1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật trong pháp luật thương mại quốc tế

227 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật trong pháp luật thương mại quốc tế
Tác giả Nguyễn Thái Mai
Người hướng dẫn PGS.TS. Doãn Năng, TS. Vũ Đức Long
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 48,39 MB

Nội dung

CAC VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE BẢO HỘ SỞ HỮUTRÍ TUỆ ĐÓI VỚI THÔNG TIN BÍ MẬTKhái quát chung về thông tin bí mật Khái niệm thông tin bí mật Đặc điểm cơ bản của thông tin bí mật trong thương

Trang 1

BO GIÁO DỤC VA DAO TAO BO TU PHAP

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

NGUYEN THAI MAI

Chuyên ngành: Luật quốc tê

Mã số: 62.38.60.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Trang 2

cứu của riêng tôi Các số liệu nếu trong luận án làtrung thực Những kết luận khoa học của luận ánchưa từng được ai công bé trong bat kỳ công trình

nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thái Mai

Trang 3

BANG TU VIET TAT

Từ viết tắt — Nghia đầy đủ

BMKD Bi mat kinh doanh

BMTM Bi mat thuong mai

BQKT Bí quyết kỹ thuật

PPTH Phương pháp thực hiện

SHTT Sở hữu trí tuệ

TTBM Thong tin bi mat

Hiép dinh Hiệp định Tự do thương mại Bac Mỹ (North

NAFTA American Free Trade Agreement on December)

Hiép dinh Hiép dinh vé cac khia canh lién quan dén thuongTRIPs mai cua quyén sở hữu trí tuệ (Trade Related

Aspects of Intellectual Property Rights)

Trang 4

CAC VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE BẢO HỘ SỞ HỮU

TRÍ TUỆ ĐÓI VỚI THÔNG TIN BÍ MẬTKhái quát chung về thông tin bí mật

Khái niệm thông tin bí mật

Đặc điểm cơ bản của thông tin bí mật trong thương mại quốc tế

So sánh thông tin bí mật với các loại thông tin “mật” khác được

pháp luật bảo vệ

Vai trò của việc bảo mật thông tin trong các hoạt động thương

mại quốc tế

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật

Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật

Cơ sở lý luận của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với

thông tin bí mật

Bảo hộ quyền SHTT đối với thông tin bí mật và các quyển sở

hữu trí tuệ khác

Bảo hộ thông tin bí mật và quyền được tự do thông tin

Cơ sở pháp li dé bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin

bí mật

Điều ước quốc tế - nguồn luật quan trọng tạo ra sự thống nhất

giữa các quốc gia để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông

tin bí mật

Pháp luật quốc gia - nguồn luật phố biến dé bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ đối với thông tin bí mật

Kết luận Chương 1

lz

lz 12 as vm

65

67

7

Trang 5

BẢO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ DOI VOI THONG TIN

BÍ MAT THEO QUY ĐỊNH CUA DIEU UOC QUOC TE

VA PHÁP LUẬT CÁC NƯỚCPhạm vi và điều kiện bảo hộ thông tin bí mật

Phạm vi thông tin bí mật được bao hộ

Điều kiện bảo hộ

Bảo hộ kết quả thử nghiệm và dữ liệu khoa học

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thông tin bí mật

Phương thức xác lập quyền của chủ sở hữu thông tin bí mật

Quyền của chủ sở hữu thông tin bí mật

Nghĩa vụ của chủ sở hữu thông tin bí mật

Thời hạn bảo hộ đối với thông tin bí mật

Thời hạn bảo hộ thông tin bí mật theo quan hệ lao động

Thời hạn bảo hộ thông tin bí mật theo hợp đồng Lixăng (hợp

đồng chuyền giao quyền sử dụng)

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật

Nhận xét chung

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong quan hệ lao động

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật của bên thứ ba

Ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

đối với thông tin bí mật

104 104

105

106 106 lãi 116 119

120 128 130 133 135

Trang 6

NHẰM NANG CAO HIỆU QUA BAO HỘ QUYEN SỞ

HỮU TRÍ TUỆ ĐÓI VỚI THÔNG TIN BÍ MẬT TẠI

VIỆT NAM

Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí

mật tại Việt Nam

Khái lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyển

sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật

Thực trạng pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

đối với thông tin bí mật tại Việt Nam

Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật tại

Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của pháp luật và thực tiễn bảo

hộ thông tin bí mật tại Việt Nam

Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật tại Việt Nam

Phương hướng chung

Các giải pháp cụ thể

Kết luận Chương 3

KET LUẬN

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA VIEC NGHIEN CUU DE TAI

Bước sang thé ky XXI, thương mại quốc tế đã có những bước phat triển

vượt bậc Trong quá trình phát triển đó, việc tạo lập và duy trì các quan hệthương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng một cách lành mạnh vàcông bằng đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan Bảo hộ hiệu quả mọi

quyển sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các chủ thể tham gia các hoạt động thươngmại quốc tế có một vai trò quan trọng dé thực hiện nhu cau đó

Trong thương mại quốc tế, SHTT đã trở thành một loại tài sản quý giácủa cá nhân, pháp nhân và của quốc gia Trên thực tế, không một công ty, mộttập đoàn kinh tế nào (thậm chí ngay cả chính quốc gia) có thể phát triển bền

vững mà không giữ gìn và bảo vệ quyền SHTT của mình thông qua các quyđịnh của pháp luật.

Một trong các đối tượng của quyền SHTT có liên quan trực tiếp tới lợiích hợp pháp của các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế đó là thông

tin bí mật (TTBM) Cụ thể, theo quy định của Hiệp định TRIPs - “Hiệp dinh

về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyên SHTT” (Trade Related

Aspects of Intellectual Property Rights) được ký kết năm 1994 giữa các quốc

gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), TTBM là một trong

các đối tượng của quyền SHTT mà các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo

hộ (khoản 2 Điều 1 của Hiệp định TRIPs quy định các đối tượng của quyền

SHTT mà các nước thành viên bắt buộc phải bảo hộ bao gồm: (i) Bản quyền

và các quyền kề cận, (ii) Nhãn hiệu hàng hóa, (iii) Chi dẫn địa li, (iv) Kiểu

dáng công nghiệp, (v) Sáng chế (trong đó quy định giống thực vật có thé được

bảo hộ theo hệ thống bảo hộ sáng chế hoặc bằng hệ thống riêng hữu hiệu hoặcbang cách kết hợp giữa hai hệ thống đó), (vi) Thiết kế bé trí mạch tích hợp và

Trang 8

(vii) Thông tin bí mật (undisclose information) Tương tự, khoản 3 Điều 2Chương 2 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định: “QuyềnSHTT bao gồm: quyên tác giả, quyên liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế

bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình đãđược mã hoá, thông tin bí mật ( bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp

và quyên đối với giống thực vat” [11]

Trên thực tế, TTBM khi được bảo hộ một cách có hiệu quả luôn tạo ra chocác chủ sở hữu của chúng những lợi thế riêng so với các đối thủ cạnh tranh khác.Việc xác lập một cơ chế điều chỉnh không thích hợp, bất hợp lí, không hiệu quả

sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự ôn định và phát triển lành mạnh của các quan hệ

kinh tế, thương mại, cũng như tới sự phát triển chung của nền kinh tế ở mỗi

quốc gia và trên thế giới Việc phát triển nhanh, mạnh, vững chắc của một số

nên kinh tế trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản đã khẳng định rõ ràng chân lý đó.Xuất phát từ các lợi ích thiết thực mà TTBM mang lại, trong bối cảnhcạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nỗi lo lắng bị đốithủ cạnh tranh nắm bắt các TTBM của mình luôn là nỗi ám ảnh đối với cáccông ty hàng đầu trên thế giới Cuộc chiến công nghệ đang trở nên rất nóng

bỏng và điều được quan tâm trước tiên trong cuộc chiến đó là bảo mật “thôngtin” Tuy nhiên, bất chấp lo lắng đó, các hành vi vi phạm TTBM xuất hiệnngày càng phổ biến, tinh vi hơn Bởi lẽ, tiến trình tự do hoá thương mại đã

xuất hiện nhiều yếu tố làm cho sự xâm phạm TTBM trở nên dễ dàng hơn Có

thé kể ra một số yếu té sau:

- Kinh doanh ngày càng hiện đại và quy mô, việc sử dụng nhà thầu, công

nhân thời vụ, các đại lý, ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mai làm cho kha

năng bảo mật thông tin của các chủ sở hữu ngày càng trở nên vô cùng khó khăn.

