đứng trên, cao hơn

pháp luật Nhà nước Locke cho rằng, các quyền cơ bản, tựnhiên của con nigac bao gồm: quyền sống, quyền được tu

đo và quyền có tài sản Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời cónguyên nhân lịch sử của nó Ở thời kỳ đó, xã hội phong kiên

châu Au đang thống trị bởi hai thứ quyển lực là "Vươngquyền" - quyền lực của Nhà nước phong kiến và "Thầnquyền" - quyền lực của Giáo hội Thiên chúa giáo Ở các thếky thứ XVII và XVIII, chế độ quân chủ đã được thiết lập ởhầu hết các nước phong kiến châu Âu và đạt đến đỉnh caocủa sự tha hóa, nô dịch Đó cũng là thời kỳ các Vua coi Chúa,

Thánh thần là đồng minh để hợp pháp hóa uy quyền của họ.

Sự liên minh quyển lực giữa "Vương quyển" và "Thần

quyền" đã chà đạp thô bạo các quyền con người Vì lẽ đó,thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời nhằm thể hiện nhu cầu tự

đo của con người, khẳng định quyền con người là tự nhiên

vốn có Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời để chống lại, phủ

nhận quyền lực, pháp luật của Nhà nước quân chủ phong

kiến (Vương quyền), quyền lực, luật lệ của Nhà thờ thiênchúa giáo (Than quyền).

Xét về mặt lịch sử, thuyết pháp luật tự nhiên mang giátrị nhân bản, nhân đạo về con người Nó đưa ra những tư

tưởng, nguyên tắc để bảo vệ quyền cá nhân con người trước

quyền lực nhà nước Những giá trị đó về sau đã được vậndụng, được tiếp thu trong khoa học chính trị, pháp lý ở các

nước tư sản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 coi

quyền con người là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu

cầu hạnh phúc Tuyên ngôn về quyền con người của Liên

hợp quốc năm 1948 đã đề ra 30 điều có tính nguyên tắc về

quyền con người Các công ước của Liên hợp quốc khăng

Trang 15

| 2451.

định lì và cụ the hóa thêm những nguyên tac đó thành các

quyer trong các lĩnh vực: chính trị, dân su, kinh tế, văn hóaVa xã 101.

Quan điểm của chu nghĩa Mac - Lênm luôn đặt con

người cũng như quyền con người trong tông hòa các mối

quan 1ê xã hội Quyền tự do của con người là khái niệm

mang tính lịch sử, hình thành và phát triển trong cuộc đấu

tranh giai cấp vì sự tiến bộ xa hội Quyền tự do của con

npười không phải là khái niệm trừu tượng, cũng không chi

là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bam sinh,mà lun gan với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịu sự

chi phối của chế độ chính trị, chế độ kinh tế Khái niệm

quyér tự do của con người không thé đặt trừu tượng bên

ngoài Nhà nước và pháp luật Quyển tự do cua con người

phan inh môi quan hệ giữa Nhà nước va cá nhân Với quan

niệm 16, quyền con người được xem là gia trị được xã hội

hóa, rghĩa là phải được Nhà nước ghi nhận và bao đảm

bằng ›háp luật thì mới trở thành hiện thực.

Một mặt, quyền con người mang tính chất tự nhiên, do

do không phải Nhà nước (hoặc bất cứ ai) là kẻ ban tặng

clo con người cái quyền vốn có của họ Mặt khác, khi

clưa được Nhà nước quy phạm hóa bằng pháp luật thì

cá quyền con người chưa được xã hội thừa nhận, cũng có

nthia là chưa chính thức ra đời Vai trò của Nhà nướcclinh là ở chỗ đáp ứng được nhu cầu về quyển cá nhân

cm người trong xã hội, biết phát hiện nhu cầu hiện thực

cia việc xuất hiện các quyền con người để sớm thể chế

» ? A * a an

hoa va bao vệ bang pháp luật.

Trang 16

Cũng cân lưu ý là, khái niệm quyền con người và khái

niệm quyền công dân là không đồng nhất, xét về ca haiphương diện chủ thể và nội dung Quyền con người là kháiniệm rộng hơn khái niệm quyền công dân Khái niệm quyền

công dân mang tính xác định gắn lién với môi quốc gia,

được pháp luật của mỗi quốc gia quy định, khái niệm quyền

công dân không chứa đựng hết khái niệm quyền con người.Về phương diện chủ thể, quyển công dan là cá nhân được

xác định là công dân (có quốc tịch) trong khi đó, chủ thể

quyền con người ngoài những cá nhân là công dan còn bao

gồm cả những người không phải là công dan (người nước

ngoài, người không có quốc tịch, người bị pháp luật tước

quyền công dân) Những người này tuy không được hưởng

quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các quyển con

người với tư cách là một thực thể tự nhiên - xã hội.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quyền con người

ít được nói đến, được mặc nhiên đồng nhất với quyền công

dân Trong các văn bản pháp luật chỉ sử dụng thuật ngữ

quyền công dân Trong quá trình đổi mới do Dang ta déxướng, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

những thành quả quý báu của quá trình cách mạng Việt

Nam được kế thừa và phát huy, những thành tựu, tinh hoa

văn hoá của nhân loại đã và đang được chúng ta tiếp thu.

Điều 50 Hiến pháp (1992) quy định: "Ở nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, các guyền con người về chính trị,dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở

các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và

luật" Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc ghi nhận và bảo

đảm thực hiện tốt các quyền công dân cũng chính là đã thực

hiện nội dưng cơ bản của quyền con người.

Trang 17

Các quyên tự do của công dan rat da dang, liên quan

dén mọi mặt cua đời sống xa hội Trong hệ thống các quyềntự do do thi quyền tự do kính doanh có ý nghĩa đặc biệtquan trọng Gia trị to lớn của quyền tự do kinh doanh thể

hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế Hoạt động

kinh tê luôn giu vị trí trung tam trong đời sông xã hội, quyết

định các hoạt động khác.

Từ quan niệm chung về quyền tu do của con người, cho

phép chúng ta khang định: Quyền tự do kinh doanh là một

phạm trù pháp lý Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh

được hiểu theo nghia chu quan và nghĩa khách quan.

+ Theo nghĩa chủ quan hay nhìn nhận dưới góc độ

quyền chủ thé: quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả

năng hành động một cách có ý thức của cá nhân hay phápnhân trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh Theonghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm những khả

năng mà cá nhân hay pháp nhân có thể xử sự như: tự đo đầutư tién vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mô

hình tổ chức kinh doanh; tự do lựa chọn đổi tác để thiết lập

các quan hệ kinh tế, tự do cạnh tranh, tự do định đoạt trong

việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinhdoanh Những khả năng xu sự này là thuộc tính tự nhiêncủa cá nhân (hay pháp nhân) chứ không phải do Nhà nướcban tặng Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành

hiện thực thì phải được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp

luật và khi đó nó mới trở thành "thực quyền" Cũng chính vì

vậy, quyền tự do kinh doanh với tư cách là quyền năng chủ

thể cũng có giới hạn nhất định, vì như V.LLénin từng chỉ rõ:

Trang 18

"Song trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để đượctự do, đó là điều không thể được"'.

+ Theo nghĩa khách quan hoặc được xem xét dưới góc

độ là một chế định pháp luật: quyền tu do kinh doanh là hệ

thống các quy phạm pháp luật và những bao đảm phap lýdo Nhà nước ban hành, nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân

hay pháp nhân thực hiện quyền chủ thể nói trên Với quan

niệm đó, quyền tự do kinh doanh - một mặt bao gồm những

quyền mà họ được hưởng; mặt khác, đó là trách nhiệm của

các cơ quan nha nước, công chức nhà nước khi thực hiệnchức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những

quyền của chủ thể kinh doanh Hai mặt này tồn tại thống

nhất trong chế định pháp lý tự do kinh doanh Nếu chỉ thừa

nhận những quyền của chủ thể mà không bảo đảm cho nó

những điều kiện để thực hiện thì quyển tự do kinh doanh

cũng chỉ mang tính hình thức.

Tóm Iai, có thể nói, quan niệm về quyền tự do kinh doanh

phải được nhìn nhận, xem xét một cách toàn điện trên nhữngkhía cạnh cơ bản sau đây:

Một là, quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành

và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền tự do

của con người Như vậy, quyền tự do kinh doanh phải đượcxem như là một giá trị tự thân của con người mà Nhà nướcthừa nhận và bao vệ.

Hai Ia, quyền tự do kinh doanh có trở thành hiện thực và

phát huy tác dụng trong thực tiễn hay không, tùy thuộc vào

1 V.I Lénin: Joan tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơvai, 1979, t.12, tr.127(tiếng Việt).

Trang 19

việc Nhà nược co dap ung được những đòi hỏi mì quyền tự

do kinh doanh đặt ra dé kịp thời thể chế hóa và bao vệ băng

pháp luật.

Ba la, quycn tự do kinh doanh của công dân tôn tại như

một như cầu tét vếu cua sự phat triển kinh tế - xa hội Vì vậy,

nó phải là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới nếu như muốn

thực hiện địa “i hợp pháp, tính nhân văn tiên bộ trong quatrinh thực hiér quyền quan ly xã hội cua mình.

2 Nội durg của quyền tu do kinh doanh

2.1 Căn c xác định nội dung quyền tu do kinh doanh

Xác định jung dan, day đủ những yếu tố hợp thành

quyền tự do knh doanh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan

trọng Trước lết, nó giúp chúng ta hiểu biết một cách toàn

diện, có hệ th›ng về những yếu tô hợp thành quyền tự do

kinh doanh, vi trí vai trò của từng yếu tố và môi quan hệ

giữa chúng Tr đó, có căn cứ khoa học để hoàn thiện pháp

luật bao đảm cuyền tự do kinh doanh Việc xác định nay còn

giúp cho các rhà kinh doanh năm được những quyền mà họ

được làm, các: thức thực hiện những quyền đó như thé nào.Đôi với các ccguan nhà nước, công chức nhà nước, khi thực

hiện chức năãrg quản lý? cua mình, có nghĩa vụ tôn trọng và

bảo dam những quyền đó cho nhà kinh doanh Dé bao đảm

tính khách gian, việc xác định nội dung của quyền tự do

kinh doanh cai phải dựa vào hai căn cứ sau:

Thứ nhâ căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế thị

trường để xz định nội dung quyển tự do kinh doanh.

Nhung tính ciất và đặc điểm của nền kinh tế thị trường quy

định nội dun, tính chất của các quan hệ kinh tế, đồng thời,

Trang 20

cũng xác định nội dung của hoạt động kinh doanh Dé xácđịnh những nội dung cụ thé của quyền tự do kinh doanh

phải căn cứ vào yêu cầu nội tai cua bản thân quá trình hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, tức là những yêu cầu mà hoạt

động sản xuất, kinh doanh đặt ra cho các nhà kinh doanh Ởmức độ khái quát có thể hình dung những việc mà các nhà

kinh doanh phải thực hiện: Trước hết tạo nguồn vốn, tài sản;

tiếp theo lựa chọn ngành nghề kinh doanh; tiến hành thànhlập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh Trong quá trình hoạt

động, các nhà kinh doanh phải thực hiện rất nhiều hành vi

khác như: thiết lập các quan hệ kinh doanh (liên doanh, liênkết; mua bán, trao đối, thực hiện các dịch vụ ) Tất cả những

công việc đó, khi đã được pháp luật thừa nhận và được bao

đảm, sẽ trở thành quyền của các nhà kinh doanh, tạo thànhnội dung của quyền tự do kinh doanh.

Thứ hai, căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện

hành để xác định nội dung của quyền tự do kinh đoanh Như đã

khẳng định, quyền tự do kinh doanh trước hết là quyền chủ

thể, song nó phải được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thì

mới trở thành thực quyền Điều này cho thấy nếu chỉ căn cứ

vào yêu cầu nội tại của hoạt động kinh doanh để xác định nội

dung quyển tự do kinh doanh thì sẽ chủ quan và sinh ra tùy

tiện Trong thực tiễn, có những yêu cầu, những đòi hỏi của

hoạt động kinh doanh khi chưa được Nhà nước thể chế hóa

hoặc thừa nhận thì các nhà kinh doanh cũng chưa được phép

tiến hành Chang hạn, như nhu câu tao vốn để kinh doanh

thông qua việc góp vốn thành lập công ty là yêu cầu nội tại của

hoạt động kinh doanh Nếu Nhà nước không ban hành Luật

công ty thì các nhà kinh doanh cũng không thực hiện được

Trang 21

quyền gop vốn dé thanh lập công ty Dựa vào căn cứ này ta

thay ro rnức độ hoàn thiện của nội dung quyền tự do kinh

doanh luiôn phụ thuộc vao mức độ hoạn thiện pháp luật.Việc mở rộng hay hạn chế noi dung quyền tu do kinh doanh

do pháp luật guy định phu hợp với điều kiện kinh tê khách

` ? š ~ ry

quan ma ở do quyền tự do kinh doanh tồn tại.

2.2 .Những nôi dung cu thể của quyền tự do kính doanhQuyền tự do kinh doanh được hiểu là hệ thông cácquyền găn với chủ thể kinh doanh, mà chủ yếu và trước

hết là:

- Quyền được bao đảm sở hữu đối với tài san;

- Quyén tu do thanh lap doanh nghiép (trong do bao ham

quyén tu do lua chon nganh nghé kinh doanh, dia diém kinh

doanh, lua chon mô hình doanh nghiệp);

- Quyền tu do hợp đồng;

- Quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật;

- Quyền tư định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp;

Các quyền tự do trên có môi quan hệ hưu cơ tạc thànhthể thống nhất của nội dung quyền tự do kinh doanh Quátrình phát triển của nền kinh tế chắc chắn sẽ làm phong phú

thêm nội dung của quyền tự đo kinh doanh.

a) Quyền được bao dam sở hữu đối với tai sản

So hữu là hình thức xã hội của việc chiếm hữu Nó phan

anh mối quan hệ giữa con người với con người trong quá

trình sản xuất về việc chiếm hữu những của cải vật chấttrong xã hội, mà trước hết là tư liệu san xuất Các hình thức

sở hữu được pháp luật ghi nhận trở thành chế độ sở hữu.

Trang 22

Chế độ sở hữu là vấn đề cơ bản nhất của một chế độ kinh tế

-xã hội.

Đối với quyền tu do kinh doanh thì quyền sở hữu tr liệusản xuất giữ vị trí vai trò quan trọng nhất; nó được coi là nềntang, là tiền dé cho việc hình thành và thực hiện quyền tu dokinh doanh Chỉ khi được sở hữu tư liệu sản xuất thì người ta

mới có thể dùng tài sản đó đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh

doanh Không ai có thể tiến hành đầu tư để kinh doanh nếu

không sở hữu một số tư liệu sản xuất, hàng hóa hay giá trịnhất định Người nắm giữ sở hữu tài sản sẽ nắm quyền quản

lý, quyền phân phối thu nhập Điều này đã được thực tiễn

chứng minh Ở các nước tư bản chủ nghia, sở hữu tư nhân về

tư liệu sản xuất được coi là nguyên tắc "bất khả xâm phạm"

và gắn liển với nó là quyền tự do kinh doanh được coi là lẽ

tự nhiên, là điều "thiêng liêng" mà Nhà nước phải bảo vệ.

Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây, do những

điều kiện của hoàn cảnh lich sử cụ thể, trong thời gian dài ta

đã chỉ thiết lập và duy trì chế độ cống hữu đối với tư liệu sảnxuất trên phạm vi toàn xã hội Sở hữu tư nhân đối với tư liệusản xuất không được thừa nhận, do đó không tồn tại khái

niệm quyển tự do kinh doanh Ở Việt Nam từ khi chứng ta

tiến hành đổi mới mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội thì

quan niệm về quyền sở hữu đã có sự thay đổi cơ bản Nền

kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, có nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữukhác nhau Sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất đã chính

thức được thừa nhận Quyền tự do kinh doanh - quyền co

bản của công dân - đã chính thức trở thành hiện thực trong

đời sống kinh tế xã hội nước ta

Trang 23

-Quyên được bao dam so hưu doi voi tai san có tác động

tích cực, mạnh me den các quyền tự do khác, như: tự do

thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh Đối với yuven tự do thành lập doanh nghiệp, dang ký kinhđoanh, quyền so hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quvếtđịnh Không ai có thé thành lập doanh nghiệp - đăng ký kinhdoanh nêu không có trong tay những tư liệu sản xuất, sốvốn nhất định Tư liệu sản xuất, vốn đó phải thuộc quyền

sở hữu của người góp vốn, người thành lập doanh nghiệp,

người đăng ký kinh doanh Khi thành lập doanh nghiệp,

đăng ký kinh doanh, vân đề sở hữu bao giờ cũng nổi lên

hàng dau Chăng hạn, như việc thành lập, đăng ký kinh

doanh đối với công ty thi vấn dé góp vốn, cơ chế góp vốnluôn có ý nghĩa quyết định Theo quan điểm của một tác

giả thì 'việc góp von là cơ sở hình thành sở hữu doanh

nghiệp Bản thân vấn đề góp vốn cũng là vấn đề thuần túymang tinh chất sở hữu”!.

Mặt khác, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã tác động tíchcực lam đa dạng hóa, phong phú thêm các loại hình doanh

nghiệp Trước đây, pháp luật chỉ thừa nhận sở hữu toàn dân vàsở hữu tập thể nên trong nền kinh tế nước ta hau hết tồn tại

doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã Từ khi pháp luật nướcta thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đã xuất hiện nhiều loại

hình doanh nghiệp mới như các loại công ty, doanh nghiệp

-_ tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1 PGS,TS Lê Hồng Hanh: 86 luật Dan su nhìn dưới góc độ nền

kinh té thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Luật học

(số chuyên dé), 1996, tr.21.

Trang 24

Đôi với quyền tự do hợp đồng thì vai trò của quyển sohữu tư liệu sản xuất càng có vai trò quan trọng Theo lôgïc

của hợp đồng thì không ai có thể mua bán, trao đổi hàng

hóa, nếu không xác định được sở hữu của người bán đối vớitài sản là đối tượng của hợp đồng Trong quá trình kinh

doanh, các quan hệ kinh tế được thiết lập bởi sự thúc day

của lợi ích Lợi ích chỉ có thể có được khi các quan hệ đó

được hình thành trên cơ sở tự do ý chí Sự tự do ý chí trong

hợp đồng là biểu hiện của việc thực hiện quyền sở hữu của

các chủ thể trong quan hệ hợp đồng Quan hệ hợp đồng

chính là sự vận động tự do của vốn và hàng hóa (hợp đồnglà hình thức của quan hệ hàng hóa - tiển tệ xét dưới góc độ

kinh tế) Suy cho cùng thì bản chất của hợp đồng là sự vận

động của quan hệ sở hữu Thực tiễn hoạt động sản xuất,

kinh doanh ở nước ta hiện nay đã khang định vai trò cua

quyền sở hữu tu liệu sản xuất đối với quyền tu do hợp đồng.Các quan hệ kinh tế hiện nay đã phát triển sống động, đa

dạng (thông qua hợp đồng) trên các lĩnh vực cua nền kinh tếtrong nước cũng như với nước ngoài; giữa các chủ sở hữuthuộc các thành phần kinh tế khác nhau; giữa các nhà kinhdoanh trong nước với các thương gia nước ngoài.

Để thực hiện được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất

thì các điều kiện sau đây cần phải được đáp ứng:

- Mở rộng các đối tượng có khả năng trở thành chủ sở hữu

tư liệu sản xuất.

- Quy định nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất; các

hình thức sở hữu phải được đối xử bình dang.

- Tạo cơ sở cho sự phát triển tự giác các hình thức sở hữu

tồn tại với những đặc trưng vốn có cua chúng.

Trang 25

- Bao đam việc chuyển dịch sơ hữu được thuận lợi,

nhanh chong, an toàn va sinh lợi.

- Mo rộng khách thé của quyền so hữu.

- Phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các hình

thức sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất Chu sơ hưu

phải có những biện pháp pháp ly để bao vệ quyển sở hữu

? `

Cua mình.

b) Quyền tự do thành lập doanh nghiệp

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là nệi dung cơ

ban, quan trọng trong hệ thống các quyền tự do kinh doanh.

Vi trí, vai tro quan trọng đó được thể hiện ở chỗ công dân

muốn trở thành nhà kinh doanh hợp pháp (có tư cách pháp

lý hợp pháp) thì họ phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ

quan nhà nước có thẩm quyền Khi đã tiến hành đăng ký

kinh doanh (được công nhận tư cách pháp lý) thì lúc đó họmới có tư cách của nhà kinh doanh và mới được phép tiến

hành các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, trao đổi, mua

bán, thực hiện các dịch vụ Như vậy, quyền tự do thành lập

và đăng ký kinh đoanh là cơ sở để cá nhân, pháp nhân được

Nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp, là tiềnđề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác Có ý kiến

cho rằng, thú tục thành lập và đăng ký kinh doanh chưa cónội dung kinh tế, nhưng nó là tất yếu, là cần thiết, là tiền đề

để hình thành các quan hệ kinh tế thuần túy - quan hệ sản

xuất kinh doanh đích thực'.

1 TS Dương Đăng Huệ: Các biên pháp xử lý vi phạm pháp luật

kink tế và vai trò của các biện pháp hình sự trong việc bao đảm trật tư

guan lý kinh tế Bao cáo khoa học tại Bộ Tư pháp, 1999, tr.3.

Trang 26

Nói đên quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh

chúng ta hiểu rằng đây là quyền của cá nhân hay pháp nhân

trong việc tạo lập tư cách pháp lý thông qua các thu tục

thành lập, đăng ký kinh doanh Không ai có quyền can thiệp,

ngăn can trái phép quyền thành lập và đăng ký kinh doanh

của họ Đồng thời với quyền của cá nhân, pháp nhân là

nghĩa vụ của cơ quan nhà nước phải tạo những điều kiệnbảo đảm cho họ thực hiện quyền của mình Vấn đề đặt ra là:cá nhân, pháp nhân muốn có tư cách cua nhà kinh doanhhợp pháp lại phải tiến hành thủ tục thành lập và đăng ký

kinh doanh Điều này có vi phạm quyền tự do kinh doanh

hay không? Trước hết, cần khang dinh rang, viéc thanh lap

và dang ký kinh doanh là thu tục hành chính thông thường

nhằm thừa nhận tư cách pháp lý cho các nhà đầu tư và thể

hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.Khi cá nhân, pháp nhân đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan

nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy đăng ký kinh doanh

cho họ Việc cấp giây đăng ký kinh doanh là góp phần tích

cực vào hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời cũng chínhlà bao vệ lợi ích cho bản thân nhà kinh doanh.

Gắn liền với quyền thành lập va đăng ký kinh doanh 1a

quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; hình thức tổchức trong kinh doanh và địa điểm kinh doanh Khi thực

hiện quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, các chú

thể kinh doanh đã quyết định lựa chọn ngành nghề kinh

doanh cho mình Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh hoàn

toàn phụ thuộc vào ý muốn, điều kiện và khả năng của các

nhà kinh doanh, dựa trên cơ sở tìm hiểu như cầu thị trường.

Sự lựa chọn này có tác dụng rất lớn đến sự nghiệp kinh

Trang 27

doanh của nha doanh nghiệp trên thương trường Không ai

có quyền can thiệp trái phép vào quyền nay của họ; bởi lẽ,

ngươi chịu trách nhiệm về những kết quả kinh doanh chính

là các chủ doanh nghiệp Quyền tự do lựa chọn ngành nghềkinh doanh theo quy định của pháp luật, tạo ra khả năngrộng lớn cho nhà kinh đoanh trong việc tìm hiểu nhu cầu thịtrường Ngành nghề kinh doanh rất đa dạng, phong phú, cóthể là trong công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, dịch vụ

Trong từng lĩnh vực đó lại chia thành những lĩnh vực nhỏhơn tạo nên sự đa dang muôn mau muôn ve của đời sống

kinh doanh, đáp ứng như cầu phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh

cũng bị giới hạn bởi một số lĩnh vực có liên quan đến an

ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Trên cơ sở lựa chọn

ngành nghề kinh doanh, các nha đầu tư có quyền tu do lựa

chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện

của mình Các nhà đầu tư có thể thành lập và đăng ký kinh

doanh theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm

hưu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân

Một quyển tự do không kém phần quan trọng của các

nhà đầu tư là lựa chọn địa điểm kinh doanh Địa điểm kinh

doanh là nơi mà họ tiến hành các hoạt động kinh doanh, nó

không chỉ phan ánh tính không gian của hoạt động kinhdoanh mà tự nó còn có y nghĩa pháp ly quan trọng.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức

trong kinh doanh, địa điểm kinh doanh là những quyết định

đầu tiên của nha kinh doanh Thừa nhận quyền tự do này

chính là tôn trọng quyền định đoạt của chu sở hữu và tạo rakh¿ năng thuận lợi ban đầu cho sự nghiệp kinh doanh của

Trang 28

họ; đồng thời cũng giúp họ trả lời ba câu hỏi cơ bản mà mọi

nền kinh tế thị trường đặt ra Do là "sản xuất cái gi?", "sanxuất như thế nào?" và "sản xuất cho ai?" Lựa chọn ngành

nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh chính là việc nhà

kinh doanh trả lời câu hỏi "sản xuất cái gì" và "sản xuất choai" Lựa chọn hình thức kinh doanh, nhà kinh doanh sẽ giải

đáp được câu hỏi "sản xuất như thế nao, bằng cach gì".

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh xét cho cùng chính là

tôn trọng những quy luật trong mọi nền kinh tế thị trường.

Để bảo đảm quyền tự do thành lập và đăng ký kinh

doanh, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địađiểm kinh doanh thì các điều kiện sau đây cần được đáp ứng:

- Phải mở rộng đối tượng được phép kinh doanh.

- Phải có nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để nhà đầu

tư lựa chọn.

- Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh phải đơngiản, thuận tiện.

- Nhà nước phải quy định một cách minh bạch những

ngành nghề kinh doanh nào bị cấm; những ngành nghề kinh

doanh nào đòi hồi phải có điều kiện, điều kiện đó là gì?

Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, kể từ khi Nhà nước ban hành

Luật doanh nghiệp năm 1999, thì về cơ bản những điều kiệntrên đã được đáp ứng.

c) Quyền tự do hợp đồng

"Buôn có bạn, bán có phường" là yêu cầu khách quan đối

với các nhà kinh doanh Để tồn tại và phát triển, các nhà

kinh doanh phải thiết lập các quan hệ kinh tế với nhau để

Trang 29

trao đôi sản phẩm, hang hóa, dich vụ Các quan hệ kính tếđó rat đa dang và phong phú, nó xuất hiện ở tất ca các

khâu cua qua trình kinh doanh Việc thiết lập các quan hệkinh tế được thực hiện thông qua hợp dong Hợp đồng

phan anh môi quan hệ kinh tế giữa các nhà kinh doanh Dola mới quan hệ ý chi được xác lập một cách tự nguyện, bình

đẳng, cùng có lợi Với ý nghĩa đó, tự do hợp đồng là một

trong những nội dung quan trọng của quyền tự de kinh

đoanh Nó biểu hiện cu thé, sinh déng gia tri hién thuc cuaquyền sở hữu, quyền tự do thành lập va đăng ky kinh

doanh, tự do cạnh tranh

Các quyển sở hữu tư liệu sản xuất, tự do thành lập và

đăng ký kinh doanh sé mất ý nghĩa nếu như không có tự dohợp đồng Hợp đồng biểu hiện những hành vi kinh doanhcụ thể Mọi hành vi kinh doanh như: góp vốn thành lập

doanh nghiệp, su dung lao động, mua sắm máy móc thiết bị,

xây dựng, liên doanh liên kết, vay vốn, trao đổi hàng hóa,

thực hiện các dịch vụ, v.v., đều thông qua hợp đồng Chính

vì vậy, "hợp đồng có mặt trong bất cứ lĩnh vực nào nếu ở đó

"Do đó, bao đảm quyền tự do hợp

CÓ Sự chuyển dịch lợi ích

đồng chính là điều kiện để thực hiện tốt các quyển tự do

khác trong hệ thống các quyền tự do kinh doanh.

Tóm lại, tự do hợp đồng là quyền của các chủ thể kinh

đoarh, được thể hiện ở bôn khía cạnh sau đây:

- Mot là, ký kết hợp đồng là quyền của các nhà kinh

doanh, không ai có quyền áp đặt, can thiệp vào quyền này.

-, PGS,TS Lê Hồng Hạnh: Độ /uật Dân sự nhìn dưới góc độ nềnkinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Luật hoc(số chuyên đề), 1996, tr 25.

Trang 30

- Hai là, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn

đối tác để thiết lập các quan hệ kinh doanh.

- Ba Ia, các chủ thể kinh doanh có quyền thỏa thuận để

áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

- Bốn Ia, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do thỏa

thuận thay đổi một số nội dung trong quá trình thực hiện

hợp đồng

d) Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh là một trong những quy luật của mọi nền

kinh tế thị trường Nó có vai trò quan trọng không nhữngvới tư cách là động lực của sự phát triển, mà còn với tư cáchlà yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ kinh doanh.Trong cơ chế thị trường, nếu lợi nhuận thúc đẩy các nhà

kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh, sử đụng các nguồn lực (vốn, lao

động, kỹ thuật ) có hiệu quả nhất nhằm duy trì sự tồn tại và

phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình Trong kinh tế thị

trường, người tiêu dùng và các nhà kinh doanh có quan hệ

tác động qua lại lẫn nhau, trong đó người tiêu dùng được coi

là "thượng đế! và vì vậy, luôn là đôi tượng hướng tới của tất

cả các nhà kinh doanh Cạnh tranh có vai trò quan trọng

không chỉ đối với bản thân từng nhà kinh doanh mà còn có ý

nghĩa đối với cả nền kinh tế nói chung Có ý kiến cho rằng,

cạnh tranh mang lại những lợi ich sau’:

- Thứ nhất, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng.

1 TS Nguyễn Như Phát: Quyển tự chủ về vốn và tài sản của doanhnghiệp nhà nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, 1999, tr.21.

Trang 31

- (hư hai, người tiêu dung nhận được cai họ muôn voi

gia re.

- Thư ba, khuyên khích ap dung công nghệ mới.

- Thư tư, tạo sức ép buộc phải sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực.

- Thư năm, tạo su đổi mới nói chung, thường xuyên và

liên tục vi vậy mang lại tăng trưởng kinh tế cao.

Cạnh tranh có nhiều hình thức và được phân ra ở nhiều

cap độ khác nhau như: cạnh tranh hoàn hảo; cạnh tranh

không hoàn hao; cạnh tranh mang tính chất độc quyền; cạnh

tranh larh mạnh; cạnh tranh không lành mạnh' Ở đâu có kinhtếthị trường thì ở đó có cạnh tranh Tuy nhiên, không phải ở

mọi nơi, mọi giai đoạn phát triển thì hình thức, mức độ cạnh

tranh đéu giống nhau Mặt khác, quan niệm về cạnh tranhcòn phụ thuộc vào đặc điểm truyền thống kinh doanh và

pháp luat của mỗi quốc gia Có nhiều định nghĩa khác nhauvề cạnh tranh, song nhìn chung cạnh tranh được định nghĩa

như sau "Đó là sự ganh đua, sự kinh địch giữa các nhà kinh

doanh tên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tàinguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phíaminh".

Dini nghĩa trên cho thấy, cạnh tranh là thuộc tinh tự

nhiên cta các nhà kinh doanh Vì vậy, nó cần được pháp luật

bảo hộ zới tư cách là quyền của các nhà kinh doanh và trở

1 Lrong Xuân Quy: Cơ chế thi trường và vai trò của Nhà nướctrong nên kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1994, tr.20.

2 Nguồn: USA Business Prentice Hand International,Edition 993.

Trang 32

thành nội dung không thể thiếu của quyền tư do kinh

đoanh Cũng có thể khẳng định răng, quyền tự do cạnh

tranh của các nhà kinh doanh là cạnh tranh lành mạnh D6 là

"hình thức cạnh tranh đẹp, trong sáng và giải thoát được

khỏi các thói hư tật xấu trong cuộc sống đời thường Nó đối

lập với cạnh tranh không lành mạnh"' Trong môi quan hệ

với các quyền tự do kinh doanh khác, quyền tự do cạnh

tranh có ý nghĩa quan trọng Nó chính la động lực thúc day

việc thực hiện các quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tự do hợp

đồng Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giớiđều thừa nhận cạnh tranh và đưa ra những bảo đảm pháp lý

nhằm thúc đẩy tự do cạnh tranh lành mạnh Để bảo đảmquyền tự do cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh

doanh thì các yêu cầu sau đây phải được đảm bảo:

- Phải có hệ thống pháp luật về cạnh tranh hoàn thiện.

- Nhà nước phải có cơ chế kiểm soát giá cả.

- Phải kiểm soát được độc quyền và hạn chế hậu quả sự

độc quyền, dù đó là độc quyền nhà nước.

- Phải có chế tài nghiêm ngặt đối với các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh, cạnh tranh bất hợp pháp vả các mặt

tiêu cực khác của cạnh tranh.

- Phải bảo đảm sự bình dang cho các thành phan kinh tế.e) Quyền tự do lựa chọn hình thức và ph ương thức giải

quyết tranh chấp

Một nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các

1 Lương Xuân Quỳ: Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà mướctrong nền kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1994, tr.24.

Trang 33

quan he kinh tê ngay cang phat triển Su song động, da dang,

phức tap cua các quan hệ kinh tế, sự thôi thúc của lợi nhuận,

của cạnh tranh làm cho các tranh chap kinh tế càng trợ nênphức tạp hơn Tranh chấp kinh tê có những đặc thu khác vớinhững tranh chấp trong dân sự Nhung đặc thu đó là:

- Linh vực phát sinh tranh chap là lĩnh vực kinh doanh.- Giá trị ranh chấp thường lớn.

- Tranh chap trong kinh doanh thông thường mang tính

phản ứng "dây chuyền".

- Mức độ ảnh hưởng của tranh chấp là rất lớn, nó tác động

xâu dén quá trình kinh doanh, đến trật tu kinh tế nói chung.

Những đặc thù trên đòi hoi việc giải quyết tranh chap

phải nhằm phúc đáp tối đa yêu cầu cho các nhà kinh doanh.Những yêu cầu đó là:

- Phải bao đảm quyền tự định đoạt ở mức độ cao cho các

nhà kirh doanh trong việc giải quyết tranh chấp.

- Việc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành nhanhchóng, thuận lợi; hạn chế tới mức tối đa sự gián đoạn củaquá trình kinh doanh.

- Beo dam dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp.- Bao vệ uy tín, bí mật cho các nhà kinh doanh.

- Đạt hiệu quả thi hành các quyết định của cơ quan tài

phán, bảo vệ tốt quyên và lợi ich hợp pháp của các bên

tranh chấp.

Treng kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh luôn

luôn ti3m ẩn phát sinh các tranh chấp, gắn liền với tranh

chấp Do đó, về mặt khách quan phải bảo đảm quyền tự dolựa chcn hình thức, phương thức giải quyết tranh chấp cho

các nh: kinh doanh Về mặt lý luận, phải coi đây là công việc

Trang 34

"riêng tư" của các nhà kinh doanh; boi lẽ, việc giải quyết

tranh chấp trước hết là bảo vệ lợi ích của họ và do đó, họ cóquyền tự định đoạt Cơ chế thị trường luôn gắn liền với sự tự

do thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, Nhà nước chỉ can

thiệp khi họ yêu cầu Vì vậy, quyền tự do lựa chọn hình thứcvà phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế là một bộ phận

trong tổng thể quyền tự do kinh doanh Quyền này thể hiện

ở chỗ, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyền quyết định

đưa vụ tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền dé

giải quyết hay không cũng như lựa chọn cơ quan nao và giảiquyết theo thủ tục nao.

Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể tu

thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc có thể

đưa ra Tòa án hay trọng tài để giải quyết vụ việc, nếu thấy

thuận lợi cho mình Trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, với sự tồn tại và phát

triển đa dạng các hình thức tổ chức kinh doanh thuộc nhiều

thành phần kinh tế thì tính chất của các tranh chấp đã có sự

thay đối Đây không còn là tranh chấp giữa các "chiến hữu"

với nhau mà là tranh chấp giữa các chủ sở hữu khác nhauvới những lợi ích khác nhau Do vậy, phải tôn trọng quyền

tự do cho các nhà kinh doanh trong việc giải quyết tranh

chấp, cũng chính là biện pháp bao đảm quyền sở hữu tài

sản, quyền tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh lành mạnh va

cũng là biện pháp hữu hiệu bảo đảm quyển tự do kính

doanh Để thực hiện được quyền tự do này, ngoài việc phải

tôn trọng quyền tự định đoạt của các nhà kinh doanh cần có

nhiều hình thức, phương thức giải quyết phù hợp, khắc phục

tình trạng hình sự hóa các tranh chấp kinh tế, dân sự.

Trang 35

3 Những yếu tố chi phối quyển tu do kinh dvanh

Qua nghiên cứu ở mức khai quát có thê nhận thấy,quyền tw do kinh doanh nói riêng và quyền tu do của conngười nói chúng phụ thuộc vao nhiều yếu tố, trong đó chủ

yêu và trước hết là:

3.1 Chế độ chính trị

"Chế độ chính trị là tong thê những phương pháp và thu

đoạn ma các cơ quan nha nước sử dung để thực hiện quyền

lực nha nước"!.

Trong lịch su, từ khi xuất hiện Nhà nước đến nay, các giai

cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để

thực hiện quyền lực nhà nước Những phương pháp và thủđoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của Nhà nước, đồngthời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi giai đoạn, trong mỗi

nước cu thể Những phương pháp va thủ đoạn này có thé

được phân chia thành hai loại chính là: những phương phápdân chủ và những phương pháp phan dan chú.

Đương nhiên, do những giới han lịch sử khách quan,

mỗi giai cấp thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp

ưng và bao đảm được quyền con người, quyền công dân ở

một mức độ, một nấc thang nhất định Lịch sử xã hội loài

người đã chứng minh điều đó Trong chế độ chiếm hữu nô lệ

và chế độ phong kiến, giai cấp nô lệ, giai cấp nông dân hoàn

toàn phụ thuộc vào giai cấp chú nô, địa chủ về chính trị, tưtưởng, kinh tế Do đó, "nô lệ không có quyền gi cả và van là1 Nguồn: Trường Dai học Luật Hà Nội: Giáo trình lý luận nha

nước va pháp luật, Hà Nội, 1994, tr 51.

Trang 36

một giai cấp bị áp bức, họ không được coi là người Dia vi

của nông dân chỉ khác rất ít địa vị của nô lệ trong xã hội“`” 2 , ^ ? Nà

"! Các quyền tự do cá nhân của con ngườichiếm hữu nô lệ

trong chế độ chiếm hưu nô lệ, chế độ phong kiến không

được thừa nhận như một giá tri.

Nhà nước tư sản với thể chế dân chủ là một tiến bộ lớn

trong lịch sử so với chế độ phong kiến: Chính thể dân chủ tưsản đã từng có vai trò lịch sử thúc đẩy sự phát triển của văn

minh nhân loại Các quyền tự do của cá nhân đã chính thức

được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Tuyên ngôn

độc lập của Mỹ (năm 1776) khẳng định: "Mọi người sinh ra

đều bình đắng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể

xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống,quyền được tự do và quyền được mưu câu hạnh phúc"?.

Chủ nghĩa xã hội là kiểu chế độ chính trị dân chủ cao

nhất trong lịch sử xã hội loài người Ở đó có những tiền dé,

điều kiện để giải phóng con người gắn liền với sự thay đổi

quan hệ sở hữu, sự thiết lập chế độ chính trị mà bản chất là

tất ca các quyền lực thuộc về nhân dan Trên thực tế, chủnghĩa xã hội hiện thực đã có những thành tựu nhất định vềphương diện thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều quy định rộng rãi

các quyển công dân Một số quyền đã thể hiện tính ưu việtnhư quyền bầu cứ, quyền tham gia quan lý nhà nước Tuy

1 V.I Lênin: 7oản tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.39, tr.87.2 TS Hoàng Văn Hao và Phạm Ích Khiêm (chủ biên): Quyển conngười trong thế giới hiện dai, Viện thông tin khoa hoc và xã hội, Hà

Nội, 1995, tr.13.

Trang 37

nhiên, do nhiều nguyên nhân, trước hết là cơ chế quan lý

kinh tế theo mô hình kế hoạch hoa tập trung quan liêu bao

cap bị duy tri qua lâu, quyền tu do kinh doanh chưa được

xác lập và bao dam Vi vậy, trong khoa học pháp ly cùng

như trong thực tiễn trước đây chưa hình thành đây đủ các

điều kiện đê có khái niêm quyền tự do kinh doanh Ở nướcta, bat đầu từ quá trình đối mới được Đại hội Dang VI khởi

xướng (năm 1986), khái niệm về quyền tự do kinh doanh

x & F ) ngày cảng được hiệu đây du hơn.

-3.2 Cơ chế quản lý kinh tê

"Cơ chế quản lý kinh tế là khái niệm ding để chỉ phương

thức mà qua đó Nhà nước tác động vào nền kinh tế để định

hướng nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu đã định".Khái niệm trên cho thấy:

- Cơ chế kinh tế là phương thức vận động của nền kinh

tẻ, nó mang tính khách quan.

- Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức tác động của

Nhà nước do đó nó mang tính chủ quan.

- Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế

kinh tế chứ không trực tiếp tác động vào nền kinh tế.

Quan niệm như vậy đưa đến nhận thức chung là mỗi

nền kinh tế đều có một cơ chế đặc trưng của nó Dựa vào đó,người ta phân loại các nền kinh tế thành:

- Kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường.

1 Lương Xuân Quỳ: Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước

trong nền kính tế Việt Nam, Nxb Thông kê, Hà Nội, 1994, tr.8.

Trang 38

- Kinh tế chỉ huy, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóatập trung.

- Kinh tế hỗn hợp vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa

các nhà kinh doanh đều thông qua quan hệ mua bán hàng

hóa, dịch vụ trên thị trường Thái độ cư xử của từng nhàkinh doanh là theo sự dẫn dắt cua thị trường hay "Bàn tayvô hình" (Adam Smith) Vì vậy, cơ chế thị trường luôn gắnliền với tu do, vả tu do kinh doanh là nguyên tắc của cơ chế

thị trường.

Cơ chế thị trường có những ưu điểm và khuyết tật của

nó; cho nên ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đề cao vai trò

của Nhà nước trong nền kinh tế Sự tác động của Nhà nướclà nhằm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường,nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (kinh

tế hỗn hợp).

Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây theo mô hình kinh tếchỉ huy Do đó, vấn đề chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế xãhội chu nghĩa là: kế hoạch tập trung được coi là công cụ số mộtcó tính pháp lệnh bắt buộc đối với toàn xã hội Các công cụkhác đều được xếp sau công cụ kế hoạch Nhà nước trở thành

"Ông chủ" của một "doanh nghiệp" khổng 16 Thông qua công

cụ kế hoạch, Nhà nước trực tiếp can thiệp và quyết định tất

cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cơ chế này có những đặc trưng cơ bản là:

- Cơ sở kinh tế được thiết lập trên nền tảng của chế độ

công hữu về tư liệu sản xuất; Nhà nước thiết lập thành phầnkinh tế xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu: toàn dân

Trang 39

va tập thể So hữu tư nhân về tu liệu sản xuất chưa được coi

trọng và thưa nhận.

- Nha nước quan ly nền kinh tế thông qua hệ thống cácchi tiêu kế hoạch chỉ tiết với chế độ cấp phát và giao nộptheo quan hệ hiện vật Nha nước can thiệp qua sâu, qua cụ

thể vào các hoạt động san xuất, kinh doanh, dan đến các đơn

vị kinh tế thực sự chưa có quyền tự chủ trong kinh doanh.

- Quy luật giá trị hau như chưa được tính tới day du,tiền tệ là một trong những công cụ năng động nhất chưa thật

su được coi trong.

- Các gia trị như đất dai, tư liệu san xuất, sức lao động v.v.,chưa được coi là hang hóa.

Cơ chế quan lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêubao cấp, tất vếu dẫn đến hậu quả là các quyền của công dân

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không được coi trọng và

tât nhiên không có khái niệm quyền tự do kinh doanh Nhận

xét về vấn để này, có ý kiến cho rằng: "Cơ chế quản lý tập

trung quan liêu, bao cấp kéo dai đã làm nghèo đi nhưng nội

dung, phương thức quan lý một cách dan chủ theo những

trình tu thủ tục thông thường"" Ở nước ta, công cuộc đổi

mới do Đảng ta khởi xướng đã đem lại những thành tựu

quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Quyền tự dokinh doanh của công dan chính thức được thừa nhận Điều 3

Luật doanh nghiệp tư nhân (năm 1990) quy định: "Trong

1 TS Trần Dinh Hao: Nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trườngơ Việt Vam, Báo cáo khoa học tại hội thao khoa học Nhà nước pháp

quyền trong bối cảnh Việt Nam do Viện Nhà nước và pháp luật tổ

chức 11-9-2000 tại Hà Nội, tr.1.

Trang 40

khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tựdo kinh doanh" Với Hiến pháp năm 1992, quyền tu do kinhdoanh đã trở thành nguyên tắc Hiến định Điều 57 Hiếnpháp năm 1992 quy định "Công dân có quyền tự do kinh

doanh theo quy định của pháp luật".

Su trình bày khái quát trên cho thấy cơ chế quan lý kinh

tế là nhân tô ảnh hương trực tiếp đến việc bảo đảm quyền tựdo kinh doanh.

4 Ý nghĩa cua quyển tu do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh - quyển của con người trong

lĩnh vực kinh tế, có ý nghĩa quan trọng, thiết thân nhất vì nó

gắn bó với mỗi con người và toàn xã hội Giá trị to lớn của

nó thể hiện ở chỗ chúng tạo điều kiện và bảo đảm cho các

thành viên trong xã hội những cơ hội mưu cầu hạnh phúc

riêng, sự phồn thịnh riêng, cơ hội để thỏa mãn các nhu cầu

kinh tế, cơ hội cho tiến thân theo những con đường khác

nhau: con đường công danh, con đường kinh doanh, con

đường sáng tạo nghiệp vụ Một xã hội phát triển nhanh hay

chậm, tiến bộ hay lạc hậu phụ thuộc chủ yếu vào việc cácquyền tự do nói chung, quyền tự do kinh doanh nói riêng có

được bảo đảm không.

Vì vậy, việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự

do kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.4.1 Ý nghĩa về chính trị pháp lý

Xét dưới góc độ chính trị thì tự do kính doanh la một

trong những biểu hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng

-những khái niệm được coi là nền tang triết ly cua mọi xã hội

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w