Chính vi vậy, thông qua kếtquả nghiên cứu, luận án hướng tới hai mục tiêu cốt yếu sau: thứ nhất, khắc họa về cơbản một bức tranh tổng thể, giúp người đọc Việt Nam có cái nhìn toàn diện v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VƯƠNG THANH THÚY
DẦU HIỆU MANG CHỨC NĂNG TRONG
PHAP LUAT VE NHÃN HIỆU
QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VA THỤC TIEN ÁP DUNG TAI
HOA KY, CHAU AU VA VIET NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế và Luật So sánh
T'ˆ
TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘIPHÒNG Đọc —_ ZL) 3 © |
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS TS Christina Moẽll
2 TS Phùng Trung Tap
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận dn là
trung thực Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Vương Thanh Thúy
Trang 3Nhãn hiệu luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công và phát triển
của mỗi doanh nghiệp Do đó, việc lựa chọn những dấu hiệu độc đáo, mang tính
phân biệt cao làm nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình là một yêu cầu thiết yếutrong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Có thé nói, đa số các nhãn hiệu
gặt hái được nhiều thành công trên thị trường đã được các doanh nghiệp lựa chọn từ
những dấu hiệu có giá trị Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu được bảo hộ từ những đối tượng
có giá trị đặc biệt về kỹ thuật hoặc thâm mỹ, mang lại hiệu quả thực tế cho sự vậnhành, sử dụng sản phẩm, có ý nghĩa thu hút sự chú ý va lựa chọn của người tiêu
dùng thì việc bảo hộ của pháp luật đã đi ngược lại bản chất đích thực của nhãn hiệu
Hậu quả lớn nhất của sự bảo hộ không phù hợp bản chất nhãn hiệu này chính là sự
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của hoạt động cạnh tranh giữacác doanh nghiệp trên thị trường Để đảm bảo tính hợp lý và hợp pháp của quá trình
thẩm định, bảo hộ đối với những đối tượng được đăng ký tại cơ quan Nhà nước cóthâm quyền, chế định dấu hiệu mang chức năng cần được áp dụng trong pháp luật về
nhãn hiệu.
Vẫn đề dấu hiệu mang chức năng tuy đã được quy định và giải quyết trong hệ thống
pháp luật và thực tiễn xét xử tại toà án các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu
nhưng ngay tại các quốc gia, khu vực nêu trên, nội dung này vẫn thực sự là một chế
định vô cùng phức tạp, còn gây nhiều tranh cãi và chứa đựng nhiều ý kiến trái ngượctrong việc áp dụng và thực hiện trên thực tế Tại Việt Nam, dấu hiệu mang chức
năng là một vấn đề khá mới, chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức từ phía các
nhà lập pháp và trong các hoạt động thực thi pháp luật Chính vi vậy, thông qua kếtquả nghiên cứu, luận án hướng tới hai mục tiêu cốt yếu sau: thứ nhất, khắc họa về cơbản một bức tranh tổng thể, giúp người đọc Việt Nam có cái nhìn toàn diện và hệ
thống về chế định dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu, trong đó,
nền tảng lý luận và thực tiễn tại Hoa Kỳ và Châu Âu được lựa chọn là những kinh
nghiệm cụ thé được trình bày trong luận án; thứ hai, đúc rút những đề xuất, kiến
nghị, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, dựa trên cơ sở
Trang 4kêt hợp những nội dung cơ bản của chê định dâu hiệu mang chức năng với các điêu
kiện về kinh tế, xã hội, pháp luật của Việt Nam
Luận án này là kết quả nghiên cứu của tôi đã thực hiện trong giai đoạn từ đầu năm
2007 đến cuối năm 2010 tại Khoa Luật, Đại học Lund, Thụy Điển và Đại học Luật
Hà Nội, Việt Nam trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh hợp tác giữa Khoa
Luật, Đại học Lund, Thụy Điển với Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài các hoạt động nghiên cứucủa cá nhân, tôi còn được may mắn tiếp nhận nhiều đóng góp, giúp đỡ, ủng hộ rấtđáng quý từ phía các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Trong suốt thời gian nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ GS
Christina Moell, giáo viên hướng dẫn Thụy Điền của tôi Từ những lời khuyên, sựchi dẫn, trao đôi, khuyến khích và trợ giúp của cô, tôi không chỉ được nâng caonhững kiến thức hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình mà còn được tiếpthu nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế rất có giá trị về nhân cách, cách sống vànhững giá trị nhân văn khác Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
GS Christina Moell, người đã, đang và sẽ luôn là cô giáo đáng kính của tôi.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phùng Trung Tập, giáo viên
hướng dẫn Việt Nam của tôi Công trình nghiên cứu của tôi được may mắn tích luỹ
nhiều kiến thức quý giá mà thầy đã tâm huyết truyền đạt thông qua những lời góp ý,
sự chỉ bảo, sự trao đổi trong chuyên môn Hoạt động nghiên cứu của tôi sẽ rất khókhăn để hoàn thành nếu không nhận được sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt thành củathầy
Trong quá trình thực hiện công việc nghiên cứu, tôi đã có cơ hội được học hỏi, tích
luỹ nhiều kiến thức có giá trị tại nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo trên thế giới Tôi
xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới trường Đại học Luật Hà Nội khi đã tạo điều kiệncho tôi được tham gia chương trình có y nghĩa này Tôi cũng xin được bày tỏ lòngcảm ơn tới dự án SIDA của Chính phủ Thụy Điển trong chương trình “Nâng cao
Trang 5Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các giáo sư, giảng viên, đồng nghiệp tại Bộ
môn Luật Dân sự; Khoa Luật Dân sự; trường Đại học Luật Hà Nội tại Việt Nam; tại
Khoa Luật trường Đại học Lund Thụy Điền và tại những cơ sở tôi đã thực hiện hoạt
động nghiên cứu, cũng như bày tỏ lòng cảm ơn tới các bạn bè, những người đã giúp
đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án của mình Tôi xin được đặc biệtcảm ơn PGS Bengt Lundell, người luôn nhiệt tình và tận tâm trong công tác điều
phối chương trình, luôn trợ giúp và đem lại những điều kiện tốt nhất cho hoạt động
nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, trong đó có tôi.
Hơn bốn năm thực hiện luận án là một chặng đường không ngắn và đầy ý nghĩa
trong cuộc sống của tôi, tôi sẽ không bao giờ có khả năng hoàn thành được hoạtđộng nghiên cứu của mình nếu không nhận được những sự giúp đỡ, động viên về cả
tinh than, vật chất cũng như những yêu thương và cảm thông không giới hạn của gia
đình tôi Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới những hy sinh và tình cảm của
gia đình đã dành cho tôi Tôi mong muốn rằng kết quả nghiên cứu của mình chính là
sự thể hiện lòng biết ơn cho những vất vả mà gia đình đã giúp tôi gánh vác trongsuốt thời gian qua Sự biết ơn này, tôi xin ghi nhớ suốt cuộc đời và là định hướngcho những phan dau, nỗ lực của chính mình trong thời gian tới
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, xây dựng về nội dung của luận
án Mọi ý kiên về luận án xin gửi về địa chỉ mail thuyvuong79vahoo.com.
Hà Nội, 5/2011.
Vương Thanh Thúy
Trang 6Khai quat chung
Khái quát về lich sử phát triển của nhãn hiệuCác văn bản quy định về nhãn hiệu
Một số Điều ước quốc tế
Công ước Paris Thoa ước Madrid và Nghị định thư Madrid Hiệp định TRIPS
Pháp luật về nhãn hiệu tại một số quốc gia
Tại Hoa Kỳ
Tại Châu Âu
Tại Việt Nam
Một số vấn đề cơ bản về nhãn hiệu
Vai trò của nhãn hiệu
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệuNhững loại dấu niệu có thể được bảo hộ nhãn hiệu
Giới thiệu về dấu hiéu mang chức năng trong pháp luật về
Những dấu hiệu có khả năng mang chức năng
Khái quát về cơ sở lý luận hình thành các quy định về dấu
hiệu mang chức năng
Các loại dau hiệu mang chức năng
20
21 22 23 23 24 25 27 27 29
33 37
37
41 44 47
47
52
a 57
65 65 67
70
Trang 7Giai đoạn sơ khai
Giai đoạn từ năm 1938 tới năm 1981 Giai đoạn từ năm 1982 tới nay
Dấu hiệu mang chức năngDấu hiệu hữu ích
Cơ sở của dau hiệu hữu íchXác định dấu hiệu hữu ích
Dấu hiệu thâm mỹ
Cơ sở của dấu hiệu thâm mỹXác định dấu hiệu thâm mỹNhững quan điểm phản đối dau hiệu thấm mỹ
Quy định và những van đề thực tiễn của dau hiệu mang
chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu tại Châu ÂuKhái quát một số văn bản pháp luật có liên quan đến van dédau hiệu mang chức năng
Dấu hiệu mang chức năngKhái quát một số thuật ngữ
Nội dung dấu hiệu mang chức năng
Cơ sở của quy định từ chối bảo hộ tại Điều 7(1)(e) ( hoặc lý
do cơ bản hình thành quy định về dấu hiệu mang chức năngtại Châu Âu)
Hình dạng cần thiết để đạt được một kết quả kỹ thuật (hoặcdấu hiệu hữu ích tại Châu Âu)
Hình dạng làm gia tăng giá trị đáng kế cho hàng hoá (hoặcdấu hiệu thẩm mỹ tại Châu Âu)
75 ia 8l
86 87
87 94 120 121 123 135
144 145
154
155 _166 166
i7]
185
Trang 8Những nguyên nhân từ nền tảng văn hoá-kinh tế Việt Nam
Ý nghĩa từ đặc điểm văn hoá
Tại Châu Âu
Những điểm khác biệt cơ bản trong nội dung về dấu hiệumang chức năng tại Hoa Kỳ và Châu Âu
Dấu hiệu cần thâm định về tinh chất chức năng
Yêu cầu về tính phân biệt trong mối quan hệ với dấu hiệu
mang chức năng
Phương pháp xác định dấu hiệu mang chức năng
Hai loại đấu hiệu mang chức năngPhân tích tổng kết về nội dung của dấu hiệu mang chức năng
Xác định dấu hiệu mang chức năng
Yêu cầu bảo vệ lợi ích công cộng trong các dấu hiệu mang
chức năng
Yêu cầu bảo vệ quyền cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối
với dấu hiệu mang chức năngMối quan hệ giữa hai yêu cầu cơ bản trong xác định dấu hiệu
227 228
228
228 231 Z35
235 238
239 240
245
246 246
261
Trang 9s22 Chứng cứ về dâu hiệu mang chức năng
5.2.2.1 Chứng cứ phat sinh từ thực tế của các dấu hiệu
SP PP, Chứng cứ qua sự thẩm định chuyên môn
5.3 Một số kiến nghị cho Việt Nam
5.3.1 Ap dung cac nguyén tac trong hệ thống pháp luật sở hữu tri
Danh mục các vụ việc tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo
Những công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án
Phụ lục
273 212
274
21 278
283
283 288
303
307
Trang 10MO DAU
Đối tượng nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các
sản phẩm vật chất được con người tạo ra ngày một đa dạng và phong phú về chủng
loại, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất khác nhau Vì vậy, nhãn
hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp
và nhãn hiệu được xem như “bộ mat’ của doanh nghiệp trên thị trường Người tiêu
dùng ghi dấu ấn về các doanh nghiệp khác nhau và các sản pham từ các doanhnghiệp này chủ yếu thông qua nhãn hiệu của họ Chính vì lý do này, việc lựa chọn
và đăng ký những dấu hiệu độc đáo làm nhãn hiệu cho sản phẩm là yêu cầu vô cùng
cần thiết cho mỗi doanh nghiệp
Từ những loại dấu hiệu 'truyền thống' như các từ, các chữ SỐ, chữ cái, những
dấu hiệu được lựa chọn làm nhãn hiệu ngày càng mở rộng và phát triển Nhãn hiệu
ngày nay có thé là các màu sắc đơn lẻ, là hình dang của sản phẩm, là âm thanh, mùi
vị hoặc những yếu tố độc đáo có được từ bản thân sản phẩm, thậm chí là có được từ
kỹ năng bán sản phẩm trên thị trường Có thé nói, bất kể loại dấu hiệu nào có khả
năng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác trên thị
trường đều có khả năng được bảo hộ theo pháp luật về nhãn hiệu
Tuy nhiên, sự mở rộng các loại dau hiệu không đồng nghĩa với việc bat kỳ dấu hiệunào đăng ký cũng đều được chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu Các dấu hiệu đó chỉ đượcchấp nhận khi thoả mãn được những điều kiện bảo hộ nhãn hiệu được quy địnhtrong pháp luật của từng quốc gia Điều kiện cơ bản nhất, thường được biết đếnnhất với việc thâm định bảo hộ nhãn hiệu chính là khả năng phân biệt của dấu hiệu
Trong những điều kiện từ chối bảo hộ nhãn hiệu, dấu hiệu mang chức năng là mộttrường hợp Tuy khả năng phân biệt là đặc tính quan trọng nhất cần xem xét khi bảo
Trang 11phân biệt Nói một cách khái quát, nếu khả năng phân biệt là tính chất quyết định
việc dấu hiệu đăng ký có được bảo hộ nhãn hiệu hay không thì việc thâm định cóhay không tính chất chức năng sẽ đưa đến câu trả lời về việc dấu hiệu đăng ký có
thể xem xét thẩm định bảo hộ nhãn hiệu hay cần được bảo hộ bằng một quyền sở
hữu trí tuệ khác.
Dau hiệu mang chức năng không phải là van đề “truyền thống' trong pháp luật về
nhãn hiệu Khi các dấu hiệu đăng ký bảo hộ đơn thuần chỉ là các dấu hiệu thể hiện
dưới dạng không gian hai chiều như các từ, các chữ số, chữ cái vấn dé này chưa
được quy định trong pháp luật về nhãn hiệu Dấu hiệu mang chức năng chỉ thực sự
phát sinh và phát triển tương ứng với thời điểm mà những dấu hiệu đặc biệt được
chap nhận thẩm định bảo hộ nhãn hiệu, vi dụ như các dấu hiệu thể hiện dưới dạngkhông gian ba chiều Bởi vì, với các dấu hiệu này, sự giao thoa, xung đột quyền bảo
hộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có thể xảy ra Trên lý thuyết, mỗi quyền sở hữu trí
tuệ được quy định hướng tới những mục tiêu và đối tượng riêng biệt Như tác giả
Cornish đã viết trong cuốn “Intellectual Property”: “Sáng chế bảo vệ những thành
quả sáng tạo kỹ thuật trong một thời gian hữu hạn, kiểu dáng công nghiệp bảo hộhình thức của hàng hoá có thể sản xuất hàng loạt, quyền tác giả đem lại sự bảo hộ
dài hơn cho các tác phẩm văn chương, nghệ thuật cũng như các sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực âm nhạc và nhãn hiệu là những yếu tố được bảo hộ chống lại cáchành vi vi phạm trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên thị trường.”
Đối với các đối tượng đặc biệt nêu trên, nhiều quyền sở hữu trí tuệ đều có thể ápdụng để bảo hộ Những vấn đề có thể nảy sinh do sự xung đột quyền xảy ra trênthực té Các quy định về dấu hiệu mang chức năng được ra đời với mục đích giải
quyết hợp lý các van dé này trong phạm vi của pháp luật về nhãn hiệu
' William Cornish, “Intellectual Property”, tr.3, NXB Oxford University (2004).
Trang 12Luận án của tác giả nghiên cứu những van đề liên quan đến dấu hiệu mang chức.
năng trong pháp luật về nhãn hiệu và trong thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu
và Việt Nam Vấn đề này được phát triển trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệuhướng tới giải quyết các vẫn đề phát sinh do xung đột quyền bảo hộ, với định
hướng cân bằng một cách hợp lý các lợi ích cần được bảo vệ trong xã hội, từ các
quyền sở hữu trí tuệ và cân băng một cách hợp lý sự bảo hộ sở hữu trí tuệ và sự bảo
hộ cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường Nói tóm lại, mục tiêu cơ bản là
cơ sở cho quy định về dấu hiệu mang chức năng chính là việc xây dựng một nền
kinh tế cạnh tranh lành mạnh và một xã hội phát triển nền khoa học công nghệ kỹ
thuật hiện đại, tiên tiến, trong đó, lợi ich chung của cộng đồng và lợi ích riêng của
từng chủ thê đều được coi trọng và đảm bảo một cách phù hợp
Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề của lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng được
nghiên cứu nhiều thể hiện qua các sách chuyển khảo, các bài báo khoa học trên tạp
chí và các công trình khác Trong những tài liệu này, các tác giả đã nghiên cứu khá
sâu quyền sở hữu trí tuệ, cũng như sự triển khai quyền này trong thực tiễn Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào về dấu hiệu mang chức năng ở
Việt Nam cũng như trên thế giới Trong các tài liệu nghiên cứu về sở hữu trí tuệ,một vài khía cạnh của đề tài này được đề cập tới, nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ
nêu lên vân đê mà chưa di sâu vào phân tích chi tiệt.
Dấu hiệu mang chức năng được đề cập trong một số cuốn sách về sở hữu trí tuệ
hoặc về nhãn hiệu chỉ mới trên góc độ là một trong những điều kiện từ chối bảo hộnhãn hiệu Có thể lấy dẫn ra một số công trình:
- McCarthy, “McCarthy on Trademark and Unfair Competition””: đây là một bộ
sách kinh điển về nhãn hiệu và pháp luật cạnh tranh tại Hoa Kỳ Hầu hết các vấn đề
? McCarthy, “McCarthy on Trademarks and Unfair Competition” §7:63, 4" Edition, LexisNexis.
Trang 13số phán quyết điển hình của các toà án Hoa Kỳ trong một số vụ việc Tuy nhiên, tác
giả cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và giới thiệu.”
- William S.Boyd, “Understanding Trademark law’: Cuốn sách nay phát thảo bức
tranh tổng thé pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ Tuy không chỉ tiết băng bộ sách
của McCarthy, nhưng những nội dung về nhãn hiệu được trình bày trong cuốn sách
của Wiliam dễ hiểu và tương đối cơ bản Do đó, có thể xem đây là cuốn giáo khoa
về pháp luật nhãn hiệu dùng cho giảng dạy tại các trường luật Nội dung liên quan
dén dấu hiệu mang chức năng cũng được trình bày trong một vài trang của cuốn
sách, khi đề cập đến các quy định từ chối bảo hộ nhãn hiệu.”
- Stephen M.McJohn, “Intellectual Property”®: Cuốn sách trình bày gan như tat ca
những vấn đề thuộc quyền sở hữu trí tuệ Với nội dung như vậy, cuốn sách này làtài liệu quý dùng để giảng dạy về sở hữu trí tuệ nói chung tại các trường đại học và
phổ cập kiến thức về sở hữu trí tuệ cho dan chúng Dấu hiệu mang chức năng cũng
được đề cập khi giới thiệu nội dung về các loại dấu hiệu không được chấp nhận bảo
hộ nhãn hiệu tại Hoa Ky.’
- Graeme B.Dinwoodie, Mark D.Janis, “Trade dress and design law”Š: Tác gia cuôn
sách này phân tích chuyên sâu hơn những cuốn sách nêu trên Tác giả không phân
? Chapter 7: Trademark and tradedress formats, IV Functionality (Chương 7: Nhãn hiệu và hình thức của.
trade dress, IV Dấu hiệu mang chức năng).
* William S.Boyd, “Understanding Trademark law”, Mary LaFrance, LexisNexis (2005).
* Part IV: Federal Trademark registration, §2.09 Marks Eligible for Federal Registration, [B] Barks Ineligible
for Registration on the Principal register, [5] Descriptive, Misdescriptive, or Functional! Marks, [f] Functional
Marks (Phan IV: Dang ký nhãn hiệu liên bang, §2.09 Những dau hiệu có thé đăng ký nhãn hiệu liên bang, [B] Trường hợp cắm đăng ký nhãn hiệu).
* Stephen M.McJohn, “Intellectual Property”, Wolters Kluwer law & Business, NXB Aspen (2009).
7 Part III: Trademark, Chapter 11: Sustantive Standards for Protection: “The Source-Distinguishing Ability of
a mark”, Unprotectable Symbols, Functional Matter (Phan III: Nhãn hiệu, Chương |]: Điều kiện bảo hộ:
“Khả năng phân biệt nguồn sản xuất của một nhãn hiệu”).
® Graeme B.Dinwoodie, Mark D.Janis, “Trade dress and design law”, Wolters Kluwer law & Business, NXB
Aspen (2010).
Trang 14tích các quyên sở hữu trí tuệ nói chung hoặc các van đề khác nhau của pháp luật vềnhãn hiệu Trade dress là đối tượng chính được nghiên cứu trong mối quan hệ với
pháp luật về nhãn hiệu và pháp luật về kiểu dáng công nghiệp Van dé về dấu hiệumang chức năng được phân tích chỉ tiết hơn so với những cuốn sách viết chung vềcác quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, do van dé được nghiên cứu chính là trade dress,
nên chỉ một số vấn dé liên quan đến đối tượng này được phân tích qua một số phán
quyết cụ thé của các toà án khác nhau Có thể nói, dấu hiệu mang chức năng vẫn
chưa được tiêp cận một cách toàn diện như chủ đê nghiên cứu.”
- Belinda Isaac, “Brand Protection Matters”!?: đây là một cuốn sách rất hay và hữuích cho những nhà doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu trên thị trường Tuy
không có nội dung nào trình bày trực tiếp về dấu hiệu mang chức năng nhưng
những phân tích cặn kẽ, thấu đáo về giá trị của hình thức hàng hoá, hình thức đóng
gói đối với vấn đề nhận diện doanh nghiệp trên thị trường có thể coi là nền tảng để
đánh giá những vấn đề tương ứng về dấu hiệu mang chức năng, trên phương diện
pháp luật."
Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ dưới dạng sách chuyên khảo
là một con số khá lớn, khó có thể thống kê đầy đủ Trên đây chỉ là một số công trình
điển hình.Tuy thé, qua một số viện dẫn này, điều mà tác giả luận án muốn nhấn
mạnh là các công trình nghiên cứu đã có hoặc giới thiệu chung về các quyền sở hữutrí tuệ, hoặc tập trung riêng vào pháp luật về nhãn hiệu ở các khía cạnh liên quan
Trong khi đó, dấu hiệu mang chức năng hoặc không được đụng chạm, hoặc đã được
đề cập nhưng mới chỉ dừng ở mức độ nêu lên một cách khái quát
? Part II: Trade dress, 3 Functionality (Phan II: Trade dress, 3 Dau hiệu mang chức năng).
© Belinda Isaac, “Brand Protection Matters”, London Sweet & Maxwell (2000).
'' Part III: Essential elements of a trademark conclusion, Chapter 3: Protecting Product Appearance, Chapter 4: Protecting Product Packaging (Phan III: Thành phần cơ ban của một nhãn hiệu, Chương 3: Bảo hộ diện
mạo của sản phẩm, Chương 4: Bảo hộ hình dạng đóng gói của sản phẩm).
Trang 15Van dé về dau hiệu mang chức năng được tập trung phân tích chủ yếu trong các bài
báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành tại Hoa Kỳ và Châu Âu Trong đó, các tác
giả thường tập trung phân tích một hoặc một số yếu tố, đặc điểm hoặc khía cạnh
thuộc vấn dé này mà tác giả quan tâm Mục đích chính của các bài viết thườnghướng tới khăng định, đồng tình hoặc phủ định, phản đối các phán quyết cụ thể củacác toà án trong thực tế Có thé điểm qua một số trong chúng:
- A.Samuel Oddi, “The functions of “Functionality” in trademark law”!?: Tác giảbài báo khoa học này đã nhận giải thưởng Stephen P.Ladas cho bài viết hay nhất về
nhãn hiệu hoặc những van đề liên quan cho những xuất bản vào năm 1985 Bài viếtbiện luận khá sắc nét về một số khía cạnh của dấu hiệu mang chức năng Tuy nhiên,toàn bộ nội dung của bài viết chỉ tập trung vào chức năng của quy định về các dấu
hiệu mang chức năng, mà không phân tích cụ thể và toàn diện về bản thân các dấuhiệu này.
- Jessica Litman, “The problem of functional features: tradedress infringement
under Section 43(a) of the Lanham Act”: Bài viết dé cap dén dau hiéu mang chức
năng tại Hoa Kỳ, nhưng nội dung của bài viết chỉ bao hàm những ý kiến đánh giá
của tác giả về thực tế sau một số năm thực hiện các quy định liên quan trong Luật
Lanham.
- Bradford J Duft: “‘Aesthetic’ functionality”'*: Trong bài viết này, dấu hiệu mangchức năng thâm mỹ bị phê phán là một sai lầm trong lý thuyết về dấu hiệu mang
chức năng Tác giả là một trong những người đứng về quan điểm phản đối dấu hiệu
2 A Samuel Oddi, “The functions of ‘Functionality’ in trademark law”, Trademark Review, Volume 76
(1986).
'Ở Jessica Litman, “The problem of functional features: tradedress infringement under Section 43(a) of the
Lanham Act”, Columbia Law Review 1982, Volume 82, Number 1.
' Bradford J Duft: “’Asthetic’ functionality”, Hein Online — 73 Trademark Report 1983.
Trang 16tham mỹ trong thực tế pháp ly tại Hoa Kỳ Bài viết không đề cập tới những van dé
khác cua dâu hiệu mang chức năng.
- Alison Firth, “Shapes as trademark: public policy, functional considerations and
consumer perception”Š: Bài viết giới thiệu những nội dung về dau hiệu mang chức
năng tại Châu Au, trong đó, bộc lộ quan điểm phản đối sự bảo hộ nhãn hiệu cho dauhiệu hình dạng và hình dạng đóng gói của sản phẩm Vì thế, nội dung bài viết cũng
không trình bày toàn điện vấn đề dấu hiệu mang chức năng
Bàn về dấu hiệu mang chức năng, còn một số bài báo khoa học trên các tạp chí khác
tại Hoa Kỳ cũng như Châu Âu Do tính chất phức tạp của vấn đề dấu hiệu mang
chức năng, các tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau về cách thức tiếp cận.'
Chính vì thế, các bài viết thường đi theo một quan điểm chủ quan nhất định Thêm
vào đó, các tác giả cũng chỉ tập trung khai thác một hoặc một số khía cạnh của vấn
dé quan tâm Do đó, hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách
khách quan, toàn diện mọi yếu tố, mọi khía cạnh của vấn đề dấu hiệu mang chức
năng.
Mục đích nghiên cứu
Dấu hiệu mang chức năng là một van đề phức tạp và hiện chưa được thể chế hóa tại
Việt Nam Do đó, tác giả hướng tới hai mục đích chính khi nghiên cứu luận án Thứ
nhất, từ khảo sát khung pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ và Châu Âu, tác giảluận án đúc kết kinh nghiệm, tìm hiểu những nội dung cơ bản về dấu hiệu mang
chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu để có thể cân nhắc khả năng vận dụng phù
hợp với điều kiện Việt Nam Trong đó, chú trọng tìm hiểu tại sao dấu hiệu mangchức năng là một vấn đề quan trọng trong pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, pháp
luật về nhãn hiệu nói riêng và tại sao đây lại là một vấn đề phức tạp, thậm chí còn
được coi là rất hỗn loạn trên thực tế
'S Alison Firth, “Shapes as trademark: public policy, functional considerations and consumer perception”,
European Intellectual Property Review (2001).
Trang 17Thứ hai, từ nghiên cứu về dấu hiệu mang chức năng, tác giả luận án xây dựng, đề
đạt những kiến nghị về việc quy định dấu hiệu này trong pháp luật Việt Nam Cóthể nói, bất kỳ quy định pháp lý nào cũng cần xuất phát từ những cơ sở kinh tế, xã
hội đặc trưng của mỗi quốc gia Dấu hiệu mang chức năng là một van dé mới chưađược nghiên cứu trong giới luật học và chưa được thê chế hóa trong hệ thống phápluật Việt Nam Băng những kiến nghị, tác giả luận án tìm kiếm khả năng chắt lọc
kinh nghiệm từ các nước tiên tiến như Hoa Kỳ và các nước Châu Âu trong xu thế
hội nhập.
Tổng thé, thông qua những nội dung được nghiên cứu và trình bày, tác giả luận án
đặt ra nhiệm vụ cung cấp bức tranh toàn cảnh về dấu hiệu mang chức năng cũng
như đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, để từ đó có thể đề xuất nhữngkiến nghị hợp lý về việc áp dụng quy định về dấu hiệu mang chức năng trong pháp
luật Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án cũng được lựa chọn với ý nghĩa
nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu Chính vì vậy, tác giả luận án kết hợpcác phương pháp sau: phương pháp pháp lý truyền thống, phương pháp pháp lý-lịch
sử, phương pháp so sánh, phương pháp pháp lý-kinh tế và pháp lý-xã hội Cácphương pháp này được sử dụng với ý nghĩa là phương pháp cơ bản, phổ biến hoặc
phương pháp bổ trợ phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu trong luận án Cụ thé, các
phương pháp được sử dụng như sau:
- Phương pháp pháp lý truyền thống: đây là phương pháp quan trọng và phô biến ápdụng khi nghiên cứu bat kỳ van đề pháp lý nào Bởi vì phương pháp này có ý nghĩađối với việc giải thích, phân loại, phân tích, đánh giá nội dung của các chế định
pháp luật và các thuật ngữ pháp lý Trong việc nghiên cứu một vấn đề mới như dấu
Trang 18hiệu mang chức năng, phương pháp này có thê coi là phương pháp chủ đạo và hữuích hơn cả Phương pháp này được sử dụng trong luận án với các nhiệm vụ miêu tả,
giải thích, phân tích những van dé pháp lý liên quan đến dấu hiệu mang chức năng
Trong nội dung nghiên cứu về pháp luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ và Châu Âu,phương pháp này có giá trị đối với việc phân tích và diễn giải chỉ tiết nhất trong khả
năng có thể các nội dung về dấu hiệu mang chức năng với ý nghĩa là những bài họckinh nghiệm thực tế của vấn đề Trong nội dung nghiên cứu về pháp luật Việt Nam,
phương pháp này sẽ giúp phân tích các quy định có liên quan, để có thể chỉ ra thực
tế về việc chưa xuất hiện quy định về dấu hiệu mang chức năng trong hệ thống phápluật Trong nội dung kết luận tổng kết của luận án, phương pháp này đóng góp phần
chủ yếu trong việc tái hiện một bức tranh toàn cảnh về dấu hiệu mang chức năng,
đưa ra các phân tích, bình luận chuyên sâu về van dé Nói tóm lại, đối với toàn bộnội dung của luận án, phương pháp pháp lý truyền thống chính là phương pháp chủđạo được sử dụng dé gắn kết các van đề nghiên cứu trong một tổng thé hợp lý và
logic.
- Phương pháp so sánh: Bởi vì cơ sở thực hiện những nghiên cứu cụ thể của luận án
là từ những van dé có liên quan trong hệ thống pháp luật Hoa Ky va Châu Âu,
phương pháp so sánh có giá trị đối với việc triển khai những vấn đề này Bằngphương pháp so sánh, những phân tích, kết luận về ưu điểm cũng như hạn chế của
vấn đề dấu hiệu mang chức năng tại hai khu vực này có thể được trình bày Phương
pháp so sánh được sử dụng một cách thống nhất từ Chương đầu tiên cho tới Chương
cuối cùng khi phân tích đánh giá các khía cạnh, góc độ khác nhau của van dé nghiên
cứu Nếu không áp dụng phương pháp so sánh, những đề xuất áp dụng dấu hiệumang chức năng trong pháp luật Việt Nam sẽ trở thành sự sao chép máy móc một
van đề mới từ những quốc gia phát triển vào hệ thống pháp luật của một quốc gia
đang phát triển
Trang 19- Phương pháp pháp lý-kinh tế: cơ sở nền tảng cho việc hình thành và phát triển quyđịnh về dấu hiệu mang chức năng là mục tiêu nâng cao hệ thống cạnh tranh trongnên kinh tế Chính vì vậy, phương pháp này cần thiết được sử dụng trong nghiêncứu về dầu hiệu mang chức năng Thông qua phương pháp pháp lý-kinh tế, chúng tahiểu được mối quan hệ biện chứng giữa bảo hộ sở hữu trí tuệ và bảo hộ cạnh tranh
thể hiện từ góc độ kinh tế là mối quan hệ giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn
trong phát triển kinh tế Phương pháp pháp lý-kinh tế còn có ý nghĩa góp phần khắc
hoạ tầm quan trọng của quy định về dấu hiệu mang chức năng Tuy nhiên, cần phải
khang định rang nghiên cứu chính trong luận án là nghiên cứu về vấn đề pháp lý, do
vậy, phương pháp pháp lý-kinh tế chi là một phương pháp được sử dụng bé trợ chocác phương pháp cơ bản khác trong việc nghiên cứu nội dung của luận án.
- Phương pháp pháp lý-lịch sử: sự khác biệt trong quy định về dấu hiệu mang chứcnăng tại Hoa Kỳ và Châu Âu có một lịch sử phát triển trên thực tế Việc chưa quyđịnh dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật Việt Nam cũng có những nguyênnhân sâu xa của cả hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, bắt nguồn từ các đặcđiểm lịch sử riêng có của đất nước Với phương pháp này, vẫn đề dấu hiệu mangchức năng được phân tích trong một lịch sử xuyên suốt và thống nhất từ thời gianbắt đầu hình thành các quy định cho tới nay, trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ
và Châu Âu Nội dung của các phán quyết khác nhau qua mỗi giai đoạn tại hai khuvực này có giá trị cao khi đề xuất việc áp dụng quy định mới vào hệ thống pháp luật
Việt Nam.
- Phương pháp pháp lý-xã hội: bên cạnh lịch sử, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia
chính là nền tảng hạ tầng xây dựng các quy phạm pháp luật mang những nét đặc
trưng phù hợp với từng khu vực Phương pháp pháp lý-xã hội giúp cho việc nghiên
cứu các vấn đề về dấu hiệu mang chức năng trong một tổng thé biện chứng, với
những điểm tích cực và hạn chế nhất định, tạo nền tảng phân tích vấn đề trong hiện
tại và hướng tới những định hướng trong tương lai Tuy nhiên, cũng như phương
Trang 20pháp pháp lý-kinh tế, phương pháp pháp lý-lịch sử và phương pháp pháp lý-xã hộichỉ được sử dụng với ý nghĩa bé trợ, đặc biệt có ý nghĩa trong việc nghiên cứu vấn
đề trên một nền tảng thống nhất biện chứng
Tài liệu nghiên cứu
Các tài liệu liên quan đến vấn đề dấu hiệu mang chức năng trên thực tế không cónhiều, chủ yếu tập trung vào một số bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành.Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về dấu hiệu này cũng như sách viết chuyên
vé van dé này hiện vẫn còn thiếu hụt
Khi nghiên cứu về dau hiệu mang chức năng, muốn tìm hiểu chính xác và chỉ tiết vềvan dé, các dấu hiệu này cần được phân tích từ những nên tảng cơ sở cho tới những
vẫn đề cụ thể Trên góc độ nền tảng, một số Điều ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu
trí tuệ cũng như những quy định pháp luật về nhãn hiệu sẽ được lược khảo trong
luận án Đồng thời, những quy định pháp luật về đấu hiệu mang chức năng tại Hoa
Kỳ và Châu Âu cũng sẽ được phân tích trong luận án
Xuất phát từ ban chat của van đề, được phát triển chủ yếu qua các án lệ, các bản án
khác nhau của các toà án tại hai khu vực này sẽ được nghiên cứu và phân tích Sự
lựa chọn các bản án dùng để nghiên cứu vấn đề của luận án căn cứ trên sự khácnhau của hai hệ thống pháp luật Theo đó, tại Hoa Kỳ, do đặc điểm của thé chế liên
bang, thẩm quyền của toà án liên bang và toà án các bang có những sự độc lập nhất
định, trong mối liên hệ tổng thể Mặc dù phán quyết của Toà án Tối cao của Hoa Kỳ,
có hiệu lực pháp luật cao nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ nhưng toà án các bangkhác nhau của quốc gia này vẫn có những thâm quyền riêng nhất định Từ lý donày, khi nghiên cứu dấu hiệu mang chức năng tại Hoa Kỳ, cả hai loại phán quyết từtoà án liên bang và toà án các bang sẽ được nghiên cứu Tại Châu Âu, tuy khôngphải là một quốc gia như Hoa Kỳ, nhưng khu vực này lại rất nhất quán với mục tiêu
nhất thê hoá các quốc gia thành viên trong sự thống nhất chung của một liên minh
Trang 21Để phục vu mục tiêu này, sự thống nhất trong đường lối giải quyết các vấn dé
chung của Châu Âu luôn được đề cao và được thể hiện rõ nét trong các phán quyếtcủa Toà án Công lý Châu Âu Chính vì đặc điểm này, khi nghiên cứu vấn đề dấu
hiệu mang chức năng tại Châu Âu, các phán quyết mà tác giả luận án sử dụng để
nghiên cứu năm trong phạm vi các toà án cấp khu vực, thay vì nghiên cứu các phán
quyết từ các toa án cu thê tại các quôc gia thành viên.
Bên cạnh đó, tài liệu nghiên cứu của luận án còn là một sô cuôn sách chuyên khảo
về sở hữu trí tuệ, một sô bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành sở hữu tri
tuệ và một số trang web chứa những thông tin có liên quan
Giới hạn nghiên cứu
Dấu hiệu mang chức năng là một chế định pháp lý được hình thành với mục đích
giải quyết một số van dé phát sinh khi xảy ra sự xung đột quyền bảo hộ sở hữu trítuệ Sự xung đột quyền xuất hiện khi nhiều quyền sở hữu trí tuệ đều có thể áp dụng
để bảo hộ cho cùng một đối tượng cụ thẻ Để tránh những hậu quả xảy ra từ việc
xung đột quyên này, trong lĩnh vực pháp luật về nhãn hiệu, các dấu hiệu mang chức
năng được quy định Chính vì vậy, khi nghiên cứu về dấu hiệu mang chức năng,
ngoài nội dung của pháp luật về nhãn hiệu, những nội dung có liên quan của các
quyền sở hữu trí tuệ khác cũng được xem xét Trong phạm vi van dé dấu hiệu mang *chức năng, những quyền đó bao gồm quyền bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dángcông nghiệp và quyền tác giả Ngoài ra, do mục đích cơ bản của chế định về dấuhiệu mang chức năng còn hướng tới thiết lập sự cân bằng tương đối giữa bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ và quyền cạnh tranh, những quy định liên quan trong pháp luật
cạnh tranh cũng được phân tích.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu chính của luận án là những dấu hiệu mang chức
năng trong pháp luật về nhãn hiệu, nội dung của các quyền sở hữu trí tuệ bên cạnhquyén bảo hộ nhãn hiệu và những nội dung khác sẽ được phân tích và nghiên cứu là
Trang 22nhăm phục vụ mục đích nghiên cứu, tác giả luận án không tập trung một cách
chuyên sâu vào các nội dung của từng quyên sở hữu trí tuệ.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy rằng vấn đề dấu hiệu mang
chức năng là một van dé có mối liên quan đến nhiều các quy định khác nhau trong
hệ thống pháp luật Tuy nhiên, trong luận án của mình, tác giả chon lọc những van
dé cơ bản, cốt lõi, theo quan điểm cá nhân, dé phân tích và làm sáng tỏ nội hàm của
dấu hiệu mang chức năng nhằm đánh giá, cân nhắc khả năng áp dụng chúng vàotrong hệ thống pháp luật Việt Nam Những nội dung khác mà tác giả luận án chorằng là sự phát triển thêm của dấu hiệu mang chức năng sẽ được tiếp tục khảo cứu ở
những công trình khác.
Kết cau của luận án
Luận án mở đầu bằng Phần giới thiệu chung Trong đó, tác giả trình bày những vấn
đề cơ bản: đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,tổng quan về tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu sử dụng, giới hạn phạm vi
nghiên cứu.
Phần nội dung chính của luận án gồm: Chương I - Khái quát chung, Chương II —Quy định và những vấn đề thực tiễn của dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật
về nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, Chương III - Quy định và những vấn đề thực tiễn của dấu
hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu tại Châu Âu, Chương IV - Quyđịnh và những van dé thực tiễn của dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật vềnhãn hiệu tại Việt Nam, Chương V - Kết luận và kiến nghị
Chương I của luận án lược khảo một số văn bản pháp luật cơ bản vê nhãn hiệu bao
gồm một số Điều ước quốc tế và những văn bản pháp luật quốc gia tương đương
Qua đó, tác giả chứng minh rằng các quy định về dau hiệu mang chức năng không
tim thấy được trong các Điều ước quốc tế và các quy định này chi tồn tai trong mot’
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI
PHÒNG ĐỌC 54 0
Trang 23số văn bản cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc gia Trong nội dung Chương I, vấn
dé dau hiệu mang chức năng bước đâu được giới thiệu qua phân tích về cơ sở hìnhthành, tầm quan trọng của các quy định nói chung Do tính chất phức tạp của vấn
dé, tác giả luận án cho rằng những kết luận cụ thể về dấu hiệu mang chức năng chỉ
có thể có được khi đã tiến hành những nghiên cứu chỉ tiết
Ở chương II và chương III của luận án, tác giả đi sâu vào khảo sát những quy địnhcủa pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng dấu hiệu mang chức năng tại Hoa Kỳ và
Châu Âu Là quốc gia mà dấu hiệu mang chức năng có bề dày phát triển ké cả về
phương diện lập pháp lẫn nghiên cứu học thuật, Hoa Kỳ có thể cung cấp nhiều kinh
nghiệm đáng được tham khảo Các dấu hiệu này đã được phân tích khá cụ thé tại cả
hai hệ thống toà án liên bang và toà án bang Theo đó, dấu hiệu mang chức năng
được khắc hoạ đa dang, với nhiều yếu tố, thành phan, nội dung khác nhau, và trênthực tế, đã nhận được những sự ủng hộ, phản đối từ các thâm phán, các nhà nghiên
cứu, các chuyên gia Có thể nói, với bức tranh tổng quan về dấu hiệu mang chứcnăng tại Hoa Kỳ, chúng ta có được cái nhìn khá toàn diện về nội hàm của dấu hiệu
này Pháp luật và thực tiễn của Châu Âu cũng góp thêm cho chúng ta một bài họckinh nghiệm của vấn đề này Tuy nhiên, nếu như dấu hiệu mang chức năng tại Hoa
Kỳ được phân tích rất chỉ tiết và cụ thể, vấn đề này tại Châu Âu lại được nhìn nhậntương đối khái quát và tập trung chủ yếu vào những vấn dé mang tính cơ sở Vì vậy,
sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận với cùng một vấn đề sẽ đưa đến hai bức tranh từ
hai góc độ khác nhau về cùng một vấn dé dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật
vê nhãn hiệu.
Tại Việt Nam, từ tìm kiếm trong hệ thống luật thực định và qua khảo sát thực tế, tácgiả luận án cho rằng chưa xuất hiện các quy định về dau hiệu mang chức năng Van
đề này được trình bày trong Chương IV, thông qua phân tích các quy định của pháp
luật về nhãn hiệu cũng như thực tiễn liên quan tại Việt Nam Trong Luật Sở hữu trítuệ Việt Nam có thé tìm thấy một số quy định mà thoạt nhìn có ‘dang dap’ liên quan
Trang 24đến vấn đề này Do đó, tác giả phân tích và giải thích một cách chỉ tiết các quy địnhnày để chỉ ra rằng những quy định này điều chỉnh những van đề hoàn toàn khác
biệt Trong nội dung của Chương IV, một số nội dung liên quan đến việc lý giải
thực tế về sự phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và thực tế của các quyđịnh liên quan đến dau hiệu mang chức năng sẽ được trình bày một cách khái quát
Chương V của luận án là một chương tông hợp gồm ba nội dung chính là so sánh
dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật của Hoa Kỳ và Châu Âu; tổng kết đánhgiá về đấu hiệu và đề xuất kiến nghị đối với pháp luật Việt Nam Trong nội dung sosánh, chủ yếu những điểm khác biệt trong hai chế định dấu hiệu mang chức năng từ
hai khu vực này sẽ được trình bày và lý giải Đây là nền tảng cơ bản cho những tổng
kết đánh giá về vấn đề dấu hiệu mang chức năng Trong nội dung này, theo quan
điểm cá nhân và dựa trên toàn bộ vấn đề nghiên cứu, tác giả chỉ ra những ưu điểm
và hạn chế của mỗi cách thức áp dụng, xác định dấu hiệu mang chức năng trên thực
tế, cũng như đưa ra những kết luận chung về van dé Tác giả xây dựng và đề xuấtcác kiến nghị về việc áp dụng dấu hiệu mang chức năng trong hệ thống pháp luật
Việt Nam từ hai cơ sở chính đó là từ nội ham của dấu hiệu mang chức năng đã đượcmiêu tả, phân tích, so sánh và tổng kết ở những phần trước và từ chính những điềukiện đặc thù kinh tế- xã hội và hệ thống pháp luật Việt Nam Theo cách đó, những
kiến nghị được đề xuất trong luận án sẽ bao gồm những kiến nghị chung và nhữngkiến nghị cụ thể
Trang 25CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG
Trong Chương I, tác giả sẽ trình bày một số van dé chung và giới thiệu sơ bộ về vấn dé nghiên cứu của luận án Thông qua việc khải quát rất ngắn gọn một số văn bản pháp luật
quốc tế và trong nước quy định về sở hữu trí tuệ, tác giả muốn nhắn mạnh rang các dauhiệu mang tinh chất chức năng không được quy định tại các văn bản này Ngoài ra, đo giới
hạn của vấn đề nghiên cứu chỉ trong phạm vi pháp luật về nhãn hiệu, Chương I cũng sẽ dé cập tới một số vấn đề cơ bản của nhãn hiệu Tuy nhiên, các quy định trong các văn bản
pháp luật nêu trên cũng như những khía cạnh của pháp luật nhãn hiệu sẽ không được trìnhbày chi tiết trong nội dung Chương I Mục đích chính của Chương I chỉ là giới thiệu các
nội dung vừa nêu, với ý nghĩa tạo cải nhìn và cách tiếp cận ban dau cho những nghiên cứu
cụ thê và chi tiêt tiép sau.
Chương I cũng sẽ giới thiệu khải quát về các dấu hiệu mang tinh chất chức năng trong pháp luật nhãn hiệu Bởi vì đây là một vấn đề còn khả mới, đặc biệt là với hệ thống pháp luật Việt Nam, việc nhận diện cũng như hiểu chính xác nội hàm của vấn đề là vô Củng quan trọng Do đó trong phạm vi của Chương I, các dấu hiệu này được phân tích và trình
bày chủ yếu phục vụ cho mục đích khái quát bối cảnh và lý do xuất hiện của các quy địnhtrong pháp luật nhãn hiệu nói riệng, pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, xuất phát đẳngthời từ yêu câu của thực tiễn và đòi hỏi của pháp luật Dé đảm bảo tính thống nhất chungtrong nội dung trình bày của luận án, cũng như để đạt được những kết luận chính xác vềchủ dé nghiên cứu, Chương I sẽ không dua ra những kết luận, phân tích hay tổng kết cụthể về các dau hiệu mang chức năng Dé có được những thông tin này, câu trả lời cần phảidựa trên tông thê toàn bộ nội dung của luận án.
Trang 261.1 Khai quát về lich sử phat triển nhãn hiệu
Từ xa xưa, loài người đã biết dùng các dấu hiệu để thể hiện sự sở hữu tài sản củamình trong vai trò người chủ hoặc nhóm sản xuất Người nguyên thủy đã biết dùng
các ký hiệu để đánh dấu sở hữu trên các vật nuôi Ví dụ như, trong các hang động
mà người nguyên thủy sinh sống khoảng 5000 năm trước công nguyên, các nhàkhảo cổ đã tìm được nhiều bức vẽ về các con bò rừng, trên hông chúng có đánh dấu
nhiều dấu hiệu khác nhau Họ cho rằng những dấu hiệu này chính là những dấu hiệu
xác định quyền sở hữu Những dấu hiệu tương tự cũng được các nhà khảo cổ tìm
thấy trên một số bình gốm khai quật được ở nhiều nơi trên thế gidi
Sau này, các dấu hiệu bắt đầu được sử dụng để chỉ ra ai là người sản xuất các sản
phẩm và cũng để bảo đảm về chất lượng công việc của họ Những khảo vật của
3500 trước công nguyên chỉ ra rằng hàng hóa của người Mesopotamian được xácđịnh với những con dấu hình trụ, còn những con dấu bằng đá thì được dùng cho
người Knossos ở Crete Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều viên gạch, đồ gốm, đá
mỏ hoặc mái ngói của triều đại Ai cập đầu tiên và từ thời kỳ 3000 năm trước côngnguyên Các mẫu vật này có mang các dấu hiệu được phân tích là của con ngườithời kỳ đó sử dụng để xác định sở hữu Cụ thể như các con dấu trên đồ gốm thủ
công gần Corinth (sản phẩm từ những năm 2000 trước công nguyên) và các dấu vết
dé lại trên các sản phẩm gốm sản xuât tại Hy Lạp (sản phẩm của thé kỷ thứ 6 va thế
kỷ thứ 3 trước công nguyên).
Việc sử dụng các dấu hiệu được phát triển ở mức độ chuyên sâu hơn với Dé chế
Roma, thể hiện trong các ghi chép còn lưu lại đến thời nay, miêu tả việc sử dụng
các dấu hiệu với những mục đích kinh tế nhất định Có thể lấy ví dụ như các viêngạch của thời kỳ này sau khi sản xuất đều được đánh dấu bằng một số dấu hiệu cụ
thê.
Bước vào thời kỳ Phục hưng, khi Đề chế Roman tan rã, những tài liệu miéu tả việc
sử dụng các dấu hiệu trong thời kỳ này không được tìm thấy nhiều Tuy nhiên, có
một thực tế không thể phủ định là các dấu hiệu vẫn không ngừng được sử dụng với
Trang 27những mục đích khác nhau trong suốt giai đoạn này Thoạt đầu, các dấu hiệu được
sử dụng dé xác định nhà sản xuất, véi mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng Sau đó, các
dấu hiệu lại được sử dụng để xác định sự gắn bó, mối liên kết giữa nhà sản xuất với
một phường hội nhất định, đồng thời để bảo hộ sự độc quyền của các phường hội
này Có thê thấy, các dấu hiệu trong giai đoạn sau thường được sử dụng với vai trỏ
thé hiện lợi ích của nhà sản xuất hơn là vì mục tiêu của người tiêu dùng Kế đến ởgiai đoạn khi mà quảng cáo được xem như một hành vi không lành mạnh, dau hiéu
lại được các nha san xuất sử dụng với ý nghĩa xác định thương hiệu của họ trên thịtrường Sau cùng, tuy mới chỉ dừng lại ở các quy định chung chung, các dấu hiệu đãchính thức được pháp luật công nhận giá trị tài sản của chúng, cũng tương đươngnhư những loại tài sản khác Và ké từ thời kỳ Phục hưng, các dấu hiệu hay gọi theo
thuật ngữ pháp lý là các nhãn hiệu được chấp nhận và sử dụng với ý nghĩa ‘dichthực” của chúng cho tới ngày hôm nay
Trong quá trình phát triển của mình, nhãn hiệu đã trở thành một khái niệm rất phổ
biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được thể hiện dua nhiều loại khác nhau.' Pháp
luật bảo hộ nhãn hiệu cũng liên tục được mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong
phát triển đời sống kinh tế xã hội hiện dai.'®
1.2 Các văn bản quy định về nhãn hiệu
Trong nội dung này, một số văn bản, cả quốc tế, khu vực và trong nước, có quyđịnh về nhãn hiệu được nêu lên một cách khái quát Bởi vì pháp luật về nhãn hiệuchỉ là một nhánh thuộc hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, các văn bảnđược trình bày sẽ không chỉ là các văn bản điều chỉnh riêng về nhãn hiệu mà còn
bao gồm cả những văn bản điều chỉnh chung đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ Mục
đích chính của việc khái quát các văn bản này là để xác định dấu hiệu mang tính
'* Xem thêm trang web: http://www.lib.utexas.edu/engin/trademark/timeline/pre/pre.html: năm 1266, đạo
luật về nhãn hiệu đầu tiên thông qua tại Anh quốc; vào thế kỷ 15 và 16, pháp luật trở nên hà khắc hơn; năm
1618, xét xử vụ việc đâu tiên liên quan đến sự vi phạm (Southem v How): một thợ dệt làm loại vải kém chất
lượng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu của thợ đệt vải loại tốt hơn (Vụ việc này được xem như mối liên hệ giữa
“nhãn hiệu buôn bán” của Những năm trung cổ và nhãn hiệu hiện dai)
17 Xem thêm trang web: http:/www.lib.utexas.edu/engin/trademark/timeline/pre/pre.html: Nhãn hiệu đã
không chỉ giới hạn ở từ ngữ và các dau hiệu thông thường có thé nhìn được, mà phát triển thêm các dấu hiệu
không gian 3 chiều, âm thanh hoặc tập hợp âm, màu sắc, mui hương
'8 Mét số nội dung cơ bản của nhãn hiệu sẽ được phân tích thêm tai mục 1.3 của luận án.
Trang 28chat chức năng của pháp luật nhãn hiệu có được quy định trong các văn bản nêu
trên hay không.
1.2.1 Một số Điều ước quốc tế
1.2.1.1 Công ước Paris!
Công ước Paris là văn bản quốc tế đầu tiên điều chỉnh các van dé liên quan đến sở'
hữu công nghiệp Vì thế, các quy định trong Công ước có nội dung tương đối khái
quát và phạm vi điều chỉnh của Công ước rất rộng, bao gồm nhiều đối tượng sở hữucông nghiệp là sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu công nghiệp, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý Những quy định của Công ước có thể gộp chungthành ba nội dung cơ bản: nguyên tắc đối xử quốc gia, quy định về quyền ưu tiên và
những quy định chung áp dụng cho các đối tượng sở hữu trí tué.””
Những doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh trên nhiều vùng lãnh thổ đều
mong muốn nhãn hiệu của họ được bảo hộ trong một cơ chế đa quốc gia Công ước
Paris có thể xem như “công cụ' đầu tiên đáp ứng cho mong muốn này Theo Công
ước, các quốc gia thành viên phải thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ Có nghĩa là, tại bat ky quéc gia thành viên nào, công dân củaquốc gia thành viên khác cũng phải được đối xử tương tự như công dân của quốcgia thành viên sở tai.”! Quy định này đảm bảo cho các nhãn hiệu nước ngoài được
bảo hộ bình đăng với các nhãn hiệu nội địa Nguyên tắc đối xử quốc gia được thểhiện cụ thể qua các quy định khác nhau trong Công ước
Công ước quy định về quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn
hiện và kiểu dáng công nghiệp tại quốc gia thành viên khác Quyền ưu tiên này
được áp dụng cho người có quyền đăng ký hoặc người thừa kế hợp pháp của họ
'? Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ky vào ngày 20 tháng 3 năm 1883, có hiệu lực từ ngày
7 tháng 3 năm 1884 và được in lại tại Brussels năm 1900, tại Washington năm 1911, tại Hague năm 1925, tại London năm 1934, tại Lisbon năm 1958 và tại Stockholm năm 1967, và được chỉnh sửa năm 1979.
? Ngoài ra còn có một số quy định hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.
2! Công ước Paris, Điều 2.
Trang 29Thời gian ưu tiên được quy định trong Công ước đối với nhãn hiệu là 06 tháng kể từ
ngày nộp đơn dau tiên.??
Công ước Paris cũng đề cập đến một số quy định chung đối với hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ Về nhãn hiệu,
quy định chung quan trọng nhất là sự độc lập bảo hộ đối với nhãn hiệu ở các quốcgia thành viên khác nhau Công ước không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng
ký nhãn hiệu Những vấn đề này sẽ được quyết định trong luật của mỗi quốc gia
thành viên.??
Bởi vì đây là văn bản quốc tế đầu tiên điều chỉnh các vấn đề sở hữu công nghiệp,các quy định của văn bản này mới dừng lại ở mức độ khái quát chung Chính vìvậy, dấu hiệu mang tinh chất chức năng chưa được dé cập tới trong nội dung củaCông ước Paris.
1.2.1.2 Thỏa ước Madrid và Nghị định thu Madrid’
Hệ thống Madrid gồm hai văn bản: Thỏa ước Madrid, ra đời năm 1891 và Nghịđịnh thư Madrid, ra đời muộn hơn, vào năm 1989 Thỏa ước Madrid là một văn kiện đặc biệt dưới Công ước Paris, nghĩa là chỉ có những thành viên của Công ước
Paris mới có thể tham gia Thỏa ước này Một quốc gia có thể vừa là thành viên của
Thỏa ước, vừa là thành viên của Nghị định thư, hoặc là chỉ là thành viên của một
trong hai Điều ước quốc tế này.”
Với các quy định từ hai văn bản này, hệ thống đăng ký quốc tế về nhãn hiệu”” đượchình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đăng ký nhãn hiệu của công dân
a Công ước Paris, Điều 4 (C) (1).
sẽ „ Công ước Paris, Điều 6.
4 Thỏa ước Madrid về đăng ký sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 14 tháng 4 năm 1891 và có hiệu lực vào
năm 1892 Hiệp ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, ban hành vào năm 1989 và có hiệu lực năm 1995
va đi vào hoạt động từ 1 thang 4 năm 1996
?“ Ví dụ như Hoa Kỳ là thành viên của Nghị định thư Madrid nhưng không là thành viên của Thoả ước
Madrid.
26 Hệ thông Madrid cho phép đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ tại hơn 60 quốc gia,'
chỉ sử dụng một tiêu chuân chung và đơn giản Hệ thống Madrid được điều hành bởi WIPO Ngày 01 tháng 7 năm 2004, Ủy ban Châu Âu đã trở thành thành viên của hệ thống này
Trang 30các quốc gia thành viên Với Thoả ước Madrid, sau khi đã hoàn tất đăng ký quốc
gia với nhãn hiệu, chủ thể có thể tiếp tục gửi đơn đăng ký quốc tế tới WIPO VớiNghị định thư Madrid, thủ tục đăng ký quốc tế còn được tiến hành nhanh chóng vàngười nộp đơn còn có nhiều thuận lợi hơn khi thực hiện thủ tục này Sự đăng kýtheo hệ thống như vậy giúp tiết kiệm chi phí đăng ký nếu phải thực hiện việc đăng
ký nhãn hiệu đơn lẻ, ở từng quốc gia riêng biệt
Nội dung chính trong hai văn bản này chỉ là các quy định vẻ thủ tục đăng ký quốc tế
đối với nhãn hiệu Do đó, Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid, tuy đóng vaitrò quan trọng, không thẻ thiếu trong hệ thống các Điều ước quốc tế, đặc biệt là vềnhãn hiệu, đều không quy định về dấu hiệu mang chức năng
1.2.1.3 Hiệp định TRIPS”
Khi sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nên thương mại quốc tế,
sự bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cũng không ngừng phát triển và mở rộng Bêncạnh những mặt tích cực, các vấn đề sở hữu trí tuệ cũng đã và đang trở thành những
áp lực nhất định cho nền kinh tế thế giới Ở mỗi quốc gia, nhiều cách thức đã được
các quốc gia áp dụng nhằm đối phó với những hậu quả bat lợi đã xảy ra trên thực tếnày Việc xây dựng những quy định thương mại quốc tế liên quan đến lĩnh vực sở
hữu trí tuệ được coi như một trong những công cụ đắc lực giải quyết các mâu thuẫn
và xung đột một cách có hệ thống và hiệu quả Hiệp định TRIPS đã ra đời trong bối
cảnh đó.
Sự ra đời của Hiệp định TRIPS thể hiện nỗ lực hàn gắn khoảng cách trong bảo hộ
sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia, cũng như cố găng xây dựng những quy định chung
về bảo hộ giữa các quốc gia riêng biệt Hướng tới mục tiêu đó, các quy định trongHiệp định TRIPS luôn gắn liền với yêu cầu cân băng hợp lý những lợi ích dài hạn
với những chi phí ngắn hạn trong xã hội.”” Hiệp định TRIPS đã dé ra các tiêu chuẩn
27 Hiép dinh cha WTO về các vấn dé liên quan đến thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ được đàm phán tại Vong đàm phán Uruguay 1986-94 Văn bản này có hiệu lực ké từ ngày 01 tháng 01 năm 1995
? Xã hội sẽ thu được ích lợi trong giai đoạn dài khi sự bảo hộ sở hữu trí tuệ khuyên khích sự sáng tạo và các
sản phẩm sáng tạo, đặc biệt khi thời gian bảo hộ đã hết, các sản phẩm sáng tạo này sẽ thuộc về cộng đồng.
Chính phủ được phép cắt giảm mọi chỉ phí trong giai đoạn ngắn hạn với một số ngoại lệ, ví dụ như vì sức
Trang 31bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ khi bảo hộ các quyền
sở hữu trí tuệ tại quôc gia mình.
Nội dung của Hiệp định xoay quanh năm vấn đề chính, bao gồm: các nguyên tắc cơbản trong bảo hộ sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu cho các đối tượng sởhữu trí tuệ, các quy định về sự thực thi nội dung Hiệp định, các quy định về giải
quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên và các thoả thuận chuyểnđổi khi áp dụng Hiệp định Các đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp
định này gồm có: quyền tác giả, nhãn hiệu (hàng hóa và dịch vụ), chỉ dẫn địa lý,
kiểu dáng công nghiệp, sáng ché, thiết kế bó trí mạch tích hợp và bí mật thông tin
Về nhãn hiệu, Hiệp định xác định những dấu hiệu có khả năng bảo hộ nhãn hiệu và
các quyền tối thiểu của chủ sở hữu nhãn hiệu TRIPS cũng quy định việc bảo hộ
nhãn hiệu dịch vụ được áp dụng tương tự như nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu nỗi
tiếng có thể được nhận thêm một số bảo hộ nhất định
Nói tóm lại, Hiệp định TRIPS lần đầu tiên đưa pháp luật sở hữu trí tuệ vào hệ thống
thương mại quốc tế, trong khi vẫn duy trì được những những văn bản quốc tế hiện
hành về sở hữu trí tuệ Hiệp định TRIPS đã tạo ra một thay đổi to lớn trong hệ
thống sở hữu trí tuệ của thế giới Tuy vậy, trong TRIPS cũng không hẻ có bất kỳ
quy định nào về dau hiệu mang chức năng của nhãn hiệu
Tiểu kết
Có thể thấy, các quy định liên quan đến những vấn đề thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệtrên phạm vi quốc tế đều tập trung trong một số Điều ước quốc tế cơ bản Trong cácvăn bản này, các đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định ở những mức độ khác
nhau, phụ thuộc vào thời gian ban hành Điều ước trên thực tế Tuy nhiên, liên quan
đến van đề nghiên cứu của luận án, chúng ta có thé khang định rang, dấu hiệu mangchức năng của nhãn hiệu chưa được đề cập tới trong bất kỳ Điều ước quốc tế nào về
sở hữu trí tuệ.
khỏe cộng đồng Và, nếu phát sinh những tranh chấp thương mại về các quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO sẽ có thẩm quyên giải quyết.
Trang 321.2.2 Pháp luật về nhãn hiệu tại một số quốc gia
1.2.2.1 Tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, hai nguồn pháp luật cơ bản dùng dé điều chỉnh các quy định về sở hữu
trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng gồm có: pháp luật Liên bang và pháp luậtcủa các bang.
Pháp luật Liên bang
Theo quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Nghị viện là cơ quan có thẩm quyền banhành pháp luật về quyền tác giả và sáng chế nhằm bảo hộ cho các tác phẩm và các
sản phẩm sáng tạo tương ứng.” Thắm quyền ban hành các văn bản khác của Nghịviện được quy định tại Điều khoản về Thương mại trong Hiến pháp Hoa kỳ Theo
đó, “Nghị viện có Quyền ban hành các quy định về Thương mại được áp dụng cho
các quốc gia bên ngoài, áp dụng cho các bang khác nhau và áp dụng với các bộ tộc
da đỏ'””?, Căn cứ trên thẩm quyền này, Nghị viện đã ban hành các quy định về nhãn
hiệu của Hoa Kỳ Trong pháp luật nhãn hiệu ở Hoa Kỳ thì luật của các bang cùng
điều chỉnh với luật liên bang
Văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh về nhãn hiệu của Hoa kỳ được Nghị viện ban,
hành vào năm 1870 và 1876.” Tuy nhiên, những quy định này đã bị Tòa án Tối caoHoa kỳ bác bỏ hiệu lực vào năm 1879.3? Tòa án cho rằng Nghị viện không có quyềntác động vào các vấn dé cụ thé thuộc các bang như quyền đối với nhãn hiệu Chínhbởi điều này, Nghị viện sau đó đã ban hành một số quy định mới vào các năm 1881
và 1905 bổ sung khả năng sử dụng nhãn hiệu giữa các bang khác nhau tại Hoa kỳ
Năm 1946, Nghị viện thông qua văn bản điều chỉnh nhãn hiệu ở cấp liên bang, Luật
Lanham.”” Từ đó đến nay, tuy đã được sửa đổi, bố sung nhiều lần nhưng văn ban
? Điều I, Mục 8, Phan 8 của Hiến pháp Hoa kỳ quy định rằng Nghị viện có thâm quyền ban hành các quy
định bào hộ quyền với các tác phẩm và sản phẩm sáng tạo của tác giả va các chủ thé sáng tạo khác trong một
khoảng thời gian hữu hạn.
3° Điều I, Mục 8, Phan 3.
°! A.R.MiIler và M.H.Davis, “Intellectual property: Patents, Trademarks and Copyright”, tr 147, West
Publishing Company, St Paul (1990).
*? Vụ việc United States v Steffens, 100 U.S 82, 25 L.Ed 550 (1879).
Sẽ Luật Lanham là văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu hiện đang có hiệu lực tại Hoa Kỳ Mục đíchcủa luật Lanham là loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh trên về marketing hàng hóa và dịch vụ, đồng thởi đem lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại những nhãn hiệu tương tự dễ gây nhằm lẫn Nó cho phép chủ sở
Trang 33này vẫn là văn bản có hiệu lực quy định về nhãn hiệu ở cấp Liên bang được sử dụng
tại Hoa Kỳ.
Pháp luật các bang
Tại 50 bang của Hoa ky, mỗi bang đều xây dựng riêng cho mình những hệ thống
pháp luật của bang, điều chỉnh các van đề của bang Chính vi vậy, trong khi pháp
luật liên bang đã quy định về vấn đề nhãn hiệu, tại các bang khác nhau của quốc gia
này vẫn có những hệ thống pháp luật về nhãn hiệu của riêng bang mình Tuy nhiên,
pháp luật của các bang cũng phải tuân theo nguyên tắc chung là không được quy
định trái ngược hoặc vượt thầm quyền của pháp luật liên bang
Mặc dù, pháp luật sở hữu trí tuệ được quy định giữa các bang không quá khác biệt,
nhưng trên thực tế, van còn không số những bat đồng vẫn tồn tại Và những điểm
không tương đồng này sẽ có nguy cơ trở thành những vấn đề nghiêm trọng thực sựnếu như nó không được giải quyết én thoả, đặc biệt là khi không tìm được sự thống
nhất hoặc dung hoà trong áp dụng.“
Tiểu kết
Hệ thống văn bản pháp luật quy định về nhãn hiệu của Hoa Kỳ là một tổng thể kết
hợp của pháp luật Liên bang và pháp luật các bang Vấn đề về dấu hiệu mang chức
năng được hình thành, phân tích và phát triển rất chỉ tiết tại quốc gia này, ké cả
trong các văn bản pháp luật và qua các án lệ Chính hệ thống này sẽ giúp chúng ta
hiểu một cách sâu sắc và xác đáng về dấu hiệu mang tính chất chức năng của nhãn
hiệu.
hữu nhãn hiệu có quyên bảo hộ ở toàn liên bang với những hành vi vi phạm, các loại bảo hộ va thủ tục tiến hành bảo hộ luôn sẵn sàng Nhãn hiệu dịch vụ cũng được đăng ký theo văn bản này Trong quá trình áp dụng, Luật Lanham đã được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản nhất định.
4 E.W.Kintner và J.L.Lahr, “An intellectual property law primer”, New York, Macmillan Publishing
Company (1975).
Trang 341.2.2.2 Tại Châu Âu
‘Cac Hiệp ước) của Liên minh Châu Âu”
‘Cac Hiệp ước'” (‘the Treaties’) của Liên minh Châu Au (LMCA) gồm có hai Hiệp
ước chính là Hiệp ước LMCA (Treaty on European Union)’ và Hiệp ước về chứcnang của LMCA (Treaty on the Functioning of the European Union)Š ‘Cac Hiépước” là nền tảng pháp ly quan trọng của một giai đoạn mới trong tiến trình hội nhập
Châu Âu, thể hiện bằng bước tiến về sự ra đời của LMCA (European Union) Tất cả
những vấn đề chung của liên minh đều được quy định trong hai bản Hiệp ước này
Do đó, trong nội dung cụ thể của hai Hiệp ước này, đương nhiên không thể quy
định các van đề quá chi tiết như dấu hiệu mang chức năng Tuy nhiên, mặc dù chỉ làmột van dé nhỏ, thuộc một nhánh của pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, khi nghiêncứu về dau hiệu mang chức năng tại Châu Âu, chúng ta không thé không nói tới các
Hiệp ước này Như tất cả các vấn đề khác thuộc liên minh, vấn đề nghiên cứu của
luận án cũng cần được xem xét trên cái nền chung, những mục tiêu chung, nhữngchính sách chung của cả cộng đồng, mới có thể đạt được cái nhìn toàn diện, cũngnhư mới hiểu được thấu đáo sự khác biệt (nếu có) của vấn đề này tại Châu Âu và tạiHoa Kỳ.” Cụ thể như nền tảng giải quyết các quan hệ xã hội cũng như xây dựng
các quy định pháp luật đều phải hướng tới “đảm bảo sự thống nhất chung về kinh
tế, xã hội giữa các quốc gia thành viên, xoá bỏ mọi rào cản chia cắt Châu Au”
* Trong Hiệp ước về chức năng của LMCA, Phan I - Nguyên tắc chung, Điều 1(2) quy định: “Hiệp ước này,
và Hiệp ước LMCA là những Hiệp ước hình thành LMCA Hai bản Hiệp ước, có giá trị pháp lý như nhau,
sau đây gọi tắt là 'các Hiệp ước"”.
3 Về bản chất, 'các Hiệp ước" của LMCA không có mục đích quy định các van dé về nhãn hiệu hoặc vẻ sở
hữu trí tuệ nói chung Tuy nhiên, với giá trị là nên tảng cơ bản cho tất cả những vấn đề pháp lý chung trong LMCA, ‘cdc Hiệp ước' cũng đóng vai trò nhất định khi tìm hiểu về dấu hiệu mang chức năng tại Châu Âu.
°” Hiệp ước về LMCA được ký ngày 7 tháng 02 năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1993.
38 Hiệp ước vé chức năng của LMCA (TFEU) được ký ngày 25 tháng 3 năm 1957 và được đổi tên như hiện nay từ năm 2009 Một số vụ việc thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án có trích dẫn đến Hiệp ước này ở
những năm Hiệp ước vẫn sử dụng tên cũ Để đảm bảo tính nguyên gốc của các bản án trong các vụ việc đó, tác giả vẫn giữ nguyên những trích dẫn Do đó, khi trong nội dung của luận án, tương ứng với thởi gian giải quyết vụ việc, Hiệp ước Châu Âu (EC Treaty) có thể được trích dẫn Hiệp ước này được hiểu chính là Hiệp
ước về chức năng của LMCA khi chưa được đổi tên.
3° Nội dung phân tích sự khác biệt này sẽ được trình bày trong phan 5.1 của luận án.
* Hiệp ước về chức năng của LMCA, Lời mở dau.
Trang 35Trong Hiệp ước về chức năng của LMCA, các van dé về sở hữu trí tuệ được xác
định trong nội dung về “tài sản công nghiệp và thương mại” Day là một nội dung
quan trọng trong các van dé liên quan đến thông thương tự do hàng hoá tại Châu Âu
(free movement of goods) Một trong những yêu cầu thiết yếu của vấn đề này là sự
tuyệt đối ngăn cắm việc tạo ra các rào cản từ các quốc gia thành viên đối với việc tự
do hàng hoá trong liên minh Để đạt được mục tiêu này, các quy định về đảm bảo:cạnh tranh luôn đóng vai trò quan trọng và được ưu tiên trong nền kinh tế Châu Âu
Sự quan trọng của đảm bảo cạnh tranh, tuy không trực tiếp được quy định trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ, nhưng chúng cũng tác động không nhỏ vào hệ thống sở hữu trí
tuệ và tạo cho các vẫn đề sở hữu trí tuệ tại Châu Âu mang những đặc trưng riêngcủa khu vực Đây là những nền tảng cốt lõi không thể bỏ qua khi nghiên cứu về bat
kỳ vân đê nào thuộc Liên minh, bao gôm cả dâu hiệu mang chức năng.
Trong nội dung của hai Hiệp ước, chỉ có các vấn đề chung, mang tính nền tảng củaliên minh được quy định Các vẫn đề cụ thể và chỉ tiết hơn được quy định trong cácloại hình văn bản khác Do vậy, để tìm hiểu pháp luật về nhãn hiệu tại Châu Âu,chúng ta sẽ xem xét khái quát một số Quy định và Chỉ thị của Châu Âu về vấn đề
này.
Chi thị 89/104/ EEC”
Sự bảo hộ nhãn hiệu luôn mang tính chất lãnh thổ, tức là trong một phạm vi địa lý
nhất định LMCA là sự thống nhất của rất nhiều quốc gia thành viên, vì vậy, giữa
các quốc gia thành viên khác nhau, sự khác biệt về pháp luật nhãn hiệu cũng tổn tại
là sự đương nhiên Tuy nhiên, việc những khác biệt quá lớn tồn tại như vậy sẽ ảnh
hưởng bat lợi đến sự thống nhất của liên minh, đặc biệt bat lợi với việc vận hànhmột thị trường chung tại Châu Âu Chính vì lẽ đó, các quy định về nhãn hiệu đặt rayêu cầu cần phải được thống nhất và áp dụng hiệu lực chung trong toàn cộng đồng
*! Hiệp ước về chức năng của LMCA, Chương 3 - Quy định cắm Hạn chế Số lượng giữa các quốc gia thành
viên, Điều 36: * bảo hộ tài sản công nghiệp và thương mại ”
* Chi thị đầu tiên của Hội đồng 89/104/EEC vào 21 tháng 12 năm 1988 thống nhất luật của các nước thành
viên về nhãn hiệu Xem OJ EC No L40/1, 11.2.1989, tr.1-7.
Trang 36Chỉ thị của Hội đồng Châu Au số 89/104/EEC ra đời chính từ những yêu cầu và bối
cảnh này.
Chỉ thị quy định các vấn đề về nhãn hiệu, quyền hạn của chủ sở hữu nhãn hiệu, các
trường hợp từ chối đăng ký nhãn hiệu, những trường hợp nhãn hiệu bị vô hiệu và
những trường hợp mắt hoặc hết quyền với nhãn hiệu Mục đích chính của Chỉ thị làthống nhất các quy định về nhãn hiệu, cũng như dam bảo các điều kiện đăng ký vàduy trì nhãn hiệu được thực hiện thống nhất giữa các quốc gia thành viên khác nhautrong cộng đồng Tuy nhiên, nhận xét về văn bản này, Tòa án Châu Âu cho rằngChỉ thị 89/104/EEC không thay đổi được nhiều tình trạng của các quy định phápluật của cộng đồng và trên thực tế, tại mỗi quốc gia thành viên vẫn duy trì áp dụng
độc lập các quy định về nhãn hiệu của quốc gia mình."
Quy định 40/94"
Đề đáp ứng yêu cầu thống nhất thực sự các quy định về nhãn hiệu cũng như đảm
bảo hiệu lực của các quy định này ở cấp độ Cộng đồng, Hội đồng Châu Âu đã banhành Quy định số 40/94 thay thế cho Chi thị 89/104/EEC So với Chỉ thị
89/104/EEC, nội dung của Quy định 40/94 có một số điểm tương đồng” va một sékhác biệt nhất định Trong đó, điểm mới quan trọng nhất của Quy định 40/94 là sự
ra đời của Nhãn hiệu Cộng đồng (Community Trade mark (NHCĐ))."
NHCD ra đời tạo một bước đột phá trong việc thống nhất các quy định về nhãn hiệu
giữa các quốc gia thành viên Bởi vi các chủ thé chỉ cần thực hiện việc nộp đơn xin
đăng ký bảo hộ NHCD, khi được chấp nhận, nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ trên lãnh
thổ của mọi quốc gia thành viên Với việc đăng ký một lan, cho một NHCD, cácquy định về nhãn hiệu cũng trở nên thống chất chung cho toàn khu vực Ví dụ như
những vân đê liên quan đên phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, tới việc gia hạn và hêt hiệu
“ Vụ việc C 9/93 IHT Internationale Heiztechnik GmbH v Ideal — Standard GmbH.
“* Quy định 40/94 vào 20 thang 12 năm 1993 về Nhãn hiệu Cộng đồng, Xem OJ EC No L 11/1, 14/01/1994,
tr.1-32.
* Ví dụ, Quy định 40/94 Điều 4, 12, 13.
Mã ¿¡ dụ, Quy định 40/94 Điêu 17, 22 (được quy định chi tiệt hơn), Điêu 5, 19 (được quy định mới).
' Hệ thống nhãn hiệu cộng đồng (CTM) có hiệu lực toàn phần vào ngày 01 tháng 4 năm 1996.
Trang 37lực của nhãn hiệu và những thủ tục khác đều được quy định thống nhất Chủ sở hữunhãn hiệu xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, có quyền ngăn cản mọi hành vi
vi phạm của bên thứ ba với nhãn hiệu của mình trên phạm vi toàn cộng đồng
Hiện nay, không chỉ Chỉ thị 89/104/EEC mà bản thân Quy định 40/94 cũng đã hết
hiệu lực từ sự ra đời của Quy định 207/2009 Tuy nhiên, các văn bản này vẫn có ý
nghĩa với việc nghiên cứu vấn đề của luận án, bởi hai lý do: thứ nhất, một số vụviệc được nghiên cứu trong luận án xảy ra vào thời điểm các văn bản này vẫn cònhiệu lực, do đó, các văn bản vẫn được áp dụng để giải quyết vụ việc; thứ hai, trong
phan trình bày dưới đây, chúng ta sẽ thấy, tuy đã hết hiệu lực, nhưng trên thực tế,giá trị nội dung của các văn bản này vẫn còn được sử dụng."
Quy định 207/2009'°
Quy định số 207/2009 được Hội đồng Châu Âu ban hành, có hiệu lực từ ngày 13
tháng 4 năm 2009 Nội dung trong Quy định thực chất là sự hệ thống hoá nội dungQuy định 40/94 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Quy định này Do đó,
Quy định 207/2009 chỉ mang chức năng tập hợp mọi quy định liên quan trong nhiềuvăn bản thành một văn bản thống nhất duy nhất, trong khi nội dung của các văn bản
này không có bất kỳ sự sửa đổi nào Chính vì lẽ đó, xét về mặt nội dung, các quy
định liên quan đến nhãn hiệu không có thay đổi khi so sánh văn bản này với Quy
định 40/94 và các văn bản liên quan trước đây Sự thay đổi, nếu có, chỉ thể hiệntrong số thứ tự của các điều luật tại Quy định 207/2009 so với thứ tự các điều luật ởcác văn bản trước." Tuy nhiên, xét trên tính hiệu lực hiện hành, kể từ sau thời điểm
phát sinh hiệu lực, khi trích dẫn các điều luật áp dụng trong các vụ việc cụ thể, Quy
định 207/2009 sẽ được thống nhất sử dụng trên toàn khu vực
Tiểu kết
“a Trong các vụ việc diễn ra vào thời điểm các văn bản này vẫn có hiệu lực và được áp dụng, đảm bảo yếu tố nguyên gốc của các phán quyết, trong những Chương tiếp theo, tác giả vẫn trích dẫn các văn bản này, tương
tự như trong nội dung của các phán uyết.
* Quy định số 207/2009 được Hội đồng Châu Âu ngày 26 tháng 02 năm 2009 về Nhãn hiệu Cộng đồng.
°° Vị dụ như, các điều từ 1 đến 36 được giữ nguyên số thứ tự so với Quy định 40/94; các điều liên quan đến huỷ bỏ và kháng cáo thay đổi thứ tự trong các điều luật từ 37 đến 160 Để giúp cho việc tra cứu và áp dụng
được thuận tiện và nhanh chóng, một bảng số thứ tự các điều luật theo văn bản cũ và mới đã được xây dựng.
Trang 38Trong các văn bản pháp luật về nhãn hiệu của LMCA, thuật ngữ “dấu hiệu mang
chức năng” không được quy định trực tiếp Tuy nhiên, trên thực tế, cho dù không
được sử dụng với tên gọi này, các dấu hiệu mang chức năng đã được quy định trongcác văn bản pháp luật về nhãn hiệu của khu vực, cụ thể như Chỉ thị 89/104/EEC,
Quy định 40/94 và đương nhiên, sau khi hệ thống hoá, Quy định 207/2009 cũng quy
định vấn đề này Ngoài ra, Toà án Châu Âu cũng đã xem xét nhiều vụ việc và cónhiều bản án liên quan đến van đề này." Những nội dung đó chính là một trong hai
nên tảng thực tế cơ bản dé nghiên cứu về dau hiệu mang chức năng trong luận án
1.2.2.3 Tại Việt Nam
Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực còn khá non trẻ trên thực tế cũng như tại các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam Các văn bản điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ có thể
phân chia thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn trước khi Bộ luật Dân sự được ban hành, giai đoạn sau khi có Bộ luật Dân sự và giai đoạn sau khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ.
Giai đoạn trước khi Bộ luật Dân sự được ban hành
Vào những năm 1980, nhiều Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (Chính
phủ hiện nay) đã được thông qua về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.”? Ngày 14 tháng 12 năm
1982, Nghị định số 197/HDBT được thông qua dé điều chỉnh về nhãn hiệu Đây là
văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu đầu tiên có hiệu lực trên toàn lãnh thé
quoc gia.
Do đặc điểm của giai đoạn này với nên kinh tế tập trung bao cấp, các quy định về
nhãn hiệu mới chỉ tập trung vào sự bảo hộ nhãn hiệu của các công ty và văn phòng
Nhà nước Việc giải quyết các vẫn đề phát sinh mới dừng lại ở các biện pháp hànhchính, như gửi khiếu nai tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (như công an, hảiquan hoặc cơ quan tài chính) hoặc gửi tới Hội đồng Nhân dân các cấp Chỉ trong
*' Xem chỉ tiết ở Chương III.
2 Nghị định số 85/HĐBT ngày 13 tháng 5 năm 1985 về kiểu dáng công nghiệp; Nghị định số 200/HDBT ngày 28 tháng 12 năm 1988 về giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28 tháng 12 năm 1988 về
mua bán quyên sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và bí quyết kỹ thuật.
Trang 39trường hợp vi phạm nghiêm trong, van đề mới được gửi tới Tòa án.” Đó chính là lý
do giải thích vì sao, trong suốt giai đoạn này, nhãn hiệu không đóng vai trò quan
trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất Mọi chủ thể đều không quan tâm đến việcxây dựng, phát triển nhãn hiệu hoặc kiểu dáng hàng hóa, của mình, bởi vì thực tế,
không tồn tại sự cạnh tranh theo đúng nghĩa trên thị trường, các sản phâm đều được
phân phối bởi Nhà nước
Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn đổi mới từ năm 1986 Nền kinh tế chuyên đổi
từ tập trung bao cấp sang nên kinh tế thị trường Chính nhờ điều này, vai trò củanhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng Quy định” bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đã thực hiện sự đổi mới tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực này Theo đó, lần
đầu tiên, Tòa án trở thành cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc giải quyết mọi
tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của
văn bản là sự bảo hộ tương đương, công bằng các quyền sở hữu trí tuệ như các yếu
tố kinh tế khác.”
Nhờ có văn bản này cũng như chính sách déi mới của đất nước, các doanh nghiệpnước ngoài được khuyến khích hoạt động hơn, do vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí.tuệ của họ cũng trở thành yêu cầu vô cùng cấp thiết trong nền kinh tế
Giai đoạn sau khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành
Bộ luật Dân sự”” được ban hành nhằm hoàn thiện thêm một bước hệ thống pháp luật
Việt Nam Tại Phần thứ 6 Bộ luật có đành toàn bộ một Chương” 7 quy định về quyền
sở hữu công nghiệp Điều 780 “Quyền sở hữu công nghiệp" có quy định: “Quyên sởhữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giảipháp hữu ích, kiéu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với
3 Thông tư 1258 của Uy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn áp dụng Nghị định số 197.
** Quy định bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp được thông báo vào ngày 11 tháng 2 năm 1989 theo lệnh số 13
LCT/HĐNN của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
“* Quy định bào hộ quyên sở hữu công nghiệp thông báo ngày 11 tháng 2 năm 1989: Điều 1.
°° Bộ luật Dân sự Việt Nam được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 28 tháng 10 năm 1995 và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 6 năm 1996.
*7 Phần 6 ~ “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”, Chương II — “Quyền sở hữu công nghiệp”.
Trang 40tên gọi xuất xứ hang hóa và quyên sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật
quy định).
Dé cụ thể hóa các quy định trong Bộ luật Dân sự Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 63/CP”” So với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản quy định chỉ tiết
hơn cả về những vấn đề của quyền sở hữu công nghiệp Các quy định về nhãn hiệucũng được quy định tại một số văn bản pháp luật của một số cơ quan Nhà nước có
thâm quyền khác như các văn bản do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ
Thương mai, ban hành.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực Các vấn đề
sở hữu trí tuệ được quy định tại Phần thứ 6: quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giaocông nghệ Phần này bao gồm 3 chương: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền
sở hữu công nghiệp và quyền với giống cây trồng, chuyển giao công nghệ Trong
Bộ luật Dân sự năm 2005, các vấn đề về sở hữu trí tuệ chỉ được quy định một cáchchung nhất Những vấn đề cụ thể khác được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Các
quy định về sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự, cũng như những văn bản khác được
ban hành trong cùng giai đoạn, van đề về dau hiệu mang chức năng không được quy
định.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Khi những vấn đề thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ mới chỉ được quy định tại một phần
trong Bộ luật Dân sự, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam rất khó để phát triển Ví
dụ như chỉ một số khía cạnh dân sự của các đối tượng sở hữu trí tuệ mới được đề
cập trong Bộ luật Dân sự Trong khi, còn rất nhiều các thuật ngữ sở hữu trí tuệ khác,
cùng các cách thức, biện pháp bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ, thuộc các lĩnh vựchình sự, hành chính, đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển hệ thống pháp luật
sở hữu trí tuệ nói chung thì lại không thể quy định tại Bộ luật Dân sự Bên cạnh đó,
với những đặc trưng riêng và là một lĩnh vực điêu chỉnh nhiêu vân đê, nhiêu đôi
** Nghị định số 63/CP ban hành ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ, quy định chỉ tiết các van dé
thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Dân sự, và được sửa đôi bởi Nghị định sô 06/2001/NĐ-CP
ngày 01 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ.