1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam

110 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Tác giả Vũ Hồng Tuyến
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Thế Liên
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 65,06 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài Trước những yêu cầu đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, xâydựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện dân chủ xã hộ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ HỒNG TUYẾN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước pháp luật

Má số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thế Liên

| 1

Trang 2

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật học Hoàng Thế Liên, cácthầy giáo, cô giáo đã chỉ bảo tận tình; xin cảm ơncác anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đãđộng viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến

quý báu để tác giả hoàn thành bản luận văn này.

Tác giả

⁄%

Vũ Hồng Tuyến

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ DAU ccececcccececececccececececceeeecesscececcesseessaeeseususeseusecs

Chương 1: NHUNG VẤN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VỀ NGƯỜI THUC

Oe ORC UNE Go Tư ee

1.1 Khái niệm, đặc điểm của người thực hiện tro giúp pháp ly

i

1.1.1 Khái niệm người thực hiện trợ giúp pháp lý

I.1.2 Dac điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý

1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển về người thực hiện

trợ giúp pháp lý ở Việt Nam từ năm 1945

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 6/9/1997Co

1.2.2 Giai đoạn từ 1997 đến nay

1.3 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nguoi thực hiện trợ giúp

pháp lý theo pháp luật hiện HàHĨ con Ăn nh Ý nh

1.3.1 Những vấn dé chung về quy tac đạo đức nghề nghiệp của

1.3.2 Nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện

tEỢ BI BURG IY vá d th HA H1 65 185,150 90418030508 8.830 t9 BÊ 805 serene BH emg ET

1.4 Pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý của một số

ii, Bib TE rau essapnennaaindiasorbreÖ oi tin cher võtrh:Ä2ig0ia1 su 80/31 aerate ii dai

1.4.1 Người thực hiện trợ giúp pháp lý phân loại theo mô hình trợ

SGD ĐH TẾ cưa gcetecg gi event 06 4) 5v E ea essere ieee sa SE gi Bì gi gH8 5 BE VI E1 KIEN

1.4.2 Người thực hiện trợ giúp pháp lý theo hệ thống pháp luật

của một số nước trên thé ØIỚI - c2 nh nhà kh hé

1.4.3 Một số đặc điểm chung của người thực hiện trợ giúp pháp

lý trên thé BIỚI - cece eee cence ee ng ng nh eee eae:

Chuong 2: THUC TRANG PHAP LUAT VE NGUOI THUC HIEN

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM Tim

=.——=-2.1 Thực trạng văn bản pháp luật về người thực hiện trợ giúp

Trang 4

2.1.3 Cán bộ trợ giúp pháp lý của các tổ chức chính tri - xã hội

2.2 Thực trạng hoạt động của nguoi thực hién trợ giúp pháp lý

2.2.1 Thực trạng phát triển đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp

2.2.2 Thực trạng hoạt động của người thực hiện trợ giúp pháp lý

WfOTifE THỊ BÌNH NI Qui on nove» +H xe nở eters hb wr Bay gs ken gay Xá 2002500 nn

2.3 Đánh giá thực trạng pháp luật về người thực hiện trợ giúp

pháp lý

2.3.1 Thuận lợi và khó khăn

2.3.2 Những hạn chế bất cập của pháp luật về người thực hiện trợ

BH PHI TẾT se se chen Lư th RA PSIESG meen TH vers ve gọi S'tem 19 gEx ms vi g SH VI XE fee

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHAP LÝ Ở VIỆT NAM

3.1 Những yêu cầu chung hoàn thiện pháp luật về người thực

ECM RØ' DI PROD es tàng we mere vong vIVSAagipsax- S30 sone nà tàn giàn 3-66 8:6 40s may

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về người thực

hiện trợ giúp pháp lý“— ( Ố Ú.Ô Ố Ó ÁẮ

3.2.1 Xây dựng chức danh người thực hiện trợ giúp pháp lý

3.2.2 Hoàn thiện chế độ chính sách cho người thực hiện trợ giúp

3.2.3 Thực hiện xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý

3.2.4 Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện

EF IO OD UF ray n yeu 62001080066 omnes 880%0P160i2606i1e1301020818 i5: 022x/e-xet Be che a re cáp li

KẾT LUẬN“ -ˆ._ ỐỔỐÚ.Ú.Ú.Ố Í Ố.Ố Ố.ỐK.ỐCKỐ(KCLK ( Ố (

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5658

58

63

7374

96

100101

102

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài

Thực hiện chủ trương của Đảng về việc “cẩn phải mở rộng loại hình tu

vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, da dang của các tầng lớp nhân dân nghiên cứu lập hệ thống dich vụ tư vấn pháp luật không lấy tiên để

hướng dan nhân dân sống và làm việc theo pháp luật" [46], ngày 6/9/1997,

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ

chức trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng chính sách Đây

là văn bản pháp lý đầu tiên và có hiệu lực cao nhất về lĩnh vực TGPL,, tạo cơ

sở pháp lý cho việc hình thành va phát triển hệ thống TGPL ở nước ta

Triển khai thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ,

hệ thống TGPL đã được thành lập: ở Trung ương có Cục TGPL thuộc Bộ Tư

pháp, ở môi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm TGPL củaNhà nước thuộc Sở Tư pháp Cùng với quá trình vừa xây dựng thể chế, hìnhthành va phát triển tổ chức thì đội ngũ người thực hiện TGPL (bao gồmchuyên viên TGPL và cộng tác viên TGPL của tổ chức TGPL) cũng được hìnhthành Trong những năm qua, các tổ chức TGPL đã từng bước tổ chức bồi

dưỡng về kỹ năng, kinh nghiệm TGPL, tập huấn về những văn bản pháp luật

mới cho chuyên viên và cộng tác viên TGPL Ngoài ra, Bộ Tư pháp tổ chứcmột số đợt khảo sát để một số chuyên viên, cộng tác viên TGPL học hỏi kinhnghiệm của những nước có hệ thống TGPL phát triển trên thế giới Do vậy,

mặc dù mới chỉ ra đời trong một thời gian ngắn, song đội ngũ những ngườithực hiện TGPL đang dần được nâng cao về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn

để đáp ứng yêu cầu của công việc

Số lượng người thực hiện TGPL cũng tăng nhanh, khi mới thành lập

mỗi Trung tâm chỉ có một vài người, nhưng đến nay đa số các Trung tâm có ít

nhất 3 biên chế và đa số có từ 4 biên chế tro lên Theo thống kê của Cục TGPL

- Bộ Tư pháp, tính đến 31/12/2003 các tổ chức TGPL (bao gồm Cục và 64

Trang 6

TGPL của người nghèo và đối tượng chính sách rất lớn, dân cư nghèo chủ yếu

ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên theo quy định của pháp luật, các tổ chức

TGPL được ký kết hợp đồng với những người có kiến thức pháp luật là cácluật sư, luật gia, chuyên viên pháp lý của các ban, ngành trong tỉnh làm cộng

tác viên

Thực tiễn hơn 7 năm qua cho thấy, hoạt động TGPL của người thực hiện

TGPL đã đáp ứng một phần cơ bản yêu cầu TGPL của đông đảo quần chúng

nhân dân, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của

xa hội Chuyên viên va cộng tác viên TGPL đã tư vấn, kiến nghị, đại diện, bao

chữa cho 417.041 đối tượng là người nghèo và đối tượng chính sách với

401.336 vụ việc thuộc các lĩnh vực hình su, dân sự, hôn nhân gia đình, laođộng, đất đai, hành chính, khiếu nại, tố cáo Trong đó chỉ tính năm 2003,người thực hiện TGPL đã trợ giúp được 126.038 vụ việc cho 130.514 đối tượng

Hoạt dong của người thực hiện TGPL đã giúp người nghèo, đối tượng chínhsách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần giải toả những

vướng mắc pháp luật của nhân dân, ổn định trật tự xã hội và tăng cường pháp

chế xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ va các vănbản hướng dẫn thi hành mới tạo cơ sở pháp lý ban đầu, đặt tiền dé cho việc

định hình về tổ chức và hoạt động TGPL nói chung mà chưa có cơ chế điều

chỉnh một cách toàn diện, cụ thể về vị trí pháp lý, tiêu chuẩn chức danh của

người thực hiện TGPL như một số chức danh Tư pháp khác (chấp hành viên,công chứng viên )

Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện hoạt động TGPL, pháp luật về người

thực hiện TGPL còn có những bất cập sau:

Thứ nhất, văn bản pháp luật về TGPL nói chung và người thực hiện

TGPL nói riêng chưa có hiệu lực pháp lý cao, chưa điều chỉnh toàn diện các

Trang 7

mối quan hệ phát sinh trong hoạt động TGPL giữa người thực hiện TGPL với

các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và vị trí pháp lý của người thực hiện

TGPL cũng chưa được làm rõ như chuyên viên TGPL của các tổ chức TGPL

hiện nay có được gọi là luật sư công như ở các nước khác trên thế giới không

hay có thể gọi họ là luật sư TGPL? Các quyền và nghĩa vụ của họ trong hoạt

động tố tụng, trong quan hệ với cơ quan hành chính, với công dân cũng chưa

được quy định

Thứ hai, mặc dù theo quy định hiện hành các tổ chức TGPL được trực

tiếp đại diện, bào chữa trước Toà án va các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ

đối tượng TGPL, nhưng trong thực tế theo quy định của pháp luật tố tụng chi có

cộng tác viên là luật sư mới được bào chữa, còn chuyên viên TGPL thì không

được thực hiện quyền này Do vậy, khi đối tượng có yêu cầu bào chữa, đại diện

thì các tổ chức TGPL phải mời luật sư bên ngoài tham gia đại diện, bào chữa,gây không ít khó khăn và phiền hà cho đối tượng và tổ chức TGPL; vừa gây tốn

kém (Nhà nước phải trả tiền bồi dưỡng cho luật sư mời trợ giúp), vừa phức tạp

thêm về thủ tục, nhiều khi không mời được luật sư (do mức bồi dưỡng luật sư

quá thấp và do số lượng luật sư ở địa phương không nhiều ), làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu qua trợ gitip

