tiểu luận tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội tại tỉnh bình dương giai đoạn 2011 2021

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội tại tỉnh bình dương giai đoạn 2011 2021

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tầm quan trọng của công bằng xãhội nằm ở chỗ nó thúc đẩy sự hòa nhập và bảo vệ chống lại sự bóc lột của nhữngngười dễ bị tổn thương nhất, nhằm hướng tới một xã hội công bằng và bình đẳng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT - -

Môn học: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT - -

Môn học: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm 9 xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThầyNguyễn Chí Hải - Giảng viên môn Kinh tế phát triển Trong suốt khoảng thời gian họctập và thực hiện tiểu luận, Nhóm 9 đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn tậntình, tâm huyết từ thầy

Bộ môn Kinh tế phát triển là môn học vô cùng thú vị và bổ ích và có tính thực tiễncao Thầy không chỉ cung cấp cho chúng em những kiến thức sách vở, mà còn lồngghép những ví dụ thực tế và kinh nghiệm gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viênđể chúng em hình dung rõ hơn về từng điểm lý thuyết và rút ra cách ứng dụng choriêng mình.

Song với kiến thức của nhóm còn một số điểm hạn nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót, nhóm rất mong nhận được những sự góp ý từ Thầy để có thể rút kinhnghiệm và hoàn thiện hơn.

Kết lời, Nhóm kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe, gặt hái nhiều thành công trongsự nghiệp giảng dạy của mình

TM NHÓM 9NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Hòa Kim Thái

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 7

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế 4

2.1.2 Công bằng xã hội 6

2.2 Lý thuyết về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 9

2.3 Các nghiên cứu liên quan 12

Tóm tắt chương 2 14

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2021 TẠI BÌNH DƯƠNG 15

3.1 Đánh giá tăng trưởng kinh tế Bình Dương giai đoạn 2011-2021 15

3.1.1 Nông, Lâm, Thủy sản 16

3.1.2 Công nghiệp 19

3.1.3 Thương mại và dịch vụ 22

3.1.4 Vấn đề về việc thu hút vốn nước ngoài 24

3.1.5 Đóng góp vào thu ngân sách 25

3.2 Công bằng xã hội tại Bình Dương giai đoạn 2011-2021 26

3.3 Vai trò của tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC 47

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BI

Bảng 2.1 Thang đo công bằng xã hội của Hulle và cộng sự (2018) 8Y

Bảng 3.1 Các chỉ số lâm nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021 17

Bảng 3.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 2011- 2021 24

Bảng 3.3 Dân số trung bình, tỷ lệ đô thị hóa và tỷ suất nhập cư của Bình Dương giai đoạn 2011-2021 27

Bảng 3.4 Tỷ lệ hộ nghèo theo Chuẩn nghèo đa chiều của TP Bình Dương 2016-2021 29

Bảng 3.5 Thu nhập bình quân một người một tháng 30

Bảng 3.6 Hệ số GINI của Bình Dương giai đoạn 2010 - 2020 31

Bảng 3.7 Chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 32

Bảng 3.8 Tuổi thọ trung bình tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020 32

Bảng 3.9 Thu nhập bình quân đầu người trên tháng ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010 2021 35

-Bảng 3.10 Tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Dương năm 2011 – 2021 36

Bảng 3.11 Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch giàu nghèo ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2021 36

Bảng 3.12 Kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019-2021 38

DANH MỤC HÌNH ẢHình 2.1 Đường cong Lorenz 9

Hình 2.2 Mô hình mối quan hệ giáo dục, vốn con người, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của Hove & Matashu (2021) 11YHình 3.1 Tốc độ gia tăng GRDP của tỉnh Bình Dương từ năm 2011 - 2021 tính theo giá 2010 15

Hình 3.2 Năng suất lúa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021 17

Hình 3.3 Sản lượng thủy sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021 19

Hình 3.4 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Bình Dương giai đoạn 2011-2021 20

Hình 3.5 Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2015-2021 20

Hình 3.6 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 22

Hình 3.7 Doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành phân 23

Hình 3.8 Thu ngân sách tại Bình Dương giai đoạn 2011-2021 26

Hình 3.9 Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch giàu nghèo ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2021 37

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTSTT Ký hiệu chữ viết tắtChữ viết đầy đủ

Trang 11

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tếluôn ở mức cao, GRDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm Theo Robert Barro vàXavier Sala-i-Martin (2014), tăng trưởng kinh tế là một phần của kinh tế vĩ mô và nóthật sự có tầm quan trọng Trên góc độ kinh tế học phát triển, đối với các nước đangphát triển như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phụcsự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển Trong thời gian tới, BìnhDương đã và đang tái định hình mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế bằng các địnhhướng lớn như chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp, từ Công nghiệp – Đô thị -Dịch vụ sang Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ thông minh, bao gồm việc nâng cấp cáckhu công nghiệp hiện hữu cũng như xây mới các khu công nghiệp xanh, thông minhvới khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 Như vậy, Bình Dương đã và đangđứng trước những tiềm năng để trở thành một trong những địa phương tăng trưởngkinh tế năng động và mạnh mẽ nhất cả nước Trong bối cảnh đó, những thách thức nàođể đạt được các mục tiêu kinh tế và tác động của nó đến các lĩnh vực khác như thế nàolà câu hỏi đáng được quan tâm.

Trang 12

Trong bài nghiên cứu của Cohen (1986), tác giả cho rằng “công bằng là thành tốnền tảng của cuộc sống xã hội, là chuẩn mực đạo đức cơ bản đảm bảo rằng mỗi ngườinhận được phần mà anh ta xứng đáng được hưởng” Tầm quan trọng của công bằng xãhội nằm ở chỗ nó thúc đẩy sự hòa nhập và bảo vệ chống lại sự bóc lột của nhữngngười dễ bị tổn thương nhất, nhằm hướng tới một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn đan xen, song quá trình thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ở Bình Dương nói riêng và cả nước đạt được những thành tựu to lớn TạiBình Dương, những thành tựu đó được thể hiện ở các mặt như sau: Đứng thứ 12 cảnước về chỉ số phát triển con người (HDI); xây dựng 97 nhà tình nghĩa; tạo điều kiệncho người lao động kết nối công việc và thu hút người lao động quay trở lại làm việc,xếp hạng 3 cả nước về điểm trung bình các môn thi THPT; tập trung kiện toàn ngành ytế các cấp, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế năm 2022 ước đạt 93,17% (UBND tỉnhBình Dương, 2022) Từ kết quả đạt được, có thể thấy vấn đề công bằng xã hội đượcchính quyền tỉnh Bình Dương quan tâm chỉ đạo và đạt được những thành quả đángkhích lệ Tuy nhiên, việc đảm bảo công bằng xã hội ở tỉnh này đã đạt hiệu quả haychưa vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Trang 13

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những cái đích cần hướngtới của các quốc gia hiện nay (Bùi & Phạm, 2009) Nhận định trên trùng khớp vớiquan điểm Mácxít khi cho rằng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đều vì sự pháttriển của con người, chủ thể của quá trình phát triển, trong đó, tiến bộ, công bằng xãhội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế Nhận thức rõ mối quan hệ đó, tăng trưởngkinh tế gắn với công bằng xã hội đã được Đảng đặt ra trên những nét cơ bản ngay từkhi bắt đầu tiến trình công cuộc đổi mới, xác định đây là một trong những nội dung cơbản của định hướng xã hội chủ nghĩa Văn kiện Đại hội VI của Đảng đã khẳng định:“Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhữngmục tiêu xã hội là mục đích của các hoạt động kinh tế ” Sau Đại hội, công cuộc đổimới ngày càng đi vào chiều sâu cả trong nhận thức và trong chỉ đạo giải quyết trênthực tế mối quan hệ giữa thực hiện công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế Trướcnhững đổi thay sinh động nảy sinh từ cuộc sống, Đảng ta thường xuyên coi trọng tổngkết thực tiễn trong nước, tham khảo kinh nghiệm của thế giới và trung thành với quanđiểm lấy con người làm trung tâm của chiến lược phát triển Văn kiện Đại hội XII củaĐảng nêu rõ: “Một trong những mối quan hệ lớn cần tiếp tục quán triệt và xử lý tốt làquan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội”

Trang 14

Thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại BìnhDương, thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh rằng: “Bình Dương có đầy đủcác tiềm năng, lợi thế, điều kiện để thực hiện được các yêu cầu đã được Bộ Chính trị,Chính phủ đặt ra, hướng tới trở thành một trung tâm tri thức, kinh tế - tài chính, côngnghiệp - đô thị - dịch vụ hiện đại của khu vực Trong thời gian tới, Bình Dương tiếptục phát huy hơn nữa, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp, hiệu quả trên tinh thầnbảo đảm tối đa lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc” Trong Báo cáo tình hìnhkinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2022, phương hướng nhiệm vụ 2023 củatỉnh Bình Dương, một trong những nhiệm vụ được được đề cao đó là gắn kết hài hòagiữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội dựa trên các khía cạnh an sinh xã hội, sứckhỏe, giáo dục, văn hóa, thông tin, (UBND tỉnh Bình Dương, 2022) Tuy vậy, đứngtrước những cơ hội tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội luôn là bài toán khó cho cácnhà làm chính sách để vừa phân bổ nguồn lực hợp lý, vừa đảm bảo tốc độ phát triểnkinh tế tại Bình Dương Liệu trong thời gian qua bài toán này đã được đặt ở tỉnh BìnhDương như thế nào và lời giải ra sao là điều mà chúng ta cần phải nghiên cứu.

Vì những lý do cấp thiết trên, nhóm chúng em đã thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội tại địa bàn tỉnh Bình Dương giaiđoạn 2011 - 2021”.

Nghiên cứu của chúng em gồm 5 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề - Sự cần thiết của tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xãhội tại Bình Dương.

Phần 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu - Các khái niệm, lý thuyết vàlược khảo các nghiên cứu liên quan về đối tượng nghiên cứu.

Phần 3: Thực trạng tại tỉnh Bình Dương - Phân tích các chỉ tiêu tăng trưởng kinhtế và công bằng xã hội giai đoạn 2011 - 2022 tại địa bàn nghiên cứu.

Phần 4: Đánh giá và khuyến nghị - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của quátrình thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Bình Dương để từ đó đưara các khuyến nghị phù hợp.

Phần 5: Kết luận - Tổng kết các kết quả từ bài nghiên cứu và tiềm năng pháttriển trong tương lai của đối tượng và địa bàn nghiên cứu.

Tóm tắt chương 1

Trang 15

Sơ lược về bối cảnh của tỉnh Bình Dương, giải thích sự cần thiết của việc thực

hiện đề tài nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội tại địa bàn

tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2021” Từ đó đưa ra bố cục nghiên cứu gồm 05

phần: Đặt vấn đề, cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, thực trạng tại tỉnh BìnhDương, đánh giá và khuyến nghị, kết luận.

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

2.1Các khái niệm

2.1.1Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một quá trình phức tạp, biểu hiện ở dạng hình sin, trongdài hạn, được cho là có một số hạn chế như mở rộng dân số, nguồn lực hạn chế, cơ sởhạ tầng thiếu đồng bộ, mô hình văn hóa và thể chế không phù hợp (Haller, 2008).Những khác biệt nhỏ trong tốc độ tăng trưởng trở nên đáng kể, thông qua tích lũy,trong thời gian dài Đây là lý do tại sao quá trình này rất quan trọng Chất lượng cuộcsống phụ thuộc phần lớn vào tăng trưởng kinh tế

Một số nhà kinh tế (Bhagwati, 1985; Dollar & Kraay, 2002; Lal & Myint, 1996;Spence, 2008) đã lập luận rằng tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua GDP nóichung Nghĩa là khi sản lượng kinh tế mở rộng, nền kinh tế đó đang có sự tăng trưởng.Cụ thể hơn, Huy (2014) cho rằng tăng trưởng kinh tế tiếp cận trong ngắn hạn làsự gia tăng thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Đối với hướng tiếp cận dài hạn, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sảnlượng hay sự mở rộng sản lượng của một nền kinh tế qua các năm Tăng trưởng kinhtế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Quy mô tăngtrưởng phản ánh sự tăng lên hoặc giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sửdụng để so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tếgiữa các năm hay qua các thời kỳ.

Trên góc độ tỉnh/thành, tăng trưởng kinh tế đem lại giá trị vật chất to lớn chính làđiều kiện để thực hiện công bằng xã hội; kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện đểthực thi các chính sách công bằng xã hội Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế cao và bềnvững là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của chính sách vĩ mô.Tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở phần đóng góp của nó đối với sự thịnhvượng chung, cung cấp số lượng ngày càng tăng của hàng hoá và dịch vụ xã hội màcòn làm cho mức sống chung của nhân dân toàn Tỉnh được nâng lên Tăng trưởngkinh tế còn liên quan đến tăng tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư và vốn đầu tư toàn xã hội đểtăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội của Tỉnh.

Trang 17

Nhóm sinh viên nhìn nhận toàn diện cả hai mặt của tăng trưởng, đó là số lượngvà chất lượng của tăng trưởng Số lượng của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở quy mô,tốc độ của tăng trưởng, còn mặt chất lượng tăng trưởng là tính quy định vốn có củanó, là sự thống nhất hữu cơ làm cơ sở phân biệt hiện tượng kinh tế với các hiện tượngkhác Chất lượng tăng trưởng được quy định bởi các yếu tố cấu thành và phương thứcliên kết giữa các yếu tố cấu thành tăng trưởng kinh tế Như vậy khi nghiên cứu quátrình tăng trưởng, cần phải xem xét một cách đầy đủ hai mặt của hiện tượng tăngtrưởng kinh tế là số lượng và chất lượng của tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế với tốcđộ và chất lượng cao là mong muốn của mọi tỉnh thành.

Trong kinh tế học hiện đại, người ta sử dụng các thước đo sau để đánh giá mứcđộ tăng trưởng kinh tế:

Để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như tổngsản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI),tổng giá trị sản xuất (GO), bình quân thu nhập tính trên đầu người,

Trong các chỉ tiêu trên, quan trọng nhất và cũng hay được đề cập nhất là tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc nộiđược hiểu là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất và cungứng trên phạm vi một quốc gia hay lãnh thổ trong một thời gian xác định, thường làmột năm GDP phản ánh năng lực sản xuất hay thu nhập trong phạm vi lãnh thổ củaquốc gia bao gồm cả các cơ sở sản xuất của cư dân bản địa và các cơ sở sản xuất củanước ngoài được phép hoạt động

GDP là một chỉ số kinh tế quan trọng, phản ánh quy mô hoạt động kinh tế củamỗi quốc gia Để tính GDP thường có có ba cách tiếp cận cơ bản, tiếp cận từ sản xuất,tiêu dùng và phân phối Còn tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là toàn bộ giá trị hànghóa và dịch vụ cuối cùng mà các công dân của một nước sản xuất và cung ứng trongmột thời gian nhất định (thưởng là trong một năm) ở trong nước và ở nước ngoài.GNP cho thấy năng lực sản xuất hoặc mức thu nhập thực sự của các công dân của mộtquốc gia, bất kể dịch vụ yếu tố sản xuất được cung cấp ở nước nào.

Trang 18

Theo Prasetiya (2020) tốc độ tăng trưởng của địa phương được đo bằng tốc độtăng trưởng của đại phương đó GRDP của địa phương đó GRDP là tổng sản phẩmtrên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) là kết quả cuối cùng của hoạtđộng sản xuất thực hiện bởi các đơn vị sản xuất thường trú trên địa bàn Tỉnh, Thànhphố trực thuộc trung ương (Việt Nam) Trên phạm vi cấp tỉnh, GRDP được tính theophương pháp sản xuất Theo đó, GRDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bảncủa tất cả các hoạt động kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.

2.1.2Công bằng xã hội

Than (2010) tiếp cận Công bằng là một khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộcvào quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia Công bằng xã hội là sự côngbằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu nhập,trong cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội Như vậy, công bằng xã hội làmột khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Công bằng xã hội là khái niệm về ýthức đạo đức và ý thức pháp quyền, chỉ điều chính đáng, tương xứng với bản chất vàquyền con người Công bằng xã hội đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của những cánhân (những giai cấp) với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù (lao độngvà thù lao, công và tội, thưởng và phạt), giữa quyền và nghĩa vụ - không có sự tươngxứng trong quan hệ bất công".

Theo định nghĩa: “Công bằng xã hội là tập hợp những nguyên tắc và tập quán donhà nước, pháp luật và các quan hệ xã hội tạo ra nhằm xác lập các phương thức đápứng các nhu cầu vật chất và tinh thần, những hành lang pháp lý và các điều kiện xãhội cho các thành viên xã hội, nhằm mục đích đảm bảo cho xã hội luôn hài hòa, ổnđịnh và phát triển”.

Công bằng là giá trị phổ quát, là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia vì công lýcó thể được coi là nhu cầu cơ bản nhất của con người Hiện nay có đa dạng định nghĩavề công bằng, được trình bày như sau:

Một mặt, các định nghĩa khác nhau làm tăng kiến thức và củng cố sự hiểu biết vềkhái niệm về nó, nhưng mặt khác, nó hàm ý một sự mơ hồ và giải thích phức tạp trongthực tế Khái niệm công bằng chia sẻ một định hướng chung xung quanh các khái

Trang 19

niệm về bình đẳng, công bằng và ngay cả khi chúng thường được sử dụng thay thếcho nhau vì chúng có ý nghĩa tương tự nhau

Gooden (2015) nhấn mạnh rằng công bằng và bình đẳng có ý nghĩa khác nhautrong hành chính công Trong khi công bằng đề cập đến việc phân phối công bằnghoặc công bằng các dịch vụ hoặc chính sách đó thì bình đẳng chỉ ra sự giống nhauhoặc phân phối giống hệt nhau

Công bằng xã hội cũng được thảo luận về tính đa dạng, đa văn hóa và đạo đức.Frederickson (2010) cho rằng công bằng xã hội là “một quan điểm, một hệ thống niềmtin, một thái độ, và tốt nhất là một đạo đức” Trái với sự mơ hồ đó, Maynard-Moody& Musheno (2012) nhấn mạnh rằng công bằng xã hội được thực hiện khi đưa vào thựctế, chứ không phải khi thảo luận về nguyên tắc

Theo sự phát triển của quản lý công, công bằng khi đó được gọi là công bằng xãhội, được công nhận là một trụ cột quan trọng cho tương lai của chính sách và quản lýcông (Frederickson, 2010; Rosenbloom, 2005; Svara & Brunet, 2005) Định nghĩa vềcông bằng xã hội được đề cập ban đầu được trích dẫn như sau: “sự quản lý công bằngvà hợp lý đối với tất cả các tổ chức phục vụ công trực tiếp hoặc theo hợp đồng, vàphân phối công bằng và bình đẳng các dịch vụ công, thực hiện chính sách công vàcam kết thúc đẩy sự công bằng, công bằng và bình đẳng trong việc hình thành chínhsách công” Sau đó, Frederickson (2010) nhấn mạnh rằng công bằng xã hội liên quanđến sự công bằng trong tổ chức, quản lý của tổ chức và việc cung cấp các dịch vụcông của tổ chức

Trong bối cảnh này, các câu hỏi về công bằng xã hội bao gồm những tổ chức nàyvà các dịch vụ công được cung cấp cho ai và chúng 1) có hoạt động tốt không?; 2)hiệu quả?; 3) tiết kiệm?; 4) ít nhiều được cung cấp một cách công bằng? Phù hợp vớiđiều này, Kumorotomo (2014) giải thích rằng công việc vì công bằng xã hội tươngđương với việc đảm bảo một cách tối ưu rằng mọi công dân đều có quyền của mình vàđược chia sẻ công bằng sự thịnh vượng của xã hội Riccucci (2009) cũng khẳng địnhcông bằng là giá trị của một nền dân chủ Điều này phù hợp với định nghĩa chính vềcông bằng xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) năm 2000 mà sau đó đãtrở thành tài liệu tham khảo chính (bao gồm bởi Frederickson; 2010, Gooden, 2010;Noorman-Major, 2011)

Trang 20

Trong kinh tế học hiện đại, người ta sử dụng các thước đo sau để đánh giá mứcđộ công bằng xã hội:

Thang đo định hướng công bằng xã hội cơ bản (BSJO) của (Hülle và cộng sự,2018) được phát triển để đo lường sự đồng ý của mọi người với bốn nguyên tắc: bìnhđẳng, công bằng, nhu cầu, quyền lợi tại Đức Thang đo 12 mục ban đầu (cũng nhưthang no chapter number to include in the caption or page numberđo ngắn 8 mục) đãđược phát triển và xác nhận trong bối cảnh của Đức và đã được đưa vào một số nghiêncứu đại diện cho dân số Đức (ví dụ: SOEP-IS, ALLBUS, LINOS )

Bảng 2.1 Thang đo công bằng xã hội của Hulle và cộng sự (2018)

Giới thiệu Có nhiều quan điểm khác nhau về điều gì tạo nên một xã hội công bằnghay không công bằng

Chất lượng Một xã hội công bằng khi thu nhập và của cải được phân bổ đồng đều chotất cả mọi người.

Cần thiết Một xã hội công bằng khi quan tâm đến những người nghèo khó và thiếuthốn bất kể họ ra sao trả lại cho xã hội

Công bằng Một xã hội công bằng khi những người chăm chỉ kiếm được nhiều tiềnhơn những người khác

Quyền lợi Một xã hội công bằng khi những người xuất thân từ những gia đình có địavị xã hội cao được hưởng những đặc quyền trong cuộc sống của họ.

Nguồn: Nghiên cứu của Hulle và cộng sự (2018)

Phân phối thu nhập theo đầu người giữa các nhóm dân cư

GDP bình quân đầu người giữa các nhóm, giữa các vùng với nhau trong một thờigian nhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và môi trường sống củadân cư Phương pháp tính là người ta chia dân số thành 5 nhóm người, mỗi nhóm có20% dân số, sau đó xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về thu nhập Quá đó, có thể thấymức độ công bằng xã hội thông qua việc so sánh nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất.

Tiêu chuẩn “40” của Word Bank

Năm 2002, WB đề xuất chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳng là tiêu chuẩn “40” Tiêuchuẩn này xác định tỷ lệ thu nhập trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mứcthu nhập thấp nhất trong xã hội Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp

Trang 21

nhất trong xã hội lớn hơn 17% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳngthấp Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội nhỏ hơn17% và lớn hơn 12% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng tương đối.Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội nhỏ hơn 12%tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng cao.

Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được biểu thịbằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng dồn số người được nhậnthu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được phân phối.Đường chéo của hình này biểu thị mức độ bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thunhập, vì mọi điểm nằm trên đường chéo phản ánh các mốc phân bố đồng đều giữaphần trăm dân số cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng dồn Đường cong Lorenzcàng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng công bằng

Hình 2.1 Đường cong Lorenz

Nguồn: Nghiên cứu của Lorenz (1905)

Hệ số Gini

Hệ số Gini là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân phốithu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hóa đường cong Lorenz Nó được tínhbằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz với toàn bộ diệntích nằm dưới đường chéo Hệ số Gini càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối

Trang 22

thu nhập càng lớn G=0 hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập, G=1 hoàn toànbất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

2.2Lý thuyết về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội và việc giải quyết mối quan hệ này Hiện nay trên thế giới có nhiều quanniệm khác nhau khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xãhội.

Quan điểm thứ nhất (Simon Kuznets - 1995) đã đưa ra quan điểm lý thuyết “chữU ngược” về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, nghĩa là mức độbất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng trong các giai đoạn đầu của phát triểnkinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi, khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển cao hơn.Giống như Simon Kuznets, nhà kinh tế học W Arthur Lewis trong tác phẩm kinh tếhọc Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế" đã cho rằng tăng trưởng không chỉ đem lại bấtcông mà khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì nó lại là điều kiệnđể thực hiện công bằng xã hội vì tăng trưởng kinh tế làm tăng của cải xã hội từ đó mởrộng phạm vi lựa chọn của con người.

Ông cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế tồn tại hai khuvực: khu vực công nghiệp với tiền lương cao và khu vực nông nghiệp với tiến lươngthấp Do đó, việc mở rộng quy mô sản xuất khu vực công nghiệp sẽ thu hút một sốlượng lớn lao động từ nông nghiệp và nhà tư bản chỉ trả tiền lương công nhân ở mứcthấp Như vậy, thu nhập của nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng, vừatăng lên do lao động của công nhân đem lại Ở giai đoạn sau, sự bất bình đẳng giảm đivi lao động dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị - công nghiệp và dịch vụthì lúc này lao động trở nên khan hiếm trong sản xuất Cung lao động giảm, cầu laođộng tăng lên đòi hỏi phải tàng tiền lương cho người lao động Điều này sẽ làm chobất bình đẳng giảm Theo ông bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinhtế mà còn là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế Do đó, bất kỳ một sự hấp tấpvội vã trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất bình đẳng trong phân phối thunhập của giai đoạn đầu phát triển có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cân bằng xã hội:

Trang 23

Hầu hết các chuyên gia phát triển, nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chínhsách đều đồng ý rằng việc mở rộng giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong bất kỳ nềnkinh tế nào - nghĩa là tăng trưởng kinh tế - đều có khả năng giảm nghèo (Kanbur,2001) Tuy nhiên, sự đồng thuận này bị phá vỡ ở câu hỏi về mối liên hệ nhất quángiữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trên thực tế như thế nào, và loại hoạt độngkinh tế nào giảm nghèo hiệu quả nhất Bhagwati (1985) và Dollar & Kraay (2002) chorằng có thể được giả định là mang lại lợi ích cho người nghèo thông qua các cơ chếnhư giảm dần từ giàu sang nghèo hoặc tỏa ra theo chiều dọc từ các cực tăng trưởng.Họ nói rằng miễn là sản lượng kinh tế mở rộng, các thành viên của tất cả các nhómthu nhập nói chung sẽ được hưởng lợi.

Mô hình mà Hove & Matashu (2021) đề cập trong nghiên cứu “Quality

education: The nexus of human capital development, economic growth and socialjustice in a South African context” dựa trên niềm tin rằng công bằng xã hội là kết quảcủa giáo dục có chất lượng Giáo dục có chất lượng tạo ra và duy trì các điều kiện chophép xóa bỏ một cách có hệ thống những bất bình đẳng xã hội và kinh tế thông quaphát triển kinh tế Cốt lõi của mô hình, giáo dục là điều kiện thiết yếu để đạt đượccông bằng xã hội, và do đó, điều này nên được ưu tiên hơn các khía cạnh khác Mốiquan hệ giáo dục chất lượng giữa phát triển vốn con người, tăng trưởng kinh tế vàcách tiếp cận công bằng xã hội đề xuất rằng giáo dục chất lượng là tiền đề của vốn conngười và tăng trưởng kinh tế nên diễn ra trước khi đạt được công bằng xã hội

Ngoài ra, Nussbaum (1997) quan niệm công bằng xã hội là sự thừa nhận khảnăng của con người và quyền con người thông qua hỗ trợ thể chế Tất cả những điềunày tăng cường các chức năng của con người Công nhận khả năng của con người tăngcường sự tham gia của cá nhân trong việc phân phối các cơ hội và nguồn lực kinh tếvà xã hội để đạt được công bằng xã hội.

Trang 24

Hình 2.2 Mô hình mối quan hệ giáo dục, vốn con người, tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội của Hove & Matashu (2021)

Nguồn: Nghiên cứu của Hove & Matashu (2021)

Như vậy, quan điểm của các nhà kinh tế cũng như của các nhà hoạch định chínhsách cho thấy quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là quan hệ của haimặt đối lập Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện công bằngxã hội, và ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội sẽ tạo động lực cho tăng trưởng vàphát triển kinh tế bền vững Tăng trưởng kinh tế vừa là mục tiêu vừa là phương tiện đểgiải quyết vấn đề xã hội Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế tụthậu, kém phát triển và cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng thanh, hiệu quảvà bền vững trong một xã hội tổn tại nhiều bất bình đẳng với một bộ phận lớn dân cưnghèo khổ, thất nghiệp cao.

2.3Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Than (2010) với tiêu đề "Gắn kết tăng trưởng kinh tế và thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta", đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27.3.2010là một tác phẩm liên quan trực tiếp tới đề tài này Những khái niệm cơ bản như "Tăngtrưởng kinh tế”, “công bằng hội”, “tiến bộ xã hội" đều được làm rõ với những nộihàm xúc tích và đầy đủ Tăng trưởng kinh tế được tác giả xác định là khái niệm kinhtế học được dùng để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong mộtthời kỳ nhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu có chức năng đo lường như tổng sản phẩmquốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GDP bình quân đầu người và các

Trang 25

chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác Tác giả cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế vàtiến bộ công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiên để vừa làđiều kiện của nhau Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội,nhưng đồng thời tăng trưởng kinh tế cao và bền vững cũng chính là thước đo của tiếnbộ và công bằng xã hội, bởi vì nếu không có việc giải quyết tốt công bằng xã hội thìcũng văn có thể có tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian ngăn nào đó, nhưngkhông thể duy trì lâu dài, tức là không thể bên vững được, bởi vì tiến bộ công bằng xãhội là nhân tố nội tại của tăng trưởng kinh tế bền vững Nghiên cứu được thực hiệndựa trên dữ liệu thu thập của các nhóm dân ở Việt Nam giữa các lần điều tra cách biệttrong WDI Kết quả chỉ ra rằng chuyển dịch thu nhập của hai nhóm tiêu biểu (nhómgiàu nhất và nhóm nghèo nhất) với tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, có thể thấy phânbổ thiếu công bằng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng Công bằng xã hội có quanhệ cùng chiều với sự phát triển nhanh và bền vững, khuyến khích được khả năng đónggóp đến mức tối đa và hạn chế đến mức tối thiểu khả năng gây hại của mọi cá nhânđối với xã hội Các chính sách xã hội cho người nghèo không mang ý nghĩa nhân đạothuần túy mà phải thực sự mang ý nghĩa kinh tế quốc gia cùng với đó là nhóm ngườigiàu cần được khuyến khích làm giàu chính đáng.

Huy (2014) trong nghiên cứu “Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvà công bằng xã hội ở Đồng Nai” đã khái quát về lý luận chung giữa tăng trưởng kinhtế và công bằng xã hội, vị trí của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, rằng côngbằng xã hội là động lực của tiến bộ xã hội và cũng chính là thước đo của tiến bộ xãhội Phần 2 Tác giả đã khái quát những thành tựu cơ bản cũng như những hạn chế vànhững vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvới công bằng xã hội ở Đồng Nai Phần cuối, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nângcao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm Nghiên cứu được thực hiện dựa trêndữ liệu GSO của toàn tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tếgóp phần làm cho đời sống của nhân dân ở Đồng Nai ngày càng được cải thiện, giảmkhoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn Tuy nhiên, chất lượng tăngtrưởng chưa cao, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chưa tương xứng vớitiềm năng, vị trí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nghiên cứu đã đề xuất những

Trang 26

chính sách khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, đẩymạnh xóa đói, giảm nghèo nhằm thoát khỏi những cái bẫy của sự bất bình đẳng.

Moore & Donaldson (2016) đã đặt ra câu hỏi rằng trong những điều kiện nào thìtăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho người nghèo? Vì vậy, họ đã thực hiện nghiêncứu: “Human-Scale Economics: Economic Growth and Poverty Reduction inNortheastern Thailand” và sử dụng một cách tiếp cận quy nạp để tìm ra những conđường thoát nghèo khả thi từ hai tỉnh láng giềng kém phát triển có điểm tương đồngcao ở đông bắc Thái Lan Khi đó, họ cho rằng mình đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏiban đầu Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu thực địa và phỏng vấn sâu rộng, khám phácác yếu tố có thể giải thích cho việc một tỉnh giảm nghèo với tốc độ nhanh hơn dựkiến, ngay cả khi tỉnh kia không chuyển tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thành giảmnghèo đáng kể Kết quả cho thấy rằng ở tỉnh Surin, nhờ mạng lưới mạnh mẽ gồm cáctổ chức phi chính phủ địa phương đang hợp tác chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh, các chínhsách quốc gia hướng tới người nghèo đã tìm thấy mảnh đất màu mỡ và phát triển Cácsáng kiến quy mô nhỏ, công nghệ thấp, dựa vào nông thôn bao gồm gạo hữu cơ, sảnxuất thủ công mỹ nghệ và du lịch nông thôn đã giúp giảm tỷ lệ nghèo ban đầu ở mứccao Mặc dù nhiều người ở Si-Saket cùng theo đuổi nhiều sáng kiến này, nhưng chúngđược cấu trúc theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng về cơ bản lại ngăn cảnnông dân nghèo được hưởng lợi Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã gợi ý hướng nghiêncứu cho một phạm vi lớn hơn trong tương lai.

Trong những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội ởViệt Nam, có nhiều quan điểm và phương pháp đánh giá khác nhau Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu này đều nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọngđể cải thiện đời sống của người dân Tuy nhiên, để đạt được một tăng trưởng kinh tếbền vững và công bằng, các chính sách phải hướng đến việc giảm bớt khoảng cáchgiữa các tầng lớp, vùng miền và nhóm dân tộc và khả năng tiếp cận các cơ hội pháttriển, chất lượng giáo dục y tế, bảo vệ quyền lợi của các nhóm dân tộc thiểu số.

Trang 27

Tóm tắt chương 2

Trình bày các lý thuyết và các thước đo đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế,công bằng xã hội và quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Lượckhảo các nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Trang 28

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNGBẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2021 TẠI BÌNH DƯƠNG3.1Đánh giá tăng trưởng kinh tế Bình Dương giai đoạn 2011-2021

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX đã đề ra mục tiêu pháttriển nền kinh tế tỉnh Bình Dương đạt duy trì tốc độ kinh tế cao, tạo chuyển biến vềchuyển dịch kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đầu tư và phát triển kinhtế - xã hội Địa phương có những mục tiêu về phát triển nền kinh tế, để đánh giá rõhơn về hiệu quả tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương, nhóm tác giả đi sâu vào đánhgiá các thành phần kinh tế

Cụ thể tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 5năm 2011 – 2015 hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII - kỳ họp thứ 18 đã đềra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 -2015 là 13,5% - 14% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷtrọng dịch vụ để đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệpvới tỷ lệ tương ứng 59% - 38% - 3% GDP bình quân đầu người đến 2015 là 63,2 triệuđồng (tương đương 3.000 đôla Mỹ), và mục tiêu 5 năm tiếp theo giai đoạn 2016 -2020 được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đưa ra trong hội đồng nhân dân tỉnhBình Dương khóa IX - kỳ họp thứ 2 là GRDP bình quân tăng 8,3% mỗi năm, thu hútđầu tư nước ngoài trên 7 tỷ đô la.

Hình 3.1 Tốc độ gia tăng GRDP của tỉnh Bình Dương từ năm 2011 - 2021 tính theogiá 2010

Nguồn: Nhóm thiết kế từ dữ liệu Tổng cục Thống kê

Trang 29

Nhìn chung xu hướng tăng trưởng của tỉnh Bình Dương là khá cao với các mứctăng trưởng khá ấn tượng giai đoạn 2011-2020, GRDP theo giá so sánh 2010 tăngbình quân 8,68%/năm, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2020 đạt150,98 triệu đồng, gấp 1,85 lần mức bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 81,6triệu đồng) Trong tổng mức tăng chung của nền kinh tế, ngành công nghiệp tiếp tụcđóng vai trò chủ lực thúc đẩy kinh tế của Tỉnh tăng trưởng, giai đoạn 2011-2020 bìnhquân tăng 9,99%/năm (cả nước tăng 7,33%/năm), trong đó: giai đoạn 2011-2015 bìnhquân tăng 9,1%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 bình quân tăng 10,89%/năm

Tăng trưởng cao nhất ở năm 2012 và thấp nhất tai năm 2021 Trong năm 2021,sau hàng loạt các chỉ thị giãn cách xã hội dẫn đến các khu công nghiệp buộc phải đóngcửa đã khiến Bình Dương trở thanh là một trong những địa phương chịu ảnh nặng nềnhất Thế nhưng, GRDP (theo giá so sánh 2010) của Bình Dương lại tăng 2,62% sovới cùng kỳ năm 2020 trong khi các địa phương khác lại nhận kết quả không mấy khảquan: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 6,78%; Đồng Nai tăng 2,15%; Bà Rịa - VũngTàu giảm 6,26% Như vậy, có thể thấy nền kinh tế Bình Dương có sự bền vững vànăng lực sản xuất và sức chống chịu.

3.1.1Nông, Lâm, Thủy sản

Ngành nông, lâm thủy sản tỉnh Bình Dương chiếm một tỷ trọng khá thấp, ướctính đến năm 2021, tỷ trọng trong khu vực này chỉ chiếm 3,1% cơ cấu kinh tế của tỉnh.Dẫu vậy, nông lâm thủy sản là ngành luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định quacác năm trên mức 3%.

Nông nghiệp

Sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hơn năng suất, đạt hiệuquả kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu Sự ổn định và định hình theo quy hoạch ngàycàng được thể hiện rõ ở các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi Loại cây chủ lựccủa Bình Dương là cây công nghiệp lâu năm với 90% tổng giá trị sản xuất ngànhtrồng trọt và chiếm 43% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp Bên cạnh đó, câytrồng ngắn hạn cũng có sự gia tăng về năm xuất điển hình là cây lúa nước.

Trang 30

Hình 3.2 Năng suất lúa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021

Nguồn: Nhóm thiết kế từ số liệu Tổng cục Thống kê

Nhìn một cách tổng quan, năng suất lúa có xu hướng tăng dần qua các năm tronggiai đoạn 2011 - 2021 với mức trung bình mỗi năm đạt 4,15 tấn/ha Trong những nămgần đây diện tích đất canh tác ngày càng có xu hướng giảm ( năm 2011: 9,8 nghìn ha,năm 2021 đạt 6.0 nghìn ha) thì năng suất lúa của Bình Dương vẫn có sự gia tăng đángấn tượng, đây được xem là một tín hiệu tốt về hiệu quả ngày càng gia tăng

Lâm nghiệp

Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng cho kinh tế - xã hội, mang giá trị cao về vănhóa, tinh thần duy trì và nâng cao vai trò vai trò quản lý rừng tại Bình Dương Sốlượng cây được trồng trong tỉnh được ước tính đạt 394,7 nghìn cây lâm nghiệp rải ráccác loại

Bảng 3.1 Các chỉ số lâm nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021

52016 2017 2018201

Sơ bộ2021

Tổng diện tích rừng

(nghìn ha) 9,3 10,2 10,2 10,2 10,2 10,4 10,3 10 9,9 9,9TRỒNG MỚI (nghìn

ha) 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1Tỷ lệ che phủ rừng (%) 3,4 3,8 3,7 3,7 3,8 3,4 3,2 3,1 3,08 3,03

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trang 31

Nhìn chung tổng diện tích rừng và rừng trồng mới có sự ổn định trong giai đoạn2011 - 2021, trong đó trung bình trong giai đoạn này tổng diện tích rừng đạt 10,06nghìn ha, trong khi đó rừng trồng mới trung bình đạt 0,14 nghìn ha Tỷ lệ che phủrừng có xu hướng ngày càng giảm, trung bình mỗi năm giảm 0,02% Việc giảm tỷ lệche phủ rừng gây ra một số hệ lụy đáng kể về môi trường do đó chính quyền địaphương cũng đã có những chính sách nhằm khắc phục vấn đề này Cụ thể theo Sởkhoa học và Công nghệ Bình Dương, địa bàn đã đã ban hành nhiều chính sách triểnkhai nhằm tăng trưởng xanh với 4 chủ đề chính: Xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanhtại địa phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượngsạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; Thực hiện xanh hóa lối sống vàtiêu dùng bền vững với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt, hoạt động tăng trưởng xanhtỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu.

Thủy sản

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa nhằm phục vụnhu cầu thực phẩm, tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và là nguồnxuất khẩu cho tỉnh Bình Dương, do đó sản lượng thủy sản rất được quan tâm Sảnlượng thủy sản là khối lượng sản phẩm của một loại hay một nhóm các loại thủy sảnđược thu trong thời kỳ nhất định, bao gồm: Sản lượng thủy sản khai thác và sản lượngthủy sản nuôi trồng Trong đó sản lượng thủy sản khai thác gồm sản lượng hải sản vàsản lượng thủy sản khai thác trong tự nhiên trên các biển sông, suối, hồ, đồng, ruộngnước còn sản lượng thủy sản nuôi trồng là các loại thủy sản thu được nhờ kết quả hoạtđộng của nghề nuôi trồng thủy sản tạo ra

Trang 32

Hình 3.3 Sản lượng thủy sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021

Nguồn: Nhóm thiết kế từ số liệu Tổng cục Thống kê

Sản lượng thủy sản Bình Dương có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2011 2021 Giai đoạn 2011 - 2014, sản lượng thủy sản có sự sụt giảm đáng kể nhất giảmgần 3000 tấn Trong giai đoạn 2015 - 2020, ta chứng kiến sự phục hồi trong sản lượngtuy nhiên sự phục hồi này không quá sâu sắc Đến năm 2021, do tác động bởi Covid19 cùng với các chỉ thị dãn cách xã hội đã làm cho nền thủy sản không thể tránh khỏixu hướng suy giảm sản lượng chung của nền kinh tế.

-Đứng trước sự suy giảm này, địa phương đã đưa ra những chính sách nhằm táitạo và phát triển lại ngàng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã tổ chức thảcá giống nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản bên cạnh đó là lồng ghép cácbiện pháp tuyên truyền về Luật Thủy sản, công tác phòng chống dịch bệnh và nângcao sản lượng

3.1.2Công nghiệp

Với lợi thế hơn 25 khu công nghiệp có diện tích gần 12.000 ha cùng với đó lànhững dự án đầu tư mới, mở rộng liên tục, đổi mới các khoa học công nghệ, BìnhDương trở thành một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển bậc nhấtvà là mũi nhọn công nghiệp của cả nước Hàng năm địa phương này xuất khẩu đếnhơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quý, năm.Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất nến còn được gọi là “chỉ sốkhối lượng sản phẩm công nghiệp” Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu quantrọng, phản ánh nhanh tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốcđộ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng; đáp ứng nhu cầuthông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư và các đối tượng dùng tinkhác.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa khốilượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất côngnghiệp kỳ gốc.

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:50