Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2021

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Lý thuyết về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công

Quan điểm thứ nhất (Simon Kuznets - 1995) đã đưa ra quan điểm lý thuyết “chữ U ngược” về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, nghĩa là mức độ bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi, khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển cao hơn. Arthur Lewis trong tác phẩm kinh tế học Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế" đã cho rằng tăng trưởng không chỉ đem lại bất công mà khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì nó lại là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội vì tăng trưởng kinh tế làm tăng của cải xã hội từ đó mở rộng phạm vi lựa chọn của con người. Mô hình mà Hove & Matashu (2021) đề cập trong nghiên cứu “Quality education: The nexus of human capital development, economic growth and social justice in a South African context” dựa trên niềm tin rằng công bằng xã hội là kết quả của giáo dục có chất lượng.

Mối quan hệ giáo dục chất lượng giữa phát triển vốn con người, tăng trưởng kinh tế và cách tiếp cận công bằng xã hội đề xuất rằng giáo dục chất lượng là tiền đề của vốn con người và tăng trưởng kinh tế nên diễn ra trước khi đạt được công bằng xã hội. Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế tụt hậu, kém phát triển và cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng thanh, hiệu quả và bền vững trong một xã hội tổn tại nhiều bất bình đẳng với một bộ phận lớn dân cư nghèo khổ, thất nghiệp cao.

Các nghiên cứu liên quan

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, nhưng đồng thời tăng trưởng kinh tế cao và bền vững cũng chính là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội, bởi vì nếu không có việc giải quyết tốt công bằng xã hội thì cũng văn có thể có tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian ngăn nào đó, nhưng không thể duy trì lâu dài, tức là không thể bên vững được, bởi vì tiến bộ công bằng xã hội là nhân tố nội tại của tăng trưởng kinh tế bền vững. Huy (2014) trong nghiên cứu “Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Đồng Nai” đã khái quát về lý luận chung giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, vị trí của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, rằng công bằng xã hội là động lực của tiến bộ xã hội và cũng chính là thước đo của tiến bộ xã hội. Vì vậy, họ đã thực hiện nghiên cứu: “Human-Scale Economics: Economic Growth and Poverty Reduction in Northeastern Thailand” và sử dụng một cách tiếp cận quy nạp để tìm ra những con đường thoát nghèo khả thi từ hai tỉnh láng giềng kém phát triển có điểm tương đồng cao ở đông bắc Thái Lan.

Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu thực địa và phỏng vấn sâu rộng, khám phá các yếu tố có thể giải thích cho việc một tỉnh giảm nghèo với tốc độ nhanh hơn dự kiến, ngay cả khi tỉnh kia không chuyển tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thành giảm nghèo đáng kể. Tuy nhiên, để đạt được một tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, các chính sách phải hướng đến việc giảm bớt khoảng cách giữa các tầng lớp, vùng miền và nhóm dân tộc và khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển, chất lượng giáo dục y tế, bảo vệ quyền lợi của các nhóm dân tộc thiểu số.

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2021 TẠI BÌNH DƯƠNG

Công bằng xã hội tại Bình Dương giai đoạn 2011-2021

Có thể kể đến các thước đo chủ yếu như thước đo bất bình đẳng về thu nhập (hệ số Gini (G), tỷ số Kuznets,..); thước đo bình đẳng giới (chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI); chỉ số bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GiI); chỉ số đánh giá nghèo đói (chỉ số nghèo đơn chiều, chỉ số nghèo đa chiều); chỉ số phát triển con người (HDI). Hộ nghèo đa chiều là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo về thu nhập (gọi là chuẩn nghèo chính sách) trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo về thu nhập nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (Niên Giám Thống kê tỉnh Bình Dương, 2021a, tr. Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Qua kết quả tính toán trên, hệ số GINI của tỉnh không có sự thay đổi đáng kể nào từ năm 2010 đến 2018 khi giá trị dao động từ 0,338 đến 0,392 nhưng nhìn chung hệ số GINI có xu hướng giảm, tức là sự giảm bất bình đẳng trong thu nhập tại Bình Dương.

Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Trong những năm qua Bình Dương đã thực hiện xã hội hóa trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề nên số trường đại học, cao đẳng tăng từ 5 trường năm 2011 lên 13 trường năm 2020. Đây là động lực quan trọng bảo đảm cho thành phố phát triển bền vững, có sức cạnh tranh với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, giữ được vị trí là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, xứng tầm với thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Bảng 3.4  Tỷ lệ hộ nghèo theo Chuẩn nghèo đa chiều của TP Bình Dương 2016-2021
Bảng 3.4 Tỷ lệ hộ nghèo theo Chuẩn nghèo đa chiều của TP Bình Dương 2016-2021

Vai trò của tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội

Về môi trường, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, song song tỉnh Bình Dương cũng coi trọng nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường nhằm tránh gây hại đến sức khỏe người dân. Thông qua đưa ra những biện pháp rà soát và quản lý chặt chẽ các ngành có mức độ ô nhiễm cao kể cả trong và ngoài khu công nghiệp, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và hoàn thành di dời những cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.Thực tế, với nền kinh tế phát triển vượt trội, mạnh mẽ trong nhiều năm qua đã mang lại nhiều lợi ích, thành tựu tiến bộ cho sự phát triển xã hội của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết cho hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo được vay vốn để thực hiện chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, vay vốn tín dụng làm ăn, vốn tín dụng học sinh, sinh viên… Kết quả thực tế cho thấy, hằng năm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh luôn giảm.

Nhờ vậy, quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng với nhiều loại hình như trường công lập, bán công, dân lập, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế tăng trưởng liên tục qua những năm qua của tỉnh Bình Dương là điều kiện vật chất để cho tỉnh thực hiện tốt được mục tiêu công bằng xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3.9 Thu nhập bình quân đầu người trên tháng ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010 - 2021
Bảng 3.9 Thu nhập bình quân đầu người trên tháng ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010 - 2021

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Đánh giá thành tựu và hạn chế

Thứ tư, về quá trình thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội, tỉnh đã nhiều chủ trương, chính sách, chương trình nhằm gắn liền tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, tiếp cận với nhiều góc độ như lao động, y tế, giáo dục như Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình hỗ trợ giáo dục, Chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội, Chương trình hỗ trợ vốn cho người nghèo. Hơn nữa, mặc dù có nguồn vốn FDI vô cùng lớn nhưng khả năng hấp thụ vẫn còn khiêm tốn, chất lượng nguồn vốn chưa cao, các dự án đầu tư công nghệ còn hạn chế, chuyển giao công nghệ còn chậm và vấn đề ô nhiễm môi trường từ những công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Song, cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn tăng chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ thống đào tạo và định hướng nghề nghiệp vẫn chưa thể theo kịp đáp ứng được những đòi hỏi mới của sự phát triển này.

Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, thúc đẩy tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế ở thành phố phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo việc làm cho xã hội. Thứ hai, gia tăng chỉ số giáo dục của tỉnh: Điều đó thực hiện thông qua mở rộng các chương trình dạy nghề phù hợp cho thị trường lao động, đào tạo nâng cao tay nghề kỹ thuật cao cho các đối tượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường.