Mặc dù luật tố tụng hình sự sau chiến tranh đã hình thành một quy trình tố tụng mang tính tranh tụng nhiều hơn: là xét hỏi, song có những thủ tục tổn tại trước chiếntranh vẫn tiếp tục đư
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI TÁC TƯ PHÁP
JUSTICE PARTNERSHIP PROGRAMME (JPP)
NHỮNG MÔ HÌNH
TO TUNG HÌNH SU
ĐIỂN HINH TREN THẾ GIỚI
(SÁCH CHUYÊN KHAO)
CHỦ BIÊN: TS TÔ VĂN HÒA
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆNTRƯỜNG ĐẠI HO ẤT HÀ NỘI.PHÒNG ĐỌC _ 14p |
HÀ NỘI - 2012
Trang 22 NHUNG MO HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TREN THẾ GIỚI
Chủ biên:
TS TÔ VĂN HÒA
Tac gid chuyên dé:
In 500 cuốn khổ 14,5 x 20,5 tai Công ty Cổ phần In Ngọc Trâm Đăng
ký kế hoạch xuất bản số: 1447-2012/CXB/04-44/HD In xong và nộp lưu
chiểu quý IV năm 2012
Trang 3LỬI Nói BẦU
Ngày 2 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,trong đó xác định mục tiêu của cải cách tư pháp là “Xây dựng nền
tư pháp trong sạch, uững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bao uệcông lý, từng bước hiện đại, phục uụ nhân dân, phục uụ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Dé đạt được mục tiêu này, Chiến lược cảicách tư pháp đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng
cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và xác định đây là khâu đột
phá của hoạt động tư pháp
Mô hình tố tụng hình sự hiện nay ở Việt Nam là mô hình tố
tụng hình sự thẩm vấn Quá trình vận hành mô hình này thời gian
qua đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, bao vệ lợi ích của Nhà nước, quyển và lợi íchhợp pháp của công dân Bên cạnh những kết quả nêu trên, mô hình
6 Việt Nam
Với sự trợ giúp của Chương trình Đối tác Tư pháp (JusticePartnership Programme - JPP) do Liên minh châu Âu, Dan Mạch
và Thụy Điển đồng tài trợ, các nhà khoa học và thực tiễn có kinh
nghiệm và uy tín quốc tế đã thực hiện các báo cáo nghiên cứu về
mô hình tố tụng hình sự của bảy quốc gia đại diện cho các mô hình
tố tụng hình sự điển hình trên thế giới hiện nay, bao gồm: HànQuốc, Hoa Kỳ, Italia, Nga, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc Các kết
qua nghiên cứu được thực hiện công phu, nghiêm túc, có ý nghĩa
tham khảo rộng rãi, toàn diện, sâu sắc và có giá trị đặc biệt góp
Trang 44 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TRÊN THỂ GIỚI
phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện Đề án “Mô hình tố tụng
hình sự Việt Nam” và xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đối)
theo yêu cầu cải cách tư pháp
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TS Lê Hữu Thể
Phó Viện trưởng
Viện Kiểm sát Nhân dân Tôi cao
Trang 5Hàn Quốc Chuyên ngành nghiên cứu của GS Cho là luật hiến pháp, hành chính,
hình sự và tố tụng hình sự của Hàn Quốc và Nhật Bản G8 Cho cũng là Tổng thư
ký Hiệp hội pháp luật hình sự Hàn Quốc, Phó chủ tịch Hiệp hội pháp luật môi
trường Hàn Quốc.
Trang 6MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 7
1 Khái quát về Mô hình TTHS Nhật Ban
1.1 Giới thiệu hệ thống tư pháp Nhật Ban
Hệ thống tư pháp hình sự của Nhật Bản chịu ảnh hưởng rấtlớn bởi các hệ thống Luật Dân sự, Thông luật và các truyền thốngKhổng giáo của Trung Quốc song đồng thời vẫn giữ lại đậm nétđặc sắc hương vị của Nhật Bản Trong suốt 250 năm bị cô lập với
ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, kết thúc vào năm 1858, hệthống tư pháp Nhật Bản bị chi phối bởi những mối quan hệ củachế độ phong kiến Cùng với sự mở cửa Nhật Bản vào năm 1853
và trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Bộ luật Hình sự và Bộ luật tếtụng hình sự của Pháp là những đạo luật có ảnh hưởng lớn tớipháp luật hình sự của Nhật Bản, sau đó là các Bộ luật Dân sự củaĐức đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp để sử dụng tại Nhật Bản.
Như vậy, lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự tạiNhật Bản đã thể hiện sự độc đáo của quá trình tiếp nhận quy
định của pháp luật nước ngoài tại nước này Bộ luật Tố tụng Hình
sự có hệ thống đầu tiên của Nhật Bản là Bộ luật Chỉ thị Hình sự
năm 1880 Bộ luật này chủ yếu dựa trên Bộ luật năm 1808 của
Pháp, song có một số quy định được lấy từ Luật Đức Kể từ khi hệ
thông toà án và các quy trình tế tụng do Bộ luật này quy định
được chứng minh là quá công kénh, Bộ luật này nhanh chóngđược thay thế bởi một Bộ luật theo mô hình của Đức Bộ luật nàysau đó lại bị thay thế bởi một luật khác ban hành năm 1922 lạimột lần nữa dựa theo khuôn mẫu của luật Đức Như vậy, tế tụnghình sự ở Nhật Bản trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần
thứ II hoàn toàn dựa trên hệ thống Dân luật.?
Những thay đổi căn ban trong hệ thông tố tụng hình su Nhật
Bản xảy ra sau khi kết thúc Thế chiến lần thứ II theo sáng kiếncủa Tư lệnh tối cao Các nước đồng minh Một điều khoản đã được
đưa vào Hiến Pháp yêu cầu việc tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “thủ
tục công bằng” (due process) và đảm bảo quyền bào chữa và các
?Tham khảo chi tiết tại, Takada, Takuji, Tế tụng Hình sự, Tái bản lần 2,
Tokyo: Seirinshoenshinsha, 1984, trang 12-16.
Trang 78 NHUNG MO HÌNH TTHS ĐIỂN HINH TREN THỂ GIỚI
quyền liên quan khác nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền Điều này
đòi hoi phiải cai cách cơ bản hệ thống tố tụng hình sự Các cố vấn
Hoa Ky đãi soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự cùng với các học giả,
các thẩm phán, luật sư và các quan chức Nhật Bản Bộ luật Tố
tụng Hình sự hiện nay được ban hành năm 1948 chính là kết quảcủa hoạt động phối hợp nêu trên Lần này, Bộ luật về cơ bản dựa
theo mô hình Luật Mỹ Mặc dù luật tố tụng hình sự sau chiến tranh đã hình thành một quy trình tố tụng mang tính tranh tụng
nhiều hơn: là xét hỏi, song có những thủ tục tổn tại trước chiếntranh vẫn tiếp tục được duy trì, đặc biệt là trong quá trình điều tra
trước khi xét xử cũng như việc dựa vào các văn bản tài liệu khi xét
xử - là các hồ sơ do cảnh sát và các công tố viên chuẩn bị Thẩm
phán tiếp tục tham gia tích cực vào việc thẩm vấn trong giai đoạnxét xử, và công tố viên vẫn tiếp tục tiến hành điều tra chi tiết cahai bên trong vụ án trước khi xét xu."
Toàn bộ quyền lực tư pháp ở Nhật Bản được trao cho Toà tối
cao và các: toà cấp dưới được thành lập theo quy định của luật.
Nhật Bản không có toà án đặc biệt, và không có co quan hành pháp hay cơ qua.n nào của chính phủ được trao quyền tiếp nhận, xử ly vụ
án và đưa ra phán quyết cuối cùng Tất cả các toà án của Nhật Bản
là một phần của hệ thông tư pháp quốc gia Không có toà án địa
phương hoặc thành phố trực thuộc trung ương Ngoài ra, khác với
các nước khác, Nhật Bản không có toà án vi cảnh để xét xử các tội
ít nghiêm trọng cũng như không có các toà khiếu nại để xử lý cáckhoản tiểm nợ không có giá trị lớn Tất cả các tội phạm và tranh
chấp pháp lý đều được xử lý tại các toà án thông thường ở Nhật Ban Hệ thiống toà án ở Nhật Bản bao gồm 4 cấp - các toà án giản lược, các toà án quận, các toà cấp cao, và Toà án tối cao Ngoài ra,
Nhật Bản ‘con có các toà gia đình được thành lập cùng cấp với các
toà án quận Tất ca các toà án này đều được trao quyền xử lý, xét
xử và định: đoạt các vụ án dân sự và hình sự cũng như các tranh3Takad:a, Takuji, Tố tụng Hình sự, Tái bản Lần 2, Tokyo: Seirinshoenshinsha,
19#4, trang 17-21.
Trang 8MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 9
chấp hành chính liên quan đến các quyết định cua cac cd quan
chính phủ.!
Toà án Giản lược
Toà án Gian lược là toà án cấp thấp nhất 6 Nhật Ban Toà án ở
cấp này chỉ có một thẩm phán xét xử Tính đến năm 2008, Nhật Bản
có 438 toà án giản lược, phân bổ tại toàn bộ các thành phô, thị xã chủ
chốt Thẩm quyền của toà án cấp này trong các vụ án dân sự và hình
sự rất hạn chế Trong các vụ án hình sự, toà giản lược có thẩm quyền
xét xử các hành vi phạm tội thuộc đối tượng phạt tién, hoặc các hành
vi phạm tội mà phạt tiền là hình thức trừng phạt bổ sung và các
hành vi phạm tội liên quan đến việc xâm nhập tư gia, cd! bạc, trộm
cắp, biển thủ, và chấp nhận hoặc tiêu thụ tài sản ăn cắp Có những
trường hợp, toà án giản lược có thể tuyên án tù lao động cưỡng bức
với thời hạn không quá ba năm Còn có những trường hiợp, toà an
giàn lược không thé áp dung án tù hay bất cứ mức án nào nặng hơn
Toà giản lược có thể tuyên án giam giữ tại một trại cải tạo: trong thời
hạn không quá ba năm đối với các hành vi vi phạm pháp› luật hoặc
quy chế nhất định Nếu trong quá trình xét xử, toà án gian lược chorằng có thể áp đặt một hình phạt nặng hơn, thì vụ án phải được
chuyen lên ngay cho Toà an quận.
Toà an quận
Xét theo hệ thống thứ bậc của mô hình kim tự tháp tư pháp,
thì ngay trên toà giản lược là các toà án quận Nhat bain có 50 toa
án quận trong đó mỗi quận có một toà (với 203 chi nhánh) Ngoài
ra, ở Nhật bản có 203 chỉ nhánh toà án quận rải rác khắ p các vùng
xâu vùng xa nơi người dân địa phương gặp nhiều bat tiện trong
việc tiếp cận toà án chính của quận Tham quyền chủ yêu của các
toà án quận là thẩm quyền chung, và toà này có thể giải quyết mọi
vụ án ngoại trừ những vụ dành riêng của toà án giản lược và toàcấp cao Tại toà án quận, các tội tương đối đơn giản thưởng được
xem xét và định đoạt bởi một thẩm phán duy nhất, nhưng các vụ
*Xem chi tiết, Tamiya, Hiroshi, Tế tụng Hình sự Tái ban liần 4, Tokyo:
Yuhigaku, trang 16.
Trang 910 NHUNG MÔ HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THẾ GIỚI
quan trọng hơn và nghiêm trọng hơn thường được xét xử bởi một
hội đồng gồm ba Thẩm phán Với tính chất là toà án có thẩm
quyền chung, toà án quận có thể áp đặt bất kỳ hình phạt nào
không hạn chế, bao gồm cả hình phạt cao nhất
Toa an gia đình
Toà án gia đình ở Nhật Ban được hình thành như một toa án
đặc biệt cùng tồn tại với các toà án quận Nhat Ban có 50 toà giađình, mỗi quận một toà (riêng Hokkaido chỉ có 4), tương tự như toà
án quận Ngoài ra còn có 203 toà chi nhánh và 77 văn phòng địa
phương tại các địa điểm tương tự như các chi nhánh Toà án quận
Các toà án gia đình được chia thành hai bộ phận: Bộ phận Quan hệ trong Gia đình, và Bộ phận trẻ vị thành niên Tất cả các tội liên
quan đến trẻ vị thành niên đều được chuyển tới Bộ phận Trẻ vị
Thành niên để tiến hành xét xử Tuy nhiên, trong các vụ án liênquan đến một hành vi phạm tội có thể bị tử hình hoặc bị phạt tù đi
kèm hoặc không di kèm với lao động cưỡng bức, các toà án gia đình
có thể để nghị tòa án quận xét xử chính thức, với điều kiện là trẻ vịthành niên trên 16 tuổi Những người lớn bị cáo buộc là góp phầnvào hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên cũng có thể bị xét xử tại
Bộ phận Trẻ vị Thành niên
Tod dn cấp cao
Toà án cấp cao là toà án phúc thẩm trung gian Nhat có 8 toa
án cấp cao, trong đó mỗi trong 8 thành phố chính có 1 toà, cùng các
văn phòng khu vực Có sáu chi nhánh toà án cấp cao ở các thành
phố nhỏ hơn, và một Toà cấp cao về SHTT Các toa cấp cao thường
xét xử các vụ án bị kháng cáo từ toà án quận và toà án gia đình
trong khu vực, các vụ án hình sự bị kháng cáo từ toà án giản lược,
và những vụ án bị kháng cáo của các cơ quan tài phấn tương tự
chang han Uy ban Hội chợ Thương mai, Văn phòng Bằng sáng chế,
Hội đồng Quản trị Quan hệ Hàng hai, và Uy ban Quan hệ laođộng Bên cạnh các vụ án phúc thẩm, toà án cấp cao còn có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm các vi phạm liên quan tới bầu cử và những
vụ án phát sinh do nổi loạn hay nội chiến Mọi vụ án được toà áncấp cao giải quyết thông qua một hội đồng gồm ba Thẩm phán,
Trang 10MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 11
trừ trường hợp các vụ án liên quan tới bạo loạn sẽ được xét xử bởimột hội đồng gồm 5 người
Toà án Tối cao
Toà án Tối cao Nhật Bản là toà án xét xử cuối cùng, có trụ sở
đặt tại Tokyo và bao gồm 15 thẩm phán Toà tổ chức xét xử theo
một trong hai hình thức - Toà Đại sự hoặc Toà tiểu sự Theo hình
thức đầu tiên, toàn bộ 15 chánh án sẽ cùng tiến hành xét xử các
vụ án liên quan tới các vấn đề về Hiến Pháp và các vụ án đặc biệt
quan trọng Mỗi trong số 3 Toà Tiểu sự bao gồm 5 Chánh án CácToà Tiểu hình chịu trách nhiệm xét xử các vụ án khác có thể được
trình lên Toà Tối cao xem xét Toà Tối cao không chấp nhận thẩm
quyền ban đầu
1.2 Đặc điểm chung của Mô hình TTHS Nhật Bản
Luật tố tụng hình sự hiện tại của Nhật Bản liên quan tới thời
kỳ Minh trị Duy tân Với việc ban hành Bộ luật tế tụng hình sựMinh tri năm 1880, Nhật Ban đã đưa vào áp dụng truyền thốngpháp luật của Pháp, bởi vì Bộ luật năm 1880 dựa trên Bộ Luật củaPháp năm 1808 Nhưng sau đó, Bộ luật này đã được thay thế bởi
một Bộ luật Tế tụng Hình sự mới năm 1922 dựa theo khuôn mẫu
luật của Đức Nhu vậy, tố tụng hình sự sau gia) đoạn Minh tri - với
tư cách thời kỳ hiện đại hoá đầu tiên - hoàn toàn tuân theo theo hệthống của châu Âu lục địa Giai đoạn hiện đại hoá thứ hai sau Thếchiến thứ II liên quan đến những nỗ lực kết hợp các yếu tố của hệthống pháp luật Anh-Mỹ Quá trình này được quy định rất rõ ràngtrong văn bản Hiến Pháp mới sau chiến tranh trong đó có thêm
một quy định yêu cầu sự tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc thủ tục
công bằng và đâm bảo quyền bào chữa và các quyền liên quan khácnêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền Nhu vậy, Bộ luật tố tụng hình
sự hiện tại được ban hành vào năm 1948 vẫn giữ lại các đặc tínhcủa hệ thống pháp luật lục địa, nhưng các yếu tố pháp luật chủ yếucủa Anh-Mỹ đã được đưa vào đáng kể."
Ê Xem chỉ tiết, Takada, Takuji, Tế tụng Hình sự, Tái ban lần 2, Tokyo: Seirinshoenshinsha, 1984, trang 12-16.
Trang 1112 NHUNG MÔ HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THE GIỚI
Hệ thông tư pháp hình sự của Nhật Bản khác biệt ở chỗ nó bịanh hưởng rất lớn bởi Luật Dân sự, Thông luật và các truyền thống
Khổng giáo truyền thống của Trung Quôc song đồng thời vẫn mang
đậm đặc thù Nhật Bản Cùng với sự mở cửa Nhật Bản vào năm
1853 va trong thoi ky Minh Trị Duy Tân, Bộ luật Hình sự và Bộluật tố tụng hình sự của Pháp là những đạo luật có ảnh hưởng lớn
tới pháp luật hình sự của Nhật Bản, sau đó là các Bộ luật Dân sự
của Đức đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp để sử dụng tại đất nước
này Như vậy, luật pháp tổ tụng hình sự tại Nhật Bản chủ yếu dựa
trên mô hình của các nước theo hệ thống dân luật Tham phán tiếp
tục tham gia tích cực vào việc thẩm vấn trong giai đoạn xét xử, và
công tố viên van tiếp tục tiến hành điều tra chi tiết cả hai bên
trong vụ án trước khi xét xử So với các quốc gia ở châu Âu đại lục,
công tố viên Nhật Bản có nhiều quyền chủ động hơn trong việcquyết định rút truy tố Luật tế tụng hình sự sau chiến tranh đã
hình thành một quy trình tố tụng mang tính tranh tụng nhiều hơn
là xét hỏi theo quy định của hiến pháp mới Hiến Pháp Nhật Bản
năm 1946 bao gồm những quy định rất quan trọng liên quan đến tố
tụng hình sự Điều 31-40 của Hiến Pháp tạo ra ấn tượng rằng một
công dân Nhật Bản có tất cả các quyền mà Hiến Pháp quy địnhnhư một bị cáo ở Hoa Ky Lấy cảm hứng từ người Mỹ, Hiến Pháp
Nhật Bản đã đưa vào áp dụng một nội dung mới trong quy trình tố tụng hình sự của Nhật Bản, qua đó làm cho hệ thống tư pháp hình
sự Nhật Bản có tính chất lai.
1.3 Đặc điểm cụ thé của Mô hình TTHS Nhật Bản
1.3.1 Về mục tiêu của tố tụng hình sự
Mục tiêu của Bộ luật TTHS được quy định tại Điều 1, như
sau: "lam sáng to những tình tiết cua vu an cũng như ap dung va
thực thi viéc trừng tri một cach nhanh chóng đối uới các vu an
hình sự, trong khi van xem xét đầy đủ viéc duy trì lợi ích công vađảm bdo nhân quyền của đối uới từng công dân” Vì quy định củaĐiều 1 đã bao trùm toàn bộ các khía cạnh của t6 tụng hình su,
nên có vẻ khó có thể hài hoà được các mục tiêu đối lập, cụ thể là
Trang 12MÔ HÌNH TTHS CUA NHẬT BẢN 13
vừa lam sáng to sự thật và van phải dam bao các quyển cơ bản
của con người.
1.3.2 Về các nguyên tac cơ bản chỉ phối hoạt động của Mô hình
TTHS
Nguyên tắc các Bên tranh tụng
Hệ thống tố tụng hình su của Nhật Ban là một hệ thông lai, vì
thế khác hoa đặc điểm của quy trình tố tụng ở nước này không phải
là điều đơn giản Mặc dù nguyên tác về tranh tụng đã được sử dụng
tại Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1881, song nó chỉ được sử dụng
để hạn chế và bổ sung khái niệm về quy trình tố tụng được kiểm
soát chính thức Luật tổ tụng hình sự hiện tại đã áp dụng ở mức độ
lớn nguyên tắc tranh tụng Quy trình tố tụng bị kiểm soát chính
thức đã trở thành thứ yếu Nói cách khác, tố tụng tranh tụng là
nguyên tac chiếm uu thé trong Bộ luật mới, song quy trình tố tụngđược kiểm soát chính thức van tiếp tục tổn tại và phát huy tácdụng trong trường hợp cần thiết Ở Nhật Bản, nếu không có cáobuộc có thể sẽ không có quy trình tố tụng Cáo trạng không cầnphải đi kèm hoặc bao gồm bất kỳ tài liệu hoặc bằng chứng nào khác
có thể khiến cho thẩm phán phát sinh những định kiến nhất định
trước phiên toa để vào ngày đầu tiên xét xử công khai tòa án sẽ đối
mặt với một tài liệu sạch (nguyên tắc bản cáo trạng không đi kèm
bang chứng hoặc tài liệu) Xét xử công khai được thực hiện chủ yếu
thông qua sự tranh biện của hai bên, dưới hình thức thẩm tra
chứng cứ, lời khai và các tài liệu tương tự Bản án thường được
tuyên dựa trên các biện luận bằng lời nói Các bên tham gia tố tụng
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ sở cho phánquyết
Nguyên tắc truy tố bhông đi bem bang chứng hoặc tai liệu
Nguyên tắc này có nghĩa rằng khi bị cáo bị truy tố ra tòa án sẽ
không được gửi kèm bất kỳ bang chứng hay tài liệu nào Ly do là
việc gửi kèm các tài liệu hoặc bằng chứng ngay lúc đó có thể ảnh
hưởng tới sự vô tư của thẩm phán trong quá trình xét xử sau này
Trang 1314 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THỂ GIỚI
Nguyên tắc Quyền được giải trình
Sẽ không có bất cứ hành động bất lợi nào được thực hiện nếu
trước đó bên liên quan chưa có cơ hội được giải trình về quan điểm
của mình (rechtliches Gehỏr) Đây là một trong những quyền cd
bản nhất của người bị tình nghi phạm tội, mặc dù bản thân quy tắc
này không được quy định rõ trong luật tố tụng.
Nguyên tắc hoán doi cơ bản các công tố uiên
Các công tố viên với năng lực riêng rẽ để thực thi các nhiệm vụtruy tố cùng nhau hình thành nên một tổ chức phân cấp duy nhất ở
tầm quốc gia Trong khuôn khổ nhiệm vụ truy tố và quản trị hoạt
động truy tố thì chính họ, theo nghĩa bóng, là những cá nhân hoạt
động như một thể thống nhất không thể phân chia Đây là khái
niệm về sự hoán đổi cơ bản của các công tố viên (Einheit und
Unteilbarkeit der Staatsanwaltschaft).
Nguyên tac Cơ hội
Công tố viên có quyền chủ động rất lớn trong việc rút lại cáo
trạng (Opportunitdatsprinzip - Sự tuỳ nghị truy tô) Nguyên tắc đối
lập (Legalitdtsprinzip - Nguyên tắc hợp pháp) lại buộc công tố viên
có nghĩa vụ phải đưa ra cáo trạng nếu có đầy đủ cơ sở để nghi ngờ
một người đã thực hiện hành vi phạm tội Trên thực tế, thẩmquyền chủ động nói trên có vẻ rất cần thiết để giúp tòa án tránh
được sự gia tăng công việc một cách không cần thiết
Nguyên tắc Buộc tội
Nguyên tắc này nhấn mạnh sự phân biệt chức năng giữa các
cơ quan công tố và toà án Nếu không có văn bản buộc tội chính
thức (Anklage - bản cdo trạng) của công tố viên, thì toà án không
có quyền khởi tố và không thể xét xử tội phạm đó Trong một hệ
thống tố tụng hình sự, nhiệm vụ truy tố và nhiệm vụ định đoạt vu
án dựa trên nội dung là hai nhiệm vụ hoàn toàn tách biệt, mặc dù
trong hệ thông tố tụng xét hỏi thì thẩm phán cũng tham gia điều
tra tình tiết
Trang 14MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 15
Nguyên tắc đối tụng công bang (equality of arms)
Trong quá trình tế tụng người bi tình nghị phạm tội phải đượchưởng các cơ hội giống hệt với các cơ quan điều tra
Nguyên tắc Tự do Đánh giá Bằng chứng
Nguyên tắc Tự do Đánh giá Bằng chứng (Prinzip der freien
Beweiswiirdigung) đối lập với nguyên tắc bằng chứng bị hạn chế
về pháp lý Điều này khiến cho vấn để hoàn toàn phục thuộc vào
ý chí quyết định tự do của thẩm phán Trên thực tế đây là khái
niệm về sự tự do đánh giá bằng chứng của thẩm phán Lúc đầu,
nguyên tắc này - vốn là hậu quả có tính logie của xu hướng tìm
ra sự thật - mang ý nghĩa rất tiêu cực: không thể áp dụng bất cứquy tắc bằng chứng (rules of evidence) nào Yếu tố quyết địnhchính là sự kết án của toà án Cụ thể là, thẩm phán không bịràng buộc bang bất cứ cách nào với lời khai nhận tội của bị can
Các ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc này liên quan tới sự thú
tội Sẽ không ai bị kết tội hoặc trừng phạt nếu như bằng chứng
duy nhất chống lại anh ta trong vụ án là lợi thú tội của chính
người này (nguyên tắc về các hạn chế đối với mức độ đáng tincậy của các lời thú tội)
Suy đoán uô tội
Bất cứ ai bị cáo buộc thực hiện một hành vi phạm tội sẽ được
giả định là vô tội cho tới khi người đó được chứng minh là phạm tội
theo quy định của pháp luật (Unschuldvermutung in dubio pro
reo) Sẽ không ai bị kết tội trừ phi toà án bị thuyết phục mà không
có cơ sở nghi ngờ về hành vi phạm tội của người đó dựa trên cácbằng chứng thu thập một cách hợp pháp
Nguyên tắc Tức thì
Nguyên tắc tức thì (Unmittelbarkeitsprinzip) đòi hoi toà ánphải thu thập bằng chứng “sống” Các chứng cứ cá nhân phải do cá
nhân đương sự nộp trực tiếp tại phiên toà công khai và sẽ được bị
đơn thẩm tra chéo Theo nguyên tắc này, phiên xét xử phải được
tiến hành bằng lời Thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi các quy
Trang 1516 NHUNG MÔ HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THE GIỚI
trình thú tục băng văn bản diễn ra khá phổ biến Quy tắc này được
kiểm soát khá chặt chẽ trong những phiên toà có bồi thẩm đoàn ở
các toà án cấp dưới, quy tắc này thường bị xem nhẹ và đôi khi bị bỏ
qua hoàn toàn, toà án chỉ dựa trên các bằng chứng được thu thập
trong giai đoạn tiền xét xu Thực tiễn này có vẻ như rất đáng phê
phán bởi bản chất của nguyên tắc Tức thì chính là yêu cầu về một
“phiên toà công bang”
Nguyên tắc vé Chứng cứ gián tiếp (hearsay evidence)
Các chứng cứ cá nhân không được đương sự nộp trực tiếp tại
phiên toà công khai thường sẽ không thể bị thay thế bởi các tài liệukhác hoặc không thể được đưa vào các chứng cứ cá nhân khác đã
được xuất trình tại toà Nói một cách khác, các chứng cứ gián tiếp
sẽ bi coi là chứng cứ không hợp lệ cho dù dưới hình thức thư chứng
hay một phần của chứng cứ cá nhân Mục đích của nguyên tắc là
mọi thứ đều phải được thực hiện trực tiếp trước tòa án cùng với sự
có mặt của thẩm phán Tuy nhiên có thể có một số ngoại lệ nhấtđịnh Vì nguyên tắc tức thì không thể được tôn trọng trong mọi vụ
án nên luật tố tụng hình sự có một số điều khoản quy định về những trường hợp ngoại lệ nhất định, được áp dụng với các điều
kiện nghiêm ngặt liên quan tới tính cần thiết và độ tin cậy cao Vì
thế, nguyên tắc chứng cứ gián tiếp chủ yếu liên quan tới tính hợp lệcủa các văn bản chứng cứ
Nguyên tắc Công khai
Mặc dù quá trình điều tra sơ bộ được tiến hành bí mật, cónghĩa là công chúng không được tham gia, xong việc xét xử phải
tiến hành công khai Nguyên tắc này có thể có những ngoại lệ nhấtđịnh chẳng hạn như vì yếu tế đạo đức hay vì quyền lợi của công
chúng hay cá nhân.
1.3.3 Về các bên tham gia tố tụng
Trước khi một bản cáo trạng được nộp người bị nghi là có
hành vi phạm tội sẽ bị coi là “người bị tình nghị phạm tội Sau khi
bị truy tố, người bi tình nghi phạm tội trở thành một bên tham gia
Trang 16TRUNG TAM THO NG TIN 7 my \ l HEN |
TRƯỜNG Ð ĐẠI “oe
PHONG Đọc
MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 17
tố tụng và sẽ ở vai bị tra hỏi trong quá trình tố tụng Tới thời điểm
này, người nay sẽ được gọi là bị cáo Khái niệm người bị tình nghĩ
phạm tội (Beschuldigter) dùng để chỉ một người bị cáo buộc là có
hành vi phạm tội trước khi có bản cáo trạng và được sử dụng trong
quá trình tố tụng sơ bộ Khái niệm Bi cáo (Angeschuldigter) là khái
niệm phải được sử dụng khi đã có một bản cáo trạng chống lại
người bi tình nghị phạm tội đã được nộp Bi cáo là một bén tham
gia tố tụng, nhưng người bị tình nghi phạm tội lại không phải làmột bên, theo đúng nghĩa của nó Tuy nhiên, người bị tình nghinhạm tội cũng có vị trí tương tu Mặc dù ở nghĩa nào đó, bị cáo
cũng là một nguồn cung cấp chứng cứ, song rõ ràng tư cách chủ
yếu của người này là bên tham gia tố tung Bi cáo là bên đóng vaitrò thụ động, và có quyền bảo vệ mình trước sự tấn công dữ dộicủa công tố viên - người đóng vai trò chủ động Với tư cách là mộtbên tham gia tố tụng, bị cáo không chỉ có quyền chọn luật sư bào
chữa mà còn có quyền thực thi quyền của riêng mình trong hàngloạt các hoạt động tố tụng khác nhau, bao gồm nộp đơn xin kiểm
tra bằng chứng, khai báo hoặc phản đối hay yêu cầu phúc thẩm.Hơn nữa, bị cáo không có nghĩa vụ khai báo và có thể giữ im lặng
trong suốt thời gian xét xử hoặc từ chối trả lời các câu hỏi được
đặt ra.
Mọi bị cáo đều có quyền được trợ giúp về mặt pháp lý bởi luật
sư do chính mình lựa chọn Trong một số trường hợp, bị cáo khôngđược tự do lựa chọn việc mình có muôn được trợ giúp pháp lý hay
không mà việc trợ giúp đó là bắt buộc (notwendige Verteidigung).Nhiệm vụ của luật sư bào chữa là hành động vì quyền lợi hợp phápduy nhất của thân chủ mình bằng cách giám sát tính hợp pháp của
quá trình tố tụng và thực hiện mọi biện pháp hợp pháp để đạt đượckết quả tốt nhất có thể Luật sư bào chữa phải tuân thủ quy tắc
dao đức nghề nghiệp Người bị cáo buộc thực hiện hành vi phạm
tội, vào mọi thời điểm cho dù còn là người bị tình nghi phạm tội
hoặc đã trở thành bị cáo, phải tham khảo ý kiến riêng với luật sưcủa mình
Trang 1718 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI
1.3.4 Về Phương thức tìm ra sự thật của một vu án
Nguyên tắc cơ bản có tính thông lĩnh trong các quy định củapháp luật về bằng chứng là nguyên tắc sự thật khách quan(Prinzip der materiellen Wahrheit) Điều 317 quy định rằng “các
tình tiết khách quan sẽ được xác định trên cơ sở bảng chứng” Quy
định này thể hiện rõ ràng nguyên tắc xét xử dựa trên bằng chứng
Mặc dù trách nhiệm chủ yếu trong quá trình tố tụng hình sự là của
các cá nhân có thẩm quyển, song tố tụng hình sự cũng là quy trình
của các bên đối tụng Vì thế, phương thức tìm kiếm sự thật trong
một vụ án là sự pha trộn giữa hệ thông dân luật (nguyên tắc thẩm
cứu) và hệ thống luật Anh-Mỹ (nguyên tắc tranh tụng) Vì thế, việc
thu thập và trình bày chứng cứ chủ yếu là trách nhiệm của các bên;
tuy nhiên, nếu thấy cần thiết, toà luôn luôn có thể chủ động tiến
hành thu thập và xem xét chứng cứ (Điều 298 Luật Tô tụng Hình
sự® Quyền hạn này cũng giúp toà án có thẩm quyền ra lệnh chobên công tố trình các chứng cứ được biết là đang tồn tại mà bên
công tố chưa cung cap.’
Khái niệm ‘bang chứng tuyệt đôi' (Strengbeweis) va ‘bang
chứng tự do (mo) (Freibeueis) là các khái niệm được xem xét vìchúng liên quan tới khả năng được chấp nhận của chứng cứ Các
tình tiết đã được biết tới công khai là những tình tiết được chấp
nhận mà không cần phải có bằng chứng, trên cơ sở áp dụng học
thuyết Mọi người đều biết của Nhật Hồ sơ tiền án tiền sự cũng
là những tình tiết được chấp nhận trong những tình huống nhất
định Công tố viên có trách nhiệm chứng minh về sự tổn tại và
không tồn tại của các tình tiết cấu thành tội phạm Công tế viên
cũng được coi là có trách nhiệm chứng minh các tình tiết tăng
nặng và các tình tiết giảm nhẹ Có một số trường hợp ngoại lệ
nhất định mà bị đơn là người có nghĩa vụ chứng minh Tuy
Ê Điều 298: “1 Công tố viên, bị cáo hoặc luật sư đều có quyền yêu cầu kiểm tra
chứng cứ 2 Trường hợp xét thấy cần thiết, toà án có thể chủ động tiến hành việc kiểm tra bằng chứng” (phần in nghiêng là để nhấn mạnh).
7 Phán quyết của Tòa Tối cao, ngày 13/2/1958, 12 Keishu 218, 142 Hanrei Jiho 32.
Trang 18MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 19
nhiên, theo quy định của pháp luật, các trường hợp ngoại lệ này
rất hạn chế
Việc xác định bị cáo vô tội hay có tội được thực hiện dựa
trên các tình tiết phát hiện trên cơ sở các bằng chứng được viện
dẫn trước toà Một bằng chứng có giá trị tranh cãi hoặc minh
chứng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của thẩmphán Thẩm phán có quyền han rất lớn trong việc tự quyết định
khả năng chấp nhận của bằng chứng Trên thực tế, hầu như mọichứng cứ đều được chấp nhận trừ khi rõ ràng chúng là các chứng
cứ trái phép hoặc vô lý Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định một sốquy tắc cơ bản đổi với chứng cứ Việc thú tội được thực hiện
trong tinh trạng ép buộc hoặc bị nghi ngờ là không được thực hiện một cách tự nguyện sẽ không được chấp nhận Khái niệm
thú tội ở đây được hiểu là bao gồm bất cứ việc chấp nhận nào
thích hợp với tội lỗi trong tội phạm bị cáo buộc Không ai bị kết
án nếu việc kết án đó chỉ dựa trên lời thú tội của bản thân người
đó Theo quy định chung, ở Nhật có tồn tại quy tắc loại trừ, songphạm vi của quy tắc này tương đối hạn chế Hiện nay, kha năng
chấp nhận của các bằng chứng được thu giữ trái phép có xu
hướng được giải thích rất khắt khe tại tòa án.? Toà án Tối cao
8 Khi cảnh sát sử dụng các biện pháp điểu tra và thu thập chứng cứ trái phép,
câu hỏi đặt ra là liệu các bằng chứng được thu thập một cách trái phép đó có được chấp
nhận để chứng minh cho hành vi phạm tội của bị cáo hay không Ở Nhật Bản, câu hỏi
này đã được đặt ra với Tòa Tối cao trong một vụ án mà cả tòa án sơ thẩm và tòa cấp cao đều kết luận bị cáo vô tội vì một số chứng cứ được thu thập trái phép đã bị loại trừ Trong vụ án này, bi cáo bị tình nghỉ liên quan tới ma túy và mại dâm Một lần, bị cáo
bị cảnh sát chặn lại khi anh ta đang lái xe cùng với bạn mình Mặt anh ta tái mét, và
cảnh sát tiến hành bắt giữ nghi ngờ người này là con nghiện ma túy Viên sĩ quan khám sát túi quần ngoài của người này và phát hiện một gói mềm mềm có chứa gì đó
trong túi quần bị cáo Viên sĩ quan yêu cầu bị cáo mở gói đó ra nhưng ngươi người này
từ chối Viên cảnh sát da tự động mở gói dé này khi không được sự đồng ý của bị cáo và
phát hiện rằng chất bột trong gói đó là ma túy trái phép Cả hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều gạt bỏ bằng chứng này bởi họ cho rằng viên cảnh sát không có lý do
chính dang để tiến hành khám xét Tòa tối cao lần đầu tiên đã tuyên bô những chứng
cứ được thu thập trái phép có thể bị loại trừ trong một số trường hợp nhất định, nhưng
không phải trong vụ án này Tòa án đã cân bằng giữa một bên là mức độ sai quy định
của hành vi và sự cần thiết phải có bằng chứng và đã tuyên bố trong trường hợp này
Trang 1920 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI
tuyên bố rằng quy trình theo luật định này, như được đảm bảotrong Điều 31 của Hiến Pháp, đòi hỏi bằng chứng phải bị loại trừnếu có sự vi phạm nghiêm trọng quyền dân sự của người bị tình
nghi phạm tội, chứ không chỉ bởi lý do có sự vi phạm không dang
kể
1.3.5 Về tư cách pháp lý cua các bên khi thực hiện các chức
năng tố tụng hình sự cơ bản
Chức năng buộc tội
Trong quy trình tố tụng hình sự của Nhật Bản, truy tố là
nguyên tắc phổ quát Điều đó có nghĩa là “nếu không có bên khởikiện, sẽ không có thẩm phán.” Nói một cách khác, nếu không có
một động thái nào trước đó thì việc điều tra tư pháp sẽ khôngdiễn ra Các cáo buộc tội danh phải được đưa ra tòa trên cơ sở đã
tiến hành điều tra Điều tra hình sự thường bắt đầu bằng một
khiếu nại hoặc báo cáo về tội phạm Cho dù thông qua khiếu nại
hoặc truy tố, khi một tội phạm được báo cáo hoặc bị phát giác,
các cơ quan thực thi luật pháp ngay lập tức sẽ được huy động để
làm rõ.
Chức năng bào chữa
Người bị cáo buộc phạm tội là người mà hoạt động điều tra sẽhướng tới Như đã nêu ở trên, người đó là tối tượng điều tra của
cảnh sát và công tố viên Trong quá trình tố tụng, các quyển cơ bản
của người bị cáo buộc có thể rất đễ bị xâm phạm Trong giai đoạn tố
tụng, tư cách pháp lý của người bị cáo buộc được khắc hoạ đặc biệt
bởi nguyên tắc suy đoán vô tội Nói một cách khác, người này sẽ bịcoi là vô tội cho tới khi được chứng minh là có tội Trong bất cứ giai
đoạn tố tụng nào, người bị cáo buộc cũng có rất nhiều quyền cơ bản.Điều 34 Hiến Pháp quy định “không ai sẽ bị bắt giữ (youburyu)
hoặc giam giữ (kokin) khi chưa thực hiện đặc quyền tức thi là có
việc vi phạm là nhỏ và sự cần thiết là quan trọng Phán quyết của Tòa Tối cao, 7/9/1978, 32 Keishu 1672, 901 Hanrel Jiho 15.
® Phán quyết của Tòa Tối cao, 7/9/1978, 32 Keishu 1672, 901 Hanrei Jiho 15.
Trang 20MÔ HINH TTHS CUA NHẬT BAN 21
luật su.” Còn về quyền mà bị can được hướng khi bi bat (taiho), thì
Hiến Pháp không có quy định, song thiếu sót này đã được bổ sung
bởi các quy định của luật Điều 30 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy
định “Bi can hoặc bi cáo có thể chỉ định người bào chữa uào bất kithời điểm nào” Điều 203 quy định rõ rằng, khi bị bắt, một người
“nhai được thông báo ngay vé quyền chỉ định luật su bào chữa." Vì
thế, người này có quyền có luật sư vào bất cứ thời điểm nào và bất
cứ giai đoạn tố tụng nào, song trên thực tế việc tiếp cận luật sư ở
giai đoạn đầu là rất khó khăn
Chức năng xét xử
Một cơ quan tài phán trung lập là một trong những yếu tốquan trọng nhất của bất cứ vụ án hình sự nào Mọi người đều kỳvọng các thẩm phán tiến hành xét xử mà không được biết trước
bất cứ điều gì về các tình tiết cũng như sự kiện của vụ án mà họ
sẽ xét xử Quyết định cuối cùng của các thẩm phán phải dựa
trên các bằng chứng được trình tại phiên xét xử, chứ không phảidựa trên các thông tin mà họ có ngoài phòng xử án Nhật Bản đi
theo hệ thống đối tụng nên có những thời điểm tiếng nói và vai
tro của Lod án trong tố tụng có vẻ như ít trọng lượng Thường thi
chính phủ với tư cách là cơ quan buộc tội sẽ cung cấp bằngchứng về tội án và bị đơn sẽ đối tụng bảng cách cung cấp cácbằng chứng theo hướng phủ nhận tội lỗi đó Tòa án thường
không đưa ra các bằng chứng vì lợi ích hoặc để hủy hoại bất cứ
bên nào Tuy nhiên, để đảm bảo công lý được duy trì, toà án có
quyền làm như vậy Chung thẩm (res judicata) là khái niệm ănsâu vào hệ thống tư pháp hình sự của Nhật Bản Khái niệm nàyngăn không cho toà án xét xử hai lần cùng một vấn dé Nói một
cách khác, toà không có thẩm quyền xét xử các vụ án hoặc các
vấn đề đã được định đoạt
2 Các giai đoạn TTHS trong Mô hình TTHS Nhật Ban
Tổng quan về hệ thống tư pháp hình sự của Nhật Ban được mô
ta như sau:
Trang 2122 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI
| [Dat câu hỏi dé} | Hai ben trình | | Lời biện luận | | tha bổng| | Khang cáo
Truy t6 xác định danh | | bay phản mở | | cudi cùng của | HJ lên tòa
tính bị cáo đầu (*2) cong tố viên phúc thâm
| | | ——— Có tội
Tông đạt tài Công tỏ viên | | Quyết định có | | Lời biện luận
liệu buộc tội đọc to bản | |hay không kiêm | | cudi cùng của > Khang ~~ H
cho bị cáo cáo trạng tra các chứng | luật sư bào chữa lan cuôi
cứ do công
Phiên trù bị | | Thông báo cho | | tổ viên đưa ra | | Lời cuối của
trước khi xét xử | |bi cáo về quyền bị cáo
để tìm hiểu các | kiược giữ im lăng Kiểm tra
vấn để còn gây chứng cứ
tranh cãi va Cho bị cáo và
chứng cứ (T1) luật sư bào || Quyết định có
chữa của người | |hay không kiểm
An intr gay này cơ hội trình | lra các chứng cỨ + 4- Thy tục này là bắt buộc đối với các vụxét xu đâu tiên bày về vụ án || do luật su bào
và triệu tập chia ai rẻ án không có hội tham
bị cáo, luật sư * 2: Luật sư bào chữa phải phát biều mởbào chữa và đầu trong vụ án có hội thầm, còn các vụcông tố viên án khác thì tùy thuộc vào quyết định của
luật sư
Kiểm tra
chứng cứ
Trong một vụ
án Saiban-in, 6 Hỏi cung
Saiban-in được bi cáo
triệu tap một
cách ngẫu
nhiên trong số
các cử trì
Nguồn: Toà Tối cao Nhật Ban, “Tư pháp ở Nhật Ban” (2009)
Giai đoạn tố tung đầu tiên là điều tra Điều tra là công việc
chủ yếu do cảnh sát và các công tố viên tiến hành Thường thì cảnhsát tiến hành điều tra ở giai đoạn ban đầu Tiếp theo sau là điều
Trang 22MÔ HÌNH TTHS CUA NHẬT BAN 23
tra bổ sung của các công tố viên Hiến pháp quy định rằng không ai
bị bắt nếu không có một lệnh bắt giữ do thẩm phán ban hành (Điều33) Quy tắc này cũng áp dụng với việc bắt giữ và khám xét (Điều
35) Quy định như vậy nhằm mục dich đặt cơ quan điều tra dưới su
kiểm soát của cơ quan xét xử Đối với việc bắt giữ, có hai ngoại lệ.Thứ nhất, khi người bị tình nghi phạm tội bị bat quả tang, lệnh bat
giữ là không cần thiết (Điều 212) Thứ hai, nếu có ly do đầy du để
tin rằng có người đã phạm một tội có thể bị kết án tử hình, chungthân, hay trên 3 năm tù giam, người đó có thể bị bắt mà không cần
xin lệnh với điều kiện là không có đủ thời gian để chờ lệnh bắt được
ban hành (Điều 210) Khi một người bị bắt, sĩ quan tiến hành bắt
giữ phải thông báo cho người bi tình nghĩ phạm tội (higisha) ngaylập tức về lý do bắt và về quyền có luật sư bào chữa do mình lựa
chọn của người này Khi điều tra ban đầu, nếu thấy không cần phảigiam người này, người bị tình nghi phạm tội phải được thả Nếu kếtquả điều tra cho thấy cần tiếp tục giam giữ, việc kiểm soát người bị
tình nghi phạm tội lúc này sẽ được chuyển giao sang cho văn phòngcông tố trong vòng 48 tiếng kể từ khi bắt; nếu không, người này
phải được thả (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Văn phòng công
to có 24 tiéng dé tiến hành điều tra ban đầu và hoặc là xin toà banlệnh bắt giữ hoặc là phải thả người bị tình nghỉ phạm tội (Điều 205
Bộ luật Tố tụng Hình sự) Không bao giờ một người bị tình nghĩ
phạm tội bị giam giữ quá 72 giờ mà không có lệnh bat giữ do toà án
có thẩm quyền ban hành Các lệnh giam giữ này sẽ chỉ cho phép
người bị tình nghị phạm tội bị giam giữ trong thời hạn tối da là 10
ngày và sau đó có thể được gia hạn song cũng không quá 10 ngày,
trừ những tội phạm nghiêm trọng chống lại chủ quyền quốc gia có
thể gia hạn thêm 5 ngày (Điều 208 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Tómlại, việc bắt giữ theo lệnh bị giới hạn ở tổng số 20 ngày trong mọitrường hợp không liên quan tới hành vi nổi dậy Trong vòng tổng số
23 ngày, người bị tình nghị phạm tội phải được thả hoặc bị truy tế
và chuyển sang toà có thẩm quyền để xét xử Khi nhận được lệnhchuyển, toà có thể thả bị can (hikokunin) hoặc nếu có lý do chính
đáng, có thể giam người đó trong thời hạn ban đầu là 2 tháng Sau
Trang 2324 NHỮNG MÔ HiNH TTHS DIEN HÌNH TREN THẾ GIỚI
đó, việc giam giữ có thể được xem xét lại từng tháng Lý do mà toà
tiếp tục giam giữ thường được xác định trên cơ sở (1) bị can không
có nơi ở cố định, (2) có lý do hợp lý để nghi ngờ rang anh ta có thétiêu huỷ chứng cứ, hoặc (3) có lý do để nghi ngờ rằng anh ta có thé
trốn khỏi địa bàn (Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Liên quan
trực tiếp tới việc tạm giữ là vấn dé bao lãnh Yêu cầu bảo lãnh tại
ngoại có thể được chính bị can đưa ra hoặc luật sư, vợ hay thành
viên gia đình, hay họ hàng người đó thay mặt cho bị can đưa ra.
Trường hợp có yêu cầu bảo lãnh tại ngoại, toà án có nghĩa vụ phải
thực hiện, trừ trường hợp (1) khi bị can bị buộc tội có mức án tử
hình, chung thân hoặc tù giam với thời hạn tối thiểu từ 1 năm trở
lên; (2) khi bi can trước đây đã từng bị buộc thực hiện một tội phạm
có mức án tử hình, chung thân hoặc tù giam với thời hạn tối thiểu
từ 10 năm trở lên; (3) khi bị can thường xuyên phạm tội với mức án
tối đa là 3 năm tù giam trở lên; (4) khi có lý do để nghi ngờ rằng bi
can có thể tiêu huỷ bằng chứng, (5) khi có lý do để nghi ngờ rằng bican có thể làm hại cho một người có vai trò cần thiết đối với phiên
xét xử hay thân nhân của người đó, hoặc (6) khi tên hay nơi ở của
bị can không ai biết Trong tất cả các trường hợp khác, các bị cáo
phải được bảo lãnh tại ngoại Trong những trường hợp nhất định,
toà án có thể tự quyết định cho bị can tại ngoại có hoặc không cần
bảo lãnh (Điều 88, 89, 91, và 95, Bộ luật Tố tụng Hình sự) Việc
truy tố cổng khai được thực hiện bởi công tố viên thông qua việc
nộp văn ban cáo trạng lên cho toà án có thẩm quyền tuỳ thuộc vào
tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm Một bản cáo trạng
phải bao gồm các thông tin sau (1) tên của bị can và các vấn dé
khác cần thiết để xác định danh tính của bị can, (2) các tình tiết
cấu thành tội phạm bị cáo buộc, và (3) nội dung cáo buộc và các quyđịnh áp dụng của luật (Điều 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Khi
nhận được bản cáo trạng, toà án sẽ gửi một bản sao của bản cáo
trạng cho bị can, trong đó có ấn định ngày tiến hành phiên điều
trần công khai Nếu bản sao của bản cáo trạng không được gửi tới
trong vòng 2 tháng kể từ ngày tuyên, thì bản cáo trạng đó sẽ vô
hiệu Đây cũng là kết cục trong trường hợp bản sao gửi di bị thất
Trang 24MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 25
lạc, không được đưa tới địa chỉ hoặc không tới tay bị can vì người đó
đi vắng hay đã chuyển khỏi nơi ở cũ Vào ngày đã định là ngày đầu
tiên của phiên điều trần, tất ca các bên cần thiết phải có mặt tại
thời gian địa điểm đã định
Sau khi chuẩn bị các công việc cần thiết cho buổi làm việc của
toà, bị can sẽ được gọi lên trước mặt thẩm phán để xác định danh
tính Thẩm phán chủ toa hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chi, nơi ởchính v.v để xác định người xuất hiện trước mặt mình có đúng là
người có tên trong bản cáo trạng không Không có câu hỏi nào vềnội dung vụ án được đặt ra ở thời điểm này Ngay cả ở giai đoạn
này, bị đơn có thể thực thi quyền hiến định của mình và từ chối nói
bất cứ điều gì, nếu anh ta chọn cách giữ im lặng Sau khi bị cáo
được xác định là người có tên trong bản cáo trạng, anh ta được yêu
cầu đứng lên để nghe buộc tội Việc buộc tội trong hệ thống của
Nhật khác so với hệ thống Anh-Mỹ ở chỗ bị cáo không phải nhận
tội hay vô tội Công tố sẽ đi trước và đọc bản cáo trạng bằng vănbản Sau khi đọc xong, chủ toạ phiên toà nói với bị cáo rằng anh ta
có thể giữ im lặng mọi lúc và từ chối trả lời bất ky câu hỏi nào, rằnganh ta có thể trả lời một số câu hỏi và từ chối trả lời các câu hỏikhác, hoặc khai toàn bộ nếu muốn, nhưng, bất kỳ tuyên bô nàođược đưa ra cũng có thể được sử dụng để biện hộ hoặc chống lại anh
ta Sau đó bị cáo được hỏi xem anh ta đã hiểu bản cáo trạng mà
công tố viên vừa đọc không hoặc anh ta có gì để nói về bản cáo
trạng hay không Tại thời điểm này, bị cáo có thể thừa nhận hoặc
phủ nhận cáo buộc, hoặc tuyên bô rằng anh ta dự định sẽ tranh cãi
những lời cáo buộc với mình Ngay ca khi bị cáo thừa nhận nhữnglời cáo buộc, Toà án vẫn phải tiến hành xét xử vụ án Sau khi buộc
tội và trước khi bị truy tố để khỏi tố vụ án, bị cáo có cơ hội nộp cácbản kiến nghị và lời khai Anh ta có thể, tại thời điểm này, yêu cầuthay đổi địa điểm xét xử, khiếu nại về thẩm quyền tài phán của tòa
án, hoặc nộp đơn kiến nghị xin hủy hoặc sửa đổi bản cáo trạng.Trong quá trình chuẩn bị các công việc nói trên, công tố viên phải
trình văn bản mở màn vụ án trong đó nêu rõ những nội dung mình
dự định chứng minh Công tố viên sẽ giải thích chung về việc tội
Trang 2526 NHUNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TREN THE GIỚI
phạm đã được thực hiện như thể nào dưới hình thức tường thuật các sự kiện xung quanh vụ án, liên kết với các hoạt động của bị cáo.
Luật sư bào chữa cũng trình bày sau Công tố viên về vụ án từ phía
bên mình và cũng phác thảo những tình tiết mà mình dự định
chứng minh Tại thời điểm này cả hai bên đều có cơ hội yêu cầu
kiểm tra bằng chứng Ca hai bên nộp danh sách các nhân chứng và
vật chứng mà họ muốn tòa kiểm tra để xác minh các sự kiện thực
sự của vụ án Nhìn chung, họ thường yêu cầu Toà án kiểm tra luôn
ca hiện trường của hành vi phạm tội bị cáo buộc
Hiến Pháp và pháp luật Nhật Ban bao dam quyền của bị cáođược đối chất với các nhân chứng chồng lại anh ta và thực hiện quá
trình bắt buộc để triệu tập nhân chứng có lợi cho bị cáo Về mặt lý
thuyết, người làm chứng trước tòa ở Nhật Bản phải vô tư, không
được ủng hộ bên này hay bên khác Những người này được tòa án
triệu tập để cung cấp thông tin khách quan và không thiên vị về
những gì họ biết vì lợi ích của tòa Trước khi việc khai báo bắt đầu,
tất ca các nhân chứng sẽ được gọi ra trước tòa án để xác định danhtính Sau đó, thẩm phán giải thích rằng họ được mời ra để làm
chứng trong vụ án mà bi cáo bị buộc tội thực hiện hành vi bị cáo
buộc và ho dude yêu cầu làm chứng trung thực, rằng họ có thé bi
truy cứu trách nhiệm hình sự nếu khai báo sai sự thật và họ có thể
từ chối làm chứng, nếu, theo quan điểm của họ, những lời khai của
mình có xu hướng buộc tội bản thân họ, vợ chồng, hoặc thân nhân
của họ trong mối quan hệ họ hàng ba đời
Việc định tội hay xác định sự vô tội của bị cáo được thực hiện
trên cơ sở các tình tiết phát hiện ra dựa trên những chứng cứ được
viện dẫn trước tòa Giá trị để chứng minh của một bằng chứnghoàn toàn do thẩm phán quyết định Thẩm phán có quyền chủ
động rất lớn trong việc quyết định kha năng chấp nhận của bằng
chứng Luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản có một số quy định về các
quy tắc cơ bản của bằng chứng Sự thú tội do bắt buộc, tra tấn hoặc
de doa, hoặc sau một thời gian dài bi bắt giữ và tạm giam không có
lý do chính đáng, hoặc có lý do để nghi ngờ rằng lời thú tội không
được tự nguyện đưa ra sẽ không được coi là bằng chứng (Điều 319
Trang 26MÔ HÌNH TTHS CUA NHẬT BẢN 27
Bộ luật Tố tụng Hình sự) Theo nguyên tắc chung, bằng chứng giántiếp cũng không được chấp nhận là bằng chứng (Điều 320 Bộ luật
Tố tụng Hình su) Bi cáo được bão đảm quyền đối chất với tat cả các
nhân chứng chống lại anh ta và có đối chứng với họ Tuy nhiên, có
một số trường hợp ngoại lệ nhất định đối với quy tắc liên quan tớibằng chứng là tin đồn, ví dụ nếu một tuyên bố được đưa ra trong
những hoàn cảnh đặc biệt khiến cho nó có độ tin cậy cao và nếu nó
là điều cần thiết để chứng minh các tình tiết quan trọng (Điều 321,đoạn 1, câu thứ 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Hơn nữa, những gi bị
cáo đã nói trước khi xét xử cũng có thể được thừa nhận, nếu những
tuyên bố đó bao gồm những ý thừa nhận gây bất lợi cho bị cáo hoặc
nó được thực hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt khiến cho nó có
độ tin cậy cao (Điều 322 khoản 1, câu thứ 3 Bộ Luật Tố tụng Hình
sự) Bi cáo cũng có thể đồng ý sử dụng chứng cứ gián tiếp Vì kha
năng được chấp nhận của những bằng chứng gián tiếp rất linh hoạt
nên những gì bị cáo và các nhân chứng khai báo trong quá trình
điều tra đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xét xử Vì thế,một số người đã chỉ trích thực tiễn xét xử của Nhật Bản vì cho rằng
việc xét xu được tiến hành chủ yếu dựa trên các thư chứng chứ
không dựa vào những lời khai mới của các nhân chứng
Khi tất cả các bằng chứng đã được trình bày, ca hai bên sẽ tiến
hành tổng kết, nhận xét và phân tích lời khai và các bằng chứngkhác được viện dẫn trước tòa và củng cố lý lẽ và kết luận của mình
Công tố viên, vào thời điểm này, sẽ đề nghị hình phạt được áp đặt
đối với bị cáo Luật sư bào chữa, trong phần tổng kết của mình, có
xu hướng dựa nhiều vào các tình tiết giảm nhẹ và kêu gọi lòngthương xót của tòa án Tại thời điểm này bị cáo cũng có cơ hội để nói lên ý kiến của mình về vụ án và có thể tự nhận tội Phán quyếtthường được tuyên vài tuần sau khi kết thúc phiên toà Phán quyết
của tòa có thể tuyên bị cáo vô tội (muzai), tuyên trắng án (menso),
bãi án (koso kikyaku), kết án (yuzai), hoặc kết án hưởng án treo(shikko yuyo) Cac bằng chứng được đưa ra để chứng minh tội cũngđược thẩm phán cân nhắc khi quyết định mức án Mức độ chủ động
của thẩm phán trong quá trình kết án là khá lớn
Trang 2728 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HiNH TREN THỂ GIỚI
Cả bị cáo và công tố viên đều có thể nộp đơn kháng cáo lên tòa
án cấp cao Trong mọi vụ án kháng cáo lần đầu (koso) được gửi lên
Tòa án Phúc thẩm Các lý do chủ yếu để kháng cáo koso là: không
tuân thủ pháp luật tố tụng, có sai sót trong việc áp dụng pháp luật
và sai sót trong việc tìm kiếm tình tiết và sai sót đó rõ ràng đã ảnh
hướng đến bản án, cũng như hình phạt không phù hợp (Điều
379-382 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Đơn kháng cáo koso không phải là
một thủ tục tố tụng mới Nó được thiết kế để xem xét lại bản án sơ
thẩm, nhưng trong trường hợp đặc biệt, việc kiểm tra các nhânchứng và bằng chứng khác có thể được tiến hành trong quy trình tố
tụng này Các đơn khang cáo lần thứ hai Gokoku) được gửi lên TòaTối cao Don khang cáo Jokoku được phép thực hiện với các lý dosau: vi phạm Hiến Pháp hay giải thích sai quy định của Hiến Pháp
và xung đột với các tiền lệ của Tòa Tối cao (Điều 405 Bộ luật Tố
tụng Hình sự) Ngoài ra, Tòa Tối cao có thể chủ động chấp nhận
kháng cáo nếu vụ án bao gồm các vấn đề quan trọng liên quan đến
việc điễn giải pháp luật (Điều 406 Bộ luật Tố tụng Hình sự)
3 Địa vị tổ tụng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia TTHS
3.1 Cơ quan điều tra trong Mô hình TTHS Nhật Bản
Ở Nhật Bản công tố viên có thẩm quyền điều tra mọi vụ án trên
cơ sở tiếp tục công việc của cảnh sát Nói chung, mối quan hệ giữa
công tố viên và cảnh sát mang tính chất hợp tác chứ không phải mối
quan hệ cấp trên cấp dưới Khi một người bị bắt, cảnh sát phải thông
báo cho người bị tình nghi phạm tội nội dung cáo buộc, giải thích
rằng anh ta có quyền chọn luật sư bào chữa cho mình, đồng thời cho
người bị tình nghi phạm tội cơ hội để đưa ra một lời giải thích Nếu
hài lòng nội dung lời giải thích của người bị tình nghị phạm tội thì
canh sát phải tha ngay người bi tình nghi phạm tội Tuy nhiên, nếu
có lý do giam giữ người bị tình nghi phạm tội, sĩ quan cảnh sát thực
hiện việc bắt giữ phải chuyển người bị tình nghi phạm tội cùng với
với hồ sơ và bất cứ bằng chứng quan trọng nào cho văn phòng công
tố trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm bắt giữ
Trang 28MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 29
Cơ cấu tổ chức của hệ thống cảnh sát Nhật Bản là cơ cấu quốc
gia Theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về
An toàn Công cộng được giao chỉ đạo hoạt động của toàn ngành cảnhsát Nhật Bản, và các vấn đề liên quan đến an toàn công cộng, thiên
tai hay bạo loạn dân sự Ủy ban này cũng kiểm soát hoạt động của
của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đối với cơ sở vật chất ngành cảnh sát
và có trách nhiệm xây dựng các quy định chính sách về cảnh sát trênphạm vi toàn quốc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia được thiết kế để hoạtđộng độc lập với những ảnh hưởng chính tri Vì vậy, một Ban Thu ký
của Tổng giám đốc được bổ nhiệm bởi Ủy ban Quốc gia về An toàn
Công cộng Nhật Bản có 47 Sở Công an
Đối với hoạt động điều tra, co quan công tố có thẩm quyền như
sau: (1) điều tra vụ án hình sự đã tiếp nhận hoặc được sở cảnh sát
đề nghị, quyết định việc vụ án có thể được xét xử hay không, (2)
điều tra các vụ án hình sự sau khi tiếp nhận các khiếu nại trực tiếp
và lời buộc tội của các cá nhân, hoặc do công tố viên trực tiếp nhận
thay, và (3) chỉ đạo việc thi hành án Thông thường, cảnh sát tiến
hành điều tra ở giai đoạn ban đầu, và sau đó là việc điều tra bổsung của công to viên Môi quan hệ giữa công tố và cảnh sát mang
tính hợp tác.
Về nguyên tắc, một cuộc điều tra có thể bắt đầu vào bất cứ thời
điểm nào một cán bộ điều tra tin rằng tội phạm đã được thực hiện.
Vì thế, việc điều tra thường bắt đầu trên cơ sở sự nghi ngờ có tínhchủ quan của cán bộ điều tra Lúc này, có thể hơi khó để phân biệtviệc điều tra dựa trên các hoạt động trinh sát Tuy nhiên, bản thânviệc điều tra chính thức không phải là một biện pháp điều tra theo
nghĩa hẹp, và rõ ràng khác han với việc kiểm tra như là một
phương pháp điều tra Nó không còn dựa trên mối nghi ngờ ban
đầu về hành vi phạm tội nữa, mà thay vào đó nó đã trở thành một
biện pháp qua đó mối nghi ngờ có thể trở thành sự thực
Sự buộc tội và một yêu cầu đưa ra thường là cơ sở để bắt đầu
một cuộc điều tra, nhưng trong một số trường hợp đó là điều kiện
tiên quyết để truy tố Sự buộc tội của các quan chức nhất định là
Trang 2930 NHUNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TREN THẾ GIỚI
điều kiện cần thiết để tiến hành tố tụng khi có thông báo hành
chính theo quy định của một số luật, ví dụ như các Luật về Người
vì phạm thuê thu nhập, Luật Hải quan, Luật chống độc quyền v.v
3.9 Văn phòng Công tố trong Mô hình TTHS Nhật Bản
Khái niệm độc quyền tố tụng là việc khởi t6 vụ án do công tố
viên tiến hành Điều đó có nghĩa là công tố viên đại diện cho lợi
ích công cộng, vì thế chỉ có công tố viên mới tạo nên cơ quan công
tố Tuy nhiên, mặt khác, hệ thông dựa trên bộ máy hành chính
cổng kềnh này có thể bị lạm dụng Vì thế, có hai hạn chế lớn trong
hệ thông này Thứ nhất là hệ thống ban điều tra truy tố theo quy
định của Luật kiểm sát Ban điều tra này bao gồm mười mộtthành viên được lựa chọn trong số những người đủ điều kiện để bỏ
phiếu cho các thành viên của Hạ viện Ban điều tra có thẩm
quyền (1) kiểm tra tính đúng đắn của những quyết định mà các
công tố viên đưa ra không khởi tố vụ án, và (2) đề xuất và tham
mưu nhằm cai tiến việc quản lý hệ thống của các công tố viên Cácquyết định thường được đưa ra theo nguyên tắc đa số, trừ phi cần
áp dụng nguyên tắc tám phiếu đối với một phán quyết về sự đúng
đắn của hành vi truy tố Hạn chế thứ hai là việc tiến hành truy tố
theo phép loại suy thông qua một hoạt động tư pháp, gọi là hệ
thống truy tố bắt buộc Hệ thống này cho phép bên bị thiệt hại
hoặc bất cứ người dân nào quyền hạn chế việc đình chỉ truy tố
không đúng trong trường hợp các tội về lạm dụng chức vụ Về cảhình thức lẫn nội dung, thì hạn chế này là một ngoại lệ của kháiniệm độc quyền té tụng Trong thực tiễn truy tố của Nhật Bản, hệthống truy tố tùy ý đóng vai trò rất lớn Khái niệm truy tố tùy ý là
trái với khái niệm truy tế bắt buộc
3.2.1 Văn phòng Công tố uà cơ quan điều tra trong quó trìnhđiều tra một vu án hình sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản, khi một cán bộ cảnh sát tư pháp điều tra xong một hành vi phạm tội, theo
quy định người này phải chuyển ngay hồ sơ và bằng chứng liên
quan của vu án lên cho công tố viên trừ phi công tố viên có yêu cầu
Trang 30MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 31
khác Công tố viên, sau đó phải tiến hành truy tố hoặc từ chối Tuy
nhiên, ca hai đều là các cán bộ điều tra Các cán bộ điều tra baogồm các cán bộ cảnh sát tư pháp, các công tố viên và các trợ ly của
các công tố viên Vì thế, cả hai đều có thể tiến hành các hoạt động
điều tra của riêng khi thấy cần thiết Tuy nhiên, nhìn chung vai tròchính trong quá trình điều tra thuộc về cảnh sát tư pháp Môi quan
hệ qua lại giữa hai đối tượng này chủ yếu là quan hệ hợp tác Chi
trong những trường hợp rất hãn hữu, các công tố viên mới có thể cónhững chỉ thị chung và cần thiết đối với các cán bộ cảnh sát tư
pháp Các chỉ thị này chủ yếu liên quan tới các chuẩn mực chungcủa một cuộc điều tra được coi là hợp chuẩn và các vấn đề khác cầnthiết để hoàn tất việc truy tố Tóm lại, công tố viên có quyền chỉ thị
cho một cán bộ cảnh sát tư pháp và yêu cầu cán bộ này hỗ trợ công
tô viên trong hoạt động điều tra, nếu công tố viên cho rằng việc đó
là cần thiết đối với vụ án mà mình đang điều tra Trong trường hợpnày, các cán bộ cảnh sát tư pháp phải tuân thủ các đề xuất và chỉthị của công tố viên (Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự)
3.2.2 Dia vi tố tụng cua Văn phòng Công tố bhi xét xử
Công tố viên là các cán bộ nhà nước có thẩm quyền thực hiệncác nhiệm vụ truy tô Họ không chi đơn thuần là các trợ lý của Bộtrưởng Tư pháp, Tổng Công tố hay các công tố viên giám sát Vềvấn đề này, họ rất khác biệt với các cán bộ hành chính khác Cácnhiệm vụ công tố luôn được thực hiện bởi các cá nhân riêng lẻ chứ
không phải là các nhóm người Các công tố viên hình thành một tổ
chức duy nhất có thứ bậc trên phạm vi toàn quốc, còn trong lĩnh
vực truy tế và quan lý các hoạt động truy tố họ là các cá nhân hoạt
động như những cá thể hoàn toàn riêng biệt Đây là khái niệm vềcái gọi là khả năng đổi chỗ cho nhau về cơ bản (Einheit und
Unteilbarkeit der Staatsanwaltschaft) Nói một cách khác, mac dt
trong qua trình xử lý một vu án, sẽ có lúc một công tố viên này rút
khỏi vụ án và công tố viên khác được chỉ định phụ trách vụ án đó,
song hiệu quả pháp lý giống hệt nhau như thể một người duy nhất
đã tiến hành vụ việc đó từ đầu đến cuối
Trang 3132 NHỮNG MO HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THE GIỚI
3.3 Dia vi cua Tòa án trong tố tung hình sự
Nói đến ngành tư pháp là nói tới thẩm quyền xét xử và xử lý
các tranh chấp và các vụ việc pháp lý mà họ phải xử lý Theo Điều
76(1), Hiến pháp, “toàn bộ thẩm quyền tư pháp thuộc về Tòa án Tối
cao và các tòa án cấp dưới khác được thành lập theo quy định của
pháp luật.” Thẩm quyền tư pháp bao gồm quyển xét xử cả các vụ
án dân sự và các vụ án hình sự.
3.3.1 Địa vi tố tụng của tòa án trong giai đoạn tiền xét xử
Trong giai đoạn trước khi xét xử, việc tạm giam có thể là cần
thiết để thu thập và kiểm tra bằng chứng và để bảo đảm an ninh
cho bị cáo Nhưng đồng thời các quyền dân sự cúa bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác cũng cần phải được bão vệ Như một
nguyên tắc cơ bản, Hiến Pháp đòi hỏi việc tạm giam một ngườihoặc việc bắt giữ hay kiểm tra tài sản hay nơi ở của một người chỉ
được tiến hành sau khi đã có một lệnh hợp pháp do một cơ quan tư
pháp có thẩm quyền ban hành Nói chung, tòa án có nhiệm vụ kiểm
tra các biện pháp bắt buộc liên quan tới điều tra
3.3.2 Dia vi tố tụng của tòa tại phiên xét xử sơ thẩm
Quyền hạn của tòa án có thể được kiểm tra trong 3 lĩnh vực:quyển tài phán về lãnh thé, kiểm tra chứng cứ va res judicata
(chung thẩm) Về quyền tài phán theo lãnh thổ, điểm cơ bản cần
nói tới là Nhật Bản không phải nước theo chế độ liên bang Vì thế,
khác với Hoa Kỳ, Nhật Bản không gặp phải những vấn đề về quyền
tài phán giữa liên bang và các tiểu bang Mọi tòa án đều trực thuộcquyền kiểm soát trực tiếp của Tòa Tối cao Tuy nhiên, các tòa án
quận và các tòa cấp cao được chia theo các khu vực khác nhau và có
thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc trong phạm vi địa bàn củamình Sau khi vấn đề về thẩm quyền xét xử đã được giải quyết, thìphải xét tới vấn dé thẩm quyền kiểm tra chứng cứ của tòa án Nhật
Trang 32MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 33
công tố viên sẽ đưa ra chứng cứ về hành vi phạm tội và bị đơn bào
chữa cho mình bằng cách đưa ra bằng chứng phủ nhận tội ác đó.Tòa thường không đưa ra bằng chứng để làm lợi hoặc gây bất lợi
cho bất cứ bên nào Tuy nhiên, để đảm bảo công lý được thực thị, trong những vụ án quan trọng tòa án có thể làm như vậy Khái
niệm res judicata (chung thẩm) là khái niệm ăn sâu trong hệ thông
tư pháp hình sự ở Nhật Bản Khái niệm này hạn chế không cho tòa
án xét xử một vụ án nhiều lần Nói một cách khác, tòa án không cóquyền xét xử các vụ án hoặc các vấn đề đã được định đoạt
3.4 Dia vi tố tụng của người bị tình nghỉ phạm tội, bị
cáo va người bào chưa trong TTHS
3.4.1 Người bi tình nghị phạm lội
Ở Nhật Bản người bị tình nghì phạm tội trong một vụ án hình
sự hầu như có quyền rất hạn chế để được tư vấn pháp lý trong giaiđoạn điều tra vụ án Có sự phân biệt giữa các bên tham gia tố tụng
và người bị tình nghị phạm tội Giai đoạn điều tra hoàn toàn khác
với giai đoạn xét xử Qui trình tố tụng hoàn toàn không tồn tại chotới khi một người bị truy tố chính thức, và vì không tổn tại quy
trình tố tụng nên không thể có các bên đối tụng trong giai đoạn đó
3.4.2 Dia vi tố tụng của bị cáo
Khi tiếp nhận người bị tình nghi phạm tội, tòa án có thể thả
(hikokunin) hoặc giam anh ta trong thời hạn ban đầu là 2 tháng
nếu có lý do hợp lý Sau đó, việc tiếp tục giam giữ hay không sẽđược xem xét lại từng tháng Lý do để tòa án tiếp tục giam giữ bị cáo thường là (1) bị cáo không có nơi ở cố định, (2) có cơ sở hợp lý để nghi ngờ anh ta có thể tiêu hủy chứng cứ hoặc (3) có lý do để nghỉ
ngờ anh ta có thể trốn (Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự) Vấn đề
liên quan trực tiếp tới việc giam giữ là vấn đề bảo lãnh tại ngoại
Yêu cầu cho người bị tình nghi phạm tội tại ngoại có thể được đưa
ra bởi chính bị cáo, luật sư, vợ hay bất cứ thành viên nào trong gia
đình của anh ta đưa ra nhân danh bị cáo Khi có yêu cầu bảo lãnhcho người bị tình nghi phạm tội tại ngoại, theo quy định của pháp
Trang 3334 NHUNG MO HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THE GIỚI
luật tòa phải thực hiện yêu cầu này trừ phi (1) bi cáo bị buộc thực
hiện một tội ác mà tội này có thể sẽ bị xét xử tử hình, tù chung
thân, hay phạt tù với thời hạn tối thiểu trên một năm, (2) bị cáo
trước đó đã bị cáo buộc thực hiện một hành vi phạm tội mà tội này
có thể sẽ bị xét xử tử hình, tù chung thân, hay phạt tù với thời hạntối thiểu trên mười năm, (3) bị cáo thường lặp lại các tội có thể bịphạt tù với thời hạn tối đa là 3 năm trở lên, (4) có lý do để nghi ngờanh ta có thể làm hại tới người khác có vai trò cần thiết đối với việc
xét xử hoặc người thân của người đó, hoặc (6) khi tên hoặc nơi ở của
bị cáo chưa được biết Trong mọi trường hợp khác, bị cáo phải được
thả Trong một số trường hợp nhất định, tòa án có thể thả bị cáo trên
cơ sở đóng hoặc không đóng một khoản tiền bảo lãnh theo đơn kiến
nghị của riêng tòa (Điều 88, 89, 91 và 95 Bộ luật Tế tụng Hình sự)
3.4.3 Địa vi pháp lý của luật su bao chữa trong tố tụng hình
sự
Việc truy tố công khai - hay thực chất là việc nộp bản cáo
trạng - là một bước quan trọng trong một vụ án hình sự Trước khi
có bản cáo trạng, người được tin là đã thực hiện hành vi phạm tội
bị coi là người bị tình nghi phạm tội Ỏ giai đoạn này, cảnh sát và
cơ quan công tế quan tâm tới việc thu thập chứng cứ và lời thú tội
Để cho phép cơ quan công tố tiếp cận tự do với người bị tình nghỉphạm tội, và để hạn chế các cản trỏ đối với quá trình lấy lời thú tội,
cơ quan công tế được phép ấn định ngày, gid và địa điểm để người
bị tình nghi phạm tội gặp luật sư của minh Thẩm quyền này dựa
trên quy định trong Điều 39(3), Bộ luật Té tụng Hình sự Tuy
nhiên, thẩm quyền này chỉ có thể được thực thi trước khi truy tố,
Sau khi đã bị truy tố, bị cáo phải được tự do gặp luật sư của mình
để chuẩn bị các lý lẽ bào chữa
Luật sư bào chữa có cả các quyền hạn đại diện và quyền hạn
cá nhân với tư cách là người bảo vệ bị cáo hoặc người bị tình nghi phạm tội Luật sư, với tư cách đại diện, có quyền hạn rất toàn diện
để thực hiện mọi hành vi tố tụng mà bị cáo hoặc người bị tình nghiphạm tội có thể thực hiện Pháp luật không có quy định trực tiếp
Trang 34MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 35
nào về điều này, song điều này là điều vốn có xét từ góc độ tínhchất của hệ thống luật sư bào chữa và được ngụ ý trong Điều 41
của Bộ luật Tố tụng Hình sự Thẩm quyển đại điện được thực thi
dưới hai hình thức độc lập Thứ nhất là những điều được phép thực hiện ngay cả khi trái với ý chí bày to của bên ủy nhiệm Thứ hai là
những điều không thể được thực hiện trái với ý chí bày tỏ của bên
ủy nhiệm, song lại được phép thực hiện mặc dầu có sự phản đối
ngầm Ví dụ về loại thứ nhất là các đơn xin cung cấp thông tin về
nội dung chính các lời khai của một nhân chứng đưa ra trước ngày
xét xử công khai, đơn yêu cầu giải thích lý do giam giữ, đơn xin hủy
bỏ lệnh tạm giam hoặc đơn xin tại ngoại, đơn xin bảo lưu chứng cứ,
đơn xin thay đổi ngày xét xử, đơn xin kiểm tra chứng cứ, và đơnphan đối việc kiểm tra chứng cứ và phản đối các hành động của chủ
tọa phiên tòa Ví dụ về hình thức thứ hai là các đơn kiến nghị phản
đối thẩm phán và việc nộp đơn khiếu nại
3.5 Dia vi tố tụng của người bị hại va nhân chứng trong
tố tụng hình sự
3.5.1 Dia vi tố tụng của người bị hại
Người bị hại của một tội ác có quyển khai báo và tòa án, khi nhận được đơn kiến nghị của người bị hại hay đại diện hợp pháp của người này, sẽ chấp nhận người bị hại như một nhân chứng
trong vụ án Người bị hại của các tội bạo hành tình dục chẳng hạnnhư hiếp dâm có thể yêu cầu được khai kín với tòa Trong trườnghợp tòa cho rằng nạn nhân có thể không thể khai báo day đủ nếu bị
cáo có mặt thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu bị cáo hoặc bên thứ
ba rời khỏi tòa án Nếu cho rằng người bị hại có thể thấy khó xử
hoặc căng thắng khi khai báo vì lý do tuổi tác, tình trạng thể chất
hoặc tâm thần hay trong các hoàn cảnh khác, tòa án có thể cho
phép một người có mối quan hệ tin cậy với người bị hại ngồi cạnh người bị hại.
3.5.2 Dia vi tố tụng của nhân chứng trong tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng Hình sự của Nhật Ban dam bao quyền của bị cáo được đối chất với nhân chứng đứng ra chống lại mình và phải
Trang 3536 NHỮNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI
có một quy trình bắt buộc được tiến hành để bố trí các nhân chứng
bảo vệ cho mình Tuy nhiên, tòa án không nhất thiết phải mời tất
cả các nhân chứng được yêu cầu Tòa sẽ chỉ gọi các nhân chứng vàyêu cầu cung cấp các bằng chứng quan trọng mà tòa cho là cầnthiết đối với việc xét xử vụ án Tuy nhiên, trên thực tế, tòa rất tự do
trong việc triệu tập nhân chứng và yêu cầu các chứng cứ mà các
bên yêu cầu, trừ trường hợp nhắc lại hoặc trì hoãn Trước khi bắtđầu khai, toàn bộ các nhân chứng được gọi ra trước tòa để xác định
danh tính Sau đó, thẩm phán giải thích rằng họ được mời đến để
làm chứng trong vụ án mà bị cáo bị truy tố và họ được yêu cầu làm
chứng trung thực, rằng họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựnếu đã tuyên thệ mà vẫn khai man, và rằng họ có thể từ chối làm
chứng nếu, theo ý kiến của họ, những lời khai của họ sẽ có xuhướng buộc tội bản thân, vợ hoặc chồng, hoặc nhân thân của họ Vềmặt lý thuyết, người làm chứng tại một tòa án Nhật Bản phải làmột nhân chứng trung lập, và các nhân chứng này được tòa án
triệu tập để khai báo một cách khách quan về những gì họ biết để
hỗ trợ tòa chứ không phải do các bên tham gia tố tụng triệu tập để
hỗ trợ cho bên mình Theo quy định, bên yêu cầu triệu tập nhân
chứng được sẽ có cơ hội đầu tiên để thẩm vấn nhân chứng, sau đó
bên đối tụng sẽ tiến hành kiểm tra chéo, và cuối cùng thẩm phán
sẽ thẩm vấn chi tiết
4 Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
4.1 Thủ tục mở phiên xét xử sơ thấm
Sau khi có quyết định truy tố, vụ án sẽ được đưa ra tòa sơ
thẩm Một hành động công khai sẽ được thực hiện bởi công tố viên
thông qua việc nộp bản cáo trạng lên tòa án có thẩm quyền có thể
là tòa án giản lược hoặc tòa cán quận Cáo trạng phải bao gồm các
nội dung sau (1) Tên bị cáo và những vấn đề khác mang tính đặc
điểm riêng của bị cáo; (2) Những tình tiết cấu thành tội phạm bị
truy tố; và (3) tội danh và các quy định áp dụng của luật (Điều 256,
Bộ luật Tố tụng Hình sự) Ở Nhật Bản khoảng 90% vụ án được xử
lý tại tòa án giản lược Việc chuẩn bị xét xử cũng là một hoạt động
Trang 36MÔ HiNH TTHS CUA NHẬT BẢN 37
tố tụng được thực hiện bởi tòa án tiếp nhận văn bản truy tố hoặc
bởi chủ tọa phiên tòa Mục đích của việc tiến hành quy trình tốtụng trù bị là để đảm bảo tính nhanh chóng và hiệu quả của việcxét xử vụ án bằng cách tập hợp trước các điểm chính trong vấn dé
và các bằng chứng sẽ được kiểm tra tại phiên xét xử Tòa án có thể
thực hiện các thủ tục trù bị này trong một vụ án phức tạp vào bất
cứ thời điểm nào trước khi xét xử công khai nếu tòa thấy cần thiết.Tuy nhiên, không thể làm điều này trước ngày đầu tiên của phiên
xét xử công khai Kết quả tố tụng trù bị phải được công khai vào
ngày xét xử, thư ký tòa án sẽ đọc to biên bản tố tụng hoặc tóm tắt
lại nội dung biên ban va bất cứ tài liệu nào khác mà các bên yêu
cầu để tiến hành phiên tố tụng đó Khi bắt đầu phiên xét xử, sau
khi công tố viên đọc bản cáo trạng, chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi bị cáo
xem người này có nhận tội hay không Vì Nhật Bản không áp dụng
thủ tục nhận tội, ngay cả khi bị cáo đã nhận tội thì các chứng cứ
vẫn được kiểm tra Quá trình xét xử không được thực hiện liên tục
Trung bình các phiên xét xử cách nhau một tháng và thông thường
phải mất từ 3 đến 4 phiên xử thì thẩm phán mới ra bản án
4.2 Quy trình chất uấn (Điều tra công khai tại tòa)
4.2.1 Phương phap uò tiến trình của quy trình chất van
Vào ngày đã được ấn định là ngày xét xử đầu tiên, tất cả cácbên liên quan phải có mặt tại địa điểm và vào thời gian đã nêu Sau khi chuẩn bị các công tác cần thiết để bắt đầu phiên tòa, bị cáo được gọi lên xuất trình trước thẩm phán để xác định danh tính.
Chủ tọa phiên tòa hỏi tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi ở cố địnhv.v của người này để đảm bảo người xuất hiện trước mặt mình
chính là người có tên trong cáo trạng Sau khi bị cáo đã được xác
định danh tính, người này sẽ được yêu cầu đứng lên để nghe buộctội Việc buộc tội này khác với quy trình buộc tội trong hệ thổng
Anh - Mỹ ở chỗ bị cáo sẽ không có hành động nhận tội hoặc khôngnhận tội.
Sau phần xác định danh tính và các công việc chuẩn bị, công
tố viên đọc bản luận cứ mở đầu trong đó nêu sơ bộ những nội dung
Trang 3738 NHUNG MÔ HÌNH TTHS DIEN HÌNH TREN THE GIỚI
anh ta định chứng minh Công tố viên sẽ giải thích chung tội phạm
được hình thành như thế nào và các tình tiết xung quanh vụ án
Sau đó cơ quan công tố sẽ đọc bản cáo trạng Sau khi đọc xong, chủ
tọa phiên tòa cho bị cáo biết anh ta có thể giữ im lặng trong suốt
phiên tòa và từ chối tra lời bất cứ câu hỏi nào, rằng anh ta có thétrả lời câu hỏi này và từ chối trả lời các câu hỏi khác, hoặc làm
chứng toàn bộ nếu muốn, song bất cứ những gì anh ta nói cũng đều
có thể được sử dụng để bào chữa hoặc chống lại anh ta Sau đó bịcáo sẽ được hỏi liệu anh ta có hiểu bản cáo trạng mà công tố viên
đọc không hoặc liệu anh ta có muôn nói gì không Lúc này, bị cáo có
thể chấp nhận hoặc phủ nhận tội danh bị cáo buộc hoặc tuyên bố
anh ta muốn tranh cãi về các nội dung cáo buộc Ngay cả khi bị cáo
thừa nhận các cáo buộc, tòa án vẫn phải tiến hành xét xử vụ án.
Sau phần trình bày của công tố viên là phần trình bày của luật
sư bào chữa Luật sư bào chữa trình bày vụ án từ góc độ của mình
cũng như phác họa các tình tiết mà mình định chứng minh Ở thời
điểm này, cả hai bên đều có cơ hội đưa ra yêu cầu kiểm tra bằng
chứng Cả hai bên đều trình danh sách các nhân chứng vật chứng
mà mình muốn tòa án kiểm tra để đảm bảo các tình tiết thực của
vụ án Thông thường, các bên sẽ yêu cầu Toà án kiểm tra cả hiện
trường phạm tội Trước khi đứng ra làm chứng, tất cả các nhân
chứng đều được gọi ra trước tòa án để xác định danh tính Sau đó,thẩm phán giải thích rằng họ được mời đến để làm chứng trong vụ
án mà bị cáo đang bị buộc tội theo tội danh cáo buộc và họ có nghĩa
vụ khai báo trung thực và rằng họ có thể bị truy cứu trách nhiệmhình sự nếu họ cung cấp lời khai sai trái mặc dù đã có tuyên thé;
rằng họ có thể từ chối làm chứng nếu, theo ý kiến của họ, những lời
khai của họ có xu hướng buộc tội bản thân, vợ hoặc chồng, hoặc
thân nhân của họ Về mặt lý thuyết, các nhân chứng trước một Tòa
án Nhật Bản phải là các bên trung lập được tòa án chứ không phải
các bên triệu tập để cung cấp cho tòa các thông tin không thiên vị
về những gì họ biết Theo quy định, bên yêu cầu gọi nhân chứng sẽđược chất vấn nhân chứng đầu tiên, và bên đối tụng sẽ tiến hànhkiểm tra chéo, và sau đó thẩm phán tiến hành đặt câu hỏi chi tiết.
Trang 38MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 39
Bi cáo được bao đảm quyền đối chất với tất ca các nhân chứng
chống lại anh ta và kiểm tra chéo ho Do đó, tất ca các nhân chứng
phải được đưa ra tòa và phải tiến hành khai báo với sự có mặt của
bị cáo Xác định bị cáo vô tội hay có tội được thực hiện trên cơ sở cáctình tiết được phát hiện ra từ những bằng chứng được xuất trìnhtrước tòa Giá trị chứng minh của bằng chứng là hoàn toàn phụ
thuộc vào quyết dinh của thẩm phán Thẩm phán có quyền lực rấtrộng để quyết định khả năng chấp nhận của bằng chứng Khi tất cả
các bang chứng đã được phơi bay, ca hai bên sẽ đưa ra kết luận của
mình, để bình xét và phân tích lời khai cũng như các bằng chứng
khác được viện dẫn trước tòa và công khai trước về lý luận và kết
luận của mình Ở thời điểm này, cơ quan công tố sẽ đề xuất hình
phạt đối với bi cáo Phan quyết thường được tuyên một vài tuần saukhi kết thúc phiên toà Trong trường hợp một phán quyết kết tội,tòa án phải thông báo cho bị cáo tại thời điểm tuyên bố rằng, nếu bị
cáo không hài lòng với các kết luận và phán quyết của tòa, anh ta
có thể kháng cáo vụ án của mình lên một tòa án cao hơn trong vòng
14 ngày.
4.2.2 Vai trò, quyền uà nghĩa uụ của người tham gia chất uấn
Quyền đáng kể nhất của các bên và của luật sư bào chữa trong
giai đoạn xét xử là quyền kiểm tra chứng cứ, quyền đặt câu hỏi cho
nhân chứng, quyền phần đối độ tin cậy của chứng cứ, quyền phản
đối việc kiểm tra chứng cứ và quyền phản đối các biện pháp mà chủtọa phiên tòa áp dụng Bị cáo cũng có quyền giữ im lặng và từ chốicho ý kiến Bị cáo có thể giữ yên lặng tuyệt đối hoặc có thể từ chối
trả lời một số câu hỏi nhất định
Đơn xin kiểm tra chứng cứ có thể được đưa ra bởi công tố viên,
bị can hoặc hội đồng bào chữa ngay cả vào ngày xét xử công khai.Nếu đơn này được trình sai quy định của pháp luật hoặc nếu nó
liên quan tới các chứng cứ không hợp lệ, thì bên phan đối có thể
trình đơn phản đối Đơn xin kiểm tra chứng cứ thường được dễđàng chấp nhận bởi nguyên tắc đối tụng, song quyết định cuối cùngthường thuộc về tòa án Tuy nhiên, ngay cả khi đơn xin kiểm tra
Trang 3940 NHUNG MÔ HÌNH TTHS ĐIỂN HÌNH TREN THÊ GIỚI
chứng cứ không phù hợp, nó cũng không thể bị bỏ qua một cách dễdàng mà phải có một quyết định từ chối Tòa án cũng có thể tựkiểm tra chứng cứ khi thấy cần thiết Tòa án phải kiểm tra toàn bộ
các tài liệu có chứa kết quả thẩm vấn nhân chứng v.v , chuẩn bị
xét xu, kết quả kiểm tra, thu giữ, khám xét và toàn bộ các vật bị
thu giữ trong các hoạt động đó.
4.3 Quy trình tranh luận
4.3.1 Nhưng người tham gia quy trình tranh luận
Nguyên tắc trình bày trực tiếp, trái với nguyên tắc tố tụng dựa
trên tài liệu, đòi hỏi việc xét xử chỉ được thực hiện dựa trên các dữ
liệu tế tụng mà các bên trình bày Quá trình tố tụng trong các
phiên xét xu công khai cũng đều được trình bày trực tiếp, và bản
án được đưa ra dựa trên việc trình bày bằng lời nói về tình tiết vụ
án Mục đích là để thẩm phán có được cảm nhận “tươi mới” khihình thành nội dung vụ việc Đồng thời, nguyên tắc trực tiếp cũng
cần thiết để bị cáo có thể trực tiếp có ý kiến về các chứng cứ củabên khởi kiện Đây là điều Hiến pháp quy định rất rõ ràng Để thực
hiện đầy đủ quyền đối chất của bị cáo, bị cáo phải được trao cơ hội
kiểm tra chéo từng nhân chứng một vào ngày xét xử công khai ởbất cứ thời điểm nào có thể
4.3.2 Phương pháp va tiên trinh của quy trình tranh luận
Ở Nhật Bản, xuất phát điểm của những lập luận pháp lý
luôn luôn là các quy định trong luật hoặc các bộ luật Các tiền lệ
xét xử chỉ đóng vai trò thứ yếu Tuy nhiên, mặc dù không tổn tại
học thuyết stare decisis (dn lé) song trên thực tế các quyết định
ban hành trước đây thường được các tòa áp dụng rất rộng rãi Các
ý kiến tư pháp thường có đặc điểm tam đoạn luận Quy định của
luật và việc diễn giải quy định đó là tién đề quan trọng, định détuyên bế về các tình tiết quan trọng trong vụ án trước tòa chi là cd
sở thứ yếu và quyết định của thẩm phán là kết luận cuối cùng.Kiểu lập luận này mang tính “suy diễn.” Lập luận bằng phương
pháp quy nạp bao gồm việc mở rộng môt quy tắc pháp lý áp dụng
Trang 40MÔ HÌNH TTHS CỦA NHẬT BẢN 41
cho một tình huống thực tế không được quy định trong quy tắc đónhưng có vẻ như thuộc phạm vi của tinh thần của quy tắc là kiểulập luận được sử dụng rất phổ biến Mặc dù vậy, trong luật hình
sự lập luận theo kiểu quy nạp bị nghiêm cấm do các nguyên tắc vềtính hợp pháp được quy định trong Hiến pháp Sở đi có việc
nghiêm cấm nói trên là bởi rất khó để phân biệt lập luận mang
tính quy nạp và việc giải thích một quy định của pháp luật trong
phạm vi được phép Mặc dù án lệ không phải là một nguồn hợp
pháp, nhưng các quyết định của tòa thường có ý nghĩa quan trọng
đối với luật hình sự và tố tụng hình sự bởi vì đó mới thực sự là
pháp luật “sông” hàng ngày Vì vậy khi giải thích các quy địnhhình sự, Tòa Tối cao phải trông cậy nhiều vào các ấn phẩm của
những học giả trong ngành luật.
4.3.3 Vai trò, quyền va nghĩa vu của những người tham gia
quy trình tranh luận:
Từ khi bắt đầu áp dụng mô hình tố tụng hình sự theo kiểu
phương Tây, đến nay người ta vẫn còn bàn cãi nhiều về tư cách của
tòa án như một bên thứ ba không thiên vị đứng giữa hai bên đối
tụng là công tố viên và người bào chữa Theo nguyên tắc đối tụng,
tòa án phải là một bên thứ ba trung lập theo dõi tranh chấp giữacác bên Tuy nhiên, trong quá trình tranh luận, tòa án Nhật Bảnkhông chỉ xét xử vụ án dựa trên ý kiến của các bên mà còn phải
đảm nhận vai trò của một cơ quan ra quyết định chung thẩm trên
cơ sở loại trừ ý kiến của các bên Vì thế, ai cũng có thể cho rằng việc
cơ cấu thủ tục tranh luận trên cơ sở kết hợp giữa t6 tụng tranh
tụng và tố tụng được kiểm soát chính thức chỉ đơn giản là việc hợp
nhất hai cực đối lập nhau Tuy nhiên, với mục tiêu củng cố vai trò
của toà án trong các vụ án hình sự thì nguyên tắc đối tụng và kháiniệm truy tố được kiểm soát chính thức lại có mối quan hệ mậtthiết mang tính hữu cơ Tòa án có thể tổ chức phiên điều trần trù
bị trước khi xét xử để xử lý các điểm còn có bất đồng và thảo luậncác luận điểm và kế hoạch tranh tụng của công tố viên, bị cáo và
luật sư bào chữa.