Tổng thuật kết quả nghiên cứu dé taiNhững quy định chung về thủ tục giải quyết việc đân sự Cơ sở xác định các việc dan sự và thủ tục tố tụng áp dụng Những điểm khác biệt giữa thủ tục giả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VIỆC DAN SỰ Và THỦ TỤC Giải QUYET VIỆC DAN SỰ TAI TOA AN AN NHÂN DAN
CHU NHIỆM DE TÀI: TS BÙI THI HUYEN THU KY DE TAI: ThS NGUYEN THI THU HA
A08
HÀ NỘI - 2008
Trang 211.
12.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THUC WHEN
TS NGUYEN CONG BINH
TS NGUYEN VAN CƯỜNG
ThS NGUYEN TRIEU DUONG
NGUYEN TRƯỜNG GIANG
ThS NGUYEN MANH HÀ
ThS NGUYEN THI THU HA
ThS NGUYEN HONG HAI
ThS PHAN VAN HƯƠNG
TS BUI THI HUYEN
ThS DANG THI BÍCH NGA
Th6 TRAN PHƯƠNG THẢO
ThS TRẤN ANH TUẤN
Giảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Thẩm phán Tòa dân sựTANDTC
Giảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Thẩm phán Tòa án quận
Đống Đa Hà Nội
Thẩm phán Tòa án quậnNgô Quyền Hải PhòngGiảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Giảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Thẩm tra viên Tòa dân sự
TANDTCGiảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Chánh án Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm
Giảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Giảng viên Trường Đại họcLuật Hà Nội
Trang 3Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sựPháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tếPháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao độngPháp lệnh Trọng tài thương mại
Tòa án án nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 4Tổng thuật kết quả nghiên cứu dé tai
Những quy định chung về thủ tục giải quyết việc đân sự
Cơ sở xác định các việc dan sự và thủ tục tố tụng áp dụng
Những điểm khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự và thủ
tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS
Đương sự trong việc dân sự
Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Vấn đề giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú theo quy định của BLTTDS
Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích và yêu cầu
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích tại Tòa án nhân dân
Việc giải quyết yéu cầu tuyên bố một người là đã chết và yêu cầu
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của
BLTTDS
Vấn đề giải quyết việc thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân và
phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết việc
thuận tình ly hôn
Giải quyết việc hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Tòa án nhân dân
và phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết việc
hủy việc kết hôn trái pháp luật
Thủ tục giải quyết một số yêu cầu về hôn nhân gia đình theo quy
định của BLTTDS
Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng
dan sự một số nước trên thế giới
Đánh giá kết quả điều tra về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc
Trang 5TONG THUẬT KET QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việc DAN SỰ VÀ THỦ TỤC Giải QUYẾT Việc DAN SỰ
TẠI TOA AN NHÂN DAN
1 PHAN MO DAU
1.1 Tinh cấp thiết của dé tài
Cùng với việc ban hành BLTTDS, việc dân sự và thủ tục giải quyết việcdân sự lần đầu tiên được quy định riêng, tách ra khỏi thủ tục tố tụng thông thường.Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc nghiên cứu về việc dân sự và thủ tục giảiquyết việc dân sự chưa được quan tâm, chưa có một công trình nghiên cứu khoahọc nào đề cập đến vấn đề này ngoại trừ một số bài viết đăng trên các tạp chí Toà
án nhân dân, tạp chí Dan chủ và pháp luật Ngoài ra, để thi hành BLTTDS, Hộiđồng thẩm phán TANDTC đã ban hành năm Nghị quyết hướng dẫn thi hành
BLTTDS nhưng vẫn chưa ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành phần thủ tụcgiải quyết việc dân sự Trong khi đó, các quy định của BLTTDS về vấn đề này rất
cô đọng và có nhiều điểm chưa rõ ràng, thậm chí còn nhiều vấn dé BLTTDSkhông quy định Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “VIỆC DÂN SỰ VÀ THỦ TỤC GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN” là hết sức cần thiết Việc nghiên cứu
đề tài thành công không những giải quyết được những vướng mắc về lý luận vềthủ tục giải quyết việc dân sự, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoahọc pháp lý mà còn góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự, đóng góp ý
kiến để TANDTC xây dựng Nghị quyết hướng dẫn thi hành phần thủ tục giải
quyết việc dân sự, góp phần đưa BLTTDS đi vào cuộc sống
1.2 Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về việc dân sự và thủ tục giảiquyết việc dân sự; các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
về việc đân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự và thực tiễn áp dụng chúng của
các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây Ngoài ra, để làm rõ thêm vấn đề
lý luận về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự quá trình nghiên cứu cũng
được tiến hành đối với một số qui định của pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài.
Mục đích của việc nghiên cứu dé tài là làm rõ được những vấn dé lý luận
về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, như khái niệm, bản chất việc dân
Trang 6sự, cơ sở xác định việc dân sự và thủ tục tố tụng áp dụng, đánh giá đúng thựctrạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc clân sự và việc áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử của Tòa án Từ đó,
đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự vàthủ tục giải quyết việc đân sự
1.3 Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng
Kết quả của việc nghiên cứu để tài có giá trị sau:
- Góp phần làm rõ các quy định của BLTTDS về thủ tục giải quyết việc dân
sự, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay về thủ tục giảiquyết việc dân sự; hoàn thiện pháp luật về việc dân sự và thủ tục giải quyết việcdân sự mà trước mắt là đóng góp ý kiến để TANDTC xây dựng Nghị quyết hướngdẫn thi hành phần thủ tục giải quyết việc dân sự
- Làm căn cứ xác định nội dung chương trình, giáo trình và phương phápgiảng dạy môn học “Thu tục tố tụng dân sự đặc biét” trong Trường Dai học Luật;
bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý.
1.4 Pham vi nghiên cứu
Trong giới hạn về thời gian và cấp độ của đề tài, việc nghiên cứu chỉ tậptrung vào những vấn đề chủ yếu sau:
- Các quy định của BLTTDS Việt Nam về việc giải quyết các việc về dân sự
và hôn nhân gia đình.
- Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về việc giải quyết các việc
về dân sự và hôn nhân gia đình tại một số Toà án ở Hà Nội và Hải Phòng
1.5 Nội dung nghiên cứu
1.5.1 Những van dé lý luận vé uiệc dân su va thủ tục giải quyết
viéc dan su ,
- Khái niệm việc dân sự, thủ tục giải quyết việc dan sự;
- Bản chất việc dân sự;
- Cơ sở, ý nghĩa của việc xác định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự 1.5.2 Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện hanh vé thủ tục giải quyết uiệc dân sự va thực tiễn thực hiện
- Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự và thực tiễn thực hiện
- Các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự cụ thể và thực tiễn thực hiện
Trang 71.5.3 Yêu cầu, nội dung va giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng dân
sự vé uiệc dân sự va thủ tục giải quyết uiệc dân sự
- Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc đân sự vàthủ tục giải quyết việc dân sự
- Những vấn đề cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủtục giải quyết việc dân sự cần hoàn thiện bao gồm quy định chung về việc dân sự
và thủ tục giải quyết việc dân su, các quy định về thủ tục giải quyết các việc dan
sự cụ thể
- Những giải pháp của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân
sự va thủ tục giải quyết việc dân sự gồm các giải pháp cu thể về bổ sung các quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật Để giải quyết các vấn dé thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tài, trong quátrình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứukhoa học như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, phương
pháp thống kà, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hop.
2 PHAN NOI DUNG
2.1 Những vấn dé lý luận về việc dân sự và thủ tục giải quyết
việc dân sự
Khái niệm, bản chất, cơ sở, ý nghĩa của việc xác định việc dân sự và thủ tụcgiải quyết viéc dân sự là những vấn đề lý luận cơ bản Xác định đúng những vấn
dé này là tiểr dé quan trọng để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân su
và thủ tục giá quyết việc dân sự
3.1.1 Khái niệm viéc dân sự, thủ tục giải quyết uiệc dân sự Việc cân sự là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp,
nhưng có yêt cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làcăn cứ làm piét sinh quyền và nghĩa vu dân sự, hôn nhân va gia đình, kinh doanh
thương mại à lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu
cầu Tòa án cag nhận hoặc không công nhận quyền về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại và lao động; yêu cầu Toà án công nhận sự thoả
Trang 8thuận của cíc đương sự về quan hệ pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động.
Do đó, để xác định việc dân sự chúng ta cần dựa vào một trong các tiêu chísau đây:
- Các đương sự không có tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp do cácđương sự đã tự thoả thuận được với nhau về các tình tiết của sự việc cũng nhưnhững quyền và lợi ích giữa các đương sự và họ cùng yêu cầu Toà án công nhận
sự thỏa thuận đó Dựa vào tiêu chí này chúng ta có thể xác định các việc dân sựnày bao gồm yêu cầu công nhận thuận tinh ly hôn, nuôi con, chia tài san khi lyhôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con; cácbên cùng thỏa thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật và thỏa thuận đượcphân chia tài sen và nuôi con
- Các đương sit không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp nhưng dotính chất đặc thà của loại việc và chỉ có một bên đương sự yêu cầu Tòa án xácđịnh một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhận quyền về dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động Dựa vào tiêu chí này
chúng ta có thé xác định các việc dân sự này bao gồm yêu cầu xác định tình trạng
của một cá nhén do sự vắng mặt của họ tại nơi cư trú; yêu cầu xác định năng lực
hành vi dân sự của một cá nhân, yêu cầu Toà án tuyên bố chấm dứt một quan hệ
pháp lý đang tin tại; yêu cầu Toà án hỗ trợ cho việc bảo vệ quyền lợi của mình
trong quá trình Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp
Như vậy, :hủ tục giải quyết việc dân sự là thủ tục của tố tụng dân sự, đượcTòa án áp dụng để giải quyết các việc dân sự do pháp luật quy định theo một trình
tự đơn giản, nhanh gọn, do một hoặc một tập thể thẩm phán tiến hành
So với thi tục giải quyết vụ án dân sự thi thủ tục giải quyết việc dân sự đơn
giản và ít phức tạp hơn, thời hạn giải quyết việc dân sự ngắn hơn; Tòa án không phải mở phiên tèa xét xử với Hội đồng xét xử là một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân (trường hợp đặc biệt là hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân) mà chỉ cần mở phiên kop dưới sự điều khiển của một Thẩm phán hoặc ba Tham phán; đối với đa số các oại việc Toà án không tiến hành hòa giải; thủ tục phiên họp giải quyết việc dar su thường đơn giản hơn so với phiên tòa sơ thẩm dân sự đó là
không có thủ tịc tranh luận, không có thủ tục nghị án trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác Vién kiểm sát phải tham gia 100% các phiên hợp giải quyết việc dan sự còn phi: tòa giải quyết vụ án dân sự thì viện kiểm sát chỉ tham gia trong
Trang 9trường hợp pháp luật có quy định; thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giảiquyết việc dân sự ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm;thủ tục phúc thẩm các quyết định giải quyết việc dân sự cũng đơn giản.
2.1.2 Bản chất uiệc dân sự
Bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợppháp giữa các đương sự do các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giảiquyết quyền và lợi ích hợp pháp và yêu cầu Tòa án công nhận giá trị pháp lý của
sự thỏa thuận đó hoặc do tính chất đặc thù của loại việc và chỉ có một bên đương
sự yêu cầu Tòa án xác định một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhậnquyền về dan sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động
Do đó, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định cụ thể, rõ ràng trình tự, thủtục giải quyết các việc dân sự cho phù hợp với bản chất việc dân sự
2.1.3 Cơ sở xác định uiệc dân su va thủ tục giải quyết uiệc dân sự
- Quy định việc đân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nhằm đáp ứng yêucầu cải cách tut pháp
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII khẳngđịnh “Hoạt động tu pháp phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơngiản, rố ràng” Thực hiện chủ trương đó của Đảng, công cuộc cải cách tư pháptừng bước được thực hiện Nghị quyết số 08 — NQ/TU ngày 02/01/2002 của Bộchính trị “Về một sốnhiệm vu trọng tâm công tác tit pháp trong thời gian toi” tiếptục khẳng định: “Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục rút gọn đối với
những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ rang ” Nhu vậy, từ những yêu cầu cụ thể
này của cải cách tư pháp đòi hỏi pháp luật tố tụng dân sự phải xây dựng một cơchế xét xử linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ; giải quyết các yêu cầu của đương sự mộtcách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng của Nhà nước và của cácđương sự đồng thời bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
- Quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự là để nhằm đáp
ứng sự phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điêu
kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định rõ chủ trương:
“Tiếp tuc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường pháp lý thuận lợi,
bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác phát triển, thu hút mạnh
Trang 10nguồn lực của các nhà đầu tu nước ngoài ” Nén kinh tế thị trường đã va đangphát huy những mặt tích cực của nó nhưng mặt khác cơ chế thị trường cũng làm gia tang các tranh chấp dân sự đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã làthành viên của APEC và WTO Vì vậy, để tạo ra sự ổn định của các giao lưu dân
sự đồng thời vừa tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ đó phát triển thì cần có cơchế giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn đó một cách nhanh chóng, đơn giản; kịpthời bảo vệ những quyền và lợi ích bị xâm hại đồng thời tạo điều kiện cho cácđương sự không bỏ lỡ những cơ hội làm ăn của mình hoặc cơ hội tham gia vàonhững quan hệ khác
- Quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự xuất phát từ việctôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
Điều 4 BLDS quy định: “Quyền tự do, cam kết thỏa thuận trong việc xáclập quyên, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đókhông vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hột” Như vay, cácchủ thể của quan hệ dân sự có quyền tự do tự nguyện, bình đẳng trong việc thiếtlập các quyền và nghĩa vụ dân sự phục vụ cho lợi ích của mình phù hợp với lợi íchchung của xã hội Các chủ thể có quyền tự do quyết định việc tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự? quyết định nội dung của quan hệ (các quyền và nghĩa vụ củacác bên), quyết định các phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ, quyết định
cách thức, biện pháp để giải quyết tranh chấp Trong trường hợp các chủ thể đã
giải quyết được tranh chấp bằng con đường thỏa thuận và muốn sự thỏa thuận đó
có giá trị về mặt pháp lý nên đã yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận Khi giải
quyết yêu cầu này, Tòa án thực chất chỉ kiểm tra tính hợp pháp của sự thỏa thuận
và ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật Như vậy,việc giải quyết không mất nhiều thời gian và có thể kết thúc bằng một thủ tục đơn
giản, nhanh gọn
- Quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự xuất phát từ thựctiễn giải quyết các vụ việc dân sự
Trước khi BLTTDS có hiệu lực thi hành, PLTTGQCVADS được áp dụng để
giải quyết mọi vụ án dù có tranh chấp hay không có tranh chấp theo một thủ tục
tố tụng chung thống nhất Có nghĩa là việc giải quyết mọi vụ án bắt buộc phải
tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định với một khoảng thời gian do pháp luật
quy định, không được rút ngắn thời gian hoặc bất cứ một thủ tục nào Điều này là
Trang 11hoàn toài không hợp lý, gây mất thời gian, tiền của Nhà nước và của các đương sự
và không bảo vệ được kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như khôrg phát huy được tính chủ động của thẩm phán Ngoài ra, việc giải quyếtmọi vu ar theo một thủ tục chung dẫn đến việc số lượng án bị tồn đọng chưa đượcToà án gili quyết là rất lớn Theo báo cáo tổng kết của ngành Toà án số vụ án dân
sự, hôn mân và gia đình, kinh tế và lao động chưa được giải quyết năm 2001 là 17.145 vi; năm 2002 là 25.117 vụ; năm 2003 là 17.245 vụ; năm 2004 là 17.391vụ; năm 2005 là 20.694 vụ; năm 2006 là 18.065 vụ 9),
Nhr vậy, thực tiễn xét xử đòi hỏi phải có một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ đểgiải quyê một số loại việc nhất định Thực tiễn chính là cơ sở để chúng ta xâydựng thủ ‘uc giải quyết việc dân sự trong BLTTDS Việt Nam
Vậy việc pháp luật tố tụng dân sự quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân su là hoàn toàn hợp lý.
2.1.4 Ý nghĩa của uiệc xác định uiệc dân sự va thủ tục giải
quyết vie dân sự
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải
quyết việc dân sự là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành giải quyết việc dân sự, bảođảm cho việc giải quyết việc dân sự được thuận lợi, đúng đắn, nhanh chóng, bảo
vệ kip thei quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trước Tòa án
Bằng việc quy định rõ căn cứ, thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết
việc dân sự, pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân
sự đã tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng thựchiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong việc giải quyết việcdân sự, những người tham gia tố tụng thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của mình làm cho việc giải quyết việc dân sự được chính xác và đúng đắn.
Việc pháp luật tố tụng dân sự quy định về việc dân sự và thủ tục giải quyếtviệc dân sự sẽ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho cả Nhà nước và đương sự đó làtiết kiệm thời gian, công sức, tiền của Nhà nước và của các đương sự Hơn thế nữaviệc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm còn đem lại hiệu quả cao cho việc xét xử,
đạt được mục đích của xét xử là bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự và Toà ấn có điều kiện tập trung thời gian, công sức cho việc giải
quyết các vụ án dân sự khác
Nguồn sé liệu thống kê từ TANDTC.
Trang 12Ngoài ra, việc giải quyết việc đân sự được trao cho một thẩm phán giải quyết sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân của thẩm phán, giúp thẩm phánchủ động hơn trong việc ra các quyết định Đồng thời sẽ giảm được áp lực về việctồn đọng án ở các Toà án, tập trung được nhân lực vào giải quyết các vụ án dân sự.
2.2 Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ViệtNam hiện hành về thủ tục giải quyết việc dân sự và thực tiễn thực hiện
2.2.1 Quy định chung vé viéc dân sự, thủ tục giải quyết uiệcdân sự uà thực tiễn thực hiện
2.2.1.1 Về những loại việc áp dụng thủ tục giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS thì việc dân sự là việc cá nhân, cơ
quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc
không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cánhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân
sự, hôn naan và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Các loại việc dân sự được quy định tương đối đầy đủ tại các Điều 26, 28, 30
và 32 BLTTDS, bao gồm các loại việc sau đây:
- Những yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự:
+ Việc xác định năng lực hành vi dan sự của cá nhân gồm yêu cầu tuyên bốmột người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vàyêu cầu kuy bó quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạnchế năng lực hành vi dân sự
+ Các việc liên quan đến sự vắng mặt của cá nhân tại nơi cư trú gồm yêucầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của ngườiđó; yêu cìu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết; huỷ bỏ quyết định tuyên bố
một ngud mất tích hoặc đã chết
- Những yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình:
+ Yêu cầu huy việc kết hôn trái pháp luật;
+ Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
+ Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau
khi ly hôn;
+ 7êu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc
,
Trang 13quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
+ Yêu cầu chấm đứt việc nuôi con nuôi;
- Những yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam như yêucầu chỉ định, thay đổi trọng tài viên; yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạmthời trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp; yêu cầu huỷ quyếtđịnh trọng tài v.v
- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận các bản án, quyết định của toà
án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài
BLTTDS quy định tương đối day đủ về các loại việc dan sự Tuy nhiên, thựctiễn xét xử của Tòa án cho thấy có những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án nhưng lại chưa được BLTTDS quy định là việc dân sự như yêu cầutuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, cha mẹ nuôi và con nuôi đã thànhniên thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi; các đương sự thỏa thuận chấm dứtquan hệ hôn nhân trái pháp luật
2.2.1.2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết việc dân sự
Theo Điều 311 BLTTDS, việc giải quyết các việc dân sự được thực hiệntheo các quy định tại Chương XX của BLTTDS và các quy định khác của Bộ luậtnày, nếu không trái với quy định của Chương này Theo đó, khi giải quyết việcdan sự trước hết Toa án áp dụng các quy định của Chương XX BLTTDS Bên cạnh
đó, những quy định tai phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS cũngđược áp dụng để giải quyết việc dan sự như các quy định về thành phần giải quyếtviệc dân sự, chứng cứ và chứng minh, thời hiệu giải quyết yêu cầu, cấp, thôngbáo, tống đạt các văn bản tố tụng v.v Đối với những vấn đề mà Chương XX và
"Những quy định chung" của BLTTDS không quy định thì Toà án sẽ áp dụng cácquy định khác của BLTTDS, nếu không trái với quy định của Chương XX Tuynhiên, có những quy định của BLTTDS chưa minh bạch nên thực tiễn áp dụng cónhững cách hiểu khác nhau như vấn đề xác định tư cách của các đương sự, sựtham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự,
việc áp dụng thủ tục giám đốc thẩm dân sự
2.2.1.3 Thành phần giải quyết việc dân sự
Điều 54 BLTTDS quy định, thành phần giải quyết việc dân sự có thể đo một
hoặc ba thẩm phán tiến hành
Việc dân sự về bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp mà chỉ là
Trang 14yêu cầu Toà án xác định một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhậnquyền về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, công nhận sự thỏa thuậncủa các đương sự và Toà án chỉ áp dụng pháp luật để công nhận hay không côngnhận yêu cầu của các đương sự đưa ra Vì vậy, BLTTDS quy định việc dân sự do
một thẩm phán tiến hành Quy định này là để nâng cao trách nhiệm cá nhân củathẩm phán, giúp thẩm phán có thể chủ động trong công việc của mình
Ngoài ra, đối với việc giải quyết yêu cầu huỷ quyết định của trọng tàithương mại, yêu cầu công nhận hoặc không công nhận các bản án, quyết định củatoà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài do một tập thể gồm ba
thẩm phán giải quyết Bởi khác với các loại việc dân sự khác, tính chất của loạiviệc này phức tạp hơn, toà án không phải giải quyết về mặt nội dung các yêu cầudân sự, mà là xem xét để công nhận hay huỷ quyết định của một cơ quan tài phánkhác; công nhận hay không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
Do đó, loại việc này đòi hỏi phải được xem xét bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán
2.2.1.4 Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 159 BLTTDS thì trong trường hợppháp luật không có quy định khác về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để
Tòa án giải quyết việc đân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.Tuy nhiên, có phải tất cả các việc dân sự đều áp dụng thời hiệu yêu cầu haykhông? hay chi có mét số loại việc dân sự áp dụng thời hiệu yêu cầu? Và ngày
phát sinh quyền yêu cầu là ngày nào? Vấn đề này hiện nay có những quan điểm
khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng dựa trên quy định tại điểm b khoản 3 Điều
159 BLTTDS thì tất cả các việc dân sự đều phải áp dụng thời hiệu yêu cầu Quan
điểm thứ hai cho rằng đối với những loại việc dân sự liên quan đến quyền nhân
thân của con người thì phải áp dụng quy định Điều 160 BLDS về những trườnghợp không áp dụng thời hiệu yêu cầu
2.2.1.5 Những người tham gia tố tụng trong việc dân sự
- Đương sự trong việc dan sự
Mục 1 Chương VỊ BLTTDS chỉ quy định về đương sự trong vụ án dân sự
không quy định về đương sự trong việc dân sự Tuy nhiên, tại các Điều 312, 313.
BLTTDS lại có các quy định về sự tham gia của người yêu cầu và người có liên quan Chính quy định không nhất quán này của BLTTDS đã dẫn đến các quan
điểm khác nhau về đương sự trong việc dân sự
Trang 15Có quan điểm cho rằng đương sự trong việc dân sự bao gồm: người yêucầu, người bị yêu cầu và người có liên quan Người yêu cầu là người tham gia tốtụng đưa ra yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự Người bị yêu cầu trong việc dân
sự là người tham gia tố tụng để trả lời vé các yêu cầu của việc dân sự Thôngthường trong các việc dân sự đều có người bị yêu cầu, nhưng trong một số trườnghợp cá biệt thì chỉ có người yêu cầu mà không có người bị yêu cầu như việc yêucầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu công nhận thoả thuận về thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con v.v Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tốtụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời vềnhững những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ Quan điểm khác lạicho rằng đương sự trong việc dân sự chỉ bao gồm người yêu cầu xà người có liênquan đến yêu cầu bởi vì bản chất của việc giải quyết việc dân sự là việc xác địnhmột sự kiện pháp lý chứ không phải là việc giải quyết tranh chấp giữa các bênđương sự Khi sự kiện pháp lý được xác định sẽ dẫn đến việc phát sinh, thay đổi,chấm dứt một quan hệ pháp luật mới
Điều 58 BLTTDS đã quy định về quyền và nghĩa vụ chung của đương sựkhá chi tiết, cu thể bằng việc liệt kê từng quyền và nghĩa vụ của đương sự, nhưngquy định của Điều 58 chỉ là quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ
án dân sự mà không quy định để xác định quyền, nghĩa vụ của đương sự trongviệc đân sự.
Ngoài ra, khi đương sự trong việc dân sự không có mặt khi được Toà án
triệu tập hợp lệ chưa được quy định cụ thể, mới chỉ quy định người yêu cầu vắngmặt lần thứ nhất thì hoãn phiên họp, nếu người yêu cầu vắng mặt lần thứ hai thì bịcoi là từ bỏ quyền yêu cầu và toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự
Tuy nhiên, BLTTDS chưa quy định về trường hợp người liên quan vắng mặt tại
phiên họp.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong việc dân sự
BLTTDS không quy định cụ thể về sự tham gia tố tụng của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết việc dân sự Tuynhiên, PLTTTM năm 2003 và LLS năm 2006 lại quy định về việc tham gia tố tụng
của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc dân sự Điều
22 LLS năm 2006 về phạm vi hành nghề luật sư quy định, luật sư “ham gia tố
tụng với tit cách là người dai diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các việc về yêu
Trang 16câu din sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụviệc kaác theo quy định của pháp luật” Đối với việc giải quyết các việc liên quanđến hoạt động của trọng tài thương mại Việt nam như: chỉ định, thay đổi trọng tàiviên; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; xem xét lại thỏathuận trọng tai; hủy quyết định của trọng tài, PLTTTM năm 2003 cũng quy định
về sự ham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựtrong những trường hợp này.
2.2.1.6 Về hòa giải
Về nguyên tắc, hoạt động hòa giải chỉ đặt ra khi các bên đương sự có tranhchấp hoặc mâu thuẫn với nhau, do đó hoạt động hòa giải không thể thực hiện đượctrong các việc dân sự Mặt khác, hòa giải là sự thỏa thuận của các bên đương sự vềviệc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa họ nên hòa giải chỉ có thể tiến hànhđược khi có các bên đương sự trong khi đó, việc dân sự hầu như chỉ một bênđương sự tham gia tố tụng nên đối với việc dân sự Tòa án không tiến hành hòagiải mà giải quyết theo quy định của pháp luật
Song, Điều 10 BLTTDS quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa
giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giảiquyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật” Theo quy định này, rõ rangviệc dân sự Tòa án cũng phải tiến hành hòa giải nhưng Tòa án hòa giải đối với
những loại việc dân sự nào? và không hòa giải đối với những loại việc dân sự nào?
Vấn đề này, hiện nay BLTTDS chưa có quy định rõ ràng và TANDTC cũng chưa
có văn bản hướng dẫn cụ thể
2.2.1.7 Về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Hiện nay, theo quy định tại Điều 99 BLTTDS thì biện pháp khẩn cấp tạm
thời mới chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự mà chưa được
áp dụng trong quá trình giải quyết việc dân sự Vậy có cần thiết phải áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự hay không?
Việc BLTTDS không quy định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự là chưa hợp lý bởi xuất phát từ ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo
vệ bằng chứng hoặc đảm bảo cho việc thi hành án, thì bất kể đó là vụ án dân sự hay việc dan sự đều cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi cho đương sự Tuy nhiên, có cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tất cả các việc dân sự hay không? Có quan điểm cho rằng cần phải áp
Trang 17dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tất cả các việc dân sự.Quan điểm khác lại cho rằng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ áp dụng trong quátrình giải quyết một số loại việc dân sự mà thôi.
2.2.1.8 Về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong việcdân sự
Theo quy định tại Điều 24 BLTTDS thì đại diện Viện kiểm sát phải thamgia 100% các phiên họp giải quyết việc dân sự Quy định này xuất phát từ việc trong các việc dân sự thông thường chỉ có một bên đương sự và thành phần giảiquyết việc dân sự chỉ có một Thẩm phán, cho nên để tránh khả năng lạm quyềncủa Thẩm phán và bảo vệ quyền lợi của người bị yêu cầu, đòi hỏi phải có sự kiểm
sát chặt chế của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng đại diện Viện kiểm sát không bắt buộcphải tham gia các phiên họp giải quyết việc dân sự vì việc dân sự là của các đương
sự nên cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
2.2.1.9 Về thời hạn và thủ tục giải quyết việc dân sự
- Về thời hạn giải quyết việc dân sự:
Do tính chất của việc dân sự thường đơn giản hơn so với vụ án dân sự nênthời hạn giải quyết việc dân sự phải ngắn hơn thời hạn thủ tục giải quyết vụ ándân sự Theo quy định tại Điều 320, 325, 331, 336 BLTTDS thì thời hạn giảiquyết tuyên bố một người là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cánhân, yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố một người là mất tíchhoặc đã chết đều ngắn hơn thời hạn giải quyết các vụ án dân sự Tuy nhiên,BLTTDS lại không quy định về thời hạn giải quyết đối với các loại việc về hônnhân và gia đình - những việc dân sự chiếm phần lớn các việc về dân sự trong thực
tế giải quyết việc dân sự hiện nay tại Toà án dẫn đến việc áp dụng không thốngnhất giữa các Toà án Điều này sẽ trái với mục đích của thủ tục giải quyết việcdân sự là đơn giản, nhanh chóng hơn so với thủ tục tố tụng thông thường
- Về thủ tục giải quyết việc dân sự:
+ BLTTDS quy định cụ thể về thủ tục nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân
sự, phiên họp giải quyết việc dân sự và quyết định giải quyết việc dân sự tại các
Điều 312, 314, 315 BLTTDS nhưng lại không quy định cụ thể về thời hạn gửi đơn yêu cầu, thủ tục nhận đơn yêu cầu, trả lại đơn, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu
cầu, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn yêu cầu, thụ lý, phân
17
Trang 18công thấm phán giải quyết, thủ tục chuẩn bị giải quyết việc dân sự Vì vậy, dédàng gây sự tùy tiện, mỗi thẩm phán có cách giải quyết khác nhau.
Ngoài ra, BLTTDS đã quy định cụ thể về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên
bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dan
sự, thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú,thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết, thủ tụcgiải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại ViệtNam nhưng lại không quy định về thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và giađình Việc không quy định cụ thể thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và giađình đã gây không ít khó khăn cho các thẩm phán
_+ Theo Điều 316, 317 và 318 BLTTDS, người có yêu cầu, người có liênquan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, viện kiểm sátcùng cấp, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúcthẩm dân sự đối với quyết định giải quyết việc dân sự trừ quyết định công nhậnthuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và quyết định công nhận sựthoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Thời hạn kháng cáocủa các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ là bảy ngày, kể từ ngày toà
án ra quyết định Trong trường hợp họ không có mặt tại phiên họp thì thời hạn đótính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngàyquyết định đó được thông báo, niêm yết Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sátcùng cấp là bảy ngày Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp làmười lam ngày, kể từ ngày toà án ra quyết định
Toà en có thẩm quyền xem xét giải quyết kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc thẩm là toà án cấp trên trực tiếp Thủ tục phúc thẩm quyết định giảiquyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện giống như thủ tục phúcthẩm quyết định giải quyết vụ án dân sự của toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,kháng nghị
+ BLTTDS không quy định cụ thể về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đốivới quyết dnh giải quyết việc dân sự nên có các ý kiến khác nhau về vấn đề này
Ý kiến thứ ahat cho rằng, việc BLTTDS phân biệt hai loại thủ tục giải quyết vụ án
dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nhằm mục đích đơn giản và giải quyết
nhanh chórg việc dân sự, buộc Thẩm phán phải thận trọng khi giải quyết việc dan
sự Ngoài ia, do tính chất của việc dân sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng, các bênkhông có tanh chấp nên quyết định giải quyết việc dân sự không bị xem xét lại
Trang 19theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Ý kiến thứ hai cho rằng không phải trongmọi trường hợp quyết định giải quyết việc dân sự đều hoàn toàn đúng và theonguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 311 BLTTDS thì khi quyết định giải quyếtviệc dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm hoặc tình tiết mới thìquyết định đó sẽ bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Ý kiến thứ
ba cho rằng quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốcthẩm, tái thẩm nhưng chỉ có quyết định giải quyết một số loại việc dân sự là bịkháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
2.2.2 Các quy định uề thủ tục giải quyết các uiệc dân sự cụ thể
va thực tiễn thực hiện
2.2.2.1 Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại Điều 319 BLTTDS, người có quyền,lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bốmột người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sựtheo quy định của BLDS
Don yêu cầu toa án tuyên bố mot người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ những nội dung của đơn yêu cầunói chung được quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS Kèm theo đơn yêu cầuToà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơquan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người bi hạn chế năng lực hành vi
dân sự phải có chứng cứ để chứng minh người đó nghiện ma tuý hoặc nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
+ Xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 320 quy định thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu
cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dan sự không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thu lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của đương sự, Toà án có thể trưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất
Trang 20năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Trong thời gian này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp,thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu Toà án có thể chấp nhận hoặckhông chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sựhoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, toà án phải quyết định người đó bị hạn chế năng lực hành vidân sự đối với những lĩnh vực cụ thể nào, đồng thời toà án phải quyết định ngườiđại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm viđại diện đối với lĩnh vực người đó bị hạn chế (Điều 321 BLTTDS)
- Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc bi hạn chế năng lực hành vi dân sự:
+ Yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc bi hạn chế năng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại Điều 322 BLTTDSkhi người bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bi hạn chế nănglực hành vị dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó
hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền
yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vidân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Don yêu cầu Toa án huỷ bỏ quyếtđịnh tuyèn bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bi hạn chế năng lực hành vi dan
sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS
Có quan điểm cho rằng, việc pháp luật quy định người đã bị tuyên bố mất
hoặc bị ¬ạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết địnhtuyên bê họ mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là không hợp lý vì vềmặt pháp lý họ vẫn là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự Quan điểm khác cho rằng, mặc dù về mặt pháp lý họ là
người kt6ng có năng lực hành vi dân sự hoặc bi hạn chế năng lực hành vi dân sựnhưng trên thực tế họ đã có kha năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nên
để bảo cảm quyền lợi của người bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự khi những người liên quan không yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một
người mit hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ phải có quyền yêu cầu.
Trang 21Ngoài ra, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng chưa được rõ ràng, cụ thể.Các cơ quan, tổ chức hữu quan là những cơ quan, tổ chức nào va trong trường hợpnào thì họ có quyền yêu cầu Toà án xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
+ Việc xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bi hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 323 BLTTDS quyđịnh thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mộtngười mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng
là ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu Toà án có thể chấp nhận hoặckhông chấp nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vidan sự hoặc bi hạn chế năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp chấp nhận đơnyêu cầu thì toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vidân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.2.2.2 Thú tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt,tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết
- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt lại nơi
cư trú, tuyên bốmột người mất tích hoặc là đã chết: Theo điểm b khoản 2 Điều 35BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm ngườivắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết là Tòa án cấp
huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng
mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết Tuy nhiên, hiểunhư thế nào là “Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặttại nơi cu trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng”?
Ngoài ra, Điểm a khoản 2 Điều 36 BLTTDS quy định người yêu cầu thông
báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người là mất tích có thể
yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết Tuy nhiên,
quy định này là chưa đầy đủ bởi khi đương sự yêu cầu thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích thì có quyền yêu cầu Tòa án
áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt Để áp dụng biện pháp quản
lý tài sản của người vắng mặt thì Tòa án phải xác minh được số lượng, chủng loại,đặc điểm tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những
người thân thích của người đó Điều này chỉ có Tòa án nơi có tài sản mới có điều
kiện để thực hiện
Trang 22- Thủ tục giải quyết yêu câu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tai nơi cư trú:+Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú: Điều 324BLTTDS quy định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà ánthông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích trong sáutháng liền trở lên và đồng thời có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lýtài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự Đơn yêu cầu Tòa
án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung nhưmột đơn yêu cầu nói chung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS Gửi kèmtheo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có
chứng cứ để chứng minh là người đó biệt tích trong 6 tháng liền trở lên như: thờigian bắt đầu vắng mặt tại nơi cư trú, xác nhận của cơ quan quản lý hộ tịch, củanhững người sống cùng nơi cư trú trước khi vắng mặt, của người láng giéng, của
tổ dân phố về sự vắng mặt của người này Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án
áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về
số lượng, chủng loại, đặc điểm tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có
và danh sách những người thân thích của người đó
+ Việc xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú:Khoản 1 Điều 325 BLTTDS quy định, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thôngbáo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là hai mươi ngày, kể từ ngày Tòa ánthụ lý đơn yêu cầu Trong thời hạn xét đơn yêu cầu, thẩm phán cần đưa một hoặcmột số trong những người thân thích của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm
người vắng mặt tại nơi cư trú vào tham gia tố tụng để có thể xác minh các thông
tin liên quan đến tài sản, sự vắng mặt của người vắng mặt tại nơi cư trú Đồng
thời, khi có yêu cầu quản lý tài sản của người vắng mặt thì họ có thể sẽ là người quản lý tài sản của người vắng mặt Theo yêu cầu của đương sự, thẩm phán cũng
có thể xác minh các thông tin liên quan đến người vắng mặt tại cơ quan, tổ chức
nơi người đó cư trú, làm việc hoặc có tài sản Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ xét
đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa
án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu
Khi hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định mở
phiên họp để xét đơn yêu cầu Quyết định này được gửi cho viện kiểm sát cùng
cấp, người có yêu cầu và những người có liên quan Trong thời hạn mười ngày, kể
từ ngày ra quyết định mở phiên họp, thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trang 23Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìmkiếm người vắng mặt tại nơi cư trú Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thìTòa án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có nộidung quy định tại Điều 327 BLTTDS Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp vàphát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương ba lần trong bangày liên tiếp Theo quy định tại Điều 329 BLTTDS quyết định thong báo tìmkiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợpngười cần tìm kiếm trở về Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu Hậu quả về mặt tài sản của người bị
tuyên bố vắng mặt được giải quyết theo quy định tại Điều 75 BLDS
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
+ Yêu cầu tuyên bố một người mất tích: khoản 1 Điều 330 BLTTDS quyđịnh những người có quyền, lợi ích liên quan đến người biệt tích có quyền yêu cầuTòa án tuyên bố một người mất tích khi một người biệt tích đã hai năm liền trởlên, mặc dù đã áp dụng day đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy địnhcủa pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đócòn sống hay đã chết Đồng thời, người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mấttích có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt.Don yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích phải có đủ các nội dung của đơnyêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS Ngườiyêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích các tài liệu,chứng cứ về thời gian người đó vắng mặt tại nơi cư trú; giấy xác nhận của cơ quan
báo chí, phát thanh hoặc truyền hình về việc đã đăng, phát tin tìm người vắng
mặt Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích không nhất thiết
trước đó phải có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó Nếu có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì người yêu
cầu tuyên bố một người mất tích phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh tình
trạng tài sản của người vắng mặt.
+ Việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích: Điều 331 BLTTDS quy dink, trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ ly đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu
Trang 24tuyên bố mất tích Thông báo phải có nội dung theo quy định tại Điều 327 BLTTDS Việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 328 BLTTDS Tuy nhiên, nhận thức về quy định này có nhiều quan điểm khác nhau.Quan điểm thứ nhất cho rằng thủ tục thực hiện việc thông báo phải tuân theo thủtục thông báo tìm người vắng mặt, có nghĩa Tòa án phải mở phiên họp để ra quyếtđịnh thông báo tìm kiếm người vắng mặt, sau đó sẽ mở phiên họp giải quyết yêucầu tuyên bố mất tích Quan điểm thứ hai cho rằng Tòa án không phải mở phiên
họp để ra quyết định thông báo tìm người vắng mặt mà việc thông báo chỉ là mộttrong các biện pháp để Tòa án thu thập chứng cứ nhưng đây là biện pháp bắt buộc.Tuy nhiên, Tòa án chỉ ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt khiđương sự có yêu cầu
Thời hạn thông báo là bốn tháng, kể từ ngày đăng phát thông báo lần đầutiên Trong thời hạn công bố, niêm yết thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêucầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về yêu cầu Tòa án đình chỉ việcxét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bốmột người mất tích
Theo Điều 332 BLTTDS, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thờihạn công bố thông báo Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một
người mất tích Tòa án có thể chấp nhận đơn yêu cầu nếu hết thời hạn thông báo
mà không có tin tức của người này hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu, nếu có tintức xác thực là người đó còn sống hoặc đã trở về Nếu chấp nhận đơn yêu cầu thìTòa án ra quyết định tuyên bố mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụngbiện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích và được chấp nhận thìtrong quyết định Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sảncủa người đó theo quy định của BLDS
Trước khi BLTTDS ra đời, trong suốt một thời gian dai căn cứ vào hướng
dẫn tại Nghị quyết số 03/HDTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 19/10/1990, các Toà án đã vận dụng để thụ lý giải quyết các yêu cầu xác định một
công dân mất tích và xin ly hôn với người đó trong cùng một vụ án Nay theo
BLTTDS thì yêu cầu tuyên bố một công dân mất tích được giải quyết theo thủ tục độc lập là thủ tục giải quyết việc dân sự Còn yêu cầu ly hôn được giải quyết theo
thủ tục giải quyết vụ án dân sự Do vậy, các yêu cầu xác định một công dân mất
tích và xin ly hôn với người đó không được giải quyết trong cùng một vụ việc.
Đương sự phải yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng (hoặc vợ) của mình mất tíchtrước và phải chờ sau khi quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực
Trang 25pháp luật mới có thể yêu cầu Toà án thụ lý yêu cầu ly hôn với người mất tích Nhưvậy, việc vận dụng các quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự theo hướng này dường như đã gây khó khăn hơn cho đương sự trong việc yêu cầu xác định vợhoặc chồng mình mất tích và xin ly hôn với người mất tích, thời gian giải quyếtcác yêu cầu rõ ràng bị kéo dài hon so với các quy định trước khi có BLTTDS.
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:
+ Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết: Điều 335 BLTTDS quy địnhngười có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là
đã chết theo quy định của BLDS Để xác định một người là đã chết không nhấtthiết phải qua thủ tục xác nhận một người mất tích Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bốmột người là đã chết được thực hiện tương tự như trường hợp yêu cầu Tòa ántuyên bố một người mất tích theo quy định tại Điều 312 BLTTDS Người yêu cầuphải gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết các tài liệu, chứng cứ
về thời gian người đó vắng mặt tại nơi cư trú; giấy xác nhận của cơ quan báo chí,phát tharh hoặc truyền hình về việc đăng, phát tin tìm người vắng mặt; giấy tờ xácnhận việc người đó có mặt trong các sự kiện thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh;quyết địch của Tòa án về việc tuyên bố người đó là mất tích
+ Việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết: Theo khoản 1 Điều
336 BLTIDS, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu BLTTDS không
quy định về thủ tục thông báo tìm kiếm người trên các phương tiện thông tin đạichúng trong trường hợp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết Tuy
nhiên, c¢ quan điểm cho rằng khi giải quyết yêu cầu nay bắt buộc phải thông báotìm kiếm người vắng mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng vì xuất phát từ
ý nghĩa của việc thông báo tìm kiếm, nên nó là thủ tục bắt buộc khi giải quyết yêucầu tuyé1 bố một người là mất tích Vì vậy, đương nhiên khi giải quyết yêu cầu
tuyên bê một người là đã chết mà chưa qua thủ tục tuyên bố người đó mất tích
(đối với :ác trường hợp theo điểm b, c, d khoản 1 Điều 81 BLDS) thì thông báotìm kiếm cũng là thủ tục bắt buộc Đối với trường hợp người bị tuyên bố mất tích,
nhưng sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luậ mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống (điểm a khoản | Điều 81 BLDS) vì có yêu cầu tuyên bố người đó là đã chết thì vẫn phải tiến hành thủ tục thông bá› tìm kiếm Trong khoảng thời gian 3 năm đó cũng có thể người bị tuyên
bố mất tch đã xuất hiện nhưng họ và những người liên quan không yêu cầu hủy
quyết dith tuyên bố mất tích của Tòa án Cho nên, để dam bảo tính chính xác của
Trang 26quyết định tuyên bố người đó đã chết, Tòa án phải xác định một lần nữa về tin tứccủa họ bằng việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc xác minh tin tức của người bị yêu cầu tuyên bố đã chết và việc đìnhchỉ việc xét đơn yêu cầu hay chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chếtđược thực hiện tương tự như ở thủ tục xét đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một ngườimất tích Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên
bố một người là đã chết Trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chếtcủa người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quyđịnh của BLDS Khi quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực phápluật, thì các quan hệ về nhân thân, hôn nhân gia đình được giải quyết như đối vớinhững người đã chết; tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theopháp luật thừa kế
- Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tíchhoặc là đã chết
+ Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết:Điều 333 và Điều 338 BLTTDS quy định người bị tuyên bố mất tích hoặc là đãchết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án đã ra quyếtđịnh tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết hủy bỏ quyết định tuyên bố mộtngười mất tích hoặc là đã chết Đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định một người
là mất tích hoặc là đã chết có nội dung quy định tại Điều 312 BLTTDS Người có
đơn yêu cầu phải gửi kèm theo đơn là quyết định tuyên bố một người mất tíchhoặc là đã chết của Toà án và chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố mất tíchhoặc là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống
Tuy nhiên, nếu người đã bị tuyên bố là đã chết có quyền yêu cầu hủy quyết
định tuyên bố họ đã chết là không hợp lý bởi khi họ bị tuyên bố là đã chết, thì kể
từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật năng lực chủ thể của họ
đã chấm dứt Nếu họ trở về hoặc có tin tức xác thực họ còn sống vẫn cần phải xácđịnh lại
Ngoài ra, BLTTDS chỉ quy định quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã
chết cho những người có quyền, lợi ích liên quan, còn cơ quan, tổ chức hữu quan
không có quyền yêu cầu Tuy nhiên, sự kiện một người bị tuyên bố là đã chết trở
về không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của những người có liênquan với người trở về mà còn ảnh hưởng đến nghĩa vụ của người bị tuyên bố là đã
chết với người khác, với xã hội Ví dụ: người bị tuyên bố là đã chết trở về phải
Trang 27thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội
mà họ đã gây ra, phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án Nhưng thông thường, nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về là người phải thực hiện nghĩa vụ thì họ thường
có tâm lý lần trốn pháp luật nên họ và những người thân thích của họ sẽ khôngyêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố đã chết Để bảo vệ lợi ích chung của xãhội, theo chúng tôi trong trường hợp này các cơ quan, tổ chức hữu quan như Uỷban nhân dân nơi cư trú của người đó, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải cóquyền yêu cầu hủy quyết định tuyên bố người đó là đã chết trong trường hợpngười đó đang bị khởi tố về hình sự
+ Việc xét đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tíchhoặc là đã chết: Điều 334 và 339 BLTTDS quy định, trong thời han mười lam
ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất
tích hoặc là đã chết, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu Trong trườnghợp, không có căn cứ để chứng minh người đó là còn sống hoặc đã trở về thì Tòa
án không chấp nhận đơn yêu cầu Nếu có tin tức xác thực là người đó còn sốnghoặc đã trở về thì Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu và Toà án ra quyết định huỷ bỏquyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết; trong đó Toà án phảiquyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mấttích hoặc là đã chết
Theo quy định của BLDS, khi quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mộtngười mất tích có hiệu lực pháp luật thì trong trường hợp vợ hoặc chồng của người
bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc
có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lựcpháp luật Về tài sản, người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do
người quản lý tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán
chi phí quản lý Khi quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
có hiệu lực pháp luật thì quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được
khôi phục, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã đượcTòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 BLDS thì quyết định cho lyhôn vẫn có hiệu lực pháp luật; vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã
kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật Về tài sản, người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người nhận tài sản thừa kế trả lại giá trị tài sản hiện còn Trong trường hợp người thừa kế của
người bị tuyên bố là đã chết biết người này vẫn còn sống mà cố tình dấu giếm
Trang 28nhằm hưởng tài sản thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận kể
cả hoa lợi lợi tức, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường Tuy nhiên, việc giải quyếthậu quả về tài sản khi người bị tuyên bố mất tích hoặc đã chết trở về sẽ được giảiquyết cùng yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chếthay phải tách riêng giải quyết trong vụ việc khác là vấn đề còn có các quan điểmkhác nhau Có quan điểm cho rằng, theo quy định của BLDS thì khi hủy quyếtđịnh tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết thì phải giải quyết các hậu quả vềnhân thân và tài sản liên quan đến người đó nên Tòa án phải giải quyết và quyếtđịnh các vấn đề về tài sản liên quan đến họ trong quyết định hủy quyết định tuyên
bố một người mất tích hoặc đã chết Quan điểm khác lại cho rằng BLDS chỉ quyđịnh về mặt nội dung là khi hủy quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là
đã chết thì phải giải quyết các hậu quả về nhân thân và tài sản liên quan đến người
đó Còn thủ tục giải quyết hậu quả đó như thế nào do pháp luật tố tụng dân sự quyđịnh Vì vậy, nếu các đương sự không tranh chấp về việc giải quyết hậu quả tàisản thì Tòa án sẽ quyết định luôn trong quyết định hủy quyết định tuyên bố mộtngười mất tích hoặc là đã chết Còn nếu các đương sự không thỏa thuận được màtranh chấp về việc giải quyết hậu quả về tài sản thì trong quyết định hủy quyếtđịnh tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết Tòa án chỉ tuyên cho người bịtuyên bố mất tích hoặc là đã chết mà còn sống có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án
giải quyết Khi đương sự khởi kiện về việc giải quyết hậu quả về tài sản Tòa án sẽ
thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự
2.2.2.3 Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình
BLTDS không có các quy định cụ thể về thủ tục giải quyết các yêu cầu về
hôn nhân và gia đình trong khi trên thực tế những loại việc này chiếm tý lệ lớn trong tổng số các loại việc dân sự phát sinh tại Toà án Trước khi có BLTTDS, tất
cả các vụ việc về hôn nhân và gia đình dù có tranh chấp hay không có tranh chấp đều được giải quyết theo một thủ tục chung thống nhất Nay theo BLTTDS thủ tục giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình được tách ra và khác hoàn toàn so với
thủ tục giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình Trong khi đó, do tính chất
và đặc điểm của những việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình,
trong quá trình giải quyết có thể có sự chuyển hóa từ việc dân sự sang vụ án dân
sự hoặc ngược lại và khi đó sẽ áp dụng thủ tục nào để giải quyết là những vấn đề
vô cùng khó khăn cho các thẩm phán khi giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình Những vướng mắc đó cụ thể như sau:
Trang 29- Về thủ tục giải quyết việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật:
Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được đặt ra trong trường hợp vợchồng chung sống với nhau có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm một trong các điềukiện kết hôn theo quy định tại Điều 9 LHN & GD đó là điều kiện về độ tuổi, điềukiện về sự tự nguyện, các điều cấm kết hôn Khi một hoặc các bên yêu cầu hủyviệc kết hôn trái pháp luật thì Toà án thụ lý và giải quyết theo thủ tục giải quyếtviệc dân sự.
Vấn đề đặt ra là khi đương sự yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật đồngthời có tranh chấp về tài sản chung hoặc nuôi con, cấp dưỡng nuôi con thì haiquan hệ này có được giải quyết trong việc hủy việc kết hôn trái pháp luật haykhông hay phải tách ra để giải quyết bằng việc dân sự và vụ án dân sự riêng biệt?Nếu yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và yêu cầu giải quyết tranh chấp tàisản chung, nuôi con được giải quyết theo hai thủ tục khác nhau thì Toà án có thểđồng thời thụ lý và giải quyết song song hai vụ việc hay không? Phải chăng đương
sự phải chờ Toà án giải quyết xong yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mới có
thể làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản, nuôi con Điều này thực sựgây phiền phức cho người dân và lãng phí thời gian, tiền của Nhà nước và của cácđương sự và trai với mục đích của việc xây dung thủ tục giải quyết việc dân sự
- Về thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn:
Theo quy định tại Điều 90 LHN & GD thì thuận tình ly hôn là việc cả hai
vợ chồng cùng có yêu cầu chấm đứt quan hệ hôn nhân trong đó thỏa thuận được
về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Khi cảhai vợ chồng yêu cầu thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản thì theo khoản 2Điều 28 BLTTDS Toà án thụ lý và giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.Tuy nhiên, nếu sau khi thụ lý yêu cầu thuận tình ly hôn, hai vợ chồng lại không
thoả thuận được với nhau về một trong ba mối quan hệ trên, có thể có sự thay đổi
một phần hoặc toàn bộ nội dung cần giải quyết trong vụ việc Trong trường hợp
này, các đương sự đã thay đổi phương thức giải quyết mâu thuẫn từ thỏa thuận
sang tranh chấp Đây là một vấn đề phức tạp không được dự liệu trong các quyđịnh của BLTTDS Tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HDTP hướng dẫn thi hành một
số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung của BLTTDS" tại mục I,
điểm 7.2, quy định: Trường hợp các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của BLTTDSnhưng sau khi Tòa án thụ lý và trong quá trình giải quyết việc dân sự các bên có
Trang 30sự thay đổi về thỏa thuận thì cần phân biệt như sau:
a Nếu các bên thay đổi sự thỏa thuận (một phần hoặc toàn bộ) bằng một sựthỏa thuận mới thì Tòa ấn tiếp tục giải quyết việc dân sự theo thủ tục chung
b Nếu một hoặc các bên thay đổi sự thỏa thuận (một phần hoặc toàn bộ)nhưng không thỏa thuận được về vấn đề đã thỏa thuận trước đó và có tranh chấp,thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu Tòa án căn cứ vào Điều 311 và điểm ckhoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự Trongtrường hợp này, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết nếu họ vẫn có yêu cầu
Tòa án giải quyết, thì phải khởi kiên vụ án theo thủ tục chung.
Việc hướng dẫn này của TANDTC chưa thực sự hợp lý, bởi vì để ra quyết
định đình chỉ giải quyết việc thuận tình ly hôn, Tòa án phải giải thích để đương sự
rút đơn yêu cầu đồng thời hướng dẫn họ khởi kiện vụ án nếu có yêu cầu Đây là
một việc làm không đơn giản đối với các đương sự khó tính Người dân không thể
hiểu nổi tại sao chỉ mỗi yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân phải làm nhiều thủtục long vòng như vay Chưa kể việc mất tiền tam ứng án phí một lần nữa đối vớithủ tục khởi kiện mới không phải lúc nào người dân cũng chấp nhận Về phía
đương sự nếu họ kiên quyết không rút đơn thì Tòa án cũng không thể đình chỉ giải
quyết việc thuận tình ly hôn được Ngoài ra, trong trường hợp này đương sự chỉ
thay đổi yêu cầu chứ không rút toàn bộ yêu cầu, đối tượng của vụ việc mà Toà án đang xem xét không thể bị triệt tiêu, do vậy, không thể làm phức tạp thêm thủ tục
bằng cách ra quyết định đình chỉ việc giải quyết việc dân sự và buộc đương sựkhởi kiện lại từ đầu theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự Bên cạnh đó, theo quy
định tại Điều 311 BLTTDS thì về nguyên tắc quyết định đình chỉ giải quyết việc
dân sự vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm như quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự Vậy nếu quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự bị
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì các đương sự có thể thực hiện quyền khởi
kiện vụ án ngay không hay phải chờ Toà án cấp phúc thẩm giải quyết xong kháng
cáo, kháng nghị mới có thể thực hiện quyền khởi kiện của mình?
Tương tự như trên, đối với trường hợp các bên yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn nhưng lại có tranh chấp với người thứ ba
về khoản nợ chung của vợ chồng nếu Toà án tách ra để giải quyết bằng hai thủ tục
riêng biệt là việc dan sự về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài
Trang 31sản khi ly hôn và vụ án dân sự về đòi nợ thì cũng khong đảm bảo được quyền, lợiích hợp pháp của chủ nợ.
- Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trựctiếp nudi con sau khi ly hôn
Đây là một yêu cầu phát sinh từ hậu quả của việc ly hôn mà trong bản án ly hôn, tòa án có giải quyết cả vấn dé nuôi con Điều này có nghĩa trong bản án lyhôn, quyền nuôi con thuộc về người cha hay người mẹ đã được tòa án xác định cụthể Tuy nhiên, sau khi bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật, người cha, người mẹlại thỏa thuận lại về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nên họ làm đơn đến tòa
án yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận đó Quyền yêu cầu tòa án công nhận sựthỏa thuận của các bên đã ly hôn về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con là hoàntoàn chính đáng bởi lẽ việc ly hôn chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ vàchồng, còn quan hệ giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại, không thể chấm dứt Sau khi
ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mấtnăng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không thể tự nuôi sốngmình Nếu sau này điều kiện kinh tế, sinh hoạt của người cha, người mẹ thay đổi,mặt khác xuất phát từ quyền lợi và nguyện vọng của người con, người cha, người
mẹ đã ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
Mặc dù trong BLTTDS có ghi nhận yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về
việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết
của tòa án nhưng BLTTDS lại không quy định cụ thể về thủ tục tố tụng để giải
quyết yêu cầu này Vì vậy trong thực tiễn tố tụng, các thẩm phán rất lúng túng vì chưa có những cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết Hiện tại, thủ tục giải quyết loại
việc này trước hết được áp dụng các quy định chung của BLTTDS về thủ tục giảiquyết việc dân sự
- Thú tục giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưathành niên hoặc quyền thăm nom con chung sau khi ly hôn
Khi người cha, người mẹ có một trong những hành vi trái pháp luật được
quy định tại Điều 41 LHN & GD thì người cha, người mẹ, người thân thích của
con chưa thành niên, cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có
Trang 32quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền hạn chế mot số quyền của cha, mẹ đối vớicon chưa thành niên.
Khi người đang trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bị người đến thăm con cóhành vi nhằm cản trở, phá hoại hạnh phúc mới của bên trực tiếp nuôi con hoặc cónhững hành vi nhằm gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc nuôi dưỡngcon thì họ có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền của người đến thăm nom con
Trong BLTTDS cũng thừa nhận hai loại việc này thuộc thẩm quyền giảiquyết của tòa án tại khoản 4 Điều 28 BLTTDS Tuy nhiên, cũng giống như việc
công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con, BLTTDS chỉ quy
định loại việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án chứ không quy định cụ
thể thủ tục giải quyết loại việc này Hiện tại, thủ tục giải quyết yêu cầu hạn chếquyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con trướchết được áp dụng các quy định chung của BLTTDS về thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Cũng giống như các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình BLTTDS chỉ quy
định yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án mà không quy định cụ thể về thủ tục giải quyết yêu cầu này Tuy nhiên, cóphải tất cả các yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi đều giải quyết theo thủ tụcgiải quyết việc dân sự hay không? Trong trường hợp cha mẹ nuôi và con nuôi đãthành niên tự nguyện thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi thì Toà án có thụ lý
và giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự không? Hoặc trong trường hợpmột bên cha mẹ nuôi, người giám hộ của người con nuôi chưa thành niên hoặccon nuôi đã thành niên yêu cầu Toà án chấm đứt việc nuôi con nuôi còn bên kia
không yêu cầu thì Toà án sẽ thụ lý và giải quyết theo thủ tục việc dân sự hay thủ tục giải quyết vụ án dân sự? Nếu áp dụng thủ tục giải quyết việc dân sự thì phải
đảm bảo loại việc đó không có tranh chấp Nhưng nếu áp dụng thủ tục giải quyết
vụ án dan su thì loại vụ án này lại không được liệt kê thuộc thẩm quyền giải quyết
của tòa án theo quy định tại Điều 27 BLTTDS
Nhu vậy, đã đến lúc TANDTC phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình để tạo ra sự thống nhất cho các tòa
trong viéc áp dụng pháp luật giải quyết các loại việc này
Trang 332.3 Yêu cầu, nội dung và giải pháp hoàn thiện pháp luật tổtụng dân sự về việc đân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự
2.3.1 Yêu cầu của uiệc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự vé
uiệc dân sự va thủ tục gidi quyết uiệc dân sự
Trên cơ sở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc dan sự và thủ tụcgiải quyết việc dân sự, pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về việcdân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự trong những năm gần đây, cũng như quatham khảo pháp luật một số nước trên thế giới cho thấy việc hoàn thiện pháp luật
và thực hiện tốt hơn nữa pháp luật về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự
là nhu cầu tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế - xã hội, quá trình xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và thực hiện nghị quyết của Đảng
về chiến lược cải cách tư pháp Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về việc dan sự vàthủ tục giải quyết việc dân sự phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể sau:
- Khắc phục được những điểm bất cập của pháp luật hiện hành về việc dân
sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, cụ thể: các quy định của pháp luật về việc dân
sự và thủ tục giải quyết việc dân sự còn khái quát, chưa cụ thể, chưa có tính hệthống Ngoài quy định của BLTTDS, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa banhành văn bản hướng dẫn nên nhiều vấn để còn bỏ ngỏ chưa có quy định gây
không ít khó khăn cho quá trình giải quyết việc dân sự như chưa có quy định về
thời hạn và thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình, chưa có cơ chế
hợp lý trong việc chuyển hóa giữa thủ tục giải quyết việc dân sự sang thủ tục giải quyết việc dân sự Nhiều vấn dé BLTTDS quy định không rõ ràng cụ thể như đương sự trong việc dân sự, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm việc dân sự, hòa giải
việc dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
- Khắc phục được những hạn chế cơ bản của thực tiễn áp dụng các quy địnhcủa pháp luật hiện hành về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự như chưa
tuân thủ triệt để pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, nhầm lẫn giữa việc dân sự và vụ án dân sự dẫn đến áp dụng sai luật tố tụng dân sự, nhiều trường hợp Toà án xác định sai đương sự dẫn đến việc triệu tập thiếu
hoặc triệu tập cả những người không phải là đương sự tham gia vào quá trình giải quyết việc dân sự, đã làm cho quá trình giải quyết việc không đúng đắn, quá trình
giải quyết việc bị kéo đài, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được tôn
trọng và bảo vệ
Trang 34- Dap ứng hơn nữa yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyển Việt Nam XHCN là tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và bảo vệ kịp thời các quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Kịp thời thể chế hóa nghị quyết của Đảng về "Chiến lược cải cách tưpháp” đó là xây dựng một cơ chế xét xử linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ; giải quyếtcác yêu cầu của đương sự một cách nhanh chóng và bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các cá nhân, cơ quuan, tổ chức
- Đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là thủ tục tố tụng cần phải đảm bảo tính kháchquan, công khai, minh bạch, nhanh gọn và chặt chẽ.
2.3.2 Những giải pháp nhằm hodn thiện pháp luật tố tụng dân sự vé
viéc dân sự va thủ tục giải quyết uiệc dân sự
2.3.2.1 Về quy định chung về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dan sự
- Về những loại việc áp dung thủ tục giải quyết việc dân sự: Cần xác địnhcác loại việc dân sự dựa vào một trong các tiêu chí sau:
+ Các đương sự không có tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp do cácđương sự đã tự thoả thuận được với nhau về các tình tiết của sự việc cũng nhưnhững quyền và lợi ích giữa các đương sự và họ cùng yêu cầu Toà án công nhận
sự thỏa thuận đó Do đó, trong BLTTDS cần bổ sung thêm một số loại việc dân sựnhư yêu cầu công nhận sự thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa người connuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận chấm dứtquan hệ hôn nhân trái pháp luật và thỏa thuận được về chia tài sản và nuôi con,yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ quan hệpháp luật dân sự, kinh doanh thưong mại và lao động.
+ Các đương sự không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp nhưng dotính chất đặc thù của loại việc và chỉ có một bên đương sự yêu cầu Tòa án xácđịnh một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhận quyền về dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động Do đó, trong BLTTDS cần
bổ sung thêm loại việc dân sự là yêu cầu xác nhận cha mẹ cho con hoặc xác địnhcon cho cha mẹ, yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng
- Về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: cần hướng dẫn cụ thể những
loại việc dân sự không áp dụng thời hiệu yêu cầu đó là các yêu cầu liên quanquyền nhân thân của cá nhân Cụ thể:
Trang 35+ Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành
vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân su;
+ Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tàisản của người đó;
+ Yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, huỷ bỏ quyết địnhtuyên bố một người mất tích hoặc đã chết;
+ Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
+ Yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặcquyền thăm nom con sau khi ly hôn;
+ Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
+ Yêu cầu xác nhận cha mẹ cho con hoặc xác nhận con cho cha mẹ
+ Yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng;
+ Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;+ Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con;+ Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân trái phápluật và thỏa thuận được về chia tài sản và nuôi con;
+ Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa ngườicon nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi;
- Về đương sự trong việc dân sự:
+ Cần bổ sung vào Mục 1 Chương VỊ phần về đương sự trong việc dân sự.Theo đó, đương sự trong việc dân sự bao gồm người yêu cầu và người có liên quanđến yêu cầu Người yêu cầu trong việc dân sự là người đưa ra yêu cầu Tòa án công
nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay cham
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, công nhận hoặckhông công nhận quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại
và lao động Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vàoviệc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về nhữngvấn đề lên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ
+ Cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc dân sự;quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu và người có liên quan đến yêu cầu
Trang 36- Về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc dânsự: Cần bố sung quy định về sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự trong việc dan sự để phù hợp với LLS năm 2006 vàPLTTTMVN năm 2003.
- Về hòa giải trong việc dân sự: Cần hướng dan cu thể những loại việc dân
sự nào Toà án được tiến hành hòa giải và những loại việc dân sự nào Toà án khôngđược hòa giải Cụ thể, Toà án không được hòa giải đối với các việc dân sự trừ yêucầu công nhận thuận tình ly hôn
- Về việc áp dung các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Cần bổ sung vàoChương VIII quy định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạmthời trong quá trình giải quyết tất ca các loại việc dân sự
- Về thời hạn giải quyết việc dân sự: Cần quy định thời hạn giải quyết việc
về dân sự là ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu Trong thời hạn mườilăm ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp để
xét đơn yêu cầu
- Về thủ tục giải quyết việc dân sự:
+ Cần quy định cụ thể về thủ tục thụ lý việc dân sự và việc chuẩn bị giảiquyết việc dân sự Cụ thể:
- Về thủ tục thụ lý việc dan sự: sau khi nhận được đơn yêu cầu toa án sékiểm tra đơn yêu cầu về cả nội dung và hình thức Toà án phải kiểm tra các điềukiện về nội dung yêu cầu như quyền yêu cầu của người có yêu cầu, năng lực hành
vi tố tụng dân sự của họ, thời hiệu yêu cầu, thẩm quyền giải quyết yêu cầu, yêu
cầu đó đã được toà án xem xét, giải quyết hay chưa, yêu cầu giải quyết việc dân
sự có phải do cơ quan liên quan xem xét giải quyết trước hay không? Trongtrường hợp, nội dung đơn yêu cầu vi phạm các điều kiện trên toà án sẽ ra quyếtđịnh trả lại đơn yêu cầu Các đương sự cũng có quyền khiếu nại với chánh án toà
án về việc trả lại đơn yêu cầu Trong trường hợp nội dung đơn yêu cầu thuộc thẩm
quyền giải quyết của toà án khác, toà án sẽ chuyển đơn yêu cầu đến toà án có thẩm quyền giải quyết Cùng với việc kiểm tra các điều kiện về nội dung đơn yêu cầu, toà án đồng thời phải kiểm tra hình thức đơn yêu cầu Nếu hình thức đơn yêu
cầu chưa rõ ràng, đầy đủ toà án sẽ yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn
theo quy định tại Điều 312 BLTTDS Trong trường hợp, đơn yêu cầu đã đúng và
đầy đủ các điều kiện về nội dung và hình thức thì toà án sẽ xác định tiền tam ứng
lệ phí và thông báo cho người có yêu cầu phải nộp số tiền đó tại cơ quan thi hành
Trang 37án cùng cấp, trừ trường hợp được miễn lệ phí hoặc miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí.Khi người yêu cầu xuất trình biên lai nộp tạm ứng lệ phí, toà án sẽ ra quyết địnhthụ lý đơn yêu cầu Nếu người yêu cầu được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí hoặcmiễn nộp lệ phí thì toà án sẽ thụ lý đơn yêu cầu, kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu.
- Về việc chuẩn bị giải quyết việc dân sự: Sau khi ra quyết định thụ lý đơnyêu cầu, chánh án toà án phân công thẩm phán hoặc hội đồng phụ trách việc giảiquyết đơn yêu cầu Thẩm phán phụ trách việc giải quyết đơn yêu cầu hoặc mộtthẩm phán trong hội đồng sẽ tiến hành các công việc như thông báo việc thụ lý;
nghiên cứu đơn yêu cầu và các chứng cứ, tài liệu do đương sự gửi kèm theo; yêu
cầu các đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ; thực hiện một hoặc một sốbiện pháp thu thập chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS theo yêu cầucác đương sự; bảo quản, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ.v.v Sau khi
chuẩn bị đủ điều kiện đưa việc dân sự ra giải quyết thì toà án ra quyết định mở
phiên họp giải quyết việc dân sự Trong quyết định mở phiên họp giải quyết việc
dân sự phải xác định rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, họ, tên những ngườitiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng Sau khi ra quyết định mởphiên họp giải quyết việc dân sự toà án phải gửi ngay quyết định này cho người có
yêu cầu, người có liên quan, viện kiểm sát cùng cấp để viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên họp Thời hạn tối đa để viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Trong quá trình chuẩn bị giải quyết việc dân
sự, tuỳ từng trường hợp khi có các căn cứ do pháp luật quy định thẩm phán sẽ ra
các quyết định khác nhau như tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết việc dân sự,
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.v.v.
+ Cần quy định cơ chế chuyển tiếp giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với
thủ tục giải quyết vụ án dân sự, theo đó trong quá trình Toà án giải quyết việc dân
sự mà một hoặc các bên thay đổi sự thoả thuận theo hướng có tranh chấp thì Toà
án sơ thẩm sẽ yêu cầu đương sự nộp bổ sung tiền tạm ứng án phí theo vụ án dân
sự và sau đó ra quyết định áp dụng thủ tục giải quyết vụ án dân sự để giải quyết yêu cầu có tranh chấp Sau khi ra quyết định này, Thẩm phán căn cứ vào các quy
định của BLTTDS để tiếp tục tiến hành các thủ tục xác minh, thu thập chứng cứ
đối với yêu cầu có tranh chấp, nếu hoà giải không thành thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà sơ thẩm.
+ Can quy định quyết định giải quyết việc dan sự không bị kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm để phù hợp với mục đích của việc xây dựng thủ tục giải
Trang 38quyết việc dân sự là đơn giản hóa thủ tục tố tụng và giải quyết nhanh chóng, chínhxác việc dân sự.
2.3.2.2 Các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự cụ thể
- Về thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
+ Bỏ quy định người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết địnhtuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Cần quy định trong trường hợp cá nhân không còn trong tình trạng mấthoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện của họ, Hội liên hiệpphụ nữ Việt Nam, cơ quan về dân số, gia đình, trẻ em có quyền, nghĩa vụ yêu cầuToà án xác định lại năng lực hành vị dân sự của cá nhân
+ Cần sửa đổi lại các quy định tại Điều 320, Điều 321 và Điều 323BLTTDS theo hướng dẫn chiếu việc áp dụng các quy định về thời hạn chuẩn bị xétđơn yêu cầu, những người tham gia phiên họp, quyết định giải quyết yêu cầu v.v sang Điều 313, Điều 315 BLTTDS
- Về thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên
bố một người mất tích hoặc là đã chết:
+ Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt,
tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết: Cần sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 35
BLTTDS theo hướng Toà án nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu thông báotìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đãchết trước khi người đó biệt tích hoặc trước khi không có tin tức xác thực về việcngười đó còn sống có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm ngườivắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố mộtngười mất tích hoặc là đã chết
Ngoài ra, bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 36 BLTTDS quy định đối với
yêu cầu về dân sự quy định tại khoản 2, 3 Điều 26 BLTTDS thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc có tài sản giải quyết.
+ Cần hướng dẫn cụ thể khi Toà án chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một
người là mất tích thì Toà án bắt buộc phải ra quyết định thông báo tìm kiếm người
bị yêu cầu tuyên bố mất tích nhưng Toà án không phải mở phiên họp để ra quyết
định đó
Trang 39+ Cần quy định trong trường hợp nếu đương sự chỉ yêu cầu xác định mộtngười là mất tích thì Toà án giải quyết yêu cầu theo thủ tục giải quyết việc dân sự;nếu đương sự yêu cầu xác định một người mất tích và đồng thời yêu cầu xin lyhôn đối với người đó thì Toà án có thể giải quyết cả hai yêu cầu này trong cùngmột vụ án và theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
+ Bổ sung vào Điều 336 BLTTDS quy định trong thời hạn 20 ngày, kể từ
ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải ra quyết địnhthông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết Nội dung thông báo vàcông bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 327 và Điều 328BLTTDS Thời han thông báo là 4 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên
- Về thủ tục giải quyết yêu cầu hity bỏ quyết định tuyén bố một người mấttích hoặc là đã chết:
+ Bỏ quy định người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực
là người đó còn sống có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết địnhtuyên bố một người là đã chết
+ Cần quy định cơ quan, tổ chức hữu quan như ủy ban nhân dân nơi cư trúcủa người bị tuyên bố là đã chết, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyền yêucầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
+ Cần hướng dẫn cụ thể việc giải quyết hậu quả về tài sản khi người bịtuyên bố là mất tích hoặc đã chết trở về Cụ thể, nếu các đương sự không tranhchấp về việc giải quyết hậu quả tài sản thì Tòa án sẽ quyết định luôn trong quyếtđịnh hủy quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết Còn nếu các
đương sự không thỏa thuận được mà tranh chấp về việc giải quyết hậu quả về tài
sản thì trong quyết định hủy quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã
chết Tòa án chỉ tuyên cho người bị tuyên bố mất tích hoặc là đã chết mà còn sống
có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Khi đương sự khởi kiện về việc giải
quyết hậu quả về tài sản Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án
thời yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản chung, nuôi con thì Toà án có thể giải
Trang 40quyết ca hai yêu cầu này trong cùng một vụ án và theo thủ tục giải quyết vụ ánđân sự.
- Về thi tục giải quyết việc thuận tình ly hôn:
+ Cần quy định về thủ tục hòa giải đối với việc thuận tình ly hôn Cụ thể:nếu hei vợ chồng hòa giải đoàn tụ thành, trở về chung sống với nhau thì Toà ánlập biên bản hòa giải đoàn tụ thành và ra quyết định đình chỉ việc giải quyết việcthuận tinh ly hôn; nếu hai vợ chồng hòa giải đoàn tu không thành, vẫn kiên quếtxin ly hôn thì Toà án lập biên ban hòa giải đoàn tụ không thành và ra quyết định
mở phiên họp xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn
+ Cần quy định trường hợp khi Toà án giải quyết việc thuận tình ly hôn,
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà một trong các bên đương sự thay đổi sự thỏa
thuận (một phần hoặc toàn bộ) theo hướng có tranh chấp hoặc vợ chồng có tranhchấp với người thứ ba về khoản nợ chung của vợ chồng thì Toà án sẽ ra quyết định
áp dụng thủ tục giải quyết vụ án dân sự để giải quyết các tranh chấp Nếu hòa giảikhông thành thì thẩm phán lập biên bản hòa giải trong đó ghi rõ những nội dungcác đương sự thỏa thuận được, không thỏa thuận được và ra quyết định đưa vụ án
ra Xét xử Tại phiên tòa, hội dồng xét xử ra bản án trong đó ghi nhận những nộidung các đương sự thỏa thuận được trước khi xét xử và ghi rõ các đương sự
không được kháng cáo, Viện kiểm sát không được kháng nghị để yêu cầu xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm đối với các thỏa thuận này.
- Về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người
trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi: cần quyđịnh về thủ tục chuyển tiếp giữa thủ tục giải quyết việc dân sự và thủ tục giảiquyết vụ án dân sự giống như đối với thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn
- Cần quy định cụ thể về thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình Cụ thể, về nguyên tắc thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình
được á dụng các quy định chung về giải quyết việc dân sự Bên cạnh đó, người
có quyển yêu cầu, căn cứ giải quyết việc hôn nhân và gia đình được áp dụng theoquy định của LHN & GD
Trên đây là tóm tắt kết quả của việc nghiên cứu để tài Hy vọng kết quả
nghiên cứu sẽ được quan tâm sử dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luàt tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, đặc biệt
là trong giảng dạy, đào tạo cán bộ trình độ đại học luật tại Trường Đại học Luật
Hà Nội