TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
Định nghĩa
CSR là một khái niệm đa chiều (Carroll, 2016) và đã phát triển trong suốt nhiều năm qua Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR Mỗi DN, tổ chức, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Ngoài ra, định nghĩa về CSR cũng có thể khác nhau giữa các quốc gia, nền văn hóa, cộng đồng và trong các thời kỳ khác nhau (Leeuw, 2017) Do đó, phần này đánh giá khái niệm CSR đã phát triển như thế nào theo thời gian và đặc biệt có mối liên hệ với các lý thuyết bác bỏ hay ủng hộ việc tham gia vào các hoạt động CSR cũng như với các hướng dẫn để thực hiện và báo cáo CSR Từ đó, khái niệm CSR của ngân hàng cũng được rút ra
1.1.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong thế kỷ 20
Khái niệm CSR bắt đầu manh nha từ những năm 1930, định nghĩa rõ ràng đầu tiên được đưa ra trong tác phẩm Trách nhiệm xã hội của doanh nhân của Bowen (1953) Những năm 1960 chứng kiến sự mở rộng trong cách hiểu về CSR, tập trung vào bản chất tương hỗ giữa doanh nghiệp và xã hội Davis (1960) định nghĩa CSR là nghĩa vụ của doanh nhân với xã hội, tương xứng với quyền lực xã hội của họ McGuire (1963) nhấn mạnh rằng CSR vượt ra ngoài nghĩa vụ kinh tế và pháp lý, bao gồm cả trách nhiệm xã hội cụ thể.
Bước sang thập niên 70, khái niệm CSR chứng kiến những quan niệm trái chiều của các học giả Vào thời điểm này, người đoạt giải Nobel Kinh tế là Milton Friedman đã xuất bản một bài báo với tiêu đề là “Trách nhiệm xã hội của DN là tăng lợi nhuận” Ông cho rằng, trách nhiệm xã hội của DN, có một và chỉ một trách nhiệm duy nhất đó là tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ luật chơi của thị trường và không bao gồm các hành động dẫn đến sự hiểu lầm và gian lận (Friedman, 1970) Milton Friedman cũng là học giả đề xuất nên lý thuyết Cổ đông – lý thuyết phản đối các DN tham gia vào các hoạt động CSR Tuy nhiên các học giả cùng thời với ông lại không quan niệm như vậy Votaw (1972) nhấn mạnh thuật ngữ CSR có nghĩa là công ty có trách nhiệm tại địa phương, nơi đang hoạt động, tuy nhiên thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau cho các tổ chức khác nhau Còn Davis (1973) định nghĩa CSR bao gồm sự đáp ứng và kết hợp tất cả các nhu cầu vượt trên các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp, để đạt được các mục tiêu xã hội cũng tốt như các mục tiêu kinh tế Sethi (1975) thì cho rằng CSR hàm ý nâng hành vi của DN lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến Định nghĩa thống nhất đầu tiên về CSR là của Carroll trình bày năm 1979 (Agudelo và cộng sự, 2019) CSR là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện của một tổ chức mà xã hội mong đợi trong mỗi thời điểm nhất định (Carroll, 1979) Như vậy, các mục tiêu kinh tế - xã hội của các công ty như một phần không thể thiếu của khuôn khổ kinh doanh chứ không phải là các khía cạnh không tương thích Tiếp theo, đến năm 1991, Carroll trình bày Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của DN để đại diện cho những gì ông xác định là bốn trách nhiệm chính của bất kỳ công ty nào và đặt ra các trách nhiệm cụ thể cho các công ty một cách rõ ràng (Carroll, 1991) Định nghĩa, kim tự tháp CSR góp phần cung cấp cơ sở để xác định những hoạt động nào của DN được coi là CSR
Cũng trong những năm cuối của thế kỷ 20, khi việc thông qua các hiệp định quốc tế về phát triển bền vững, ở một mức độ nào đó, đã phản ánh ý thức ngày càng tăng về tác động của hành vi DN Ví dụ thành lập Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển năm
1983, Liên hợp quốc thông qua Nghị định thư Montreal năm 1987, thành lập Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu năm 1988, thành lập Cơ quan Môi trường Châu Âu vào năm
Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc năm 1990 tại Rio de Janeiro đã đưa đến việc thông qua Chương trình nghị sự 21 và Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu năm 1992 Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển đổi trong nhận thức về CSR, đưa đến việc các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế coi CSR là cách cân bằng giữa thách thức và cơ hội, đồng thời thúc đẩy quá trình thể chế hóa CSR trên toàn cầu Năm 1999, Hội đồng DN Thế giới về Phát triển Bền vững đưa ra định nghĩa tiêu biểu: CSR là cam kết của DN đối với sự phát triển bền vững, lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
DN dành cho phát triển kinh tế bền vững thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, gia đình, cộng đồng địa phương và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả DN cũng như sự phát triển chung của xã hội (WBCSD, 1999)
1.1.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong thế kỷ 21
Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển “nở rộ” trong việc công bố các bài viết học thuật liên quan đến CSR Theo Agudelo và cộng sự (2019) các xuất bản về CSR của Science Direct đã tăng hơn gấp đôi từ 1.097 trong năm 2010 lên 2.845 vào năm 2017 (2,59 lần), với Web of Science, chúng tăng gần gấp bốn lần từ 479 lên 1.816 trong cùng một năm (3,79 lần) Trong trường hợp của ProQuest, số lượng xuất bản đã tăng đáng kể từ năm 2010 đến năm 2016, từ 5.715 lên 8.188, nhưng giảm xuống còn 5.670 vào năm 2017 Bối cảnh đó đã tạo cơ hội cho CSR tiếp tục phát triển về mặt lí luận và thực tiễn, theo đó định nghĩa về CSR cũng vô cùng phong phú, theo thống kê của Low (2016) từ năm 2000 cho đến năm
2009 đã có 40 định nghĩa được đưa ra bởi các tổ chức hay học giả
Định nghĩa phổ biến về CSR do Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra năm 2001 cho rằng đây là khái niệm tích hợp các mối quan tâm về xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện Sau đó vào năm 2011, EC mở rộng phạm vi và các khía cạnh của CSR, định nghĩa lại là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các tác động xã hội của mình, đòi hỏi việc tôn trọng luật pháp và thỏa thuận tập thể là điều kiện tiên quyết Doanh nghiệp cần tích hợp các mối quan tâm về xã hội, môi trường, đạo đức, quyền con người và người tiêu dùng vào chiến lược kinh doanh cốt lõi và hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để hoàn thành trách nhiệm xã hội.
Một định nghĩa phổ biến và thường được sử dụng khác để giúp các tổ chức phát triển các chính sách CSR là định nghĩa của Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc (United Nations Global Compact - UNGC) được đưa ra vào năm 2010 Theo đó, CSR là một sáng kiến chính sách chiến lược cho các DN cam kết điều chỉnh hoạt động và chiến lược của họ với
10 nguyên tắc trong các lĩnh vực quyền con người, lao động, môi trường và chống tham nhũng (UNGC, 2010) Kể từ khi UNGC ban hành 10 nguyên tắc CSR, gần 12.000 công ty trên toàn thế giới đã cam kết áp dụng các chính sách bền vững và có trách nhiệm với xã hội mà nó kêu gọi xoay quanh các chủ đề về nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng (Moshkin, 2019)
Năm 2010, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành hướng dẫn tự nguyện ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) Bảy nhân tố cốt lõi của CSR bao gồm quản trị doanh nghiệp, quyền con người, quan hệ lao động, bảo vệ môi trường, công bằng hoạt động, an toàn người tiêu dùng và đóng góp cộng đồng Hướng dẫn này được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức để triển khai hoạt động CSR và thiết kế công cụ đo lường CSR, như nghiên cứu của Trần Thị Hoàng Yến tại Việt Nam năm 2016.
Không chỉ dừng lại ở việc khuyến khích các DN thực hiện CSR, trong thời gian gần đây, các quốc gia, khu vực còn ban hành các quy định tạo hành lang pháp lý buộc các DN phải công bố thông tin CSR Chỉ thị 2014/95/EU do EC ban hành vào tháng 12 năm 2014 hay thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ tài chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 là những ví dụ
Như vậy có thể thấy, trong thế kỷ 20, các quan điểm về CSR thường là của các cá nhân thì sang thế kỷ 21 CSR đã trở thành mối quan tâm ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu, do đó các khái niệm về CSR được nhiều tổ chức đưa ra Thêm vào đó, không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm, các tổ chức ban hành các tiêu chuẩn, hướng dẫn có tác dụng như các khuôn khổ định hướng cho các hoạt động CSR và theo thời gian, chúng trở thành các thông lệ quốc tế Ngoài ra, các DN không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các hoạt động CSR mà còn tiến hành công bố/báo cáo/tiết lộ các thông tin CSR như việc tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và thông lệ của quốc tế (Bùi Thị Thu Hằng, 2021a).
Các lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
1.2.1 Những lợi ích của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín DN: Khi DN áp dụng CSR, đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để DN phát triển thương hiệu, tạo hình ảnh về sản phẩm thân thiện (Chong và Tan, 2010; Księżak, 2016; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Vương Thanh Trì, 2019) Theo Vương Thanh Trì (2019) thực hiện CSR sẽ giúp làm nổi bật uy tín của DN trên thị trường, điều này thấy rõ trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình Người tiêu dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó CSR có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để gia tăng danh tiếng cho DN, tăng cảm tình của người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩm hoặc DN Trong khi đó Księżak (2016) lại cho rằng nhờ sự thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan, danh tiếng của một công ty với tư cách là một DN có trách nhiệm được cải thiện Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa CSR và giá trị thương hiệu (Lê Phước Hương, 2020)
Thực hành và công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của công ty (HQTC), giúp giảm chi phí sản xuất do tiết kiệm nước, năng lượng và giảm chất thải (Sprinkle và Maines, 2010) Một số chính phủ còn cung cấp ưu đãi thuế cho các công ty hoạt động có trách nhiệm xã hội, qua đó gia tăng lợi nhuận (Księżak, 2016) Mối quan hệ này đã được chứng minh trong ngành ngân hàng trên toàn cầu (Wu và Shen, 2013; Gangi và cộng sự, 2018) cũng như ở các nước phát triển và đang phát triển (Adewale và Rahmon, 2014; Ashraf và cộng sự, 2017; Zhu và cộng sự, 2017) Ở Việt Nam, mối quan hệ tích cực giữa CSR và HQTC của doanh nghiệp cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra (Trần Thị Hoàng Yến, 2014).
Tạ Thị Thúy Hằng, 2019; Trần Thị Thanh Huyền, 2020)
Thu hút nhân tài mới và giữ chân người lao động giỏi: Người lao động là một trong những bên liên quan quan trọng hàng đầu của DN Những DN có những chính sách đãi ngộ thoả đáng cho người lao động (ví dụ như trả lương thỏa đáng và công bằng; tạo cho nhân viên nhiều cơ hội thăng tiến; tạo điều kiện cho nhân viên tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ.v.v; đóng bảo hiểm đầy đủ; có môi trường làm việc thân thiện, sạch sẽ) sẽ tác động tích cực đến tinh thần của nhân viên, từ đó, động lực và sự gắn kết của người lao động đối với công ty sẽ được nâng cao Một công ty tự hào về hành vi có CSR với nhân viên sẽ thu hút, giữ chân nhân viên giỏi, có tay nghề cao và thu hút nhân tài mới (Chong và Tan, 2010; Sprinkle và Maines, 2010; Księżak, 2016; Hồ Thị Vân Anh, 2018)
Tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới: Đối với các công ty ở các thị trường kém phát triển hơn, việc tuân thủ các quy tắc CSR cho phép họ tiếp cận một số thị trường lớn hơn, ví dụ như EU, Mỹ, Nhật bởi vì các nước phát triển thường yêu cầu áp dụng các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế nhất định đối với các công ty muốn giao dịch với họ Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các yêu cầu về CSR hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanh như SA8000 2 , ISO 26000 Do vậy, thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để các DN có cơ hội thu hút thêm khách hàng mới, giữ chân những khách hàng hiện tại và có khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các công ty toàn cầu (Księżak, 2016; Vương Thanh Trì, 2019)
Gia tăng sự trung thành và giải quyết rủi ro: Khi thực hiện tốt đạo đức và CSR, DN sẽ nhận được sự trung thành, lòng nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác Đồng thời CSR có thể được coi là một phần không thể thiếu trong nỗ lực quản lý rủi ro của công ty Trong trường hợp khủng hoảng hoặc rủi ro xảy ra, những DN được công chúng công nhận là “có CSR” và “có báo cáo CSR” sẽ nhận được sự đồng cảm cao hơn các trường hợp khác Từ đó, người lao động sẽ cùng đồng tâm khắc phục vượt qua những khủng hoảng, khó khăn Người tiêu dùng và đối tác sẽ ủng hộ, hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ (Sprinkle và Maines, 2010; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Vương Thanh Trì, 2019) Ngoài ra, theo Księżak (2016) một công ty tuân theo CSR ít rủi ro hơn và có ít khả năng bị chỉ trích công khai hơn
Hấp dẫn các nhà đầu tư và các khách hàng mới: CSR cũng là một phương tiện để phân biệt một DN này với những DN khác Thông qua việc thực hiện và công bố thông tin CSR, một công ty có thể nổi bật giữa đám đông và do đó thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình và ủng hộ công ty theo những cách khác Hơn nữa, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các công ty có trách nhiệm để đầu tư vào Các giá trị đạo đức của DN có thể thu hút các doanh nhân giàu có muốn đóng góp vào thành công của công ty và thu được lợi nhuận (Sprinkle và Maines, 2010; Księżak, 2016; Trần Thị Hoàng Yến, 2016)
2 Tiêu chuẩn SA 8000 là một tiêu chuẩn quản lý tự nguyện được phát triển bởi SAI (Social Accountability International) của Liên Hợp Quốc, được công bố vào năm 1997 về điều kiện làm việc và một hệ thống kiểm soát độc lập đối với đạo đức sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng như các điều kiện làm việc phù hợp
Cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ: Nhiều đổi mới mà một công ty cần thực hiện để tuân thủ các quy tắc CSR có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn Thông qua việc loại bỏ các sai sót ở giai đoạn tìm nguồn cung ứng, sản xuất, vận chuyển, bán sản phẩm và sự hợp tác chặt chẽ hơn trong chuỗi cung ứng, cơ hội của DN để cung cấp sản phẩm tốt nhất cho mong đợi của khách hàng cao hơn nhiều (Księżak, 2016)
Việc thực hiện CSR mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự thông qua cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo quyền lợi con người Do đó, chi phí lao động giảm, năng suất tăng, Số ngày nghỉ ốm giảm, tỷ lệ sai sót công việc giảm nhờ các chương trình chăm sóc sức khỏe, đào tạo nhân viên Ngoài ra, CSR còn tạo dựng hình ảnh DN tích cực, nâng cao tinh thần nhân viên, thúc đẩy mối quan hệ với các bên liên quan, củng cố niềm tin của khách hàng, mang đến lợi thế cạnh tranh Hơn nữa, CSR giúp DN tuân thủ pháp luật, tránh các vi phạm về nhân quyền, điều kiện làm việc, giảm thiểu nguy cơ bị kiện tụng.
Hình 1.1: Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp 1.2.2 Những lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với xã hội
Ngoài việc mang lại nhiều lợi ích cho một công ty, trên hết, trách nhiệm xã hội của
DN còn phải đóng góp vào sự hạnh phúc của xã hội Mang lại lợi ích cho toàn xã hội cũng phải là động lực nổi bật để DN bắt đầu và tiếp tục tham gia CSR Các lợi ích khi DN thực hiện CSR mang lại cho xã hội có thể kể đến là:
Sự tham gia của doanh nghiệp vào các vấn đề cộng đồng không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của người thụ hưởng mà còn thúc đẩy một xã hội trong sạch, công bằng và tin tưởng hơn Việc tuân thủ CSR giúp các doanh nghiệp loại bỏ các khiếm khuyết trong sản xuất, dẫn đến sản phẩm chất lượng cao hơn, giảm khiếu nại, tăng sự hài lòng của khách hàng và có thể làm giảm chi phí, từ đó đem lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua giá cả phải chăng hơn Ngoài ra, CSR cũng mở ra cơ hội giáo dục và y tế tốt hơn cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.
Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả tài chính
Nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ
Phòng tránh sai phạm về pháp luật
Nâng cao năng suất lao động Hấp dẫn nhà đầu tư và khách hàng
Gia tăng sự trung thành và giải quyết rủi ro
Tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới
Thu hút nhân tài mới và giữ chân người lao động người dân và trang bị cho họ những kỹ năng hữu ích có thể giúp ích cho công dân địa phương trong cuộc sống Các hành động CSR về sức khỏe làm tăng nhận thức trong xã hội và ảnh hưởng đến hành vi của xã hội, thuyết phục mọi người đi khám sức khỏe và dạy họ rằng phòng ngừa luôn tốt hơn điều trị Những hoạt động này mang lại một xã hội lành mạnh và có giáo dục tốt hơn Ngoài ra thông qua các hành động CSR của DN liên quan đến môi trường sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí, từ đó giúp cộng đồng địa phương có sức khỏe tốt hơn (Księżak, 2016)
Bảo vệ môi trường tự nhiên: Giảm phát thải CO2 và chất thải, giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo chỉ là một số cách mà các công ty có thể giảm tác động đến môi trường và cải thiện mối quan hệ với xã hội (Księżak, 2016)
Phát triển công nghệ và cải thiện cơ sở hạ tầng là kết quả của các sáng kiến CSR Những tập đoàn này chia sẻ công nghệ, kiến thức với cộng đồng, đóng góp to lớn vào sự tiến bộ xã hội Họ đầu tư vào các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, đồng thời thúc đẩy phát triển cộng đồng.
Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động: Thành công của công ty, có thể được đảm bảo bằng cách thực hiện CSR, cũng là thành công của cộng đồng địa phương Khi một công ty hoạt động có hiệu quả sẽ có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó họ có thể thuê nhiều nhân viên hơn với điều kiện tốt hơn Lực lượng lao động của công ty thường được thu hút từ các khu vực xung quanh, do đó người dân từ các cộng đồng địa phương được tạo cơ hội việc làm tốt hơn (Księżak, 2016)
Phương pháp đo lường trách nhiệm xã hội
Hiện nay có 4 phương pháp đo lường CSR được sử dụng phổ biến trong các tài liệu thực nghiệm như sau:
1.3.1 Sử dụng bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng
Bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng một chiều hoặc đa chiều là những cơ sở dữ liệu có sẵn do các tổ chức xếp hạng độc lập thực hiện và lưu trữ như Asset 4, Bloomberg, EIRIS, KLD, Sustalytics… Để lập nên bộ chỉ số này, các nhà quan sát hiểu biết hoặc các cơ quan xếp hạng độc lập sẽ tiến hành đánh giá các công ty dựa trên một hoặc nhiều khía cạnh như môi trường, quản trị, quan hệ nhân viên, sự tham gia của cộng đồng, v.v Mục đích chính của các tổ chức xếp hạng độc lập khi hình thành các cơ sở dữ liệu là để bán thông tin cho các nhà đầu tư, hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư - những người sử dụng cơ sở dữ liệu trong các quyết định đầu tư (Mravlja, 2017) Do đó, các công trình nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu ở các nước phát triển hoặc trên phạm vi toàn cầu thường sử dụng bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng để đại diện cho hoạt động CSR của một công ty
Lợi ích của CSR đối với xã hội
Nâng cao chất lượng cuộc sống Được tiêu dùng sản phẩm có chất lượng với giá cả thấp
Cải thiện giáo dục, y tế cho cộng đồng
Bảo vệ môi trường tự nhiên
Phát triển công nghệ, cải tiến cơ sở hạ tầng
Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Nâng cao vị thế, hình ảnh của quốc gia
Bảng 1.1: Các nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng
Cơ sở dữ liệu Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu
KLD Hoa Kỳ Bolton (2013); Cornett và cộng sự
EIRIS 22 quốc gia trên toàn thế giới Wu và Shen (2013); Wu và cộng sự
Asset 4 20 quốc gia Châu Âu; 22 quốc gia trên toàn thế giới
Esteban-Sanchez và cộng sự (2017); Gangi và cộng sự (2018); Gangi và cộng sự (2019);
Bloomberg Các nước thuộc Liên minh châu Âu
Sustalytics 41 quốc gia trên toàn thế giới Belasri và cộng sự (2020);
Nguồn: Tổng hợp của các Tác giả từ nghiên cứu trước Ưu điểm chính của các bộ dữ liệu là tính sẵn có, do đó giảm thiểu nỗ lực thu thập (Galant và Cadez, 2017) Thêm vào đó là khả năng so sánh giữa các công ty vì chúng được đánh giá bởi các tiêu chí thống nhất cho toàn bộ cơ sở dữ liệu (Galant và Cadez, 2017; Mravlja, 2017)
Nhược điểm chính của bộ dữ liệu là chúng không phải là thước đo lý tưởng về CSR vì chúng thường được các công ty tư nhân biên soạn với chương trình nghị sự của riêng họ Họ có thể không nhất thiết phải sử dụng các phương pháp nghiêm ngặt thường được mong đợi trong nghiên cứu khoa học Mặt khác, các cơ quan xếp hạng đôi khi chỉ cung cấp điểm CSR tổng hợp trong khi các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến khía cạnh CSR Một bất lợi lớn khác là phạm vi hạn chế của các công ty được thẩm định Về khu vực địa lý, nhiều chỉ số chỉ đơn giản bao gồm một khu vực hoặc quốc gia cụ thể, đặc biệt chúng phổ biến ở các nước phát triển Các cơ quan tổng hợp chỉ số thường tập trung vào các công ty lớn, được niêm yết và nổi tiếng Điều này dẫn đến sự thiên lệch trong lựa chọn vì những công ty này phải chịu áp lực xã hội lớn hơn để có trách nhiệm với xã hội và do đó có khả năng hoạt động tốt hơn về mặt này so với những công ty ít hiển thị hơn Ở khía cạnh khác, nhiều công ty có trách nhiệm với xã hội và môi trường có thể không lọt vào danh sách đánh giá, xếp hạng do quy mô, vị trí địa lý hoặc sự liên kết trong ngành của họ (Leaniz và Bosque, 2013; Galant và Cadez, 2017)
Phân tích nội dung là một phương pháp linh hoạt được thực hiện bằng cách đo lường mức độ tiết lộ các hoạt động CSR trong các bài viết của công ty, thường xuyên nhất là trong báo cáo thường niên hoặc một bản công bố CSR riêng biệt Phương pháp phân tích nội dung lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1975 bởi Bowman và Haire, kể từ đó đã đạt được tầm quan trọng lớn Sử dụng phương pháp này giả định trước việc tiết lộ CSR như một đại diện tốt của CSR (Soana, 2011)
Phân tích nội dung thường bao gồm việc: (i) Xác định các cấu trúc quan tâm – các thành phần CSR của công ty; (ii) Tìm kiếm thông tin về các cấu trúc này; (iii) Hệ thống hóa thông tin định tính để tạo ra điểm số định lượng bằng cách mã hoá các thông tin Cụ thể, có hai phương pháp thường được sử dụng là phương pháp “khối lượng” và phương pháp tiếp cận “chỉ mục” Trong cách tiếp cận theo khối lượng, các nhà nghiên cứu kiểm tra khối lượng tổng thể của một mục thông tin cụ thể trong các văn bản được chọn (như số từ, câu, đoạn văn hoặc tỷ lệ của một trang cụ thể, chẳng hạn như trang A4) Ngược lại với phương pháp này, trong cách tiếp cận chỉ mục, sự hiện diện hay không của một khái niệm cụ thể được kiểm tra bằng cách thực hiện theo một phương pháp mã hóa nhị phân (gán 1 cho sự hiện diện của mục cụ thể và 0 cho sự vắng mặt), sau đó thiết lập một chỉ số dựa trên điểm tổng hợp của các mục đã chọn (Ehsan và cộng sự, 2018) Một cách mã hóa khác là mô tả trước các thành phần CSR quan tâm và ấn định điểm số (tương tự như thang đo Likert) cho từng vấn đề CSR đang được xem xét CSR sẽ được xếp hạng theo các thang điểm, ví dụ 0-2; 0-3 (trong đó 0 = không có tiêu chí hoàn thành và 2 hoặc 3 = hoàn thành tất cả các tiêu chí) hay thậm trí có tác giả đánh giá theo thang điểm 1–5 (1 = chỉ số không được báo cáo; 5 = chỉ số được báo cáo đầy đủ) (Galant và Cadez, 2017)
Có hai lợi thế đáng kể khi sử dụng phương pháp phân tích nội dung Ưu điểm chính của phương pháp này là tính linh hoạt cho người nghiên cứu Một nhà nghiên cứu có thể chỉ định các thành phần CSR quan tâm, thu thập dữ liệu theo các thành phần đó và mã hóa dữ liệu bằng số để sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu (Galant và Cadez, 2017) Ưu điểm thứ hai là có thể dễ dàng thực hiện trong các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn do thông tin CSR đã trở nên dễ tiếp cận do sự chú ý ngày càng tăng của các công ty đối với việc công bố các thông lệ có trách nhiệm với xã hội (Leaniz và Bosque, 2013) Đó là lý do giải thích cho việc phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu CSR Ngoài ra, phương pháp phân tích nội dung phù hợp hơn với các nghiên cứu về CSR khi mẫu nghiên cứu là các nước (nhóm nước) không/ít được đánh giá trong các cơ sở dữ liệu chỉ số xếp hạng hoặc nếu có thì lại phát sinh chi phí khi muốn tiếp cận nguồn dữ liệu này Dùng các nghiên cứu về CSR của ngành ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích nội dung làm ví dụ sẽ thấy rõ điều này (chi tiết xem bảng 1.2)
Bảng 1.2: Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung
Nghiên cứu Chi tiết về đo lường CSR Mẫu nghiên cứu
CSR từ phân tích nội dung Ukrainia
Công bố CSR theo hướng dẫn GRI Sri Lanka *
Chỉ số công bố CSR được chia thành 9 thành phần (Sứ mệnh, tầm nhìn; Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao; Sản phẩm; Từ thiện và cho vay từ thiện; Nhân Viên; Nợ; Cộng đồng; Môi trường; Quản lý)
8 ngân hàng Hồi giáo ở Trung Đông
CSR với thang điểm 0-1 bao gồm 56 tiêu chí Indonesia *
CSR bao gồm 3 thành phần: Giáo dục, Y tế, Quyên góp - phúc lợi xã hội
Taşkın (2015) CSR bao gồm 3 thành phần: Kinh tế, Môi trường,
CSR bao gồm 3 thành phần: Kinh tế, Môi trường,
Fan và Moore (2016) CSR bao gồm 7 thành phần: Môi trường; Tỷ lệ phụ nữ làm việc trong công ty; Tỷ lệ phụ nữ trong ban giám đốc; Tỷ lệ luân chuyển nhân viên;
Thuế; Chi phí nhân viên; Số tiền quyên góp
CSR bao gồm 4 thành phần: Quyên góp, Y tế, Bảo vệ môi trường, Phúc lợi xã hội
Mravlja (2017) CSR với thang điểm 0-1 228 ngân
Nghiên cứu Chi tiết về đo lường CSR Mẫu nghiên cứu hàng trên toàn thế giới
CSR từ phân tích nội dung Ba Lan
CSR bao gồm 4 thành phần: Cộng đồng, Môi trường, Nơi làm việc và Sự đa dạng Ấn Độ *
CSR với thang điểm 4 cấp (0-3) bao gồm 21 chỉ tiêu
Các nước Trung và Đông Âu Deutsch và Pintér
CSR bao gồm 2 thành phần: CSP1 và CSP2 Hungary
Chowdhury (2018) CSR bao gồm 3 thành phần: Chỉ số xã hội, Chỉ số môi trường và Chỉ số xanh
Mangantar (2019) CSR bao gồm 2 thành phần: Xã hội và Môi trường
CSR với thang điểm 2 cấp (0-1) bao gồm 11 mục được chia thành 4 thành phần: TN trong tổ chức;
TN với khách hàng; Trách nhiệm sàng lọc các khoản đầu tư; TN với xã hội
Ghi chú: * là thể hiện các quốc gia (nhóm quốc gia) đang phát triển
Nguồn: Tổng hợp của các Tác giả từ nghiên cứu trước
Tuy nhiên, phương pháp phân tích nội dung cũng tồn tại các điểm yếu Điểm yếu chính của cách tiếp cận này là tính chủ quan của nhà nghiên cứu được gắn vào tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu từ việc lựa chọn các khía cạnh CSR quan tâm, thu thập dữ liệu, giải thích dữ liệu và mã hóa dữ liệu (Galant và Cadez, 2017) Thứ hai, phân tích nội dung chỉ nắm bắt những gì công ty đã làm, điều này có thể khác với hoạt động thực tế của họ Thứ ba, vẫn chưa có sự thống nhất về các thang đo để đo lường các hoạt động CSR Ngoài ra, phương pháp này không nắm bắt được chất lượng của việc công bố CSR mà tập trung nhiều hơn vào số lượng của sự tiết lộ (Mravlja, 2017)
1.3.3 Khảo sát dựa trên bảng câu hỏi
Một cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi thường được sử dụng khi một công ty cụ thể không được cơ quan xếp hạng đánh giá, xếp hạng và các báo cáo của công ty không có sẵn hoặc không đủ để phân tích ý nghĩa Trong những trường hợp như vậy, các nhà nghiên cứu cần thu thập dữ liệu cơ bản về CSR bằng cách gửi bảng câu hỏi cho những người trả lời có hiểu biết hoặc phỏng vấn họ (Galant và Cadez, 2017) Sau đó các nhà nghiên cứu phân tích các câu trả lời nhận được và đưa ra đánh giá về mức độ CSR mà công ty đạt được (Soana, 2011) Bên cạnh nhà quản lý, các cuộc khảo sát thường nhắm vào nhân viên, người tiêu dùng và các bên liên quan khác
Theo Galant và Cadez (2017) ưu điểm chính của phương pháp khảo sát tương tự như phân tích nội dung Nó cung cấp sự linh hoạt tuyệt vời cho nhà nghiên cứu trong việc xác định các thành phần CSR quan tâm và thu thập dữ liệu về nó Mravlja (2017) đã chỉ ra ba lợi thế của phương pháp này Thứ nhất, các công cụ khảo sát có tính đại diện cao Bằng cách gửi bảng câu hỏi đến một số lượng lớn các công ty, người ta có thể dễ dàng có được một mô tả tốt về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu Điều này dẫn đến lợi thế thứ hai, đó là ý nghĩa thống kê tốt Do tính đại diện cao của các công cụ này, nên dễ dàng phân tích nhiều biến số và tìm ra kết quả có ý nghĩa thống kê Cuối cùng, vì bảng câu hỏi được tiêu chuẩn hóa, chúng cung cấp các định nghĩa thống nhất cho toàn bộ mẫu nghiên cứu, dẫn đến việc đo lường dữ liệu thu thập được chính xác hơn
Ngược lại, vấn đề chính của việc sử dụng các công cụ khảo sát trong các nghiên cứu về CSR là khó có thể hình thành các bảng câu hỏi có cấu trúc tốt để có được dữ liệu CSR cần thiết (Mravlja, 2017) Thứ hai, các câu trả lời nhận được chỉ thể hiện quan điểm và nhận thức của người trả lời, do đó có thể mang tính chất phán đoán, nội bộ công ty chứ không phải là nhận thức của toàn bộ công ty hoặc các bên liên quan khác Như vậy, các câu trả lời có thể thiên vị (Gbadamosi, 2016) Ngoài ra, phương pháp này gặp một số bất lợi đó là tốn nhiều chi phí và lãng phí thời gian (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Bởi vì những lí do này phương pháp này ít được các học giả sử dụng Bằng chứng là, trong các tài liệu CSR của ngành ngân hàng được tác giả khảo lược, chỉ tìm thấy có 2 tài liệu sử dụng phương pháp này Cả hai tài liệu này đều bằng tiếng Việt với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại của Việt Nam (Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Lê Phước Hương, 2020)
1.3.4 Sử dụng dữ liệu tiền tệ
CSR có thể được đo lường bằng mức chi tiêu Ví dụ, trong các nghiên cứu về CSR của ngành ngân hàng, các học giả đã sử dụng nhiều dữ liệu tiền tệ khác nhau để đại diện cho CSR, ví dụ như chi phí quyên góp tự nguyện (Iqbal và cộng sự, 2014), chi phí CSR của ngân hàng (Adewale và Rahmon, 2014), chi tiêu của công ty cho quản lý thiên tai, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, môi trường, chi phí khác, đóng góp và từ thiện của công ty (Madugba và Okafor, 2016), giá trị đóng góp cho xã hội trên mỗi cổ phiếu (Zhu và cộng sự, 2017)
Dữ liệu tiền tệ được sử dụng rộng rãi do dễ tiếp cận, không tốn kém và so sánh thuận tiện Tuy nhiên, dữ liệu này có hạn chế về tính hợp lệ lý thuyết vì CSR là khái niệm đa chiều (Carroll, 2016) Do đó, chỉ dựa vào dữ liệu tiền tệ để đại diện cho CSR không phản ánh đầy đủ hoạt động thực tế và công bố thông tin của doanh nghiệp.
