1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ pháp luật - Lê Vương Long

174 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ pháp luật
Tác giả Lê Vương Long
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 38,09 MB

Nội dung

Chương IKHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT Trong khoa học pháp lý, khái niệm quan hệ pháp luật là một trong những khái niệm co bản thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học lý luận chung về Nhà nướ

Trang 1

NHỮNG VẤN DE

LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Trang 2

Biên mục trên xuất bản phẩm của

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Lê Vương Long

Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ pháp luật / Lê

Vương Long - Tái ban có sửa chữa bô sung - H.: Chính tri

Trang 3

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TS LÊ VƯƠNG LONG

TRUN ( TÂM THÔNG TIN THY VỆ |

TR JONG ĐẠI HỌC LUAT HA "|

PHÒNG 90¡ te 12.

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUOC GIA - SU THAT

Trang 4

LOI NHÀ XUẤT BAN

Quan hệ pháp luật là một trong những vấn dé lý luận cơ

ban của khoa học pháp lý, vì vậy, từ lâu nó đã được các nhà

khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở những góc

độ khác nhau Các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần hình thành cơ sở lý luận về quan hệ pháp luật và ở mức độ này hay

mức độ khác được vận dụng trên thực tế nhằm giải quyết những

vấn dé cụ thể của đời sống pháp lý Tuy nhiên, trong điều kiện

mà Nha nước và pháp luật co những thay đối thì quan hệ pháp

luật dĩ ¡hiên sẽ có nhiều biến đổi hơn so với các hiện tượng khác.

Điều này cần phải tiếp tục nghiên cứu về quan hệ pháp luật để không làm hạn chế tư duy nhận thức về điều chỉnh pháp luật, xác định luận cứ phân chia ngành luật và chế định pháp luật.

Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, quan hệ pháp luật làmột thành tố quan trọng Nó là tấm gương phản chiếu đời sông pháp lý hiện thực trên tất ca các lĩnh vue của đất nước qua mỗi chặng đường xây dung và phát triển Đồng thời, nó là cơ sở, môi trường thực tế để đánh giá hiệu quả pháp luật, giá trị xã hội của pháp luật Như vậy, quá trình nghiên cứu quan hệ pháp luật ngoài việc tiếp tục phát triển lý luận cơ bản, đòi hỏi phải có sự ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn dé thực tiễn đặt ra,

Trang 5

làm sáng tỏ các van để nóng hổi và thiết thực vì sao pháp luật ít

đi vào cuộc sống, hiệu quả pháp luật không cao trật tự pháp luật và pháp chế còn long lẻo.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, quan hệ pháp luật hình thành, vận động đa dạng, linh hoạt Tuy nhiên,

hệ thông quan hệ pháp luật cũng như các yếu tố cơ sở của nó đã

bộc lộ những điểm hạn chế nhất định Do là thiếu tính cân đốitrong sự phát triển của các loại quan hệ pháp luật, năng lực chủthể không theo kịp với yêu cầu của đời sống xã hội, cơ chế kiểm

soát quá trình hình thành và vận động quan hệ pháp luật trên

thực tế kém hiệu qua, nhiều loại quan hệ pháp luật bị biến dang

về cơ cấu và tính chất Điều này cho thấy, không những phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, nâng cao hiệu qua pháp luật mà cần thiết phải xem xét một cách toàn diện về hệ thống

pháp luật trên cơ sở gắn liền việc nghiên cứu cơ bản với khảo cứu hệ thống quan hệ pháp luật thực tế Đây là công việc khó

khăn bởi quan hệ pháp luật là một hiện tượng phức tạp trong

nhận thức luận, sự tồn tại, vận động và phát triển của quan hệ

pháp luật trên thực tế rất đa dạng, linh hoạt, đồng thời, chịu sự

tác động đa chiều của nhiều yếu tố Sự hình thành và phát triển

của hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế không chỉ mang

tính pháp lý mà còn thể hiện cả những đặc điểm chính trị, kinh

tế, tâm lý, xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử |

Cuốn sách chuyên khảo Những uấn đề lý luận cơ bản uề

quan hệ phap luật do TS Lê Vương Long - Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn với mục đích đem lại một cách

nhìn tổng quan, khoa học về quan hệ pháp luật Trên cơ sở lý

Trang 6

luận và nhận thức đó hy vọng cuôn sách có thể góp phần hỗ trợ

cho các hoạt động pháp luật thực tiến và bước đầu nghiên cứu

hệ thống quan hệ pháp luật ở nước ta hiện nay, nhất là trong

bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

nhân dân do nhân dân vì nhân dân với mục tiêu dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn doc.

Thang 6 năm 2013NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

Trang 7

Chương I

KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Trong khoa học pháp lý, khái niệm quan hệ pháp luật

là một trong những khái niệm co bản thuộc phạm vi

nghiên cứu của khoa học lý luận chung về Nhà nước và

pháp luật và được xem xét một cách cụ thể hơn trong các

môn khoa học pháp lý chuyên ngành Trong bất kỳ một

ngành luật nào thì các nhà khoa học cũng cố gắng xác

định rõ nội dung và những nét đặc thù của quan hệ pháp luật được quyết định bởi đôi tượng điều chỉnh và phương

pháp điều chỉnh của ngành luật đó Những đặc điểm củaviệc điều chỉnh của các ngành luật khác nhau được thể

hiện ở cấu trúc các quan hệ pháp luật, ở mối tương quan

giữa quyền và nghĩa vụ, ở thành phần và những đặc điểmpháp lý của các chủ thể, ở các phương tiện tác động tới

hành vi của ede chủ thể dé Việc nghiên cứu các quan hệ

pháp luật cụ thể đã khám phá sâu hơn mối liên hệ giữa

đối tượng và phương pháp điều chỉnh, các quy luật khách quan về mối tương quan giữa các loại quan hệ xã hội khác

nhau với hình thức pháp lý của chúng Việc nghiên cứu

đặc điểm của các dạng quan hệ pháp luật khác nhau đã

Trang 8

làm phong phú thêm lý luận về quan hệ pháp luật làm sáng tỏ nội dung bản chất của các quan hệ pháp luật đó Trong khoa học pháp lý tư sản việc xây dựng khái

niệm quan hệ pháp luật, xem xét cơ cấu đặc điểm của

quan hệ pháp luật (ở góc độ chung) hầu như được rất ít cáchọc giả tư sản tiếp cận với tính cách là một nội dung đối

tượng nghiên cứu độc lập Nhìn chung, việc nghiên cứu

quan hệ pháp luật thường được xem xét gắn với từng loại

quan hệ pháp luật chuyên ngành cụ thể, gắn với thực tiễn

việc giải quyết về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cụ

thể Có thể nói, ưu điểm của cách tiếp cận này là cho phép

nhìn nhận được một cách đa chiều về tính sống động củaquan hệ pháp luật trong đời sông thực tế Hơn nữa, phù

hợp với cấu trúc của các loại quan hệ pháp luật, các học

gia tư sản đã giải quyết được nhiều vấn dé mới đặt ra củađời sống pháp lý thực tiễn đã góp phần xác định khuynh

hướng và trạng thái của cơ chế điều chỉnh pháp luật trong

vụ là cái cơ bản trong quan hệ pháp luật Chủ thể này

thực hiện nghĩa vụ của mình tốt thì mới đáp ứng quyền

của chủ thể khác Không ít nhà khoa học nhấn mạnh quanđiểm: muốn có thực quyền phải gắn với nghĩa vụ nên đã

thực sự đề cao nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý tư sản mà điển hình là

Trang 9

ở các học thuyết pháp luật Anh - Mỹ thì ranh giới lại

không rõ ràng giữa “có quyền” và “vô quyền” Điều này

đem lại một thực tế là có thể một số quyền được Nhà nước

thừa nhận nhưng lại không tạo được khả năng thực hiện

nó thông qua (hay trong) các quan hệ pháp luật cụ thểđược bảo đảm bằng các biện pháp của nhà nước Vì vậy đãhình thành khái niệm “các quyền chủ thể không hoàn

chính” (imperfect rights) hoặc là chế định “các hợp đồng bị mat quyền được bao uệ” (unenforceable contract) Sự nhập

nhang giữa “có quyền” và “vô quyền” ở đây có thé đem lại

cơ chế giải quyết các nội dung pháp lý không thông qua Toà án Điều này đã dẫn đến một thực trạng là một số quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng

theo ý chí của các bên tham gia quan hệ đó có thể bị đặt ra

ngoài phạm vi tác động của pháp luật Nhìn chung, khái

niệm quan hệ pháp luật chủ yếu được dùng để phân tích

quyền chủ thể và việc thực hiện nó trong các quan hệpháp luật cụ thể Một số học giả tư sản tiếp cận quan hệ

pháp luật chủ yếu từ các giao ước dân sự, thương mại nên khuynh hướng nghiên cứu khái niệm quan hệ pháp luật

găn liền với khái niệm hợp đồng, lý luận quan hệ pháp

luật trước hết phải xây dựng trên lý luận về hợp đồng.

Nhu vậy, do nhiều nguyên nhân mà trong giới luật hoe tư

sản, khái niệm quan hệ pháp luật không được coi là khái niệm có tính nền tảng của hệ thống các khái niệm pháp lý

như thường thấy trong khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa Trong khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa, vấn đề quan

hệ pháp luật được nghiên cứu một cách có hệ thống (chủ

Trang 10

yếu ở Liên Xô cũ) Để phát triển lý luận về quan hệ pháp

luật, các nhà khoa học pháp lý Xô viết trước hết đã nghiên cứu cơ sở phương pháp luận của nó từ đó xác định vai trò,

vị trí của quan hệ pháp luật trong hệ thổng các khái niệmpháp lý Ở đây, việc khẳng định khái niệm quan hệ pháp

luật là một trong các khái niệm có tính nền tang của khoahọc pháp lý được lý giải từ góc độ triết học Mác xít Mộttrong những vấn đề có tính quy định về phương pháp luận

của học thuyết lý luận này thể hiện ở việc xác định mối

liên hệ giữa quan hệ pháp luật với thực tiễn C Mác và

Ph Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, thực tiễn là tiêuchuẩn quan trọng nhất của lý luận Luận cứ có tính khoa

học của Lénin về sự thống nhất giữa khái niệm và thựctiễn, khái niệm cần phản ánh bản chất khách quan của

hiện tượng, cần nêu bật bản chất và các đặc điểm xác định

của hiện tượng đã trở thành cơ sở lý luận cho việc xây

dựng khái niệm quan hệ pháp luật Mặc dù, khái niệm

quan hệ pháp luật được xây dựng dựa trên nhiều cách tiếp

cận khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đềuthống nhất ở điểm cơ bản đó chính là hình thức của việc

thực hiện pháp luật Việc khái niệm quan hệ pháp luật

được coi là một trong các khái niệm nền tang cua khoa họcpháp lý đã nói rõ vị trí của nó như là mô hình cấu trúc cơ

bản (hay là mô thức chung) cho cả hệ thống lý luận quan

hệ pháp luật chuyên ngành Chính vì vậy, việc coi trọng

tính nền tang của khái niệm quan hệ pháp luật có ý nghĩaquan trọng đối với việc nghiên cứu các dạng thức quan hệ

chuyên ngành, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng

Trang 11

bộ hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế Tuy nhiên điều này không có nghĩa là khái niệm quan hệ pháp luật

sẽ bao quát hết mọi khía cạnh hoặc giải quvét hết các vấn

đề đặt ra của quan hệ pháp luật chuyên ngành Có thể

khẳng định, sự phong phú và đa dạng của quan hệ pháp

luật chuyên ngành trong đời sống thực tiễn đã không thểkhái quát hết các đặc điểm, tính chất đặc thù của nó trong

khái niệm chung về quan hệ pháp luật Do vậy, khi nghiên cứu, đối chiếu giữa lý luận với thực tế chúng ta

không khỏi thắc mắc là: tại sao khái niệm quan hệ pháp

luật lại không có sự bao quát hết các tình huống, trạng

thái thực tế hoặc tại sao một số đặc điểm của quan hệpháp luật cụ thể lại không thích ứng với nội hàm khái

niệm quan hệ pháp luật chung.

Thực tế ở nước ta cho thấy, quan hệ pháp luật cũng đã được nghiên cứu ở mức độ nhất định của khoa học lý luận

chung và khoa học pháp lý chuyên ngành Tuy nhiên, việc

nghiên cứu cũng chưa hình thành các trường phái lý luận riêng biệt, chưa có tính hệ thống và chưa có sự thống nhất

trong nhận thức về nhiều vấn đề cụ thể, trước hết là khái

niệm quan hệ pháp luật Thực tiễn khoa học pháp ly nước

ta còn hiếm có một công trình nghiên cứu toàn điện,

chuyên sâu về quan hệ pháp luật Khái niệm quan hệ

pháp luật chưa được chính thức thừa nhận là một khái niệm nền tang của hệ thống các khái niệm của khoa học

pháp lý Mặc dù vậy, trong nghiên cứu và áp dụng pháp

luật thực tiễn, quan hệ pháp luật đã mặc nhiên trở thành

một quan niệm cơ bản để có thể hỗ trợ nhận thức giải

Trang 12

quyết các vấn đề cụ thể khi nghiên cứu về các loại quan hệ

pháp luật chuyên ngành.

Theo tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế ở nước

ta cho thấy, sự biến đổi về tính chất cơ cấu của quan hệ

xã hội đã kéo theo sự thay đối nhất định về nội dung các

quy định pháp luật và các đặc trưng pháp lý của các quan

hệ pháp luật cụ thể Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần đi

sâu nghiên cứu quan hệ pháp luật trong môi quan hệ đa

chiều với hệ thống quan hệ xã hội để thấy được vị trí, vai

trò của nó trong đời sống xã hội hiện đại Điều này đặt racho khoa học lý luận về pháp luật nhiều vấn dé phải lam

sáng to khi mà việc nghiên cứu quan hệ pháp luật dựa trên cơ sở nhận thức của cơ chế quản lý và tư duy pháp lý

cũ đã bộc lộ nhiều điểm khổng còn phù hợp, trước hết là

nội hàm khái niệm quan hệ pháp luật Thực tiễn khoa học

pháp lý Việt Nam đã có nhiều cách hiểu khác nhau về

khái niệm quan hệ pháp luật Nguyên nhân cơ bản có thể

là do chưa có sự thông nhất trong cách tiếp cận đôi với

quan hệ pháp luật Hiện nay, có một số quan điểm hiện

vẫn thường được sử dụng phổ biến ở nước ta là':

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quan hệ pháp luật là

hình thức phap ly của các quan hệ xa hội Hình thức phúp

ly này xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của phúp luật đôi

Uới các quan hệ xa hột tương ứng va các bên tham gia

1 Các quan điểm này đã và đang được sử dụng trong các tài

liệu-giảng dạy môn Lý luận nhà nước và pháp luật ở các trung tâm nghiên cứu, đào tạo luật của nước ta.

Trang 13

cuan hệ pháp luật do đều mang những quyền va nghĩa vu

rhúp ly được quy phạm phap luật quy định.

Có thé nói ở đây, việc xem xét quan hệ pháp luật dacược gan liền với quan hệ xã hội với sự điều chỉnh pháp

liật nên có sự hợp lý nhất định để đi đến việc thừa nhận

cuan hệ pháp luật là một dạng thức quan hệ xã hội Tuy

rhiên nếu cho rằng quan hệ xã hội là nội dung và khẳng

định quan hệ pháp luật là hình thức pháp ly của quan hệ

xa hội thì cần phải xem xét thêm Phải chăng khi quan hệ

xi hội thực tế khoác trên mình hình thức pháp lý (vo boc bàn ngoai) thì quan hệ xã hội vẫn còn tồn tại song song với

qaan hệ pháp luật đó? Liệu có chính xác không nếu hai

cnủ thể thực hiện việc đăng ký kết hôn tức đã thiết lập

qaan hệ hôn nhân gia đình theo pháp luật thì giữa họ vẫn

con có một quan hệ hôn nhân gia đình khác ngoài quan hệ

co tính pháp lý kia? Cơ sở nào để có thể phân biệt được

đàu là xử sự của chủ thể trong lĩnh vực pháp luật, đâu là

xu sự thuộc lĩnh vực quan hệ xã hội? Có thể nói, việckhang định sự tồn tại song song, tách rời nhau giữa hai

loại quan hệ này là hệ quả của việc xem xét hình thức

tách rời nội dung.

Thiết nghĩ, trên thực tế, nếu cho rằng quan hệ pháp

luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội sẽ khó eat

nghĩa được ở những trường hợp quan hệ xã hội chỉ tồn tại

ở một dạng thức là quan hệ pháp luật Loại quan hệ này

không thể tổn tại ngoài hình thức pháp lý đặc trưng đã

được xác định trong quy phạm pháp luật Việc không tuân thủ hình thức pháp lý đó trên thực tế sẽ dẫn tới vi phạm

Trang 14

pháp luật (ví dụ: quan hệ về tế tụng bảo hiểm) Hay

chang hạn, một quan hệ pháp luật hình sự phát sinh khi

có hành vi phạm tội xâm hại đến các quan hệ nhân thân

(tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm ) hoàn toàn

không phải là hình thức pháp lý của các quan hệ nhân

thân đó Trong trường hợp này, bản thân quan hệ pháp

luật hình sự chỉ có thể phát sinh khi có hành vi phạm tội

xâm hại đến quan hệ nhân thân Nếu không có hành vì

phạm tội đó thì quan hệ pháp luật hình sự cũng không thể

phát sinh Rõ ràng là, các quan hệ về nhân thân đã không

đòi hỏi và không thể đòi hỏi một quan hệ pháp luật hình

sự nào xây ra.

Chúng ta có thể đi đến khẳng định, quan hệ xã hội

tồn tại và phản ánh nhu cầu điều chỉnh nội tại của mình

một cách khách quan Khi quan hệ xã hội được pháp luật

điều chỉnh tức là nó được các quy phạm pháp luật xác

định giới hạn, tính chất pháp lý cần thiết cho sự vận

động và phát triển Quá trình thực hiện quy phạm pháp

luật làm xuất hiện quan hệ pháp luật Thông qua các

quan hệ pháp luật cụ thể thì quyền và nghĩa vụ của chủthể mới được bộc lộ và thực thi trên thực tế Như vậy,

quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý đặc thù của việc

thực hiện quy phạm pháp luật trên thực tế Còn hình

thức pháp lý của quan hệ xã hội được thể hiện trong nội

dung của các quy phạm pháp luật có liên quan Việc cho

rằng, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan

hệ xã hội dường như có sự tách bạch giữa nội dung vat

chất của quan hệ với hình thức pháp lý tương ứng.

Trang 15

Nhưng thực chất quan hệ pháp luật phải là sự tương tác

hữu cơ của hai yếu tố nội dung và hình thức Sự can

thiệp của pháp luật đã làm cho nội dung vật chất của quan hệ đó mang tính pháp lý hay nó là nội dung pháp lý.

Ban thân sự tồn tai của quan hệ pháp luật trên thực tế

luôn luôn là sự hoà quén, thống nhất của ca hai yếu tố

này chúng ta không thể tách rời nó được

- Quan điểm thứ hai khẳng định, “quan hệ pháp

luật là những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật

điều chỉnh”

Theo quan điểm này, quan hệ pháp luật là những

quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh Về bản chất thì phai thừa nhận quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ tạo nên

“hình thức pháp lý cho quan hệ xã hội, đồng thời, đem lạikhả năng hình thành quan hệ pháp luật thực tế Tuy

nhiên, cần phải hiểu: quan hệ xã hội được pháp luật điều

chỉnh và quan hệ pháp luật không hoàn toàn đồng nhất

với nhau Quan hệ xã hội là một khái niệm chung để chỉ

mối quan hệ giữa con người với con người trên một lĩnh vực hoạt động nhất định Quan hệ xã hội xuất hiện và tồn

tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội

loài người Không phải mọi quan hệ xã hội đều được pháp

luật điều chỉnh Bởi vậy, khi cho rằng, "quan hệ xã hội

được pháp luật điều chỉnh" đã tổ rõ mục đích điều chỉnh,

tác động của pháp luật tới quan hệ xã hội cụ thể nhất định

Hay quan hệ xã hội đó đã nằm trong "thước ngắm" của

pháp luật, thuộc lĩnh vực mà pháp luật tác động tới Quan

hệ xã hội được pháp luật điều chính chính là đổi tượng

TRUNG TAM THONG TIN THU Vi |

Trang 16

được pháp luật điều chỉnh Trong lúc đó, quan hệ pháp

luật là khái niệm cho thấy trạng thái thực tế của điều chỉnh pháp luật Quan hệ pháp luật xuất hiện do kết quả của hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật trong thực

tiễn và được coi là hình thức cơ bản để thực hiện quy

phạm pháp luật.

_ Hơn nữa, cũng không phải có sự điều chỉnh pháp

luật tới quan hệ xã hội thì xuất hiện quan hệ pháp luật.

Chẳng hạn, mặc dù Nhà nước ta đã có Luật đầu tư

nhưng, nếu các nhà đầu tư nước ngoài nào thấy chưa

hấp dẫn (vì nhiều lý do) thì họ chưa đầu tư Vì vậy

quan hệ pháp luật cụ thể chưa hình thành mặc dù su

điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực này đã có Điều chỉnh pháp luật thực chất là quá trình Nhà nước dựa

vào pháp luật và sử dụng một loạt các phương tiện phát

lý đặc thù để bảo đảm cho các quan hệ xã hội vận động

trong một trật tự có định hướng nhất định Điều chink

pháp luật cũng có thể được hiểu là sự tác động đặc thù

lên quan hệ xã hội với tính cách nhân tố điều chỉnh cé

tính quy phạm và tính bat buộo chung Điều chỉnh phát

luật cũng có thể được hiểu là dùng pháp luật để bảo vệ

các quan hệ xã hội khỏi bị các hành vi vi phạm phát

luật xâm hai tới Như vậy, điều chỉnh pháp luật cc nhiều lĩnh vực, khả năng và mục đích nhưng nhìr

chung, cách hiểu phổ biến không nằm ngoài sự tương

tác của pháp luật tới quan hệ xã hội Trong lúc đó, quar

hệ pháp luật lại nay sinh giữa những chủ thé cụ thể, cé

cơ cấu quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể

Trang 17

- Quan điểm thứ ba có cách lý giải khác "guan hệ

phúp luật là quan hệ xã hội đặc biệt nay sinh do sự tác động hữu cơ giữa quy phạm phap luột va sự biện pháp lý”.

Khác với hai quan điểm trên, quan điểm này tiếp cận

quan hệ pháp luật từ thực tế, nghĩa là nó không thể hình

thành nếu không có sự kiện pháp lý xuất hiện, mặc dù có quy phạm pháp luật điều chính quan hệ xã hội đó Sự kiện pháp lý chính là yếu tố bộc lộ quan hệ xã hội trên thực tế

và có vai trò làm cầu nối giữa hai hiện tượng quy phạm pháp luật với quan hệ pháp luật Đây là những nội dung

hợp lý của quan điểm thứ ba khi nhìn quan hệ xã hộitrong một trạng thái động Tuy nhiên, khó có thể hìnhdung là bằng cách nào quy phạm pháp luật lại có thể tự

mình tác động "hữu co” tới quan hệ xã hội nhằm làm xuất

hiện quan hệ pháp luật nếu không có các hoạt động của

quá trình điều chỉnh pháp luật thực tiễn Ban thân quy

phạm pháp luật là quy tắc thành văn chỉ tồn tại trong các

văn bản quy phạm pháp luật mà thôi.

- Quan điểm thứ tư lại hiểu, "quan hệ pháp luật la quan

hệ co tính chất tác động qua lại vé mặt xã hột trên cơ sở

những sự biện phap lý nhất định để qua đó chu thể đạt được

những mục đích cua minh do pháp luật quy định”.

Đây là quan điểm cho thấy sự hợp lý về cách tiếp

cận quan hệ pháp luật từ thực tế và sự nhìn nhận nhạy cam về ranh giới tác động qua lại của các đặc tính xã hội - pháp lý thông qua sự kiện pháp lý Đây là một khái niệm có tính khái quát hóa cao về mặt lý luận, mặc dù

trên thực tế không phải mọi người có thể hiểu được một

Trang 18

cách thấu đáo bởi cách tiếp cận có tính trừu tượng của

quan điểm này

Tóm lại, sự khác nhau nhất định giữa các quan điểm

trên đã cho thấy tính phức tạp trong nhận thức luận về

quan hệ pháp luật và sự đa dạng trong cach lý giải đôi vớihiện tượng này Mặc dù có những phương pháp tiếp cận

khác nhau nhưng điểm cốt lõi là các nhà khoa học đều

thừa nhận quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội.

là hình thức đặc thù của quá trình thực hiện quy phạm

pháp luật.

Qua phân tích và xem xét một cách toàn diện, có

thể thống nhất với các quan điểm trên ở những nội

dung cơ bản:

+ Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội;

+ Các bên tham gia quan hệ pháp luật đều có quyền và

nghĩa vụ pháp ly;

+ Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ

thể trong quan hệ pháp luật được bảo đảm bằng các biện

pháp nhà nước.

+ Trong điều kiện văn bản quy phạm pháp luật lànguồn pháp luật cơ bản tạo nên cơ sở pháp lý của quan hệ

pháp luật thì sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan

hệ pháp luật chủ yếu dựa trên quy phạm pháp luật

Bởi vậy, có thé khẳng định: Quan hệ phap luật là

quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, đặc trưng bởi

sự hiện diện va tương tác của quyền, nghĩa vu pháp ly cua

các chủ thể uà được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước

Trang 19

Chương IT

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Việc nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm cơ bản của

quan hệ pháp luật không chỉ xem xét từ những yếu tổ đã

được khắc họa trong nội dung của quy phạm pháp luật mà

cần xem xét nó trong mối tương tác với các quan hệ xã hội

của đời sống thực tế Kinh nghiệm cho thấy, với cách tiếp cận này cho phép chúng ta giải quyết được mối quan hệ ø1ưa các mô thức quan hệ pháp luật được khái quát với chính đời sống hiện thực của nó.

Trước hết phải khẳng định quan hệ pháp luật là một

dạng của quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người hình thành trong quá trình hoạt động

thực tiễn sản xuất của cải vật chất và trao đối tình cảm Mặc

dù có sự đa dang trong quá trình tồn tại, vận động nhưng hệ

thông quan hệ xã hội có vị trí, thứ bậc cũng như vai trò khác nhau Nếu như quá trình sản xuất của cải vật chất là cơ sở

để tồn tại và phát triển của xã hội, của con người thì trong

quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế là quan trọng nhất Quan hệ sản xuất quy định tính chất của

Trang 20

các, môi quan hệ xã hội khác như quan hệ chính tri, pháp

luật, đạo đức, tôn giáo Được coi là một dạng của quan hệ xã

hội quan hệ pháp luật có những đặc điểm riêng biệt củamình, nhưng cũng luôn hàm chứa những đặc điểm chung

của quan hệ xã hội như:

- Hình thành khách quan trên cơ sở nhận thức;

- Gắn liền với điều kiện tổn tại xã hội;

- C6 mục đích và định hướng cụ thé;

- Mang đặc điểm cá nhân và đặc điểm xã hội;

- Gắn liền với quá trình điều chỉnh xã hội

Đương nhiên, không có sự đồng nhất giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội, mặc dù điều chính pháp

luật đã góp phần làm biến đổi trạng thái, môi trường vậnđộng của quan hệ xã hội cụ thể Sự đồng nhất này cũng

không xảy ra ngay cả trong sự biểu đạt nội dung quyền.nghĩa vụ thông qua hành vi của chủ thể Các chủ thể

_ thực hiện hành vi của mình không chỉ tính đến sự phù

hợp với pháp luật mà còn xem xét đến tính hợp lý, hợp

tình nhìn từ góc độ điều chỉnh bằng nhiều yếu tố xã hội khác Thông qua sự tương tác, các quan hệ pháp luật có

va1 trò quan trọng là nhân tố trật tự hóa các quan hệ xã

hội, hướng nó phù hợp với yêu cầu của quá trình điều

chỉnh pháp luật

Quan hệ pháp luật thể hiện sự ràng buộc, tương tácđặc biệt giữa các chủ thể thông qua các quyền và nghĩa

vụ pháp lý của các chủ thể đó Đây là một trong những

điểm khác nhau căn bản giữa quan hệ pháp luật với

quan hệ xã hội.

Trang 21

I TÍNH Y CHÍ CUA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

THE HIỆN MỘT CÁCH CỤ THE VA MINH BACH

Đặc điểm chung của quan hệ xã hội là đều mang

tính ý chí bởi nó được hình thành trên cơ sở nhận thức Tuy nhiên, tính ý chí trong quan hệ pháp luật rõ ràng,

cụ thể và minh bạch hơn rất nhiều so với các quan hệ xã

hội khác Khi tham gia quan hệ pháp luật phần lớn các

chủ thể có đầy đủ năng lực chủ thể Điều này tạo ra chochủ thể một khả năng nhận thức về quyền, nghĩa vụ vàcác điều kiện có liên quan, khả năng điều chỉnh và kiểm

soát hành vi của minh Y chí của chủ thể thuộc phạm

trù chủ quan của chủ thể, vì vậy, không phải bao giờchúng ta cũng có thể nhìn nhận được một cách rõ ràng

nếu nó chưa bộc lộ thông qua hành vi cụ thể Khẳng

định quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí xuất

phát từ đặc điểm nó được hình thành, tổn tại trên cơ sởnhận thức của con người Quá trình nhận thức để thiết

lập quan hệ pháp luật xuất phát từ nhu cầu của đời

sông thực tế, nghĩa là, có đối tượng cụ thể, giải quyếtnhững vấn đề tồn tại cụ thể Đây là quá trình chủ thể tựtìm kiếm cách thức nhằm chuyển nhu cầu nội tại của

mình thành lợi ích, động lực thúc đẩy chủ thể hành

động một cách tích cực, có mục đích rõ ràng Điều này

chỉ đạt được khi chủ thể thông qua quá trình nhận thức

và tư duy một cách nghiêm túc nhằm đối chiếu với yêu

cầu đặt ra của pháp luật Nhận thức và ý chí của chủ

thể càng thể hiện rõ nét khi họ tham gia những loại

Trang 22

quan hệ pháp luật không có sự tham gia trực tiếp của

Nhà nước Bởi, ở những loại quan hệ này chủ thể hoàn

toàn độc lập, chủ động trong mọi hành vi nhằm hướng

tới mục đích của mình cũng như khách thể của quan hệ

pháp luật đó Ngoài ra, cudng độ hành vi thực hiện

quyền và nghĩa vụ của chủ thể cao hoặc thấp, mạnh mẽ

hoặc yếu ớt cũng phản ánh ý chí của chủ thể tham gia

quan hệ pháp luật đó.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu đặc điểm này có một vấn

đề khó kiến giải được một cách thỏa mãn là quan hệ pháp

luật thể hiện ý chí của Nhà nước, của toàn bộ xã hội haycủa từng chủ thể hoặc là có sự kết hợp ý chí chung?

Trong sách báo pháp lý lâu nay đều cho rằng, ý chí thể

hiện trong quan hệ pháp luật có thể là ý chí cúa Nhà

nước hoặc là sự thỏa thuận ý chí của 1m thể cùng

tham gia quan hệ pháp luật đó Trong thực tế một loạt

các quan hệ, chẳng hạn như quan hệ pháp luật dân su,

lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình ý chí của các

chủ thể được thể hiện tương đối rõ ràng Nhưng trong

quan hệ pháp luật hình sự, ý chí của chủ thể và tính ý

chí của quan hệ pháp luật không có sự tương đồng hoàn

toàn Quan hệ pháp luật hình sự hình thành khi có tôiphạm xảy ra O đây, ý chí của kẻ phạm tội không phải

(và hoàn toàn không muốn) là để tạo ra quan hệ pháp

luật hình sự mà là để đạt tới những kết quả nhất định tờ

việc phạm tội Nhưng hành vi của kẻ phạm tội là sự kiện

pháp lý, là cơ sở thực tế để hình thành quan hệ pháp luậthình sự Đây chính là cơ sở để các cơ quan nhà nước (hoạt

Trang 23

động mang ý chí nhà nước) áp dụng hình phạt đối với kẻ

phạm tội đó.

Hơn nữa đối với các quan hệ xã hội chi tồn tại dưới hình thức pháp lý tức chỉ tổn tại dưới một dạng thức là

quan hệ pháp luật (như quan hệ tố tụng, quan hệ bảo

hiểm ) thì liệu có đúng không khi chúng ta phủ nhận

tính chất của quan hệ pháp luật với tính cách là quan hệ ý

chí, trong đó ý chí được thể hiện trong quy phạm có tínhđến ý chí của các chủ thể? Cũng không nên cho rằng, tất

cả các chủ thể phải thể hiện ý chí và ở mức độ nào đó ý chí

đó phải trùng hợp với nhau Điều này chỉ đúng với một số nhóm quan hệ pháp luật nhất định.

Trưởng hợp quan hệ pháp luật chấm dứt do quá thời

hạn thời hiệu thì khi đó ý chí của chủ thể cần phải xemxét cả về mặt chủ quan và khách quan Nếu chủ thể

không thực hiện quyền của mình thì chính chủ thể đócũng đã thể hiện ý chí của họ Như vậy, trong trường hợp

này quan hệ pháp luật cũng chấm dứt dựa trên ý chí của

các bên dù đó là ý chí thể hiện qua việc từ chối quyền

trong thời hạn nhất định Tất nhiên, Nhà nước cũng có những quy phạm pháp luật cho phép kéo đài thơi hạn khi

có lý do chính đáng, khách quan Cũng có một số trường

hợp, quan hệ pháp luật được hình thành không phụ thuộc

vào ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ Chẳng hạn,

trong quan hệ pháp luật phát sinh từ việc cơ quan nhà

nước có thẩm quyền ra quyết định hủy hôn nhân trái pháp

luật của đôi nam nữ nào đó.

Trang 24

II QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐƯỢC HÌNH THÀNH,

TỒN TẠI VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRÊN CƠ SỞ PHÁP LÝ

LA QUY PHAM PHÁP LUAT

Sở di có cách đặt vấn dé như vậy là vi ở nước ta,

nguồn pháp luật chủ yếu là pháp luật thành văn do đó có

thể nói, cơ sở pháp lý của hệ thống quan hệ pháp luật là

văn bản quy phạm pháp luật Chính vì lẽ đó, việc cho rằngquan hệ pháp luật được hình thành, thay đổi và chấm dứtdựa trên quy phạm pháp luật là một thực tế pháp lý cần

được nhận thức về phương diện khoa học Tham gia vào cdchế điều chỉnh pháp luật, quy phạm pháp luật được coi 'à

cơ sở, tiền dé pháp lý đối với việc vận hành toàn bộ cáckhâu, mắt xích của cơ chế đó Nhờ có quy phạm pháp luat

và hoạt động thực hiện pháp luật mà quan hệ pháp luat hình thành, quan hệ xã hội được mang hình thức pháp :ý tương ứng Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có

mối quan hệ khang khít, hữu cơ trong quá trình tổn tại va

phát huy tác dụng trên thực tế Tính xác thực, phù hẹp

của quy phạm pháp luật được kiểm chứng thông qua quen

hệ pháp luật, ngược lại, quan hệ pháp luật cần được quy

phạm pháp luật mô hình hóa, phan ánh trước những dic

điểm, yêu cầu cơ bản của nó Quy phạm pháp luật :ó

nhiều loại, chứa đựng các thông tin khác nhau được hìrh

thành trên nguyên lý nhận thức hiện thực khách quan ctacon người Là quy tắc hành vi, quy phạm pháp luật đưjc

coi là phương tiện để xác định các tình huống cụ thể cuahành vi có thể xảy ra trong cuộc sống Vì vậy, nó có khả

năng mô thức hóa hành vi của con người gắn liền với cic

Trang 25

tình huống cụ thể Còn quan hệ pháp luật là hình thức mà

ở đó nội dung quy phạm pháp luật được hiện thực hóa hay

nó là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật.

Trở thành một trong các điều kiện cơ bản để thiết lập,thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật

cần giải quyết được mấy vấn đề căn bản sau đây:

- Nêu rõ loại chủ thể có liên quan cùng với điều kiện

hoàn cảnh thực tế có thể xảy ra (phần giả định)

- Yêu cầu của Nhà nước và xã hội đối với chủ thể trong

hoàn cảnh đã được dự liệu trước Ỏ đây, mệnh lệnh thức nêu

lên đòi hỏi của Nhà nước cho phép hoặc bat buộc chủ thể

được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm đến đâu.

Nội dung phần này thể hiện tính quyền lực của Nhà nước,làm xuất phát điểm cho việc cụ thể hóa quyền và nghĩa vụtrong điều kiện đã nêu đối với chủ thể (phần quy định)

- Những biện pháp xử lý mà Nhà nước có thể áp dụngđối với chủ thể nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ chủ thể

hoặc bảo vệ quan hệ xã hội khối bị xâm hại thông qua

hoạt động áp dụng pháp luật (phần chế tai)

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy mặc dù quy phạm pháp

luật là tiền để cho việc hình thành, thay đối, chấm dứt cácquan hệ pháp luật cụ thể nhưng không phải cứ có quy

phạm pháp luật là có quan hệ pháp luật hoặc mọi quan hệ

pháp luật đều được phát sinh, thay đối và chấm dứt trên cơ

sở các quy phạm pháp luật Trên thực tế, có một số quy

phạm pháp luật có nội dung không trực tiếp đưa đến việc

thiết lập quan hệ pháp luật cụ thể (chẳng hạn, với loại quy

phạm định nghĩa, quy phạm diễn giải) Và, trong một số

Trang 26

trường hợp đặc biệt thì quan hệ pháp luật vẫn được phát

sinh trên cơ sở nguyên tắc pháp luật chung, thậm chí ngav

ca khi không có quy phạm pháp luật điều chỉnh như: ápdụng tập quán hoặc áp dụng quy định tương tự của pháp

luật (ví dụ: theo Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2008) Có thể

nói, áp dụng pháp luật tương tự ở Việt Nam cũng giông nhưtrường hợp áp dụng luật hợp lý - lẽ phải (reasons) trong hệ

thống pháp luật “Common Law” Thực chất đây là khả

năng dành cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng phápluật (như thẩm phán) một khả năng tự lựa chọn cách thức

giải quyết các sự vụ pháp lý khi không có các nguồn pháp

luật trực tiếp điều chỉnh Cũng có khi điều kiện hình thành

thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật không phải là

văn bản quy phạm pháp luật mà là một loại văn ban hành chính thông dụng” như công điện, công văn, tờ trình

(chẳng hạn như: công điện khẩn của Uỷ ban Phòng, chống

lụt bão Trung ương hoặc công văn của một Bộ gửi các đơn

vị cơ sở thuộc quyền tạm ngừng thực hiện một hành vi

1 “Common Law” hay còn được gọi bang các tên khác: “luật

chung”, “luật Anh - Mỹ” hay “thông luật” Đây là loại luật có nguồn gốc án lệ dùng để phân biệt với luật thành van (BT).

2 Trong khoa học pháp lý, quan niệm văn bản pháp luật gồm hai loại là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật Những loại văn bản có tên gọi như công điện, công văn khoa học luật hành chính gọi là văn bản hành chính thông dụng Ở nước

ta, loại văn ban này được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trạng trong quan lý nhà nước nhưng với quan niệm văn bản pháp luật như hiện hành thì ít nhiều đã làm bó hẹp nội hàm khái niệm p¬áp

luật và cấu trúc vật chất cửa pháp luật.

Trang 27

pháp lý nào đó) Ngay cả những văn bản của các tô chứcchính trị tố chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp cũng có thể tác động trực tiếp đến việc hình thành,thay đổi hoặc huỷ bo quan hệ pháp luật trên thực tế

HI QUAN HỆ PHÁP LUẬT CÓ NỘI DUNG LÀ QUYỀN

VÀ NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA CHỦ THÊ

Đây là đặc điểm cơ bản cho phép phân biệt rõ nét

quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác không do

pháp luật điều chỉnh Mỗi loại quan hệ pháp luật cụ thể có

cơ cấu chủ thể, nội dung khác nhau Trong đó, phạm trù

quyền, nghĩa vụ pháp lý chủ thể được pháp luật quy định

rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho chủ thể thực hiện trên

thực tế, tránh hiện tượng tùy tiện lạm dụng quyền hoặc bỏ

mặc nghĩa vụ Như vậy, so với các quan hệ xã hội khác,

các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật có được mộtphương thức xử sự cụ thể, rõ ràng hơn Chính vì vậy, pháp

luật được coi là thước đo, khuôn mẫu, chuẩn mực của

hành vi Nội dung quyền, nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ

pháp luật được xem xét đầy đủ trên các góc độ sau:

- Nội dung quyền, nghĩa vụ;

- Pham vi, giới hạn và mức độ cần thiết của quyền,

nghia vụ;

- Những tiêu chí, thước đo mang tính kỹ thuật - pháp

lý nhằm đánh giá, kiểm tra việc thực hiện quyền, nghĩa vụcủa chủ thể:

- Thời hạn, thời hiệu cần thiết cho việc thực hiện

quyền, nghĩa vụ chính và quyền, nghĩa vụ mới phát sinh;

Trang 28

- Phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ, khả năng

thừa nhận vô điều kiện quyền, nghĩa vụ (trong những

điều kiện nhất định, ví dụ trong các quan hệ sở hữu), khả

năng đối lưu quyền, nghĩa vụ (như trong quan hệ hợp

đồng mua bán);

- Các biện pháp khắc phục, xử lý khi có tranh chấp về

quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể;

- Su tương tác, phù hợp giữa các quan hệ pháp luật với

nhau, với quan hệ xã hội khác và với phong tục, tập quán,

truyền thống dân tộc

Quan hệ pháp luật giữ một vị trí đặc biệt trong đời

sống pháp lý và là hình thức đặc thù của quá trình thực

hiện quy phạm pháp luật Nó vừa bị quy định bởi chính hạ

tầng cơ sở, vừa chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp củacác yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng xã hội Nội

dung quan hệ pháp luật được xem xét trên hai phương điện là phương diện pháp lý và phương diện thực tế.

Phương diện pháp lý thực chất là hình thức pháp lý cần

và đủ theo quy định của pháp luật tương ứng với quan hệ

nội dung Phương diện pháp lý thể hiện trên hai cấp độ:

Cấp độ thứ nhất, được hình thành dựa trên các quy phạm pháp luật hiện hành.

Cấp độ thứ hơi, dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật

"khung" đó là các cam kết, thỏa thuận bổ sung hoặc những

yếu tố phát sinh mới cần thiết được ghi nhận và bảo dam

tính pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể

Ví dụ: Trong ly hôn, Tòa án xét thấy tình trạng cua

quan hệ vợ chồng rất trầm trọng, đời sống chung không

Trang 29

thê kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa

án quvết định cho ly hôn (theo Điều 89 Luật hôn nhân và

gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) Ngoài ra,

Tòa án còn phải xem xét đến những cam kết, thỏa thuận

của đương sự trong việc phân chia tài sản, nuôi dưỡng

con, các nghĩa vụ có liên quan Như vậy, phương diện

pháp ly của nội dung quan hệ đòi hỏi phải bao dam tính khách quan, chính xác, phù hợp với thực tiễn thì khả

năng hiện thực hóa mới cao Tuy nhiên, có nhiều nội

dung thực tế đã không thể dự liệu trước trong phần giả

định của quy phạm pháp luật, nhưng gắn liền với các

quan hệ pháp luật cụ thể thì nó được ghi nhận như là

một yếu tố của phương diện có tính pháp lý và đương

nhiên mang tính bắt buộc Sự chuyển hóa linh hoạt này

là tất yếu vì phương điện thực tế bao gid cũng phong phú

và đa dạng hơn rất nhiều so với quy định pháp luật và quá trình nhận thức của con người.

Phương diện thực tế của nội dung quan hệ pháp luật

được biểu hiện ở các hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụpháp lý của chủ thể Có thể nói, đó là phương diện "sống"

của pháp luật và quan hệ pháp luật thông qua các hành vì

thực hiện pháp luật một cách tích cực của chủ thể Đây là

thước do, đánh giá sự phù hợp giữa hai phương điện của

nội dung quan hệ pháp luật cụ thể Hiệu quả của việc thực

hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý trên thực tế còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố trong mối quan hệ đa chiều của pháp

luật với các hiện tượng tự nhiên, xã hội Không phải cứ

chuẩn bị đầy đủ về phương diện pháp lý thì ở phương diện

Trang 30

thực tế không gặp khó khăn Thực trạng pháp lý ở nước ta

cho thấy, mặc dù có rất nhiều quy phạm pháp luật ở các

cấp độ hiệu lực khác nhau quy định chi tiết về sở hữu,

quản lý và sử dụng đất đai nhưng hiệu quả của việc quản

lý nhà nước đối với lĩnh vực này lại rất thấp, tình trạng

lấn chiếm đất công và mua bán đất trái phép vẫn xảy ra

nghiêm trọng ở nhiều nơi trong cả nước

Phương diện thực tế của nội dung quan hệ pháp luật

là hành vi của các chủ thể trong thực hiện pháp luật, vì

vậy, nó phải là sự lựa chọn một cách tiết kiệm nhất về thời

gian, chi phí vật chất, công sức của chủ thể Nhà nước bao

giờ cũng mong muốn xây dựng một cơ chế kiểm soát và

đánh giá phương diện thực tế của chủ thể phù hợp với tính

chất các quan hệ pháp luật.

IV QUAN HỆ PHÁP LUẬT CÓ SỰ PHÙ HỢP,

TƯƠNG ỨNG GIỮA NỘI DUNG THỰC TẾ

VỚI HÌNH THỨC PHÁP LÝ

Khi thiết lập quan hệ pháp luật, người ta cần quantâm xem xét cả hai khía cạnh là nội dung thực tế sẽ diễn

ra như thế nào và lựa chọn hình thức pháp lý nào cho

tương ứng Mỗi loại quan hệ pháp luật có hình thức pháp

lý khác nhau Rõ ràng là, chúng ta không thể lấy hình

thức pháp lý của quan hệ pháp luật hình sự thay cho hình thức pháp lý quan hệ dân sự hay hôn nhân và gia đình.

Ngay cả trong cùng một loại quan hệ pháp luật cũng có sự

khác nhau về hình thức pháp lý cụ thể tương ứng với nội

Trang 31

dung thực tế diễn ra Chăng hạn, trong quan hệ dân sự có

những quan hệ được thể hiện bằng hình thức bất thành

van (tức bang lời nói) nhưng một số quan hệ trong lĩnh vực

xây dựng, mua bán chuyển nhượng nhà đất, dịch vụ vận

chuyển phải được thể hiện bằng hình thức văn bản Để

bao đảm tính pháp lý chặt chẽ cho các loại quan hệ dân sự

6 các lĩnh vực này đòi hỏi hình thức pháp lý còn phải theonhững loại hợp đồng mẫu Một số loại quan hệ pháp luật

còn có thêm những thủ tục pháp lý khác như đăng ký hoặc chứng thực của các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có

thẩm quyền thì tính pháp lý mới bảo đảm Nhìn chung, ởđây, vai trò của chủ thể không hoàn toàn quyết định cả về

mặt nội dung và hình thức pháp lý cần thiết cho quan hệ

pháp luật cụ thể đó Mặt khác, mặc dù được pháp luật quy

định chặt chẽ như vậy nhưng trên thực tế, không phải mọi

chủ thể đều tuân thủ thực hiện để đưa các quan hệ thực tế

của mình có sự tương thích giữa nội dung thực tế và hình

thức pháp lý Chẳng hạn, việc mua bán, chuyển nhượng

nhà và đất ở nước ta người dân vẫn tự thoả thuận với

nhau đại loại gọi là bằng giấy biên nhận hay “mua bán

trao tay” mà không thông qua công chứng, chứng thực với hợp đồng mẫu chặt chẽ và đầy đủ các nội dung Hoặc việc tặng cho tài sản lớn, có giá trị nhưng hầu như không mấy

chủ thể làm văn bản Điều này không chi ở nước ta mà cácnước khác cũng có chung thực trạng pháp lý này Tuy

nhiên, với những trường hợp này nếu có xung đột vềquyền và nghĩa vụ thì rất rắc rối trong khi xử lý vì tính

pháp lý không chặt chẽ.

Trang 32

V QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐƯỢC BẢO DAM

BẰNG CÁC BIỆN PHÁP NHÀ NƯỚC

Được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước là một

thuộc tính của pháp luật nói chung Pháp luật nếu mất đi thuộc tính này thì không khác gì các yếu tế điều chỉnh xã hội khác như đạo đức, tập quán và tín điều tôn giáo Việc

thực hiện quy phạm pháp luật dưới hình thức quan hệ

pháp luật cần được bảo dam bằng các biện pháp nhà nước

mới đem lại hiệu quả Tuy nhiên, các biện pháp bảo đảm

nhà nước cần tính đến sự phù hợp với các biện pháp bảodam xã hội khác do quan hệ pháp luật là một dang quan hệ

xã hội, hàm chứa các đặc tính của quan hệ xã hội trong sự

hình thành và phát triển Hơn nữa, điều chỉnh pháp luật là

một dạng của điều chỉnh xã hội, nó phải tương thích với cácphương diện điều chỉnh khác mới có hiệu quả cao Các biệnpháp bao dam của nhà nước đa dạng cả về hình thức, tinhchất và phương diện tác động Có những biện pháp mang

tính bắt buộc, cưỡng chế, có những biện pháp cho phép, tùy

nghi Do đó, việc sử dụng hình thức nào cho phù hợp với

đặc điểm, tính chất của mỗi loại quan hệ pháp luật là hết

sức quan trọng Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý

trong các quan hệ pháp luật cụ thể không phải bao giờ cũngcần sử dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế Trong đa

số các trường hợp thì cơ chế tự hòa giả, ý thức trách nhiệm

cao của chủ thể, trạng thái, môi trường pháp chế và trật tự

pháp luật đã cho phép thực hiện pháp luật có hiệu quả.Khác với các bảo đảm xã hội khác, bảo đảm nhà nước có

tính bắt buộc, chặt chẽ, được đặt trên cơ sở nội dung chế tài

Trang 33

pháp luật Bao đảm nhà nước đối với quan hệ pháp luật sẽ làm cho trật tự pháp luật được nâng cao, hệ thống quan hệ

pháp luật có thứ bac rõ ràng trong tồn tại, giá trị xã hội

đích thực của quan hệ pháp luật được phát huy có hiệu quả.

Bao dam bằng các biện pháp nhà nước đối với quan hệ

pháp luật là sự bảo đảm về pháp lý, vật chất, tổ chức, kỹ

thuật tư tưởng, v.v., nghĩa là, tạo lập một môi trường có tính nhà nước - xã hội cho sự hình thành và vận động đối với cả hệ thống quan hệ pháp luật và từng quan hệ pháp

luật cụ thể Trên thực tế, mỗi loại quan hệ pháp luật khác

nhau có sự khác nhau về phạm vi, cách thức và yêu cầu về

sự bảo đảm đó Tuy nhiên, do Nhà nước khó có thể kiểmsoát hết mọi quan hệ pháp luật cụ thể xảy ra trong thực tế

ở từng thời điểm nên sự bảo đảm có thể mang tính trực

tiếp hoặc gián tiếp cho mỗi loại quan hệ pháp luật.

Đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luậtthì phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (có thể là sự

tước đoạt hoặc hạn chế về mặt vật chất, tinh thần) mà

Nhà nước sẽ áp dụng đối với họ Tuy nhiên, việc sử dụng

các biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể, nhằm khối

phục trật tự pháp luật là cần thiết nhưng không được lạm

dụng và cần phải gắn với việc giáo dục, thuyết phục trước

khi áp dụng nó Bản chất bạo lực, trấn áp, bản chất của

cương chế là không tạo ra của cai vật chất cho xã hội, đó là

phương diện lý luận cần quan tâm.

` Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, quan hệ pháp luật làdạng quan hệ tư tưởng Đây là một đặc điểm của quan hệ

pháp luật được xem xét trên cơ sở tiếp cận có sự tách biệt giữa nội dung thực tế với hình thức pháp lý Không ít nhà

Trang 34

khoa học cho rằng, việc khẳng định quan hệ pháp luật là

dạng quan hệ tư tưởng không phải là cách nhìn nhận

quan hệ pháp luật từ thực tế Cần nhận thấy từ đời sống

pháp lý là rất nhiều nội dung thực tế của quan hệ pháp

luật được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất

nhưng không liên quan đến lĩnh vực tư tưởng

VI QUAN HỆ PHÁP LUẬT ©

CÓ TÍNH DIEN HÌNH - PHO BIEN

Khi nói tới quan hệ pháp luật, chúng ta quan tâm tới

chủ thể của nó Thực tế dấu ấn của chủ thể là rất lớn đối

với sự hình thành, tôn tại các quan hệ pháp luật cụ thể, đó

là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, với tính cách là

một hiện tượng pháp lý thì bản thân quan hệ pháp luật

cũng thể hiện tính điển hình phổ biến của chính nó trong

quá trình hình thành, tổn tai và phát huy giá tri

Quan hệ pháp luật thể hiện tính điển hình bởi lẽ nóchính là yếu tố hình mẫu để các chủ thể nhận thức thiết

lập, thực hiện Với tư cách là phương thức để thực hiện

quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật trở thành đối

tượng nhận thức của các chủ thể trong việc bảo vệ sự antoàn cho lĩnh vực thực tế mà chủ thể đang tên tại Chang

hạn, đa số người dân mong muốn quan hệ pháp luật về sd

hữu nhà và quyền sử dụng đất của họ được thừa nhận nên

họ mong muốn các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

nhanh chóng tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất (thường gọi là số đỏ)

Trang 35

Quan hệ pháp luật mang tính phô biến bởi lẽ nó được

maiều chủ thé trong xã hội tham gia, sử dụng Nó có khả

năng lan rộng trong xã hội chứ không bị bó hẹp hoặc hạn

chế theo đơn vị địa bàn hành chính hay khu vực lãnh thổ

nào đó So với một số quan hệ xã hội khác như quan hệ

đạo đức, quan hệ tôn giáo, quan hệ chính trị thì tính phổbiến của quan hệ pháp luật cao hơn bởi nó có sự khác biệt

căn bản về cơ cấu chủ thể, nội dung và mục đích đặt ra

Chẳng hạn, về mặt chủ thể quan hệ tôn giáo hoặc quan hệ

chính tri hẹp hơn so với quan hệ pháp luật bởi không phải

ai cũng tham gia tôn giáo đó hoặc tổ chức chính trị đó để

thiết lập quan hệ trong các lĩnh vực này Rõ ràng, một cá

nhân có thể và có quyền không tham gia một tôn giáo hoặcmột tổ chức chính trị nào nhưng họ không thể không tham

gia vào các hoạt động pháp lý Về mặt lôgích, khả năng

điển hình và phổ biến của quan hệ pháp luật có liên quan

chặt chẽ và thống nhất hữu cơ với nhau Nhờ có điển hình

mà quan hệ mới phổ biến và ngược lại Ngày nay, trong xu

thế toàn cầu hoá, đa dạng hoá thì quan hệ pháp luật có

thêm sự tương đồng về nhiều mặt để phổ biến, phát triển

ở các quốc gia Trên nhiều lĩnh vực, quan hệ pháp luật

được tiếp nhận một cách tích cực bởi những giá trị mà nó

mang lại ở các quốc gia, vùng lãnh thổ Ví dụ, trong lĩnh

vực kinh tế - thương mai, các quốc gia là thành viên của

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nội luật hoá các

khung pháp luật của tổ chức này và đó là cơ sở, điều kiện

để hệ thông quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kinh tế

-thương mại phát triển và có tính tương đồng về các địnhchuẩn cũng như cơ chế bảo vệ

Trang 36

VII QUAN HỆ PHÁP LUAT ©

CÓ TINH ON ĐỊNH TƯƠNG ĐÔI

Quan hệ pháp luật là một hiện tượng xã hội của đời

sống con người Như bao hiện tượng xã hội khác, quan hệ pháp luật chịu sự quy định, tác động đa chiều của nhiều

yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng

như bản thân chủ thể Xét về mặt triết học, quan hệ pháp

luật là yếu tố lịch sử bởi nó chỉ ra đời, tồn tại trong đời

sông xã hội có giai cấp Về mặt thực tiễn, quan hệ pháp luật không phải là hiện tượng “nhất thành bất biến” nghĩa

là, nó có thể thay đổi cả về nội dung, hình thức cho phùhợp với điều kiện thực tế để phát huy giá trị Sự thay đổi

đó có thể do chủ thể thiết lập hoặc tham gia quan hệ đóđem lại Đối với chủ thể quan hệ pháp luật được thiết lập,

tham gia nó phan ánh một nhu cầu nào đó cần phai có nên

khi nhu cầu đó không đặt ra hoặc có thay đổi thì họ chấm

dứt hoặc thay đổi Trong một số lĩnh vực gắn với quyền lựcnhà nước, quan hệ pháp luật có thể bị thay đổi dạng thức,

tính chất xuất phát từ yêu cầu, mục đích đặt ra của nhà

nước cho phù hợp Chẳng hạn, các quan hệ pháp luật về

kinh tế, hành chính của thời kỳ thực thi cơ chế kế hoạch

hóa tập trung trước đây đã bị xoá bỏ ngay khi chuyển đổisang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa Một số quan hệ pháp luật gắn liền với quyền lực

công có tính ổn định rất cao như quan hệ giữa các quốc gia

về việc xác định đường biên giới lãnh thổ

Trang 37

Chương III

CẤU THÀNH CUA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Xem xét cấu thành một quan hệ pháp luật là xem

xét các bộ phận hợp thành quan hệ pháp luật đó Để

phân tích một cách chính xác nhất cấu trúc của quan

hệ pháp luật cần xác định khái niệm cấu trúc như là

phương thức liên hệ của các yếu tố mang tính hệ thống

trong phạm vi của cái toàn bộ Theo quan điểm đó có

thể coi bản thân quan hệ pháp luật như là một cơ cấu

hoàn chỉnh, bởi vì, quan hệ pháp luật gắn liền với các

chủ thể của quan hệ pháp luật đó Thông qua chủ thể,

các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật tương tác,

hữu cơ với nhau.

Việc nghiên cứu cấu thành của quan hệ pháp luật với

Trang 38

- Hành vi thực tế của chủ thể và mối tương quan với

quyền và nghĩa vụ pháp lý của quan hệ pháp luật

Nếu xem xét quan hệ pháp luật ở phương diện là một

hình thức đặc thù để thực hiện quy phạm pháp luật thì

quan hệ pháp luật có thuộc tính pháp lý được hình thành

từ những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

Nếu xem xét quan hệ pháp luật dưới góc độ là sự thống nhất giữa nội dung vật chất và hình thức pháp lý thì ngoài quyền, nghĩa vụ, quan hệ pháp luật còn có hai

yếu tố nữa là chủ thể và khách thể Trong khoa học pháp

lý nước ta, quan điểm được thừa nhận và sử dụng rộng rãi

là quan hệ pháp luật gồm ba yếu tố hợp thành: chủ thể,

khách thể và nội dung quan hệ pháp luật (quyền, nghĩa vụpháp lý)

I CHỦ THE QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Quan hệ pháp luật là hiện tượng đánh dấu vai trò

quan trọng đặc biệt của chủ thể Trên thực tế, quan hệ

pháp luật không phát sinh, tổn tại được nếu thiếu đi yếu

tố chủ thể Do đó, việc xem xét một cách toàn diện các vấn

dé như khái niệm, đặc điểm, điều kiện trở thành chủ thể

quan hệ pháp luật luôn là trọng tâm của khoa học lý luận

khi nghiên cứu về quan hệ pháp luật.

1 Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật

Trong khoa học pháp lý nước ta, song song với khai

niệm chủ thể quan hệ pháp luật còn tổn tại hai khái niệm

Trang 39

pháp lý có liên quan như chủ thể pháp luật, chủ thể hành

vị pháp luật Mặc dù chưa có sự thống nhất tuyệt đối về mat nhận thức nhưng các nhà khoa học cũng đã nêu lên

được nội hàm cơ bản của các khái niệm này, giúp cho

chúng ta phần nào nhận diện phân biệt được ca về góc độ

lý luận và thực tiễn:

- Chủ thể phap luật: Đây là khái niệm ít được sử dụng

nhưng đã xuất hiện trong sách báo pháp lý Theo Tw điển

Bách khoa Việt Nam, chủ thể pháp luật “ là những cánhân hoặc tổ chức mò theo quy định của pháp luật có kha

năng có được các quyền va nghĩa vu phap lý, trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thực hiện các quyền va nghĩa vu

đó”' Cũng đã có ý kiến cho rằng không nên đưa ra khái

niệm chủ thể quan hệ pháp luật vì nó không có tính định

lượng về mặt nội dung Hơn nữa, thực tế của đời sống

pháp lý cho thấy, không có một cá nhân, tổ chức nào nằm

ngoài tác động của pháp luật, do đó họ mặc nhiên là chủ

thể của pháp luật Mọi cá nhân, tổ chức cũng không thể tự

loại bỏ sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của pháp luật,

nghĩa là tự loại bỏ tư cách chủ thể pháp luật của mình

Đối với loại chủ thể này trong năng lực chủ thể chỉ cần

xem xét đến nội dung năng lực pháp luật là đủ Năng lực

hành vị trong trường hợp này không phai là yếu tổ quyết

định đến tư cách chủ thể Chừng nào xã hội còn pháp luật

và quản lý xã hội bằng pháp luật thì còn chủ thể pháp

1 Tw điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Tit điển Bách khoa,

2005 tr 519.

Trang 40

luật Như vậy, chủ thể pháp luật là tất cả các cá nhân, tổ

chức mà trong sự tôn tại của nó gắn liền với sự điều chỉnh

của một hoặc nhiều hệ thông pháp luật nhất định

- Chủ thể hành vi pháp luật: Hành vì cũng như hành

vi pháp luật là gì? chúng ta sẽ đi sâu xem xét ở phần sau

Trước hết, có thể hiểu hành vi pháp luật đó là những hành

vi do pháp luậ£ quy định, tổn tại dưới sự đánh giá củapháp luật Hành vi pháp luật tồn tại dưới các dạng thức là

hành động hoặc không hành động và với tính chất là hợp

pháp, bất hợp pháp hoặc là vi phạm pháp luật Nhìn

chung, khi được coi là chủ thể hành vi pháp luật thì đương nhiên chủ thể đó đã là chủ thể pháp luật và chủ thể quan

hệ pháp luật Ngược lại, có thể là chủ thể pháp luật và chủ

thể quan hệ pháp luật nhưng chủ thể đó không có được

hành vi pháp luật nào Đây là trưởng hợp cá biệt, ít gặp

trên thực tế, nguyên nhân do chủ thể đó bị mất năng lực hành vi pháp lý Chẳng hạn, một người sinh ra bị bệnh bại

liệt não hoàn toàn không có nhận thức nhưng vẫn có thể

mặc nhiên là chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế,

nhưng việc xác lập thực hiện giao dịch tài sản đó phải dongười đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện Tuy

vậy, ở con người này hoàn toàn không có một hành vi pháp

luật nào trong việc tiếp nhận, khai thác, sử dụng và định

đoạt tài sản của mình Vì vậy, có thể nói nội hàm khái

niệm chủ thể hành vi pháp luật hẹp hơn rất nhiều so với

khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật và chủ thể pháp luật

Chủ thể hành vi pháp luật là những cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực chủ thể, có thể độc lập trong việc xác lập,

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN