VỀ các bảo đảm cho việc thực hiện chức năng quyết định những van dé quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Bảo đảm về cơ sở vật chất, thông tin, bộ máy giúp việc Bảo đảm về chính trị Bảo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
TRAN THỊ LIÊN PHƯƠNG
CHUYEN NGANH
LY LUAN VA LICH SU NHA NUOC & PHAP LUAT
MA SO: 60 38 01
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
NGUOI HUONG DAN:
PGS.TS NGUYEN VAN DONG
HA NOI - 2012
Trang 2Để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thay, cô
giáo, bạn bè và động nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của minh với Phó Giáo sư, Tiến sĩNguyễn Văn Động, người thay đã tận tình hướng dan khoa học, giúp đỡ tôi
trong quả trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cam on các thay, cô giáo Bộ môn Ly luận va lich sửNhà nước và Pháp luật, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Luật Hà Nội.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đông nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ
toi trong qua trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Trần Thị Liên Phương
Trang 3ae Ấm PF nh} Ban chấp hành trung ương:Đại biểu Quốc hội:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Hội đồng dân tộc:
Tòa án nhân dân:
Viện kiểm sát nhân dân:
Hội đồng nhân dân:
Ủy ban nhân dân:
BCHTƯ
ĐBQH UBTVQH HĐDT TANDTC VKSNDTC HĐND UBND
Trang 4Nội dung Trang
Lời nói đầu ỊChương 1: Cơ sở lý luận về chức năng quyết định những vấn 6
dé quôc gia quan trọng nhat của Quoc hội Việt Nam
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung chức năng quyết định 6những vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt
Nam
1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa chức năng quyết định những vẫn 6
dé quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội
1.1.2 Đặc điểm của chức năng quyết định những vấn đề quốc 10gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
1.1.3 Nội dung chức năng quyết định những van đề quốc gia 13quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
1.2 Các hình thức thực hiện chức năng quyết định những 23vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội
việc
Trang 5hiện chức năng quyết định những vẫn đề quốc gia quan
trọng nhất của Quốc hội Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng thực hiện chức năng quyết định những vấn
đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
2.1.1 Về nội dung thực hiện chức năng quyết định những vấn
đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
2.1.2 Về các hình thức thực hiện chức năng quyết định
những vẫn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt
Nam
Xây dựng pháp luật
Tổ chức thực hiện pháp luật
Bao vệ pháp luật
2.1.3 Về quy trình, thủ tục Quốc hội quyết định những vấn đề
quan trọng nhất của đất nước
2.1.4 VỀ các bảo đảm cho việc thực hiện chức năng quyết
định những van dé quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội
Bảo đảm về cơ sở vật chất, thông tin, bộ máy giúp việc
Bảo đảm về chính trị
Bảo đảm về pháp lý
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết
định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội
2.2.1 Giải pháp chung
Đảm bảo điều kiện về chính trị - pháp lý theo định hướng xây
dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đảm bảo diéu kiện về thông tin
Dam bao điệu kiện vê bộ máy tham mưu, giúp việc
30
30
47
41 48 49 50
50
5] 52 52 54
54 54
Ja 55
Trang 62.2.2 Giải pháp pháp lý
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về những vấn đề quan
trọng thuộc thẩm quyên quyết định của Quốc hội
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy trình xem xét,
quyết định những van dé quốc gia quan trọng nhất
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
63 63
66
68
69
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam từ năm 1946đến nay cho thấy Quốc hội có vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định đối vớicông cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Hiến pháp năm 1992 (đã được sửađổi, bố sung năm 2001) quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất củanhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam” (Điều 83) Theo đó, Quốc hội được ghi nhận là cơ quanđại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất củanước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan duy nhất có quyên lậphiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyêntac chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động củaNhà nước Trong ba chức năng cơ bản trên, chức năng quyết định những vấn
dé quốc gia quan trọng nhất được Hiến pháp ghi nhận sớm và khá đặc thù củaQuốc hội Việt Nam so với Nghị viện/Quốc hội các nước trên thế giới Tuynhiên, trong những năm đổi mới, với chủ trương tăng cường vai trò của Quốchội, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các chức năng của Quốchội, song có rất ít công trình nghiên cứu cụ thể về chức năng quyết địnhnhững van dé quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Do vậy, những van dé
lý luận về chức năng này dường như còn bỏ ngỏ
Mặt khác, về mặt pháp luật chức năng quyết định những vấn đề quốcgia quan trọng của Quốc hội Việt Nam, mặc dù đã được ghi nhận trong bốnbản Hiến pháp và các văn bản có liên quan, nhưng các văn bản pháp luật điềuchỉnh vấn đề này cũng còn nhiều điểm cần hoàn thiện
Trên phương diện thực tiễn, việc thực hiện chức năng quyết định những
vân dé quôc gia quan trọng nhât của Quoc hội còn nhiêu hạn chê, chưa that sự
Trang 8lòng mong mỏi và nguyện vọng của nhân dân.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Chức năng quyết định nhữngvan đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam hiện nay” là rấtcấp thiết, góp phần xây dựng cơ sở lý luận, nâng cao nhận thức và tổ chứcthực hiện tốt chức năng này
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết định những van dé quốcgia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam được Đảng, Nhà nước, các Đạibiểu Quốc hội (ĐBQH) và nhân dân quan tâm Đây không chỉ là vấn đề thuầntuý mang tính chất pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, tuy nhiên việcnghiên cứu vấn đề này còn hạn chế Liên quan đến đề tài luận văn, đã có một
sô công trình nghiên cứu sau:
- Đề tài nghiên cứu, gồm có các đề tài như: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về
vi tri, vai trò, nhiệm vu, quyén han cua Quốc hội trong bộ máy nhà nước và hệthống chính trị Việt Nam (qua 4 bản Hiến pháp)” của TS Ngô Đức Mạnh năm2002; “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Quốc hội quyết định những van đềquốc gia quan trọng nhất về kinh tế - xã hội trong thời kỳ Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” năm 2009; Đề án “Nâng cao chất lượngquyết định các van dé quan trọng của đất nước” của Dang Đoàn Quốc hội
năm 2009.
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Hoàn thiện pháp luật về ĐBQH” của tacgiả Nguyễn Đình Quyền; Luận án tiến sĩ Luật học: “Cơ sở lý luận và thực tiễncủa việc đổi mới cơ cau tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ViệtNam trong điều kiện hiện nay” của tác giả Lê Thanh Vân
- Các sách: “Đồi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiệnnay” của PGS.TS Bùi Xuân Đức (2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội; “Quốc hộiViệt Nam trong nhà nước pháp quyền” do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung chủbiên (2007), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Trang 9trọng của đất nước: Nghị quyết hay là luật?” của tác giả Nguyễn Quốc Thắngđăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2006; “Đổi mới công tácquyết định các van đề quan trọng của đất nước là một yêu cầu quan trọngtrong đổi mới hoạt động Quốc hội” cũng của tác giả Nguyễn Quốc Thắngđăng trên Tap chí Nghiên cứu lập pháp số 12 năm 2006; “Quyền quyết định
và năng lực quyết định của ĐBQH” của tác giả Nguyễn Đức Lam đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8, 9, 10 năm 2009
Với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau, trong các công trình nêutrên, chức năng quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốchội có được đề cập đến, nhưng chưa được nghiên cứu một cách hệ thông, toàndiện với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập dé phuc vu cho viécnâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động cua Quốc hội
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchức năng quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội,đồng thời tham khảo kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội một số nước nhằmrút ra những yếu tố hợp lý góp phần hoàn thiện chức năng này của Quốc hội
nước ta.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh về nhà nước, pháp luật
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé sau:
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: được sử dụng để nghiên cứu
lý luận về chức năng quyết định những van dé quốc gia quan trọng nhất củaQuốc hội Việt Nam và đánh giá việc thực hiện chức năng này trong thực tiễn.Đồng thời, trên cơ sở xem xét và đánh giá thực tiễn mà khái quát thành những
vân đề có tính chât lý luận vê chức năng quyêt định những vân đê quôc gia
Trang 10chức năng này.
- Phương pháp phân tích và tông hợp được sử dụng dé tìm hiểu các quan
điểm, quy định của pháp luật và thực tiễn của hoạt động quyết định những
van đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam; khái quát dé rút ra ýnghĩa, đặc điểm của chức năng này Từ đó rút ra các kết luận và kiến nghị phù
hợp.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằmtrình bày các van dé, các nội dung trong luận văn theo một trình tự, bố cụchợp lý, chặt chẽ, có sự gan kết, kế thừa va phát triển các van đề, các nội dung
dé đạt được mục đích, yêu cầu xác định cho luận văn
- Phương pháp thống kê và phương pháp luật học so sánh được sử dụng
để thống kê các nghị quyết đã được ban hành nhằm thực hiện chức năngquyết định những van dé quốc gia quan trọng nhất trong các lĩnh vực qua cácnhiệm kỳ Quốc hội đồng thời so sánh để có những đánh giá và kết luận thích
hợp.
5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích: làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về chức năngquyết định những van đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội dé đề xuấtcác giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chức năng này
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận của chức năng quyết định những van dé quốcgia quan trọng nhất của Quốc hội như: khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm, nội dungcủa chức năng này của Quốc hội, các hình thức thực hiện chức năng và cácbảo đảm cho việc thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quốc giaquan trọng nhất của Quốc hội
+ Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong nội dung, hình thức, quytrình thủ tục và các bảo đảm cho việc thực hiện chức năng này trong thực tiễn
Trang 11những van dé quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam.
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Lần đầu tiên luận văn xây dựng cơ sở lý luận về chức năng quyết địnhnhững van đề quốc gia quan trong nhất của Quốc hội Việt Nam một cách
tương đối hệ thống, làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung của chức năng này
trong mối quan hệ với việc thực hiện các chức năng lập pháp và giám sát củaQuốc hội Luận văn đã tập trung đánh giá thực trạng Quốc hội quyết địnhnhững van dé quốc gia quan trọng nhất hiện nay và dé xuất phương hướng,giải pháp khả thi, nâng cao hiệu quả quyết định những vẫn đề quốc gia quantrọng nhất của Quốc hội Việt Nam hiện nay
7 Cơ cầu của luận văn
- Luận văn gồm: lời nói đầu, phần nội dung bao gồm hai chương, phankết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 12CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHỨC NĂNG QUYET ĐỊNH NHUNG VAN DEQUOC GIA QUAN TRỌNG NHẤT CUA QUOC HỘI VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung chức năng quyết định những van déquốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa chức năng quyết định những van đề quốc giaquan trọng nhất của Quốc hội
Chức năng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khoa học
và trong thực tiễn với nhiều nghĩa khác nhau Trong khoa học pháp lý, khi nóiđến chức năng của một cơ quan, tổ chức là nói đến các hoạt động chủ yếu của
CƠ quan, tô chức đó nhăm thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của họ Chứcnăng của cơ quan, tô chức xuất phát từ vi trí, tính chất, nhiệm vụ, mục tiêucủa cơ quan, tô chức ấy
Chức năng của Quốc hội là những hoạt động chủ yếu mang tính thườngxuyên, liên tục, có tính ôn định tương đối của Quốc hội, do vị trí, tính chất,nhiệm vụ, mục tiêu của Quốc hội quyết định
Chức năng quyết định những vẫn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốchội là những hoạt động của Quốc hội mang tính thường xuyên, liên tục và ồnđịnh tương đối trong việc quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước vềchính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Chức năng này bắtnguồn từ tính đại diện nhân dân của Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại diệncho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thực thi quyền lực của nhân dân;thành lập các cơ quan nhà nước khác, biến ý chí của nhân dân thành pháp luật
dé điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản đồng thời quyết định những van déquốc gia quan trọng nhất Tuy nhiên, Quốc hội không có thâm quyền quyếtđịnh mọi vấn đề của đất nước mà chỉ quyết định những vấn đề quan trọngnhất của đất nước Những vấn đề quan trọng khác của địa phương thì do cơquan có thâm quyền của địa phương quyết định Có thé nói, việc xác định
Trang 13định là hết sức cần thiết Nhiều vấn đề quan trọng quốc gia đã được quy địnhtrong Hiến pháp và pháp luật thuộc thâm quyền quyết định của Quốc hội, tuynhiên còn có những vấn đề quan trọng khác chưa được pháp luật quy định nênchưa xác định được thâm quyền quyết định, vì vậy, cần có sự đánh giá, ràsoát, xây dựng tiêu chí vấn dé quan trọng của đất nước dé Quốc hội quyếtđịnh Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, trên cơ sở các điều kiệnhoàn cảnh cụ thé, van dé quan trọng của đất nước được xác định có thé có thứ
tự ưu tiên khác nhau Tuy nhiên, cho dù thứ tự ưu tiên được xác định như thếnào đi nữa thì cũng phải khái quát được các vấn đề quan trọng của đất nướctrong những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống nhất định Điều đó có nghĩa làcác vấn đề quan trọng của đất nước phải được nhận diện đầy đủ, được quyđịnh bởi pháp luật để bảo đảm thâm quyền quyết định của Quốc hội
Việc Quốc hội quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhấtkhông chỉ nhằm thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nướcthành pháp luật, mà còn chuyên hóa ý chí và nguyện vọng của nhân dân vềnhững van dé hệ trọng của quốc gia thành pháp luật
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung của những vấn đề cần quyết định,Quốc hội có thê quyết định tương đối cụ thé hoặc có nội dung Quốc hội chỉquyết định về chủ trương, phương hướng hay kế hoạch và giao cho các cơquan hữu quan thực hiện Trong nhiều trường hợp, có những vấn đề về kinh
tế, nhân sự cấp cao của bộ máy Nhà nước đã được Đảng quyết định, cho nênviệc đưa ra Quốc hội thảo luận, thông qua chỉ còn mang tính hình thức Đây
là một thực tế, là một hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trỊ, của bộmáy Nhà nước Mặc dù vậy, cũng rất cần có những nghiên cứu tiếp dé khithực hiện các quyết định như vậy, Quốc hội không bi gò bó và có thé phát huytrí tuệ, trách nhiệm của ĐBQH, lĩnh hội được y kiến của cử tri cả nước
Ở các nước theo mô hình phân quyền, bao gồm cả các nước theo môhình cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị cũng như cộng hòa hỗn hợp
Trang 14luật Tuy nhiên, ở các nước theo mô hình cộng hòa tông thống như Hoa Kỳhay mô hình cộng hòa đại nghị thì Quốc hội có thâm quyền hạn chế theo quyđịnh của Hiến pháp, đồng thời có sự chia sẻ thâm quyền giữa hành pháp vàlập pháp Trong khi đó, Quốc hội Hoa Kỳ (bao gồm Thượng viện và Hạ viện)lại tránh can thiệp trực tiếp vào hoạt động của Chính phủ bằng cách đưa racác chỉ tiêu kinh tế cụ thé Thông qua các chỉ tiêu kinh tế đó, Quốc hội điềuchỉnh hoạt động của Chính phủ bằng chức năng lập pháp và những chức năngngoài lập pháp trong đó quan trọng nhất là chức năng giám sát hoạt động củaChính phủ và quyết định ngân sách Quốc hội Mỹ chỉ ấn định một số chỉ tiêukinh tế có tính pháp định cho Chính phủ trong một số trường hợp đặc biệt.
Quốc hội Thụy Điển là một trong những hình mẫu của một Quốc hộihiện đại với vai trò đặc trưng là cơ quan đại diện cao nhất của nền dân chủtrong một chế độ chính trị đa đảng Trong hệ thống chính trị và tô chức nhànước này, quyên lực lớn nhất được trao cho Quốc hội là quyền lập pháp, giámsát hoạt động của chính phủ và quyết định ngân sách quốc gia
Nghị viện Pháp (Parlément) bao gồm Quốc hội (Assemblée Nationale)
và Thượng viện (Sénat) có nhiệm vụ trọng yếu là xem xét, thông qua dự luậtliên quan đến chi tiêu tài chính và theo sát việc thực hiện Luật chi tiêu taichính đã được thông qua Công việc này cho phép Quốc hội tham gia vào việc
lựa chọn, quyết định lĩnh vực hay đối tượng được phân bồ nguồn lực tài chính
quốc gia và giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội màChính phủ đã đề ra [5]
Chức năng quyết định những van đề quốc gia quan trọng nhất của Quốchội có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước
- Việc Quốc hội thực hiện chức năng quyết định các vẫn đề quan trọng
của đất nước là phương thức thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng vềcác van dé quan trọng như: tổ chức và nhân sự cấp cao của Nhà nước, về cácnhiệm vụ kinh tế - xã hội Thông qua việc Quốc hội quyết định những van
Trang 15không chỉ được luật hóa thành các quy phạm pháp luật với giá trị pháp lý cao
mà còn được cụ thê hóa thành các chính sách, chỉ tiêu cho từng giai đoạn vàtừng năm, làm cơ sở nền tảng mang tính định hướng chung cho các tổ chức
trong hệ thống chính trị và cho toàn xã hội Thực tế cho thấy, sau khi Quốc
hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Chínhphủ sẽ đề ra Chương trình hành động cụ thê và triển khai các mục tiêu và địnhhướng trong Nghị quyết bằng các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàngnăm và các chương trình mục tiêu quốc gia Đồng thời, Chính phủ chịu tráchnhiệm chỉ đạo, điều hành các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình hànhđộng của Bộ, ngành, địa phương mình và cụ thể hoá thành các nhiệm vụ của
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
- Chức năng này của Quốc hội thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân,khăng định vị trí của Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất và thểhiện trách nhiệm của cơ quan đại diện cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam trước cử tri cả nước, bởi lẽ, các van dé quan trọng được Quốchội quyết định có ảnh hưởng to lớn tới đời sống vật chất, tinh thần của toàn thénhân dân Những van dé nay không thé được thực hiện bởi chủ thé nào khácngoài Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân và mang quyền lực nhà nước cao nhất Thực hiện tốt nhiệm vụ nàykhông chi khang định vị thế của Quốc hội mà quan trọng hon là củng có lòngtin của nhân dân khi “thay mặt cử tri cả nước chịu trách nhiệm trực tiếp xemxét, đánh giá phê chuẩn những đồng tiền đã thu của dân, đã chi dùng cho dân,cho nước không chỉ vì hôm nay mà còn vì tương lai, vì sự phát triển lâu dài bềnvững, trường tồn của quốc gia, dân tộc”[4]
- Việc Quốc hội thực hiện chức năng quyết định các vẫn đề quan trọngcủa đất nước là cơ sở quan trọng dé Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp
và giám sát tôi cao Như đã phân tích, chúng ta không thê phân định một cách
Trang 16tuyệt đối các chức năng cơ bản của Quốc hội, bởi tự thân chúng đã có sự tácđộng qua lại lẫn nhau Thông qua việc Quốc hội quyết định những vấn đềquốc gia quan trọng nhất sẽ xuất hiện nhu cầu lập pháp Đồng thời, các vấn đề
khi đã được Quốc hội quyết định thì cũng trở thành căn cứ, cơ sở dé Quốc hội
thực hiện chức năng giám sát Ví dụ: khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu
tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia tức là đã quyết định các nội dung
về quy mô; tổng mức đầu tư; công nghệ chính; địa điểm; thời gian, tiễn độthực hiện; cơ chế, chính sách đặc biệt được áp dụng (nếu có) Đây chính làcăn cứ dé Chính phủ triển khai thực hiện; đồng thời là căn cứ dé Quốc hộithực hiện hoạt động giảm sát tối cao
1.1.2 Đặc điểm của chức năng quyết định những vấn đề quốc gia quantrọng nhất của Quốc hội Việt Nam
Chức năng quyết định những vẫn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốchội Việt Nam có những đặc điểm sau đây:
Một là, được thực hiện trong một thiết chế dân chủ đại diện Có nhiềuđịnh nghĩa về dân chủ, nhưng có thể hiểu một cách giản di, dan chủ nghĩa làdân làm chủ Dân chủ được thực hiện dưới hai hình thức là dân chủ trực tiếp
và dân chủ đại diện Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ được thực hiệnbăng cách nhân dân trực tiếp bày tỏ chính kiến của mình, trực tiếp tham giaquyết định những vấn đề chung của cộng đồng xã hội Ở quy mô quốc gia,dân chủ trực tiếp được thực hiện dưới hình thức trưng cầu dân ý dé quyết địnhnhững vấn đề trọng đại của đất nước, đặc biệt là trong những trường hợp cầnthiết Còn dân chủ đại diện là nhân dân thông qua các đại biểu của mình débày tỏ chính kiến, để quyết định những vấn đề chung của cộng đồng xã hội Ởnước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việc Quốc hộithực hiện chức năng quyết định không có nghĩa là quyết cho một nhóm nhỏnào, mà quyết thay những người đã uỷ quyền cho mình - những cử tri đã bỏphiếu cho ĐBQH đó Nghĩa gốc của từ Quốc hội là Hội nghị quốc dân, nghĩa
là nơi những người đại biểu cho cử tri cả nước tranh luận, thảo luận, dé mỗi
Trang 17quyết định đưa ra đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, và mỗi đại biéu bam nútquyết định với đây đủ hiểu biết và trách nhiệm [8].
Ở đây, đại diện không có nghĩa là các vị đại biểu sẽ phải trực tiếp giảiquyết riêng từng chuyện của từng cử tri Điều mà các đại biểu cần phải làm làlên tiếng, đưa những câu chuyện lợi ích ra trước diễn đàn Quốc hội, dùng sứccộng hưởng của diễn đàn Quốc hội và dùng các cơ chế áp đặt trách nhiệm dégây áp lực đối với các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương nhằmgiải quyết những van đề mà cử tri đặt ra [8]
Quá trình ra quyết định, bất kế quyết định gì, đều phải trải qua một quátrình tranh luận công khai, bình đăng: các bên, trong đó có công chúng, có cơhội bày tỏ chính kiến, các ý kiến của các bên đều phải được lắng nghe Như
vậy, von là một thiết chế dân chủ, một diễn đàn thảo luận và ra những quyết
sách quan trọng nhất của quốc gia, Quốc hội không chỉ góp phần mang lại dânchủ tranh luận, mà càng cần đến những thành tố của dân chủ trong quá trìnhtranh luận của chính Quốc hội
Hai là, được thực hiện theo nguyên tắc quyết định theo đa số Quốc hộiquyết định theo chế độ tập thể, các quyết định của Quốc hội vì vậy là ý chícủa đa số Đa số không phải bao giờ cũng đúng, nhưng thường ít sai hơn thiểu
số Dé bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc này thì có hai yêu cầu đặt ra: a) sốlượng đại biểu tối thiểu cần thiết có mặt tại phiên họp để cuộc thảo luận vàquyết định của hội nghị có giá trị Trên thực tế, rất khó chấp nhận một đạoluật, được xem là ý chí của toàn dân, mà chỉ được một số nhỏ ĐBQH thamgia thảo luận và quyết định; b) Quyết sách của Quốc hội phải được đa số đạibiểu đồng ý tán thành mới có giá trị Cũng tương tự như yêu cầu về số lượngđại biểu tối thiêu cần thiết có mặt tại phiên họp, yêu cầu này xuất phát từ tínhchất đại diện của Quốc hội: mỗi quyết sách đều thể hiện ý chí của toàn dântộc, bởi vậy phải được đa số tán thành
Ba là, được thực hiện trong mối quan hệ đa chiều giữa các chủ thê khácnhau đó là cử tri, Đảng, các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương
Trang 18Xuất phát từ tính chất đại diện, Quốc hội và ĐBQH phải chịu trách nhiệm rất
lớn trước cử tri - những người đã uỷ quyền cho đại biểu quyền quyết địnhnhững van đề trọng đại của đất nước Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam gửi bản báo cáo tập hợp kiến nghị của cử tri cả nước tớiQuốc hội và các ĐBQH Không chỉ có vậy, Quốc hội và ĐBQH cũng thườngxuyên nhận được đơn thư của cử tri gửi về Những đơn thư đó phản ánhnhững phàn nàn, yêu cầu, trông đợi của cử tri buộc các ĐBQH phải trả lời.Điều này cũng dễ hiểu, vì trách nhiệm, bồn phận trước cử tri bắt nguồn từ tínhchất đại diện nói trên Không những thế, như một tác giả đã nhận xét xácđáng, chính đa SỐ ĐBQH các khóa là đại biểu mới, trước đây từng là cử tri,từng yêu cầu, đòi hỏi, trông đợi, cho nên càng phải thấu hiểu hơn trách nhiệm
trước cử tri.
Hiện nay, hơn 90% SỐ ĐBQH là đảng viên Thực trang này bảo dam sựlãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội Nhưng mặt khác, Quốc hội phải là cơquan đại diện cho toàn thể nhân dân cả nước Bởi vậy, dù trong Đảng hayngoài Đảng, sứ mệnh của một ĐBQH là làm tốt vai trò đại điện đó
Theo pháp luật quy định, đa sỐ ĐBQH nước ta hoạt động kiêm nhiệm,
vừa đảm nhiệm chức vụ trong bộ máy hành chính, lại vừa là ĐBQH Trong
nhiều trường hợp, thực trạng này giúp cho ĐBQH hiểu hơn ý nguyện của cử
tri và nam bắt được các van đề của cuộc sống Nhưng mặt khác, trong phần
lớn các trường hợp, nghề nghiệp chính chiếm quá nhiều thời gian, công sức,trí lực của ĐBQH, ảnh hưởng đến sự toàn tâm toàn ý của đại biểu Hơn nữa,
sự kiêm nhiệm, nhất là kiêm nhiệm các chức danh hành chính khiến cácĐBQH lâm vao tình thế xung đột lợi ích, né nang, e ngại, cuối cùng không thélàm tốt công việc đại diện
Ở Quốc hội nước ta, các ĐBQH ở địa phương tạo thành các ĐoànĐBQH Mỗi đoàn ĐBQH có một đến hai đại biểu chuyên trách Các đại biểu
ở trung ương làm việc theo chế độ chuyên trách trong UBTVQH, HDDT vàcác Ủy ban của Quốc hội, các Ban của UBTVQH Vậy ĐBQH đại diện cho
Trang 19ai? Cho cử tri nơi mỗi vị ĐBQH được bầu? Cho địa phương có Đoàn ĐBQH?Hay lợi ích của quốc gia? Dung hoà lợi ích của cử tri, của địa phương và củaquốc gia luôn là một nghệ thuật đối với Quốc hội và từng vị ĐBQH Các
ĐBQH địa phương thường có xu hướng bảo vệ lợi ích của địa phương nơi
mình được bầu Điều này có thể dẫn đến sự phân khúc trong quá trình raquyết sách, trái với bản chất thống nhất của hệ thông quyền lực nhà nước
Bốn là, được thực hiện theo thủ tục, trình tự luật định Trong quá trìnhthực hiện chức năng này, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quanhữu quan phải tuân thủ các bước nhất định được quy định cụ thê trong cácvăn bản pháp luật như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật, Quy chế hoạt động của ĐBQH và các quy chế hoạt động củacác cơ quan của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và một số nghị quyết,
các quy định liên quan ở các đạo luật khác Trình tự, thủ tục xem xét, quyết
định các van dé quan trọng của dat nước trong hoạt động của Quốc hội là mộtmặt không thé tách rời trong mối quan hệ biện chứng giữa cách thức đi đếnquyết định và các nội dung được Quốc hội quyết định Xét trong mối quan hệvới nội dung, trình tự thủ tục quyết định tuy là mặt hình thức nhưng lại có vaitrò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cho các quyết định của Quốc hộiđược đưa ra đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan
1.1.3 Nội dung chức năng quyết định những van đề quốc gia quan trọngnhất của Quốc hội Việt Nam
Điều 84 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bố sung năm 2001) đã xácđịnh thâm quyền của Quốc hội đối với các van dé trọng đại của đất nước baogồm: a) Quốc hội quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự cấp cao của Nhà nước
và điều chỉnh địa giới hành chính; b) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội của đất nước; C) Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
quyết định dự toán ngân sách nhà nước va phân bổ ngân sách trung ương, phêchuân quyết toán ngân sách nhà nước; quy định sửa đôi hoặc bãi bỏ các thứthuế; đ) Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước đ)
Trang 20Quyết định nhân sự cấp cao của Nhà nước; e) Quyết định thành lập bãi bỏ các
bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành lập hoặc giải thể các đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt; f) Quyết định đại xá; g) Quyết định van đềchiến tranh, hòa bình; h) Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phêchuẩn hoặc bãi các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập theo dé nghị củaChủ tịch nước; i) Quyết định trưng cầu dân ý
- Quốc hội quyết định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Quốc hội quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tô chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước thông qua việc ban hành các luật và nghị quyết về tổ chức
và hoạt động của các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, TAND, VKSND, HĐND,UBND các cấp và Kiểm toán nhà nước phù hợp với bản chất của Nhà nướcta; bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thu hút
đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bảo đảm các nguyên tắctập trung dân chủ, đoàn kết dân tộc, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức
và hoạt động của của bộ máy nhà nước.
Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã ban hành các luật về tôchức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Quốc hội cũng đã có các quyếtđịnh cụ thê về việc thành lập, bãi bỏ các cơ quan trong bộ máy nhà nước quacác nhiệm kỳ như quyết định việc thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan
ngang bộ của Chính phủ.
- Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịchnước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch, các Phó Chủtịch, Ủy viên HDDT; Chủ nhiệm, các Pho chủ nhiệm, Ủy viên các Ủy ban củaQuốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởngVKSND tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hộiđồng Quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về
việc bô nhiệm, miên nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các
Trang 21thành viên khác của Chính phủ; quyết định việc thành lập, bãi bỏ các bộ và
các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; bầu và miễn nhiệm Tổng Kiểm toán
nhà nước.
Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo về công tác tổ chức và nhân sự,các chức danh được đề cử để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trên cơ sở giớithiệu của cấp có thâm quyền của Đảng như Ban chấp hành trung ương(BCHTU), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự ĐảngChính phủ và các tổ chức đảng liên quan có trách nhiệm trình Bộ Chính trị,Ban Bí thư quy chế về nhân sự theo từng cấp quản lý
Trên cơ sở định hướng quan trọng của BCHTƯ Đảng về tổ chức bộmáy nhà nước (thường được ban hành dưới hình thức Nghị quyết củaBCHTU); Đảng đoàn Quốc hội khóa trước dự kiến cơ cấu nhân sự của Quốchội khóa sau Thời điểm tiễn hành thường vào nửa cuối của năm cuối nhiệm
kỳ Quốc hội hiện tại
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội quyết định cơcau tô chức của Quốc hội; cơ cấu tổ chức của Chính phủ, bầu và phê chuẩnnhân sự cấp cao (UBTVQH, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ).
Quốc hội quyết định số Phó Thủ tướng Chính phủ, danh sách các bộ và
các cơ quan ngang bộ của Chính phủ trên cơ sở Tờ trình của Thủ tướng Chính
phủ, báo cáo thấm tra của Ủy ban pháp luật, kết quả thảo luận tại các DoanĐBQH, báo cáo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến ĐBQH Saukhi quyết định số Phó Thủ tướng; thông qua nghị quyết về việc thành lập các
bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Quốc hội tiến hành phê chuẩn đềnghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trên cơ sở báo cáo của
UBTVQH về kết quả thảo luận tại Đoàn ĐBQH, báo cáo của Thủ tướngChính phủ về việc tiếp thu ý kiến của ĐBQH Việc quyết định bãi bỏ các bộ
và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ được thực hiện như quy trình trên.
Trang 22Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cố định về số Phó Thủ
tướng, danh sách các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
Việc Quốc hội bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của Nhà nước thực chất
là công khai hóa, pháp lý hóa về mặt Nhà nước các quyết định về nhân sự củaĐảng Bản chat của van dé ở đây là Đảng quyết định công tác nhân sự nhưngquyết định của Đảng về nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước chỉ có hiệulực khi được quyết định công khai, chính thức thông qua Quốc hội
Ở các nước theo mô hình cộng hòa đại nghị, việc quyết định tổ chức vanhân sự của bộ máy nhà nước được thực hiện theo hình thức Quốc hội bầu ranguyên thủ quốc gia (hoặc nguyên thủ quốc gia do thế tập) Thủ tướng thường
là lãnh tụ đảng thắng cử có thé do nghị viện bầu trực tiếp hoặc do nguyên thủquốc gia bố nhiệm Các thành viên của Chính phủ do Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn, tuy nhiên, cơ cấu các bộ của Chính phủ do Chính phủ tự quyết Ngoài
ra, Quốc hội có thé thành lập các cơ quan chức năng bằng một đạo luật
Ở các nước theo mô hình cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia donhân dân bầu ra và Quốc hội có vai trò nhất định trong việc bổ nhiệm cácthành viên của Chính phủ Ở Hoa Kỳ, Quốc hội được Hién pháp trao quyên tổchức ngành hành pháp Quốc hội thiết lập ra các bộ và tạo ra các cơ quan độclập, các tô chức chính phủ và các ủy ban liên chính phủ [11] Quốc hội cũng
có vai trò trong việc bầu các thâm phán của các tòa cấp cao đặc biệt
Ở các nước theo mô hình cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia donhân dân hoặc Quốc hội bầu ra, thủ tướng cũng thường là lãnh đạo của đảngthang cử và do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn Giống như các nước theo môhình cộng hòa tổng thống, Quốc hội ở các nước theo mô hình cộng hòa hỗnhợp cũng có vai trò trong việc bầu các thâm phán của các tòa cấp cao đặc biệt
là trong mô hình nhà nước liên bang Ngoài ra, Quốc hội có thê thành lập các
cơ quan chức năng bằng một đạo luật
Trang 23- Quốc hội quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giớitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt.
Quốc hội xem xét, quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địagiới tỉnh, thành phố trực thuộc trung theo đề nghị của Chính phủ Trên cơ sở
Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật, thảo luận củaĐBQH, báo cáo của Chính phủ về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cácĐBQH, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập mới,nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất của cả nước; chủ trương đầu tư các dự án, công trình quantrọng quốc gia; các chính sách tài chính, ngân sách nhà nước và tiền tệ
- Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm vàhàng năm Tham quyền quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
và hàng năm của Quốc hội được quy định tại khoản 3 Điều 84 của Hiến phápnăm 1992, khoản 2 Điều 2 của Luật Tổ chức Quốc hội
Việc Quốc hội quyết định Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm là
bước cụ thể hoá, thực hiện từng bước các mục tiêu của Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm do Đại hội Đảng thông qua bang các mục tiêu, chỉ tiêutăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm, xác địnhcác cân đối lớn của nền kinh tế, xây dựng các chính sách và chương trình pháttriển của Nhà nước và khuyến khích, định hướng sự phát triển của các thànhphần kinh tế Trên cơ sở kế hoạch 5 năm, Quốc hội quyết định các Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội hàng năm (vào kỳ họp cuối năm trước) Trong nộidung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm đều có cơ cấunội dung gồm 3 phan chính: (1) Đánh giá hiện trang; (2) Xác định mục tiêuphương hướng và chỉ tiêu phát triển; (3) Đề ra nhiệm vụ, chính sách, giảipháp tổ chức thực hiện
Trang 24Đối với Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, baogồm các nội dung lớn: Phần I về mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu lớn, Phần
II về nhiệm vụ, giải pháp lớn của giai đoạn 5 năm, Phan II về tổ chức thực
hiện, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các cơ quan, tô
chức Cụ thê hóa nội dung của kế hoạch 5 năm, hàng năm vào kỳ họp cudi
nam, Quốc hội xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
năm tiếp theo
+ Quốc hội quyết định quy hoạch sử dụng đất 10 năm và kế hoạch sửdụng dat 5 năm Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khang định đất đai thuộc sở hữutoàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước thực hiện quản lý đất đaitheo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất, bao đảm sử dung đất đúng mụcđích và có hiệu qua, Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng 6nđịnh lâu dài Cụ thé hóa Hiến pháp, Điều 26 và Điều 27 của Luật Dat dai năm
2003 quy định thắm quyền của Quốc hội trong việc quyết định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình
Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong 10 năm, 5
năm trong năm cuối của kỳ quy hoạch, kế hoạch trước đó Về thực chất, đây làviệc sử dụng quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với đất đai thông qua quyếtđịnh phương án sử dụng đất nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhànước, vừa đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội, môi trường, sinh thái, anninh, quốc phòng vừa hợp lý, tiết kiệm trong sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat đai là biện pháp quản lý quan trọng
dé khai thác, sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quảcao, vừa bảo dam tính thông nhất của quan lý nhà nước về đất đai, vừa tạođiều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân và trách nhiệm của cáccấp, các ngành, các địa phương trong việc sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đấtđược hình thành trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, cụ thé hóa quy hoạch sửdụng đất và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
Quy hoạch đất đai là việc Quốc hội quyết định khoanh định hoặc điều
Trang 25chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạnphát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước là sự
tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vi trí, không
gian Theo quy định, việc lập và quyết định Quy hoạch đất đai được căn cứ vàocác nội dung như: Chiến lược, quy hoạch tổng thê phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và cácđịa phương; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường; hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu
sử dụng đất; định mức sử dụng đất; tiễn bộ khoa học và công nghệ liên quanđến sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước
- Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án, công trình quan trọngquốc gia Trên cơ sở sửa đối Nghị quyết đầu tiên của Quốc hội về công trìnhquan trọng quốc gia (Nghị quyết số 05/1997/QH10), ngày 29/6/2006, Quốchội khóa XI ban hành Nghị quyết số 66/2006/QH11 về dự án, công trình quantrọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Trong đó, quyđịnh rõ hơn về tiêu chí các dự án, công trình quan trọng quốc gia; trình tự, thủtục, nội dung hỗ sơ Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định
Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Nghị quyết 66, Chính phủ trình dự
án, công trình quan trọng quốc gia dé Quốc hội xem xét, quyết định chủtrương đầu tư sau khi có ý kiến thâm tra của cơ quan có liên quan của Quốc
hội và đã báo cáo với UBTVQH.
Theo đó, Quốc hội xem xét và thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu
tư đối với từng dự án, công trình quan trọng quốc gia Nội dung Nghị quyếtghi rõ quy mô; tổng mức đầu tư; công nghệ chính; địa điểm; thời gian, tiễn độthực hiện dự án, công trình; cơ chế, chính sách đặc biệt được áp dụng (nếu
Trang 26nghĩa quan trọng đến chuyền dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước và vùng miễn.
- Quốc hội quyết định chính sách tài chính quốc gia, quyết định dự toánngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toánngân sách nhà nước Những nội dung chính sách tài chính quốc gia cụ thê doQuốc hội trực tiếp quyết định chỉ được quy định trong Luật Ngân sách Nhànước và mới đây là Luật Quản lý nợ công Ngoài ra, khi xét thấy cần thiết,Chính phủ trình Quốc hội quyết định một số chính sách tài chính khác bằngcác Nghị quyết có liên quan của Quốc hội Điều 15, Điều 16 và một số điềukhác liên quan của Luật Ngân sách nhà nước quy định về nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thé của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
Về dự toán ngân sách nhà nước, Quốc hội quyết định (a) tổng số thungân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhậpkhâu, thu viện trợ không hoàn lại; (b) tổng số chi ngân sách nhà nước, baogồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo cáclĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách; (c) mức bội chi ngân sách nhà
nước và nguồn bù đắp
Về phân bổ ngân sách trung ương, Quốc hội quyết định (a) tổng số và
mức chi từng lĩnh vực; (b) dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; (c)
mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục
tiêu.
Vé quyết toán ngân sách nhà nước, Quốc hội phê chuẩn quyết toánngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương).
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bô ngân sách
trung ương chậm nhất là ngày 15 tháng 11 hàng năm, phê chuẩn quyết toán
Trang 27ngân sách nhà nước chậm nhất là sau 18 tháng kể từ thời điểm năm ngân sáchnhà nước kết thúc.
- Quốc hội quyết định chính sách tiền tệ quốc gia Cụ thé hóa quy địnhcủa Hiến pháp về thắm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chính sáchtiền tệ quốc gia, tại Điều 3 của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ghi rõ:
“Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,
mức lạm phat dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối ngân sáchNhà nước và mức tăng trưởng kinh tế”
Xét về nội dung thì các quy định nói trên của Luật Ngân hàng nhà nướcnăm 1997, được sửa đổi, bố sung một số điều năm 2003 chưa thể hiện rõ vàđầy đủ những vấn đề thuộc về chính sách tiền tệ quốc gia mà Quốc hội cầnquyết định, ngoại trừ mức lạm phát hàng năm
Khi xem xét, quyết định Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hộixem xét, thông qua chỉ tiêu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Cáchtiếp cận chỉ tiêu CPI cũng thay đổi trong các lần Quốc hội xem xét, quyếtđịnh, có lúc sử dụng chỉ tiêu định tính (năm 2006, 2007, 2008: tốc độ tăng
CPI thap hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế), có lúc sử dụng chỉ tiêu định lượng
dé khoảng giá trị hoặc dé một mức giá tri
- Quốc hội quyết định vấn đề quan trọng của đất nước thuộc lĩnh vựcquốc phòng, an ninh, đối ngoại, tôn giáo, dân tộc, van đề đại xá
+ Quốc hội quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất thuộclĩnh vực quốc phòng, an ninh Theo quy định tại Điều 83 của Hiến pháp năm
1992, Điều 2 của Luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạnquyết định các vấn đề quan trọng về lĩnh vực quốc phòng, an ninh như quyếtđịnh van đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khan cấp, các biệnpháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia Quốc hội cũngphê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng Quốc phòng
và An ninh Ngoài ra, trong các Nghị quyết về kinh tế - xã hội và Nghị quyết
vê ngân sách nhà nước hàng năm cũng đêu có đê cập đên nhiệm vụ quôc
Trang 28phòng, an ninh Quốc hội cũng đã thông qua nhiều Luật trong đó có cácnhiệm vụ, chính sách về quốc phòng và an ninh.
+ Quốc hội quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất thuộclĩnh vực đối ngoại Quyền hạn của Quốc hội trong việc quyết định những vấn
đề quan trọng về đối ngoại của đất nước được quy định trong Hiến pháp, Luật
Tổ chức Quốc hội, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Theo
đó, Quốc hội quyết định cham dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thựchiện điều ước quốc tế mà Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập
+ Quốc hội quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất thuộclĩnh vực dân tộc Thâm quyền của Quốc hội trong việc quyết định những van
dé quốc gia quan trọng nhất thuộc lĩnh vực dân tộc được quy định rõ tại khoản
5 Điều 84 của Hiến pháp năm 1992 và khoản 5 Điều 2 của Luật Tổ chức
Quốc hội: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước” Xác định
rõ tầm quan trọng của van dé này, bên cạnh các Ủy ban chuyên môn, Hiếnpháp, Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định việc Quốc hội bau HĐDT vớinhiệm vụ, quyền hạn trong việc nghiên cứu va kiến nghị với Quốc hội nhữngvan dé về chính sách dân tộc của Nha nước và các nội dung khác liên quanđến van dé dân tộc Nhiều luật và nghị quyết của Quốc hội đều có quy định vềchính sách đối với đồng bao dân tộc thiểu sé
+ Quốc hội quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất thuộclĩnh vực tôn giáo Hiến pháp 1992 ban đầu chưa quy định về vấn đề này,nhưng Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việcsửa đối, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã bé sung thâm quyềntrên Điều này cũng phản ánh đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về vịtrí, tầm quan trọng của chính sách tôn giáo trong sự nghiệp đại đoàn kết dântộc và về vai trò của Quốc hội — cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đối vớiviệc quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước
Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta thê hiện rõ trong Pháp lệnh về tôngiáo đã được Quốc hội giao cho UBTVQH thông qua năm 2004 Những quyết
Trang 29định quan trọng về tôn giáo cũng có thể đề cập đến trong Nghị quyết vềnhiệm vụ kinh tế - xã hội khi cần thiết.
+ Quốc hội quyết định vẫn đề đại xá Thâm quyền của Quốc hội vềquyết định đại xá được quy định tại khoản 10 Điều 84 của Hiến pháp năm
1992 và Luật Tổ chức Quốc hội Tuy nhiên, đến nay chưa có các quy định cụthể của pháp luật về nội dung và thủ tục quyết định đại xá
Các quyết định của Quốc hội trong lĩnh vực đối ngoại, tôn giáo, dântộc, quốc phòng, an ninh có ý nghĩa to lớn thé hiện sự đồng thuận chung của
cơ quan lập pháp, củng cố hơn nữa đối với đường lỗi chung của cả hệ thôngchính trị, tư tưởng nhất quán của toàn Đảng, toàn dân về các nội dung này.Những vấn đề có tính nhạy cảm được Quốc hội xem xét, quyết định cho thấytinh thần trách nhiệm của Quốc hội, ĐBQH trước những van đề lớn của đấtnước, cô vũ hơn nữa tinh thần, niềm tin của nhân dân cả nước Đồng thời, cácquyết định của Quốc hội cũng tạo căn cứ và sự linh hoạt cho Chính phủ, các
bộ, ngành khi giải quyết các van đề liên quan đến các lĩnh vực đối ngoại, tôngiáo, dân tộc, quốc phòng, an ninh
1.2 Các hình thức thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quốcgia quan trọng nhất của Quốc hội
Hình thức thực hiện chức năng quyết định những van dé quốc gia quantrọng nhất của Quốc hội là cách thức mà Quốc hội sử dụng để thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn của mình Đề thực hiện chức năng quyết định
những van dé quốc gia quan trọng nhất, Quốc hội sử dụng nhiều hình thứckhác nhau, trong đó có các hình thức pháp lý như xây dựng pháp luật; tôchức, thực hiện pháp luật; bảo vệ pháp luật và một số hình thức phi pháp lýkhác như tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học, v.v Dưới đây, chúngtôi chỉ đề cập tới các hình thức pháp lý
1.2.1 Hình thức xây dựng phap luật
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008, Quốc hội ban hành nghị quyết để quyết định các vấn đề quan trọng
Trang 30của đất nước, bao gồm: quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự
toán ngân sách nhà nước và phân bồ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngânsách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độlàm việc của Quốc hội, UBTVQH, HĐDT, các Uy ban của Quốc hội, ĐoànĐBQH, ĐBQH; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các van đề khác
thuộc thâm quyên cua Quôc hội.
Nghị quyết của Quốc hội về những vẫn đề quan trọng của đất nước là
cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện các nhiệm vụtrên từng lĩnh vực, trong từng năm và từng giai đoạn; đồng thời, đó cũng là
cơ sở dé Quốc hội xem xét, đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan
này và toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Ngoài việc ban hành Nghị quyết, Quốc hội còn ban hành các đạo
luật, Bộ luật khác để giải quyết các van dé quan trong ma Quốc hội đãquyết định Ví dụ như các luật quy định những vấn đề về tổ chức bộ máynhà nước, các quyền cơ bản của công dân
1.2.2 Hình thức tổ chức thực hiện pháp luật
Tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những phương thức để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Thực hiện pháp luật là hoạt động
có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật hay nói cách khác
thực hiện pháp luật là làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sông.
Dé các Nghị quyết, các đạo luật do Quốc hội ban hành nhằm quyết định
những vấn dé quốc gia quan trọng nhất có thé đi vào thực tế cuộc sống thiviệc tô chức thực hiện pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng Việc tổ chứcthực hiện pháp luật được thé hiện dưới các hình thức như tuyên truyền, phốbiến, giáo dục, giải thích pháp luật; đồng thời huy động sức mạnh của toàn xã
hội vào việc thực hiện các Nghị quyết, Luật của Quốc hội Việc tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương,
Trang 31chính sách của Dang, pháp luật cua Nha nước trên moi lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, xã hội đồng thời góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật,phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong việc thực hiện chức năng quyếtđịnh những vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội nói riêng và côngcuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói chung Nếu nhưtuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là những hình thức giúp tăngcường hiểu biết của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhànước dé từ đó nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật thì giải thíchpháp luật là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mụcđích các quy định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọingười hiểu và thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác vàthống nhất.
Có thé nói, giải thích pháp luật được thể hiện day đủ va mang lại ý
nghĩa to lớn trong hình thức áp dụng pháp luật - một hình thức thực hiện pháp
luật được tiến hành với mục đích nhằm bảo đảm cho các quy định của phápluật được thực hiện một cách triệt để hơn trong đời sống thực tế do cơ quan,
tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện và có tính chất quyết
định tới quyên và nghĩa vụ của người dân.
1.2.3 Hình thức bảo vệ pháp luật
Đề thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quốc gia quantrọng nhất của Quốc hội, ngoài việc sử dụng hình thức xây dựng pháp luật và
tổ chức thực hiện pháp luật, Quốc hội không thể không sử dụng hình thức bảo
vệ pháp luật Hình thức bảo vệ pháp luật được cụ thé hóa bằng các công cụ
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, đạo luật được Quốc hội ban
hành để quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất và việc xử lý viphạm trong quá trình áp dụng các nghị quyết và luật đó Về mặt lý luận, giámsát là một chức năng độc lập của Quốc hội, tuy nhiên đây cũng là phươngthức mà Quốc hội sử dụng để theo dõi, xem xét thực tiễn thi hành các quyđịnh của Hiến pháp luật, nghị quyết mà Quốc hội đã ban hành Quốc hội có
Trang 32thé trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực, những trườnghợp cần thiết Ví dụ, ĐBQH thực hiện việc chất vấn tại kỳ họp hoặc trong thờigian giữa hai kỳ họp đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướngChính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao,Viện trưởng VKSND tối cao (Điều 98 Hiến pháp năm 1992 và Điều 42 Luật
Tổ chức Quốc hội) Quốc hội cũng có thể gián tiếp thực hiện phương thứckiểm tra, giám sát thông qua việc giao cho một SỐ CƠ quan, cá nhân thực hiện.Quốc hội giao cho các cơ quan của Quốc hội như UBTVQH, HĐDT, các Uỷban, Đoàn ĐBQH một số quyền hạn trong hoạt động giám sát HoặcVKSNDTC cũng được Quốc hội giao cho quyền giám sát việc ban hành các
văn bản pháp quy của các bộ, cơ quan ngang bộ sao cho các văn bản này phù
hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
1.3 Những điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chức năng quyết địnhnhững van đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội
1.3.1 Điều kiện bảo đảm về chính trị
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Do đặc thù tất yếu lịch sử và khách quan, ở nước ta do một Đảng lãnhđạo, vì vậy yêu cầu về đổi mới phương thức lãnh đạo của Dang là một trong
những bảo đảm về chính trị cho việc thực hiện tốt chức năng quyết định các
van dé quan trọng của đất nước
Trong điều kiện bộ máy nhà nước được cải cách đôi mới theo địnhhướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân,Đảng cần đổi mới nhận thức, thay đổi phương thức lãnh đạo, nhất là phươngthức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước một cách căn bản Đảng phải vươnlên ngang tầm với một Dang cầm quyên về trí tuệ, về tư tưởng, về phẩm chấtnăng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn Đồng thời, sự lãnh đạo của Đảngcũng phải được đổi mới bảo đảm nguyên tắc tổ chức và hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật, tạo điều kiện để Quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Trang 33Dân chủ hóa, thu hút đông đảo các tang lớp nhân dân
Việc thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt độngquyết định các vẫn đề quan trọng của Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng: thứnhất, tạo cơ sở pháp lý để cho người dân được nói, được bàn về những vấn đềảnh hưởng đến cuộc sống của mình Thứ hai, tạo điều kiện cho cơ quan nhanước có thầm quyền thu nhận được nhiều ý kiến trí tuệ từ nhân dân dé phục
vụ cho việc ban hành các quyết định và giám sát thực hiện các quyết định đó.Thứ ba, nhân dân có điều kiện nhận được những phản hồi từ nhà nước và cóniềm tin rằng những thông tin họ cung cấp có tác động đến hoạch định chínhsách Chính vì thế, việc thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhândân vào quá trình xây dựng chính sách trong các quyết định nhà nước là điềukiện cần thiết giúp cho Quốc hội có thé đưa ra những quyết sách đúng dan,
phù hợp với lợi ích của nhân dân Có như vậy mới phát huy được trí tuệ của
đông đảo các tầng lớp nhân dân vào quyết định các vấn đề trọng đại của đất
nước.
Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể, công khai, minh bạch, do vậy,người dân có nhiều cơ hội hơn dé dé đạt ý kiến đến Quốc hội, dé Quốc hộiquyết định phù hợp với cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân, được nhândân đồng tình, ủng hộ thì quyết định của Quốc hội thực sự có hiệu lực và hiệu
quả cao.
1.3.2 Điều kiện bảo đảm về pháp luật
Dé Quốc hội thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quốc giaquan trọng nhất, việc bảo đảm về pháp luật là hết sức quan trọng Điều đó cónghĩa là cơ sở pháp lý của việc quyết định các vẫn đề quan trọng của đất nướcphải có hiệu lực pháp lý cao, minh bạch và rõ ràng Cơ sở pháp lý ấy phảiđược điều chỉnh bởi hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp,luật Hơn nữa, nó phải minh bạch, rõ ràng dé Quốc hội có thể thực hiện tốtchức năng của mình Sự không minh bạch, rõ ràng của hệ thống pháp luật dễdẫn đến sự vi phạm trong quy trình, thủ tục và phạm vi quyết định của Quốc
Trang 34hội Điều này vô hình trung làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của cácquyết định của Quốc hội về những vấn đề quốc gia quan trọng nhất.
Ngoài ra, khi nói đến bảo đảm pháp lý là đề cập đến chế tài giám sátnếu như các quyết định của Quốc hội về những van đề quốc gia quan trọng
nhất không được thực thi hoặc được thực thi nhưng không đem lại hiệu quả
Do đó, pháp luật về vấn đề này phải cụ thể, đầy đủ để bảo đảm thâm quyềnquyết định của Quốc hội
1.3.3 Điều kiện bảo đảm về thông tin, vật chất, bộ máy giúp việc
Việc đưa ra quyết sách về những vấn đề quan trọng của đất nước đòihỏi không chỉ sự sáng suốt của các ĐBQH mà còn phải hết sức nghiêm túc vàcần trọng Do đó, cần phải đảm bảo cho ĐBQH có thời gian cần thiết, có đầy
đủ thông tin, tải liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về vẫn đề đượcxem xét một cách kỹ lưỡng dé có thé đưa ra những quyết định đúng dan Việcbảo đảm về thông tin giúp cho Quốc hội có căn cứ thảo luận và quyết địnhcũng như giám sát việc thực hiện chức năng đó Những thông tin cung cấpcho Quốc hội phải minh bạch và có độ tin cậy cao Việc thiếu thông tin hoặcthông tin không đủ độ tin cậy có thé dẫn đến tình trạng Quốc hội biểu quyếtmột cách cảm tính và hình thức, chưa đánh giá hết van dé từ góc độ chính
sách.
Một điều tế nhị nhưng cần phải bảo đảm, đó là chế độ lương bỗng xứng
đáng, cơ sở vật chất đầy đủ dé ĐBQH có điều kiện tốt nhất để làm việc một
cách hiệu quả Có thé nói, chế độ lương bồng là một trong những yếu tố quantrọng giúp cho ĐBQH có thể yên tâm làm nhiệm vụ của mình Nói khác đi,một chế độ lương thỏa đáng là động lực dé ĐBQH tập trung toàn bộ trí lực,sức lực vào công việc nghiên cứu, tìm tòi, phân tích những vấn đề thực sựđem lại lợi ích cho nhân dân Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các ĐBQHchuyên trách vì khác với các ĐBQH kiêm nhiệm khác họ chỉ làm duy nhấtmột công việc là đại diện cho nhân dân Theo đó, lương và phụ cấp từ côngviệc là ĐBQH chuyên trách là nguồn thu nhập chính của họ Chính vì vậy,
Trang 35chất lượng và hiệu quả của công tác quyết định những vẫn đề quốc gia quantrọng nhất phụ thuộc không nhỏ vào việc chế độ lương và phụ cấp mà ĐBQH
chuyên trách được hưởng.
Ngoài ra, để làm tốt công tác quyết định những vấn đề quốc gia quantrọng nhất, ĐBQH cũng cần một bộ máy giúp việc hiệu quả Với yêu cầu tăngcường tính chuyên nghiệp trong hoạt động của ĐBQH, trong điều kiện đa số
ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay, bộ máy giúp việc và các chuyên
gia không chỉ san sẻ gánh nặng chuyên môn, mà còn tiết kiệm rất nhiều thờigian cho đại biểu
Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa, đặcđiểm, nội dung chức năng quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhấtcủa Quốc hội đồng thời phân tích các hình thức thực hiện chức năng và cácđiều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chức năng này của Quốc hội Việt Namhiện nay, Chương I của Luận văn hình thành cơ sở lý luận của việc Quốc hộiViệt Nam trong việc quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng nhất Kếtquả nghiên cứu của Chương này sẽ là cơ sở nên tảng cho việc nghiên cứuthực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết địnhnhững vấn đề quốc gia quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam trong Chương
II của Luận văn.
Trang 36Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰCHIỆN CHỨC NĂNG QUYÉT ĐỊNH CÁC VAN DE QUOC GIA QUAN
TRỌNG NHẤT CUA QUOC HOI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng thực hiện chức năng quyết định những vẫn đề quốc giaquan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
2.1.1 Về nội dung thực hiện chức năng quyết định những van đề quốc giaquan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam
Về việc quyết định nhân sự cấp cao, t6 chức bộ máy nhà nước, và địa
giới hành chính
Việc Quốc hội quyết định nhân sự cấp cao của các cơ quan trong bộmáy Nhà nước là việc thực hiện chủ trương về công tác cán bộ của Đảng.Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác cán bộ nên thực chất, các chức danh quantrọng của bộ máy nhà nước đã được các cơ quan của Đảng chuẩn bị kỹ lưỡng
và trình BCHTƯ, Bộ Chính trị, Ban bí thư Việc Quốc hội bầu, phê chuẩnnhân sự cấp cao của Nhà nước thực chất là công khai hóa, pháp lý hóa về mặtNhà nước các quyết định về nhân sự của Đảng Tuy nhiên, về cách thức, quytrình bầu, phê chuẩn cũng cần có sự đổi mới dé phân định rõ thâm quyềnquyết định của Quốc hội ở mức độ nào, tránh việc cho rằng quyết định củaQuốc hội về vấn đề này chỉ mang tính hình thức
Ngoài ra, pháp luật còn thiếu các quy định cụ thé về các tiêu chuẩnchức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước cần được Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn, quy trình, thủ tục tiễn hành giới thiệu, thâm tra, bầu, phê chuẩn; sốlượng ứng cử viên vào mỗi chức vụ; trường hợp ứng cử viên không được
Quốc hội chấp thuận đưa vào danh sách bầu Thực tế vừa qua cho thấy, một
số quy trình bầu, phê chuẩn của Quốc hội đối với các chức vụ trong bộ máynhà nước còn chưa hợp lý, ví dụ khi Quốc hội vừa bầu xong Thủ tướng Chính
phủ theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước thì ngày hôm sau Thủ tướng Chính
Trang 37phủ đã có thể trình ngay danh sách các Phó Thu tướng và thành viên khác củaChính phủ để Quốc hội phê chuẩn, dẫn đến việc các ĐBQH và cử tri chưathực sự thấy được vai trò quyết định của Quốc hội trong việc quyết định nhân
sự cấp cao của bộ máy nhà nước
Việc quyết định nhân sự của bộ máy nhà nước phải bảo đảm sự lãnh đạocủa Đảng, nhưng trước khi các cơ quan hữu quan trình ra Quốc hội, cần dànhthời gian thoả đáng cho thảo luận và giải trình cụ thé Cần thiết phải có quyđịnh về việc từng cá nhân được trình bày “cương lĩnh” hành động trước Quốchội Phải có cơ chế phản biện và tiếp nhận các đề xuất của Quốc hội, của cử tritrước khi bỏ phiếu kín thông qua Mặc dù đã có quy định nhưng tính khả thitrong việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn còn thấp Cách làm của Quốc hội còn bị động, chưa phát huy được trách
nhiệm của từng đại biểu, của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội Đối vớimột số trường hợp phải miễn nhiệm được thực hiện trong thời gian qua thì cách
xử lý vẫn guong ép, số phiếu thấp, không phan ánh đúng thái độ của Quốc hộitrong từng trường hợp cụ thê, không phân biệt được người miễn nhiệm vì lý dosức khoẻ hay nhận nhiệm vụ mới với người vi phạm kỷ luật cần bãi nhiệm.Điều này thé hiện sự chưa tôn trọng quyền quyết định của Quốc hội, làm ảnhhưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan đại diện trước cử tr
Nguyên nhân sâu xa của những tôn tại này là do t6 chức và hoạt độngcủa Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, vai trò của ĐBQH chưa được thực
sự đặt đúng vi trí; đúng với kỳ vọng cua cử tri và chưa có những bước đôimới mạnh mẽ, kịp thời đáp ứng với yêu cầu đặt ra, tương xứng với nhiệm vụquyền hạn luật định Bên cạnh đó, vẫn còn ton tai tâm lý trông chờ hoặc dựavào ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng, sự lệ thuộc vào quan hệ hànhchính cấp trên - cấp dưới
Đối với quyết định về tô chức bộ máy nhà nước, trong nhiệm kỳ Quốchội khóa LX, X, XI, XI, co cấu tô chức bộ máy của Chính phủ đã có những đổi
mới cả về tô chức và nhân sự nhăm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công
Trang 38cuộc đổi mới va hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ ngày càng có xu hướnggiảm dần số bộ, xây dựng bộ máy theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực,tinh giản biên chế hành chính; đồng thời giảm hắn các cơ quan thuộc Chínhphủ Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp, bộ máy của Chính phủ vẫn còn nhữngvan đề bất cập như: một số bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên có nhiều Bộquá lớn làm cho bộ không thực hiện đây đủ chức năng của cơ quan quản lý nhà
nước; lãnh đạo bộ không bao quát được các lĩnh vực hoạt động của mình; các
tổng cục, cục thuộc bộ xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí còn làm thay chức
năng quản lý nhà nước của bộ Ngoài ra, Quốc hội quyết định tách, nhập các
bộ dựa trên cơ sở tờ trình của Chính phủ nên có trường hợp sáp nhập các bộ
chỉ đơn thuần mang tính cơ học, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng Sở dĩ có tìnhtrạng trên là do còn thiếu các quy định pháp luật về tiêu chí chuẩn mực trong
việc thành lập các bộ quản lý.
Về quyết định địa giới hành chính, tương tự như các vấn đề lớn về tổchức bộ máy nhà nước, những nội dung về địa giới hành chính được địnhhướng bang Nghị quyết của BCHTU Quốc hội khóa XI (tháng 11/2003) đãthông qua Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một sốtỉnh (chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương vàtinh Hậu Giang, chia tinh Đắk Lak thành tinh Đắk Lak và Đắc Nông, chia tỉnhLai Châu thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên và chuyển huyện Than Uyên
từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý) Tiếp đó, tại kỳ họp thứ ba, Quốchội khóa XII (tháng 6/2008), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc điềuchỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh; Nghị quyết điều
chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh BìnhPhước và tỉnh Đồng Nai Đến nay, Quốc hội chưa có quyết định về việc thành
lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy định của Hiến pháp
Trong thời gian qua, quyết định của Quốc hội về điều chỉnh địa giớihành chính một số tinh mà cụ thé là mở rộng địa giới hành chính của thủ đô
Hà Nội bằng việc sáp nhập tỉnh Hà Tây (cũ) và một số xã của tỉnh Vĩnh Phúc