1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Một số vấn đề pháp lý trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và các nước

219 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Vấn Đề Pháp Lý Trong Tương Trợ Tư Pháp Về Dân Sự Giữa Việt Nam Và Các Nước
Tác giả TS. Nguyễn Hồng Bắc, ThS. Nguyễn Bá Bình, TS. Hoàng Phước Hiệp, Chuyên viên chính Hồ Văn Phú, TS. Trần Ngọc Việt, ThS. Lưu Thị Kim Dung, ThS. Trần Minh Ngọc, ThS. Nguyễn Thái Mai, ThS. Hà Việt Hưng, ThS. Vũ Thị Phương Lan, ThS. Bùi Thi Thu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Bắc
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật quốc tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 52,5 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, Thuy Điển còn coi tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng của tư pháp quốc tế và được hiểu theo hai nghĩa rộng - hẹp khác nha

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

“MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC”

TRUNG TAM THONG TIN THU viEN|

TRUONG DAI HOC LUAT HA NỘI

PHÒNG ĐỌC 202 |7 ZL |

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hồng Bắc

Trưởng bộ môn Tư pháp quốc tế Khoa pháp luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội

Hà Nội - 2007

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUAT QUOC TE

ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP CƠ SỞ

“MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

VỀ DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC”

- Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hồng Bắc, Trưởng bộ môn Tư pháp quốc tế, Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội.

Thư ký dé tài: ThS Nguyễn Bá Bình, Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội.

Các cộng tác viên tham gia đề tài:

— TS Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp

Chuyên viên chính Hồ Văn Phú, Vụ pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp

TS Trần Ngọc Việt, Thẩm phán Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao ThS Lưu Thị Kim Dung, Trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm sát.

ThS Trần Minh Ngọc, Khoa pháp luật quốc tế, DH Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thái Mai, Khoa pháp luật quốc tế, ĐH Luật Hà Nội.

ThS Hà Việt Hưng, Khoa pháp luật quốc tế, DH Luật Hà Nội

ThS Vũ Thị Phương Lan, Khoa pháp luật quốc tế, ĐH Luật Hà Nội

6 PN oP FF & ReThS Bùi Thi Thu, Khoa pháp luật quốc tế, DH Luật Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004

CHDC Cộng hòa dân chủ

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN Cộng hòa xã hội chú nghĩa

EEC Cộng đồng kinh tế Châu Âu

HOTTTP Hiệp định tương trợ tu pháp

NT Nguyên tắc đối xử quốc gia

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

MỤC LỤC

Mục Trang

PHAN THỨ NHẤT: TONG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 01

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu - + + +++zsvxccxcsxsesxecercea 01

2 Tình hình nghiên cứu đề tài - 0S 2122121 19121152 101121101111 re 02

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài - St S2 v22 rxec 02

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài -. - 2G 2.1121 312 22112 H1 111 Hy ng 03

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài - ¿2c S223 +22 123122 EcrErrrrrkreereea 03

PHAN THỨ HAI: KET QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TẢI 05

1 Một số vấn đề lý luận trong tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự 05

2 Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự theo quy định của pháp luật Việt

Nam và một SỐ nưỚcC ¿c5 222312211 2211251101311 511 g1 như trệt 18

3 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong tương trợ tư

pháp QUOC té VE GAN SUL eee Ỷ.-ỶỶ- ố.ố 35

PHAN THỨ BA: CÁC CHUYEN ĐỀ NGHIÊN CUU THUỘC DE TAl 58

1 Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận của hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự

QUA z-Ie)7 5E (da 61

2 Chuyên đề 2: Vấn đề tống đạt các giấy tờ, tài liệu trong tương trợ tư pháp

VE AM 8/1 73

3 Chuyên dé 3: Van dé thu thập chứng cứ ở nước ngoài va ủy thác tu phápquốc tế trong tương trợ tư pháp về dân sự ¿ +-¿ +++-<c+z+s+2 87

4 Chuyên đề 4: Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết

định dân sự của tòa án nước ngoài -ss S2 SH sen 99

5 Chuyên đề 5: Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của

CONG tal NUGC NQOAL PP ốố.ố 111

6 Chuyên dé 6: Vấn đề miễn hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu trong tương trợ

tư pháp về dân SỰ 2 S22 21251 111111111115 1118111511115 ck TH rat 120

7 Chuyên đề 7: Trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam trong thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự 133

8 Chuyên dé 8: Hợp tác quốc tế đa phương trong tương trợ tư pháp về dân sự 143

Trang 5

9 Chuyên đề 9: Hợp tác quốc tế song phương trong tương trợ tư pháp về dân sự 153

10 Chuyên đề 10: Tương trợ tư pháp về dân sự theo pháp luật của Cộng

11 Chuyên đề 11: Tương trợ tư pháp về dân sự theo pháp luật của các nước

theo hệ thống pháp luật chung Anh-Mỹ (Common LaW) 175

12 Chuyên dé 12: Tương trợ tư pháp về dân sự ở Nhật Bản 183

13 Chuyên đề 13: Tình hình thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự của các

cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền

HƯỚC TìQOÀI G0000 SS SH TS HH nu 194

14 Chuyên dé 14: Tinh hình thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự của các

cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho các cơ quan có thẩm quyền

Trang 6

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

“MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ TRONG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

VỀ DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC”

A PHẦN THỨNHẤT

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Hiện nay, chủ trương của Đảng, mục tiêu, chính sách của của Nhà nước về

hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp theo phương châm Việt Nam sẵn

sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, trên cơ sở tôn trọng

độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có

lợi; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủcủa nhân dân Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như

hiện nay, các nhu cầu về tương trợ tư pháp ngày càng gia tăng, trong đó có không

ít vấn đề phát sinh trong quan hệ với các nước mà Việt Nam chưa kí kết Hiệpđịnh tương trợ tư pháp (HDTTTP) hoặc chưa có các thỏa thuận, cam kết quốc tếliên quan cần được giải quyết Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp

pháp của các cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như ở trong

nước, phục vu tốt hơn quá trình hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày24.5.2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49/QD-

TW ngày 2.6.2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

đã nhấn mạnh vấn đề tương trợ tư pháp

Hiện nay, vấn đề tương trợ tư pháp nói chung và tương trợ tư pháp về dân sựnói riêng được điều chỉnh trong một số điều ước quốc tế (song phương và đaphương) mà Việt Nam là thành viên và được quy định trong văn bản pháp luật doViệt Nam ban hành, đặc biệt có một số quy định về tương trợ tư pháp trong Bộluật tố tụng dân sự năm 2004 và Luật tương trợ tư pháp nam 2007 Nói chung các

|

Trang 7

quy định của pháp luật trong nước về tương trợ tư pháp đã góp phần thực hiện cácyêu cầu về tương trợ tư pháp một cách nhanh chong, hợp lí và có hiệu qua; gópphan bảo vệ lợi ích của nhà nước Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ

quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Việt

Nam; bảo vệ phát huy quyền con người Tuy nhiên, hệ thống pháp luật trong nướccủa Việt Nam còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, không tương thích với các quyđịnh của các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế về tương trợ tư pháp

Vì vậy, việc nghiên cứu “Một số vấn đề pháp lí trong tương trợ tư pháp vềdân sự giữa Việt Nam và các nước” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động tương trợ tư pháp là một vấn đề có tính thời sự, được sự quan tâm,

tìm hiểu của nhiều giới, nhiều ngành, nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Namngày càng hội nhập sâu, rộng Có thể kể tên một số công trình, hội thảo khoa họcnghiên cứu về vấn dé này như: Tọa đàm “về tong trợ tit pháp” do Bộ tư pháp tổ

chức từ ngày 05 đến ngày 07-1 1.2001 tại Hà Nội; Hội thảo “về rương trợ tư pháp”

do nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức ngày 4-5.12.2006; Hội thảo “về tương trợ tupháp về hình sự" do Bộ tư pháp tổ chức từ ngày 06 đến ngày 07.12.2006 tại Hà

Nội Tuy nhiên, các công trình khoa học trên chỉ đề cập đến tương trợ tư phápnói chung và hình sự nói riêng mà chưa có công trình khoa học nào đi sâu tìm

hiểu cụ thể về tương trợ tư pháp về dân sự Vì vậy, việc nghiên cứu dé tài “Mor số

vấn đề pháp lí tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và các nước ” sẽ làm rõhơn những vấn đề mà các công trình khoa học khác đã gợi mở

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu dé tài:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng rõ những quy định của pháp luậtViệt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về tương trợ

tư pháp về dân sự; từ đó đánh giá đúng những điểm chưa phù hợp của pháp luậtViệt Nam trong lĩnh vực này để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Namcho phù hợp với chuân mực quốc tế Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài đưa ra

Trang 8

những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự

ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện thành công mục đích trên, đề tài sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác nghiên cứu và thực thi pháp

luật về tương trợ tư pháp, đặc biệt đối với năng lực của thẩm phán toà án trong

quá trình thực hiện các hành vi tương trợ tư pháp giải quyết các vụ việc dân sự cóyếu tố nước ngoài Qua đó bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các

bên đương sự, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của mối giao lưu dân sự quốc tế

- Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu để phổ biến,

phục vụ cho việc giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội (nhất là trong giaiđoạn hiện nay trường đã đưa môn học Tư pháp quốc tế vào đào tạo theo học chếtín chi), cũng như cho các cơ sở đào tạo pháp luật, viện nghiên cứu cũng như chocác đối tượng khác có quan tâm

- Góp phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp

Với mục đích trên đề tài được bố cục thành 3 phần với các nội dung sau:

1 Những vấn dé lí luận trong tương trợ tư pháp quốc tế về dan su;

2 Quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trong tương trợ tư phápquốc tế về dân sự;

3 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong tương trợ tưpháp quốc tế về dân sự;

4 Pham vi nghiên cứu đề tài

Đây là đề tài tương đối rộng, do vậy đề tài không có tham vọng nghiên cứutất cả các vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự mà chi chủ yếu đề cập

đến một số hoạt động tương trợ tư pháp phổ biến trong thực tế hiện nay Trong

các hoạt động tương trợ tư pháp đó, đề tài chủ yếu đề cập đến quy định của phápluật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên điều chỉnh hoạtđộng tương trợ tư pháp Từ việc đánh giá thực trạng của hoạt động tương trợ tư

pháp, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện dé tài chúng tôi đã sử dung tổng hợp các phương pháp nghiêncứu: Tổng hợp phân tích thống kê khái quát hoá và đặc biệt là phương pháp so

tod

Trang 9

sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong một số chuyên đề của đề tài nhằm

tìm ra những điểm giống nhau, nhất là những điểm khác nhau giữa quy định của

pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế quyđịnh về hoạt động tương trợ tư pháp

Trang 10

B PHẦN THỨHAI

KẾT QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TAI

1 Một số van đề lí luận trong tương tro tư pháp quốc tê về dân sự

1.1 Tổng quan về tương trợ tư pháp

Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970 về những

nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa

các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định các quốc gia

phải có nghĩa vụ hợp tác với nhau Xuất phát từ nguyên tắc này, tương trợ tư phápgiữa các nước về các vấn đề dân sự được coi là một trong những nội dung quan

trọng của nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc

Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được đề cao Điều đó dễ hiểu

bởi lẽ, trước tiên, có những vấn đề mang tính toàn cầu muốn giải quyết có hiệu

quả thì cần phải có sự hợp tác chặt chẽ của nhiều nước khác nhau trên các khuvực địa cầu; một nước hoặc một nhóm nước không thể giải quyết được hoặckhông đủ thẩm quyền quốc tế và quốc nội để giải quyết Mặt khác, nhu cầu pháttriển quan hệ quốc tế, mở rộng giao lưu giữa các dân tộc đã đặt ra sự hỗ trợ lẫnnhau trong xử lý các vấn đề pháp luật về dân sự vốn thuộc thẩm quyền nội bộ củanước này nhưng lại bị giới hạn bởi chủ quyền quốc gia của nước khác

Nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đềpháp luật về dân sự ngày càng trở nên bức thiết Tương trợ tư pháp ngày càng cóvai trò quan trọng trong quả trình hợp tác nhiều mặt giữa các nước Điều đó đượcgiải thích bởi xu hướng xích lại ngày càng gan hơn trong đời sống kinh tế - xã hộicủa các nước, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều người nước

ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ của mỗi quốc gia Trong các giaodịch dân sự, kinh tế-thương mại hàng ngày giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân cácnước khác nhau với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước sở tại đã làm phát sinh

không ít vụ việc dân sự, kinh tế - thương mại đòi hỏi phải được pháp luật điều

chỉnh kịp thời Khi toà án hoặc các cơ quan có thầm quyền của nước sở tại thụ lý

giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài đó thì các cơ quan này không chi căn

cứ vào pháp luật của nước mình điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên, màtrong nhiều trường hợp còn phải dựa vào sự phối hợp giúp đỡ của các toà án, các

cơ quan có thấm quyền của nước ngoài liên quan trong tiến hành một số hành vi

>

Trang 11

tố tụng riêng biệt cần thiết cho việc giải quyết các vụ việc cụ thé đó Do vậy,tương trợ tư pháp trong thời đại ngày nay phải được nhìn nhận như một đòi hỏi

khách quan một nhu cầu tất yếu trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các

trào lưu quan hệ quốc tế giữa các quốc gia nói chung, của các giao dịch dân sự,kinh tế - thương mại giữa các tổ chức, cá nhân các nước khác nhau nói riêng

Xu hướng mở rộng và tăng cường quan hệ tương trợ tư pháp về các vấn đềdân sự đã và đang trở thành vấn đề thời sự đối với những nước có số lượng khálớn người nước ngoài nhập xuất cảnh, cư trú, làm ăn sinh sống ở đây, cũng nhưđối với các nước có nhiều công dân của họ xuất nhập cảnh, cư trú, làm ăn sinhsống ở nước ngoài Đồng thời, với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế vàhội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, thì nhu cầu tương trợ tư pháp càng trở nên

bức thiết Xét về mặt lý luận, quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổcủa mình để thực hiện mọi hành động lập pháp, hành pháp, tư pháp và quản lýcần thiết đối với các cơ quan, tổ chức, công dân của mình trên mọi phương diện,

đặc biệt là quyền tài phán Nhưng quốc gia khó có thể thực hiện thành công

quyền tài phán đó của mình đối với các cơ quan, tổ chức, công dân của mìnhtrong phạm vi lãnh thổ nước khác, nếu không có sự cho phép, sự tương trợ tư phápcần thiết (có thể là tống đạt giấy tờ, tiến hành thu thập chứng cứ, thi hành án )

của các cơ quan Nhà nước nước ngoài hữu quan Tuy nhiên, phạm vi, mức độ,

trình tự thủ tục tương trợ tư pháp và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động

tương trợ tư pháp phần lớn lại phụ thuộc vào ý chí chủ quyền của các quốc gialiên quan mà trước tiên là phụ thuộc vào ý chí chủ quyền của quốc gia được yêucầu Do vậy, xét về mặt này trên phương điện quốc tế, thì tương trợ tư pháp còn

được hiểu như một biểu hiện cụ thể của chủ quyền quốc gia và các quốc gia khácphải hết sức tôn trọng, không được ép buộc hoặc áp đặt để can thiệp vào công

việc nội bộ của quốc gia khác dưới bất cứ hình thức nào Chính vì vậy, các nước

có các luật khác nhau về tương trợ tư pháp để khẳng định rõ nội dung chủ quyền

đó của mình trong quan hệ quốc tế, tuyên bố rõ với cộng đồng quốc tế nhữnghành vi tố tụng riêng biệt không được tiến hành những hành vi tố tụng riêng biệt

dược phép tiến hành, cũng như những quy chuẩn tối thiểu phải tuân theo trong

thực hiện các hoại động tương trợ tư pháp Nhu vậy dưới góc độ pháp luật quốc

tê việc cho phép tiến hành hoặc không cho phép tiến hành những hành vi tố tụng

riêng biệt trong hoạt động tương trợ tư pháp chính là sự biểu hiện vé mặt đối

Trang 12

ngoại của quyền chủ quyền quốc gia, chứ không giản đơn là một nội dung củanghĩa vụ hợp tác quốc tế.

1.2 Các quan niệm về tương trợ tư pháp

1.2.1 Quan niệm về tương trợ tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật lục

địa Châu Âu

Các nước thuộc hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu, về cơ bản, có chung

quan niệm về tương trợ tư pháp quốc tế, cho dù việc giải thích thuật ngữ này củamột vài tác giả có khác nhau

- Ở Cộng hoà Liên bang Đức, tương trợ tư pháp quốc tế được hiểu theo truyền thống tư pháp Đức đó là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các

nước khác nhau trợ giúp lan nhau trong tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp và thực

hiện các hành vi tố tụng riêng biệt khác để thu thập chứng cứ trong một vụ việc tố

tụng tư pháp quốc tế Sau này, khi gia nhập Cộng đồng kinh tế Châu Âu, quan

niệm truyền thống tư pháp quốc tế đó về tương trợ tư pháp được mở rộng để bao

gồm cả việc trợ giúp lẫn nhau trong nhận - gửi thông tin pháp luật nước ngoài,

tống đạt tài liệu, giấy tờ bổ trợ hoạt động tư pháp quốc tế, các thông báo của toà

án và của các cơ quan nhà nước khác, thậm chí cả việc thi hành các quyết định về

thu án phí Theo Quy chế về tương trợ tư pháp quốc tế về các vấn đề dân sự ngày19/10/1956, thì tương trợ tư pháp quốc tế về các vụ việc dân sự còn được hiểu làmọi sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc giải quyếtcác vụ việc dân sự quốc tế, cho dù việc trợ giúp đó là nhằm mục đích tương trợ

cho một toà án hoặc một cơ quan tư pháp nước ngoài trong tiến hành một số hành

vi tố tụng dân sự riêng biệt tại Đức theo yêu cầu của nước ngoài, hoặc nhằm mụcđích tương trợ cho một toà án hoặc một cơ quan tư pháp nước Đức trong tiến hànhmột số hành vi tố tụng dân sự riêng biệt tại nước ngoài theo yêu cầu của toà ánhoặc cơ quan tư pháp Đức

Cộng hoà Pháp cũng có quan niệm về tương trợ tư pháp quốc tế cơ bản giốngnhư Đức; phạm vi tương trợ tư pháp quốc tế còn bao gồm cả việc trợ giúp lannhau trong tống đạt giấy tờ và thực hiện các uỷ thác tư pháp về thu tiền cấp

dưỡng, thu lệ phí tư pháp từ, thu cược án phí (bảo chứng ngoại kiều án quỹ) từ

người nước ngoài, thực hiện các hoạt động chứng minh chứng cứ tư pháp giámđịnh tư pháp trên cơ sở pháp luật nước ngoài công nhận và thi hành các bản án.quyết định dân sự

Trang 13

Pháp luật Nhật Bản, Italy và một số nước khác thuộc hệ thống pháp luật

Châu Âu lục địa cũng có cách hiểu về khái niệm tương trợ tư pháp quốc tế tương

tự cách hiểu nói trên của Đức và Pháp Bên cạnh đó, Thuy Điển còn coi tương trợ

tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng

của tư pháp quốc tế và được hiểu theo hai nghĩa rộng - hẹp khác nhau, nhưng chủ

yếu vân bao gồm các nội dung về trợ giúp lan nhau trong tống đạt giấy tờ, tài liệu

tư pháp, thu thập chứng cứ trong các vụ việc dân sự - thương mại quốc tế, trợ giúplẫn nhau trong áp dụng đúng pháp luật nước ngoài, công nhận và thi hành bản án,

quyết định của toà án và quyết định của trọng tài nước ngoài, trao đổi thông tin

pháp luật, hỗ trợ trong việc miễn hợp pháp hoá các giấy tờ

1.2.2 Quan niệm về tương trợ tư pháp trong hệ thống pháp luật án lệ(Common Law)

Các nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ Anh-My (Common Law) không có

cách quan niệm chung về tương trợ tư pháp quốc tế, không có quan niệm tương

trợ trong các hoạt động tố tụng như các nước Châu Âu lục địa Trong hệ thống

pháp luật án lệ Anh-Mỹ, tương trợ tư pháp quốc tế trước hết được hiểu đơn giản là

các hoạt động dịch vụ (service) trong tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp và hoạt

động thu thập chứng cứ ở nước ngoài (evidence abroad) Trong thực tiễn tư pháp,

toà án các nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ Anh - Mỹ thường thực hiện việclấy lời khai của nhân chứng ở nước ngoài thông qua một người được toà án hoặc

cơ quan nhà nước có thẩm quyển uỷ nhiệm làm việc đó dưới tên gọi làCommissioner (Uỷ nhiệm viên) Khi thẩm vấn trực tiếp hoặc đối chất, hoặc lấy lời

khai của đương sự người làm chứng, những người có quyền và lợi ích liên quan,phải có đại diện của các bên tham gia và cùng tiến hành hoạt động Các bản ghichép (hoặc biên bản lấy lời khai) phải được ghi chép hoặc lập theo sự thoả thuận

giữa các bên hữu quan và phải được gửi cho toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền

đã chi định Uy nhiệm viên Trong sách báo lý luận pháp luật quốc tế, trường hợpkhông phan đối việc lấy lời khai của một Uy nhiệm viên như vậy được coi là mộtdạng tương trợ tư pháp quốc tế thụ động Mặt khác, tương trợ tư pháp quốc tếtrong thực tiễn tư pháp các nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ Anh - Mỹ còn

được hiểu là việc các toà án, cơ quan tư pháp các nước khác nhau giúp đỡ lan

nhau trong tiến hành một số hoạt động tố tụng riêng biệt trong điều tra, truy tố,xét xử và thi hành án dân sự quốc tế cũng như hình sự quốc tế

S

Trang 14

1.2.3 Quan niệm về tương trợ tut pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật cácnước xá hội chủ nghĩa

- Liên Xô và các nước XHCN khác có quan niệm tương trợ tư pháp quốc tế

cơ bản tương tư giống cách quan niệm về tương trợ tư pháp quốc tế của các nước

thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa Phụ thuộc vào phạm vi nội dung các

vấn đê được quy định trong pháp luật của các nước và các điều ước quốc tế liên

quan, tương trợ tư pháp quốc tế được hiểu là việc các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau trong thực hiện các hành vi tố

tụng riêng biệt để thu thập chứng cứ trong một vụ việc tố tụng tư pháp quốc tế,

thực hiện uy thác tư pháp về dân sự của Toà án nước ngoài, tống đạt giấy to

Các hành vi tố tụng riêng biệt ở đây thường bao gồm: lập, tống đạt giấy tờ; điều

tra thu thập chứng cứ; công nhận và thi hành án dân sự của Toa án và quyết địnhcủa trọng tài nước ngoài;

Ở Việt Nam, khái niệm tương trợ tư pháp quốc tế cho đến nay chủ yếu vẫn

được hiểu trên cơ sở phạm vi các vấn dé được đặt ra trong thực tiễn tư pháp với

các nước, trên cơ sở các quy định trong pháp luật nước ta và các điều ước quốc tế,các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài Bộ luật

Tố tụng dân sự năm 2004, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đã đưa ra một phạm

vị nhất định những vấn đề thuộc phạm trù tương trợ tư pháp quốc tế trong quan hệ

giữa Việt Nam và các nước cho phép chúng ta xác định được quan niệm của nước

ta về tương trợ tư pháp quốc tế hiện nay Phạm vi các vấn đề được đưa vào cácHiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước xã hội chủ nghĩatrước đây khá rộng và khá thống nhất, bao gồm các vấn đề mà các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền của các nước ký kết trợ giúp lẫn nhau trong áp dụng đúng

các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, trợ giúp lẫn nhau trong

thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt để tống đạt các giấy tờ, tài liệu tư pháp,

thu thập chứng cứ trong một vụ việc tố tung tư pháp Tuy vậy, trong thời giangần đây, một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài trong

lĩnh vực này chỉ tập trung vào các vấn dé pháp luật tố tụng định ra thể thức chocác cơ quan tư pháp có thẩm quyền của các nước ký kết trợ giúp lẫn nhau trong

thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trong lĩnh vực dân sự Ngoài ra một sốcông trình nghiên cứu khoa học, một số giáo trình pháp luật quốc tế của Trườngđại học luật Hà Nội Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh Khoa luật Dai

Trang 15

học quốc gia Hà Nội và của một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật khác cũng cóquan niệm về tương trợ tư pháp quốc tế theo nghĩa rộngcủa phạm trù pháp lý này.Qua nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn tư pháp của Việt Nam và

một số nước về tương trợ tư pháp, có thể quan niệm chung nhất về tương trợ tư

pháp như sau:

Tương trợ tư pháp được hiểu là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau trong thực hiện các hành vi tố tụng tư

pháp quốc tế riêng biệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức nhất định để thi hành

pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tố chức,

cá nhân mỗi nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác

quốc tế

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số điểm cần lưu ý như sau:

- Thứ nhất, thực chất của hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế từ trước đếnnay là sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong giải quyết thoả đángcác vấn đề tư pháp quốc tế mà các bên quan tâm Các vấn đề tư pháp quốc tế ở

đây nếu được hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm các hành vi tố tụng riêng biệt

do các bên thoả thuận hợp tác giúp đỡ cho nhau Điều này cũng đồng nghĩa vớibản chất của vấn đề tương trợ tư pháp quốc tế là việc hỗ trợ cho nhau trong thựchiện các hành vi tố tụng riêng biệt (như tống đạt giấy tờ, thực hiện uy thác điều

tra, thu thập chứng cứ, dẫn độ tội phạm, thi hành án ) Còn hiểu theo nghĩa rộng,

thì các vấn đề tư pháp quốc tế ở đây còn bao gồm cả tương trợ về quy chế bảo hộ

pháp lý, giải quyết xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán trao đổi thông

tin pháp luật trong việc thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế

- Thứ hai, cơ sở pháp lý hay nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp là điều

ước quốc tế (song phương hoặc đa phương) giữa các nước và pháp luật các nướcliên quan về tương trợ tư pháp Điều ước quốc tế giữa các nước liên quan về tươngtrợ tư pháp sẽ được ưu tiên áp dụng; nếu không có điều ước quốc tế liên quan thìtương trợ tư pháp quốc tế được thực hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu

thực hiện, chủ yếu tuân theo nguyên tắc có đi có lại - nguyên tắc phổ biến trong

pháp luật tập quán quốc tế được nhiều nước áp dụng

- Thứ ba, lĩnh vực tương trợ tư pháp quốc tế bao gồm cả lĩnh vực pháp luật tốtung dân sự quốc tế theo nghĩa rộng kế cả các vấn đề lao động kinh tế - thươngtại -

10

Trang 16

- Bốn là, cơ quan thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế, về nguyên tac đều dopháp luật của mỗi quốc gia quy định, song thông thường là cơ quan tư pháp ởViệt Nam, thời gian qua các cơ quan thực hiện tương trợ tư pháp vé dan sự baogom Bộ Tư pháp Toa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài các toà án nhân dân cấp tỉnh, các Uy ban nhân dân cấptinh và một số cơ quan khác liên quan.

- Cuối càng, mục đích của hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế là nhằm bao

vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân củanước này trên lãnh thổ của nước kia Đương nhiên, việc tiến hành các hoạt độngtương trợ tư pháp quốc tế như vậy còn góp phần củng cố và tăng cường phát triển

quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia hữu quan

1.3 Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tương tro tư pháp

Pháp luật về tương trợ tư pháp quốc tế của các nước có phạm vi điều chỉnhkhông giống nhau Điều đó chủ yếu do chế độ chính trị, kinh tế-xã hội các nướckhác nhau, cơ sở lý luận và thực tiễn tương trợ tư pháp quốc tế của các nước khácnhau Tuy vậy nhìn chung, pháp luật các nước về tương trợ tư pháp quốc tếthường quy định cách điều chỉnh các vấn đề cơ bản trong tương trợ tư pháp về dân

sự Nội dung cơ bản trong tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự tổng quát như sau:

Thứ nhất, các quy định chung về tương trợ tt pháp

Phần các quy định chung về tương trợ tư pháp thường phải có các quy định

về các nguyên tác tương trợ tư pháp; quy tắc xác định chế độ bảo hộ pháp lý;phạm vi tương trợ tư pháp: cách thức liên hệ khi thực hiện tương trợ tư pháp; cơquan đầu mối và cơ quan có trách nhiệm thực thi tương trợ tư pháp: các quy định

về tính hợp pháp và giá trị pháp lý của các tài liệu, giấy tờ trong tương trợ tưpháp; quy định về trao đổi thông tin pháp luật

Thứ hai các quy định cụ thể về tương trợ tut pháp

Phần các quy định cụ thé trong tương trợ tư pháp về các vấn dé dân sự

thường có các quy định về nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dan sự; quytắc giải quyết xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán dân sự quốc tế; cácquy định khác nhau liên quan đến các loại uỷ thác tư pháp, hình thức pháp lý củacác uy thác tư pháp: các quy tac thực hiện và pháp luật áp dụng để thực hiện các

uy thác tư pháp quốc tế: các quy định liên quan đến chi phí cho thực hiện các uythác tư pháp quốc tế: các quy định liên quan đến công nhận và thi hành các bản

1]

Trang 17

án, quyết định dan sự của toà án, công nhận và thi hành các quyết định của trọngtài nước ngoài

1.4 Các điều ước quốc tế quan trọng về tương trợ tư pháp

Cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng nhất của hoạt động tương trợ tư pháp giữa

các nước là điều ước quốc tế Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm thực tiễn cho nên

đến nay vẫn chưa có một điều ước quốc tế nhiều bên thống nhất điều chỉnh tất cảcác vấn đề thuộc phạm vi tương trợ tư pháp mà các nước đã sử dụng trong thựctiễn tư pháp quốc tế Do vậy, cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và thông qua nhiều

điều ước quốc tế về từng nhóm vấn đề cụ thể

1.4.1 Các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp

Các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về tương trợ tư pháp quốc tế chủyếu bao gồm:

- Công ước La Hay ngày 01.3.1954 về các vấn đề tố tụng dân sự Công ướcnày điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tống đạt các giấy tờ, tài liệu của toà án tư

pháp và các tài liệu khác của cơ quan nhà nước liên quan đến tố tụng dân sự; điều

chỉnh các vấn đề liên quan đến thực hiện các uy thác tư pháp của toà án về tiếnhành một số hành vi tố tụng riêng biệt; quy định các điều kiện, tiêu chí được sử

dụng để quyết định việc miễn nộp cược án phí, bảo chứng ngoại kiều án quỹ đốivới một người nước ngoài cụ thể khi người đó khởi kiện tại một nước ngoài; điều

chỉnh những trường hợp tương trợ tư pháp miễn phí và một số vấn đề khác Da có

nhiều nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và các nước XHCN Đông

âu tham gia Công ước này Ngoài ra, trên cơ sở Công ước này, nhiều nước đã kýkết với nhau các điều ước quốc tế song phương về các vấn đề tố tụng dân sự quốctế

- Công ước La Hay ngày 15.11.1965 về tống đạt các giấy tờ, tài liệu của toà

dn va của các cơ quan nhà nước khác liên quan đến pháp luật dân sự và thươngmại Công ước này được thông qua tại Hội nghị La Hay lần thứ 10 về Tư phápquốc tế, thành viên của Công ước chủ yếu là các nước đã tham gia Công ước La

Hay ngày 01.3.1954 Để thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế, Công ước La Hay

ngày 15.11.1965 quy định mỗi nước thành viên phải thành lập một hoặc một số

co quan trung ương: việc tương trợ tư pháp quốc tế được thực hiện thông qua các

cơ quan trung ương này (chứ không thông qua cơ quan lãnh sự của các nước).Tuy nhiên Công ước La Hay ngày 15.11.1965 không quy định các quy tắc thực

Trang 18

hiện các uy thác tư pháp: mỗi nước tự quyết định các quy tắc pháp luật và thựctiền tư pháp quốc tế của mình để thực hiện các uy thác tư pháp của nước ngoài

trên lãnh thổ của mình nếu các quy tắc pháp luật và thực tiễn tư pháp được dùng

dé thực hiện các uy thác tư pháp đó không bị các nước thành viên Công ước phan

đối

- Công ước La Hay ngày 18.3.1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài cũngđưa ra một số quy tắc chung trong thu thập chứng cứ ở nước ngoài Tuy vậy, chỉ

có một số ít nước tham gia Công ước La Hay ngày 18.3.1970, trong số đó có Anh,

Mỹ, CHLB Đức Theo quy định của Công ước La Hay ngày 18.3.1970, việc thuthập chứng cứ, lấy lời khai của nhân chứng, đương sự ở nước ngoài được thực

hiện thông qua viên chức Lãnh sự hoặc "Uỷ nhiệm viên” do Toà án có thẩm

quyền chỉ định

- Công ước Cộng đồng Châu Âu ngày 27.9.1968 về trách nhiệm quốc tế và

thi hành các quyết định dân sự của Toà án nước ngoài Công ước này, về nguyêntắc, không quy định những vấn đề chung về tương trợ tư pháp, mà dẫn chiếu đếncác cam kết của các nước thành viên theo các thoả thuận liên quan Tuy nhiên,

liên quan đến việc thi hành án, Công ước Cộng đồng Châu Âu ngày 27.9.1968

cho phép thực hiện một số uỷ thác nhất định của nước được yêu cầu, kể cả việctống dat tài liệu, giấy tờ để dam bảo cho việc thi hành án

- Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định

của trọng tài nước ngoài Công ước này quy tụ được nhiều nước trên thế giới thamgia trong đó có Việt Nam Công ước này quy định phạm vi các quyết định của

trọng tài nước ngoài được công nhận để cho phép thi hành; điều kiện cần thiết để

một quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho phép thi hành:phạm vi quyền tài phán quốc gia trong giải quyết các vấn đề công nhận và thìhành các quyết định của trọng tài nước ngoài

- Công ước La Hay ngày 5.10.1961 (Công ước Apostille) Công ước này được

kí tại La Hay ngày 5.10.1961 và có hiệu lực ngày 24.1.1965 Tính đến năm 2006

đã có 91 nước tham gia Công ước'

Mục đích của Công ước là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển sử

dụng giấy tờ công vụ giữa các nước thành viên của Công ước Ban đầu các nước

dự định xoá bỏ yêu cầu hợp pháp hoá giấy tờ nhưng sau đó đã thay thế yêu cầu đó

LKt vêu hội thao tường trợ tư pháp trang 27.

Trang 19

bang một thủ tục đơn giản hơn và áp dung thống nhất giữa các nước, đó là thủ tục

xác nhận bằng “Apostille” Do vay, Công ước Công ước La Hay ngày 5.10.1961

được gọi là Công ước Apostille Với tổng số 15 điều, Công ước la Hay 1961 đã dé

cập một số vấn đề cơ ban sau liên quan đến hợp pháp hoá: Phạm vi áp dụng của

Công ước được quy định rõ tại Điều 1, theo đó, những văn bản, giấy tờ có thé được cấp "Apostille” phải là giấy tờ công vụ; thẩm quyền cấp "Apostille” quy

định Điều 6 của Công ước Ngoài những nội dung trên, Công ước năm 1961 còn

có quy định nhằm ngăn ngừa gian lận, đó là cơ quan đã cấp "Apostille" có trách

nhiệm lập và lưu trữ số đăng kí hoặc cơ sở dữ liệu về các trường hợp đã cấp

"Apostille ”

Ngoài ra, vấn đề tương trợ tư pháp quốc tế còn được quy định trong nhiều

điều ước quốc tế quan trọng khác như: Công ước La Hay ngày 01/02/1971 về

công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại nước ngoài; Công ước năm

1932 giữa các nước Bi Au về công nhận và thi hành ban án; Cong ước Brúcxen

năm 1968 về thẩm qu\ và thủ tục thi hành các bản án dan sự và thương mại;

Công ước nai !979 giữa các nước châu Mỹ về giá trị pháp lý ngoài lãnh thổ của

các bản án v các quyết định của trọng tài nước ngoài; Công ước Viên năm 1961

về quan hệ nevai giao; Công ước Viên năm 1963 vé quan hệ lãnh sự

1.4.2 Cac Tiều tước qué ế song phương về tương trợ tu pháp

Hiệp ¿' ¡ pháp (HĐTTTP) song phương giữa các nước là loại

điều ước qui „ nương khá phổ biến trong lĩnh vực tương trợ tư pháp.

- Các H+/ÍƑ "TP song rhucng giữa các nước XHCN thường có phạm vi khá

rộng, bạo gề xấn đầ v dan sự, hình su, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người

bị kết án đê ¡ hành ¡ phat: điều chỉnh cả vấn đề trao đổi thông tin pháp luật,

cả vấn đề g:.i quyết xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán tư pháp Các hiệp định tương tro tr nhấp rà+' thường điều chỉnh các vấn dé cơ bản sau: quy tắc

xác định che | bao bọ pháp ly; phạm vi tương trợ tu pháp; cách thức liên hệ khi

thực hiện tư ng trợ tư pháp: cơ quan đầu mối trong tương trợ tư pháp; các quy

định liên quan đến các uỷ thác tư pháp; các quy định về tính hợp pháp và giá trị

pháp lý của các tài liệu, giấy tờ trong tương trợ tư pháp; quy định về thông tin

pháp luật: các quy định về giải quyết xung đột pháp luật dân sự và xung đột

quyền tài phán dân sự; các quy định liên quan đến công nhận và thi hành các bản

Trang 20

án, quyết định dân sự của toà án công nhận và thi hành các quyết định của trọngtài nước ngoài.

Tuy nhiên, các HDTTTP được ký kết giữa các nước có chế độ chính trị - xãhội khác nhau thường có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn Mỗi hiệp định như vay

thường tập trung giải quyết một nhóm quan hệ pháp lý quốc tế độc lập, chẳng hạn

như các vấn đề tố tụng trong tương trợ tư pháp về các vụ việc dân sự, hoặc các vấn

đề tố tụng trong tương trợ tư pháp về các vụ việc hình sự, hoặc điều chỉnh các quy

tắc, thủ tục liên quan đến dẫn độ tội phạm, hoặc chuyển giao người bị kết án để

thi hành hình phạt

Trong thực tiễn thời gian qua, Nhà nước ta đã ký với các nước cả hai loạihiệp định tương trợ tư pháp song phương với phạm vi điều chỉnh rộng, hẹp khácnhau như vậy Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24.5.2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh việc tiếp tục xây dựng các điều ước quốc tế

trong lĩnh vực tương trợ tư pháp trong thời gian tới với tính cách là nhiệm vụ xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốctế

1.5 Sự cần thiết của các hoạt động tương trợ tư pháp ở Việt Nam

1.5.1 Tương trợ tư pháp là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế

Chúng ta đều biết, trong quá trình đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời

sống đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh

tế quốc tế, thì việc nắm bat và hiểu đúng, sử dụng đúng "luật chơi” chung của

cộng đồng quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển hiệu quả nhiều

mặt của đất nước Để đạt được điều đó, cần phải xây dựng và phát triển hệ thốngpháp luật quốc gia sao cho hài hoà với các chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng văn

hoá pháp lý thực tại quốc gia, không bị lạc hậu so với thế giới

Lĩnh vực tương trợ tư pháp quốc tế ở nước ta cũng có những đòi hỏi tương tựnhư vậy Tương trợ tư pháp quốc tế từ lâu đã được coi là một yêu cầu, đòi hỏi hết

sức khách quan, là một xu hướng vận động tất yếu, không thể thiếu được trong

bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển kinh tế thị trường va hội nhập kinh

tế quốc tế Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều nước quan tâm đến các hoạt động

Trang 21

tương trợ tư pháp trong phát triển quan hệ với các nước và phát triển kinh tế nước

mình

Tương trợ tư pháp quốc tế đang ngày càng trở thành hoạt động không thể

thiếu được của cơ quan tư pháp bất kỳ quốc gia nào Trợ giúp về mặt pháp luật và

tư pháp trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau không những chỉ là một hoạt

động thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước cùng phát

triển, mà thực sự còn là nhu cầu nội tại của bản thân mỗi nước, thông qua đó, các

cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức thực hiện công tác này có thể trao đổi,

học tập kinh nghiệm, mở rộng sự hiểu biết về công tác chuyên môn này trên các

lĩnh vực cụ thể Điều đó là hoàn toàn cần thiết và có lợi cho sự nghiệp hội nhập

kinh tế quốc tế, củng cố và nâng cao hơn vai trò và vị thế của các cơ quan tư pháp

của quốc gia nói riêng trên trường quốc tế

1.5.2 Tương trợ tu pháp là một hoạt động không thể thiếu của Toà án và các

cơ quan tư pháp Việt Nam

Trong quá trình Toà án và các cơ quan tư pháp Việt Nam tiến hành các hoạtđộng tố tụng liên quan đến các vụ việc có yếu tố nước ngoài, cho dù đó là vụ việc

dân sự, thương mại, hay hình sự, để đâm vệ đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp

của các bên liên quan trong tố tụng, thì các hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế

đóng một vai trò không thể thiếu và có thể nói là hết sức quan trọng trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nó có thể hỗ trợ cho các cơ quan tư pháp và pháp

luật Việt Nam vượt qua được những khó khăn, phức tạp trong giải quyết những vụviệc tranh chấp dân sự, thương mại có yếu tố quốc tế hiện nay và thời gian tới

Thẩm phán thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử không có nghĩa là hoàn toàn thụ

động và tự tin vào khả năng, kiến thức có được và kinh nghiệm xét xử của mình

trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng trên cơ sở hồ sơ vụ việc có được qua các

chứng cứ pháp lý và lời khai của đương sự và những người liên quan có mặt trên

lãnh thổ nước mình mà bỏ qua lời khai của nhân chứng, bỏ qua chứng cứ và

những tình tiết, sự kiện ở nước ngoài do không thể thu thập được hoặc không

được tiến hành vì các lý do khác nhau cho dù được biết những chứng cứ, tình tiết,

sự kiện ở nước ngoài đó có liên quan chặt chẽ đến vụ việc đang thuộc thẩm quyền

giải quyết của các cơ quan tư pháp Việt Nam Càng khó khăn và phức tạp hơn choquá trình tố tụng nếu một trong các bên đương sự hoặc bị cáo lại đang cư trú 6

nước ngoài Ngoài ra còn rất nhiều vấn dé quan trọng khác cần thiết cho quá

16

Trang 22

trìnF itố tụng của Toà án Việt Nam (như trưng cầu giám định pháp y nước ngoài,thong tin về nội dung và thực tiễn pháp luật nước ngoài liên quan khi pháp luậtViệt Nam dẫn chiều đến việc áp dụng đúng pháp luật nước ngoài đó ) nhưng có

thể không thể đáp ứng được trong trường hợp không có sự hợp tác, tương trợ tư

pháp tgiữa các cơ quan tư pháp các nước liên quan

RRO ràng, tương trợ tư pháp quốc tế trong các vụ việc có yếu tố nước ngoài là

một hoạt động không thể thiếu được của bất kỳ Toà án và cơ quan tư pháp nào

của nưước ta Thực tiễn hoạt động xét xử của các Toà án nước ta, nhất là đối vớicác Toà án Ha Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những nơi có số lượng lớn các vụviệc có yếu tố nước ngoài cho thấy, tương trợ tư pháp quốc tế là một nhu cầu

không thể thiếu được và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong hoạt động tư

pháp mước ta Mặc dù nhận thức được như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân khác

nhau, kể cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nên trên thực tếtrong nhiều trường hợp Toà án cấp tỉnh vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi

tiến hành giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, đó là chưa nói đến việc cácToà án cấp huyện sẽ phải đảm nhận nhiều vụ việc dân sự, thương mại có yếu tốnước mgoài theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

1.5.3 Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là cơ sở pháp lý quan trọngđảm bảo thực hiện có kết quả hoạt động tương trợ tư pháp

Sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực và ở các

cấp độ khác nhau làm phát sinh hàng loạt các vẫn đề dân sự, kinh tế, thương mại,

lao động có yếu tố nước ngoài Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân nước mình trên lãnh thổ nước ngoài, cũng như cácquyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước nước ngoài trênlãnh thổ nước mình, thúc đẩy phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại, dân sự,

văn hoá, xã hội giữa các nước mỗi một quốc gia ngoài việc hoàn thiện hệ thốngpháp luật liên quan của mình, còn phải thực hiện sự hợp tác cần thiết với các quốcgia khác về vấn dé đó trên cơ sở các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế

Tương trợ tư pháp quốc tế giữa các quốc gia có thể được tiến hành trên cơ sởpháp luật trong nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc trên cơ sở pháp luật quốc

tế theo các điều ước quốc tế mà các bên là thành viên Sự hợp tác tương trợ tưpháp đó giữa các quốc gia thường hướng vào việc đảm bảo sự cùng công nhận và

tuân thủ các quyền nhân thân và quyền tài sản hop pháp của các cơ quan tổ chức,

| TRUNG TÂM THONG TIN THY yi:

| PHONG ĐỌC —_

Trang 23

cá nhân nước mình trên lãnh thổ nước ngoài, cũng như các quyền và lợi ích hợppháp của các cơ quan tổ chức cá nhân nước nước ngoài trên lãnh thé nước mình.

Các điều ước quốc tế điều chỉnh sự hợp tác tương trợ tư pháp đó giữa các cơquan tư pháp của các nước thường tập trung vào các vấn đề: bảo hộ pháp lý; phân

định thẩm quyền của các Toà án và các cơ quan tư pháp; các quy tắc áp dụngpháp luật; đảm bảo các quyền tố tụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước

ngoài tại các Toa án va các cơ quan tư pháp nước mình; các quy định về các uythác tư pháp quốc tế; công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự, thươngmại của Toà án hoặc các quyết định của trọng tài nước ngoài; công nhận và

chuyển trao các tài liệu tư pháp và các vấn đề khác

Trong tất cả các vấn đề nói trên, có nhóm vấn đề hoàn toàn thuộc lĩnh vực

hoạt động tương trợ tư pháp trên cơ sở pháp luật quốc tế theo các điều ước quốc

tế, đó là: thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế; công nhận và thi hành các quyết

định của trọng tài nước ngoài; xác nhận và chuyển giao các tài liệu tư pháp Quốcgia được yêu cầu có thể xem xét thực hiện tương trợ tư pháp về các vấn đề đó trên

cơ sO các nguyên tắc và quy chuẩn tối thiểu của pháp luật quốc tế Việc thực hiện

các hoạt động tương trợ tư pháp đó được coi là hành vi xử sự bình thường của các

quốc gia trong quan hệ quốc tế Nhóm vấn đề còn lại thường được giải quyết trên

cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia có kết hợp với các quy định cụ thểtrong các điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên Việc nội luật hoá các cam

kết quốc tế là xu hướng vận động chính hiện nay trong thực tiễn lập pháp của các nước trên thé giới.

2 Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự theo quy định của pháp luật ViệtNam và một số nước

2.1 Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự theo quy định của pháp luậtViệt Nam

2.1.1 Pháp luát trong nước

Hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự ở Việt Nam có thể chia thành

các giai đoạn sau:

a Giai đoạn trước năm 1980: Phù hợp với đặc điểm chung của thời ki này sự

hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp mới hình thành, cho nên pháp luật vềtương trợ tư pháp còn rất sơ khai mặc dù thực tế cuối những năm 1970 đã bat đầuphát sinh các yêu cầu về tương trợ tư pháp Trong các văn bản pháp luật thời kì

Trang 24

này phải kể đến Thông tư số 11/TATC ngày 12.7.1974 của Toà án nhân dân tối

cao hướng dẫn một số vấn đề về về nguyên tắc và thủ tục giải quyết việc l¡ hôn cóyếu tð nước ngoài, trong đó có quy định về việc thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế.Tuy nhiên phạm vi các vấn đề thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp còn rất hẹp, chủ

yếu liên quan đến vấn đẻ li hôn Đối với những vụ việc tương trợ tư pháp cụ thể

nảy sinh, các toà án và các cơ quan tư pháp nước ta chủ động giải quyết trên cơ sởpháp luật Việt Nam, nếu cần thiết hợp tác với nước ngoài thì yêu cầu cơ quan đạidiện ngoại giao, lãnh sự thực hiện thông qua con đường ngoại giao Trong giaiđoạn này Việt Nam và các nước chưa kí kết các HDTTTP Do đó, chưa hình thành

cơ sở pháp luật quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của sự hợp tác quốc tế điều

chỉnh các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này

b Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980 được Quốc hội thông qua đã

đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của đất nước, kể cả đối nội và

đối ngoại Trong quan hệ quốc tế, việc kí kết các HDTTTP với các nước XHCN

đã chính thức tạo cơ sở pháp lí quốc tế cho hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta.Việc thực hiện các HDTTTP đặt ra cho các cơ quan chức nang của Nhà nước yêu

cầu méi là phải có cơ sở pháp lí để thiết lập một cơ chế phối hợp, bao đảm việc

tuân thủ các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp Vì vậy, ngày 12.3.1984 liên

ngành Toà án, Bộ nội vụ Bộ ngoại giao đã kí Thông tư số 139/TTLN quy định về

việc thì hành các HDTTTP giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa(XHCN) Thông tư này đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng co quantrong việc thực hiện các HDTTTP đã kí kết Cũng trong thời kì này, Toà án nhândân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn giải quyết các vụ án dân sự,hôn nhìn và gia đình có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, trong thời kì này chúng

ta chue có cơ sở pháp luật trong nước đủ đảm bảo cho việc thực hiện một cáchthống rhất trong công tác tương trợ tư pháp quốc tế phát sinh ngày càng nhiều vớitính chit ngày càng phức tap và phạm vi đa dạng

c.Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

Nim 1992, Nhà nước ta ban hành Hiến pháp mới, tạo cơ sở pháp lí vững

chắc cho việc tiếp tục công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời kì này nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp hoặc cónội durg liên quan đến lĩnh vực này được ban hành như: Pháp lệnh công nhận thi

L9

Trang 25

hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993, Pháp lệnh côngnhận thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 Đặc

biệt là việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự nam 2004 Bộ luật này đã kế thừa va

bổ sung những quy định và nguyên tắc của hai Pháp lệnh trên Theo Điều 343 Bộ

luật tố tụng dân sự năm 2004, Việt Nam sẽ công nhận và cho thi hành bản án,

quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo nguyên tắc:

Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà Việt Nam và nước đó

đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;

+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Namquy định công nhận và cho thi hành (khoản 1)

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng có thể được Tòa án

Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại

mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc

tế về vấn dé đó (khoản 3) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoàikhông có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công

nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt

Nam ký kết hoặc gia nhập (khoản 5) Tòa án Việt Nam chỉ xem xét việc không

công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi

hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận (khoản 6)

Ngoai ra, Bộ luật còn quy định về các trường hợp bản án quyết định dân sựcủa toà án nước ngoài không được công nhận và thi hành tại Việt Nam, thủ tụccông nhận và việc cho thi hành các bản án quyết định dân sự đã được công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam

Đặc biệt, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định những vấn đề cơ bản của

hoạt động tương trợ tư pháp như: nguyên tác thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế;cách thức, trình tự thực hiện uỷ thác tư pháp

Ngày 2l tháng 11 năm 2007, tại kì họp thứ 2 Quốc hội khoá 12 đã thong quaLuật tương trợ tư pháp Day là van bản pháp luật có giá trị pháp lí cao, dap ứng

được sự phát triển của hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta Ngoài những quy

định chung, tại chương II Luật đã quy định tương trợ tư pháp về dân sự gồm 7

Điều (từ Điều 10 đến Điều 16) Luật tương trợ tư pháp đã tạo cơ sở pháp lí vững

20)

Trang 26

chac cho hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay Luật tương trợ tư pháp năm 2007 quy định những van đề cơ bản sau:

a Nguyên tắc tương trợ tut pháp

- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đăng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Đối với các nước chưa ký kết hoặc gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về

tương trợ tư pháp, thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc

có đi có lại theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật và

tập quán quốc tế (Điều 4 Luật tương trợ tư pháp).

b Hình thức thực hiện tương trợ tư pháp

Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm

quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua các uỷ

thác tư pháp theo quy định của pháp luật nước được yêu cầu thực hiện uỷ tháchoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 7 Luật tương trợ tư

pháp).

c Pham vi tương trợ tu pháp về dân sự

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam yêu cầu cơ quan có

thẩm quyền của nước ngoài thực hiện hoặc thực hiện yêu cầu của cơ quan cóthẩm quyền nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong phạm vi:

- Tông đạt giấy tờ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp;

- Triệu tập người làm chứng người giám định:

- Phu thập chứng cứ:

- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự

d Yêu cầu tương trợ tut pháp về dân sự đối với nước ngoài (Điều 13)

Cơ quan có thấm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụviệc dân sự có thẻ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ

tư pháp trong các trường hợp sau đảy:

- Tống đạt giấy tờ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;

- Triệu tập người làm chứng người giám định đang ở nước được yêu cầu:

- Thu thập cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc

đân sự tại Việt Nam:

Trang 27

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự với nước ngoài phải được lập thànhvan ban dưới hình thức uỷ thác tư pháp về dân sự theo quy định của pháp luật ViệtNam và phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu Ngoài ra, Luật tương trợ tư

pháp còn quy định cụ thể về: Thủ tục uỷ thác tư pháp về dân sự cho nước ngoài

(Điều 14); Thủ tục tiếp nhận va xử lý uỷ thác tư pháp về dân sự của nước ngoài(Điều 15)

2.1.2 Điều ước quốc tế

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp lý các mối quan hệ

dân sự theo nghĩa rộng nói riêng và các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài nói

chung, bên cạnh việc ban hành nhiều văn bản pháp quy trong nước, Việt Nam đã

ký kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế song phương để điều chỉnh các quan

hệ này

Tính đến nay trong lĩnh vực dân sự, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định tương trợ

tư pháp và pháp lý với các nước trên thế giới Việc ký kết HDTTTP với các nước

của Việt Nam có thể được chia thành hai giai đoạn chính:

* Các hiệp định ký kết vào những năm 80

Vào những năm cuối 70 đầu 80, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thì cuộcchiến tranh lạnh trên thế giới lại ở vào thời kỳ quyết liệt Quan hệ đối ngoại củaViệt Nam chưa được mở rộng do phải chịu ảnh hưởng của chính sách bao vây,cấm vận của một số nước thù địch Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Việt

Nam lúc bấy giờ chủ yếu là phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu

XHCN anh em Vì đặc điểm của quan hệ đối ngoại của Việt Nam vào thời điểm

đó mà đối tượng để ký các điều ước quốc tế với Việt Nam (không chỉ cácHĐTTTP mà ngay cả các hiệp định lãnh sự) được ký kết vào thời điểm này chủ

yếu là với các nước XHCN

Việc ký kết HDTTTP nói riêng cũng như các điều ước quốc tế khác nói chungtrong giai đoạn này trước hết được xuất phát từ yêu cầu chính trị nhằm tăngcường củng cố tình đoàn kết trong phe XHCN anh em và từ yêu cau của tình hình

thực tế là số lượng công dân Việt Nam sang các nước này để học tập, lao động,

công tác ngày một đông Tình hình đó làm cho các mối quan hệ có yếu tố nướcngoài nói chung và các quan hệ dân sư có yếu tố nước ngoài nói riêng nảy sinh

ngày càng nhiều và để giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ này tất yếu phải

Trang 28

có sự hợp tác giữa các nước liên quan Xuất phát từ tình hình hợp tác trong khốiXHCN lúc đó mà các HDTTTP mà Việt Nam ký với các nước xã hội chủ nghĩa(Hungari, Bungari Cuba ) có nội dung giống nhau và có phạm vi thường rất

rộng Trong lĩnh vực dân sự các vấn đề chính được Hiệp định đề cập đến là: các

văn đề về bảo vệ pháp lý, giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyên,

tương trợ tư pháp

* Các hiệp định được ky kết từ những năm 1990 cho đến nay

Từ những năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã mở rộng phạm vi ký kết cácHDTTTP, không chỉ tập chung ở các nước XHCN như trước đây mà chúng ta kyvới cả các nước ngoài khối XHCN Điều này phù hợp với đường lối đối ngoại củachúng ta “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” do đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra trong chiến lược phát triển nền kinh tế của

Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Không chỉ khác về phạm vi mà về nội dung cuả các Hiệp định cũng có sự

thay đổi: Xuất phát từ xu hướng khi ký kết HĐTTTP các nước chỉ tập chung vào

phạm vi hẹp theo từng lĩnh vực chuyên ngành (hoặc chỉ chuyên về hình su, dẫn độhoặc chuyên về tố tụng dân sự), không quy định xen kẽ, lồng ghép nhiều lĩnh vựcvới nhau nên các HDTTITP giữa Việt Nam với các nước trong những năm gần đây(Hiệp định giữa Việt Nam với Trung quốc, với Cộng hoà Pháp) trong lĩnh vực dân

sự chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực chính của tố tụng dân sự như: Lập và

chuyển giao hồ sơ: tống đạt giấy tờ, công nhận và thi hành các quyết định của toà

án của trọng tài : trao đổi thông tin, tài liệu pháp luật

Các nội dung cơ bản

Tuy có những điểm khác nhau nhất định, nhưng nhìn chung nội dung các

HDTTTP mà Việt Nam ký kết với các nước trong lĩnh vực dân sự thường tậpchung vào một vấn đề cơ bản như sau như sau:

a Bao hộ pháp lý cho công dân pháp nhân của nước ký kết này trên phạm vi

lĩnh thổ của nước ky kết kia

Vấn đề bao hộ pháp lý thường được nhấn mạnh trong các HDTTTP giữa ViệtNam với nước ngoài đặc biệt là các nước trong khối XHCN trước đây Về vấn đềnày thông thường các Hiệp định đều qui định việc bảo hộ pháp lý cho công dâncủa các nước ký kết hiệp định đều dựa trên chế độ đối xử quốc gia (nguyên tắcNT)

tJ tra

Trang 29

Việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia (đãi ngộ như công dân) trong lĩnh vực

tố tụng dan sự quốc tế đã tạo ra một sự bình đăng pháp lý cho công dân của nước

ký kết này sống trên lãnh thổ của nước ký kết kia khi tham gia vào qnan hệ dân sự

có yếu tố nước ngoài

b Qui định luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ dan sự theo nghĩa rộng có

yếu tố nước ngoài liên quan đến công dân và pháp nhân của hai nước ky kếtViệc xác định luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng

có yếu tố nước ngoài là một trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc

tế Các quan hệ mà Tư pháp quốc tế điều chỉnh thường liên quan tới ít nhất là hai

hệ thống pháp luật Trong khi đó pháp luật của các nhà nước khác nhau thì khácnhau, do vậy việc áp dụng hệ thống pháp luật này hay hệ thống pháp luật kia có

thể đưa lại những kết quả khác nhau Để cho việc giải quyết được thống nhất,đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, trong hầu hết các

HDTTTP mà Việt Nam ký kết đều có hệ thống các qui pham xung đột qui định

các nguyên tắc chọn luật để điều chỉnh các quan hệ thừa kế, hôn nhân gia đình,

năng lực pháp luật, năng lực hành vi của người nước ngoài (gọi tắt là các quan

hệ dân sự theo nhĩa rộng có yếu tố nước ngoài) Cụ thể để xác định luật áp dụng

trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoàicác Hiệp định thường sử dụng các hệ thuộc cơ bản sau: Luật quốc tịch, Luật nơi

cư trú, Luật nơi có tai sản, Luật nơi thực hành vi, Luật toa án hoặc kết hợp giữacác hệ thuộc luật trên

c Xác định thẩm quyền xét xử dân sự guốc tế đối với các vụ việc dan sự có

yếu tố nước ngoài liên quan đến công dân và pháp nhân của hai nước ky kết

Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế cũng là một trong các nội dung

quan trọng được qui định trong hầu hết các HDTTTP mà Việt Nam ký kết vớinước ngoài Khi các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh việc các cơ

quan tư pháp của các nhà nước khác nhau đều có thẩm quyền giải quyết và đưa racác bản án các quyết định khác nhau là trường hợp rất phổ biến Khắc phục tình

trạng này trong hầu hết các HDTTTP Việt Nam với nước ngoài đều có các hệ

thống các qui phạm qui định các dấu hiệu (qui tắc) để xác định thẩm quyền xét

xử quốc tế (qui phạm xác định thẩm quyền) Để xác định thẩm quyền xét xử dân

sự quốc tế của cơ quan toà các nước ký kết trong hau hết các hiệp định đều ghinhận các qui tắc sau: Qui tắc (dấu hiệu) quốc tịch của các bên đương sự qui tắc

24

Trang 30

(dấu hiệu) nơi cư trú (thường là nơi thường trú của các bên đương sự), qui tac (dấuhiệu) nơi có tài sản qui tác (dấu hiệu) xảy ra hành vi gây hại Thông thường cácqui tắc (dấu hiệu) xác định thẩm quyền trong các HDTTTP thường được qui địnhtheo với từng lĩnh vực cụ thể.

d Quy định về nguyên tắc, trình tự cách thức thực hiện ủy thác tư pháp

quộc tế

Uỷ thác tư pháp quốc tế cũng là một trong các nội dung quan trọng của cácHDTTTP Theo qui định của hầu hết các HDTTTP mà Việt Nam đã ký kết việcthực hiện uỷ thác tư pháp được thực hiện chủ yếu thông qua các cơ quan tư pháp

trung ương (Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) Ngoài ra, các

HĐTTTP Việt Nam ký kết đều cho phép cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự của nước cử được tống đạt giấy tờ hoặc lấy lời khai của công dân nước cửtại nước tiếp nhận Tất nhiên cơ quan ngoại giao và lãnh sự không được phép ápdụng các biện pháp cưỡng chế khi thực hiện các hành vi tố tụng nói trên

e Qui định về nguyên tac, điều kiện, trình tự để công nhận và thi hành bản

án, quyết định dân sự của tòa án và các quyết định của trọng tài của nước ky kết

này trên phạm vi lãnh thổ của nước ký kết kia

Hầu hết các HDTTTP Việt Nam đã ký kết và đang có hiệu lực thi hành đều

quy định đầy đủ các điều kiện cơ bản cho việc công nhận và thi hành bản án,quyết định dân sự của tòa án đã được tuyên trên phạm vi lãnh thổ của nước kí kếtnày tại lãnh thổ của nước ký kết kia

Đối với việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài được tuyêntại nước hữu quan này trên lãnh thổ của nước hữu quan khác các hiệp định đềucam kết tuân thủ các qui định tại Công ước New York ngày 10/06/1958 về côngnhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài

Ngoài việc kí kết điều ước quốc tế song phương, Việt Nam còn tham giađiều ước quốc tế đa phương trong đó có quy định về tương trợ tư pháp quốc tế, đó

là Công ước New York ngày 10/06/1958 về công nhận và thi hành các quyết địnhcủa trọng tài nước ngoài

2.2 Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự theo quy định của pháp luật

mot sô nước

2.2.1 Tương trợ tư pháp về dan sự theo pháp luật của Cộng hòa pháp3.3.1.1 Pháp luat trong HHỚC

i) a

Trang 31

Ở Cộng hòa Pháp tương trợ tư pháp quốc tế được quy định tại Luật số 2004

-204 ngày 10.3.2004 (thiên X) và Bộ luật tố tung dân sự

Luật số 2004-204 quy định về việc thực hiện tương trợ tư pháp của các coquan tư pháp Cộng hòa Pháp cho cơ quan tư pháp nước ngoài và tương trợ tư phápcủa các cơ quan tư pháp nước ngoài cho cơ quan tư pháp Cộng hòa Pháp

Ngoài Luật số 2004-204 ngày 10.3.2004, tương trợ tư pháp ở Cộng hòa Pháp

còn được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Bộ luật này quy định cụ thể về

các hành vi thực hiện tương trợ tư pháp như: Tống đạt các giấy tờ tư pháp vàngoài tư pháp, thu thập chứng cứ, công nhận và thi hành các bản án, quyết địnhdân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài

a Tống dat các giấy tờ tu pháp và ngoài tư pháp; chuyển giao giấy tờ

* Tong đạt các giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp

Ở Pháp tống đạt giấy tờ bao gồm: Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài và tống đạt

giấy tờ của nước ngoài trên lãnh thổ của Pháp

Về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài, đó là việc tống đạt các giấy tờ liên quanđến một vụ việc được tòa án Pháp giải quyết và người được tống đạt đang cư trú ởnước ngoài Theo Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, các thủ tục bắt buộc phải được thực

hiện trên lãnh thổ Pháp trước khi tiến hành tống đạt ra nước ngoài Thủ tục này

được quy định tại Điều 688 Bộ luật tố tụng dân sự mới Theo Điều 688, các thủtục này vẫn phải thực hiện đầy đủ ngay cả khi đương sự cư trú tại Pháp nhưng

được hưởng quyền miễn trừ Tuy nhiên, có thể không cần tiến hành các thủ tụcnày nếu đương sự mặc dù cư trú ở nước ngoài nhưng đang lưu trú ngắn ngày ởPháp hoặc đã lựa chọn trước nơi cư trú trên lãnh thổ Pháp

Theo quy định tại Điều 693 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, việc tống đạt đuợc

coi là là đã thực hiện kể từ ngày giấy tờ được giao cho Viện công tố

Về tống đạt giấy tờ của nước ngoài trên lãnh thổ của Pháp Việc tống đạtgiấy tờ của nước ngoài trên lãnh thổ của Pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng

dân sự từ Điều 688-1 đến Điều 688-8 Việc tống đạt giấy tờ của nước ngoài trên

lãnh thổ của Pháp được thực hiện bằng hai con đường: Thứ nhất, thông qua cơquan cảnh sát hoặc quân cảnh Thứ hai, do thừa phát lại có thẩm quyền theo phạm

vi lãnh thổ thực hiện Ở Pháp cũng có thể thực hiện việc tống đạt thông qua con

đường bưu điện nếu hình thức này được quy định trong pháp luật của nước nơi gửitong đạt (ví dụ như ở MI)

Trang 32

* Vấn đề chuyển giao giấy tờ

Quy trình chuyển giao truyền thống là thông qua con đường ngoại giao (kênh

ngoại giao) Dé đơn giản hóa quy trình chuyển giao giấy tờ nhằm day nhanh việc

chuyển giấy tờ cần tống đạt cũng như việc gửi trả các tài liệu liên quan đến thực

hiện yêu cầu tống đạt, Pháp đã kí kết các điều ước quốc tế đa phương và song

phương về tương trợ tư pháp Các phương thức chuyển giao được quy định trong

các điều ước quốc tế như: thông qua bưu điện, Viện công tố, viên chức tư pháp,các cơ quan lãnh sự, Bộ Tư pháp hoặc một cơ quan chuyên trách (cơ quan trungương) Những vấn đề liên quan đến thủ tục của yêu cầu tống đạt, lệ phí tống đạt

(có thể có), ngôn ngữ của văn bản phải tống đạt được quy định cụ thể trong các

điều ước quốc tế

b Thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự

Theo pháp luật của Pháp, thu thập chứng cứ được thực hiện thông qua cáchthức uy thác tư pháp Nội dung của ủy thác tư pháp quốc tế được quy định trong

Bộ luật tố tụng dân sự từ Điều 733 đến Điều 748 Các nguyên tắc ghi nhận trong

các điều này đều nhằm củng cố vai trò giám sát của Viện công tố trong việc thựchiện ủy thác tư pháp và phần nào hài hòa hóa các quy định của pháp luật Pháp vàquy định trong các điều ước quốc tế cơ bản, như Công ước La hay ngày18.3.1970

Ở Pháp, uy thác tư pháp được thực hiện thông qua 3 con đường:

- Thứ nhất, thực hiện ủy thác tư pháp thông qua cơ quan tư pháp nước ngoài

- Thứ hai, thực hiện ủy thác tư pháp thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặclãnh sự của nước ủy thác

- Thứ ba, thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế thông qua cá nhân được ủy thác

c Công nhận và thi hành quyết định nước ngoài trong lĩnh vực tu pháp

Pháp luật chung của Pháp về hiệu lực quốc tế các quyết định nước ngoài làmột hệ thống nguyên tắc không được ghi nhận trong văn bản luật mà chủ yếuđược hình thành từ án lệ (duy nhất chỉ có Điều 509 Bộ luật tố tụng dân sự mớiquy định hết sức ngắn gọn về vấn đề này)

Theo án lệ Pháp cơ chế công nhận hiệu lực quốc tế của quyết định nước

ngoài áp dụng đối với mọi quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét xử nước

ngoài (tòa án, cơ quan hành chính ) trong lĩnh vực tư pháp không phân biệt bảnchất của các cơ quan ra quyết định Theo quy định tại Điều 509 Bộ luật tố tụng

12 ~!

Trang 33

dan sự mới, cơ chẽ này cũng được áp dụng đối với các văn bản của cơ quan Nhà

nước nước ngoài, ké ca các văn bản pháp lí thuộc lĩnh vực tư pháp (như văn bản

công chứng) Việc công nhận các quyết định trọng tài được tiến hành theo một cơchế độc lập (Điều 1498 và 1507 Bộ luật tố tung dân sự)

Theo pháp luật chung của Pháp, việc công nhận hiệu lực quốc tế của quyết

định nước ngoài còn phải bảo đảm các điều kiện về tính hợp pháp của quyết định.Nhìn chung, việc kiểm tra tính hợp pháp của của một quyết định được tiến hành

trong thủ tục công nhận bản án nước ngoài hoặc trong thủ tục khởi kiện yêu cầu

tuyên bố quyết định vô hiệu Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể kiểm tra hợp pháp của một quyết định nước ngoài trong suốt quá trình tố tụng Kể

từ ngày 7.1.1964 pháp luật của Pháp nghiêm cấm việc xem xét lại nội dung củamột quyết định nước ngoài Các điều kiện về tính hợp pháp quốc tế bao gồm:

1 Thẩm quyền của co quan nước ngoài ban hành quyết định

2 Tính phù hợp quyết định nước ngoài với các quy phạm xung đột của Pháp

3 Tính phù hợp của quyết định nước ngoài với các qưy định về trật tự công

cộng quốc tế của Pháp (trật tự công về mặt nội dung và trật tự công về mặtthủ tục)

Không có dấu hiệu gian lận

5 Không xung đột hoặc không có nguy cơ xung đột với một quyết định đã cóhiệu lực tại Pháp hoặc với một vụ việc tạm thời chưa được giải quyết tại

Pháp.

Ngoài pháp luật trong nước quy định về công nhận quyết định nước ngoài,

Pháp còn kí kết các điều ước quốc tế về vấn đề này Nhìn chung, các điều ước

quốc tế song phương và đa phương đều hướng tới việc xây dựng một cơ chế công

nhận và cho thi hành quyết định nước ngoài thuận lợi hơn cơ chế quy định trong

pháp luật chung của mỗi nước kí kết Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các

điều ước quốc tế lại có phần chặt chẽ hơn pháp luật trong nước, đặc biệt là khi

pháp luật chung được xây dựng theo hướng tự do hơn các điều ước quốc tế,

2.2.1.2 Điều ước quốc tế

Cộng hòa Pháp là nước có quan hệ hợp tác quốc tế rất phong phú, thể hiện

qua việc kí kết điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương Theo phần IIbáo cáo năm 2006 của tham chính viện Pháp tính đến năm 2005 Pháp tham giakhoảng 7400 điều ước quốc tế hiện đang có hiệu lực trong đó 1700 điều ước

28

Trang 34

quốc tế đa phương và 5700 điều ước song phương Ở Pháp hiện nay số lượng các

cuộc đàm phán ký kết điều ước quốc tế ngày càng gia tăng Thực tế ở Pháp chothấy trong giai đoạn từ 1881 đến 1949, mỗi năm chỉ có dưới 15 cuộc đàm phánquốc tế liên quan đến nước Pháp con số này tăng lên 80 cuộc đàm phán mỗi nămtrong giai đoạn 1949- 1959 Còn hiện nay, mỗi năm Pháp có thêm gần 200 vănbản pháp luật quốc tế mới Riêng trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự vàthương mại, hiện đang có gần 50 văn kiện pháp lí quốc tế ràng buộc Pháp với các

nước.

Về tống đạt giấy tờ trong tương trợ tư pháp, trong khuôn khổ đa phương,

Pháp cũng tham gia 3 Công ước La hay: Công ước ngày 15.11.1965 về tống dat ranước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại,Công ước La hay ngày 18.3.1970 về thu thập và đánh giá chứng cứ, Công ước LaHay nam 1961 về miễn hợp pháp hóa giấy tờ Pháp hiện đang tham gia Quy chế

của Liên minh Châu Âu về tống đạt giấy tờ giữa 24 nước thành viên (trừ Đan

Mạch) Trong khuôn khổ song phương, Pháp cũng đã kí kết 27 Hiệp định song

phương, trong số đó một vài điều ước trên thực tế liên quan nhiều nước chứ khôngchỉ 2 nước Ví dụ, các điều ước quốc tế Pháp đã kí trong thời gian trước đây vớikhối Liên Hiệp Anh hoặc Liên bang Nam Tư và sau này các quốc gia độc lập tách

ra từ liên bang đã kế thừa các điều ước quốc tế đó

2.2.2 Tương trợ tư pháp về dân sự theo pháp luát của các nước CommonLaw

Tương trợ tư pháp về dân sự theo pháp luật của các nước Common Law, điển

hình là Anh - MI, có nhiều điểm đặc trưng cho hệ thống luật án lệ Ở các nước

này, thuật ngữ “tương trợ pháp lí” (legal assistance) hoac “hợp tác tư pháp”

(judicial cooperation) chỉ bao gồm các hoạt động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau trong

lĩnh vực điều tra, tố tụng và thi hành bản án về dân sự theo nghĩa rộng có yếu tốnước ngoài Mục tiêu chính của sự hợp tác về tư pháp quốc tế chỉ là nhằm thực thitốt pháp luật hoặc hỗ trợ thi hành pháp luật

Ở Anh, tương trợ tư pháp được quy định trong các văn bản pháp luật như:

Luật về trọng tài năm 1975, Luật về di chúc năm 1963, Luật về nuôi con nuôinăm 1968 Luật về công nhận quyết định về li hôn va li than năm 1971 Luật về

ˆ Kí yêu hoi thao vẻ tương trợ tư pháp Hà Nội ngày 4- 5.12.2006, trang 4.

Trang 35

chứng cứ trong tố tụng năm 1975, Luật về miễn trừ quốc gia nam 1978 Ngoài racác tập án lệ (như tập án lệ Daixi) cũng là nguồn rất quan trọng về tương trợ tưpháp quốc tế ở Vương quốc Anh.

O Mi, trong các đạo luật về tư pháp quốc tế của các bang đều có các quy

định về tương trợ tư pháp Một trong các luật mới nhất là Luật tư pháp quốc tếđước ban hành tại bang Luidiana năm 1991 (có hiệu lực ngày 2.1.1992) cũngdành một phần quy định về tương trợ tư pháp Ngoài ra, cũng giống như ở Anh,các tập án lệ được biên soạn tại Mĩ cũng là nguồn quan trọng về tương trợ tư

pháp trong đó phải kể tới tập tổng luật về xung đột pháp luật (gồm 3 tập) được

xuất bản năm 197]

Ở các nước trong hệ thống pháp luật Common Law, phạm vi tương trợ tu

pháp về dân sự chủ yếu bao gồm việc thực hiện ủy thác tư pháp về chuyển giao

giấy tờ, tài liệu; công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự và thương mại

của tòa án nước ngoài hoặc trọng tài nước ngoài (trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc

nguyên tac có đi có lại) Hệ thống pháp luật Anh - Mi, việc tống đạt giấy tờ, tàiliệu và ủy thác tư pháp về thu thập chứng cứ thông thường chỉ được coi là “dịchvụ” và “thu thập chứng cứ” Tòa án Anh và tòa án Mi thực hiện việc lấy lời khaicủa những người làm chứng hiện đang cư trú ở nước ngoài thông qua các viên

chức cao cấp của tòa án có thẩm quyền bằng hình thức thấm vấn thang và thẩm

vấn chéo đại diện của các bên Kết quả thẩm vấn (thường là thỏa thuận của đạidiện các bên) được giử cho tòa án có thẩm quyền

Như vậy, tương trợ tư pháp theo pháp luật của Anh - Mĩ chỉ được hiểu là việc

ho trợ lẫn nhau giữa tòa án các nước trong hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xétxử) và thi hành án về dân sự và hình sự

Tương trợ tư pháp về dân sự ngoài việc được quy định trong các văn bảnpháp luật trong nước và tập án lệ còn được điều chinh theo các điều ước quốc tế

Một điểm đáng chú ý là ở các nước trong hệ thống pháp luật Common Law ít kí

kết các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp mà vấn đề này thườngđược quy định trong các điều ước quốc tế đa phương Đây chính là cơ hội tiến tới

nhất thể hóa các hoạt động tương trợ tư pháp của các quốc gia thành viên và tạo

cơ sở để cho hoạt động này của các nước xích lại gần nhau, góp phần vào việcgiải quyết xung đột pháp luật giữa các nước trong lĩnh vực này Có thể kể một số

Trang 36

điều ước đa phương mà Anh Mi là thành viên: Công ước La hay ngày 15.11.1965

về tống đạt các giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dan sự và thươngmại, Công ước La hay ngày 18.3.1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài

2.2.3 Tương trợ tư pháp về dân sự ở Nhát bản

Ở Nhật bản tương trợ tư pháp về dan sự được quy định trong một số van bản

pháp luật trong nước và được quy định trong các điều ước quốc tế song phương và

đa phương mà Nhật Bản là thành viên

2.2.3.1 Tương trợ tư pháp về dân sự theo quy định pháp luật trong nước

Để điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp, Nhật Bản đã ban hành một số văn

bản pháp luật quan trọng sau: Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số 109, 1996), Luật thihành án dân sự (Luật số 4, 1979), Luật về tương trợ tư pháp theo yêu cầu của tòa

án nước ngoài (Luật số 63, 1905)

Theo các văn bản pháp luật trên, để yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự,Nhật Bản cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện thông qua kênh

ngoại giao hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền theo quy định của hiệp địnhsong phương hoặc đa phương để đề nghị các cơ quan có thầm quyền của nước đó

hồ trợ thực hiện Việc thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế đối với các nước không

có điều ước quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại Các cơ quan lãnh

sự của Nhat ở nước ngoài cũng thực hiện hoạt động tống đạt tài liệu và lav lờikhai của đối với công dân Nhật Bản ở nước ngoài trong trường hợp nước có lãnh

sự quán Nhật Bản đó không phản đối Theo Luật tố tụng dân sự của Nhật Bản

Toà án Nhật Bản nơi tiến hành giải quyết vụ việc có thẩm quyền quyết định áp

dụng nguyên tắc có đi có lại đối với từng trường hợp cụ thể Việc áp dụng nguyên

tắc này cũng được vận dụng một cách linh hoạt nhằm tránh tình trạng các bản án

quyết định của toà án Nhật Bản đưa ra không được thực hiện ở nước ngoài vàngược lại

Pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự của Nhật Bản bao gồm các văn đề

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, điều kiện để tòa án của Nhật thực hiện tương trợ tư pháp của tòa án

nước ngoài Theo quy định của pháp luật Nhật Bản (Điều 1.2 Luật số 63, 1905)

tòa án có thẩm quyền của Nhật Bản thực hiện tương trợ tư pháp của tòa án nước

ngoài với các điều kiện sau:

- Các yêu cầu về tương trợ tư pháp phải được lập qua kénh ngoại giao

Trang 37

- Yêu cầu tống đạt giấy tờ được lập thành văn bản nêu tên quốc tịch và quêquán hoặc nơi cư trú của người sẽ nhận tống đạt.

- Yêu câu thu thập chứng cứ được lập thành văn bản nêu tên của các bêntham gia tranh tụng, biện pháp thu thập chứng cứ, tên, quốc tịch, quê quán hoặc

nơi cư trú của người sẽ bị kiểm tra và các vấn dé cần được điều tra

- Trong trường hợp văn bản yêu cầu và các tài liệu kèm theo không được lập

bằng tiếng Nhật Bản thì bản dịch ra tiếng Nhật của các giấy tờ này sẽ được gửi

kèm theo bản gốc

- Cơ quan có thẩm quyền của nước có tòa án đưa ra yêu cầu cam kết thanh

toán các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện yêu cầu

- Cơ quan có thẩm quyền của nước có tòa án đưa ra yêu cầu bao đảm thực

hiện việc tương trợ tư pháp trong những vấn đề tương tự khi tòa án Nhật bản yêucầu

Ngoài ra, Điều 2 Luật này còn quy định: trong trường hợp việc thực hiện yêu

cầu tương trợ tư pháp không thuộc thẩm quyền của tòa án mà yêu cầu được

chuyển đến thì tòa án này sẽ chuyển văn bản yêu cầu đến tòa án có thẩm quyền

Văn bản yêu cầu sẽ được thực hiện phù hợp với pháp luật của Nhật bản (Điều 3

Luật về tương trợ tư pháp theo yêu cầu của tòa án nước ngoài)

Thứ hai, phạm vi tương trợ tư pháp, theo pháp luật Nhat Bản tương trợ tưpháp về đân sự bao gồm hai nội dung: Tống đạt giấy tờ, tài liệu và thu thập chứng

cứ ở nước ngoài Cụ thể như sau:

Vấn đề thứ nhất: Tống đạt các giấy tờ, tài liệu cho đương sự ở nước ngoài.Theo Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản: Việc tống đạt các giấy tờ, tài liệu

cho đương sự được thực hiện ở nước ngoài sẽ được thực hiện theo cách thức thẩmphán chủ tọa phiên tòa ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài này

hoặc ủy quyền cho đại sứ, công sứ hoặc tham tán Nhật bản ở nước ngoài này thựchiện

Vấn đề thứ hai: Thu thập chứng cứ và kiểm tra chứng cứ ở nước ngoài TheoĐiều 184 Bộ luật tố tụng dân sự thì việc kiểm tra chứng cứ ở nước ngoài sẽ được

ủy thác cho cơ quan chính phủ có thẩm quyền của nước ngoài đó hoặc sẽ được ủy

quyền cho đại sứ công sứ hoặc tham tán Nhật Bản tại nước đó thực hiện (khoản

1) Việc kiểm tra chứng cứ ở nước ngoài sẽ được công nhận có giá trị nếu như

wd L2

Trang 38

việc kiểm tra đó phù hợp với pháp luat Nhật, ngay cả khi nó trái với pháp luật củanước ngoài đó (Khoan 2 Điều 183).

Về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài

Tai Nhat Bản, vấn dé công nhận va cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà

ấn nước ngoài được coi là một quy trình riêng, không nằm trong hoạt động tươngtrợ tư pháp mặc dù nó cũng liên quan mật thiết đến hoạt động này Cũng như

pháp luật các nước khác, pháp luật Nhật Bản quy định các điều kiện để bản án

của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi

hành tại Nhật Bản Theo Điều 118 Bộ luật tố tụng dân sự, bản án của tòa án nướcngoài sẽ có hiệu lực chỉ khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau:

+ Thẩm quyền của tòa án nước ngoài được công nhận theo pháp luật hoặc

theo hiệp định;

+ Bên bị đơn thua kiện đã nhận tống đạt giấy triệu tập;

+ Nội dung của bản án và thủ tục tranh tụng không trái với trật tự công cộng

và đạo đước xã hội của Nhật Bản

+ Tuân thủ sự có đi có lại

Theo Luật thi hành án dân sự Nhật Bản (Luật số 4, 1979) thẩm quyền xétđơn yêu cầu thi hành bản án của tòa án nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của tòa

án nơi người phải thi hành có nơi cư trú, trong trường hợp không có nơi cư trú thì

thẩm quyển giải quyết thuộc tòa án nơi diễn ra việc thi hành án hoặc nơi có tàisản của người phải thi hành có thể bị kê biên (Điều 24 khoản |) Cũng theo Luậtnày thì tòa án có thắm quyền có thé ra quyết định thi hành bản án mà không cầnkiểm tra tính thích hợp của bản án được thi hành (khoản 2 Điều 24) Theo pháp

luật Nhật Bản, đơn yêu cầu thi hành bản án của tòa án nước ngoài sẽ bị bác bỏnếu như không đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 118 Bộ luật tốtụng dân sự (khoản 3 Điều 24)

Khi tiến hành xem xét công nhận va cho thi hành bản án, quyết định của toà

án nước ngoài, Toà án Nhat Ban sẽ không xem xét lại nội dung vụ việc

2.2.3.2 Tương trợ tut pháp về dan sự trong điều ước quốc tế giữa Nhật Ban

Trang 39

- Tống đạt các tài liệu tư pháp, thay mat tòa án của nhà nước gửi vêu cầu,hoặc

- Thu thập chứng cứ/lời khai, thay mặt tòa án hoặc hội đồng xét xử khác hoặc

cơ quan có thấm quyền của nước gửi yêu cầu hoặc

- Làm lễ tuyên thé đối với một người bất kì tại nước nhận yêu cầu phù hợpvới pháp luật của nước nhận yêu cầu và theo cách thức không trái với pháp luậtcủa nước nhận yêu cầu

Ngoài ra, Nhật bản cũng đã tham gia hai công ước La hay về tống đạt giấy tờ

và thu thập chứng cứ (Công ước La Hay năm 1965 và Công ước La Hay năm1970)

Tóm lại: Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về tương

trợ tư pháp có thể rút ra một số điểm nhận xét sau:

Thứ nhất, đối với nhiều nước, việc thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiệntrên cơ sở các điều ước quốc tế và pháp luật trong nước Các điều ước quốc tếluôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tương trợ tư pháp ngày nay Pháp luật

trong nước có nhiệm vụ cụ thể hoá các quy định của điều ước quốc tế và bổ sungnhững vấn dé mà các bên không thể đạt được thoả thuận để đưa vào điều ướcquốc tế hoặc chưa có điều kiện để kí kết các điều ước quốc tế loại đó

Thứ hai, Trong hệ thống pháp luật của các nước phát triển, kể cả các nước

theo truyền thống pháp luật lục địa (Civil Law) và những nước theo truyền thốngluật án lệ (Common Law), các quy định vẻ tương trợ tư pháp có một vị trí quan

trọng Tương trợ tư pháp trong khuôn khổ các nước trong hệ thống pháp luật án lệkhông có nững điểm khác nhau căn bản so với tương trợ tư pháp trong khuôn khổcác nước theo hệ thống pháp luật Châu âu lục địa Điểm “xích lại gần nhau” của

hai hệ thống luật này về tương trợ tư pháp là phạm vi các vấn đề thuộc hoạt độngtương trợ tư pháp cũng như cơ sở pháp lí của hoạt động này về cơ bản là giống

các vấn đề thuộc phạm vi tương trợ tư pháp đang trở thành hiện thực

Trang 40

Thứ ti, việc xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tươpng trợ

tư pháp là tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào tổ chức bộ

máy nhà nước của mỗi quốc gia nhưng chủ yếu vấn thuộc cơ quan tư pháp Cơ

chế liên hệ để thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp có thể rất khác nhau, bằngcác thức liên hệ trực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau hoặc có thé

thông qua cơ quan đầu mối cấp trung ương Thông thường vấn đề này được thoảthuận giữa ấcc nước va được phi rõ trong điều ước quốc tế Trong trường hop

không có điều ước quốc tế thì việc tiến hành liên hệ để thực hiện tương trợ tư

pháp được tiến hành thông qua kênh ngoại giao (qua cơ quan đại diện ngoại giao

ở nước ngoài và Bộ ngoại giao trong nước)

3 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong tươngtrợ tư pháp quốc tế về dan sự

3.1 Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp về đân sự trong những nămqua

Hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trong lĩnh vực dân sự bao gồm hai lĩnhvực chủ yếu là: thực hiện các uỷ thác tư pháp; công nhận và thi hành tại Việt Nambản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nướcngoài

3.1.1 Thực hiện các uy thác tư pháp quốc tế

a Tình hình thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế do toà án nước ngoài yêucau toà án Việt Nam thực hiện

Thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự ở nước ta trong những nămqua cho thấy, mặc dù chúng ta còn thiếu nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn

đề này, song các cơ quan nhà nước đã cố gắng thực hiện một khối lượng lớn côngviệc uy thác theo yêu cầu của các nước đã kí kết điều ước quốc tế hoặc chưa kikết điều ước quốc tế

Trên nguyên tac tôn trọng chủ quyền quốc gia, việc thực hiện các uỷ thác tư

pháp quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được yêu cầu Nói

cách khác, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (chủ yếu là các cơ quan tư

pháp và toà án) thường thực hiện các uỷ thác tư pháp theo yêu cầu cụ thể của từng

vụ việc dân sự trên cơ sở có điều ước quốc tế cũng như không có điều ước quốctế

tad ay

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w