MỤC LỤCTrangPhần thứ nhất: BAO CAO TONG THUẬT |Phần thứ hai: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU 35Chuyên đềI: Một số van đề về kinh tế học pháp luật và đặc 35 trưng của nó trong khoa học xã hộiChu
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3333k 32k 3k 3k 3k 3 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 2g 2
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
MÃ SO: LH — 2011 - 11/DHL
HÀ NỘI - 2012
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA DE TÀI NGHIÊN CỨU
Chủ nhiệm đề tài: 1 TS Nguyễn Văn Tuyến
2 ThS Nguyễn Đức Ngọc
Các tác giả chuyên đề khoa học:
SỐ
TT
| ThS Vũ Ngọc Anh Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh Chuyên dé 1
2 | TS Nguyễn Văn Cương | Viện KHPL, Bộ Tư pháp Chuyên đề 2ThS Hô Ngọc Hiên
3 | TS Nguyễn Văn Cương | Viện KHPL, Bộ Tư pháp Chuyên đề 3
Chuyên dé 4
4 | ThS Nguyễn Đức Ngoc | Trường DH Luật Hà Nội Chuyên đề 5
Chuyên dé 8
5 | ThS Trần Văn Hai Van phong Chinh Phu Chuyén dé 6
6 | TS Nguyễn Văn Tuyến | Trường DH Luật Hà Nội Chuyên đề 7
Trang 3DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
STT Chữ viết tắt Xin đọc là
| VINASTAS Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt
Nam
2 NTD Người tiêu dùng
3 Hội Hội bảo vệ người tiêu dùng
4 Thương nhân Tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
5 LHQ Liên hiệp quốc
6 CI Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng
7 VPTVKN Văn phòng tư vẫn khiếu nại
8 NKN Người khiếu nại
9 NBKN Người bị khiếu nai
Trang 4MỤC LỤC
TrangPhần thứ nhất: BAO CAO TONG THUẬT |Phần thứ hai: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU 35Chuyên đềI: Một số van đề về kinh tế học pháp luật và đặc 35
trưng của nó trong khoa học xã hộiChuyên đề2: Sy hình thành và phát triển của trường phái kinh 50
tê học pháp luậtChuyên đề 3: Doi tượng va phương pháp nghiên cứu cua kinh 69
tê học pháp luậtChuyên đề 4: Cách nhìn của kinh tế học pháp luật về bản chất 82
của hành vi con ngườiChuyên đề 5: Sự cần thiết của việc giảng dạy kinh tế học pháp 91
luật trong dao tao luật ở Việt NamChuyén dé 6: Kinh nghiệm dao tạo kinh tế học pháp luật ở một 106
sô quôc gia và khu vực
Chuyên đề 7: Đề xuất mô hình giảng dạy kinh tế học pháp luật 119
tại Trường Đại học Luật Hà NộiChuyên đề 8: Một số nguyên tắc ban đầu để xác định nội dung 142
giảng dạy kinh tê học pháp luật ở Trường Đại học Luật Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kinh tế học pháp luật, cũng thường được gọi là “kinh tế học pháp luật”,
“phân tích kinh tế các quy định pháp luật”, “những khía cạnh kinh tế của luậtpháp”, “luật và kinh tế” là một bộ môn khoa học được chính thức ra đờikhoảng giữa thé kỷ XX, và ngày nay đã được giảng dạy tương đối phổ biến ởcác chương trình đào tạo luật trên thế ĐIỚI
Nghiên cứu kinh tế học pháp luật và áp dụng kinh tế học pháp luật trong
chương trình giảng dạy luật ở Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết, xuất phát
từ các lý do sau đây:
Tht nhất, kinh té học pháp luật là thành tựu nổi bật nhất của khoa họcpháp lý trong giai đoạn vừa qua Sở di khang định như vậy là bởi kinh tế họcpháp luật đã đề xuất những phương pháp mới và hướng tiếp cận mới đối với
đối tượng nghiên cứu là pháp luật Thật vậy, xuất phát từ cách tiếp cận liênngành- giữa khoa học kinh tế và khoa học pháp lý, kinh tế học pháp luật đãhình thành nên hệ thống các phương pháp nghiên cứu có giá trị khách quan,
thực tiễn trong việc xem xét các van đề pháp luật Bên cạnh đó, kinh tế họcpháp luật tiếp cận pháp luật theo hướng coi pháp luật là một nguồn lực, mộtyếu t6 cơ bản của thé chế, là đối tượng mà các chủ thể trong một cấu trúc xãhội phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất Như một hệ quả, cách tiếp cậnpháp luật như vậy cũng có tác dụng lan tỏa khuyến khích sự phát triển của cáctrường phái nghiên cứu pháp luật khác, chăng hạn: triết học pháp luật hìnhthành nên cặp khái niệm: hiệu quả hay công băng trong các qui định pháp lý
Dé đổi mới và hội nhập nền khoa học pháp ly Việt Nam, yêu cầu cấp
bách hiện nay là phải cập nhật và tiếp thu những thành tựu của khoa học pháp
lý trên thé giới Chúng ta có thé thay quá trình du nhập này đã ghi nhận nhữngthành quả bước đầu ở các phân môn như luật học so sánh hay xã hội học pháp
Trang 6luật Vì vậy, đặt vân đê nghiên cứu, tìm hiêu và giảng dạy các tri thức của
kinh tế học pháp luật là phù hợp với xu thế hiện nay
Thứ hai, kinh tế học pháp luật đã được ứng dụng khá thường xuyêntrong thực tiễn của đời sống pháp lý ở Việt Nam hiện nay
Trái ngược lại với những hoài nghi, dé dat về mặt lí thuyết của kinh tếhọc pháp luật, thực tiễn đời sống pháp lý ở Việt Nam đã có những bước đi rất
cụ thé trong việc áp dụng các phương pháp va công cụ của kinh tế học phápluật Chắng hạn, trong quá trình xây dựng pháp luật, một số dự án luật hiệnnay đã sử dụng việc đánh giá lợi ích - chi phí của qui phạm pháp luật, mà thựcchất là áp dụng việc đánh giá tác động của các qui phạm pháp luật (RIA) -một nội dung của kinh tế học pháp luật Mặc dù vậy, sự ứng dụng này cònchưa mang tính hệ thống, đòi hỏi phải có sự tổng kết về mặt lý luận trong điềukiện Việt Nam và cũng đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo và trang bị
những kỹ năng nhất định Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài góp phầnnhất định đáp ứng những nhu cau của thực tiễn
Tứ ba, trong quá trình đổi mới chung của trường Đại học Luật Hà Nội,nghiên cứu và giảng dạy các trường phái pháp lí chính trên thé giới là một xuthế tất yếu, nhằm tăng cường khả năng hội nhập với môi trường học thuậtchung của thế gidi, mở rộng va tiễn tới làm chủ các kiến thức khoa học hiệnđại Thật vậy, mặc dù là thành tựu nổi bật nhất của khoa học pháp lý thế kỷ
XX nhưng kinh tế học pháp luật ở Việt Nam mới chỉ được biết đến trong mộtvài năm gần đây, chủ yếu dưới dạng cung cấp thông tin và cũng còn nhiềucách hiểu, quan niệm khác nhau về bản chất thật sự của kinh tế học pháp luật
là gì, liệu những tiền đề nghiên cứu của kinh tế học pháp luật có thực sự phùhợp với các chủ thể của một quan hệ pháp luật, khả năng ứng dụng vào giảngdạy luật học của kinh tế học pháp luật như thế nào Thực tế đó cho thấy nhucầu cần có những nghiên cứu về nội dung cũng như những vấn đề sư phạmđôi với kinh tê học pháp luật, dù chỉ bước đâu, nhăm tìm ra câu trả lời cho
Trang 7những câu hỏi vừa nêu và tương tự.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về kinh tế học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới
mẻ, ngay cả đối với những quốc gia phát triển, nhưng việc triển khai nghiên
cứu kinh tế học pháp luật diễn ra rất nhanh chóng, phong phú với rất nhiềunội dung So với nhiều lĩnh vực nghiên cứu pháp luật khác, các sản phẩm
nghiên cứu về kinh tế học pháp luật được tiếp cận dễ dàng và hệ thông Cáccông trình nổi tiếng và cô đọng nhất về kinh tế học pháp luật là 2 cuốn của
Richard Posner Economic analysis of law; Cooter va Ulen, Law and Economics Đây được coi là sách giáo khoa cơ bản cho mọi chương trìnhkinh tế học pháp luật trên thế giới Dường như, các công trình về kinh tế họcpháp luật trong thời gian qua đã cho thấy khả năng ứng dụng rất rộng rãi củakinh tế học pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của pháp luật, từ luật cạnh
tranh, luật thuế cho tới luật hình sự, luật hiến pháp
Nghiên cứu về ứng dụng kinh tế học pháp luật trong giảng dạy cũngđược triển khai khá phong phú Claus Ott và Tina Neuling với phần viết về Tổ
chức việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học pháp luật (Organation ofresearch and teaching) trong Bách khoa thư về kinh tế học pháp luật(Encyclopedia of law & economics, chủ biên: Boudewijn Bouckaert va Gerrit
De Greest) đã phân tích khái quát về xu hướngcũng như cách thức thực hiệnmôn học kinh tế học pháp luật tại các trường luật Cũng ngay tại chính cuốnBách khoa thư này, tình hình giảng dạy môn học kinh tế học pháp luật tại 19quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới thiệu, có thé ké ra đây một số ví dụ
tiêu biểu: Law & Economics in Belgium by Gerrit De Geest; Law &
Economics in Denmark by Henrik Lando; Law & Economics in Finland by Risto Nuolimaa and Pekka Timonen; Law & Economics in France by Lionel Montagne; Law & Economics in Germany by Roland Kirstein; Law & Economics in Greece by Aristides N Hatzis; Law & Economics in Hungary
Trang 8by Andras Sajó and Kinga Pétervari; Law & Economics in Italy by Roberto Pardolesi and Giuseppe Bellantuono; Law & Economics in Mexico by
Andrés Roemer and José Diego Valadés; Law & Economics in The Netherlands by Rudi W Holzhauer and Rob Teijl; Law & Economics in Norway by Erling Eide; Law & Economics in Portugal by Miguel Moura e Silva; Law & Economics in Quebec by Fréderick Charette; Law & Economics in Taiwan by Steven S Kan; Law & Economics in Serbia by
Zelkjo Sevic ; Law & Economics in Spain by Santos Pastor and Jesœs Pintos;
Law & Economics in Sweden by Goran Skogh.
Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm gần đây đã bat đầu xuất hiện cácnghiên cứu, các chương trình về kinh tế học pháp luật Khởi động băng Khoáhọc Luật và Kinh tế học cho chính sách công vào tháng giêng năm 2005 tạiChương trình Kinh tế Fulbright Tiếp theo, một loạt các công trình của Lê Nết
đã giới thiệu trực tiếp các nội dung của kinh tế học pháp luật: Dau tri và Luật
(Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2005), Kinh tế luật (Nxb Trì thức,2006) Bên cạnh đó, nhiều tác giả trong các nghiên cứu chuyên ngành củamình đã bước đầu sử dụng kinh tế học pháp luật như một phương pháp phântích: Chuyên khảo Luật kinh tế của Phạm Duy Nghĩa (Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2004), Ban về tính hiệu quả cua Luật Chứng khoản dưới góc độ Kinh
tế học pháp luật của Nguyễn Văn Tuyến (Tạp chí Luật học năm 2006)
Nhìn lại tình hình nghiên cứu nêu trên có thê rút ra các nhận xét sau:
e Tinh đa dang của chủ đề nghiên cứu trong kinh tế học pháp luật Vi
vậy, nó làm xuất hiện nhu cầu rất lớn cần có những nghiên cứu tóm lược lại
và phân tích về cốt lõi của các phương pháp mà kinh tế học pháp luật sử dụng
e Cac nghiên cứu ở Việt Nam nhìn chung không dé cập tới cách thức
áp dụng kinh tế học pháp luật trong giảng dậy luật với các điều kiện riêng của
Việt Nam.
3 Mục đích nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu
Trang 9Đề tài được triển khai nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
e Tổng hợp một số van dé lý luận cơ bản về kinh tế học pháp luật
e Đưa ra các mô hình cho việc giảng dậy kinh tế học pháp luật tạitrường Đại học Luật, nêu được các ưu điêm và nhược điêm của từng mô hình.
e Xác định các điều kiện cho việc áp dụng kinh tế học pháp luật tronggiảng dạy tại trường Đại học luật Hà Nội.
Với mục tiêu như vậy, phạm vi nghiên cứu cua đề tài tập trung chủ yếu
vào việc giảng dạy kinh tế học pháp luật trong các điều kiện của Trường Đạihọc Luật Hà Nội.
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bên cạnh việc sử dụng xuyên suốt phương pháp luận biện chứng,
phương pháp phân tích, tổng hợp, dé đảm bảo các kết quả nghiên cứu đượckiểm định một cách chắc chắn, đề tài áp dụng một số thủ pháp nghiên cứu xã
hội học và mô hình phân tích SWOT.
5 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, bên cạnh việc đóng góp làm rõ thêm những vấn đề lýluận chung của kinh tế học pháp luật, đề tài đã trực tiếp làm sáng tỏ những cơ
sở lý luận cho việc giảng dạy kinh tế học pháp luật tại Trường đại học Luật
Hà Nội.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã đưa ra các mô hình cho việc giảng dạy kinh téhọc pháp luật ở Trường đại hoc Luật Ha Nội Dựa vào các mô hình đó, đề tàiđưa ra những dé cương nội dung tương ứng Bên cạnh đó, dé tài cũng pháchọa các bước đi dé thực hiện chương trình giảng dạy trong ngăn han và daihạn tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
B TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CUU ĐÈ TÀI
I KHÁI QUÁT MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VỀ KINH TE HOC
Trang 10PHÁP LUẬT
1 Khái niệm về kinh tế học pháp luật
1.1 Về thuật ngữ
Thuật ngữ kinh tế học pháp luật, hay ngăn gọn hơn là kinh tế luật, được
sử dung dé chỉ ít nhất 2 khái niệm: (i) kinh tế học pháp luật là một ngành khoahọc liên ngành nghiên cứu về ứng dụng phân tích kinh tế đối với pháp luật, và(ii) là tên gọi cho một chương trình giảng dạy về các nội dung nhất định của
kinh tế học pháp luật trong các trường đại học
Trong điều kiện Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ này cần lưu ý một
số điểm Về thuật ngữ kinh té học pháp luật, nó được sử dụng như tên gọi vềmột nội dung còn rất mới Điều này có nghĩa là bản thân thuật ngữ không cómột độ phủ cần thiết đối với những nội dung hàm chứa để đảm bảo tínhchuyên biệt của từ ngữ được sử dụng Trong các trường đại học chuyên về
kinh tế, có rất nhiều bộ môn kinh tế chuyên ngành như kinh tế học công cộng,kinh tế phát triển, kinh tế y tế, kinh tế xây dựng Cách dùng từ kinh tế học
pháp luật với cách đặt kinh tế ở trước dễ khiến chúng ta liên tưởng đến một
bộ môn kinh tế chuyên ngành, không nổi lên ý tưởng về sử dụng phương
pháp, cách tiếp cận của kinh tế học trong phân tích các vấn đề pháp lý Từnguyên gốc Law and Economics với luật pháp đặt phía trước đã mang hàm ýchính pháp luật mới là vẫn đề cần nghiên cứu, còn chiến lược tiếp cận vàphương pháp nghiên cứu mới thuộc về kinh tế học Kinh tế học pháp luật vìvậy không phải là một chuyển tải hoàn hảo của thuật ngữ Law andEconomics Tuy nhiên, nếu dùng luật — kinh tế hay luật và kinh tế lại càng
không ôn vì dé lẫn lộn với bộ môn Luật Kinh tế hiện đang được giảng dạy tại
các trường đại học luật.
Về thuật ngữ kinh tế học pháp luật, xét về việc chuyên ngữ là sát nhấtvới cụm từ tương đương trong tiếng Anh (law and economics) Tuy nhiên,nghĩa của từ kinh tê học ở Việt Nam lại chỉ được quan niệm găn với 2 bộ môn
Trang 11kinh tế cơ sở là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô Trong khi đó, ngoại
diên của khái niệm “kinh tế học pháp luật” lại bao gồm nhiều bộ môn kinh tế
như tài chính học, kinh tế công cộng, quan tri doanh nghiệp Do vậy, xét vềnghĩa từ vựng, thuật ngữ “kinh tế học pháp luật” có nhiều nét nghĩa nhấnmạnh tới phương pháp sử dụng trong phân tích, như “độ thỏa dụng”, “cận biên”, “lựa chọn khan hiêm”
Mặc dù vậy, khi một ngành khoa hoc bat đâu đi vào định hình mô thức
phát triên, các nội dung và khái niệm cơ bản sẽ bat gôc rê va mở rộng phạm vi
ảnh hưởng, rào cản vê từ ngữ và cách dịch thuật dân dân trở nên không còn ý nghĩa.
1.2 Định nghĩa kinh tế học pháp luật
Về khái niệm Kinh tế học pháp luật, theo định nghĩa của Từ điển Black’sLaw Dictionary “Kinh tế học pháp luật” (law and economics) là “mét bộ mônkhoa học chủ trương thực hiện phân tích pháp luật dưới góc độ kinh tế theo
đó các quy tắc pháp lý được đánh giá chỉ phi/loi ích dé xem liệu một sự thayđổi pháp luật từ trạng thái này sang trạng thải khác sẽ làm tăng hay giảmhiệu quả sử dụng và phân bố nguôn lực, tăng hay giảm sự giàu có của xãhội `.
Một cách kinh điển, pháp luật là các quy tắc xử sự chung, hình thành từcác quy phạm xã hội hoặc từ việc thể hiện ý chí của giai cấp thống tri, đượcNhà nước thừa nhận và đảm bảo băng sức mạnh cưỡng chế, nhăm mục đíchđảm bảo trật tự xã hội Pháp luật, vì vậy, mang bản chất giai cấp va gia tri xãhội Các quy phạm pháp luật là chuẩn mực của hành vi xử sự Thông qua các
chuẩn mực, con người kiểm nghiệm, nhận thức và điều chỉnh các quá trình xãhội Như vậy, vẫn đề hay câu hỏi cơ bản của pháp luật là con người nên hành
xử như thế nào để đảm bảo xã hội trật tự, và phát triển xã hội? Pháp luật đượcthiết lập dé điều chỉnh các quan hệ xã hội Mặt khác, pháp luật tác động đến ýthức của con người đê tạo ra các mô thức hành xử phù hợp Từ đây, một vân
Trang 12dé cơ bản khác của pháp luật là làm thé nào hay cần tác động ra sao dé tạo racác chuân mực về xử sự.
Pháp luật phải làm thế nào để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, câu hỏi
đó thật không dễ trả lời Lúc này, những giải thích dựa vào luật tự nhiên hay
bản chất giai cấp của pháp luật tỏ ra không thích hợp Đặt nặng mối quan tâmnày, sự tương quan giữa pháp luật và kinh tế luôn được khăng định Tuy
nhiên, có những bí an gì trong các hệ thông pháp ly đem đến thành tựu rực rỡmang lai sự phôn thịnh ở một số quốc gia trong khi lại that bại ở một số quốc
gia khác Không hiếm gặp trên thực tế, đặc biệt tại những quốc gia phát triển,những đạo luật bị lãng quên, rất ít phát huy tác dụng trên thực tế Không phảichúng không được thiết kế công phu với bao tâm huyết của các nhà làm luật.Cũng không phải chúng được xây dựng với kỹ thuật và tư duy lạc hậu (phầnnhiều đều có tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các nước tiên tiến) Vấn đềnăm ở chỗ linh hồn của các quy phạm pháp luật không đơn giản chỉ ở trongcâu chữ chặt chẽ của một đạo luật (dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu)
Chúng phụ thuộc vào môi trường hệ thống, nơi các quy phạm pháp luật tương
tác với nhau để tạo ra các tác động chung Quan trọng hơn, chúng phải đượcđặt trong môi trường tương tác giữa các chủ thể, trong những yếu tô cau thànhcuộc chơi rộng lớn trong xã hội Dé phuc vu muc tiéu phat trién, pháp luậtkhông thé chỉ là các khuôn mẫu bị đóng rêu Vì phát triển hướng tới hiệu quả,
cơ chế và các tác động, nên pháp luật phải bắt đầu tiếp cận từ hệ thống và cácthê chế pháp lý Nó phải là sự vận hành khuôn mẫu, không phải là việc đưa ratuyên bố hay giả định về khuôn mẫu
Kinh tế học pháp luật tiếp cận các van dé luật pháp trên nền tảng triết lýcủa khoa học kinh tế: phân bổ va sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Phápluật là các quy tắc điều chỉnh hành vi xử sự, tạo nên các chuẩn mực về ứng
xử Các chuẩn mực ay được dat trong một thé giới khan hiém vé nguồn lực,phản ánh phân nào thê giới này Tuy nhiên, do con người tạo ra các chuân
Trang 13mực nên thế giới về khan hiếm và hiệu quả bị chồng lắn trong thế giới của ý
chí con người Các phản ánh méo mó về thế giới tài nguyên khan hiếm dẫnđến việc phân bổ và sử dụng không hiệu quả nguồn lực Kinh tế học pháp luậtnhìn pháp luật trong sự tích hợp của hai thế giới, xem pháp luật như một công
cụ dé đạt được việc phân b6 va sử dụng hiệu qua Có thể nói, mục tiêu tiếpcận chủ yêu của kinh tế học pháp luật chính là hiệu quả của pháp luật
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học pháp luật2.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học pháp luật
Pháp luật và các hiện tượng liên quan đến pháp luật là đối tượng nghiêncứu của nhiều môn khoa học khác nhau Mỗi môn khoa học đều tiếp cận,nghiên cứu pháp luật và các hiện tượng liên quan tới pháp luật từ nhiều mộtgóc độ riêng Chính vì thế, nói pháp luật và các hiện tượng pháp luật là đốitượng nghiên cứu của Kinh tế học pháp luật là đúng nhưng chưa hoàn toàn lột
tả được khía cạnh mà Kinh tế học pháp luật muốn đề cập tới
Theo giáo sư D Friedman (Đại hoc Santa Clara — Hoa Kỳ), Kinh tế họcpháp luật quan tâm trả lời 3 vấn đề chính: (1) đánh giá hệ quả tác động của
các quy phạm pháp luật (khi có sự thay đổi trong quy định của pháp luật, các
cá nhân, tổ chức trong xã hội sẽ phản ứng như thế nào đối với sự thay đổi ay);(2) dự báo sự vận động của các quy phạm pháp luật (theo hướng: các quyphạm không có lợi cho sự phát triển sẽ bị bãi bỏ bởi lôgic tự nhiên của phápluật là thúc đây sự phát triển của xã hội thông qua việc cải thiện tính hiệu quảtrong phân bổ va sử dụng nguồn lực trong xã hội); (3) đánh giá tính hiệu quảcủa các quy phạm pháp luật hiện hành (lấy tiêu chí thúc day tính hiệu quatrong phân bồ và sử dụng nguồn lực, các nhà kinh tế học pháp luật sẽ đánh giáxem các quy phạm hiện hành hợp lý hay không hợp lý).
Theo một số nhà nghiên cứu về Kinh tế học pháp luật, nhìn chung, Kinh
tế học pháp luật muốn tập trung làm rõ 2 vấn đề chính: Thứ nhất, làm cáchnào để dự đoán, đo lường được tác động thực tế của mỗi quy phạm pháp
Trang 14luật? (Việc ban hành một quy phạm pháp luật mới sẽ có khả năng thay đổi,tác động đến xã hội như thế nào? Hệ quả kinh tế của các quy phạm pháp luật
ay ra sao?) Thứ hai, mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật và mức độhiệu quả trong việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực khan hiếm trong xã hộinhư thé nào? (Quy phạm pháp luật tác động đến tinh trạng hiệu quả của xã hộinhư thế nào?) Như vậy, có thé thấy, kinh tế học pháp luật nghiên cứu pháp
luật (quy phạm hoặc nhóm quy phạm pháp luật) và thiết chế pháp luật trong
trạng thái động và tập trung vào các khía cạnh cơ bản sau:
- Kinh tế học pháp luật nghiên cứu tương tác giữa pháp luật với hành vi
của con người trong xã hội: khi ban hành một quy phạm pháp luật mới, thiếtlập một thiết chế pháp luật mới, quy phạm ấy, thiết chế ấy sẽ tác động như thếnào đối với xã hội và dự báo ứng xử của con người trước sự thay đôi đó (dựbáo theo hướng, nếu quy phạm mang tính chất thưởng thi sẽ khuyên khíchhành vi, và nếu guy phạm mang tinh chất phat thì sẽ ngăn ngừa những hành viđược coi là không mong muốn như thế nào? Cách thức mà các cá nhân, tổ
chức trong xã hội đôi phó với những biến động của pháp luật ra sao?)
- Kinh tế học pháp luật không chỉ dự báo tác động đã được dự kiến của
quy phạm bởi nhà lập pháp khi ban hành mà còn dự báo cả những tác độngngoài mong muốn (tác dụng phụ), ngoài dự định của nhà lập pháp Nói cáchkhác, kinh tế học pháp luật nghiên cứu “hiệu lực tác động thực tế” (realeffect) của các quy phạm pháp luật.
- Kinh tế học pháp luật cũng nghiên cứu quy luật hình thành, phát sinh,
phát triển của các quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật nhưng được nhìn từ
góc độ lôgic kinh tế của những sự thay đổi đó Nói cách khác, Kinh tế họcpháp luật sẽ nghiên cứu vấn đề quy phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới hiệuquả phân bổ nguồn lực trong xã hội như thé nào Kinh tế học pháp luật cốgăng đưa ra những tiêu chí đánh giá thế nào là một quy phạm tốt và thế nào làmột quy phạm tôi nhìn từ góc độ đóng góp của chúng đối với việc cải thiện
Trang 15hiệu quả phân bồ nguồn lực trong xã hội.
2.2 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học pháp luật
Kinh tế học pháp luật, với tư cách là khoa học phái sinh từ khoa kinh tếhọc nên đã kế thừa và sử dung các phương pháp của kinh tế học dé giải quyếtcác van đề pháp luật Hau hết các phương pháp tiếp cận dé giải thích và giảiquyết các vấn đề kinh tế đều được sử dụng trong Kinh tế học pháp luật
Chang hạn, đó là các phương pháp trong các lý thuyết về sự chọn lựa hợp lý
(rational choice theory), lý thuyết trò chơi (game theory) Khi nghiên cứu,
dự đoán về hành vi ứng xử của con người, kinh tế học dựa vào giả định chorằng, con người trong hiện thực giải quyết các tình huống của minh là conngười duy lý Đó là con người biết cân nhắc, tính toán lợi/hại trong từngquyết định của mình Chính vì thế, kinh tế học sử dụng phương pháp phântích có tên là “phân tích chi phí/lợi ích” (cost/benefit analysis), điều mà trong
ngôn ngữ hàng ngày vẫn gọi là phân tích lợi/hại, phân tích thiệt/hơn khi ra
quyết định
Phương pháp phân tích “chỉ phí/lợi ích” phương pháp phân tích,nghiên cứu cơ bản của kinh tế học pháp luật Theo đó, mọi quy phạm pháp
luật, mọi hành vi pháp lý, giải pháp pháp lý đều được đánh giá từ góc độ so
sánh “chi phi” (cost) và “loi ích” (benefit) Cách tiếp cận ấy gợi mở nhiều van
đề về cách tư duy cho các chủ thé tham gia vào quá trình xây dựng và thực thipháp luật Chăng hạn, đối với nhà lập pháp, việc ban hành một quy phạmpháp luật mới cần phải trả lời các câu hỏi sau đây: (1) Khi ban hành thêm mộtquy phạm mới đó (một sự khuyến khích, trao một quyền năng hoặc một sựcam đoán ), quy phạm ấy sẽ gây ra những thiệt hại gì cho xã hội (thiệt hại đóđược phân bô cho al ), và sẽ mang lại được những lợi ích nào? Phần thặng
dư lợi ích từ việc thực thi quy phạm đó là bao nhiêu? (2) Liệu có giải phápnào thay thế cho việc ban hành quy phạm pháp luật đó không? (Có nhất thiết
phải ban hành hay có giải pháp điều chỉnh khác có hiệu quả hơn? ) Đối với
Trang 16người thực thi pháp luật, về nguyên tắc, khi pháp luật đã được ban hành thì
cần thực thi nghiêm chỉnh, tuy nhiên, để thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ, yếu
tố các nguồn lực và điều kiện bảo đảm cần phải tính đến Kinh tế học phápluật sẽ hướng dẫn người thực thi pháp luật cân nhắc xác định các vấn đề, các
ưu tiên trong chương trình nghị sự, chương trình công tác của mình để làm
sao hiệu quả thực thi pháp luật mang lại được tối ưu nhất
Trên đây là phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế học pháp luật
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu truyền thống như mô hình hóa, thống
kê, khảo sát xã hội học, kinh tế lượng cũng được sử dụng phổ biến
3 Các xu hướng và nội dung nghiên cứu chính của kinh tế học pháp luậtCác công trình nghiên cứu kinh tế học pháp luật ngày nay trở nên cực kỳphong phú và đa dạng Dưới đây là một số hướng nghiên cứu chính của trườngphái này trong thời gian hiện tại:
- Hướng nghiên cứu nhắn mạnh tới vai trò của thể chế: Những ngườithuộc phái này tập trung vào việc ứng dụng cách tiếp cận của trường pháikinh tế học thể chế mới (new institutional economics) để phân tích các
phương thức ứng xử của các tô chức, cá nhân trong xã hội Những người theo
phái này (mà đại diện hàng đầu chính là giáo sư Douglass North — nhà kinh tế
đạt giải Nobel năm 1993) cho rằng: việc các nhà kinh tế học thảo luận về quátrình trao đổi mà không đề cập tới môi trường thể chế diễn ra sự trao đổi ấy làmột khiếm khuyết lớn Chính các quy tắc ứng xử đã có san hay nói cách khác,chính các quy tắc chi phối hành vi ứng xử của con người cũng là yêu tố bêntrong, yếu tô nội sinh của các quá trình trao đôi, tương tác kinh tế-xã hội chứkhông phải là lực lượng bên ngoài của những tương tác này Ngoài ra, nhữngngười thuộc phái này cũng cho rang, sự tổn tại các thé chế và thiết chế (với tưcách là những sáng tạo của con người) là cách thức dé con người huy động nỗlực tập thé, nỗ lực của xã hội dé giải quyết các van đề mà tự bản thân khônggiải quyết được Douglass North đã từng nhận định: “Khi việc thực hiện giao
Trang 17dịch trở nên tốn kém, các thé chế thé hiện vai trò của mình Các thé chế trở
thành những nhân tố định dang cau trúc ứng xử cho các chủ thé Chúng có thé
là những ràng buộc mang tính chính thức (luật lệ, hiến pháp ) hay khôngchính thức (tiêu chuân ứng xử, các hiệp định, các quy tắc ứng xử tự vậndụng ) và các quy tắc tự nguyện khác.” Các thé chế có vai trò đơn giản hóavan dé trong cơ chế ra quyết định của các cá nhân, tổ chức Bang cách tuân
theo những hành vi đã được quy định hay thé chế hóa, các cá nhân riêng lẻ sẽ
có thể có kế hoạch phối hợp hành động một cách hoàn hảo hơn Nói cáchkhác, tuy thé chế có vai trò giới hạn khả năng chọn lựa của mỗi cá nhân, tổchức nhưng nó lại có vai trò giúp cho các chủ thể khác dự đoán tốt hơn cáchứng xử của mỗi chủ thể Điều này cũng có nghĩa rằng, sự hiện diện của thểchế sẽ làm giảm tính không chắc chắn về những hành vi mà người khác sẽthực hiện Thể chế, vi vậy, là yếu tố quan trọng tạo nên sự minh bạch và niềm
tin giữa các thành viên trong xã hội Thông qua đó, thể chế làm tăng hiệu quảphân bồ nguồn lực trong xã hội và làm tăng năng lực giải quyết van đề của xã
hội Từ góc độ này, thể chế, trong chừng mực nhất định được coi là một dạng
vốn xã hội Hiện nay, những người theo đuôi hướng nghiên cứu này chủ yếutập trung vào giải mã vai trò của thé chế kinh tế va xã hội trong việc thúc day
tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ởcác nước đang phát triên.
- Hướng nghiên cứu nhắn mạnh tới khía cạnh lich sử: những người
theo đuôi hướng nghiên cứu này thường quan tâm tới lich sử quá trình phát
sinh, phát triển của các quy phạm và thiết chế pháp luật; lý do đích thực củanhững đổi thay đó trong lịch sử và liệu những bằng chứng lịch sử có thực sự
ủng hộ quan điểm mà trường phái kinh tế học pháp luật trong thời kỳ đầu đã
nêu ra là: logic của pháp luật là logic về tính hiệu quả, quy phạm và thiết chế
có tính hiệu quả cho xã hội có khả năng tôn tại lâu dài hơn so với các quyphạm và thiết chế không khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực trong xã hội.
Trang 18- Hướng nghiên cứu tích hợp phân tích kinh tế vào luật so sánh: đây làhướng nghiên cứu mới diễn ra vào những năm cuối của thập niên 1990 nhất là
trong bối cảnh các cuộc cải cách kinh tế, chính trị ở các nước trước đây từngtheo chế độ xã hội chủ nghĩa nay đồng loạt chuyên sang mô hình phát triểnkinh tế thị trường bang cách nhập khẩu 6 at các quy chuẩn pháp luật và các
thiết chế dân chủ mô phỏng của phương Tây Đại diện tiêu biểu của hướng
nghiên cứu này là giáo sư Ugo Mattei — Dai hoc California (Hoa Ky), tac giacủa 2 cuốn sách nôi tiếng: “Kinh tế học luật so sánh” và “Luật so sánh” Các
nhà nghiên cứu thuộc phái này tập trung vào tìm hiểu xem trường hợp nào hoặc
điều kiện nào thì việc nhập khẩu luật pháp của phương Tây vào môi trường xãhội khác có thể thành công và trường hợp nào sẽ thất bại Liệu một quy tắchoặc thiết chế được coi là tối ưu ở quốc gia này có thé mang nhập khâu vàoquốc gia khác mà vẫn mang lại lợi ích thiết thực hay không?
- Hướng nghiên cứu về hành vi chiến lược: nếu như giả định cơ bản sửdụng trong phân tích kinh tế học pháp luật truyền thống (mà Richard Posner
là đại diện tiêu biểu) cho rằng con người là những thực thê độc lập, ứng xửtheo hướng xác định là tối đa hóa lợi ích của bản thân, không để ý tới phảnứng của người xung quanh thì những người theo hướng nghiên cứu về hành vichiến lược đã không chấp nhận mô hình này Dựa trên cơ sở lý thuyết trò chơi(game theory), theo đó, trong những tình huống xã hội nhất định (chang hạn,trong bối cảnh có sự cạnh tranh trên một thị trường), việc chỉ quan tâm tới lợiích của mình mà không quan tâm tới phản ứng của người xung quanh (nhất làcác đối thủ cạnh tranh) không chắc đã là cách thức ứng xử tối ưu, nhữngngười đi theo hướng nghiên cứu này cho rằng, cần hiệu chỉnh lại những lýthuyết truyền thông của kinh tế học pháp luật để áp dụng tốt hơn với trườnghợp các tương tác mang tính chiến lược Hiện nay, những người theo hướngnghiên cứu này thường tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý của lý thuyếttrò chơi để giải thích các quy định pháp luật điều chỉnh các loại thị trường
mang tính độc quyền nhóm hoặc các quy định ràng buộc các cuộc chay đua
Trang 19chính tri trong các cuộc tranh cử, các quy định về cách ứng xử của các chu thê
trong quan hệ quốc tế
Ngoài các hướng nghiên cứu cơ bản ké trên, những người thuộc phái
kinh tế học pháp luật hiện nay còn tập trung nghiên cứu về tính xác thực củacác giả định kinh tế (giả định về tính duy lý và tính vị lợi của con người kinhtế), ứng dụng kinh tế học hành vi (behavioral economics) cho các phân tích
pháp luật của mình Bên cạnh đó, việc ứng dụng lý thuyết về lựa chọn công
cộng (public choice theory) vào giải thích sự vận hành của các thiết chế chínhtrị (Đảng phái và Nhà nước) cũng là một hướng nghiên cứu quan trọng.
II XU THE DAO TẠO KINH TE HỌC PHÁP LUẬT TREN THE GIỚI
VA SỰ CAN THIẾT GIANG DẠY KINH TẾ HỌC PHÁP LUAT TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1 Khái quát xu thế đào tạo kinh tế học pháp luật trên thế giới
Trong nhiều năm trở lại đây, các nghiên cứu về kinh tế học pháp luật đãgóp phần đưa kinh tế học pháp luật phát triển thành một môn học rất mới mẻ
và được đưa vào giảng dạy ở nhiều Trường Luật trên thế giới, đặc biệt là ởHoa kỳ, châu Âu và một số nước ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, HànQuốc, Singapore Việc giảng dạy về kinh tế học pháp luật được thiết kế cho
cả các Chương trình đào tạo liên ngành (ngành kinh tế và ngành luật), đặc biệt
là cho các Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ luật học
- Tại Hoa Kỳ, môn kinh tế học pháp luật không chỉ được giảng dạy chínhthức tại các Trường Luật thuộc Đại học Havard, Đại học Chicago, Đại họcYale, Đại học Berkely, George Mason mà còn được thiết kế thành chuyênngành kinh tế học pháp luật, với mục tiêu đào tạo các chuyên gia về chuyên
ngành kinh tế học pháp luật
- Tại Châu Âu, môn kinh tế học pháp luật mới được đưa vào giảng dạy
tại các Trường Đại học lớn ở các nước Âu châu từ những năm 90 của thế kỷ
Trang 2020 Các quốc gia như Anh, Đức, Hà Lan, Áo đều có những khóa họcchuyên biệt về kinh tế học pháp luật, hoặc được đưa vào như một môn học bắtbuộc hay tự chon của Chương trình dao tạo thạc sỹ, tiễn sĩ ngành luật.
- Tại Châu Á, theo xu hướng cải cách giáo dục đại học và sau đại học,một số nước đã bắt đầu đưa môn kinh tế học pháp luật vào giảng dạy tại các
trường đại học, trong đó có trường Luật Tuy nhiên, tùy theo nhận thức ở mỗiquốc gia mà kiến thức về Kinh tế học pháp luật có thể được thiết kế như mộtmôn học chính thức trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc
được thiết kế thành một Chuyên ngành đào tạo riêng về kinh tế học pháp luật
Ví dụ, gần đây tại Ấn Độ, trường đại học về khoa học tư pháp (NUJS) đã cóhai khóa học về kinh tế học pháp luật dành cho các sinh viên đại học và họcviên cao học Còn ở Singapore, Trường Đại học Quốc gia Singapore đã sánglập một khóa học “bằng kép” về kinh tế học pháp luật vào năm 2005
Khảo sát kinh nghiệm trên thế giới cho phép rút ra một số khuynh hướng
cơ bản trong đào tạo kinh tế học pháp luật như sau:
Một là, chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật được thực hiện rất đadạng về hình thức, với các cấp độ đào tạo khác nhau từ cử nhân cho tới thạc
sĩ, tiễn sỹ
Hai là, việc tổ chức đào tạo kinh tế học pháp luật không có công thứcduy nhất, nó hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường văn hóa và giáo dục củatừng quốc gia cụ thể
- Ở My, thông thường các sinh viên thường học tai một khoá học khác
trước khi bứơc chân vào giảng đường học luật Các chương trình học luậtthường kéo dai 03 năm, chủ yếu tập trung vào dao tạo thực hành luật (JD) Do
đó, không có lý do nào để xây dựng một chương trình cử nhân kinh tế họcpháp luật, mà thông thường các trường này sẽ có các chương trình đào tạo
kinh tế học pháp luật hoặc là trong trường luật, hoặc thạc sỹ hoặc tiến sỹ luật
Trang 21- Ở các nước Châu Âu, chủ yếu các trường có chương trình thạc sỹ kinh
tế học pháp luật Đây là chương trình thích hợp nhất để các sinh viên đã từngtốt nghiệp từ các chuyên ngành kinh tế, luật có thé cùng tham gia, nghiên cứu,trao đôi và phát triên.
- Ở các nước châu A, một số nước như An Độ, Singapore đã có cácchương trình đào tạo kinh tế học pháp luật nhưng do mới bắt đầu nên chủ yếu
là năm trong chương trình đại học
Ba là, đào tạo kinh tế học pháp luật có những yêu cầu nhất đặc thù chođối tượng theo học Lý do có thé giải thích là: kinh tế học pháp luật là mộtchương trình liên ngành Muốn học được chương trình này, yêu cầu các sinhviên phải có được sự hiểu biết tương đối cả hai ngành kinh tế, luật Đây là yêucâu tương đôi cao so với mức độ trung bình của các sinh viên.
2 Sự cần thiết giảng dạy kinh tế học pháp luật tại Trường đại họcluật Hà Nội
Nhu cầu đào tạo kinh tế học pháp luật ở Trường đại học luật Hà Nội
không chỉ xuất phat từ xu thé phát triển phù hợp với đào tạo luật trên thé giới,
mà điều quan trọng hơn là phải xuất phát từ chính những nhu cầu nội tại củađào tạo luật hiện nay Cho nên, xác định sự cần thiết giảng dạy kinh tế họcpháp luật phải trả lời cho các câu hỏi chính yếu sau đây:
- Kinh tế học pháp luật có cung cấp những tri thức pháp lý có giá trịcho việc giảng dạy và nhận thức pháp luật?
- Việc trang bị kiến thức về kinh tế học pháp luật có đáp ứng nhu cầu
gi trong thực tiễn pháp lý hiện nay?
1.1 Việc giảng dạy kinh tế học pháp luật sẽ cung cấp những kiến thứckhoa học mới về chất cho quá trình đào tạo pháp luật
Trong giai đoạn hiện nay, có 4 xu hướng nghiên cứu chính của khoa họcpháp ly: triết học pháp luật, xã hội học pháp luật, so sánh luật, kinh tế học
Trang 22pháp luật; trong đó, nổi bật là kinh tế học pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong phần lý thuyết của các mônhọc luật ở Việt Nam chủ yếu là sử dụng cách thức triển khai của triết họcpháp luật Cách thức này thường dựa trên những phân tích nội tại, logic bên trong của pháp luật Bên cạnh xu hướng này, các xu hướng còn lại trong khoahọc pháp lý nhìn nhận pháp luật như một yếu tố trong mối liên hệ đa dạnghơn với các yếu tố bên ngoài như kinh tẾ, tập quán, văn hoá, xã hội Cách tiếpcận này cho thay tính sống động hơn, thực tế hơn của đối tượng nghiên cứu làpháp luật Việc bổ sung và ứng dụng các thành tựu của khoa học pháp lý sẽgiúp cho đảo tạo luật tránh được những lối mòn giáo điều và qua đó có nhữngphương tiện dé phân tích luật và sử dụng chúng gần gũi hơn với thực tế Điềunày được lý giải bởi một sô lí do sau:
- Làm tăng tính khách quan trong nội dung đào tạo luật Không hiểm
trường hợp hiện nay việc phân tích các qui định mang tính tư biện, nhiều khimang nặng xảo thuật ngôn từ và câu chữ Chang han, cho rang công ty là dựa
vào sự hợp tác để kinh doanh nên ít nhất phải có hai thực thể thành lập, cho
nên lập luận đó bỗng trở nên lúng túng khi chính bản thân luật thực định thay
đổi cho phép tồn tại loại hình công ty một thành viên Hoặc, ví dụ khác, giảithích câu chữ trên bề mặt nên dẫn đến những quan niệm hời hợt và sai lầm,như Sở giao dịch hàng hoá được ghi trong Luật thương mại chỉ là một nơi tậptrung dé mua bán hàng hoá trong khi thực chất đấy là một dạng thức đầu tưnhằm phòng chống rủi ro và phần lớn trường hợp là không có hàng hoá nàothực sự được trao nhận ở Sở giao dich hàng hoá ấy cả Cố gắng đoạn tuyệt vớilỗi phân tích chủ quan, khoa học pháp lý hiện đại tìm kiếm những cơ sở kháchquan hơn cho lập luận bằng việc sử dụng các phương pháp mang tính địnhlượng nhiều hơn Ví dụ, ta có một mệnh đề định tính sau: ngoài hành vi củatôi ra, tôi không ton tại với pháp luật Xã hội học pháp luật hoặc Kinh tế họcpháp luật thao tác mệnh đề đó dưới góc nhìn thực chứng hơn Như trong kinh
Trang 23tế học pháp luật, người ta dựa vào lý thuyết hành vi dé có thể mô hình hoá cáchành vi của con người dựa trên giả định con người là có lý trí và phải quyếtđịnh hành vi trên cơ sở lựa chọn chi phí - lợi ích.
- Làm tăng tính đa dạng và nhiều chiều của việc đào tạo luật Như đã
nói, không ai có thé biết một người sinh viên sẽ thực sự phải đôi mặt với công
việc cụ thể nào Do đó, một chương trình dạy luật phải bao hàm tính đa dạng
về nội dung và đa chiều về cách tiếp cận Việc cập nhật các nghiên cứu mớitrong khoa học pháp lý cung cấp cho chúng ta cơ hội để đạt được mục tiêunày Gia sử chúng ta xác định dia chỉ sử dụng lao động của các cử nhân luật
đã được học luật thuế là cơ quan quản lý và doanh nghiệp Ta có thé thấy, bêncạnh việc nhìn nhận thuế như một nghĩa vụ pháp lý luôn đòi hỏi có sự thamgia của nhà nước, là một quan hệ hành chính thuần tuý vốn rất phù hợp vớigóc nhìn của nhà nước, thì quan niệm thuế như một chi phí giao dịch lại rất
thích hợp cho những tri thức và kỹ năng để tư vẫn cho doanh nghiệp về tínhhiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ thuế (đôi khi, người ta còn hay gọi là sựtiết kiệm thuế- vừa phù hợp với pháp luật, vừa hiệu quả tài chính đối vớidoanh nghiệp) Như vậy, khi chúng ta thấy, một môn học cập nhật nhữngthành tựu khoa học pháp lý thì không chỉ mang lại chiều sâu tri thức cho môn
học mà còn làm cho môn học đó được linh hoạt về kỹ năng
- Việc cập nhật các thành tựu khoa học pháp lý có thể cho phép hìnhdung ra những môn học mới hoặc những nội dung cần phải bổ sung trongchương trình đào tạo Sự phát triển của khoa học pháp lý cung cấp cho chúng
ta những tri thức mới về pháp luật Các tri thức mới này, trong những điều
kiện và thời điểm thích hợp, có thé giúp hình thành nên những môn học mới.Chang han, tại nhiều nước tiên tiễn, người ta đã tiến hành nghiên cứu mốiquan hệ giữa luật pháp và kinh tế, mà cụ thể là sử dụng những phương phápcủa kinh tế học để phân tích các qui định pháp luật, và gần đây, trong nhiềuchương trình đào tạo luật cũng đã thấy xuất hiện môn học kinh tế học pháp
Trang 241.2 Kinh té học pháp luật chưa được dua vào giảng day trong chương
trình đào tạo luật ở những cấp độ khác nhau
Một cách chung nhất, có thê thấy, hiện nay nội dung giảng dạy của cácchương trình luật chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thực tiễn pháp lý.Điều đó thê hiện ở một số điểm chính sau đây:
- Nhiều nội dung công việc của người làm công tác pháp luật khôngđược giảng dạy tại các trường luật Nội dung giảng dạy được thiết kế dựa trên
sự phân tích logic nội tại hệ thống luật thực định Những tác động, ảnh hưởng
của qui phạm pháp luật tới các hoạt động thực tế không được giảng dạy mộtcách hệ thống
- Thiếu các tri thức để vận dụng pháp luật trong thực tế Việc giảng dạyhiện nay chủ yếu nhắn mạnh đến các tri thức về nội dung của các văn bản qui
phạm pháp luật cụ thé Tuy nhiên, các tri thức này chỉ là một yếu tô ( dù cóthé là quan trọng nhất) trong rất nhiều yếu tô của quá trình điều chỉnh pháp
luật Sự hiểu biết về luật thuế không thể thay thế cho những kiến thức về kếtoán, sự nắm chắc ý nghĩa của khái niệm trách nhiệm hữu hạn hay bản chấtcủa cổ phan, cô đông không bù đắp được cho sự thiếu hiểu biết về quản trịdoanh nghiệp, báo cáo tài chính Tất nhiên, không có chương trình giảng dạynào có thé dạy được tất cả mọi điều, nhưng những định hướng cơ bản vềnhững tri thức cần phải có để vận dụng pháp luật hiệu quả thì rất cần giớithiệu cho học viên Nói như Oliver Wendell Holmes: Một luật gia hiện tại cóthé chỉ cần năm vững những logic của bản thân các qui định pháp luật, nhưngluật gia của tương lai cần phải biết về kinh tế Thời điểm mà câu nói trênđược đưa ra là vào những năm cuối thế kỷ 19
Từ bối cảnh chung đó, xin ban cụ thé về trường hợp của kinh tế học phápluật Khảo sát đời sống pháp lý trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, chúng tathấy có 2 ứng dụng của kinh tế học pháp luật được đề cập tới rất nhiều trong
Trang 25quá trình soạn thảo hoặc áp dụng văn bản qui phạm pháp luật, đó là:
- Qui trình đánh giá tác động của các văn bản qui phạm pháp luật (với sự
viết tắt quen thuộc theo tiếng Anh: RIA) Qui trình này đã trở thành bắt buộccho các dự thảo luật Mục đích của qui trình này là đo lường những ảnhhưởng mà một qui định sắp ban hành tới các đối tượng áp dụng Nội dung củanhững ảnh hưởng này là mỗi quan hệ về chi phí - lợi ích mà qui định mang
lại Mục đích va nội dung của qui trình này, như vậy, chính là một sản phẩm
ứng dụng của khoa học kinh tế học pháp luật
- Chi phí giao dịch Trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, nhất là trong quá
trình thi hành Luật doanh nghiệp, khái niệm chi phí giao dịch được sử dụngrất phô biến dé nhằm luận giải cho những nội dung của Luật này Chi phí giaodịch chính là nội dung cơ bản nhất của kinh tế học pháp luật Nó được sửdụng để giải thích hành vi ứng xử của các bên trong quan hệ kinh tế: tại saongười ta lại thành lập doanh nghiệp, tại sao công khai thông tin lại quan trọng
cho sự phát triển kinh tế, và những câu hỏi tương tự
Mặc dù 2 nội dung trên đây được đề cập và sử dụng khá nhiều trong thực
tế pháp lý, nhưng có thé khang định, chưa có một chương trình dao tạo luật
nào ở Việt Nam đề cập tới các nội dung này
Trước hiện trạng đó, việc nghiên cứu và thực hiện việc giảng dạy kinh tếhọc pháp luật sẽ có tác dụng thực tế sau đây:
Thứ nhất, trang bị cho các luật gia những kiến thức cơ bản trong việc sửdung các công cụ và phương pháp tư duy tiên tiến trong các công việc liênquan đến luật pháp Chang hạn, về mặt ngữ nghĩa khái niệm chi phí giao dịchrất dé hình dung, nó có thé diễn nôm là: các chi phí phải bỏ ra dé thực hiện giao
dịch Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm này thì không phải là câu chuyện của
“từ vựng” mà là phải nắm được vì sao một giao dich lại làm phát sinh chi phi,
chi phi giao dịch gồm những cấu thành gi (chi phí thông tin, chi phi bảo dam,
chi phí rủi ro ), và các cau thành ay được đo lường băng cach nao.
Trang 26Thứ hai, tránh việc sử dụng không đúng các công cụ, mô hình phân tích
của kinh tế học pháp luật Quay lại ví dụ về phân tích tác động của văn bảnqui phạm pháp luật Hiện nay, bat kỳ dự thảo luật nào cũng có một phan giảitrình về tác động của các qui định trong dự thảo Tuy nhiên, nhiều trườnghợp, các giải trình đó chỉ là sự dự đoán chủ quan, thiếu cơ sở khoa học vềmục tiêu có thể đạt được của sự điều chỉnh pháp luật Các cụm từ mang nặng
sự suy luận tư biện, võ đoán được sử dụng rất phổ biến, ví dụ: “sẽ tác độngmạnh tới ”, “là một sự thúc day tới ” Thật ra, phương pháp đánh giá tác
động của văn bản pháp luật phải dựa trên các cơ sở dữ liệu được thu thập
khách quan, có tiêu chí, biến số định lượng rõ ràng; bản chất của nó là sựphán đoán, ước lượng mang tính thống kê, chứ không phải là những nhậnđịnh áng chừng, chung chiêng.
II DE XUẤT MÔ HÌNH GIẢNG DẠY KINH TE HỌC PHÁP LUATTẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ MỘT SÓ NỘI DUNGGIẢNG DẠY CƠ BẢN
1 Mô hình đào tạo kinh tế học pháp luật tại Trường Đại học luật Hà NộiTrong khuôn khổ dé tài này, chúng tôi dé xuất 3 mô hình dưới đây, theo
Trang 27Đối với bậc đào tạo cử nhân, tên chuyên dé có thé là “Dai cuong vé Kinh
tế hoc pháp luật”, trong đó giảng viên sẽ giới thiệu những vấn dé co ban nhất
có tính chất nền tảng về kinh tế học pháp luật Với tính cách là một chuyên đềđào tạo bậc cử nhân, “đại cương về kinh tế học pháp luật” có thể thiết kế như
là một chuyên đề “bắt buộc” hoặc “tự chọn” trong chương trình đào tạo ở bậc
cử nhân, dành cho tất cả các sinh viên theo học các mã ngành đảo tạo về luật
(gồm mã ngành Luật học, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tẾ, quản trị
luật ) Trong thời gian đầu, chuyên đề này nên được thiết kế dưới dạng là
“chuyên đề tự chọn” hoặc thậm chí là “chuyên đề ngoại khóa” để khảo sát,thăm dò nhu cầu của người học Sau đó, nếu các thông tin phản hồi cho thayngười học tỏ ra hứng thú với chuyên đề được giảng dạy thì sẽ chuyển sangthiết kế như là một chuyên đề chính thức hoặc chuyên đề bắt buộc trongchương trình đào tạo cử nhân luật.
Đối với bậc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, tên chuyên đề cần gắn với từng nộidung cốt lõi trong lĩnh vực chuyên ngành dao tạo luật cụ thé ở trình độ thạc sĩ
hay tiến sĩ như chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Luậthành chính - Luật hiến pháp, Luật hình sự, Tội phạm học và phòng ngừa tộiphạm, Luật dân sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế
Với mục tiêu và cách gọi tên như vậy, các chuyên đề về Kinh tế họcpháp luật nên được thiết kế đa dạng cho nhiều chuyên ngành đào tạo thạc sĩ,tiễn sĩ với thời lượng khoảng 10 đến 20 tiết tín chỉ/chuyên đề
1.2 Giảng dạy kinh tế học pháp luật với tư cách là một môn học/họcphân trong chương trình dao tạo cu nhân, thạc sĩ, tiễn sĩ tại Ti rường Đại họcLuật Hà Nội
Ở Việt Nam hiện nay chưa có trường đại học nào chính thức đưa mônhọc này vào chương trình đào tạo cử nhân hay thạc sĩ, tiễn sĩ Tuy nhiên,trong Đề án xây dựng trường trọng điểm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã
mạnh dạn triển khai ý tưởng xây dựng thành một Khoa chuyên ngành về kinh
Trang 28tế học pháp luật trong hệ thống các Khoa chuyên ngành luật học của Trường
Đại học Luật Hà Nội trong tương lai Đây là cơ sở dé thực hiện phương án
đưa Kinh tế học pháp luật vào giảng dạy như một môn học/học phần chínhthức trong Chương trình đào tạo thạc sĩ luật học của Trường Đại học Luật HàNội, theo mô hình học chế tín chỉ
Dự kiến, môn học/học phân này sẽ thiết kế với mục tiêu bước đầu truyền
bá, giảng dạy những van dé căn bản nhất về Kinh tế học pháp luật cho các
sinh viên, học viên cao học luật, ngõ hầu giúp họ có được cách nhìn mới, cáchtiếp cận mới và cách tư duy mới về các lĩnh vực pháp luật khác nhau, điểnhình như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luậtcạnh tranh, Luật công ty, Luật Hợp đồng, Luật Tổ tụng, Luật Hôn nhân giađình, Luật Lao động, Luật thuế, Luật ngân hàng, Luật bảo hiểm, Luật đất đai,Luật môi trường
- Đối với bậc đào tạo cử nhân:
Với tư cách là một môn học dành cho bậc đào tạo cử nhân, dự kiến mônhọc này sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Tên môn học: Kinh tế học pháp luật và các ứng dụng trong lĩnh vực
luật học
- Số tín chỉ: 05
- Nội dung chỉ tiết:
Môn học được thiết kế gồm 8 chương với nội dung chi tiết như sau:Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)
Kinh tế học pháp luật và Luật Hiến pháp (5 tiết)
Kinh tế học pháp luật và Luật Hành chính (10 tiết)
Kinh tế học pháp luật với Lý luận về Nhà nước & pháp luật (5 tiết)
Kinh tế học pháp luật và Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự (15 tiết)
Trang 29Kinh tế học pháp luật và Luật Hình sự (10 tiết)
Kinh tế học pháp luật và Pháp luật kinh doanh (15 tiết)
Kinh tế học pháp luật và Luật Quốc tế (5 tiết)
- Đôi với bậc đào tạo sau đại học:
Đối với bậc đào tạo thạc sĩ, kinh tế học pháp luật có thé được thiết kếnhư một học phân bắt buộc hoặc tự chọn của mỗi chuyên ngành dao tạo thạc
sĩ Trong khuôn khô giới hạn của chuyên đê khoa học này, chúng tôi đê xuât
nội dung học phần về kinh tế học pháp luật đối với từng chuyên ngành đào
tạo thạc sĩ như sau:
Luật Hành Chuyên đề 1: Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)
Chuyên đề 2: Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trongnghiên cứu Luật Hiên pháp (10 tiét)
1 Hiến pháp và khoa học về sự lựa chọn của công chúng
2 Cơ chế tự quản trong thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước
3 Tự quản địa phương trong mô hình nhà nước đơn nhấtChuyên đề 3: Ứng dụng Kinh tế trong nghiên cứu LuậtHành chính (10 tiêt)
1 Kinh tế học pháp luật với van dé phân bổ hiệu quả giữa lợiích công và lợi ích tư
2 Đánh giá tính hiệu quả của các quyết định hành chính, hành
Trang 302 Kinh tế học pháp luật với van dé bản chất, chức năng và cơ
câu của hệ thông pháp luật
3 Tính hiệu quả trong xây dựng và thực thi pháp luật
Luật Dán sự Chuyên đề 1: Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)
Chuyên đề 2: Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trongnghiên cứu Luật Dân sự (15 tiêt)
1 Lý thuyết kinh tế học về quyền sở hữu
2 Lý thuyết kinh tế học về Hợp đồng
3 Lý thuyết kinh tế học về Luật bồi thường thiệt hai
4 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật Sởhữu trí tuệ
5 Lý thuyết kinh tế học về các thủ tục tố tụng dân sự
1 Lý thuyết kinh tế học về tội phạm
2 Lý thuyết kinh tế học về hình phạt — Tính hiệu quả của
hình phạt và việc lựa chọn hình phạt hiệu quả
3 Lý thuyết kinh tế học về sự lựa chọn giữa việc áp dụng chếtài hình sự với chê tài hành chính và chê tài dân sự
4 Lý thuyết kinh tế học với pháp luật về phòng ngừa tội
phạmChuyên đề 1: Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)Chuyên đề 2: Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trongnghiên cứu Pháp luật kinh doanh (20 tiêt)
1 Ung dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật cạnh
tranh
2 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật doanh
Trang 316 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật đất đai
và Luật Môi trườngLuật - Quốc | Chuyên dé 1: Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)
te Chuyên đề 2: Ung dung Kinh tế học pháp luật trong
nghiên cứu Luật Luật Quốc tế (10 tiết)
1 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Công phápquôc tê
2 Ung dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp
Theo ý kiến chúng tôi, khi có đủ điều kiện cần thiết, việc phát triển kinh
tế học pháp luật như một ngành học mới tại Trường Đại học luật Hà Nội làhoàn toàn khả thi Nếu theo phương án nay, chúng tôi mạnh dan đề xuất cautrúc chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành kinh tế học pháp luật như sau:
- Về mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chủ yếu của chương trình này là nhằm đào tạo nguồn nhân lực
đặc biệt cho xã hội ngành kinh tế học pháp luật, có trình độ chuyên môn cao
và có kỹ năng cơ bản trong thiết kế, xây dựng, đánh giá, phân tích pháp luật
và chính sách từ góc độ kinh tế học Ngoài ra, chương trình cũng hướng tới
Trang 32mục tiêu rèn luyện pham chất nghé nghiệp va tác phong làm việc trong môitrường chuyên nghiệp cho các ứng viên sau khi tốt nghiệp ra trường, có thélàm việc tôt ngay cả trong khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân.
Ý tưởng cốt lõi của việc thiết kế và thực hiện chương trình này là gópphần xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, sẵn sàng cống hiếnmột cách hiệu quả và chuyên nghiệp vì tương lai phát triển bền vững của Việt
Nam, khăng định giá trị Việt Nam trong hệ thống giá trị toàn cầu
+ Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên hệ thông kiến thức cơ bản, cơ sở,chuyên ngành về kinh tế học, luật học và đặc biệt là kiến thức về kinh tế họcpháp luật, giúp sinh viên có phương pháp tiếp cận mới trong đánh giá, phân tíchchính sách và các quy định luật pháp bằng các công cụ, phương pháp của kinh tếhọc.
+ Về kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích, đánh giáchính sách và các tác động của chính sách (bao gồm cả chính sách công và
chính sách tư) đối với nền kinh tế, lợi ích của các nhóm xã hội và cộng đồng
doanh nghiệp, dân cư Trên cơ sở đó, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tương
tác, làm việc nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập trong thiết kế, xây
dựng chính sách và thực thi chính sách trong môi trường toàn cầu hóa
+ V năng lực chuyên môn: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việctrong các lĩnh vực sau: Nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành kinh tế học,luật học và kinh tế học pháp luật; Làm việc ở các cơ quan tư van chính sách,thiết kế - xây dựng và thực thi chính sách công (ví dụ, các cơ quan Đảng, Nhà
nước, các tô chức chính trị - xã hội, các trung tâm nghiên cứu, các tô chức phichính phủ ); Hoạt động độc lập hoặc hoạt động phối hợp, tương tác với tư
cách là các chuyên gia tư vân chính sách và phản biện chính sách.
- Vé thái độ: Giáo dục cho sinh viên ý thức, trách nhiệm xã hội, tráchnhiệm công dân trong xây dựng, thực thi chính sách và phản biện chính sách.
Trang 33Về nội dung chương trình đào tạo: với tư cách là một chuyên ngànhđào tạo, bên cạnh khối lượng kiến thức chung, thì cần trang bị cho người họcnhững kiến thức đặc trưng của chuyên ngành Theo đó, các nội dung cơ bảnđược chia làm 2 phần: phần trang bị các kiến thức cơ bản về phương phápphân tích trong kinh tế học, và phần áp dụng các phương pháp đó trong phântích các lĩnh vực pháp lý chủ yếu.
2 Các nguyên tắc chính để xác định nội dung chương trình giảng
dạy kinh tế học pháp luật
Chúng ta có thé thay, có nhiều cách dé xác định nội dung giảng dạy kinh
tế học pháp luật, hoặc chỉ tập trung giới thiệu các ứng dụng trong đời sốngpháp lý, hoặc chỉ trình bày các vấn đề về phương pháp phân tích kinh tế đốivới pháp luật Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu điểm riêng Bên cạnh đó,việc xác định nội dung giảng dạy còn phụ thuộc vào mô hình to chức sư
phạm của chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật Tuy nhiên, để tránhnhững nhận thức mơ hồ, mông lung và sai lầm về kinh tế học pháp luật,
chúng tôi xin bước đầu đề xuất một số nguyên tắc cơ bản cho việc xác định
nội dung giảng dạy kinh tế học pháp luật
Thứ nhất, bản chất kinh té học pháp luật là nghiên cứu cách tiếp cậnbăng phương pháp kinh tế đối với pháp luật Do vậy, nội dung giảng dạy củakinh tế học pháp luật nên nhắn mạnh tới việc xác lập các phương pháp và lýthuyết kinh tế nào được sử dụng, và quan trọng hơn là cách thức sử dụngphương pháp phân tích đó trong nghiên cứu hoặc áp dụng pháp luật, thay vìchỉ giảng dạy các kết quả ứng dụng của kinh tế học pháp luật Dưới đây,
chúng tôi xin bàn thêm về mô hình chung cho việc sử dụng phương phápphân tích kinh tế đối với pháp luật
Mục đích của kinh tế học pháp luật là vẫn đề hiệu quả của pháp luật.Theo quan niệm chung, hiệu qua cua pháp luật là kết qua dat được do sự diéu
chỉnh, tác động của pháp luật mang lại trong những phạm vi va điều kiện
Trang 34nhất định, biểu hiện ở trạng thái của các quan hệ xã hội, phù hợp với nhữngmục dich, yêu cau và định hướng của pháp luật, với mức chỉ phí thấp Ta cóthê công thức khái niệm đó như sau :
Hiệu quả pháp luật = Sự phù hợp của các quan hệ xã hội với định hướngcủa pháp luật - chi phí (thấp nhất có thê)
Đi vào chỉ tiết, quan niệm về hiệu quả pháp luật của kinh tế học pháp
luật dựa trên mối tương quan về lợi ích và chỉ phí của việc thực hiện pháp
luật Lợi ích và chi phí đó được xác định ở 2 cấp độ: (1) lợi ích và chi phí củanhững người tham gia vào một quan hệ pháp luật ; và (2) lợi ích và chi phíchung của xã hội do ảnh hưởng của hành vi pháp luật mà một chủ thể manglại Dé hình dung, công thức hóa quan hệ này như sau: hiệu quả = lợi ích — chiphí > 0.
Dựa vào quan niệm hiệu quả pháp luật như vậy, tiêu chí chung cho việc
chọn lựa phương pháp kinh tế trong phân tích pháp luật là phương pháp đo
phải có khả năng xác định được lợi ích và chi phí của việc thực hiện pháp
luật Tiếp theo, sau khi lựa chọn được phương pháp và lý thuyết kinh tế phù
hợp với đối tượng là hiện tượng pháp lý cụ thé, thì cần phải xác lập được các
chỉ tiêu để xác định đúng nội dung của lợi ích và chi phí Quan niệm về lợiích, chi phí, về “phải, trái, đúng sai” là mang nặng giá trị định tính Nếukhông thực hiện nhất quán nội dung này, thì sự nghiên cứu, giảng dạy rất dễrơi vào cái bẫy của số liệu
Thư hai, việc lựa chọn nội dung đào tạo kinh tế học pháp luật có thé rất
đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng của chương trình, tuy nhiên, nộidung dao tạo nên đề cập tập trung vào các ứng dụng có giá trị thực tiễn cao và
dễ thực hiện Hiền nhiên, ngụ y của người viết là nội dung đào tạo kinh tế học
pháp luật ở Việt Nam trước hết nên tập trung vào ứng dung lý thuyết chi phígiao dịch vào các vấn đề pháp lý,thay vì việc giảng dạy đề cập quá nhiều tớicác ứng dụng cua lý thuyết ủy quyén- tác nghiệp, lý thuyết mặc cả, lý thuyết
Trang 35trò chơi Theo đó, tùy vào mục tiêu của từng chương trình cụ thé, ta sẽ có, vi
dụ như: chi phí giao dịch trong việc sử dụng quyền sở hữu tai sản, chi phígiao dich trong luật hợp đồng, chi phí giao dich trong tô chức doanh nghiệp.Thứ ba, trong nội dung dao tạo kinh tế học pháp luật, nội dung về kinh tếhọc không thê không đề cập tới Vấn đề là do phạm vi của kinh tế học quárộng và việc chương trình đào tạo luôn có những giới hạn về thời lượng, nên
việc lựa chọn nội dung, lý thuyết kinh tế nào để giảng dạy là rất quan trọng
Theo chúng tôi, kinh tế học pháp luật dựa vào mô hình tư duy của nhà kinh tế
để giải quyết các vấn đề pháp ly, do đó, nội dung của kinh tế học nên nhấnmạnh tới các yêu tố chính của mô hình tư duy này Theo đó, thay vì trình bàytoàn bộ các nội dung của kinh tế học, trong điều kiện hiện nay của Trường đạihọc Luật Hà Nội chỉ nên tập trung vào lý thuyết kinh tế vi mô
3 Các điều kiện để thực hiện giảng dạy kinh tế học pháp luật tạiTrường đại học luật Hà Nội - phân tích mô hình SWOT
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
- Nhu cau xã hội về kinh - Tư liệu bằng ngôn
tê học pháp luật là rât | ngữ nước ngoàiLÊN - Nội dung kinh tế học
- Nguôn tư liệu phong | pháp luật quá rộng
PHỦ, dội da - Hệ thống đữ liệu
- Được xác định là thông kê yêu trường trọng điêm quôc
gia
Trang 36ĐIÊM MẠNH (S) CHIEN LUGC S/O CHIEN LUGC S/T
- Kiến thức, tư liệu về - Thiết kế nhiềupháp luật đầy đủ, hệ chương trình đào tạo
- Phương thức dao tạo nghiên cứu vé kinh tê
- Số lượng sinh viên ôn học pháp luật
định
ĐIÊM YẾU (W) CHIẾN LƯỚC W/O_ CHIEN LƯỢC W/T
- Thiếu kiến thức và | - Thu thập và phố biến - Trước hết, cần tập
phương pháp định | các tài liệu, giáo trình cơ | trung ứng dụng kinh tê
lượng bản về kinh tế học pháp học pháp luật vào các
- Nhận thức về kinh tế | luật môn thuộc nh vực
kinh tê thuân túy học pháp luật còn nghi
ngại
- Hệ thống tư liệu
nghèo nàn
Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các yếu
tố bên trong và bên ngoài Trường đại học luật Hà Nội cho phép hình dungmột số điều kiện cần có dé thực hiện chương trình giảng dạy kinh tế học phápluật như sau:
Về khia cạnh tổ chức, cần có những biện pháp cụ thé về tô chức dé có sự
tập trung nghiên cứu kinh tế học pháp luật, không chỉ ở mức độ đơn lẻ, tự
phát mang tinh cá nhân Sở di như vậy là vì: không giống như việc nghiêncứu một môn học luật mới ở Trường đại học luật Hà Nội có bản chất là sự mở
rộng các phạm vi của từng bộ phận pháp luật và vẫn giữ các nguyên tắc và
phương pháp tư duy pháp lý truyền thống (ví dụ: ta có thé thấy chương trình
môn học Thị hành án dân sự là sự mở rộng của một nội dung trong Tố tụngdân sự), kinh tế học pháp luật là sự nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là phải có
sự nghiên cứu rất bài bản về các phương pháp phân tích kinh tế Cho nên, nêu
Trang 37không có một quá trình chuẩn bị về tô chức thì sẽ không tạo ra được một hệthống hạ tầng tri thức và con người về kinh tế học pháp luật cho sự vận hànhcủa chương trình Trong giai đoạn hiện nay, cần tập hợp các giảng viên, cácnhà khoa học có chuyên môn về cùng một lĩnh vực pháp lý theo hình thức làcác nhóm nghiên cứu nhăm tô chức tư liệu và xây dung các khung nghiên cứu
cơ bản về kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực liên quan Tién tới giai đoạncao hơn, thì hình thức tổ chức mang tính “ bài bản” hơn có thê là sự liên kết
các nhóm này dưới hình thức một Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Kinh tế
học pháp luật Trong điều kiện chung của các Trường đại học ở Việt Nam, mô
hình Trung tâm nghiên cứu có lẽ là phù hợp nhất, vì theo Điều lệ của cáctrường đại học do Bộ Giáo dục qui định thì mô hình Trung tâm được sử dụng
đê thực hiện nghiên cứu các vân đê mang tính mới, liên ngành.
Về khía cạnh chuyên môn, cần nghiên cứu và xây dung hệ thống hạ tầng
tri thức cơ bản, nên tảng của kinh tế học pháp luật Đây là vẫn đề chuyên mônquan trọng nhất trong giai đoạn đầu tiên của quá trình ứng dụng kinh tế họcpháp luật trong giảng dạy luật học Có 2 lí do: mét Ja, khối lượng tư liệu vềkinh tế học pháp luật rất lớn, do đó, nêu không thiết lập được một phương
pháp, tiêu chí trong việc phân loại và phân tích tư liệu hệ thống tri thức kinh
tế học pháp luật sẽ vô cùng hỗn độn; hai !à, do là bộ môn khoa học mới, nênbản thân các công trình nghiên cứu, các tri thức được công bố cũng là quátrình “ thử và sai”, nên rất cần có sự kiểm nghiệm và tiếp thu trên tinh thầnhêt sức chủ động, khách quan và thận trọng.
Đê đạt được mục tiêu này, cân thực hiện các công việc sau đây:
- Lựa chọn và giới thiệu các công trình mang tính giáo khoa về kinh tếhọc pháp luật Dựa vào tư liệu hiện tại của cá nhân, chúng tôi thay có 3 cuốnsách đều được tái bản nhiều lần, đáng được tham khảo theo hướng này, đó là:
+ Richard Posner, Economic analysis of law
+ Cooter va Ulen, Law and Economics
Trang 38+ Cento Veljanovski, The economics of law
- Thiết lập một hệ thống dữ liệu thống kê về pháp luật Trước hết là với
các cơ quan nhà nước (được dự toán kinh phí cho hoạt động thống kê), saunữa là tổ chức các khảo sát “điền da” theo chuyên đề, với tong thé mau cómức độ tin cậy thống kê chấp nhận được
- Tổ chức các khóa học tập một số chuyên đề về phương pháp địnhlượng trong khoa học xã hội Thực tế cho thấy, mặc dù mục đích là sử dụngcác phương pháp định lượng, nhưng yêu cầu về kiến thức toán học, thống kêcủa người học chỉ ở mức tôi thiêu.
Trang 39Chuyên đề 1
MOT SO VAN DE VE KINH TE HỌC PHÁP LUẬT VÀ ĐẶC TRUNG CUA
NO TRONG KHOA HOC XA HOI
TH.S VU NGOC ANH
Viện Kinh tế TP Hồ Chi Minh
I NHAN THỨC CHUNG VỀ KINH TE HỌC PHAP LUẬT
1 Thuật ngữ kinh tế học pháp luật (Law and Economics) và việcchuyền tải thuật ngữ này sang tiếng Việt
Kinh tế học pháp luật được chuyền tải từ thuật ngữ Law and Economics.Một cách chính xác, Law and Economics bào hàm cả một nội dung rất rộng
lớn, được sử dụng để chỉ chung việc đưa phương pháp, cách tiếp cận vànhững nội dung phân tích kinh tế vào các vấn đề luật pháp Với cùng nộidung, một cách dùng khác thường thấy trong các tài liệu nước ngoài là “Phântích kinh tế đối với luật pháp” (Economic Analysis of Law) Tuy nhiên, cònrất nhiều van đề vượt ngoài nội dung của “phân tích kinh tế”, ví dụ nhưphương pháp, cách tiếp cận và lối tư duy của khoa học kinh tế Cũng tương tự
là cách dùng “Nền tảng kinh tế đối với các quy định pháp luật” (Theeconomic foudations of legal rules) Do kinh tế học pháp luật vẫn chưa khangđịnh vững chắc tư cách ngành khoa học của mình, nên chưa hình thành mộtkhung thuật ngữ vững chắc đủ để khang định về nội hàm cũng như ngoạidiên Dù vậy, việc sử dụng thuật ngữ Law and Economics rất phố biết vàđược chấp nhận chung trong giới học thuật
Tại Việt Nam, kinh tế học pháp luật vẫn còn khá xa lạ với ít nhất là bacách gọi khác nhau: Thuật ngữ kinh tế học pháp luật được sử dụng đúng như
nội dung của “Law and Economics” mới chi trong một vài năm trở lại đây.
Trước đó (và cả hiện nay), kinh tế học pháp luật vẫn thường được sử dụng để
Trang 40chỉ các khoa, bộ môn hoặc ngành dao tạo về luật nằm trong một trường đạihọc chuyên về kinh tế Những ngành học này thuần túy chuyên về luật, mangtính chất bố trợ hoặc chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định trong cácmảng ngành kinh tế có liên quan Chúng hoàn toàn không liên quan gì đếnphương pháp va cách tiếp cận mới đối với các van đề pháp lý — nội dung cốtlõi của kinh tế học pháp luật Gan đây, một số nhà nghiên cứu bắt đầu quan
tâm đến “Law and Economics” và thận trọng sử dụng thuật ngữ kinh tế học
pháp luật hoặc “phân tích kinh tế về luật pháp” hay “phân tích luật bằng kinhtê” Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright là nơi đầu tiên tổ chức một khóahọc ngắn ngày về kinh tế học pháp luật áp dụng trong chính sách công Tuynhiên, họ không sử dụng từ kinh tế học pháp luật mà dùng “nền tảng kinh tếcho những quy định của pháp luật”.
Trong điều kiện Việt Nam, thuật ngữ kinh tế học pháp luật được sử dụng
như tên gọi về một nội dung còn rất mới Điều này có nghĩa là bản thân thuậtngữ không có một độ phủ cần thiết đối với những nội dung hàm chứa dé đảm
bảo tính chuyên biệt của từ ngữ được sử dụng Trong các trường đại học
chuyên về kinh tế, có rất nhiều bộ môn kinh tế chuyên ngành như kinh tế
công, kinh tế phát triển, kinh tế y tế, kinh tế xây dựng Cách dùng từ kinh tế
học pháp luật với cách đặt kinh tế ở trước dé khiến chúng ta liên tưởng đếnmột bộ môn kinh tế chuyên ngành, không nổi lên ý tưởng về sử dụng phươngpháp, cách tiếp cận của kinh tế học trong phân tích các vấn đề pháp lý Từnguyên gốc Law and Economics với luật pháp đặt phía trước đã mang hàm ýchính pháp luật mới là van đề cần nghiên cứu, còn chiến lược tiếp cận vàphương pháp nghiên cứu mới thuộc về kinh tế học Kinh tế học pháp luật vì
vậy không phải là một chuyên tải hoàn hảo của thuật ngữ Law and
Economics Tuy nhiên, nếu dùng luật — kinh tế hay luật và kinh tế lại càng
không ổn vi dé lẫn lộn với bộ môn Luật Kinh tế hiện đang được giảng day tại
các trường đại học luật Mặc dù vậy, khi một ngành khoa học bắt đầu đi vàođịnh hình mô thức phat triên, các nội dung và khái niệm cơ bản sẽ bat gôc rê