1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Tồn Nguồn Gen Ở Việt Nam
Tác giả Trần Thị Hương Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 54,08 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn dé bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn nguồn gen nói riêng đã giành được sự quan tâm đáng ké của các nhà quan ly va nhà khoa học.Trong thời gian q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAM HỮU NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

Loi aảm on

AY

đo gid luận uău nin dive bay th lang bibl on sau lắc thi

Ạ bitin của TS Va Tu Hanh, WS Hoang Ly Anh, ching Lue giápLudt Ha Nei

Trang 3

PHAN MO DAU

a Tinh cap thiết của việc nghiên cứu đề tàiz Ẩ A ” oA oA z A gre

nN Tinh hình nghiên cứu đề tài

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

6 Ý nghĩa của luận văn

A > A

-7 Cơ cau của luận văn

CHUONG |CAC VAN DE LY LUAN VE BAO TON NGUON GEN VA

PHAP LUAT VE BAO TON NGUON GEN

1.1 KHALNIEM NGUON GEN VA BAO TON NGUON GEN

1.1.1 Khái niệm về nguồn gen

1.1.2 Khái niệm về bảo tồn nguồn gen

1.2 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT BAO TON NGUON GEN

1.2.1 Khái niệm pháp luật về bao ton nguồn gen

1.2.2 Vai trò và sự cần thiết xây dựng pháp luật về bảo tồn nguồn

gen ở Việt Nam

1.2.2.1 Vai trò của pháp luật trong bao tôn nguồn gen

1.2.2.2 Sự cán thiết phải xây dựng pháp luật bao ton nguon gen

Trang 4

2.1.1 Khái quát về pháp luật bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam

we ne + Ẩ ” z A oA À _ À

2.1.2 Những nội dung chủ yêu của pháp luật Việt Nam về bao ton

A

nguon gen

21.1.1 Đôi với quy định về tiếp cận nguồn gen va chia sé lợi ích

2.1.1.2 Đôi với quy định vé hệ thong khu bao ton thiên nhiên va

` & Ũ _

VWỜH quoc gia

Ae re “pe A « ` Ũ A a lý 21.1.3 Di với quy định vé ngăn ngừa sinh vật lạ vám hai

21.1.4 Dôi với quy định về sinh vat biên đôi gen

21.1.5 Đối với quy định về bao ton các loài động thực, vật hoang

dã qHý hiểm

Ae rie ° A 2 r ` lệ A 2 A A 2.1.1.6 Đôi với quy định về quan lý nhà nước về bao ton nguon gen

động vat, thực vat

2.2 THỰC TIỀN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẺ BẢO TÒN NGUỎN GEN Ở

VIỆT NAM |

CHUONG 3PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT

BAO TON NGUON GEN O VIET NAM

3.1 NHUNG ĐỊNH HUONG CHUNG VE HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE

DA DANG SINH HQC NOI CHUNG VA BAO TON NGUON GEN NOI

Trang 5

3 3.1 Sua doi, bỗ sung, ban hanh moi cac quy dinh ve phap luat bao

ton nguồn gen

3311 Ban hanh các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh giống cây tr ông,

Phap lệnh giống vat nuôi

3.3.1.2 Ban hành các quy định pháp luật về bao ton nguồn gen động,

thirc vat hoang da

3.3.1.3 Xây dung quy chế về kiêm soát sinh vật biển đổi gen va công

Hghệ sinh hoc

3.3.1.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bao ton ngoại vi đôi với

động, thie vật quy hiem

3.3.15 Ban hành quy chê về tiép cận nguồn gen va chia sẻ lợi ích

3.31.6 BO sung quy dinh bao hộ quyên tác gia gong vat HHÔI moi,

bảo hộ giống vật nuôi truyền thong cho cộng đồng địa phương, bao

hộ tri thức y học cỗ truyén gan với cay con dung làm thuốc chữa bệnh

3.3.1.7, Xay dung va sớm ban hành Luật Da dang sinh học, hoàn

thiện những quy định cua Luật bao vệ môi trường về bao ton nguon

gen

& Se Lá ^ ~ ie 4 A » ` ° cM A A *

3.3.2 Giải pháp về tăng cường tuân thu và thực thi pháp luật về bao

À À

ton nguon gen

3.3.2.1 Nang cao nhận thức vé bao ton nguoén gen

3.3.2.2 Nang cao nang luc quan ly về bảo ton ngun gen

3.3.2.3 Nâng cao cơ sở vật chat, kỹ thuật về bảo ton nguon gen

Trang 6

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học giàu có và phong phú, trong đó có đa dạng về nguồn gen Sự đa dạng về

nguồn tài nguyên gen có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt

là đối với một số ngành kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên

nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, thương mại và du lịch

Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, sự đa dạng về tài nguyên di truyền còn

đem lại những giá trị quan trọng khác về khoa học, xã hội, văn hóa, giáo dục,

y tế, bảo vệ môi trường Chính vì vậy, bảo tồn nguồn gen có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá

trình bảo vệ đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam còn chưa đápứng được yêu cầu thực tế và chưa xứng với tầm quan trọng và những giá trị

mà nguồn gen đem lại Thực tế, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng củanguồn gen còn hạn chế Bằng chứng là việc sử dụng, khai thác nguồn gen cònchưa gắn với phát triển bền vững và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo tổn Việctiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen chưa được quan tâm đúngmức và kiểm soát hiệu quả, mặc dù lợi ích đem lại từ hoạt động này rất lớn

Những nguồn gen quý có giá trị lớn của đất nước vẫn tiếp tục bị thất thoát, |

suy thoái.

Trước thực trạng đó, van dé bảo tồn nguồn gen đang trở thành một yêucầu cấp bách cần được quan tâm giải quyết Bảo tồn nguồn gen có thể tiếnhành bằng nhiều biện pháp và một trong những biện pháp quan trọng đó làpháp luật Pháp luật đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen,

song hiện nay ở Việt Nam các quy định của pháp luật về vấn đề này đang bộc

lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập và chưa phát huy được hiệu quả cần thiết

Trang 7

Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về bảo tồn nguồn gen dé từ đó

tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn ché, tồn tại, đồng thời phát huyvai trò của pháp luật trong hoạt động bảo tồn nguồn gen nhằm phục vụ mụctiêu phát triển bền vững đất nước là điều hết sức cần thiết và cấp bách

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn dé bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn nguồn gen nói riêng

đã giành được sự quan tâm đáng ké của các nhà quan ly va nhà khoa học.Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số dự án được thực hiện với phầnlớn nội dung nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo tồn nguồn gen, như: Dự án

“Xây dựng pháp luật về tiếp cận nguồn gen thực vật ở Việt Nam” (năm 2001), do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp với Vụ

2000-Pháp chế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học vàCông nghệ) thực hiện với sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc

tế Canada (IDRC); Dự án “Tăng cường năng lực nhằm xây dựng pháp luật vềtiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” (năm 2002-2004), do Cục Môi trường,

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội Bảo vệ thiên

nhiên và Môi trường Việt Nam và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCNtại Việt Nam, Tổ chức GTZ của Đức phối hợp thực hiện Trong khuôn khổ các

dự án nêu trên, một số báo cáo nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần về pháp luậtbảo tồn nguồn gen cũng đã được công bố, như báo cáo của PGS.TS ĐoànNăng, GS Lê Quý An Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khoahọc để cập đến một phần nội dung pháp luật bảo tồn nguồn gen, như đề tai:

“Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng cơ chế, chính sách nhằm

thực hiện công ước đã dạng sinh học và công ước Ramsar” do Cục Môi trường

thực hiện, hay Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Thứ Hà ‹Thực trạng

và phương hướng hoàn thiện pháp luật về đa dạng sinh học 3ƒ 2001 Tuy

Trang 8

nhiên, các công trình nêu trên cũng mới chỉ dừng ở mức hoặc là triển khai các

hoạt động cu thể về bảo tồn nguồn gen hoặc là nghiên cứu một phần khía cạnh pháp lý của việc bảo tồn nguồn gen mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những vấn

dé lý luận về bảo tồn ngu6n gen và pháp luật bảo tồn nguồn gen, đánh gia toàn

diện thực trạng pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam, cũng như xây

dựng những giải pháp mang tính toàn diện về hoàn thiện pháp luật về bảo tồn

nguồn gen ở Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Thông qua các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi

thuỷ sản, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, giống

cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường có đề cập trực

tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ nguồn gen thực vật, động vật, đề tài tập trung

phân tích, đánh giá những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo tồn nguồn

gen gắn với hiệu quả thực tiễn của các quy định đó và đưa ra các đề xuất hoàn

thiện Trong đó, tác giả tập trung đi sâu hướng xây dựng cơ chế pháp lý về

tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích Tuy nhiên, do yêu cầu nghiên cứu dé tài

ở cấp độ thạc sỹ luật học nên luận văn không thể tiếp cập và giải quyết thoảđáng mọi vấn đề ở mọi khía cạnh của pháp luật bảo tồn nguồn gen mà hi vọngrằng những vấn đề đó sẽ được tác giả giải quyết ở những công trình nghiêncứu với cấp độ cao hơn

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp luận được sử dụng dé thực hiện luận văn là phương pháp

luận của chủ nghĩa Mac-Lénin.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong quá

trình thực hiện luận văn là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống

kê, khảo sát, mô hình hoá

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đê tài

Trang 9

giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo tồn nguồn gen.

Căn cứ mục đích đã đề ra, các nhiệm vụ cụ thể của việc nghiên cứu đề

tài được dự kiến như sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo tồn nguồn gen

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo tồn

nguồn gen và thực tiễn thực thi các quy định đó Phát hiện những ưu điểm cần

được phát huy và những hạn chế cần được khắc phục.

- Dé xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo tồn nguồn

gen tại Việt Nam.

6 Một số đóng góp của luận văn

Luận văn có những đóng góp sau:

- Những phân tích, đánh giá thiết thực và tổng luận mới, toàn diện về

hệ thống các quy định pháp luật về bảo tồn nguồn gen Trong đó, chỉ rõnhững ưu điểm và những hạn ché, nguyên nhân của những hạn chế

- Những dé xuất dé quan lý và bảo tồn nguồn gen hiệu quả, đặc biệt ởkhía cạnh tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen

7 Co cấu của luận van

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cầu gồm ba chương:

Chương 1 — Một số van dé lý luận về bảo tồn nguồn gen và pháp luật

về bảo tồn nguồn gen

Chương 2 - Pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam thực trạng vàthực tiễn thực hiện

Chương 3 - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo tồnnguồn gen ở Việt Nam

Trang 10

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO TON NGUON GEN

VA PHAP LUAT VE BAO TON NGUON GEN

1.1 KHAI NIEM NGUON GEN VA BAO TON NGUON GEN

1.1.1 Khái niệm về nguồn gen

Trong khoa học pháp lý và khoa học sinh vật bảo tồn nguồn gen còn được

gọi là “tài nguyên di truyền" có nghĩa tương tự nhau, trong tiếng Anh, hai thuật

ngữ này được thể hiện bằng thuật ngữ duy nhất là “genetic resources”, do đó déthống nhất ngôn ngữ, luận văn sử dụng thuật ngữ nguồn gen Công ước Da dang

sinh học định nghĩa “nguồn gen” là các vật liệu di truyền có giá trị thực tế hoặc

tiềm năng Trong đó, vật liệu di truyền là bất kỳ vật liệu thực vật, động vật, visinh vật hoặc chất nguyên khác có chứa các đơn vị chức năng di truyền [13, 7]

Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước Đa dạng sinh học của IUCN

1994, “đơn vị có chức năng di truyền” bao hàm tất cả các yếu tố có liên quan

đến gen có chứa ADN (axit dioxit bénucléic), và trong một số trường hợp là

ARN (axit ribônuclêic), chăng hạn như các hạt, cành chiết, tinh trùng hay các

cá thể sinh vật Nó cũng bao gồm ADN chiết ra từ một động vật, thực vật

hay vi sinh vật, ví dụ một nhiễm sắc thể, một gen, một thể plasmid vi khuân

hay bat cứ một phan nào của yêu tô kể trên Tuy nhiên, vật liệu di truyềnkhông bao gồm các chất chiết sinh hoá học nếu như các chất chiết đó không

chứa đơn vị có chức năng di truyền [12,41] Qua định nghĩa trên cho thấy,

“nguồn gen” là một nhánh của vật liệu di truyền Sự khác biệt trong việc sử

dụng vật liệu di truyền hay nguồn gen là dựa trên cơ sở vật liệu có giá trị thực

tế hay tiềm năng hay không, điều đó đã nhắn mạnh vật liệu di truyền chỉ trởthành nguồn gen khi nó mang công dụng hay có thể sẽ mang một công dụng.Như vậy, định nghĩa này đã thu hẹp phạm vi của nguồn gen lai, trong khi thực

tế ta có thé thấy về ban chất các vật liệu di truyền đều mang giá trị tiềm năng

ít nhất là cho đến khi có quan điểm chứng minh ngược lại

Trang 11

Theo Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, nguồn gen

được định nghĩa là “vật chất di truyền của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật,

bao gồm các giống vat nuôi, cây trồng hiện đại, các giống Vật nuôi, cây trồng

nguyên thuỷ, các họ hàng hoang dã của chúng, có giá trị như nguồn tài

nguyên cho thế hệ tương lai của loài người” [8,168] Khái niệm này đã giảithích rõ hơn về nguồn gen, cụ thể hơn với phần liệt kê các thành phần thuộcnguôn gen Đây có thể là căn cứ quan trọng để xác định phạm vi nguồn gen,

là cơ sở cho thực hiện công tác bảo tổn.

Trong các văn bản pháp luật, khái niệm về nguồn gen đã được xây

dựng, theo Quy chế về quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật (ban hành kèm theo Quyết định số 2117/1997/QD-BKHCN&MT

ngày 30/12/1997), nguồn gen được quy định là “những sinh vật sông hoànchỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền sinh học có khá

năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới của thực vật, động vật và vi sinh

vật” Như vậy, khi chưa có một văn bản pháp luật khác có hiệu lực cao hơn

hoặc văn bản mới thay thế quy định giải thích về nguồn gen nói chung, thì cóthể hiểu đây là khái niệm luật định được áp dụng chính thức ở Việt Nam Với

quy định trên và theo định nghĩa của Từ điển đa dạng sinh học và Phát triển

bền vững những cây, con có giá trị thực tiễn cao và có ý nghĩa lớn về bảo tồn

của Việt Nam như Gõ đỏ, Gụ mật, Hoàng liên chân gà, Ba kích, Thông nước hay Thuỷ tùng, Hoàng đàn, Bách xanh Voi, Tê Giác một sừng, Bò rừng, Bò

tót, Trâu rừng, Bò xám, Nai cà tông, Hồ, Báo, Cu ly, Vượn, Voọc vá, Voọcxám, Voọc mông trang, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trăng, Sếu cổ trụi, Cò

quăm cánh xanh, Cò quắm lớn, Ngan cánh trắng, tri, cá sấu, trăn, ran và rùabiển [16,173] là nguồn gen vô cùng quý giá của Việt Nam cần được bảotồn và phát triển Ngoài ra, một trong số những nguồn gen đó còn là những

Trang 12

nguồn gen đặc hữu, cá biệt chỉ có thê tồn tại ở một hoặc một số khu vực địa lý

xác định như Tê giác một sừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên; Voọc đầu trăng ở

Vườn quốc gia Cát Bà; Thông đỏ; thuỷ tùng ở Đà Lạt, Sao la, Mang lớn, trĩ,

Gà lam đuôi trắng ở vùng rừng Hà Tĩnh; Mang Trường Sơn ở Vùng Hiên,

thuộc tỉnh Quảng Nam; Cha vá chân xám ở vùng Tây Nguyên, loài Thỏ van,

Cá lá giang, Cá chiên tại vườn quốc gia Pu Mát, Nghệ An; Khướu Ngọc Linh;

Khướu văn đầu đen; Khướu Kong ka kinh ở Tây Nguyên [16,174]

1.1.2 Khái niệm về bảo tồn nguồn gen

Việc tìm hiểu khái niệm “bảo tồn nguồn gen” được dựa trên khái niệmnguồn gen đã xác định ở trên và việc tìm hiểu các khái niệm về “bảo tồn” nói

chung và các khái niệm có mức độ liên quan nhất định, như “bảo tồn thiên

nhiên”, “bảo tồn tài nguyên sinh học”, “bảo tồn đa dang sinh học”

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “bảo tồn” được định nghĩa là “giữ nguyênhiện trạng, không dé mat đi, ví dụ bảo tổn di tích lịch sử, bảo tồn văn hoá dân

tộc” [9,11] Đây là khái niệm "bảo tồn" theo nghĩa nguyên thuỷ, có nội hàm

hẹp Phần lớn các từ điển khác cũng đưa ra một định nghĩa hẹp: bảo tồn cónghĩa là giữ gìn môi trường và nơi sống tự nhiên [30,1] Còn thực tế hiện nay

trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và sinh học bảo tồn, thuật ngữ

bảo tồn đã được sử dụng và hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là "giữ nguyênhiện trạng" mà còn cả bảo vệ, sử dụng và phát triển Điều này đã được khẳngđịnh bởi các nhà bảo tồn học như: nhà lâm nghiệp người Mỹ Gifford Pinchotcho rằng "yếu tố cơ bản đầu tiên của bảo tồn là cần một từ đồng nghĩa vớiphát triển”, nhà sinh thái học người Mỹ Carl Jordan thì khẳng định "bảo tổn làtriết lý của quản lý môi trường không kéo theo sự lãng phí, làm cạn kiệt hoặc

diệt vong tài nguyên và giá tri nào ở đó" [30,1] Đó chính là nguyên nhân của

việc lựa chọn thuật ngữ "bảo tồn" mà không phải là "bảo vệ" hay "bảo quản"

Trong các từ điển chuyên ngành, thuật ngữ bảo tồn cũng được hiểu theo nghĩarộng Ví dụ theo Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững thì “bảo

Trang 13

nhằm bảo vệ duy trì, sử dụng, phục hồi và cải thiện môi trường thiên nhiên,bảo t6n các tài nguyên sinh học, động vật, thực vật và vi sinh vật và bảo tồncác yếu tố phi sinh học có liên quan đến sinh vật” [8,83] Khái niệm này có

nghĩa rộng hon và phù hop hơn với các khái niệm về bảo tồn tai nguyên thiên

nhiên và tài nguyên sinh học dưới đây.

“Bảo tôn thiên nhiên”, theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học là

“bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường

sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học ngăn chặn tác động tiêu cực của con người

và thiên nhiên đến các nguồn tài nguyên này Hoạt động bảo tồn thiên nhiên được tiến hành ở những khu vực được xác định là khu bảo tồn thiên nhiên,

khu di tích thiên nhiên, công viên quốc gia Đây là những khu vực phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học nơi giữ gìn và phát triển các nguôồn gen

động vật có thé kết hợp nghỉ ngơi du lịch hoặc mục đích khác” [16,135].

Định nghĩa trên đã không chỉ ra được các hoạt động, biện pháp cụ thể của bảo

tồn mà mới chỉ ra được mục đích bảo tồn và địa điểm tiến hành Hơn nữa,

chính việc xác định địa điểm tiến hành hoạt động bảo tôn trên đã bó hẹp phạm

vi của định nghĩa này chỉ giới han trong một số khu vực xác định Điều này làm cho định nghĩa trên chưa có tính bao quát, đầy đủ và không thể áp dụng

rộng rãi Chính vì vậy, cũng không thể vận dụng để xác định định nghĩa bảo

tồn nguồn gen và xây dựng định nghĩa pháp luật bảo tồn nguồn gen Còn “bảotồn tài nguyên sinh học” theo Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền

vững là “việc duy trì các quá trình sinh thái học chủ yếu và các hệ thống hỗ

trợ sinh học, bảo vệ sự đa dạng của nguồn gen và duy trì việc sử dụng bền

vững các loài, các hệ sinh thái” Cũng theo Từ điển Đa dạng sinh học và phát

triển bền vững thì “bảo tồn đa dạng sinh học” được định nghĩa là “việc quản

lý môi tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh

Trang 14

thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềmnăng của chúng dé đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai Ví

dụ “bảo tổn tài nguyên di truyền vật nuôi” là tất cả các hoạt động của conngười bao gồm chiến lược, kế hoạch, chính sách và hành động được sử dụng

để đảm bảo rằng sự đa dạng của tài nguyên di truyền vật nuôi được gìn giữnhằm đóng góp cho sản xuất nông nghiệp, duy trì năng suất cho hiện tại và

tương lai” [8,83].

Định nghĩa trên có tính khái quát cao, phạm vi áp dụng rộng, đặc biệt

chú trọng đến yếu tố bền vững Tuy nhiên, định nghĩa đa dạng sinh học chútrọng đến quản lý nhưng lại chưa chỉ rõ việc quản lý gồm những hoạt độngnào, quản lý mối tác động qua lại nào nên làm cho định nghĩa thiếu tính cụthể, khó xác định giới hạn Như vậy, ở mức độ nhất định, có thể tham khảocác định nghĩa trên để xác định khái niệm bảo tồn nguồn gen

Hiện tại khái niệm “bảo tồn nguồn gen” chưa được xây dựng và ghi

nhận trong một tài liệu chính thức nào Chính vì vậy, qua việc đánh giá một

số các định nghĩa liên quan và từ khái niệm nguồn gen đã được xác định ởtrên có thé định nghĩa “bảo tôn nguồn gen” là tong hợp các hoạt động và biệnpháp mà các chủ thé tiến hành bảo tôn tiễn hành, bao gom: bảo vệ, sử dụng,khôi phục, phát triển nguồn gen, sự da dạng về vật chất di truyền của thựcvật, động vật hoặc vi sinh vật nhằm mang lại lợi ích lon nhất cho thế hệ hiệntại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng dé đáp ứng nhu cau và nguyện vọngcủa thế hệ tương lai

1.2 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT VE BAO TON NGUON GEN

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo tồn nguồn gen

Trước khi đi vào nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào, việc xác

định khái niệm cũng là công việc quan trọng đầu tiên Pháp luật về bảo tồn

nguồn gen còn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam nên đến nay vẫn chưa có khái

niệm chính thức, thực tế, pháp luật về nguồn gen mới được hiểu thông qua

Trang 15

gen là cơ sở lý luận quan trọng cho hoạt động xây dựng, hoàn thiện các quy

định pháp luật về bảo tồn nguỗồn gen trong thực tiễn Chính vì vay, trên cơ sở

tìm hiểu về khái niệm nguồn gen và bảo tồn nguồn gen ở trên, căn cứ vào lý

luận chung về nhà nước và pháp luật, pháp luật về bảo tồn nguồn gen có thé

được định nghĩa là: hệ £hống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động và biện pháp mà các chủ thé tiễn hành bảo tôn tiến hành, bao gom: bảo

vệ, sử dụng, khôi phục, phát triển nguồn gen, sự đa dang về vật chat di truyén

cua thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thể

hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng dé đáp ứng nhu cẩu và nguyện vọng của thé hệ tương lai.

1.2.2 Vai trò và sự cần thiết xây dựng pháp luật về bảo tồn nguồn

gen ở Việt Nam

1.2.2.1 Vai trò của pháp luật trong bảo tôn nguồn gen

Việc xây dựng pháp luật bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam phải xuất phát

từ vai trò và hiệu quả của pháp luật trong hoạt động bảo tồn nguồn gen Vai

trò của pháp luật trong hoạt động bao tồn nguồn gen được quy định bởi chính

những đặc tính ưu việt hơn các biện pháp, công cụ khác của pháp luật Chính

vì vậy, mặc dù dé bảo tồn nguồn gen có nhiều biện pháp và công cụ được tiến

hành nhưng công cụ, biện pháp hữu hiệu nhất giữ vai trò chủ đạo vẫn là pháp

luật Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bởi quyền

lực nhà nước, với sức mạnh của quyên lực nhà nước [13, 71 ], pháp luật có

khả năng tác động tới tat cả mọi người Từ đặc trưng trên cho thấy, pháp luật

có khả năng điều chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo tồn nguồn gen của tất

cả các chủ thể trong phạm vi đã được xác định nhằm bảo tổn tốt nhất nguồngen Hơn nữa, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là những khuôn mẫuchuẩn mực đã được xác định Pháp luật quy định giới hạn, khuôn khổ của

Trang 16

hành vi thực hiện, vượt quá giới han đó là trái pháp luật và sẽ bị trừng phạt,

sự giới hạn này được quy định bởi các khía cạnh khác nhau như cho phép,

câm đoán, bắt buộc Cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen, pháp luật đưa

ra các giới hạn cho phép tiễn hành các hoạt động bảo vệ, sử dụng khai thác

hợp lý, bền vững nguồn gen, cấm các hoạt động làm suy thoái, cạn kiệt nguồngen và bắt buộc những hoạt động bảo tồn bắt buộc Chính vì vậy, pháp luậtquy định những chủ thể có hành vi vượt quá những giới hạn đó gây ra tácđộng tiêu cực đến bảo tồn nguồn gen sẽ bị xử lý

Pháp luật đảm bảo triển khai những chính sách, chủ trương của nhà

nước về bảo tồn nguồn gen một cách nhanh nhất, đồng bộ nhất và hiệu quảnhất trên quy mô rộng lớn nhất, chính vì vậy có tác động mạnh mẽ nhất đốivới hoạt động bảo tồn nguồn gen Đồng thời, pháp luật cũng là cơ sở để kiểm

tra việc thực hiện các hoạt động bảo ton nguồn gen của các tổ chức vàcá nhân

có đúng như các quy tắc xử sự bắt buộc phải tuân theo, cũng như các biện

pháp, các thức kiểm tra và xử lý vi phạm

Vai trò và hiệu quả của pháp luật trong hoạt động bảo tồn nguồn gen

cũng được các các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đadạng sinh học khắng định Các điều ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinhhọc, đa dạng nguồn gen đều coi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một công

cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của điều ước, là một trong những nghĩa

vụ quan trọng mà điều ước đặt ra đối với các thành viên

1.2.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật bảo ton nguồn gen

%* Sự cần thiết xây dựng pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở ViệtNam xuất phát từ chính vai trò và tam quan trọng của nguồn gen, thực trạng

và sự cần thiết phải bảo tồn nguồn gen

Vai trò, tam quan trọng của nguồn gen hay đa dạng gen được thé hiện ởrất nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau

Trang 17

Gen là một đơn vị cơ bản của di truyền và được truyền từ đời nảy qua đời khác Chúng bao gồm các axit nucléic và được tạo thành trên các nhiễm

sắc thé của sinh vật, trong thể plasmid của vi khuẩn và hình thái mang tínhnhiễm sắc thể phụ khác Gen đóng vai trò điều khiển hàng loạt các qúa trìnhtrong cơ thé sống Chúng cũng đóng góp rất nhiều cho các đặc tính của một

sinh vật hay chống chọi với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt Tầm quan

trọng của tính đa dạng ở mức độ gen - đa dạng di truyền xuất phát từ thực tế

cá thể của một loài được tạo ra từ sinh sản hữu tính có một bộ gen khác biệt

một chút so với cá thé bố, mẹ Da dạng di truyền cho phép các loài thích nghỉ

dần với áp lực của môi trường xung quanh theo thời gian Không phải cá thể

hay loài nào cũng có gen hay bộ gen cho phép chúng có thể duy trì được sự

sống trong một điều kiện đặc biệt Bằng chứng là một số cá thể hay loài bịmất đi do môi trường sống bị phá huỷ hay những điều kiện khác làm giảmtổng số lượng gen của loài làm hạn chế các khả năng thích nghi hay tiến hoácủa loài Do đó, nếu sự đa dạng của gen được duy trì thì có thể làm tăng cơhội sống cho các loài

Từ hàng nghìn năm nay, đa dạng gen đã được con người tận dụng và

cùng với thời gian con người cũng đã làm tăng thêm số lượng gen, đặc biệt

trong lĩnh vực nông nghiệp Da dạng gen đã giúp cho các loài tồn tại Con

người đã dựa vào đa dạng gen để tạo ra hàng loạt các giống cây, con, vi sinh

vật có gen khác nhau, làm tăng khả năng tồn tại của chính họ Nông dân đã

thuần hóa các loài hoang dại và lai tạo chúng để có những đặc tính mongmuốn như màu sắc, mùi vị của hạt, kích cỡ hay khả năng đề kháng bệnh tật

Nhà lai tạo ngày nay cũng dựa trên sự đa dạng gen Vì vậy, việc bảo tồn đa

dạng di truyền quan trọng hơn nhiều so với việc bảo vệ các giống loài đơnthuần Nếu chỉ bảo tổn một số ít loài có thể sống được thì chưa đủ, bởi vì cácloài đó có thể không có sự đa dạng về gen cần thiết đối với sự sống của chính

chúng cũng như của con người [12, 40].

Trang 18

Xuất phát từ những vai trò nêu trên, theo Tổ chức Nông, lương của

Liên Hợp quốc (FAO), bảo tồn nguồn gen có 5 mục dich [3,1] sau:

Mục đích kinh doanh: sự đa dạng về giỗng là nguon vật liệu quý giá

trong lai tạo các giống mới cho phù hợp với những đòi hỏi luôn thay đổi của

thi trường.

Mục đích văn hoá, xã hội: các giỗng vật nuôi đã góp phan làm phong

phú cho các vùng du lịch, làm mô hình dạy học và huấn luyện.

Mục đích bảo vệ hệ thống chăn nuôi, giảm sự may rủi: sự đa dạng vật nuôi sẽ giảm bớt đi yếu tố may rủi, tăng cường độ bền vững trong các hệ

thống sản xuất, đặc biệt khi môi trường thay đối, xuống cấp

Đảm bảo nhu cầu trong tương lai: nhu cầu của con người về tiêu dùng

và sản xuất trong tương lai là vô tận Sự bảo tồn nguồn gen chính là biện pháptốt nhất đề bảo tồn nguyên vật liệu sản xuất cho tương lai

Mục đích nghiên cứu và đào tạo: sự đa dạng di truyền vật nuôi là vật liệu quý trong công tác nghiên cứu và giáo dục, nhất là đối với các môn khoa

học miễn dịch, di truyền, dinh dưỡng, sinh sản

Đối với Việt Nam, tài nguyên gen có ý nghĩa rất lớn khi nền kinh tếcòn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, khi nông nghiệp vẫn chiếmmột phần quan trọng trong GDP Vai trò, tầm quan trọng của nguồn gen trongnhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội thể hiện ở những khía cạnh sau:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vai trò của nguồn gen được thể hiện rõ nét

nhất Những giá trị kinh tế mà nguồn gen mang lại là hết sức to lớn, đồng thờicũng hứa hẹn nhiều tiềm năng, triển vọng đóng góp cho sự phát triển kinh tếcủa đất nước nêu được áp dung và quan lý tốt Điều nay được thé hiện cả trong

đa dạng nguồn gen thực vật và nguồn gen động vật

Đối với tài nguyên gen thực vật, Việt Nam là nước giàu về tài nguyên

di truyền lúa và cây ăn quả Tài nguyên di truyền lúa của Việt Nam có nhiềuđặc thù vào loại phong phú bậc nhất của thế giới Lúa Thơm là một ví dụ về

Trang 19

nguon vật liệu quý để giúp các nước ở vùng ôn đới có được giống lúa này.

Lúa Chiêm với gen kháng đạo ôn, gen chịu đất chua, phèn, chịu đất nghèo lân, gen chịu rét thời kỳ mạ và thời kỳ lúa trỗ đã được Viện Nghiên cứu lúa

Quốc tế và nhiều nước khác sử dụng từ đầu thập kỷ 60 để lai tạo nhiều giống

lúa cao sản Lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long với các nguồn gen đặc trưng

là lúa nồi, lúa chịu nước sâu, chịu đất chua, phèn, chịu mặn và có chất lượngtốt để phục vụ xuất khẩu Điều này đã giúp Việt Nam trở thành nước xuấtkhẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới Hiện tại, Ngân hàng gen Cây trồngQuốc gia Hà Nội đang bảo quản hơn 6000 giống lúa địa phương Tại ViệnLúa đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang lưu giữ khoảng hơn 1800 mẫugiống lúa cổ truyền của miền Nam và 160 quan thé lúa hoang dai [16, 36]

Ngoài lúa, cây ăn quả cũng là nguén tài nguyên di truyền phong phú

và độc đáo ở Việt Nam Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Cây ăn

quả về nguồn tài nguyên cây ăn quả ở Việt Nam cho thấy hiện có hơn 130loài nằm trong 39 họ thực vật, với hàng trăm giống cây ăn quả khác nhau

Do được phân bố ở phạm vi khá rộng nên các nguồn tài nguyên này có ýnghĩa về nhiều mặt, đặc biệt là mặt dinh dưỡng, môi trường và phát triển kinh

tế của cư dân sở tại [16, 176]

Đối với tài nguyên gen động vật, nước ta có nhiều nguồn gen vật nuôitruyền thống quý có giá trị kinh tế cao như các giống gà Đông Tảo, gà Móng,

vịt Bàu Quỳ, lợn Mường Khương, lợn Mẹo, lợn Sóc, lợn Vân Pa, lợn Ba

Xuyên, Bò Hˆmông, vit Kỳ Lira, cừu Phan Rang, Lon Móng Cái, gà Mia, lon

i, dê cỏ, thỏ Việt Nam den và xám, ga ác, ga tàu vàng, gà kê, bò Hà Giang, gà

H'Mông, vịt bau Quý Châu [6,1] Ví dụ, những lợi ích mà giống gà Móng

mang lại cho người dân làng Móng có ý nghĩa lớn, trong năm 2004 làmg bán

được 3 tỷ đồng tiền gà Móng, trung bình mỗi hộ 4 triệu đồng [39,1] Đồngthời, Việt Nam cũng có nhiều nguồn gen động vật quý phục vụ việc áp dụngcông nghệ lai xa trong chăn nuôi để tránh tình trạng bị cận huyết, sản sinh ra

Trang 20

các thé hệ sau kém phát triển, thoái hoá dan, sức chịu đựng kém Ví dụ, loài

Bò xám là một tiềm năng vật liệu di truyền quan trọng, có khả năng góp phần tái tạo các giống bò nuôi đang trong tình trạng thoái hoá, giúp nghề chăn nuôi

bò sẽ có nhiều triển vọng Đây là nguồn gen tự nhiên được đánh giá là quý

loại bậc nhất trên thế giới Việc dùng nguén gen này để lai tạo với các loài bò

nuôi sẽ có cơ hội mang lại lợi nhuận hàng tỷ đô la [16,181] Bên cạnh các

loài thuộc họ Bò, các loài trong họ Hươu Nai, các loài thú trong bộ Ăn thịt, bộ

Linh trưởng cũng rất đa dạng Theo đánh giá của các chuyên gia sinh vật học,

bộ Linh trưởng ở Việt Nam có khoảng 25 loài và phân loài thuộc 3 họ trong

đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiểm, có giá trị kinh tế cao như: Voọc mũihếch, có khả năng bị tuyệt chủng, Sách đỏ Việt Nam xếp vào loại rất nguycấp (CR); Voọc đầu trắng ở tình trạng rất nguy cấp (CR); Voọc đen tuyển,Voọc gáy trắng, Voọc mông trắng ở tình trạng nguy cấp [16, 181+182]

Trong lĩnh vực thương mại, du lịch, động vật, thực vật là một trong

những đối tượng quan trọng của hoạt động thương mại Sự đa dạng về tàinguyên di truyền có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển thương mại cả ở cấp độquốc gia và quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản Qua

việc duy trì và phát triển nguồn gen, nhiều loài động, thực vật quý hiếm là những mặt hàng khi được trao đổi hợp pháp đem lại giá trị rất lớn Điều này

thúc đây thương mại phát triển Sự đa dạng sinh học đặc biệt là đa dạng vềnguồn gen là một trong những yếu tố hấp dẫn đặc biệt khách du lịch Điềunày sẽ thúc đây “ngành công nghiệp không ống khói” phát triển

Trong nghiên cứu khoa học: bảo tồn nguồn gen có ý nghĩa vô cùng

quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học Đó là tài liệu của các nhàkhoa học về di truyền học, sinh học, nông nghiệp học và cũng là mục tiêu

hướng tới của các ngành khoa học này, từ đó đưa ra nhiều sản phẩm, kết quả

nghiên cứu khoa học hữu ích phục vụ cuộc sông.

Trang 21

Trong lĩnh vực y tế, tri thức cô truyền đã trở nên phô biến và được sử

dụng rộng rãi, việc sử dụng cây thuốc đa số là thông dụng góp phần quan

trọng vào việc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân Hiện có hơn

800 loài cây thuốc được sử dụng chính thức, trong đó có nhiều loài đượcthuần hoá va trồng rộng rãi với quy mô lớn, sản lượng thu hoạch cao Cónhiều cây thuốc không chỉ chữa được các bệnh thông thường mà còn kết hợp

với y học hiện đại chữa được một số căn bệnh nan y Bên cạnh đó, hệ thực vật bậc cao ở Việt Nam cũng rất đa dạng Hiện ước tính có khoảng 12.000 loài,

trong đó đã xác định được 3830 loài cây dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36%

trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch đã biết So với 35.000 loài câylàm thuốc trên toàn thế giới, loài cây thuốc Việt Nam chiếm khoảng 11%[33,2] Day là con số chưa day đủ vì còn nhiều cây thuốc của các cộng đồngdân tộc thiểu số (được gọi là cây thuốc dân tộc) chưa được phổ biến rộng rãi

Với vai trò to lớn như vậy, nhưng tình trạng biến mất và suy thoái

nguồn gen do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn tồn tại mà chưa có giải pháp

ngăn chặn hữu hiệu Hiện nay, tổng số loài thực vật bị đe doạ là 350 loài, và

hơn 300 loài động vật có tên trong sách Đỏ Việt Nam đang ở trong tình trạng

báo động Nguy cơ mat đi 28% loài thú, 10% loài chim, 21% các loài bò sát

và lưỡng cư tồn tại ở nước ta là hiện hữu [16,141] Các loài voi châu Á, tê

giác một sừng hay sao la sẽ tuyệt chủng trong tương lai không xa nếu không

được bảo tổn kịp thời Cùng với chúng, nguồn gen vô cùng quý giá, không thétái tạo cũng sẽ biến mat vĩnh viễn Song song với sự mat đi của các loài, là sựtan rã các khu vực phân bố loài, sự xói mòn di truyền trong nội bộ các loàiđộng thực vật, từ đó kéo theo sự mất đi nguồn gen quý giá Quá trình chuyêncanh và việc áp dụng các tiễn bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự tuyệt chủngcủa các loài sinh vật sẽ nhanh chóng làm mat đi vĩnh viễn các nguỗồn gen quýgiá của cả động thực vật hoang dại lẫn vật nuôi, cây trồng truyền thống -

Trang 22

nguồn nguyên liệu chính cho lai tạo giống trong sản xuất nông nghiệp Thiếu

sự đa dang về nguồn gen, các giống loài cũng sẽ bị thoái hoá dần

Sự biến mat và suy thoái nguôn gen do nhiều nguyên nhân Các công

trình nghiên cứu về vấn dé này của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) [1,

612] đã nêu ra 6 nguyên nhân có tinh phổ biến toàn cầu gây suy thoái đa dạng

sinh học nói chung, suy thoái nguồn gen nói riêng gồm:

Một là, sự gia tăng dân số trên thế giới, đặc biệt ở châu Phi, châu Á và

châu Mỹ Latin Sự gia tăng cơ học dân số kéo theo sự gia tăng nhu câu tiêu thụ các hệ sinh vật Các nguồn thực vật, động vật có giới hạn sẽ không chịu

được sức ép của tình trạng này Gia tăng dân số cũng đồng nghĩa với sự gia

tăng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm, dẫn đến sự suy giảm các giống loài

Hai là, tác động của thương mại nông sản, lâm sản và hải sản Với sự

phát triển mua bán có qui mô lớn, nhiều giống loài đặc hữu bị thay thế bởi vàigiống loài có thể đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại trước mắt của con

người Những tác động như thế sẽ ảnh hưởng rất xấu đến đa dạng nguồn gen.

Ba là, việc hoạch định các chính sách kinh tế không thấy hết giá tri của môi trường và tài nguyên Do áp lực của tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia

đang phát triển không chú trọng đến khía cạnh môi trường trong các chínhsách phát triển như khai thác gỗ và lâm sản không tính đến tác động xấu đối

với môi trường nói chung, đa dạng sinh học và nguồn gen nói riêng.

Bốn là, sự bất bình đẳng trong sở hữu và phân phối nguồn lợi từ việc sửdụng và bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh học Việc bảo tổn và sử dụng cácnguồn sinh học mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, tuy nhiên, phần lớn cáclợi ích này lại nằm trong tay những nhóm nhà kinh doanh chứ không thuộc vềcộng đồng đang sống và bảo tồn các nguồn sinh học Trên phạm vi quốc tế,nguồn lợi của đa dạng sinh học thuộc về các nước phát triển chứ không phải

thuộc các nước đang phát triển sở hữu đa dạng sinh học Các nguồn sinh học

được đưa từ các nước đang phát triên sang các nước phát triên dưới dạng

THU VIE N

THU VIER "| TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

È PUONG ĐẠI HỌC LUAT tạ PHÒNGĐỌC 7 |

PHONG wv og 2y |

_

Trang 23

nguyên liệu thô, rất rẻ tiền, song sau khi chế biến, chúng được chuyển trở lại

các nước đang phát triển với giá cao hơn gấp nhiều lần Chính sự bắt cân bằng

này trong phân phối các nguồn sinh học đã khiến cho các cộng đồng không

còn quan tâm tới việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Năm là, tình trạng thiếu kiến thức và hạn chế trong sử dụng kiến thức.

Sự kém hiểu biết của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng về ảnh hưởng tiêu cực

của suy thoái môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng khiến họ

khai thác hoặc huỷ diệt môi trường sinh thái một cách vô thức.

Sdu là, các hệ thong pháp ly và các định chế chưa tạo diéu kiện cho việc khai thác bền vững Pháp luật của nhiều quốc gia chưa chú ý đến việc

bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Các hành vi làm tổn hại môi

trường và đa dạng sinh học chưa được xử lý kịp thời hoặc xử lý không đủ sức răn đe.

Những nguyên nhân dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học toàn cầu nêu trên cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học, đa dạng nguồn

gen ở Việt Nam Tuy nhiên ở Việt Nam còn có những nguyên nhân đặc thù.

Trước hết phải kế đến hậu quả nặng nè của cuộc chiến tranh do dé quốc Mỹ

gây nên, với hàng triệu ha rừng bị bom napan và chất độc màu da cam tàn

phá, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái làm biến mất nhiềunguồn gen quý Tình trạng môi trường bị ô nhiễm nhanh chóng do phát triển

các ngành công nghiệp mà không có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn từ

đầu Tình trạng du canh, du cư của các nhóm dân tộc thiểu số với tập quán đốt

rừng làm nương ray đã trở thành phổ biến Nhu cầu tiêu thụ món ăn, đồ uống

chế biến từ động thực vật hoang dã phát triển mạnh dẫn đến tình trạng săn thúrừng quí hiểm dé bán cho các nhà hang đặc sản hoặc bán cho các tổ chức xuấtkhâu bất hợp pháp sang các nước láng giềng: sự thoái hoá nguồn gen do nhucầu sản xuất nông nghiệp; sự xâm nhập các loài lạ vào môi trường sinh thái

Việt Nam.

Trang 24

Tình trạng biến mat va suy thoái nguồn gen trên và những nguyên nhân

chưa được ngăn chặn cho thấy sự cần thiết phải bảo tồn nguồn gen nhằm duy trì

và phát huy vai trò của nguồn gen đối với các lĩnh vực cuộc sống của con nguoi.

* Sự cần thiết để xây dựng pháp luật về bảo tồn nguồn gen còn

xuất phát từ nghĩa vụ thực hiện các cam kết pháp lý quốc tế trong lĩnh vựcbảo tổn nguồn gen theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Cũng như các quốc gia khác khi phê chuẩn hay thừa nhận một điều ước quốc

tế nào, quốc gia đó phải tự giác tôn trọng và thực hiện điều khoản của điều

ước đó, đây cũng chính là nội dung cơ bản của nguyên tắc tự nguyện thực

hiện các cam kết quốc tế, một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế nhưHiến chương liên Hợp quốc, Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969,

Công ước Montevideo về quyền và nghĩa vụ cơ bản quốc gia 1933 [27, 35].

Việt Nam cũng đưa ra quy định thực hiện điều quốc tế trong Pháp lệnh ký kết

và thực hiện các điều ước quốc tế 1998 theo đó Việt Nam phải nghiêm chỉnh

tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia Tuy nhiên,

các quy định pháp luật quốc tế chỉ xác định nghĩa vụ cho quốc gia phải đảm

bảo thực thi các cam kết quốc tế mà không xác định cách thức trình tự dé thực hiện các cam kết quốc tế đó, điều này do quốc gia quy định, chính vì vậy, vấn

đề thực hiện các điều ước quốc tế vẫn còn có các quan điểm khác nhau Hiện

nay, có hai quan điểm vé vấn dé này Quan điểm thứ nhất cho rằng các quy phạm trong các điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc gia và có

hiệu lực thi hành trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như các nước

Pháp, Mỹ, Nga Những quốc gia này có quy trình thực hiện điều ước quốc tế

trong điều kiện quốc gia được quy định cụ thé, thủ tục thực hiện và áp dụngđiều ước chặt chẽ [34, 87] Quan điểm thứ hai là pháp luật quốc tế và phápluật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập, quy phạm pháp luật quốc tếkhông thể áp dụng trực tiếp như quy phạm luật quốc gia mà phải thông qua

Trang 25

hành vi chuyên hoá Quy phạm pháp luật quốc tế muốn được áp dụng ở lãnh

thổ quốc gia thì phải được chuyển hoá thành quy phạm pháp luật quốc gia

Thông qua những hành vi chuyển hoá, quy phạm pháp luật quốc tế xuất hiện

với những căn cứ áp dụng mới với tư cách là pháp luật quốc gia chứ không phải là tư cách quy phạm pháp luật quốc tế nữa [27.35] Chuyển hoá điều ước

quốc tế là thủ tục do luật quốc gia quy định với mục đích đảm bảo cho điềuước quốc tế được thực hiện một cách đây đủ trong quốc gia Đối với Việt

Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết, trong đó có điều ước quốc tế

chứa các quy phạm pháp luật quốc tế về bảo tồn ngu6én gen không có hiệu lực

ngay lập tức và được áp dụng một cách trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam theo

như quan điểm thứ nhất mà theo quan điểm thứ hai Theo quan điểm thứ hai,

những điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, trong đó có quy phạm pháp luậtquốc tế về bảo tồn nguồn gen cho dù đã có hiệu lực đối với Việt Nam theo

quy định của luật quốc tế thì cũng không là một bộ phận cấu thành của pháp

luật Việt Nam Các quy định của những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không đương nhiên có hiệu lực tức thì và không được áp dụng trực tiếp ở Việt Nam mà phải qua một giai đoạn chuyển hoá các quy định của các điều

ước quốc tế đó vào các quy định của pháp luật Việt Nam Chính vì vậy, khi

Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế có quy định về bảo tồn nguồn gen để thực hiện những cam kết quốc tế đó thì Việt Nam cũng phải có hành vi

chuyển hoá điều ước quốc tế đó vào pháp luật Việt Nam thông qua việc ban

hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn nguồn gen, hoặc sửa đổi

bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo tồn nguồn gen

Thực trạng pháp luật quốc tế về bảo tồn nguồn gen cũng quy định đến pháp luật trong nước về bảo tồn nguồn gen Nguồn gen được coi là di sản

chung của nhân loại Trước tình trạng nguồn gen bị biến mất, bị suy thoái,

vấn đề bảo tồn đã trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia trên thếgiới Van đề bảo ton nguôn gen không chỉ còn là trách nhiệm của riêng quôc

Trang 26

gia và có thé giải quyết hữu hiệu ở cấp độ quốc gia trong phạm vi một quốc gia khi các van đề về bảo tồn nguồn gen đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia Sự di chuyên qua biên giới của các loài sinh vật lạ, sự xuất khâu và nhập

khẩu các sản phẩm công nghệ sinh học, việc đây mạnh thương mại các mặt

hàng nông, lâm, thuỷ sản là sản phẩm của đa dạng gen, việc phân phối bất

bình đăng lợi ích phát sinh từ việc khai thác nguồn gen giữa các quốc gia đãyêu cầu các nước phải họp lại với nhau, bàn bạc và thoả thuận khuôn khổ

pháp luật chung điều chỉnh các vấn đề về bảo tồn nguôồn gen Theo đó các

điều ước quốc tế đã được ký kết ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả các quốc

gia tham gia Các điều ước quốc tế có hiệu lực đó đã hình thành nên pháp luật

quốc tế về bảo tổn nguồn gen

Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về bảo tồn nguồn gen có ý nghĩa

quan trọng đối với bảo tồn nguồn gen, đây cũng có thể là cơ sở cho việc xây

dựng những nguyên tắc cho pháp luật bảo tồn nguồn gen quốc gia Những

nguyên tắc đó bao gồm:

- _ Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia tối cao, vĩnh viễn đối vớinguồn gen Nguyên tắc này là sự cụ thể hoá nguyên tắc chủ quyển vĩnh viễnđối với tài nguyên sinh học, một nguyên tắc được các quốc gia thành viênLiên Hợp Quốc thừa nhận Xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với tài

nguyên thiên nhiên, mỗi quốc gia có quyền hoàn toàn và riêng biệt khai thác

tài nguyên thiên nhiên theo các chính sách mà các quốc gia đề ra trong phạm

vi thâm quyền quốc gia Tuy nhiên, trong lĩnh vực đa dạng sinh học thâmquyền của quốc gia vẫn có tính hạn chế khi buộc các quốc gia phải có tráchnhiệm đối với các quốc gia khác cũng như cộng đồng quốc tế khi họ tiến hành

các hoạt động khai thác, bảo tồn trong phạm vi thẩm quyền của mình Các bộ phận hợp thành đa dạng sinh học có mối quan hệ tác động qua lại trong một

tông thể thống nhất, vì vậy, khi thực hiện chủ quyền quốc gia đối với tàinguyên thiên nhiên của mình, các quốc gia không được làm phương hại đến

Trang 27

môi trường của các quốc gia khác, phải tôn trọng chủ quyền quốc gia khác

trong lĩnh vực này.

- _ Nguyên tắc trách nhiệm quốc gia giữ gìn và bảo ton nguồn gen trên

lãnh thổ nước mình và sử sụng bên vững Nguyên tắc này được ghi nhận

trong Công ước đa dạng sinh học Vì theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia tối

cao, vĩnh viễn đối với nguồn gen quốc gia có quyên sử dụng, khai thác, định đoạt nguồn gen Nhưng dưới cấp độ cao hơn, nguồn gen cũng là di sản chung

của toàn nhân loại và do đó cộng đồng quốc tế yêu cầu quốc gia phải có trách

nhiệm bảo vệ di sản chung của nhân loại trên lãnh thổ quốc gia Bên cạnh đó

với yêu cầu bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học toàn câu, cộng đồng quốc té

yéu cau quéc gia phải có trách nhiệm bảo tồn nguồn gen trên lãnh thổ nước

mình và sử dụng bền vững nguồn gen thuộc chủ quyền quốc gia mình.

- _ Nguyên tắc chia sẻ một cách công bằng và hợp lý nguồn gen Trên

cơ sở quyền tiếp cận nguồn gen có thể được điều chỉnh bằng luật quốc gia,điều kiện thoả thuận chung giữa các bên, các kết quả nghiên cứu và lợi ích thu

được từ việc sử dụng nguồn gen vì mục đích thương mại hay mục đích khác

phải được chia sẻ một cách công bằng, hợp lý Điều này cũng áp dụng đối với

fa

các kết quả và lợi ích thu được từ các kỹ thuật sinh học có được dựa trên cơ

`

2 là ^

sở các nguôn gen Thông thường các yêu cầu trên sẽ được đưa vào thoả thuận

tiếp cận nguồn gen như là điều kiện cho phép tiếp cận nguồn gen Nội dung

chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích từ gen cũng là một trong những mục tiêu

mà Công ước Đa dạng sinh học hướng tớiVà là nội dung của Hướng dẫn

Bonn về tiếp cận nguồn gen và chia sé công bằng, hợp lý nguồn gen

- Nguyén tac đồng ý thông báo trước, nội dung của nguyên tắc này làquyên tiếp cận nguồn gen phải được sự đồng ý trước của bên ký kết cung cấpnguồn gen, ngoại trừ có các quy định khác của bên này Giữa bên cung cấp vàbên tiếp cận nguồn gen phải có sự thương lượng để thống nhất được việc tiếpcận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được Thương lượng dựa trên nguyên tắc:

Trang 28

bên cung cấp nguồn gen có quyển yêu cầu bên tiếp nhận cung cấp các thông

tin cần thiết về việc tiếp nhận như ai sẽ sử dụng nguồn gen đó và mục đích sử

dụng, rủi ro và tiềm năng xuất phát từ việc khai thác, sử dụng nguồn gen, trên

cơ sở các thông tin này mà bên cung cấp sẽ quyết định có cho phép tiếp cận

hay không và tiếp cận ở mức độ nào, chia sẻ lợi ích như thế nào, kế hoạch

chia sẻ lợi ích, hình thức và tỷ lệ lợi ích chia sẻ, việc tiếp cận nguôn gen chi được công nhận trên cơ sở các điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận đồng y.

Quốc gia cung cấp nguồn gen phải là nước xuất xứ nguồn gen (nước sở hữu

những tài nguyên gen trong các điều kiện nội vi - in situ) hoặc quốc gia có

được nguén gen cung cấp theo con đường hợp pháp phù hợp với các quy định

lệ A

hữu quan Nguyên tắc này được thực hiện ở mọi cấp liên quan nhất là cap

cộng đồng dia phương nơi có nguồn gen đó Cùng với vấn đề tiếp cận nguồn

gen và chia sẻ lợi ích là vấn đề tri thức truyền thống.

Vấn đề bảo tồn ngudn gen được điều chỉnh bởi cả các điều ước quốc tế

chung toàn cầu và cả những điều ước trong khu vực Đối với các điều ước

quốc tế chung toàn cầu, vấn để bảo tồn nguồn gen không chỉ được điều chỉnh

Công ước Công ước đa dạng sinh học được xác định là văn bản pháp lý quốc

tế quan trọng hàng đầu đối với bảo tồn ngudn gen Thông qua Công ước, baotồn đa dạng gen được xem xét một cách toàn diện và lần đầu tiên trở thànhmối quan tâm chung của loài người Nhằm thực hiện tốt hơn vấn dé về tiếpcận nguồn gen và chia sẻ lợi ích các bên tham gia Công ước ước đa dạng sinhhọc lần thứ VI đã thông qua Hướng dan Bonne về tiếp cận nguồn gen và chia

sẻ lợi ich từ nguồn gen theo Quyết định VI/24 Hướng dẫn đã cung cấp chocác bên khuôn khổ hoạt động rõ ràng thúc đây tiép cận nguôn gen và chia sẻ

Trang 29

lợi ích, hướng dẫn các bên xây dựng cơ chế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ

lợi ích, thoả thuận đàm phán về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, tăng

cường năng lực để đảm bảo thương lượng và thực hiện hiệu quả thoả thuận

tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

Bên cạnh, Công ước Đa dạng sinh học, còn có các Công ước ước quốc

tế toàn cầu đề cập đến bảo tổn nguồn gen ở những khía cạnh khác nhau Đốivới bảo tồn nguồn gen động thực vật hoang dã, Công ước về buôn bán quốc tế

các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) [13, 34] đã có những quy định có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép động, thực vật hoang da qua biên giới, đây là một trong những nguyên nhân

chủ yếu làm mt và suy thoái nguồn gen Đối với, bảo tồn nguỗn gen sinh vậtbiển, quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển [13, 36] với cácnội dung về sử dụng công bằng và hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên kếthợp với bảo tồn các nguồn tài nguyên góp phần quan trọng vào hoạt động bảotồn nguồn gen sinh vật biển

Đối với bảo tổn nguồn gen tại các vùng đất ngập nước, Công ước

Ramsar [13, 29] là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng với việc điều

chỉnh các vấn đề liên quan đến các vùng đất ngập nước như sử dụng và khai

thác, duy trì, bảo toàn các bộ phận cấu thành vùng đất ngập nước (các tài

nguyên và nguồn lợi ích).

Bên cạnh những điều ước quốc tế toàn cầu, Việt Nam còn tham gia các

điều ước quốc tế khu vực về bảo tồn nguồn gen như Hiệp định khung ASEAN[2 1] về tiếp cận và chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích có được từ việc sửdụng nguồn gen và tài nguyên sinh học Hiệp định này đánh dấu sự quan tâm

và nhận thức được tam quan trọng của nguồn gen và tài nguyên sinh học củacác quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam Các quốc gia ASEAN là nơi có

hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới nhưng nhận thức của các quốc gia trong khuvực về tiếp cận nguôn gen và chia sẻ công băng lợi ích có được từ việc sử

Trang 30

dụng nguồn gen chưa cao Việc tài nguyên sinh học hiện chưa được quản lý

đúng mức vẫn tồn tại Điều này yêu cầu cần phải bảo vệ lợi ích của các bên

chống lại nạn khai thác tài nguyên sinh học một cách bat hợp pháp Việc ra

đời và thực hiện Hiệp định sẽ đáp ứng được yêu cầu đó.

1.2.3 Các nguyên tắc của pháp luật bảo tồn nguồn gen

Pháp luật nói chung luôn có nguyên tắc điều chỉnh dé đảm bảo hiệu lực tuân thủ và thực thi pháp luật Nguyên tắc chính là những quan điểm, tư

tưởng chỉ đạo bắt buộc phải tuân theo Chính vì vậy, bên cạnh hệ thống những

nguyên tắc áp dụng cho toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung, đối với mỗi

lĩnh vực pháp luật luôn tổn tại các nguyên tắc đặc thù của lĩnh vực mà pháp

luật điều chỉnh Tương tự như vậy, trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen, pháp

luật có những nguyên tắc đặc thù riêng Ngoài ra, những nguyên tắc của pháp

luật Việt Nam về bảo tồn nguồn gen còn dựa trên và phù hợp với pháp luật

quốc tế về bảo tổn nguồn gen Những nguyên tắc đó gồm:

- Nguyên tắc nhà nước thong nhất quản lý bảo tôn nguồn gen.Nguyên tắc này xuất phát từ quy định của Điều 17, Hiến pháp 1992: "đất đai,

rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng

biển, thềm lục địa và vùng trời là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”

Như vậy, theo Hiến pháp 1992, nước ta đã xác lập chế độ sở hữu toàn dân

đối với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên gen là một bộ phận của tài nguyên

thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) Chính vì vậy, nhà nước

có trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về môi trường, tài nguyên thiên nhiên nói chung, về bảo tồn nguồn gen nói riêng Nguyên tắc

này đã được ghi nhận ở trong các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về

bảo tồn nguồn gen như tại Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, Điều 6 Luật Bảo

vệ và phát triển rừng, Điều 3 Luật Thuỷ sản, Điều 4, Điều 7, Pháp lệnh giốngvật nuôi, Điều 4, Pháp lệnh giống cây trồng,

Trang 31

- Nguyên tac bảo tồn và phát triển bền vững nguôn gen Nội dung của nguyên tắc này là kết hợp bảo tồn với khai thác hợp lý, phát triển nguồn gen đảm bảo kết hợp giữa lợi ích trước mặt và lợi ích lâu dài, nhằm bảo tồn

những giá trị quan trọng của nguồn gen cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là Điều 8 Luật Thuỷ sản; Khoản 2, Điều 9

Luật bảo vệ và phát triển rừng; Khoản 6, Điều 4, Pháp lệnh Giống cây trông:

Khoản 6, Điều 4, Pháp lệnh Giống vật nuôi Nguyên tắc này cũng được phi

nhận trong các định hướng kế hoạch, chiến lược quốc gia về môi trường của Việt Nam như Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) tại Điểm c, Khoản 2, Mục 3, Phần 1,

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020 tại Điểm c, Khoản 4, Điều 1.

- _ Nguyên tắc khuyến khích sự tham gia của dân chúng trong hoạt

động bảo ton nguồn gen Hoạt động bảo tồn nguồn gen chỉ phát huy được

hiệu quả khi có sự tham gia của dân chúng Dân chúng luôn là trọng tâm của

mọi hoạt động, một trong những mục tiêu và đối tượng hướng tới của hoạt

động bảo tồn nguồn gen là dân chúng đặc biệt là đối với hoạt động tiếp cậnnguôn gen và chia sẻ lợi ích Nguyên tắc này đã thể hiện được chủ trương xã

hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước ta như tại quy

định tại Điều 1, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020 Nguyên tắc này cũng đã được thể hiện trong nội dung

của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến bảo tồn nguồn

gen như tại Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường quy định “ Bảo vệ môi trường là

Trang 32

quyền của Việt Nam nếu Việt Nam là nước cung cấp nguồn gen Trên cơ sởcác điều kiện thoả thuận chung, các kết quả nghiên cứu và lợi ích thu được từ

việc sử dụng nguồn gen vì mục đích thương mại hay mục đích khác phải

được chia sẻ một cách công bằng và hợp lý Điều này cũng áp dụng đối với

các kết quả và lợi ích thu được từ các kỹ thuật sinh học có được dựa trên cơ

sở các nguồn gen.

- Nguyên tac bảo tần nguồn gen phải dam bảo mục tiêu bảo vệ môi

trường Nguyên tắc này xuất phát từ nguồn gen là một bộ phận của đa dạng sinh học là thành phần môi trường, chính vì vậy bảo tồn nguồn gen là hướng

tới bảo vệ môi trường phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nội dung Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Việt Nam đến 2010 định hướng đến năm 2020 Đồng thời các văn bản pháp

luật về bảo tồn nguồn gen cũng quy định nguyên tắc này tại Khoản 3, Điều 4,Pháp lệnh Giống vật nuôi, Khoản 4, Điều 4 Pháp lệnh Giống cây trồng

1.2.4 Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo tồn nguồn gen

Cùng với việc xác định khái niệm, nguyên tắc của pháp luật bảo tồn nguồn gen, việc xác định những nội dung chủ yếu của pháp luật về bảo tồn nguồn

gen là quan trọng và cần thiết để đảm bảo thực thi và hoàn thiện lĩnh vực này.

Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo tổn nguồn gen được xác định dựa

trên hai nội dung của bảo tồn: bảo tồn nội vi và bao tồn ngoại Vi.

Bảo tôn nội vi (còn được gọi là bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn insitu) làbảo tồn các hệ sinh thái, môi trường sống tự nhiên, duy trì và khôi phục sốlượng các loài đến một mức độ mà chúng có thể sinh tồn được trong môi

trường tự nhiên xung quanh.

Đối với bảo tồn nội vi (còn được gọi là bảo tồn chuyển vị hay bảo tổn

exsitu), biện pháp hữu hiệu nhất là xây dựng và quản lý hệ thống các khu bảo

vệ hoặc các khu cần áp dung các biện pháp đặc biệt dé bảo tổn Mục đíchquan trọng nhất của việc xây dựng và quản lý hệ thống các khu bảo vệ là

Trang 33

thông qua việc quản lý, triển khai và thực hiện các kế hoạch, các chiến lược

dé bảo tồn hệ sinh thái sao cho nó duy trì lượng quần cư đủ để các loài có thể

tự ton tại, đồng thời phục hôi các hệ sinh thái đã xuống cấp, cũng như xúc tiến

khôi phục các loài dang bi đe doa Thực tế cho thay, bảo tồn đa đạng loài và

hệ sinh thái cũng chính là bảo tồn đa dạng gen Đề đạt được mục đích nêu

trên, yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể có trách nhiệm là phải dựa vào pháp

luật hay các biện pháp bắt buộc khác Đồng thời, pháp luật hay các biện pháp

bắt buộc khác là cơ sở để thực hiện biện pháp bảo tồn và yêu cầu các chủ thể

có trách nhiệm |

Ngoài ra, bảo tồn nội vi còn bao gồm các biện pháp kiểm soát việc sử

dụng và lưu hành các sinh vật đã biến đổi gen có những tác động xấu tới môi

trường, tới việc bảo tồn và sử dụng lâu bền da dạng sinh học cũng như sức

khoẻ con người, biện pháp kiểm soát các loài lạ có thể đe dọa hệ sinh thái, các khu vực tự nhiên Việc chuyên giao và sử dụng các sinh vật sống là kết quả

của công nghệ gen có thé gây ra tác động bat lợi cho việc bảo tồn va sử dụng

bền vững đa dạng nguồn gen Chính vì vậy hoạt động này yêu cau các bên có

liên quan đến tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh học, trao đổi nguồn gen

phải có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan cung cấp sinh vật biến đổi gen cung

cấp thông tin cần thiết cho các bên tiếp nhận các loại sinh vat này

Bảo tôn ngoại vi là bảo tồn các bộ phận hợp thành đa dạng sinh học

bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng Bảo tồn ngoại vi được coi như

một biện pháp bồ trợ cho bảo tồn nội vi để phục hồi và khôi phục các loài

dang bị đe doa và tái nhập chúng trở lại môi trường sống tự nhiên Các hình

thức và phương tiện bảo tồn ngoại vi có thể là: thành lập các ngân hàng gen,

hạt giống, trứng và tinh trùng; xây dựng các kho dự trữ mô thực vật in-vitro;

thuần dưỡng các loài động vật nuôi và nhân giống nhân tạo các loài thực vật;bảo tồn các sinh vật sống trong các vườn thú, bể nuôi và các vườn thực vật

Việc lựa chọn hình thức và biện pháp bảo tồn ngoại vi phụ thuộc rất nhiều

Trang 34

vào trình độ khoa học công nghệ, khả năng tai chính va nguồn nhân lực Các

biện pháp bảo tồn ngoại vi gồm:

- Xác định các nguồn gen cần được bảo tồn ngoại vi thông qua hoạt động

điều tra giám sát các gen và bộ gen có tầm quan trọng về kinh tế và xã hộikhoa học gồm hoạt động nghiên cứu mới và thu thập thông tin sẵn có

Những thông tin này sẽ phục vụ công tác bảo tồn Kết quả điều tra và giám

sát cũng rất quan trọng trong quá trình thực hiện các nội dung xây dựngchiến lược và kế hoạch bảo tổn, thương lượng các thoả thuận về tiếp cận

và chia sẻ lợi ích.

- Đánh giá khả năng tài chính, vật chất kỹ thuật, nhân lực hiện có để thực

hiện bảo tồn ngoại vi

- Quy định và quản lý bộ sưu tầm các nguồn tài nguyên sinh học từ những

nơi cư trú tự nhiên của các động thực vật

Ngoài nội dung bảo tồn ngoại vi và bảo tồn nội vi, tiếp cận nguồn gen

và chia sẻ lợi ích là hoạt động có tác động trực tiếp đến bảo tồn nguồn gen, cơ

sở quan trọng dé thực hiện bảo tổn nguồn gen Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng, bởi hoạt động bảo tồn chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi nguồn gen

được sử dụng và khai thác hợp lý, các lợi ích từ nguồn gen được đảm bảo.

Trong khi, nguồn gen có thể mang lại những lợi ích kinh tế hết sức to lớn, cóthể góp phần quan trọng vào chiến lược xoá đói giảm nghèo ở nước ta và

công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích hợp lý, công bằng sẽ đảm bảo được cả ba mục tiêu bảo tồn đa

dạng sinh học, phát triển bền vững và công bằng xã hội Tiếp cận và chia sẻcông bằng hợp lý lợi ích phát sinh từ nguồn gen là một trong những mục tiêu¬

và nội dung mà pháp luật Việt Nam cần hướng tới, điều này cũng đã được Công ước da dang sinh học và Hướng dan Bonn dé cập Chính vì vậy cần

phải xác định đây là một nội dung quan trọng của bảo tồn nguồn gen, xâydựng quy định pháp luật điều chỉnh tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

Trang 35

Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được thực hiện dựa trên điều khoảnđồng thuận chung và trên cơ sở đồng ý với sự thông báo trước Khi tiến hành

khai thác, bên sử dụng nguôồn gen cần phải có sự đồng ý có thông báo trước

của bên cung cấp nguồn gen Bên cung cấp nguồn gen sẽ xây dựng thủ tục xin

phép có thông báo trước đó Thủ tục xin phép và cấp phép phải có đủ nội

dung như: tư cách chủ thể xin phép tiếp cận, số lượng, loại gen khai thác, thời

điểm bắt đầu khai thác và thời gian khai thác, khu vực địa lý khai thác, đánh

giá tác động của hoạt động khai thác tới môi trường, hệ sinh thái, thông tin

liên quan đến mục đích sử dụng, phương pháp nghiên cứu và sản xuất, các lợi

ích thu được và kế hoạch chia sẻ lợi ích Lợi ích được chia sẻ trên cơ sở

thương lượng giữa các bên trên cơ sở đánh giá lợi ích và rủi ro tiềm tàng từ

việc khai thác nguồn gen, tiến trình chia sẻ và hình thức chia sẻ lợi ích như cho phép bên cung cấp tham gia vào các nghiên cứu khoa học về nguồn gen, chia sẻ lợi ích trực tiếp về mặt tài chính.

Từ những nội dung trên ở mức độ khái quát chung cho thấy, pháp luật

về bảo tồn nguồn gen có những nội dung chủ yếu sau:

- Quy định pháp luật về hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

- Quy định pháp luật về ngăn ngừa sinh vật lạ xâm hại

- Các quy định pháp luật về kiểm soát công nghệ sinh học và an toàn sinh

vật biến đổi gen

- Quy định về bảo tồn các giống loài động thực vật quý hiếm

- Quy định về quan ly nhà nước về bảo tồn nguồn gen

- Quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

- Quy định về quyền tác giả giống cây trồng, vật nuôi

Những quy định này sẽ được làm rõ tại Chương 2 của bản luận văn.

Trang 36

Kết luận Chương I

Qua quá trình nghiên cứu trên cho thấy Chương 1 của luận văn đã đề

cập một số vấn đề lý luận quan trọng sau đây:

M6t là, xây dựng khái niệm pháp luật về bảo tổn nguồn gen trên cơ sở nghiên cứu và xây dựng khái niệm về bảo tổn nguôn gen Khái niệm này là

cơ sở, định hướng cho các nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Hai là, cũng trong Chương 1, các nguyên tắc cho pháp luật bảo tổn

nguồn gen ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu Các nguyên tắc này định

hướng cho những nghiên cứu tiếp sau.

Ba là, các nội dung của pháp luật về bảo tồn nguồn gen là căn cứ cho

những đánh giá tại chương 2 và định hướng hoàn thiện pháp luật bảo tồn

nguồn gen ở chương 3 Đồng thời những nghiên cứu ở chương 2 và chương 3

sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đã được xác định trong chương 1, kiểm nghiệm tính đúng dan và hợp ly của các vấn dé lý luận đặt ra tại Chương 1.

Trang 37

Chương 2

PHAP LUAT VE BAO TON NGUON GEN O VIET NAM: THUC

TRANG VA THUC TIEN THUC HIEN

2.1 THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM VE BAO TON NGUON GEN

2.1.1 Khái quát về pháp luật bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo tổn nguồn gen có

mối liên hệ và găn liền với sự phát triển của pháp luật về đa dang sinh học

nói riêng và pháp luật môi trường nói chung ở dưới góc độ là một yếu tố

cấu thành, thành phần môi trường Do đó, dé cập đến sự hình thành và pháttriển các quy định pháp luật về bảo tồn nguồn gen, có thể thấy tản mác một

số qui định pháp luật điều chỉnh về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng

sinh học có liên quan đến việc bảo vệ thực vật và động vật được ban hành

từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước như Chỉ thị số 134/TTg của Phủ thủtướng ngày 7/7/1960 về cắm săn bắn voi, Quyết định số 72/TTg của Phủthủ tướng ngày 7/7/1962 về khu rừng cấm Cúc Phương, Nghị định số

39/CP của Chính phủ ngày 5/4/1963 ban hành Điều lệ tạm thời về săn bắn

chim, thú rừng Những văn bản đó có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồnnguồn gen quý với tinh chất là một cơ thể động vật sống hoàn chỉnh haybảo vệ môi trường tôn tai của những nguồn gen quý Mặc dù, với số lượngcòn ít và phạm vi điều chỉnh hẹp, nhưng việc ban hành các văn bản trên đãđánh dấu một bước tiễn lớn trong nhận thức về sự quan trọng và cần thiếtphải bảo tồn các giống loài động, thực vật Cuối những năm 80, đầu nhữngnăm 90 các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và nguồngen đã được ban hành nằm rải rác trong các văn bản pháp luật có hiệu lựcpháp lý cao như Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn thuỷ sản 1989, Luậtbảo vệ và phát triển rừng 1992, Luật Bảo vệ môi trường 1993 Những quy

định này đã bước đầu tạo nên cơ sở pháp lý sơ lược về bảo tồn đa dạng

sinh học, trong đó có nguôn gen Cùng với sự ra đời của một loạt các văn

Trang 38

bản dưới luật có liên quan trực tiếp đến bảo tồn nguồn gen như Nghị định

số 07/NĐ-CP ngày 5/2/1996 về quản lý giống cây trồng, Nghị định số

14/ND-CP ngày 19/3/1996 về quan lý giống vật nuôi, Quy chế quản lý và

bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật được ban hành bởiQuyết định 2117/1997/BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường ngày 30/12/1997, Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới đã cho thấy sự

hình thành và hướng phát triển của pháp luật về bảo tồn nguồn gen.

Trong thời gian gần đây, van dé bảo tồn các nguồn gen đã được nhà

nước Việt Nam quan tâm và thể hiện trong các văn bản pháp luật với

hướng ngày càng hoàn thiện, bao quát hơn, cũng như các văn bản ban hành

có giá trị pháp lý cao hơn như Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật

Thuỷ sản, 2003, Pháp lệnh về giống cây trồng, 2004, Pháp lệnh về giỗng

vật nuôi, 2004, Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển các

vùng đất ngập nước và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan

Những văn bản pháp luật mới ra đời có quy định về bảo tồn nguồn gen tạo

cho vòng tròn pháp luật về vấn dé này ngày càng được khép kín và phát

huy hiệu quả trong thực tế chứng tỏ sự phát triển của các quy định pháp

luật về bảo tổn nguồn gen Các văn bản pháp luật đó đã bước đầu tạo nên

một khung pháp lý làm nên tảng cho hoạt động bảo tồn Với hệ thống các

qui định pháp luật như đã phân tích, Việt Nam đã bước đầu thực hiện bảo

tồn đa dạng nguồn gen, ngăn chặn sự suy thoái nguồn gen, Suy giảm tài

nguyên di truyén, chuyền hoá nội dung các điều ước quốc tế mà Việt Nam

cam kết tham gia vào pháp luật Việt Nam Như vậy, quy định về bảo tồnnguồn gen được ghi nhận trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực

khác nhau, như pháp luật về rừng, pháp luật về nguồn lợi thuỷ sản, pháp

luật về đa dạng sinh học, pháp luật về bảo vệ môi trường và các nguôn tài

nguyên khác.

Trang 39

Hầu hết các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và đa

dang sinh học đều có ý nghĩa nhất định đối với bảo tồn ngu6n gen Có thé kể

đến như những nguồn chính của pháp luật Việt Nam về bảo tồn nguồn gen.Mỗi văn bản dé cập đến bảo tồn nguồn gen ở một góc độ khác nhau và hướng

cho từng mục đích khác nhau Luật Bảo vệ môi trường và những văn bản

hướng dẫn thi hành có quy định hướng tới bảo tồn đa dạng nguồn gen như là

một bộ phận của đa dạng sinh học và là một thành phần môi trường Hơn nữa, những quy định của Luật Bảo vệ môi trường về bảo vệ các thành phần khác

của môi trường như đất, nước, không khí, rừng, biển, khu bảo tồn thiên nhiên

là điều kiện tồn tại của nguồn gen Luật Bảo vệ môi trường quy định điềuchỉnh về hoạt động liên quan đến bảo tồn nguồn gen tại Điều 12

Luật Thuỷ sản, 2003 quy định hướng tới bảo tồn nguồn gen thủy sản

thông qua viêc khang định Nhà nước có chính sách bảo tổn, bảo vệ nguồn lợi

thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài

quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học;khuyến khích nghiên cứu khoa học ; đầu tư sản xuất phát triển giống thủy sản;bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thủy sản.Luật Bảo vệ và phát triển rừng

2004 có quy định hướng tới bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng với việc khăng

định việc bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiểm theo chế độ đặc biệt

Luật quy định nhà nước bảo vệ tất cả các loài rừng, trong đó có loại rừng có ý

nghĩa đặc biệt đối với bảo tồn nguồn gen là rừng đặc dụng được sử dụng chủyếu dé bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn

Trang 40

nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống, sản xuất, kinh doanhgiống cây trồng, quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi Đây là hai văn

bản pháp luật quan trọng đối với bảo tồn nguồn gen đã thuần chủng, thể hiện

sự nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của nguồn gen đối với kinh tế —

xã hội và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật trong lĩnh vực này Hai văn bảnnày có thé được đánh giá là bước phát triển lớn của pháp luật bảo tồn nguồn

gen bởi tính hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh trực tiếp về bảo tồn nguồn gen

va có tính định hướng hành vi.

Bên cạnh các văn bản pháp lý có giá trị cao nêu trên, các Bộ chuyên

ngành cũng đã ban hành các văn bản điều chỉnh trực tiếp về bảo tồn nguồn

gen điển hình là Quyết định số 2117/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30/12/1997

của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy

chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật Với việckhẳng định nguồn gen động, thực vật là tài nguyên quốc gia có tầm quantrọng đặc biệt, các hình thức bảo tồn, trách nhiệm và tổ chức bảo tồn nguồn

gen Đây là một văn bản pháp lý có tính tiên phong trong vấn đề bảo tồn

nguồn gen, đồng thời là văn bản pháp lý đầu tiên về bảo tồn nguồn gen mà

Việt Nam ban hành sau khi gia nhập Công ước đa dạng sinh họcmặc dù các

quy định của quy chế mới chỉ dừng ở mức khái quát, mang tính tuyên ngôn,cam kết mà chưa có tính định hướng hành vi cụ thé

Hỗ trợ cùng với các văn bản pháp lý trên trong việc bảo tồn nguồngen còn có các chiến lược, kế hoạch liên quan trực tiếp đến bảo tồn nguồngen như là một yếu tố quan trọng thúc day, cũng như định hướng việc triển

khai các quy định pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam như : Kếhoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam phê duyệt bởi Quyếtđịnh 845/TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược bảo

vệ môi trường Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phê

duyệt bởi Quyết định 256/2003/QD-TTg ngày 02/12/ 2003 của Thủ tướng

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN