MỤC LỤC
Trong suốt những năm 1960, các tài liệu học thuật đã mang đến một cách hiểu mới về khái niệm CSR trong đó thừa nhận sự phù hợp của mối quan hệ giữa các tập đoàn và xã hội (Agudelo và cộng sự, 2019), trong đó chủ yếu quan niệm CSR dưới dạng trách nhiệm xã hội của doanh nhân (Low, 2016) và các phản ứng bên ngoài của tổ chức được xem là định hướng nghiên cứu (Vương Thanh Trì, 2019). Ví dụ thành lập Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1983, Liên hợp quốc thông qua Nghị định thư Montreal năm 1987, thành lập Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu năm 1988, thành lập Cơ quan Môi trường Châu Âu vào năm 1990 và hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro đã chuyển thành việc thông qua Chương trình nghị sự 21 và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu năm 1992.
Kể từ khi UNGC ban hành 10 nguyên tắc CSR, gần 12.000 công ty trên toàn thế giới đã cam kết áp dụng các chính sách bền vững và có trách nhiệm với xã hội mà nó kêu gọi xoay quanh các chủ đề về nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng (Moshkin, 2019). Nội hàm của CSR gồm 7 nhõn tố cốt lừi: (i) Quản trị DN nhằm đảm bảo lợi ớch cho cổ đụng; (ii) Thực hiện tốt quyền con người; (iii) Quan hệ và đối xử tốt với người lao động; (iv) Bảo vệ môi trường; (v) Công bằng trong hoạt động; (vi) Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; (vii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội.
Những DN có những chính sách đãi ngộ thoả đáng cho người lao động (ví dụ như trả lương thỏa đáng và công bằng; tạo cho nhân viên nhiều cơ hội thăng tiến; tạo điều kiện cho nhân viên tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ.v.v; đóng bảo hiểm đầy đủ; có môi trường làm việc thân thiện, sạch sẽ) sẽ tác động tích cực đến tinh thần của nhân viên, từ đó, động lực và sự gắn kết của người lao động đối với công ty sẽ được nâng cao. Khi nhân viên tin tưởng và gắn bó với DN, họ sẽ nỗ lực cống hiến hết mình cho công việc, từ đó cùng một khối lượng công việc nhưng số lượng nhân viên có thể giảm, dẫn đến tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo liên tục cho công nhân mới, hay giảm thời gian làm thêm sẽ làm tăng năng suất lao động (Księżak, 2016; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Vương Thanh Trì, 2019).
Bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng một chiều hoặc đa chiều là những cơ sở dữ liệu có sẵn do các tổ chức xếp hạng độc lập thực hiện và lưu trữ như Asset 4, Bloomberg, EIRIS, KLD, Sustalytics… Để lập nên bộ chỉ số này, các nhà quan sát hiểu biết hoặc các cơ quan xếp hạng độc lập sẽ tiến hành đánh giá các công ty dựa trên một hoặc nhiều khía cạnh như môi trường, quản trị, quan hệ nhân viên, sự tham gia của cộng đồng, v.v. Mục đích chính của các tổ chức xếp hạng độc lập khi hình thành các cơ sở dữ liệu là để bán thông tin cho các nhà đầu tư, hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư - những người sử dụng cơ sở dữ liệu trong các quyết định đầu tư (Mravlja, 2017).
Chỉ số công bố CSR được chia thành 9 thành phần (Sứ mệnh, tầm nhìn; Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao; Sản phẩm; Từ thiện và cho vay từ thiện; Nhân Viên; Nợ; Cộng đồng; Môi trường; Quản lý). Điểm yếu chính của cách tiếp cận này là tính chủ quan của nhà nghiên cứu được gắn vào tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu từ việc lựa chọn các khía cạnh CSR quan tâm, thu thập dữ liệu, giải thích dữ liệu và mã hóa dữ liệu (Galant và Cadez, 2017).
Quy định này đã giúp DN đáp ứng nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin đến các bên liên quan, theo đó Báo cáo tác động đến môi trường và xã hội của công ty đại chúng phải báo cáo các nội dung liên quan tới CSR bao gồm: Quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh. Gần đây nhất, Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) 2020 đã được Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do quan trọng mà Việt Nam đã ký kết gần đây, cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN.
Theo Rose (2008), về bản chất NHTM cũng là một tập đoàn kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được và khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn vì thu nhập cao sẽ giúp bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư - là cơ sở cho sự tồn tại và tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng. Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng, hiệu quả tài chính của ngân hàng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
Cùng trình bày các lý thuyết liên quan đến động cơ DN khi công bố báo cáo phát triển bền vững Lê Anh Tuấn (2018) liệt kê 6 lý thuyết (lý thuyết Hợp pháp, lý thuyết Các bên liên quan, lý thuyết Kinh tế chính trị, lý thuyết Đại diện, lý thuyết Tín hiệu và lý thuyết Chi phí sở hữu), trong khi Lê Thị Bảo Thư và Nguyễn Thị Phương Thảo (2020) chỉ có 3 (lý thuyết Hợp pháp, lý thuyết Các bên liên quan, lý thuyết Đại diện). Giống như lý thuyết các bên liên quan, đây là lý thuyết nền được các học giả sử dụng để thiết kế các chủ đề/chỉ tiêu đo lường các thành phần CSR (Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013; Vũ Quốc Khánh, 2017) bởi vì nó chỉ ra những hoạt động nào của DN được coi là CSR.
Trong khi đáp ứng các trách nhiệm pháp lý này, các kỳ vọng quan trọng của DN bao gồm: (i) Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo cách phù hợp với kỳ vọng của chính phủ và luật pháp; (ii) Ứng xử với tư cách là công dân DN tuân thủ pháp luật; (iii) Thực hiện tất cả các nghĩa vụ pháp lý đối với các bên liên quan trong xã hội; (iv) Cung cấp hàng hóa và dịch vụ ít nhất đáp ứng các yêu cầu pháp lý tối thiểu (Carroll, 2016). Trong khi đáp ứng các trách nhiệm đạo đức này, các kỳ vọng quan trọng của DN bao gồm: (i) Thực hiện theo cách phù hợp với mong đợi của xã hội và các chuẩn mực đạo đức; (ii) Công nhận và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức đã tồn tại hay đang phát triển (mới) được xã hội chấp nhận; (iii) Ngăn chặn các chuẩn mực đạo đức bị xâm phạm để đạt được các mục tiêu kinh doanh; (iv) Trở thành công dân DN tốt bằng cách làm những gì được mong đợi về mặt đạo đức (Carroll, 2016).
Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Tuhin (2014) cho thấy không có tác động đáng kể nào của chi tiêu CSR đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng Hồi giáo ở Bangladesh trong giai đoạn 2007-2011. ROE Chi tiêu cho Quản lý thiên tai, Giáo dục, Y tế, Thể thao, Nghệ thuật và văn hóa, Môi trường và các hoạt động khác.
Tương tự vậy, Mosaid và Boutti (2012) cũng không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa công bố thông tin CSR và ROA, ROE của các ngân hàng Hồi giáo. Điều đó có nghĩa là, chỉ đầu tư vào các hoạt động CSR mà không có kênh tiết lộ các hoạt động đó cho các bên liên quan sẽ không ảnh hưởng tích cực đến HQTC, thay vào đó, các hoạt động CSR sẽ chỉ làm cạn kiệt nguồn tài chính.
9 Điểm trung bình về môi trường với 2 thành phần là EMM (điểm giảm phát thải của các công ty được ước tính thông qua nỗ lực và hiệu quả của họ trong việc giảm phát thải từ quá trình sản xuất và vận hành của họ), RES_USE (điểm sử dụng tài nguyên của các công ty và cho biết khả năng của các công ty trong việc giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước và các. Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) 2020 đã được Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do quan trọng mà Việt Nam đã ký kết gần đây, cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN.
HIỆU LỰC ĐIỀU CHỈNH CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.
Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng cho thấy sự khác biệt giữa các ngân hàng sở hữu nhà nước và tư nhân, chủ yếu tập trung vào các nền kinh tế đang phát triển hoặc trong giai đoạn chuyển đổi. Ngoài ra, quyền sở hữu nhà nước tại các ngân hàng cũng được phát hiện có liên quan đến mức độ phát triển tài chính thấp hơn (Barth và cộng sự 1999) và nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng cao hơn (Caprio và Peria 2000).
Thông qua việc thể hiện trách nhiệm xã hội và sự phù hợp với kỳ vọng của các cơ quan quản lý nhà nước, các DNNN được phép tiếp cận các nguồn lực quan trọng, từ đó cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan và dẫn đến nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của họ (Cordeiro và cộng sự, 2018). Li và Zhang (2010) và Zhang và cộng sự (2010) cho rằng áp lực cạnh tranh và giữ liên lạc với chính phủ đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước là lớn hơn, mang lại cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước động lực kinh tế mạnh mẽ hơn để thúc đẩy danh tiếng doanh nghiệp và quan hệ công chúng thông qua CSR.
Những nghiên cứu này bổ sung khoảng trống nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm về CSR trong lĩnh vực ngõn hàng, tuy nhiờn, chưa cú nhiều nghiờn cứu ở Việt Nam làm rừ thực trạng chi tiêu và công bố thông tin CSR cho các bên liên quan vì đây là xu hướng tất yếu về nhu cầu thông tin trong bối cảnh các quốc gia đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững như hiện nay. Lợi ích của CSR đối với xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống, được tiêu dùng sản phẩm có chất lượng với giá cả thấp, cải thiện y tế, giáo dục cho cộng đồng, bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển công nghệ, cải tiến cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao vị thế, hình ảnh của quốc gia (Bùi Thị Thu Hằng và Huỳnh THị Mỹ Duyên, 2020).
Tuy nhiên, một nghiên cứu về thực trạng mức độ công bố thông tin CSR của các NHTM với các nội dung sau chưa được tìm thấy: (i) CSR của ngân hàng được đo lường bằng phương pháp phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - phương pháp phân tích nội dung; (ii) Các chỉ tiêu để đo lường các thành phần CSR của NHTM được thiết kế trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện và báo cáo CSR không những của Việt Nam mà còn cả quốc tế; (iii) Thời gian nghiên cứu là từ 2012 đến 2019 để có một sự so sánh về mức độ công bố thông tin CSR của các ngân hàng cả trước và sau khi có quy định của pháp luật về công bố thông tin CSR (năm 2016). Thứ ba, do hồi quy bằng phương pháp GMM yêu cầu số lượng quan sát đủ lớn trong khi số lượng các NHTM đáp ứng yêu cầu số liệu phục vụ cho phân tích chỉ có 29, vì vậy để tăng số lượng quan sát thì cần thiết phải tăng phạm vi thời gian thu thập số liệu.
Minh chứng sẽ được lấp đầy vào phiếu chấm theo 2 cách: (1) Đối với những file PDF cho phép sao chép nội dung thông qua phần mềm Microsoft Edge, tác giả sẽ sao chép các thông tin liên quan và dán sang phiếu chấm; (2) Trong trường hợp các file dữ liệu dưới dạng Scan (không cho phép sao chép) thì tác giả sẽ dùng công cụ lưu hình ảnh (Snipping Tool), sau đó dán hình ảnh các nội dung liên quan vào phiếu chấm. BIDV đang trong quá trình nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ để thực hiện chuyển đổi các hoạt động kinh doanh sang mô hình Ngân hàng số như: Triển khai hạ tầng quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM) - thực hiện số hóa hồ sơ, tài liệu, của ngân hàng - giảm thiểu giấy tờ, không gian lưu trữ, luân chuyển; Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM), nghiên cứu triển khai Quản lý quy trình kinh doanh (BPM);.
Qua hơn 3 năm triển khai Dự án VnSAT, tính đến 31/12/2018, với vai trò là Ngân hàng bán buôn, chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai ESMF, BIDV đã tổ chức được 14 khóa tập huấn và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng nói chung, qui trình, thủ tục quản lý môi trường và xã hội nói riêng cho 10 NHTM được lựa chọn tham gia dự án VnSAT. Được thực hiện đầy đủ chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (nghỉ phép, nghỉ cuối tuần, lễ, tết, nghỉ việc riêng, làm thêm giờ…), thăm quan, nghỉ mát, nghỉ dưỡng sức, thăm hỏi khi ốm đau, hiếu, hỉ … Được xem xét tạo điều kiện hỗ trợ cho vay vốn.
Trong nghiên cứu này, phương pháp chỉ số công bố thông tin không trọng số (Haniffa và Cooke, 2002; Saleh và cộng sự, 2010) được sử dụng để đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội như là một biến nhị phân. Tổng điểm trách nhiệm xã hội từng thành phần bằng điểm trung bình của tất cả các câu hỏi trong thành phần đó, còn tổng điểm của chỉ số trách nhiệm xã hội tổng của từng ngân hàng sẽ là điểm trung bình của 3 chỉ số trách nhiệm xã hội thành phần trên (Haniffa và Cooke, 2002; Branco và Rodrigues, 2006).
Tuân thủ pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường /Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. Có các chính sách / hoạt động liên quan bình đẳng giới/Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc/Lao động trẻ em.
Cụ thể, ISO đã ban hành hướng dẫn về trách nhiệm xã hội (được gọi là ISO 26000), theo đó CSR được định nghĩa là trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và hoạt động của mình đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và đạo đức: phát triển bền vững, bao gồm sức khỏe và phúc lợi của xã hội; có tính đến kỳ vọng của các bên liên quan; tuân thủ luật pháp hiện hành và phù hợp với các chuẩn. CSR cũng mang lại lợi ích cho các công ty bằng cách thu hút tài năng mới và giữ chân nhân viên giỏi; tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới; nâng cao lòng trung thành và đối phó với rủi ro; thu hút các nhà đầu tư và khách hàng mới; nâng cao năng suất lao động; ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, đồng thời cải thiện HQTC.
Khi ngân hàng phản hồi tốt cho xã hội và giúp đỡ xã hội bằng các khoản đóng góp, để đáp lại sự đóng góp đó, HQTC của ngân hàng tăng lên.” Bolanle và cộng sự (2012) đã lí giải nguyên nhân cho mối quan hệ thuận chiều giữa chi tiêu CSR và khả năng sinh lời của ngân hàng là “chi phí / chi tiêu cho CSR sẽ làm giảm hơn nữa khoản thuế mà các ngân hàng phải trả”. Mặc dù kết quả nghiên cứu của Tuhin (2014) là không tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào giữa chi tiêu CSR và HQTC của các ngân hàng Bangladesh, nhưng tác giả đã khuyến nghị rằng “ban lãnh đạo các ngân hàng Hồi giáo nên cam kết thực hiện các hoạt động CSR trong tương lai vì nó sẽ là điều kiện tiên quyết để thu hút và giữ chân khách hàng cũng như nhân viên và do đó tồn tại trên thị trường.
Thêm vào đó, bằng việc đẩy mạnh xây dựng môi trường làm việc thân thiện với môi trường thông qua các hành động thiết thực, cụ thể như: Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ hợp lý, hạn chế thất thoát nhiệt ra bên ngoài; Sử dụng đèn chiếu sáng phù hợp tại khu vực làm việc, tắt đèn tại các nơi không cần thiết; Thường xuyên kiểm tra các thiết bị nước để phát hiện hư hỏng và thay thế, tránh trường hợp rò rỉ gây thất thoát, lãng phí; Nghiêm túc kiểm tra thiết bị điện cuối ngày; Đẩy mạnh triển khai chương trình 5S (Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng) đã giúp cán bộ nhân viên ngân hàng hình thành ý thức tiết kiệm, giữ gìn môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.v.v. Thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 1.574 công ty niêm yết phi tài chính của Trung Quốc, Li và cộng sự (2013) đã phát hiện ra rằng các công ty hoạt động tốt hơn có nhiều khả năng tiết lộ thông tin CSR hơn và tạo ra các báo cáo CSR chất lượng cao hơn. Ngoài ra, mối liên hệ giữa HQTC của doanh nghiệp và việc công bố thông tin CSR được cho là yếu hơn giữa các doanh nghiệp Nhà nước so với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước. Vào những năm 90, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ có chín ngân hàng, trong đó có bốn ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, sau khi Hội đồng Nhà nước thông qua hai Sắc lệnh về Ngân hàng vào tháng 5 năm 1990, hệ thống ngân hàng bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ. doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Năm 1980, đạo luật trách nhiệm bồi thường và đáp ứng môi trường toàn diện của Hoa Kỳ (the United States Comprehensive Environmental Response and Compensation Liability Act - CERCLA) đã đánh thức hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Mỹ bằng cách làm cho các ngân hàng có khả năng chịu trách nhiệm về chi phí làm sạch môi trường tại các tài sản mà ngân hàng đã cho vay (Hongwei, 2003). Những lợi ích đó bao gồm thu hút nhân tài mới và giữ chân nhân viên làm việc hiệu quả, tăng cơ hội thâm nhập vào thị trường mới, nâng cao lòng trung thành của nhân viên và quản lý rủi ro; thu hút các nhà đầu tư và khách hàng mới, nâng cao năng suất lao động, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy giá trị thương hiệu hoặc uy tín doanh nghiệp, và nâng cao khả năng phòng ngừa (Bùi Thị Thu Hằng và Huỳnh Thị Mỹ Duyên, 2020).