Đặt vấn đềTrong những năm gần đây, vấn nạn bạo lực gia đình trong xã hội có xu hướng giatăng đáng báo động và có tính chất ngày càng phức tạp, tác động và ảnh hưởng ở nhiềumức độ lên đời
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TÊN TIỂU LUẬN:
BẠO LỰC GIA ĐÌNH DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2023 MỤC LỤC
1
Trang 2I Đặt vấn đề 3
II Nội dung 4
1 Sơ lược về bạo lực gia đình 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Phân loại 4
2 Phân tích thực trạng bạo lực gia đình 5
2.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 5
2.2 Thực trạng bạo lực gia đình ở các mối quan hệ khác và ở trẻ em 6
3 Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình 6
3.1 Yếu tố cá nhân 6
3.2 Yếu tố gia đình 10
3.3 Yếu tố cộng đồng 11
3.4 Yếu tố xã hội 11
III Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
2
Trang 3I Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn nạn bạo lực gia đình trong xã hội có xu hướng gia tăng đáng báo động và có tính chất ngày càng phức tạp, tác động và ảnh hưởng ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Vấn đề bạo lực gia đình là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức, hành vi của mỗi thành viên trong gia đình và biến đổi những giá trị văn hóa tốt đẹp trong gia đình Bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể xã cho đến dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa gây tổn thương về tâm lý và tinh thần Điều này gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân trong gia đình
Có thể nói, nơi bình yên nhất trong cuộc sống này chính là gia đình, là nơi sự chia
sẻ và yêu thương luôn dành cho mỗi thành viên trong gia đình, là nơi đáp ứng những nhu cầu tình cảm và vật chất cho các thành viên, bảo vệ họ trước những thăng trầm của cuộc sống, tiếp sức và tạo động lực để họ có thể vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên ngoài cánh cửa gia đình Vì lẽ đó, mà gia đình luôn là nơi chúng ta chọn trở về sau ngày dài bộn bề của nhịp sống hiện đại Thế mà vẫn còn một thực tế đáng buồn rằng nhiều người lại đang biến gia đình trở thành “hỏa ngục” bởi những hành vi trái với đạo đức, tổn hại tinh thần thậm chí là xâm phạm đến thân thể của thành viên trong gia đình Đó chính là cơn ác mộng mang tên “bạo lực gia đình”
Vận dụng những kiến thức đã học từ môn “Xã hội học” cùng sự tìm hiểu từ các tài liệu tham khảo, nhóm tác giả xin giới thiệu tiểu luận với chủ đề “Phân tích thực trạng và nguyên nhân của bạo lực gia đình” nhằm tổng hợp lại tình hình nghiên cứu cũng như có một cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về đề tài này
II Nội dung
1 Sơ lược về thực trạng
1.1 Khái niệm
3
Trang 4Có nhiều định nghĩa về bạo lực gia đình khác nhau trong xã hội Ví như, bạo lực gia đình được xã hội học định nghĩa là “Ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục một thành viên gia đình bằng một thành viên khác” (Macionis, 2004, tr 474) Còn theo quan điểm Luật pháp thì “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điểm
2, Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, 2007) Có thể hiểu một cách nôm na vvề bạo lực gia đình là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình Đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội giữa các thành viên trong gia đình Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành
vi sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó
1.2 Phân loại
Chúng ta có thể dựa theo các quan điểm và phương pháp mà có thể tiếp cận nhiều cách phân loại, hiện tại có nhiều cách phân loại các hình thức bạo lực gia đình, nhưng thường tập trung ở bốn loại thường gặp nhất: bạo lực thân thể - thể xác; bạo lực về tinh thần - cảm xúc; bạo lực về kinh tế và bạo lực tình dục Bạo lực về thân thể - thể xác: xâm hại thân thể, đối xử tồi tệ về thể chất Bạo lực về tinh thần - tình cảm: là những hành vi nhằm hành hạ tâm lý bằng những lời đe dọa, sỉ nhục, chửi mắng, lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm, bỏ rơi, lãng quên, không quan tâm… Hình thức bạo lực này để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho tương lai mai sau và nó tệ hơn so với các dạng bạo lực khác nhưng khó khám phá ra kịp thời để can thiệp bằng luật pháp vì sự “vô hình” và thiếu chứng cứ Bạo lực thể chất có thể dễ dàng phát hiện qua những dấu vết, vết thương trên thân thể, và cùng với thời gian vết thương ấy sẽ liền da, nhưng bạo lực tinh thần thì hậu quả của nó thì không thể định lượng được, đó là vết thương lòng với những cảm xúc của sự vô vọng, không ai giúp đỡ Bạo lực tình dục là hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của đối phương Bạo lực về kinh tế gồm: thâu tóm về tài sản, cô lập và kiểm soát tài chính của họ mà không có sự chấp thuận hay thỏa hiệp
2 Phân tích thực trạng bạo lực gia đình
2.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ
4
Trang 5Ngày nay, tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vẫn đang tồn tại ở mức độ đáng báo động và được toàn xã hội quan tâm chú ý Dữ liệu từ cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy rằng, có 21,2% các hộ gia đình đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình trong vòng 12 tháng trước, gồm việc bạo hành với hành vi đánh đập, mắng chửi và xâm hại tình dục Cuộc điều tra SAVY 1 cho thấy 21% phụ nữ trẻ đã kết hôn (từ 14 đến 25 tuổi) đã từng chịu sự lăng mạ, 12,8% đã gặp cấm đoán trong việc thực hiện một hoạt động nào đó và 5,8% đã trải qua bạo lực với việc bị chồng đánh đập
Các số liệu này cho thấy tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn đáng lo ngại, đặc biệt khi nhìn vào thực tế ngắn hạn của cuộc sống hôn nhân từ lúc kết hôn cho đến thời điểm điều tra “Các cuộc khảo sát về bình đẳng giới trong gia đình năm 2004-2005 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra rằng có 21,2% phụ nữ đã bị chồng chửi trong 12 tháng trước đó, và 5,7% phụ nữ bị chồng đánh Điều đáng ngạc nhiên là sau 5 năm, khi cuộc điều tra SAVY 2 được tiến hành (2008-2009), tỷ lệ phụ nữ trẻ bị chồng đánh vẫn không giảm (5,8%, tỷ lệ tương đương với năm 2003) 12 tháng trước cuộc khảo sát, Tỷ lệ phụ
nữ bị chồng đánh được ước tính (trong thời gian Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực), vẫn có 3,9% thừa nhận bị chồng đánh, trong đó tỷ lệ người vợ thừa nhận cao hơn so với người chồng (4,8% so với 2,2%) Dữ liệu từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010 (trên 4828 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi) cũng xác nhận: phụ nữ tham gia khảo sát đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về tình dục, tinh thần và thể chất đạt 58,3%; trong vòng 12 tháng trở lại có 27% đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ đã trải qua bạo lực về thể chất và trong vòng 12 tháng trở lại đây đạt 6%
Tất cả những con số này cho thấy rằng, vẫn có nhiều trường hợp bạo lực gia đình diễn ra âm thầm trong gia đình, trong khi sự can thiệp của Nhà nước và các tổ chức xã hội vẫn còn hạn chế
2.2 Thực trạng bạo lực gia đình ở các mối quan hệ khác và ở trẻ em
Bên cạnh bạo lực gia đình trong mối quan hệ vợ chồng, còn tồn tại nhiều hình thức bạo lực khác nhau giữa các thành viên trong gia đình như bạo lực giữa người lớn và trẻ
5
Trang 6em, bạo lực giữa các thành viên trong gia đình và hành vi bạo lực ngược chiều Tình trạng này rất đáng lo ngại và đã được nhiều nghiên cứu và thống kê đánh giá
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng LHQ, tới 93,3% trẻ em trong
độ tuổi từ 2-14 đã từng bị mẹ, người chăm sóc hoặc các thành viên trong gia đình xử phạt
về mặt tâm lý Hơn nữa, 9,4% trẻ em bị xử phạt nặng bằng roi vọt và gần một nửa bà mẹ hoặc người chăm sóc tin rằng cần sử dụng roi vọt đối với trẻ em Thêm vào đó, số trẻ em
bị bạo lực trong gia đình ở Việt Nam cũng đã tăng gấp ba lần trong khoảng 3 năm từ 2006-2008 Các thống kê cụ thể cho thấy từ 2008 đến 2010, trên toàn quốc mỗi năm có khoảng 3000-4000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó có những vụ gây xôn xao dư luận Điều này yêu cầu sự can thiệp từ các nhà hoạt động xã hội và chính quyền để giải quyết tình trạng này
3 Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Mô hình sinh thái do Heise công bố được xem là mô hình phổ biến nhất để phân loại các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình, trong đó chia các yếu tố tác động đến hành
vi bạo lực thành 4 cấp độ chính: yếu tố cá nhân, yếu tố quan hệ gia đình, yếu tố cộng đồng và yếu tố xã hội
3.1 Yếu tố cá nhân 3.1.1 Do lạm dụng bia, rượu; chất gây nghiện
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạm dụng rượu, bia có mối quan hệ mật thiết với hành vi bạo lực gia đình Người nghiện rượu thường không thể kiểm soát lời nói, cảm xúc, hành vi và có khuynh hướng bạo lực, từ đó dẫn đến các cuộc xung đột trong gia đình
Theo ước tính của WHO, có đến 55% thủ phạm của bạo lực gia đình đã uống rượu trước khi thực hiện hành vi bạo lực Ngoài ra, tại Việt Nam cũng ghi nhận 33,7% các vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia
Bên cạnh đó, các khảo sát cũng cho thấy, bạo lực gia đình phần lớn do các nguyên nhân liên quan đến việc nam giới lạm dụng rượu, bia
3.1.2 Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới, định kiến giới
6
Trang 7Bạo lực trong một phần phát sinh là do các quan niệm truyền thống cho rằng nam giới ưu việt hơn, do đó họ coi việc kiểm soát phụ nữ là một lẽ thông thường Hành vi bạo lực hay tác động vật lý đối với phụ nữ còn được sử dụng như một biện pháp để trừng phạt hoặc răn đe vì hành động “ngược với lẽ thường” hoặc không cư xử đúng với các “chuẩn mực”, “đức hạnh” mà xã hội áp đặt lên nữ giới
Ngoài ra, dù là nạn nhân của việc bạo hành, nhiều phụ nữ vẫn có thái độ chịu đựng, chấp nhận để giữ hạnh phúc gia đình Điều này có thể củng cố và gia tăng sự gia trưởng độc hại, gây khó khăn cho quá trình xóa bỏ bất bình đẳng giới và làm tăng nguy
cơ bạo lực gia đình tiếp diễn Tình trạng này đặc biệt phổ biến tại các nước đang phát triển, nơi mà quyền phụ nữ chưa thực sự được coi trọng như châu Phi, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Đông Á, nơi có khoảng 37% phụ nữ bị bạo lực bạn tình (dựa trên tổng số 185 nghiên cứu từ 86 quốc gia và dữ liệu từ 155 nghiên cứu ở 81 quốc gia đã cung cấp ước tính) (Tổ chức Y tế Thế giới, 2013)
Nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình Tuy nhiên, khi nhắc tới các đối tượng bị bạo hành, hầu hết chúng ta đều liên tưởng đến phái yếu là nạn nhân Dữ liệu từ nghiên cứu của Williams và Frieze (2005) cho thấy phụ nữ cũng có thể bạo lực như nam giới hay thậm chí là hơn đối với bạn tình: 21,6% nạn nhân
là nam giới, 28,7% nạn nhân là phụ nữ và hơn 49% là bạo lực song phương Trong các trường hợp thương tích nghiêm trọng, 71,4% nam giới và 22,2% phụ nữ bị kết tội Tỷ lệ phụ nữ bị kết tội thấp là do các vấn đề về nhân chứng (rất ít đàn ông sẵn sàng làm chứng) Fontes tin rằng đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc thừa nhận mình là nạn nhân của bạo lực Một trong số những nguyên do là định kiến xã hội nhìn nhận về đàn ông, cho rằng nam giới phải mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần, để trở thành chỗ dựa cho phụ nữ và trẻ em Vì vậy, họ kìm nén sự sợ hãi và nỗi đau, gặp khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc
vì họ nhận thức được rằng, xã hội gia trưởng và đàn ông nói chung không muốn xem nam giới là nạn nhân (đối tượng bị coi là dễ bị tổn thương, yếu đuối, không nam tính) ( Fontes
DL, 2007)
3.1.3 Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
7
Trang 8Một nghiên cứu của Moffitt và đồng nghiệp đã chỉ ra rằng, dù là nam hay nữ, những người có xu hướng bạo lực đều có những đặc điểm chung, bao gồm tỷ lệ nghi ngờ
và ghen tuông cao, tâm trạng thay đổi thất thường, khả năng tự kiểm soát kém, tỷ lệ chấp nhận bạo lực và các hành vi xâm phạm cao hơn so với mức trung bình Nghiên cứu này cũng lập luận rằng những người đàn ông chống đối xã hội thường thể hiện hai loại bạo lực với hai đối tượng riêng biệt: người lạ và đối tác thân mật nữ (vợ, bạn tình) Trong khi
đó, phụ nữ chống đối xã hội hiếm khi có hành vi hung hăng với bất kỳ ai khác ngoài các đối tác nam thân mật (Moffitt TE, Caspi A, Rutter M, Silva PA, 2005)
Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng, cả nam và nữ phạm tội lạm dụng tình cảm và thể chất thường có tỷ lệ cao mắc rối loạn nhân cách Tỷ lệ mắc chứng rối loạn nhân cách
ở những người tấn công vợ được giới thiệu bởi tòa án hoặc tự giới thiệu là 80-90%, so với ước tính trong dân số chung có xu hướng từ 15-20% (Dutton DG, Bodnarchuk M.,
2005, trang 5-18)
Tuy nhiên, Gelles chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10% các trường hợp bạo lực có thể được dán nhãn là do người bệnh tâm thần gây ra, trong khi 90% còn lại không thể chấp nhận được với giải thích tâm lý đơn thuần Cần lưu ý rằng nhiều rối loạn chức năng nhân cách, chẳng hạn như kiểm soát xung lực thấp, không được xem là bệnh lý mà là một rối loạn nhân cách (Buzawa E, Buzawa CG, 2003)
3.1.4 Trình độ học vấn
Một nghiên cứu tại Ấn Độ chứng minh được mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người phụ nữ và tỷ lệ bạo lực gia đình Phụ nữ không có bằng cấp báo cáo khả năng
bị bạo hành cao gấp 4,5 lần so với những phụ nữ hoàn thành hơn 12 năm giáo dục Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người chồng có học vấn càng cao thì càng ít có hành vi bạo hành (Daniel Rapp, Beate Zoch, M Mobarak H Khan, Thorsten Pollmann & Alexander Krämer, 2012) Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tỷ lệ dân trí thấp cũng tác động tiêu cực đến hiện tượng bạo lực gia đình ở các quốc gia
3.1.5 Đói nghèo, căng thẳng tài chính
8
Trang 9Mặc dù bạo lực gia đình có thể diễn ra ở mọi kiểu gia đình, với điều kiện kinh tế khác nhau, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ bạo lực gia đình tăng cao hơn đáng kể trong những gia đình gặp vấn đề tài chính
Cục Thống kê Tội phạm New South Wales đã phân tích dữ liệu quốc gia và phát hiện ra rằng, phụ nữ trong các hộ gia đình gặp vấn đề về tiền bạc có khả năng bị lạm dụng thể chất cao hơn gấp ba lần so với những hộ gia đình khác
Ngoài ra, báo cáo "Tiếng nói của người nghèo" (1997) do Ngân hàng Thế giới công bố cũng đã chứng minh rằng, ở một số khu vực trên thế giới, tỷ lệ nạn nhân của bạo hành trong gia đình có xu hướng gia tăng trong các gia đình có thu nhập thấp, do sự thay đổi nhanh chóng về vai trò giới Khi nam giới bị mất việc làm hoặc gặp áp lực kinh tế, phụ nữ sẽ buộc phải đảm nhận thêm các công việc khác để kiếm thêm thu nhập, dẫn đến tăng quyền lực kinh tế của phụ nữ Tuy nhiên, điều này lại khiến cho nam giới cảm thấy mất đi vị thế vốn có của bản thân và không còn đóng vai trò trụ cột trong gia đình, kết quả là một chuỗi hành vi căng thẳng và bạo lực diễn ra trong gia đình
Ở một khía cạnh khác, việc phải phụ thuộc tài chính cũng là một phần nguyên nhân gây nên hành vi bạo hành gia đình Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện trên các phụ nữ nhận phúc lợi xã hội ở bang Massachusetts đã chỉ ra rằng 64% số phụ nữ này đã từng bị người chồng hiện tại hoặc chồng cũ bạo hành, và gần 20% trong số họ đã bị đánh đập trong 12 tháng trước đó (Raphael J và Tolman R., Trích dẫn số 26) Trong mối quan
hệ tình cảm, những cuộc tranh tranh cãi về vấn đề tài chính, điều kiện sống và áp lực kinh
tế cũng có thể được xem như là các yếu tố đưa đến bao lực
3.2 Yếu tố gia đình
Gia đình (hoặc các mối thân mật khác) là một trong số những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển nhân cách, tư tưởng và phong cách sống của con người
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người trưởng thành trong môi trường gia đình bạo lực thường có xu hướng trở nên bạo lực khi lớn lên Hiện tượng này được gọi là tính truyền bạo lực giữa các thế hệ Theo lý thuyết này, trẻ em không chỉ học theo hành vi bạo lực của người lớn mà còn bình thường hóa hành vi này khi thấy nó được chấp nhận bởi mọi người xung quanh Vì vậy, khi gặp mâu thuẫn hoặc xung đột, những người
9
Trang 10trưởng thành có trải nghiệm bạo lực gia đình trong quá khứ thường sử dụng các biện pháp bạo lực để giải quyết vấn đề Xác suất xảy ra nguy cơ này sẽ càng cao nếu trẻ không được giáo dục, định hướng đúng đắn trong quá trình hình thành nhận thức
Tuy nhiên, không phải tất cả những người lớn lên trong môi trường gia đình bạo lực đều trở nên bạo lực Ngược lại, có nhiều minh chứng cho thấy những người từng chứng kiến hoặc bị ngược đãi bởi người thân khi còn nhỏ có xu hướng tiếp tục trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình khi trưởng thành Sau một thời gian dài bị bạo hành, họ chấp nhận rằng đó là một hành vi thông thường và tự nghĩ rằng họ có nghĩa vụ chấp nhận điều đó Sự cam chịu, không phản kháng này làm tăng mức độ nghiêm trọng của nạn bạo lực gia đình, khiến cho điều này tiếp tục diễn ra và khó có thể can thiệp được từ bên ngoài
Đây là một hiện tượng phức tạp và khó giải thích, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng này có thể liên quan mật thiết đến yếu tố giới tính
3.3 Yếu tố cộng đồng
Theo Từ điển tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 2020), cộng đồng là "toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội"
Hầu hết con người đều bị ảnh hưởng phần nào từ môi trường sống xung quanh mình Khi sống trong một cộng đồng mà nạn bạo hành, ngược đãi diễn ra thường xuyên, điều đó sẽ dần dần khiến cho những cá nhân sống trong đó bình thường hóa việc bạo lực
và làm tăng nguy cơ diễn ra bạo lực gia đình
Ngoài ra, sự thiếu can thiệp của cộng đồng cũng đóng góp vào việc làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn Nhiều người lựa chọn làm ngơ trước hiện tượng xã hội này, cho rằng “chuyện nhà người ta” chỉ nên được xử lý bởi những người trong cuộc, và
lo ngại sự can thiệp của người ngoài có thể tạo ra nhiều mối phiền phức khác
Một khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) cho thấy rằng, hơn 50% phụ nữ bị bạo hành lựa chọn không nói cho ai và hầu hết phụ nữ bị bạo lực (87%) chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ chính thống hoặc từ những người có thẩm quyền
10