Tóm lại, xét về nguồn gốc của dữ liệu CSR, có thể chia thành 2 loại: (i) do “chính tác giả” của những nghiên cứu/bài báo tập hợp, nguồn dữ liệu này được thu thập thông qua phương pháp phân tích nội dung (trích lọc từ dữ liệu thứ cấp) và phương pháp khảo sát (dữ liệu sơ cấp); (ii) có sẵn, nguồn dữ liệu này được lấy trực tiếp từ dữ liệu thứ cấp của công ty hay từ cơ sở dữ liệu của các tổ chức xếp hạng độc lập Việc sử dụng phương pháp đo lường CSR nào là tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu và khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu của mỗi tác giả sao cho phù hợp nhất (Bùi Thị Thu Hằng, 2022).
Các hướng dẫn để thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội
1.4.1 Các hướng dẫn quốc tế
Trước đây, bằng cách này hay cách khác mỗi DN đã có những hướng đi riêng tùy theo đặc thù tổ chức và lĩnh vực hoạt động để triển khai các hoạt động CSR (Trần Thị Hoàng Yến, 2016) Tuy nhiên, khi xu hướng hướng tới các tổ chức có trách nhiệm với xã hội ngày càng tăng thì đã có một số lượng lớn các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc gia và quốc tế đã được phát triển, làm khuôn khổ để DN thực hiện, báo cáo các hoạt động CSR (Ruiz, 2015)
Để thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và kinh tế, nhiều hướng dẫn tự nguyện trong và ngoài nước đã được phát triển, trong đó các hướng dẫn phổ biến được áp dụng rộng rãi gồm: ISO 26000, GRI G3.1, AA1000 và UNGC Hiện nay, có hơn 200 nguyên tắc về CSR, nhưng những tiêu chuẩn quan trọng nhất gồm có GRI, ISO 26000, SA 8000, AA1000 và SGE 21 Tại Việt Nam, các khung khổ thực hiện CSR theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Hướng dẫn của OECD, UNGC, ISO 26000, GRI G4 và Quy định về CSR của EU.
Trong các tiêu chuẩn và chuẩn mực nêu trên tác giả lựa chọn trình bày chi tiết ISO
26000 và GRI Lí do là vì:
- Với ISO 26000, đây là tiêu chuẩn đã trở nên quen thuộc về CSR và được dùng để đánh giá kết quả hoạt động CSR và có tác dụng khuyến khích nỗ lực thực hiện CSR Các
DN sử dụng tiêu chuẩn ISO 26000 bởi tiêu chuẩn này được phát triển, tổng hợp dựa trên lý thuyết Các bên liên quan, lý thuyết Đại diện, lý thuyết Khế ước xã hội và lý thuyết Phụ thuộc nguồn lực Bên cạnh đó bộ tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các khía cạnh của CSR, giúp DN cải thiện quản lý rủi ro, tạo ra một thứ ngôn ngữ toàn cầu về CSR Thêm vào đó, ở Việt Nam ISO 26000 đã được chấp nhận và trở thành tiêu chuẩn quốc gia về Trách nhiệm xã hội được ký hiệu là TCVN ISO 26000:2013 (TCVN, 2013)
3 AA 1000 có xuất xứ từ Vương quốc Anh, được phát triển vào năm 1999 bởi Accountability với mục tiêu tích hợp các khía cạnh quản lý, kiểm toán và truyền thông CSR Đặc điểm chính của AA 1000 là sự phát triển của một phương pháp luận công phu bắt đầu với việc xác định nhu cầu của các bên liên quan và tiếp theo là xác định lại các giá trị
4 Chương trình Kiểm toán và Quản lý Sinh thái của EU là một sáng kiến tự nguyện được chỉ định để cải thiện hoạt động môi trường của các tổ chức Ban đầu nó được thiết lập bởi Quy định Châu Âu 1836/93, và sau đó đã được thay thế bởi Quy định của Hội đồng 761/01
5 Hướng dẫn CSR này do Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (International Institute for Sustainable Development - IISD) phát triển
6 SGE 21 xuất bản lần đầu vào năm 2000 bởi Forética, một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức và các chuyên gia tham gia vào sự phát triển của Trách nhiệm xã hội, được thành lập ở Tây Ban Nha SGE 21 là hệ thống châu Âu đầu tiên về trách nhiệm xã hội tự nguyện cho phép các quy trình đánh giá và đạt được chứng nhận về Quản lý Đạo đức và Trách nhiệm xã hội Hệ thống này bao gồm các mô hình như mô hình về chất lượng và môi trường, được làm phong phú thông qua tầm nhìn của nhiều bên liên quan
- Còn với GRI, lý do lớn nhất trong sử dụng tiêu chuẩn của GRI là vì đây là tiêu chuẩn có vẻ có lợi thế (Ruiz, 2015) để đạt được sự thừa nhận từ bên ngoài bằng việc công bố thông tin báo cáo môi trường, xã hội và quản trị công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng (Trần Thị Hoàng Yến, 2016) Ngoài ra đã có nhiều hướng dẫn mang tầm quốc tế làm cơ sở tham chiếu cho các DN lập báo cáo phát triển bền vững, tuy nhiên báo cáo phát triển bền vững được lập theo hướng dẫn của GRI đang được nhiều DN trên thế giới vận dụng vì tính hữu ích, đầy đủ và thuận tiện trong triển khai thực hiện (Phạm Thị Hồng Minh, 2019) Đã có hơn 31.000 công ty tại 35 quốc gia đã chấp thuận sử dụng và lập báo cáo phát triển bền vững theo hướng dẫn của GRI (Hồ Thị Vân Anh, 2018)
ISO là tổ chức phát triển các tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu thế giới và được thành lập vào năm 1926 Các tiêu chuẩn được thiết kế bởi ISO được thực hiện trên toàn thế giới ISO đã đưa ra hướng dẫn tự nguyện ISO 26000 về trách nhiệm xã hội vào năm 2010, được ký hiệu là ISO 26000:2010 (ISO, 2010)
ISO 26000:2010 cung cấp những hướng dẫn thay vì yêu cầu, do đó không nhằm mục đích chứng nhận, điều này không giống như một số tiêu chuẩn ISO nổi tiếng khác Hướng dẫn này dành cho tất cả các loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô, vị trí ISO 26000:2010 được phát triển bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận đa bên thông qua sự tư vấn của các chuyên gia từ 90 quốc gia và 40 tổ chức quốc tế hoặc tổ chức khu vực có liên quan Các chuyên gia đến từ các nhóm bên liên quan khác nhau như người tiêu dùng, chính phủ, ngành công nghiệp, lao động, tổ chức phi chính phủ, học giả nghiên cứu và những người khác Hướng dẫn này nhằm giúp tổ chức hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội và cũng đáp ứng nhu cầu của xã hội (Alpana, 2014) Theo hướng dẫn này, các thành phần CSR được chia thành 7 nội dung là quản trị công ty, quyền con người, thực hành lao động, môi trường, kinh doanh lành mạnh, khách hàng và phục vụ cộng đồng
GRI do liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường (TNMTES - the Coalition for Environmentally Responsible Economies), viện Tellus (the Tellus Institute) và chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP - The United Nations Environment Programme) hợp tác thành lập năm 1997 ở Boston, Mỹ GRI cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn xây dựng báo cáo phát triển bền vững của các quốc gia GRI đã phát triển qua nhiều phiên bản khác nhau Phiên bản đầu tiên là Hướng dẫn GRI phát hành năm 2000, G2 phát hành năm 2002, G3 năm 2006, G3.1 năm 2011, G4 năm 2013 Phiên bản mới nhất là
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững (GRI Sustainability Reporting Standards) ký hiệu là GRI Standards Đây là chuẩn mực quốc tế cao nhất về lập Báo cáo phát triển bền vững được công bố và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu từ năm 2018 (Globalreporting - a)
GRI Standards với những đổi mới trên cơ sở GRI G4 với nội dung gồm 4 phần Thứ nhất, các tiêu chuẩn khái quát (GRI 100) Thứ hai, các tiêu chuẩn về kinh tế (GRI 200) gồm 6 tiêu chuẩn chi tiết là: Hiệu quả kinh tế; Sự hiện diện trên thị trường; Tác động kinh tế gián tiếp; Thông lệ mua sắm; Chống tham nhũng; Hành vi cản trở cạnh tranh Thứ ba, các tiêu chuẩn về môi trường (GRI 300) gồm 8 tiêu chuẩn chi tiết là: Vật liệu; Năng lượng; Nước, Đa dạng sinh học; Phát thải; Nước thải và Chất thải; Tuân thủ môi trường và Đánh giá nhà cung cấp về môi trường Thứ tư, các tiêu chuẩn về xã hội (GRI 400) gồm 19 tiêu chuẩn chi tiết là Việc làm; Mối quan hệ quản trị/Lao động; An toàn và sức khỏe nghề nghiệp; Giáo dục và đào tạo; Đa dạng và cơ hội bình đẳng; Không phân biệt đối xử; Tự do lập hội và thương lượng tập thể; Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Thông lệ về an ninh; Quyền của người bản địa; Đánh giá về quyền con người; Cộng đồng địa phương; Đánh giá nhà cung cấp về mặt xã hội; Chính sách công; An toàn và sức khỏe của khách hàng; Tiếp thị và nhãn hàng; Quyền bảo mạt thông tin khách hàng và Tuân thủ về kinh tế xã hội (Globalreporting - b)
1.4.2 Các quy định và hướng dẫn của Việt Nam
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, vấn đề CSR đã được nhận thức ở Việt Nam (Trần Thị Hoàng Yến, 2016), tuy nhiên việc triển khai các hoạt động CSR thường mang tính tự phát, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi DN Hoạt động CSR chỉ có thể phổ biến và trở thành hệ thống khi có một bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội để hướng dẫn các DN thực hiện và công bố thông tin CSR Cho đến năm 2013, Việt Nam đã ban hành được Tiêu chuẩn quốc gia Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội Bộ tiêu chuẩn quốc gia này hoàn toàn tương đương với ISO 26000:2010, do “Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC01/SC1 - Trách nhiệm xã hội” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (TCVN, 2013) Đến năm 2015, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 155/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, theo đó việc công bố thông tin liên quan đến môi trường và xã hội của công ty trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Quy định này đã giúp DN đáp ứng nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin đến các bên liên quan, theo đó Báo cáo tác động đến môi trường và xã hội của công ty đại chúng phải báo cáo các nội dung liên quan tới CSR bao gồm: Quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh Các DN có thể lập riêng Báo cáo Phát triển bền vững hoặc trình bày tích hợp trong Báo cáo thường niên (Bộ Tài Chính, 2015) Tiếp đó, ngày 16 tháng 11 năm 2020, Bộ tài chính ban hành thông tư số 96/2020/TT-BTC về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC và đã mở rộng thêm đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin như tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp; văn phòng đại diện công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng Thêm vào đó, các thông tin liên quan đến CSR, cụ thể là các chỉ tiêu về môi trường cũng được mở rộng (Bộ Tài Chính, 2020) Như vậy có thể nói việc công bố thông tin liên quan đến CSR đã được luật hóa và ngày càng được hoàn thiện
Bảng 1.3: Các thông tin liên quan đến môi trường và xã hội doanh nghiệp cần báo cáo theo thông tư 155/2015/TT-BTC và thông tư 96/2020/TT-BTC
Loại thông tin cần khai báo Chi tiết các khoản mục cần công bố
Các chỉ tiêu về môi trường
Tác động lên môi trường *
Tổng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp Các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Quản lý nguồn nguyên vật liệu
Tổng lượng nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất và đóng gói các sản phẩm và dịch vụ chính của tổ chức trong năm
Báo cáo tỉ lệ phần trăm nguyên vật liệu được tái chế được sử dụng để sản xuất sản phẩm và dịch vụ chính của tổ chức
Năng lượng tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp Năng lượng tiết kiệm được thông qua các sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu quả
Loại thông tin cần khai báo Chi tiết các khoản mục cần công bố
Các báo cáo sáng kiến tiết kiệm năng lượng (cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo); báo cáo kết quả của các sáng kiến này
Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng
Tỷ lệ phần trăm và tổng lượng nước tái chế và tái sử dụng
Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
Định nghĩa
Hiệu quả là một khái niệm quan trọng trong môi trường kinh tế ngày nay, được định hình bởi những thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh khốc liệt và toàn cầu hóa Hoạt động của tổ chức là một hiện tượng nhiều mặt liên quan đến tất cả các bên liên quan và thể hiện một sáng kiến thiết yếu để kiểm soát và thực hiện các chiến lược dài hạn (Vintila và Nenu, 2015)
Hiệu suất được định nghĩa như một thước đo chung cho hoạt động của mọi tổ chức doanh nghiệp Khái niệm này được giới thiệu đầu tiên trong các nghiên cứu của Edgeworth (1881) và Pareto (1927), sau đó được trình bày chi tiết trong cuốn sách của Shephard (1953) Tính hiệu suất trong kinh tế được hiểu là tỷ lệ tối đa có thể đạt được giữa đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất, phản ánh sự phân bổ tối ưu của nguồn lực sẵn có nhằm tối đa hóa tiềm năng.
Theo quan điểm của các học giả Việt Nam, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó (Đặng Thái Hùng và Tạ Thị Thúy Hằng, 2017)
Có nhiều cách phân loại hiệu quả khác nhau tùy theo tiêu chí Đối với phạm vi doanh nghiệp, người ta quan tâm nhiều nhất đến hiệu quả tài chính bởi vì đó là mục tiêu mà tất cả các công ty phải cải thiện để tồn tại hay thỏa mãn các bên liên quan (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Tương tự như khái niệm hiệu quả, hiệu quả tài chính doanh nghiệp cũng được định nghĩa bởi nhiều học giả
Theo Đặng Thái Hùng và Tạ Thị Thúy Hằng (2017) cho rằng HQTC là một biện pháp đo lường hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Ngắn gọn hơn, hiệu quả tài chính là khả năng quản lý và kiểm soát các nguồn lực của công ty (Mahrani và Soewarno, 2018) Trong khi đó Verma (2020) cho rằng hiệu quả tài chính đề cập đến mức độ các mục tiêu tài chính đang hoặc đã được hoàn thành Đây là quá trình đo lường kết quả của các chính sách và hoạt động của một công ty bằng tiền tệ Nó được sử dụng để đo lường sức khỏe tài chính tổng thể của công ty trong một khoảng thời gian nhất định và cũng có thể được sử dụng để so sánh các công ty tương tự trong cùng một ngành hoặc để so sánh các ngành hoặc lĩnh vực trong tổng thể
Hiệu quả tài chính là tình trạng tài chính của công ty trong một thời kỳ nhất định, đánh giá việc huy động và sử dụng quỹ thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản, đòn bẩy, khả năng thanh toán và sinh lời Đây là thước đo khả năng quản lý và kiểm soát các nguồn lực của công ty.
Theo Berger và Mester (1997) thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp hoặc ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả nếu đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước
Theo Rose (2008), về bản chất NHTM cũng là một tập đoàn kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được và khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn vì thu nhập cao sẽ giúp bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư - là cơ sở cho sự tồn tại và tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng
Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng, hiệu quả tài chính của ngân hàng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác
Hiệu quả tài chính ngân hàng được đánh giá dựa trên khả năng tối ưu hóa nguồn lực đầu vào nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Chỉ tiêu lợi nhuận đóng vai trò then chốt trong việc đo lường mức độ thành công của ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để đạt được mục tiêu đầu ra mong đợi.
Đo lường hiệu quả tài chính
Việc đo lường hiệu quả tài chính rất phổ biến trong các nghiên cứu trách nhiệm xã hội, tuy nhiên có rất ít sự đồng thuận về các công cụ đo lường được áp dụng (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Cũng giống như CSR, do có nhiều quan điểm khác nhau về HQTC nên có nhiều loại chỉ tiêu khác nhau được sử dụng để đo lường HQTC Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy, khi đo lường HQTC, có những cách phân loại cơ bản sau đây
Theo phương thức tiếp cận thứ nhất, có thể đo lường HQTC dựa trên một trong hai thước đo, bao gồm: thước đo dựa trên kế toán hoặc thước đo dựa trên thị trường.
Dựa vào kế toán: Một số thước đo dựa vào kế toán đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính Lý do sử dụng các biến dựa vào kế toán để đo hiệu quả tài chính là những dữ liệu này ít có khả năng bị ngụy tạo, có sẵn cho tất cả các công ty và có thể so sánh Đây cũng là các thước đo được sử dụng rộng rãi nhất đại diện cho hiệu quả tài chính Tuy nhiên các chỉ số này có thể phản ánh hoạt động của công ty ở một góc độ tổng thể nhưng không quan sát các đặc tính đa quốc gia của quá trình sản xuất của doanh nghiệp Thứ hai, các dữ liệu có thể bị sai lệch bởi thao tác quản lý và thủ tục kế toán khác nhau được sử dụng bởi các công ty khác nhau Và quan trọng hơn, hạn chế cố hữu của các thước đo dựa vào kế toán là chỉ nắm bắt các dữ liệu lịch sử của hiệu quả tài chính (Galant và Cadez, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018)
Dựa trên thị trường, một số nghiên cứu đã sử dụng các thước đo thị trường bởi vì nó tránh được một số những hạn chế của thước đo kế toán Theo Mravlja (2017) ý tưởng cơ bản đằng sau các biến dựa trên thị trường để đại diện cho HQTC của công ty là HQTC nên được đo lường từ góc độ của các cổ đông Thước đo thị trường tập trung vào khả năng của công ty để tạo thu nhập kinh tế trong tương lai Ưu điểm chính của các biện pháp dựa trên thị trường là tính đồng thời của chúng Điều này có nghĩa là chúng phản ánh những thay đổi trong CSR nhanh hơn so với các biện pháp dựa trên kế toán Thêm vào đó thước đo thị trường cho thấy các yếu tố tương lai và tập trung vào các hiệu quả thị trường Những thước đo này ít liên quan đến thủ tục kế toán và là chỉ số của các nhà đầu tư lựa chọn để đánh giá khả năng của một công ty tạo ra lợi nhuận trong tương lai Song, việc sử dụng cổ phiếu như là các thước đo dựa trên thị trường của hiệu quả tài chính cũng có những hạn chế Hạn chế lớn nhất của các biện pháp dựa trên thị trường là chúng chỉ có sẵn cho các công ty niêm yết đại chúng (Galant và Cadez, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đại diện hiệu quả tài chính trong các công trình nghiên cứu đi trước về CSR và hiệu quả tài chính của ngân hàng
TT Ký hiệu Mô tả
1 CAR Tỷ lệ an toàn vốn
2 CostInc Chi phí trên tổng thu nhập
3 DPE Tiền gửi trên mỗi nhân viên
4 EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
TT Ký hiệu Mô tả
5 EBITDA Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao
6 FF3FCOC Chi phí vốn của mỗi ngân hàng cho mỗi thời kỳ
7 HQTCC Kết quả tài chính
8 IM_TA Thu nhập lãi thuần cộng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản
9 Interest margin Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi
10 Lndtt Logarit doanh thu thuần
11 MBT Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách
12 NI (NP, PAT) Lợi nhuận ròng (LN sau thuế)
13 NII Thu nhập lãi ròng chia cho tổng thu nhập lãi ròng và thu nhập ngoài lãi
14 NII_TA Thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản
15 NIM Biên lãi ròng (Tỷ lệ lãi ròng)
16 NonII Thu nhập ngoài lãi chia cho tổng thu nhập lãi ròng và thu nhập ngoài lãi
17 NonII_TA Tổng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản
18 NPBT Lợi nhuận trước thuế
(NPL_Loans) Tỷ lệ nợ xấu
20 NPL_TE_5 Tỷ lệ nợ xấu trung bình 5 năm chia cho Vốn chủ sở hữu
21 PERP Hiệu suất hoạt động
22 PERM Kết quả thị trường
23 ProfitStaff LN ròng trên mỗi nhân viên
24 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
25 ROCE Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng
26 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
27 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
1 DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
TT Ký hiệu Mô tả
2 EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
3 P/E Hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu
4 PTB Hệ số giá trên giá trị sổ sách
5 SR Lợi nhuận cổ phiếu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
CÁC LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Giới thiệu về các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu CSR
Các tài liệu về CSR cho thấy rằng các công ty, bất kể vị trí địa lý hay tình trạng phát triển của quốc gia, đang ngày càng áp dụng các thực hành CSR, nhưng không tồn tại quan điểm lý thuyết được thống nhất trong việc giải thích hành vi của DN liên quan đến CSR (Fernando và Lawrence, 2014) Các lý thuyết CSR được các nhà nghiên cứu lí giải dưới nhiều góc độ:
Frynas và Stephens (2015) đã thực hiện một cuộc khảo sát và phân tích nội dung của
462 bài báo học thuật đã được bình duyệt trong giai đoạn 1990–2014 để xem xét các lý thuyết liên quan đến các động lực bên ngoài của CSR (lý thuyết Các bên liên quan, lý thuyết Phụ thuộc vào nguồn lực) và bên trong của CSR (lý thuyết Cơ quan) để giải thích CSR Theo Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2018), CSR thường được phân tích, nghiên cứu từ ba góc độ: thể chế, DN và cá nhân Dưới góc nhìn thể chế, các nhà nghiên cứu thường dựa vào các lý thuyết nền sau đây để giải thích CSR: Lý thuyết Thể chế, lý thuyết Các bên liên quan, lý thuyết Đại diện, lý thuyết Dựa vào nguồn lực, lý thuyết Bất cân xứng thông tin, lý thuyết Phát triển bền vững, lý thuyết Phương diện uy tín và lý thuyết Chuyển giao văn hóa Các lý thuyết nền giải thích cho CSR với góc nhìn DN bao gồm: Lý thuyết Thể chế; lý thuyết Dựa vào nguồn lực, lý thuyết Hợp đồng xã hội, lý thuyết Phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết Các bên liên quan, lý thuyết Bất cân xứng thông tin, lý thuyết Phí giao dịch, lý thuyết Marketing có động cơ xã hội và lý thuyết Marketing xã hội Lý thuyết Hành vi, lý thuyết Hành vi người tiêu dùng, lý thuyết Các bên liên quan và lý thuyết Xã hội học được sử dụng để giải thích cho CSR trên cơ sở góc nhìn cá nhân
Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận (2017) đã trình bày nội dung chi tiết 2 lý thuyết (Các bên liên quan và Carroll) và liệt kê 11 lý thuyết (cách tiếp cận) để giải thích hành vi của DN liên quan đến CSR bao gồm lý thuyết Marketing; lý thuyết Đầu tư có trách nhiệm xã hội; cách tiếp cận Kéo và Đẩy; lý thuyết Tác động tích cực, tiêu cực; lý thuyết Nhận dạng xã hội; lý thuyết Tổ chức; lý thuyết Giá trị hợp lý; lý thuyết Cầu; lý thuyết Chi phí lợi ích; lý thuyết Hành vi truyền thông Habermasian; Lý thuyết Quy kết
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều lý thuyết để giải thích động cơ của doanh nghiệp khi công bố báo cáo phát triển bền vững Theo Lê Anh Tuấn (2018), có 6 lý thuyết chính: Hợp pháp, Các bên liên quan, Kinh tế chính trị, Đại diện, Tín hiệu và Chi phí sở hữu Trong khi đó, Lê Thị Bảo Thư và Nguyễn Thị Phương Thảo (2020) chỉ đề cập đến 3 lý thuyết: Hợp pháp, Các bên liên quan và Đại diện.
Theo Fernando và Lawrence (2014), các quan điểm lý thuyết CSR có thể được phân loại thành "Các lý thuyết kinh tế" và "Các lý thuyết xã hội và chính trị" Các lý thuyết kinh tế - chẳng hạn như lý thuyết Tính hữu ích của quyết định, lý thuyết Cơ quan và lý thuyết
Kế toán tích cực - chỉ xem xét các khía cạnh kinh tế của việc thực hành CSR hay nói cách khác là kết quả thị trường của việc công bố CSR Ngoài ra, các lý thuyết này chủ yếu xem xét các bên liên quan tài chính, thay vì một phạm vi rộng hơn của các bên liên quan Các lý thuyết chính trị và xã hội như lý thuyết Hợp pháp, lý thuyết Các bên liên quan và lý thuyết Thể chế có nhiều khả năng cung cấp các quan điểm lý thuyết sâu sắc về thực tiễn CSR hơn là các lý thuyết kinh tế thuần túy
Ngoài ra các lý thuyết sau cũng được tìm thấy trong các tài liệu học thuật: lý thuyết Chính trị Habermasian (Frynas và Stephens, 2015), lý thuyết Chi phí xã hội (Daniel, 2014), lý thuyết Quan hệ (Daniel, 2014), lý thuyết Khuếch tán cái mới (Nguyễn Quyết và Lê Trung Đạo, 2018), lý thuyết Quyền lực của người sử dụng báo cáo tài chính (Phạm Đức Hiếu, 2011) và lý thuyết Tam giác phát triển (Phạm Đức Hiếu, 2011)
Như vậy có thể thấy chỉ một lý thuyết nhưng có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau hay lí giải cho nhiều khía cạnh khác nhau xoay quanh CSR Nghiên cứu này trình bày các lý thuyết theo cách tiếp cận phản đối hay ủng hộ hành vi tham gia vào các hoạt động CSR của DN Đầu tiên là theo hướng phản đối các DN tham gia vào hoạt động CSR – Lý thuyết Cổ đông Tiếp theo, các lý thuyết ủng hộ các DN tham gia vào hoạt động CSR có nhiều, tuy nhiên tác giả đã lựa chọn trình bày 2 lý thuyết là Các bên liên quan và Hợp pháp Hai lý thuyết này đã chỉ ra những lợi ích mà CSR mang lại cho các DN và cộng đồng, do đó khuyến khích các DN tham gia vào hoạt động CSR Nhiều học giả đã lựa chọn trình bày 2 lý thuyết này để giải thích cho hành vi của DN liên quan đến CSR Ví dụ với các nghiên cứu tại Việt Nam, lý thuyết Các bên liên quan có Trần Thị Hoàng Yến (2016), Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận (2017), Hồ Thị Vân Anh (2018), Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2018), Lê Anh Tuấn (2018), Lê Thị Bảo Thư và Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), lý thuyết Hợp pháp có Trần Thị Hoàng Yến
(2016), Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), Hồ Thị Vân Anh (2018), Lê Anh Tuấn (2018), Lê Thị Bảo Thư và Nguyễn Thị Phương Thảo (2020) Ngoài ra, một lý thuyết khác được tác giả lựa chọn trình bày là Lý thuyết Carroll Giống như lý thuyết các bên liên quan, đây là lý thuyết nền được các học giả sử dụng để thiết kế các chủ đề/chỉ tiêu đo lường các thành phần CSR (Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013; Vũ Quốc Khánh, 2017) bởi vì nó chỉ ra những hoạt động nào của DN được coi là CSR.
Các lý thuyết về tác động của CSR đến hiệu quả tài chính
Lý thuyết cổ đông (Shareholder theory) hay còn gọi là Học thuyết Friedman (Friedman Doctrine) hoặc lý thuyết Kinh tế tân cổ điển (The neoclassical economic theory) Đây là một lý thuyết quy chuẩn về đạo đức kinh doanh do nhà kinh tế học Friedman đề xuất Ông đã giới thiệu lý thuyết này trong một bài luận năm 1970 cho tờ The New York Times với tiêu đề "Học thuyết Friedman: Trách nhiệm xã hội của DN là tăng lợi nhuận (A Friedman Doctrine: The Social Responsibility of Business is to Increase Its Profits)" (Schwartz và Saiia, 2012)
Theo quan điểm của Friedman, cổ đông là động cơ kinh tế của tổ chức và là nhóm duy nhất mà công ty có trách nhiệm Friedman lập luận rằng CSR không liên quan trực tiếp đến lợi nhuận, do đó, các nhà quản lý không được chủ động đưa ra các quyết định mang tính “xã hội” này mà không có sự chấp thuận của chủ sở hữu Trong chừng mực nhất định, CSR liên quan đến các khoản chi tiêu, do đó nó có thể làm suy giảm các nguồn lực thuộc về các cổ đông một cách hợp pháp Friedman cho rằng những khoản chi tiêu như vậy tạo thành sự tiêu hao giá trị ròng, đối với cổ đông được thể hiện dưới dạng cổ tức thấp hơn, cho nhân viên, dưới dạng tiền lương thấp hơn và cho người tiêu dùng, dưới dạng giá cao hơn Học thuyết Friedman đã có ảnh hưởng rất lớn trong thế giới DN nhưng cũng bị chỉ trích mạnh mẽ bởi nhiều học giả và các bên liên quan khác của công ty (Ferrero và cộng sự, 2014)
Lý thuyết Cổ đông thường được các học giả sử dụng để giải thích cho mối quan hệ trung lập hoặc nghịch chiều giữa CSR và HQTC của DN Điển hình như Gbadamosi (2016) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với 71 ngân hàng của Mỹ trong giai đoạn 2011-2014 Kết quả cho thấy, đối với lợi nhuận kế toán, không có ảnh hưởng đáng kể nào của CSR đối với hiệu quả tài chính Kết quả này ủng hộ định lý không liên quan của lý thuyết Kinh tế tân cổ điển và là cơ sở cho sự hoài nghi của các nhà lãnh đạo DN thế giới rằng các DN không phù hợp để thực hiện CSR vì không có mối liên hệ rõ ràng giữa CSR và giá trị kinh doanh đã được thiết lập Một nghiên cứu khác của Oyewumi và cộng sự (2018) thực hiện dựa trên dữ liệu của 21 ngân hàng Nigeria trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 cho thấy rằng, các khoản đầu tư của các ngân hàng vào các hoạt động CSR ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC của họ, điều này chứng tỏ rằng đầu tư CSR làm cạn kiệt nguồn tài chính của các ngân hàng Phát hiện này cũng đồng tình với những quan điểm chỉ trích CSR, cho rằng đầu tư vào các hoạt động CSR khiến các công ty mất tập trung khỏi vai trò kinh tế cơ bản và làm cạn kiệt nguồn tài chính
3.2.2 Lý thuyết Các bên liên quan
Lý thuyết Các bên liên quan (Stakeholder theory) được coi là một trong những lý thuyết trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển của các nghiên cứu về CSR (Lee, 2008) Một công ty không chỉ chịu trách nhiệm trước các cổ đông (chủ sở hữu) mà còn với tất cả các bên liên quan - những người tạo thành lực lượng mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động của công ty Quan điểm này được kết nối với lý thuyết Các bên liên quan - được xây dựng đầu tiên bởi E Freeman (Lech, 2013) Freeman (1984) đã định nghĩa bên liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của công ty Các bên liên quan chính có thể kể đến của một tổ chức bao gồm chính phủ, cổ đông, khách hàng, các nhóm chính trị, người lao động, cộng đồng, nhà cung cấp, hiệp hội thương mại Ngoài ra, theo Trần Thị Hoàng Yến (2016) những đối tượng khác cũng được xem như là các bên liên quan bao gồm các phương tiện truyền thông, những thế hệ tương lai, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức công đoàn, đối thủ cạnh tranh, nhà quản lý và hoạch định chính sách
Theo quan điểm của các bên liên quan, một tổ chức phải đáp ứng kỳ vọng của các nhóm bên liên quan khác nhau, thay vì chỉ có kỳ vọng của các cổ đông (như trong Lý thuyết
Cổ đông) Một công ty chỉ có thể tồn tại nếu có khả năng đáp ứng nhu cầu các bên liên quan - những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty Các bên liên quan có thể đóng góp vào khả năng tạo ra của cải của một công ty để duy trì sự tăng trưởng, do đó các công ty nên quan tâm đến lợi ích cho các bên liên quan và tính đến các quan điểm cũng như các hoạt động của họ (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Lý thuyết các bên liên quan còn nhấn mạnh trách nhiệm giải trình của tổ chức ngoài hoạt động kinh tế hoặc tài chính đơn giản Lý thuyết này gợi ý rằng ban lãnh đạo của một tổ chức phải thực hiện trách nhiệm giải trình của mình bằng cách báo cáo thông tin đối với các bên liên quan về thực hiện các hoạt động mà các bên liên quan cho là quan trọng (Fernando và Lawrence, 2014) Do đó, thuật ngữ "trách nhiệm giải trình" mà ngày nay các học giả thường gọi là công bố (tiết lộ) thông tin CSR thường liên quan đến lý thuyết này
Theo Fernando và Lawrence (2014) lý thuyết Các bên liên quan lại chia thành hai quan điểm khác nhau là:
- Quan điểm Đạo đức gợi ý rằng bất kể quyền lực của các bên liên quan, tất cả các bên liên quan đều có quyền như nhau để được đối xử công bằng bởi một tổ chức Dưới góc độ đạo đức, các nhà quản lý của một tổ chức phải quản lý DN vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, bất kể việc quản lý các bên liên quan có dẫn đến cải thiện HQTC hay không Theo quan điểm này, tổ chức không được xem như một cơ chế thúc đẩy tối đa hóa sự giàu có của các cổ đông, mà là cơ chế đáp ứng mong đợi của tất cả các bên liên quan Hạn chế chính của quan điểm đạo đức là các nhà quản lý phải chịu những thách thức, áp lực khi bị buộc phải đối xử công bằng với tất cả các bên liên quan, đặc biệt khi các bên liên quan có lợi ích khác nhau và trái ngược nhau Tuy nhiên, khi những lợi ích này xung đột, DN nên quản lý "để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng"
- Quan điểm Quản lý khẳng định rằng các nhà quản lý của một tổ chức cố gắng đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan nhưng tập trung chủ yếu vào những người kiểm soát các nguồn lực quan trọng bởi vì nếu các công ty hành động vô trách nhiệm đối với các đối tượng này thì sẽ có nguy cơ mất đi những nguồn lực quan trọng này Các bên liên quan quan trọng là những người tham gia vào các hoạt động quan trọng của công ty nói cách khác là những người có quyền lực về kinh tế, ví dụ, khách hàng, người lao động và cổ đông Các bên liên quan thứ yếu là những người ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của một công ty, nhưng không được tham gia vào các hoạt động của công ty, ví dụ, cộng đồng dân cư địa phương, hiệp hội thương mại Các nguồn lực của các bên liên quan đối với tổ chức càng quan trọng thì nỗ lực của ban quản lý tổ chức càng lớn để đáp ứng kỳ vọng của những các bên liên quan đó
Phù hợp với lý thuyết Các bên liên quan, một tổ chức có thể tham gia vào các hoạt động CSR và báo cáo để thực hiện trách nhiệm giải trình của mình đối với tất cả các bên liên quan (quan điểm đạo đức) và đối với các bên liên quan có quyền lực về kinh tế (quan điểm quản lý)
Thông qua việc thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), một doanh nghiệp chấp nhận quyền được biết của các bên liên quan về một số khía cạnh hoạt động của mình Việc cung cấp thông tin này giúp nâng cao độ minh bạch, tin cậy và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, thể hiện cam kết của họ đối với các mục tiêu xã hội và môi trường.
CSR làm giảm sự bất cân xứng thông tin và đưa các bên liên quan khác nhau vào một sân chơi bình đẳng, đổi lại, DN có thể mong đợi hoặc thu được những lợi ích nhất định như cải thiện hình ảnh, danh tiếng, thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí vốn, giữ chân nhân viên hiện tại, thu hút nhân viên tiềm năng và cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan để đạt được ủng hộ và chấp thuận Tất cả những lợi ích này có thể là động lực gián tiếp cho việc tiết lộ CSR Ở dạng trực tiếp, theo quan điểm quản lý của lý thuyết các bên liên quan, động cơ tiết lộ CSR của một tổ chức được thúc đẩy bởi mong muốn quản lý các bên liên quan, trong khi đối với quan điểm đạo đức, động cơ tiết lộ CSR được thúc đẩy bởi mong muốn chịu trách nhiệm trước tất cả các bên liên quan không phân biệt quyền lực kinh tế của họ (Fernando và Lawrence, 2014) Theo Frynas và Stephens (2015) một phần quan trọng của lý thuyết Các bên liên quan là giải thích mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả hoạt động tài chính của công ty bởi vì phần lớn các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa CSR và hiệu quả hoạt động tài chính của công ty trong khi chỉ một số kết quả thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ hỗn hợp, không thể kết luận hoặc thậm chí tiêu cực
Lý thuyết Hợp pháp (Legitimacy theory) được bắt nguồn trong nghiên cứu về tính hợp pháp trong chính trị của nhà kinh tế và xã hội học người Đức tên là Weber đưa ra vào năm 1922 trong tác phẩm “Các khái niệm xã hội học” (Concepts in Sociology) Sau đó, vào năm 1975, Dowling và Pfeffer đã phát triển khái niệm về tính hợp pháp của tổ chức và đó là cơ sở để phát triển lý thuyết Hợp pháp (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017) Suchman (1995) coi tính hợp pháp là “một nhận thức chung chung hoặc giả định rằng các hành động của sự khác biệt là mong muốn, đúng đắn hoặc phù hợp với hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin và quan điểm xã hội được xây dựng cụ thể”
Hợp pháp là lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu để giải thích tại sao các DN cần phải công bố thông tin về xã hội và môi trường (Cuganesan và cộng sự, 2007; Islam và cộng sự, 2013; Mravlja, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018) Cuganesan và cộng sự (2007) đã chỉ ra một số nghiên cứu đã trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm tra lý thuyết Hợp pháp và khả năng áp dụng của nó đối với thực tiễn công bố CSR của các công ty, ví dụ Adams và cộng sự (1998), Campbell và cộng sự (2003), Deegan và cộng sự (2000), Deegan và cộng sự (2002) Deegan và Gordon (1996), Deegan và Rankin (1996), Guthrie và Parker (1989), Gray và cộng sự (1995), O'Donovan (1999), Patten (1991), Walden và Schwartz (1997), Wilmhurst và Frost (2000) Kết quả của những nghiên cứu này thường có xu hướng thừa nhận khả năng áp dụng lý thuyết Hợp pháp để hiểu lí do tham gia và công bố thông tin CSR của các công ty
Lý thuyết hợp pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức tuân thủ các giá trị xã hội để đạt được sự ủng hộ của cộng đồng Hợp đồng xã hội ngầm hoặc rõ ràng phản ánh những kỳ vọng của xã hội đối với tổ chức, và việc tuân thủ các điều khoản này đảm bảo tính hợp pháp của tổ chức Tuy nhiên, do kỳ vọng của xã hội liên tục thay đổi, nên hợp đồng xã hội và hoạt động của tổ chức cũng phải điều chỉnh theo để duy trì tính hợp pháp Các tổ chức chứng minh sự đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua việc công bố thông tin trong báo cáo trách nhiệm xã hội.
Lý thuyết Hợp pháp dựa trên quan điểm là quyền và trách nhiệm của tổ chức phải đến từ xã hội Các DN phải hoạt động trong ranh giới của xã hội để đáp ứng các kỳ vọng của xã hội, bao gồm việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ tốt hơn cho xã hội Bởi vì DN là một phần của hệ thống xã hội rộng lớn do đó cần phải hoạt động mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến xã hội Điều này có thể làm cho DN đạt được các mục tiêu và lợi nhuận ổn định (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Để phù hợp với lý thuyết Hợp pháp, các DN có thể tham gia vào các hoạt động và công bố thông tin CSR để đạt được, duy trì tính hợp pháp của mình Do đó theo lý thuyết này mong muốn hợp pháp hóa hoạt động của một DN thông qua việc công bố thông tin CSR được coi là động lực thúc đẩy Khi các nhà quản lý DN được thúc đẩy bởi động cơ này, các công ty sẽ làm bất cứ điều gì họ cho là cần thiết để duy trì hình ảnh của một DN hợp pháp với các mục tiêu và phương pháp hợp pháp để đạt được nó Để cải thiện tính hợp pháp của các tổ chức, các tổ chức có thể hạn chế tiết lộ tin tức tiêu cực hoặc xấu liên quan đến họ, cung cấp giải thích về các tin tức truyền thông đại chúng không lành mạnh liên quan đến họ, tăng tin tức CSR tích cực, hoặc/và thậm chí giảm tin tức về CSR nếu họ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp tăng hoặc duy trì mức độ hợp lý của tổ chức của họ (Fernando và Lawrence, 2014)
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
Chi tiêu trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của ngân hàng
Kết luận về tác động của chi tiêu cho CSR đến HQTC của ngân hàng trong các công trình đã công bố rất khác nhau, tìm thấy tác động tích cực, hỗn hợp hoặc không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
Adewale và Rahmon (2014) đã xem xét tác động của chi tiêu CSR đối với HQTC của
02 ngân hàng ở Nigeria khoảng thời gian 20 năm từ 1990 đến 2010 Các phát hiện cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu CSR và lợi nhuận sau thuế (PAT) Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Bolanle và cộng sự (2012) Iqbal và cộng sự (2014) cũng tìm thấy tác động tích cực của Chi phí quyên góp tự nguyện đến lợi nhuận ròng (NP) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các ngân hàng Pakistan Zhu và cộng sự (2017) đã sử dụng “Giá trị đóng góp xã hội trên mỗi cổ phiếu 7 ” để đại diện cho CSR, kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, sự gia tăng CSR thường dẫn đến sự gia tăng hiệu quả có điều kiện và tác động của CSR đến HQTC được đo bằng lợi nhận ròng (NP) rõ ràng hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Các nghiên cứu đã đưa ra kết quả trái chiều về mối liên hệ giữa chi tiêu cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và hiệu quả tài chính Nghiên cứu của Raihan và cộng sự (2015) cho thấy chi tiêu cho thiên tai, giáo dục, y tế và các hoạt động khác có mối quan hệ nghịch với chỉ số lợi nhuận cổ đông (ROE) nhưng lại có mối quan hệ thuận với tiền gửi bình quân đầu người (DPE) Trong khi đó, Madugba và Okafor (2016) lại chỉ ra rằng CSR có mối quan hệ tiêu cực với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) nhưng có mối quan hệ tích cực với ROE.
7 Giá trị đóng góp xã hội trên mỗi cổ phiếu = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu + [(Thuế + Lương + Lãi vay + Quyên góp - Chi phí xã hội)/Vốn chủ sở hữu]
Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Tuhin (2014) cho thấy không có tác động đáng kể nào của chi tiêu CSR đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng Hồi giáo ở Bangladesh trong giai đoạn 2007-2011
Bảng 4.1: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của chi tiêu CSR đến HQTC
Nghiên cứu HQTC CSR Đối tượng nghiên cứu
Dấu tương quan Tác động tích cực
PAT Chi phí CSR NH First bank of Nigeria Plc
PAT Chi phí CSR 2 NH
Chi phí quyên góp tự nguyện
Giá trị đóng góp xã hội trên mỗi cổ phiếu
ROE Chi tiêu cho Quản lý thiên tai, Giáo dục, Y tế, Thể thao, Nghệ thuật và văn hóa, Môi trường và các hoạt động khác
ROE Số tiền đóng góp và từ thiện
Các NH niêm yết Nigeria
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ nghiên cứu trước
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Tác động của trách nhiệm với môi trường đến hiệu quả tài chính
Không chỉ trong những năm gần đây mà đã từ lâu, mối quan tâm của Nhà nước cũng như người dân về các vấn đề môi trường đã có sự gia tăng đáng kể, được thúc đẩy chủ yếu bởi các hiện tượng thời tiết bất thường cũng như các tác hại, hậu quả của chúng như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng.v.v (Coulson và Monks, 1999) Những vấn đề đáng báo động này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do nhiều chủ thể gây ra, trong đó có sự đóng góp một phần của các doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường
Trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường (TNMT) được coi là một phần không thể thiếu trong khái niệm rộng rãi về CSR hoặc phát triển bền vững Theo Lee và cộng sự (2016), 93% CEO tin rằng biến đổi khí hậu và tính bền vững sẽ rất quan trọng đối với sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp Ngày càng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm điều tra lý do tại sao các công ty thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm đối với môi trường và điều này liên quan như thế nào đến HQTC của các công ty (Pintea và cộng sự, 2014; Angelia và Suryaningsih, 2015; Lee và cộng sự, 2016; Worae và Ngwakwe, 2017; Wu và cộng sự, 2020; Dimitropoulos, 2021)
Việc triển khai và công bố thông tin về môi trường ngày càng quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp Các tổ chức hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông nên cần nhận biết giá trị gia tăng mà các hoạt động trách nhiệm môi trường mang lại Nghiên cứu của Đặng Thu Hà (2017) tổng hợp 72 nghiên cứu về tác động của trách nhiệm môi trường đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, cho thấy có 41 nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực.
19 nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ trung lập và có 12 nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của TNMT đến HQTC của doanh nghiệp
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng việc thực hiện TNMT có tác động tích cực đến HQTC của doanh nghiệp Điển hình như nghiên cứu của Menike (2020) cho thấy việc công bố thông tin về môi trường (ENVD) có ảnh hưởng đáng kể đến ROA của các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống, thuốc lá niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Colombo Ong và cộng sự (2014) cũng ủng hộ kết quả này khi xác nhận rằng các hoạt động cải thiện môi trường mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp Ngoài ra, Lee và cộng sự (2016) phát hiện rằng trách nhiệm môi trường có tác động tích cực đến ROE và ROA của các công ty Hàn Quốc.
2012 và sử dụng hai phương pháp thử nghiệm khác nhau (OLS và 2SLS), kết quả cho thấy mối quan hệ giữa TNMT và HQTC của các công ty là tích cực và có ý nghĩa thống kê Kết luận hiệu suất môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến cả ROA và ROE cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Angelia và Suryaningsih (2015) Dimitropoulos (2021) thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 7313 tập đoàn có nguồn gốc từ 23 quốc gia EU trong giai đoạn 2003–2018 Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy TNMT tạo ra nguồn lực cạnh tranh dẫn đến lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả tài chính López-Gamero và cộng sự (2009) cho rằng thời gian và cường độ đầu tư sớm vào các vấn đề môi trường tác động đến việc áp dụng quản lý môi trường, từ đó giúp cải thiện hoạt động môi trường Tác động của bảo vệ môi trường đến HQTC của doanh nghiệp Tây Ban Nha không trực tiếp và có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực được xem xét nhưng nhìn chung là tích cực Các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của một công ty đóng vai trò là các biến trung gian cho mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và hiệu quả tài chính
Iwata và Okada (2011) rút ra kết luận trái chiều về tác động của hoạt động môi trường đối với hiệu quả quản trị công ty (HQTC), dựa trên dữ liệu của các công ty sản xuất Nhật Bản từ năm 1998 đến 2007.
2004 đến năm 2008 Chất thải và khí thải gây hiệu ứng nhà kính được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động môi trường Nghiên cứu đã sử dụng bảy chỉ số hoạt động tài chính phản ánh đánh giá của từng thị trường để làm rõ cách mỗi thị trường đánh giá cách quản lý doanh nghiệp khi giải quyết các vấn đề môi trường khác nhau Kết quả ước tính của chúng tôi cho thấy rằng các phản ứng về hoạt động tài chính là khác nhau tùy thuộc vào từng vấn đề môi trường, kết quả của chúng được cho là do sở thích của các bên liên quan khác nhau Trong khi tác động của phát thải chất thải đối với hoạt động tài chính nói chung là tích cực, tuy nhiên phát thải chất thải lại có tác động tiêu cực trong các ngành công nghiệp bẩn Có thể giải thích cho kết quả này là chi phí xử lý chất thải cao hơn trong các ngành công nghiệp bẩn do các quy định nghiêm ngặt hơn, và / hoặc các công ty trong ngành công nghiệp bẩn thường đối mặt với nhiều rủi ro hơn do không tuân thủ luật pháp và các vụ kiện Ngoài ra, trong khi giảm khí nhà kính làm tăng ROE, phản ánh HQTC dài hạn, nó không có ảnh hưởng đáng kể đến ROS, điều này cho thấy sự sai lầm về tài chính trong ngắn hạn Nói cách khác, những người nắm giữ cổ phiếu sẽ tính đến hiệu quả lâu dài của công ty, nhưng người tiêu dùng và các đối tác thương mại không quan tâm đến quản lý môi trường của công ty trong ngắn hạn
Nyirenda và cộng sự (2013) đã không tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa thực tiễn quản lý môi trường và HQTC của các công ty khai thác mỏ ở Nam Phi Các hoạt động quản lý môi trường của các công ty chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn tuân thủ các quy định và nghĩa vụ đạo đức để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Tương tự vậy, Pintea và cộng sự (2014) cũng không tìm thấy một liên kết đáng kể nào giữa hoạt động môi trường doanh nghiệp và HQTC của các công ty Romania
Bằng chứng thực nghiệm về tác động của TNMT đến HQTC của các doanh nghiệp Việt Nam đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu Nguyễn La Soa và Trần Mạnh Dũng (2019) thực hiện nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin kế toán môi trường và HQTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2017 Kết quả chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ công bố thông tin kế toán môi trường và ROA, Tobin’s Q Huỳnh Quang Linh (2019) thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm
213 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán với dữ liệu thu thập từ tháng 2 đến tháng
5 năm 2018 Kết quả cho thấy trách nhiệm với môi trường có tác động tích cực và có ý nghĩa đến HQTC Lê Thị Tâm và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) và mối quan hệ giữa ứng dụng EMA và HQTC của 418 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô vừa và lớn ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2019 Kết quả thực nghiệm xác nhận mối quan hệ tích cực đáng kể giữa hiệu quả môi trường và HQTC cho thấy các giải pháp sáng tạo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường có thể thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có mức phát thải thấp và thân thiện với môi trường (Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2016), không tạo ra các hóa chất độc hại hoặc thải trực tiếp các chất ô nhiễm vào không khí, đất hoặc nước (Kennedy, 1999) Tuy nhiên các ngân hàng cũng có thể gây ô nhiễm gián tiếp bằng cách cho vay tiền vào các công ty hoặc dự án gây ô nhiễm, hoặc thiệt hại lớn cho môi trường (Zhang và cộng sự, 2011) Mặt khác, các vấn đề môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược quản lý và hoạt động hàng ngày của ngân hàng Khi các dự án đầu tư gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng bị hạn chế bởi các chính sách môi trường, một tác động tiêu cực đến các ngân hàng sẽ xảy ra (Yang, 1997) Do đó, TNMT là một phần thiết yếu trong CSR của các ngân hàng
Ban đầu, TNMT không thu hút được sự chú ý từ ngành ngân hàng (Yang, 1997) Sự phát triển của TNMT chủ yếu do áp lực ngày càng tăng mà các công ty phải đối mặt từ một số bên liên quan để tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như đáp ứng các mối quan tâm về môi trường của cộng đồng (Dimitropoulos, 2021) Năm 1980, đạo luật trách nhiệm bồi thường và đáp ứng môi trường toàn diện của Hoa Kỳ (CERCLA) đã đánh thức hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Mỹ bằng cách làm cho các ngân hàng có khả năng chịu trách nhiệm về chi phí làm sạch môi trường tại các tài sản mà ngân hàng đã cho vay Với CERCLA, các ngân hàng bắt đầu chú ý đến những rủi ro pháp lý tiềm ẩn liên quan đến nhiệm vụ môi trường của những người nhận các khoản vay ngân hàng Các ngân hàng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các tác động môi trường đối với các hoạt động tín dụng, quản lý tài sản, đầu tư và bảo hiểm Đồng thời, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới đã thúc đẩy các ngân hàng ở tất cả các nước tích hợp phát triển bền vững vào các hoạt động của mình thông qua các chính sách và hướng dẫn (Zhang và cộng sự, 2011)
Nghiên cứu độc lập về tác động của TNMT đến HQTC của các ngân hàng chưa được tìm thấy Tuy nhiên đã có một số nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa CSR và lợi nhuận của ngân hàng trong đó TNMT là một thành phần cấu tạo nên CSR Kết quả nghiên cứu của Buallay (2019) đã chứng minh được tác động tích cực đáng kể của công bố thông tin về môi trường đến ROA và Tobin’s Q Tương tự vậy, Chowdhury (2018) đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa chỉ số môi trường, chỉ số xanh và HQTC Nguyên nhân là do giảm số lượng các khoản vay bị xử phạt đối với các dự án có hại cho môi trường, giảm lượng khí thải carbon ở tất cả các chi nhánh và trụ sở chính, tăng tích hợp các công nghệ thân thiện với môi trường Ashraf và cộng sự (2017) đã chỉ ra tác động tích cực của Môi trường với ROE nhưng tiêu cực với ROA và không có ý nghĩa thống kê với EPS Một số nghiên cứu lại không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa TNMT và HQTC, cụ thể là nghiên cứu của Fayad và cộng sự (2017), Moslemany và Etab (2017), Akter và cộng sự (2018), Matuszaka và Różańskaa (2019) Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Gonenc và Scholtens (2019) đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của Môi trường đến NIM của các ngân hàng
Nghiên cứu về trách nhiệm với môi trường và HQTC của ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã được Trần Thị Hoàng Yến (2016) thảo luận một phần trong nghiên cứu về CSR và HQTC Kết quả cho thấy môi trường có tác động tích cực đến ROA và ROE của các NHTM
Bảng 5.1: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của TNMT đến HQTC
Nghiên cứu HQTC CSR Đối tượng nghiên cứu
Dấu tương quan Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp
López-Gamero và cộng sự (2009)
HQTC TNMT DN Tây Ba
ROA; ROE TNMT DN Hàn
Dimitropoulos ROE CER 9 23 quốc gia 2003-2018 +
9 Điểm trung bình về môi trường với 2 thành phần là EMM (điểm giảm phát thải của các công ty được ước tính thông qua nỗ lực và hiệu quả của họ trong việc giảm phát thải từ quá trình sản xuất và vận hành của họ), RES_USE (điểm sử dụng tài nguyên của các công ty và cho biết khả năng của các công ty trong việc giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước và các
Nghiên cứu HQTC CSR Đối tượng nghiên cứu
ROE, ROA, ROI, ROIC, ROS, Tobin’s Q, ln (Tobin’s Q)
ROA; Tobin’s Q Công bố thông tin kế toán môi trường
DN niêm yết Việt Nam
Tobin’s Q TNMT 213 DN niêm yết
Lê Thị Tâm và cộng sự (2019)
HQTC EMA 418 DN vật liệu xây dựng
2018-2019 + Đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng
Chỉ số môi trường, chỉ số xanh
Tác động của trách nhiệm với người lao động đến hiệu quả tài chính
CSR đã và đang trở thành chiến lược quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản trị chiến lược của tất cả doanh nghiệp dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu có khả năng đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan - những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty Trong các bên liên quan chính, người lao động là yếu tố nội bộ, do đó trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động là nội dung cốt lõi, là yếu tố quan trọng cấu thành sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Trách nhiệm với người lao động giữ một vai trò hết sức quan trọng vì góp phần thu hút nguồn lao động giỏi, có trình độ chuyên môn cao dẫn đến tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp (Trần Thu Hà, 2019), do đó là nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến HQTC của DN
Trách nhiệm với người lao động là một thành phần quan trọng cấu thành nên CSR và được đề cập trong nhiều định nghĩa, ví dụ như định nghĩa của Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền vững (WBCSD) và Hiệp ước toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (UNGC) ISO đã đưa ra hướng dẫn tự nguyện ISO 26000 về trách nhiệm xã hội vào năm 2010, thực hành lao động là một trong bảy thành phần cấu thành CSR (ISO, 2010) GRI cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn xây dựng báo cáo phát triển bền vững của các quốc gia GRI đã phát triển qua nhiều phiên bản khác nhau Phiên bản mới nhất là Bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững (GRI Sustainability Reporting Standards) ký hiệu là GRI Standards Đây là chuẩn mực quốc tế cao nhất về lập Báo cáo phát triển bền vững được công bố và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu từ năm 2018 GRI Standards được đổi mới trên cơ sở GRI G4 với nội dung gồm 4 phần Phần thứ tư, các tiêu chuẩn về xã hội (GRI 400) trong đó có 9 tiêu chuẩn liên quan đến người lao động như Việc làm; Mối quan hệ quản trị/Lao động; An toàn và sức khỏe nghề nghiệp; Giáo dục và đào tạo; Đa dạng và cơ hội bình đẳng; Không phân biệt đối xử; Tự do lập hội và thương lượng tập thể; Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Globalreporting - b)
Ngân hàng có đặc thù hoạt động khác biệt so với các doanh nghiệp khác, sản phẩm mang tính dịch vụ, gắn liền với việc phân phối và sử dụng vốn, tư vấn tài chính, hoạt động phụ thuộc vào lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng Vì vậy, đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng Các nghiên cứu trước đã chứng minh vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đối với nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Gbadamosi (2016) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa sự gắn kết của nhân viên và lợi nhuận kế toán khi nghiên cứu 71 ngân hàng của Nigeria.
Mỹ trong giai đoạn 2011-2014 Khi nghiên cứu với mẫu gồm 154 tổ chức tài chính ở 22 quốc gia, Esteban-Sanchez và cộng sự (2017) cũng kết luận rằng các ngân hàng có trách nhiệm giải trình đối với nhân viên tốt hơn thì HQTC tốt hơn Tương tự vậy Siueia và cộng sự (2019) tìm thấy tác động tích cực của Nguồn nhân lực đến HQTC của các ngân hàng Châu Phi cận Sahara Fayad và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 7 ngân hàng của Lebanon trong giai đoạn 2012-2015 để kiểm tra tác động của Con người đến ROA, ROE Kết quả cho thấy Con người có tác động tích cực đáng kể đến ROA Khi phân tích sâu hơn với các mô hình phi tuyến, Matuszak và Różańska (2019) tìm thấy mối quan hệ hình chữ U giữa Nguồn nhân lực và NIM của các ngân hàng Ba Lan Moslemany và Etab (2017) tìm thấy mối quan hệ không đáng kể giữa Nhân viên và HQTC của ngân hàng
Ai Cập Thực hiện nghiên cứu với các ngân hàng Hồi giáo trong khu vực Hợp tác Vùng Vịnh trong giai đoạn 2000–2014, Platonova và cộng sự (2018) cũng không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa CSR đối với nhân viên và HQTC
Theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam có nghĩa vụ công bố thông tin trách nhiệm với người lao động và công bố thông tin phát triển bền vững Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) 2020 với 57 chỉ tiêu về người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, góp phần phản ánh những nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp nói chung.
Tìm hiểu thực trạng thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm với người lao động là chủ đề thu hút đông đảo các học giả Nguyễn Thị Triển (2019) đã phân tích nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lao động nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam Trần Thu Hà (2019) đã đánh giá thực trạng trách nhiệm với người lao động tại Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau Nguyễn Tâm Nhi và cộng sự (2020) đã xác định và đánh giá các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại Khu chế xuất Tân Thuận
Trách nhiệm đối với nhân viên được chứng minh có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Trần Thị Hoàng Yến (2016) đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động của trách nhiệm này đối với lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lê Phước Hương (2020) cũng chỉ ra rằng trách nhiệm đối với nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động thông qua giá trị thương hiệu.
Bảng 5.2: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của trách nhiệm với người lao động đến HQTC
Nghiên cứu HQTC CSR Đối tượng nghiên cứu
Dấu tương quan Trên thế giới
Esteban-Sanchez và cộng sự (2017)
ROA; ROE Quan hệ với nhân viên
ROA; ROE Nguồn nhân lực
NH Ba Lan 2008-2015 Hình chữ U Moslemany và Etab
Nhân viên NH Ai Cập 2008-2011 Không
ROA; ROE; ROS TN với nhân viên
ROA; ROE TN với nhân viên
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ nghiên cứu trước
10 Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
11 Chi phí vốn của mỗi ngân hàng cho mỗi thời kỳ
HIỆU LỰC ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
Sở hữu Nhà nước và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được kỳ vọng sẽ có sứ mệnh xã hội Nói cách khác, các DNNN phải đóng góp cho các nhu cầu xã hội hay phục vụ cho nhiều các bên liên quan hơn chứ không chỉ đơn thuần là các cổ đông Do đó, nhiều doanh nghiệp khu vực công ngầm coi các hoạt động xã hội như một phần nhiệm vụ của họ (Cordeiro và cộng sự, 2018) Nhìn từ góc độ lý thuyết Tân thể chế (Neo-institutional theory) (Greenwood và Hinings, 1996), mối quan hệ tích cực giữa quyền sở hữu nhà nước và sự tham gia CSR có thể được giải thích bởi quyền lực tương đối của các cơ quan chính phủ, những người yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước đóng một vai trò nổi bật trong việc mang lại lợi ích cho xã hội
Các DNNN không chỉ là phương tiện can thiệp mà còn là phương tiện để chính phủ tham gia vào nền kinh tế Đối với CSR, về lý thuyết, các DNNN phải có điểm CSR cao hơn Các mục tiêu của DNNN không chỉ nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế mà còn kết nối các mục tiêu này với các mục tiêu phi kinh tế khác Nói cách khác, DNNN là tổ chức đặc biệt vừa có mục tiêu kinh tế vừa có mục tiêu phi kinh tế Chính phủ, cổ đông lớn nhất của các DNNN, phải đạt được các mục tiêu phi kinh tế nhằm ổn định xã hội, chẳng hạn như thực hiện phát triển kinh tế đất nước, thay đổi sự mất cân đối của cơ cấu kinh tế, ổn định sự biến động của chu kỳ kinh doanh, bảo vệ môi trường, cải thiện tỷ lệ việc làm hoặc điều kiện tài chính của khu vực, tất cả đều giúp cải thiện CSR (Xu và cộng sự, 2015) Fan và cộng sự (2007) cho rằng, không giống như các các doanh nghiệp ngoài Nhà nước với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các yêu cầu và tiêu chuẩn của DNNN đối với CSR cao hơn nhiều và được chính phủ thực thi Với tác động cao hơn của sự can thiệp chính trị đối với các mục tiêu của công ty, các DNNN không còn bị giới hạn trong việc theo đuổi các lợi ích kinh tế Bên cạnh đó, áp lực từ sự quan tâm của dư luận đối với hoạt động CSR đối với các DNNN cũng cao hơn Để đáp lại những điều này, các DNNN được kỳ vọng sẽ thể hiện CSR tốt hơn
Bởi vì cổ đông lớn (tức là chính phủ) có lợi ích mạnh mẽ trong việc tăng cường phát triển xã hội và xây dựng quốc gia, các doanh nghiệp khu vực công sẽ có thể sử dụng các nguồn lực và được đối xử thuận lợi trong các quyết định phân bổ nguồn lực Do đó, họ cũng có thể có được sự hợp tác từ các thành phần khác trong khu vực công để hỗ trợ sự tham gia của CSR Theo đó, việc tự nguyện áp dụng các thực hành CSR tốt sẽ mang lại tính hợp pháp cao hơn cho các doanh nghiệp nhà nước (Ntim và Soobaroyen, 2013) Tính hợp pháp có được từ các hoạt động CSR như vậy cũng sẽ giúp họ tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên và trợ cấp thuế, đồng thời giảm thiểu các xung đột tiềm ẩn với các bên liên quan khác Thông qua việc thể hiện trách nhiệm xã hội và sự phù hợp với kỳ vọng của các cơ quan quản lý nhà nước, các DNNN được phép tiếp cận các nguồn lực quan trọng, từ đó cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan và dẫn đến nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của họ (Cordeiro và cộng sự, 2018)
Ngược lại, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nên có CSR tốt hơn so với các DNNN vì có động lực kinh tế mạnh hơn Shi và cộng sự (2009) cho rằng các DNNN ở Trung Quốc được chính phủ cấp nhiều đặc quyền bao gồm cả việc được cấp tín dụng ưu đãi, phân bổ nguồn lực.v.v dẫn đến những lợi thế cạnh tranh Ngoài ra, do chi phí cho các hoạt động CSR, các DNNN có ít động lực hơn để thực hiện các hoạt động này so với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước Do đó, các DNNN có thể thực hiện CSR kém hơn so với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước Li và Zhang (2010) và Zhang và cộng sự (2010) cho rằng áp lực cạnh tranh và giữ liên lạc với chính phủ đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước là lớn hơn, mang lại cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước động lực kinh tế mạnh mẽ hơn để thúc đẩy danh tiếng doanh nghiệp và quan hệ công chúng thông qua CSR.
Hiệu lực điều chỉnh của cơ cấu sở hữu đến tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã được thực hiện để điều tra tác động điều tiết của sở hữu Nhà nước đến tác động của CSR đến HQTC của doanh nghiệp Sử dụng dữ liệu mẫu của 6306 công ty niêm yết gây ô nhiễm nặng của Trung Quốc từ năm 2012 đến năm
2019, Ang và cộng sự (2022) đã đi đến kết luận rằng CSR có thể có tác động tích cực đến HQTC của doanh nghiệp, thêm vào đó, CSR thúc đẩy HQTC ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tốt hơn so với các doanh nghiệp nhà nước Ali và cộng sự (2019) cũng rút ra kết luận tương tự đó là mối quan hệ giữa CSR và HQTC nổi bật hơn ở các doanh nghiệp không phải là DNNN khi thực hiện nghiên cứu với mẫu các công ty niêm yết Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2015 Thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 1574 công ty niêm yết phi tài chính của Trung Quốc, Li và cộng sự (2013) đã phát hiện ra rằng các công ty hoạt động tốt hơn có nhiều khả năng tiết lộ thông tin CSR hơn và tạo ra các báo cáo CSR chất lượng cao hơn Ngoài ra, mối liên hệ giữa HQTC của doanh nghiệp và việc công bố thông tin CSR được cho là yếu hơn giữa các doanh nghiệp Nhà nước so với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ sau Pháp lệnh Ngân hàng 1990, với số lượng ngân hàng tăng từ 9 lên 76 vào năm 1996 Chính phủ đã cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước để hiện đại hóa ngành ngân hàng Tuy sở hữu Nhà nước ở các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn được duy trì để kiểm soát chính trị, ảnh hưởng đến các quyết định của ban quản trị và giám đốc điều hành, hướng đến mục tiêu xã hội ngoài lợi ích kinh tế Sở hữu Nhà nước là yếu tố điều tiết quan trọng trong nghiên cứu về tác động của CSR đến hiệu quả quản trị doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại.
THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Đặt vấn đề
Là một nước đang phát triển thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam cũng đang gặp phải các vấn đề về môi trường - xã hội và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn (Thuỷ, Anh, và Dũng, 2016) Tuy nhiên, sau khi nhận ra tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều giải pháp để cải thiện Trong số đó là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2050 (Chính phủ Việt Nam, 2012), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh ở
Trong giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển bền vững nhằm xây dựng một nền kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu Những chính sách này góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, theo Chính phủ Việt Nam (2014).
Doanh nghiệp (DN) là một trong những chủ thể quan trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội Nếu như trước đây, các chủ DN và nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận và làm thế nào để gia tăng giá trị của DN thì ngày nay, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DN cần phải quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và tham gia đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương (Thuỷ, 2019) Những nội hàm đó được gói gọn trong khái niệm được gọi là “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” hoặc “phát triển bền vững” Mặt khác, trong thời đại cách mạng 4.0, Internet đã trở thành một trong những công cụ chính cho phép các công ty công bố nhiều thông tin với chi phí ít tốn kém hơn và nhanh hơn bao giờ hết Kết quả là, các DN ngày càng quan tâm đến việc công bố thông tin có đạo đức, có trách nhiệm với các bên liên quan thông qua Internet (Wanderley, Lucian, Farache, và Milton, 2008) Từ đây cụm từ “công bố thông tin CSR” được đề cập rộng rãi
Cùng với quá trình thực hiện các hành động CSR, các DN đẩy mạnh việc công bố các thông tin liên quan đến người lao động, cộng đồng, môi trường… như là kênh truyền thông để gia tăng uy tín, giá trị thương hiệu cũng như tạo dấu ấn đối với khách hàng, cộng đồng Đặc biệt, kể từ khi thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực đánh dấu quá trình công bố thông tin CSR của DN đã có sự ràng buộc của pháp luật Các chủ đề nghiên cứu xoay quanh công bố thông tin CSR của DN có thể kể đến bao gồm: (i) Nghiên cứu thực trạng công bố thông tin CSR của các công ty niêm yết tại Việt Nam (Tâm, 2019; Thủy, 2019); (ii) Tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của công bố thông tin CSR tới HQTC
DN (Hằng, 2019); (iii) Nghiên cứu về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin CSR của các DN niêm yết (Hùng, Diệp, Dung, và Chung, 2018)
NHTM đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trung gian tài chính, cung cấp vốn cho nền kinh tế và kết nối doanh nghiệp với thị trường Do tầm quan trọng này, các NHTM thường được tập trung nghiên cứu trong các công trình riêng biệt.
“nghiên cứu về CSR không mới trên thế giới và cũng đã có một số nghiên cứu chuyên sâu về CSR của ngân hàng, song đây vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam đặc biệt là nghiên cứu về CSR của ngân hàng hầu như chưa có” Nhưng chỉ trong 5 năm trở lại đây CSR của ngân hàng đã được nhiều học giả quan tâm tìm hiểu, những chủ đề nghiên cứu có thể kể đến là: (i) Ảnh hưởng của hoạt động CSR lên danh tiếng, niềm tin, lòng trung thành, sự hài lòng của khách hàng hay sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong ngành ngân hàng (Khách, 2017; Thảo và Hồ, 2015; Thảo, Anh, và An, 2019); (ii) Mối quan hệ giữa CSR, giá trị thương hiệu và HQTC (Hương và Thuận, 2019a, 2019b; Yến, 2016); (iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của ngân hàng (Nga, 2017); (iv) Nghiên cứu đa khía cạnh (cổ đông, nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường) về trách nhiệm xã hội của NHTM cổ phần (Hương và Thuận, 2017)
Như vậy có thể thấy các nội dung nghiên cứu về CSR của ngân hàng đã rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, một nghiên cứu về thực trạng mức độ công bố thông tin CSR của các NHTM với các nội dung sau chưa được tìm thấy: (i) CSR của ngân hàng được đo lường bằng phương pháp phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - phương pháp phân tích nội dung; (ii) Các chỉ tiêu để đo lường các thành phần CSR của NHTM được thiết kế trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện và báo cáo CSR không những của Việt Nam mà còn cả quốc tế; (iii) Thời gian nghiên cứu là từ 2012 đến 2019 để có một sự so sánh về mức độ công bố thông tin CSR của các ngân hàng cả trước và sau khi có quy định của pháp luật về công bố thông tin CSR (năm 2016)
Chương này nhằm mục tiêu lấp đầy các khoảng trống vừa được chỉ ra, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin CSR của các NHTM Việt Nam.
Mô tả về các ngân hàng thương mại Việt Nam trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với các ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó các ngân hàng Liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài được loại bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu Danh sách được liệt kê gồm 35 ngân hàng Báo cáo thường niên (BCTN), báo cáo tài chính (BCTC) của các NHTM được tìm kiếm và tải về từ website của ngân hàng hoặc từ
“https://finance.vietstock.vn” Kết quả tìm kiếm cho thấy có 6 NHTM không công bố hoặc công bố không đầy đủ BCTN, BCTC trong thời gian nghiên cứu (2012-2019) đó là Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng, NHTM cổ phần Đông Á, NHTM cổ phần Việt Nam Thương Tín và NHTM cổ phần Đại Chúng Việt Nam Vì các thông tin, số liệu cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu không thể thu thập với các NHTM không công bố BCTC, BCTN nên 6 ngân hàng trên bị loạt khỏi mẫu nghiên cứu Mẫu cuối cùng gồm 29 NHTM (Xem phụ lục 1), trong số đó có 28 NHTM cổ phần bao gồm 15 niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), 02 niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 05 chưa niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán (OTC) và 06 là các ngân hàng đại chúng không niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán (UPCOM) Còn lại là 01 NHTM 100% vốn Nhà nước là Agribank Do đó mẫu tổng thể gồm 232 quan sát 29 NHTM trong mẫu nghiên cứu chiếm 83% 12 tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng, do đó mẫu nghiên cứu có tính đại diện cho các NHTM tại Việt Nam
Bảng 7.1: Danh sách các NHTM trong nghiên cứu
Tên viết tắt Tên đầy đủ
ABB UPCOM ABBank NHTM cổ phần An Bình
ACB HOSE ACB NHTM cổ phần Á Châu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
BAB OTC Bac A Bank NHTM cổ phần Bắc Á
Bank OTC Baoviet Bank NHTM cổ phần Bảo Việt
BID HOSE BIDV NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam BVB UPCOM Vietcapital NHTM cổ phần Bản Việt
EIB HOSE Eximbank NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu
HDB HOSE HDBank NHTM cổ phần Phát triển Tp Hồ Chí Minh KLB UPCOM Kienlongbank NHTM cổ phần Kiên Long
LPB HOSE Lienvietpostbank NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt
MBB HOSE MB NHTM cổ phần Quân Đội
MSB HOSE MSB NHTM cổ phần Hàng Hải
NAB UPCOM Nam A Bank NHTM cổ phần Nam Á
NVB/NCB HNX NCB NHTM cổ phần Quốc dân
OCB HOSE OCB NHTM cổ phần Phương Đông
Các dữ liệu tính toán được tác giả sử dụng để đánh giá được trích xuất từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tham gia nghiên cứu và báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2019.
Tên viết tắt Tên đầy đủ
PGB UPCOM PGB NHTM cổ phần Xăng dầu Petrolimex
STB HOSE Sacombank NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín
SCB OTC SCB NHTM cổ phần Sài Gòn
SSB OTC Seabank NHTM cổ phần Đông Nam Á
SGB UPCOM SAIGONBANK NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương
SHB HNX SAHABANK NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
TCB HOSE Techcombank NHTM cổ phần Kỹ thương
TPB HOSE TPBank NHTM cổ phần Tiên Phong
VIB HOSE VIB NHTM cổ phần Quốc tế
VietABank OTC VietABank NHTM cổ phần Việt Á
VCB HOSE Vietcombank NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam
CỘNG SỰ HOSE Vietinbank NHTM cổ phần Công thương Việt Nam
VPB HOSE VPBank NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Nguồn: NHNN và tổng hợp từ https://finance.vietstock.vn Thời gian nghiên cứu là từ 2012 đến 2019 Có những lí do sau để các tác giả lựa chọn phạm vi thời gian này Thứ nhất, 2012 là năm bắt đầu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 Thứ hai, thời gian nghiên cứu đủ dài là để đánh giá được mức độ chi tiêu, công bố thông tin CSR của các NHTM cả trước và sau khi có quy định bắt buộc của pháp luật về công bố thông tin CSR, bắt đầu từ năm 2016 Thứ ba, do hồi quy bằng phương pháp GMM yêu cầu số lượng quan sát đủ lớn trong khi số lượng các NHTM đáp ứng yêu cầu số liệu phục vụ cho phân tích chỉ có 29, vì vậy để tăng số lượng quan sát thì cần thiết phải tăng phạm vi thời gian thu thập số liệu Thứ tư, thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu chỉ dừng lại ở năm 2019 mà không cập nhật số liệu của các năm 2020 và 2021 là do giai đoạn 2012-2019 có những đặc điểm tương đồng về kinh tế vĩ mô Thêm vào đó, giai đoạn 2020-2021 xảy ra dịch bệnh Covid 19 với những diễn biến kinh tế - xã hội chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dẫn đến những thay đổi trong tình hình kinh doanh của các NHTM.
Phương pháp đo lường trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại
Có 4 phương pháp để đo lường CSR gồm (i) Sử dụng bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng (một chiều hoặc đa chiều); (ii) Phân tích nội dung các ấn phẩm; (iii) Khảo sát dựa trên bảng hỏi; (iv) Sử dụng dữ liệu tiền tệ (Galant và Cadez, 2017)
Do gần như không có công ty nào được xếp hạng bởi các tổ chức xếp hạng độc lập, nên phương pháp thứ nhất là không khả thi để sử dụng ở Việt Nam (Lưu Thị Thái Tâm, 2019).
- Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi đã được nhiều các học giả sử dụng khi nghiên cứu về CSR của ngân hàng (Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ, 2015; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Phan Thị Hằng Nga, 2017; Vũ Quốc Khánh, 2017; Lê Thị Tâm và cộng sự, 2019; Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự, 2019; Lê Phước Hương, 2020) Ưu điểm của phương pháp này là tính linh hoạt cho người nghiên cứu nhưng lại tồn tại tính chủ quan, lỗi đo lường, không phản hồi
- Phương pháp đo lường CSR bằng cách sử dụng dữ liệu tiền tệ chưa được tìm thấy trong các nghiên cứu về CSR của các ngân hàng Việt Nam Phương pháp này có ưu điểm vì chúng có sẵn, dễ dàng có được, không tốn kém do được lấy trực tiếp từ báo cáo tài chính hay báo cáo thường niên, không phải qua quá trình thu thập, xử lý và có thể so sánh được giữa các công ty Tuy nhiên, vấn đề lại là tính không hợp lệ về mặt lý thuyết vì khái niệm CSR là đa chiều (Carroll, 2016) Vì vậy sử dụng dữ liệu tiền tệ để đại diện cho các thành phần của CSR sẽ không phản ánh đầy đủ quá trình thực hiện và công bố thông tin CSR của ngân hàng
- Cuối cùng, phương pháp tích nội dung cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu về CSR của ngân hàng ở Việt Nam Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận (2017a), Nguyễn Bích Ngọc (2018), Trần Quốc Thịnh và cộng sự (2021) đã sử dụng phương pháp này để đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của các NHTM cổ phần Phương pháp phân tích nội dung có ưu điểm chính là mang lại tính linh hoạt cho người nghiên cứu Nhà nghiên cứu có thể chỉ định các thành phần CSR quan tâm, thu thập dữ liệu theo các thành phần đó và mã hóa dữ liệu bằng số để sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại các điểm yếu như tính chủ quan, chỉ nắm bắt những gì công ty đã làm - điều này có thể khác với hoạt động thực tế của họ Ngoài ra, điều kiện bắt buộc để thực hiện được phương pháp này là các công ty phải tiến hành công bố các thông tin CSR Việt Nam cũng có các quy định, hướng dẫn thực hiện và công bố thông tin CSR của riêng mình Năm 2013, từ ISO 26000, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia “Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội”, ký hiệu là TCVN ISO 26000:2013 (TCVN, 2013) Tiếp đó, năm 2015, Bộ tài chính ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC, theo đó từ ngày 01/01/2016 các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán phải công bố thông tin về phát triển bền vững liên quan đến môi trường và xã hội (Bộ Tài Chính, 2015) Đây là mốc thời gian quan trọng, đánh dấu hoạt động CSR đã có sự quy định của pháp luật, việc thực hiện CSR ở một mức độ nào đó đã mang tính hệ thống, không còn “mạnh ai nấy làm” DN niêm yết có thể lập riêng báo cáo CSR (báo cáo phát triển bền vững) hoặc trình bày tích hợp trong BCTN Nội dung DN báo cáo xoay quanh 3 chủ điểm là Môi trường (Quản lý nguồn nguyên liệu; Tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước; Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường); Người lao động và Cộng đồng Những thông tin này có thể coi như công bố CSR của DN Thêm vào đó, Việt Nam cũng xây dựng nhiều hướng dẫn cho DN thực hiện và công bố thông tin CSR, ví dụ như Bộ nguyên tắc quản trị công ty (VCGC, 2019), Bộ chỉ số phát triển bền vững (CSI) (VBCSD, 2020)
Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận tài chính và cách tiếp cận công bố thông tin để xây dựng hai thước đo về CSR riêng biệt, bao gồm định lượng và định tính Quy trình thực hiện nghiên cứu được thể hiện trong Hình 3.1.
Hình 7.1: Khung đo lường CSR của ngân hàng thương mại
Nguồn: Ehsan và cộng sự (2018) Nghiên cứu này sử dụng hai cách tiếp cận để thiết lập hai thước đo riêng biệt về CSR của các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm định lượng (sử dụng dữ liệu tiền tệ) và định tính (phân tích nội dung), cụ thể như sau:
7.3.1 Sử dụng dữ liệu tiền tệ
Cách tiếp cận đầu tiên được sử dụng để đo lường CSR là cách tiếp cận tài chính Cụ thể đó là sử dụng dữ liệu tiền tệ của các ngân hàng (tính bằng triệu VND) cho ba khía cạnh của CSR (bao gồm chi tiêu cho người lao động, chi tiêu cho cộng đồng và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp trong năm) Việc lựa chọn ba thứ nguyên này xuất phát từ lý thuyết Các bên liên quan Theo Freeman (1984), một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu có khả năng đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan - những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty Người lao động, cộng đồng và chính phủ là những bên liên quan quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty Một nguyên nhân khác là do sự hạn chế của dữ liệu trong báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Sau khi thu thập dữ liệu về từng khía cạnh của CSR, tổng chi tiêu CSR Đo lường CSR của NHTM
Cách tiếp cận đa phương pháp Đo lường định tính
Cách tiếp cận chỉ số Phân tích nội dung
Tần suất công bố thông tin (Có – Không)
Chỉ số CSRD dựa trên 3 chỉ số CSR thành phần
CSRE = Logarit (Tổng chi tiêu CSR)
Tính toán tổng chi tiêu CSR của NHTM
Dữ liệu tiền tệ về các thành phần chi tiêu CSR của NHTM Cách tiếp cận tài chính Đo lường định lượng của ngân hàng được tính bằng tổng số tiền đã chi tiêu cho cả ba khía cạnh Cuối cùng, CSRE được tính bằng cách lấy logarit tổng chi tiêu CSR
7.3.2 Phân tích nội dung Để đo lường CSRD theo phương pháp phân tích nội dung, quy trình sau đây đã được thực hiện:
Bước 1: Xây dựng các chỉ tiêu đo lường các thành phần CSR của ngân hàng Để đo lường CSR bằng phương pháp phân tích nội dung, một bảng các tiêu chí cần được thiết kế dựa trên các quy định, hướng dẫn, nghiên cứu đi trước Ví dụ, Taşkın (2015) đã thiết kế các tiêu chí để đo lường CSR của các NHTM tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào GRI4 Matuszak và Różańska (2017) thiết kế các chỉ tiêu để đo lường CSR của ngân hàng
Ba Lan dựa vào GRI Standards và nghiờn cứu đi trước của Kiliỗ và cộng sự (2015) Cỏc tiêu chí đo lường CSR của các công ty niêm yết Việt Nam trong nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh (2018) được lựa chọn từ hướng dẫn GRI4 kết hợp với nghiên cứu của Amran (2015) Tương tự với đối tượng nghiên cứu là các công ty niêm yết, Hà Hà Thị Thuỷ (2019) thiết kế các tiêu chí đo lường CSR dựa vào thông tư 155/2015/TT-BTC và GRI4 Để đánh giá thực trạng CSR của NHTM Việt Nam, Lê Phước Hương (2020) đã tham khảo các nghiên cứu đi trước gồm Bravo và cộng sự (2012), Castelo và Lima (2006), Maignan và Ralston (2002) để xây dựng chỉ tiêu đo lường CSR của các NHTM cổ phần CSR được chia thành 5 khía cạnh là khách hàng, cộng đồng, nhân viên, cổ đông và môi trường Để đạt được mục tiêu là các tiêu chí đo lường CSR mang tính đặc thù của ngành ngân hàng, phù hợp với một nước đang phát triển như Việt Nam, trong nghiên cứu này, các tiêu chí để đo lường CSR của ngân hàng được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo thông tư 155/2015/TT-BTC, GRI Standards, CSI và các nghiên cứu đi trước (Matuszak và Różańska, 2019; Szegedi và cộng sự, 2020) Lý do của sự lựa chọn đó là vì hiện nay các NHTM lập và công bố báo cáo phát triển bền vững theo quy định của thông tư 155/2015/TT-BTC, do đó các tiêu chí đo lường CSR cần bám sát với những nội dung này GRI không những được các DN vận dụng để lập báo cáo CSR như một cách thức để hội nhập với quốc tế mà còn được các học giả tham khảo để thiết kế các chỉ tiêu đo lường CSR (Taşkın, 2015; Matuszak và Różańska, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Hà Thị Thuỷ, 2019) Nghiên cứu này cũng không là ngoại lệ GRI Standards là phiên bản mới nhất hiện đang được các DN vận dụng để lập báo cáo phát triển bền vững CSI là hướng dẫn cho DN Việt Nam thực hiện và công bố thông tin CSR CSI đã được nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do quan trọng mà Việt Nam đã ký kết gần đây, cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững và kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào CSI 2020 Gắn với CSI là chương trình đánh giá, xếp hạng và công bố các DN bền vững Việc được bình chọn trong danh sách “DN bền vững” hàng năm theo CSI là một danh hiệu đáng tự hào, là sự ghi nhận của Chính phủ, các Bộ, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, xã hội về các hoạt động của những DN tiên phong có những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển bền vững của cộng đồng DN Việt Nam (VBCSD, 2020) Szegedi và cộng sự (2020) thực hiện nghiên cứu về CSR của các ngân hàng Pakistan Đây là nước đang phát triển như Việt Nam Do đó, tham khảo tài liệu này và CSI để thiết kế chỉ tiêu đo lường CSR của ngân hàng là cần thiết
Ngoài ra, các hoạt động có trách nhiệm với môi trường trong ngành ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với những ngành nghề khác Do đó cần thiết tìm kiếm các quy định, hướng dẫn riêng cho ngành ngân hàng Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án Phát triển Ngân hàng Xanh tại Việt Nam là văn bản hướng dẫn mang tính định hướng cho các hoạt động có trách nhiệm với môi trường của ngân hàng thương mại Các hoạt động được khuyến nghị triển khai bao gồm cả bên trong và bên ngoài ngân hàng Bên trong mỗi NHTM, từng bước chuyển đổi các quy trình quản trị nội bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin theo hướng hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường Cung cấp các dịch vụ tín dụng và thanh toán trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường Chủ động xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh hướng tới thực hiện các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước, giấy in, điện, nhiên liệu.v.v tại từng chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống của ngân hàng Không dừng lại ở đó, các ngân hàng cần kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, xây dựng chính sách tín dụng xanh, tổ chức các khóa đào tạo để tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tổ chức sự kiện và tuyên truyền cho khách về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh, giới thiệu các sản phẩm thân thiện hoặc không gây tác động xấu đến môi trường.v.v
Để đảm bảo độ tin cậy của chỉ số, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tiến hành khảo sát thử nghiệm và phát hiện họ thường công bố các giải thưởng trong Báo cáo thường niên (BCTN), bao gồm cả giải thưởng liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) Dựa trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu như Matuszak và Różańskaa (2019), Szegedi và cộng sự (2020) cũng đưa các nội dung này vào tiêu chí đo lường CSR Do đó, phiếu thu thập minh chứng và chấm điểm CSR của NHTM đã được bổ sung thêm các chỉ số này, chi tiết được trình bày trong Bảng 3.2 Các chỉ số được chia thành hai loại: định tính (ĐT) và định lượng (ĐL) Các chỉ số định tính được lấy từ BCTN, còn các chỉ số định lượng là số liệu được công bố trong Báo cáo tài chính (BCTC) và BCTN.
Bảng 7.2: Các tiêu chí đo lường công bố thông tin CSR của ngân hàng thương mại
Nội dung các tiêu chí Mã hoá Phân loại
Nguồn tham khảo để hình thành tiêu chí Trách nhiệm với môi trường ENVD
Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với môi trường
⑤ ⑥ Tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính
Triển khai hệ thống văn phòng điện tử; Ứng dụng công nghệ trong hoạt động nội bộ của ngân hàng
Chuyển đổi các hoạt động kinh doanh sang mô hình ngân hàng số liên quan các sản phẩm phục vụ khách hàng
Chính sách tín dụng xanh trong hoạt động tín dụng
Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng
Nội dung các tiêu chí Mã hoá Phân loại
Nguồn tham khảo để hình thành tiêu chí
Tuyên truyền, tập huấn cho người lao động về môi trường
Tuyên truyền, tập huấn cho cộng đồng về môi trường
Tuân thủ pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường
Có các giải thưởng (vinh danh) liên quan môi trường
Trách nhiệm với người lao động EMPD
Có các chính sách, hoạt động liên quan đến tuyển dụng nhân sự
Có các chính sách, hoạt động liên quan đánh giá năng lực, thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động
Có các chính sách, hoạt động liên quan tiền lương (thu nhập) của người lao động
Công bố lương, các khoản trích theo lương, các khoản thu nhập khác trong năm
Công bố số lượng lao động và mức lương
(thu nhập) bình quân năm (tháng) / nhân viên
Có các chính sách, hoạt động để chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động
Có các chế độ phúc lợi, khen thưởng cho người lao động
Công bố tổng quỹ phúc lợi khen thưởng của năm
Nội dung các tiêu chí Mã hoá Phân loại
Nguồn tham khảo để hình thành tiêu chí
Có các chính sách, hoạt động để đào tạo, phát triển nhân viên
Công bố số giờ, chương trình, số lượt, tỷ lệ đào tạo cho nhân viên, số kinh phí cho hoạt động đào tạo
Có các chính sách, hoạt động liên quan bình đẳng giới; Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Lao động trẻ em
Có các chính sách, hoạt động liên quan đến người thân của người lao động
Xây dựng văn hoá DN; Thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ ngân hàng
Có các giải thưởng về người lao động, môi trường làm việc
Trách nhiệm với cộng đồng COMD Đối tượng chính sách (cựu chiến binh, bà mẹ
Việt Nam anh hùng, trẻ khuyết tật, mồ côi…)
Từ thiện, nhân đạo, người nghèo Com 2 ĐT BCTN ① ④ ⑥
Thiên tai Com 3 ĐT BCTN ① ④ ⑥
Giáo dục Com 4 ĐT BCTN ① ④ ⑥
Khác (thể thao, cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số, từ thiện ở nước ngoài…)
Công bố tổng số tiền đóng góp từ thiện và các hoạt động cộng đồng trong năm
Có giải thưởng (danh hiệu) vì cộng đồng,
CSR, phát triển bền vững
Nội dung các tiêu chí Mã hoá Phân loại
Nguồn tham khảo để hình thành tiêu chí
Xây dựng báo cáo bền vững hiện nay đang được quan tâm với động lực là các quy định pháp lý (①) và các chuẩn mực quốc tế (②) Báo cáo bền vững là một phần quan trọng giúp các tổ chức nâng cao vị thế cạnh tranh (③) Doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của báo cáo bền vững, các thành phần chính và lợi ích của nó (④, ⑤) Sau khi hiểu rõ, các tổ chức có thể áp dụng vào thực tiễn thông qua Đề án phát triển ngân hàng xanh (⑤) Trong quá trình xây dựng báo cáo, tổ chức có thể tham khảo chuyên gia hoặc tổ chức kiểm toán để đảm bảo tính khách quan và xác thực (⑥).
Nguồn: Đề xuất của các tác giả
Bước 2: Mã hoá thông tin và chấm điểm
Hệ thống các tiêu chí tại bảng 3.2 hình thành nên “phiếu thu thập minh chứng và chấm điểm CSR theo ngân hàng” (sau đây gọi tắt là “phiếu chấm”) Mỗi ngân hàng tương ứng với một năm sẽ được thu thập minh chứng và chấm điểm trên một phiếu chấm Phiếu chấm được thiết kế gồm 3 cột lần lượt là “Nội dung tiêu chí”, “Minh chứng, “Điểm” Minh chứng là các từ, cụm từ, câu, đoạn văn, số liệu, hình ảnh liên quan đến tiêu chí Minh chứng sẽ được lấp đầy vào phiếu chấm theo 2 cách: (1) Đối với những file PDF cho phép sao chép nội dung thông qua phần mềm Microsoft Edge, tác giả sẽ sao chép các thông tin liên quan và dán sang phiếu chấm; (2) Trong trường hợp các file dữ liệu dưới dạng Scan (không cho phép sao chép) thì tác giả sẽ dùng công cụ lưu hình ảnh (Snipping Tool), sau đó dán hình ảnh các nội dung liên quan vào phiếu chấm Những chỉ tiêu không có minh chứng sẽ được bỏ trống (xem ví dụ minh hoạc bảng 6.2)
Bảng 7.3: Ví dụ minh hoạ phiếu thu thập thông tin và chấm điểm công bố thông tin
CSR của ngân hàng BIDV năm 2018 Chủ đề Nội dung (từ, cụm từ, câu, đoạn văn)
Xuất hiện trong BCTN Điểm
I Trách nhiệm với môi trường
1 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với môi trường
Thực trạng công bố thông tin và chi tiêu trách nhiệm xã hội các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2019
thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2019
7.4.1 Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội
Biểu đồ 7.2 cung cấp cái nhìn tổng quát về mức độ công bố thông tin CSR của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012-2019 Trong cả giai đoạn nghiên cứu, mức độ công bố thông tin CSR biến động theo xu hướng tăng cho thấy các NHTM Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện và công bố thông tin CSR với các bên liên quan
Biểu đồ 7.2: Thực trạng công bố thông tin CSR của các NHTM Việt Nam
Nguồn: Tác giả tính toán từ Phiếu thu thập thông tin và chấm điểm CSR ngân hàng
Mức độ công bố thông tin CSR của các NHTM đã có sự cải thiện rõ rệt từ sau năm
Năm 2016, việc Nhà nước ban hành quy định bắt buộc công khai thông tin CSR và phát triển bền vững đã phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội, khuyến khích các hoạt động CSR và thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong kinh doanh.
DN nói chung, ngân hàng nói riêng Nhìn ở góc độ khác, tỷ lệ thay đổi mức độ công bố thông tin CSR giữa giai đoạn 2016-2019 và 2012-2015 không quá lớn (khoảng trên 10%) cho thấy các NHTM Việt Nam đã sớm thực hiện việc công bố thông tin CSR ngay cả khi chưa có quy định của pháp luật Điều này cho thấy ngành ngân hàng rất chú trọng đến việc
CSRDENVDEMPDCOMD thực hiện và công bố thông tin về các hoạt động có trách nhiệm với cộng đồng, người lao động và môi trường Trong ba chỉ số CSR thành phần, chỉ số trách nhiệm với nhân viên (EMPD) có điểm số cao nhất Tiếp theo là chỉ số trách nhiệm với cộng đồng (COMD), ngược lại thấp nhất là chỉ số trách nhiệm với môi trường (ENVD) Cụ thể như sau:
7.4.1.1 Trách nhiệm đối với người lao động
Hoạt động ngân hàng, khác với các hoạt động kinh doanh khác, sản phẩm mang tính dịch vụ, gắn liền với phân phối và sử dụng vốn, tư vấn tài chính Hoạt động phụ thuộc nhiều vào lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng Cũng bởi quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng cho nên đội ngũ nhân viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc “bán hàng”, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng Chính vì vậy các NHTM luôn có những chính sách và hành động thể hiện trách nhiệm với người lao động Đây là thành phần có điểm số cao nhất trong 3 thành phần cấu thành nên CSR của ngân hàng Cũng bởi sự quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng nên việc thực hiện các chính sách, hành động liên quan đến nguồn nhân lực và công bố các thông tin liên quan không có sự khác biệt quá nhiều giữa hai giai đoạn 2012-2015 và 2016-2019 Sở dĩ có sự phân chia thời gian nghiên cứu thành hai giai đoạn như vậy nhằm đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm của NHTM với người lao động trước và sau khi có quy định bắt buộc của pháp luật về công bố thông tin CSR, bắt đầu từ năm 2016 Trong các tiêu chí đo lường CSR của ngân hàng đối với người lao động, các NHTM Việt Nam đã thực hiện rất tốt các nội dung liên quan đến tuyển dụng, đánh giá năng lực, phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên (Emp 1 và 2) Ngoài tiền lương và các khoản trích theo lương (Emp 3 và 4), ngân hàng là một trong số ít cách ngành nghề rất quan tâm đến chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhân viên Gần 100% các NHTM thực hiện và công bố đầy đủ thông tin liên quan đến thu nhập bình quân năm (tháng)/nhân viên (Emp 5) hay công khai các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng (Emp 7) Các chính sách, hoạt động để chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho người lao động (Emp 6) không ngừng tăng trong giai đoạn nghiên cứu, năm sau cao hơn năm trước Những năm 2012, tỷ lệ ngân hàng có công bố chính sách chăm lo sức khoẻ cho người lao động chỉ khoảng 50%, nhưng đến những năm 2019 đã tăng lên khoảng trên 80% Một trong những điểm sáng khác trong chuỗi các chính sách, hoạt động liên quan đến người lao động là đào tạo (Emp 9 và 10) Hàng năm các NHTM đều dành một khoản kinh phí nhất định để tiến hành đào tạo cho đội ngũ nhân viên, công bố đầy đủ các chương trình đào tạo, số giờ, số lượt, tỷ lệ đào tạo
Các ngân hàng thương mại không chỉ chú trọng chăm sóc bản thân người lao động mà còn mở rộng quan tâm đến người thân của nhân viên thông qua các hoạt động như bảo hiểm sức khỏe, thăm hỏi hiếu hỉ, tặng quà, học bổng cho con em đạt thành tích học tập tốt, tổ chức vui chơi nhân ngày Trung thu, Ngày quốc tế thiếu nhi, Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, dân chủ thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bảng 7.5: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm với người lao động theo tiêu chí Đơn vị tính: %
Emp 1 75,0 75,0 85,7 89,3 89,3 78,6 89,3 89,3 81,3 86,6 83,9 Emp 2 82,1 85,7 85,7 85,7 92,9 82,1 89,3 85,7 84,8 87,5 86,2 Emp 3 82,1 85,2 85,7 96,4 96,4 92,9 100,0 96,4 87,4 96,4 91,9 Emp 4 71,4 82,1 82,1 85,7 100,0 96,4 96,4 96,4 80,4 97,3 88,8 Emp 5 75,0 82,1 82,1 89,3 100,0 100,0 96,4 96,4 82,1 98,2 90,2 Emp 6 60,7 46,4 42,9 57,1 67,9 82,1 89,3 85,7 51,8 81,3 66,5 Emp 7 82,1 75,0 82,1 92,9 96,4 96,4 100,0 100,0 83,0 98,2 90,6 Emp 8 35,7 51,9 71,4 71,4 89,3 89,3 89,3 89,3 57,6 89,3 73,5 Emp 9 85,7 85,7 89,3 96,4 92,9 92,9 100,0 96,4 89,3 95,5 92,4 Emp 10 75,0 64,3 64,3 64,3 78,6 82,1 85,7 78,6 67,0 81,3 74,1 Emp 11 3,6 3,6 7,1 14,3 17,9 14,3 17,9 17,9 7,1 17,0 12,1 Emp 12 14,3 21,4 25,0 33,3 35,7 28,6 32,1 32,1 23,5 32,1 27,8 Emp 13 46,4 50,0 39,3 59,3 64,3 57,1 60,7 53,6 48,7 58,9 53,8 Emp 14 3,6 10,7 14,3 14,3 17,9 21,4 39,3 32,1 10,7 27,7 19,2
Nguồn: Tác giả tính toán từ Phiếu thu thập thông tin và chấm điểm CSR ngân hàng
Chỉ tiêu có tỷ lệ công bố thông tin thấp nhất là Emp 11 Chỉ một vài NHTM công bố thông tin liên quan đến bình đẳng giới, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, lao động trẻ em Đây cũng là các ngân hàng thực hiện lập báo cáo theo hướng dẫn GRI (trước 2016 là phiên bản GRI G4, còn hiện nay là GRI Standards) bao gồm BIDV, HDBank, Sacombank Cuối cùng, chỉ tiêu thể hiện sự ghi nhận từ cộng động, xã hội về những hoạt động của NHTM nhằm phát triển nguồn nhân lực đó là các giải thưởng mà ngân hàng đạt được liên quan đến người lao động hoặc môi trường làm việc (Emp 14) Với tỷ lệ kiêm tốn là 3,4% ngân hàng có công bố thông tin về các giải thưởng này năm 2012 thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã là 39,3% cho thấy các chính sách, hoạt động của NHTM đối với người lao động không chỉ được bản thân người lao động trong chính ngân hàng đó thừa nhận mà còn được ghi nhận từ cộng đồng bên ngoài
7.4.1.2 Trách nhiệm đối với cộng đồng
Các hành động có trách nhiệm với cộng đồng luôn là điểm sáng nổi bật của ngành ngân hàng trong những năm qua Minh chứng cho điều đó thể hiện tại bảng 4.2 Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giai đoạn 2012-2015 và 2016-2019 về mức độ công bố thông tin trách nhiệm với cộng đồng Nếu như các chỉ tiêu từ Com 3 đến Com 7 có mức độ công bố thông tin tăng thì Com 2 và Com 8 lại giảm, Com 1 giữ nguyên Tuy nhiên mức độ thay đổi không đáng kể, các chỉ tiêu đều có tỷ lệ tăng (giảm) dưới 10%, ngoại trừ Com 3 tăng 17% Các hoạt động có trách nhiệm với cộng đồng được phân loại theo các lĩnh vực như
Y tế (Com 5); Giáo dục (Com 4); Từ thiện đối với người nghèo (Com 2); Đối tượng chính sách như cựu chiến binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ khuyết tật, mồ côi…(Com 1); Thiên tai (Com 3); và các hoạt động khác như thể thao, cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số, từ thiện ở nước ngoài…(Com 6) Trong các lĩnh vực được nêu ở trên, các NHTM Việt Nam đã thực hiện hỗ trợ nhiều nhất cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo cho người nghèo (tỷ lệ công bố thông tin trung bình giai đoạn 2012-2019 là 83%) Tiếp đến là lĩnh vực giáo dục
Một chỉ tiêu định lượng duy nhất được dùng đo lường trách nhiệm đối với cộng đồng của các NHTM là số tiền đóng góp cho hoạt động cộng đồng trong năm (Com 7) Tính trung bình giai đoạn 2012-2019, khoảng 50% các NHTM có công bố số tiền đóng góp cho cộng đồng Các ngân hàng còn lại chỉ liệt kê các hành động đã thực hiện, bên cạnh đó là các hình ảnh minh hoạ Cuối cùng, tỷ lệ các NHTM công bố thông tin đạt được các giải thưởng hoặc danh hiệu vì cộng cộng, CSR, phát triển bền vững cũng khá cao, cao nhất vào năm 2016 (53,6%) So sánh về tỷ lệ công bố thông tin các giải thưởng, danh diệu mà các NHTM Việt Nam đã nhận được theo ba thành phần (Môi trường, Người lao động, Cộng đồng) thì thành phần Cộng đồng có tỷ lệ công bố giải thưởng, danh hiệu cao nhất
Bảng 7.6: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm với cộng đồng theo tiêu chí Đơn vị tính: %
Com 1 75,0 60,7 60,7 57,1 60,7 60,7 64,3 67,9 63,4 63,4 63,4 Com 2 92,9 82,1 82,1 82,1 82,1 78,6 78,6 85,7 84,8 81,3 83,0 Com 3 28,6 60,7 35,7 32,1 67,9 60,7 46,4 50,0 39,3 56,3 47,8 Com 4 82,1 71,4 85,7 63,0 82,1 71,4 89,3 85,7 75,6 82,1 78,8 Com 5 64,3 57,1 71,4 60,7 75,0 71,4 81,5 64,3 63,4 73,0 68,2 Com 6 78,6 75,0 78,6 78,6 78,6 75,0 75,0 75,0 77,7 75,9 76,8 Com 7 46,4 42,9 50,0 35,7 50,0 39,3 57,1 60,7 43,8 51,8 47,8 Com 8 25,0 32,1 50,0 57,1 53,6 32,1 32,1 32,1 41,1 37,5 39,3
Nguồn: Tác giả tính toán từ Phiếu thu thập thông tin và chấm điểm CSR ngân hàng 7.4.1.3 Trách nhiệm đối với môi trường
Khác với trách nhiệm với người lao động và cộng đồng, trách nhiệm về môi trường của ngành ngân hàng đã tăng đáng kể sau khi có quy định pháp luật Từ mức công bố thông tin về môi trường chỉ khoảng 21% trong giai đoạn 2012-2015, đến giai đoạn 2016-2019 đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 39% Nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng.
Bảng 7.7: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm với môi trường theo tiêu chí Đơn vị tính: %
Env 1 10,7 14,3 10,7 17,9 17,9 25,0 32,1 42,9 13,4 29,5 21,4 Env 2 3,6 7,1 7,1 14,3 17,9 25,0 28,6 28,6 8,0 25,0 16,5 Env 3 51,9 39,3 53,6 57,1 67,9 71,4 64,3 75,0 50,5 69,6 60,1 Env 4 57,1 53,6 67,9 78,6 75,0 85,7 82,1 78,6 64,3 80,4 72,3 Env 5 10,7 10,7 17,9 21,4 32,1 35,7 40,7 50,0 15,2 39,6 27,4 Env 6 3,6 7,1 7,4 17,9 25,9 28,6 39,3 39,3 9,0 33,3 21,1 Env 7 7,1 7,1 3,6 14,3 21,4 28,6 32,1 39,3 8,0 30,4 19,2 Env 8 7,4 0,0 14,8 10,7 10,7 17,9 17,9 28,6 8,2 18,8 13,5 Env 9 35,7 21,4 25,0 39,3 46,4 50,0 60,7 60,7 30,4 54,5 42,4 Env 10 0,0 7,1 3,6 3,6 10,7 3,6 7,1 14,3 3,6 8,9 6,3
Nguồn: Tác giả tính toán từ Phiếu thu thập thông tin và chấm điểm CSR ngân hàng
Trong các tiêu chí đo lường trách nhiệm của ngân hàng đối với môi trường, hai tiêu chí có mức độ công bố thông tin lớn nhất là Env 3 và 4 Thông qua triển khai hệ thống văn phòng điện tử, ứng dụng công nghệ trong hoạt động nội bộ (Env 3) và chuyển đổi các hoạt động kinh doanh sang mô hình ngân hàng số (Env 4) sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm tài nguyên, chi phí và bảo vệ môi trường Một mặt khi công tác tự động hóa trong hoạt động nội bộ được đẩy mạnh sẽ giúp ngân hàng tiết giảm được thời gian, chi phí xử lý và vận hành, từ đó tăng hiệu quả hoạt động và hạn chế được rủi ro Mặt khác, khi số lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, thẻ ngân hàng… sẽ góp phần không nhỏ giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ, giảm thời gian và công sức đi lại, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên tiêu tốn qua hoạt động của ngân hàng Trên thực tế, các ngân hàng đều triển khai các nghiệp vụ ngân hàng điện tử để đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ phát triển các sản phẩm khác (huy động vốn, cho vay…) và gia tăng nguồn thu cho ngân hàng thông qua phí dịch vụ, tuy nhiên tỷ lệ công bố thông tin chỉ tiêu Env 4 chỉ khoảng 64% (2012-2015) hay 80% (2016-2019) là do một số NHTM không công bố BCTN hoặc có công bố BCTN nhưng không đề cập đến nội dung này
Chỉ tiêu có tỷ lệ công bố thông tin cao thứ ba là Env 9 Trong khi rất nhiều NHTM lập báo cáo phát triển bền vững có nội dung chi tiết về phần môi trường thì các hoạt động bảo vệ môi trường bên ngoài ngân hàng sẽ được tìm kiếm và liệt kê vào chỉ tiêu này, ví dụ như nhặt rác ở bờ biển, trồng cây gây rừng, xây dựng nhà vệ sinh công cộng.v.v Ngược lại cũng có khá nhiều ngân hàng (chủ yếu là các ngân hàng chưa niêm yết) chỉ tuyên bố một câu ngắn gọn là “Tuân thủ các quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường” mà không nêu thêm bất kỳ hoạt động của thể nào khác Trong trường hợp này, ngân hàng đó chỉ có điểm ở chỉ tiêu Env 9
Rất ít các NHTM thực hiện quản lý rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động tín dụng (Env 6), cụ thể năm 2012, chỉ có duy nhất Sacombank, đến năm 2013 có thêm SHB Số lượng các ngân hàng áp dụng quản lý rủi ro môi trường xã hội tăng dần theo thời gian, đặc biệt từ sau năm 2016, sau khi có chỉ thị số 03/CT-NHNN Đến 2019, đã có 11 NHTM kết hợp đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong quy trình tín dụng (ABBank, Agribank, BIDV, Eximbank, HDBank, MB, PGBank, Sacombank, SHB, Vietcombank và VPBank) Bên cạnh các ngân hàng kể trên (ngoại trừ Eximbank), còn có Bac A Bank, MSB, Vietinbank thực hiện chính sách tín dụng xanh thông qua việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm, ưu tiên đối với những ngành công nghiệp xanh (Env 5)
Số lượng các NHTM xây dựng môi trường làm việc thân thiện (Env 1) hay thực hiện các chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính (Env 2) không ngừng tăng trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên tỷ lệ vẫn thấp Ngoài ra, trách nhiệm với môi trường của NHTM còn thể hiện ở các hành động tuyên truyền, truyền thông cho người lao động (Env 7) hay cộng đồng (Env 8) để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Cuối cùng, chỉ tiêu thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng xã hội về trách nhiệm với môi trường của NHTM, đó là các giải thưởng (Env 10) Tuy nhiên có rất ít ngân hàng nhận được giải thưởng liên quan đến môi trường nên tỷ lệ công bố thông tin khá thấp Năm 2012 là 0%, nhưng năm 2019 là 14,3%, đã có sự cải thiện đáng kể
7.4.1.4 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo cơ cấu sở hữu
Các khuyến nghị
Trên cơ sở phân tích thực trạng mức độ công bố thông tin và chi tiêu CSR, các khuyến nghị sau đây được đề xuất nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin cho các của NHTM Việt Nam:
+ Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc thực hiện và công bố thông tin liên quan đến người lao động, cộng đồng, môi trường
+ Để đáp ứng nhu cầu thông tin CSR ngày càng cao của các bên liên quan, bên cạnh việc tích hợp báo cáo phát triển bền vững trong BCTN, các NHTM nên lập riêng báo cáo CSR hoặc báo cáo phát triển bền vững và công khai trên website của ngân hàng
+ Thiết lập kênh phản hồi về báo cáo CSR để thu thập những ý kiến từ nhà đầu tư và các bên liên quan khác để không ngừng hoàn thiện báo cáo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các bên liên quan về yêu cầu của họ đối với báo cáo phát triển bền vững
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Các tiêu chuẩn và các phương pháp báo cáo đối với từng nhóm ngành cần ban hành thống nhất, điều này giúp cho người chịu trách nhiệm về việc lập báo cáo trong từng đơn vị có thể hiểu và phản ánh rõ hơn những tiêu chuẩn mà họ được yêu cầu trình bày
- Đối với nhà đầu tư và các bên liên quan:
+ Cung cấp cho các NHTM những phản hồi về chất lượng và nội dung báo cáo vì các nhà đầu tư là một trong những bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến thái độ, ý thức và trách nhiệm lập báo cáo bền vững của các NHTM
+ Ưu tiên phân bổ nguồn lực tới các ngân hàng có những hành động tích cực đến môi trường, cộng đồng xã hội và đối với người lao động như là cách để ủng hộ các ngân hàng tích cực thực hiện các hoạt động và công bố thông tin CSR.
TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đặt vấn đề
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã xuất hiện từ những năm 1930, với định nghĩa đầu tiên được đưa ra bởi Bowen (1953) là "nghĩa vụ của người làm kinh doanh trong việc đề xuất và thực thi các chính sách không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác" Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã đưa ra hướng dẫn ISO 26000, định nghĩa CSR là "trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và hoạt động của mình đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và đạo đức" CSR nhấn mạnh sự phát triển bền vững, sức khỏe xã hội, đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, tuân thủ pháp luật và được tích hợp trong hoạt động của doanh nghiệp.
Không chỉ thực hiện các hành động CSR mà các doanh nghiệp còn thúc đẩy công bố thông tin cho các bên liên quan (bao gồm cổ đông, khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, ngân hàng, nhà làm luật, môi trường và xã hội) (Salehi và cộng sự, 2020) Công bố CSR là quá trình truyền đạt các hoạt động kinh doanh của một tổ chức có ảnh hưởng đến môi trường và xã hội cho các cá nhân trong cộng đồng và xã hội (Gray và cộng sự, 1996) Ngoài ra, theo Salehi cộng sự (2020), CSR và các tiết lộ liên quan của nó là hai yếu tố cần thiết cho sự nhất quán của công ty Vì vậy, một doanh nghiệp thường được khuyến khích áp dụng các hoạt động CSR vì những lợi ích của cả hoạt động vĩ mô và vi mô Theo tổng hợp của Bùi Thị Thu Hằng và Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2020), CSR mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho xã hội, bao gồm cải thiện chất lượng cuộc sống; được tiêu thụ sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ; nâng cao sức khỏe và giáo dục cho cộng đồng; bảo vệ môi trường tự nhiên; phát triển công nghệ; tăng cường cơ sở hạ tầng; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; làm tốt hơn vị thế và hình ảnh của đất nước CSR cũng mang lại lợi ích cho các công ty bằng cách thu hút tài năng mới và giữ chân nhân viên giỏi; tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới; nâng cao lòng trung thành và đối phó với rủi ro; thu hút các nhà đầu tư và khách hàng mới; nâng cao năng suất lao động; ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, đồng thời cải thiện HQTC Trong số các lợi ích được liệt kê, tất cả đều là lợi ích vô hình ngoại trừ HQTC Do đó, việc tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cho mối liên hệ giữa CSR và HQTC đã thu hút sự chú ý của các học giả trên toàn thế giới
Ngân hàng luôn được coi là ngành quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, nhất là trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Mười năm qua đã chứng kiến sự “nở rộ” của các ấn phẩm liên quan đến CSR và hoạt động tài chính của ngân hàng, chứng tỏ sức hút lớn của chủ đề này đối với các học giả Tuy nhiên, theo Wu và cộng sự (2017, trang 29), CSR cao có liên quan đến HQTC ngân hàng được cải thiện, đây là "ý tưởng cũ nhưng vẫn gây tranh cãi" Bằng chứng là các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các công trình đã xuất bản rất khác nhau Chúng có thể là mối quan hệ tích cực, tiêu cực hoặc không có ý nghĩa thống kê giữa CSR và HQTC Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho kết quả trái chiều; ví dụ: CSR có tác động tích cực đến một chỉ số HQTC nhưng tiêu cực hoặc không có ý nghĩa thống kê với chỉ số HQTC khác Thành phần CSR này ảnh hưởng tích cực đến HQTC, nhưng thành phần CSR khác có ảnh hưởng tiêu cực hoặc không có ý nghĩa thống kê Bằng cách xem xét các nghiên cứu về CSR và hoạt động tài chính trong ngành ngân hàng, các tác giả đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nghiên cứu đã được công bố, cụ thể như sau: Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để đo lường CSR Bùi Thị Thu Hằng và Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2020) đã xem xét 37 nghiên cứu về CSR và hoạt động tài chính của các ngân hàng Kết quả cho thấy các học giả đã sử dụng tất cả bốn phương pháp để đo lường CSR, bao gồm bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng (một chiều hoặc đa chiều), phân tích nội dung các ấn phẩm, khảo sát dựa trên bảng câu hỏi và sử dụng dữ liệu tài chính Tuy nhiên, điểm thú vị là phương pháp đo lường CSR bằng bảng câu hỏi không được tìm thấy trong các tài liệu tiếng Anh Trong khi đó, hai nghiên cứu điển hình về CSR và HQTC của các ngân hàng thương mại Việt Nam của Trần Thị Hoàng Yến (2016) và Lê Phước Hương (2020) đã sử dụng phương pháp này
Thứ hai, các số liệu khác nhau đã được sử dụng để thể hiện hoạt động tài chính của ngân hàng Chúng có thể là các thước đo tài chính dựa trên kế toán (ví dụ: ROA, ROE, NIM, lợi nhuận sau thuế (PAT), v.v.), các thước đo HQTC dựa trên thị trường (cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), Tobin's Q (TBQ), v.v.) ), Hoặc là một sự kết hợp của cả hai Một số nhà nghiên cứu sử dụng các biện pháp hiệu suất kỹ thuật dựa trên các mô hình Phân tích bao bì dữ liệu (DEA) (Belasri và cộng sự, 2020; Zhu và cộng sự, 2017)
Thứ ba, các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau và đã chọn sử dụng các phương pháp ước tính khác nhau để cung cấp bằng chứng thực nghiệm làm cơ sở kết luận cho tác động của CSR đối với hoạt động tài chính của ngân hàng, cụ thể:
Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến, trong đó biến phụ thuộc Y là chỉ số đại diện cho hoạt động tài chính của ngân hàng, biến độc lập X là CSR của ngân hàng (Bidhari và cộng sự, 2013; Bolanle và cộng sự, 2012; Soana, 2011)
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thường sử dụng các chỉ số trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thành phần (CSR) của ngân hàng làm biến độc lập (Ashraf et al., 2017; Tran, 2016) Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đưa biến kiểm soát vào mô hình hồi quy bội số (Gangi et al., 2019; Gonenc & Scholtens, 2019; Hafez, 2015; Szegedi et al., 2020; Wu & Shen, 2013) Các biến kiểm soát rất đa dạng, được phân loại thành ba loại: nền kinh tế vĩ mô, ngành ngân hàng và ngân hàng cụ thể.
Sử dụng nhiều phương pháp ước lượng để kết luận Mozghovyi và Ratnykova (2011), Iqbal và cộng sự (2014) chỉ tiến hành phân tích thống kê Paulík và cộng sự (2015) chỉ ra mối quan hệ giữa các biến dựa trên kết quả từ ma trận hệ số tương quan Các phương pháp ước lượng cơ bản với dữ liệu bảng thường được sử dụng như mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) OLS gộp có thể được sử dụng một mình (Hafez, 2015; Moslemany và Etab, 2017; Senyigit và Shuaibu, 2017; Taşkın, 2015) hoặc kết hợp với FEM và FEM (Khan và cộng sự, 2018; Matuszaka và Różańskaa, 2017; Szegedi và cộng sự, 2020) Một số học giả sử dụng FEM và REM (Buallay, 2019; Nwude và cộng sự, 2020; Oyewumi và cộng sự, 2018) Gonenc và Scholtens (2019) sử dụng phương pháp ước tính Ba giai đoạn Least Square (3SLS) Gangi và cộng sự (2019) đã kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu bằng cách sử dụng FEM và mô hình Heckman 2 giai đoạn để giải quyết sai lệch nội sinh Wu và Shen (2013) là một phiên bản mở rộng của hồi quy hai bước của Heckman Matuszaka và Różańskaa (2019) đã áp dụng các phương pháp tiếp cận tuyến tính và phi tuyến tính để kiểm tra tác động của các chỉ số CSR thành phần lên HQTC
Việt Nam cũng là một nước đang phát triển nhưng có những đặc điểm khác biệt so với các nước, đặc biệt là thể chế chính trị Trải qua một thời gian dài chiến tranh, đất nước này đã mở cửa và hội nhập kinh tế Nhiều phương pháp và chiến lược quản lý mới được áp dụng như một phần thiết yếu của môi trường cạnh tranh và phức tạp, CSR là điểm nổi bật trong các chiến lược quản lý mới (Nguyễn Văn Thích và cộng sự, 2022) CSR được giới thiệu và phát triển tại Việt Nam sau những năm 2000 bởi các công ty đa quốc gia Mãi đến năm 2013, Việt Nam mới ban hành Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Hướng dẫn Trách nhiệm Xã hội Cho đến năm 2015, Việt Nam mới có văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc công bố thông tin CSR đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (Thông tư 155/2015 / TT-BTC) Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu về mối quan hệ CSR-HQTC của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn khá ít ỏi (Lê Phước Hương, 2020; Nguyễn Bích Ngọc, 2018; Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sang, 2022; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Trần Quốc Thịnh và cộng sự, 2021) Nghiên cứu của các học giả Việt Nam khá đơn giản về phương pháp đo lường CSR, chỉ số đại diện HQTC, hoặc phương pháp ước lượng so với các nghiên cứu tương tự về chủ đề này trong các tài liệu học thuật đã xuất bản
Bài báo này nhằm mục đích đánh giá lại mối quan hệ giữa CSR và HQTC bằng cách sử dụng tập dữ liệu bảng trong 8 năm của các ngân hàng thương mại Việt Nam Có bốn lý do để chọn khoảng thời gian này Thứ nhất, năm 2012 là năm bắt đầu của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo Quyết định 254 / QĐ-TTg ngày 01/03/2012 Thứ hai, thời gian nghiên cứu đủ dài để đánh giá việc chi tiêu và công bố thông tin CSR của các ngân hàng thương mại trước và sau khi có quy định bắt buộc của pháp luật về công bố thông tin CSR, bắt đầu từ năm 2016 Thứ ba, hồi quy theo phương pháp GMM yêu cầu số lượng quan sát đủ lớn, trong khi số ngân hàng thương mại đáp ứng yêu cầu về dữ liệu để phân tích chỉ có 29 để tăng số lượng quan sát Cần tăng khoảng thời gian thu thập dữ liệu Thứ tư, thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu chỉ dừng lại trong năm 2019 mà không cập nhật dữ liệu cho các năm 2020 và 2021 do giai đoạn 2012-2019 có đặc điểm kinh tế vĩ mô tương đồng Giai đoạn 2020-2021, dịch Covid 19 xảy ra với những diễn biến kinh tế - xã hội chưa từng có, kéo theo tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại có nhiều thay đổi Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận đa phương pháp để đo lường CSR của các ngân hàng NIM, ROA, ROE được sử dụng làm biến phụ thuộc đại diện cho HQTC Để giải quyết các biến nội sinh và các khiếm khuyết khác mà mô hình có thể gặp phải, nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM để đưa ra các kết luận đáng tin cậy về tác động của chỉ số CSR tổng, các chỉ số CSR thành phần đến hoạt động tài chính của ngân hàng
Vì vậy, nó cung cấp những đóng góp đáng kể cho tài liệu Đầu tiên, cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho cuộc tranh luận về mối liên kết CSR-HQTC, chủ yếu tập trung vào bối cảnh của Việt Nam (một nước đang phát triển) và ngành ngân hàng (một ngành có đặc điểm khác biệt với các ngành nghề khác) Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện ở các nước phát triển Tuy nhiên, phân tích sâu về chủ đề này trong bối cảnh Việt Nam hầu như không có Do đó, nghiên cứu này có tầm quan trọng đáng kể để xem xét các lý thuyết giải thích mối quan hệ CSR-HQTC và cung cấp thêm bằng chứng về sự liên kết này ở các nền kinh tế mới nổi.
Tổng quan tài liệu và phát triển giả thuyết
Nhiều nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ có thể có giữa CSR và HQTC, cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm Từ quan điểm lý thuyết, hai giả thuyết mâu thuẫn nhau về mối quan hệ giữa CSR và HQTC đã được đề xuất: giả thuyết tác động xã hội và giả thuyết đánh đổi (Matuszaka và Różańskaa, 2019) Giả thuyết tác động xã hội cho thấy mối liên hệ tích cực giữa CSR và HQTC Đại diện cho quan điểm này là thuyết Bên liên quan và thuyết
Chính danh Lý thuyết Bên liên quan cho rằng các hoạt động kinh doanh thỏa mãn các bên liên quan sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và cải thiện hoạt động tài chính (Freeman và Evan, 1990) Trong khi đó, lý thuyết Hợp pháp cho rằng các công ty coi các hoạt động CSR như một công cụ để đạt được và duy trì tính hợp pháp (Fernando và Lawrence, 2014) Khi chỉ trích các hoạt động CSR không có hoặc thậm chí không có tác động xấu đến HQTC, giả thuyết đánh đổi được đề cập Giả định này gắn liền với lý thuyết
Cổ đông của Friedman (Bùi Thị Thu Hằng, 2021)
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong ngành ngân hàng để xem xét tác động của CSR đối với hoạt động tài chính đã chứng minh sức hấp dẫn đáng kể của chủ đề này đối với các học giả Tuy nhiên, CSR cao liên quan đến HQTC được cải thiện là kết luận vẫn còn gây tranh cãi (Wu và cộng sự, 2017) Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đây, tìm ra kết luận về tác động của chi tiêu và công bố thông tin CSR đến hoạt động tài chính của ngân hàng là cơ sở để hình thành các giả thuyết nghiên cứu, cụ thể như sau: Các tài liệu thực nghiệm đã ghi nhận các kết quả không nhất quán về tác động của CSR đến HQTC của doanh nghiệp, tuy vậy đa số đều theo quan điểm CSR có tác động tích cực đến HQTC, trong đó có cả những phát hiện cho các thị trường tài chính đang phát triển Kết quả nghiên cứu của Szegedi và cộng sự (2020) đã phát hiện ra rằng sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào các hoạt động CSR và việc công bố thông tin thích hợp đã giúp cải thiện hiệu quả tài chính dựa trên các thước đo kế toán là ROE và ROA của các ngân hàng Pakistan Tương tự vậy, kết quả nghiên cứu của Bhattacharyya và Rahman (2020) cũng ghi nhận tác động tích cực của chi tiêu CSR đến hiệu quả tài chính của các công ty Ấn Độ Theo Bhattacharyya và Rahman (2020) mức độ cao của các sáng kiến CSR và chi tiêu cho các hoạt động CSR chiến lược có thể giúp các công ty tạo thiện chí và giảm hình phạt trong trường hợp vi phạm pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng thương hiệu và danh tiếng Tất cả những tác động này, cuối cùng đã góp phần cải thiện hiệu quả tài chính của công ty Đặc biệt, các nghiên cứu đi trước đã thực hiện với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại (Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Lê Phước Hương 2020) hoặc các công ty niêm yết Việt Nam (Hồ Thị Vân Anh, 2018; Tạ Thị Thuý Hằng, 2019; Trần Thị Thanh Huyền, 2020) đều rút ra kết luận rằng CSR tác động tích cực đến HQTC Các tác giả lập luận rằng các hành động có trách nhiệm với môi trường, người lao động, cộng đồng… đã giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, gia tăng uy tín, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính
Nghiên cứu này, khác với nghiên cứu trước đây đã thực hiện với mẫu nghiên cứu là các NHTM Việt Nam về phương pháp đo lường CSR, các biến đại diện HQTC, mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng, được thực hiện để xác minh lại tác động tích cực của CSR đến HQTC của các ngân hàng Một lý do khác là các lý thuyết nền tảng được sử dụng để giải thích tác động tích cực của CSR đến HQTC, chẳng hạn như lý thuyết Các bên liên quan và lý thuyết Hợp pháp đều đến từ các nước phát triển Vì vậy, nghiên cứu này có tầm quan trọng đáng kể nhằm kiểm tra tính phù hợp của các lý thuyết kể trên ở các nền kinh tế đang phát triển Do đó, nghiên cứu phát triển các giả thuyết kiểm định như sau:
Giả thuyết 1: Công bố thông tin CSR có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam
Giả thuyết 2: Chi tiêu CSR có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam
Theo quy định tại thông tư 155/2015/TT-BTC hay thông tư 96/2020/TT-BTC, các doanh nghiệp niêm yết có nghĩa vụ cung cấp thông tin phi tài chính liên quan đến môi trường, người lao động và cộng đồng, điều này có nghĩa rằng công bố thông tin TXNH của các NHTM Việt Nam sẽ được cấu thành từ 3 thành phần là trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động và trách nhiệm với cộng đồng Ngược lại, khi tìm kiếm dữ liệu tiền tệ liên quan đến các thành phần trên, tác giả chỉ thu thập được số liệu liên quan đến chi phí cho người lao động và chi phí cho cộng đồng NHTM không công bố số tiền đã chi cho các hoạt động môi trường Thay vào đó luận án đã bổ sung một thành phần khác thể hiện trách nhiệm của ngân hàng đối với Chính phủ để cấu thành chi phí CSR (CSRE), đó là số tiền thuế đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước Do đó trong phần sau của luận án, tác giả sẽ phát triển các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến 3 thành phần CSR của ngân hàng bao gồm công bố thông tin trách nhiệm với môi trường, chi tiêu và công bố thông tin trách nhiệm với người lao động và chi tiêu, công bố thông tin trách nhiệm với cộng đồng
Trách nhiệm với môi trường
Kết quả tổng quan tài liệu các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của trách nhiệm với môi trường đến HQTC của các doanh nghiệp hay các ngân hàng đã trình bày, tổng hợp tại phần 5.1 chương 5 cho thấy, 12 nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực, 5 nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê và 2 nghiên cứu tìm thấy tác động hỗn hợp Như vậy đa phần các nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của TNMT đến HQTC Porter (1990) cho rằng các quy định về môi trường dẫn đến đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty trong dài hạn Ông cũng lưu ý rằng công nghệ đổi mới môi trường có thể giảm thiểu chi phí tạo ra bởi các quy trình sản xuất kém hiệu quả Do đó, đổi mới liên quan đến cải thiện môi trường có khả năng duy trì chi phí sản xuất tương đối thấp, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh hơn Dựa trên 50 công ty sản xuất bột giấy ở 8 quốc gia, Nehrt (1996) cho rằng các công ty đầu tư sớm hơn vào công nghệ giảm ô nhiễm có lợi thế tài chính lớn hơn Ông lập luận rằng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm có thể cho phép các công ty giảm chi phí sản xuất đơn vị và nâng cao doanh số bán hàng trong dài hạn
Thông qua nghiên cứu một mẫu các công ty dịch vụ tài chính từ 29 quốc gia, Jo và cộng sự (2015) đã đi đến kết luận rằng quản lý môi trường tốt cung cấp cho các công ty một lợi thế danh tiếng, từ đó dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động tiếp thị và tài chính Cụ thể, giảm chi phí môi trường làm tăng hiệu quả tài chính trong dài hạn bởi vì việc giảm chi phí môi trường có rất nhiều lợi thế, chẳng hạn như dẫn đến nâng cao danh tiếng của công ty, cho phép các công ty thuê nhiều lao động có trình độ hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm chi phí vốn và tăng cơ hội lợi nhuận Tương tự, Miles và Covin (2000) kiểm tra kỹ hơn mối quan hệ giữa hoạt động môi trường, danh tiếng của công ty và hoạt động tài chính, kết quả cho thấy, danh tiếng là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất liên quan đến hoạt động tiếp thị và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Họ kết luận rằng quản lý môi trường tốt cung cấp cho các công ty lợi thế về danh tiếng, dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động tài chính
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện với các mẫu nghiên cứu là doanh nghiệp (Huỳnh Quang Linh, 2019; Lê Thị Tâm và cộng sự, 2019; Nguyễn La Soa và Trần Mạnh Dũng, 2019) hay các ngân hàng thương mại (Trần Thị Hoàng Yến, 2016) Các kết quả nghiên cứu này đều rút ra kết luận về tác động tích cực của trách nhiệm năng môi trường lên hiệu quả tài chính.
Giả thuyết 3: Trách nhiệm với môi trường có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam
Trách nhiệm với người lao động
Trách nhiệm với người lao động liên quan đến cách thức mà tổ chức đối xử với nhân viên của mình Nó thường đo lường cam kết và hiệu quả của công ty trong việc tạo ra niềm tin và lòng trung thành trong lực lượng lao động thông qua các hành động có trách nhiệm liên quan đến chất lượng việc làm, sức khỏe và an toàn, đào tạo và phát triển cũng như sự đa dạng và cơ hội bình đẳng.v.v
Hầu hết các nghiên cứu đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm với người lao động đến với HQTC Thông qua các nghiên cứu đã công bố cho thấy rằng các chính sách phù hợp với nhân viên sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua việc gia tăng năng suất, hiệu quả công việc, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hoặc cải thiện sự cam kết của nhân viên (Berman và cộng sự, 1999; Zhang, 2010) De Bussy và Suprawan (2012) chỉ ra cách đối thoại với nhân viên là một yếu tố liên quan để đạt được tác động tích cực của trách nhiệm với người lao động đến với HQTC Kuvaas (2008) nhận thấy rằng cam kết của tổ chức đối với nhân viên sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhân viên và tổ chức, từ đó sẽ hình thành mối liên hệ tích cực giữa thực hành quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm và HQTC Tuy nhiên, mối liên hệ này có thể trung tính hoặc thậm chí tiêu cực nếu nhân viên có nhận thức tiêu cực về cam kết của tổ chức đối với họ Trong trường hợp này, nhân viên có thể hành xử theo cơ hội, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng
Kết quả nghiên cứu của Déniz-Déniz và Saá-Pérez (2003) đi đến kết luận rằng những ngân hàng tiết kiệm Tây Ba Nha đã thể chế hóa các thực hành cam kết cao đối với nhân viên sẽ có khả năng sinh lời cao hơn Mention và Bontis (2013) nhận thấy rằng vốn con người đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào HQTC tại các ngân hàng Bỉ và Luxembour Tương tự, Eren và cộng sự (2013) nhận thấy rằng sự hài lòng trong công việc và sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng tích cực đến HQTC của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ Do đó, quan hệ tốt với nhân viên góp phần tạo ra HQTC tốt hơn bằng cách thúc đẩy sự cam kết của nhân viên với tổ chức Nghiên cứu thực nghiệm của Gangi và cộng sự (2018) với một nhóm gồm 72 ngân hàng từ 20 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn bảy năm (2009- 2015) đã kết luận rằng CSR nội bộ (hướng đến nhân viên) của các ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến thực hiện nhiệm vụ công dân (citizenship performance) và đây là một yếu tố dự báo tích cực về hiệu quả tài chính của ngân hàng
Thực hiện nghiên cứu với mẫu là các NHTM Việt Nam, Trần Thị Hoàng Yến (2016) và Lê Phước Hương (2020) cũng đã tìm thấy tác động tích cực của trách nhiệm với người lao động đến HQTC Do đó, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 4: Trách nhiệm với người lao động có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam
Trách nhiệm với cộng đồng
Trách nhiệm với cộng đồng liên quan đến những hoạt động mà một tổ chức đã thực hiện đối với xã hội và cộng đồng địa phương Trách nhiệm với cộng đồng thường đo lường cam kết và hiệu quả của một công ty trong việc tạo niềm tin và lòng trung thành trong cộng đồng thông qua chính sách từ thiện của công ty, đầu tư cộng đồng và tuân thủ đạo đức kinh doanh (Esteban-Sanchez và cộng sự, 2017)
Theo một số nhà nghiên cứu, hoạt động từ thiện của doanh nghiệp và tuân thủ đạo đức kinh doanh sẽ nâng cao lòng tin với cộng đồng địa phương và dẫn đến danh tiếng tốt hơn (Brammer và Millington, 2005), từ đó tạo điều kiện hợp tác tốt hơn với các bên liên quan chiến lược, cải thiện vị thế thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty (Inoue và Lee, 2011; Miras‐Rodríguez và cộng sự, 2015) Hơn nữa, danh tiếng tốt hơn có ảnh hưởng tích cực đến HQTC (Fryxell và Wang, 1994) và các nhà đầu tư tổ chức có thể bị thu hút nhiều hơn khi đầu tư vào các công ty có danh tiếng xã hội tốt hơn (Oliver, 1991) Esteban- Sanchez và cộng sự (2017) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng, trong thời kỳ khủng hoảng, các mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng có thể được các nhà đầu tư đánh giá tích cực, do đó, làm tăng HQTC của 154 tổ chức tài chính ở 22 quốc gia Họ cho rằng các đánh giá đạo đức xã hội có tầm quan trọng đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng nên quan tâm hơn đến mối quan hệ của họ với cộng đồng trong tương lai gần, phát triển việc tuân thủ đạo đức kinh doanh tốt hơn và chính sách từ thiện có định hướng chiến lược hơn Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Matuszak và Różańska (2019) đã chỉ ra một mối quan hệ hình chữ U ngược giữa hoạt động tài trợ của ngân hàng Ba Lan và HQTC Nếu hoạt động từ thiện của công ty vượt qua mức có thể chấp nhận được, thì tác động tích cực sẽ đảo chiều do chi phí tăng lên Bằng chứng này làm suy yếu sự ủng hộ của các bên liên quan khác vì một phần chi phí này được chuyển sang cho họ khi giá sản phẩm tăng, lương thấp hơn hoặc giảm lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính (McWilliams và Siegel, 2001) Trong khi đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Buallay (2019) với mẫu là các NH Châu Âu đã chỉ ra rằng công bố thông tin trách nhiệm với xã hội sẽ có tác động tiêu cực đến HQTC Nguyên nhân là do các hoạt động trách nhiệm với cộng đồng làm gia tăng chi phí của ngân hàng, chi phí này do các bên liên quan phải chịu dẫn đến làm giảm giá trị thị trường (Tobin’Q), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hiệu quả sử dụng tài sản (ROA)
Tương tự như các nghiên cứu trên thế giới, bằng chứng thực nghiệm về tác động của trách nhiệm với cộng đồng đến HQTC của các NHTM Việt Nam cũng không có sự thống nhất, trong khi Trần Thị Hoàng Yến (2016) tìm thấy tác động tích cực thì Lê Phước Hương (2020) tìm thấy tác động tiêu cực Xét rằng bằng chứng thực nghiệm là không đồng nhất và ảnh hưởng có thể tiêu cực hoặc tích cực, tùy thuộc vào sự cân bằng giữa chi phí từ hoạt động các hoạt động trách nhiệm với cộng đồng và lợi ích đạt được, luận án đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết 5: Trách nhiệm với cộng đồng có tác động tích cực/ tiêu cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
8.3.1 Mẫu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam Danh sách bao gồm 35 ngân hàng (danh sách này không bao gồm Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài) Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng được tìm kiếm và tải xuống Kết quả là, có 29 ngân hàng công khai toàn bộ trong giai đoạn 2012-
2019 Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng là 29 ngân hàng, số lượng quan sát là 232
Nguồn dữ liệu của nghiên cứu này bao gồm (i) CSRD của các ngân hàng thương mại được thu thập từ phương pháp phân tích nội dung; và (ii) CSRE, HQTC và các biến kiểm soát được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại và báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
8.3.2 Mô hình nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu phân tích thực nghiệm tác động của trách nhiệm xã hội đến HQTC của ngân hàng, nghiên cứu sẽ tiếp cận mô hình hồi quy dạng dữ liệu bảng Việc lựa chọn các biến cụ thể để xây dựng mô hình nghiên cứu được căn cứ dựa trên các tài liệu hiện có về tác động của CSR đến HQTC của ngân hàng, đặc biệt dựa trên quan điểm của lý thuyết Các bên liên quan và nghiên cứu đi trước của Wu và Shen (2013) Đây là một nghiên cứu uy tín 13 về tác động của CSR đến HQTC của ngân hàng và đã được một số học giả tham khảo để phát triển mô hình nghiên cứu của mình (Shen và cộng sự, 2016;
Wu và cộng sự, 2017; Gangi và cộng sự, 2019) Do đó, nghiên cứu xây dựng mô hình có dạng như sau:
13 Đăng trên tạp chí Journal of Banking & Finance – Tạp chí thuộc danh mục ISI (SSCI) và Scopus (Q1) và đã có 652 bài viết thực hiện trích dẫn nghiên cứu này trong đó i đại diện cho ngân hàng khảo sát và t đại diện cho năm quan sát Y là biến phụ thuộc, đại diện cho HQTC của ngân hàng X đại diện cho các biến trách nhiệm xã hội của ngân hàng – biến giải thích được quan tâm chính Z là một vector gồm các biến kiểm soát và ε là sai số của mô hình Cụ thể như sau:
8.3.2.1 Biến phụ thuộc - Hiệu quả tài chính
Việc đo lường HQTC rất phổ biến trong các nghiên cứu về CSR và HQTC Tuy nhiên, tương tự như các kỹ thuật đo lường CSR, có rất ít sự đồng thuận về các công cụ đo lường HQTC được áp dụng (Mravlja, 2017; Hồ Thị Vân Anh, 2018) Nghiên cứu này sử dụng NIM, ROA, ROE để đại diện cho HQTC của các NHTM Việt Nam
Biên lãi ròng (NIM) là thước đo quan trọng phản ánh lợi nhuận của ngân hàng Có hai công thức tính NIM theo hai định nghĩa khác nhau Công thức thứ nhất sử dụng mẫu số là tài sản sinh lãi bình quân, định nghĩa NIM là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tài sản sinh lãi Công thức thứ hai có tử số tương tự nhưng mẫu số là tổng tài sản bình quân, định nghĩa NIM là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản bình quân.
Trong nghiên cứu này, NIM được xác định theo quan điểm thứ nhất Cho vay là hoạt động chính đem về thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn những hoạt động khác tạo ra lợi nhuận, ví dụ như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, ngoại hối, bảo lãnh, dịch vụ…Tài sản sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như cho vay khách hàng, các khoản đầu tư, tiền gửi tại các ngân hàng khác.v.v Do đó, khi một ngân hàng có khả năng phân bổ tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, sẽ đem lại thu nhập lãi thuần trong kỳ tốt nhất, và khi đó NIM sẽ cao Để tạo tính thống nhất về số liệu, thuận tiện cho việc so sánh giữa các năm và giữa các ngân hàng Trong nghiên cứu này, thu nhập lãi thuần được thu thập từ “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”, tài sản sinh lãi của ngân hàng được thu thập từ “Bảng cân đối kế toán” Nó là tổng của các hạng mục như Tiền gửi tại NHNN, Tiền gửi hoặc cho vay các tổ chức tín dụng khác, Chứng khoán kinh doanh, Cho vay khách hàng và Chứng khoán đầu tư
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu là thước đo lợi nhuận cơ bản sử dụng để đo lường HQTC của ngân hàng ROA được sử dụng để đánh giá khả năng ra tạo ra lợi nhuận liên quan đến tài sản Nó cho biết một đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho bình quân tổng tài sản trong kỳ Đây là chỉ tiêu được các nhà quản lý, lãnh đạo ngân hàng hay sử dụng
ROE là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng Nó được tính bằng lợi nhuận ròng sau thuế trên bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng, là chỉ tiêu các cổ đông rất quan tâm Thông thường, chỉ số ROE của một ngân hàng < 10% thể hiện khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng đó kém, từ 10% đến 20% cho biết ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thường, > 20% thể hiện ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao khi sử dụng vốn chủ sở hữu (Trần Thị Hoàng Yến, 2016)
Nghiên cứu này chỉ sử dụng các chỉ số lợi nhuận kế toán (NIM, ROA, ROE) để đại diện cho HQTC vì theo Santis và cộng sự (2016) dữ liệu kế toán cho biết những gì đang thực sự xảy ra trong công ty và nó được coi là ít thay đổi hơn so với các chỉ số thị trường Mặt khác thước đo thị trường áp dụng với các ngân hàng đã niêm yết tuy nhiên các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu bao gồm cả các ngân hàng chưa niêm yết hay thời gian niêm yết khác nhau giữa các ngân hàng nên số liệu thu thập về các chỉ số thị trường của các NHTM Việt Nam là không khả thi để tiến hành nghiên cứu
8.3.2.2 Biến độc lập – CSR của ngân hàng
Nghiên cứu này sử dụng hai cách tiếp cận để thiết lập hai thước đo CSR riêng biệt, định tính và định lượng Cách tiếp cận đầu tiên là phương pháp phân tích nội dung để trích xuất CSR của ngân hàng được công bố trong báo cáo hàng năm, báo cáo tài chính hoặc trang web của ngân hàng đó Quá trình xác định CSRD bao gồm ba bước Đầu tiên, các mục thông tin được thiết kế dựa trên Thông tư 155/2015 / TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015), Tiêu chuẩn GRI (Báo cáo toàn cầu), Chỉ số Doanh nghiệp Bền vững (VBCSD, 2020) và các nghiên cứu trước đây (Matuszaka và Różańskaa, 2019; Szegedi và cộng sự, 2020) Chúng tôi đã thiết kế ba mươi hai mục để đo lường mức độ công bố thông tin CSR 32 mục được phân chia thành ba phần, đó là Trách nhiệm với Môi trường (ENVD), Trách nhiệm của Người lao động (EMPD), Trách nhiệm với Cộng đồng (COMD) Tiếp theo, chúng tôi cho điểm từng mục theo quy ước sau: "0" khi không có thông tin liên quan nào được tiết lộ; "1" khi chỉ mục là bằng chứng Các minh chứng là các từ, cụm từ, câu, đoạn văn, số liệu, hình ảnh liên quan đến tiêu chí Khá nhiều nghiên cứu trước đây đã thực hiện tính điểm theo cách này (Bidhari và cộng sự, 2013; Hafez, 2015; Harun và cộng sự, 2020) Cuối cùng, mỗi thành phần CSRD được tính bằng điểm trung bình của tất cả các mục trong thành phần đó Tổng chỉ số CSRD của từng ngân hàng sẽ là điểm trung bình của 3 chỉ số CSR thành phần
Bên cạnh phương pháp phân tích nội dung, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp tài chính để tính toán CSRE Do hạn chế về số liệu, ba chỉ tiêu đại diện cho các khía cạnh CSRE được chọn là: chi tiêu cho nhân viên (SAL), chi cho cộng đồng (CHA) và số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong năm (TAX) SAL, CHA và TAX liên quan đến các bên liên quan chính là nhân viên, cộng đồng và chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Tổng chi tiêu CSR được tính bằng tổng chi tiêu cho ba khía cạnh trên, còn CSRE được tính bằng logarit của tổng chi tiêu CSR.
Các nhân tố khác ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng được xem xét dưới dạng các biến kiểm soát bao gồm:
Quy mô ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa CSR và HQTC Tương tự vậy, Taşkın (2015) cho rằng những ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn có khả năng sinh lợi và điểm CSR tốt hơn Trong nghiên cứu này, logarit của tổng tài sản được sử dụng để đo lường quy mô ngân hàng Các nghiên cứu trước đã sử dụng quy mô ngân hàng làm biến kiểm soát khi xem xét tác động của CSR đến HQTC (Hafez, 2015; Taşkın, 2015; Matuszak và Różańska, 2017; Mravlja, 2017; Senyigit và Shuaibu, 2017; Nguyễn Bích Ngọc, 2018; Gonenc và Scholtens, 2019; Matuszak và Różańska, 2019).
Mức độ an toàn vốn của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) An toàn vốn đề cập đến mức độ đủ vốn tự có của ngân hàng để chống lại bất kỳ cú sốc nào mà ngân hàng có thể gặp phải Một ngân hàng có CAP cao có khả năng chống chọi với rủi ro tài chính vững chắc, giảm nhu cầu tài trợ bên ngoài và do đó mang lại lợi nhuận cao hơn Bên cạnh đó, một ngân hàng có vốn hóa tốt có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có khả năng, linh hoạt trong việc xử lý rủi ro, giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán, giảm nhu cầu vay và sau đó tăng lợi nhuận ngân hàng (San và Heng, 2013) CAP đã được một số tác giả lựa chọn làm biến kiểm soát đưa vào mô hình (Wu và Shen, 2013; Hafez, 2015; Wu và cộng sự, 2017; Deutsch và Pintér, 2018; Nguyễn Bích Ngọc, 2018; Belasri và cộng sự, 2020) vì hệ số này là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ an toàn hoạt động và sức mạnh tài chính của ngân hàng
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) được xác định bằng tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tiền gửi Các nghiên cứu trước đây (Hafez, 2015; Wu và cộng sự, 2017; Gangi và cộng sự, 2018; Gangi và cộng sự, 2019; Gonenc và Scholtens, 2019; Belasri và cộng sự, 2020) đã sử dụng biến này để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng đồng thời để lo lường khả năng tài trợ của ngân hàng cho các khoản vay thông qua nguồn vốn huy động từ tiền gửi (Belasri và cộng sự, 2020) Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi chỉ ra rằng các ngân hàng có thể tiếp cận nguồn vốn tốt hơn để theo đuổi CSR tốt hơn (Gonenc và Scholtens, 2019) Chất lượng quản lý (CIR) đo bằng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng Chất lượng quản lý đo lường khả năng của ngân hàng để chuyển đổi các tài nguyên thành thu nhập và biểu thị tính hiệu quả của công tác quản lý hoạt động của ngân hàng (DeYoung và Roland, 2001) Tỷ lệ tối ưu là khoảng 50% Thu nhập của các ngân hàng thương mại đến từ hai nguồn là thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi Thu nhập lãi đến từ hoạt động tín dụng Chi phí lãi đến từ hoạt động huy động vốn, ví dụ như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá Chênh chệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi tạo nên thu nhập lãi thuần Thu nhập ngoài lãi đến từ các hoạt động như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, góp vốn/ mua cổ phần và hoạt động khác Việc lựa chọn chỉ tiêu này để làm biến kiểm soát trong mô hình hồi quy xem xét tác động của CSR đến HQTC của ngân hàng là phù hợp với nghiên cứu của Wu và Shen (2013), Mravlja (2017), Wu và cộng sự (2017)
Kết quả nghiên cứu
8.4.1 Thống kê mô tả các mẫu nghiên cứu
Bảng 8.2: Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata Bảng 7.2 thống kê dựa trên mẫu gồm 29 NHTM, thời gian nghiên cứu từ 2012 đến
2019 Giá trị trung bình của biên lãi ròng (NIM) là 2,996% Ngân hàng có NIM cao nhất đạt 9,325% là VPBank năm 2019, trong khi thấp nhất là 0,549% (HDBank, năm 2013) NHTM có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cao nhất là Techcombank, năm 2019 đạt 2,902% ROA thấp nhất thuộc về NHTM cổ phần Bản Việt (VietCapitalBank) năm
2016, chỉ 0,009% trong khi trung bình mẫu là 0,713% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các ngân hàng Việt Nam đạt 8,537% Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất ROE thấp nhất chỉ 0,062% thuộc về NCB năm
2012 Ngược lại, cao nhất là ACB năm 2018 (27,73%)
Chi tiêu cho các hoạt động CSR (CSRE) bình quân của các ngân hàng thương mại là 6,04542 (tương đương 2.472 tỷ đồng) CSRE thấp nhất chỉ là 5,08658 (122 tỷ đồng) thuộc về Baovietbank năm 2012 Trong khi đó, ngân hàng có CSRE lớn nhất năm 2018 là Agribank, lên tới 16.405 tỷ đồng Agribank cũng là ngân hàng có chi phí nhân viên cao nhất do có số lượng nhân viên cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (36.388 người tính đến 31/12/2018)
Tỷ lệ công bố thông tin CSR (CSRD) bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 53% Tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình, tương tự như kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh (2018) với mẫu là các công ty niêm yết trong giai đoạn 2012-2016 Kết quả 3 chỉ số công bố thông tin CSR thành phần, điểm thấp nhất là 0, điểm cao nhất là 1 cho thấy có những ngân hàng không công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến môi trường, người lao động hay cộng đồng Ngược lại có những NHTM thực hiện và cung cấp đầy đủ 32 chỉ mục thông tin
Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) có sự chênh lệch đáng kể, với mức tăng mạnh nhất thuộc về BIDV (năm 2019), trong khi Bảo Việt Bank (năm 2012) ghi nhận mức tăng thấp nhất Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi dao động trong khoảng 43% - 112%, bình quân là 80% Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) trung bình đạt 9%, với mức cao nhất là 29,3% và thấp nhất là 3,89% Chất lượng quản lý của NHTM được đánh giá qua tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR), hệ số CIR trung bình là 55,6%, càng thấp chứng tỏ chất lượng quản lý càng tốt.
Tình hình hoạt động ngân hàng Việt Nam thể hiện sự cạnh tranh cao với chỉ số HHI trung bình là 0,05 Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 28,7% và cao nhất là 129,2% Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng trung bình 6,3% từ 2012 đến 2019, tuy nhiên đi kèm với đó là mức lạm phát trung bình 3,8%.
8.4.2.1 Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại
Bảng 8.3 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp Sys-GMM để cung cấp bằng chứng nhằm chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết 1 và giả thuyết 2 của luận án Bảng có 7 cột, trong đó cột 1, 3 và 5 trình bày kết quả ước lượng tác động của chi tiêu CSR (CSRE) đến HQTC của các NHTM Việt Nam được đại diện bởi NIM, ROA, ROE Tương tự vậy, cột
2, 4 và 6 trình bày kết quả ước lượng tác động của công bố thông tin CSR (CSRD) đến HQTC của các NHTM
Bảng 8.3: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của CSR đến HQTC
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Ghi chú: Thống kê t trong ngoặc đơn; ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm Stata
Trước khi đi vào các thảo luận các kết quả, cần chú ý đến các kết quả kiểm định liên quan đến tính phù hợp của phương pháp Sys-GMM trên mô hình dữ liệu bảng, cụ thể như sau, thứ nhất, kết quả kiểm định F ở tất cả các mô hình đều có p-value < 1%, kết luận các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê Thứ hai, kết quả kiểm định AR (2) có p-value > 10%, nghĩa là mô hình không có tự tương quan bậc 2 Thứ ba, kết quả kiểm định Sargan có p- value > 10%, cho thấy các mô hình được xác định là đúng, các biến đại diện hợp lý Thứ tư, p-value của kiểm định Hansen của các mô hình đều lớn hơn 10%, cho biết các biến lựa chọn làm biến công cụ là hợp lý Thứ năm, ở tất cả các mô hình số công cụ đều nhỏ hơn hoặc bằng số nhóm, do đó kết luận các biến công cụ không yếu Ngoài ra, hệ số hồi quy của biến trễ biến phụ thuộc (lagged dependent variable) tại tất cả các hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, qua đó cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng trong hiện tại có thể bị chi phối bởi khả năng sinh lời của họ trong quá khứ Như vậy, dạng mô hình dữ liệu bảng được lựa chọn là phù hợp
Kết quả ước tính ở cột 1, 3, 5 bảng 8.3 cho thấy chi tiêu CSR (CSRE) có tác động tích cực đến NIM, ROA và ROE của các NHTM với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1% Giả thuyết nghiên cứu 2 được chấp nhận Kết quả nghiên cứu của luận án trái ngược với Crisóstomo và cộng sự (2011) khi kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng chi tiêu CSR làm giảm giá trị doanh nghiệp (Tobin’Q) và không liên quan đến HQTC kế toán (ROA, ROE) Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng / tổ chức tài chính, nhiều nghiên cứu lại chứng minh được tác động tích cực của chi tiêu CSR đến HQTC (Bolanle và cộng sự, 2012; Adewale và Rahmon, 2014; Iqbal và cộng sự, 2014) Adewale và Rahmon (2014, trang 57) lập luận rằng “bất kể một tổ chức chi tiêu bao nhiêu cho các hoạt động CSR, nó nên được xem như một khoản đầu tư, mang lại lợi nhuận trong tương lai gần Vì vậy, chi tiêu CSR đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định HQTC của ngân hàng Mối quan hệ có ý nghĩa thống kê thu được giữa việc áp dụng chi tiêu CSR và hiệu quả hoạt động tài chính ngụ ý rằng chi tiêu CSR nên được coi là một trong những ưu tiên quản lý hàng đầu mà qua đó tổ chức có thể đạt được các mục tiêu khác CSR là một công cụ mà thông qua đó, một tổ chức có thể giành được nhiều niềm tin của cộng đồng và có thêm vị thế tại địa phương của mình” Tương tự vậy, Iqbal và cộng sự (2014, trang 153) cũng đã đưa ra các lập luận để lí giải cho tác động tích cực của chi tiêu CSR đến HQTC của các ngân hàng, “khi một công ty chi một số tiền cho xã hội (Quyên góp), xã hội sẽ nhận được các lợi ích, nhưng không có nghĩa là xã hội sẽ không “trả tiền” cho công ty Xã hội cũng
Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng tích cực của chi tiêu CSR và công bố thông tin CSR (CSRD) Cụ thể, chi cho nhân viên và cộng đồng làm tăng Hiệu quả chất lượng tổng hợp (HQTC) của ngân hàng CSRD có tác động tích cực đến Thu nhập lãi ròng trên tổng tài sản (NIM) và Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Theo trường phái tạo ra giá trị, CSR có tác động tích cực đến HQTC vì các hoạt động xã hội và môi trường của công ty đáp ứng nhu cầu của nhiều bên liên quan, nâng cao danh tiếng, uy tín, thương hiệu và đảm bảo sự tồn tại trong dài hạn.
Quan điểm dựa trên nguồn lực giải thích mối quan hệ thuận chiều giữa CSR và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp CSR cung cấp các lợi ích nội bộ và bên ngoài Đầu tư vào CSR giúp phát triển các nguồn lực vô hình như bí quyết doanh nghiệp và văn hóa, đồng thời thu hút và giữ chân nhân tài Danh tiếng công ty, một nguồn lực vô hình khác, cũng được tạo dựng thông qua CSR, cải thiện mối quan hệ bên ngoài và củng cố thương hiệu, từ đó tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
8.4.2.2 Tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại Để kiểm tra tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội đến HQTC của các NHTM, các hồi quy được chạy lần lượt theo các mô hình sau đây:
Y i,t = α + β x Y i,t−1 + π x ENVD i,t + γ x EMPD i,t + θ x COMD i,t + δ x Z i,t + ε Bảng 8.4 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp Sys-GMM để cung cấp bằng chứng nhằm chấp nhận hay bác bỏ giả thiết H3, H4 và H5 của luận án Bảng có 7 cột, trong đó cột 1, 3 và 5 trình bày kết quả ước lượng tác động của các thành phần chi tiêu CSR (gồm thuế TAX, chi nhân viên SAL và chi cộng đồng CHA) đến HQTC của các NHTM Việt Nam được đại diện bởi NIM, ROA, ROE Tương tự vậy, cột 2, 4 và 6 trình bày kết quả ước lượng tác động của các thành phần công bố thông tin CSR (bao gồm công bố thông tin trách nhiệm môi trường ENVD, công bố thông tin trách nhiệm với người lao động EMPD và công bố thông tin trách nhiệm với cộng đồng COMD) đến HQTC của các NHTM
Trước khi đi vào các thảo luận các kết quả, cần chú ý đến các kết quả kiểm định liên quan đến tính phù hợp của phương pháp Sys-GMM trên mô hình dữ liệu bảng, cụ thể như sau: Thứ nhất, kết quả kiểm định F ở tất cả các mô hình đều có p-value < 1%, kết luận các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê Thứ hai, kết quả kiểm định AR (2) có p-value > 10%, nghĩa là mô hình không có tự tương quan bậc 2 Thứ ba, kết quả kiểm định Sargan có p- value > 10%, cho thấy các mô hình được xác định là đúng, các biến đại diện hợp lý Thứ tư, p-value của kiểm định Hansen của các mô hình đều lớn hơn 10%, cho biết các biến lựa chọn làm biến công cụ là hợp lý Thứ năm, ở tất cả các mô hình số công cụ đều nhỏ hơn hoặc bằng số nhóm, do đó kết luận các biến công cụ không yếu Ngoài ra, hệ số hồi quy của biến trễ biến phụ thuộc (lagged dependent variable) tại tất cả các hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, qua đó cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng trong hiện tại có thể bị chi phối bởi khả năng sinh lời của họ trong quá khứ Như vậy, dạng mô hình dữ liệu bảng được lựa chọn là phù hợp
Bảng 8.4: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các thành phần CSR đến HQTC
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Ghi chú: Thống kê t trong ngoặc đơn; ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata a Tác động của trách nhiệm với môi trường đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại
Kết quả ước tính tại cột 2 và 6 bảng 4.9 cho thấy mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê giữa công bố thông tin TNMT (ENVD) và biên lãi ròng NIM, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE của các NHTM Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chỉ ra tác động tích cực của trách nhiệm môi trường đối với HQTC của các doanh nghiệp (Ong và cộng sự, 2014; Angelia và Suryaningsih, 2015; Lee và cộng sự, 2016; Li và cộng sự, 2017; Dimitropoulos, 2021) Theo Liu và cộng sự (2021) việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm môi trường có thể cung cấp thông tin tích cực cho chính phủ và xã hội, nâng cao trình độ hoạt động, khả năng cạnh tranh của các công ty và cải thiện đáng kể hiệu quả tài chính Ngoài ra, Ashraf và cộng sự (2017), Buallay (2019) cũng tìm thấy tác động tích cực của trách nhiệm môi trường đối với HQTC của ngân hàng, trong khi đó Gonenc và Scholtens (2019) cho rằng TNMT làm giảm đáng kể NIM, nói cách khác, hoạt động môi trường tốt hơn làm giảm hiệu quả của các ngân hàng
TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, CSR nổi lên như một trong những mối quan tâm quan trọng nhất đối với các cấp quản lý và trở thành chủ đề thu hút của các cuộc tranh luận học thuật (Ehsan và cộng sự, 2018) Một xu thế khác là sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ, Internet đã trở thành một trong những công cụ cho phép các công ty công bố nhiều thông tin với chi phí ít tốn kém hơn và nhanh hơn bao giờ hết Kết quả là, các doanh nghiệp (DN) ngày càng quan tâm đến việc công bố thông tin có đạo đức, có trách nhiệm với các bên liên quan thông qua phương tiện truyền thông (Wanderley và cộng sự, 2008) Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và chịu sự kỳ vọng ngày càng lớn từ các bên liên quan Trên thế giới, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, hành vi của các tổ chức tài chính bị nghi ngờ, nhiều học giả đã cố gắng nghiên cứu về TNXH trong lĩnh vực ngân hàng (Belasri và cộng sự, 2020) Trong các chủ đề về CSR của ngân hàng, trọng tâm là mối quan hệ giữa CSR và HQTC vì tác động của CSR đối với lợi nhuận của các ngân hàng vẫn còn nhiều tranh cãi
Không dừng lại ở việc khám phá mối quan hệ giữa CSR và HQTC, các học giả còn cố gắng mở “hộp đen” giữa chúng, đó là “biến điều tiết” (moderating variable) Trong mô hình nghiên cứu, biến điều tiết có thể làm thay đổi mối quan hệ tác động từ biến độc lập lên biến phụ thuộc Bằng cách nghiên cứu các biến điều tiết có thể thu được những hiểu biết sâu sắc hơn ngoài mối quan hệ trực tiếp giữa CSR và HQTC (Ye và cộng sự, 2021) Giống như Trung Quốc, đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là còn tồn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ quyền kiểm soát Đây là các doanh nghiệp được thành lập dựa trên 100% vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn cổ phần của Nhà nước từ 50% trở lên Ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ Trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, có bốn ngân hàng mà nhà nước giữ quyền kiểm soát Tại thời điểm ngày 31.12.2019, tổng tài sản của bốn ngân hàng này đạt trên 5,4 triệu tỷ đồng (tương đương 233,5 triệu USD), tăng gần bốn lần trong vòng mười năm và chiếm trên 50% tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng thương mại Sự ảnh hưởng của bốn ngân hàng này tới hoạt động tiền tệ, ngân hàng cũng như các hoạt động khác là rất lớn, mang tính định hướng cho cả hệ thống ngân hàng Các ngân hàng thương mại Nhà nước có thể thực hiện và công bố thông tin TNXH theo định hướng của Nhà nước hơn là vì mục tiêu lợi ích tài chính (Bùi Thị Thu Hằng, 2021b) Theo Wang cộng sự (2014), quyết định của các doanh nghiệp được kiểm soát bởi Nhà nước thường được đưa ra dựa theo những mục tiêu của Chính phủ Do đó, quyền kiểm soát của Nhà nước trong các ngân hàng thương mại cũng là một trong những nhân tố quan trọng cần được xem xét vì nó có khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ CSR-HQTC Đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động của CSR đối với hoạt động tài chính của các NHTM Việt Nam (Nguyễn Bích Ngọc, 2018; Trần Quốc Thịnh và cộng sự, 2021) Tuy nhiên, một nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đa phương pháp để đo lường CSR của các ngân hàng và xem xét vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu đối với mối quan hệ CSR- HQTC vẫn chưa được tìm thấy Chương này cung cấp những đóng góp đáng kể cho tài liệu Đầu tiên, nó cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa CSR và HQTC Thứ hai, theo hiểu biết của tác giả, đây là một trong số ít các nghiên cứu xem xét tác động điều tiết của cơ cấu sở hữu, chủ yếu tập trung vào bối cảnh của Việt Nam (một nước đang phát triển) và ngành ngân hàng (một ngành có đặc điểm khác biệt so với các ngành nghề khác) Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện ở các nước phát triển Một số ít các nghiên cứu đã khám phá vai trò điều tiết của cơ cấu sở hữu ở các nền kinh tế mới nổi, ví dụ như Trung Quốc Tuy nhiên, nghiên cứu tương tự trong bối cảnh Việt Nam gần như là con số không Do đó, nghiên cứu này có tầm quan trọng đáng kể để xem xét các lý thuyết giải thích mối quan hệ CSR-HQTC và cung cấp thêm bằng chứng về sự liên kết này ở các nền kinh tế mới nổi.
Tổng quan tài liệu và phát triển giả thuyết
Những năm gần đây chứng kiến sự “nở rộ” của các công bố liên quan đến TNXH và HQTC của ngân hàng chứng tỏ sức hút vô cùng lớn của chủ đề này với các học giả Tuy nhiên, TNXH cao có liên quan đến HQTC được cải thiện là ý tưởng vẫn còn gây tranh cãi
(Wu và cộng sự, 2017) Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đây, tìm ra kết luận về tác động của chi tiêu và công bố thông tin CSR đến HQTC của ngân hàng là cơ sở để hình thành các giả thuyết nghiên cứu, cụ thể như sau:
9.2.1 Tác động của CSR đối với hoạt động tài chính của ngân hàng
Kết luận về tác động của CSRE đối với hiệu quả tài chính của ngân hàng trong các công trình đã xuất bản là rất khác nhau Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực, trong khi số khác lại cho rằng tác động hỗn hợp hoặc không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu tư vào CSR có thể dẫn đến sự gia tăng về hiệu quả tài chính, được đo lường bằng các chỉ số như lợi nhuận ròng, ROE và tăng trưởng giá trị đóng góp xã hội trên mỗi cổ phiếu.
Từ những thảo luận trên, bài báo này mong muốn cung cấp bằng chứng thực nghiệm từ quan điểm của một quốc gia đang phát triển để xác minh xem việc đầu tư vào các hoạt động CSR có tác động tích cực đến hoạt động tài chính của ngân hàng hay không Do đó, giả thuyết nghiên cứu đầu tiên như sau:
H1: CSRE có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại
Tầm quan trọng của các hoạt động CSR đối với doanh nghiệp và báo cáo của họ đã tăng lên trong những năm gần đây do nhận thức và sự chú ý của cộng đồng, phương tiện truyền thông, học giả và quy định ngày càng tăng Đáp lại, các tập đoàn đang ngày càng công bố thông tin các thực hành CSR của họ để đáp ứng lợi ích đa dạng của các bên liên quan và thiết lập hình ảnh tích cực trên thị trường và xã hội (Ehsan và cộng sự, 2018) Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tích nội dung để chuyển đổi thông tin định tính thành dữ liệu định lượng từ thông tin kinh doanh được công bố cho quá trình nghiên cứu Bằng chứng về tác động của CSRD đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu; tuy nhiên, các kết luận thu được không đồng nhất Mallin và cộng sự (2014) nhấn mạnh mối liên hệ tích cực giữa CSRD và HQTC khi nghiên cứu mẫu 90 ngân hàng Hồi giáo ở 13 quốc gia Tương tự, Bidhari cộng sự (2013) kết luận rằng CSRD ảnh hưởng đến tất cả các phép đo HQTC (bao gồm ROA, ROE, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và Tobin's Q)
Nghiên cứu của Matuszaka và Różańskaa (2017) và Mosaid và Boutti (2012) không tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa CSRD và lợi nhuận kế toán của các ngân hàng Tuy nhiên, nghiên cứu của Oyewumi và cộng sự (2018) chỉ ra rằng tiết lộ các hoạt động CSR tích cực ảnh hưởng đến ROA, trong khi đầu tư vào CSR lại có tác động tiêu cực Điều này cho thấy chỉ đầu tư vào CSRD mà không công khai các hoạt động này sẽ không mang lại lợi ích tài chính, thay vào đó sẽ làm tiêu hao nguồn lực.
Dựa trên các bằng chứng nêu trên, nghiên cứu này nghiên cứu tác động của CSRD đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giả sử các ngân hàng thương mại công bố tất cả các hoạt động CSR trên các phương tiện truyền thông, giả thuyết nghiên cứu thứ hai sau đây được hình thành:
H2: CSRD có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại
9.2.2 Hiệu lực kiểm duyệt của cơ cấu sở hữu
Trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp là rất phổ biến Theo Ali và cộng sự (2019), cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên liên quan của một công ty, trong đó bên liên quan mạnh mẽ nhất (Chính phủ) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước khi gặp khó khăn về tài chính vì sự tham gia của họ vào CSR Do đó CSR sẽ tác động tích cực đến HQTC của những doanh nghiệp này Tuy nhiên, Li và cộng sự (2013) lại kết luận rằng mối liên kết của CSR-HQTC ở các doanh nghiệp Nhà nước yếu hơn so với các doanh nghiệp không thuộc Nhà nước, đồng thời nghiên cứu cũng nêu rõ một số lý do dẫn đến sự khác biệt này Thứ nhất, mục tiêu của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm mục tiêu xã hội cùng với mục tiêu kinh tế Thứ hai, bất kể lợi nhuận như thế nào, các doanh nghiệp Nhà nước cần phải hợp pháp hóa vị thế của mình và có khả năng thực hiện CSR Thứ ba, giám đốc điều hành của các doanh nghiệp Nhà nước được các cơ quan Chính phủ đánh giá thường xuyên và sự thăng tiến của họ có thể phụ thuộc vào việc đánh giá, trong đó định hướng xã hội cũng được xem xét Ngược lại, do không chịu các ràng buộc, định hướng của Chính phủ, các doanh nghiệp không thuộc kiểm soát Nhà nước thực hiện và công bố thông tin CSR xuất phát từ những lợi ích vô hình và hữu hình mà CSR mang lại, ví dụ như thu hút nhân tài mới và giữ chân nhân viên giỏi, tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới, nâng cao lòng trung thành và đối phó với rủi ro, thu hút các nhà đầu tư và khách hàng mới, nâng cao năng suất lao động, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, đồng thời cải thiện HQTC Kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra tác động tích cực của CSR đến HQTC của các DN Nhà nước yếu hơn so với các DN không thuộc sở hữu Nhà nước Nghiên cứu của Ang và cộng sự (2022) đã đi đến kết luận rằng CSR có thể có tác động tích cực đến HQTC của doanh nghiệp và CSR thúc đẩy HQTC ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tốt hơn so với các doanh nghiệp nhà nước Ali và cộng sự (2019) cũng rút ra kết luận tương tự đó là mối quan hệ giữa CSR và HQTC nổi bật hơn ở các doanh nghiệp không phải là DNNN khi thực hiện nghiên cứu với mẫu các công ty niêm yết Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2015 Thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 1.574 công ty niêm yết phi tài chính của Trung Quốc, Li và cộng sự (2013) đã phát hiện ra rằng các công ty hoạt động tốt hơn có nhiều khả năng tiết lộ thông tin CSR hơn và tạo ra các báo cáo CSR chất lượng cao hơn Ngoài ra, mối liên hệ giữa HQTC của doanh nghiệp và việc công bố thông tin CSR được cho là yếu hơn giữa các doanh nghiệp Nhà nước so với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước
Vào những năm 90, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ có chín ngân hàng, trong đó có bốn ngân hàng thương mại quốc doanh Tuy nhiên, sau khi Hội đồng Nhà nước thông qua hai Sắc lệnh về Ngân hàng vào tháng 5 năm 1990, hệ thống ngân hàng bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ Đến năm 1996, số ngân hàng Việt Nam đã tăng lên 76 (gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 48 ngân hàng thương mại tư nhân, còn lại là ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) Ngay từ đầu những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước nhằm đưa ngành tài chính ngân hàng sánh ngang với các nước trong khu vực Kết quả là ba ngân hàng thương mại nhà nước đã được cổ phần hóa Tuy nhiên, Nhà nước vẫn duy trì đủ cổ phần để giữ quyền kiểm soát biểu quyết và ảnh hưởng chính trị đối với các ngân hàng này Các thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của các ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng đưa ra quyết định thay mặt cho lợi ích của chính phủ về các mục tiêu khác nhau, tức là các mục tiêu xã hội bên cạnh lợi ích kinh tế
Sau những lập luận và bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu tại Trung Quốc – một quốc gia có nhiều đặc điểm thể chế tương tự như Việt Nam, các tác giả phát triển giả thuyết như sau:
H3: Tác động tích cực của CSR đến HQTC của các NHTM do Nhà nước kiểm soát yếu hơn so với các NHTM không do Nhà nước kiểm soát
Kết hợp các giả định đã trình bày ở trên đã hình thành một mô hình lý thuyết cho nghiên cứu như sau (Hình 9.1):
Phương pháp nghiên cứu
9.3.1 Mẫu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam Danh sách bao gồm 35 ngân hàng (danh sách này không bao gồm ngân hàng Liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài) Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng được tìm kiếm và tải xuống Kết quả là, có 29 ngân hàng công khai toàn bộ trong giai đoạn 2012-
2019 Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng là 29 ngân hàng, số lượng quan sát là 232
Hiệu quả tài chính CSRE
H3: Ngân hàng do Nhà nước kiểm soát (-)
9.3.2 Mô hình nghiên cứu Để kiểm tra các giả thuyết, tác giả lần lượt sử dụng các công thức sau:
𝐘 𝐢,𝐭 = 𝛂 + 𝛃 𝐱 𝐘 𝐢,𝐭−𝟏 + 𝛄 𝐱 𝐗 𝐢,𝐭 + 𝛍 𝐱 𝐃𝐒𝐎𝐁 𝐢,𝐭 + 𝛉 𝐱 𝐗 𝐢,𝐭 𝐱 𝐃𝐒𝐎𝐁 𝐢𝐭 + 𝛅 𝐱 𝐙 𝐢,𝐭 + 𝛆 (9.2) trong đó i đại diện cho ngân hàng khảo sát và t đại diện cho năm quan sát Y là biến phụ thuộc, đại diện cho HQTC của ngân hàng X đại diện cho các biến trách nhiệm xã hội của ngân hàng – biến giải thích được quan tâm chính Z là một vector gồm các biến kiểm soát và ε là sai số của mô hình
Y lần lượt là NIM, ROA và ROE NIM được đo bằng Thu nhập lãi ròng trên Tổng tài sản sinh lãi bình quân ROA là tỷ lệ giữa Lợi nhuận sau thuế và Tổng tài sản bình quân Tương tự, ROE là tỷ số giữa Lợi nhuận sau thuế và Vốn chủ sở hữu bình quân
X là biến độc lập Nghiên cứu này sử dụng hai cách tiếp cận để thiết lập hai thước đo riêng biệt về CSR, định lượng và định tính, nhằm phân tích sâu về hoạt động CSR của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Phương pháp tài chính là phương pháp đầu tiên được sử dụng để tính toán CSRE Cụ thể, đó là dữ liệu tiền tệ của các ngân hàng (tính bằng triệu đồng) cho 3 khía cạnh của CSR (bao gồm chi cho nhân viên, chi cho cộng đồng và số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong năm) Sự lựa chọn ba chiều này xuất phát từ lý thuyết về các bên liên quan Theo Freeman (1984), một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó có thể đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, những người có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của nó Nhân viên, cộng đồng và chính phủ là những bên liên quan quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty Một nguyên nhân khác là sự hạn chế của số liệu trong báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Sau khi thu thập dữ liệu về từng khía cạnh của CSR, tổng chi tiêu CSR của ngân hàng được tính bằng tổng số tiền đã chi cho cả ba khía cạnh Cuối cùng, CSRE được tính bằng cách lấy logarit của tổng chi tiêu CSR
Cách tiếp cận thứ hai là phương pháp phân tích nội dung để trích xuất thông tin về CSR của ngân hàng được công bố trong báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hoặc trang web của ngân hàng cho giai đoạn 2012-2019 Các thước đo CSR được chia thành ba thành phần: trách nhiệm với môi trường (10 tiêu chí), trách nhiệm của nhân viên (14 tiêu chí) và trách nhiệm cộng đồng (8 tiêu chí) Hệ thống tiêu chí này tạo thành một biểu mẫu "thu thập bằng chứng và chấm điểm CSR" của ngân hàng (gọi tắt là thẻ điểm) Mỗi ngân hàng tương ứng với một năm sẽ được chọn và đánh dấu trên thẻ điểm Hình ảnh minh chứng là các từ, cụm từ, câu, đoạn văn, số liệu, hình ảnh liên quan đến tiêu chí Minh chứng sẽ được điền vào thẻ điểm theo hai cách: (1) Đối với tệp PDF có thể sao chép thông qua phần mềm Microsoft Edge, tác giả sẽ sao chép các thông tin liên quan và dán vào thẻ điểm; (2) Trong trường hợp file dữ liệu ở dạng scan (không cho phép sao chép), tác giả sử dụng công cụ lưu ảnh (Snipping Tool), sau đó dán ảnh có nội dung liên quan vào thẻ điểm Các mục không được chứng minh sẽ bị bỏ trống Giống như các nghiên cứu trước đó, các chỉ số có minh chứng được cho điểm "1" và trường hợp ngược lại là điểm "0" (Bidhari và cộng sự, 2013; Hafez, 2015; Harun và cộng sự, 2020; Zahari và cộng sự, 2020) CSR thành phần được tính bằng điểm trung bình của tất cả các chỉ số trong thành phần đó (công thức 9.3) Chỉ số CSRD của từng ngân hàng sẽ là điểm trung bình của 3 chỉ số CSR thành phần (công thức 9.4)
Chỉ số CSR thành phần ij = ∑ CSR ij k i=1 n ij (9.3)
Chỉ số CSRD ij = ∑ 3 i=1 Chỉ số CSR thành phần ij
3 (9.4) DSOB là một biến kiểm duyệt phản ánh cơ cấu sở hữu DSOB là một biến giả; nó nhận giá trị "1" nếu là ngân hàng do Nhà nước kiểm soát và "0" nếu là ngân hàng không do Nhà nước kiểm soát
Các biến kiểm soát là Quy mô ngân hàng (SIZE, được đo bằng logarit của Tổng tài sản), Đòn bẩy tài chính (CAP, được tính bằng tỷ lệ giữa Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản),
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), Chất lượng quản lý (CIR, được đo bằng tỷ lệ giữa Chi phí hoạt động trên Tổng thu nhập) và Chất lượng tài sản (AQ, được đo bằng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên Tổng dư nợ) là những chỉ số chính đánh giá sức khỏe hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, mô hình còn kiểm soát đặc điểm ngành thông qua Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng (HHI), được tính theo công thức sau:
HHI = ∑ n i=1 (MS it Tài sản ) 2 (9.5)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈à𝒏𝒉 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 (9.6) Cuối cùng, hai biến kiểm soát đặc trưng cho nền kinh tế vĩ mô là Tổng thu nhập quốc nội (GDP) và Tỷ lệ lạm phát (INF)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM (GMM hệ thống, hai bước) nhằm khắc phục khuyết tật mô hình hồi quy thông thường Trước khi thảo luận kết quả ước lượng, nghiên cứu kiểm tra tính phù hợp hồi quy bằng phương pháp S-GMM qua các bước: (i) kiểm định F (ý nghĩa thống kê hệ số); (ii) kiểm định AR (tự tương quan bậc hai); (iii) kiểm định Sargan (rà soát quá mức, tính hợp lý biến công cụ); (iv) kiểm định Hansen (tính hợp lệ biến công cụ); (v) kiểm định số lượng công cụ (biến công cụ không yếu).
Kết quả và thảo luận
Bảng 9.1: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Bảng 9.1 mô tả số liệu thống kê dựa trên mẫu của 29 ngân hàng thương mại; thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2019 Giá trị lớn nhất của NIM là 0,09325, giá trị nhỏ nhất là 0,00549 và giá trị trung bình là 0,02996 Có sự khác biệt đáng kể về hoạt động tài chính giữa các ngân hàng trong mẫu Kết quả tương tự cũng được thấy khi quan sát ROA và ROE ROE bình quân của các ngân hàng Việt Nam là 0,08537 ROE thấp nhất chỉ là 0,00062 thuộc về Ngân hàng TMCP Quốc dân vào năm 2012 Ngược lại, cao nhất là Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2018 (0,2773)
CSRE bình quân của các ngân hàng thương mại là 6.04542 (tương đương 2.472 tỷ đồng) CSRE thấp nhất chỉ là 5.08658 (122 tỷ đồng), thuộc về Baovietbank năm 2012 Trong khi đó, ngân hàng có CSRE lớn nhất năm 2018 là Agribank, lên tới 16.405 tỷ đồng Agribank cũng là ngân hàng có chi phí nhân viên cao nhất khi có số lượng nhân viên cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (36.388 người tính đến 31/12/2018) CSRD bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 53% Tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình, tương tự như kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh (2018) với mẫu doanh nghiệp niêm yết 2012-2016
Ngân hàng thương mại có tổng tài sản tăng mạnh nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2019; thấp nhất là Baovietbank năm 2012 Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam là khoảng 80%, trong đó thấp nhất là 43% và cao nhất là 112% Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng Việt Nam khoảng 9% Đồng thời, có sự chênh lệch lớn về giá trị lớn nhất (29,3%) và giá trị nhỏ nhất (3,89%) Chất lượng quản lý của NHTM được thể hiện qua tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng quản lý càng tốt
Hệ số CIR trung bình của các ngân hàng Việt Nam là 55,6% Hệ số CIR thấp nhất là 28,7%, trong khi cao nhất là 129,2% Về mức độ tập trung thị trường, chỉ số HHI bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 0,05, cho thấy mức độ cạnh tranh cao trong ngành ngân hàng Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tương đối cao, bình quân năm 2012-2019 đạt 6,3% Tuy nhiên, đi kèm với tốc độ tăng trưởng GDP cao là tỷ lệ lạm phát cao, bình quân 3,8%
Bảng 9.2 trình bày kết quả hồi quy tác động của CSRE và CSRD đến NIM, ROA và ROE của các ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả của kiểm định F cho thấy tất cả các mô hình đều có giá trị p 10%, có nghĩa là mô hình không có tự tương quan bậc hai Kết quả kiểm định Sargan cho thấy rằng các mô hình là đúng và các biến có tính đại diện hợp lý Giá trị p của phép thử Hansen của tất cả các mô hình đều lớn hơn 10%, cho thấy rằng các biến được chọn làm biến công cụ là hợp lý Cuối cùng, trong tất cả các mô hình, số lượng công cụ nhỏ hơn hoặc bằng số lượng nhóm, do đó kết luận rằng các biến công cụ không yếu
Bảng 9.2: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của CSR đến HQTC
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Ghi chú: Thống kê t trong ngoặc đơn; ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm Stata
Kết quả hồi quy tại cột 1, 3 và 5 của bảng 9.2 cho thấy thực hành kinh doanh bền vững về môi trường (CSRE) có tác động tích cực đến biên lợi nhuận ròng (NIM), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng thương mại với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1% Trong khi đó, kết quả hồi quy tại cột 2 và 6 chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa thực hành kinh doanh bền vững về xã hội (CSRD) và NIM, ROE.
Bằng chứng trên cho thấy tác động tích cực của CSR đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng Việt Nam Giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận Phát hiện này ủng hộ lý thuyết Bên liên quan và lý thuyết Chính sách Theo quan điểm của lý thuyết Bên liên quan, một công ty chỉ có thể tồn tại nếu nó có thể đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau, những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty Các bên liên quan có thể đóng góp vào khả năng tạo ra sự giàu có của công ty để duy trì tăng trưởng Do đó, các công ty nên chú ý đến lợi ích của họ, xem xét quan điểm của họ (Ho, 2018) Lý thuyết các bên liên quan cũng nhấn mạnh trách nhiệm công bố thông tin của tổ chức ngoài một hoạt động kinh tế hoặc tài chính đơn giản Tương tự, lý thuyết Chính sách được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu để giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp cần tiết lộ thông tin xã hội và môi trường (Hồ Thị Vân Anh, 2018; Islam cộng sự, 2013) Thông qua các hành động này, doanh nghiệp có được tính hợp pháp trong hoạt động của mình Vì vậy, họ được xã hội, cộng đồng chấp nhận và đảm bảo các điều kiện để tiếp tục hoạt động và đạt được mục tiêu lợi nhuận (Hồ Thị Vân Anh, 2018) Như vậy, việc thực hiện và công bố thông tin CSR sẽ giúp cải thiện hoạt động tài chính của ngân hàng
Bảng 9.3 trình bày kết quả ước tính vai trò điều tiết của cơ cấu sở hữu đối với mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Các kiểm định F, AR (2), Sargan và Hansen cho thấy hệ số hồi quy của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê, hiệu quả và không chệch hướng Trong tất cả các mô hình, số lượng công cụ nhỏ hơn hoặc bằng số lượng nhóm, cho thấy rằng các biến công cụ không yếu Ở cột 1 và cột 3 trong Bảng 9.3, tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến CSRExDSOB; tuy nhiên, ở cột 5, hệ số hồi quy của biến CSRE có dấu dương với mức ý nghĩa 1%, còn biến CSRExDSOB có hồi quy dương với mức ý nghĩa thống kê là 10% Tương tự, tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến CSRDxDSOB trong cột 4 và
6; tuy nhiên, ở cột 2, hệ số hồi quy của biến CSRD có dấu dương với mức ý nghĩa 1% Trong khi đó, biến CSRDxDSOB có hệ số hồi quy âm với ý nghĩa thống kê là 5%
Bằng chứng này cho thấy rằng chi tiêu cho các hoạt động CSR làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, và các ngân hàng có sự kiểm soát của nhà nước có HQTC cao hơn các ngân hàng tư nhân Ngược lại, CSRD là một yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng, làm tăng tỷ suất lợi nhuận một cách rõ ràng Tuy nhiên, các ngân hàng do nhà nước kiểm soát có mức tăng hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các ngân hàng do tư nhân kiểm soát Nói cách khác, mối quan hệ tích cực giữa CSRE và hiệu quả hoạt động tài chính bền chặt hơn ở các ngân hàng do nhà nước kiểm soát hơn là ở các ngân hàng tư nhân Trong khi đó, mối quan hệ tích cực giữa CSRD và hoạt động tài chính của các ngân hàng do nhà nước kiểm soát lại yếu hơn so với các ngân hàng tư nhân Nghiên cứu các công ty niêm yết của Trung Quốc, Li cộng sự (2013) cho thấy mối liên hệ giữa HQTC và CSRD trong các DNNN yếu hơn so với các DN ngoài DNNN Ali và cộng sự (2019) cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp ngoài DNNN có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa việc thực hiện CSR và HQTC Ali và cộng sự (2019) cho rằng các DNNN tham gia vào các hoạt động CSR dưới sự khuyến khích của chính phủ trong khi các doanh nghiệp tư nhân lựa chọn chiến lược CSR dựa trên phân tích chi phí - lợi ích hơn là áp lực thể chế
Bảng 9.3: Kết quả ước lượng tác động của cơ cấu sở hữu đến mối liên kết giữa CSR và HQTC của NHTM
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5 Cột 6
Ghi chú: Thống kê t trong ngoặc đơn; ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm Stata
Như vậy, khi chi tiêu cho các hoạt động CSR tăng lên, các ngân hàng do nhà nước kiểm soát sẽ đạt được HQTC cao hơn Chi cho CSR bao gồm ba phần: chi cho nhân viên, thuế và chi cho cộng đồng, trong đó chi cho người lao động chiếm tỷ trọng cao nhất Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong các ngân hàng thương mại nhà nước cao hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại tư nhân Ngoài ra, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng có nhiều chế độ phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên và người thân của họ Nhân viên làm việc tốt hơn khi họ được đối xử tốt và công ty có nhiều chính sách tốt, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Khi tăng cường công bố thông tin về CSR, các ngân hàng thương mại do tư nhân kiểm soát sẽ được hưởng nhiều lợi ích tài chính hơn các ngân hàng thương mại do nhà nước kiểm soát CSR của các ngân hàng tư nhân được xã hội coi là tự nguyện, tuy nhiên, CSR của các ngân hàng thương mại nhà nước thường được hướng dẫn bởi chính sách của chính phủ.
TRÁCH NHIỆM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU VÀ TÌNH TRẠNG NIÊM YẾT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Giới thiệu nghiên cứu
Không chỉ trong những năm gần đây mà đã từ lâu, mối quan tâm của Nhà nước cũng như người dân về các vấn đề môi trường đã có sự gia tăng đáng kể, được thúc đẩy chủ yếu bởi các hiện tượng thời tiết bất thường cũng như các tác hại, hậu quả của chúng như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng… (Coulson và Monks, 1999) Những vấn đề đáng báo động này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do nhiều chủ thể gây ra, trong đó có sự đóng góp một phần của các doanh nghiệp (Worae và Ngwakwe, 2017) Do đó, các doanh nghiệp nên nhận ra tầm quan trọng của việc hành động có trách nhiệm với xã hội và môi trường vì việc vi phạm vượt quá các quy định về môi trường sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và danh tiếng về lâu dài
Trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường được coi là một phần không thể thiếu trong khái niệm rộng rãi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hoặc phát triển bền vững Theo Lee và cộng sự (2016), 93% giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO) tin rằng biến đổi khí hậu và tính bền vững là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Do đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm điều tra lý do tại sao các công ty thực hiện cũng như công bố thông tin trách nhiệm đối với môi trường và các hoạt động này có liên quan như thế nào đến HQTC của các công ty (Angelia và Suryteringsih, 2015; Dimitropoulos, 2021; Lee cộng sự , 2016; Wu và cộng sự, 2020)
Ngân hàng tuy được coi là thân thiện với môi trường, nhưng cũng có thể gây ô nhiễm gián tiếp thông qua các khoản đầu tư vào dự án gây ô nhiễm Vấn đề môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng khi các dự án đầu tư có vấn đề về môi trường bị hạn chế bởi chính sách Do đó, đánh giá CER có vai trò thiết yếu trong trách nhiệm xã hội của ngân hàng.
Ban đầu, CER không thu hút được sự chú ý từ ngành ngân hàng (Yang, 1997) Sự phát triển của CER chủ yếu do áp lực ngày càng tăng mà các công ty phải đối mặt từ một số bên liên quan để tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như đáp ứng các mối quan tâm về môi trường của cộng đồng (Dimitropoulos, 2021) Năm 1980, đạo luật trách nhiệm bồi thường và đáp ứng môi trường toàn diện của Hoa Kỳ (the United States Comprehensive Environmental Response and Compensation Liability Act - CERCLA) đã đánh thức hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Mỹ bằng cách làm cho các ngân hàng có khả năng chịu trách nhiệm về chi phí làm sạch môi trường tại các tài sản mà ngân hàng đã cho vay (Hongwei, 2003) Với CERCLA, các ngân hàng bắt đầu chú ý đến những rủi ro pháp lý tiềm ẩn liên quan đến nhiệm vụ môi trường của những người nhận các khoản vay ngân hàng Các ngân hàng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các tác động môi trường đối với các hoạt động tín dụng, quản lý tài sản, đầu tư và bảo hiểm Đồng thời, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới đã thúc đẩy các ngân hàng ở tất cả các nước tích hợp phát triển bền vững vào các hoạt động của mình thông qua các chính sách và hướng dẫn (Zhang và cộng sự, 2011)
Là một nước đang phát triển thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam cũng đang gặp phải các vấn đề về môi trường - xã hội và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn (Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2016) Nhận thức được những khó khăn này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để cải thiện Nổi bật trong số đó là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Chính phủ, 2012) Những chính sách này nhằm xây dựng một nền kinh tế có khả năng sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế tăng trưởng xanh Ngày 24/03/2015 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN, về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng Sau đó, ngày 30/12/2016, NHNN ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó, bắt đầu từ ngày 15/03/2017, hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng không chỉ đảm bảo quan hệ tín dụng mà còn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường Tiếp tục, ngày 07/08/2018, NHNN đã ký Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án Phát triển Ngân hàng Xanh tại Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn hành các văn bản quy phạm phát luật để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp liên quan đến môi trường nói riêng, phát triển bền vững nói chung Các quốc gia, khu vực còn ban hành các quy định buộc các doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp thông tin phi tài chính liên quan đến môi trường, người lao động, cộng đồng.v.v Chỉ thị 2014/95/EU do EC ban hành vào tháng 12 năm 2014 là một ví dụ Theo đó, yêu cầu các công ty lớn có lợi ích công cộng (công ty niêm yết, ngân hàng, công ty bảo hiểm và các các công ty được các cơ quan có thẩm quyền quốc gia chỉ định là thực thể công ích) phải tiết lộ thông tin phi tài chính và đa dạng bắt đầu từ báo cáo năm 2018 trở đi (EC, 2014) Chỉ thị này rất được quan tâm vì nó xuất phát từ sự thừa nhận của Nghị viện Châu Âu về vai trò quan trọng của việc tiết lộ thông tin phi tài chính trong việc thúc đẩy thực hiện và công bố thông tin CSR của các DN Châu Âu Tại Việt Nam, tương tự như Chỉ thị 2014/95/EU của Châu Âu là thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ tài chính.Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, theo đó yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải công bố thông tin phi tài chính liên quan đến môi trường và xã hội (Bộ Tài Chính, 2015)
Các quy định của pháp luật đã tạo ra hành lang pháp lý về môi trường trong hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, nó có khuyến khích các ngân hàng tích cực xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và đẩy mạnh thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với môi trường hay không? Nó có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa CER và HQTC của các NHTM không? Rất cần có những nghiên cứu để làm rõ các câu hỏi này
Ngoài ra, giống như Trung Quốc, đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là còn tồn tại các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ quyền kiểm soát Đây là các doanh nghiệp được thành lập dựa trên 100% vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn cổ phần của Nhà nước từ 50% trở lên Ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ Trong hệ thống các NHTM Việt Nam, có bốn ngân hàng mà Nhà nước giữ quyền kiểm soát Tính tại thời điểm ngày 31.12.2019, tổng tài sản của bốn ngân hàng này đạt trên 5,4 triệu tỷ đồng (tương đương 233,5 triệu USD), tăng gần bốn lần trong vòng mười năm và chiếm trên 50% tổng tài sản của cả hệ thống NHTM Sự ảnh hưởng của bốn ngân hàng này tới hoạt động tiền tệ, ngân hàng cũng như các hoạt động khác là rất lớn, mang tính định hướng cho cả hệ thống ngân hàng Các NHTM do Nhà nước kiểm soát có thể thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm với môi trường theo định hướng của Nhà nước hơn là vì mục tiêu lợi ích tài chính Theo Wang và cộng sự (2014), quyết định của các doanh nghiệp được kiểm soát bởi Nhà nước thường được đưa ra dựa theo những mục tiêu của Chính phủ Do đó, quyền kiểm soát của Nhà nước trong các NHTM cũng là một trong những nhân tố quan trọng cần được xem xét
Bằng chứng thực nghiệm về tác động của CER đến HQTC của các doanh nghiệp Việt Nam đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu Nguyễn La Soa và Trần Mạnh Dũng (2019) thực hiện nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin kế toán môi trường và HQTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2017 Kết quả chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ công bố thông tin kế toán môi trường và HQTC Huỳnh Quang Linh (2019) thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 213 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán với dữ liệu thu thập từ tháng 2 đến tháng 5 năm
2018 Kết quả cho thấy trách nhiệm với môi trường có tác động tích cực và có ý nghĩa đến HQTC Lê Thị Tâm và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) và mối quan hệ giữa ứng dụng EMA và hiệu quả tài chính của 418 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô vừa và lớn ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2019 Kết quả thực nghiệm xác nhận mối quan hệ tích cực đáng kể giữa hiệu quả môi trường và HQTC cho thấy các giải pháp sáng tạo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường có thể thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp
Nghiên cứu về CER và HQTC của ngành ngân hàng chưa được tìm thấy Tác động của CER đến HQTC của các NHTM Việt Nam mới chỉ được Trần Thị Hoàng Yến (2016) thảo luận một phần trong nghiên cứu về CSR và HQTC Do đó còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu về chủ đề này được thể hiện qua các câu hỏi sau đây: (i) Hoạt động nào của NHTM thể hiện trách nhiệm với môi trường? (ii) Mức độ công bố thông tin CER của các NHTM Việt Nam hiện nay ra sao? (iii) Thực hiện và công bố thông tin CER có tác động tích cực tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng không? (iv) Các quy định của pháp luật có khả năng củng cố ảnh hưởng tích cực của CER đối với HQTC của các NHTM hay không? (v) Cơ cấu sở hữu sẽ làm gia tăng hay làm yếu đi tác động của CER tới HQTC ở những NHTM mà Nhà nước nắm quyền kiểm soát?
Chương sách này nhằm mục đích kiểm tra mức độ công bố thông tin trách nhiệm với môi trường và tác động một chiều từ CER đến HQTC của NHTM Việt Nam Thêm vào đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra tác động điều tiết của các quy định của pháp luật và cơ cấu sở hữu đến mối quan hệ giữa CER và HQTC của các NHTM
Chương sách này cung cấp những đóng góp quan trọng cho tài liệu Đầu tiên, cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho cuộc tranh luận về mối liên quan giữa CER và HQTC Thứ hai, theo hiểu biết của chúng tôi, đây là một trong số ít nghiên cứu xem xét tác động điều tiết của quy định của pháp luật và cơ cấu sở hữu Đặc biệt, nghiên cứu này tập trung vào bối cảnh Việt Nam – một nước đang phát triển và lĩnh vực ngân hàng – một ngành có những đặc trưng khác biệt với các ngành nghề khác Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều thực hiện các nước phát triển Một số ít nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ của CER và HQTC trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi, ví dụ Trung Quốc Tuy nhiên mối quan hệ giữa CER và HQTC trong bối cảnh Việt Nam gần như bỏ trống Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng với bối cảnh kinh tế và chính trị khác biệt, do đó nghiên cứu này có tầm quan trọng đáng kể để kiểm tra tính khái quát của các lý thuyết dựa trên phương Tây và cung cấp thêm bằng chứng về CER ở các nền kinh tế mới nổi nơi bảo vệ môi trường và thực thi quy định yếu hơn nhiều của các nước phát triển.
Tổng quan tài liệu và phát triển giả thuyết nghiên cứu
10.2.1 Trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp và tác động của nó đối với hiệu quả tài chính
Trong những năm gần đây, việc thực hiện và công bố thông tin về môi trường đã trở nên quan trọng hơn trong cộng đồng doanh nghiệp Môi trường xanh và sạch hơn là điều bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp để tồn tại trong bối cảnh phát triển bền vững đang được thúc đẩy ở mỗi quốc gia Vì mục tiêu chính của một công ty là tối đa hóa lợi nhuận, do đó, điều cần thiết là phải biết giá trị bổ sung được tạo ra cho các công ty bằng cách tiến hành các hoạt động có trách nhiệm với môi trường (Lê Hà Diễm Chi và cộng sự, 2022) Kết quả là, nhiều nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ có thể có giữa CER và HQTC, cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm
Các lý thuyết Các bên liên quan, Hợp pháp và Dựa trên nguồn lực phản bác quan điểm tiêu cực về tác động của CER đến hiệu quả tài chính công ty (HQTC) Theo lý thuyết Các bên liên quan, đáp ứng nhu cầu của bên liên quan, bao gồm cả trách nhiệm môi trường, là một chi phí kinh doanh hợp lý, đồng thời nâng cao danh tiếng và thương hiệu, tác động tích cực đến HQTC Lý thuyết Hợp pháp nhấn mạnh sự cần thiết của các hoạt động có trách nhiệm với xã hội và môi trường để giảm nguy cơ kiện tụng và đảm bảo sự tồn tại bền vững Trong khi đó, lý thuyết Dựa trên nguồn lực cho rằng trách nhiệm môi trường tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị công ty.
Tối ưu hóa đầu tư vào CER tương tự như các khoản đầu tư khác, cân nhắc các yếu tố cung cầu Các công ty không đầu tư vào CER sẽ cung cấp sản phẩm giá rẻ hơn, trong khi các công ty chịu chi phí môi trường sẽ bán sản phẩm giá cao hơn Do vậy, mối quan hệ giữa CER và HQTC là không rõ ràng.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đưa ra các kết luận khác nhau về tác động của CER đối với HQTC Hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy tác động tích cực của CER đối với HQTC của một công ty Ví dụ, Nehrt (1996) đã điều tra 50 công ty sản xuất bột giấy ở 8 quốc gia và lập luận rằng những công ty đầu tư sớm vào công nghệ giảm thiểu ô nhiễm có lợi thế tài chính đáng kể hơn Ông lập luận rằng những công nghệ như vậy có thể cho phép các công ty giảm chi phí sản xuất đơn vị và cải thiện doanh số bán hàng về lâu dài Miles và Covin (2000) đã xem xét kỹ hơn mối quan hệ giữa hoạt động môi trường, danh tiếng doanh nghiệp và hiệu quả tài chính tài chính và kết quả cho thấy danh tiếng là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất liên quan đến hiệu quả tài chính Họ kết luận rằng quản lý môi trường tốt mang lại cho các công ty lợi thế về danh tiếng và tăng hiệu quả tài chính López-Gamero và cộng sự (2009) cho rằng thời gian và cường độ đầu tư sớm vào các vấn đề môi trường tác động đến việc áp dụng quản lý môi trường, do đó giúp cải thiện hoạt động môi trường Tác động của bảo vệ môi trường đối với hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Tây Ban Nha không trực tiếp và có thể thay đổi tùy theo lĩnh vực được xem xét nhưng nhìn chung là tích cực Nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của công ty đóng vai trò là các biến số trung gian cho mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và hiệu quả tài chính Tương tự, bằng cách điều tra các công ty dịch vụ tài chính từ 29 quốc gia, Jo cộng sự (2015) kết luận rằng bằng cách đầu tư hiệu quả vào CER có thể làm giảm chi phí môi trường, do đó cải thiện hiệu quả tài chính Đặc biệt, giảm chi phí môi trường làm tăng HQTC về lâu dài vì nó có thể dẫn đến cải thiện uy tín của doanh nghiệp, cho phép các công ty thuê nhiều lao động có trình độ hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm chi phí vốn và tăng cơ hội lợi nhuận Lee và cộng sự (2016) đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của trách nhiệm môi trường đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp, được đo lường bằng ROE và ROA Bằng cách sử dụng hai phương pháp ước lượng khác nhau (OLS và 2SLS) trên các công ty Hàn Quốc trong giai đoạn 2011–2012, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa CER và HQTC là tích cực và có ý nghĩa thống kê Các kết luận về hiệu suất môi trường ảnh hưởng đáng kể đến ROA và ROE cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Angelia và Suryosystemsih (2015) Gần đây, Shabbir và Wisdom (2020) đã thực hiện một nghiên cứu với các công ty sản xuất ở Nigeria để xem xét các khoản đầu tư vào môi trường bên trong và các khoản đầu tư vào môi trường bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến HQTC của công ty Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực giữa các khoản đầu tư vào môi trường nội bộ và HQTC của công ty Mối quan hệ tích cực nhưng không đáng kể cũng được tìm thấy giữa các khoản đầu tư vào môi trường bên ngoài và HQTC của doanh nghiệp Cụ thể, các công ty có đầu tư vào môi trường cao hơn có lợi nhuận cao hơn các công ty không có ý thức về môi trường Dimitropoulos (2021) thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 7313 tập đoàn có nguồn gốc từ 24 quốc gia EU trong giai đoạn 2003–2018 Kết quả phân tích thử nghiệm cho thấy CER tạo ra các nguồn lực cạnh tranh tốt hơn và cải thiện hiệu quả tài chính Tương tự, nghiên cứu thực nghiệm của Xu cộng sự (2021) với một mẫu gồm 141 công ty xây dựng toàn cầu cho thấy CER làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và giá trị kinh tế gia tăng (economic value added - EVA) của các công ty Iwata và Okada (2011) đưa ra kết luận trái chiều về tác động của các hoạt động môi trường đối với HQTC bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty sản xuất Nhật Bản từ năm
2004 đến năm 2008 Nhìn chung, ảnh hưởng của phát thải chất thải đối với HQTC là tích cực Tuy nhiên, phát thải chất thải có tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp bẩn vì giảm khí nhà kính có thể làm tăng ROE (phản ánh HQTC dài hạn) nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến ROS (đại diện cho HQTC ngắn hạn)
Trong một bối cảnh địa lý khác, Nyirenda và cộng sự (2013) không tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa thực hành quản lý môi trường và HQTC giữa các công ty khai thác ở Nam Phi Thực tiễn quản lý môi trường của các công ty chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn tuân thủ các quy định pháp luật và nghĩa vụ đạo đức để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Tương tự, Pintea và cộng sự (2014) cũng không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa hoạt động môi trường doanh nghiệp và HQTC của các công ty Romania
Kết quả hỗn hợp về ảnh hưởng của CER đối với HQTC của một công ty cũng có thể được tìm thấy trong đánh giá hệ thống của Đặng Thu Hà (2017), người đã kiểm tra 72 nghiên cứu thực nghiệm Kết quả cho thấy 41 nghiên cứu cho thấy tác động tích cực, 19 nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ trung lập và 12 nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của CER đối với HQTC của một công ty Mặc dù số lượng các công bố này chỉ ra rằng có nhiều phát hiện tích cực hơn tiêu cực, nhưng các kết quả hỗn hợp như vậy chứng minh rằng cần có nghiên cứu bổ sung để xác định tác động thực tế của CER đối với HQTC của một công ty, đặc biệt là ở một quốc gia mới nổi như Việt Nam
Kết luận, một tổng quan tài liệu chứng minh rằng cần có thêm nghiên cứu để xem xét các tác động của CER đối với HQTC trong kinh doanh Hơn nữa, cũng cần điều tra sâu để biết mối quan hệ đó thực sự tồn tại như thế nào trong các môi trường kinh doanh theo bối cảnh cụ thể như Việt Nam Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét tác động của việc thực hiện và công bố thông tin CER đến HQTC của các NHTM Việt Nam thông qua NIM, ROA và ROE; do đó, góp phần thúc đẩy dòng nghiên cứu về lĩnh vực này ngày càng phát triển
Tại Việt Nam, kết quả của các nghiên cứu được thực hiện với mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp (Huỳnh Quang Linh, 2019; Lê Thị Tâm và cộng sự, 2019; Nguyễn La Soa và Trần Mạnh Dũng, 2019) hoặc các ngân hàng thương mại (Trần Thị Hoàng Yến, 2016) đưa ra kết luận về tác động tích cực của CER đến HQTC Nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước đây được thực hiện với các NHTM Việt Nam về phương pháp đo lường CER, biến đại diện HQTC, mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng Mục tiêu nghiên cứu chính là xác minh tác động tích cực của CER đến HQTC của các ngân hàng Một lý do khác là các lý thuyết cơ bản được sử dụng để giải thích tác động tích cực của CER đối với HQTC trong nghiên cứu này là lý thuyết Bên liên quan và lý thuyết Hợp pháp thường được sử dụng cho các nước phát triển Do đó, nghiên cứu này có tầm quan trọng đáng kể để kiểm tra mức độ phù hợp của các lý thuyết trên trong các nền kinh tế đang phát triển Kết quả là giả thuyết H1 được phát triển như sau:
H1: Có tác động tích cực của việc thực hiện và công bố thông tin CER đến HQTC của các NHTM Việt Nam
9.2.2 Hiệu lực điều chỉnh của các quy định pháp luật
Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thể chế kinh tế và chính trị khác nhau sẽ có hành vi hoạt động khác nhau Những người theo chủ nghĩa thể chế cho rằng các thể chế bên ngoài thị trường là cần thiết để đảm bảo các doanh nghiệp đáp ứng với các bên liên quan (Li và cộng sự, 2017) Một trong những thể chế phổ biến ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam là luật pháp Áp lực pháp lý tác động mạnh mẽ đến hành vi của các doanh nghiệp Các cơ quan quản lý xây dựng các quy tắc, quy định và pháp lệnh để giám sát các hành vi môi trường của doanh nghiệp Các quy định nghiêm ngặt về môi trường có thể buộc các doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến có trách nhiệm như tham gia tích cực vào các hoạt động môi trường hoặc đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường Các quy tắc đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thậm chí còn khắt khe hơn Theo Li cộng sự (2013), các công ty niêm yết cần tuân thủ các giá trị hoặc niềm tin được xây dựng trong xã hội và hệ thống chuẩn mực để đạt được tính hợp pháp trên thị trường chứng khoán Các doanh nghiệp niêm yết có nghĩa vụ cung cấp thông tin CSR, trong khi các doanh nghiệp chưa niêm yết không có nghĩa vụ này Tuy nhiên, các công ty chưa niêm yết thường thực hiện và tiết lộ thông tin CSR để đạt được các mục tiêu tài chính Họ quan tâm đến phân tích chi phí - lợi ích hơn là áp lực về thể chế Nói cách khác, các công ty niêm yết có thể tiến hành và tiết lộ nhiều thông tin CSR hơn, nhưng sự liên kết tích cực của CSR-HQTC trong các công ty niêm yết sẽ yếu hơn so với các công ty chưa niêm yết Để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam và NHNN đã ban hành các quy định chặt chẽ hơn về các vấn đề môi trường Các ngân hàng niêm yết có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với môi trường theo các yêu cầu thể chế và công bố thông tin đó trên các phương tiện truyền thông Do đó, có sự khác biệt về mức độ công bố CER giữa các NHTM đã niêm yết và chưa niêm yết chính thức
Từ những lập luận trên, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:
H2: Mối quan hệ tích cực giữa CER và HQTC ở các NHTM đã niêm yết chính thức yếu hơn so với các NHTM chưa niêm yết chính thức
9.2.3 Hiệu quả điều tiết của cơ cấu sở hữu
Cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa CSR và hoạt động tài chính của công ty Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhận được sự hỗ trợ từ các bên liên quan mạnh mẽ (ví dụ: Chính phủ), điều này thúc đẩy hoạt động CSR của họ Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CSR và hoạt động tài chính trong DNNN yếu hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một phần là do mục tiêu xã hội của DNNN, nhu cầu hợp pháp hóa vị thế và sự ảnh hưởng từ định hướng xã hội trong quá trình đánh giá giám đốc điều hành Ngược lại, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có động lực mạnh mẽ hơn để thực hiện CSR vì những lợi ích hữu hình và vô hình của nó, chẳng hạn như thu hút nhân tài, tăng cơ hội thâm nhập thị trường, nâng cao lòng trung thành của nhân viên và quản lý rủi ro.
Liu và cộng sự (2021) cho rằng các DNNN liên kết chặt chẽ với chính quyền trung ương và địa phương, thực hiện trách nhiệm xã hội nhiều hơn trong bảo vệ môi trường và sinh thái, do đó họ đầu tư nhiều hơn cho bảo vệ môi trường so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các công ty đại chúng có thể nhận được phản hồi tích cực đáng kể bằng cách thực hiện các hoạt động trách nhiệm về môi trường; tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các DNNN có trách nhiệm môi trường nhiều hơn sẽ không được bồi thường thêm Kết quả là, hiệu quả tài chính của các DNNN không thể được hỗ trợ nhiều bởi các hoạt động môi trường và sinh thái này Ngược lại, các công ty không thuộc sở hữu nhà nước có thể gửi tín hiệu tích cực đến thị trường thông qua các hoạt động có trách nhiệm với môi trường và nhận được phản hồi tích cực đáng kể về HQTC của công ty Kết luận tương tự cũng được rút ra bởi Ang cộng sự (2022), người đã điều tra 6306 công ty niêm yết gây ô nhiễm nặng của Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2019, kết quả hồi quy cho thấy CSR thúc đẩy HQTC trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tốt hơn so với các DNNN Vào những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống NHTM Việt Nam chỉ có chín ngân hàng, trong đó có bốn NHTM quốc doanh Tuy nhiên, sau khi Hội đồng Nhà nước thông qua hai Sắc lệnh về Ngân hàng vào tháng 5 năm 1990, hệ thống ngân hàng bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ Đến năm 1996, số ngân hàng Việt Nam đã tăng lên 76 (gồm 4 NHTM quốc doanh, 48 NHTM cổ phần, còn lại là ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) Ngay từ đầu những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch cổ phần hóa các NHTM Nhà nước nhằm đưa ngành tài chính ngân hàng sánh ngang với các nước trong khu vực Kết quả là ba NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa Tuy nhiên, Nhà nước vẫn duy trì đủ cổ phần để giữ quyền kiểm soát biểu quyết và ảnh hưởng chính trị đối với các ngân hàng này Các thành viên Hội đồng quản trị và người điều hành của các NHTM Nhà nước có xu hướng đưa ra các quyết định nhân danh lợi ích của Chính phủ bao gồm cả lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế Từ những lập luận trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết:
H3: Mối quan hệ tích cực giữa CER và HQTC ở các NHTM do Nhà nước kiểm soát yếu hơn so với các NHTM không do Nhà nước kiểm soát
Kết hợp các giả thuyết được trình bày ở trên, mô hình lý thuyết để tiến hành nghiên cứu được thiết lập như sau:
Thiết kế nghiên cứu
10.3.1 Mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu Đối tượng nghiên cứu gồm 35 NHTM Việt Nam (danh sách này không bao gồm các ngân hàng Liên doanh và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài) Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các NHTM được thu thập Kết quả là, có 29 ngân hàng công khai đầy đủ trong giai đoạn 2012-2019 Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng là 29 ngân hàng và số lượng quan sát là 232
Nguồn dữ liệu của nghiên cứu này bao gồm (i) CERs của các ngân hàng thương mại được thu thập từ phương pháp phân tích nội dung; và (ii) HQTC hoặc biến kiểm soát được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại và báo cáo thường niên của NHNN
10.3.2 Đo lường các biến nghiên cứu
Công bố thông tin trách nhiệm môi trường Hiệu quả tài chính của ngân hàng
Quy định của pháp luật
H2: NHTM đã niêm yết chính thức (-)
H3: NHTM có kiểm soát của
ROA và ROE là các chỉ số sinh lời cơ bản được sử dụng để đo lường HQTC của ngân hàng (Esteban-Sanchez và cộng sự, 2017; Fijałkowska và cộng sự, 2018; Wu và Shen, 2013) Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng NIM để đo lường HQTC của ngân hàng vì đây là một trong những thước đo chính về khả năng sinh lời của ngân hàng (Matuszaka và Różańskaa, 2019).Khả năng sinh lời là một trong những mục tiêu được nhà điều hành lẫn nhà đầu tư quan tâm vì lợi nhuận cao sẽ giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng thị phần và thu hút đầu tư Đối với hầu hết các ngân hàng, doanh thu lớn nhất đến từ lãi cho vay Kết quả là, loại doanh thu này ảnh hưởng đến thu nhập ròng và vốn - những yếu tố quyết định sự thành công về tài chính NIM càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao và hoạt động của ngân hàng càng ổn định (Matuszaka và Różańskaa, 2017) NIM đã được sử dụng làm biến phụ thuộc để đo lường HQTC trong nhiều nghiên cứu về CSR và HQTC của ngành ngân hàng (Gonenc và Scholtens, 2019; Hafez, 2015; Matuszaka và Różańskaa, 2019) Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng NIM để đánh giá HQTC của các ngân hàng thương mại vẫn chưa được tìm thấy
Hầu hết các nghiên cứu về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường (CER) dựa vào dữ liệu từ cơ sở dữ liệu KLD Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu khác như TRI, Đạo đức kinh doanh và CEP chỉ bao gồm các công ty ở các nước phát triển Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích nội dung bằng cách thu thập thông tin môi trường từ báo cáo thường niên của các tổ chức, dựa trên các tiêu chí như Thông tư 155/2015/TT-BTC, Tiêu chuẩn GRI, Chỉ số CSI và các nghiên cứu trước.
Báo cáo Phát triển bền vững theo chuẩn Báo cáo Phát triển bền vững Toàn cầu (GRI) cần tuân thủ chặt chẽ các danh mục mà Hiệp hội Sáng kiến Báo cáo Bền vững (GRI) đề ra Không chỉ đóng vai trò là hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững, GRI còn được sử dụng bởi các học giả để thiết kế các chỉ số Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) Hiệp định Sáng kiến toàn cầu (CSI) cung cấp hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện và tiết lộ thông tin CSR CSI liên tục cập nhật để phù hợp với yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là lồng ghép 17 mục tiêu phát triển bền vững và kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững vào CSI 2020 Ngoài ra, CSI còn thực hiện chương trình đánh giá, xếp hạng và công bố các doanh nghiệp bền vững, khuyến khích các nỗ lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi việc được CSI đưa vào báo cáo thường niên là một vinh dự.
“Doanh nghiệp bền vững” là một danh hiệu đáng tự hào vì nó thể hiện sự ghi nhận của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội Việt Nam (VBCSD, 2020)
Bên cạnh đó, các quy định và hướng dẫn cụ thể cho ngành ngân hàng cũng đã được ban hành để hướng dẫn các ngân hàng Việt Nam thực hiện CSR và công bố thông tin Văn bản pháp lý quan trọng nhất là Quyết định số 1604 QĐ-NHNN phê duyệt Dự án Phát triển Ngân hàng Xanh tại Việt Nam, là văn bản hướng dẫn các hoạt động có trách nhiệm với môi trường của các ngân hàng thương mại Tài liệu này đưa ra một số hướng dẫn để các NTM từng bước chuyển đổi quy trình quản trị nội bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Cung cấp các dịch vụ tín dụng và thanh toán trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường Chủ động xây dựng các hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh theo hướng thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước, giấy in, điện, nhiên liệu,… Bên cạnh đó, các ngân hàng cần kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Họ cũng xây dựng các chính sách tín dụng xanh, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tổ chức các sự kiện và tuyên truyền cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng xanh, giới thiệu các sản phẩm thân thiện hoặc không ảnh hưởng xấu đến môi trường, v.v
Tham khảo những quy định và hướng dẫn trên, chúng tôi xây dựng các chỉ mục đo lường CER của các ngân hàng Sau đó, một nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 và các mục của bảng câu hỏi được đánh giá bởi hai giám đốc điều hành có kinh nghiệm và một chuyên gia ngôn ngữ Việt Nam để xem xét mức độ phù hợp của nội dung các chỉ mục với thực tiễn công bố môi trường trong báo cáo thường niên của các
Nội dung các chỉ số đo lường CER được lấy từ Bảng 10.1 Minh chứng bao gồm từ ngữ, số liệu, hình ảnh liên quan đến tiêu chí sẽ được thu thập và đánh giá vào "phiếu chấm" Minh chứng được lấy từ file PDF nếu có thể sao chép hoặc lưu hình ảnh từ file quét Các chỉ tiêu có minh chứng được chấm điểm 1, còn không có minh chứng thì được chấm 0.
Bảng 10.1: Mẫu thu thập thông tin và chấm điểm CER của ngân hàng
STT Nội dung tiêu chí Minh chứng Điểm
Env 1 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với môi trường
Env 2 Tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính
Env 3 Triển khai hệ thống văn phòng điện tử; Ứng dụng công nghệ trong hoạt động nội bộ của ngân hàng
Env 4 Chuyển đổi các hoạt động kinh doanh sang mô hình ngân hàng số liên quan các sản phẩm phục vụ khách hàng
Env 5 Chính sách tín dụng xanh trong hoạt động tín dụng
Env 6 Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng
Env 7 Tuyên truyền, tập huấn cho người lao động về môi trường
Env 8 Tuyên truyền, tập huấn cho cộng đồng về môi trường
Env 9 Tuân thủ pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường
Env 10 Có các giải thưởng (vinh danh) liên quan môi trường
Trong nghiên cứu này, biến giả Ngân hàng niêm yết (DLB) được sử dụng để đại diện cho các quy định pháp luật Các ngân hàng trong nghiên cứu này được chia thành hai nhóm: ngân hàng đã niêm yết và chưa niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Nhóm đã niêm yết chính thức bao gồm mười bảy ngân hàng, trong đó mười lăm ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và hai ngân hàng niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Các ngân hàng còn lại thuộc nhóm chưa niêm yết trong đó có năm ngân hàng chưa niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán (BAB, BaovietBank, SCB, SSB, VietABank), sáu ngân hàng đại chúng không niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán (ABB, BVB, KLB, NAB, PGB, SGB) và một ngân hàng 100% vốn Nhà nước (Agribank) Những ngân hàng đã niêm yết sẽ nhận giá trị “1” và ngược lại là “0”
Biến giả NHTM do Nhà nước kiểm soát (DSOB) được đưa vào mô hình để kiểm tra tác động điều tiết của cơ cấu sở hữu đối với mối quan hệ giữa CER và HQTC của các NHTM NHTM do Nhà nước kiểm soát là NHTM được thành lập bằng 100% vốn từ ngân sách nhà nước hoặc NHTM cổ phần có tỷ lệ cổ phần của Nhà nước lớn hơn 50% Bốn ngân hàng do Nhà nước kiểm soát (Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB) sẽ nhận giá trị '1' Ngược lại, NHTM không do Nhà nước kiểm soát là loại hình NHTM được thành lập theo hình thức công ty cổ phần trong đó các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cùng góp vốn Nhóm này sẽ nhận giá trị '0'
10.3.3 Mô hình nghiên cứu Để kiểm tra các giả thuyết H1, H2 và H3, chúng tôi sử dụng các công thức tương ứng sau:
FP it = α + β x CER it + δ x Control Variables + ε (10.1)
FP it = α + β x CER it + μ x DLB 𝑖𝑡 + θ x CER 𝑖𝑡 x DLB 𝑖𝑡 + δ x Control Variables + ε (10.2)
FP it = α + β x CER it + μ x DSOB 𝑖𝑡 + θ x CER 𝑖𝑡 x DSOB 𝑖𝑡 + δ x Control Variables + ε (10.3)
Cụ thể, các biến trong mô hình được mô tả và có công thức cụ thể trong Bảng 10.2
Bảng 10.2: Mô tả các biến và kí hiệu trong công thức
Ký hiệu Mô tả Công thức xác định Nguồn dữ liệu Biến phụ thuộc (FP)
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
= Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản sinh lãi bình quân
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
CER Chỉ số công bố thông tin trách nhiệm với môi trường
DLB NHTM đã niêm yết
1 nếu là NHTM đã niêm yết chính thức;
0 nếu là NHTM chư niêm yết chính thức;
DSOB NHTM do Nhà nước kiểm soát (Biến giả)
1 nếu là NHTM do Nhà nước kiểm soát; nếu là NHTM không do Nhà nước kiểm soát;
CERxDLB Được xác định bởi tích của biến CER và biến DBL CERx DSOB Được xác định bởi tích của biến CER và biến DSOB
Biến kiểm soát (Control Variables)
SIZE it Quy mô của ngân hàng i năm thứ t
SIZE = Logarit (Tổng tài sản) NHTM
CAP it Đòn bẩy tài chính của ngân hàng i năm thứ t CAP = Vốn chủ sở hữu
Ký hiệu Mô tả Công thức xác định Nguồn dữ liệu
LDR it Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của ngân hàng i năm thứ t
LDR = Dư nợ cho vay
CIR it Chất lượng quản lý của ngân hàng i năm thứ t CIR = Chi phí hoạt động
AQ it Chất lượng tài sản của ngân hàng i năm thứ t
= Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ cho vay
HHI t Sự tập trung thị trường của ngành ngân hàng năm thứ t
HHI = ∑(MS it tài sản ) 2 n i=1
= Tổng tài sản của mỗi ngân hàng Tổng tài sản của ngành ngân hàng
GDP t Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam năm thứ t NHNN
INF t Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm thứ t NHNN i: Ngân hàng; t: Thời gian; α: Hằng số; β, δ, γ, θ: các hệ số; ε: Sai số (Phần dư)
Nguồn: Đề xuất của các tác giả
Các biến trong nghiên cứu này được thu thập từ năm 2012 đến 2019, là các biến liên tục Trong phân tích các biến liên tục, hầu hết các thử nghiệm thống kê chỉ có thể được thực hiện với các biến có phân phối chuẩn Do đó, cần phải xác định xem một biến có được phân phối chuẩn hay không trước khi tiến hành các phép thử Do đó, đầu tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định phân phối chuẩn của các biến trong mô hình Tiếp theo, nghiên cứu xem xét các khiếm khuyết của mô hình, chẳng hạn như đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi và các biến nội sinh Phương pháp GMM được đề xuất sử dụng như một công cụ để khắc phục các khiếm khuyết của mô hình với dữ liệu bảng Kết quả kiểm tra GMM tương tự như kết quả kiểm tra Pooled OLS nếu mô hình không phải là nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan Khi mô hình có hiện tượng nội sinh nhưng không có phương sai thay đổi và tự tương quan, kết quả kiểm định GMM tương tự như kết quả kiểm định
2SLS Ngược lại, khi mô hình không bị hiện tượng nội sinh nhưng có phương sai thay đổi hoặc tự tương quan thì kết quả kiểm định GMM tương tự như kết quả kiểm định GLS (Lê
Phương pháp GMM có hai công cụ ước tính thay thế, Dif-GMM và Sys-GMM Nghiên cứu này đã chọn sử dụng Sys-GMM vì nó đã được cải tiến dựa trên phiên bản Dif- GMM để đưa ra một ước tính tốt hơn Công cụ ước tính hai bước cũng được chọn vì nó hiệu quả hơn so với phiên bản một bước, đặc biệt là đối với công cụ ước tính Sys-GMM (Huỳnh Japan và Đặng Văn Dân, 2021)
Kết luận, hàm ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo
hệ tích cực giữa chi tiêu cho hoạt động CSR và HQTC ở các ngân hàng thương mại do Nhà nước kiểm soát là có ý nghĩa hơn so với các ngân hàng thương mại tư nhân Ngược lại, mối liên hệ giữa công khai CSR và HQTC sẽ yếu hơn ở các ngân hàng do nhà nước kiểm soát
Nghiên cứu này có một số hạn chế Đầu tiên, có nhiều biến cho thấy tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng Biến có thể là lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận thị trường Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng cả lợi nhuận thị trường và lợi nhuận kế toán để mô tả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Một cách khác là sử dụng hiệu quả kỹ thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng Ngoài các biến điều tiết trong mô hình, nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ CSR-HQTC như quy mô ngân hàng hoặc các quy định pháp lý Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá thêm các yếu tố này.