Xác định trách nhiệm dân sự của cơ quan, tổ chức về hành vi gây thiệt hạicủa cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ là trách nhiệm của Nhà nước có ý nghĩa sau: - Tạo điều kiện thuậ
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
TRÁCH NHIEM DÂN SU CUA CƠ QUAN
TO CHUC VE THIET HAI DO HANH VI CUA CAN BO
CONG CHUC GAY RA-VAN DE
LY LUAN VA THUCTIEN
MA SO: LH-08-07/DHL
HA NOI 2008
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP TRƯỜNG
Trách nhiệm dân sự của co quan tổ chức
về thiệt hại do hành vi của cán bộ
HÀ NỘI 2009
Trang 3- Bồi thường thiệt hai
- Luật Bồi thường Nhà nước
Trang 4DANH MỤC CHUYEN DE
STT TÊN CHUYEN DE-TAC GIA TRANG
1 Sự hình thành chê định bồi thường thiệt hai của co quan, tổ chức | 46
TS Phùng Trung Tap
2 Bản chất, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt của cơ quan, | 55
tổ chức TS Phùng Trung Tap
3 Bồi thường nhà nước theo pháp luật một số nước 62
Ths Nguyễn Minh Oanh
4 Địa vị pháp lý của pháp nhân, cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến 82
hành tố tụng trong quan hệ dân sự
7 Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của cơ quan, tổ chức | 120
1S Bùi Đăng Hiếu
8 Một số trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường của cơ 137
quan, tổ chức Ths Nguyễn Như Quỳnh
9 Phương thức bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức 154
1S Trần Thị Huệ
10 | Thi hành án về bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức 177
TS Bui Thi Huyén
Trang 5BẢO CÁO PHÚC TRÌNH KẾT QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
A PHẦN THỨNHẤT TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật dân sự 2005 qui định trách nhiệm dân sự của cơ quan nhà nước và các tổ chức về thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công vụ (Điều
619) Day là một vấn dé mới và phức tap trong pháp luật dân sự Viét Nam, cho
nên cần phải làm rõ các nội dung đây:
+ Nhà nước và các tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua hành vi của cán bộ công chức Tuy nhiên, hành vi của cán bộ, công chức trong cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội , cơ quan hành chính sự nghiệp có thể là
hành vi công vụ hoặc hành vi của pháp nhân, cá nhân Mặt khác, trong cơ quan,
tổ chức còn các chủ thể khác như nhân viên hợp đồng, người làm công Vì vậy
làm rõ hành vi và trách nhiệm của cá nhân hay của pháp nhân, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức là một ván đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
+ Cơ quan nhà nước có nhiều tư cách chủ thể là pháp nhân Điều 618 BLDS, một số cơ quan khác có 3 tư cách như, pháp nhân, cơ quan nhà nước, và
cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 620 BLDS), vi vậy cần xác định trường hợp nào
cơ quan THTT chịu trách nhiện dân sự theo Điều 618, Điều 619 và Điều 620 BLDS.
+ Hiện nay, việc bồi thường theo Nghị định 47/CP và Nghị quyết 388 của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiều vướng mắc về thủ tục, phương thức bồi thường, cơ quan bồi thường dẫn đến việc bồi thường cho người bị hại không kịp
Trang 6thời ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và uy tín của Nhà nước đối với nhân dân, vì vậy nghiên cứu và đề ra giải pháp khác phục là việc làm cần thiết.
+ Vấn đề thi hành án về BTTH đối với cơ quan nhà nước, tổ chức gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài sản để thi hành án, cần phải nghiên cứu cơ chế thi
hành án riêng mới dam bảo quyền lợi của người được thi hành án.
+ Nhà nước ta đang soạn thảo Luật Bồi thường Nhà nước, nghiên cứu đề xuất kiến nghị xây dựng, bổ sung vào dự thảo Luật.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm: Phùng Trung Tập — Lồi và trách nhiệm ngoài hợp đông Tạp chí luật học Tác giả bàn về các hình thức lỗi ý nghĩa của việc xác định lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Lê Thi Mai Anh- Luận văn cao học- Những vấn dé cơ bản của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Luận văn nghiên cứu những vấn đề
chung của BTTH như: khái niệm về BTTH ngoài hợp đồng, các điều kiện phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Lê Thái Phương- Luận văn cao
học-Một số vấn dé lý luận và thực tiễn của trách nhiệm bồi thường thiệt hai của nhà
nước Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hai của nhà nước, thực trạng pháp luật Việt Nam về BTTH của Nhà nước- Một số kiến nghị Lê Mai Anh- Luận án TS — Bồi thường hiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra Luận án dé cập đến
nội dung của trách nhiệm dân sự theo Điều 620 BLDS Ngoài các công trình
khoa học trên còn một số kỷ yếu hội thảo như: Văn phòng Quốc hội - Pháp luật
và chính sách về trách nhiệm bồi thường Nhà nước ở một số nước (kỷ yếu hộithảo), Nhà xuất bản tư pháp 2007 Bộ tư pháp - Kỷ yếu các toạ đàm về Luật Bồithường Nhà nước.Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp - Hội thảo Luật Bồithường Nhà nước nhìn từ góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền trong tiến trình
cải cách tư pháp.
Trang 73 Pham vi, mục đích nghiên cứu
+ Đề tài nghiên cứu nội dung của Điều 619 BLDS 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
+ Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của Điều 619 BLDS.
- Làm rõ những vấn dé lý luận về trách dân sự của cơ quan, tổ chức, của
pháp nhân.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng và
hoàn thiện Điều 619 và Điều 620 BLDS.
- Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Đại học Luât và
các bặc học cao hơn.
- Góp ý kiến xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước.
4 Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đề tài áp dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ nội dung, bản chất của các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức.
5 Nội dung của đề tài
Đề tài gồm những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định bồi thường thiệt hại của cơ quan,
tổ chức.
- Địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức và của cán bộ, công chức trong quan
hệ pháp luật dân sự.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức
- Phương thức bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra.
Trang 8PHẦN THỨ HAI
Kết quả nghiên cứu dé tài
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA CHE ĐỊNH BOITHUONG CUA CƠ QUAN, TO CHỨC THEO PHAP LUẬT VIỆT NAM
1 Can bộ, công chức gây thiệt khi thi hành công vu phat sinh trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại
1 1 Trách nhiệm bôi thường của cơ quan, tổ chức là quan hệ pháp luật
dân sự
Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề
chính tri, kinh tế-xã hội Trong quan lý xã hội, Nhà nước có quyền đưa ra các qui
tắc xử sự bắt buộc các chủ thể khác phải tuân theo Quyền lực nhà nước được
thực thi thông qua hành vi của công chức, hay nói cách khác công chức là người
đại diện cho Nhà nước trực tiếp quản lý xã hội và tham gia vào các quan hệ khác
Tuy nhiên, trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại thì phát sinh quan hệ
pháp luật mới là quan hệ dân sự - quan hệ bôi thường thiệt hai
Vấn đề bồi thường thiệt hại giữa cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức, thì hiện nay hai quan điểm Thứ nhất, cho rằng quan hệ này là quan hệ pháp luật hành chính, vì một bên công chức thực thi công vụ của Nhà nước là chủ thể có
quyền lực, cho nên khi công chức gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức phát sinh quan hệ bồi thường hay không do Nhà nước quyết định, vì vậy quan hệ bồi thường giữa công chức và công dân là quan hệ hành chính.
Thứ hai, quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức
với cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự, là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà
một bên phải bồi thường là Nhà nước.
Khi công chức nhà nước thi hành công vụ là thực thi quyền lực của Nhà nước, cho nên công dân và tổ chức có nghĩa vụ phục tùng các quyết định của
công chức nhà nước Đây là quan hệ mang tính quyền lực công Tuy nhiên, nếu
Trang 9cán bộ, công chức cố ý ra các quyết định vượt quá thẩm quyền hoặc trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức, thì hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi
thi hành công vụ Hành vi gây thiệt hai này làm sinh một quan hệ pháp luật mới
là quan hệ bồi thường thiệt hại Cho nên về nguyên tắc công chức phải tự mình bồi thường thiệt hại cho người bị hại, nhưng công chức là người thực thi chức
trách của Nhà nước vì lợi ích của Nhà nước, vì vậy Nhà nước phải có trách nhiệm
bồi thường.
Mot ly do khác đề khang định việc bồi thường thiệt hại này là quan hệ dân
sự đó là cán bộ là có thể là những người được bầu vào các tổ chức chính trị- xã hội, hoặc được Nhà nước ta cử sang làm việc tại các tổ chức chính trị-xã hội, chính trị xã hội- nghề nghiệp Những tổ chức này không phải là cơ quan nhà nước, vì vậy cán bộ của các tổ chức đó không thi hành quyền luc công, cho nên
hành vi gây thiệt hai của cán bộ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do
pháp luật dân sự điều chỉnh.
Để nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ, công chức trong việc
giáo dục cán bộ, công chức của mình, mặt khác cần phải khắc phục hậu quả do cán bộ, công chức gây thiệt hại, pháp luật qui định cơ quan quản lý cán bộ, công
chức phải bồi thường thiệt hại Nếu cán bộ, công chức có lỗi trong việc gây thiệt
hại thì phải hoàn trả tiền bồi thường cho cơ quan tổ chức (Điều 619 BLDS) Như
vậy trong quan hệ bồi thường thiệt hại, cá nhân, tổ chức là người có quyền, cơ
quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức là bên có nghĩa vụ, vì thế đây phải là quan hệ dân sự.
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tô chức là trách nhiệmdân sự ngoài hợp đồng
Nhà nước là cơ quan công quyền nhưng Nhà nước tham gia các quan hệdân sự với tư cách bình đẳng với các chủ thể khác Những quan hệ mà Nhà nướctham gia với tư cách là chủ thé mang quyền lực công, vì vậy các quan hệ này là
quan hệ hành chính Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quyền lực công, người
Trang 10đại diện cho Nhà nước gây thiệt hại do cố ý hoặc vô ý, thì hành vi gây thiệt hại
nằm ngoài hành vi công vu Mặt khác, giữa cán bộ, công chức không có quan hệhợp đồng, vì vậy việc gây thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng
2 Qui định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của cơ
quan, tô chức
Với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chúc được điều chỉnh qua mỗi thời kỳ phát triển kinh tế- xã
hội của nước ta có sự kế thừa những nguyên tắc cơ bản của bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
của cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chúc có hành vi gây thiệt hại.
Sau khi miền Bắc giải phóng, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật
XHCN để phát triển kinh tế ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của công dân và tổ chức, Điều 29 Hiến pháp 1959 qui định: “Người bị thiệt hại
về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nước có quyền được bồi
th-ường ” Nguyên tắc này cũng được qui định cụ thể tại các Điều 69, Điều 73 củaHiến pháp năm 1980 Điều 73 Hiến pháp năm 1980 qui định: “Moi hành động
xâm phạm quyên lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử
lý nghiêm mình Người bị thiệt hại có quyên được bôi thường Nghiêm cam việc
trả thù người khiếu nại, tố cdo”
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Hình
sự năm 1988 có qui định: “Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyênlợi và bôi thường cho người bị thiệt hại Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì
tuỳ từng trường hop mà bi xử ly kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự ”.
Trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, van đề bồi thường thiệt hại của cơquan, tổ chức khắc phục hậu quả do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công
Trang 11vụ có ý nghĩa quan trong trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Đặc biệt VIỆC truy tố, xét xử oan sai sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân và làm ảnh
hướng đến uy tín của cơ quan nhà nước, cho nên Điều 72 Hiến pháp năm 1992qui định : “Người bi bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trai pháp luật có quyên
được bôi thường thiệt hại về vật chất và phục hôi danh dự Người làm trái phápluật trong việc bat, giam giữ, truy tô, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị
xử ly nghiêm mình ”.
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 1995 dành hai điều riêng biệt là Điều 623 và Điều 624 để qui định trách nhiệm bồi thường của cơ quan, tổ chức
về thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công vụ.
Để cụ thể hoá quy định của Bộ luật Dân sự, ngày 3/5/1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 47/CP về giải quyết bồi thường thiệt hại cho công chức, việc
chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra Nghị định này qui định các nguyên tắc chung về bồi thường, còn các vấn đề cụ
thể chưa qui định cho nên khó thực hiện.
Trong quan hệ bồi thường của cơ quan, tổ chức thì việc bồi thường do oan sai là một vấn đề bức xúc, vì thế ngày 17/03/2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH về bồi thường thiệt hai cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra Nghị quyết
đã qui định cụ thể từng trường hợp được bồi thường, mức bồi thường và cơ quan phải bồi thường Đây là văn bản pháp qui đầu tiên qui định chỉ tiết các vấn đề bồi
thường do oan sai, cho nên đã khắc phục được thiệt hại cho người bị oan sai do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra Tuy nhiên, trong thực tiễn còn gặp không ít khó khăn đó là dùng khoản ngân sách nào để bồi thường thì còn chưa rõ dẫn đến xác định được trách nhiệm dân sự nhưng thực hiên việc bồi thường còn chậm.
Sau khi Nghị quyết 388 ban hành, để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện
đúng trách nhiệm của mình trong việc bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức,
Trang 12ngày 25/3/2004 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 01/2004/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 388 Căn cứ vào nội dung Thông tư O1, các cơ quan tiến hành
tố tụng sẽ xác định trách nhiệm của mỗi cơ quan trong từng giai đoạn tố tụng để thực hiện việc bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức và người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng tiếp tục được ghi nhận trong Điều 619 và Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Nên kinh tế ở Việt Nam đang phát triển theo cơ chế thị trường, Nhà nước
sẽ quản lý xã hội bằng pháp luật Các cơ quan quản lý của Nhà nước là chủ thể
đại diện cho Nhà nước trực tiếp quản lý xã hội mà người thực thi pháp luật là cán
bộ, công chức nhà nước Khi thi hành công vụ gây thiệt hai cho cá nhân, doanh
nghiệp thì Nhà nước cần phải bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do người của Nhà nước gây ra Tuy nhiên, hệ thống văn ban pháp luật của Việt Nam qui
định về bồi thường thiệt hai của Nhà nước chưa day đủ, chưa toàn diện trên mọi
lĩnh vực quản lý xã hội Mặt khác, các qui định về bồi thường mang tính nguyên tắc cho nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn Ngoài ra, các văn bản chưa
xác định rõ cơ quan nào phải bồi thường khi công chức gây thiệt mà không có lỗicủa cá nhân Để khắc phục tinh trạng trên, thì việc ban hành Luật Bồi thường
Nhà nước là nhu cầu khách quan.
3 Bản chất, ý nghĩa của chế định bồi thường của cơ quan, tô chức
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cơ quan tổ chức là trách nhiệm dân sự của từng cơ quan, tổ chức chưa phải là
trách nhiệm dân sự của Nhà nước Điều này dẫn đến một bất cập là trường hợp cơ
quan quản lý trên ban hành văn bản không phù hợp hoặc trái luật, khi các cơ quan quản cấp dưới thực thi quyết định đó gây thiệt hại thì cơ quan ban hành văn
Trang 13bản vô can, không nhận trách nhiệm đó là của mình Mặt khác, có những thiệt hại do nhiều cơ quan gây ra, thì cơ quan nào phải bồi thường Điều này gây khó
khăn cho cá nhân khi yêu cầu bồi thường thiệt hại Hơn nữa các cơ quan quản lý
của Nhà nước cấp dưới đều do Nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý của Nhà nước giao cho, khi các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ của mình, Nhà
nước không giám sát được hoạt động của các cơ quan đó, thì đây là lỗi của Nhà nước, vì thế Nhà nước phải chịu trách nhiệm Do vậy thực chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, là trách nhiệm dan sự của Nhà nước.
Một lý do khác để xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan là trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, bởi lẽ:
Thứ nhất, mọi cơ quan nhà nước đều là những bộ phận cấu thành của mộtchủ thể thống nhất là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là những đại
diện của Nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể theo phạm vi và nhiệm vụ được
giao Tat cả cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước đều được coi
là “người nhà nước” và thực hiện công việc của Nhà nước nói chung.
Thứ hai, tất cả các cơ quan nhà nước đều thực hiện việc bồi thường thiệthại từ một nguồn kinh phí là ngân sách nhà nước
Đối với những cán bộ của Nhà nước làm việc trong các tô chức chính trị,chính trị xã hội, xã hội là thành viên của các tổ chức này, vì vậy khi thực hiệnnhiệm vụ của tổ chức mà gây thiệt hại, thì tổ chức đó phải bồi thường Xét vềnguyên tac, đây là trách nhiệm dân sự của pháp nhân, do đó phải dùng tài sảncủa pháp nhân dé bồi thường Tuy nhiên, người gây thiệt hại là cán bộ của Nhànước được biên chế tại tổ chức dé thực nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giaocho, do đó cho phép tổ chức dùng ngân sách nhà nước để bồi thường
Nhu vậy, về bản chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tôchức là trách nhiệm dân sự của Nhà nước về hành vi thi hành công vụ của cán
bộ, công chức gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác
Trang 14Xác định trách nhiệm dân sự của cơ quan, tổ chức về hành vi gây thiệt hại
của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ là trách nhiệm của Nhà nước có
ý nghĩa sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại sẽ yêu cầu bồi thường đúng địa chỉ (người phải bồi thường).
Khi cán bộ, công chức thi hành công vụ gây thiệt hại, người bị hại yêu cầu cơ
quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức bồi thường sẽ gặp nhiều khó khăn nếu
cơ quan đó trốn tránh trách nhiệm hoặc sẽ không khách quan vì cơ quan bị sức ép
về việc làm sai của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đén uy tín của mình và có
thể bị cơ quan cấp trên khiển trách Hoặc trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại là do thực hiện mệnh lệnh không đúng của cơ quan cấp trên, cho nên công
chức không có lỗi, vì thế cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó không có lỗi, do
vậy cơ quan, tổ chức không có nghĩa vụ bồi thường Theo nguyên tắc của bồi thường thiệt hại, người nào có lỗi thì người đó phải bồi thường Vây trong trường
hợp này Nhà nước phải bồi thường còn cơ quan nào sẽ thực hiện việc bồi thường
thuận tiện nhất cho người bị hại sẽ do Nhà nước qui định.
- Khi Nhà nước phải bồi thường sẽ tạo tâm lý thuận lợi hơn đối với người bịthiệt hại, giúp cho người bị thiệt hại không phải đối diện trực tiếp với cơ quan
gây thiệt hại, cơ quan thực hiện việc bồi thường giải thoát được tâm lý mình làm sai, cho nên phải bồi thường, vì thế sẽ không gây khó khăn cho việc giải quyết
bồi thường.
- Giải quyết bồi thường thiệt hại nhanh chóng kip thời.
Hành vi gây thiệt hại của cán bộ, công chức có thể liên quan đến nhiều
lĩnh vực, thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, cho nên khi giải
quyết bồi thường thiệt hại sẽ có sự phối kết hợp nhiều cơ quan nhà nước có thẩm
quyền liên quan, vì vậy vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng.
- Việc quy trách nhiệm dân sự cho Nhà nước sẽ giảm sức ép tâm lý cho
các cơ quan nhà nước, giúp họ tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được
Trang 15giao Bởi vì khi cán bộ, công chức gây thiệt hại trong thi hành công vụ không do
lỗi của họ hoặc người đứng đầu cơ quan, thì lỗi đó là của “hệ thống”, cho nên cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức không chịu trách nhiệm hành chính với
co quan cấp trên.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.
Khi cán bộ, công chức có lỗi gây thiệt hại thì cơ quan quản lý cán bộ, công
chức phải chịu trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên Vì vậy, các cơ quan, tổ chức cần phải giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức Mặt khác cơ quan phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ hành vi thực thi công vụ của cán bộ, công chức tốt hơn.
4 Pháp luật của một số nước về bồi thường Nhà nước
4.1 Pháp luật của Hoa Kỳ
Hoa kỳ là quốc gia áp dụng lý thuyết đặc thù theo hệ thống pháp luậtthông lệ (common law) về miễn trừ trách nhiệm quốc gia Theo đó, Nhà nướcHoa kỳ không thé bị kiện nếu như không có sự đồng thuận của chính quốc gianày Theo luật lệ của Hoa Kỳ, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền phủ quyếthoặc thừa nhận việc áp dụng nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm quốc gia Nhưvậy, theo lý thuyết về miễn trừ trách nhiệm quốc gia thì, tại Hoa Kỳ không có sựhiện diện của chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quyên tắc Nhà
nước Hoa Kỳ không là chủ thể của quan hệ bôi thường thiệt hại do Nhà nước nàykhông thể bị kiện Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường Nhà nước chỉ hình thànhtrong trường hợp Quốc hội Hoa Kỳ cho phép hay thừa nhận quyền khởi kiệnchính Nhà nước trong những trường hợp cụ thể Để bảo vệ quyền công dân khicông chức gây thiệt hại, Năm 1946, Quốc hội Hoa Ky ban hành Luật Bồi thườngliên bang (gọi tắt là FTCA) quy định phủ quyết nguyên tắc miễn trừ trách nhiệmquốc gia đối với một số vụ việc về bồi thường thiệt hại Theo quy định tại FTCA,Nhà nước Hoa Kỳ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do nhân
Trang 16viên của các cơ quan chính quyền liên bang gây ra trong khi thi hành công vụ, cụ
thể: “căn cứ vào pháp luật nơi thực hiện hành động hay phát sinh trách nhiệm,trong diéu kiện như một cá nhân có thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạitrước yêu cẩu của bên bị hại, Nhà nước Hoa Kỳ có trách nhiệm bồi thường thiệt
hai do bị xâm phạm về tính mang, sức khoẻ, tài san được gây ra bởi sự vô ý hayhành vi sai trái hoặc thiếu sót của các nhân viên chính phủ trong khi thi hành
cong vụ `.
4.2 Pháp luật của Canada
Ngày 14 tháng 5 năm 1953, Luật về Trách nhiệm Nhà nước (Crown
Liability Act) của Liên bang Canada được ban hành có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với tất cả các loại thiệt hại do vi
phạm ngoài hợp đồng gây ra do lỗi cố ý vi phạm cũng như do những lỗi bất cẩn
của các cơ quan (công chức) nhà nước Như vậy, pháp luật bồi thường nhà nước
của Canada theo hướng coi việc bồi thường nhà nước là một phần của pháp luật
dân sự Luật đã xác định Nhà nước có thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do
cơ quan (công chức) gây ra như một cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự
nói chung Năm 1990, Luật về Trách nhiệm Nhà nước được sửa đổi thành Luật
về Thủ tục và Trách nhiệm Nhà nước (Crown Liability and Proceedings Act)
Luật nay của Canada chi là Luật về thủ tục ma không phải là Luật về nội dung.Tức là, Luật chỉ tập trung vào việc quy định có thể khởi kiện Nhà nước hay
không? khởi kiện như thế nào mà không quy định cụ thé về các van đề thuộc vềnội dung như quyền, nghĩa vụ của các bên, loại thiệt hại và mức bôi thường, vẫn
đề bồi hoàn của công chức Bên cạnh đó, Chính phủ Canada cũng ban hànhQuy định hướng dẫn các nguyên tắc và thủ tục liên quan đến thủ tục tố tụng ởToà án cấp bang theo quy định tại Phần II của Luật về Thủ tục và Trách nhiệmNhà nước Đây là hai cơ sở pháp lý chủ yếu xác định trách nhiệm và thủ tục cho
việc giải quyét yêu câu bôi thường nhà nước ở Canada nói chung Trên cơ sở các
Trang 17quy định chung của Liên bang, nhiều bang cũng ban hành Luật riêng để áp dụng
cho từng bang.
4.3 Pháp luật của Công hoà Liên Bang Đức
Bộ luật Dân sự Đức 1896 tại Điều 839 quy định công chức khi thi hành
công vụ gây thiệt hại thì Nhà nước có trách nhiệm thay cho công chức đó Trong
trường hợp Nhà nước tham gia các hoạt động dân sự thì Nhà nước được coi là
chủ thể thông thường, và nếu gây thiệt hại thì chỉ phải bồi thường như một chủthé thông thường
Điểm đặc biệt là Nhà nước chỉ thừa nhận trách nhiệm của mình trong
trường hợp thực hiện các hành vi dân sự, kinh tế mà gây thiệt hại, còn đối vớihành vi thừa hành công vụ Nhà nước không thừa nhận trách nhiệm mà chỉ là bồi
thường thay cho công chức mà thôi Tóm lại, ở Đức có sự phân biệt rõ ràng
trong hai trường hợp: hoạt động công quyền và hoạt động dân sự, kinh tế thuần
tuý.
Năm 1909, Ở Đức có luật của liên bang về trách nhiệm bồi thường Nhà
nước, theo lý luận xây dựng đạo luật này, người ta lập luận rằng vì nhà nước uỷ nhiệm cho các công chức thừa hành công vụ, vì vậy, nếu có thiệt hại phát sinh
thì Nhà nước sẽ phải bồi thường Trong lĩnh vực thực hiện quyền lực công, nếungười thừa hành công vụ gây thiệt hại thi Nhà nước sẽ đứng ra bỗi thường thay
cho người thừa hành công vụ Tư tưởng này cũng được thể hiện trong nội dungcủa Hiến pháp Waimơ 1919
4.4 Pháp luật của Cộng hoà Pháp
Trước đây, Nhà nước Pháp không thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước
đối với hành vi gây thiệt hại của công chức Tuy nhiên, năm 1873, Toà án hànhchính ở Pháp đã ra một phán quyết làm thay đổi nhận thức của các cơ quan hànhchính, cụ thể là trong quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ công mà có
khiếm khuyết gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về các cơ
Trang 18quan hành chính Trên cơ sở án lệ này mà ở Pháp trách nhiệm bồi thường Nhà
nước dan hình thành và phát triển (trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Pháp hình
thành trên cơ sở án lệ chứ không phải trên luật thành văn).
4.1 Pháp luật của Nhat Ban
Quan điểm của người Nhật là Nhà nước là một người tuyển dụng laođộng, vì vậy nếu người làm thuê cho Nhà nước (công chức) gây thiệt hại trong
quả trình thực hiện công việc của Nhà nước thì tự bản thân Nhà nước phải có trách nhiệm.
Luật Bồi thường Nhà nước (ban hành năm 1947) và Luật Đền bù hình sự
(ban hành năm 1950) Cơ chế áp dụng hai đạo luật này rất khác nhau, cụ thể:
Luật Bồi thường Nhà nước được áp dụng đối với những hành vi trái pháp luật
của Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức; Luật Đền bù hình sự được áp
dụng trong trường hợp các cơ quan tố tụng hình su dù không có hành vi trái pháp
luật trong khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhưng các cá nhân, tổ chức làđối tượng trong diện điều tra được Tòa án tuyên là vô tội hoặc được các cơ quanđiều tra, công tố chấm dứt hoạt động điều tra
Riêng đối với Luật Bồi thường Nhà nước, do chỉ có sáu điều luật quyđịnh rất chung về những vẫn đề cơ bản, nên trên thực tế, việc thi hành đạo luật
này còn dựa trên cơ sở các án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản và các quy định
chung của Bộ luật Dân sự.
Nhìn chung, pháp luật của các nước đều tiếp cận theo hướng coi tráchnhiệm bồi thường nhà nước thực chất là một dạng cụ thé của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì vậy những điều kiện phát sinh trách nhiệmbồi thường nhà nước về cơ bản là giống nhau, cụ thể là:
(1) Có thiệt hại xảy ra;
(2) Thiệt hại gây ra bởi hành vi trái pháp luật;
(3) Hành vi trái pháp luật được thực hiện trong quá trình thi hành công vu;
⁄ | THƯVIỆN
Trang 19(4) Công chức gây thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc vô ý:
(5) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.Tuy có những điểm giống nhau về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường nhà nước, song pháp luật một số nước có một số quy định khác nhau:
Luật Bồi thường liên bang của Hoa Ky du quy định về yếu tố lỗi là mộtđiều kiện phát sinh trách nhiệm nhưng lại quy định rất nhiều trường hợp miễn trừ
trách nhiệm do lỗi có ý (phải đến năm 1974 khi bổ sung thêm một số quy địnhthì pháp luật Hoa Kỳ mới hạn chế bớt các trường hợp được miễn trừ)
Luật Bồi thường Nhà nước của Nhật Bản ngoài việc quy định trường hợp
mà Nhà nước phải bồi thường khi có đủ các điều kiện trên còn quy định thêm trường hợp Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường khi những vật thuộc sự quản lý của Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHÚC VÀ CỦA CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1 Khái niệm cơ quan, tổ chức
Trong hệ thống chính trị của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
hoạt động của Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, chính trị-xã hội nghềnghiệp, tổ chức xã hội và xã hội- nghề nghiệp Các tổ chức này được thành lập
do nhu cầu của Nhà nước hoặc của bản thân từng tô chức theo tôn chỉ, mục địchđược xác định trong điều lệ của tổ chức đó
Để quản lý xã hội, phát triển kinh tế, giáo dục, bảo đảm an ninh, quốcphòng Nhà nước thành lập các cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý từ trungương xuống địa phương và các cơ quan chuyên môn thực thi các nhiệm vụ Nhànước giao cho Hệ thống cơ quan của Nhà nước bao gồm:
- Cơ quan quyền lực (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp)
- Cơ quan quản lý (Chính phủ và UBND các cấp)
Trang 20- Lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an)
- Cơ quan hành chính sự nghiệp (Bệnh viện, viện nghiên cứu, trường học )
- Cơ quan tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát)
Theo Điều 619 BLDS, cơ quan được hiểu là hệ thống các cơ quan quyền
lực, cơ quan quản lý, hệ thống cơ quan tư pháp của Nhà nước ở trung ương, địa
phương va các cơ quan khác do người có thẩm quyển của co quan nhà nước
quyết định thành lập
Hệ thống chính trị của nước ta, còn các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội,
chính trị-xã hội- nghề nghiệp, xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức này được
thành lập dé thực hiện nhiệm vu của mình phù hợp với mục đích, tôn chỉ của mỗi
tô chức Thành viên của các tổ chức gồm các cá nhân là công dân Việt Nam tự
nguyện tham gia và thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều lệ, hoặc qui chế của
tổ chức đó Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá của Nhà
nước Nhà nước cử cán bộ, công chức của mình tham gia với tư cách là thành
viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm Trường hợp, cán bộ của Nhà nước trong các
tổ chức trên thực hiện nhiệm vụ củả tổ chức giao mà gây thiệt hại, thì tổ chứcphải bồi thường thiệt hại Xét về nguyên tắc đây là trách nhiệm của pháp nhânphải bồi thường bằng tài sản của mình theo Điều 618 BLDS Tuy nhiên, nếu
thành viên của tổ chức gây thiệt là cán bộ của Nhà nước thì tổ chức bồi thường
thiệt hại theo Điều 619 BLDS, Nghị định số 47/CP và các văn bản hướng dẫnliên quan-có nghĩa là tổ chức được dùng tiền từ ngân sách nhà nước để bôi
thường.
2 Khái niệm cán bộ, công chức
Hiện nay có nhiều quan niệm về công chức, tuy nhiên do tính đặc thù của
hệ thống chính trị của Việt Nam, thì công chức là những người làm việc trong các
cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được
Trang 21hưởng lương từ ngân sách nhà nước Có thể nói, đây là quan niệm xác định phạm
vi công chức tương đối rộng, xuất phát từ việc nhìn nhận về hoạt động công vụ cũng rất rộng không chỉ gồm các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Những người phục vụ trong cơ quan nhà nước hay trong các tổ chức chính trị,
chính trị- xã hội, nếu trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách, thì đều được coi
là công chức hoặc gọi là cán bộ nhưng hưởng qui chế pháp lý gần giống như công chức Theo quan niệm này, công chức có thể được luân chuyển từ cơ quan
nhà nước sang hoạt động ở các cơ quan của đảng hoặc của các tổ chức chính trị
-xã hội và ngược lại Quan niệm về công chức như trên, xuất hiện ở quốc gia có đặc thù riêng về nền chính trị xã hội, đó là "Đảng Cộng sản là đảng duy nhất lãnh
đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, không có cạnh tranh chính trị, không có đảng đối lập Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như mọi hoạt động của đất nước ở các nước xã hội chủ nghĩa,
bộ máy cơ quan đảng tồn tại song song với bộ máy nhà nước, với biên chế đông
đảo không kém so với bộ máy nhà nước
Hiện nay theo Pháp lệnh cán bộ công chức, thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan
nhà nước như đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và trong các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội như bí thư tỉnh uỷ, huyện uỷ, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được
phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch
hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng như giảng viên đại học, giáo viên, cán bộ tuyển dụng trong các viện nghiên cứu Thẩm phán Toà án
nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Những người được tuyển dụng,
Trang 22bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Hiên nay, ở các nước khái niệm công chức và phạm vi công chức được
xác định rất khác nhau, không thể nói quan niệm nào đúng, quan niệm nào sai
mà chỉ xét đến sự phù hợp hay chưa phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị
-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn phát triển của -xã hội Do đó, không thể có khái niệm công chức chung cho mọi quốc gia Việc quan niệm những người thuộc phạm vi công chức hay không thuộc phạm vi công chức, hoàn toàn không phải là phân biệt giai cấp hay đẳng cấp trong xã hội, mà chỉ nhằm có được sự điều chỉnh pháp luật chuyên biệt đối với đối tượng người lao động là công chức Thực tế
cũng cho thấy, không thể tồn tại một nên hành chính phi chính trị, nền hành chính luôn mang bản chất chính trị, phục vụ chế độ chính trị và bị chi phối bởi các điều
kiện kinh tế - xã hội.
Với đặc thù của Việt Nam, chủ thể của hoạt động công vụ là cán bộ, công chức Đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam có thể làm việc trong các cơ quan,
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của Dang và của các tổ chức chính trị — xã hội
Pháp lệnh Cán bộ công chức không qui định rõ công chức khác với cán bộ Tuy nhiên, Luật Cán bộ công chức (1/1/2010) qui định rõ công chức là những người được tuyển dụng hưởng lương theo ngạch bậc còn cán bộ là người được phê chuẩn, quyết định bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước và làm việc trong cơ quan của Nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị
-xã hội, ở Trung ương và địa phương.
Trang 233 Công vụ và nhiệm vụ của cán bộ, công chức
Công vụ và nhiệm vụ là hai khái niệm rất gần gũi nhau Trong nhiều trường hợp, công vụ cũng đồng thời là nhiệm vụ của cán bộ, công chức và ngược lại Sự phân biệt công vụ, nhiệm vụ của công chức chỉ mang tính tương đối.
Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chúc quản lý công chức nếu thực hiện không đúng thẩm quyền theo qui
định cua pháp luật và không đúng nhiệm vụ được tổ chức giao cho Ngoài ra, cán
bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là
quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp
của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi
hành quyết định đó Trường hợp quyết định đó không đúng pháp luật gây thiệt
hại, thì cơ quan, tổ chức phải bồi thường thiệt hại.
Với nghĩa chung nhất, công vụ- đó là những việc làm được thực hiện không phải vì lợi ích cá nhân mà được thực hiện vì lợi ích của cộng đồng, của tập thể, của xã hội Tuy nhiên không phải tất cả những việc làm được thực hiện nhằm mục đích như vậy đều được coi là công vụ Ngoài khía cạnh xét về mục đích,
công vụ khác với các hoạt động khác về chủ thể tiến hành và tính chất quyền lực
để thực hiện.
Xét về ngữ pháp tiếng Việt thì “công vụ” là danh từ để chỉ những việc làm
hay các hoạt động vì lợi ích chung được pháp luật xác định và được đảm nhận bởi
các chủ thể là cán bộ, công chức (ở Việt Nam) Thực hiện công vụ hay thi hành
công vụ hoặc thực hiện hoạt động công vụ là các động từ diễn tả hành động thực
hiện những việc hay những hoạt động được gọi là công vụ.
Công vụ ở Việt nam bao gồm các hoạt động mang tính quyền lực của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; hoạt động của bộ máy lãnh đạo tổ chức kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện bởi đội
Trang 24ngũ cán bộ, công chức nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội Hệ thống công vụ được hiểu là hệ thống các chức trách, vị trí việc làm tương ứng với các
chức danh cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.
Hoạt động công vụ không trực tiếp làm ra của cải vật chất hoặc trực tiếp
thực hiện các hoạt động dịch vụ xã hội, bản thân nó là những hoạt động có tính tổ chức, chỉ đạo, điều hành tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình sản xuất của cải vật
chất cho xã hội hay quá trình thực hiện các hoạt động dịch vụ xã hội Nói cách khác, lao động thực hiện công vụ là lao động quyền lực đối tượng tác động của
hoạt động công vụ là con người và tổ chức của con người trong quá trình tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị nhằm ổn định trật tự xã hội,
phát triển mọi mặt của đất nước Thi hành công vụ hay tiến hành hoạt động công
vụ là thực hiện những công việc vì lợi ích xã hội, phù hợp với chức danh cán bộ,
công chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước hay các tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội đã được pháp luật quy định Xét về mặt thời gian, công vụ có thể được thực hiện trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính tuỳ thuộc vào tính chất công vụ.
Pháp luật qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước, của cán bộ, công chức là thực chất đã qui định về công vụ Bằng pháp luật, nhà nước đã xác định những công việc của mỗi cơ quan nhà nước, mỗi cán bộ,
công chức được phép nhân danh nhà nước thực hiện Chỉ khi thực hiện những
công việc mang tính quyền lực thuộc chức trách của cán bộ, công chức đã được
pháp luật xác định mới được coi là thi hành công vụ Ngược lại, các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức không được phép nhân danh nhà nước để thực hiện
những việc nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân Tiến hành các hoạt động công vụ phải
tuân theo những nguyên tắc thống nhất, công khai, đúng thẩm quyền, tuyệt đối
tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân Cán bộ, công chức đảm nhận công vụ được giao cần phải tận tuy, trung thực, hết lòng vì công vụ, không được
tự ý thu hẹp hay mở rộng thẩm quyền, phải cố gắng hoàn thành công vụ một cách
Trang 25tốt nhất với khả năng của mình Cán bộ, công chức trong nền hành chính hiện
đại, không thực hiện công vụ được giao một cách thụ động, khi tiếp nhận mệnh
lệnh của cấp trên để thi hành công vụ, cần có sự phân tích đánh giá tính hợp
Nếu như công vu được hiểu là gồm các hoạt động mang tính quyền lực
nhằm duy trì trật tự xã hội, phục vụ lợi ích của xã hội, của nhân dân thì nhiệm vụ
của công chức được hiểu là bao gồm các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện công
vụ, những hoạt động này có thể mang tính quyền lực hoặc không mang tính
quyền lực mà chỉ thuần tuý là các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ Công vụ
được pháp luật xác định chung phù hợp với thẩm quyền và chức danh của cán bộ,
công chức Nhiệm vụ được pháp luật xác định cụ thể bao gồm tổng thể những
hành vi mà cán bộ, công chức được làm để thực hiện công vụ.
Thông thường để thực hiện công vụ thì cán bộ, công chức phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cụ thể và các nhiệm vụ cụ thể này có thể do một công chức
đảm nhận hoặc do nhiều công chức cùng đảm nhận Công vụ là những hoạt động mang tính quyền lực nên chủ thể của hoạt động công vụ là đội ngũ cán bộ, công chức còn các nhiệm vụ cụ thể thì có thể được đảm nhận bởi cán bộ, công chức
hoặc những người không thuộc đội ngũ cán bộ, công chức nhưng có những điều kiện đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể Ví dụ, để thực hiện công vụ quản lí nhà nước về kinh tế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cần phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như: khảo sát thực tế, lap kế hoạch, in ấn tài liệu,
Trang 26ban hành văn bản pháp luật, các hoạt động chuẩn bị về cơ sở vật chất, kĩ thuật,
triển khai thi hành kế hoặch, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch Trong những nhiệm vụ này, có nhiệm vụ phải được thực hiện bởi quyền lực
nhà nước như nhiệm vụ ban hành văn bản pháp luật, thanh tra, kiểm tra có
nhiệm vụ được thực hiện chỉ đơn thuần là những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ như khảo sát, in ấn tài liệu, văn thư, lưu trữ Những nhiệm vụ mang tính quyền lực nhà nước sẽ phải được thực hiện bởi các cán bộ, công chức được trao thẩm quyền, những nhiệm vụ không mang tính quyền lực thì có thể được thực hiện bởi các công chức chuyên môn hoặc thậm chí là được thực hiện
bởi những người không thuộc đội ngũ cán bộ, công chức nhưng họ là các chuyên
gia gioi.
Vấn dé đặt ra là cán bộ, công chức thi hành công vu thì có đồng nghĩa với
thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức hay không Ngược lại, khi cán bộ, công chức thi hành nhiệm vụ có được hiểu là đang thi hành công vụ hay không Thực
chất vấn đề này là xác định phạm vi của khái niệm công vụ và nhiệm vụ Theo sự phân tích trên đây về công vụ và nhiệm vụ thì khái niệm nhiệm vụ rộng hơn khái
niệm công vụ Công vụ luôn đồng thời là nhiệm vụ phải thi hành của cán bộ, công chức nhưng ngược lại không phải tất cả nhiệm vụ của cán bộ, công chức
đều là công vụ Nói cách khác, có những nhiệm vụ được coi là công vụ của cán
bộ, công chức có nhiệm vụ không phải là công vụ Chỉ những nhiệm vụ mang
tính quyền lực nhà nước được đảm nhận bởi cán bộ, công chức mới là công vụ, những nhiệm vụ không mang tính quyền lực nhà nước, chúng được xác định nhằm hé trợ thực hiện công vụ thì không phải là công vụ Khi cán bộ, công chức thi hành công vụ thì luôn đồng nghĩa là đang thực hiện nhiệm vụ của cán bộ,
công chức Trong trường hợp cán bộ, công chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
và nhiệm vụ đó không mang tính quyền lực mà chỉ là những nhiệm vụ nhằm hỗ trợ để thực hiện những công vụ nhất định thì trong trường hợp đó chỉ là thi hành nhiệm vụ mà không phải là thi hành công vụ Ví dụ, công chức thực hiện nhiệm
Trang 27vụ đánh máy, in ấn, văn thư, lưu trữ không phải là thực hiện công vụ; công chức
hải quan thực hiện nhiệm vụ áp mã thuế hoặc xử phạt hành chính đối với cá nhân,
tổ chức vi pháp pháp luật hải quan là thi hành công vụ đồng thời cũng là thi hành nhiệm vụ.
Tóm lại, quan niệm về công vụ, nhiệm vụ như trên, công vụ là hoạt động
mang tính tổ chức cao, được tiến hành theo một trật tự do pháp luật qui định chặt chẽ Phương tiện để thực hiện công vụ là quyền lực nhà nước, quyền lực chính tri Nhiệm vụ của công chức được thực hiện linh hoạt hơn với nhiều phương thức hơn
để đáp ứng từng khâu của quá trình thực hiện công vụ Nhiệm vụ là một khái niệm rộng hơn công vụ, là nghĩa vụ bắt buộc cán bộ, công chức phải thực hiện do
yêu cầu của cơ quan, tổ chức, do vậy có những nhiệm vụ của cán bộ, công chức
thực hiện không được coi là công vụ, cho nên làm phát sinh hậu quả pháp lý khác với việc thực hiện công vụ.
4 Vai trò, vị trí, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và của cán bộ.công chức trong quan hệ bồi thường thiệt hại
Điều 619 và Điều 620 BLDS và các quy định pháp luật hiện hành đều qui
định là trong quá trình thực thi công vụ, nếu cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.
Theo Điều 84 BLDS, cơ quan, tổ chức và cơ quan tiến hành tố tụng trước
hết là một pháp nhân vì vậy phải chịu trách nhiệm dân sự do ngudi của pháp nhân
gây ra khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân (Điều 618 BLDS) Cơ quan, tổ chức
phải chịu trách nhiệm dân sự với tư cách qui định tại Điều 619 BLDS Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại với tư cách qui định tại Điều 620 BLDS.
Nhu vậy, một cơ quan, tổ chức tham gia vào các quan hệ dan sự với nhiều
tư cách khác nhau, vì thế xác định địa vị pháp lý của cơ quan tổ chức, cơ quan
Trang 28tiến hành tố tụng trong quan hệ dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
tư cách chủ thể trong quan hệ tố tụng dân sự.
Cơ quan, tổ chức, tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua người đại
diện của mình là cán bộ, công chức, do vậy cần xác định địa vị pháp lý của cán
bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ của pháp nhân hay công vụ của Nhà nước,
Hiên nay, trong các cơ quan, tổ chức kể trên, bên cạnh những người là cán
bộ, công chức - những người trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
còn có những người được cơ quan tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động Họ
được coi là “người của pháp nhân” và nếu gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ cơ
quan giao cho thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân theo Điều 618 BLDS.
- Cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng với tu cách là cơ quan nhà
nước trong quan hệ bồi thường thiệt hại (Điều 619 BLDS)
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 9/3/1998, sửa đổi bổ
sung năm 2000 và 2003, công chức là những người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng; được bổ nhiệm giữ một vị trí nhất định trong cơ quan như Thủ
trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viên trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân và
Trang 29các cán bộ khác phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử Irường hợp những công chức trên khi thi hành công vụ của mình nhưng không phải là hoạt động tố tung mà gây thiệt hai thì cơ quan phải bồi thường theo Điều 619 BLDS
- Co quan tiến hành tố tụng phải bôi thường khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra ( Điều 620 BLDS).
Hoạt động của cơ quan Tư pháp nói chung va các cơ quan THTT nói riêng được thực hiện thông qua hành vi của cán bộ, công chức là người của cơ quan
đó Tính đặc thù trong hoạt động của cơ quan THTT được thể hiện thông quahoạt động của người có thâm quyền thuộc cơ quan THTT Cơ quan tiến hành tố
tụng gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
Người có thẩm quyên tiến hành tố tụng là người thực thi nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử gồm: Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên Viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên, Thẩm phán chủ toa phiên toà, Thư ký toà án, Hội thẩm nhân dân.
Khi những người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây thiệt hại trong khi thực hiện hành vi tố tụng thì cơ quan quản lý người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bồi thường theo Điều 620 BLDS.
Như vậy, trường hợp cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại, có thể xảy ra ba khả năng sau đây:
Thứ nhất, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với toàn
bộ thiệt hại (cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức, cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm) nếu việc gây thiệt hại hoàn toàn
không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân, không liên quan đến
việc thực thi công vụ được giao.
Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình theo trách nhiệm của pháp nhân (Điều 618 BLDS) trong các trường hợp hợp sau:
Trang 30- Những thành viên không phải là cán bộ, công chức, người có thẩm quyền
của cơ quan tố tụng gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Thiệt hại do thành viên (kể cả người là cán bộ, công chức, người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng) gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được giao
nhưng hoàn toàn không phải là hoạt động công vụ.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng (gọi chung là cơ quan nhà nước) có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức bằng nguồn kinh phí của Nhà nước đối với những thiệt hại do cán bộ, công chức, người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong khi thực thi công vụ.
HI TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI CUA CO QUAN
TO CHUC
1 Khái niệm bồi thường thiệt hai của cơ quan, tô chức
Cán bộ, công chức là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thực hiện công vụ, nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Trong khi thi hành công vụ có thể
gây thiệt hại về tài sản, tính mạng sức khoẻ, danh du, uy tín của cá nhân và tài
sản, uy tín của tổ chức Trường hợp này, phát sinh trách nhiệm dân sự do gây
thiệt hại Tuy nhiên, cần phải xem xét chủ thể nào phải gánh chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại
Cán bộ, công chức được biên chế trong các cơ quan nhà nước hoặc được Nhà
nước điều động làm việc trong các tổ chức chính trị-xã hội Họ là thành viêncủa các cơ quan, tổ chức và đại diện cho cơ quan, tô chức thực thi công vụ hoặcnhiệm vụ của cơ quan, tô chức Theo nguyên tắc của chế định đại diện, thì ngườiđược đại diện có các quyền và nghĩa vụ do người đại diện xác lập, vì vậy cơquan, tổ chức có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi cán bộ, công chức thực hiệnviệc đại điện mà gây thiệt hại Đây là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của các
cơ quan, tô chức.
Trang 312 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ
chức.
Dé xác định trách nhiệm dân sự của cơ quan, tổ chức, cần phải dựa vào
các qui định của Bộ luật Dân sự vẻ điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do
gây thiệt hại, gồm:
- Thiệt hại;
- Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;
- Lỗi của người gây thiệt hại;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trai pháp luật và thiệt hại xảy ra
2.1 Có thiệt hại xảy ra
Cán bộ, công chức được biên chế trong các cơ quan nhà nước và tô chức,
hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy trong khi thi hành công vụ cóthé dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau như tài sản bị xâm hại, quyền tự do đi lại, tự
do cư trú bị hạn chế (do bị tạm giam, tạm giữ, do chấp hành hình phạt cải tạo
giam giữ, ), sức khỏe bị xâm hại hay thậm chí có thể dẫn đến việc tính mạng
bị xâm hại Trong các trường hợp đó thì những thiệt hại được bồi thường theoqui định tại Điều 608 đến Điều 611 BLDS
2.2 Hành vi trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có hành vi gây thiệt hại của
cán bộ, công chức Hành vi gây thiệt hại của cán bộ, công chức có những đặc
điểm sau:
- Hành vi gây thiệt hại phải là những hành vi thuộc phạm vi công vụ.
- Hành vi gây thiệt hại do chính người có thâm quyền thực hiện
- Hành vi trái pháp luật do thực hiện không đúng hoặc không thực hiện
theo các yêu cầu của pháp luật
Dé xem xét hành vi trái pháp luật, cần phải nghiên cứu các lĩnh vực hoạt
động cụ thê của các cơ quan, tô chức, nơi cán bộ, công chức làm việc.
Trang 32- Đối với hệ thống các cơ quan lập pháp, phạm vi công vụ chủ yếu là xây
dựng pháp luật Theo nguyên tắc chung thì bất cứ cơ quan nhà nước nào cũngphải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của cán bộ, công chức domình quản lý gây ra, trong đó bao gồm cả các hành vi gây thiệt hại trong hoạt
động lập pháp (như ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định của luật, pháp lệnh, nghị định ) hay trong hoạt động lập quy (như hành vi của
một số bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành một số văn bản tráithâm quyền, không phù hợp với các văn bản pháp luật cao hơn) gây thiệt hạicho cá nhân, tổ chức Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
các cơ quan lập pháp và lập quy này sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của cán bộ,
công chức, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả (hiện tại còn rất thấp) của
các cơ quan lập pháp, lập quy.
- Đối với các cơ quan quản lý hành chính, phạm vi công vụ có thể baogồm các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, phát hiện và xử lý các viphạm hành chính và các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước Các hành vi gây thiệt hại trong lĩnh vực này có thé bao
gồm:
+ Các hành vi trái pháp luật dẫn tới gây thiệt hại trong việc ban hành các
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
+ Các hành vi trái pháp luật dẫn tới gây thiệt hại trong việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, các biện pháp bảo đảm việc xử ly vi
phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.
+ Các hành vi trái pháp luật dẫn tới gây thiệt hại trong việc giao đất, chothuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển đối mục đích sử dụngđất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư, cấp giấy chứng nhậnquyên sử dụng đất và các hoạt động khác có liên quan
Trang 33+ Các hành vi trái pháp luật dẫn tới gây thiệt hại trong việc cấp, thu hồi
các loại giấy chứng nhận, giấy phép, văn bằng bảo hộ, và các loại giấy tờ khác,
+ Đối với các cơ quan tư pháp thì phạm vi công vụ có thê bao gôm hành vi
của cán bộ trong các cơ quan điều tra, truy tố xét xử khi được thủ trưởng cơ
quan giao nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính sự vụ mà cán bộ không thực hiện đúng chuyên môn của mình gây thiệt hại cho công dân, tô chức thì cơ
quan phải bồi thường
- Các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong hoạt động thi hành án có
thể xuất hiện trong cả lĩnh vực thi hành án dân sự (ra quyết định, tổ chức và áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; quyết định hoãn, tạm định chỉ, đình chỉ thi hành án; khôi phục thời hiệu thi hành án) và cả trong lĩnh vực thi hành
án hình sự (ra quyết định thi hành án hình sự, quyết định hoãn chấp hành hình
phạt tù, quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; hoạt động quản lý,
giam giữ phạm nhân).
- Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp thì phạm vi công vụ được giao
có thể bao gồm các hoạt động dịch vụ công, giám định, giáo dục, y tế, các hoạt
động dịch vụ phục vụ cộng đồng khác, Trong tất cả các loại hình công vụ đóđều có thé xuất hiện các hành vi trái pháp luật khác nhau dẫn tới gây thiệt haicho cá nhân, tổ chức khác
Hiện nay, pháp luật của Nhà nước ta về bồi thường thiệt hại của các cơ
quan, tổ chức chưa bao chùm tất cả mọi lĩnh vực như đối với động vật hoang
dã (voi rừng, thú rừng quí hiếm cấm săn bắt) ma gây thiệt cho nhân dân thì
không cơ quan nào chịu trách nhiệm, vì không thuộc sự quản lý của một cơ
quan cụ thể, tuy rằng động vật hoang dã quí hiếm thuộc quyền sở hữu nhànước, trong khi đó luật không qui định Nhà nước phải bồi thường
Trang 34Đồi với cây xanh của đô thị, do Công ty cây xanh quản lý, trường hợp việc
trông coi không cần thận dẫn đến cây gãy dé gây thiệt hại tài sản của nhân dânthì không ai phải bồi thường bởi vì Điều 626 BLDS qui định chủ sở hữu câycối gây thiệt hại thì phải bồi thường Tuy nhiên, cây xanh đô thị thuộc sở hữutoàn dân, cho nên không ai phải bồi thường Đây là van dé bat cập mà pháp luật
cần phải điều chỉnh
- Đối với các tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã xội, tổ chức chính trị
- xa hội, nghé nghiệp thì phạm vi chức nang nhiệm vu được thé hiện rõ trong
tôn chi và sứ mạng của tổ chức Việc cán bộ của tô chức đó thực hiện hành vitrái pháp luật dẫn tới gây thiệt hại trong khi thực hiện cộng vụ do tổ chức giao
phó thì đều làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức đó
2.3 Lỗi
Thông thường khi cán bộ công chức thi hành công vụ, nhiệm vu có hành vi
cố ý hoặc vô ý không thực hiện đúng quyền han của mình hoặc cố ý làm trái màgây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, thì phát sinh trách nhiệm dân
sự Tuy nhiên có những trường hợp việc bồi thường thiệt hại do cán bộ, công
chức gây ra trong khi thi hành công vụ, thì yếu tố lỗi không mang tính bắt buộc.Hầu như trong mọi trường hợp khi có hành vi trái pháp luật của cán bộ, côngchức gây thiệt hại thì cơ quan, tổ chức phải bồi thường Việc cán bộ, công chức
chứng minh mình không có lỗi có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ hoàn trả
lại sau khi cơ quan, tổ chức đã thực hiện trách nhiệm bồi thường
Nét đặc biệt này của việc bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra
có thể được lý giải như sau: Khi có hành vi trái pháp luật dẫn tới gây thiệt hại màcán bộ, công chức không có lỗi thì có thể suy đoán được rằng nguyên nhân chính
là do “/ối hệ thống”, tức do khiếm khuyết hay lỗ hồng nào đó của hệ thống pháp
luật hiện hành.
Trang 35Trên thế giới, không có một quốc gia nào có thé khang định một cách chắcchắn răng hệ thống pháp luật của mình là tuyệt hảo, là tuyệt đối hợp lý và đầy
đủ Và cũng không quốc gia nào dám khẳng định rằng đội ngũ cán bộ, công chứccủa mình đủ trình độ và điều kiện để có thể làm việc mà không bao giờ mắc sai
lầm Hơn thế nữa, trong bất cứ hệ thống pháp luật nước nào cũng có quy định cơchế, trong đó đối với một số trường hợp cụ thể cho phép cơ quan nhà nước cóthể áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời trước khi xác định được chính xác sự
việc (như tạm giữ, tạm giam để điều tra) Trong trường hợp đó thiệt hại xảy ra là
tat yếu, thậm chi cả khi hành vi của cán bộ, công chức là không trái pháp luật.Bắt cứ quốc gia nào cũng phải lường trước được những trường hợp không mongmuốn đó để xây dựng cơ chế bồi thường cho người bị thiệt hại
Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nếu như thiệt hại xảy ra do bất khả kháng hay do lỗi của chính người bị
thiệt hại
2.4 Mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi thực hiện công vụ và thiệt hại xảy
ra
Trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước chỉ phát sinh nếu hành vi trái
pháp luật của cán bộ, công chức là nguyên nhân gây ra thiệt hại và ngược lại thiệt
hại gây ra cho cá nhân, tổ chức là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hoặc
hành vi thực hiện công vu của người cán bộ, công chức.
3 Phương thức thực hiện bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức
Trang 36ngày 3-5-1997(ND47/CP) về việc giải quyết BTTH do công chức, viên chức nha
nước, người có thâm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra Hiện nay Nghị
định này còn hiệu lực áp dụng Điều 619, 620 BLDS 2005
Điều 3 ND47/CP:Neuoi bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường cho mình thiệt hai do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, thì người bị
hại có quyền yêu cầu cơ quan, tô chức bồi thường thiệt hại Để giải quyết bồi
thường theo yêu cau của người bị hại, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được
đơn yêu cầu giải quyết bồi thường, thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải bồithường sẽ thành lập Hội đồng xét giải quyết BTTH do cán bộ, công chức gây ra(Hội đồng) với sự tham gia của đại diện cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, côngchức là Chủ tịch Hội đồng, thành viên gồm: đại diện cơ quan tài chính - vật giá,
chuyên ngành kỹ thuật có liên quan, đại diện công đoàn cơ sở và cơ quan tư pháp
cùng cấp tham gia
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời người bị thiệt hạihoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên họp của Hội đồng Hộiđồng xác minh, đánh giá và quyết định mức bồi thường thiệt hại theo nguyên tắcbiểu quyết theo đa số Các kiến nghị khác của Hội đồng được chuyên đến cơquan có thâm quyên
Trong thời gian 45 ngày kế từ ngày người bị thiệt hại có đơn yêu cầuBTTH, cơ quan quản lý cán bộ, công chức gây thiệt hại phải bồi thường cho
người bị hại
Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với mức bồi thường của Hội
đồng thì có quyển khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tung dân sự.
Trang 37Nếu việc bồi thường được quyết định bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luậtthì căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan quản lý cán bộ, công chức có hành
vi gây thiệt hại chi trả cho người bị thiệt hại Kinh phí cho việc chi trả được lấy
từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 38-TT/BTC ngày30/03/1998 của Bộ Tài chính Hàng năm, căn cứ vào chế độ, định mức, tiêuchuẩn chỉ tiêu ngân sách hiện hành của cơ quan nhà nước, tình hình thu chi chohoạt động bồi thường, cơ quan tài chính lập dự toán cho phần BTTH do cán bộ,công chức gây ra và tổng hợp vào mục chỉ dự phòng của ngân sách cấp mình
Khi phát sinh trường hợp phải BTTH, căn cứ vào quyết định của Hội đồng xét
giải quyết việc BTTH, quyết định thi hành án (nếu Toà án đã xét xử) và các
chứng cứ kèm theo mà co quan nhà nước, cơ quan tiến hành tổ tụng nộp, cơquan tài chính cùng cấp thực hiện việc cấp phát kinh phí cho việc BTTH theohình thức lệnh chi tiền (Thông tu 38)
Các quyết định của Toà án trong các bản án về bồi thường thiệt hại đối với cơquan tô chức thì cơ quan, tổ chức bị xác định là người phải thi hành án, người bịthiệt hại là người được thi hành án Người được thi hành án có thể là cá nhân, cơ
quan tổ chức Do đó, các quyết định của Toà án trong các bản án về bồi thườngthiệt hại đối với co quan tổ chức được xác định là các quyết định dân sự thi hành
án theo đơn yêu cau Điều đó có nghĩa cơ quan thi hành án dan sự chỉ tô chức thihành án đối với các quyết định này khi có đơn yêu cầu thi hành án của người
được thi hành án với người phải thi hành án.
Về nguyên tắc, việc thi hành án các quyết định của Toà án trong các bản án
về bồi thường thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức được thực hiện theo thủ tục thi
hành án dân sự thông thường.
Trước hết người được thi hành án hoặc người phải thi hành án gửi đơn yêucầu thi hành án, sau đó cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, định cho
Trang 38người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án, xác minh các điều
kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp, cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại thì có
quyền yêu cầu cán bộ, công chức gây thiệt phải hoàn trả tiền bồi thường
Đoạn hai, Điều 623 BLDS1995 và Điều 619 BLDS 2005 quy định: “Cơ quan,
tô chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cau cán bộ, công chứcphải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật mà mình đã bôi
thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu cán bộ, công chức
,
có lỗi trong khi thi hành công vu.’
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/CP ngày 02/05/1997 hướng dẫn việc hoàn
trả như sau: “Nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bôi thường và mức hoàn trả
tiền bồi thường thiệt hại và việc miễn, hoàn trả bồi thường thiệt hại được thực
hiện theo quy định của Bộ luật dán sự”.
Vì trách nhiệm bồi thường của cơ quan, tổ chức là trách nhiệm dân sự, chonên các nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụngcác Điều 604, 605, 606, 608, 699, 610 và Điều 611 BLDS 2005
Trong trách nhiệm BTTH do cán bộ, công chức gây ra, thì sau khi BƯEH
cho người bị thiệt hại, cơ quan quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu
cán bộ, công chức có lỗi đã gây ra thiệt hại khi thi hành công vụ phải hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp Khi cán bộ, công chức gây thiệt hại
trong khi thi hành công vụ thì cơ quan, tô chức quản lý cán bộ, công chức đó đã
dùng ngân sách nhà nước dé thực hiện việc bồi thường
Việc xác định mức hoàn trả của cán bộ, công chức đã gây thiệt hại theo
qui định tại Điều 12 ND 47/CP:
“Công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiễn
hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiên mà cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành
Trang 39tố tụng đã bôi thường cho người bị thiệt hại Mức hoàn trả do Thủ trưởng cơ quan đó quyết định trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xét giải quyết việc hoàn tra bồi thường thiệt hại quy định tại các Điều 14, 15, 16 của Nghị định này”.
Dé giải quyết việc hoàn trả, Thủ trường cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ,
công chức phải thành lập Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại.
Theo hướng dẫn trong Nghị định 47/CP, mức hoàn trả, phương thức hoàn
trả khoản tiền bồi thường thiệt hại do thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó quyết định
trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệthại Thành phan của Hội đồng này bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ
quan, tổ chức của người gây thiệt hại và các thành viên khác của Hội đồng là chủ
tịch công đoàn cơ sở, thủ trưởng trực tiếp của người gây thiệt hại, kế toán
trưởng, một số chuyên gia về ngành kinh tế - kỹ thuật và pháp lý có liên quan
Khi xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại, Hội đồng phải xem xét,đánh giá thiệt hại, xác định mức độ lỗi, khả năng kinh tế của người gây thiệt hại
để kiến nghị với thủ trưởng cơ quan về mức hoàn trả và phương thức hoàn trảbồi thường thiệt hại Tuy thuộc vào hình thức lỗi, mức độ lỗi và hoàn cảnh kinh
tế của người gây thiệt hại mà Hội đồng kiến nghị sẽ áp dụng phương thức nào
theo một trong hai phương thức hoàn trả sau đây:
- Hoàn trả một lần bằng tài sản riêng của người gây thiệt hại trong thời hạn
30 ngày, ké từ ngày có quyết định hoàn trả
- Trừ dần vào thu nhập nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30%tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng, nếu có
Khi bồi thường thiệt hại thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chứcdừng tiền từ ngân sách nhà nước, vì vậy tiền hoàn trả của cán bộ, công chức phải
nộp vào ngân sách nhà nước Cho nên, cơ quan tài chính cùng câp mở một tài
Trang 40khoản chuyên thu để thu hồi một khoản bồi thường thiệt hại Định kỳ, căn cứ vàoquyết định của UBND cùng cấp, cơ quan tài chính ra lệnh thu vào NSNN các
khoản thu đó.
Trường hợp, người gây thiệt hại không đồng ý với quyết định của thủtrưởng cơ quan về việc hoàn trả bồi thường thiệt hại hoặc nếu người gây thiệt hạikhông thi hành quyết định nói trên thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải
quyết theo thủ tục tố tụng hành chính
IV KET LUẬN VA KIEN NGHỊ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan tổ chức, là trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước khi cán bộ, công chức của Nhà nước thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho Đây là trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng, vì vậy các điều kiện phát sinh của loại trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước thoả mãn các điều kiện chung của trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại.Tuy nhiên, có những trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt không có lỗi thì
Nhà nước cũng phải bồi thường, đây là tính đặc thù về trách nhiệm dân sự của cơquan, tổ chức khi cán bộ, công chức thi hành công vụ mà gây thiệt hại
Dé thực hiện việc bồi thường thiệt hại, cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ,công chức gây thiệt hại dùng ngân sách nhà nước dé bồi thường Trường hợp cán
bộ công chức có lỗi gây thiệt hại thì tiền hoàn trả của người gây thiệt hại được
nộp vào ngân sách Vì thế trách nhiệm này có thể được coi là trách nhiệm giántiếp của cơ quan, tô chức
Khái niệm cơ quan, tổ chức theo Điều 619 BLDS được hiểu là cơ quan nhànước bao gồm cả cơ quan tiến hành tố tụng Vi thế trong Bộ luật Dân sự qui địnhtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức (Điều 619) và trách nhiệm của cơ quan tiền
hành tố tụng (Điều 620) là không cần thiết, do vậy cần xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước để khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng Điều 619 và
Điều 620 BLDS là cần thiết