1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật về dạy nghề trong điều kiện phát triển và hội nhập ở Việt Nam hiện nay

181 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về dạy nghề trong điều kiện phát triển và hội nhập ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyên Mai Phương, Nguyên Thị Kim Phụng, Lưu Bình Nhưỡng, Nguyên Hữu Chí, Trần Thị Thuý Lâm, Đỗ Ngán Bình, Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Hiền Phương, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Hải Cường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Phụng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 50,12 MB

Nội dung

Với việc nghiên cứu : Sane luật về day nghề trong diéu kiện phát triển và hộinhập ở Việt nam hiện nay”, nhóm thực hiện đề tài mong muốn sẽ nghiên cứu tổngthé hệ thống pháp luật về Dạy ng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ TRONG ĐIỀU KIÊN PHAT TRIEN VÀ HỘI NHẬP Ở VIET NAM HIỆN NAY

Alok.

Chu nhiém dé tai: TS Nguyén Thi Kim Phung

Phó chủ nhiệm Khoa Sau dai hoc

HA NOI - 2008

Trang 2

7 ThS Nguyễn Xuân Thu

8 ThS Nguyén Hién Phuong

9 ThS.D6é Thị Dung

10 CN Nguyễn Hai Cường

TAP THE TAC GIA

Chức danh

Trưởng Ban TCDN Phó Chủ nhiệm khoa

Báo cáo phúc trình,

Chuyên đề 7 Chuyên dé 1 Chuyén dé 3 Chuyén dé 8, 9 Chuyén dé 14

Chuyén dé 12, 13

Chuyén dé 5, 10 Chuyén dé 11

Chuyén dé 2 Da ns

Trang 3

PHAN I: MG DAU

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài

Việt Nam đang bước vào thời kì đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trởthành một nước công nghiệp Trong tiễn trình này, lao động kĩ thuật được xác định làlực lượng xung kích, đào tạo nghề trở thành một nhiệm vụ trọng yếu trong chính sáchgiáo dục - đào tạo nói chung Ở nước ta Chúng ta đã và đang có lợi thế cạnh tranh về

một lực lượng lao động đồi dào với mức tiền công thấp Tuy nhiên, trong bối cảnhtoàn cầu hoá và sự chuyển hướng của nên kinh tế thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp chế tạo sang kỷ nguyên công nghệ cao đòi hỏi một lực lượng lao động trí tuệ, có ky

năng được đào tạo bài bản thì lao động giản đơn với giá công rẻ không còn là lợi thế

mà có thể trở thành một trở ngại lớn cho qua trình công nghiệp hoá và hiện dai hoá

nên kinh tế cũng như hội nhập của đất nước

Thực tế mạng lưới cơ sở dạy nghề ở nước ta còn tương đối mỏng, chưa được

quy hoạch một cách hợp lí, cơ sở vật chất còn lạc hậu, nghèo nàn; lực lượng giáoviên dạy nghé thiếu về số lượng, yếu về trình độ; nội dung, chương trình, giáo trình

dao tạo nghề còn nhiều hạn chế; chưa có một hệ thống tiêu chuẩn hop lí dé đánh giá

chất lượng đào tạo nghề; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề còn khá thấp, đặc biệtthiếu lao động có trình độ tay nghề cao nên nhìn chung, chưa đáp ứng được yêu

câu của thị trường lao động trong nước và nhiệm vụ xuất khẩu lao động Theo thông

kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội!, hiện nay cả nước có 1.688 cơ sở dạynghề Trong đó có 236 trường dạy nghề, 404 trung tâm dạy nghề, còn lại là các cơ

sở dạy nghề của tư nhân và của các cơ sở sản xuất kinh doanh So với lực lượng

hàng năm bước vào độ tuổi lao động, với mạng lưới cơ sở dạy nghề như vậy chỉ đápứng khoảng 60% nhu cầu học nghề trên thực tế Hiện nay, cả nước có khoảng

13.000 giáo viên dạy nghề Trong đó chỉ có 25% được đào tạo chính khoá, 75%chưa được đào tạo chính khoá nên nhìn chung chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy

nghề còn nhiều hạn chế ” Kết quả điều tra lao động, việc làm năm 2006 cho thay cảnước có 31,54% lực lượng lao động đã qua đào tạo, trong đó chỉ có 21,25% lực

lượng lao động được đào tạo nghề

Trước thực trạng trên, Chính phủ và các ban, ngành hữu quan cũng đã xây dựng chiến lược, các chương trình và giải pháp cho việc quy hoạch các cơ sở dạy

nghề, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề; đôi mới nội dung, phương pháp và hình thức dao tạo nghề nhăm cải thiện tỷ lệ lao động qua đào tạo nghé,

' Báo điện tử - Dang cộng sản Việt Nam, trang thời sự (cập nhật 16 giờ 57 phút ngày 25/12/2006)

? Báo Sài gòn giải phóng ngày 18/12/2006

Trang 4

nâng cao chất lượng lực lượng lao động xã hội, đáp ứng nhu cau của thị trường laođộng trong nước, khu vực và quốc tế Đặc biệt, Quốc hội nước cộng hoa XHCNViệt Nam Khoa XI, ki hop thu 10, da thong qua Luật day nghè vào ngày 29/11/2006 nhằm thống nhất sự điều chỉnh pháp luật về dạy nghề.

Luật Dạy nghệ được thông, qua không chỉ pháp điển hoá các quy định tronglĩnh vực đào tạo nghề mà còn khắc phục được tình trạng cùng một vấn đề (đào tạonghề) nhưng có tới hai luật điều chỉnh (Luật lao động và Luật giáo dục đào tạo) nên

có phần thiếu đồng bộ, tản mạn, trùng chéo Trong khi đó, các nội dung thiết thực của việc điều chỉnh pháp luật lại chủ yếu được quy định trong các văn bản dưới luật nên khó khăn trong việc thực hiện và đánh giá mức độ thực thi cũng như trong việc

nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các quy định về dạy nghề Việc thống nhất điều

chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đào tạo nghề cũng đặt ra cho công tác nghiên cứu,

giảng dạy pháp luật những yêu cầu mới về quan điểm nhận thức, đổi mới nội dungbài giảng và cách tiếp cận thực tế đặc biệt cần thiết đối với môn học Luật laođộng Luật Dạy nghề mới được ban hành cũng cần tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn

thi hành sát thực và hiệu quả cũng như đánh giá, kiểm nghiệm tính khả thi để tiếp

tục hoàn thiện.

Những điều đã dé cập ở trên cho thấy việc nghiên cứu "Pháp luật về day

nghệ trong điều kiện phat triển và hội nhập ở Việt nam hiện nay” là cần thiết, xét trên phương diện điều chỉnh pháp luật và nghiên cứu, giảng dạy Vì vậy, Tổ bộ môn

Luật lao động lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu khoa học, với mong muốn

đáp ứng yêu câu của công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, nâng cao

chất lượng đào tạo và thực hiện mục tiêu chính trị của Nhà trường; đồng thời, gópphần vào việc hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề ở nước ta.

Là một để tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cùng với mục đích góp phân

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài chủ yếu nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng dạy và học cho môn Luật lao động bởi chế định Học nghề là một chế định khá quan trọng và cần thiết trong chương trình

khung của bộ môn Tiếp cận vấn đề học nghề và điều chỉnh pháp luật đối với họcnghẻ dé cập nhật thông tin và đóng góp kinh nghiệm của mình trong vấn đề hoànthiện pháp luật là việc làm có ý nghĩa thiết thực, vừa tạo cơ hội cho giao viên trau

déi kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, vừa là một nhân tố giúp sinh viên tiếp cận vấn đề học nghề một các toàn diện.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã nói ở trên, học nghé là một chiên lược quan trọng nham nâng cao chat

lượng nguôn nhân lực ở nước ta Vì vậy, trong thực tế đã có rất nhiêu đơn vị, cá

nhân có những công trình nghiên cứu ở các cap độ khác nhau về van dé nay Trước

hết, phải kê đền dé tài nghiên cứu khoa học “hái triển lao động kĩ thuật ở Liệt

*

Trang 5

Nam giải đoạn 2001 — 2010” do Tông cục dạy nghề — Bộ Lao động — Thương binh

và Xã hội thực hiện năm 2006 (PGS.TS Đỗ Minh Cương làm chủ nhiệm) Đề tàinày bao gồm các đề tài nhánh sau:

- Cơ sở khoa học của đào tạo lao động kỹ thuật và chuyên dịch cơ cấu lao

động trong giai đoạn 20012010 phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

-Chủ nhiệm PGS.TS.Mai Quốc Chánh Cơ quan chủ trì: Tổng cục Dạy nghé, 2006

- Dự báo nhu cau vé lao động kỹ thuật giai đoạn 2001-2010 gắn với quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Chủ nhiệm TS.Đỗ Trọng Hùng Cơ quan chủ tri:

Tổng cục Dạy nghề, 2006

- Hoàn thiện hệ thong cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu câu phát triển nguồn laođộng kỹ thuật - Chủ nhiệm TS.Mac Văn Tiến Cơ quan chủ trì: Tông cục Dạy nghề,2006.

- Đánh giá thực trang lao động kỹ thuật Việt Nam giai đoạn hiện nay Chủ

nhiệm TS.Trần Thị Tuyết Cơ quan chủ trì: Tổng cục Dạy nghẻ, 2006

Bên cạnh đó, những năm trước đây còn có một sô công trình khoa học có liên quan dén van dé này như:

- Nguon nhân luc trong nước, đánh giá thục trạng va dự báo - Chu nhiệm

TS.Đỗ Trọng Hùng Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh — Xã hội, 1999

- Mối quan hệ giữa chat lượng nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở nước

ta hiện nay - Chủ nhiệm TS.Nguyễn Dang Thảo Cơ quan chủ trì: Học viện Chínhtrị Quốc gia Hô Chi Minh, 2002.

- Báo cáo kết quả khảo sát nhu cau nhân lực của các doanh nghiệp phan

mềm từ nay đến 2006 và khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo tại Thanh phố

Hô Cho Minh Tác gia Chu Tiến Dũng

- Thuc trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, từ kết quả điều tra lao

động-việc làm 1999 Nhà xuất bản Thống kê, 2000

- Phát triển nguôn nhân lực Công nghệ thông tin - thực trạng và giải pháp

Tác giả Nguyễn Trọng Đường Tạp chí Bưu chính viễn thông, 2004

- Phát triển nguôn nhân lực Việt Nam đến năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị

Hang Tap chí Cộng san, 1999.

- Thực trạng nguôn nhân lực ở Thành phổ Hà Chi Minh và một số định

hưởng phát triển nguôn nhân lực có chất lượng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa Tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương Tạp chí Khoa học, 2003

- Van dé lao động qua đào tạo nghệ Tác giả Dinh Hữu Liễn Tạp chí Phát

trién Giáo dục, 2003.

fod

Trang 6

- Đảo tạo nghề - giải pháp quan trong nang cao chat lượng đội ngũ lao động, dap ving vêu cau sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay Tác giả Phạm Thị Khanh Tạp chí Phát triên kinh tê, 2001

Những công trình khoa học trên chủ yếu nghiên cứu van dé đào tạo nghé dướigóc độ quản lí, góc độ kinh tế- xã hội, thống kê hoặc nghiên cứu van dé dao taonghề trong phạm vi từng ngành, từng khu vực nhất định Như vậy, trong phạm Nộiquan sát của chúng tôi, hầu như chưa có dé tài nào nghiên cứu tổng thể vẫn đề đào

tạo nghề dưới góc độ pháp luật, đặc biệt là sau khi Luật Dạy nghề đã được thôngqua Với việc nghiên cứu : Sane luật về day nghề trong diéu kiện phát triển và hộinhập ở Việt nam hiện nay”, nhóm thực hiện đề tài mong muốn sẽ nghiên cứu tổngthé hệ thống pháp luật về Dạy nghề trong điều kiện mới, làm tư liệu cho việc nghiên

cứu, giảng dạy và học tập trong phạm vi môn học Luật lao động; góp phần hướngdẫn thi hành, hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của đạo luật này nhằm đây mạnh

hoạt động đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế Việt nam trongđiều kiện phát triển và hội nhập

3 Phương pháp nghiên cứu

Theo một cách truyền thống, dé tài sử dụng phương pháp luận cơ bản củaTriết học Mác - Lênin Trên cơ sở đó, các phương pháp cụ thể như: phương phápphân tích, tong hợp, quy nạp, so sánh, dự báo, lich sử sẽ được sử dụng phù hopvới từng lĩnh vực của đề tài nghiên cứu

4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Muc đích nghiên cứu:

Nghiên cứu dé tài này, trước hết và chủ yếu, nhằm thực hiện mục dich tìm

hiểu hệ thống pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam trong điều kiện mới ban hành Luật

Dạy nghề dé thống nhất các quan điểm, nhận thức, định hướng trong điều chỉnh

pháp luật về dạy nghề, làm cơ sở cho việc giảng dạy vấn dé đào tạo nghề trong

chương trình môn học Luật lao động Quá trình nghiên cứu này cũng đồng thờihướng tới mục đích tìm hiểu thực tiễn công tác đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay;trên cơ sở đó, kiến nghị việc hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề nhằm nâng cao tínhkhả thi của đạo luật nay, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị sử dụng lao độngtrong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Việc tìm ra những vấn đề cần tiếp tục nghiêncứu, hoàn thiện pháp luật dạy nghề trong một tương lai xa hơn, tuy không phải làmục dich co bản, nhưng cũng được dé cập đến trong dé tài này, ở mức độ phù hợpvới điều kiện nghiên cứu

* Pham vi nghiên cứu cua đề tài:

Dé thực hiện mục đích nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

Trang 7

Nghiên cứu các quy định của Luật Dạy nghề (2006) và thực tiễn congtac dao tạo nghé ở nước ta trong giai đoạn hiện nay;

- Nghiên cứu pháp luật quốc tế, kinh nghiệm của Việt Nam và một số

nước trong điêu chỉnh pháp luật, phát triên hệ thong dao tạo nghê;

: Đề xuất các giải pháp thiết thực cho việc hướng dẫn thi hành, hoàn

thiện pháp luật dé góp phan nâng cao chat lượng dao tạo nghé trong thời gian tới.

5 Kết cau của đề tài

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, ngoài Phần

Mở đâu và Báo cáo phúc trình và Phụ lục, đề tài được kết câu theo 2 nội dung chính với 14 chuyên dé như sau:

Nôi dung thứ nhất: Định hướng phát triển và các kinh nghiệm để hoàn thiệnpháp luật dạy nghề ở Việt Nam trong điêu kiện hiện nay.

Nội dung này được nghiên cứu trong 5 chuyên đề:

+ Chuyên dé 1: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và trách nhiệm

của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề;

+ Chuyên đề 2: Thực trạng hoạt động dao tạo nghề va các mục tiêu,

giải pháp phát triên dạy nghề ở Việt nam;

+ Chuyên dé 3: Quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế về đảo tạo

nghề và việc vận dụng vào pháp luật Việt Nam

+ Chuyên đề 4: Kinh nghiệm phát triển dạy nghề và tổng quan về luật

dạy nghê của một sô nước;

+ Chuyên đề 5: Lịch sử điều chỉnh quan hệ đào tạo nghề ở Việt Nam

và những bai học kinh nghiệm trong điều kiện phát triển và hội nhập.

Nôi dung thứ hai: Thực trạng pháp luật dạy nghề và những kiến nghị hoàn

thiện pháp luật.

Nội dung này được chia thành 4 van dé nhỏ

2.1 Các quy định hiện hành về dạy nghề đáp ứng yêu cầu dạy nghềtrong điều kiện kinh tế thị trường

Bao gồm 3 chuyên đề sau đây:

+ Chuyên đề 6: Các quy định của pháp luật nhằm đa dạng hoá, xã hộihoá công tác đào tạo nghé;

+ Chuyên dé 7: Pháp luật về các trình độ dạy nghề và khuyến nghị việchướng dẫn thi hành luật dạy nghẻ;

in

Trang 8

+ Chuyên dé 8: Hợp đồng học nghệ, thực trạng và một số kiến nghi

hoan thién.

2.2 Các quy định đổi với chủ thé tham gia hệ thống dạy nghề

Bao gồm 3 chuyên đề sau đây:

+ Chuyên đề 9: Địa vị pháp lý của Trung tâm dạy nghé, thực trạng và

định hướng phát trién để đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động;

+ Chuyên dé 10: Dia vị pháp lý của hệ thống trường dạy nghề ở Việt

Nam, thực trạng và định hướng đổi mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề

trong điều kiện kinh tế thị trường:

+ Chuyên dé 11: Quy định đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo

nghề.

2.3 Dạy nghề cho các đối tượng đặc biệtGồm 2 chuyên đề sau đây:

+ Chuyên dé 12: Các quy định về đào tạo cho người lao động đi làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

+ Chuyên để 13: Chế độ đào tạo nghề cho các lao động đặc thù

2.4 Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trongđào tao nghề

Van dé này có | chuyên dé (chuyên dé số 14) với tên gọi tương ứng.

6 Những đóng góp của đề tài:

Sau khi Luật dạy nghề (2006) được thông qua thì đây là dé tai đầu tiên nghiêncứu tong thể về pháp luật dạy nghề ở nước ta Việc nghiên cứu đề tài mang đến

những kêt quả cơ bản như sau:

+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy nghề, quan điểm của Đảng và nhà

nước về phát triển dạy nghề và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật dạy nghề,giải pháp phát triển dạy nghề trong bối cảnh hiện nay ở nước ta; đó là một trong các

cơ sở dé đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về đào tạo nghề (những điểm phù

hợp và hạn chế), từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đào tạo nghé;

+ Nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, ILO và của một số nước trong lĩnh

vực đào tạo nghề Từ đó, bình luận và rút ra những bài học thực tiễn có thể áp dụng

trong điêu kiện thực tế ở Việt Nam

+ Nghiên cứu các quy định nhằm xác định trách nhiệm của Nhà nước và cácchủ thé hữu quan trong công tác dao tạo nghẻ:

Trang 9

+ Tìm hiêu, phân tích, bình luận Luật Dạy nghè, liên hệ thực tiễn công tácđào tạo nghề ở Việt Nam dé hiểu rõ điều kiện thực hiện đạo luật này (Như: thựctrạng về các hình thức đào tạo nghề, hoạt động của các cơ sở dạy nghề; thực trạngVIỆC giao kết và thực hiện hợp đồng học nghề; thực trạng của hoạt động đào tạonghề cho mục tiêu xuất khẩu lao động, cho các đối tượng đặc thù trong xã hội; thực

trạng về công tác quản lí, xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh

vực dao tạo nghé ) Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật vàcác giải pháp dé thực hiện pháp luật dạy nghề một cách có hiệu quả

7 Tổ chức thực hiện

Đê thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ và triên khai nội dung nghiên cứu của Dé tài, các công việc đã được tiên hành bao gôm:

+ Đăng ký và ký hợp đồng nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường với Ban

giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội (ngày 22 tháng 1 năm 2007)

+ Chủ nhiệm dé tài làm dé cương va bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hộidong khoa học Trường;

+ Tổ chức các phiên họp triển khai thực hiện đề tài;

+ Các tác giả thu thập tài liệu và viết các chuyên đề của đề tài;

+ Thu các bài viết, biên tập và viết báo cáo phúc trình;

+ Hoàn chỉnh, đóng cuốn, nộp phòng quản lý khoa học của trường để tổ chức

nghiệm thu.

Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ky hợp đồng nghiên cứu đến khi nộp dé

tài cho phòng quản lý khoa học Trường trong thời gian 12 tháng.

Trang 10

PHAN II: BAO CÁO PHÚC TRÌNH NOI DUNG NGHIÊN CUL

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG “PHÁP LUAT VE DAY NGHE TRONG DIEU KIEN PHÁT TRIEN VA HOI NHAP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

Giới thiệu chung

“ Pháp luật về day nghệ trong điều kiện phát triển và hội nhập ở ViệtNam hiện nay” là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường do Bộ môn Luật laođộng, Khoa Pháp luật kinh tế đảm nhận Đề tài được nghiên cứu với 14 chuyên đề,theo hai nội dung chính: định hướng phát triển và các kinh nghiệm để hoàn thiện

pháp luật dạy nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay; thực trạng pháp luật về

dạy nghề và kiến nghị hoàn thiện

Nội dung thứ nhất: Định hướng phát triển và các kinh nghiệm để hoàn thiện

pháp luật dạy nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay:

Phan này gồm 5 chuyên dé, từ chuyên dé thứ nhất đến chuyên dé thứ năm.Sau khi phân tích chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia và trách nhiệmcủa Nha nước trong lĩnh vực đào tạo nghề, đề tài đã đánh giá thực trạng công tácdạy nghề cũng như những quan điểm, giải pháp phát triển dạy nghề ở Việt Namhiện nay Day là những vấn đề có tính chất định hướng dé xây dựng và hoàn thiện

pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam trong thời gian tới Phần này cũng đề cập đến những kinh nghiệm về đào tạo nghề và điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này

theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế ILO, từ thực tiễn của các quốc gia

và từ chính quá trình điều chỉnh pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam từ trước đến

nay Những bài học đó nếu được vận dụng có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tínhkhả thi của các quy định về dạy nghề trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam

Nôi dung thứ hai: Thực trạng pháp luật dạy nghề và những kiến nghị hoàn

thiện pháp luật Nội dung này được chia thành 3 nhóm nhỏ:

2.1 Các quy định hiện hành về dạy nghệ đáp ứng yêu cẩu day nghề trong

diéu tiện kinh tế thị trường

Nội dung này bao gồm 3 chuyên dé (các chuyên dé 6, 7 và 8) nghiên cứu

những vấn dé cụ thé như: các quy định của pháp luật nham da dạng hoá, xã hộihoá công tac đào tạo nghé; các trình độ dạy nghé theo quy định của pháp luật

8

Trang 11

Việt Nam nhăm đáp ứng yêu cầu dao tạo nghề trong điều kiện phát trién và hội

nhập và hợp đồng học nghề, công cụ hữu hiệu dé thực hiện việc đào tạo nghề

theo định hướng thị trường Từng chuyên dé đã lần lượt đánh giá một cách cụ

thể, khách quan các quy định của pháp luật hiện hành về dạy nghề đáp ứng nhu

cầu của nên kinh tế thị trường Qua đó, chỉ ra những điểm hợp ly và những điểm

còn bat cập của các quy định này so với thực tế Trên cơ sở xác định nguyênnhân của những bat cập và kết hợp với những bai học kinh nghiệm được đưa ratrong nội dung nghiên cứu thứ nhất, dé tài đã đề xuất những giải pháp về mặtpháp lý để hoàn thiện từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động dạy nghề, trong đóđáng chú ý là những giải pháp về quy định về đấu thầu thực hiện chỉ tiêu đào tạo

nghề theo đơn đặt hàng của nhà nước, ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp

về hợp đồng học nghề

2.2 Các quy định đối với chủ thể tham gia hệ thống dạy nghệ

Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của 3 chuyên đề trong nhóm này (các

Chuyên dé 9, 10, 11) cũng tương tự như trên Nghĩa là cũng bắt đầu bằng việc

đánh giá sự hợp lý và chưa hợp lý trong hệ thống các quy định pháp luật về chủ

thé dạy nghé, từ đó nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng

cao tính khả thi của các quy định Những chủ thể dạy nghề được pháp luật điềuchỉnh khi tham gia các hoạt động dạy nghề bao gồm: trung tâm dạy nghé, hệ thống

trường nghề, doanh nghiệp dao tạo nghề.

2.3 Dạy nghề cho các đối tượng đặc biệt

Bên cạnh việc dạy nghề cho các đối tượng là người lao động bình thường cónhu cau học nghề, pháp luật dạy nghề cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải dạy nghề

cho các đối tượng đặc biệt nhằm tạo cơ hội cho họ tìm kiếm việc làm Hai đốitượng đặc biệt được nghiên cứu trong nhóm van dé này là người lao động ra nước

ngoài làm việc (đối tượng xuất khâu lao động) duoc nghiên cứu ở Chuyên dé số

12 và lao động đặc thù (lao động tàn tật, lao động nữ ) được nghiên cứu ởChuyên đề số 13 Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật, đề tài đã nêu lên một

số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về van dé này trong thời gian tới

2.4 Xứ lý vi phạm, giải quyết tranh chấp và bôi thường thiệt hại trong đào

Trang 12

dạy nghề Cũng trên cơ sở đánh giá các quy định đó, để tài đưa ra các giái pháphoàn thiện pháp luật đê pháp luật thực sự mang tính khả thi, có thê vận dụng hiệu

quả đề giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn

Sau đây là kết quả nghiên cứu chủ yếu của dé tài theo những nội dung đãnêu trên:

1 Định hướng phát triển, yêu cầu và các kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luậtdạy nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

Như trên đã đề cập, những nội dung được nghiên cứu trong phần này chính là

cơ sở lý luận quan trọng đặt nền tảng cho việc đánh giá thực trạng các quy địnhhiện hành về dạy nghề ở Việt Nam Đồng thời, phần nghiên cứu này cũng là mộttrong các cơ sở cho việc đưa ra những kiến nghị cụ thé ở những chuyên dé sau

Trước hết, đề tài nêu khái quát sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực

dé đáp ứng yêu cau của thị trường lao động, của các nhà đầu tư, tiến tới cung ứngnhân lực cho thị trường lao động quốc tế Chiến lược phát triển nguồn nhân lựcđược tác giả chuyên đề xem xét là phương châm và biện pháp mang tính toàn diện

về việc đào tạo lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế

xã hội trong từng thời kỳ Với quan niệm đó, có thể nói Việt Nam đã có nhữngđịnh hướng trong việc xây dựng, duy trì và cung ứng một lực lượng lao động theo

yêu cầu của sự phát triển Tuy nhiên, chưa có sự hiện diện rõ ràng, đây đủ một quy

hoạch hoặc một kế hoạch 6n định đủ để tạo ra, phát triển lực lượng lao động chocác hoạt động kinh tế xã hội bởi vì những hoạch định dài hơi và có tầm bao quát

về lực lượng lao động đó vừa là điều kiện để phát triển kinh tế, cải tạo xã hội, mặtkhác, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế Bên cạnh đó, van dé chất lượng và

cơ cấu lao động mat cân đối, quan niệm xã hội về nghề nghiệp, điều kiện di

chuyên lao động, cơ chế lợi ích trong đào tạo và sử dụng chưa hợp lý còn là

những rào cản dé đạt đến một chiến lược tổng thé

Trong điều kiện đó, rách nhiệm của nhà nước trong đào tạo nghề được xácđịnh như sau: nhà nước dé ra mục tiêu hợp lý dé phát triển dạy nghề, quyết định

các giải pháp đúng đắn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tập trung nghiên cứu

thiết kế chương trình mục tiêu quốc gia về dao tao nghé, nghiên cứu ban hành hệ

thống luật pháp về dao tao nghề, có chính sách nhằm thu hút đào tạo nghề theo

hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, khuyến khích các hoạt động đảo tạo

nghề truyền thống theo lối kèm cặp đối với các ngành nghề đặc trưng mang tính

10

Trang 13

dan tộc dé giữ gìn bản sắc và quang bá văn hoá dan tộc Muốn dao tạo nguồn

nhân lực có chất lượng cao thì nhà nước cần phải đảo tạo đội ngũ giáo viên dạy

nghề giỏi lý thuyết và thực hành, có chính sách đảm bảo tính liên thông giữa đào

tạo nghé với hệ thống giáo dục quốc dân, có cơ chế thu hút học sinh tốt nghiệp cáctrường phô thông cơ sở đến phổ thông trung học tham gia vào các chương trìnhđào tạo nghề

Trước khi đưa ra các giải pháp phát triển dạy nghề, đề tài đánh giá khái quát

thực trạng hoạt động dạy nghề ở Việt nam hiện nay theo các nội dung: mạng lưới

cơ sở dạy nghề, quy mô dạy nghề, việc đa dạng hoá các hình thức day nghề, đánh

giá chất lượng dạy nghề trên cơ sở đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản ly,

chương trình dạy nghề, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề và chất lượng đào tạo

và van dé huy động tài chính trong dao tạo nghé Từ việc nêu và phân tích nhữngcon số thống kê cụ thể, tác giả chuyên đề đưa ra đánh giá chung về kết quả đạt

được của công tác dạy nghề trong thời gian qua: nhận thức của các cấp, các ngành

và của toàn xã hội về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực; hệ thống luật

pháp, chính sách về dạy nghề đã tạo hành lang pháp lý cho dạy nghề phát triển;dạy nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu của thị

trường lao động; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm

nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác; mạng lưới cơ sở dạy nghềphát triển theo quy hoạch; đa dạng vé hình thức sở hữu và loại hình dao tạo, việc

xã hội hoá dạy nghề đã có bước chuyển rõ rệt; quy mô dạy nghề tăng nhanh, gópphan tăng tý lệ lao động qua đào tao và thúc đây quá trình chuyển dich cơ cầu lao

động, cơ cau kinh tế; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được tăng

cường, chất lượng dạy nghề được nâng lên rõ rệt Bên cạnh đó, các hạn chế trongcông tác này cũng được chỉ rõ như: việc triển khai xây dựng các trường chất lượng

cao, trường đạt trình độ tiên tién của khu vực và các trung tâm dạy nghề cấp huyện

còn chậm, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi (hiện còn trên 1/2 số quận,huyện, thị xã chưa có trung tâm dạy nghề cấp huyện); cơ cau, ngành nghề dao tạochưa theo kịp với nhu cầu của thị trường lao động; các điều kiện đảm bảo chấtlượng dạy nghề còn nhiều hạn chế Chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu

pihát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập

kinh tế quốc tế; chưa huy động hết khả năng tham gia, phối hợp của doanh nghiệp

trong hoạt động dạy nghề Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là: nhận

thức chung của các cấp quản lý và toàn xã hội về dạy nghề trong phát triển nguồn

nihân lực chưa được quan tâm đúng mức (vẫn coi trọng đào tao đại học) nên công

tác quy hoạch và dau tư cho dạy nghé là chưa đúng tầm; luật pháp, cơ chế, chính

II

Trang 14

sách về dạy nghề trong một thời gian dài lạc hậu, chậm sua đôi nên những nam qua day nghệ van còn ở trình độ thap; hệ thông tô chức, quản lý chưa theo kịp yêu câu phát triên sự nghiệp dạy nghề

Trên cơ sở thực trạng đó, các quan điểm, giải pháp phat triển dạy nghề và yêu

câu đối với việc điều chỉnh pháp luật dạy nghề được phân tích Cụ thể, ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước đã thể hiện quyết tâm phát triển

dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo yêu cầu của thị trường, thực

hiện mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước và tăng cường khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong giai đoạn tới Điều đó đặt ra nhiều yêu

cầu mới đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dạy nghề Các giải pháp chủyếu phát triển dạy nghề cũng được phân tích và chỉ rõ: tiếp tục phát trién dạy nghề

theo hướng đa dạng, linh hoạt; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý dạy nghề; thực hiện kiểm định chất lượng, đánh giá, công nhận kỹ

năng nghề cho người lao động: tiếp tục thực hiện xã hội hoá, tăng cường nguồnlực tài chính cho dạy nghề; tăng cường công tác quản lý dạy nghề

Để tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển

và hội nhập, dé tài còn nghiên cứu quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

về đào tao nghề thông qua các Công ước và Khuyến nghị của ILO Trước hết là hai

công ước trực tiếp quy định về vấn dé đào tạo nghề: Công ước số 142: “công ước vẻ

hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực” được hội nghị

toàn thể của tổ chức lao động quốc tế thông qua năm 1970 và có hiệu lực từ19/7/1974 gồm 13 điều; Công ước số 159: “ công ước về tái thích ứng nghề nghiệp

và việc làm của người khuyết tật” được thông qua ngày 20/6/1983 gồm 17 điều

Cùng với đó là hai Khuyến nghị quy định trực tiếp về đào tạo nghề: Khuyến nghị vềhướng nghiệp 1949 và Khuyến nghị về đào tạo nghề 1962 Ngoài ra, còn có tới 6công ước gián tiếp quy định về vấn đề đào tạo nghề”

Trong các công ước và khuyến nghị đó, ILO khuyến cáo các nước thànhviên các biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng khả năng

cạnh tranh của người lao động Nội dung chủ yếu về đào tạo nghề của ILO tập

trung vào các van dé sau: i) Nhà nước giữ vai trò quan trong trong van đề hướngnghiệp dao tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực Nha nước cần phải xâydựng và triển khai thực hiện các chính sách, các chương trình về dao tạo nghề ii)

“Các Công ước: số 168 về xúc tiến việc làm và chống thất nghiệp; số 44 về bao đảm tiền trợ cấp cho những người thất

nghiệp không tự nguyện; số 88 về tô chức dịch vụ việc làm; số 97 về người lao động di chú; số 111 về chồng phan

biệt đôi xử trong việc làm, nghề nghiệp; số 120 về chính sách việc làm.

12

Trang 15

Về hình thức đảo tạo và chương trình dao tạo, ILO nhân mạnh yêu cầu về việccần phải thực hiện xã hội hoá và đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề; các

quốc gia cần phải có hệ thống thoáng mở, mềm dẻo và tương hỗ về giáo dục phô

thông, kỹ thuật và chuyên nghiệp, về định hướng trong nha trường và trong nghềnghiệp Tức là, cần có sự liên thông giữa các cấp trình độ và liên thông giữa các

hệ thống đào tạo nhằm tạo điều kiện cho người học có thể phan đấu nâng caotrình độ iii) Tham gia vào quá trình đào tạo nghề cần phải có Nhà nước, các cơ

Sở đảo tạo nghé, người hoc nghé va các cơ quan tổ chức hữu quan Đặc biệt, ILO

nhân mạnh đến vai trò của người sử dung lao động (các doanh nghiệp) trong quá

trình đào đạo nghề 1V) Đào tạo nghề cho người tàn tật nhằm tạo cơ hội cho họ

hoà nhập cộng đồng

Có thể nói, việc điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề đào tạo nghề ở Việt Nam

đã và đang từng bước tiếp cận các quan điểm của ILO về dạy nghề Nhà nước ViệtNam đã thực hiện tương đối tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo

nghề, có chủ trương hỗ trợ cho các chủ thé khác trong quá trình đào tạo nghề Tuy

nhiên, để có thể hội nhập sâu rộng hơn nữa với các quốc gia, chúng ta cần phải thực

hiện nhiều giải pháp cụ thé dé các định hướng do ILO vạch ra có thé trở thành hiệnthực và phát huy hiệu quả điều kiện thực tiễn Việt Nam

Kinh nghiệm của mội số quốc gia trong van dé dạy nghề cũng được đề cập

với mục đích học tập các kinh nghiệm từ bên ngoài dé pháp luật về dạy nghề ở Việt

Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp hơn với xu thế hội nhập và phát triển hiệnnay Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc vàcác nước phát triển như Mỹ, Đức luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển dạy

nghề trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Cụ thể, các nước có chính sáchđồng bộ về phát triển dạy nghề trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc

gia, có tầm nhìn xa về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xu hướng

phát triển của khoa học và công nghệ, để từ đó có chiến lược đáp ứng yêu cầu về

nhân lực; phát triển dạy nghề lược nhất quán từ khâu đảo tạo, sử dụng và bồi dưỡng,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; dạy nghề được phát triển đa dạng và vai trò

của các đối tác xã hội được chú trọng, nhất là dạy nghề tại doanh nghiệp; đồng thời,phát huy tính chủ động của người lao động trong một xã hội học tập suốt đời

Những kinh nghiệm này của các nước là bài học rất bố ích đối với nước ta- mộinước di sau trong quá trình phát triển nên chịu sự chi phối, ảnh hưởng sâu sắc của

xu hướng phát triển và hội nhập toản cau

13

Trang 16

Bên cạnh việc vận dụng sáng tao quan diém dao tao nghề cua ILO và kinh

nghiệm của các nước vào điều kiện thực tiễn ở nước ta, chúng ta cần rút kinhnghiệm từ chính quá trình diéu chỉnh quan hệ đào tao nghề ở Việt Nam từ trước

đến nay Những bai học cần tiếp tục phát huy là: i) không chi quan tâm đến việc

phát triển công tác dạy nghề trong nước mà phải chú ý đến việc dao tạo nghề ở

nước ngoài thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở các nước ii) Các văn bản vềday nghề phải điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội quan trọng trong các lĩnh vựckhác nhau của dạy nghề từ quy hoạch, kế hoạch dạy nghề, đến các điều kiện đảmbảo chất lượng dạy nghề cũng như quản lý nhà nước về dạy nghề iii) Các vấn dépháp lý về hợp đồng học nghề, quyền và nghĩa vụ của cơ sở dạy nghề, người họcnghé cũng cần rút kinh nghiệm, quy định một cách đầy đủ vả rõ nét

Bên cạnh đó, cũng còn một số vấn đề chưa được các văn bản pháp luật về

dạy nghề đề cập Đây sẽ là những bài học cần rút kinh nghiệm trong quá trình

hoàn thiện pháp luật về dạy nghề trong thời gian tới Cụ thể: ¡) cần phải thừa

nhận cả trình độ đại học trong việc dao tạo nghề; ii) chú trọng vấn dé dạy nghề thường xuyên; nâng cao tính xã hội hoá trong việc dạy nghề Đó là những vấn

đề chúng ta có thể rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh quan hệ đào tạo nghề,trước hết là việc ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn luật Dạy nghề

trong thời gian tới.

2 Thực trạng pháp luật day nghề và những kiến nghị hoàn thiện

Trên cơ sở các vấn đề có tính chất lý luận như định hướng, yêu cầu và các kinhnghiệm dé hoàn thiện pháp luật dạy nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, đề

tài đã phân tích khá kỹ về thực trạng pháp luật dạy nghề trong mối tương quan với

yéu cầu dạy nghề của thực tiễn Từ đó, đánh giá những điểm phù hợp và những

điểm còn hạn chế nhằm đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Nhóm chuyên dé này được xác định là nội dung chính của dé tài Vì thế, phần

này chiếm số lượng chuyên đề tương đối lớn: 9 trong số 14 chuyên dé của dé tai

Các chuyên đề thuộc nhóm này có thể phân thành 4 nội dung nhỏ, lần lượt đề cậpđến các vẫn đề: ¡) các quy định về dạy nghề theo yêu cầu của nền kinh tế thị

trường; ii) các quy định đối với chủ thể tham gia hệ thống dạy nghề; iii) dạy nghềđối với đối tượng đặc biệt; iv) xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thườngthiệt hại trong lĩnh vực dao tạo nghề

Cụ thê, nội dung cơ bản của các chuyên đề trong phân này như sau:

14

Trang 17

2.1 Thực trang và hướng hoàn thiện các quy định về dạy nghệ theo yêu caucủa nên kinh tế thị trường

2.1.1 Những điểm phù hợp

Đối với các quy định về đa dạng hoá, xã hội hoá công tác đào tạo nghề, phápluật đã xác định rõ 3 loại hình cơ sở dạy nghề là: cơ sở dạy nghề công lập, cơ sởdạy nghề tư thục va cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, quy định

rõ điêu kiện, thảm quyền thành lập, cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động dạy

nghề, chia tách, sáp nhập, giải thể các cơ sở dạy nghề, bao gồm cả cơ sở dạy nghề

tư thục, để minh bach hoá điều kiện tham gia và rời khỏi thị trường dao tạo nghé.Đặc biệt, lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật dạy nghề Việt nam đã có quy địnhđầy đủ, toàn diện, cụ thê quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy

nghề Đây chính là điểm nỗi bật trong các quy định của pháp luật về đây mạnh xã

hội hoá dạy nghề

Điểm hop lý trong các quy định về trinh độ dạy nghề là đã xác định tương đối

cụ thé 3 cấp trình độ đào tạo nghề là: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳngnghề nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,

dịch vu có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo Việc xác

định mục tiêu cụ thể của từng cấp trình độ đào tạo nghề dựa vào 3 tiêu chí: Kiếnthức shuyén môn, năng lực thực hành và thái độ nghề nghiệp Đây là 3 tiêu chí

chung để xác định mục tiêu ở các trình độ đào tạo nghề khác nhau Đối với mỗi

trình độ đào tạo nghề, pháp luật đều quy định rất rõ ràng về mục tiêu dao tạo,

thời gian học nghề, tuyển sinh học nghề, chương trình giáo trình, cơ sở dạy nghề

và ching chi/bang cấp sau khi học xong nghề Các quy định đó là điều kiện để

thực 1ién liên thông trong dao tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao

động và người học nghề, tạo ra quá trình học tập suốt đời, học trên cơ sở điều

kiện cho phép.

Cc quy định về hợp đồng học nghề là phần được vận dụng nhiều nhất trong

thực iễn Về tính hợp lý của các quy định này, có thể thấy pháp luật hiện hành

đã quy định tương đối đầy đủ các van đề vẻ hợp đồng học nghề, bao gồm: kháiniệm hợp đồng học nghề, hình thức của hợp đồng học nghề, nội dung, thời hạn

của lợp đồng học nghề, các bên tham gia hợp đồng học nghề Đặc biệt, có

Trang 18

nhiêu quy định khá hợp lý về các điêu khoản trong hợp đồng học nghề và việcchâm dut hợp đông học nghé.

2.1.2 Những điểm còn hạn chế

Dé đánh giá khách quan và toản diện các quy định hiện hanh về dạy nghề đápứng yêu cầu của nên kinh tế thị trường, nhóm chuyển dé này không chi đơn thuầnphân tích những điểm hợp lý của pháp luật mà còn chỉ ra những hạn chế cơ bảntrong các quy định này dé tìm giải pháp khắc phục Có thé khái quát về những hạnchế này như sau:

Trong các quy định về đa dạng hoá, xã hội hoá công tác đào tạo nghề cònnhững bất cập sau đây:

i) Trong hệ thống các quy định hiện hành về xã hội hoá dạy nghề dường nhưchủ yếu tập trung mọi sự quan tâm đến việc phát triển mạng lưới các cơ sở dạy

nghề tư thục thông qua việc đầu tư thành lập mới và chuyển các cơ sở dạy nghề

công lập sang tư thục Phan lớn các quy định nói trên đều nhấn mạnh vấn dé này

trong khi các khía cạnh khác của xã hội hoá (nhiều đối tượng tham gia và dạy

nghề, đa dạng hoá các mô hình đảo tạo, đa dạng hoá nội dung, chương trình và

phương thức dạy nghề Đặc biệt, phải có chính sách khuyến khích các doanh

nghiệp tham gia vào dạy nghề ) thì rất it được đề cập

ii) Quy định về phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề tư thục cũng mới điều

chỉnh nửa vời Hiện nay, các quy định về cơ chế chính sách tạo điều kiện chohoạt động của cơ sở day nghề tư thục cũng không đầy đủ và chưa thực sự thuậnlợi.

iii) Các cơ sở dạy nghề công lập được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, chỉthường xuyên, được tăng cường nguồn lực từ các dự án trong và ngoài nước, từchương trình mục tiêu quốc gia trong khi các cơ sở dạy nghề tư thục tự bươn

chải Các cơ sở tư thục chưa được chơi cùng sản với các cơ sở công lập Sự bấtbình đăng này làm cho các cơ sở tư thục khó có thể cạnh tranh và tổn tại trong cơ

chế thị trường

Các quy định về trinh độ day nghề còn thiếu nội dung về danh mục nghề đào

tạo Vì vậy, pháp luật cũng chưa ban hành quy định chung về việc xây dựng tiêu

chuẩn kỹ năng nghề trên cơ sở danh mục nghề đào tạo Quy định tiêu chuẩn giáoviên dạy nghề ở ba cấp trình độ đào tạo theo quy định của Luật dạy nghề cũngchưa rõ ràng Quy định về việc tuyển sinh đảo tạo nghề còn thiếu tính linh hoạt,

Trang 19

chưa thực sự thích ứng được với những yêu câu luôn thay đôi của thị trường lao

động về dao tạo nguôn nhân lực.

Các quy định về hop dong học nghề dù được đánh giá là tương đối hợp lý(xem 2.1.2) nhưng cũng vẫn còn một số điểm cần được xem xét như:

i) Khái niệm về hợp đồng học nghề theo Điều 35 của Luật dạy nghề tuy đã décập được chủ thé của hợp đồng học nghề song còn quá chung chung, chưa kháiquát được nội dung và phạm vi quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ học vàdạy nghề

ii) Luật Dạy nghề còn quy định qua chung chung về van đề chấm dứt hợpđồng học nghề cũng như việc xác định mức bồi thường thiệt hại khi có tranh chấpxảy ra liên quan đến chấm dứt hợp đồng học nghề Luật dạy nghề đã không quyđịnh cụ thể về những trường hợp phải bồi thường cũng như không phải bồithường phi dao tạo nghề

2.1.3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về dạy nghệ đáp ứng yêu

câu của nên kinh tế thị trường

Trước thực trạng nêu trên, cần có những giải pháp hợp lý để từng bước hoànthiện các quy định về dạy nghề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường Trongtừng chuyên dé, các tác giả đã có những luận giải và phân tích về những giải pháp

cụ thé Có thé khái quát những kiến nghị đó như sau:

Đối với các quy định về trinh độ dạy nghề:

i) Xây dựng Danh mục nghề đảo tạo căn cứ vào một số yêu cầu chủ yếu như:nhu cầu thực tiễn của sản xuất, sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật và công nghệ

_ trong san xuất và yêu cầu của thị trường lao động Trong đó, có tính đến những dự

báo phát triển của những lĩnh vực liên quan đến day nghề trong thời gian tới;

ii) Cơ quan quan lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phải ban hành quy định

chung về việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề trên cơ sở danh mục nghề đàotạo Trên cơ sở đó hướng dẫn các cơ quan, các hội nghề nghiệp có liên quan tổchức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghề

iii) Quy định tiêu chuẩn giáo viên day nghé ở ba cấp trình độ đào tạo Trong đó,

có chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên giảng day ở từng trình độ đảo tạo ;

chuar trình độ kỹ năng nghề đối với giáo viên dạy thực hành ở từng trình độ dao

tạo, chuẩn trình độ ngoại ngữ, chuẩn về năng lực ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng day đối đối với giáo viên giảng day ở từng trình độ đào tạo

17

Aled

Trang 20

iv) Quy định việc tuyên sinh dao tạo nghé một các linh hoạt nhăm tạo điêu kiện

cho mọi người đêu có cơ hội được học nghé dé tìm kiêm việc lam.

Những kiến nghị được đề xuất liên quan đến mục tiêu đa dạng hoá, xã hội hoácông tác đào tạo nghề bao gồm:

i) Phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề.

Chính sách cơ chế phải đủ mạnh dé doanh nghiệp coi việc tham gia vào dạy nghề

không phải là nghĩa vụ mà vì lợi ích của chính họ và lợi ích của xã hội Chỉ có như

vậy các doanh nghiệp mới tự nguyện tham gia, tự nguyện đầu tư vào đào tạo

nguồn nhân lực

ii) Cần có quy định hướng dẫn điều kiện, tiêu chuân cụ thé cũng như thủ tục để

những người lao động có tay nghề cao được tham gia vào hoạt động dạy nghề nhưgiáo viên dạy thực hành nghề

iii) Pháp luật phải tạo sân chơi bình dang giữa các cơ sở dạy nghề tư thục và

công lập Chỉ có như vậy thì mới thực sự khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tưthành lập cơ sở dạy nghề tư thục

Những kiến nghị nhăm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về

hợp đồng học nghé là:

i) Về khái niệm hợp đồng học nghề, nên sửa đổi khái niệm hợp đồng học nghề theo hướng: Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận giữa cơ sở dạy nghề với người

học nghé về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quá trình dạy và học nghề

ii) Về vấn dé bồi thường: Cần phải có sự quy định cụ thé về các trường hợp ngườilao động phải bồi thường phí đào tạo Ngoài trường hợp người lao động phải bôithường do vi phạm cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp, nên quy địnhthêm trường hợp người lao động phải bồi thường phí đào tạo khi họ bị người sửdụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng do lỗi của chính bản thân họ nhưtrường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải, trường hợp người lao động thườngxuyên không hoàn thành công việc được giao nhằm đảm bao quyền lợi cho người

sử dụng lao động tránh tình trạng lạm dụng từ phía người lao động.

2.2 Thực trạng và hướng hoàn thiện các quy định vỀ hệ thông chú thể tham gia

đào tạo nghệ

2.2.1 Những điểm hợp lý khi quy định về chủ thể tham gia đào tạo nghé

Đối với các trung tam dạy nghề, pháp luật hiện hành đã có những quy định

khá day đủ và chỉ tiết về các loại hình trung tâm dạy nghé, điều kiện và thủ tục

is

Trang 21

thành lập trung tâm day nghé, cơ câu tô chức, nhiệm vụ, quyên hạn của trung tâm

dạy nghệ cũng như việc đình chỉ hoạt động và giải thể trung tâm dạy nghề Nhờnhững quy định đó và quá trình triển khai thực hiện pháp luật tương đối tốt nêncác trung tâm dạy nghề bước đầu đã phát triển theo quy hoạch, đa dạng về loạihình sở hữu theo chủ trương xã hội hoá dạy nghẻ, từng bước khắc phục tình trạng

phân bố mat cân đối giữa các vùng, góp phan đáp ứng yêu cầu lao động qua đào

tạo nghề phục vu cho việc phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu học nghề dé tìmviệc làm, tự tạo việc làm của người lao động Các trung tâm dạy nghề hiện nay đãbat đầu chú trọng đến việc dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề Cơ cau

ngành nghề đào tạo tại các trung tâm dạy nghề đang từng bước chuyển dan từ

hướng cung sang hướng cầu, đào tạo những ngành nghề mà thị trường lao động có

nhu câu.

Đối với các rường day nghé, chúng ta đã rất quan tâm đến việc thành lập vàphát triển các trường dạy nghề nhăm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao

động Các trường dạy nghề hiện nay bước đầu đã phát triển theo quy hoạch, đa

dạng về loại hình sở hữu theo chủ trương xã hội hoá dạy nghề, từng bước khắcphục tinh trang phân bỗ mất cân đối giữa các vùng, góp phan đáp ứng yêu cầu lao

động qua đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu họcnghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm của người lao động Các trường dạy nghềhiện nay đã bắt đầu trú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy

nghề Các trường đào tạo giáo viên dạy nghề đã được quan tâm, đầu tư về cơ sở

vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên Tương tự như các trung tâm dạy nghề, cơ

cau ngành nghề dao tạo của các trường dạy nghề cũng dang từng bước chuyển dan

từ hướng cung ứng những sản pham đào tao mà trường có thé sang hướng dao tạonhững ngành nghề mà thị trường lao động có nhu cầu

Đề cao vai trò của công tác đào tạo nghề tại doanh nghiệp là một nét mới

và rất tiến bộ của pháp luật về dạy nghề hiện nay Liên quan đến van dé này, cácchuyên dé (đặc biệt là chuyên dé số 11) đã phân tích những điểm hợp ly và bấtcập của việc điều chỉnh pháp luật déi với công tác dao tạo nghề tại doanh nghiệp.Nhìn chung, pháp luật đã quy định một cách đồng bộ và thống nhất quyền và

trách nhiệm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đảo tạo nghề Xét một cách

khái quát, có thể thay pháp luật hiện hành điều chỉnh các hoạt động của doanhnghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề đã quy định tương đối đầy đủ và toàn diện

Vấn dé quan trọng trong thời gian tới là các doanh nghiệp vận dung và tổ chức

thực hiện như thế nào

19

Trang 22

2.2.2 Những điểm bat cập vẻ chủ thé tham gia đào tạo nghề

Đôi với các quy định về frung tam day nghề, còn có những điềm bat cập sau

đây:

Thứ nhát, sô lượng các trung tâm dạy nghê thuộc quận huyện, thị xã mới chỉ đạt 25% so với yêu câu của quy hoạch, chưa đáp ứng với yêu câu dạy nghê phục

vụ chuyên đôi cơ câu kinh tê ở các vùng, miền, khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, quy mô tuyển sinh dạy nghề hàng năm tăng nhưng vẫn chưa đáp

ứng được nhu cầu lao động qua đào tạo nghề, nhất là lao động kỹ thuật có tay

nghề cao cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ ba, cơ câu đào tạo nghề mặc dù đã được các trung tâm dạy nghề quantâm điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các ngành kinh tế và thị trường lao

động nhưng đến nay cơ cau nghề đào tạo vẫn chưa hop ly

Vé hệ thống các ường dạy nghề cũng còn nhiều điều bat cập như: Số

lượng các trường dạy nghề tuy đã tăng so với trước nhưng vẫn chậm hình thành

các trường có chất lượng cao, trình độ đào tạo nghề ở Việt Nam chưa theo kịp vớitrình độ đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực Các trường dạy nghé của cácdoanh nghiệp là những trường mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong dạy nghề và có

khả năng dao tạo với quy mô lớn nhưng do thay đổi cơ chế chính sách tài chính

nên các trường đang có xu hướng giảm mạnh quy mô đào tạo Cơ sở vật chất, thiết

bị của các trường dạy nghé trong những năm qua tuy đã được đầu tư nhưng cũngchỉ mới cải thiện được một bước Trang thiết bị còn lạc hậu so với trang bị côngnghệ trong sản xuất nên ảnh hưởng đến chất lượng dao tao

Như đã dé cập ở trên, trong số các quy định về chủ thể dạy nghề, các quyđịnh vẻ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tao nghề đượcđánh giá là khá hợp lý và đầy đủ Do đó, những bất cập trong công tác đảo tạonghề tei doanh nghiệp chủ yếu do quá trình triển khai thực hiện pháp luật Vớinhận xét đó, các kiến nghị không nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật mà chủ yếu

là nhằn mục đích nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

2.2.3 Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thê đàotạo nghé

Hoàn thiện các quy định hiện hành về chủ thé day nghề và triển khai thực

hiện cé hiệu quả các quy định đó trong thực tiễn là vấn dé có tầm quan trọng đặcbiệt trong việc đào tạo nghề nói riêng, nâng cao chất lượng ngudn nhân lực nói

^

Trang 23

chung Dé làm rõ van đề nay, tập thê tac gia nghiên cứu dé tai đã đê xuât những ý kién cụ thé như sau:

Dé nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tam dạy nghề, cần có

những giải pháp cụ thể như:

Thứ nhát, dam bảo ở mỗi huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề nham tạo

điêu kiện cho người lao động ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo và các vùng nông

thôn được học nghê

Thự hai, cân có những sự đâu tư thoả đáng cho các trung tam dạy nghệ về

cơ sở vật chât, trường lớp, giáo viên

Thứ ba, cần phải có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật dạy nghề Liên quanđến quy định về các chủ thể tham gia đào tạo nghề, cần hướng dẫn rõ thế nào là vi

phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng phải đình chỉ hoặc giải thể các trung

tâm dạy nghề theo quy định tại Điều 42, 43, Luật dạy nghề Có như vậy, pháp

luật về đào tạo nghề mới thực sự tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tồn tại

và phát triển các trung tâm dạy nghé va dé trung tâm dạy nghề thực sự trở thành

“địa chỉ” đáng tin cậy của những người có nhu cầu học nghề

Dé nâng cao chat lượng đâu ra của các frường day nghé, cân có những giải pháp cụ thê sau đây:

Thứ nhát, nhà nước cần phải đầu tư, tạo điều kiện dé phát triển nhanh các

trường trung cấp nghề và trường cao đăng nghề dé thực hiện kế hoạch đào tạonghề trang thời gian tới

Thứ hai, nâng cao chất lượng dạy và học nghề với những giải pháp tổng thểnhư: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vu cho đội ngũ giáo viên day nghé; dau

tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các trường dé từng bước chuẩn hoá và hiện đại hoácác cơ sở dạy nghề Mở rộng các hình thức liên kết giữa cơ sở dạy nghề với các

doanh nghiệp.

Thứ ba, các chương trình dạy nghề cũng như thời gian đào tạo một cấp độnghề cén có sự thống nhất giữa các trường, tránh tinh trạng cùng đào tạo một nghềnhưng ‘hoi gian dao tạo giữa các trường lại khác nhau.

Thứ tw, cần thành lập các trường đại hoc dạy nghề dé vừa thu hút học sinhtốt nghệp phố thông trung học vào học nghề vừa tạo điều kiện cho người lao động

nâng czo trình độ, giải quyết được bài toán thừa thầy thiếu thợ trong điều kiện của

nước te hiện nay.

Trang 24

Bàn vẻ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại doanh nghiệp, đề

tài dưa ra những kiến nghị cụ thé như: cân phát triển hệ thong thông tin về ngành

nghề và thông tin về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp; quy định về Quy hỗ trợ

đào tạo nghề cho các doanh nghiệp; cần quy định cụ thể về liên kết đào tao nghé

và mỗi liên hệ giữa doanh nghiệp va cơ sở đào tạo nghề; hướng dẫn thống nhấtquy định bôi thường chi phí dao tạo nghề cho doanh nghiệp; tăng cường hợp tác

quốc tế giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nước ngoài

2.3 Đào tạo nghệ cho các đổi tượng đặc biệt - Thực trạng và giải pháp

Bên cạnh các quy định về đào tạo nghề cho người lao động nói chung nhằmđáp ứng nhu cầu nhân lực của quốc gia, pháp luật dạy nghề cũng đề cập đến cácquy định riêng về dao tạo nghề cho những chủ thé đặc biệt Trong phạm vi dé tài

này, các tác giả đã dé cập đến 2 nhóm chủ thé là người học nghề dé ra nước ngoàilàm việc và người học nghề đặc thù (bao gồm phụ nữ, người tan tật )

2.3.1 Những điểm hợp lý trong các quy định hiện hành về đào tạo nghề chonhững doi tượng đặc biệt

Trên cơ sở đánh giá khách quan về toàn bộ các quy định hiện hành liên quan

đến đạy ngh cho người lao động ra nước ngoài làm việc, đề tài đã chỉ rõ nhữngđiểm hợp lý của các quy định này như sau:

Mot là, các quy định này đã đáp ứng những yêu cầu bức xúc trong công tác

đào tạo nghé hiện nay, đặc biệt là sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho người laođộng sẽ ra nước ngoài làm việc.

Hai là, pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ về nội dung của hoạtđộng dạy nghề cho người đi làm việc ở nước ngoài bao gồm dạy nghề cơ bản, dạyngoại ngữ và bồi dưỡng những kiến thức cần thiết

Ba là, pháp luật dạy nghề cũng đã quy định một số chính sách hỗ trợ chohoạt động đào tạo nghề dé đưa người lao động ra nước ngoài làm việc

Về van đề đào tạo nghệ cho lao động đặc thù, pháp luật dạy nghề có những

quy định hợp lý như sau:

Một là, bên cạnh chế độ đào tạo nghề, đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ túc nângcao trình độ nghề như những người lao động khác, pháp luật dạy nghề đã cónhững quy định về đào tạo nghề dự phòng áp dụng riêng cho lao động nữ

Hai là, có những quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các doanhnghiệp phải đào tạo và sử dụng lao động tàn tật theo một tỷ lệ nhất định

22.

Trang 25

Ba la, quy định một sô chính sách ưu đãi đôi với doanh nghiệp dao tạo, sử dụng nhiều lao động nữ như: được hưởng chính sách ưu đãi về vay von, về thué Bốn là, có nhiều quy định ưu đãi đặc biệt đối với lao động tàn tật trong việc

đào tạo nghề như: ¡) Được Nhà nước, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế tao điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm phù hợp

với sức khoẻ và khả năng lao động của minh ii) Được tư vấn hướng nghiệp, tưvấn nghề và tư van học nghề miễn phi iii) Khi đi học ở các trường công lập sẽ

được hưởng chính sách về học bồng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách

tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng

Năm là, có những quy định ưu đãi đối với cơ sở đào tạo nghề cho người tàn

tật như: 1) Được xét cấp ho trợ một phần kinh phí từ Quỹ việc làm cho người tàn

tật ii) Được xét vay vốn từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phótrực thuộc Trung ương dé duy trì, mở rộng hoạt động dạy nghề iii) Được ưu tiên

giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề

và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật iv) Giáo viên dạy nghé cho lao động làngười tàn tật được Nhà nước đầu tư đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng,phương pháp dạy nghé cho người tàn tật, được hưởng chế độ đối với giáo viên dạynghề và hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ

2.3.2 Những điểm bất cập trong các quy định về đào tạo nghề cho những

đổi tượng dac biệt

Việc đào tạo nghề cho người di làm việc ở nước ngoài cũng có nhiều điêmbất cập như hoạt động đào tạo nghề nói chung Đặc biệt, với những yêu cầu và đòihỏi khá cao của một số quốc gia khi tiếp nhận lao động Việt Nam thì việc đảo tạonghề ở nước ta còn khá nhiều bất cập Có thể đơn cử như các quy định về điệukiện dạy nghề chưa cu thé nên hệ thống co sở dạy nghề và các kỹ năng khác chongười lao động đi xuất khẩu lao động còn lạc hậu về máy móc, công nghệ dạynghé; chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề còn chưa ngang tầm với đòi hỏi củathực tiễn; đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng kiến thức khác và ngoại ngữ chongười lao động còn chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng sư phạm Những bất

cập đó chính là một trong những nhân tố hạn chế khả năng cạnh tranh của laođộng Việt nam trong thị trường xuất khẩu lao động bởi tay nghề là một trong

những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và giá cả của hàng hoá sức laođộng trên thị trường lao động quốc tế

tO ee)

Trang 26

Vệ phương điện ban hành luật các quy định về dao tạo nghệ cho lao động

đặc thù có thé mang lại nhiều cơ hội học nghề cho đối tượng này Nhưng trong

thực tiễn áp dụng, vẫn thây nôi lên những bất cập cơ bản như sau:

Mot là, xét về thực chất thi người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm

hoàn toàn về việc đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ và nhìn chung, họ

không được hưởng sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Do cách làm này mà hầu hết các

doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác đào tạo nghề dự phòng và người chịu

thiệt thòi vẫn là người lao động nữ

Hai là, Nhà nước cũng chưa quy định các biện pháp xử lý đối với các doanh

nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không tốt nghĩa vu đào tao nghề dự phòngcho lao động nữ theo quy định.

Việc quy định đào tạo nghề đối với người tàn tật nhìn chung là tốt Hiệu quả

áp dụng các quy định này chủ yếu phụ thuộc vảo quá trình triển khai thực hiện.2.3.3 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và tổ chức dạy nghệ cho đối tuongđặc biệt

Đối với việc đào tạo nghề cho người lao động ra nước ngoài làm việc, đáng

chú ý là các kiến nghị sau đây:

Một là, cần có quy định cụ thể hơn về điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở

dạy nghé cho xuất khẩu lao động dé làm cơ sở pháp lý buộc họ phải đầu tư, nâng cấp hệ thống các cơ sở dạy nghề hiện có và có chính sách ưu đãi để hình thành

một số trường nghề nòng cốt cho việc đào tạo người lao động đi làm việc ở nướcngoài.

Hai là, cần có quy định chặt chẽ về điều kiện giáo viên, cán bộ quản lý tham

gia dạy nghề xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bồi dưỡng

kiến thức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài Các doanh nghiệp, đơn vị

sự nghiệp, các nhà đầu tư cần chú trọng công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ

chuyên làm công tác bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho người lao động đi

làm việc ở nước ngoài Đội ngũ này cần được tiếp xúc với thực tế thị trường lao

động ngoài nước và thường xuyên tiếp cận hệ thống thông tin toàn diện về thị

trường lao động ngoài nước.

Ba là, cần đổi mới phương pháp dạy nghề theo hướng hiện dai và gan vớithực tiễn thực hiện phương châm: dạy cho người lao động những gi thị trường,

24

Trang 27

công việc can chứ không dạy cho họ những gì mà cơ sở dạy nghề, người day

nghề có,

Bon là, can chuân hoá chương trình, giáo trình và các tài liệu phục vụ cho việc đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng hệ thông thông tin

về thị trường lao động ngoài nước

Năm là, Nhà nước cần có chính sách áp dụng hợp lý cho việc đào tạo nghềcho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, như: có chính sách khuyến khích cácdoanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề đào tạo nguồn lao động di làm việc ở nướcngoài; thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho các cơ sở chuyên dạy nghề cho

người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Để làm tốt công tác đào tao nghề cho những đối tượng lao động đặc thù, đặcbiệt là lao động nữ và lao động tàn tật là hai đối tượng chủ yếu mà pháp luậthướng tới và nhằm mục đích bảo vệ, cần thực hiện những giải pháp sau đây:

Một là, trong thời gian tới Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung những quy

định về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ Bên cạnh việc áp dụng chính sách

đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động về vay vốn, thuế như hiện nay,Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hoặc

Quỹ giải quyết việc làm của địa phương cho công tác đảo tạo nghề dự phòng cho

lao động nữ.

Hai là, cùng với việc hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nghề dự phòng,Nhà nước cần bổ sung các quy định xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm quy

định về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ Bên cạnh đó, các cơ quan chức

năng của Nhà nước cân đây mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạmnhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác này và bảo đảm

quyên lợi của lao động nữ

2.4 Thực trạng xử lý vi phạm, giải quyết tranh chap và bi thường thiệt hai

trong lĩnh vực đào tạo nghề

2.4.1 Về công tác thanh tra và xử lý vi phạm:

Sau khi phân tích các quy định và thực tế thực hiện các quy định về xử lý vi

phạm, giải quyết tranh chap và bồi thường thiệt hại trong các quy định về đảo tạonghề, dé tài có nhận xét tổng thé rằng: nhìn chung, nhóm các quy định này cũngtương đối đầy đủ, các cơ sở dạy nghề trên thực tế cũng đã thực hiện tương đối tốt

các quy định của pháp luật về dạy nghề nên việc xử lý vi phạm đối với các cơ sởdạy nghề cũng rất ít khi xảy ra Các vi phạm của các cơ sở dạy nghề thường

25

Trang 28

không dén mức nghiêm trong.

Trên thực tế, khi thanh tra các cơ sở dạy nghề, các đoàn thanh tra của tổngcục day nghề rất ít khi ra quyết định xử phạt các cơ sở dạy nghẻ mà chủ yếu chỉđưa ra các kiến nghị của đoàn với cơ sở dạy nghé và Sở lao động thương binh xãhội nơi cơ sở dạy nghề có trụ sở

2.4.2 Về việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đào tạo nghé

Theo quy định của pháp luật, việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong lĩnhvực dạy nghề theo cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Thực tế, chủ

yéu là các tranh chấp về bồi thường phí dao tạo Những tranh chấp này chiếm

một tỷ lệ khá lớn trong số lượng án lao động được giải quyết tại Toà án (chỉ sau

án sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng) và ngày càng có chiều hướng gia

tăng Rất nhiều các doanh nghiệp bỏ tiền chi phi cho người lao động di học ở

nước ngoài để sau này về làm việc cho doanh nghiệp nhưng người lao động đã vi

phạm cam kết, không làm việc cho doanh nghiệp hoặc làm việc không đủ thời

hạn như đã thoả thuận.

2.4.3 Vấn dé bồi thường thiệt hại trong đào tạo nghề

Đây là vấn đề còn khá nhiều bất cập trên cả bình diện điều chỉnh pháp luật và

áp dụng pháp luật Cụ thể là, còn bỏ sót một số trường hợp người lao động phảibồi thường khi chấm dứt hợp đồng học nghé trước thời hạn hoặc không dam baocam kết về thời hạn làm việc sau khi học xong nghé

Những bat cập trên cần hoàn thiện theo hướng sau:

Thứ nhất, quy định thêm trường hợp người lao động phải bồi thường khi họ bị

người sử dụng lao động đơn phương cham dứt hợp đồng do lỗi của chính ban than

họ như trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải, trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao.

Thứ hai, quy định chặt chẽ hơn đối với trường hợp người lao động không

phải bồi thường phi dao tạo khi đơn phương cham dứt hợp đồng lao động hợppháp theo điều 37 Bộ luật Lao động Đối với hợp đồng lao động không xác định

thời hạn, nếu người lao động vi phạm cam kết về học nghề cũng sẽ chỉ không phải

bồi thường khi có một trong những căn cứ tại khoản Ì Điều 37, nhằm đám bảoquyên lợi cho người sử dụng lao động

Tóm lại, với 2 nhóm gồm 14 chuyên dé, đề tài: “Pháp luật về dạy nghềtrong điều kiện phát triển và hội nhập ở Việt Nam hiện nay” đã hệ thống một

26

Trang 29

cách tương đổi toàn diện các van dé liên quan đến chính sách, pháp luật hiện hành

về dạy nghé ở nước ta Trong điều kiện Luật Dạy nghề mới được ban hành, dé tai

dã giành nội dung chủ yếu đề phân tích, đánh giá những điểm hợp lý và chưa hợp

lý của pháp luật dạy nghề Bên cạnh đó, những giải pháp tương đối cụ thể nhămhướng dẫn thực hiện, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

dạy nghề trong quá trình phát triển và hội nhập ở nước ta hiện nay cũng được chú

trọng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, kiến nghị hướng dẫn thi hành Luật Dạynghề./

k2 ~J

Trang 30

PHAN JH: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU

CHUYEN DE 1: CHIEN LUQC PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC VATRÁCH NHIEM CUA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VUC ĐÀO TẠO NGHE

Ở VIỆT NAM

TS Lưu Bình NhưỡngPCN Khoa Pháp luật kinh tế, ĐHLHN

1 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn mới1.1 Sự cân thiết của việc phát triển nguôn nhân lực

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn và đồng thời là thách thức lớn mang tầmthời đại về phương diện phát triển kinh tế - xã hội Với tư cách là thành viên đầy đủ

của WTO, thành viên của ASEAN, Việt Nam đang thực hiện quá trình hội nhập

mạnh mẽ vào đời sống kinh tế quốc tế Sự hội nhập mạnh mẽ ấy tạo cho Việt Nammột “thế” thuận lợi Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có “lực” thực sự mới có thểgit vững “thế” đó và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Liên quan đến tạo

“lực”, một trong những bài toán đang đặt ra là nhân lực cho quá trình hội nhập và

phát triển Có thể nói, không có nhân lực, không có con người, lực lượng lao động

với tay nghề, phẩm chất cần thiết thì không thé vận hành nên kinh tế - xã hội

Muốn hội nhập, muốn phát triển, Việt Nam đặt ra mục tiêu là phải hiện đại hoá,công nghiệp hoá Điều đó không chỉ liên quan đến việc trang bị, nâng cấp máy móc,

công nghệ mà còn phải nâng cao khả năng thích ứng của người lao động - những người sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại đó.

Không chi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, mà ngay cả các nhà đầu tư,các đơr vị sử dụng lao động của Việt Nam cũng rất cần nhân lực, với số lượng lớn

và chất lượng cao Thị trường sản xuất, dịch vụ càng ngày càng đòi hỏi ở người lao

động những phẩm chất đặc dụng của nghè nghiệp, những phẩm chất có tính chuyên

nghiệp cho một nền công nghiệp hiện đại và có tính toàn cầu.

Có thể nói, thực trạng của nền nhân lực Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứngyêu cầu của thị trường Mặc dù được “sở hữu” một lực lượng lao động hùng hậu vớitrên 50triệu người trong độ tuổi lao động, một lực lượng trẻ trung, nhưng Việt Namvẫn đarg đứng trước một tình trạng không đảm bảo nồi nhân lực cho sự phát triển

có tính tăng tốc Thiếu nhân lực có tay nghẻ cao, thiếu thợ lành nghé, thiếu lực

lượng ho động có tác phong công nghiệp thực sự là những vấn đề ảnh hưởng trực

28

Trang 31

tiếp tới hoạt động thu hút đâu tu và trién khai các dự án đâu tư lớn ở Việt Nam trong giai đoạn trước mat và đặc biệt là trong những năm toi.

- Về tâm quan trong của nguồn nhân lực:

Nhân lực là van đề hết sức quan trong và là một trong những điểm mấu chốt của lực

lượng sản xuất Nhân lực là sự quyết định mang tính nền tảng bởi nó trả lời cho câuhỏi: Ai là người chế tạo và vận hành máy móc, công nghệ? Ai tạo ra sản phẩm, cácgiỏ trị? Khi kinh tế càng phát triển, tốc độ đầu tư, tốc độ kinh doanh càng quaynhanh, công nghệ cảng hiện đại, phương thức sản xuất càng đổi mới, trình độ sảnxuất của xã hội càng vươn nhanh từ nền kinh tế tự động hoá tới nền kinh tế tri thứcthực sự đòi hỏi đối với lực lượng lao động càng cao Nhân lực không chỉ đáp ứngvấn đề số lượng mà còn đảm bảo vấn đề chất lượng của lực lượng sản xuất Và bảnthân nhân lực còn có thé tự thân vận động và làm phát triển nó bên cạnh việc pháttriển sản xuất

- Trình độ lao động và những đòi hỏi của thị trường/ nhà đầu tư/ người sử dụng lao

động

Thực trạng lao động của Việt Nam hiện nay đang bộc lộ sự mat cân đối

Trong hội nghị tổng kết đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủNguyễn Tân Dũng có đề cập tới một hạn chế cần tập trung tháo gỡ để thu hút đầu tưnước ngoài trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là đào tạo nguồn lao

động Nếu như trước kia Việt Nam thiếu vốn trầm trọng thì nay lại bị thiếu nhân lực

ở mức đáng báo động Hàng ngàn dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai hoặcsắp được triển khai có nguy cơ phải dừng lại hoặc phải kéo dài, thậm chớ có thé bịhuỷ bỏ vi thị trường lao động của Việt Nam không đáp ứng nỗi nhu cầu nhân lực.Điều đó cho thấy việc dao tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc

tế trong giai đoạn hiện nay là bức thiết đến mức nào

- Van đề cung ứng nhân lực cho thị trường lao động quốc tế

Một trong những mục tiêu chiến lược của Việt Nam trong những năm tới là đưa

được một số lượng lớn người lao động đi làm việc ở nước ngoài Việc đưa lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài không chỉ nhằm giải quyết việc làm cho ngườilao động mà còn hướng tới mục tiêu thu nhập và ngoại tệ, và hơn nữa, giúp phầnrèn luyện tay nghề, kỹ năng, tác phong của người lao động phục vu cho sự nghiệphiện đại hoá và công nghiệp hoá của đất nước Giữa hoạt động đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoải vào Việt Nam,nhìn bên ngoài có vẻ như trái ngược và độc lập với nhau Nhưng thực tế chúng có

mồ liên hệ khá mật thiết và bố sung, nâng đỡ cho nhau Cho nên, ở một khía cạnh

Trang 32

nào do, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng giúp phân thu hút đâu tư nước ngoài vào Việt Nam.

1,2 Chiến lược dao tao nguồn nhán luc và những van dé dat ra đôi với việc dé ra

và trién khai chiến lược phát triên nguồn nhân lực ở Việt Nam

- Vấn đề lý luận thuần tuý hay là một quan điểm phát triển?

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực được hiểu là phương châm và biện pháp mang

tính toan diện về việc đào tạo lực lượng lao động bao gồm những người lao động

với những kỹ năng, kỹ thuật và trình độ nhất định dé họ có thé tiếp cận với côngviệc trong hệ thông kinh tế xã hội Mỗi thời kỳ phát triển xã hội có một chiến lượcđào tạo nguồn nhân lực phù hợp với phù cầu của thời kỳ đó Và, thêm nữa, chiếnlược đào tạo nguồn nhân lực của một quốc gia còn phụ thuộc vào quan điểm của các

nhà lãnh đạo, của Chính phủ đứng ra chỉ huy và vận hành nên kinh tế xã hội

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực là phương châm có tinh én định trong một thờigian dài và phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Bởi vì xét chocùng, việc đào tạo nguồn nhân lực chính là nhăm đảm bảo cho nhu cầu nhân lực củacác ngành kinh tế quốc dân Không thẻ tồn tại một chiến lược đảo tạo nguồn nhân

lực năm ngoài không gian kinh tế xã hội của quốc gia

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực là van dé có tính định hướng Sự định hướngkhông phải tập trung ở việc xác định số lượng mà còn tập trung ở chủng loại và chấtlượng lao động Toàn bộ nền kinh tế, mỗi ngành kinh tế quốc dân, mỗi địa phương,mỗi tập đoàn, thậm chí mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực

của riêng mình Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do mỗi khu vực kinh tế đều có quyhoạch riêng và mục tiêu phát triển riêng Và nguồn nhân lực là một trong những

điều tiện không thé thiếu bên cạnh những điều kiện khác như van dé tài chính, thịtrường, công nghệ

Bên cạnh đó, một chiến lược dao tao nguồn nhân lực luôn đi kèm các biện pháp haygiải rháp thực thi Các giải pháp được đề ra luôn phải phù hợp với phương châm vànăng lực dao tạo Tuy nhiên, giải pháp đào tạo nghề có thé được xây dựng vượt trênkhả năng đào tạo hiện có nhưng có tính khả thì nhằm đạt được mục tiêu đó đề ra.Câu lỏi đặt ra là, chúng ta đã có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực haychưa“ Đề giải đáp cho vấn dé này chac chăn phải xem xét ở nhiều khía cạnh Tuynhiên có thé nói, ở bat cứ giai đoạn nào của sự phát triển xã hội, việc xây dựng, duytrì vàcung ứng một lực lượng lao động giàu kỹ năng, có tỉnh thần trách nhiệm và cótác piong lao động tốt là van đề luôn luôn được đặt ra Nguồn nhân lực có chấtlượng cao càng là đòi hỏi của nên sản xuất xã hội Bởi lẽ, ngày nay, và trong tươnglai gần, và trong nhiều năm nữa, Việt Nam được coi là một trong những trung tâm

30

Trang 33

thu hút đâu tư cua khu vực và thé giới Điều đó có nghĩa là, việc chuân bị một

nguôn nhân lực du khả năng tiệp nhận được những thành tựu công nghệ, quan lý, luôn là vân đê được quan tâm sâu sac.

Vì thế, muốn xác định được sự hiện diện của một chiến lược nguồn nhân lực thìđiều đơn giản nhất phải cắt nghĩa là đã có hay chưa một định hướng, một quy hoạchhoặc một kế hoạch rõ ràng, ôn định trong một thời gian nhằm tạo ra, phát triển lựclượng lao động cho các hoạt động kinh tế xã hội Những hoạch định dài hơi và cótâm bao quát về lực lượng lao động đó có một giá trị khá vững vàng và có quan hệvới tat cả các ngành kinh tế quốc dân, vừa là điều kiện dé phát triển kinh tế, cải tạo

xã hội, mặt khác, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế

- Vân dé chat lượng va so lượng của nguồn nhân lực

Có thể nói, kỹ năng nghề, kỹ năng làm việc luôn luôn được coi là vấn đề quan trọng

hàng đầu Kỹ năng thực hành các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của

người lao động thường được coi là thước đo có ý nghĩa quyết định của nguồn nhânlực Trong thời đại công nghiệp và toàn cầu hoá, kỹ năng lao động không còn là tài

sản của nguồn nhân lực của một quốc gia Đối với Việt Nam, cái thiếu lớn nhất hiệnnay chính là chất lượng lao động Với một lực lượng lao động động đảo, lại được bổsung thường xuyên hàng năm, Việt Nam có một nguồn nhân lực déi dào, thuộc loạihàng đầu của khu vực Tuy nhiên, do sự mắt cân đối trong đảo tạo, tý lệ lao động kỹthuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa tương xứng Số lượng lao động

phố thông chiếm tỷ lệ khá cao trong số người thuộc độ tuổi lao động.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là số lượng lao động không có vai trò trong

hệ thống nguồn nhân lực Mỗi ngành kinh tế đều cần một lực lượng lao động vớinhiều loại lao động khác nhau Vẫn có những vị trí, những khu vực kinh tế không có

đòi hỏi cao về trình độ của người lao động Hơn nữa, nên kinh tế với sức phát triển

mạnh mẽ cần có một lực lượng lao động dự trữ, thay thé và bé sung kip thời cho thi

trường lao động Lực lượng lao động chưa đạt trình độ cao vẫn có cơ hội tạo nên

năng lực lao động có trình độ cao do được dan dan tiếp cận thông tin, kỹ năng, tácphong lao động hiện đại trong xu hướng cạnh tranh việc làm và thu nhập.

- Vân đề chuyên giao công nghệ trong làn sóng đầu tư

Phát biểu trong cuộc gặp các học viên của khoá dao tao về Luật Dân sự và Thươngmại theo chương trình do JICA (Nhật Bản) tô chức tại trụ sở của tập đoàn Panasonic(Osaka Nhật Bản đầu năm 2005) các nhà hoạch định chiến lược của Panasonic longại rằng, chất lượng nguồn nhân công của Việt Nam chính là vấn dé ảnh hưởngđến chính sách đầu tư Với những công nghệ tiên tiến được chuyển giao, các nhàđầu tư nước ngoài rất lo lăng vì hiện tại trình độ nhân công của Việt Nam chưa đủ

3]

Trang 34

khả năng tiếp nhận và sử dụng,vận hành Sự lo lang nay đã được Thu tướng Chính

phủ của Việt Nam một lân nữa khăng định trong hội nghị tổng kết thu hút đầu tư

nước ngoài cuôi năm 2007.

- Cung cách lao động mới hay là sự đối mặt với văn minh công nghiệp thực sự

Ngày nay, quá trình lao động sản xuất đòi hỏi người lao động không chỉ có

kỹ năng, kỹ thuật, tay nghề thực hành cao mà còn đòi hỏi người lao động có ý

thức, tác phong và văn hoá khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Điều

đó xuất phát từ yêu cầu của quá trình hợp tác, cạnh tranh nội bộ, và hơn nữa, củaviệc duy trì và phát triển các mối quan hệ với công chúng Một lực lượng lao động

có ý thức, tác phong chắc chăn sẽ tạo nên một môi trường làm việc có văn hoá, có

kỷ luật và cố nhiên là có điều kiện tạo ra và đạt được các mục tiêu năng suất, chất

lượng, hiệu quả.

- Sự hạn chế về tính định hướng trong đào tạo nhân lực

Từ lâu nhiều chuyên gia, doanh nhân và nhà quản lý đã cảnh báo tình trạng đáng

báo động trong việc định hướng và xác định cơ cấu lao động trong hệ thống giáo

dục - dao tạo của Việt Nam Họ cho rằng, cơ cấu về trình độ của Việt Nam dườngnhư đã thoát ly với điều này trên thế giới Tý lệ lao động có nghề thực sự thấp hơnrất nhiều so với những người có bằng cấp ở bậc đại học, cao đăng Nói cách khác,

cơ cấu lao động của nước ta mat cân đối nghiêm trong.’ Việc định hướng dao tạo

nhân lực chứng tỏ chưa bám sát với xu hướng đào tạo lao động phục vụ cho yêu cầuphát triển sản xuất trong thời đại công nghiệp và vì vậy thực sự không thể đảm bảocho việc tạo lập một lực lượng lao động với kỹ năng thích hợp và sẵn sàng vận hành

nên sản xuất lớn đó

- Sự lựa chọn cá nhân và những quan điểm lỗi thời

Người lao động có những lý do cá nhân để chọn nghề Việc chọn nghề không chỉ

tập trung vào loại nghề, loại công việc, mà còn biểu hiện ở việc lựa chọn trình độ để

tiếp cận và tham gia quá trình đào tạo Quan niệm về việc có một bằng cấp trình độcao để tiếp cận với việc làm và đặc biệt là ước muốn có địa vị trong xã hội đãhướng lớp trẻ và nhiều người lao động tham gia vào quá trình đào tạo bậc cao tích

cực hơn Người lao động và các gia đình luôn thể hiện sự cố gắng tối đa để con emcủa họ vào học đại học và tiếp tục học lên hơn là sẵn sàng định hướng cho lớp trẻ

* Hội thao “Đào tạo- Việc làm: Cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế” được Trường Cao Đăng Nguyễn Tât

Thành TPHCM tô chức sáng 30-7-2007 đã chí ra những hạn chế trong lĩnh vực dạy nghẻ, huy động nguôn nhân lực cho phát triên kinh tế - xã hội của Việt Nam Theo các ý kiến được nêu ra tại hội tháo này thì cơ câu lao động của

Việt Nam là: | Cử nhân - 1,16 Trung cấp chuyên nghiệp — 0,95 Công nhân kỹ thuật, trong khi đó ty lệ nay ở các nước

khác là: 1 Cử nhân - 4 Trung cap chuyên nghiệp — 10 Công nhân kỹ thuật.

Trang 35

tham gia các chương trình học nghề đê kiếm sống Và một trong những vấn đề đang

hiện hữu ở Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ toi việc định hướng dao tạo và cơ

cầu lực lượng lao động là quan niệm về tính ôn định về việc làm trong cơ quan công

quyên - những nơi thường chủ yếu ưu tiên tuyển dụng lao động ở bậc cử nhân tro

việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm giảm sút số lượng người

lao động tham gia vào các đơn vị sử dụng lao động nội địa Nhưng đó vẫn được coi

là việc làm cần thiết vì quyền lao động của người lao động là một quyền rộng và tự

do Chính vì vừa phải đào tạo nhân lực phục vụ cho nhu cầu lao động trong nước

vừa phục vụ cho hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nên yêu

cầu đào tạo nguồn nhân lực lại càng bức xúc Bên cạnh đó, việc di chuyển lao động

từ khu vực nông thôn ra thành thị, đặc biệt trong đó số đông là những người nôngdân bị thu hồi đất đai canh tác để xây dựng các khu kinh tế, khu nhà ở sang trọng,khu vui chơi giải trí đã không có được một trình độ nghề tối thiểu để có thé thamgia nghiêm túc và day đủ vào thị trường lao động Cái thiếu vé trình độ tay nghềlàm giảm sút khả năng di chuyển lao động và cơ hội việc làm của nhiều lao độngnông thôn cho thay van dé dao tạo càng trở nên bức bách

- Đầu tư đào tạo nghẻ - những cái lợi trước mắt quá nhỏ so với tương lai (các cơ sởđào tạo chịu đựng thiệt thòi cho các công ty sử dụng và thu lợi lớn)

Hiện tại, nếu so sánh tương quan về dau tư giữa các cơ sở dao tạo nghề độc lập vớicác doanh nghiệp và tô chức, cá nhân sử dụng lao động qua đảo tạo nghé thi có thé

thấy rõ những lợi thế của các nhà sử dụng lao động Các nhà sử dụng lao động sửdụng nguồn nhân lực qua đào tạo của các các cơ sở đào tạo công và tư Họ khôngphải thực hiện các đơn đặt hàng cho các cơ sở đào tạo mà chủ yếu là tuyển dụngngười lao động đã sẵn có trình độ, có kỹ năng Các chi phí ban đầu dé đào tạo nghề,tạo nên nguồn nhân lực phục vụ cho các nhà tuyển dụng và cho việc cung ứng laođộng cho nước ngoài hầu như do nhà nước và chính những người lao động đó bỏ ra

Đã có một số các nhà tuyển dụng quan tâm đến quá trình dao tạo nguồn nhân lực

Nhưng chủ yếu là dưới dạng đào tạo nội bộ và đào tạo lại (bồi dưỡng làm quen hoặc

nâng cao) Tuy nhiên, xét cho cùng, trách nhiệm của xã hội là cung ứng lao động.

Sự cung ứng “miễn phí” đó sẽ đổi lại những lợi ích lớn cho toàn bộ nền kinh tế và

cho chính bản thân người lao động Toàn bộ nên kinh tế được lợi do sự tăng trưởng

33

Trang 36

qua việc nó đã góp phân dao tạo nguồn nhân lực Còn người lao động có được cw

hội việc làm và khả năng đảm bảo thu nhập và đời sông.

2 Trách nhiệm cua nhà nước trong lĩnh vực đào tao nghề

2.I- Những khía cạnh mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 — 2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏitình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tỉnh thân củanhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệphiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,tiêm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường: thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên thịtrường quốc tế được nâng cao.”” Đồng thời Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực

dé “nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghé lên khoảng 40%”%,

Theo nhận định chung, “Đến năm 2010, nước ta có 56,8 triệu người ở độ tuổi laođộng, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000” ” Đó là một lực lượng lao độnghùng hậu về số lượng Và với định hướng “Đến năm 2010, công nghiệp và xây

dựng chiếm 40-41% DGP và sử dụng 23 ~ 24% lao động” và cùng với việc “Day

nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”” thì việc tập trungđào tạo nghề là van dé đang đặt ra cho nha nước những thách thức rất lớn

2.2- Những phương châm và giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguôn nhânlực.

Có thé nói, việc xây dựng và t6 chức thực hiện chiến lược đào tạo nghề là sự định

đoạt thông minh và ý nghĩa cho bài toán nhân lực trước thềm công nghiệp hoá, hiện

đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và trách nhiệm của nhà nước Việc đào tạonguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời đápứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế phải được thực hiện theo nhữngphương châm căn bản, đó là:

- Cân phải cơ câu một cách hợp lý việc đào tạo nguôn nhân lực.

Việc cơ cấu nguồn nhân lực phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững và hợp ly

về ty lệ trình độ trong cơ cấu giáo dục và đào tạo Muốn vậy, việc phê duyệt mởtrường dai học, cao đăng chuyên nghiệp, các trường dạy nghề phải được xem xéttrong tổng thể các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Cần chấm dứthiện tượng cho phép mở các trường đại học, cao đăng một cách tràn lan, thậm chí

> Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG Hà Nội 2001, Tr.159

° Sách đã dẫn, Tr.160

” Sách đã dẫn, Tr 210

Š Sách da dẫn Tr, 175

Trang 37

cho ca những cơ sở không đủ năng lực mở trường đại học, cao đăng, Cân tính toánnhu cau lao động trong các ngành kinh tế quốc dan dé quy hoạch mạng lưới các

trường dạy nghé Đồng thời khuyến khích các tô chức, cá nhân tham gia dao taonghề

- Cần “Coi trọng dao tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà

kinh doanh giỏi Ưu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và nông

thôn, miễn núi, xuất khẩu lao động, một số ngành mũi nhon.”” Dao tao nguồn nhân

lực không chỉ tập trung ở việc đào tạo các lao động ở trình độ cao mà cần tập trungnguồn lực cho việc dao tạo đội ngũ những người lao động có trình độ thực hànhgidl, truc tiép tham gia vào hoạt động san xuất, kinh doanh Cần tập trung nâng tý lệcông nhân kỹ thuật ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp

- Cần thiết kế các chương trình mục tiêu quốc gia và tập trung các nguồn lực nhằm

thực hiện tốt các chương trình đó Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành và địaphương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn lực trong tổng thể quyhoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương Điều đáng quan tâm nhưng chưađược chú trọng thực sự là việc quy hoạch, đầu tư và phát triển các cơ sở dạy nghề

Hiện tai, việc quy hoạch mạng lưới các trường Đại hoc, Cao đăng đang được quantâm và đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch Còn việc quy hoạch mạng lưới các

trường dạy nghề mới được đưa vào văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động — Thuongbinh và Xã hội nhưng chưa rõ ràng °

2.3- Trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghé

Dao tạo nghề là một khâu trong toàn bộ hoạt động phát triển nguồn nhân lực So vớicác lĩnh vực đào tạo đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghềđược xem là lĩnh vực khiêm tốn Cho dù là đào tạo ra những kỹ sư thực hành haynhững người lao động có trình độ cao đăng, trung cấp nghề thì các hoạt động dạynghề vẫn thường bị coi là hoạt động “tầm thấp”

- Chính phủ cần tập trung nghiên cứu thiết kế chương trình mục tiêu quốc gia vớimột số nội dung chủ yếu như sau: nghiên cứu xây dựng và đầu tư cho các trường,

cơ sở dạy nghề theo hướng hiện đại hoá, theo hướng hội nhập và chuẩn hoá trình độdao tạo; khuyến khích đầu tu dạy nghề doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là địa chỉ

dạy nghề mang tính thực tiễn, thích ứng và năng động; xây dựng cơ chế quan hệdoanh nghiệp — cơ sở đảo tạo nghề một cách chặt chẽ, trong đó doanh nghiệp va cơ

? Sách đã dẫn, Tr 203

'° Xem Quyết định số 06/2006/QD-BLDTBXII ngày 2/8/2006 về sua đôi, bô sung một số điều trong Quy định vé thu

tục thành lập và dang ky hoạt động day nghề doi với trường cao đăng nghệ, trung cap nghé ban hành kèm theo Quyét định sô 05/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 10/7/2006 cua Bộ trường Bộ Lao động —Thuong binh và Xã hội.

tử ni

¬

3

Trang 38

sở đào tạo nghé là các bạn hàng bình đăng và có kha năng bồ sung cho nhau trong

một hệ thống thống nhất về nhu cầu va cung ứng dich vụ; chuan bị tài chính và cơchế quản lý linh hoạt nhằm tô chức tốt việc thực thi các hoạt động đầu tư, phát triềncác cơ sở dạy nghề, các hoạt động đào tạo nghề trước mắt cũng như lâu dai Canxây dựng quỹ tài chính ổn định, đáp ứng yêu cau: nhà nước cần tổ chức hỗ trợ tàichính dưới nhiều phương thức đề xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tầm cỡ khu vực

và quốc tê, đồng thời có chính sách tài chính, thuế hợp lý đối với các cơ sở đào tạonghề ngoài quốc doanh

- Nhà nước cần nghiên cứu ban hành hệ thông luật pháp về đào tạo nghé Tránh

hiện tượng “vênh” giữa các quy định về đào tạo nhân lực và giáo dục quốc dan

Phải coi luật pháp về dao tạo nghề là một bộ phận của giáo dục quốc dân, trong đóđào tạo nghề được coi là khâu quan trọng trong chiến lược đảo tạo nhân lực phục vụcho nền kinh tế - xã hội

- Cần có chính sách nhằm thu hút đảo tạo nghề theo hình thức đầu tư trực tiếp củanước ngoài Các doanh nghiệp, tô chức, cá nhân nước ngoài có thể phối hợp hoặc tựmình mở các cơ sở đảo tạo nghề hoặc chuyên giao công nghệ đào tạo nghề nhằmnâng cấp hoạt động đào tạo nghề của nước ta

- Bên cạnh việc xây dựng chính sách hiện đại hoá dạy nghề, cần khuyến khích các

hoạt động dao tạo nghề truyền thống theo lối kèm cặp đối với các ngành nghề đặc

trưng mang tính dân tộc như chạm, kham, đan, théu nham giữ gìn vả đây mạnh

việc sản xuất các mặt hàng truyền thong phục vụ cho các hoạt động thương mại,

quảng bá văn hoá

- Muốn đào tạo nguôn nhân lực có chất lượng cao thì cần phải dao tạo đội ngũ giáo

viên dạy nghề giỏi lý thuyết và thực hành Theo các ý kiến đưa ra tại cuộc hội thảo

về đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao theo nhu cầu của doanh

nghiệp được tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày

28/10/2007 thì “số lượng giảng viên chưa đáp ứng được sự gia tăng về quy mô

người học và còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành và khảnăng sử dụng tiếng Anh”.'"

- Để thực hiện Chiến lược đào tạo nghề, nhà nước cần có chính sách đảm bảo tính

liên thông giữa đào tạo nghề với hệ thống giáo dục quốc dân Theo đó, cho phép

và khuyến khích đồng thời có cơ chế thu hút học sinh tốt nghiệp các trường phdthông cơ sở đến phé thông trung học tham gia vào các chương trình đào tạo nghề

'' Diệu Hằng, Đào tạo nhân lực: cần kết hợp “3 nhà”, Báo điện tử Người Lao Động ngày 29/10/2007, cập nhật

01h20:31 GMT+7

36

Trang 39

Đây là một trong những kinh nghiệm của Nhật Ban khi thiết kế hệ thống giáo dục quốc đân.

Bên cạnh những giải pháp thực hiện, can tô chức tuyên truyện sâu rộng và thường

xuyên, dong thời kiêm tra và chân chỉnh hoạt động dao tạo nhân lực nhăm đảm bảo tôi đa quyền lợi của người học và cơ sở đào tạo nghé.

~~]

2

Trang 40

CHUYEN ĐÈ 2: THUC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DAY NGHE VÀ MUCTIEU,

GIAI PHÁP PHÁT TRIEN DẠY NGHE Ở VIỆT NAM

Nguyên Hải Cường

Chuyên viên Tổng cục dạy nghé

1 Thực trạng hoạt động dạy nghề ở Việt nam hiện nay'?

Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề đãđược xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành Nổi bật nhất là Luật Giáo dục 2005,Luật Dạy nghề năm 2006 đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý dé dạy nghề phattriển trong thời kỳ mới Trên cơ sở đó, hệ thống dạy nghề đã được phục hồi và cóbước phát triển Dạy nghề ngày càng sát hơn với nhu cầu của thị trường lao dong,cung cấp nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp, khu chếxuất, các ngành kinh tế trọng điểm, gắn kết chặt chẽ với sản xuất và tạo việc làm(trong nước và xuất khẩu lao động), xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng laođộng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phan chuyêndịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế

1.1 VỀ mạng lưới cơ sở dạy nghề

Sau khi có Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghé giai đoạn 2002-

2010 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; các bộ,

ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đãxây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề Tính đến hết 2006, cảnước đã có 40 trường cao dang nghề (3 trường tư thục), 232 trường trung cấp nghề(55 trường tư thục), 599 trung tâm dạy nghề (201 trung tâm tư thục) và hàng ngàn

cơ sở khác tham gia dạy nghề Số trường dạy nghề tăng cơ bản đã xoá tinh trạngtrang trường nghề tại 15 tỉnh trên địa ban ở vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, Đồngbang sông Cửu long Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phát triển theo quy hoạch, từngbước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố giữa các vùng, các ngành; sốlượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, các trường dạy nghề của doanh nghiệp,trong quân đội đang hình thành, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nướcngoài và một số trường trọng điểm chất lượng cao

1.2 VỀ quy mô dạy nghề

lát số iéu trong mục này được trích từ To trình về Dự án Luật dạy nghề cúa Chính phu năm 2006 và tài liệu Hội

nghị triên khai kê hoạch dạy nghề, việc làm và xuất khâu lao động giai đoạn 2007 2010 của Bộ LD - TBXH

38

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:44