Thứ ba, ngoài các tổ chức TGPL của Nhà nước, hiện nay các tổ chức

chính trị - xã hội cũng thành lập các Trung tâm hay Văn phòng TGPL cho

người nghèo và các thành viên, hội viên của tổ chức mình Tuy nhiên, tên gọicủa đội ngũ cán bộ thực hiện TGPL của các tổ chức này có được gọi là chuyênviên TGPL như tổ chức TGPL của Nhà nước không hay gọi là tư vấn viên, tiêu

chuẩn như thế nào cũng là yêu cầu cần phải hoàn thiện pháp luật về đội ngũ

cán bộ thực hiện TGPL của các tổ chức chính trị - xã hội

Thứ tu, TGPL là lính vực nghiệp vụ tư pháp đặc thù, nếu chúng ta chi

đơn thuần gọi là chuyên viên TGPL như hiện nay thì có phù hợp không? Tên

gọi này cũng chưa được pháp luật quy định cụ thể Người dân biết đến TGPL

thì cũng chỉ là biết đến cán bộ TGPL chứ không biết họ là chuyên viên hay là

Trang 8

kiến nghị, còn luật sư TGPL chỉ chuyên thực hiện nhiệm vụ đại diện, bào

chữa

Thứ năm, người thực hiện TGPL là những người hoạt động trong lĩnh

vực chuyên môn, nghiệp vụ cao, đòi hỏi phải có sự đầu tư về công sức trí tuệ,

trực tiếp tiếp xúc với người dân, nhưng chế độ chính sách vẫn được hưởng nhưcông chức hành chính là chưa tương xứng Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp

xúc và giúp đỡ cho các đối tượng TGPL đôi khi gặp phải những trường hợp có

nhiều rủi ro như: đối tượng say rượu có những hành vi quá khích như phaphách, gây rối tạt trụ sở, thậm chí xúc phạm danh dự của người thực hiệnTGPL Những dot di TGPL lưu động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đường

đi khó khăn, nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người thực

hiện TGPL Chế độ tiền lương, của Nhà nước dành cho người thực hiện TGPL

như hiện nay chưa tương xứng, chưa có cơ chế bảo hiểm trách nhiệm, nênchưa khuyến khích được những người giỏi tham gia vào hoạt động này

Thứ sáu, hoạt động TGPL không chi đòi hỏi ở người thực hiện TGPL kỹnang, kiến thức pháp luật mà còn yêu cầu có “cái tâm”, vì vậy, vấn đề đạo đức

nghề nghiệp của người TGPL cũng cần được thể chế Tuy nhiên, quy tắc đạođức nghề nghiệp của người thực hiện TGPL hiện nay, chỉ quy định lẻ tẻ ở các

văn bản pháp luật khác nhau mà chưa có văn bản quy định thống nhất, nênphần nào cũng ảnh hưởng đến công tác TGPL

Thứ bảy, nhìn chung, đội ngũ cộng tác viên ở cấp huyện, cấp xã đã đápứng cơ bản về trình độ pháp luật để thực hiện những vụ việc TGPL cho nhân

dân Tuy nhiên, việc quy định này mới chỉ ở trong phạm vị Quy chế cộng tác

viên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên hiệu lực còn chưa cao Mặt khác, chế độbồi dưỡng cho cộng tác viên thấp (ví dụ: 8000đ/giờ đối với tư vấn đơn giản )

nên chưa thực sự thu hút được đông đảo đội ngũ cán bộ, pháp luật có năng lực,

trình độ chuyên môn giỏi tham gia cộng tác với tổ chức TGPL

Trang 9

Tóm lại, các quy định về người thực hiện TGPL đang còn nhiều vấn đềdat ra cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiến Đó là nhữngvấn đề như: tiêu chuẩn cán bộ, nguyên tắc hoạt động, kỹ năng, đạo đức nghềnghiệp , tất cả các vấn đề trên cầp được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của người thực hiện TGPL, đáp yêu cầu TGPL phong

phú, da dạng và ngày một tăng của nhân dân

Việc chon đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện TGPL ở ViệtNam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học xuất phát từ chủ trương của

Đảng về đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới hệ thống chính trị, cải cách tưpháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về giúp đỡ pháp lý và để khắc phục nhữnghạn chế, bất cập của pháp luật về người thực hiện TGPL nêu trên

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trước những yêu cầu đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, xâydựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện

dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đề

tài nghiên cứu có mục đích:

- Xác định những nội dung cơ bản của việc xây dựng, hoàn thiện pháp

luật về người thực hiện TGPL;

- Tăng cường hiệu quả hoạt động TGPL;

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy

định pháp luật về TGPL nói chung và làm cơ sở cho việc xây dựng Pháp lệnh

TGPL (đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ IV đưa vào chương trình xâydựng Luật, Pháp lệnh năm 2004) nói riêng

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

TGPL là một lĩnh vực tương đối rộng, bao gồm cả khái niệm, đối tượng,

phương thức, phạm vi, mô hình tổ chức, quản lý nhà nước về TGPL, do đó

cần nhiều công trình nghiên cứu với quy mô và thời gian thích hợp Về phần

Trang 10

quyên, nghĩa vụ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp người thực hiện TGPL của tổ chức TGPL Nhà nước và các tổ chức TGPL thuộc các tổ chức chính trị - xã hội

là các chuyên viên TGPL và cộng tác viên Đề tài không nghiên cứu những

người phục vụ cho việc thực hiện TƠPL như: thủ quỹ, kế toán, văn thư, bảo vệ,

lái xe Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở cơ sở lý luận và thực tiễn, thực

trạng, phương hướng hoàn thiện pháp luật về người thực hiện TGPL ở Việt

Nam, có sự tham khảo pháp luật về người thực hiện TGPL của một số nước trên

thế giới

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng

về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, luận văn kết hợp nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, như: phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lénin, các phương pháp của khoahọc quản lý nhà nước, khoa học lịch sử, khoa học hệ thống ; đồng thời sử

dụng phương pháp hệ thống, phân tích, quy nạp, so sánh kết hợp với phương

pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn để chọn lọc các vấn dé dua vào

nội dung nghiên cứu

5 Tình hình nghiên cứu và những đóng góp mới của việc nghiêncứu đề tài

53.1 Tình hình nghiên cứu

Có thể nói, trong các lĩnh vực pháp luật đang tồn tại hiện nay ở nước ta

thì TGPL là một linh vực còn tương đối mới mẻ, mới chỉ được nghiên cứu vàhình thành từ năm 1997 TGPL là một lĩnh vực pháp luật liên quan đến việc tu

vấn, kiến nghị, đại diện, bào chữa miễn phí-cho người nghèo và đối tượng chính

sách, đến nay mới được một số nhà khoa học nghiên cứu Những năm gần đây,

trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo tinh thần

Trang 11

Nghị quyết số 08-NQ/TW và đặc biệt là nhu cầu TGPL của người dân thì TGPL

mới thực sự được quan tâm của các cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức Đã có một số công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí về hoạt động TGPL, như: Dé tài nghiên cứu cấp Bộ ““Mô hình, tổ chức TGPL và phương

hướng hoàn thiện trong điều kiện hiện nay” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tưpháp chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Luận cứ khoa học và thựctiễn xây dung Pháp lệnh TGPL” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì

thực hiện; một số bài viết trên các Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Toà ánnhân dân tối cao

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu dé cập tổng thể chung về mô hình tổ chức TGPL, đối tượng TGPL, khái niệm TGPL, quản lý nhà nước về

TGPL hoặc những cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện Pháp lệnhTGPL Riêng pháp luật về người thực hiện TGPL chưa được nghiên cứu cụ

thể và có chiều sâu Tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu về người thực hiện

TGPL như: khái niệm, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ, quy tắc đạo đức nghề

nghiệp của người thực hiện TGPL Do vậy, nó sẽ không có su trùng lặp với

các đề tài đã nghiên cứu của Bộ Tư pháp về lĩnh vực TGPL

5.2 Những đóng góp mới của việc nghiên cứu dé tài

Việc hoàn thiện pháp luật pháp luật về người thực hiện TGPL có một số

đóng góp mới sau:

- Về mat lý luận, luận văn đưa ra một số quan điểm, đặc điểm về người

thực hiện TGPL, góp phần bổ sung, làm phong: phú thêm hoạt động nghiêncứu khoa học về TGPL

- Trên cơ sở luận cứ về lý luận cũng như thực tiễn hoạt động TGPL,quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp nói

chung và TGPL nói riêng, luận văn đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn choviệc xác định chức danh, trong đó có luật sư TGPL là một chức danh mới về

người thực hiện TGPL, góp phần đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ đại diện, bàochữa trước Tòa của tổ chức TGPL; thống nhất tên gọi, xây dựng tiêu chuẩn,

Trang 12

những giải pháp về người thực hiện TGPL phù hợp với điều kiện trước mắt,

đồng thời có thể áp dụng cho hoạt động TGPL trong thời gian tới.

- Những vấn đề làm sáng tỏ trong luận văn góp phần cho việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về người thực hiện TGPL, trong đó có Pháp lệnhTGPL và góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về TGPL ở Việt Nam

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương:

Chương I - Những vấn đề ly luận cơ bản về người thực hiện TGPLChương 2 - Thực trạng pháp luật về người thực hiện TGPL ở Việt NamChương 3 - Phương hướng hoàn thiện pháp luật về người thực hiệnTGPL ở Việt Nam

Trang 13

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI THỰC HIỆN TGPL

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI THỰC HIỆN TGPL Ở

VIỆT NAM

1.1.1 Khái niệm người thực hiện TGPL

Để đưa ra được khái niệm và nêu lên những đặc điểm cơ bản của pháp

luật về người thực hiện TGPL, trước tiên cần nghiên cứu khái niệm TGPL

1.111 Khát niêm TGPL

Chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật đã chỉ rõ: pháp luậtchỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp Bản chất pháp luậtthể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật

không mang tính giai cấp Mác và Angghen khi nghiên cứu về pháp luật tư

sản đã chỉ rõ bản chất của pháp luật tư sản trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sảnnhư sau “pháp luật của các ông chẳng qua chỉ là ý chí của các ông được đề lên

thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất củagial cấp các ông quyết định [13, tr 262-263]

Bên cạnh đó, trước áp lực của các lực lượng dân chủ tiến bộ, pháp luật

tư sản cũng có các quy định thể hiện ý chí của đa số thành viên trong xã hội

Hầu hết các mối quan hệ xã hội đều được pháp luật tư sản điều tiết và phạm vicác quan hệ xã hội mà pháp luật tư sản điều chính cũng ngày càng mở rộng

Pháp luật tư sản trong khi quy định những quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối

với mọi người đã luôn luôn giả định rằng những điều kiện thực tế về mọi mặt

của mọi người để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó là hoàn toàn giống nhau

Tuy nhiên, do pháp luật tư sản khá phức tạp nên người dân trông chờchủ yếu vào sự trợ giúp của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp Nếu người dân cótiền thì sẽ thuê được luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình, các luật sư giúp thân

Trang 14

chủ trong hầu hết các quan hệ xã hội Do vậy, pháp luật tư sản phần lớn quy định quyền và nghĩa vụ của công dân về hình thức mà ít có những quy định về điều kiện đảm bảo thực hiện hoặc có những hạn chế về khả năng thực hiện Mác từng nhận xét rằng pháp luật của các Nhà nước tư sản rất tốn tiền, vì vậy trong nhiều trường hợp những người nghèo không có đủ tiền để sử dụng pháp

luật đó

Nền kinh tế thị trường làm phân hoá nhanh chóng giàu, nghèo và đó là

một trong những nguyên nhân tạo ra điều kiện để sử dụng pháp luật không bình đẳng Hiện nay, ở các nước tư sản chi phí của người dân vào các vụ việc kiện tụng, tư vấn pháp luật khá tốn kém, ví dụ ở Đức chi phí để kiện đồi một

tài sản chiếm khoảng 50% giá trị tài sản đó, ở Mỹ và nhiều nước khác tiền

công trả cho một luật sư cũng đến vài tram USD/1giờ Do đó, có một bộ phận

dan nghèo vì không đủ khả năng thanh toán tiền thù lao cho luật sư nên nhiều

khi bị thiệt thòi, thậm chí phải chịu ấm ức, bất công

Một trong những công cụ để Nhà nước quản lý xã hội là bằng pháp luật

Việc ban hành pháp luật, giúp Nhà nước duy trì sự lãnh đạo điều chính các

mối quan hệ xã hội đi theo một định hướng nhất định Người dân có nghĩa vụ

nộp các khoản thuế cho Nhà nước để duy trì bộ máy làm việc thì Nhà nướcphải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội Bằng các biện pháp thiết thực và hữuhiệu, Nhà nước giúp người dân hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp đã được pháp luật quy định khi quyền và lợi ích đó bị vị phạm Nóicách khác, Nhà nước phải có trách nhiệm giữ gìn, duy trì và bảo đảm sự công

bằng cho người dân, nhất là những người dân nghèo

Một vấn đề quan trọng hơn nữa là làm thế nào để pháp luật đi vào cuộc

sống, làm thế nào để mỗi một người dân có thể sử dụng được pháp luật như làmột công cụ quan trọng nhất để giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân mình

với Nhà nước và xã hội? Nếu các điều kiện để tiếp cận pháp luật, sử dụng

pháp luật không được bảo đảm đối với một bộ phận dân cư nào đó thì chính làpháp luật không tồn tại đối với bộ phận dân cư này Trong trường hợp đó, thực

Trang 15

hiện TGPL đối với bộ phận dân cư này chính là góp phần thực hiện các

nguyên tắc nêu trên

Hoạt động TGPL bắt đầu hình thành va phát triển cùng với sự phát triển

của Nhà nước tu sản và xuất phát +ừ chức năng xã hội của các Nhà nước đó.Vào những thập niên giữa thé ky XIX, mô hình TGPL xuất hiện ở Anh, Đức

và Hà Lan, cuối thế kỷ XIX hình thành ở Pháp, Mỹ Ở Australia và các nước

trong khu vực như Singapo, Malayxia TGPL xuất hiện muộn hơn (đầu thế

kỷ xét xử) Còn các nước khác, TGPL chỉ phát triển mạnh trong nửa thập kỷ

trở lại đây, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1945), khi mà các

Nhà nước tư sản thấy cần thiết phải chăm lo vấn đề xã hội để bảo vệ quyền lực

thống trị của mình

Mỗi nước có một thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội riêng nên có

mô hình TGPL riêng và chưa có quan niệm chung, thống nhất về TGPL Ởmỗi nước đều có quan niệm riêng và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khácnhau, nhưng nói chung khái niệm của các nước đều thể hiện tính kinh tế, nhân

đạo (sự giúp đỡ tài chính cho đối tượng không có khả năng thanh toán các chị

phí) và tính pháp lý (giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan

đến pháp luật) của hoạt động TGPL Do vậy, khái niệm TGPL của các nước cókhác nhau, ví dụ: là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người

không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diệnhoặc bào chữa trước Tòa án (Đức); TGPL là giúp đỡ pháp lý cho những ngườikhông có khả nang chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý (Anh);TGPL là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự

như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là tạo ra sự công bằngkhi tiếp cận với pháp luật (Australia)

Thuật ngữ “TGPL” xuất hiện ở nước ta từ năm 1995, khi Bộ Tư phápnghiên cứu xây dựng Dự án phát triển TGPL ở Việt Nam và chính thức đưa

vào van bản pháp luật là Quyết định số 734/TTg này 6/9/1997 của Thủ tướng

Chính phủ Việc thành lập tổ chức TGPL ở nước ta xuất phát từ thực trạng các

Trang 16

văn bản pháp luật ban hành ngày càng nhiều, nội dung phức tạp, trong khi đại

bộ phận dân chúng còn nghèo, chưa có điều kiện để thuê luật sư, bào chữa viên nhân dân hay người khác bảo vệ quyền lợi cho mình Tổ chức TGPL ở nước ta ra đời chính từ những nguyên tắc Hiến định chủ quyền thuộc về nhân

dân và bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Hơn nữa, đặc thù của nước ta

là có nhiều dân tộc (53), đại bộ phận họ nghèo hoặc sống ở vùng sâu, vùng xa,

chưa có điều kiện tiếp cận pháp luật nên chưa trình độ hiểu biết pháp luật chưa

cao Hoạt động TGPL ra đời là một trong những biện pháp pháp lý giúp người

dân nói chung và người nghèo, đối tượng chính sách nói riêng bảo vệ quyền

lợi hợp pháp và giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành phápluật

Các nhà khoa học Việt Nam cho rang khái niệm TGPL được hiểu theonghĩa rộng của khái niệm này là việc cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc

cá nhân bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ cho những ngườingười nghèo để họ có được những điều kiện tương tự như những người kháctrong việc tiếp cận với pháp luật Bộ Tư pháp khi thực hiện đề tài khoa học cấp

Bộ "Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL, phương hướng thực hiện trong điều

kiện hiện nay” đã đưa ra khái niệm TGPL như sau:

- Theo nghĩa rộng, TGPL hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước và xãhội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số

tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa),nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực

hiện công bằng xã hội

- Theo nghĩa hẹp, TGPL là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức

TGPL của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng

bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật,

đại điện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng

trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội” [52]

Trang 17

Về cơ bản, chúng tôi đồng ý với khái niệm về TGPL pháp lý nêu trên.Khái niệm này đề cập một cách toàn diện, mục đích và ý nghĩa của hoạt động

TGPL (sự giúp đỡ miễn phí, tạo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội) Khái niệm trên cũng bao hàm một cách tương đối đầy đủ về phạm vi (tư vấn pháp luật, dại diện, bào chữa), chủ thể của hoạt động TGPL (Nhà nước và xã hội mà chủ yếu là các tổ chức TGPL) và đối tượng TGPL (người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu

số) Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động TGPL hơn 7 năm qua cho thấy, ngoàicác đối tượng TGPL là người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bao dân tộcthiểu số thì một số đối tượng khác đang nhận được sự ưu đãi, giúp đỡ từ phía

Nhà nước và của xã hội như trẻ em, người tàn tật, người già cô đơn không nơi

nương tựa, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, là nạn nhân của tội buôn

bán phụ nữ cũng cần được giúp đỡ pháp lý Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm TGPL cần phải bổ sung cho hoàn chỉnh như sau:

- Theo nghĩa rộng, TGPL là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội cho

người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối

tượng khác theo quy định của pháp luật tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư

vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật(bằng các hình thức phát tờ gấp pháp luật miễn phí, giải thích về một lĩnh vựcpháp luật cho người nghèo, đối tượng chính sách có nhiều thắc mắc ) cho

các đối tượng này, nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp

luật và thực hiện công bằng xã hội

- Theo nghĩa hẹp, TGPL là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức TGPL,của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộcthiểu số và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật tiếp cận với cácdịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), tham gia phổ biến, giáo

dục pháp luật cho các đối tượng này, nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều

bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

Trang 18

1.1.1.2 Khái niệm người thực hiện TGPL

“Thực hiện” nghĩa là “làm cho sự thật hiển nhiên” [30]; “làm cho trở

thành cái có thật bằng hoạt động cụ thể” [2] Khái niệm “thực hiện” có thể được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào từng mối quan hệ của

nó Dù xét ở một góc độ nào đi nữa thì “thực hiện” là hoạt động của con

người Xét ở khía cạnh khác “thực hiện” là hành vi hành động hoặc không

hành động của con người, ví dụ: Nguyễn Văn A cố tình không cứu gitip người

đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, như vậy là A đã thực hiện hành vi “không hành động” Ở góc độ thực hiện pháp luật: đó là hành vi hànhđộng hoặc không hành động của con người phù hợp với những quy định củapháp luật Nói cách khác, những hoạt động của con người mà phù hợp với quy

định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện trong thực

tế các quy phạm pháp luật Dưới góc độ pháp lý: thực hiện pháp luật là hành vi

hợp pháp, hành vi đó không trái, không vượt quá phạm vi các quy định của

pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho Nhà nước, xã hội

và nhân dân

Người thực hiện là người làm cho sự thật hiển nhiên, người đưa ra các hành động để cho sự việc đi theo một chiều hướng nhất định Nếu hiểu theocách đơn giản thì người thực hiện TƠPL là những người làm công tác TGPL,

nghĩa là họ làm tất cả những công việc có liên quan đến chuyên môn, nghiệp

vụ về TGPL

Từ những nhận định trên và xem xét một cách toàn diện hoạt động

TGPL ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra khái niệm người

thực hiện TGPL như sau:

“Người thực hiện TỚPL là người có kiến thức pháp luật nhất định, cóphẩm chất chính trị, đạo đức tốt, làm việc cho tổ chức TGPL để trực tiếp hoặcgián tiếp thực hiện tu vấn, kiến nghị, dai diện, bào chữa miễn phí cho ngườinghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng khác thuộc diện TỚPL trong các

lĩnh vực pháp luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, đất

Trang 19

dat, nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh

thương mại Người thực hiện TGPL chịu trách nhiệm trước pháp luật về vụviệc đã trợ giúp của mình `

Theo chúng tôi, khái niệm về người thực hiện TGPL trên đã dé cập một

cách toàn diện về những vấn đề liên quan đến người thực hiện TGPL, cụ thể:

Thứ nhất, người thực hiện TGPL là người có kiến thức pháp luật, bởi

người thực hiện TGPL có thể là chuyên viên, cộng tác viên TGPL và những người tham gia TGPL khác của các tổ chức TGPL thuộc các tổ chức chính trị -

xã hội, nhưng theo quy định họ phải là người có trình độ pháp luật (tiêu chuẩnchung của chuyên viên và cộng tác viên TGPL: có bằng cử nhân luật) Riêng ở

các tỉnh miền núi, các huyện vùng sâu, vùng xa, cộng tác viên được ưu tiêntrình độ thấp hơn (chỉ cần bằng trung cấp luật), nhưng phải có thời gian côngtác pháp luật liên tục từ 3 năm trở lên;

Thứ hai, người thực hiện TGPL là người có phẩm chất đạo đức tốt Bởi

vì, khi thực hiện TGPL cho đối tượng, nhiều đối tượng, bức xúc với công việc

của mình khi không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyển xem xét thấutình đạt lý hoặc do không hiểu biết pháp luật mà nghĩ là quyền lợi của mình bị

xâm hại có thể có những hành động quá khích xúc phạm người thực hiện

TGPL ngay tại trụ sở của Trung tâm TGPL Người có phẩm chất đạo đức sẽ

gây được thiện cảm và giúp cho đối tượng tự tin, trình bày đúng vụ việc;

Thứ ba, người thực hiện TGPL làm việc cho tổ chức TGPL Chuyên

viên TGPL là biên chế hoặc có một số trường hợp là hợp đồng dài hạn trong

cơ quan nhà nước Cộng tác viên thường là những người có trình độ hiểu biết

pháp luật và công tác tại cơ quan nhà nước (Sở Lao động - Thương binh và Xã

hội, Sở Xây dựng ) hay các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp Tuy nhiên, để trở thành cộng tác viên họ phải có đơn “đề nghị làm cộng tácviên”, được tổ chức TGPL chấp nhận, ký hợp đồng, sau đó mới trở thành cộng

tác viên TGPL;

Trang 20

Thứ tw, người thực hiện TGPL có thể trực tiếp tư vấn, kiến nghị, đại

điện, bào chữa cho đối tượng hoặc gián tiếp TGPL cho đối tượng thông qua

nhận vụ việc về nhà làm, soạn thảo văn bản hướng dẫn để tổ chức TGPL gửi

Thứ năm, người thực hiện TGPL tư vấn, đại diện, bào chữa cho đối

tượng TGPL ở các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, hành chính, khiếu nại,

tố cáo, lao động, đất đai, việc làm và những lĩnh vực khác không thuộc pháp

luật kinh doanh, thương mại;

Thứ sáu, người thực hiện TGPL phải chịu trách nhiệm về vụ việc đã trợgiúp cho đối tượng, đây là trách nhiệm cá nhân và cũng là đạo đức nghề

nghiệp, đòi hỏi người thực hiện TGPL phải tuân thủ triệt để

Chúng ta cũng cần phân biệt người thực hiện TGPL với việc áp dụng

pháp luật về TGPL Áp dụng pháp luật về TGPL là hoạt động thực hiện phápluật về TGPL của các cơ quan nhà nước Nó là cách thức Nhà nước tổ chứccho các chủ thể thực hiện pháp luật về TGPL Áp dụng pháp luật về TGPL là

hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, chỉ do cơ quan nhà

nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành là Cục TGPL thuộc Bộ Tư

pháp và Trung tâm TGPL thuộc Sở Tư pháp Hoạt động áp dụng pháp luật về

TGPL được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, không phụ thuộc vào yếu tố của chủ thể bị áp dụng là đối tượng

TGPL Hoạt động áp dụng pháp luật TGPL có tính chất bắt buộc với chủ thể

bị áp dụng Còn người thực hiện TGPL là những con người cụ thể có trình độpháp luật, được tổ chức TGPL giao cho nhiệm vụ giúp đỡ miễn phí về pháp

luật cho người nghèo và đối tượng chính sách Người thực hiện TGPL là một

bộ phận, chủ thể trong áp dụng pháp luật TGPL của tổ chức TGPL

Người thực hiện TGPL là khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả nhữngngười có nhiệm vụ, quyền hạn giúp đỡ tư vấn pháp luật, đại điện, bào chữa

miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách trong các lĩnh vực đượcpháp luật quy định Đây là chủ thể chính giúp cơ quan nhà nước, trực tiếp là

Trang 21

Cục TGPL thuộc Bộ Tu pháp và Trung tam TGPL thuộc Sở Tu pháp thực hiện

TGPL Người thực hiện TGPL, bao gồm:

- Chuyên viên TGPL: là cán bộ, công chức Nhà nước có đủ các tiêu

chuẩn nghiệp vụ của chuyên viên pháp lý, công tác tại các tổ chức TGPL củaNhà nước và được giao nhiệm vụ thực hiện TGPL miễn phí cho người nghèo

và các đối tượng chính sách Do chuyên viên TGPL là cán bộ, công chức của

cơ quan nhà nước, nên theo quy định hiện nay họ không được tham gia tố tụngvới tư cách người bào chữa cho đối tượng TGPL mà chủ yếu là thực hiện tuvấn, kiến nghị theo quy định của pháp luật TGPL

- Cong tác viên TGPL: là các luật gia, luật sư, chuyên viên pháp lý,

chuyên gia có kiến thức, có kinh nghiệm, có hiểu biết nhất định về những lĩnhvực pháp luật khác nhau, công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự

nguyện tham gia giúp đỡ pháp lý cho những người nghèo, đối tượng chính

sách Đối với cộng tác viên là luật sư được tham gia hoạt động TGPL ở

phương thức tư vấn đại diện, bào chữa cho đối tượng trợ giúp pháp lý Tuỳthuộc nang lực, điều kiện, nghề nghiệp, cộng tác viên tham gia TGPL với các

hình thức cộng tác khác nhau có thể mang vụ việc về nhà nghiên cứu, trực tiếp

tư vấn tại trụ sở của tổ chức TGPL hoặc đi lưu động

- Những người thực hiện TGPL thuộc các tổ chức chính trị - xã hội Dochưa có quy định cụ thể về việc thực hiện TGPL của tổ chức chính trị - xã hộinên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, một số tổ chức chính trị - xã hội đã thànhlập thí điểm các Trung tâm TGPL để giúp đỡ pháp luật cho các thành viên, hội

viên là người nghèo, đối tượng chính sách Hiện nay có 2 Trung tâm TGPL

thuộc tổ chức chính trị - xã hội là Trung tâm TGPL cho nông dân thuộc Trung

ương Hội Nông dân Việt Nam và Trung tâm TGPL cho đoàn viên, thanh niên

thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Văn phòngTGPL cho cựu chiến bình thuộc Trung ương Hội cựu chiến bình Việt Nam

Ngoài ra, Đoàn luật sư, Hội Luật gia, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam và

THU VIEN

IRUONG ĐẠI HOC LUATHA NO)

Trang 22

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng thành lập Văn phòng tư vấn pháp

luật miễn phí và cử những cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn về bằng cấp họ

có thể là chuyên viên pháp lý, cán bộ pháp lý đã nghỉ hưu có kiến thức xã hội

và trình độ hiểu biết pháp luật nhất định để tham gia thực hiện TGPL miễn phí

cho phần lớn là các đối tượng chính sách

1.1.2 Đặc điểm người thực hiện TGPL

“Đặc điểm” là “nét đặc biệt của sự việc” [30] Theo một nghĩa nào đó, đặc điểm là cái đặc trưng để ta có thể so sánh, phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau hoặc để nhận biết được người này khác người kia ở đặc điểm nào.

Người thực hiện TGPL là một trong những người thực hiện pháp luật,bởi TGPL là một lĩnh vực, một phạm trù của pháp luật Pháp luật là một bộphận thuộc thượng tầng kiến trúc và là một phạm trù trong mối quan hệ giữa

Nhà nước và pháp luật Người thực hiện pháp luật đề cập ở đây là những ngườilàm việc trong các cơ quan nhà nước, thực thi các chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan nhà nước Chúng ta cũng phân biệt rõ người thực hiện phápluật khác với việc thực hiện pháp luật của nhân dân Nhân dân có nghĩa vụtuân theo các quy định của pháp luật, còn người thực hiện pháp luật là đượcNhà nước trao cho quyền nang nhất định, thay mặt Nhà nước trong việc điềuhành xử lý các công việc có liên quan

Người thực hiện pháp luật phong phú, đa dạng như: chấp hành viên,

công chứng viên, người giám định, thẩm phán, kiểm sát viên, cán bộ điềutra, Do vay, ta có thể dé đàng nhận ra khái niệm người thực hiện TGPL hẹp

hơn khái niệm người thực hiện pháp luật Người thực hiện TGPL so sánh với

những người thực hiện pháp luật có một số đặc điểm chung là: họ có thể là

cán bộ, công chức nhà nước, làm việc trong các cơ quan nhà nước, được Nhà

nước trả lương, họ có những quyền và nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy

định phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của họ Tuy nhiên, do TGPL là một

lĩnh vực đặc thù nên người thực hiện TGPL có những đặc điểm đặc trưng sau

đây:

Trang 23

- Người thực hiện TGPL là những người làm công tác TGPL Công tác

TGPL chính là những hoạt động TGPL cụ thể mà người thực hiện TGPL có

nhiệm vụ thực hiện, đó là: tư vấn, kiến nghị, đại diện, bào chữa miễn phí cho

người nghèo và đối tượng chính sách trong phạm vi và phương thức theo quyđịnh của pháp luật Theo nghĩa rộng người thực hiện TGPL làm việc trong các

tổ chức TGPL của các cơ quan nhà nước (các tổ chức TGPL của Nhà nước; các cơ quan tư pháp; các cơ quan nhà nước khác), các tổ chức xã hội, nghềnghiệp (các Đoàn luật sư, các Hội luật gia); các Văn phòng hay Trung tâm trợ

giúp pháp lý thuộc các tổ chức xã hội ) và họ có thể là những cá nhân có kiến

thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, tự nguyện tham gia và trở thành cộng

tác viên TGPL Xét về bình diện rộng, thì ở góc độ này người thực hiện TGPL

là người thực hiện pháp luật Tuy nhiên, pháp luật ở đây là pháp luật về TGPL,

do đó, họ phải tuân thủ những quy định về TGPL Theo nghĩa hẹp, người thực

hiện TGPL chủ yếu làm việc cho các tổ chức TGPL của Nhà nước Hiện nay,

tổ chức TGPL của Nhà nước gồm có: Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp ở Trung

ương và các Trung tâm TGPL thuộc Sở Tư pháp ở địa phương và các Chi

nhánh, Tổ TGPL, Điểm TGPL ở cấp huyện, xã

- Hiện nay, người thực hiện TGPL ở Việt Nam chủ yếu là chuyên viênTGPL và một số cộng tác viên TGPL Cộng tác viên TGPL là luật sư (Việt

Nam chưa có chức danh luật sư công hay luật sư TGPL) và các cán bộ pháp lý

có trình độ pháp luật nhất định Đây là điểm khác biệt cơ bản so với các nướctrên thế giới Ở các nước có hệ thống TGPL tương đối phát triển (Hàn Quốc,

Canađa, Australia ), người thực hiện TGPL đa số là luật sư (tên gọi mỗi

nước khác nhau, có thể là luật sư công hoặc luật sư tư hoặc luật sư TGPL) và

có thể chia ra làm các dạng khác nhau: luật sư tư vấn và luật sư bào chữa

- Người thực hiện TGPL giúp đỡ pháp luật miễn phí cho đối tượngTGPL là những người thuộc hộ đói, nghèo; những người thuộc diện chính

sách; đồng bào dân tộc thiểu số; các đối tượng được miễn án phí Đây là một

trong những nội dung của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước là có sự ưu

Trang 24

tiên, ưu đãi cho người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu

số Những đối tượng đó được Nhà nước, xã hội ưu đãi, trợ giúp về các mặt

như: ưu tiên giao đất; vay vốn, đào tạo và day nghề, miễn giảm học phí, ưu

tiên tuyển chọn vào các trường học, miễn giảm viện phí và gần đây là các

đối tượng được người thực hiện TGPL tư vấn, đại điện, bào chữa miễn phí, cu

thể:

+ Người nghèo: khi nói đến trợ giúp chúng ta liền nghĩ ngay đến đối

tượng là người nghèo Tuy nhiên, việc xác định tiêu chuẩn thế nào là ngườinghèo thì mỗi nước có cách tính riêng nhưng đều có đặc điểm chung đó lànhững người có mức thu nhập hàng tháng thấp, nếu có vướng mắc về pháp luật

ma cần luật sư tư vấn, đại diện, bào chữa thi không đủ khả năng để chi tra cácdịch vụ pháp lý Ở nước ta, tiêu chí để xác định người nghèo thuộc diện được

TGPL dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/tháng được tính

bằng tiền tương ứng theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộicông bố hàng năm Chuẩn mực nghèo giai đoạn 2001 - 2005 tính theo mức thunhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng dược áp dụng từ ngày

01/01/2001 như sau: vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng,960.000 đồng/năm; vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/tháng, 1.200.000

đồng/năm; vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm [4] Theochuẩn nghèo của Chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000

có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước [3]

+ Đối tượng chính sách: là đối tượng đặc thù trong hoạt động TGPL ởViệt Nam Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, có nhiều người đã

cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, xương máu, thậm chí là cả tính mạng cho

Tổ quốc, vì vay họ hoặc người thân cần được TGPL Đó là những người tham

gia hoạt động cách mạng trước tháng Tám năm 1945; liệt sỹ và gia đình liệt

sỹ; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh

hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnhbình; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bi địch bắt tù,

Trang 25

đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng Do trải qua chiến đấu, khí

hậu khác nghiệt, sức khoẻ kém, trình độ học vấn hạn chế nên đối tượng này

thường gặp khó khăn trong lao động, kinh doanh hoặc thiếu việc làm Chính vìthế mà phần lớn người có công có mức sống tương đối thấp, hoàn cảnh sống

không thuận lợi, do vậy thực hiện TGPL cho đối tượng này là cần thiết và

chính đáng

+ Đồng bào dân tộc thiểu số: Hiện nay nước ta có 54 dân tộc, trong đó

có 53 dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Tuynhiên, cũng có dân tộc ít người sống ở đồng bằng, thậm chí ở đô thị, như

người Khơ-me sống ở đồng bằng sông Cửu Long, người Chàm sống ở một sốtỉnh Nam Trung Bộ, và Nam Bộ Nước ta có khoảng 10 triệu đồng bào dân

tộc thiểu số (chiếm gần 13% dân số cả nước) phân bố không đều và sống rải

rác từ Bắc vào Nam Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số thấp, chịu

nhiều ảnh hưởng của nếp sống cũ và nhiều tập tục lạc hậu nên họ không cóđiều kiện tiếp cận pháp luật, không biết mình có quyền gì và phải thực hiện

nghĩa vụ nào Do vậy, việc TGPL cho những đối tượng này là cần thiết

+ Các đối tượng được miễn án phí theo quy định của pháp luật: có một

số đối tượng miễn án phí thuộc đối tượng chính sách như thương binh, gia

đình liệt sỹ Ngoài ra có một số loại vụ việc liên quan đến quá trình tố tụng ở

Toà án, có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Toà

án xem xét miễn án phí, ví dụ: vụ án liên quan đến cấp dưỡng, xác định cha

mẹ cho con

+ Đối tượng TGPL khác: là người nước ngoài được hưởng TGPL miễnphí ở nước mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó cóquy định vấn đề này Hiện nay, Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc và một số

nước khác

Như vậy, đối tượng TGPL là người nghèo, đối tượng chính sách và một

số đối tượng khác theo quy định Trong số họ không phải tất cả đều có vướng

Trang 26

mac về pháp luật mà chi một số lượng nhất định Việc giúp đỡ pháp luật cho

các đối tượng trên của người thực hiện TGPL là nhằm góp phần thực hiện chủtrương “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi

người”, “thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các

hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách

mạng, những người có công với nước, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương

bình và cha me, vợ con liệt sỹ, người được hưởng chính sách xã hội” [25]

- Pham vi TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách của người

thực hiện TGPL rộng Phạm vi TGPL là khuôn khổ giới hạn của hoạt động

TGPL mà người thực hiện TGPL chỉ được làm trong giới hạn đó Theo quyđịnh của pháp luật thì phạm vi TGPL của người thực hiện TGPL không chỉ tưvấn pháp luật mà còn cả việc kiến nghị, đại điện và bào chữa:

+ Tư vấn pháp luật: theo quan niệm chung là sự cung cấp những thôngtin, kiến thức pháp lý và hướng dẫn cho công dân cách ứng xử phù hợp với cácquy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội, nhằm mang lại những lợiích hợp pháp cho người đến yêu cầu tư vấn;

+ Trực tiếp kiến nghị hoặc dé xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền

giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc TGPL Những vụ việc kiến nghị

thường là những vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm, liên quan đến nhiều

ngành, nhiều cấp Qua việc xem xét hồ sơ vụ việc, đối chiếu với các quy địnhcủa pháp luật, người thực hiện TGPL thấy rằng đủ chứng cứ, tài liệu chứng

minh vụ việc mà đối tượng TGPL đề nghị là đúng đắn, phù hợp với quy định

của pháp luật và thấy cần thiết phải thực hiện kiến nghị để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của đối tượng thì người thực hiện TGPL đề nghị tổ chức TGPLkiến nghị yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ

Trang 27

kinh doanh, thương mại; đối tượng uy quyền cho người thực hiện TGPL thay

đối tượng, giúp đối tượng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan, tổ

chức, các cá nhân trong trường hợp đối tượng thiếu khả năng và gặp nhiều khókhăn trong việc độc lập thực hiện; thực hiện hoà giải các mâu thuẫn lợi ích,

góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội;

+ Người thực hiện TGPL là luật sư (cộng tác viên của tổ chức TGPL)tham gia đại diện, bào chữa cho bị can, bị cáo, góp phần bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của các đối tượng được TGPL trong các vụ việc tố tụng theo quyđịnh của pháp luật khi có yêu cầu của đối tượng;

+ Ngoài ra, thông qua hoạt động TGPL (tại trụ sở hoặc lưu động), người

thực hiện TGPL tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng

thuộc diện trợ giúp bằng các hình thức phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật(một số tỉnh có nhiều đồng bao dân tộc sinh sống còn in ra tiếng dân tộc), sổtay pháp luật; Đặc san TGPL hoặc thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề

về một lĩnh vực pháp luật mà nhân dân ở địa phương đó có nhiều vướng mắc

Các cộng tác viên TGPL là thành viên tổ hòa giải ở các tổ dân phố, cộng đồngdân cư tham gia hòa giải cho các bên là đối tượng TGPL, hướng dẫn, giúp đỡ,

thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau cáctranh chấp mâu thuẫn, xích mích nhỏ phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội

- Bên cạnh việc thực hiện tư vấn, kiến nghị, đại diện, bào chữa, người

thực hiện TGPL khi cung cấp dịch vụ TGPL cho đối tượng phải tuân theo

phương thức TGPL Phương thức TGPL là cách thức mà pháp luật quy định dé

người thực hiện TGPL hoạt động phải tuân theo Nếu nhìn nhận một cách

phiến diện, không xem xét kỹ bản chất thì sẽ dễ nhầm lẫn phương thức với

phạm vị TGPL Tuy nhiên, đây là hai khát niệm khác nhau, phạm vi TGPL có

thể là tư vấn nhưng tư vấn bằng phương thức gì: viết đơn từ hay trực tiếp tưvấn Phương thức TGPL cụ thể của người thực hiện TGPL bao gồm: tư vấnpháp lý bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua thư tín, hoặc bằng điện thoại;làm đại diện cho đối tượng trước cơ quan, tổ chức và Toà án theo quy định của

Trang 28

pháp luật; tham gia bào chữa hoặc đại diện trước Toà án để bảo vệ quyền và

lợi ích cho đối tượng trợ giúp; TGPL tại trụ sở hoặc lưu động ở các địa bàn xatrụ sở TGPL; cung cấp thông tin pháp lý qua nói chuyện pháp luật hoặc phát

tờ rơi; chuyển các yêu cầu TGPL đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải

quyết; TGPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền

hình, áp phích )

- Hoạt động TGPL cho đối tượng và trong phạm vi nói trên đều được

miễn phí Đối tượng yêu cầu TGPL không phải trả bất kỳ một khoản thù laonào, kinh phí chi cho hoạt động TGPL do ngân sách Nhà nước cấp và nguồntài trợ của các tô chức, cá nhân trong, ngoài nước

Việc thực hiện TGPL miễn phí xuất phát từ chủ trương, đường lối chỉ

đạo của Đảng, đó là một hướng đi đúng dan, thể hiện ban chất nhân đạo của

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoạt động tư vấn, kiến nghị,

đại diện, bào chữa của người thực hiện TGPL có mục đích, ý nghĩa trong côngcuộc xóa đói, giảm nghèo về mặt pháp luật, góp phần vào công cuộc xây dựng

và phát triển của đất nước ta, cụ thể như sau:

a, Đáp ứng yêu cầu khách quan của nhân dân cần được sự hỗ trợ, giúp

đỡ, bảo vệ từ phía Nhà nước, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước

của dân, do đân và vì dân;

b, Tạo lập cơ chế bảo đảm công bằng xã hội, mọi công dân dù giàu hay

nghèo đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tiếp cận với dịch vụ pháp luậtnhư nhau;

c, Là một trong những hình thức đưa chủ trương, chính sách xoá đóigiảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhànước đi vào cuộc sống, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phầnhoàn thiện bộ máy Nhà nước, hoàn thiện pháp luật, đồng thời góp phần thiếtthực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

Trang 29

d, Nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí để cho nhân dân tự

mình biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần làmlành mạnh hoá quan hệ xã hội và xây dựng nếp sống van minh “sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật”; _

e, Củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước, pháp luật, góp phần ổn

định chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống tri thức pháp luật của nhân dân

1.2 SƠ LƯỢC LICH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN VỀ

NGƯỜI THUC HIỆN TGPL Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945

Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của người thực hiện TGPL ởViệt Nam giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc và có cách nhìn toàn diện hơn về hệthống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về TGPL nói riêng trong

những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong hoàn cảnh đất nước vừa

giành được độc lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà có nhiệm vụ rấtnặng né là vừa chống “giac đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” vừa xây dựng,

củng cố bộ máy chính quyền để lãnh đạo nhân dân Đại đa số nhân dân lúc đónghèo, trình độ nhận thức kém và trình độ hiểu biết pháp luật thấp còn kém

hơn Do vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với tầng lớpngười nghèo như các phong trào “nhường cơm, xẻ áo”, Nhà nước đã tập trungxây dựng pháp luật của Nhà nước dân chủ nhân dân, trong đó có các chế định

pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội “mang tính TGPL” Kết qua đem lại

là xây dựng được lòng tin trong nhân dân đối với chính quyền non trẻ và điều

quan trọng nhất là đã thể hiện được bản chất nhân dân của Nhà nước ViệtNam dân chủ Cộng hoà

Như vậy, ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền đến nay, Nhànước luôn quan tâm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

nghèo Lịch sử hình thành và phát triển của người thực hiện TGPL ở Việt Nam

được chia ra làm 2 giai đoạn sau:

Trang 30

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 6/9/1997 (trước khiThủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sô 734/TTg)

Hiểu theo nghĩa rộng và xem xét về bản chất, hoạt động TGPL đã có ở

Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà (1945) đến nay,

và do vậy cũng có những người thực hiện TGPL Ngay sau khi giành được độc

lập dan tộc năm 1945, đã có nhiều hoạt động mạng tính “TGPL” Chang han:

“Nếu bị can không có ai bệnh vực, ông Chánh án có thể tự mình hay theo lời

yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can”, “Người đứng ra

bênh vực không được nhận tiền thù lao của bị can hay của thân nhân bị can.Người nào phạm vào điều này sẽ bị truy tố và trừng phạt như tội lừa đảo” [15]

Trong quá trình phát triển, người thực hiện TGPL ở giai đoạn này đượcchia ra làm 2 giai đoạn:

+ Từ 1945 dén 1987 (trước khi ban hành Pháp lệnh luật sư nam 1987).Trong giai đoạn này, người thực hiện TGPL chủ yếu là luật sư, bào chữa viênnhân dân và TGPL hoàn toàn đồng nhất với khái niệm “bao cấp pháp lý”

Người thực hiện TGPL tập trung vào việc bào chữa cho bị cáo trong các vụ án

hình sự theo chỉ định của Toà án Hoạt động của người thực hiện TGPL mangtính chất trợ giúp hơn là một hoạt động nghề nghiệp Tính chất trợ giúp được

thể hiện ở các yếu tố như: Toà án chỉ định luật sư thực hiện bào chữa trong các

vụ án hình sự và trả tiền thù lao cho luật sư đó, bào chữa viên thực hiện công

việc bào chữa và hưởng phụ cấp bào chữa viên, các tổ chức đoàn thể nhân dân

cử người ra bênh vực giúp đỡ cho những đoàn viên của mình bị truy tố trước

Toà án hoặc trong các vụ kiện Mọi chị phí cho hoạt động tư vấn, xét xử trong

các lĩnh vực pháp luật đều do ngân sách Nhà nước chi trả, các đương sự hầu

như không phải bỏ ra một khoản chi nào (kể cả chi phí cho luật su) Các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tổ chức theo chức năng,nhiệm vụ của mình cũng tổ chức các hoạt động tư vấn, đại điện cho đương sự,bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự là thành viên của tổ chức mình mà

Trang 31

không thu phí Đó cũng chính là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ma

Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa mang lại

+ Từ 1987 - 1997: Mặc dù giai đoạn này với thời gian tương đối ngắn (10 nam), nhưng cùng với việc đổi+mới cơ chế kinh tế, xây dựng đất nước, hệ

thống pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dâncũng được đề cao, trong đó có việc xây dựng đội ngũ luật sư chuyên thực hiện

đại diện, bào chữa cho bị can, bị cáo tại các phiên tòa hình sự

Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 được ghi nhận như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt động luật sư ở nước

ta Pháp lệnh tổ chức luật sư tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiệnhoạt động luật sư như một nghề chuyên nghiệp, phù hợp với xu hướng pháttriển của các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường Bên cạnh

hoạt động bào chữa, luật sư có thể thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý miễn phí cho công dân trong các trường hợp: nguyên đơn đòi tiền cấp

dưỡng nuôi con, đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động, bồi thường thiệt

hai do tai nan làm chết người trụ cột của gia dình; khiếu nại về việc bầu cử; thương binh nặng (loại 1, 2) Ngoài các trường hợp kể trên, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể xét miễn hoặc giảm thù lao cho những công dân có hoàn

cảnh kinh tế khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi có đơn đề nghị

của đương sự

Trong thực tiễn, trước khi có tổ chức TGPL của Nhà nước, một phần hoạt động TGPL do các tổ chức xã hội thực hiện không thường xuyên Công

việc chính của họ là thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn liên

quan tới công việc của cơ quan Hoạt động tư vấn pháp luật của họ chỉ là thamgia, mang ý nghĩa chính trị và không thuần tuý là hoạt động chuyên môn,

nghiệp vụ

Như vậy, nếu nhìn nhận một cách bao quát về mặt bản chất thì hoạt

động TGPL và người thực hiện TGPL không phải hoàn toàn xa lạ ở nước ta

Nó đã tồn tại và từng bước phát triển, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau

Trang 32

trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, như: Đoàn luật sư được tổ chức trong

Toà án nhân dân hoặc là Đoàn bào chữa viên nhân dân do Uỷ ban pháp chế

(sau này là Bộ Tư pháp) quản lý, với các luật sư hưởng lương Nhà nước để giúp đỡ công dân và tổ chức về mặt pháp lý Trong giai đoạn trước Pháp lệnh

tổ chức luật sư 1987, các Đoàn bào chữa viên nhân dân thực hiện các công

việc bào chữa cho đương sự mà không thu thù lao, sau khi Pháp lệnh Tổ chức

luật sư được ban hành, theo Quy chế Đoàn luật sư thì một số trường hợp khi

đương sự nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý được miễn hoặc giảm thù lao

Tuy nhiên, trong thời kỳ này hoạt động TGPL của người thực hiện TGPL

chi mang tính chất như một hoạt động công vụ Trong thời kỳ trước năm 1997,

người thực hiện TGPL giúp đỡ cho đương sự được hiểu đồng nghĩa với chế độ

bao cấp pháp lý Các hoạt động mang tính TGPL do các luật sư, bào chữa viênthực hiện chủ yếu là bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự theo chỉ định

của Toà án Hoạt động giúp đỡ pháp lý miễn phí của luật sư, bào chữa viênnhân đân trong thời kỳ này mang tính chất tự phát, không bắt buộc, được Nhànước bao cấp Hoạt động giúp đỡ pháp lý của luật su, bào chữa viên nhân dân

chưa được quy định chính thức trong các văn bản pháp luật và chưa có cơ chế

bảo đảm thực hiện, nên chủ yếu phụ thuộc vào lòng hảo tâm của luật gia, luật

sư, nên kết quả đạt được chưa cao

1.2.2 Giai đoạn từ 1997 đến nay

Thực hiện chủ trương của Đảng về việc “cần phải mở rộng loại hình tưvấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớpnhân dân nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để

hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật” [46], ngày 6/9/1997,

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ

chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách Đây là văn bản pháp lýđầu tiên và có hiệu lực cao nhất về lĩnh vực TGPL, tạo cơ sở pháp lý cho việc

hình thành và phát triển tổ chức TGPL ở nước ta, cũng như đánh dấu bướcphát triển mới của pháp luật về TGPL

Trang 33

Triển khai thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ

tướng Chính phủ, hệ thống TGPL nói chung và đội ngũ người thực hiện TGPLnói riêng đã được hình thành Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp là co quan giúp Bộ

trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về TGPL trong phạm vi toàn quốc và có chức năng trực tiếp thực hiện TGPL đối với những vụ việc có nhiều

khó khăn, vướng mắc do Trung tâm TGPL ở địa phương chuyển lên hoặc tổ

chức, cá nhân hữu quan chuyển đến Còn Trung tâm TGPL thuộc Sở Tư pháp

ở các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức nang TGPL và tham gia

pho biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng TGPL.

Quá trình ra đời và phát triển của hệ thống tổ chức TGPL kéo thco sự ra đời và phát triển của đội ngũ người thực hiện TGPL, đó là các chuyên viên TGPL và các cộng tác viên TGPL của tổ chức TGPL của Nhà nước Chuyên viên TGPL là cán bộ, công chức nhà nước làm việc trực tiếp trong các tổ chức TGPL, cộng tác viên TGPL là các cá nhân có trình độ, kiến thức pháp luật nhất định được tổ chức TGPL ký hợp đồng cộng tác Chuyên viên và cộng tác viên thực hiện việc tư vấn, kiến nghị, đại điện, bào chữa miễn phí cho các đối

tượng là người nghèo, đối tượng chính sách như: thương binh, bệnh bình, bố

mẹ, vợ, chồng của liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Các đối tượng khiđược TGPL sẽ không phải tra bất cứ một khoản chi phí nào cho người thựchiện TGPL Người thực hiện TGPL hoạt động trên cơ sở kinh phí do Nhà nướcchi trả, không được dot hoi bất kỳ một khoản thù lao nào từ đối tượng TGPL

Nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật

Trong giai đoạn này, được sự quan tâm của Nhà nước và hệ thống cácvăn bản pháp luật ban hành tương đối đầy đủ đã tạo thuận lợi cho người thựchiện TGPL thực thi các nhiệm vụ và quyền hạn của mình So sánh với giai

đoạn trước, trong giai đoạn này, người nghèo và đối tượng chính sách đã thật

sự nhận được sự giúp đỡ pháp luật miễn phí của các chuyên viên và cộng tác

viên TGPL Đội ngũ người thực hiện TGPL cũng da dang hơn, ngoài đội ngũ

chuyên viên TGPL chuyên trách của các tổ chức TGPL của Nhà nước còn có đội ngũ các cộng tác viên TGPL đông đảo là luật sư, chuyên viên pháp lý của

Trang 34

các cơ quan, ban, ngành, thậm chí là cả những sinh viên luật năm cuối Hệthống pháp luật về TGPL bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia vào

hoạt động TGPL của người thực hiện TGPL của các tổ chức chính trị - xã hội

như: Trung tâm TGPL của Trung ugng Hội Nông dân va Trung ương Doanthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Văn phòng Văn phòng TGPL của Trung

ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Giai đoạn này sẽ được trình bày cụ thể ở

phần sau)

1.3 QUY TÁC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THỰC

HIỆN TGPL THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1.3.1 Những vấn đề chung về quy tắc đạo đức nghề nghiệp của

người thực hiện TGPL

TGPL miễn phí không chi là loại hoạt động nghiệp vụ pháp lý cao ma

còn đòi hỏi người thực hiện phải có tư cách, phẩm chất, đạo đức tốt, trong quá

trình trợ giúp phải tuân theo quy tắc đạo đức nghiệp vụ chặt chẽ Từ thực tế

hoạt động dịch vụ pháp luật cho thấy, nếu không có những quy định cụ thể, rõ

ràng, chặt chế về quy tắc hành nghề TGPL thì rất dé phát sinh những tiêu cực,sai sót và khi phát sinh thì không có cơ sở pháp lý để xử lý như nhận tiền của

đối tượng TGPL, thiếu trách nhiệm, TGPL sai, gay thiệt hai cho đối tượng

Ở các nước khác, tuỳ theo hoạt động TGPL được thực hiện bởi luật sưhay người thực hiện TGPL mà có quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người thực

hiện TGPL riêng hay chung với luật su Nhưng nhìn chung bao giờ người thực

hiện TGPL ngoài những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, cũng

phải tuân theo “quy tắc đạo đức nghề nghiệp” riêng của người thực hiện

TGPL Ví dụ: Trung Quốc, Han Quốc

Mỗi nghề nghiệp khác nhau thì quy tắc nghề nghiệp chứa đựng nhữngđặc điểm riêng có Những chuẩn mực ứng xử và kỷ luật nghề nghiệp của mỗi

ngành nghề có thể tồn tại đưới hình thức thành văn hay không thành văn Quy tắc nghề nghiệp của người thực hiện TGPL được hiểu là tập hợp những chuẩn

Trang 35

mực ứng xử va ky luật nghề nghiệp co bản mà người thực hiện TGPL phảituân thủ trong quá trình thực hiện TGPL Quy tắc đạo đức nghề nghiệp củangười thực hiện TGPL là thước đo giá trị đạo đức, phẩm chất của người trực

tiếp thực hiện hoặc tham gia thực hiện TGPL miễn phí để Nhà nước, nhân dân

và xã hội có cơ sở đánh giá phẩm chất và cốt cách của người cán bộ TGPL Đồng thời, những quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp TGPL còn giúp cho tổ chức TGPL trong việc đánh giá năng lực của người thực hiện TGPL và kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động TGPL Nhưng điều quan trọng nhất

đó là cơ sở dé giữ sự tin cậy của các đối tượng đối với hoạt động này.

Quy tác đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện TGPL được kết hợp

nhuần nhuyễn, vận dụng linh hoạt trong toàn bộ quá trình thực hiện TGPL

Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc nghiên cứu có thể chia thành: những quy tắcchung, những quy tắc khi quan hệ với đối tượng và những quy tắc khi quan hệ

với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan khi thực hiện TGPL.

1.3.2 Nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện TGPLTrong bất cứ hoạt động nào, mỗi cán bộ, công chức ngoài việc tuân thủ

các nội quy, quy định của cơ quan, còn phải tuân thủ các vấn đề có liên quantrực tiếp tới công việc của mình Người thực hiện TGPL cũng như luật sư hay

các chức danh tư pháp khác cũng có quy tắc hành nghề riêng Nội dung quytắc của người thực hiện TGPL được quy định cụ thể tại Thông tư số

07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998, Quy chế cộng tác viên ban hành kèm theo

Quyết định số 358/1998/QD-BTP ngày 15 tháng 8 năm 2003 cua Bộ Tư pháp

hướng dẫn về công tác quản lý thực hiện TGPL, cụ thể như sau:

- Thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan.Trong quá trình giải quyết các vụ việc TGPL, người thực hiện TGPL phải tuânthủ các quy định của pháp luật có liên quan Người thực hiện TGPL giúp đốitượng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp nên chi được sử dụng những quyền mà pháp

luật cho phép và chi tuân theo pháp luật, không chịu bất kỳ sự tác động, áp datnào Bởi lẽ, người thực hiện TGPL phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung

Trang 36

TGPL của mình, nếu không hoàn toàn độc lập trong hoạt động nghề nghiệp,người thực hiện TGPL sẽ bị phụ thuộc, dé dẫn đến thực hiện TGPL khôngkhách quan, công bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng.

- Bao đảm việc thực hiện TGPE đúng phạm vi, đối tượng, chính xác, kipthời Người thực hiện TGPL luôn nhìn nhận vào bản chất vấn đề mà đối tượng

yêu cầu, không thiên về quyền lợi của cơ quan nhà nước mà bác bỏ, từ chối

không giúp đỡ đối tượng, đặc biệt trong những trường hợp họ có vướng mắcvới các cơ quan nhà nước Ngược lại, không thiên về quyền lợi của đối tượngtrợ giúp mà can thiệp không đúng vào công việc của cơ quan, tổ chức Nhànước có thẩm quyền giải quyết vụ việc của đối tượng

- Giữ gìn uy tín và danh dự của tổ chức TGPL Người thực hiện TGPL

phải giữ gìn uy tín của mình và của tổ chức TGPL, không lợi dụng danh nghĩacủa nghề nghiệp TGPL nhằm thực hiện các hoạt động với mục đích vi lợi ích

cá nhân, gây ảnh hưởng không tốt tới danh dự của người làm công tác TGPL

và của tổ chức TGPL

- Không được từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có lý do chínhđáng và chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung hoạt động TGPL Day là tráchnhiệm, nghĩa vụ của người thực hiện TGPL, đồng thời cũng là một vấn démang tính đạo đức nghề nghiệp Quy định như vậy là tránh trường hợp ngườithực hiện chỉ nhận vụ việc đơn giản mà không nhận giúp đỡ những vụ việc

một số trường hợp sau người thực hiện TGPL không giúp đỡ hoặc phải từ chối

thực hiện TGPL: đối tượng không thuộc diện được trợ g1úp: như người giàu có

hoặc đối tượng xin TGPL trong lĩnh vực thành lập, hoạt động của công ty ;đối tượng cố tình cung cấp tài liệu, thông tin sai sự thật; đối tượng yêu cầu

Trang 37

TGPL trái pháp luật và đạo đức xã hội; đối tượng say rượu, gây rối trật tự nơi

thực hiện TGPL; xúc phạm tổ chức và người thực hiện trợ giúp, vi phạm nộiquy, quy tac tổ chức TGPL

- Không tiết lộ thông tin, bí mật của đối tượng được trợ giúp mà mìnhbiết khi thực hiện trợ giúp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Người

thực hiện TGPL phải tuyệt đối giữ bí mật những thông tin mà người đề nghị

trợ giúp đã cung cấp hoặc những thông tin về đời tư của họ mà mình biết đượctrong quá trình trợ giúp Nếu nguyên tắc này không được tôn trọng thì sẽ ảnhhưởng không tốt đến lợi ích của người được trợ giúp, vô hình chung đã đingược lại với mục đích của hoạt động TGPL

- Không được đòi thù lao và hứa hẹn kết quả vụ việc với đối tượng trợ

giúp Bởi vì TGPL là một hoạt động đặc thù “hoàn toàn miễn phí”, đối tượng

TGPL không phải chi trả bất kỳ một khoản chi Do vậy, trong khi trợ gitip,

người thực hiện TGPL luôn xác định được công việc của mình nhằm thực hiện

nghĩa vụ của Nhà nước đối với đối tượng, không được đòi hỏi, nhận thù lao

hay hứa hẹn trước kết qua vụ việc đối với dối tượng

1.4 PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI THỰC HIỆN TGPL CỦA MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nghiên cứu pháp luật về TGPL của một số nước trên thế giới là cơ sở

giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tổ chức và hoạt động của hệ thống

TGPL ở một số nước trên thế giới nói chung và người thực hiện TGPL nói

riêng Bởi vì những nước này đã có kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạtđộng TGPL hàng trăm năm Để hiểu rõ bản chất và những đặc trưng của người

thực hiện TGPL trên thế giới, trước tiên chúng ta xem xét khái quát một số môhình TGPL của một số nước trên thế giới

1.4.1 Người thực hiện TGPL phân loại theo mô hình TGPL

Nghiên cứu pháp luật về TGPL của một số nước trên thế giới, ta thấy có

một số mô hình chính là: mô hình từ thiện, mô hình luật sư trợ giúp được trả

Trang 38

lương từ ngân sách Nhà nước, mô hình hỗn hợp Trong những mô hình này thì

có đội ngũ người thực hiện TGPL khác nhau

- Theo mô hình từ thiện, người thực hiện TGPL là các luật sư Các luật

sư có nghĩa vụ thực hiện một số dịch vụ miễn phí cho người nghèo như là

chuẩn mực đạo đức của luật sư Nhưng ở một số nước khác thì các văn phòng

luật sư tình nguyện cung cấp cho đối tượng một số dịch vụ pháp lý miễn phí

(thường là dịch vụ tư vấn) Các luật sư làm việc một cách nhiệt tình, vô tư trên

tinh thần tự nguyện Tuy vậy, nó có điểm hạn chế là không có nguồn kinh phí

tài trợ, các luật sư làm “không công”, cho nên phạm vi trợ giúp chủ yếu bằng

phương thức tư vấn, mà không thể trợ giúp bằng phương thức đại diện, bào

chữa trước Toà án Theo mô hình này, luật sư hoạt động TGPL chủ yếu trên cơ

Sở tự nguyện, mang tính chất từ thiện, nhân đạo Hiện nay, ở hầu hết các nướctrên thế giới đều kết hợp duy trì mô hình này cùng với các hình thức khác,

nhưng có tính tổ chức hơn và được pháp luật quy định.

- Trong mô hình luật sư trợ giúp được trả lương, hoạt động TGPL được

thực hiện chủ yếu do đội ngũ luật sư công và luật sư tư thực hiện Tuy nhiên,

cách chi tra kinh phí bồi dưỡng cho luật sư công và luật su tư khác với môhình và được trả lương theo mức cố định của Nhà nước hoặc được trả thù lao

từ ngân sách Nhà nước theo một mức nhất định, tuỳ thuộc vào tính chất, loại

vụ việc như đơn giản hay phức tạp, giá trị tài sản Hiện nay, phần lớn các tổ

chức trợ giúp theo mô hình này, người thực hiện TGPL phải tìm thêm nguồn

kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài

- Hoạt động TGPL trong mô hình hỗn hợp do luật sư công của tổ chức

TGPL của Nhà nước, luật sư tư và cán bộ TGPL của Nhà nước và thậm chí là

cả sinh viên luật thực hiện Cách chi trả kinh phí cho luật sư công và luật sư tư

khác với mô hình trên: Luật sư công được Nhà nước tài trợ kinh phí làm việc

thường xuyên và được trả lương từ ngân sách Nhà nước, còn luật sư tư thựchiện TGPL trên cơ sở tự nguyện mang tính từ thiện, nhưng được pháp luật quy

định và bảo đảm thực hiện Tiêu biểu cho mô hình này là Thuy Điển và được

Trang 39

áp dụng phổ biến ở các nước như: Anh, Nhật, Ha Lan, Australia, Nam Phi Hoạt động TGPL chủ yếu do luật sư công (Australia, Philippin, Trung Quốc )

thực hiện được trả lương cố định như công chức Nhà nước và luật sư tư hành

nghề tự đo thực hiện tự nguyện hoặc được Nhà nước hỗ trợ kinh phí

Dù theo bất kỳ mô hình nào, ở bất cứ nước nào thì những mô hình trên

có đặc điểm đặc trưng mang tính bản chất của TGPL là một loại hoạt độngnghề nghiệp đặc biệt mang tính nhân đạo, từ thiện, đó là “giúp đỡ pháp lý cho

những người không có khả năng chị phí khi tiếp cận công lý” Và hoạt độngTGPL này của người thực hiện TGPL trở thành một trong những chức nang xãhội của bất kỳ Nhà nước nào

1.4.2 Người thực hiện TGPL theo hệ thống pháp luật của một số

nước trên thế giới

Người thực hiện TƠPL của một số nước trên thế giới được quy định ởnhững hình thức văn bản pháp luật khác nhau, ví dụ: Đạo luật, Bộ luật, luật Tuy được quy định ở những hình thức văn bản pháp luật khác nhau, nhưng nóichung hoạt động TGPL ở các nước nay chủ yếu do đội ngũ luật sư chuyênnghiệp và cán bộ TGPL của Nhà nước thực hiện Ngoài ra, những người khác

cũng tham gia vào việc thực hiện TƠPL đó là: sinh viên học tại các trường

luật, cán bộ pháp luật Nhà nước, những người có kiến thức pháp luật nhất địnhcũng được thu hút khuyến khích làm công tác TGPL

Theo pháp luật về TGPL ở Canada, đội ngũ người thực hiện TGPLphong phú, đa dạng, bao gồm: luật sư tư, luật sư thường trực, người cung cấp

dịch vụ, thành viên của tổ chức cộng động và sinh viên luật.

+ Các luật sư tư: đây là những người đang hành nghề luật sư tư nhưng

có bản cam kết thỏa thuận, với Cục TGPL về việc đồng ý giúp đỡ pháp lý cho

đối tượng của Cục Khi đối tượng đến Cục TGPL, qua kiểm tra xem xét nếu

đối tượng thuộc diện TGPL thì Cục sẽ cấp cho đối tượng trợ giúp giấy chứng

chỉ đủ tiêu chuẩn hưởng TGPL và giới thiệu họ đến một luật sư tư (những

người đã cam kết và có tên trong danh sách của Cục) Luật sư tư này có nghĩa

Trang 40

+ Luật sư thường trực: là những luật sư được Cục TGPL hợp đồng để

thường trực tại Tòa ấn và giúp đỡ pháp lý cho những người phải ra Toa mà

chưa có luật sư Những luật sư này có thể làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm

hoặc chuyên trách và được Cục trả thù lao theo cơ chế chung

+ Người cung cấp dịch vụ: là những người không phải là luật sư và chỉ

được cung cấp các dịch vụ TGPL nhưng ở phạm vi và mức độ hạn chế [32,

Điều 14]

+ Thành viên của tổ chức TGPL, cộng đồng thực hiện TGPL ở các địaphương: là những người xuất thân từ chính cộng động đó, không nhất thiết là

luật sư nhưng phải qua một khóa đào tạo đặc biệt do Cục TGPL tổ chức [32]

+ Sinh viên: là những người đang theo khóa học luật theo quy định đểđược gia nhập Đoàn luật sư hoặc bất cứ khóa học pháp luật nào mà Hiệp hội

luật sư tổ chức Theo Đạo luật về TGPL thì những người này cũng được phép

thực hiện trợ giúp dưới dạng “Hội TGPL sinh viên” Hội này được thành lập

theo đơn yêu cầu của Trưởng khoa luật và phải được Cục TGPL phê chuẩn CụcTGPL ban hành những hướng dẫn về tiêu chuẩn và tính chất hoạt động của Hội

TGPL sinh viên [32, Điều 21] Pham vi hoạt động của các sinh viên hạn chế,chủ yếu là tư vấn, giải đáp cho sinh viên trong trường và các trường khác

- Ở Australia hoạt động TGPL có thể được thực hiện bởi:

+ Thành viên của Ủy ban TGPL (hay còn gọi là luật sư TGPL) Các thành viên của Ủy ban TGPL phải qua một lớp học và phải có chứng chỉ hànhnghề luật sư, sau đó họ mới có quyền thực hiện trợ giúp (tư vấn, bào chữa )

Các thành viên không có chứng chỉ chỉ được phép làm các công việc khác

mang tinh chất hành chính mà không được thực hiện TGPL [51, Điều 22]

+ Luật sư tư: là những người hành nghề tư bên ngoài (không phải là

nhân viên Uy ban) nhưng được Uy ban TGPL mời giúp đỡ pháp lý cho đối

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN