1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận nguyên lí kế toán

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên lí kế toán
Tác giả Phùng Xuân Hưng
Người hướng dẫn NCS. Lưu Văn Lập
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 858,91 KB

Nội dung

Công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và các dịch v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

: K21504CP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS VÀ CÔNG TY CHỨNG

KHOÁN SSI 1

1.1 Báo cáo tài chính SHS năm 2022 1

1.1.1 Giới thiệu về công ty SHS 1

1.1.2 Tình hình tài chính của công ty SHS 1

1.1.2.1 Cơ cấu tài sản . 1

1.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn 2

1.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty SHS 4

1.2 Báo cáo tài chính SSI năm 2022 7

1.2.1 Giới thiệu về công ty S SI 7

1.2.2 Tình hình tài chính của công ty S SI 8

1.2.2.1 Cơ cấu tài sản . 8

1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn 12

1.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty SSI 14

2 SO SÁNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HAI CÔNG TY SHS VÀ SSI 18

2.1 Quy mô công ty 18

2.2 Mức độ tự chủ về tài chính 18

2.3 Khả năng thanh toán 18

2.4 Hiệu quả hoạt động 18

2.4 Nhận định của tác giả 19

3 CHỌN CỔ PHIẾU ĐỂ MUA VÀO NGÀY 01/12/2022 19

3.1 Phân tích cơ bản . 20

3.2 Phân tích kĩ thuật 20

Trang 3

1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS VÀ CÔNG TY SSI NĂM 2022

1.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH SHS NĂM 2022

1.1.1 Giới thiệu về công ty SHS

Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (Mã chứng khóa: SHS) được thành lập theo giấy phép số 66/UBCK-GP của Ủy ban chứng khoán nhà nước với

số vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng Ngày 17/6/2009, Chứng khoán SHS chính thức được chấp thuận niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán

Hà Nội, nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Đến ngày

17/6/2009, cổ phiếu được chính thức giao dịch

Công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu

ký chứng khoán, tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác

1.1.2 Tình hình tài chính của công ty SHS

1.1.2.1 Cơ cấu tài sản

Tổng tài sản của công ty SHS vào thời điểm cuối năm 2022 đạt khoản

10.899,6 tỷ VNĐ, Đây là sự thay đổi không đáng kể so với đầu năm Tài sản ngắn hạn đạt khoản 10.832,4 tỷ VNĐ, chiếm 99,3% tổng tài sản tăng 0,1% sovới năm trước Trong tài sản ngắn hạn của Công gồm:

+ Các khoản đầu tư ngắn hạn khoản 5.911,7 tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng tài sản, tăng 73,7% so với cùng kỳ năm 2021

+ Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 3.860,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,4%, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2021

+ Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 9,5% tổng tài sản

Tuy tổng tài sản không thay đổi nhiều, nhưng cơ cấu tài sản lại có sự thay đổiđáng chú ý như các khoản phải thu giảm từ 6.779,3 tỷ đồng năm 2021 xuống còn 3.860,3 tỷ đồng năm 2022, sụt giảm khoảng 43% Tuy nhiên bên cạnh nguồn vốn sở hữu của SHS tăng 3.380,3 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021

Trang 4

1.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn

Tính đến cuối năm 2022, Tổng nguồn vốn của SHS đạt 10.899,6 tỷ VNĐ Trong đó vốn chủ sở hữu đạt 9.435,9 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thành lập và đứng thứ 4 trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường Trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu và nợ phải trả chiếm lần lượt 86,6% và 13,4%

Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Trong đó, nợ ngắn hạn đạt 1.364,9 tỷ VNĐ, giảm 67,5% so với năm 2021 là 4.204,7 tỷ VNĐ và chiếm 12,5% trong tổng nguồn vốn Nợ dài hạn đạt 98,8 tỷ VNĐ tại ngày 31/12/2022

Vốn chủ sở hữu bao gồm hai khoản, vốn đầu tư của chủ sở hữu và các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối Vốn đầu tư của chủ sở hữu đạt 8.853,3 tỷ VNĐ chiếm 81,2% tổng nguồn vốn, Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối thì chiếm phần nhỏ hơn với 582,5 tỷ đồng, khoản 5,3% tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của năm 2022 và năm 2021 không có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên điều đáng lưu ý ở đây là chính là việc nợ phải trả của SHS giảm 3.391,5 tỷ VNĐ do việc giảm quy mô vay vốn từ ngân hàn ngắn hạn và tất toán trái phiếu trước kỳ hạn song song với việc giảm nợ phải trả thì nguồn

Trang 5

vốn của chủ sở hữu của công ty đã tăng 3.380,3 tỷ VNĐ so với 2021 Nguyênnhân cho việc này là SHS đã chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chia

cổ tức bằng cổ phiếu và tăng vốn từ các chủ sở hữu

Trang 6

1.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty SHS

Cơ cấu hoạt động doanh thu của SHS dựa trên các hoạt động sau:

- Lãi từ các tài sản tài chính FVTPL;

+ Lãi bán các tài sản tài chính FVTPL;

+ Chênh lệch tăng về đánh giá lại các TSTC FVTPL;

+ Cổ tức, tiền lãi phát sinh từ tài sản tài chính FVTPL;

- Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM);

- Hoạt động cho vay và phải thu;

- Hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán;

- Hoạt động lưu ký chứng khoán;

- Hoạt động môi giới;

Trang 7

đến tỷ giá và lãi suất, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam của

là một yếu tố dẫn tới việc giảm doanh thu khi khối lượng giao dịch trung bình các phiên chỉ đạt mức 20.700 tỷ đồng/ phiên, giảm 21% so với năm

2021, chỉ số VN-Index giảm 32,78% so với cùng kỳ năm 202

Bên cạnh việc sụt giảm về doanh thu lưu ký và môi giới thì số lượng tài khoản quản lý có sự tăng nhẹ Cụ thể, số lượng tài khoản mở mới tăng 5.770 tài khoản Tính đến hiện cuối năm 2022, số lượng tài khoản mở tại SHS đã đạt 64.000 tài khoản

Về hoạt động tài chính, đây là nguồn doanh thu lớn nhất của SHS trong năm

2022 Doanh thu tài chính ghi nhận ở mức 579,8 tỷ VNĐ, tuy nhiên nếu so với năm 2021 thì doanh thu từ hoạt động tài chính đã sụt giảm 18% Còn doanh thu tư vấn đầu tư thì chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ khoản 0,8%

Quy mô cho vay của của công ty cũng giảm mạnh so với năm 2021, đến 31/12/2022, các khoản phải thu liên quan đến dịch vụ tài chính của công ty chỉ đạt 4.199,5 tỷ VNĐ, giàm 2.742,6 tỷ VNĐ giảm khoảng 39,51% so với cùng kỳ năm trước

Về hoạt động đầu tư, Doanh thu hoạt động này không tăng trưởng như năm

2021 với doanh thu đạt 495,3 tỷ VNĐ, giảm 66,6% so với 2021

Ở mặt tích cực thì quy mô đầu tư của công ty đã mở rộng, cơ cấu đầu tư cũng

có sự thay đổi rõ rệt, danh mục đầu tư của công ty có giá trị 5.774,7 tỷ đồng, tăng 3.397,3 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021 Có thể theo dõi rõ hơn thông qua bản sau:

Trang 8

Quy mô và tỷ trọng đầu tư của SHS từ đầu kỳ và cuối kỳ 2022

Quy mô đầu tư của SHS năm 2022 chủ yếu tập trung vào trái phiếu niêm yết

và chưa niêm yết Tổng số tiền đầu tư chủ yếu ở trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết, lần lượt là 44,9% và 35,9% Đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

Tỷ trọng đầu tư của SHS năm 2021

Trang 9

Tỷ trọng đầu tư của SHS năm 2022

1.2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH SSI NĂM 2022

1.2.1 Giới thiệu về công ty SSI

Công ty Cổ phần chứng khoán SSI được thành lập vào tháng 12 năm

1999.Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 056679 do Sở Kế hoạch Đầu tư

Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 30/12/1999, là một trong những Công ty hoạt động lâu đời nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam Sau 23 năm vận hành theo cơ chế thị trường, công ty đã phát triển trở thành một định chế tài chính lớn nhất trên thị trường, có tốc độ phát triển nhanh nhất với mức vốn điều lệ tăng hơn 2500 lần

Bằng tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ nhân sự hùng hậu và chuyên nghiệp, SSI luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ vượt trội và toàn diện, đảm bảo tối đa lợi ích cho cổ đông

Hiện nay, công ty có mạng lưới hoạt động rộng rãi tại những thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng

1.2.2 Tình hình tài chính của công ty SSI

Trong năm 2022

Trang 10

1.2.2.1 Cơ cấu tài sản

Trong năm 2022 này, SSI thực hiện cơ cấu danh mục tài sản theo hướng tập trung vào các tài sản tài chính như tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và cổ phiếu đầu tư là tài sản phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền Đây là vừa là những tài sản tài chính sinh lời với thanh khoản tốt, vừa

là công cụ để sử dụng đòn bẩy tài chính và hỗ trợ thanh khoản

Tài sản ngắn hạn là nhân tố chủ đạo khi chiếm 93,3% cơ cấu tổng tài sản, vớigiá trị đạt gần 48,732 tỷ VNĐ, tăng 5,7% so với cùng kỳ Trong đó, tiền và tương đương mức tiền ở mức gần 1.418 tỷ VNĐ, tăng 27,2% so với thời điểm cuối năm 2021 Đây phần lớn là các khoản tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng, sẵn sàng đảm bảo khả năng thanh khoản cho hoạt động kinh doanh, đồng thời góp phần đem lại doanh thu tài chính cho SSI

Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) tại thời điểm 31/12/2022đạt mức 30.493 tỷ VNĐ, tăng mạnh 153,6% so với năm 2021 Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (62,6%) trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Với việc chủ động nắm bắt và đánh giá thị trường danh mục FVTPL được duy trì tập trung vào các nhóm tài sản an toàn, thanh khoản tốt và ít bị tác động bởi biến động thị trường Cụ thể, danh mục cổ phiếu và chứng khoán/ chứng chỉ quỹ đã được thu hẹp 43,5% so với cùng kỳ, ghi nhận số dư ở mức 1.095 tỷ VNĐ, được phân bổ tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành, tiềm năng sinh lời tốt và phù hợp với chiến lược đầu tư của SSI Trong danh mục đầu tư cổ phiếu, có 32 tỷ VNĐ là phục vụ cho mục đích phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm chứng quyền mà công ty phát hành SSI được biết đến là một trong ba công ty hoạt động tích cực nhất trong hoạt động phát hành và tạo lậpthị trường cho sản phẩm chứng quyền

Danh mục trái phiếu thuộc nhóm FVTPL cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, đạt 12.961 tỷ VNĐ tại thời điểm cuối năm 2022 Đây được xem làkênh đầu tư an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất khi SSI tăng trạng thái đầu

Trang 11

tư chủ yếu vào các trái phiếu ngân hàng lớn và có tín nhiệm cao, thực hiện cam kết thanh toán đúng hạn Bên cạnh đó, chứng chỉ tiền gửi cũng tăng mạnh, gấp 2,4 lần so với năm 2021 đạt 16,473 tỷ VNĐ Đây cũng là một kênh phân bổ vốn an toàn, đem lại lợi nhuận ổn định cho công ty trên cơ sở tận dụng lợi thế của SSI về quy mô nguồn vốn cũng như các dự đoán chính xác về xu thế lãi suất

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) ghi nhận 382 tỷ VNĐ tại

31/12/2022, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2021 Danh mục AFS chủ yếu bao gồm các khoản đầu tư tại công ty Cổ phần Pan Farm và ConCung Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) có số dư 3.508 tỷ VNĐ, bao gồm tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi được dùng để đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn của SSI và đảm bảo cho ngân hàng cấp bảo lãnh

Các khoản cho vay, bao gồm cho vay hoạt động kỹ quỹ và ứng trước tiền báncủa khách hàng, ghi nhận tại ngày 31/12/2022 là 11.057 tỷ VNĐ, chiếm 22,7% Tài sản ngắn hạn và giảm mạnh 53,3% so với số dư tại thời điểm cuối năm 2021 Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên là do bị ảnh hưởng bởi tình hình chung trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư hạn chế giao dịch và khoản thị trường luôn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ Tuy nhiên, dư địa mở rộng việc vay ký quỹ luôn dồi dào khi SSI có sẵn nguồn vốn để tăng dư nợ margin đến mức tối đa cho phép và trong phạm vi khẩu vị rủi ro Công ty luôn bám sát các xu hướng biến động và nhu cầu thị trường, sẵn sàng nguồn lực để phục vụ nhà đầu tư khi thị trường khởi sắc

Đồng thời, hoạt động cho vay ký quỹ của SSI hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát rủi ro chặt chẽ nhờ sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát nhiều vòng củacác bộ phận kiểm soát nghiệp vụ, Dịch vụ Tài chính, quản trị rủi ro và rà soáthậu kiểm tra định kỳ của Kiểm toán nội bộ cùng kiểm soát nội bộ Quy trình quản trị rủi ro đối với các hoạt động cho vay ký quỹ được thực hiện toàn diện, từ xây dựng hệ thống chấm điểm cổ phiếu được phép vay ký quỹ, xác định các tỷ lệ hạn mức hợp lý, giám sát biến động rủi ro tiềm tàng hàng ngày,

Trang 12

đến tuân thủ kỷ luật quản lý rủi ro khi phát sinh các khoản vay chạm ngưỡng cảnh báo Công tác quản lý rủi ro chặt chẽ vừa hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch đầu tư linh hoạt, an toàn, vừa đảm bảo bảo toàn vốn cho công ty, tiếp tục một năm không phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi.

Tài sản dài hạn ghi nhận ở mức 3.494 tỷ VNĐ, chiếm 6,7% tổng tài sản Danh mục đầu tư bao gồm trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn có số dư 2.156 tỷ VNĐ Bên cạnh đó, SSI vẫn trực tiếp nắm giữ 12,7% cổ phần tại công ty cổ phần tập đoàn PAN (PAN- HOSE) và 20%cổ phần tại quỹ đầu tư công nghệ số Việt Nam (VDF) Đây là các công ty phù hợp với định hướng đầu tư dài hạn của SSI, do đó SSI sẽ tiếp tục đồng hành trên chặng đường phát triển của các đơn vị này

Trang 14

1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn

Hoạt động nguồn vốn đóng vai trò then chốt trong việc phân bổ hiệu quả nguồn lực, góp phần giúp SSI kinh doanh hiệu quả, đồng thời duy trì được một nền tảng tài sản an toàn và tăng trưởng bền vững qua các năm Vốn chủ

sở hữu của SSI tại ngày 31/12/2022 đạt mức 22,384 tỷ VNĐ, chiếm 42,9% Tổng nguồn vốn và đánh dấu mức tăng trưởng 57,4% so với cùng kỳ năm

2021 Qua đó, SSI củng cố vị thế là công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường Vốn góp chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2022 đạt mức 14,911 tỷ VNĐ, tăng trưởng 51,4% so với cùng kỳ năm 2021, duy trì vị thế của SSI là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các công ty chứng khoán đang niêm yết trên thị trường Tăng trưởng vốn chủ sở hữu đến từ việccông ty SSI hoàn tất chào bán cổ phiếu ra công chúng trong năm 2022 Trongbối cảnh lãi suất tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu khiến việc huy động vốn trở nên khó khăn, sở hữu nền tảng Vốn chủ sở hữu dồi dào không chỉ giúp SSI đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh mà còn giúp công ty nâng cao năng lực triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính tới khách hàng, đặc biệt là năng lực cho vay giao dịch ký quỹ và năng lực đầu tư, với chi phí hợp lý nhất

Nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 ghi nhận ở mức gần 29.843 tỷ VNĐ, chiếm 57,1% Tổng nguồn vốn Bên cạnh việc sở hữu nền tảng vốn chủ sở vững mạnh, SSI luôn kết hợp sử dụng đòn bẩy tài chính để tối ưu chi phí sử dụng

Trang 15

vốn Số dư vay ngắn hạn thời điểm cuối năm 2022 là 27.892 tỷ VNĐ Các khoản vay này chủ yếu đến từ các khoản vay thấu chi và vay ngắn hạn, với

số dư cuối năm lần lượt là 8,517 tỷ VND và 19.375 tỷ VNĐ Về huy động vốn trong nước, nhờ sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu đối ứng lớn cùng với uy tín, mối quan hệ lâu dài với các ngân hàng, SSI thực hiện tăng hạn mức với nhóm ngân hàng trong nước, đồng thời mở rộng hoạt thêm các khoản tín dụng mới thông qua việc hợp tác với nhóm các ngân hàng nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là nhóm các ngân hàng từ Hàn Quốc và Đài Loan Về huy động vốn nước ngoài, SSI đã thành công trong việc duy trì nguồn vốn vay nước ngoài với tổng mức huy động 254 triệu USD trong năm,thông qua các khoản vay hợp vốn (syndication)và song phương (bilateral) với các đối tác quen thuộc là các định chế tài chính nước ngoài từ Đài Loan, HongKong, Singapore, Malaysia, v.v… Khi tham gia vào thị trường vốn quốc tế, SSI cũng thực hiện mở vị thế vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để phòng ngừa biến động lỗ tỷ giá, giảm thiểu tối đa tác động lên kết quả kinh doanh.1

1 Báo cáo thương niên SSI năm 2022

Trang 16

Nguồn: Báo cáo thường niên SSI năm 2022

1.2.3.1 Tình hình kinh doanh của công ty SSI

Trong năm 2022, có nhiều biến động và khó khăn nhất định đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN- Index suy giảm ở mức 32,78%

Trang 17

Đây là một mức sục giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 Lượngthanh khoản khổng lồ trong giai đoạn 2020 – 2021 đã thu hẹp một cách rõ rệttrong năm qua Tình hình chung, thanh khoản luôn ở mức thấp xuyên suốt cả năm 2022, rõ hơn thì quy mô trong quý 4/2022 chỉ bằng một phần ba so với mức thanh khoản ghi nhận trong quý 4/2021.

Tuy nhiên, song song với những thông tin tích cực, thì có những thông tin tích cực như lượng nhà đầu tư chứng khoán mới tham gia vào thị trường tiếp tục tăng trưởng tốt, với lượng tài khoản mới năm 2022 tăng hơn 60% so với năm trước, điều này giúp hỗ trợ thanh khoản thị trường phục hồi cũng như các nhà đầu từ nước ngoài bắt đầu giao dịch trở lại với giá trị khoảng 29,262

tỷ VNĐ trong năm 2022, chấm dứt chuỗi bán ròng liên tục từ 2020 – 2021

Kết năm 2022, doanh thu thuần của SSI đạt khoảng 6.517 tỷ VNĐ, hoàn thành 63,2% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt xấp xỉ 2.110 tỷ VNĐ, hoàn thành 48,3% kế hoạch Tuy không hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐđặt ra, tuy nhiên kết quả này có thể xem là nỗ lực tích cực trong giai đoạn suythoái của thị trường chứng khoán Việt Nam Hoạt động kinh doanh của SSI vẫn duy trì được sự ổn định và hiệu quả nhờ đóng góp của tất cả các mảng kinh doanh bao gồm: Dịch vụ chứng khoán, nguồn vốn và kinh doanh tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, và quản lý quỹ

Về dịch vụ chứng khoán, trước những biến động của thị trường giảm mạnh năm 2022 nhưng với sự điều chỉnh và nhanh nhạy về thị trường, thì SSI đã đạt được thành tích đáng ghi nhận như doanh thu khối dịch vụ chứng khoán đạt 3.564 tỷ VNĐ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.351 tỷ VNĐ Về phần cơ cấu doannh thu,

Khách hàng cá nhân chiếm 94%, bao gồm phí môi giới và cung cấp các dịch

vụ tài chính tới khách hàng Doanh thu khách hàng tổ chức chiếm 6% bao gồm các khoản phí môi giới, khoản thu đến từ các hợp đồng tư vấn khuyến nghị cho các quỹ đầu tư, các hoạt động quan hệ nhà đầu tư cho các doanh nghiệp và các hoạt động bán chéo với các khối kinh doanh khác Bên cạnh

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w