MỤC LỤC
Việc giúp đỡ pháp luật cho các đối tượng trên của người thực hiện TGPL là nhằm góp phần thực hiện chủ trương “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người”, “thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách mạng, những người có công với nước, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bình và cha me, vợ con liệt sỹ, người được hưởng chính sách xã hội” [25]. + Ngoài ra, thông qua hoạt động TGPL (tại trụ sở hoặc lưu động), người thực hiện TGPL tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp bằng các hình thức phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật (một số tỉnh có nhiều đồng bao dân tộc sinh sống còn in ra tiếng dân tộc), sổ tay pháp luật; Đặc san TGPL hoặc thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề về một lĩnh vực pháp luật mà nhân dân ở địa phương đó có nhiều vướng mắc.
Cách chi trả kinh phí cho luật sư công và luật sư tư khác với mô hình trên: Luật sư công được Nhà nước tài trợ kinh phí làm việc thường xuyên và được trả lương từ ngân sách Nhà nước, còn luật sư tư thực hiện TGPL trên cơ sở tự nguyện mang tính từ thiện, nhưng được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. - Người thực hiện TGPL giúp đỡ về mặt pháp luật cho các đối tượng được người TGPL là những người nghèo, không có khả năng thanh toán các chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý hoặc là những đối tượng được ưu tiên trợ giúp như: phụ nữ, vị thành niên, người già cô đơn không nơi nương tựa, thổ dân, người dân tộc thiểu số.
Để trở thành chuyên viên TGPL người có kiến thức pháp luật nhất định phải có tiêu chuẩn nhất định. Một trong những tiêu chuẩn đó là kiến thức pháp luật và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Một số nước trên thế giới quy định tiêu chuẩn của người thực hiện TGPL, đều phải có bằng cấp về pháp luật và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức. Chẳng hạn ở Philippin quy định bất kỳ người nào muốn làm việc với tư cách luật sư tư hay làm việc trong một cơ quan pháp luật của Chính phủ đều phải có bằng dai học Luật và qua kỳ thi tuyển để trở thành luật sư. Như vay, dé thực hiện TGPL thì tiêu chuẩn về bang cấp là rất quan trọng, sau đó phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức thì mới được thực hiện TGPL. một cách chọn lọc kinh nghiệm pháp luật nước ngoài đã quy định tương đối cụ thể: chuyên viên TGPL phải có bằng cử nhân luật và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL do Bộ Tư pháp hoặc Bộ Tư pháp uỷ quyền cho Sở Tư pháp tổ chức. Chuyên viên TGPL trước hết phải là chuyên viên pháp lý, tức là chuyên viên pháp lý có chức trách thực hiện quản lý lĩnh vực tư pháp hoặc một phần công việc thuộc lĩnh vực tư pháp theo phân cấp và phân công. Về nhiệm vụ cụ thể: chuyên viên pháp lý phải xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công việc được giao; dự thảo hoặc tham gia dự thảo các văn bản pháp quy và góp ý kiến về mặt pháp lý các dự thảo văn bản pháp quy của các cơ quan khác gửi. đến; tập hợp, rà soát các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được phân công để đề xuất ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng văn bản mới cho phự hợp với thực tế; tổ chức theo dừi, đụn đốc, kiểm tra và hướng dẫn. việc thực hiện các văn bản pháp luật, pháp quy trong phạm vi được phân công;. tổ chức phối hợp với các chuyên viên của các đơn vị, ngành có liên quan trong việc thực hiện công tác được giao; hướng dẫn nghiệp vụ của các ngạch công chức chuyên môn nghiệp vụ cấp dưới triển khai công việc; tổ chức thống kê, lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác theo đúng yêu cầu nghiệp vụ. Ngoài những yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ, chuyên viên pháp lý là công chức Nhà nước, do vậy phải nắm vững những yêu cầu, đòi hỏi, sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Cụ thể: chuyên viên pháp lý phải có những hiểu biết sau: nắm được đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành có liên quan đến công tác được giao; nam được kiến thức pháp lý; nắm được quy trình công việc, viết được các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn thi hành; am hiểu tình hình kinh tế xã hội có liên quan; nắm được thông tin pháp lý trong nước về xây dựng pháp luật, biết nghiên cứu tổng kết, đề xuất ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ. được phân công: nắm được các nguyên tắc, thủ tục hành chính nghiệp vụ của. hệ thống tư pháp và tổ chức bộ máy Nhà nước; biết tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai công việc tư pháp có. hiệu quả.). - Chuyên viên TGPL từ chối trợ giúp cho đối tượng trong những trường hợp sau đây: Yêu cầu TƠPL trái với pháp luật và đạo lý xã hội; đối tượng không thuộc diện được trợ giúp; đối tượng cố tình cung cấp tài liệu, thông tin sai sự thật; đối tượng say rượu, gây rối trật tự nơi thực hiện TGPL; xúc phạm tổ chức và người thực hiện trợ giúp (chửi chuyên viên TGPL, lăng mạ cơ quan nhà nước..);.
+ Đối với tư vấn pháp luật bằng miệng: mức bồi dưỡng là 8.000 đồng/giờ đối với giải đáp, hướng dẫn đơn giản (có thời gian tư vấn không nhiều, hoặc chỉ hướng dẫn thủ tục cần thiết như chuyển đơn, hướng dẫn hoặc cung cấp địa chỉ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc của đối tượng.. để đối tượng trợ giúp trực tiếp đến đó..) và 13.000 đồng/giờ đối với giải đáp, hướng dẫn phức tạp (như tư vấn một vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau hoặc liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các vụ việc đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tư vấn..). Cộng tác viên có thể thực hiện tư vấn pháp luật bằng nhiều hình thức như: tư vấn trực tiếp bằng miệng (giải đáp, hướng dẫn các vấn đề pháp luật có liên quan đến pháp luật nội dung và pháp luật hình thức); tư vấn pháp luật trực tiếp bảng văn bản theo yêu cầu (hướng dẫn đối tượng viết đơn từ hoặc trực tiếp soạn thảo đơn cho đối tượng theo yêu cầu của đối tượng); thông qua hoạt động tư vấn, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến những yêu cầu trợ giúp của đối tượng được trợ giúp để đối tượng biết cách xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật.
Theo hướng dẫn và cho phép của Bộ Tư pháp, có 3 tổ chức chính trị - xã hội thành lập Trung tâm hoặc Văn phòng TGPL để TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách và các thành viên, hội viên của tổ chức mình, đó là: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến bình Việt Nam. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, đa số người thực hiện TGPL của Trung tâm TGPL thuộc tổ chức chính trị - xã hội đều là những cán bộ đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ của người thực hiện TGPL, đó là: có bằng cử nhân luật;.
Trong năm 1997 do mới triển khai thành lập thí điểm tổ chức TGPL ở 2 tỉnh Hà Tây và Cần Thơ nên số lượng người thực hiện TGPL ít (chỉ có 17 người) và lúc đó các Trung tâm dang dần làm quen với hoạt động TGPL nên chưa có đội ngũ cộng tác viên. Để tìm hiểu cụ thé hơn, chúng tôi chia thực trạng người thực hiện TGPL. Chuyên viên TGPL. Trong mỗi cơ quan nhà nước thì việc quy định số lượng biên chế sẽ là cơ sở để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Một trong những yếu tố quan trọng là số lượng biên chế, cán bộ cần phải đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc. Chuyên viên TGPL chính là số lượng biên chế, cán bộ của các tổ chức TGPL. Hiện nay, theo quy định của pháp luật về TGPL thì số lượng chuyên viên TGPL chia ra như sau: biên chế cán bộ của Cục TGPL và biên chế của các Trung tâm TGPL ở cấp tỉnh. Theo Điều 3 Quyết định số 752/QD-TCCB ngày 24/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Cục TGPL thì “biên chế của Cục TGPL nằm trong tổng biên chế hành chính sự nghiệp của Bộ Tư pháp được Nhà nước phân bổ”. Theo quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ được lãnh đạo Bộ Tư pháp nhất trí khi thành lập Cục thì Cục có 35 biên chế và 25 hợp đồng). Trong thời gian qua, các cộng tác viên công tác ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau đã tích cực thông tin, tuyên truyền về tổ chức TGPL và công tác TGPL, cung cấp cho người dân những thông tin cơ bản về phạm vi, đối tượng TGPL, điều kiện để được hưởng TGPL miễn phí, dia chỉ liên hệ.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, những năm đầu do vừa kiện toàn tổ chức, vừa triển khai hoạt động, số lượng người thực hiện TGPL còn hạn chế, lĩnh vực TGPL mới mẻ nên số lượng vụ việc do người thực hiện TGPL làm chưa nhiều. - Thứ nhất, số liệu vụ việc năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ số vụ việc mà người thực hiện TGPL đã giải quyết ngày càng nhiều, nhu cầu TGPL.
Số lượng vụ việc do chuyên viên thực hiện tăng đều hàng năm (biểu hiện bằng những đoạn ngắn), còn số lượng vụ việc do cộng tác viên thực hiện thì tăng rất nhanh, đặc biệt giai đoạn 1999-2001 là tăng nhanh nhất. Thực tế các vụ việc mà người thực hiện TGPL đã giúp đỡ cho người nghèo và đối tượng chính sách cơ bản phù hợp và phản ánh đúng thực trạng các tranh chấp trong nhân dân hiện nay.
- Thứ nhất, do thành lập và hoạt động trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chủ trương tinh giản biên chế hoặc do khó khăn nhất định, một số Trung tâm chưa được Uy ban nhân dân địa phương bố trí đủ người thực hiện TGPL theo quy định tat Thông tư liên tịch số 52/1998/TTLT, do vậy đội ngũ người thực hiện TGPL còn thiếu, chưa đáp ứng hết nhu cầu TGPL của người nghèo, đối tượng chính sách và do vậy, cũng chưa tương xứng với nhiệm vụ được g1ao;. - Thứ tw, theo quy định hiện hành các tổ chức TGPL được trực tiếp đại điện, bào chữa trước Toà án và các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ đối tượng, nhưng trong thực tế thì chỉ người thực hiện TGPL là luật sư hoặc luật gia được cơ quan tiến hành tố tung cho phép mới được thực hiện bào chữa cho bị can, bị cáo, còn chuyên viên TGPL không thể thực hiện được do chưa được pháp luật tố tụng quy định.
- Người thực hiện TGPL phải từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện yêu cau TGPL trong các trường hợp sau đây: không thuộc diện TGPL, yêu cầu trợ giúp trái pháp luật, không phù hợp với đạo đức xã hội; người được TGPL cố tình cung cấp thông tn, tài liệu sai sự thật về vụ việc đề nghị trợ giúp; đối tượng không đủ năng lực nhận thức (như say rượu..), xúc phạm danh dự tổ chức và người thực hiện TGPL; cố tình gây khó khăn, cản trở công việc của người thực hiện TGPL va vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức TGPL; dé nghị của người được TGPL đối kháng với quyền lợi của người đã được tổ chức TGPL thu lý, trừ trường hợp giải đáp pháp luật hoặc thực hiện công tác hoà giải: người thực hiện TGPL có lợi ích liên quan đến lợi ích vụ việc hoặc có quan hệ thân thuộc, chịu ảnh hưởng của người có quyền và lợi ích đối kháng, mâu thuẫn với đối tượng TGPL. - Trong quan hệ với các cơ quan có liên quan: khi tiến hành vụ việc trợ giúp, người thực hiện TGPL phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và các quy dịnh có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; phải có thái độ lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng và cán bộ của những cơ quan có quan hệ công tác; không được cung cấp thông tin, chứng cứ mà mình biết là sai sự thật cho các cơ quan có liên quan; có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho người được TGPL và những người khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp về nghĩa vụ tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc TPL,.