1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận bất bình đẳng giới ở việt nam hiện nay

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bất Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Huỳnh Kim Sương, Trần Nguyễn Nhật Linh, Trần Thị Thuỳ Lợi, Tô Nguyễn Tường Vy, Quách Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Ở xã hội Việt Nam, bất bình đẳng giới tính từ lâu đã là thực trạng quen thuộc.Từ thời phong kiến xưa, vai trò của người phụ nữ luôn luôn mờ nhạt, bị khinh rẻ, thậmchí “không được coi là

Trang 1

MÔN: XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI: BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: GVC.TS NGUYỄN TH䤃⌀ NHƯ THÚY

Mã học phần: 221XH5004

Nhóm sinh viên thực hiện:

BÀI TIỂU LUẬN

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay, quyền lợi và vai trò của ngườiphụ nữ đang ngày càng được quan tâm Bản thân nữ giới cũng ngày càng khẳng định vịthế của mình trong đời sống hiện nay Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xoá bỏ nhữngbất bình đẳng giữa hai giới đã và đang tồn tại như một tất yếu, một định kiến từ ngàn xưa.Bình đẳng giới bảo đảm cho nam, nữ đều có cơ hội đóng góp công sức vào sự nghiệpphát triển đất nước; xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; cảhai giới đều làm tròn trách nhiệm đối với gia đình và được thụ hưởng như nhau về thànhquả Trên bình diện quốc tế, bình đẳng giới đã trở thành một trong tám mục tiêu pháttriển Thiên niên kỷ của toàn cầu và là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình toàn cầu hoá vàhội nhập của mỗi quốc gia

Ở xã hội Việt Nam, bất bình đẳng giới tính từ lâu đã là thực trạng quen thuộc

Từ thời phong kiến xưa, vai trò của người phụ nữ luôn luôn mờ nhạt, bị khinh rẻ, thậmchí “không được coi là con người”, số phận của họ như những “chiếc bánh trôi nước, tấmbèo trôi, tấm lụa đào…” vô định Họ bị đánh giá thấp hơn so với nam giới trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, dường như không được quyết định một vấn đề nào trongcuộc sống mà bị phụ thuộc và không có quyền chủ động

Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ làmột mục tiêu trong Chiến lược phát triển của quốc gia Việt Nam cũng đồng thời đượcghi nhận là một quốc gia Đông Nam Á thành công nhất trong việc xóa bỏ khoảng cáchgiới trong suốt 20 năm qua

Tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng giới vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn mà vẫncòn len lỏi ở nhiều ngóc ngách của xã hội, từ gia đình - các “tế bào” để phát triển xã hội,cho tới các doanh nghiệp, công ty, cùng với đó là các tệ nạn mại dâm, bạo lực đối với phụ

nữ và trẻ em gái vẫn đang diễn ra nghiêm trọng Phụ nữ vẫn còn kém hơn nam giới vềnhiều lĩnh vực như học vấn, sức khỏe, mức lương, quản lý… Vậy bất bình đẳng giới tính

là gì? Diễn ra trên các lĩnh vực cụ thể ra sao, tại sao nó vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ vàgiải pháp là gì? Đó là những vấn đề mà chúng tôi cho là cần thiết để nghiên cứu và khảosát Chúng tôi cho rằng vấn đề “Bất bình đẳng về giới tính ở xã hội Việt Nam” là một vấn

đề cấp thiết đã được nghiên cứu và lý luận thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn: Tìm hiểu khái niệm, thực trạng, nguyên nhân và hậu quảcủa bất bình đẳng giới tác động lên xã hội Việt Nam hiện nay Xem xét, đưa ranhững giải pháp có thể áp dụng và trách nhiệm của giới trẻ đối với vấn đề này

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn tham khảo tài liệu, bài nghiên cứu đi trước, cùng với những khảo sátngười dân trên phạm vi thành phố Thủ Đức

Trang 3

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM1.1 Khái niệm về giới và giới tính:

Giới tính dùng để chỉ sự khác biệt về mặt sinh học của nam và nữ, giữa giống đực vàgiống cái Hiện nay, người ta thường nhắc đến “giới tính thứ ba”, cách goị như vậy hoàntoàn không chính xác, vì giới tính chỉ nói đến sự khác nhau về mặt sinh học, còn “giớitính thứ ba” ý chỉ xu hướng tính dục Việc phân chia giới tính phụ thuộc vào các đặcđiểm về mặt sinh học Như nói đến nam thì họ sẽ có NST XY, còn nữ giới thì có NSTXX

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội cóđược thông qua quá trình hình thành xã hội

Khác với giới tính, giới là những thứ biểu hiện ra bên ngoài nhờ quá trình học tập từ giađình, trường học, Nam và nữ có thể thay thế các đặc điểm cho nhau Chẳng hạn như:nam có thể khéo léo, nhẹ nhàng, mang những tích cách mà người khác bảo là của nữ giới,hoặc nữ giới có thể là một người mạnh mẽ, có khả năng lãnh đạo, quyết đoán trong cáctình huống Giới và vai trò của nó có thể khác nhau qua từng giai đoạn thời gian, khônggian, theo từng phong tục tập quán khác nhau

Những khác biệt về mặt sinh học là không thể thay đổi, nên giới tính giữ nguyên bản chấtban đầu vốn có của nó Giới tính là bẩm sinh, và không thể thay đổi theo thời gian Giớitính của một người là giữ nguyên khi ta ở bất kỳ nơi nào Chúng ta sinh ra không đựcphép chọn giới tính cho mình, mà phụ thuộc vào người bố, tuy nhiên, việc sinh con traihay gái thì đều không thể lựa chọn

Giới phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Những sự khác biệt hìnhthành trong quá trình trưởng thành, giao tiếp xã hội, và có thể thay đổi theo thời gian.Chúng thay đổi khi ta đổi môi trường, như địa vị của người phụ nữ bên phương Đông sẽ

có xu hướng thấp hơn địa vị của người phương Tây

Sẽ mất khá lâu thời gian để thay đổi các đặc điểm của giới Vì để thay đổi được nó, taphải thay đổi hệ tư tưởng của từng cá nhân, Thay đổi các suy nghĩ của xã hội

1.2 Khái niệm bất bình đẳng

Bất bình đẳng mà chúng ta nhắc đến ở đây chính là bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng là cơ sở tạo nên sự phân tầng xã hội, vậy nên nó là trung tâm của xã hộihọc Bất bình đẳng không tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân mà nó xuất hiệnkhi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác

Bất bình đẳng là sự không công bằng, không bằng nhau về các cơ hội hoặc các lợi ích đốivới những cá nhân khác nhau trong một nhóm xã hội hoặc trong nhiều nhóm xã hội Theocác nhà xã hội học, bất bình đẳng là phổ biến nhưng họ không thống nhất được như thếnào là bất bình đẳng và vì sao nó tồn tại

Trang 4

Theo xã hội học, bất bình đẳng xã hội có hai loại: bất bình đẳng mang tính tự nhiên và bấtbình đẳng mang tính xã hội

Bất bình đẳng mang tính tự nhiên là sự khác biệt của cá nhân về một số đặc điểm sẵn cónhư giới tính, chủng tộc, độ tuổi, trí lực, phẩm chất có sẵn, Bất bình đẳng mang tính xãhội là sự phân công lao động dẫn đến phân tầng, tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cánhân

Dựa vào yếu tố sinh học, bất bình đẳng được cho rằng là một thực tế của xã i, vì mỗi cácnhân đều có những đặc điểm riêng nên việc bất bình đẳng là một việc khó tránh khỏi.Ngay từ thời xa xưa, các nhà hiền triết đã có những khẳng định về những khác biệt giữacác cá nhân trong việc phân biệt giới, Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng: “Đàn ông bảnchất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ.” Những quan niệm phân biệt giới cóthể dễ dàng tìm thấy trong xã hội hội

1.3 Khái niệm về bất bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.[1]

Vậy nên, bất bình đẳng giới là những gì trái với bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hộibất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ giađình và đất nước

Nói cách khác: bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên

cơ hội khác nhau sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam

và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể là:

- Bất bình đẳng trong đối xử: công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơnnam giới

- Bất bình đẳng về cơ hội: cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của phụ nữ thấp hơn nam

- Bất bình đẳng về quyền được hưởng thụ và các lợi ích

Theo nghiên cứu của Tổng cục Dân số - Bộ Y tế, thời gian lao động của phụ nữ và namgiới như sau: nam giới 1 tuần có 25,1 giờ lao động, 26,5 giờ chăm sóc gia đình và côngviệc khác Phụ nữ 1 tuần có 19,7 giờ được trả công, 38,7 giờ chăm sóc gia đình

Theo Hội Nông dân Việt Nam, Báo Vietnam.net và báo Dân trí, trong một ngày phụ nữdành 5 giờ cho công việc gia đình, trong đó nam giới chỉ có từ 2 - 2,5 giờ Trung bình 1năm phụ nữ làm công việc gia đình nhiều hơn nam giới 300 giờ

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

Ở thời hiện đại hiện nay, thực trạng bất bình đẳng giới đã có xu hướng tích cực hơn, vaitrò và tiếng nói của người phụ nữ đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động to lớn.Tuy nhiên vấn đề này vẫn hiện nay vẫn rất đáng quan tâm

Theo khảo sát trên 61 người ở địa bàn thành phố Thủ Đức, có tới 85,2% ngườikhảo sát từng chứng kiến vấn đề bất bình đẳng và có 47,5% người khảo sát đã từng bị đối

xử bất công bằng về giới tính Cho thấy thực trạng bất bình đẳng ở xã hội Việt Nam hiệnnay vẫn còn tồn tại và thậm chí khá phổ biến, được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đờisống

2.1 Bất bình đẳng trong tỷ số giới tính

 Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 cho biết tổng dân số Việt Nam làtrên 96 triệu người, trong đó, dân số nam là trên 47 triệu người (49,8% tổngdân số); dân số nữ là trên 48 triệu người (50,2% tổng dân số) Theo số liệunăm 2019, tỷ số giới tính của Việt Nam là 99,1 nam/100 nữ Trong đó tỷ sốgiới tính khu vực thành thị là 95,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,4

Trang 6

nam/100 nữ Vùng Tây Nguyên có tỷ số giới tính cao nhất là 101,7 nam/nữ

và thấp nhất là Đông Nam Bộ 97,8 nam/nữ

 Tuy nhiên, quy mô dân số trong nhóm tuổi 0-19 cho thấy sự thiếu hụt hơn1,2 triệu trẻ em gái so với trẻ em trai trong cùng độ tuổi Với việc dư thừa sốlượng nam thanh niên như hiện nay thì cơ cấu dân số trong những năm tới sẽ

bị tác động do mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh

Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức sinhhọc tự nhiên từ năm 2006 đến nay, luôn ở ngưỡng trên 111 bé trai/100 bé gái (trừ năm

2009, TSGTKS có giảm nhẹ xuống 110,5 bé trai/100 bé gái) Năm 2019 giảm so với năm

2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bétrai/100 bé gái) (Theo Tổng cục thống kê)

 Sự chênh lệch trong tỷ số giới tính cho thấy một bộ phận người dân vẫn cònquan niệm “trọng nam khinh nữ”, yêu thích con trai hơn và có một số biệnpháp can thiệp vào giới tính khi sinh

 Tuy nhiên thực trạng này trong tương lai có xu hướng diễn biến tích cựchơn Theo khảo sát có người dân ở độ tuổi 18-40 chiếm tới 98,4%, tỷ lệngười muốn sinh con trai ít đáng kể (chỉ 9,8%), cao nhất là 47,5% (ngườidân không có mong muốn về giới tính của con khi sinh) Điều này cho thấyhiện nay phần lớn người dân, đặc biệt là giới trẻ, đã tự ý thức về bình đẳnggiới và hiện tượng phân biệt giới tính

Trang 7

Nhiệm kỳ 2007-2011 là 25,8% (cao thứ 31 trên thế giới), nhiệm kỳ 2011-2016

là 24,4% (cao thứ 2 trong khu vực và thứ 43 trên thế giới) Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồngNhân dân cấp tỉnh là 25,2%, cấp huyện là 24,6%, cấp xã là 21,7%

 Tuy được đánh giá cao ở khu vực và thế giới về số lượng nữ giới tham giavào Quốc hội, song tỷ lệ đó còn thấp so với nam giới Tỷ lệ nữ đại biểuQuốc hội khóa XIV đạt 26,72% và tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng Nhân dânnhiệm kỳ 2016-2021 ở cả ba cấp tuy có cao hơn khóa trước nhưng vẫn chưađạt được chỉ tiêu 30% như Chiến lược quốc gia Cùng với đó tỷ lệ này chưaphát triển bền vững, còn có sự biến động giữa các nhiệm kỳ của Quốc hội

 Phần lớn các quan chức chính phủ và vị trí lãnh đạo do nam giới nắm giữ

Tỷ lệ cán bộ nữ trong ban chấp hành Đảng bộ các cấp

Trang 8

Tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí trên là rất ít, các vị trí cấp tỉnh, trung ươngkhông vượt tới 20% Tỷ lệ nữ Đảng viên từ năm 2005-2019 cao nhất là 33,3% (năm2018) Qua đó phụ nữ hiện vẫn còn có ít cơ hội hơn để tác động đến sự phát triển của đấtnước và các quyết định trọng yếu của quốc gia.

 Trong các cuộc bầu cử, các ứng cử viên là nữ giới thường lép vế hơn so vớicác ứng cử viên nam giới, ít được chú ý hơn Các ứng cử viên, thường lànam giới có vị trí cao hơn sẽ được ứng cử Do các chuẩn mực, định kiến xãhội liên quan đến vai trò của phụ nữ (hầu hết là trong gia đình) và vai trò củanam giới (thường hoạt động ngoài xã hội) đã là một hạn chế đáng kể để phụ

nữ sẵn sàng theo đuổi và đạt các vị trí lãnh đạo Khuôn mẫu và định kiến vềgiới có nguồn gốc sâu xa và được phản ánh ở cả cấp độ cá nhân và thể chế

Theo khảo sát trên 61 người, 20% cho rằng chính trị đang là lĩnh vực có sự bấtbình đẳng về giới tính

2.3 Thực trạng về bất bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

2.3.1 Đối với cán bộ,nhân viên y tế

(Nguồn: Bình đẳng giới trong lao động và tiếp cận việc làm quản lý doanh nghiệp – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn) )Bình đẳng giới trong ngành Y còn nhiều bất cập.Theo Thạc sĩ Vũ Minh Hạnh- Phó viện trưởng viện chiến lược và chính sách Y tế(Bộ Y tế) cho biết, ngày nay, toàn ngành Y tế có hơn 66% lực lượng lao động là

nữ, nhưng vị thế của phụ nữ cả trong chuyên môn cũng như trong cương vị quản lý hoặc cương vị lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể hiện là biểu đồ hình chóp nón (ở đáy lao động đơn giản, chức vụ thấp chiếm số đông, còn lên cao, những người có trình độ cao, cương

vị lãnh đạo cao thì càng giảm)

Trang 9

2.3.2 Đối với những người tiếp cận dịch vụ y tế:

Hiện nay là vẫn còn nhiều định kiến về giới trong xã hội, gia đình và ngay bản thân ngườiphụ nữ, do đó, người phụ nữ thường gặp khó khăn hơn trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế

Theo kênh Tin tức Online, chuyên mục Gia Đình , tác giả bài viết đã đưa tin một thai phụ

bị mẹ chồng ép sinh thường trong khi bị vỡ ối non nhưng cổ tử cung mới mở 3cm,dẫn đến hậu quả đáng tiếc là em bé do ở bụng mẹ quá lâu khi ối đã cạn hết nên bị thiếu oxy, dẫn đến có vấn đề về não (Nguồn: tintuconline.com.vn )

Bên cạnh đó, Tri thức và cuộc sống, chuyên mục đời sống đã đưa tin: Một thai phụ có bầu lần 3, được khoảng 15 tuần tuổi, tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Mai Dịch -

Hà Nội Theo đó, người phụ nữ mang thai được hai người bạn đưa đến phòng khám để nạo hút thai Sau ít phút phòng khám làm thủ thuật, bất ngờ người quen nhận được tin báo thai phụ này nguy kịch, không lâu sau đó thì tử vong (Nguồn: kienthuc.net.vn) Không chỉ một trường hợp đó, nhiều người vì chưa được tiếp cận đầy đủ kiến thức y tế

mà khi mang thai ngoài ý muốn, người phụ nữ chọn hoặc bị bạn trai, người thân… bằng phá thai bằng phương pháp nạo phá thai hoặc dùng thuốc phá thai mà không có sự hướngdẫn của các y bác sĩ có chuyên môn Hậu quả nhận lại là vô cùng đáng tiếc : các bệnh liênquan đến tử cung, buồng trứng,…: có khả năng vô sinh về sau hay nặng hơn nữa là tử vong

2.4 Thực trạng về bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm:

Theo thống kê được nhóm thực hiện khảo sát với 40 người cho thấy, bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động-việc làm chiếm tỉ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác

Trang 10

Theo số liệu thống kê được đưa ra bởi tổng cục thống kê, sự bất bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế,lao động-việc làm được thể qua các mặt dưới đây:

2.4.1 Về số lượng lao động theo vùng:

Trong các vùng kinh tế, sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2019 ởnam và nữ cao nhất là vùng Đồng bằng ang Cửu Long khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 66,1%, nam là 83,8% (chênh lệch 17,7 điểm phần ang), tiếp đến là Đông Nam Bộ có tỷ lên tương ứng là 64,2% và 79,1% (chênh lệch 14,9 điểm phần ang), vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung có 75,2% và 83,3% (chênh lệch 8,1 điểm phần ang), Tây Nguyên 80,3% và 87,7% (chênh lệch 7,4 điểm phần ang), Đồng bằng Sông Hồng 70,8% và 76,8% (chênh lệch 6 điểm phần ang), Trung du và miền núi phía Bắc có mức chênh lệch thấp nhất cả nước là 3,5 điểm phần ang khi các tỷ lệ tương ứng lần lượt

là 84,5% và 88%

2.4.2 Về vị thế việc làm

Số liệu về vị thế việc làm cho thấy những bất lợi đáng kể của phụ nữ khi tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận và làm công việc ổn định thấp hơn nam giới Xem xét số liệu về cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo vị thế làm việc cho thấy chỉ 43% phụ nữ có việc làm là lao động làm công ăn lương, so với 51,4% nam giới có việc làm Trong khi lao động gia đìnhkhông được trả công ở nam giới là 9,2%, con số này ở nữ giới cao gấp hơn 2 lần, 19,4% trong năm 2019 Tỷ lệ nữ làm công ăn lương ang từ 37,9% trong năm 2017 lên 43% trong năm 2019, số liệu này cho thấy tính khả thi của mục tiêu đề ra tại chỉ tiêu 1, mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đề ra “ang tỷ lệ laođộng nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030” Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đề ra “Giảm

tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030” Hiện tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm đến 35,9% ở

nữ giới và 33,2% ở nam giới trong năm 2019

Trang 11

2.4.3 Về tiếp cận giáo dục và đào tạo nói chung và lao động đang là việc đã qua đào tạo nói riêng

Nguồn lao động dồi dào và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhưng chỉ hơn 1/5 sốlao động có việc làm đã qua đào tạo (22,6% năm 2019) và có sự khác biệt rõ rệ giữa namgiới và nữ giới khi cứ 4 lao động nam có việc làm thì có 1 người đã qua đào tạo (tỷ lệ25%), ở nữ giới thì cứ 5 lao động có việc làm thì mới có 1 người đã qua đào tạo (tỷ lệ20%) Tỷ lệ này đặc biệt thấp với lao động nữ thuộc khu vực nông thôn (chỉ đạt 12,3%năm 2019) chỉ bằng gần 1/3 tỷ lệ của khu vực thành thị (36,3%) Nhằm thúc đẩy việcthực hiện được Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đề ra

“Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động

nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030”, các nguồnlực dành cho đào tạo, dạy nghề vẫn cần được ưu tiên nhiều hơn cho khu vực nông thôn,đặc biệt là nữ tại khu vực nông thôn Theo vùng kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ

lệ lao động nữ đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất là 11,9%, tiếp đến là Tây Nguyên13,6%, Trung du và miền núi phía Bắc 15,9%, Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung là18,4%, Đông Nam Bộ 25,1% và cao nhất là Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ 27,8%

Trang 12

2.4.4 Về tỉ lệ thất nghiệp

Bất bình đằng trong tiếp cận việc làm còn được thể hiện trên góc nhìn về tỷ lệ thất

nghiệp Có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tương đối thấp, tỷ lệ này chỉ 2% năm

2019 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp đã che lấp chất lượng việc làm tương đối kém hơn ở phụ nữ khi số liệu về vị thế việc làm đã chỉ ra phụ

nữ chiếm đa số trong nhóm lao động gia đình không được trả công, đặc biệt phụ nữ tại khu vực nông thôn, những vùng kinh tế kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nên chịu nhiều rủi ro, không được tiếp cận nhiều với các dịch vụ bảo trợ xã hội, thu nhập bấp bênh và dễ bị tổn thương Điều này cũng phần nào lý giải lý do tỷ lệ thật nghiệp tại khu vực nông thôn 1,5% (nữ là 1,5%) thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,9% (nữ 3%) khu vực thành thị

2.4.5 Về thu nhập:

Thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ có chênh lệch Trong tất cả các ngành và lĩnh vực, thu nhâp của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam Trong một số ngành cụ thể, như nhóm ngành nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ, hoặc ngay cả một số nghề, tỷ lệ tham gia của lao động nữ

đã tăng ( như công nghiệp chế biến ), nhưng so về thu nhập vẫn ít hơn lao động nam; ở trong các khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề này vẫn là tình trạng chung Nguyên nhân có thể đề cập trước hết là do

sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật, bậc học càng lớn, cách biệt càng cao, dẫn đến tính cạnh tranh của lao động nữ không cao Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng cuối cùng lao động nữ luôn gặp thiệt thòi hơn, họ khó tranh khỏi những rủi ro dễ vấp phải trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

2.5 Bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục

2.5.1.Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là gì?

- Bất bình đẳng giới trong giáo dục là cơ hội học tập của nam và nữ là không giống nhau, việc phát triển tiềm năng của một giới được coi trọng hơn giới còn lại.

- Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay.

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w