1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu Luận Vấn Nạn Xã Hội Bạo Lực Học Đường Tại Việt Nam.pdf

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn nạn xã hội bạo lực học đường tại Việt Nam
Tác giả Châu Hải Vy, Phạm Hữu Khương, Nguyễn Nhật Nam, Trần Phương Nghi, Lê Vũ Minh Thông
Người hướng dẫn Cô Phạm Thị Thùy Trang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 195,23 KB

Nội dung

Điều này càng trở nên quan trọng hơn đối với những người đang trong môi trường học đường như sinh viên, học sinh, giáo viên, vì bạo lực học đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI NGHIÊN CỨU VỀ VẤN NẠN XÃ HỘI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Học phần: XÃ HỘI HỌC Giảng viên: Cô PHẠM THỊ THÙY TRANG

NHÓM TRÌNH BÀY: 3+2>5 Nhóm trưởng: Châu Hải Vy – K224141745 – 0374734921

Thành viên nhóm:

1 Phạm Hữu Khương – K224141725

2 Nguyễn Nhật Nam – K224141728

3 Trần Phương Nghi – K224141729

4 Lê Vũ Minh Thông – K224141737

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

I BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LÀ GÌ?:

Bạo lực học đường là những hành vi bất chấp đạo lý, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm hoặc tác động hành vi thô bạo đến người khác Những điều đó có thể gây nên sự tổn thương về tâm lý, tinh thần lẫn thể xác xảy ra trong môi trường học đường Những đối tượng bị bạo lực học đường chủ yếu là học sinh và sinh viên

II LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu đề tài về bạo lực học đường là cực kỳ cần thiết vì nó giúp đánh giá tình hình bạo lực trong môi trường học đường và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bạo lực đó Điều này càng trở nên quan trọng hơn đối với những người đang trong môi trường học đường như sinh viên, học sinh, giáo viên, vì bạo lực học đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và vật lý, gây áp lực, lo âu, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống

Nghiên cứu đề tài bạo lực học đường có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng bạo lực học đường, những hậu quả và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất các giải pháp

cụ thể để ngăn chặn và giải quyết vấn đề này Đối với sinh viên, nghiên cứu đề tài này

có thể giúp cho họ hiểu rõ hơn về vấn đề bạo lực học đường và phát triển những kỹ năng cần thiết để giúp đỡ các em học sinh trong trường học, đồng thời đóng góp vào việc tạo ra một môi trường học tập an toàn và văn minh

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

I VẤN NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY:

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam rất nghiêm trọng và nguy hiểm Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng

Trang 3

đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại Điển hình như năm 2021 đã xảy ra rất nhiều vụ việc học sinh gây gổ, đánh nhau chỉ vì những phát ngôn trên mạng hay xích mích cá nhân mà để lại hậu quả khôn lường, như vụ: Nam sinh lớp 11 bị đánh vỡ sọ não; Nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng vì

“xưng hô thất lễ”; 7 thiếu niên từ Hà Nội đi xe máy lên Hòa Bình để đánh hội đồng một nam sinh;

II PHÂN LOẠI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:

Bạo lực học đường từ trước đến nay tồn tại ở rất nhiều hình thức, tùy vào nhiều đối tượng học sinh khác nhau thì các hình thức cũng khác nhau Tiêu biểu là các hình thức sau đây:

1. Bạo lực thân thể: Gây thương tích, chấn thương bằng hình thức đánh nhau, tiếp xúc cơ thể, tác động vật lý

2. Bạo lực mạng: Bạo lực mạng hay còn gọi là bạo lực trên môi trường mạng, có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến Bạo lực mạng có thể diễn ra công khai hoặc trong phạm vi cá nhân,

có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn ra lặng thầm sau lưng nạn nhân Bạo lực mạng có thể diễn ra bất cứ lúc nào, thậm chí có thể diễn ra liên tục với khả năng lan truyền nhanh chóng, có thể cắt ghép chỉnh sửa không kiểm soát Một vài ví

dụ về hành vi bạo lực mạng: gửi những tin nhắn, hình ảnh, video bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn người khác; có chủ ý cô lập, lan truyền tin đồn sai lệch một cách tục tĩu; giả danh làm người khác trên nền tảng trực tuyến hoặc mạng xã hội;

3. Bạo lực xã hội: Là một dạng bắt nạt dễ dàng che giấu, có thể diễn ra sau lưng con trẻ, nhằm ngăn cản trẻ hòa đồng với bạn bè chung lớp hoặc một số nhóm, hội trong trường học Dạng bạo lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên lại có thể làm con trẻ bị xấu hổ, cảm thấy cực kỳ tủi thân và nghiêm trọng hơn là huỷ hoại tên tuổi của trẻ Các hành vi sau có thể được xem là bạo lực xã hội: nói xấu sau lưng

và lan truyền về những tin tức bịa đặt; những cử chỉ bằng mặt hoặc cơ thể tỏ vẻ khinh bỉ, đe dọa; thường nói những câu đùa thô tục gây khó chịu, làm người khác

Trang 4

xấu hổ và cảm thấy tủi nhục; nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng; kết

bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác; nói xấu, dựng chuyện nhằm phá huỷ tên tuổi của người khác

4. Bạo lực bằng lời nói: Là hành vi dùng lời nói dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe doạ, bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác (vẻ ngoài, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính, gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình,…) Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu mà không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác

IV NGUYÊN NHÂN XẢY RA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:

1 Nguyên nhân chủ quan:

1.1 Tâm lý của tuổi dậy thì:

Yếu tố tâm lý của tuổi dậy thì là điều đáng chú ý khi nói đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường Các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác minh điều gì tác động và thúc đẩy

xu hướng bạo lực của trẻ tuổi dậy thì Sau đây là một số những nguyên nhân có thể dẫn đến bạo lực học đường liên quan đến hành xử hung hăng của tuổi dậy thì:

1. Trẻ từng có hành vi hung hăng làm tăng nguy cơ hành động bạo lực của thanh thiếu niên

2. Trẻ từng trải nghiệm bị lạm dụng; bỏ bê và chấn thương tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng hành vi hung hăng, bạo lực ở trẻ

3. Thanh thiếu niên có chỉ số IQ thấp; không có nhiều nhận thức hoặc rối loạn học tập có nhiều khả năng có hành vi bạo lực Thiếu chú ý và bị tăng động cũng

là những yếu tố nguy cơ

4. Niềm tin chống đối xã hội và tham gia vào hoạt động bất hợp pháp; chẳng hạn như sử dụng ma túy và rượu bia; cũng làm tăng khả năng thanh thiếu niên trở nên hung hăng về thể chất

Trang 5

5. Các vấn đề sức khỏe tâm thần và đau khổ về cảm xúc có thể đóng một vai trò trong hành vi bạo lực Nhưng cần lưu ý là hầu hết thanh thiếu niên mắc bệnh tâm thần không trở nên bạo lực

6. Trẻ từng tiếp xúc hoặc chứng kiến bạo lực gia tăng nguy cơ hành động bạo lực Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc liên tục với bạo lực trong gia đình và cộng đồng sẽ bình thường hóa trải nghiệm bạo lực

Với những trường hợp này; sự giáo dục và chăm sóc tinh thần cho trẻ từ phụ huynh là một điều cần thiết

1.2 Tính háo thắng, hơn thua:

Ở độ tuổi từ 12 đến 17 là giai đoạn có sự chuyển biến về mặt tâm sinh lý của bản thân học sinh hay còn gọi là tuổi dậy thì Đây là giai đoạn quyết định để hình thành lên nhân cách con người từ các yếu tố chủ quan cũng như khách quan đến từ môi trường

mà học sinh tiếp xúc Cùng với đó là cái tôi quá cao, tính háo thắng, thích sự thể hiện trong khi tâm lý không ổn định Vì thế mà ở giai đoạn này, các bạn học sinh rất dễ bị kích thích, lôi kéo vào những tệ nạn trong học đường Thậm chí là các tệ nạn khác trong xã hội

2 Nguyên nhân khách quan:

2.1 Tác động của gia đình:

Tác động từ gia đình cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ Có thể nói, trẻ bị ảnh hưởng từ các yếu tố gia đình cũng là

nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên

nhân dẫn đến bạo lực học đường:

1. Cha mẹ lạm dụng chất kích thích hoặc rượu cũng làm tăng nguy cơ trẻ có hành

vi bạo lực

2. Cha mẹ lạm dụng và bỏ bê con trẻ thời thơ ấu làm tăng khả năng thanh thiếu niên phạm tội bạo lực

Trang 6

3. Thiếu tình cảm gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc làm tăng khả năng thanh thiếu niên coi thường quyền hạn

4. Sự kỷ luật không nhất quán, bao gồm kỷ luật quá khắc nghiệt và quá dễ dãi, có thể khiến thanh thiếu niên có hành vi vi phạm

5. Thiếu sự giám sát cũng có thể tạo cơ hội cho thanh thiếu niên tham gia các băng nhóm; sử dụng chất kích thích và có các hành vi chống đối xã hội

6. Cha mẹ mắc các rối loạn tâm lý không được điều trị có thể làm gia tăng căng thẳng trong cuộc sống gia đình; và mối quan hệ giữa cha mẹ và con có thể làm tăng nguy cơ gây hấn của thanh thiếu niên

7. Môi trường gia đình căng thẳng; chẳng hạn như thiếu thành viên trong gia đình; xung đột trong nhà không được giải quyết; hoặc cha mẹ có những hành vi ứng xử chưa phù hợp; góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy mình không

có giá trị và có thể dẫn đến hành vi bạo lực

2.2 Ảnh hưởng từ môi trường học tập và cộng đồng:

Ảnh hưởng từ môi trường học tập; cụ thể là các quy luật trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em:

1. Cách xử lý những vấn đề kỷ luật, hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng

2. Thanh thiếu niên bỏ học dễ có hành vi bạo lực và trở thành nạn nhân của bạo lực

3. Trẻ nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường Ví dụ như bị dè bỉu, không được bạn bè chấp nhận

Ảnh hưởng từ cộng đồng nơi thanh thiếu niên sinh sống:

1. Các cộng đồng có nhà ở không đạt tiêu chuẩn; và sự suy giảm kinh tế có thể góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy như xã hội không quan tâm đến mình Đôi khi, các em thể hiện sự tức giận của mình thông qua bạo lực

2. Ít sự gắn kết với cộng đồng cũng góp phần làm cho thanh thiếu niên thiếu cảm giác thân thuộc; và có thể dẫn đến gia tăng tội phạm và bạo lực Khi thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực trong khu phố của họ; hoặc họ trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực; họ có nhiều khả năng trở thành người phạm tội

Trang 7

V HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:

Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho học sinh, cả về thể xác và tinh thần Học sinh bị bạo lực có thể bị thương, bị tàn tật hoặc tử vong Học sinh bị bạo lực cũng có thể mắc các rối loạn tâm lý, như trầm cảm, lo âu, hội chứng stress sau chấn thương hay ý nghĩ tự sát, có thể có hành vi nguy hiểm, hung hăng hoặc phản xã hội Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến học sinh cá nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và cộng đồng của họ

Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể xác và tinh thần của học sinh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Học sinh bị bạo lực có thể sợ đi học, không tập trung trong lớp hoặc không tham gia các hoạt động học tập Họ cũng có thể vắng mặt, học kém hoặc bỏ học Bạo lực học đường cũng làm giảm uy tín của trường học, khiến phụ huynh muốn chuyển con em đi nơi khác

VI DẪN CHỨNG THỰC TẾ:

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về bạo lực học đường hiện nay, những vụ bạo lực trong học đường không những tăng về số lượng mà còn về mức độ nguy hiểm Trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo

vệ trẻ em 111 liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái Thống kê thông qua các vụ việc cơ quan công an thụ lý, xác minh và giải quyết cũng cho thấy, xu hướng xâm hại trẻ em năm 2023 gia tăng so với năm 2022 Cùng với đó

là tình trạng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng vẫn diễn biến phức tạp

Sự gia tăng của bạo lực học đường dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục và tâm lý học sinh Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tăng cao Nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội (2021) cho thấy tỷ lệ

tự tử ở tuổi 15-19 tăng từ 1,8% vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2021

Trang 8

1. Mới đây, dư luận đang bày tỏ sự thương tiếc đối với vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An tự tử nghi do bị bạo lực đường Nguyên nhân chính xác của vụ việc hiện vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng nữ sinh

bị bạn đánh, ngược đãi, áp đảo tâm lý, xin chuyển trường nhưng chưa được thì xảy ra sự việc đau lòng Theo thông tin từ gia đình cung cấp, nữ sinh khóa trái cửa và tự tử vào ngày 16/4

2. Ngày 10/10/2022, do mâu thuẫn tình cảm, một nam sinh viên Đại học Tài nguyên & Môi trường bị nhóm nam sinh khác cùng trường liên tiếp dùng tay, chân và ghế đánh đập Nam sinh bị hành hung sau đó đã ngất đi Vụ việc sau đó được lan truyền trên mạng xã hội và khiến dư luận rất bất bình Một ngày sau đó,

dư luận lại được một phen hú hồn khác trước thông tin một nam sinh lớp 11 đâm chết bạn cùng trường lớp 12 do bị chặn đánh hội đồng sau giờ tan học

3. Ngày 04/04/2023, tại Trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Huế) xảy ra vụ việc hết sức đau lòng Trong giờ ra chơi, em N.Đ.Th đi mua thạch dừa Lúc ăn, sơ ý để nước thạch dừa chảy vào tay, Th chùi vào tường của lớp Lúc này, bạn cùng lớp

là H.V.G.B có lời qua tiếng lại Sau đó, Th xông vào hành hung, xô B ngã đầu đập vào bàn học Giáo viên của trường đã đưa B đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu nhưng nam sinh không qua khỏi

4. Ngày 26/12/2022, dư luận xôn xao khi nam sinh lớp 10A6 Trường THPT Tây Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) bất ngờ dùng vật nhọn đâm vào vùng ngực của nam sinh L.V.K (16 tuổi, học cùng trường) khiến nạn nhân trọng thương Sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, em K thoát cơn nguy kịch Theo đại diện nhà trường, giữa nam sinh và em Th không học cùng lớp nhưng có quan hệ họ hàng Hai em đã có mâu thuẫn từ trước khi sự việc xảy ra

5. Không chỉ các nam sinh, nhiều nữ sinh cũng tham gia vào các vụ bạo lực học đường Điển hình là vụ việc xảy ra trong tháng 12/2022 Theo đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một thiếu nữ đánh bạn nữ ngay trước cổng Trường THCS Phùng Giáo (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) Đoạn clip cho thấy nữ sinh lớp 9 bị nữ sinh khác lớp dùng mũ bảo hiểm đánh vào vùng đầu Nạn nhân còn bị kéo xuống ruộng để hành hung Chỉ đến khi

Trang 9

nữ sinh bị đánh toàn thân lấm lem bùn đất, nữ sinh cùng trường mới chịu dừng hành vi bạo lực trên

Và còn rất nhiều những vụ việc bạo lực học đường khác làm rúng động người dân xảy

ra tại Việt Nam trong vài năm qua, gây ra những hậu quả khôn lường và âm ỉ lâu dài cho nạn nhân và gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt nền giáo dục và sự phát triển chung của đất nước Việt Nam

VII CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:

1 Đối với học sinh – sinh viên:

Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo; Chấp hành tốt nội quy trường lớp; Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực; Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí; Học cách kiềm chế cảm xúc; Tích

cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em;…

2 Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường; Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân; Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực; Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh; Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường;…

3 Đối với gia đình:

Trang 10

Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học

VIII TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI VẤN NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:

Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bạo lực học đường là một chủ đề rất quan trọng

và cần được chú ý Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, phòng chống bạo lực học đường không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo, bộ ngành liên quan, địa phương, ban giám hiệu,… mà còn là trách nhiệm của từng thầy cô, cán bộ viên chức người lao động, học sinh trong nhà trường, phụ huynh và sự chung tay của toàn xã hội

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm đối với bạo lực học đường Học sinh cần phải tôn trọng, giúp đỡ và bảo vệ nhau, không gây ra hoặc tham gia vào các hành vi bạo lực Học sinh cần phải học cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và tôn trọng người khác Họ cũng cần phải báo cáo cho người lớn khi chứng kiến hoặc bị bạo lực Giáo viên cần phải tạo ra một môi trường học tập an toàn, thân thiện và công bằng, không

sử dụng hoặc chấp nhận các hình thức trừng phạt thể xác hoặc lạm dụng quyền lực Họ cũng cần phải can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu của bạo lực và hỗ trợ cho nạn nhân và

kẻ gây bạo lực Phụ huynh cần phải nuôi dạy con em một cách yêu thương, không bạo lực và giáo dục cho họ những giá trị đạo đức Giáo viên và phụ huynh cần phải giúp

đỡ học sinh hiểu rõ về tác hại của bạo lực học đường và cách ngăn chặn nó Chính phủ cũng có trách nhiệm trong việc đưa ra các chính sách và quy định để ngăn chặn bạo lực học đường

C TỔNG KẾT:

Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng

ta không nên đánh mất niềm tin vào con người Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảnh tối trong bức tranh của toàn xã hội Việt Nam Nhưng không vì thế chúng ta

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN