Từ lâu , giao tiếp đã đi vào trong cấu trúc xã hội góp phầnđịnh hình và phát triển tiếp thu các yếu tố lịch sử và văn hoá từ đó xây dựng nên các nềnvăn minh riêng và góp phần vào nền văn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
GIAO TIẾP VÀ ẢNH HƯỞNG GIAO TIẾP ĐẾN ĐỜI
SỐNG SINH VIÊN
Lớp học phần:TL05_22TL05 Mã học phần:TL05
Tên sinh viên - Mã số sinh viên : Nguyễn Phương Huy- K224151765
TPHCM, THÁNG 05 NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG 5
2.1 Trình bày các nội dung lí luận về giao tiếp 5
2.1.1 Khái niệm “Giao tiếp” 5
2.1.2 Chức năng “Giao tiếp” 5
2.1.3 Phân loại “Giao tiếp” 6
2.1.4 Hệ thống cấp độ giao tiếp 6
2.1.5 Các trạng thái bản ngã trong giao tiếp 6
2.1.6 Các dạng cấu trúc giao tiếp có thể ở quy mô nhóm 7
2.2 Liên hệ thực tiễn hiện nay 7
2.2.1 Hiện trạng giao tiếp của sinh viên hiện nay 7
2.2.2 Nguyên nhân và ảnh hưởng của các vấn đề giao tiếp chủ yếu đối với sinh viên 8
2.3 Giải pháp để giải quyết vấn đề giao tiếp và nâng cao về giao tiếp ở sinh viên 9
2.3.1 Từ chính bản thân sinh viên 9
2.3.2 Từ chính xã hội 10
PHẦN 3:KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một trong những kĩ năng cơ bản của một con người , Có giao tiếp thì con người mới có thể tương tác và trao đổi với nhau về vấn đề , ý tưởng và xác lập các mối quan hệ trong xã hội Từ lâu , giao tiếp đã đi vào trong cấu trúc xã hội góp phần định hình và phát triển tiếp thu các yếu tố lịch sử và văn hoá từ đó xây dựng nên các nền văn minh riêng và góp phần vào nền văn hoá chung của nhân loại
Có thể nói việc giao tiếp đóng vai trò thiết yếu và là một kĩ năng ai cũng cần phải
có để bắt kịp xu hướng thời đại đặc biệt là thời kì hiện đại nơi mà các mối quan hệ giữa người và người càng thắt chặt và từ đây giao tiếp đã trở thành một hiện tượng mang tính thời sự ở nhiều lĩnh vực như y tế , kinh doanh, phiên dịch , đối nội đối ngoại, Và đáng quan tâm hơn đó là ở lĩnh vực giáo dục, nơi đây là môi trường để phát triển và xây dựng nên nền tảng tri thức cho các nhân tài của đất nước cụ thể là đối tượng sinh viên
Theo thống kê trong những năm gần đây giai đoạn (2015-2020), số lượng sinh viên có xu hướng gia tăng đáng kể và ở đầu năm 2020 đã ghi nhận được gần 1.906.000 sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo cao đẳng cũng như đại học.Qua đó ta cần trang bị và giáo dục về kĩ năng giao tiếp đặc biệt chú trọng ở đối tượng là sinh viên
Để kĩ năng giao tiếp ở sinh viên ngày càng được nâng cao thì việc nghiên cứu , trao dồi và học hỏi đóng vai trò chủ đạo nhằm đánh thức sức mạnh từ giao tiếp cũng như làm bản thân mỗi sinh viên tốt lên mỗi ngày
Nhìn thấy được tầm quan trọng của giao tiếp và tính ứng dụng của nó , em quyết định đi sâu vào phân tích đề tài “GIAO TIẾP VÀ ẢNH HƯỞNG GIAO TIẾP TRONG ĐỜI SỐNG SINH VIÊN HIỆN NAY”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài “GIAO TIẾP VÀ ẢNH HƯỞNG GIAO TIẾP TRONG ĐỜI SỐNG SINH VIÊN HIỆN NAY” với mục tiêu hàng đầu của em là phát hiện và tiến hành nghiên cứu
về thực trạng giao tiếp hiện nay ở sinh viên Để giúp sinh viên nhận thức được sự cần thiết của giao tiếp và các hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp ở sinh viên để mà đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu điểm để mà phát triển hơn nữa kĩ năng này ở sinh viên
Trang 41.3 Phương pháp nghiên cứu
Em đã kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đề tài, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin và tổng hợp kiến thức từ các ấn phẩm, mạng xã hội, Internet,
Phương pháp quan sát thực tiễn: Thực hiện quan sát để tìm hiểu thêm về mức độ quan tâm của xã hội đối với kĩ năng giao tiếp ở sinh viên
Từ đó, chúng ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và khách quan nhất, cũng như có nhiều cách tiếp cận và giải pháp khác nhau
Phương pháp logic và tổng hợp, kết hợp với các kỹ thuật phân tích: phương pháp tổng hợp các kết quả từ việc phân tích tài liệu, từ đó đưa ra các kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng, khách quan
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Trình bày các nội dung lí luận về giao tiếp
2.1.1 Khái niệm “Giao tiếp”
Giao tiếp là một phạm trù trung tâm trong tâm lí học đã được đề cập từ thời cổ đại qua thời kì phục hưng và đến giữa thế kỉ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lí học giao tiếp
Đó còn thể hiện được mối quan hệ giữa người và người , sự liên kết về mặt tâm lí giữa người và người từ đó con người sẽ có khả năng trao đổi về mặt cảm xúc , cung cấp thông tin cho nhau Có thể nói chính giao tiếp giúp con người vận hành các quan hệ xã hội giữa các chủ thể với nhau.
Các hình thức trong mối quan hệ giao tiếp giữa những chủ thể là người :
Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng
2.1.2 Chức năng “Giao tiếp”
Giao tiếp gồm các chức năng chủ yếu như sau:
Chức năng thông tin: thông qua giao tiếp, con người ta truyền đạt và trau dồi về
tri thức , kinh nghiệm với nhau Mỗi chủ thể là một nguồn phát cũng đồng thời là nguồn thu thông tin
Chức năng điều chỉnh hành vi: trên cơ sở tự nhận và đánh giá lẫn nhau và tự
đánh giá bản thân , trong giao tiếp mỗi cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi của mình cũng như tác động đến động cơ , mục tiêu , quyết định và hành động của chủ thể khác
Chức năng cảm xúc: từ giao tiếp con người ta ngoài bộc lộ cảm xúc còn tạo ra
những ấn tượng, cảm xúc mới giữa các chủ thể Giao tiếp ở đây đóng vai trò như một con đường hình thành tình cảm giữa hai người
Chức năng phối hợp hoạt động: nhờ giao tiếp , con người có thể cùng nhau giải
quyết và ứng phó các nhiệm vụ nào đó nhằm mục tiêu chung Đây là chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu chung của xã hội hoặc một nhóm người
Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: trong giao tiếp mỗi chủ thể bộc lộ
quan điểm, tư tưởng,thói quen của mình từ đó các chủ thể nhận thức được về nhau,làm cơ sở đánh giá lẫn nhau Điều quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá về chính bản thân mình
Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách: bằng giao tiếp con người hòa
nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội và tiếp thu các tinh hoa văn hóa và các chuẩn mực xã hội và từ việc tổng hợp các quan hệ xã hội này con người ta đúc kết và hình thành nên bản chất con người, ngoài ra việc giao tiếp giúp con người
Trang 6trở nên có ích hơn từ việc góp sức lực và tài trí vào kho tàng tri thức chung của nhân loại.Trong giao tiếp con người nhận thức được bản thân chính mình và chủ thể khác , nhận thức các mối quan hệ xã hội khác và từ đó sẽ có các phép so sánh ,
tự đối chiếu mình với người khác, với tiêu chuẩn của xã hội ,qua giao tiếp giúp ta hình thành một năng lực hành vi đó là tự ý thức - một thành phần quan trọng trong nhân cách
Tóm lại có thể thấy được giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người giúp con người trao đổi về thông tin, cảm xúc , tư tưởng, nhận thức , đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫn nhau và tự điều chỉnh hành
vi bản thân
2.1.3 Phân loại “Giao tiếp”
Giao tiếp được chia ra nhiều loại:
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp gồm 3 loại như sau :
Giao tiếp bằng ngôn ngữ : là giao tiếp đặc trưng bởi con người bằng cách dùng
tín hiệu chung là từ, ngữ
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ : giao tiếp có thể là dùng từ chỉ , nét mặt,
điệu bộ , sự kết hợp từ nhiều hành động khác nhau để hình thành nên các sắc thái khác nhau
Giao tiếp vật chất : giao tiếp bằng cách thông qua hành động vật thể.
Căn cứ theo khoảng cách, chia thành hai loại như sau :
Giao tiếp trực tiếp : giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể giao tiếp trực tiếp phát và
nhận tín hiệu của nhau
Giao tiếp gián tiếp : giao tiếp thông qua thư tín, có thể từ ngoại cảm.
Căn cứ vào quy cách giao tiếp, có hai loại như sau :
Giao tiếp chính thức : giao tiếp diễn ra dưới thể chế , chức trách , được quy định
và các chủ thể buộc phải tuân theo
Giao tiếp không chính thức : giao tiếp không mắc ràng buộc bởi các yếu tố như
quy định , nghi thức mà thay vào đó là sự tự giác , tự nguyện ,phụ thuộc vào nhu cầu , cảm xúc
2.1.4 Hệ thống cấp độ giao tiếp
Về hệ thống cấp độ giao tiếp được chia làm ba cấp độ gồm :
Cấp độ 1 : giao tiếp song phương, mặt đối mặt , hiệu quả nhất.
Cấp độ 2 : giao tiếp song phương, không đối mặt, kém hiệu quả hơn.
Cấp độ 3 : chỉ được tiến hành khi cần thiết , hiệu quả kém nhất.
2.1.5 Các trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Về trạng thái bản ngã được phân thành ba loại như sau :
Trang 7 Trạng thái bản ngã phụ mẫu (Parent): Thường hay ra lệnh, hoặc huấn thị.
Trạng thái bản ngã người lớn (Adult): Xem xét các vấn đề một các có lý trí và khách quan hơn
Trạng thái bản ngã trẻ con (Child): Tính bồng bột, sôi nổi, ham vui và ỷ lại
2.1.6 Các dạng cấu trúc giao tiếp có thể ở quy mô nhóm
Cấu trúc hình sao, cấu trúc vòng tròn ,cấu trúc phân nhóm, cấu trúc dây chuyền, cấu trúc đan chéo
2.2 Liên hệ thực tiễn hiện nay
2.2.1 Hiện trạng giao tiếp của sinh viên hiện nay
Hằng ngày bản thân sinh viên phải giao tiếp với bạn bè, giảng viên, gia đình,…nên
có thể nói kĩ năng giao tiếp có tầm quan trọng trong việc tham gia các quan hệ xã hội ở sinh viên Hiện nay, nhiều sinh viên đã có ý thức được về cái lợi và chú trọng trau dồi về
kĩ năng giao tiếp , họ luôn học hỏi và rèn luyện , tham gia các buổi toạ đàm và workshop tại trường thậm chí là mua cả các khoá học giao tiếp ở ngoài trường Song bên cạnh đó là một bộ phận lớn sinh viên chưa nhận thức và chú trọng đến việc giao tiếp , chưa chuẩn bị đầy đủ kĩ năng giao tiếp trong môi trường sau đại học trong tương lai Từ đó việc diễn đạt truyền tải kinh nghiệm , kiến thức , bộc lộ năng lực của mình bị hạn chế trong mắt người khác Theo thống kê từ Viện khoa học Lao động ( Bộ Lao động Thương binh
-Xã hội ) “ Hiện có tới 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kĩ năng giao tiếp , 37% không tìm được việc làm phù hợp vì nhiều nguyên nhân - trong đó chủ yếu là do thiếu kĩ năng chủ yếu, cứ 2000 hồ sơ xin việc được nộp vào các doanh nghiệp thì chỉ có
40 hồ sơ đạt yêu cầu”.Sinh viên mắc phải những vấn đề về trên đã trở nên phổ biến do sống trong thời đại mà công nghệ cũng như mạng xã hội gắn liền với sinh viên thì việc gặp gỡ trực tiếp hạn chế dần theo thời gian mà thay vào đó là các hoạt động tương tác online qua các ứng dụng Messenger Chính vì sự thiếu tiếp xúc trực tiếp như thế này nên việc tạo ra sự khó khăn khi giao tiếp trực tiếp và lâu ngày khiến con người ta trở nên khó
mở lòng hơn với mọi người xung quanh.Truyền thông và phương tiện phát sóng là một con dao hai lưỡi ảnh hưởng đến sinh viên khi nó cung cấp kinh nghiệm và kiến thức tác động đến tư duy và nhận thức của sinh viên điều này kéo theo việc sinh viên sống tách biệt và mối quan hệ xã hội trở nên xa cách
Theo như quan sát , thì sinh viên hiện nay đã hình thành nên khả năng giao tiếp và
có kĩ năng nghe nhưng sẽ dễ bắt gặp trường hợp rụt rè nhút nhát tiêu biểu là từ các lớp học phần đây là những hình ảnh vô cùng dễ bắt gặp.Thứ hai đó là hình ảnh sinh viên sợ khi phải giao tiếp , ít bộc lộ cảm xúc của mình mà thay vào đó là lắng nghe kĩ người khác rồi mới đưa ra phản ứng của mình Ở sinh viên năm nhất ở khối ngành kinh tế một khối ngành năng động do đặc thù về chuyên môn các sinh viên chủ yếu khối ngành này không thích nghi kịp với rất nhiều kĩ năng giao tiếp cần áp dụng vào các môn học cũng như các hoạt động đặc thù về chuyên môn
Ngoài ra còn tồn đọng các thành phần vô ý thức, không biết lắng nghe, vô lễ từ chối giao tiếp phớt lờ người khác Đây là trường hợp rất dễ bắt gặp và dần trở thành một
xu hướng thể hiện cá tính của các sinh viên hiện nay đơn cử là việc chỉ cần đi bất cử đi đâu cũng có thể nghe một số câu từ khó nghe , thiếu văn minh từ các bạn sinh viên các
Trang 8bạn có thể tự nhiên văng tục, thực hiện các hành vi giao tiếp không chuẩn mực bất cứ nơi đâu kể cả trên các giảng đường đại học Việc giao tiếp trên không gian mạng cũng tương
tự như thế nhưng nó còn có nhiều hành vi giao tiếp tiêu cực hơn, sinh viên tự do ngôn luận nhưng không đảm bảo được ngôn ngữ sạch, các bài viết và các lời bình luận trái với thuần phong mỹ tục được đăng tải với số lượng cực kì nhiều Theo Microsoft đưa ra kết quả các nước kém văn minh nhất trên mạng xã hội thì Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm nhưng lực lượng tham gia mạng xã hội đông nhất là giới trẻ và sinh viên chiếm một phần lớn số lượng người dùng mạng xã hội nên ta có thể nhận biết được tình trạng giao tiếp ở sinh viên Cụ thể là ở vụ việc sau trường hợp của H “Gần đây, do xích mích với một sinh viên quê Thanh Hóa, H (sinh năm 1993), sinh viên khoa cơ học kỹ thuật và tự động, Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) lập ra “Hội những người ghét dân Thanh Hóa” trên mạng xã hội Facebook với nhiều lời lẽ kích động, xúc phạm.Hành động này đã gây mâu thuẫn giữa H với nhiều bạn trẻ khi lời qua tiếng lại một cách phản cảm trên mạng Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi hàng trăm bạn trẻ (chủ yếu quê Thanh Hóa) kéo đến, vây kín cổng ký túc xá Đại học Quốc gia Hà Nội để gặp H Chỉ khi rõ danh tính và phải đối mặt với kỷ luật thôi học, H mới nhận ra sai lầm và xin lỗi cộng đồng người Thanh Hóa”.Đây là sự tiêu cực trong giao tiếp trên không gian mạng chủ yếu nhưng ngoài ra còn có rất nhiều các bạn trẻ , các bạn sinh viên có một lối giao tiếp tốt , sạch dễ gây thiện cảm với người khác , những bạn sinh viên đã có kĩ năng giao tiếp và định hình cho mình một tư duy về giao tiếp Bên cạnh đó một thực trạng đáng lưu tâm đó là về việc sinh viên giao tiếp một cách cộc lốc Ngay tại những hàng ăn, căn tin hay thậm chí thư viện sinh viên thường thiếu đi chủ ngữ , những từ “Dạ”,”Vâng” thực sự rất phản cảm nếu đang trong độ tuổi là một sinh viên
2.2.2 Nguyên nhân và ảnh hưởng của các vấn đề giao tiếp chủ yếu đối với sinh viên
Về cá nhân
Thiếu tự tin trong giao tiếp : đây là một nguyên nhân phổ biến nhất nó dễ dàng
nhận thấy ở các bạn không có kĩ năng giao tiếp hay kĩ năng giao tiếp kém việc này là điều phổ biến và hiện rõ ở các bạn sinh viên chủ yếu do tự khả năng không chịu khó rèn luyện xem nhẹ việc giao tiếp , chưa có môi trường để phát triển kĩ năng cũng như do sự thụ động trong suy nghĩ giao tiếp không cần thiết phải nâng cao, họ luôn e sợ nhút nhát khi bàn luận hay góp ý một vấn đề nào đó mặc dù nó có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bản thân mình Lâu ngày việc này sẽ đào thải họ khỏi xã hội nơi mà trọng việc giao tiếp , có kĩ năng và nghiệp vụ để làm việc nhưng không có kĩ năng giao tiếp thì rất khó để đạt được công việc sau này
Xa cách về mặt địa lí : ở đây có thể hiểu là do sự thay đổi hoàn cảnh sống đã quá
lâu dẫn đến việc sinh viên phải thích ứng kịp với nơi ở mới, chính điều này sẽ làm thay đổi tư duy, trình độ nhận thức và khả năng giao tiếp ở sinh viên.
Không có hứng thú với giao tiếp : việc không có hứng thú với giao tiếp hay xem
nhẹ việc giao tiếp đã phổ biến do có thể là con người đó sống quá khép kín hoặc có thể là
do họ quá tiêu cực không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, họ chưa có cho mình những người bạn cùng đồng hành hay chưa tìm được thú vui trong giao tiếp của chính mình nên việc này chán giao tiếp sẽ rất dễ xảy ra,tạo nên sự khó khăn trong việc
Trang 9giao tiếp sau này cũng như làm cho cuộc sống nhàm chán do thiếu đi sự tương tác cơ bản nhất ở một con người , đời sống tinh thần sẽ không được ở mức tốt nhất
Sự phát triển tâm sinh lý : có thể nói việc đến độ tuổi trưởng thành khiến cho
việc giao tiếp ở một số bạn dường như có xu hướng bị kém dần hay thậm chí ít là rất ngại hay rất kém về kĩ năng giao tiếp bởi khi đã đến giai đoạn trưởng thành việc các bạn đã bước vào đời sống trong xã hội của một người lớn việc hồn nhiên , thoải mái trong cách ứng xử cũng như các hành vi trong đời sống ngày càng được coi trọng hơn đặc biệt là ở cách giao tiếp nói năng phải biết lựa lời , biết lắng nghe , có tác phong ngôn ngữ lịch sự quá nhiều quy chuẩn giao tiếp mà từ bé con người ta thường có xu hướng không phức tạp hoá nó đến thế dẫn đến việc giao tiếp bị ràng buộc khiến cho các bạn trở nên kém tự nhiên, khách sáo quá mức tạo cho cuộc giao tiếp không tự nhiên và có tính gượng ép
Lối sống ẩn , sống kín : nhiều người trẻ hiện nay đang có xu hướng thu mình với
xã hội bên ngoài, họ dùng 24h chỉ để ăn uống và làm việc không quan tâm hay giao du với bất kì thứ gì khác bên ngoài khu vực an toàn của họ bởi vì như thế càng ngày bản năng và kĩ năng giao tiếp xã hội sẽ kém dần đi bởi thói quen xấu ấy , lối sống này sẽ làm mất kết nối giữa họ với mọi người xung quanh bởi sự giao tiếp diễn ra phổ biến và đang
là một kĩ năng xã hội được đánh giá cao
Về xã hội
Đặt ra quá nhiều chuẩn mực giao tiếp : việc xã hội ngầm đặt ra quá nhiều chuẩn
mực khiến cho phần lớn các bạn sinh viên khi tham gia một cuộc giao tiếp phải xem xét
và kĩ lưỡng để không vi phạm các chuẩn mực sẽ bị người khác đánh giá , bị người khác chỉ trích bởi những lỗi giao tiếp tạo nên sức ép và sức nặng cho sinh viên khi phải tham gia giao tiếp với các chủ thể khác nên xu hướng ngại giao tiếp cũng có thể xuất phát từ đây
Sự phát triển internet, mạng xã hội : trong một thập kỉ nay việc thu phát sóng và
phát triển cực mạnh mẽ từ các trang internet và mạng xã hội tạo cho sinh viên các công
cụ có thể liên lạc được với nhau từ những khoảng cách xa làm cho phát sinh thêm thói quen lười tìm kiếm cuộc đối thoại, sinh ra thói lười tương tác và bào mòn dần kĩ năng giao tiếp ở ngoài xã hội , một số trường hợp xấu khiến cho sinh viên rơi vào trường hợp ngại giao tiếp hay rất sợ giao tiếp với bên ngoài hơn là giao tiếp ở bên trên thế giới ảo
Các trường đại học : ở các trường đại học ngày nay thì các trường chỉ dạy về kĩ
năng nghiệp vụ và lí thuyết vô cùng nhiều nhưng việc kĩ năng mềm ít được chú ý hay thậm chí là không có các lớp học kĩ năng mềm cũng làm cho các bạn sinh viên bị mất phương hướng trong việc giao tiếp nếu không thực sự biết cách học và dần dần việc đào tạo như thế dễ gây ra hiện tượng đó là nghiệp vụ bằng mười, kĩ năng bằng không
2.3 Giải pháp để giải quyết vấn đề giao tiếp và nâng cao về giao tiếp ở sinh viên
2.3.1 Từ chính bản thân sinh viên
Cần có tinh thần học hỏi và không ngừng phấn đấu học hỏi về và nắm vững kĩ năng giao tiếp đồng thời không ngừng luyện tập và áp dụng vào thực tiễn để có thể tốt hơn mỗi ngày Chính mỗi bản thân cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của giao tiếp trong các công việc như học tập, công việc và biết được yếu điểm
Trang 10của mình ở đâu để có thể khắc phục và sửa lỗi giao tiếp của mình chứ không nên có thái
độ bất cần không quan tâm gì đến giao tiếp Hằng ngày, sinh viên nên chú ý cách rèn luyện về cách tham gia các cuộc hội thoại và cách dùng từ phù hợp với từng cá nhân và từng hoàn cảnh, kĩ năng quan sát về con người cũng là một cách khiến cho ta nâng cao trình độ giao tiếp mỗi ngày , từ đó ta có thể biết một người giao tiếp giỏi cần làm gì
và thông qua đó ta có thể tích lũy thêm kinh nghiệm để giúp việc giao tiếp của ta hiệu quả hơn Còn một việc đáng lưu tâm đó là yếu tố ngoài giao tiếp nhưng cũng rất quan trọng đó là yếu tố về phục trang , việc lựa chọn phù hợp với môi trường giao tiếp giúp ta
có được sự ấn tượng , đẹp hơn trong mắt người khác
Để phát triển sự tự tin thì bản thân sinh viên cần nhận ra trước mắt đó là việc chuẩn bị và chỉnh chu trong khẩu giao tiếp đặc biệt quan trọng khiến cho tâm lí ta trở nên thoải mái và linh động hơn khi tham gia giao tiếp , tránh được tâm lí không tốt ảnh hưởng các cuộc hội thoại Có thể việc này sẽ khó bởi không phải ngày một ngày hai có thể tốt ngay nhưng việc này là cách ngắn nhất để giúp lấy được sự tự tin Việc giao tiếp trước gương là một cách để giúp rèn luyện việc này , khi chúng ta nói như vậy sẽ dễ nhận ra được chúng ta đang mắc lỗi ở đâu và tự chính mình nhận ra được thì ngày ngày sợi dây kinh nghiệm càng dài ra và việc giao tiếp chẳng là gì nếu ta qua quá trình luyện tập
Tình trạng sinh viên phải sống xa nhà khi tham gia học tập ở các trường đại học cũng làm cho các bạn sinh viên không quen bởi lần đầu khi bước chân vào một môi trường xã hội có phần phức tạp và không có chỗ dựa cho mình khiến các bạn luôn sợ mọi thứ xung quanh và việc giao tiếp bị ảnh hưởng nặng nề Vậy việc cần làm đó là ở đây các bạn nên đi tìm hiểu và kết bạn thêm với nhiều các bạn khác , giúp cho đời sống tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực thoát ra khỏi nỗi sợ , nỗi quan ngại , đây cũng chính
là cơ hội giúp các bạn được bước ra khỏi vùng an toàn của chính bản thân mình và khi đã thành công thì tự khắc mọi thứ sẽ tốt hơn và từ đó việc giao tiếp của các bạn sẽ được sang trang
Vấn đề tâm sinh lí của từng người là khác nhau nên việc tự giải quyết và vượt qua được hay không thì phụ thuộc toàn bộ vào chính bản thân của từng bạn Nhưng dù sao việc này cũng không đến nổi tiêu cực quá và chỉ cần các bạn có sự chuẩn bị và chú ý đến giao tiếp nhiều hơn cũng tương tự như việc xây dựng sự tự tin
Đối với việc sống ẩn , sống kín hiện nay thì các bạn sinh viên ấy cần được sự động viên và cổ động từ các bạn của mình hay thậm chí là gia đình để mà có cơ hội giao tiếp nhiều hơn , bước ra khỏi góc tối và vùng an toàn của mình giúp các bạn cởi mở và tự nhiên đối với thế giới bên ngoài , giúp nâng tầm kiến thức , kinh nghiệm và trải nghiệm
từ đó con người sẽ đạt trạng thái tốt nhất, giao tiếp cũng được hưởng lợi từ ấy và dần việc giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh của sinh viên sẽ tiến bộ và tốt lên
2.3.2 Từ chính xã hội
Xã hội cần có thái độ thoải mái hơn trong cách giao tiếp với người trẻ , giúp họ có môi trường giao tiếp thuận lợi nhất Không nên bắt bẻ , gây áp lực cho người trẻ một cách tiêu cực Tạo lập mỗi trường giao tiếp lành mạnh từ mỗi người giúp gắn kết mọi người lại với nhau cụ thể là việc sinh viên có thể nâng trình giao tiếp nhờ trò chuyện hay
đi tham gia một buổi giao lưu nào đó giữa các ban trong trường đại học chẳng hạn