- Do ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường, người lao động luôn có nhu

cầu tìm kiêm công việc mới có thu nhập cao hơn Từ đó, nguy cơ người lao

Trang 9

động tiết lộ TTBM trong kinh doanh của người quản lý lao động cũ cho người

quản lý lao động mới rất dễ xảy ra

- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho việc saochép, ăn cắp TTBM ngày càng dễ dàng

Các hành vi xâm phạm đối với TTBM không chỉ xảy ra trong phạm vimột quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau Từ thực tế đó, đòi hỏi cácquốc gia phải có sự hợp tác với nhau để ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm

phạm TTBM Nhiều điều ước quốc tế đa phương đã được các quốc gia ký kết

để thực hiện yêu cầu này, như: Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA);Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của

quyền SHTT - 1994 được ký kết trong khuôn khổ của tô chức thương mai thểgiới WTO) Bên cạnh đó còn có rất nhiều điều ước quốc tế song phươngđược ký kết giữa các quốc gia trong đó có quy định nghĩa vụ bảo hộ quyền

SHTT đối với TTBM, như: Hiệp định Thương mại giữa Hoa Kỳ với Cộng

Hoà Séc năm 1990; Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM (cụ thể là bí mật

kinh doanh - BMKD) lần đầu tiên được quy định trong Nghị định 54/2000/NĐ-CP

ngày 03/10/2000 “về bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp đối với BMKD, chỉ

dẫn địa lí, tên thương mại, và bảo hộ quyên chống cạnh tranh không lành

mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp ” và sau đó chính thức được quy định

tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật SHTT năm 2005 và các van bản hướng dẫnthực hiện Luật SHTT Như vậy so với các đối tượng khác của quyền SHTT,

TTBM là đối tượng còn “rất trẻ” ở Việt Nam, là lĩnh vực còn tương đối mới,

lạ đòi hỏi sự tập trung nghiên cứu, sự khám phá không ngừng của các nhà

khoa học đặc biệt là trong lĩnh vực luật học Mặt khác, để đáp ứng các nhu

cầu của nền kinh tế thị trường, khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp

luật Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được chỉ ra từ

Trang 10

Nam nói chung và trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM nóiriêng cần phải tiếp tục được bé sung, hoan thiện theo tinh thần mà Nghị quyết48-NQ/TW của Bộ chính trị đã đề ra “Hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyénSHTT, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng

mở rộng phạm vi các doi tượng được bảo hộ quyên SHTT phù hop với yêucâu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” [28]

Từ tính chất “thời sự” của việc bảo hộ TTBM trên thế giới, từ sự mới

mẻ trong pháp luật Việt Nam, hấp dẫn bởi tính phức tạp của đối tượng nghiêncứu và mong muốn có những đóng góp nhất định dé hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM tại Việt Nam, trong

khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, tôi đã chọn dé tàinghiên cứu: “Bđo hộ quyén sở hữu trí tuệ doi với thông tin bi mật trong

pháp luật thương mại quốc té”

2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

Bảo hộ TTBM là một vấn đề phức tạp bởi lẽ đối tượng này không chỉliên quan tới các quy định của pháp luật SHTT mà còn liên quan tới các quyđịnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác, như pháp luật về chống cạnh tranh

không lành mạnh; pháp luật lao động; pháp luật hành chính; pháp luật hình

sự Mặt khác, việc bảo hộ hiệu quả đối tượng này có tác động rất lớn đếnnhiều lĩnh vực của nền kinh tế: Trước tiên là lợi ích trực tiếp của các bên chủthể (đặc biệt là các doanh nghiệp) trong kinh doanh, sau đó là liên quan đến

sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, các ngành công nghệ cao.Ngoài ra, bảo hộ TTBM còn liên quan đến việc duy trì đạo đức trong kinhdoanh, khuyến khích nghiên cứu sáng tạo Từ đặc điểm trên, tại các quốc giatrên thé giới van dé bảo hộ đối với TTBM là một trong những lĩnh vực cuốn

Trang 11

hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.Trong lĩnh vực luật học, đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới dày công

nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Ingo

Meitingger phó trưởng ban pháp chế, phòng quan hệ thương mại quốc tế,

Viện SHTT Liên bang Thụy Sỹ [79]; Giáo sư, tiến sĩ R.Mark Halligan, hiện làchủ tịch Ủy ban Luật BMTM, Hiệp hội luật SHTT của Hoa Kỳ, ông đượcxem là một trong các nhà chiến lược hàng đầu về SHTT trên thế giới Một số

công trình nghiên cứu của ông về BMTM rất có giá trị, như: “BMTM và học

thuyết tiết lộ tất yếu” (Trade Secrets and the innevitable Disclosure Doctrine);

“Lam thé nào dé xác định và bao vệ BMTM” (how to identify and protecttrade secret); “Hệ thống các vụ việc về BMTM” (Trade secret case digets)

[84] Bên cạnh đó, sau khi Hiệp định TRIPs ra đời, khi TTBM chính thức

được xem là một đối tượng của quyền SHTT, nhiều bài viết của các nhà luậthọc đã bàn về vấn dé này, vi dụ bài viết của giáo sư Francois Dessemeontet

“Bảo hộ BMTM và TTBM” (Protection of trade secret and Confidential

Information) [56] Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tíchcác quan điểm, các quy định của pháp luật và thực tiễn bảo hộ BMTM tạiThụy sỹ và Hoa Kỳ; bình luận các quy định trong Hiệp định TRIPs về bảo hộquyền SHTT đối với TTBM

Tại Việt Nam, Luật SHTT năm 2005 ra đời, các quy định về bảo hộ đốivới TTBM (BMKD) lần đầu tiên được quy định thành một chế định pháp luậtđộc lập Điều đó đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ TTBM trongquá trình phát triển kinh tế và hội nhập với quốc tế của Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình khoa học nghiên cứu

vẫn đề này chưa nhiều Hiện tại có một số bài viết được đăng trên các tạp chí

chuyên ngành luật có dé cập đên đôi tượng nay, như: Bài việt của tiên sĩ Qué

Trang 12

nghiệp đối với bí mật kinh doanh” của thạc sĩ Kiều Thị Thanh và Bùi ThịThanh Hang [37] Các bài viết của các tác giả trên được viết khi Luật SHTTnăm 2005 của Việt Nam chưa ban hành, vì vậy, chưa tiếp cận được với cácquy định của pháp luật hiện hành Bên cạnh đó, tại một sé trường dai học củaViệt Nam, bảo hộ quyền SHTT đối vớ BMKD cũng đã được một số sinh viênlựa chọn làm dé tài nghiên cứu cho các khoá luận, luận văn tốt nghiệp Tuynhiên, những công trình này chủ yếu nghiên cứu quy định cụ thể của pháp

luật Việt Nam mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về các vẫn đề lí luận cũngnhư chưa đặt các quy định đó trong một tổng thể thống nhất, trong mốitương quan giữa các quy định đó với các quy định của điều ước quốc tế vàcác hệ thống pháp luật trên thế giới Ngoài ra, vẫn đề bảo hộ quyền SHTTđối với TTBM còn được đề cập tới trong các bài viết tại các hội thảo về

thương mại quốc tế được tô chức tại Việt Nam với sự tài trợ của các Dự án

như JICA, START Nhìn chung các bài viết đó mới chỉ mang tính chất giới

thiệu khái quát về bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM mà chưa đi vào nhữngnội dung pháp lý cụ thể

Như vậy, có thể nói hiện tại luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu

chuyên sâu các vấn đề về lí luận, quy định của pháp luật (quy định của điều

ước quốc tế và pháp luật quốc gia ), thực tiễn về bảo hộ quyền SHTT đối với

TTBM trên thế giới cũng như tại Việt Nam Từ việc tiếp thu những tinh hoapháp luật tiên tiến trên thế giới, luận án đã đề xuất các phương hướng, giải

pháp nhằm bảo hộ hiệu quả đối tượng này tại Việt Nam phù hợp với yêu cầuphát triển nền kinh tế Việt Nam cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 13

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Mục đích của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về bảo hộquyền SHTT đối với TTBM trong pháp luật thương mại quốc tế (điều ướcquốc tế và pháp luật các nước) Trên cơ sở đó tìm hiểu sự tương thích củapháp luật Việt Nam, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp

luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ TTBM tại Việt Nam.

Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:Thứ nhất, làm rõ các đặc điểm của TTBM (với tư cách là đối tượng kháđặc biệt của quyền SHTT); cơ sở lí luận và phương thức bảo hộ đặc thù quyền

SHTT đối với TTBM so với một số các đối tượng khác của quyền SHTT

Thứ hai, nghiên cứu các quy định, cũng như thực tiễn bảo hộ TTBM theo

quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật của một số nước trên thé gidi

Thứ ba, nghiên cứu thực trạng pháp luật va thực tiễn bảo hộ TTBM taiViệt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, các giải pháp khắc phục những

hạn chế còn tổn tại, nâng cao hiệu quả bảo hộ TTBM nhằm đảm bảo quyền và

lợi ích hợp pháp cho các chủ thể, đặc biệt là lợi ích của các doanh nghiệp

trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đây kinh tế đất nướcphát triển và tăng cường vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế

4 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU DE TÀI

Bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM là một lĩnh vực mà phạm vi nghiên

cứu có thể thuộc về nhiều ngành khoa học khác nhau Vấn đề này cũng có thể

bàn đưới góc độ chính sách - chế độ của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, trongphạm vi nghiên cứu của Luận án, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu van đề

ở góc độ pháp lý với đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật và thực tiễn

bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM trong phạm vi pháp luật thương mại quốc tế.Trong lĩnh vực luật học, pháp luật thương mại quốc tế được hiểu một

cách khái quát là tong thé các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật (thành văn

Trang 14

thương mại quốc tế) [43] Trong đó, các quan hệ về SHTT nói chung và cácquan hệ về bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM nói riêng là một nội dungquan trọng của thương mại quốc tế Các quy định của pháp luật thương mạiquốc tế tồn tại ở nhiều loại nguồn khác nhau Thứ nhất, dưới góc độ là phápluật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế mang tính chất “công” (tức làcác quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia với nhau, giữa

quốc gia với các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế), nguồnluật của pháp luật thương mại quốc tế bao gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc

tế và một số loại nguồn bổ trợ khác nhưng chủ yếu là điều ước quốc tế [34].Thứ hai, dưới góc độ là pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tếmang tính chất “tư” (các quan hệ thương mại quốc tế phát sinh chủ yếu giữathể nhân và pháp nhân với nhau), ngu6n luật của pháp luật thương mại quốc tếbao gồm điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia (bao gồm cả luật thực định và

án lệ) và tập quán quốc tế [43] Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, nguồn

của pháp luật thương mại quốc tế được hiểu theo góc độ thứ hai Tuy nhiên,

do tính chất của quan hệ SHTT chủ yếu được điều chỉnh bởi hai nguồn luậtchính là điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, do vậy, luận án không đề cậptới các quy định của tập quán quốc tế Hơn nữa, để đảm bảo cho việc nghiêncứu được chuyên sâu và có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình hoàn thiệnpháp luật Việt Nam, luận án chủ yếu tập chung phân tích các quy định về bảo

hộ TTBM tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên Đối với

pháp luật các nước, luận án tập trung nghiên cứu các quy định của luật thực

định, các án lệ tại các hệ thống pháp luật đã có bề day cả về luật thực định lẫn

kinh nghiệm thực tiến trong việc bảo hộ TTBM, như pháp luật Mỹ, pháp luật

của Liên minh Châu Âu, pháp luật của Liên bang Nga, pháp luật NhậtBản Mặt khác, trong tiễn trình tự do hoá thương mại quốc tế hiện nay, đặc

Trang 15

biệt khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thé

giới, một trong các yêu cau quan trong được đặt ra là các quy định của phápluật thương mại Việt Nam phải đảm bảo sự tương thích với các quy định của

Tổ chức thương mại thế giới, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và

thông lệ quốc tế Vì lẽ đó, nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễnbảo hộ TTBM tại Việt Nam cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án

Thêm vào đó, ý nghĩa của luận án sẽ giảm sút rất nhiều khi việc nghiên cứu

lại không đưa ra các phương hướng, giải pháp thiết thực để hoàn thiện hệ

thống pháp luật Việt Nam cũng như để bảo hộ hiệu quả quyền SHTT đối vớiTTBM trên thực tế

Bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM là van dé có nội dung rộng và phức

tạp Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản, đặc biệt

là những nội dung thể hiện rõ các đặc trưng pháp lý của việc bảo hộ quyềnSHTT đối với TTBM, bao gồm:

(i) Phạm vi và điều kiện bảo hộ TTBM;

(ii) Bảo hộ các kết quả thử nghiệm và các dữ liệu khoa học;

(iii) Thời hạn bảo hộ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu TTBM;

(iv) Các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với TTBM;

(v) Ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với TTBM

5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, luận án dựa trên phương pháp biện chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; các quan điểm, đường

lối về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của Đảng và Nhà nước

Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau,bao gồm: phương pháp phân tích, chứng minh, điều tra xã hội học, thống kê,

tống hợp, so sánh Thông qua các phương pháp đó làm nỗi bật những van đề

cơ bản và then chôt của luận án.

Trang 16

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án đã đi sâu phân tích các nội dung pháp lý cơ bản về bảo hộ

quyền SHTT đối vối TTBM thông qua quy định của điều ước quốc tế, các hệ

thống pháp luật trên thế giới Đánh giá một cách có hệ thống những thành tựu,cũng như những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộquyền SHTT đối với TTBM mà cụ thể là BMKD trong mối tương quan so

sánh với pháp luật các nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Luận án đã bước đầu xây dựng hệ thống quan điểm khoa học cũng nhưđưa ra những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHTTđối với TTBM tại Việt Nam phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế

và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Kết quả nghiên

cứu của luận án không chỉ là tài liệu có giá trị cho việc giảng dạy, nghiên cứu

khoa học mà còn là tài liệu cho các cơ quan chức năng tham khảo dé hoàn

thiện pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đốivới TTBM nói riêng tại Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai.

6.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn

- Bằng sự tiếp cận có chọn lọc các quy định về bảo hộ TTBM theo quyđịnh của điều ước quốc tế, các hệ thống pháp luật trên thế giới, luận án đãtrang bị hệ thống các kiến thức cơ bản về bảo hộ quốc tế quyền SHTT đối vớiTTBM cho những chủ thé trực tiếp tham gia các hoạt động thương mại quốc

tế Hệ thống kiến thức này giúp cho các chủ thể khai thác, sử dụng hiệu quả

Trang 17

TTBM mà các chủ thé đó nam giữ, khai thác triệt dé các loi thé cạnh tranh déchiến thang các đối thủ khi tham gia các hoạt động thương mại quốc té Mặtkhác, việc nắm vững các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về lĩnh

vực này còn giúp cho các thương nhân của Việt Nam khi hoạt động tại nước

ngoài có cơ sở pháp ly vững chắc dé bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp củamình khi có tranh chấp, khiếu kiện liên quan tới việc khai thác và sử dụng

TTBM trong kinh doanh.

- Luận án đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc đối với việc bảo mật

thông tin của các doanh nghiệp trong hoàn cảnh điều kiện cụ thể của Việt

Nam Đề xuất các giải pháp để giúp các doanh nghiệp tự bảo vệ quyền SHTT

đôi với TTBM mà doanh nghiệp nắm giữ một cách hiệu quả trên thực tế

7 KET CAU LUẬN AN

Luan an bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo, phần phụ lục Nội dung được bố cục thành ba chương, có kết luận củatừng chương.

Phần nội dung gồm ba chương:

Chương 1: Các vẫn đề lí luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối

vối thông tin bí mật

Chương 2: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật theo quy

định của điều ước quốc tế và pháp luật các nước

Chương 3: Thực trạng, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật tại Việt Nam

Trang 18

Chương 1

CÁC VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE BẢO HO QUYEN SỞ HỮU

TRÍ TUỆ ĐÓI VỚI THÔNG TIN BÍ MẬT

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VE THONG TIN BÍ MAT

1.1.1 Khái niệm thông tin bí mật

1.1.1.1 Thuật ngữ thông tỉn bí mật

“Thông tin” theo tiếng Việt, là những “tin ức về những sự kiện diễn ra

trong thé giới xung quanh ” [52] Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày “thôngtin” thường được hiểu là các tin tức, các tài liệu, các dữ liệu về các sự việc,hiện tượng của thé giới xung quanh chúng ta Thực tế cho thấy, để tồn tại,

hàng ngày hàng giờ con người phải tiếp cận và xử lý với vô vàn các loạithông tin khác nhau Trong đó, các thông tin liên quan đến các hoạt động sảnxuất kinh doanh (như thông tin về công thức chế biến sản phẩm, phương phápsản xuất, tài chính, danh sách khách hàng ) chiếm giữ một khối lượng lớn và

CÓ vai trò quan trọng đối với đời sống của con người Cụ thể, khi tham gia cáchoạt động thương mại, khả năng cạnh tranh của các bên sẽ kém hiệu quả hoặc

mất đi, lợi ích hợp pháp của các bên sẽ bị xâm phạm nếu các thông tin liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể bị đối thủ cạnh tranhnăm bắt hoặc khống chế Do sự khác biệt về điều kiện kinh tế chính trị xã hội,phong tục tập quán, truyền thống dân tộc tại các hệ thống pháp luật trên thégiới loại thông tin này được gọi bang nhiều thuật ngữ khác nhau: Bí mật

thương mại (trade secret)’, bi mat kinh doanh (business secret)’, thong tin mat(confidential information)’

' Thuật ngữ “bí mật thương mại” được sử dung rat phổ biến trong hệ thống pháp luật trên thé giới

(đặc biệt là pháp luật Mỹ), trong các hiệp định thương mại như Hiệp định NAFTA, Hiệp định

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

? Thuật ngữ này được sử dụng tại một số hệ thống pháp luật như Thụy Sỹ, Việt Nam.

> Thuật ngữ này được sử dụng trong Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.

Trang 19

Tại “Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyénSHTT” (Trade Related Aspects of Intelleetual Property Right - Gọi tắt là Hiệpđịnh TRIPs) được ký kết vào năm 1994 trong khuôn khổ của WTO, để bảo hộ

quyền SHTT đối với các TTBM có giá trị thương mại, thuật ngữ “TTBM”hay “thông tin không được tiết lộ” (Undisclose Information) lần đầu tiên được

nhà soạn thảo Hiệp định TRIPs sử dụng Theo quy định của Hiệp định TRIPs,

TTBM là một trong các đối tượng của quyền SHTT mà các nước thành viêncủa WTO phải có nghĩa vụ bảo hộ Cụ thể khoản 2 Điều 1 của Hiệp định

TRIPs quy định các nước thành viên của WTO phải có nghĩa vụ bảo hộ các

đối tượng sau của quyền SHTT:

+ Bản quyền tác giả và các quyền liên quan;

+ Nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lí;

+ Kiểu dáng công nghiệp;

+ Sáng chế (bằng độc quyền sáng chế);

+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp;

+ Thông tin bí mật.

Tương tự, khoản 1 Điều 39 Mục 7 Hiệp định TRIPs quy định “các thành

viên phải bảo hộ TTBM các dit liệu được nộp cho Chính phú hoặc các cơ

quan Chính phủ `.

TTBM trở thành một đối tượng của quyền SHTT theo quy định của Hiệpđịnh TRIPs là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố, như nhu cầu bảo hộquyền SHTT một cách đầy đủ và toàn diện hơn nữa trong thương mại quốc tế;nhu cầu tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho việc chuyền giao công nghệ; sựphát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất liên quan đến các sản phẩmhoá nông và dược phẩm tại một số nước trên thé giới (như Mỹ, các nước

thuộc liên minh Châu Âu) Trên thực tế, sáng kiến đưa TTBM vào Hiệp

định TRIPs được bắt đầu từ văn bản dé nghị của Mỹ ngày 28 tháng 10 năm

Trang 20

1987 và sau đó là của Châu Âu va Thụy Sỹ Trong số các nước thành viên của

WTO cũng có nước đã phản đối việc đưa TTBM trở thành đối tượng củaquyền SHTT như Brazil, An Độ Các nước phản đối đã lập luận rằng:

TTBM không phải là đối tượng của quyền SHTT; TTBM được bảo hộ theo

Điều 10°Ê của Công ước Paris là đây đủ; hoặc việc bảo hộ TTBM nên được

bảo hộ theo các quy định của Luật dân sự, hoặc Luật hợp đồng là thích hợp

hơn cả [56] Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, kết thúc vòng đàm phánUruguay, TTBM đã chính thức trở thành đối tượng của quyền SHTT đượcbảo hộ tại tất cả các nước thành viên thuộc WTO Điều này thé hiện chính

sách chung của các nước thuộc WTO là quyên SHTT sẽ được bảo hộ ké cả

khi nó không được công bố (khác với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp chỉ

được bảo hộ khi được đăng ký).

Nghiên cứu các quy định của Hiệp định TRIPs chúng ta không tìm thấymột sự giải thích cụ thé về TTBM, thay vào đó Hiệp định chi đưa ra các điềukiện (tiêu chí) để TTBM được bảo hộ Theo hướng dẫn của Tổ chức SHTTthế giới (WIPO) về thực hiện Hiệp định TRIPs, khi giải thích về Điều 39(Điều luật quy định về bảo hộ TTBM của Hiệp định TRIPs), TTBM có thé

được gọi là “BMTM” [62, tr 55] Tương tự như vậy, trong văn kiện gia nhập

tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam về phần “Những vấn đề liên quanđến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” TTBM được giải thích bao gồm

“BMTM và dit liệu” [49, tr 169] Như vậy, về cơ bản TTBM theo quy định

của Hiệp định TRIPs là đề cập đến việc bảo hộ quyền SHTT đối với

“BMTM” (Trade secret) Vậy tại sao Hiệp định TRIPs lại không dùng thuậtngữ “BMTM”? Lý giải cho van dé này có rất nhiều cách giải thích khác nhau:

Có quan điểm cho rằng việc dùng khái niệm “TTBM” Ja “nhằm mục dichnhân mạnh rang việc bảo hộ can phải di xa hơn so với những quan niệm hẹp

đã tén tai trong thé ky trước về loại đối tượng này, vi dụ nhự Bi mật san

Trang 21

xuất, danh sách bạn hang vv ” [1] Tương tự như vậy, một quan điểm khác lí

giải: “Nhiéu nước đã xếp BMTM (trade secrets) vào lãnh địa bảo hộ khá rộng

lớn của TTBM (confidential information) [37] Như vậy, với các giải thíchtrên thi việc dùng khái niệm “TTBM” trong Hiệp định TRIPs là nhằm mởrộng hơn khái niệm “BMTM” theo nghĩa truyền thống của nó đã tồn tại từ rấtlâu trong pháp luật các nước Tuy nhiên, lập luận của các tác giả trên chưathật sự thuyết phục, bởi lẽ, khi tìm hiểu khái niệm “BMTM” theo luật của một

số nước, đặc biệt là Luật Mỹ (Luật BMTM thống nhất được ban hành năm

1979 sau đó được sửa đổi, b6 sung vào năm 1985) chúng ta thấy phạm vithông tin được bảo hộ là “BMTM” theo luật Mỹ là rất rộng và đáp ứng đầy đủ

các tiêu chí bảo hộ theo quy định tại Điều 39 của Hiệp định TRIPs [60]

Khác với quan điểm trên, một tác giả nước ngoài, trong bài viết có nhan

đề “Bảo hộ BMTM va TTBM” đã lập luận rằng: “Thudt ngữ TTBM (undisclose

information) được sử dụng do các thuật ngữ khác không có ý nghĩa tương tự

trong các hệ thống pháp luật khác nhau " hay “Điều 39 TRIPs hợp nhất tat cảcác định nghĩa BMTM của Mỹ và các khái niệm của Châu Âu về cạnh tranhkhông lành mạnh và các hoạt động thương mại trung thực ”' Như vậy, theo

cách giải thích của tac gia này thì việc dùng thuật ngữ “TTBM” trong Hiệp định TRIPs được xem là một sự “dung hoà” của các khái niệm (thuật ngữ)

khác nhau, hoặc giống nhau trên thế giới nhưng đều hướng tới việc bảo hộ cácTTBM trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại Chúng ta có thể chứng minhtính hợp lí của cách giải thích trên thông qua việc tìm hiểu luật của một sốnước trên thế giới Ví dụ, pháp luật Mỹ quy định BMTM bao gém cả bí quyết

kỹ thuật (BQKT - know-how) Nói cách khác, theo luật Mỹ thì BQKT nằm

' Nguyên bản tiếng Anh là: “The wording of the agreement is “undisclosed information” This term

was retained because other terms did not have the same meaning in the different legal systems”.

“Article 39 TRIPS reunites American definitions of trade secrets and the European concepts of

unfair copetition and honest commecial practices” (56, tr 237, 259].

Trang 22

trong phạm vi của BMTM Trong khi đó theo luật của các nước Châu Au thi

“BMTM” và “BOKT” là hai đối tượng khác nhau Luật của một số nước

Châu Á, như Hàn Quốc, Singapore, Indonexia cũng có sự phân biệt tương

tự như vậy giữa BMTM và BQKT [55, tr 305, 313] Hiệp định Thương mai

Việt Nam và Hoa Kỳ có một cách giải thích riêng về TTBM: “77BM” baogôm BMTM, thông tin đặc quyên và thông tin không bị tiết lộ khác chưa trởthành đối tượng được tiết lộ công khai không hạn chế theo pháp luật quốc giacủa Bên liên quan” (khoản 1 Điều 2 Chương II)’

Từ sự phân tích trên, cho thấy: “TTBM” Ja thuật ngữ dé chỉ các thông

tin trong lĩnh vực thương mai được các chủ sở hữu bảo mat và là đối tượng

của quyền SHTT Tùy vào từng hệ thong pháp luật trên thé giới loại TTBM

này được gọi bằng nhiều tên khác nhau

1.1.1.2 Định nghĩa về thông tin bí mật

Đưa ra định nghĩa chung về TTBM - đối tượng của quyền SHTT là một

vấn đề tương đối khó khăn Bởi lẽ đây là một loại thông tin có phạm vi rộng,nội dung đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong sự phát triển không ngừng củakhoa học - kỹ thuật và các quan hệ thương mại quốc tế hiện nay Tuy nhiên,

để xác định cụ thể, chính xác loại thông tin này và tạo nền tảng cho việc

nghiên cứu các nội dung pháp lý về bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM thìviệc đưa ra định nghĩa chung về TTBM là rất cần thiết

Với mục đích đó, để có một định nghĩa chung về TTBM, trước hết

chúng ta sẽ nghiên cứu một số các loại thông tin được xem là “hạt nhân” chủ

yếu của TTBM theo quy định của các điều ước quốc tế và các hệ thống pháp

luật trên thé giới

' Nguyên bản tiếng Anh là: “confidential information includes trade secrets, privileged information,

and other undisclosed information that has not become subject to an unrestricted public disclosure

under the Party's domestic law”.

Trang 23

Trên thực tế, không có định nghĩa thống nhất về “BMTM” trên toàn thé

* Bi mat thuong mai (trade secret)

giới Chúng ta có thé tim thay nhiều định nghĩa khác nhau về đối tượng này

trong các tài liệu liên quan.

Theo từ điển bách khoa toàn thư (The Encyclopedia), BMTM được giảithích là “phuong thức, quy trình, thiết kế, công cụ, mẫu hình hoặc sự tập hợp

các thông tin được sử dung bởi một doanh nghiệp để có được một lợi thể hơn

các đổi thủ cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp hoặc trong cùng

một lĩnh vực chuyên môn” [78] Tô chức SHTT thé giới (WIPO) đưa ra địnhnghĩa khái quát hơn về “BMTM”, theo đó “BMTM” là “bát kỳ thông tin bímát nào cung cấp cho doanh nghiệp mỘt wu thé canh tranh déu duoc coi laBMTM, bao gém bi mật về sản xuất, về công nghiệp va những bí mật về kinhdoanh” [85] Theo từ điển Luật học Việt Nam, “BMTM” là “những điều mà

thương nhân giữ kín khi thực hiện hành vi thương mại Vi dụ như bí quyết

công nghệ, bí mật về tài khoản ở ngân hàng, bi mật về hỗ sơ dau thâu, bí mật

về những thông tin trong những quan hệ về môi giới, đại diện thương mại, ủy

thác mua bản hang hoa” [46].

Một trong các quốc gia, nơi mà thuật ngữ “BMTM” được dùng rất phdbiến đó là Mỹ Đạo luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ban hành vàonăm 1939 (sau đây gọi là Luật 1939) là văn bản luật đầu tiên của Mỹ đưa rađịnh nghĩa về “BMTM” Theo quy định tại Điều 757 của Luật này thì “BMTM”được định nghĩa là “bát kỳ công thức cách thức, phương pháp hay sự kết hợp

các thông tin nào được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của một người và

đem lại cho người đó cơ hội có được lợi thé nhiều hon đối với đối thủ cạnh

tranh không biết hoặc không sử dụng bí mật do” [55] Quy định này đượcxem như là một định nghĩa mang tính khái quát về BMTM Tuy nhiên, do làmột định nghĩa mang tính khái quát nên thực tiễn áp dụng quy định này tại

Trang 24

các bang của Mỹ là rất khác nhau, từ đó đã xuất hiện nhu cầu phải có một quy

định cụ thể hơn về BMTM cũng như sự thông nhất chung để bảo hộ đối tượng

này tại các bang của Mỹ Xuất phát từ nhu cầu đó “Luật BMTM thống nhất

(The Uniform Trade Secrets Act - UTSA) đã được ban hành vào năm 1979,

khoản 4 Điều 1 của Luật này quy định: “BMTM là các thông tin bao gom

công thức, mẫu hình, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biệnpháp, công nghệ hoặc quy trình, những thông tin mà:

(i) Dem lại giá trị kinh tế độc lập cho du là hiện hữu hay tiềm năng khicác thông tin đó không trở thành hiểu biết chung hoặc không dé dàng tiếp cậnbằng các biện pháp trung thực bởi những người có thể thu được giá trị kinh

tế từ việc tiết lộ hoặc sử dung thông tin do

(ii) La đối tượng được chủ sở hữu sự cố gắng dé bảo mật bang các cách

phù hợp với hoàn cảnh [60].

Quy định trên được xem như là một định nghĩa khá đầy đủ và chỉ tiết về

BMTM, bởi lẽ, ngoài việc quy định các điều kiện của BMTM, định nghĩa trên

còn liệt kê một số loại thông tin cụ thể được gọi là BMTM (tất nhiên chỉ

mang tính minh họa) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định loại

thông tin nào là BMTM trong thực tiễn

Không chỉ có trong hệ thống pháp luật Mỹ, các hệ thống pháp luật kháctrên thế giới đều có định nghĩa về BMTM Theo pháp luật Nhật Bản, BMTMđược định nghĩa là “bat kỳ thông tin nào liên quan đến một phương pháp sản

xuất, phương pháp bán hàng hoặc bắt kỳ thông tin nào khác về công nghệ

hoặc kinh doanh không được tiết lộ cho công chúng” [81] Theo pháp luậtLiên bang Nga (khoản 2 Điều 3 Luật Bí mật thương mại), BMTM được giải

thích là “£bông tin khoa hoc kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, tài chính kinh té

hoặc những thông tin khác (trong số đó có bi quyết sản xuất ) [64] Pháp luậtCộng hoà Pháp quy định BMTM bao gồm “?ổng thể những thông tin mang

Trang 25

tính kỹ thuật, công nghiệp hoặc thương mại có tính chát bi một, hữu ích và

được người nắm giữ thông tin đó bảo mật bằng những biện pháp can thiết,

phù hop” [S0].

Qua các định nghĩa trên về BMTM, cho thấy tuy có sự khác nhau nhất định

về câu chữ, về các trình bày, nhưng điểm chung của các định nghĩa trên là:

- Khang định BMTM tổn tại dưới dang các “thông tin” liên quan đến

lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các hoạt động sản xuất kinh doanh được các chủ

sở hữu bảo mật.

- Chủ sở hữu của BMTM chủ yếu là các chủ thé tham gia các hoạt động

sản xuất kinh doanh

- Không hạn chế phạm vi các thông tin được bảo hộ mà chỉ quy định cácđiều kiện (tiêu chí) để thông tin được bảo hộ

* Bí quyết kỹ thuật (know-how)

Bên cạnh thuật ngữ “bí mật thương mại” (BMTM), thuật ngữ “bí quyết

kỹ thuật” (BQKT) hay còn gọi là “know-how” cũng được xem là một dạng

của TTBM và là đối tượng được bảo hộ quyền SHTT (bình luận Điều 1 LuậtBMTM thống nhất của Mỹ, thuật ngữ “phương pháp” (method) “công nghệ”

(technique) được giải thích là bao gồm cả BQKT) Luật BMTM của Liên

Bang Nga năm 2005 quy định rõ BMTM bao gồm cả BOKT Tuy nhiên, có

nước lại tách biệt giữa BQKT và BMTM như quy định trong Luật SHTT của

Cộng hoà Pháp [21] hoặc BQKT với bí mật kinh doanh (BMKD) như quy

định của pháp luật Việt Nam [18] Vậy “BQKT” là gì? Trên thực tế ton tại

nhiều cách giải thích khác nhau về đối tượng này

Theo định nghĩa của WIPO, BOKT được giải thích là “dit liệu thông tin

kỹ thuật hoặc các kiến thức thu được từ kinh nghiệm hoặc kỹ năng có thể apdung trong thuc tién, dac biét trong céng nghiép” [85] Theo Tir dién bach

Trang 26

khoa toàn thư, BOKT được giải thích là “các thông tin về dữ liệu kỹ thuật,công thức, bản ghi chỉ tiết kỹ thuật, quy trình, phương pháp, số các kí hiệu

điện tin, các nguyên liệu thô, cũng như là các thông tin kiến thức, sự trợ giúp,

sự thực hành và các bi mật khác ” [78].

Theo khoản 1 Điều 3 Luật chuyền giao công nghệ của Việt Nam năm 2006,BQKT là một trong các đối tượng chủ yếu của hợp đồng chuyên giao công nghệ

và được giải thích là “(hông tin được tích lity, khám phá trong quá trình nghiên

cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết địnhchat lượng khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ” [1S]

Với các quy định trên, chúng ta thấy: “BOKT” cũng là một dạng củathông tin và các thông tin này là tương đối rộng, thuộc nhiều lĩnh vực và

phạm vi khác nhau nhưng chủ yếu nhất là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.Hay nói một cách khác khi đề cập đến thuật ngữ “BQKT” người ta muốn nói

tới các thông tin, dit liệu thuộc về lĩnh vực kỹ thuật dé phân biệt với các thông

tin thương mại thuần túy như thông tin tài chính, thông tin khách hàng Tuy

nhiên, vấn đề vẫn thường gây nên sự tranh cãi lớn nhất giữa các nhà nghiên

cứu là các thông tin được gọi là “BQKT” có phải là các thông tin được giữ bi

mật hay không? (tức là những thông tin về BQKT đó chưa được công bồ tới

công chúng) Nói một cách khác, các thông tin đã được công chúng tiếp cận

và đã được cấp văn bằng bảo hộ thì có được xem là “BQKT” không? Có ý

kiến cho rằng, trong trường hợp BOKT đã bộc lộ công khai, không còn gia trị

thương mại đối với bên chuyển giao nhưng vẫn còn giá trị với bên nhận thìvẫn được xem là “BQKT” Cũng theo quan điểm này, thì “việc đăng ký dé xin

cáp văn bằng bảo hộ và việc cấp văn bang bảo hộ, bản thân nó không hé ảnh

hưởng đến các kiến thức có sẵn, mà chỉ góp phan vào việc truyền bá rộng rãi

kiến thức đã có tới công chúng” [48, tr 6]

Quan điểm trên chúng ta có thể thấy có một số điểm chưa thuyết phụcnhư sau:

Trang 27

Thứ nhất, đối với những giải pháp kỹ thuật đã được cấp văn băng bảo hộ

thì tên của giải pháp kỹ thuật đó sẽ gọi theo văn bằng bảo hộ, như là sáng chế,

kiêu dang công nghiệp, giải pháp hữu ích Thuật ngữ “BQKT” không sửdụng trong các trường hợp như vậy.

Thứ hai, khi các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng

bảo hộ, thì không phải mọi thông tin liên quan đến giải pháp kỹ thuật được

cấp văn bằng bảo hộ đều được chủ sở hữu của thông tin đó tiết lộ đầy đủ.Điều này xuất phát từ chỗ, khi người nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với

một giải pháp kỹ thuật (ví dụ là sáng chế), để có lợi thế trong cạnh tranh, hoặc

để nâng cao “giá” chuyển nhượng, bao giờ người nộp đơn cũng giữ lại các bí

mật về các thông tin liên quan đến việc khai thác thương mại đối với đối

tượng đó Các thông tin đó chính là một dạng của BQKT Do vậy, đối với một

giải pháp kỹ thuật đã được cấp văn bằng bảo hộ, thì một bộ phận thông tinchưa được công bé liên quan đến việc khai thác giải pháp kỹ thuật đó mới là

BQKT, chứ không phải toàn bộ thông tin về giải pháp kỹ thuật đó

Thứ ba, “BQKT” là đối tượng rất phố biến của các hợp đồng chuyển giao

công nghệ Theo hợp đồng này, để nhận được quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu

đối với “BQKT”, bên nhận sự chuyển giao luôn phải trả một khoản tiền nhất

định tương ứng với giá trị của công nghệ được chuyển giao (trừ các trường hợpngoại lệ) Do vậy, nếu “BQKT” đó đã được tiết lộ công khai thi không nhữngảnh hưởng đến giá trị của thông tin mà còn làm mất đi tính cạnh tranh của người

được chuyền giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đối với thông tin đó

Các quy định của Liên minh Châu Âu được xem như là một minh họa cụthể cho lập luận trên, theo đó BQKT được giải thích là “một bộ thông tin côngnghệ có tính bí mật, tính giá trị và được xác định dưới bắt kỳ hình thức phù hợp

nao” (Nguyên bản tiếng Anh là “Know-how means a body of technical informationthat is secret, substantial and identified in any appropriate form”) [57, tr 509].

Trang 28

Như vậy, theo Luật của Liên minh Châu Âu thì một trong những tiêu chuẩnquan trọng của “BQKT” đó là tính bi mật (mặc dù tính bí mật chi mang tính

tương đối) Tương tự như vậy, trong Từ điển bách khoa toàn thư khi giải thích

về “BQKT” cũng đã nói rõ: các thông tin về dữ liệu kỹ thuật, quy trình, phươngpháp sẽ không đủ tiêu chuẩn là “know-how” khi “các thông tin như vậy vàothời điểm tiết lộ, hoặc sau đó trở thành một bộ phận của kiến thức chung, hoặc

là các tác phẩm có sẵn với công chúng từ các nguôn hợp pháp ” [78]

Qua sự phân tích trên cho thấy, BQKT là một dạng của TTBM và loại

thông tin này chủ yếu thuộc về lĩnh vực khoa học - kỹ thuật

* Bí quyết về phương pháp thực hiện (Show-how)

Một thuật ngữ khác được sử dụng thường đi liền “BQKT” trong luật

pháp của các nước là bí quyết về phương pháp thực hiện (PPTH) hay còn gọi

là “show-how” Theo Từ điển bách khoa toàn thư, khái niệm bí quyết về

“PPTH” được giải thích là “một dạng của BOKT, cung cấp về sự hiểu biếtsâu sắc, có giá trị về các sản phẩm được tạo ra, lắp ráp hoặc quá trình tiễnhành nó như thế nào Bí quyết về PPTH cũng được áp dụng để giải thích cho

các công nghệ” [78] Theo một định nghĩa khác, bí quyết về “PPTH” đượcgiải thích là sự “miêu tả cách thức dé phát triển BOKT hoặc dé xáy dựng một

BOKT mới ” [48, tr.6] Như vậy, theo các định nghĩa trên, bí quyết về “PPTH”được hiểu là các cách thức để hiểu, để phát triển và để tạo ra các thông tin về

dữ liệu kỹ thuật, công thức, bản ghi chỉ tiết kỹ thuật, quy trình, phương pháp,

kí hiệu điện tín (gọi chung là thông tin kỹ thuật) liên quan đến các hoạt

động sản xuất kinh doanh của các chủ thể Tương tự như “BQKT”, điều kiện

dé bí quyết về “PPTH” được pháp luật bảo hộ là phải có giá trị thương mại va

được chủ sở hữu áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp.

Qua sự phân tích và lập luận về BMTM, BQKT và bí quyết về PPTH,

chúng ta rút ra định nghĩa chung về TTBM như sau: 77BM (đối tượng của

Trang 29

quyên SHT) là thông tin về các lĩnh vực khoa học - kỹ thuột, về hoạt động sản

xuất kinh doanh của các chủ thể, có giá trị thương mại, đem lại các lợi thé

cạnh tranh và được các chủ thé bảo mật phù hop với pháp luật

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của thông tin bí mật trong thương mại

quốc tế

So với các loại thông tin “mật” khác được pháp luật bảo vệ, TTBM trongthương mại quốc tế có đặc điểm chung sau:

1.1.2.1 Thông tin bí mật là sản phẩm của trí tuệ

Trong đời sống hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với vô vàn các thông

tin khác nhau và đặc điểm chung của chúng là mang đến cho người tiếp cận

những nhận thức những hiểu biết nhất định về sự vật, hiện tượng nào đó trongthế giới khách quan tôn tại xung quanh chúng ta Tuy nhiên, TTBM mà chúng

ta đang nghiên cứu ở đây phải là sản phẩm của trí tuệ Cụ thể, chủ sở hữuthông tin đã đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức, thời gian để tạo ra các thông tin

đó Các thông tin này là “vô hình” con người không thể nhìn thấy và việc tiếpcận với thông tin đó chỉ được thực hiện thông qua các dạng thể hiện cụ thểcủa nó Nghĩa là khi các thông tin đó đã được “vật chất” hoá thành các dạng

vật chất nhất định, ví dụ như tài liệu, sách vở, mô hình, vật mẫu Là sản

phẩm của trí tuệ, TTBM mang tính tổng hợp cao Hay nói cách khác TTBM làloại thông tin đa dạng (là một tập hợp các kiến thức) liên quan đến nhiều lĩnh

vực khác nhau: khoa học kỹ thuật và các hoạt động sản xuất kinh doanh.Những thông tin này, con người muốn tiếp thu phải thông qua một quá trình

tư duy khoa học của trí tuệ.

Ngược lại, những thông tin khác có thể cũng có giá trị thương mại và manglại lợi ích nhất định cho đối thủ cạnh tranh khi biết hoặc nam giữ nó, nhưng

không phải do chủ sở hữu đầu tư công sức, tiền bạc, trí tuệ (bằng sự đầu tư chínhđáng của chủ sở hữu) tạo ra và việc tiêp thu nó là hêt sức đơn giản (không cân

Trang 30

không nam trong phạm vi các TTBM mà luận án đang nghiên cứu.

1.1.2.2 Phạm vi, tính chất của thông tin bí mật thuộc vê lĩnh vực khoahọc, kỹ thuật và thương mại

Phạm vi các thông tin mật được bảo hộ rất rộng, tuy nhiên, các thông tin

đó phải thuộc về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật hoặc là các thông tin liênquan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể Thực tiễn chothấy, các lĩnh vực liên quan đến TTBM đặt ra yêu cầu bảo hộ nhiều nhất là

các thông tin trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp 6 tô, các

ngành sản xuất sản phẩm hoá - nông, hoá - dược, các lĩnh vực về quản trị kinhdoanh như: cơ sở dữ liệu khách hàng, danh mục giá cả, kế hoạch phát triển

chiến lược của doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải mọi thông tin trong

lĩnh vực này đều là TTBM Bat cứ một nhà nước nào với chức năng quan lý

và điều hành nền kinh tế cũng có quyên thực hiện việc giám sát đối với hoạt

động nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh doanh của các chủ thể cũng như

giám sát sự ảnh hưởng của hoạt động đó đối với xã hội, đối với môi trường

v.v Do đó, một số dạng thông tin doanh nghiệp nắm giữ nhưng không thécoi là TTBM như: giấy tờ thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinhdoanh, tài liệu liên quan tới hoạt động tài chính kế toán theo luật định, thông

tin về số lượng, thành phần của các sản phẩm (đặc biệt là các sản phẩm trong

lĩnh vực nông - hoá - được phẩm), tiền lương cố định và điều kiện làm việccủa người lao động

1.1.2.3 Chủ sở hữu của các thông tin bí mật chủ yếu là các chú thểtrực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh

So với các loại thông tin khác thì chủ sở hữu của TTBM chủ yếu là các

chủ thê trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, như: các doanh

Trang 31

nghiệp, các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn và các cá nhân tham gia vào cáchoạt động thương mại Việc nam giữ các TTBM này luôn luôn tao ra các lợithé cạnh tranh trong thương mại cho các chủ thể Thực tế đã chứng minh, khichủ sở hữu càng nắm giữ nhiều các TTBM thì càng có nhiều cơ hội để vượtqua đối thủ cạnh tranh của mình Do vậy, những thông tin không liên quan

đến các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và các hoạt động sản xuất kinh doanh vàkhông tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thương mại thì không phải là TTBMđược đề cập tới trong phạm vi này

Ngoài các đặc điểm trên, TTBM là đối tượng của quyền SHTT còn có

một số các đặc điểm quan trọng như: thông tin đó là thông tin bí mật, có giá

trị thương mại và được chủ sở hữu bảo mật Các đặc điểm nay sẽ được luận

án phân tích ở phan: “Điều kiện bảo hộ đối với TTBM”

1.1.3 So sánh thông tin bí mật với các loại thông tin “mật” khác

được pháp luật bảo vệ

Mặc dù có những đặc điểm đặc trưng như trên, nhưng xuất phát từ

“tính bí mật” của thông tin nên việc phân biệt TTBM với các loại thông tin

“mật” khác như “bí mật nhà nước”, “bí mật đời tư” là hoàn toàn không đơn

giản, vì vậy phan tiép theo luận án sẽ di sâu lam rõ sự khác biệt của ba loại

thông tin này.

1.1.3.1 Bí mật nhà nước (bí mật quốc gia)

Bí mật nhà nước (hay còn gọi là bí mật quốc gia) là loại TTBM có sựbảo vệ rất cao trong pháp luật của các nước cũng như trong pháp luật Việt

Nam Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ bi mật nhà nước được Quốchội thong qua ngày 28 thang 12 năm 2000 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm2001) bí mật nhà nước được định nghĩa là “những tin về vụ, việc, tài liệu, vật,

địa điểm, thời gian lời nói có nội dụng quan trọng thuộc lĩnh vực chính trịquốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh té, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực

Trang 32

Với quy định này, bí mật nhà nước là những thông tin liên quan đến rất

nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội: quốc phòng an ninh,

đối ngoại, khoa học, công nghệ Việc bảo vệ các thông tin nay có y nghĩa

quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ chủ quyền, anninh, quốc phòng đất nước Danh mục các thông tin thuộc “bi mật nhà nước”

sẽ do các cơ quan có thâm quyền ban hành “Danh mục bí mật nhà nước

thuộc độ Mat do người dung đầu hoặc người được ủy quyền cua cơ quan, tổ

chức dé nghị Bộ trưởng Bộ công an quyết định” (Điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ bi

mật nhà nước) Như vậy, các bộ, ngành phải có nghĩa vụ ban hành danh mục

các thông tin thuộc bí mật nhà nước của ngành mình Đây chính là cơ sở rấtquan trọng để xác định rõ giới hạn giữa bí mật nhà nước và các thông tinkhác Điều này giúp cho việc xác định và bảo vệ các thông tin thuộc bí mật

nhà nước được khách quan và chính xác, tránh những suy luận chủ quan

hoặc gây ra tình trạng bung bit thông tin, làm ảnh hưởng đến quyén lợi củacác chủ thể liên quan

Nhìn chung, những thông tin thuộc bí mật nhà nước luôn phải cần có haiđiều kiện cần và đủ đó là:

Thứ nhất, những thông tin ma nha nước (các cơ quan có thẩm quyén)không công bố hoặc chưa công bố

Thứ hai, những thông tin này khi tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước

Dé bảo vệ, quản lý các TTBM của nhà nước, các thông tin này được chiathành nhiều cấp độ khác nhau: Tuyệt mật, tối mật, mật và được các cơ quan

có thâm quyên đóng dâu “độ mật”.

Trang 33

Trong số các tài liệu được xếp vào “tối mat” thì có cả các đối tượng của quyềnSHTT, đó là các “công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ich,BQKT đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học,

công nghệ mà nhà nước chưa công bó” (Điều 6 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà

nước) Điểm khác biệt giữa các đối tượng này với các đối tượng khác của

quyền SHTT là các đối tượng này “đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, anninh, kinh tế, khoa học, công nghệ” hay còn được gọi chung là các “sáng chếmật” của đất nước Từ sự khác biệt về tính chất đó, mà quy trình đăng ký bảo hộđối với các đối tượng này cũng được thực hiện theo một trình tự đặc biệt [23]

1.1.3.2 Bi mật đời tw (bí mat cá nhân)

Khác với bí mật nhà nước, bí mật đời tư là những thông tin về bản thân

một con người cụ thể Theo lẽ tự nhiên, mỗi người từ khi sinh ra và chết đi

đều có những bí mật riêng của mình và người đó không muốn công bố, bộc

lộ, như là: thông tin về cuộc sống gia đình, bệnh tật, bạn bè và các mối quan

hệ xã hội khác Như vậy bí mật đới tư có thê được hiểu “a những thông tin,

tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh than, vật chất, quan hệ xã hội hoặc

những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong

hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng

những biện pháp mà pháp luật thừa nhận ”" [30, tr 53].

Về nguyên tắc, những thông tin thuộc bí mật đời tư này chỉ có bản thânngười đó biết hoặc những người thân thích, những người có mối quan hệ vớingười đó biết và họ chưa từng công khai công bố ra bên ngoài

Quyền được bảo vệ bí mật đời tư là một quyền cơ bản của con người

luôn được pháp luật bảo vệ Mục đích của pháp luật khi bảo vệ bí mật đời tư

cho cá nhân không chỉ là để bảo vệ danh dự, uy tín cho người đó mà còn là đểbảo đảm cho các quyền cơ bản con người được thực hiện trên thực tế, Dé thực

Trang 34

hiện mục đích này, pháp luật các nước đều đưa ra các biện pháp, các cáchthức khác nhau Ví dụ: Điều 38 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định:

- Việc công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người

đó đồng ý

- Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện

tử khác của cá nhân được thê hiện trong trường hợp pháp luật có quy định vàphải có quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyển

Là quyền cơ bản của con người, bí mật đời tư của cá nhân sẽ được phápluật bảo vệ mãi mãi (kể cả khi người đó chết) cho tới khi các thông tin đókhông phải là “bí mật” nữa, tức là khi nó đã được công khai công bố tại nơicông cộng Điều này có nghĩa là bất cứ thông tin nào của cá nhân đã được

công khai một cách hợp pháp tại các nơi công cộng thì mọi người đều có

quyền khai thác, sử dụng thông tin đó

Các hành vi công bố, khai thác trái phép các TTBM về đời tư của cá

nhân vì bất cứ mục đích gì đều bị pháp luật ngăn cấm và hành vi vi phạm sẽ

bị áp dụng các chế tài tương ứng với tính chất, mức độ của sự vi phạm đó.Qua sự phân tích trên, cho thấy điểm giống nhau giữa bí mật nhà nước,

bí mật đời tư với TTBM trong thương mại được thể hiện ở một số điểm sau:

- Cả ba đều là những thông tin không được tiết lộ công khai phố biến vàđược chủ sở hữu áp dụng các biện pháp bảo mật.

- Các thông tin này được pháp luật bảo vệ và người vi phạm sẽ bị áp

dụng các biện pháp chế tài tương ứng với hành vi vi phạm

Mặc dù có những điểm giống nhau như vậy nhưng đây là ba nhóm thôngtin “bí mật” có sự khác nhau cơ bản về bản chất Có thể thấy rõ sự khác nhau

của ba loại thông tin này qua bảng so sánh dưới đây:

Trang 35

giá trị thương mại.

Các thông tin này được bảo hộ khi đáp ứng các quy định của pháp luật.

nhiều lĩnh vực: kinh

tế, chính trị xã hội,

văn hoá, khoa học

có ảnh hưởng tới sự

an nguy của đất nước.

Được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền đánh dấu mật.

khác nhau

Chủ sở hữu Các cá nhân, tổ chức | Nhà nước (các cơ | Cá nhân

tham gia vào các hoạt | quan nhà nước có

động thương mại thâm quyền nhà nước).

Pham vi, tính | Các thông tin trong | Các thông tin thuộc |Chỉ liên quan

đến đời tư của

cá nhân, như: chuyện riêng tư, tình trạng bệnh tật, hoàn cảnhxuất thân

Hậu quả của

việc bị tiết lộ

Làm mat lợi thế cạnhtranh của chủ sở hữu, gây ra các thiệt hại cho các hoạt động

sản xuất kinh doanh.

Gây nguy hại cho nhà nước.

bằng, bền vững trong

hoạt các động thương mại.

Bảo đảm chủ quyền

an ninh, chính trị và những lợi ích kinh

tế - chính trị khác

của nhà nước.

Bảo đảm dạnh

dự, uy tín và thực hiện các

quyền cơ bản

của con người.

Việc phân biệt ba loại thông tin trên (TTBM trong thương mại, bí mật

quốc gia, bí mật đời tư) có ý nghĩa quan trọng đối với cả phía người sử dụng

thông tin và phía các cơ quan thực thi pháp luật Một người khi thu thập, sử

dụng thông tin phải biết rõ về nguồn thông tin đó Từ đó, các chủ thé sẽ biết

quyên hạn, trách nhiệm của mình khi tiêp cận hoặc sử dụng chúng Đôi vôi

Trang 36

cac cơ quan thực thi pháp luật, việc nhằm lẫn giữa ba loại thông tin trên sẽ

dàn đến quyền lợi của các chủ sở hữu không những không được bảo vệ đầy

đủ, chính xác mà còn dẫn tới các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, như “bưng

bít thông tin”, che giấu các hành vi phạm pháp

1.1.4 Vai trò của việc bao mật thông tin trong các hoạt động thương

mại quốc tế

Từ xa xưa, van dé bảo mật đối với các thông tin quan trọng luôn là nhucâu :ất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người Trong các hoạtđộng thương mại, ý thức về giữ bí mật đối với các thông tin liên quan đến cáchoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ sở hữu xuất hiện ngay cả khi khái

niệm “quyền SHTT” chưa tồn tại Y thức này giúp các thương nhân, các cơ sở

sản «at kinh doanh duy trì được vi trí “độc tôn” cho sản phẩm của họ từ thế

hệ này qua thé hệ khác

Ngày nay, khi cạnh tranh trong thương mại nói chung và thương mại

quố: tế nói riêng càng trở nên khốc liệt thì việc bảo mật đối với thông tin cómột vai trò vô cùng quan trọng đối với các chủ thể khi họ tham gia vào cáchoại động thương mại Vai trò đó được thể hiện ở các nội dung chính sau:Thứ nhất, việc năm giữ và bảo mật các TTBM trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh giúp cho các thương nhân tạo ra được các sản phẩm riêng, độcđáo trên thị trường trong nước và quốc tế Có thể nêu ra một số ví dụ tiêu biểunhư Công thức pha chế nước giải khát Coca-cola nổi tiếng trên toàn cầu, đượctạo a bởi dược sỹ John Pemberton từ trên 100 năm trước đây, nhưng đến naycôn; thức đó vẫn thuộc độc quyền của công ty Coca-cola Công thức này chính

là b quyết để tạo ra hương vị độc đáo của đồ uống Coca-cola mà ngày nay

chúng ta đang thưởng thức Đây chính là chìa khoá tạo ra sự thành công lâu

dài,bền vững của công ty trong suốt thời gian dài vừa qua Chính vì giữ bí mật

đượ: công thức này, mà cho đến nay Coca-cola vẫn là công ty duy nhất có thể

Trang 37

sản xuất ra loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng Ví dụ khác, hãngsản xuất đồ da nỗi tiếng trên thế giới “Crocodile” để có các sản phẩm đồ da độcđáo trên thị trường, hãng này luôn giữ kín bí mật về cách thức tạo ra các sảnphâm da có độ bên lâu và sang trọng Tương tự như vậy, hãng bia Heneikenluôn giữ bí mật về công thức để sản xuất ra sản phẩm bia Heneiken uy tín vàchất lượng; Hãng Toyota luôn giữ bí quyết đối với công nghệ sản xuất sảnphẩm xe hơi bền, đẹp và quý phái Tại Việt Nam, một số công ty cũng đã

được biết tới trong lĩnh vực bảo mật thông tin để tạo ra các sản phẩm độc đáo

trên thị trường như: công ty gồm sứ Minh Long, cà phê Trung Nguyên

Thứ hai, việc năm giữ và bảo mật tốt các thông tin có thể quyết định sự

thành bại của các chủ thể khi tham gia các hoạt động thương mại quốc tế.Như chúng ta đã biết, trong kinh doanh, các ý đồ sản xuất, mẫu mã, kiểudáng, các chiến lược kinh doanh không được phép để tiết lộ vì đó là sự sốngcòn của các chủ thê khi tham gia các hoạt thương mại nói chung và thươngmại quốc tế nói riêng Từ sự nắm giữ các thông tin quan trọng trong sản xuất-kinh doanh đã tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, và sự chủ động của cácthương nhân trên thương trường so với các đối thủ khác Thực tế cho thấy,các TTBM trong các hoạt động sản xuất kinh doanh mà thương nhân nam giữ

có thé “tao ra sức mạnh” giúp cho các thương nhân vượt qua các khủng hoảng

của nền kinh tế trong phạm vi quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu Hệ thốngsiêu thị Auchan - “người khổng lề” trong ngành kinh doanh bán lẻ trên thé

giới là một ví dụ điển hình cho trường hợp này Đây là một trong các công ty

bán lẻ ít bị ảnh hưởng nhất bởi sự khủng hoảng của nền kinh tế Pháp cũng

như nền kinh tế toàn cầu trong những năm vừa qua Tạo nên sự vững mạnh

trên là do công ty mang quốc tịch Pháp này nắm giữ rất nhiều TTBM trongkinh doanh Cụ thể, tính bảo mật thông tin là một trong những nguyên tắc bất

đi bất dịch của gia đình nhà Mulliez (ông Gerald Mulliez là nhà sáng lập hệ

Trang 38

thống bán lẻ của Pháp mang tên Auchan) nhất là các thông tin liên quan tới

các con số như doanh thu, vốn dau tư và lãi [66]

Thứ ba, việc dé lộ, bị mat các TTBM trong lĩnh vực sản xuất kinh doanhgây ra những thiệt hại không thể lường hết được cho các thương nhân nam

giữ chúng Bởi lẽ, để có được các công thức sản xuất, các bí quyết kinhdoanh các chủ sở hữu của các TTBM đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiềnbạc, thời gian Khi các thông tin nay bị tiết lộ, bị chiếm đoạt, điều này đồngnghĩa là sự đầu tư của họ đã bị mắt, bị thất bại Mặt khác, các thông tin về cáchoạt động kinh doanh, như thông tin về “chiến dịch quảng cáo”, “chiến dịchgiảm giá” hoặc các chiến dịch khác liên quan đến việc đưa các sản phẩm rathị trường mà đối thủ cạnh tranh biết được sẽ làm cho thương nhân đó mat đi

sự chủ động, hoặc bị mat đi thị trường từ đó gây ra những tốn thất về tài sản

cho các thương nhân trên thương trường.

Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của TTBM trong các hoạt độngthương mại quốc tế, các thương nhân luôn luôn cố gang áp dụng nhiều biệnpháp khác nhau để bảo mật các nguồn thông tin trong các hoạt động kinhdoanh mà mình năm giữ Tuy nhiên, bat chấp sự cố gắng hết sức của các công

ty, các hành vi xâm phạm TTBM để đánh bại đối thủ cạnh tranh, để giành giậtthị trường, phá rối thị trường, ngày càng xuất hiện phỏ biến, tinh vi hơn trênphạm vi toàn thế giới Thông thường để đánh bại đối thủ cạnh tranh, thì các

thông tin như “chiến lược phát triển của họ là gì?”; “trong phòng thí nghiệmcủa họ đang nghiên cứu các sản phẩm gì ?” hoặc “nguồn vốn của họ từ đâu và

có mạnh không ?” hay “khách hàng chính của họ là ai ?” là các thông tin “hấpdẫn” mà đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để chiếm đoạt để đánh bại đốithủ, chiếm lĩnh thị trường Ví dụ điển hình như Công ty Coca - Cola một

trong các Công ty được coi là có rất nhiều kinh nghiệm trong việc bảo mậtthông tin nhưng cách đây không lâu cũng đã từng đúng trên bờ vực thắm của

Trang 39

các hoạt động thương mại quốc tế dé phát triển bền vững là nhu cầu chính đáng

và vô cùng cấp thiếp của các chủ thé Tuy nhiên dé thực hiện được nhu cầu đó,

việc áp dụng các biện pháp bảo mật “đơn phương” từ phía các chủ thé namgiữ thông tin là hoàn toàn chưa đủ mà còn cần phải có một khung pháp lý thật

sự ôn định, hiệu quả để bảo hộ các TTBM ở phạm vi quốc gia và quốc tế

1.2 BẢO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUE DOI VỚI THONG TIN BÍ MAT

1.2.1 Khái niệm bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật

Là một đối tượng của quyền SHTT, bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM

là một nội dung cụ thể của bảo hộ quyền SHTT nói chung

Thuật ngữ “bảo hộ quyền SHTT” được sử dụng khá phổ biến trong khoa

học pháp lý và trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, xung

quanh khái niệm này có nhiều cách hiểu khác nhau Để hiểu rõ khái niệm nàychúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm là “bảo hộ quyền SHTT” và “bảo

vệ quyền SHTT”

Trong cac tai liéu bang tiéng Anh, không có sự phan biệt giữa hai kháiniệm “bảo hộ quyền SHTT” và “bảo vệ quyền SHTT” (bởi lẽ trong tiếng Anh

chỉ có một thuật chung là “Protection of Interlectual property rights”) Khác

với tiếng Anh, trong ngôn ngữ tiếng Việt hai khái niệm “bảo hộ” và “bảo vệ”

được giải thích khác nhau Cụ thể như sau:

Về mặt ngôn ngữ, theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “bảo hộ” được giải

thích là: “J Che chở, không để bi hư hỏng, ton that Bảo hộ tinh mạng, taisản của ngoại kiểu

2 Cai trị bằng cách đùng bộ máy chính quyền thực dân đặt lên trên

Trang 40

chính quyên bản xứ còn tôn tại về hình thức Ach bảo hộ Chế độ bảo hộ.

3 Bao hộ lao động Bảo đảm điều kiện lao động, an toàn và bảo vệ sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động.

4 Bảo hộ mậu dịch, chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnhtranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước minh” [47, tr 36; 37]

Khác với “bảo hộ”, thuật ngữ “bảo vệ” được giải thích là:

“1 Chong lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn.Bảo vệ đê điều, Bảo vệ đất nước

2 Bênh vực bằng li lẽ dé giữ vững ý kiến, quan điểm Bảo vệ chân ly

Bao vệ luận án” [ 47, tr 37]

Như vậy, cả “bảo hộ” và “bảo vệ” đều là các thuật ngữ “đa nghĩa” vàđược giải thích theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng ngữ cảnh, cáchdùng cụ thể Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất “bảo hộ” thường liên quan đến

chế đệ, chính sách của nhà nước và có nội dung rộng và bao quát hơn so với

“bảo vệ” Với cách hiểu đó, “bảo hộ quyền SHTT” được hiểu là tất cả cáchoạt động của nhà nước như ban hành chế độ chính sách chủ trương đườnglối, cá quy định của pháp luật, cách thức áp dụng để bảo đảm cho quyền

SHTT của chủ sở hữu được xác lập và duy trì, thực hiện hiệu quả trên thực tế,còn “bao vệ quyền SHTT” là các biện pháp chống lại sự xâm phạm quyền

SHTT của chủ sở hữu.

Về phương diện luật học, khái niệm “bảo hộ quyền SHTT” và “bảo vệquyền SHTT” được các nhà khoa học của Việt Nam trong lĩnh vực này giảithích tieo nhiều góc độ khác nhau

Eối với khái niệm “bảo hộ quyền SHTT” có tác giả cho rằng “bảo hộquyên SHTT là việc nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyên

của ccc chủ thé đối với các đối tượng của SHTT tương ung và bảo vệ các

quyên đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba” [38] Một quan

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN