Riêng đối với chế định quyền sửdụng đất mặc dù đã được xây dựng trên nguyên tắc Nhà nước thực sự quan tâm đến quyền lợi của người sử dụng đất, song lại chưa xếpđịnh được mối quan hệ giữa
Trang 1NGUYÊN TUẤN VŨ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ QUYEN THỪA KE QUYEN SỬ DỤNG DAT
Chuyên ngành : Pháp luật kinh té - Dân su - Lao động
Mã so: 5.05.15
LUẬN AN THAC SĨ LUAT HOC
Người hướng dẫn : PTS Luật học Phạm Hữu Nghị.
THU VIÊN | TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT HÀ NỘI |_PHÒNGBAC ˆ fal ‘a
HA NOI 1997
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU : Trang |
CHƯƠNGI :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUYỀN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Thùa kế-nột trong những quyển cơ hẳn của cá nhân
được ghi nhận trong các văn bản pháp luật từ thời phong
1.2.2 Đặc điểm của quyền thừa kế quyền sử dụng đất
CHUONG 2 QUYEN THUA KE QUYEN SU DUNG DAT
-CAC QUY DINH PHAP LUAT VA THUC TIEN AP DUNG
1 Khái niệm quyền thùa kế quyền sử dung đất
2 Nội dung của quyền thừa kế quyền sử dụng đất
3 Thực tiên áp dụng các quy định về thừa kế quyền sử dụng
đất qua việc xem xét thực tiễn xét xử
82
Trang 31 TÍNH CAP THIẾT CUA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đều biết, đất đai đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống loài người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
không gì thay thế được trong cuộc sống con người, nó là địa bànphân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở quốc phòng, văn hoá,
kinh tế, khoa học kỹ thuật Chính vì thế Mác đã khái quát vai tròkinh tế của đất đai : " Dat là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra
mọi của cai vat chat", i
Trai qua bao cuộc đấu tranh anh đũng của nhiều thé hệ con
người Việt Nam trong các công cuộc chống giac-ngoai xâm và chế
ngự thiên nhiên mới tố được vốn đất đai như ngày hôm nay Đất đai
còn là thành quả của cách mạng Việt Nam mà Đảng tạ đã đem lại
cho mọi người Vì thế đất đai không phải là của riêng ai, mà phải thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Tuy nhiên, vấn dé đặt ra là làm thế nào để sử dụng đất đaimột cách hợp lý, khai thác đất đai một cách hiệu quả nhất nhằm
phát huy tác dụng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Vấn để này, nhìn nhận từ góc độ pháp lý ít nhiều đã được xới
lên từ những năm trước đây, coi đó là vấn đề lý luận cơ bản cần
nghiên cứu để giải trình cho những chính sách và định hướng kinh
tế của Nhà nước ta, đồng thời nhằm bảo vệ, khai thác đất đai một
cách hiệu quả nhất.
Đa số các ý kiển đều đưa ra đề nghị , đất đai vẫn thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, nhưng người sử dụng đất
t Các Mác - A g ghen, tuyển tập, tập 23, trang 189 NXB Sự thật năm 1979
Trang 4luật đất đai thiếu đồng bộ và "sơ cứng", thậm chí mâu thuẫn, chồngchéo nhau, chế độ quản lý thiếu chặt chẽ, chế độ sử dụng đất không
rõ ràng, chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất Luật đất đai năm 1987 ra đời trong điều kiện đất
nước vừa chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế
mới theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá, đã đánh dấu một bước
quan trọng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với đất đai bằngpháp luật Với việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất rõ ràng, cụ: thể, Luật đất đai năm 1987 đã góp phần tíchcực vào việc điều chính kịp thời các quan hệ sử dụng đất đai đã và
đang diễn ra trong xã hội
Tuy nhiên bén-cach những ưu điểm và tác dụng nêu trên, thicanh đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập so với sự vận động vàphát triển của thực tiễn cuộc sống Riêng đối với chế định quyền sửdụng đất mặc dù đã được xây dựng trên nguyên tắc Nhà nước thực
sự quan tâm đến quyền lợi của người sử dụng đất, song lại chưa xếpđịnh được mối quan hệ giữa các quyền ấy với chủ trương phát triển
sản xuất hàng hoá, vì vậy mà người sử dụng chỉ coi các quyền lợi
đó như những đảm bảo xã hội, những điều kiện để sinh tồn Phát
luật chưa xây dựng các quyền của người sử dụng đất với ý nghĩa là
cơ sở, là tiền để sản xuất hàng hoá.
Ngày 14-7-1993, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 3 đã chính thức thông qua Luật đất
dai sửa đổi bổ sung Tại điều 3-khoản 21 luật đất đai năm 1993 quy
Trang 5dụng đất ".
Ngày 28-10-1995, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Namkhoa IX, kỳ họp thứ 8 đã chính thức thông qua Bộ luật
dân sự đầu tiên của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương thứ VI quy định quyền thừa kế quyền sử dụng đất từ điều
738 đến 744 với nội dung :
- Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất
- Người được để thừa kế quyền sử dụng đất
- Điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp đểtrồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản.
- Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc đối với đất nôngnghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản
- Thà kế quyền sử dụng đất theo pháp luật đối với đất nông
nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản
- Thừa kế quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng
cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đấtở _
- Quyền tiếp tục sử dụng đất của các thành viên trong hộ gia
đình.
Qua một số năm thi hành, các quy định về quyền thừa kế
quyền sử dụng đất đã đi vào cuộc sống làm cho người sử dụng đất
yên tâm, phấn khởi sản xuất, song cũng còn nhiều vấn đề cấp thiết cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết về tính thống nhất giữa
Bộ luật dân sự và pháo luật về đất đai, người để thừa kế quyền sử dụng đất, người được thừa kế, các điều kiện để được thừa kế quyền
Trang 6đình để làm thế nào bảo đảm được quyền lợi của người sử dụng đấttrong việc thừa kế quyền sử dụng đất, nhằm khai thác đất đai cóhiệu quả.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Thừa kế quyền sử dụng đất là một quy định mới, do vậy chưa
có một đề tài khoa học nào nghiên cứu, thậm chí chưa có một bài
viết của tác gia nào bàn về ” quyền thừa kế quyền sử dụng đất ".
Giáo trình luật đất đai và giáo trình luật dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội có trình bày khái quát mối quan hệ giữa
quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai với quyền sử dụng đất.Khang định quyền sử dụng đất là quyền phát sinh từ quyền sở hữutoàn dân đối với đất đai, cho nên thừa kế quyền sử dụng đất được
thừa nhận là một quyền dân sự nhưng vẫn phải chịu ảnh hưởng của
Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Ngoài ra Giáo trình Luật dân sự của Trường Đại học Luật HàNội có sơ lược quá trình phát triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam từthời phong kiến cha đến nay Khang định quyền thừa kế của cá
nhân đã có từ trong lịch sử và đến hôm nay đã được bổ sung một số vấn đề trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân.
Tóm lại cho đến nay mới có những nghiên cứu ở nước khác
về vấn dé thừa kế quyển sử dụng đất mà chưa có những chuyên khảo về vấn dé này '
Trang 7đinh của pháp luật về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, thực tiễn ápdụng các quy định này để làm rõ bản chất các quyền thừa kế quyền
sử dụng đất, luận giải cơ sở lý luận thực tiễn của quyền thừa kế
- Nghiên cứu các quy định cua pháp luật về quyền thừa kế
quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng các quy định đó
- Nhận xét đánh giá và nêu ra một số biện pháp nhằm xâydựng và hoàn thiện pháp luật về quyền thừa kế quyền sử dụng đất
4 ĐỐI TƯƠNG VA PHAM VI NGHIEN CỨU
- Các quy din của pháp luật đất đai và pháp luật dân sự về
quyền thừa kế quyền sử dụng đất
- Các quan hệ xã hội phát sinh từ quyền thừa kế quyền sử
dụng đất.
5 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP
NGHIÊN CỨU
- Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy 'vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và đường lối đổi mới toàn diện của Đẳng mà trước hết là đường lối đổi mới về kinh tế Trong luận án chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
Trang 8giữa quyền thừa kế tài sản nói chung và quyền thừa kế quyền sử
dụng đất.
6 NHỮNG ĐÓNG GOP MỚI VỀ KHOA HOC VÀ Ý NGHĨA THUC TIEN CUA LUẬN ÁN
- Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về
quyền thừa kế quyền sử đụng đất tại Việt Nam.
- Luận án có một số đóng góp mới về khoa học như sau : + Luận giải cơ sở lý luận của quyền thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam
+ Làm rõ nội dung của quyền thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng các quy định quyền thừa kế quyền sử dụng đất
+ Luận án có thể được sử dụng làm tại liệu tham khảo hữu ích
cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quyền thừa kế
quyền sử dụng đất và trong việc giảng dạy và học tập của giảngviên và sinh viên Đại học Luật.
7 CƠ CẤU CUA LUAN AN
Được xác định bởi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của luận án, luận án có cơ cấu như sau :
- LỜI NÓI ĐẦU
- 2 chương với 6 mục
+ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA QUYỀN THỪA
KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
Trang 91.2 Thừa kế quyền sử dụng đất - một quyên dân sự đặc thù.
+ CHƯƠNG II : QUYỀN THỪA KẾ QUYEN SỬ DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIÊN ÁP DỤNG.
DAT-1 Khái niệm quyền thừa kế sử dụng đất.
2 Nguyên tac của quyền thừa kế quyền su dụng dat.
3 Nội dung của quyền thừa kế quyên sử dụng đất.
4 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chế định
quyền thừa kế quyền sử dụng dat
- KẾT LUẬN _
CHUONG I
CO SO LY LUAN CUA QUYEN THUA KE
QUYỀN SỬ DỤNG DAT _
| Trong chương này, chúng tôi giải trình những vấn đề chung
cơ bản nhất về lịch sử ra đời của quyền thừa kế và khẳng định đó là
một trong những quyền cơ bản của công dân
Trên cơ sở những luận điểm chung đó chúng tôi đi vào phân
tích quyền thứ kế quyền sử dụng đất - một quyển dân sự đặc thù
của cá nhân công dân Việt Nam |
1.1 Thừa kế-một trong những quyền cơ bản của cá nhân đượcghi nhận trong các văn ban pháp luật từ thời phong kiến đến nay.
Chế độ phong kiến Việt Nam trải dài qua nhiều thế kỷ Mỗi
Trang 10ý nhất là các bộ luật của các triều đại phong kiến như Bộ luật HồngĐức (1483), Bộ luật Gia Long (1815) Ngoài Bộ luật, các Nhà nướcphong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành như chiếu, chỉ dụ,lệnh của vua Nội dung của các bộ luật điều chính nhiều quan hệ
xã hội thuộc đối tượng của nhiều ngành luật theo quan niệm hiệnnay Trong đó có những quy định về thừa kế theo di chúc và theopháp luật Trog luật Hồng Đức quy định các con (con trai, con gái,con nuôi) đều có quyền thừa kếVủa cha, mẹ Moi người đều có
quyền để lại hương hoả cho con cháu Điều 390 quy định: “Cha,
mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc
thư " Còn Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của
con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai Vấn đề thừa kế
theo di chúc được quỹ định tại điều 388 : " Nếu có mệnh lệnh của
cha mẹ, phải theo đúng Vi phạm điều nay sẽ mất phần của mình ".
Xét về nội dung, các quy định về thứ kế trong Bộ luật Hồng
Đức và Bộ luật Gia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ Phần nào đó
luật Hồng Đức có quy định tiến bộ hơn luật Gia Long về diện đượchưởng thừa kế Nghĩa là không phân biệt điện thừa kế là con tria_
hay con gái, con đẻ hay con nuôi.
Nhìn chung các Bộ luật này cũng phản ánh tình hình kinh tế
xã hội qua từng thời kỳ của các Nhà nước phong kiến Đó là quan
hệ sản xuất phong kiến, kéo theo đó là những tư tưởng phong kiến
như :
Trang 11những tư tưởng phong kiến là tất yếu.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bước vào thời kỳ Pháp
thuộc, ở Việt Nam áp dụng các Bộ luật sau : Dân luật giản yếu Nam
Kỳ 1883; Dân luật Bắc Kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật1936.
Với chính sách " chia dé trị ", thực dân Pháp đã chia cắt đất
nước ta thành 3 mền : Bac, Trung, Nam Vi thế việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội thời kỳ này không thống nhất trong cả nước mà theo
đạo luật của từng miền Song các Bộ luật này đều quy định về thừa
kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Sau Cách mang tháng Tam năm 1945 Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ra đời Một Nhà nước còn rất non trẻ nhưng lại phải đối phó nhiều vấn dé phức tạp về chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, an ninh, quốc phòng Và nhiệm vụ của Nhà nước được đặt lên hàng đầu lúc này là phải bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng,
kể cả những vấn dé liên quan đến lĩnh vực dân sự Để đảm bảo tho
các quan hệ xã hội về dân sự phát triển bình thường, đòi hỏi Nhà
nước phải có hệ thống pháp luật, Vì vậy, mặc dù phải đối phó với
biết bao khó khăn của những ngày đầu thành lập Nước, ngày 22-5-1950, Hồ Chủ Tịch vẫn ký sắc lệnh số 97/SL về việc sửa đổi
một số quy lệ và chế định trong dân luật, quy định một số nguyên
tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủ nước ta Riêng
trong lĩnh vực thừa kế đã quy định vợ, chồng có quyền thừa kế tài
sản của nhau; con trai, con gái, vợ goá, các con đã thành niên có
Trang 12quyền xin chia tài sản; con cháu hoặc vợ goá, chồng goá không bắt
buộc phải nhận thừa kế của người đã chết ; các chủ nợ của người đãchết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ quá phần
di sản mà người đó nhận được.
Hiến pháp năm 1946 ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đây khókhăn phức tạp ở buổi ban đầu của cách mạng, quan hệ đến sự mất
còn của chính quyền non trẻ Việt Nam Giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm cùng một lúc đe doa nền độc lập mà nhân dân ta Vừagiành được Trong hoàn cảnh cấp bách đặc biệt nghiêm trọng đó,Hiến pháp được xem là công cụ đặc biệt quan trọng để bảo vệ độclập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng, củng cố và thực hiện
quyền lực của nhân dân Việt Nam vừa giành được Chỉ mười lămtháng sau khi giành chính quyền, Quốc hội khoá I nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên ở ViệtNam(1), một hiến pháp dân chủ và tiến bộ ở Đông Nam Á lúc bấygiờ Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 chưa đưa chế định thừa kế vào
trong những quyền co ban của công dân bởi điều kiện và hoàn cảnh
lịch sử của nước nhà Nhưng sau đó Sắc lệnh số 97/SL ngày
22-5-1950 của Hồ Chủ Tịch đã kịp thời quy định về việc sửa đổi một số
quy lệ và chế định trong dân luật, quy định một số nguyên tắc mới,trong đó có lĩnh vực thừa kế đã bổ sung vào hệ thống pháp luật của
giai đoạn này một chế định quan trọng, đáp ứng được nguyện vọng
của nhân dân, phù hợp với nền dân chủ nước ta Những tỉnh thầncủa chế định này tuy chưa hoàn thiện, nhưng vẫn là nền tang cơ sở
và phù hợp với chế định thừa kế trong giai đoạn hiện nay.
f Hiến pháp 1946 được thông qua ngày 9/11/1946
Trang 13Hiến pháp năm 1959(1) ra đời trong điều kiện hoàn cáchmạng Việt Nam đã có những thay đổi mới về thế và lực Sau chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định
Giơnevơ về Việt Nam Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến lên
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa Miền Nam còn tạm thời dưới ách
thống trị của đế quốc Mỹ và chế độ Sài Gòn Cách mạng Việt Nam
phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc; tiếp tục hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, nhằm
đến 5 triệu 20 vạn tấn Trong công nghiệp, từ 17 xí nghiệp quốc
doanh (1955) đã tăng lên 107 xí nghiệp quốc doanh (1959), 43,0%
tổng số hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp, 53% tổng số
thợ thủ công đã vào Đúc tổ chức hợp tác xã Về văn hoá, đã căn bản
xoá xong nạn mù chữ, so với năm 1955, năm 1959, số học sinh phổ
thông tăng gấp 2 lần, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng gấp
6 lần, số sinh viên đại học tăng gấp 7 lần, số bác sỹ y khoa tăng
80% Quan hệ giai cấp trong xã hội Miền bắc đã thay đổi giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ, giai cấp công nhân ngày càng lớn
mạnh và tăng cường lãnh đạo đối với Nhà nước Giai cấp nông dân đang đi vào con đường hợp tác hoá Liên minh công nông ngày
càng được that chặt Những người trí thức cách mang góp phần tích
Trang 14cực vào công cuộc xây dựng nước nhà Các nhà tư sản dân tộc nói
chung đều tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa" 9)
Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới với
những nhiệm vụ mới Hiến pháp năm 1959 ra đời, đáp ứng yêu cầumới của cách mạng Việt Nam - Hiến pháp năm 1959 củng cố nềnmóng dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946 và pháttriển chủ nghĩa xã hội, xây dựng và tăng cường một bộ máy Nhànước dân chủ nhân dân trên các nguyên tắc tập trung dân chủ, pháp
chế xã hội chủ nghĩa và bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân; xây
dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Trước tình hình và nhiệm vụ cách mạng đó, việc tăng cường
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cần thiết và chế định
về quyền thừa kế của cá nhân lần đầu tiên được đưa lên thànhnguyên tắc ; tại điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định : " Nhà nước
chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân " t2,
) Điều 19 - Hiến pháp năm 1959
t2 Bình luận khoa học hiển pháp 1992- Trần Thĩ Tuyết - Viện nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật.
Trang 15Căn cứ nguyên tac trên, luật hôn nhân gia đình nam 1959 đã
cụ thể hoá thành quy định : " Các con đều có quyền lợi và nghĩa vu
ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân
aA ˆ oy `* ad z kả As T1 (1)
biệt con trai, con giá, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi :
Hiến pháp năm 1959 đã đề ra nguyên tắc định hướng cho các
ngành luật xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh quan
hệ thừa kế 7 |
Là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa nhưng mới chỉ thực hiện trong
phạm vi nửa nước, Hiến pháp năm 1959 còn có những nét riêng thểhiện đặc thù lịch sử của xã hội và cách mạng Việt nam đường thời.
Đó chính là sự "mềm dẻo", tính "quá độ”, ý thức hướng về sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của đồng bào Miền nam - Nét
riêng này thể hiện ở việc ghi nhận thành quả cách mang, ở vai trò
lãnh đạo của Đảng, ở tính chất giai cấp của Nhà nước, ở việc củng
cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân Nên chế định thừa kế
trong giai đoạn lịch sử này cũng mang nhiều màu sắc của hoàn
cảnh lich sử lúc đó ˆ |
Sau này để đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử trong phạm
vi chức năng đo luật tổ chức toà án quy định, Toà án nhân dan tốicao ra nhiều thông tư hướng đẫn như thông tư số 549/NCPL ngày
27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử cắc việc tranh chấp về thừa
kế ; thông tư số 02/TATC ngày 2/8/1973 hướng dẫn giải quyết cáctranh chấp về thừa kế di sản liệt sỹ
Hiến pháp năm 1980 va đời trong điều kiện Tổ quốc đã
hoàn toàn được giải phóng, non sông đã thu về một mối Việt Nam
bước vào giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa
Ludt hôn nhân gia đình 1959
) Hiến pháp 1980 được Quéc hội nưóc CHXHCN Việt Nam, khoá VI kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980.
Trang 16xã hội trong phạm vi ca nước Sau 16 năm (1960-1975) vừa xâydựng và chiến đấu ở Miền bắc và 5 năm sau ngày hoà bình thống
nhất, đất nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể trongnền kinh tế, văn hoá xã hội Một lần nữa chế định thừa kế lại được
Hiến pháp năm 1980 ghi nhận : " Pháp luật bảo hộ quyền thừa kếtài sản của công dân "(wa để phục vụ cho công tác xét xử các
tranh chấp về thừa kế, đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợpvới hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử,
toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 24-7-1981
hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (Di sản thừa kế,
thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa
kế.
Tiếp đó, Luật hôn nhân gia đình ban hành năm 1986 đã quy
định mộÐMiều liên quan đến quyền thừa kế của vợ chồng (điều 14,
16, 17 ).
Ngày 30-8-1990, Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua pháp lệnh thừa kế Qua gần 10 năm thực hiện pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy pháp lệnh
này đã đi vào cuộc sống, về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các
quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm được quyền thừa kế của công
dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp nhận Vì thế màchế định thừa kế trong Bộ luật dân sự hiện hành đã kế thừa hầu hết
các quy định của pháp lệnh Ngoài ra có bổ xung một số vấn đề mới
trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và thành viên của hộ gia đình.
(" Diệu 27 - Hiến pháp năm 1980
Trang 17Hiến pháp năm 1980 được xây dựng trong điều kiện đất nước
đã thống nhất "Nó tổng kết những kinh nghiệm quý báu của ba
mươi nhăm năm xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân
dân, kinh nghiệm thi hành Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm
1959, khẳng định những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã
giành được trong 50 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh xắc định phương hướng và mục tiêu phát triển
của xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới” mn.
Tuy nhiên có một số quy định trong Hiến pháp năm 1980 conchưa thật phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của giai đpạn
đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Điều đó hạn chế
tính hiệu quả, tính hiện thực của Hiến pháp Đồng thời đường lốicách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được chỉ ra từ các đạihội ILL, IV, V, đặc biệt là từ đại hội VI va VII đã có sự điều chỉnh,
bổ xung, cụ thể quan trọng Hiến pháp năm 1980 không còn đáp
ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới.
Hiến pháp 1992 ra đời sau mười hai năm đất nước Việt Nam thực hiện Hiến pháp năm 1980 và sau hơn 5 năm thực hiện đườnglối đổi mới và đòi hỏi tiếp tục đổi mới với nội dung toàn diện và sâusắc hơn Trong hoàn cảnh đó, Hiến pháp năm 1992 phải là mộtHiến pháp sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Hiến pháp năm
1980, sửa đổi những quy định không còn phù hợp và bổ sung nhữngquy định mới cần thiết - Và chế định thừa kế vẫn được Hiến pháp
nam 1992 ghi nhận một cách trọn ven, tại điều 58: " Nhà nước bao
hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dan"
f2 NO hội nghị lần thứ 8 của BCHTW Đăng cộng sản VN khoá IV
Trang 18Nhìn nhận suốt quá trình lich sử cũng như qua các ban Hiến
pháp của nước ta thì vấn đề đặt ra là thừa kế là gì, nội dung như thếnào mà được pháp luật qua từng thời kỳ ghi nhận va bao hộ?
Thực chất, quyền thừa kế của cá nhân là : Pháp luật bảo đảm
quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chếtthông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tàisản của mình thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật Người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) được pháp luật bảo damviệc hưởng di sản của người chết để lại Thừa kế là sự chuyển dịch
quyền sở hữu bằng hai phương thức khác nhau : Một là sự định đoạt
theo ý nguyện cuối cùng của của người để lại thừa kế theo di chúc;hai là theo quy định của pháp luật,
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp_ pháp, của cai để giành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất như
máy móc, kho xưởng, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ
với số lượng không hạn chế, cổ phiếu Do đó, tất cả mọi tài sảnthuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa
kế khi người đó chết |
Như vậy quyền thừa kế của cá nhân vẫn là quyền từng tồn
sinh từ trong quá khử của quá trình lịch sử và từ khi Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà đầu tiên ra đời thì quyền thừa kế được coi là
một trong những quyền cơ bản của công dân Quyền thừa kế của cá
nhân đã được các bản Hiến pháp : 1959, 1980 và 1992 ghi nhận.
Mặc dù trải qua nhiều biến động do điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, quyền thừa kế còn được ghi nhận ở nhiều
Trang 19mức độ khác nhau như phải khẳng định nó là quyền cơ bản của
công dan tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan
1.2 Quyền thừa kế quyền sử dụng đất - một quyền dân sự đặc thu.1.2.1 Quyền sở hữu toàn dân đối với đất dai và quyền sử dụng
đất.
Khi nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của đất trong việc
phát triển kinh tế nông nghiệp, các học giả tư sản đã chỉ ra rằng, sở
hữu manh mún, riêng rẽ từng diện tích đất nhất định sẽ cản trở quá
trình quy hoạch tổng thể đất đai, quá trình áp đụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, làm cho hiệu quả kinh tếkém phát triển, đất đai không có điều kiện khai thác hết tiềm năng
Tuy nhiên trên thực tế xây dựng một hình thức sở hữu chungđối với đất đai ở chử nghĩa tư bản không thể thực hiện được, bởi lẽ
" Khi chính quyền dang nằm trong giai tay giai cấp tư sản thì việcquốc hữu hoá ruộng đất và giao lại những mảnh đất nhỏ đó cho cánhân chỉ gây ra những cạnh tranh tàn khốc giữa họ và do đó làm
cho địa tô tăng lên mà như vậy thì đem lại những phương tiện mới
cho những kẻ chiếm hữu sống dựa vào những người sản xuất Và
Mặt khác, đất đai đưới xã hội tư bản được coi là bất động sản có giátrị lớn, nên thay đổi hình thức sở hữu đất đai sẽ động chạm đến rất
nhiều vấn đề phức tạp khác Mặt khác Hiến pháp các nước tư sản đã
tuyên bố " Quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là thiêng
liêng và bất khả xâm phạm” Vì vậy mà quốc hữu hoá đất đai dướichủ nghĩa Tư bản chỉ dién ra nửa vời mà thôi
Chi đến chủ nghĩa xã hội, quốc hữu hoá đất dai mới trở thành
f Mác - Ang ghen tuyển tập, 5 trang 203, 204NXB ST HN năm 1983
| THƯVIỆN |
| TRUONG DAI HOC LAT HÀ NỘI |
Trang 20hiện thực, vì mục tiêu của cách mang xã hội chủ nghĩa là xoá bỏtận gốc chế độ người bóc lột người mà nguyên nhân chính là sự tồn
tại chế độ chiếm hữư tư nhân về tư liệu sản xuatytrong đó đất dai là
tư liệu quan trọng nhất.
Phát triển quan điểm của Mác, Lê Nin chỉ ra rằng quốc hữu
hoá đất đai do giai cấp vô sản thực hiện sau khi cách mạng thành
công luôn gắn liền vấn đề chinhứư quyền với việc thiết lập chuyên
chính vô sản Nếu không giải quyết được vấn đề chính quyền,không thiết lập được chính quyền vô sản thì quốc hữu hoá đất đai
cũng chỉ là một hình thức tư sản mà thôi.
Quốc hữu hoá đất đai là một quy luật khách quan đối với bất
kỳ một nước nào làm cách mạng vô sản nhưng không nhất thiết
phải tiến hành ngay lập tức sau khi giai cấp vô sản giành chính
quyền mà có thể dần từng bước từ thấp đến cao, từ tập thể hoá tiến
xã hội hoá.
Tiếp thu các quan điểm khoa học này, Đảng và Nhà nước ta
đã vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể của đất nước Từ việc bãi
bỏ các luật lệ quy định về ruộng đất trước đây đến giảm tô, chia
ruộng đất các đồn điền, trại ấp vắng chủ cho nôngVgHèo, tịch thu
ruộng đất của địa chủ, cường haofrao cho nhân dân cày và xác nhận
quyền sở hữu của họ trên những diện tích đất đó, rồi đến tập thể
hoá và xã hội hoá toàn bộ đất đai.
Trang 21Lần đầu tiên chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được long
trọng tuyên bổ Hiến pháp năm 1980: "Đất đai, rừng núi, sông hồ,
hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềmlục địa là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân " (điều 19)
Theo điều 17 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật đất đai nam
1993 thì toàn bộ vốn đất đai trên lãnh thổ Việt Nam, trên đất liền
hay các hải đảo và thém lục địa đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước quản lý- Trên cơ sở đó, quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai
ra đời.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là kết quả lâu dài của một quá trình đấu tranh vô cùng anh dũng của cả dân tộc trong suốt hành trình 4.000 năm lịch sử, là xương máu của nhiều
thế hệ con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động - Hơn nữa
đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
loài người Vi thế, đầt đai không thể là của riêng ai Nhà nước xã
hội chủ nghĩa là người đại diện lợi ích toàn dân về đất đai Thay
mặt toàn dân Nhà nước là chủ sở hữu đại diện đối với đất đai quốc
gia Các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình chỉ là chủ thể của quyền sửdụng đất đai mà thôi.
Là chủ sở hữu đất đai, Nhà nước cũng thực hiện quyền sử
dụng đất đai, Nhà nước cũng thực hiện quyền sử dụng đất
dat-Nếu theo Luật dân sự thì quyền sử dụng là khả năng pháp lý được thực hiện những hành vi nhất định để sử dụng và khai thác
Trang 22những mặt có ích của đối tượng sử dụng Đây là một quyền năng
quan trọng của quyền sở hữu vì việc khai thác chỉ là mục đích củachủ sở hud Vì đất là khách thể đặc biệt nên quyền sử dụng đấtcũng có những điểm khác biệt so với các loại tài sản thông thườngkhác Nhà nước có thể sử dụng đất đai ở bất kỳ nơi nào trên lãnh
thổ quốc gia- Nhà nước thường không trực tiếp sử dụng đất mà giao
cho các tổ chức, cá nhân công dân sử dụng Mặc dù vậy đây là mộtthành phần của quyền sở hữu, nhưng nó là một quyền năng độc lập,
nó chỉ có thể bị thu hồi theo trình tự của pháp luật Do vậy mà Nhà
nước thực hiện quyền sử dụng thông qua các tổ chức và cá nhâncông dân này thì các tổ chức và cá nhân công dân đó 7
— Cho nên sẽ là một sai lâm lớn nếu quan niệm rằng khi Nhànước giao đất cho người sử dụng để khai thác là Nhà nước đã mất đi
quyền sử dụng đất - Quyền sử dụng của người sử dụng đất hoàn
toàn phụ thuộc vào Nhà nước - Nhà nước có thể tước quyền sử dụng
đất của người này chuyển cho người khác theo trình tự pháp luật
Nếu như nhìn nhận cả nội dung kinh tế và pháp lý thì đều
thấy quyền sử dụng đất của Nhà nước và quyền sử dụng của người
sử dụng đất rất khác nhau Khi nói đến quyền sử dụng đất, với tưcách là một quyền năng của quyền sở hữu đất đai của Nhà nước là
nói đến đất đai trên phạm vi lãnh thổ - Còn quyền sử dụng của người sử dụng đất chỉ thực hiện trên những mảnh đất riêng biệt mà thôi Vấn dé này hiện nay hầu như chưa được phân tích một cách
Trang 23day đủ về mối quan hệ giữa Nha nước va người sử dung đất, tức làmối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng.
Hiện nay người sử dụng đất đã được Nhà nước cho phép
chuyển nhượng và thừa kế quyền sử dụng đất đai Vậy thì quyền sở
hữu và quyển sử dụng sẽ khác nhau ở điểm nào và phải chăngquyền sở hữu và quyền sử dụng đã đồng nhất với nhau
Sự thực không phai như vậy, nếu chỉ coi việc được thừa kế va
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trong khuôn khổ luật pháp
mà đồng nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dung đất đai cònnhiều vấn đề phải bàn thêm
Thứ nhất, chủ thể của các quyển năng này hoàn toàn khácnhau - Nhà nước là chủ sở hữu nhưng không trực tiếp sử dụng đấtđai mà giao cho các tổ chức, cá nhân công dân trực tiếp sử dụngvốn đất của mình.
Thứ hai, quyên sở hữu là một quyền nguyên thuỷ, quyền năng
độc lập bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnhcác quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, mà Nhà nước với
tư cách là người đuy nhất có thể thực hiện một cách đầy đủ nhất các
quyền năng của mình
Quyền sử dụng là một quyền phát sinh từ quyền sở hữu và là
một quyền độc lập tương đối trong các quyển năng của quyển sở hữu- So với quyền sở hữu thì quyền sử dụng có nội dung hạn chếhơn nhiều và bao giờ cũng phụ thuộc vào quyền sở hữu
Trang 24Đối với người sử dung đất, các quyền và nghĩa vu phát sinh
sau khi được Nhà nước giao đất cho sử dụng Người sử dụng không
phải là một bên có thể thoả thuận được với Nhà nước về các quyền
và nghĩa vụ của mình Nhà nước quy định tại Luật đất dai các nghĩa
vụ và quyền lợi chung cho tất cả các chủ sử dụng.
Một trong những nghĩa vụ của người sử dụng là phải sử dụngđất đúng mục đích, đúng ranh giới và phạm vi chiếm hữu mà mụcđích sử dụng đất thì do Nhà nước xác định trong quyết định giao
đất hoặc cho thuê đất Người sử dụng đất không được sử dụng: sai
mục đích mà Nhà nước quy định, nếu sai, Nhà nước có các biện
pháp để thu hồi
Người sử dụng đất cũng không được phép tự ý chuyển dịchmục đích sử dụng đất, mục đích này chỉ thay đổi sau khi được cơquan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
Cho nên, người sử dụng đất luôn luôn phải tuân theo các quy
| định của Luật đất đai, vượt qua sự quy định như vậy sẽ vi phạmpháp luật và Nhà nước sẽ có những biện pháp để xử lý các hành vi
vi phạm đó.
Cho nên giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khác nhau cả về
nội dung và ý nghĩa, khác nhau cả về chủ thể thực hiện các quyền
năng của mình Dù quyền sử dụng của người sử dụng đất có được
mở rộng đến như thế nào thì cũng không bao giờ có sự đồng nhất
Trang 25giữa quyền sở hữu và quyển sử dung đất Quyền sở hữu van là
quyền quyết định, mọi quyền năng khác phải xuất phat từ nó
Như vậy, để đưa quan hệ đất đai tham gia vào nền kinh tế thị
trường thì vấn đề đầu tiên cần phải làm rõ khi xác định mối quan hệ
sở hữu đất đai hiện hay là quan hệ giữa Nhà nước và người nôngdân Cấu trúc mới của quan hệ sở hữu về đất đai thực chất là xácdinh rõ quyền năng của Nhà nước và quyền của hộ nông dan, cánhân sử dụng đất.
Do tính chất đặc biệt, quan hệ đất đai chứa đựng hai phương
diện chủ yếu sau đây, :
- Đất đai là lãnh thổ quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá
không gi thay thế được và đó cũng là kết quả của quá trình chinhphục tự nhiên, là mầu xương của cả dân tộc trong suốt hành trình.4000 năm dựng nước và giữ nước - Do đó đất đai không thể là của
riêng ai mà thuộc về sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý Nhà nước cũng như mọi cá nhân công dan déu có nghĩa vụ bảo' vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên quốc gia quý báu đó
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là kết quả của sự đầu tư lao động, vốn, công sức cải tạo của những con người lao động cụthể Vì vậy, người sử dụng không thể trìu tượng được mà phải rất cụthể và phải được hưởng những lợi ích thiết thực trong quá tình đầu
-tư, lao động trên đất.
Trang 26Như vậy, quan hệ sở hữu làm nền tảng cho quyền sở hữu toản
dân phải được định chế từ hai phương diện nêu trên, thực chất làbao đảm cho Nhà nước tham gia vào quan hệ đất đai với tư cách làngười sở hữu và quản lý tối cao ở tầm cơ vi mỗ đối với đất đai vàdưới sự quản lý đó thì đất đai với tính cách là tư liệu sản xuất đặcbiệt phải thuộc về người chủ cụ thể và có người chủ sử dụng cụ thể.Cho nên quan niệm đúng đắn về quan hệ sở hữu đất đai hiện naykhông thể là sự trừu tượng nhìn nhận Nhà nước là người chủ đứng
chênh vênh bên trên mà không biết đến quyền lợi của những người
lao động cụ thể có được tôn trọng hay không
Mối quan hệ này chính là một thể thống nhất giữa quyền
năng tối cao của Nhà nước với các quyền cụ thể của lười sử dụng
đất Hiện nay việc mở rộng các miền hoạt động của người sử dụng
đất trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế
chấp chính là xác định khía cạnh thứ hai của quan hệ sở hữu là gắn
người sử dụng với các quyền năng cụ thể để có sự hài hoà lợi ích Trước đây chúng ta mới chỉ tôn trọng một phía, xác định khía cạnh thứ nhất là "tôn sùng Nhà nước", gắn Nhà nước với những guy
năng to lớn mà quên rang trong khi xác định vai trò của chủ sở hữu
đã quên đi vai trò của người sử dụng dẫn đến tình trạng vô chủ
| trong quan hệ ruộng đất.
Chính vì vậy, khi chế định quan hệ sở hữu đất đai trong giai đoạn hiện nay cần phải đạt cho được các định hướng sau :
Trang 27- Phải pháp luật hoá trong việc quy định vai trò của Nhà nước
là người chủ sở hữu tối cao và cũng là người thống nhất quản lýtoàn bộ vốn đất đai trong cả nước
- Xác định vai trò của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình là
người chủ cụ thể tham gia vào quan hệ sở hữu có nhiều quyền và lợi
ích hợp pháp được pháp luật bảo hộ
- Xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất
đai trong nền kinh tế thị trường hiện nay trong một chỉnh thể thống
nhất.
Làm được như vậy thì các quyền của người được sử dụng đất
phải như pháp luật' quy định hiện nay là chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất sẽ chính làphương tiện, biện pháp để thực hiện chế độ sở hữu toàn đân đối với
đất đai.
1.2.2 DAC DIEM CUA QUYỂN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
Như đã trình bày ở phần trên đất đai là tài nguyên quý giá mà
thiên nhiên đã ban tặng loài người, là kết quả máu xương của nhiều
_ thế hệ trong suốt hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước Vì thế đất đai không thể là của riêng ai, mà phải thuộc về sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Tuy nhiên để sửdụng đất đai có hiệu quả đòi hỏi phải làm rõ mối quan hệ giữa chủ
sở hữu đất dai với người sử dụng đất và coi mối quan hệ đó là mot
Trang 28chỉnh thể thống nhất Việc Nhà nước trao cho người sử dụng đấtquyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế
quyền sử dụng đất chính là đã xác định lại vai trò của người sửdung đất vag tạo cho họ những lợi ích thiết thực đồng thời cũng coi
đó là biện pháp để Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với đất đaicủa mình.
Một trong những quyền nêu trên của người sử dụng đất đangđược quan tâm, nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng là quyền
thừa kê|sử dụng đất.
- Sự cần thiết phải khẳng định quyền thừa kế quyền sử dụng
đất của cá nhân
Theo pháp luật thừa kế truyền thống thì việc thừa kế tài sản
cho người khácchi có thể xảy ra trong trường hợp tai sản đó thuộc
sở hữu của người để lại thừa kế Do đặc thù của nước ta và khuyến
khích các hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở được Nhà nước giao Trong quá trình sử dụng đất,
các hộ gia đình, cá nhân đã bỏ tiền, bỏ của để có sản phẩm trên đất,nâng cao độ mầu mỡ của đất Vậy, sau khi chết, người được giao
đất có quyền để lại cho các thừa kế viên của mình thuộc diện vàhàng thừa kế được thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo pháp
luật thừa kế Mặt khách, khi quy định quyền thừa kế của cá nhân
đối với đất đai, ngoài việc giành cho họ để thừa kế quyền sử dụng đất vì họ đã đầu tư công sức, tiền của vào đất được sử dụng ra thì
Trang 29một lý do kinh tế khác nữa là để người sử dung đất yên tâm đầu tư
công sức, tiền của cho đất, tránh tình trạng sử dụng đất bừa bãi,khai thác cạn kiện các nguồn lực của đất rồi bỏ hoang hoá đất đai
Đối với đất ở cũng vậy, với mục đích nhằm cho đất đai đượckhai thác, sử dụng hợp lý, người sử dụng đất yên tâm đầu tư, xâydựng trên đất để ổn định đời sống của họ và làm đẹp thêm cho xã
hội, thì việc giành cho họ quyền thừa kế là hết sức cần thiết Hơn
nữa, đất ở có đặc thù riêng đó là nơi cư trú và sinh hoạt của con
người, vì thé mà khi giao đất cho người sử dung, Nhà nước không
quy định thời hạn Đất luôn gắn liền với nhà ở Khi một người để
lại đi sản thừa kế là nhà thì đương nhiên phải bao hàm trong đó
quyền sử dụng đất ở Do đó việc quy định quyền thừa kế đất ở cho
người sử dụng đất là đương nhiên và phù hợp.
Trước năm 1992, quyền thừa kế quyền sử dụng đất chưa được
pháp luật ghi nhận chính thức, Nhà nước luôn có những thiết chế áp đặt lên quan hệ đất đai buộc người sử dụng đất tuân thủ một cáchtriệt để Tình trạng đất vô chủ, vắng chủ, mua bán, đổi chác tang
cho dién ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức, mặc dù Nhà nước
vẫn ngăn cấm Đã có thời gian đất đai ít có giá trị Trong khí đó,luật pháp của chúng ta vẫn xác định đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không gì thay thế được.
Trang 30Chỉ đến khi nền kinh tế thị trường thâm nhập vào nước ta,trước những bức xúc của đời sống kinh tế và xã hội, chúng ta mớixác định lại quan hệ sở hữu đất đai một cách khách quan thì từ năm
1992, quyền thừa kế quyền sử dụng đất mới được thừa nhận chínhthức.
Việc thừa nhận quyền thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân
là một thực tế khách quan và hết sức cần thiết Việc thừa nhậnquyển này của cá nhan chẳng những đã đáp ứng được nguyện vọngcủa đông đão người lao động mà còn làm cho họ yên tâm đầu tưcông sức, tiền của làm tăng độ mầu mỡ của đất và tăng giá tri của
đất, đồng thời còn là tác nhân cho người sử dụng đất có ý thức khaithác, bồi bổ và bảo vệ đất
- Đặc điểm của quyên thừa kế quyền sử dụng đất:
+ Là một quyển dân sự, nó cũng có đặc điểm giống như
quyền thừa kế các tài sản thông thường khác ở chỗ người để thừa kế
quyền sử dụng cũng phải có đầy đủ 3 quyển năng của quyền sở hữu
là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Tuy nhiên
quyền thừa kế quyền sử dụng đất là quyền phát sinh từ quyển sởhữu đối với đất đai nên quyền định đoạt còn bi chi phối bởi các uy phạm pháp luật về đất đai và các quy phạm pháp lưật về thừa kế,
người được thừa kế; điều kiện để được hưởng thừa kế quyền sử
dụng đất.
Trang 31+ La quyền dân sự nên quyền thừa kế quyền sử dung đất cũng
có đặc điểm giống như quyền thừa kế các tài sản thông thường khác
ở diện và hàng hoá thừa kế Có nghĩa là gồm có ba hàng thừa kếtheo pháp luật ;
- Hang thừa kế thứ nhất gồm : Vo (chồng), cha đẻ, me đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người cñết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm : ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
- Hàng thừa kế thứ ba : Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dù ruột của người chết ; cháu nuột
của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Ngoài ra quyền thừa kế quyền sử dụng đất cồn giống quyềnthừa kế các tài sản thông thường khác ở quy định về thừa kế thế vị Nghia là : Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước
người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ của
cáhu được hưởng nếu còn sống ; Nếu cháu cũng đã chết trước người
để lại di sản, thì chất được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
chất được hưởng nếu còn sống
Một đặc điểm quan trọng nữa của quyền thừa kế quyển sửdụng đất là : Thừa kế quyền sử dụng đất chứ không phải thừa kế
quyền sở hữu đất đai, bởi lẽ quyền sử dụng đất là quyền phái sinh
từ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai nên nó bị hạn chế bởi điều kiện của Luật đất dai và Bộ luật dan su.
Trang 32Luật pháp của chúng ta đã tiến một bước khá xa trong việc
quy định một cách thiết thực chế định quyền sở hữu toàn dân đốivới đất đai Đã tạo nên sự gắn bó máu thịt giữa quyền sở hữu vàquyền sử dụng đất, coi quyền thừa kế sử dụng đất là một quyền dân
sự của cá nhân Tuy nhiên do đặc thù của đất nước ta nên quyềnthừa kế quyền sử dụng đất cũng mang những nét đặc thù, đó là phải
chịu sự chi phối của Luật đất đai và Bộ luật dân sự.
Điều này cũng được lý giải ở chỗ, với tư cách là chủ sở hữu
đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữuđối với đất đai với ba quyền năng của chủ sở hữu, đó là quyển
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Nhung trên thực tế,Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao đất cho các tổ chức,
cá nhân sử dụng, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ trong quátrình sử dụng đất của Nhà nước Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhânchỉ được sử dụng đất trong phạm vi Nhà nước cho phép.
Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và tạo điều kiệncho các quan hệ dân sự về đất đai được lưu thông phù hợp với cơ chế thị trường, Nhà nước cho phép người sử dụng đất được quyền
thừa kế quyền sử dụng đất |
Thừa kế quyền sử dụng đất về bản chất là giao dịch dân sự,
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cácbên trong giao dịch đó.
Trang 33Thừa kế quyền sử dụng đất tức là quyền sử dụng đất được đưavào lưu thông dân sự mà không phải là đất (quyền sở hữu đất), bởi
lẽ đất thuộc đối tượng của sở hữu toàn dân Việc thừa kế quyền sử
dụng đất bị hạn chế bởi những điều kiện do Nhà nước quy định và
như vậy quyền thừa kế quyền sử dụng đất là quyền phát sinh, quyềnphụ thuộc vào quyền sở hữu đất đai của Nhà nước -:
Quyền thừa kế quyền sử dụng đất là một quyền dân sự đặctht bởi vì :
- Đó là quyền tài san gắn liền với một tài sản đặc biệt đó là
đất đai.
- Phạm vi chủ thể tham gia bị hạn chế
- Hình thức, thủ tục, điều kiện thực hiện các quyền năng của
người sử dụng đất được pháp luật quy định chặt chẽ
Tuy vậy, nếu so sánh với 4 quyền sử dụng đất khác thì quyền
thừa kế quyền sử dụng đất vẫn gần gũi với các quyền dân sự khác
_trong luật dân sự mà gần gũi nhất là với quyền thừa kế các tài sản
khác.
Các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp
quyền sử dụng đất được quy định dưới những dạng hợp đồng đặc
biệt, được Bộ luật dân sự ghi nhận một cách chi tiết mà không có sự
đan xen với các dạng hợp đồng thông thường khác.
Quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tuy cũng là quyền dân sự phát sinh từ quyển sở hữu đất đai như 4 quyền sử dung đất khác,
Trang 34nhưng nó gần gũi với quyền thừa kế các tài sản thông thường khác
ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, diện - hàng thừa kế
và thừa kế thế vị ; thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
Tóm lại, quyền thừa kế nói chung là một quyền cơ bản của
công dân Quyền thừa kế, tu thân nó đã hình thành và phát triển từ
- trong quá khứ của quá trình lịch sử và dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam đã trở thành một nguyên tắc hiến định
Cùng với thời gian, khi mà nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần thâm nhập vào 'Việt Nam khai thác mọi nang lực san xuất thì
quyền thừa kế lại bổ sung thêm một chế định quan trọng đó là
quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Tuy nhiêm, quyển thừa kế quyền sử dụng đất chỉ là quyền
dân sự phát sinh từ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai xuất phát
từ đặc thù của nước ta, một nước nông nghiệp với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tồn tại trong nền kinh tế thị trường cổ sự
điều tiết của Nhà nước
Song một điều phải khẳng định, mối quan hệ giữa quyền sở
hữu toàn dân đối với đất đai với quyền sử dung đất, đặc biệt làquyền thừa kế quyền sử dụng đất là mối quan hệ hữu cơ trong một
chỉnh thể thống nhất La quyền dân sự phát sinh từ quyển sở hữu
toàn dân đối với đất đai, quyền thừa kế quyền sử dụng đất chính là
phương tiện để Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai của mình
Trang 35nhằm quan lý va khai thác dat đai một các có hiệu qua, bảo đảm
quyền lợi thiết thực cho người sử dụng đất
Với việc quy định quyền thừa kế quyền sử dụng đất là một
quyền dân sự, Nhà nước đã nhìn nhận thừa kế quyền sử dụng đấttrong "trạng thái động" Nghĩa là đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhànước, nhưng người sử dụng đất vẫn có quyền để thừa kế quyền sửdụng của mình Quy định này đã và đang tạo một cách nhìn mới đốivới quan hệ đất đai trong công cuộc đổi mới của Nhà nước ta hiệnnay, mà trước mắt là sự ổn định trong quan hệ đất đai
CHƯƠNG 2QUYỀN THỪA KE QUYỂN SỬ DỤNG ĐẤT - CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN ÁP DUNG
1 KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT :
Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và tạo điều kiện
cho các quan hệ dân sự về đất đai được lưu thông phù hợp với cơ
chế thị trường, Nhà nước cho phép các chủ thể được chuyển quyển
sử dung đất thông quia các hình thức : Chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
Chuyển quyền sử dụng đất về bản chất là giao dịch dân sự
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các
bên trong các giao dịch đó.
Trang 36Tuy nhiên vì quyền sử dụng đất là quyền dân sự nhưng được
phát sinh từ quyền sở hữu đất đai, nên việc chuyển quyền sử dụng
đất còn bị hạn chế bởi các bởi các quy định của Nhà nước
Thừa kế quyền sử dụng cũng là một hình thức chuyển quyền
sử dụng đất từ người này sang người khác Nhưng đây là một hình
thức chuyển quyền đặc biệt
Vậy, thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụngđất của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo
luật pháp phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật vềđất đai.
Xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp với
nền sản xuất lúa nước, diện tích đất đai hạn hẹp, trong khi đó, cơ sở
hạ tầng còn nghèo nàn, các công trình xây dựng ngày càng nhiều,
diện tích đát canh tác có nguy cơ bị thu hẹp lại do phải chuyển đổi
mục đích sử dụng Để đảm bảo cho Nhà nước thống nhất quản lý
đất đai trên phạm vi cả nước, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất
việc chuyển giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp sử đụng vào mục
đích khác, cần có phương châm chỉ đạo cho việc thực hiện chuyểnquyền sử dụng đất Phương châm chỉ đạo được thể hiện ở cácnguyên tắc sau đây :
- Người sử dụng đất mà pháp luật cho phép chuyển quyền sửdụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất
Trang 37Thừa kế quyền sử dụng đất cũng là một trong những dạng
chuyển quyền sử dụng đất nên cũng lấy nguyên tắc trên là nguyên
thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và đòi hỏi phải phù hợp
với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai Điều này có
nghĩa là nếu người để thừa kế lập di chúc chỉ định người thừa kế;
hoặc người sử dụng đất chết không lập di chúc và việc thừa kế được
chia theo pháp luật thì cũng đều phải phù hợp với ý chí của Nhànước, hay nói cách khác phải phù hợp với quy định của Bộ luật dân
sự và pháp luật về đất đai
Ngoài ra người được thừa kế quyền sử dụng đất phải sử dụng
đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong quyết định giao đất cho
cá nhân của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với quyhoạch tại địa phương đó; phải có diện tích đất đang sử dụng dướihạn mức ; phải cải tạo, bồi bổ làm tăng khả năng sinh lợi của đất và
Trang 38phải bảo vệ môi trường ; không làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất liền kề
Nói chung tỉnh thần của nguyên tắc này là ý chí của người để
thừa kế quyền sử dụng đất và người được thừa kế quyền sử dụng đấtphải phù hợp với ý chí của Nhà nước Bản thân họ không có được
quyền tự do ý chí một cách trọn vẹn như tự do ý chí trong việc thừa
kế các tài sản thông thường khác, bởi lẽ quyền thừa kế quyền sửdụng đất cũng chỉ là quyền phát sinh từ quyền sở hữu toàn dan đối
"vi đất đai.
Để khai thác lợi ích từ đất có hiệu quả, con người phải tác
động tích cực một cách thường xuyên và phải sử dụng đúng mục
đích Tránh sử đụng một cách tuỳ tiện, để đất khô cằn mà phải cải
| ee x ` at ~ ^“
_ tạo, bồi bỗ và nuôi dudng dat.
2 NỘI DUNG QUYỀN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT :
: - Người dé lại di sản thừa kế :\
H
| Phạm vi những người để thừa kế quyền sử dụng đất được
pháp luật quy định rất cụ thể và hạn chế Có nghĩa là không phải ai
có quyền sử dụng đất đều có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất,
mà theo quy định của pháp luật chỉ có những người sau đây mới
được để thừa kế quyền sử dụng đất :
+ Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản.
Trang 39+ Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông
nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở.
+ Cá nhân có quyền sử dụng đất được người khác chuyển
quyền sứ dụng đất ek hợp với quy định cua Bộ luật dân sự và phápluật về đất đai
Từ quy định trên, ta thấy không có yếu tố tổ chức Nghĩa là
tổ chức được Nhà nước giao đất không được quyền để thừa kế
quyền sử dụng đất
Nếu xét về phương diện kinh tế thì xuất phát từ nguyên nhân
nước ta là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai hạn hẹp, cơ sở
‘vat chất kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu, đất đai ngày càng bị thuhẹp do việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến tình trạng người sản
xuất nông nghiệp thiếu việc làm và mất ổn địnhxã hội Vì thế, tuy
Nhà nước đã thừa nhận thừa kế quyền sử dụng đất là một quyền dân
sự, nhưng Nhà nước cũng giới hạn chủ thể thừa kế quyển sử dụng
_ đất, nhằm làm hạn chế việc thừa kế quyển sử dụng đất một cách
! tran lan, hoặc thừa kế rồi bd Høanig hoá đất đai và chuyển đổi mục
đích sử dụng đất một cách bừa bãi.
Còn xét về phương diện luật pháp thì tổ chức không phải là
con người cụ thể Tổ chức khi còn tồn tại nếu có nhu cầu và thoả
mãn các điều kiện của pháp luật sẽ được Nhà nước giao đất để sử
dụng Khi giải thể Nhà nước sẽ thu hồi đất đó Mặt khác, các thành
viên trong tổ chức khi tham gia giao dịch đều phải nhân danh tổ
Trang 40chức của mình Vì vậy khi tổ chức không còn tồn tại thì quyền lợi
của họ đối với đất do tổ chức được giao để sử dụng, theo đó cũngmất đi, Nhà nước sẽ thu hồi đất đó Pháp luật về thừa kế cũng chỉquy định quyền để thừa kế của cá nhân mà không quy định quyền
để thừa kế của tổ chức Vì thế mà Luật đất đai quy định hộ gia đình
cũng là chủ thể để thừa kế quyền sử dụng đất là có sự nhầm lẫn
Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra theo diện những người được
để thừa kế quyền sử dụng đất ở là : Thực tế khi giao đất ở cho cá
nhân hoặc thành viên của hộ gia đình bao giờ cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền giao đất.cũng phải điều tra số nhân khẩu của gia đình
người đó va vợ hoặc chồng của ngươi được giao đất ở đã được giaođất lần nào chưa, nếu đã được giao đất rồi thì không được giao lần
nữa.
Vậy, nếu theo quy định của Bộ luật dân sự thì quyền sử dụng
đất của cá nhân hay thành vién của hộ gia đình nào thì đương nhiên
được để thừa kế quyền sử dụng đất, nhưng thực tế có định đoạt shng
phần quyền của người khác hay không ?
Thực tiễn xét xử, ngành Toà án đã áp dụng các quy phạmpháp luật dân sự và hôn nhân - gia đình để huỷ các di chúc hoặc
công nhận một phần di chúc mà người sử dung đất đã thừa kế cho
người khác với lý do : Đất nhà nước giao cho một người, nhưng là
của hai vợ chồng; quyền sử dụng đất đó là sở hữu chung hợp nhất
và chi được phân chia khi chấm đứt quan hệ hôn nhân hoặc mot