1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

14 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Kinh tế Sự kiện-Nhận định Xã hội học, số 3 (155),2021 57 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET ĐẾN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY1 NGUYỄN THỊ THÁI LAN LÊ THỊ KIM DUNG Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khái quát bức tranh tổng thể về ảnh hưởng của Internet đến gia đình Việt Nam hiện nay thông qua phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Các nhận định, đánh giá được đưa ra trên cơ sở so sánh và đối chiếu các dữ liệu định tính và định lượng của các nghiên cứu trước đây. Kết quả cho thấy Internet mang đến cho gia đình những giá trị tích cực về mặt giải trí, giao tiếp và đa dạng hóa các kênh trong mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên gia đình. Tuy nhiên, kèm theo đó là các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất khi cá nhân lạm dụng Internet, giao tiếp trực tiếp giảm và sự lỏng lẻo, xa rời trong mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Trước thực tế này, việc xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp nhằm tăng cường an sinh và hạnh phúc gia đình, hạn chế tác động tiêu cực và bảo vệ trẻ em khỏi những tác động của việc sử dụng Internet có ý nghĩa thiết thực, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh khi nhu cầu sử dụng Internet tăng cao. Từ khóa: Internet, giao tiếp trong gia đình, quan hệ gia đình, sức khỏe, bảo vệ trẻ em. Nhận bài: 1372021 Gửi phản biện: 682021 Duyệt đăng: 2192021 1. Đặt vấn đề Internet có vai trò và sự ảnh hưởng lớn trong cuộc sống con người. Internet giúp con người mở mang tri thức, phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm, gắn kết quan hệ xuyên không gian và thời gian. Sống trong thế giới của Internet, con người không thể không lựa chọn Internet, nếu không muốn mình bị coi là lạc hậu (Nguyễn Văn Khang, 2015). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới (Egger và Rauterbeg, 1996; Brenner, 1997; Widyanto và McMurran, 2004; Roby và White, 2010) cho thấy những lợi ích quan trọng 1Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 504.05-2020.301 “Ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ở khu vực đô thị Việt Nam”. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại học Khoa học, Đại học Huế. Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 58 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Internet mang lại cho cá nhân người sử dụng, gia đình và toàn xã hội luôn song hành cùng với những ảnh hưởng tiêu cực. Nghiên cứu trên thế giới dự báo rằng không có lĩnh vực nào bị ảnh hưởng bởi Internet nhiều hơn cách con người giao tiếp với người khác (Williams và Rice, 1983) và xu hướng giảm thời gian giao tiếp trong gia đình, gia tăng sự cô lập xã hội đã được chứng minh (Subrahmanyam và cộng sự, 2000). Cùng với cá nhân, gia đình đang trở thành đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ Internet. Vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet đến gia đình là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet đến gia đình cho thấy gia đình đón nhận ảnh hưởng đa chiều từ Internet. Những ảnh hưởng này không ngoại trừ đối tượng sử dụng là người lớn hay trẻ em được thể hiện trong công trình của các tác giả Hughes và Hans (2001), Rompaey và cộng sự (2002), Belch và cộng sự (2005), Marziali và Donahue (2006), Lee và Chae (2007), Johnson (2010), Moawad và Ehrahem (2016). Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ thập kỷ 90 Internet đã nhanh chóng trở thành một công nghệ phổ biến trong gia đình, Internet có thể được sử dụng cho các mục đích rất khác nhau, sự phát triển và tác động xã hội của Internet rất khó dự đoán. Ở Việt Nam, trước sự gia tăng vượt trội về tỷ lệ sử dụng Internet trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu các khía cạnh ảnh hưởng của Internet đến người sử dụng và gia đình (Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013; Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017; Phạm Thị Thùy Linh, 2017; Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự, 2017; Nguyễn Thị Thái Lan và Chu Thị Thanh Thư, 2017; Đặng Văn Luận, 2018; Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền, 2019). Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa hành vi sử dụng Internet với các vấn đề sức khỏe của cả trẻ em và người lớn, các hoạt động giao tiếp trong gia đình và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện theo các tiếp cận đơn lẻ của một số chuyên ngành khoa học đặc thù như Tâm thần học, Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục học và Công tác xã hội… Vì vậy, việc đánh giá tổng thể ảnh hưởng của Internet đến gia đình dựa trên cơ sở tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu liên quan nhằm phản ánh bức tranh toàn diện về vấn đề này là cần thiết và có ý nghĩa. Những kết quả này sẽ là thông tin đầu vào cho việc xây dựng hệ thống trợ giúp và bảo vệ gia đình, đặc biệt là trẻ em khỏi những tác động tiêu cực từ Internet. 2. Người sử dụng Internet ở Việt Nam Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng Internet cao và có tốc độ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Mặc dù năm 1997 mới chính thức hòa mạng Internet nhưng chỉ sau 20 năm, Việt Nam đã gây ấn tượng với 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67 dân số (UNICEF, 2017). Đến năm 2019, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 68,7, trong khi mức trung bình của thế giới là 51,5. Tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam thấp hơn các nước phát triển (86,7), cao hơn các nước đang phát triển (44,4) và các nước Châu Á-Thái Bình Dương (44,5) (Lan Phương, 2020). Có thể thấy, Internet được người ở nhiều độ tuổi khác nhau đón nhận trong đó có trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên. Trên thế giới, cứ 3 người sử dụng Internet có 1 người Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 59 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn là trẻ em (UNICEF, 2017) trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này cao hơn. Báo cáo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1) thực hiện năm 2003 cho thấy khi đó mới chỉ có 50 thanh thiếu niên thành thị và 13 thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet. Phần lớn thanh thiếu niên có sử dụng Internet trong nghiên cứu này (69) cho biết họ sử dụng Internet để trò chuyện, 65 dùng Internet để tìm kiếm thông tin, và 61 cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến (Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO, và UNICEF, 2005). Chỉ 5 năm sau, vào năm 2008 Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2) đã ghi nhận có đến 61 vị thành niên và thanh niên sử dụng Internet, và họ sử dụng với thời lượng nhiều gấp 3 lần vị thành niên và thanh niên ở SAVY 1 (11,7 giờtháng ở SAVY 1 so với 34,2 giờtháng ở SAVY 2) (Tổng cục Dân số-KHHGĐ - Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, và ADB, 2010). Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Giáo dục và Đời sống Xã hội (2014) cũng cho kết quả có đến 19 trẻ dưới 3 tuổi và 59 trẻ 3-5 tuổi được sử dụng thiết bị số trong thời gian trung bình 30-60 phút mỗi ngày, nhiều phụ huynh xem đây là một phương pháp giữ trẻ (Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự, 2017). Năm 2016, cuộc thăm dò ý kiến do UNICEF thực hiện cũng chỉ ra 72 thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15-24 sử dụng Internet (UNICEF, 2017). 94 người dùng Việt Nam truy cập Internet mỗi ngày, trung bình mỗi người dành khoảng 6 giờ 42 phút cho Internet một ngày (Lan Phương, 2020). Mặc dù tỷ lệ sử dụng Internet cao nhưng một số nghiên cứu cũng cho thấy người dùng Việt Nam vẫn có thể kiểm soát được hành vi sử dụng Internet của mình. Tiêu biểu có nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương (2013) đánh giá người sử dụng Internet vẫn có thể kiểm soát được hành động của mình và chưa phải chịu những tác động tiêu cực của Internet. Trong phạm vi gia đình, Internet được sử dụng với nhiều ứng dụng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các hoạt động giải trí, liên lạc và kết nối, chơi trò chơi điện tử. Kraut và cộng sự (1999) từng nhận định “Internet có thể trở thành trung tâm giải trí của gia đình trong tương lai”, nhưng chúng ta cũng tự hỏi Internet giúp con người thư giãn, giải tỏa stress hay lại là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Giải trí là nhu cầu tất yếu của con người, tùy theo điều kiện kinh tế và xã hội mà các hình thức giải trí cũng khác nhau. Trước khi có sự xuất hiện của công nghệ, các hình thức giải trí trong gia đình thể hiện đặc trưng văn hóa dân gian của cộng đồng, từ đó hình thành văn hóa gia đình và cộng đồng. Văn hóa gia đình là thành lũy đầu tiên và cũng là cuối cùng lưu giữ và phát triển văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc (Nghiêm Thu Nga, 2014). Khi ti vi xuất hiện, hoạt động giải trí của gia đình vẫn đồng thời là hoạt động giải trí cá nhân khi mọi người cùng quây quần bên nhau, cùng xem, trao đổi và trò chuyện. Ngày nay, với sự hỗ trợ của Internet, các nội dung giải trí của cá nhân rất đa dạng, phong phú và tiện lợi. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại tách mỗi thành viên gia đình trong thế giới riêng của mình với máy tính, điện thoại di động hoặc máy chơi điện tử. 3. Ảnh hưởng của Internet đến gia đình ở Việt Nam Các nghiên cứu cho thấy Internet ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống gia đình, tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi tập trung vào ba khía cạnh ảnh hưởng cơ bản Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 60 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn gồm sức khỏe của các thành viên và nguy cơ đối với trẻ em, giao tiếp và các mối quan hệ trong gia đình. 3.1. Internet và sức khỏe của thành viên trong gia đình và nguy cơ đối với trẻ em Việc sử dụng Internet cho thấy sự phổ biến và công dụng của mạng này đến các cá nhân và gia đình. Tuy nhiên ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ không phù hợp có liên quan đến sức khoẻ của nhiều thành viên trong gia đình. Trước hết, ảnh hưởng của Internet đến hệ thống não bộ mang tính lâu dài. Sự phổ biến của Internet có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến bộ não con người. Vì vậy, việc phụ thuộc quá nhiều và tương tác thường xuyên với các thiết bị điện tử có thể thay đổi bộ não (Phạm Thị Thùy Linh, 2017). Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra sự thay đổi bộ não của con người dưới ảnh hưởng của Internet có thể bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trò chơi điện tử có thể tăng hứng thú cho người học và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhớ các thông tin (Shohamy và Adcock, 2010; Callan và Schweighofer, 2008), việc tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet khiến não bộ được kích hoạt nhiều hơn (Carr, 2010; Bilton, 2010). Tuy nhiên, trong khi Bilton (2010) cho rằng khi não bộ được kích hoạt nhiều hơn mang tính tích cực, thì Carr (2010) phản bác cho là quan niệm việc kích hoạt các dây thần kinh đồng nghĩa với tốt hơn là một sai lầm. Khái niệm “nghiện Internet” xuất hiện phản ánh tình trạng lệ thuộc đó bởi vì nó có các triệu chứng tương tự như các trạng thái nghiện khác như nghiện ma túy, cà phê hay nghiện mua sắm. Kandell (1998) định nghĩa nghiện Internet là sự phụ thuộc tâm lý vào Internet, bất kể loại hoạt động nào đã được đăng nhập. Chou và cộng sự (1999) đưa ra nhận định các mô hình sử dụng Internet không đúng cách thực sự cấu thành nghiện hành vi và Griffiths (1998) lưu ý bằng chứng nghiên cứu trường hợp hạn chế cho thấy đối với một số cá nhân, sử dụng Internet quá mức là một chứng nghiện thực sự và là mối lo ngại về gen. Những ảnh hưởng tiêu cực từ Internet đến sức khỏe tâm thần của người dùng được kể đến bao gồm tăng cảm giác cô đơn, tăng cường hành vi bạo lực, mất sự tập trung dẫn đến giảm hiệu quả trong công việc và học tập. Những ảnh hưởng này là phổ biến đối với mọi đối tượng sử dụng Internet, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ở mỗi cá nhân cụ thể khác nhau tùy thuộc vào các nội dung, mục đích sử dụng và khả năng chọn lọc, kiểm soát của người dùng. Nhưng xét trong tổng thể, thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất vì não bộ của lứa tuổi này đang hình thành và dễ bị tác động bởi các trải nghiệm. Việc sử dụng Internet sớm và quá nhiều gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và quá trình hình thành nhân cách của trẻ (Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2013; Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013; Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017) và cuộc sống xoay quanh công nghệ có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển và giáo dục của các em (Phạm Thị Thùy Linh, 2017). Trẻ sẽ bị đánh giá là “lạm dụng Internet quá mức” khi có các hành vi truy cập liên tục, khó kiềm chế, không thể kiểm soát được. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng tâm thần nguy hại đến trẻ khi trưởng thành (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017). Có mối tương quan thuận giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở học sinh (Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013). Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 61 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Việc lạm dụng Internet của giới trẻ làm xuất hiện định nghĩa “thế hệ kỹ thuật số” là thế hệ không biết gì khác ngoài văn hoá Internet, máy tính xách tay và điện thoại di động (Greenfield, 2014). Đây là vấn đề chung ở nhiều quốc gia khác, không riêng ở Việt Nam. Việc trẻ quá tập trung vào công nghệ và hạn chế tương tác trực tiếp với người khác để lại nhiều nguy hại. Giao tiếp được xem là chìa khóa để trẻ tham gia vào quá trình xã hội hóa, khi trẻ tập trung vào việc truy cập Internet và ít tiếp xúc, giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh tự kỷ và các vấn đề tâm lý khác. Bên cạnh những ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất của người sử dụng nói chung, trẻ em nói riêng bị ảnh hưởng. Các hoạt động vui chơi, giải trí mang tính rèn luyện thể chất bị hạn chế nhiều vì chủ thể dành thời gian sử dụng Internet. Ở độ tuổi nhỏ, trẻ phát triển tư duy và năng lực bản thân thông qua hoạt động quan sát và khám phá thực tế từ thế giới trực quan sinh động bên ngoài. Các hoạt động như nhìn, nghe, chạm, ngửi và cả nếm giúp trẻ học hỏi được nhiều điều thông qua sự kết hợp của tất cả các giác quan. Tuy nhiên, khi trẻ khám phá thế giới qua Internet chỉ có hai hành động được thiết lập là nghe và nhìn, điều này hạn chế trẻ học những điều cơ bản như cách sử dụng cơ thể, khả năng tư duy, các giác quan, cách hòa nhập vào thế giới xung quanh, với con người và thiên nhiên. Đặc biệt là xu hướng thức khuya xem điện thoại và thức dậy trễ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần và thể chất của người dùng, nhất là trẻ em. Việc ngủ muộn và ngủ ít khiến cơ thể rất mệt mỏi, đau đầu, mỏi mắt, làm giảm sự tập trung trong học tập và làm việc. Ngoài ra, sự tập trung thời gian dài trên thiết bị di động gây nguy hại đến đôi mắt của trẻ. Những ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ em còn được các nghiên cứu chỉ ra khi phân tích Internet được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bắt nạt trực tuyến và bạo lực đối với trẻ em. Báo cáo của UNICEF năm 2019 cho thấy tình trạng bắt nạt trực tuyến phổ biến ở nhiều quốc gia, khi mà có tới 13 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó 15 cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực. Độ tuổi, giới tính và mức độ sử dụng trò chơi trực tuyến có mối liên hệ với tỷ lệ của hành vi bạo lực của học sinh. Học sinh ở lớp càng cao có hành vi bạo lực càng thấp, học sinh thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến bạo lực cũng có hành vi bạo lực với mức độ cao hơn so với học sinh không thường xuyên chơi, học sinh nam bạo lực hơn học sinh nữ (Nguyễn Thị Phương Thảo và Cao Hà Thi, 2012). Nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự (2020) chỉ ra 7,1 người tham gia là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, 4,7 là người khởi xướng bắt nạt trên mạng và 11,3 vừa là người khởi xướng bắt nạt trên mạng vừa là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, do đó, khoảng một phần tư mẫu có liên quan đến các hành vi trực tuyến không thích hợp. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt trực tuyến và bắt nạt truyền thống khi có tới 51,6 học sinh bị bắt nạt trực tuyến, bị bắt nạt truyền thống hoặc bị bắt nạt ở cả hai hình thức này; những học sinh bị bắt nạt trực tuyến càng nhiều cũng có xu hướng bị bắt nạt truyền thống càng nhiều và ngược lại (Trần Văn Công và cộng sự, 2019). Mặc dù thanh niên 18 tuổi ở Việt Nam đề cao sự an toàn trực tuyến và nhận thức được những rủi ro của Internet khi 74 tin rằng những người trẻ tuổi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trực tuyến (UNICEF, 2017), tuy nhiên các biện pháp để giúp trẻ bảo vệ chính mình trên môi trường Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 62 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn mạng dường như chưa thực sự phát huy hiệu quả. Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra 21 thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng (UNICEF, 2019). Lý giải cho sự gia tăng hành vi bạo lực và bắt nạt trực tuyến của trẻ em thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó, một nguyên nhân quan trọng là ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi sử dụng Internet của trẻ. Việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin với tốc độ cao, việc tham gia trò chơi điện tử và tương tác trên mạng xã hội đều là những hoạt động khiến cho chủ thể đưa ra quyết định và thực hiện hành vi nhanh, đó cũng đồng thời là những yếu tố kích thích sự bốc đồng ở thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận khi sử dụng Internet, cá nhân bước vào một thế giới cổ vũ cho việc đọc vội vã, suy nghĩ gấp gáp, không tập trung và việc học hời hợt (Carr, 2010). Sự mất cân bằng của não bộ do các kích thích từ Internet làm cho nhóm thanh thiếu niên khó có thể có suy nghĩ thấu đáo và quyết định đúng đắn. Đây được xem là một trong những căn nguyên tạo nên các hành vi mang tính bộc phát, thiếu chín chắn nhưng hệ quả thì rất nguy hại. Hơn thế nữa, nhóm trẻ em, trẻ vị thành niên đang trải qua giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, cái tôi và hình ảnh bản thân của các em bị ảnh hưởng và chi phối nhiều từ sự giáo dục của cha mẹ, thầy cô nhưng cũng bị ảnh hưởng lớn bởi các thần tượng, các nhân vật được các em chọn làm mẫu hình từ Internet. Đây là đặc trưng khác biệt rất lớn về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ hiện nay và trước đây. Trong xã hội truyền thống, “cái tôi” của trẻ tan biến vào các mối quan hệ huyết thống và quan hệ xã hội nên bị che khuất và lu mờ đi, ít khi chúng bộc lộ bản sắc của chính mình (Trương Thị Thu Thủy và Trần Thị Thanh Loan, 2012). Ngày nay, trẻ đã có xu hướng tự chủ, tự lập, tự tin, dám tự thể hiện mình, tự khẳng định mình trong tư duy và trong hành động, đó là dấu hiệu của một chủ thể có ý thức cao hơn về “cái tôi” bản thân mình so với truyền thống” (Đỗ Long, 2001). Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách nên trẻ có suy nghĩ và nhận thức còn thiếu thấu đáo, đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Ngoài các vấn đề nêu trên, sử dụng Internet không có sự kiểm soát còn tiềm ẩn các rủi ro liên quan đến các vấn đề như mất cắp thông tin cá nhân, sự an toàn của thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc cập nhật các thông tin cá nhân cũng như lịch trình sinh hoạt hằng ngày của thành viên trong gia đình trên mạng xã hội đã được cảnh báo rất nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân người dùng và trẻ nhỏ. Một nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ thông tin chỉ ra “70 các thiết bị IoT (Internet của vạn vật) thường được sử dụng đều có lỗ hổng” hay nói cách khác là chúng có thể bị kiểm soát và bị hack, 80 các thiết bị này đều rò rỉ thông tin cá nhân như tên người dùng, địa chỉ email, địa chỉ nhà, ngày sinh, hoặc thông tin thẻ tín dụng (Dương Quốc Hoàng Tú, 2016). UNICEF (2017) cũng cảnh báo Internet cũng làm tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước những rủi ro và nguy hại. Báo cáo cũng ghi nhận sự hiện diện khắp nơi của các thiết bị di động khiến việc truy cập trực tuyến của trẻ em ít được giám sát hơn, do đó tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Mặc dù điều này đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều cha mẹ và cả trẻ em vẫn thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin của gia đình Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 63 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn trên mạng xã hội. Rất nhiều ứng dụng có thể lưu trữ vị trí di chuyển, cũng như rất nhiều ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo để biết các hoạt động như tìm kiếm, check-in, mua sắm, thậm chí là nghe lén người dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc bảo mật thông tin người dùng. 3.2. Giao tiếp trong gia đình Nhờ có Internet, hoạt động giao tiếp của cá nhân được hỗ trợ toàn diện với các tính năng gọi, nghe, nhắn tin, chia sẻ hình ảnh. Đối với gia đình, giao tiếp giữa các thành viên một mặt được thúc đẩy để tăng cường hiệu quả nhưng mặt khác, Internet đang tạo ra những yếu tố cản trở cho hành vi giao tiếp giữa các thành viên. Internet hỗ trợ cá nhân kết nối và trò chuyện dễ dàng với những thành viên khác trong gia đình và những người mà thậm chí họ không quen biết. Khả năng giao tiếp được mở rộng với ưu thế không giới hạn về không gian và thời gian giúp cha mẹ có thể nói chuyện và kiểm soát hoạt động của con cái mọi lúc mọi nơi. Internet cũng cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho các cuộc trò chuyện trong gia đình. Từ các tiện ích của Internet, các cá nhân có thể bổ sung cho các tương tác mặt đối mặt với gia đình và bạn bè của họ bằng các tương tác qua máy tính (Pénard và cộng sự, 2013), điện thoại di động, hoặc đồng hồ thông minh. Mạng xã hội trở thành cầu nối quan trọng của cá nhân trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với gia đình và các quan hệ ngoài xã hội. Facebook là mạng xã hội phổ biến toàn cầu với 1,71 tỷ người dùng thường xuyên (Statista, 2016) và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Năm 2020, Việt Nam có 61 triệu người dùng Facebook, kế sau đó là 60 triệu người dùng Zalo. Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam, xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu người dùng), Gapo (6 triệu người dùng) và Lotus (2,5 triệu người dùng) (Trọng Đạt, 2020). Trung bình một người trên thế giới dành 20 phút trên facebook mỗi ngày, chiếm 20 tổng thời gian online (Statista, 2016). Ở Việt Nam trung bình mỗi người dành 2 giờ 33 phút truy cập các tài khoản mạng xã hội (Lan Phương, 2020). Mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng được ưa chuộng vì giúp người dùng gia tăng sự tự tin (Toma, 2013), họ có cơ hội chủ động trong việc xây dựng hình ảnh, có thời gian suy nghĩ để bộc lộ bản thân, có thể dùng nick ảo để giao tiếp với người khác. Mạng xã hội có thể hỗ trợ các mối quan hệ xã hội, xác định cái tôi, cảm giác tự tin và cảm thấy là một phần của cộng đồng (Collin và cộng sự, 2011). Sự ẩn danh mang lại cảm giác an toàn cho người dùng khi trò chuyện với người lạ, điều đó giúp cá nhân dễ dàng chia sẻ câu chuyện của mình. Nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy nhiều gia đình đã lựa chọn cách giao tiếp khác nhau thông qua mạng xã hội và các công nghệ khác trong một khoảng thời gian dài (Blinn- Pike, 2009). Điện thoại thông minh sử dụng để liên lạc nhiều hơn trong các gia đình (Wang và cộng sự, 2015) và các cuộc gọi video để chia sẻ thông tin đã được quan sát thấy có biểu hiện hạnh phúc hơn (Shen và cộng sự, 2017). Mạng xã hội hỗ trợ hoạt động giao lưu kết bạn nếu sử dụng đúng mục đích, ở đó cha mẹ và con cái có thể trở thành bạn bè của nhau, có nhiều cơ hội để tương tác và chia sẻ với nhau. Xét về mặt tích cực, mạng xã hội giúp ích rất nhiều cho mọi người trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua các mạng xã hội, thành viên gia đình trò chuyện, thậm chí có thể Nguyễn Thị Thái Lan, Lê Thị Kim Dung 64 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn thiết lập và thực hiện các cuộc gọi, thảo luận theo nhóm nhiều thành viên của gia đình. Chức năng gọi video giúp mỗi cá nhân có cảm giác rút ngắn khoảng cách với các thành viên khác trong gia đình ngay cả khi họ đang ở rất xa, tin nhắn có thể lưu giữ nội dung cuộc trò chuyện. Những lợi ích này...

Trang 1

ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET ĐẾN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY1 NGUYỄN THỊ THÁI LAN*

LÊ THỊ KIM DUNG**

Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao trong khu vực và trên

thế giới Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khái quát bức tranh tổng thể về ảnh hưởng của Internet đến gia đình Việt Nam hiện nay thông qua phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Các nhận định, đánh giá được đưa ra trên cơ sở so sánh và đối chiếu các dữ liệu định tính và định lượng của các nghiên cứu trước đây Kết quả cho thấy Internet mang đến cho gia đình những giá trị tích cực về mặt giải trí, giao tiếp và đa dạng hóa các kênh trong mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên gia đình Tuy nhiên, kèm theo đó là các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất khi cá nhân lạm dụng Internet, giao tiếp trực tiếp giảm và sự lỏng lẻo, xa rời trong mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình Trước thực tế này, việc xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp nhằm tăng cường an sinh và hạnh phúc gia đình, hạn chế tác động tiêu cực và bảo vệ trẻ em khỏi những tác động của việc sử dụng Internet có ý nghĩa thiết thực, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh khi nhu cầu sử dụng

Internet tăng cao

Từ khóa: Internet, giao tiếp trong gia đình, quan hệ gia đình, sức khỏe, bảo vệ

1Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề

tài mã số 504.05-2020.301 “Ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ở

khu vực đô thị Việt Nam”

* Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

** Đại học Khoa học, Đại học Huế

Trang 2

Internet mang lại cho cá nhân người sử dụng, gia đình và toàn xã hội luôn song hành cùng với những ảnh hưởng tiêu cực Nghiên cứu trên thế giới dự báo rằng không có lĩnh vực nào bị ảnh hưởng bởi Internet nhiều hơn cách con người giao tiếp với người khác (Williams và Rice, 1983) và xu hướng giảm thời gian giao tiếp trong gia đình, gia tăng sự cô lập xã hội đã được chứng minh (Subrahmanyam và cộng sự, 2000) Cùng với cá nhân, gia đình đang trở thành đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ Internet Vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet đến gia đình là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet đến gia đình cho thấy gia đình đón nhận ảnh hưởng đa chiều từ Internet Những ảnh hưởng này không ngoại trừ đối tượng sử dụng là người lớn hay trẻ em được thể hiện trong công trình của các tác giả Hughes và Hans (2001), Rompaey và cộng sự (2002), Belch và cộng sự (2005), Marziali và Donahue (2006), Lee và Chae (2007), Johnson (2010), Moawad và Ehrahem (2016) Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ thập kỷ 90 Internet đã nhanh chóng trở thành một công nghệ phổ biến trong gia đình, Internet có thể được sử dụng cho các mục đích rất khác nhau, sự phát triển và tác động xã hội của Internet rất khó dự đoán

Ở Việt Nam, trước sự gia tăng vượt trội về tỷ lệ sử dụng Internet trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu các khía cạnh ảnh hưởng của Internet đến người sử dụng và gia đình (Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013; Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017; Phạm Thị Thùy Linh, 2017; Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự, 2017; Nguyễn Thị Thái Lan và Chu Thị Thanh Thư, 2017; Đặng Văn Luận, 2018; Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền, 2019) Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa hành vi sử dụng Internet với các vấn đề sức khỏe của cả trẻ em và người lớn, các hoạt động giao tiếp trong gia đình và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện theo các tiếp cận đơn lẻ của một số chuyên ngành khoa học đặc thù như Tâm thần học, Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục học và Công tác xã hội… Vì vậy, việc đánh giá tổng thể ảnh hưởng của Internet đến gia đình dựa trên cơ sở tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu liên quan nhằm phản ánh bức tranh toàn diện về vấn đề này là cần thiết và có ý nghĩa Những kết quả này sẽ là thông tin đầu vào cho việc xây dựng hệ thống trợ giúp và bảo vệ gia đình, đặc biệt là trẻ em khỏi những tác động tiêu cực từ Internet

2 Người sử dụng Internet ở Việt Nam

Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng Internet cao và có tốc độ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây Mặc dù năm 1997 mới chính thức hòa mạng Internet nhưng chỉ sau 20 năm, Việt Nam đã gây ấn tượng với 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67% dân số (UNICEF, 2017) Đến năm 2019, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 68,7%, trong khi mức trung bình của thế giới là 51,5% Tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam thấp hơn các nước phát triển (86,7%), cao hơn các nước đang phát triển (44,4%) và các nước Châu Á-Thái Bình Dương (44,5%) (Lan Phương, 2020)

Có thể thấy, Internet được người ở nhiều độ tuổi khác nhau đón nhận trong đó có trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên Trên thế giới, cứ 3 người sử dụng Internet có 1 người

Trang 3

là trẻ em (UNICEF, 2017) trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này cao hơn Báo cáo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1) thực hiện năm 2003 cho thấy khi đó mới chỉ có 50% thanh thiếu niên thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet Phần lớn thanh thiếu niên có sử dụng Internet trong nghiên cứu này (69%) cho biết họ sử dụng Internet để trò chuyện, 65% dùng Internet để tìm kiếm thông tin, và 61% cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến (Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO, và UNICEF, 2005) Chỉ 5 năm sau, vào năm 2008 Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2) đã ghi nhận có đến 61% vị thành niên và thanh niên sử dụng Internet, và họ sử dụng với thời lượng nhiều gấp 3 lần vị thành niên và thanh niên ở SAVY 1 (11,7 giờ/tháng ở SAVY 1 so với 34,2 giờ/tháng ở SAVY 2) (Tổng cục Dân số-KHHGĐ - Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, và ADB, 2010) Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Giáo dục và Đời sống Xã hội (2014) cũng cho kết quả có đến 19% trẻ dưới 3 tuổi và 59% trẻ 3-5 tuổi được sử dụng thiết bị số trong thời gian trung bình 30-60 phút mỗi ngày, nhiều phụ huynh xem đây là một phương pháp giữ trẻ (Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự, 2017) Năm 2016, cuộc thăm dò ý kiến do UNICEF thực hiện cũng chỉ ra 72% thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15-24 sử dụng Internet (UNICEF, 2017) 94% người dùng Việt Nam truy cập Internet mỗi ngày, trung bình mỗi người dành khoảng 6 giờ 42 phút cho Internet một ngày (Lan Phương, 2020) Mặc dù tỷ lệ sử dụng Internet cao nhưng một số nghiên cứu cũng cho thấy người dùng Việt Nam vẫn có thể kiểm soát được hành vi sử dụng Internet của mình Tiêu biểu có nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương (2013) đánh giá người sử dụng Internet vẫn có thể kiểm soát được hành động của mình và chưa phải chịu những tác động tiêu cực của Internet

Trong phạm vi gia đình, Internet được sử dụng với nhiều ứng dụng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các hoạt động giải trí, liên lạc và kết nối, chơi trò chơi điện tử Kraut và cộng sự (1999) từng nhận định “Internet có thể trở thành trung tâm giải trí của gia đình trong tương lai”, nhưng chúng ta cũng tự hỏi Internet giúp con người thư giãn, giải tỏa stress hay lại là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần Giải trí là nhu cầu tất yếu của con người, tùy theo điều kiện kinh tế và xã hội mà các hình thức giải trí cũng khác nhau Trước khi có sự xuất hiện của công nghệ, các hình thức giải trí trong gia đình thể hiện đặc trưng văn hóa dân gian của cộng đồng, từ đó hình thành văn hóa gia đình và cộng đồng Văn hóa gia đình là thành lũy đầu tiên và cũng là cuối cùng lưu giữ và phát triển văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc (Nghiêm Thu Nga, 2014) Khi ti vi xuất hiện, hoạt động giải trí của gia đình vẫn đồng thời là hoạt động giải trí cá nhân khi mọi người cùng quây quần bên nhau, cùng xem, trao đổi và trò chuyện Ngày nay, với sự hỗ trợ của Internet, các nội dung giải trí của cá nhân rất đa dạng, phong phú và tiện lợi Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại tách mỗi thành viên gia đình trong thế giới riêng của mình với máy tính, điện thoại di động hoặc máy chơi điện tử

3 Ảnh hưởng của Internet đến gia đình ở Việt Nam

Các nghiên cứu cho thấy Internet ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống gia đình, tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi tập trung vào ba khía cạnh ảnh hưởng cơ bản

Trang 4

gồm sức khỏe của các thành viên và nguy cơ đối với trẻ em, giao tiếp và các mối quan hệ trong gia đình

3.1 Internet và sức khỏe của thành viên trong gia đình và nguy cơ đối với trẻ em

Việc sử dụng Internet cho thấy sự phổ biến và công dụng của mạng này đến các cá nhân và gia đình Tuy nhiên ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ không phù hợp có liên quan đến sức khoẻ của nhiều thành viên trong gia đình Trước hết, ảnh hưởng của Internet đến hệ thống não bộ mang tính lâu dài Sự phổ biến của Internet có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến bộ não con người Vì vậy, việc phụ thuộc quá nhiều và tương tác thường xuyên với các thiết bị điện tử có thể thay đổi bộ não (Phạm Thị Thùy Linh, 2017) Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra sự thay đổi bộ não của con người dưới ảnh hưởng của Internet có thể bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực Trò chơi điện tử có thể tăng hứng thú cho người học và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhớ các thông tin (Shohamy và Adcock, 2010; Callan và Schweighofer, 2008), việc tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet khiến não bộ được kích hoạt nhiều hơn (Carr, 2010; Bilton, 2010) Tuy nhiên, trong khi Bilton (2010) cho rằng khi não bộ được kích hoạt nhiều hơn mang tính tích cực, thì Carr (2010) phản bác cho là quan niệm việc kích hoạt các dây thần kinh đồng nghĩa với tốt hơn là một sai lầm

Khái niệm “nghiện Internet” xuất hiện phản ánh tình trạng lệ thuộc đó bởi vì nó có các triệu chứng tương tự như các trạng thái nghiện khác như nghiện ma túy, cà phê hay nghiện mua sắm Kandell (1998) định nghĩa nghiện Internet là sự phụ thuộc tâm lý vào Internet, bất kể loại hoạt động nào đã được đăng nhập Chou và cộng sự (1999) đưa ra nhận định các mô hình sử dụng Internet không đúng cách thực sự cấu thành nghiện hành vi và Griffiths (1998) lưu ý bằng chứng nghiên cứu trường hợp hạn chế cho thấy đối với một số

cá nhân, sử dụng Internet quá mức là một chứng nghiện thực sự và là mối lo ngại về gen

Những ảnh hưởng tiêu cực từ Internet đến sức khỏe tâm thần của người dùng được kể đến bao gồm tăng cảm giác cô đơn, tăng cường hành vi bạo lực, mất sự tập trung dẫn đến giảm hiệu quả trong công việc và học tập Những ảnh hưởng này là phổ biến đối với mọi đối tượng sử dụng Internet, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ở mỗi cá nhân cụ thể khác nhau tùy thuộc vào các nội dung, mục đích sử dụng và khả năng chọn lọc, kiểm soát của người dùng Nhưng xét trong tổng thể, thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất vì não bộ của lứa tuổi này đang hình thành và dễ bị tác động bởi các trải nghiệm Việc sử dụng Internet sớm và quá nhiều gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và quá trình hình thành nhân cách của trẻ (Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2013; Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013; Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017) và cuộc sống xoay quanh công nghệ có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển và giáo dục của các em (Phạm Thị Thùy Linh, 2017) Trẻ sẽ bị đánh giá là “lạm dụng Internet quá mức” khi có các hành vi truy cập liên tục, khó kiềm chế, không thể kiểm soát được Điều này sẽ gây những ảnh hưởng tâm thần nguy hại đến trẻ khi trưởng thành (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017) Có mối tương quan thuận giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở học sinh (Đặng Hoàng Minh và Nguyễn Thị Phương, 2013)

Trang 5

Việc lạm dụng Internet của giới trẻ làm xuất hiện định nghĩa “thế hệ kỹ thuật số” là thế hệ không biết gì khác ngoài văn hoá Internet, máy tính xách tay và điện thoại di động (Greenfield, 2014) Đây là vấn đề chung ở nhiều quốc gia khác, không riêng ở Việt Nam Việc trẻ quá tập trung vào công nghệ và hạn chế tương tác trực tiếp với người khác để lại nhiều nguy hại Giao tiếp được xem là chìa khóa để trẻ tham gia vào quá trình xã hội hóa, khi trẻ tập trung vào việc truy cập Internet và ít tiếp xúc, giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh tự kỷ và các vấn đề tâm lý khác

Bên cạnh những ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất của người sử dụng nói chung, trẻ em nói riêng bị ảnh hưởng Các hoạt động vui chơi, giải trí mang tính rèn luyện thể chất bị hạn chế nhiều vì chủ thể dành thời gian sử dụng Internet Ở độ tuổi nhỏ, trẻ phát triển tư duy và năng lực bản thân thông qua hoạt động quan sát và khám phá thực tế từ thế giới trực quan sinh động bên ngoài Các hoạt động như nhìn, nghe, chạm, ngửi và cả nếm giúp trẻ học hỏi được nhiều điều thông qua sự kết hợp của tất cả các giác quan Tuy nhiên, khi trẻ khám phá thế giới qua Internet chỉ có hai hành động được thiết lập là nghe và nhìn, điều này hạn chế trẻ học những điều cơ bản như cách sử dụng cơ thể, khả năng tư duy, các giác quan, cách hòa nhập vào thế giới xung quanh, với con người và thiên nhiên Đặc biệt là xu hướng thức khuya xem điện thoại và thức dậy trễ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần và thể chất của người dùng, nhất là trẻ em Việc ngủ muộn và ngủ ít khiến cơ thể rất mệt mỏi, đau đầu, mỏi mắt, làm giảm sự tập trung trong học tập và làm việc Ngoài ra, sự tập trung thời gian dài trên thiết bị di động gây nguy hại đến đôi mắt của trẻ

Những ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ em còn được các nghiên cứu chỉ ra khi phân tích Internet được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bắt nạt trực tuyến và bạo lực đối với trẻ em Báo cáo của UNICEF năm 2019 cho thấy tình trạng bắt nạt trực tuyến phổ biến ở nhiều quốc gia, khi mà có tới 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó 1/5 cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực Độ tuổi, giới tính và mức độ sử dụng trò chơi trực tuyến có mối liên hệ với tỷ lệ của hành vi bạo lực của học sinh Học sinh ở lớp càng cao có hành vi bạo lực càng thấp, học sinh thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến bạo lực cũng có hành vi bạo lực với mức độ cao hơn so với học sinh không thường xuyên chơi, học sinh nam bạo lực hơn học sinh nữ (Nguyễn Thị Phương Thảo và Cao Hà Thi, 2012) Nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự (2020) chỉ ra 7,1% người tham gia là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, 4,7% là người khởi xướng bắt nạt trên mạng và 11,3% vừa là người khởi xướng bắt nạt trên mạng vừa là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, do đó, khoảng một phần tư mẫu có liên quan đến các hành vi trực tuyến không thích hợp Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt trực tuyến và bắt nạt truyền thống khi có tới 51,6% học sinh bị bắt nạt trực tuyến, bị bắt nạt truyền thống hoặc bị bắt nạt ở cả hai hình thức này; những học sinh bị bắt nạt trực tuyến càng nhiều cũng có xu hướng bị bắt nạt truyền thống càng nhiều và ngược lại (Trần Văn Công và cộng sự, 2019) Mặc dù thanh niên 18 tuổi ở Việt Nam đề cao sự an toàn trực tuyến và nhận thức được những rủi ro của Internet khi 74% tin rằng những người trẻ tuổi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trực tuyến (UNICEF, 2017), tuy nhiên các biện pháp để giúp trẻ bảo vệ chính mình trên môi trường

Trang 6

mạng dường như chưa thực sự phát huy hiệu quả Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng (UNICEF, 2019)

Lý giải cho sự gia tăng hành vi bạo lực và bắt nạt trực tuyến của trẻ em thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó, một nguyên nhân quan trọng là ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi sử dụng Internet của trẻ Việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin với tốc độ cao, việc tham gia trò chơi điện tử và tương tác trên mạng xã hội đều là những hoạt động khiến cho chủ thể đưa ra quyết định và thực hiện hành vi nhanh, đó cũng đồng thời là những yếu tố kích thích sự bốc đồng ở thanh thiếu niên Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận khi sử dụng Internet, cá nhân bước vào một thế giới cổ vũ cho việc đọc vội vã, suy nghĩ gấp gáp, không tập trung và việc học hời hợt (Carr, 2010) Sự mất cân bằng của não bộ do các kích thích từ Internet làm cho nhóm thanh thiếu niên khó có thể có suy nghĩ thấu đáo và quyết định đúng đắn Đây được xem là một trong những căn nguyên tạo nên các hành vi mang tính bộc phát, thiếu chín chắn nhưng hệ quả thì rất nguy hại Hơn thế nữa, nhóm trẻ em, trẻ vị thành niên đang trải qua giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, cái tôi và hình ảnh bản thân của các em bị ảnh hưởng và chi phối nhiều từ sự giáo dục của cha mẹ, thầy cô nhưng cũng bị ảnh hưởng lớn bởi các thần tượng, các nhân vật được các em chọn làm mẫu hình từ Internet Đây là đặc trưng khác biệt rất lớn về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ hiện nay và trước đây Trong xã hội truyền thống, “cái tôi” của trẻ tan biến vào các mối quan hệ huyết thống và quan hệ xã hội nên bị che khuất và lu mờ đi, ít khi chúng bộc lộ bản sắc của chính mình (Trương Thị Thu Thủy và Trần Thị Thanh Loan, 2012) Ngày nay, trẻ đã có xu hướng tự chủ, tự lập, tự tin, dám tự thể hiện mình, tự khẳng định mình trong tư duy và trong hành động, đó là dấu hiệu của một chủ thể có ý thức cao hơn về “cái tôi” bản thân mình so với truyền thống” (Đỗ Long, 2001) Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách nên trẻ có suy nghĩ và nhận thức còn thiếu thấu đáo, đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát Ngoài các vấn đề nêu trên, sử dụng Internet không có sự kiểm soát còn tiềm ẩn các rủi ro liên quan đến các vấn đề như mất cắp thông tin cá nhân, sự an toàn của thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ Việc cập nhật các thông tin cá nhân cũng như lịch trình sinh hoạt hằng ngày của thành viên trong gia đình trên mạng xã hội đã được cảnh báo rất nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân người dùng và trẻ nhỏ Một nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ thông tin chỉ ra “70% các thiết bị IoT (Internet của vạn vật) thường được sử dụng đều có lỗ hổng” hay nói cách khác là chúng có thể bị kiểm soát và bị hack, 80% các thiết bị này đều rò rỉ thông tin cá nhân như tên người dùng, địa chỉ email, địa chỉ nhà, ngày sinh, hoặc thông tin thẻ tín dụng (Dương Quốc Hoàng Tú, 2016) UNICEF (2017) cũng cảnh báo Internet cũng làm tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước những rủi ro và nguy hại Báo cáo cũng ghi nhận sự hiện diện khắp nơi của các thiết bị di động khiến việc truy cập trực tuyến của trẻ em ít được giám sát hơn, do đó tiềm ẩn rủi ro cao hơn

Mặc dù điều này đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều cha mẹ và cả trẻ em vẫn thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin của gia đình

Trang 7

trên mạng xã hội Rất nhiều ứng dụng có thể lưu trữ vị trí di chuyển, cũng như rất nhiều ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo để biết các hoạt động như tìm kiếm, check-in, mua sắm, thậm chí là nghe lén người dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc bảo mật thông tin người dùng

3.2 Giao tiếp trong gia đình

Nhờ có Internet, hoạt động giao tiếp của cá nhân được hỗ trợ toàn diện với các tính năng gọi, nghe, nhắn tin, chia sẻ hình ảnh Đối với gia đình, giao tiếp giữa các thành viên một mặt được thúc đẩy để tăng cường hiệu quả nhưng mặt khác, Internet đang tạo ra những yếu tố cản trở cho hành vi giao tiếp giữa các thành viên

Internet hỗ trợ cá nhân kết nối và trò chuyện dễ dàng với những thành viên khác trong gia đình và những người mà thậm chí họ không quen biết Khả năng giao tiếp được mở rộng với ưu thế không giới hạn về không gian và thời gian giúp cha mẹ có thể nói chuyện và kiểm soát hoạt động của con cái mọi lúc mọi nơi Internet cũng cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho các cuộc trò chuyện trong gia đình Từ các tiện ích của Internet, các cá nhân có thể bổ sung cho các tương tác mặt đối mặt với gia đình và bạn bè của họ bằng các tương tác qua máy tính (Pénard và cộng sự, 2013), điện thoại di động, hoặc đồng hồ thông minh Mạng xã hội trở thành cầu nối quan trọng của cá nhân trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với gia đình và các quan hệ ngoài xã hội Facebook là mạng xã hội phổ biến toàn cầu với 1,71 tỷ người dùng thường xuyên (Statista, 2016) và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ Năm 2020, Việt Nam có 61 triệu người dùng Facebook, kế sau đó là 60 triệu người dùng Zalo Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam, xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu người dùng), Gapo (6 triệu người dùng) và Lotus (2,5 triệu người dùng) (Trọng Đạt, 2020) Trung bình một người trên thế giới dành 20 phút trên facebook mỗi ngày, chiếm 20% tổng thời gian online (Statista, 2016) Ở Việt Nam trung bình mỗi người dành 2 giờ 33 phút truy cập các tài khoản mạng xã hội (Lan Phương, 2020) Mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng được ưa chuộng vì giúp người dùng gia tăng sự tự tin (Toma, 2013), họ có cơ hội chủ động trong việc xây dựng hình ảnh, có thời gian suy nghĩ để bộc lộ bản thân, có thể dùng nick ảo để giao tiếp với người khác Mạng xã hội có thể hỗ trợ các mối quan hệ xã hội, xác định cái tôi, cảm giác tự tin và cảm thấy là một phần của cộng đồng (Collin và cộng sự, 2011) Sự ẩn danh mang lại cảm giác an toàn cho người dùng khi trò chuyện với người lạ, điều đó giúp cá nhân dễ dàng chia sẻ câu chuyện của mình

Nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy nhiều gia đình đã lựa chọn cách giao tiếp khác nhau thông qua mạng xã hội và các công nghệ khác trong một khoảng thời gian dài (Blinn-Pike, 2009) Điện thoại thông minh sử dụng để liên lạc nhiều hơn trong các gia đình (Wang và cộng sự, 2015) và các cuộc gọi video để chia sẻ thông tin đã được quan sát thấy có biểu hiện hạnh phúc hơn (Shen và cộng sự, 2017) Mạng xã hội hỗ trợ hoạt động giao lưu kết bạn nếu sử dụng đúng mục đích, ở đó cha mẹ và con cái có thể trở thành bạn bè của nhau, có nhiều cơ hội để tương tác và chia sẻ với nhau Xét về mặt tích cực, mạng xã hội giúp ích rất nhiều cho mọi người trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình Thông qua các mạng xã hội, thành viên gia đình trò chuyện, thậm chí có thể

Trang 8

thiết lập và thực hiện các cuộc gọi, thảo luận theo nhóm nhiều thành viên của gia đình Chức năng gọi video giúp mỗi cá nhân có cảm giác rút ngắn khoảng cách với các thành viên khác trong gia đình ngay cả khi họ đang ở rất xa, tin nhắn có thể lưu giữ nội dung cuộc trò chuyện Những lợi ích này giúp các thành viên trong gia đình duy trì sự tương tác ngay cả khi họ có rất ít thời gian rảnh Những biểu tượng mặc định rất phong phú và đa dạng có thể giúp thể hiện cảm xúc của người dùng trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau

Bên cạnh những lợi ích trên, Internet cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao tiếp trong gia đình Việc sử dụng thiết bị công nghệ để truy cập Internet trong gia đình là một tác nhân có khả năng chi phối sâu sắc hoạt động giao tiếp giữa các thành viên (Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự, 2017) Nghiên cứu trên thế giới cho thấy công nghệ làm cho cá nhân có xu hướng giảm thời gian giao tiếp trong gia đình, gia tăng sự cô lập xã hội (Subrahmanyam và cộng sự, 2000) Qua mạng xã hội, cá nhân có thể dễ dàng trò chuyện với người lạ nhưng lại ngại tương tác trực tiếp với thành viên trong gia đình Ở Việt Nam, kết quả cuộc điều tra “Đặc điểm sử dụng thiết bị công nghệ trong gia đình Hà Nội và những yếu tố ảnh hưởng” năm 2017 đã chứng minh ảnh hưởng của việc sử dụng Internet làm giảm thiểu thời gian tương tác giữa cha mẹ và con (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017) Điều đó chứng tỏ công nghệ càng phát triển, việc truy cập Internet càng dễ dàng thì sự cô lập cá nhân càng cao bởi vì các thành viên trong gia đình sẽ dần có xu hướng sử dụng thiết bị công nghệ một mình thay vì chung với nhau (Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự, 2017) Nhu cầu thể hiện bản thân khiến cho người dùng ngày càng trở nên lệ thuộc vào Facebook (Greenfield, 2014) và do chất dopamine tiết ra trong bộ não khi nhận được một lượng thông tin trên Facebook nên nghiện Facebook cũng giống như các chất gây nghiện khác như sô cô la hay cocaine (Sherman, 2013) Tính chất gây nghiện này buộc người dùng dành nhiều thời gian để truy cập Facebook, giảm thời gian tương tác trực tiếp và gây ra sự mất tập trung trong các hoạt động của đời sống hằng ngày

Cùng với việc giảm thời gian tương tác giữa cha mẹ và con, Internet đang góp phần phá vỡ cấu trúc giao tiếp của gia đình Các phương tiện giao tiếp mới với nhiều tính năng cho phép chúng ta chuyển tải thông điệp nhanh nhưng khi càng có nhiều lựa chọn con người càng nghèo biểu hiện cảm xúc Những biểu tượng trong giao tiếp online không thể thay thế được cảm xúc của sự đụng chạm, của ánh mắt, nụ cười, sự biểu cảm tinh tế của nét mặt và trạng thái cảm xúc thật của giao tiếp trực diện Bên cạnh đó, kiểu làm việc đa nhiệm đồng thời (concurrent multitasking: vừa làm việc, vừa sử dụng Internet, vừa giao tiếp) để lại hai hậu quả liên quan đến giao tiếp Thứ nhất, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ngữ điệu và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác bị mất đi đáng kể trong hoạt động giao tiếp Điều này phá vỡ sự gắn kết chung của con người thông qua hoạt động giao tiếp và thường gây thất vọng cho những bên liên quan Thứ hai, cá nhân thường ngại tiếp xúc thị giác với người khác trong giao tiếp, khó chịu với ánh mắt, dễ bị người khác đánh giá là không quan tâm hoặc không tôn trọng (Huỳnh Văn Thông, 2014) Hệ quả là cùng lúc cá nhân mất đi hai kết nối quan trọng, kết nối với chính mình và kết nối với người thân xung quanh Khi mất kết nối với chính mình như việc không quan tâm và chăm lo cho cảm xúc của bản thân, cá nhân trở nên yếu đuối và thiếu năng lượng, sức mạnh nội tâm sút giảm nên dễ sinh hoảng loạn,

Trang 9

không bình tĩnh, mất sáng suốt, thiếu k03hả năng giải quyết vấn đề khi gặp biến cố Mất kết nối với chính mình, sẽ là nguyên nhân của mọi vấn đề gây đổ vỡ quan hệ và mất kết nối với người khác Trên thực tế có một nghịch lý là người sử dụng cảm thấy cô đơn hơn khi càng có nhiều kết nối trên mạng xã hội (Turkle, 2017) và những tin nhắn không có giá trị gì trong việc hỗ trợ tình cảm so với các công cụ giao tiếp bằng lời khác (Seltzer và cộng sự, 2012) Do đó, Burke và cộng sự (2010) kết luận rằng kết quả có lợi của mạng xã hội chỉ xuất hiện với những mối quan hệ có sẵn, thay vì những người bạn mới chỉ quen biết trên mạng

3.3 Sự gắn kết trong gia đình

Các mối quan hệ trong gia đình phản ánh mức độ gắn kết trong gia đình Sự gắn kết trong gia đình một mặt thể hiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, nhưng bên cạnh đó cũng thể hiện văn hóa gia đình trên các khía cạnh nề nếp gia phong, tôn ti trật tự Sự gắn kết trong gia đình nảy nở và củng cố trong quá trình tương tác, giao tiếp giữa các thành viên với nhau, sự gắn kết này phản ánh khả năng thích ứng của gia đình như giải quyết xung đột, điều hòa mâu thuẫn và sự lắng nghe của cha mẹ đối với sự thay đổi của con cái (Joh và cộng sự, 2013) Mối quan hệ gắn kết được xem là một trong các giá trị văn hóa đặc trưng của gia đình

Gia đình truyền thống Việt Nam mang đặc trưng của gia đình truyền thống Á Đông luôn giữ được các sắc thái cổ truyền ngay cả khi xã hội đã đạt được trình độ cao của văn minh công nghiệp, điều này khác với gia đình ở các xã hội phương Tây (Đỗ Thái Đồng, 1990) Đó là kiểu gia đình mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước - phương thức sản xuất Châu Á và tổ chức xóm làng làm cơ sở Việc phân định vị thế và vai vế trong gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của đặc trưng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và đạo Nho giáo, với tư tưởng đề cao vai trò của nam giới “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” và có nhiều yêu cầu khắt khe với phụ nữ như “công dung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức” Trong kiểu gia đình đó, các mối quan hệ trên dưới rất rõ ràng: cha ra cha, con ra con; anh ra anh, em ra em; chồng ra chồng và vợ ra vợ Trong gia đình, quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, anh/chị và em là quan hệ có “tôn ti trật tự”, phân biệt người lớn là bề trên, trẻ em là bề dưới

Ngày nay, những giá trị tốt đẹp về các mối quan hệ trong gia đình vẫn được duy trì nhưng đã có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội Chính quá trình hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới hệ giá trị và các khuôn mẫu truyền thống của gia đình Việt Nam (Trịnh Duy Luân, 2011), trong hành trình đó, chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm sự dung hòa giữa giá trị truyền thống mang tính cốt lõi và những tinh hoa văn hóa mới được du nhập vào Cũng chính trong quá trình hiện đại hóa, sự góp mặt của công nghệ thông tin làm gia tăng quá trình biến đổi xã hội của trẻ em hôm nay (Charles và cộng sự, 2001) và cả các mối quan hệ khác trong gia đình Internet xuất hiện và tham gia vào đời sống gia đình đang tạo nên những xáo trộn thực sự trong sự gắn kết của gia đình

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã có nhiều thay đổi theo cả chiều hướng tích cực và chưa tích cực dưới ảnh hưởng của Internet Về mặt tích cực, cha mẹ và con cái có

Trang 10

nhiều cơ hội để trở nên cởi mở hơn với nhau trong việc giao tiếp, chia sẻ tình cảm hay trao đổi quan điểm cá nhân Qua Internet, cha mẹ và con cái có nhiều diễn đàn để cùng tham gia chia sẻ thông tin, trao đổi và có cơ hội để hiểu nhau hơn Các hoạt động như “thích”, “bình luận”, “chia sẻ” trên mạng xã hội giữa cha mẹ và con cái cũng là cách họ tương tác với nhau, qua đó thể hiện sự đồng thuận hay phản đối, sự hài lòng hay không Các thông tin được cung cấp nhanh, đa dạng trên mạng xã hội, trên các Website, thậm chí là các hoạt động giải trí như phim, âm nhạc, thể dục thể thao, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chuyện học hành của con mang đến nhiều chủ đề để cha mẹ và con cái có thể thảo luận Internet cũng cung cấp nguồn kiến thức và các kỹ năng để cha mẹ và con cái có thể tăng cường hiểu biết, làm giàu vốn kinh nghiệm và vì vậy, sự chia sẻ, trao đổi giữa cha mẹ - con cái cũng mang tính hai chiều Cha mẹ được tăng cường các kỹ năng để lắng nghe và tôn trọng con cái, con cái học được cách phản biện mang tính dân chủ hơn

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nói trên, mối quan hệ cha mẹ con cái đang đối diện với sự bùng nổ của các vấn đề khác Các tác giả Ling và Haddon (2008) đã chứng minh sử dụng một cách tiêu cực các thiết bị có kết nối Internet như việc phụ thuộc vào điện thoại ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ Sự kích thích từ việc sử dụng Internet có ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với cha mẹ trong gia đình, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên, hành vi chống đối dễ xuất hiện và mang tính thường xuyên hơn Trẻ tăng cường sự phản kháng với cha mẹ nhiều hơn trong quá trình thể hiện nhu cầu vui chơi giải trí, tình cảm cá nhân, cách ăn mặc/ hình thức bề ngoài (Trương Thị Thuy Thủy, Trần Thị Thanh Loan, 2012) Bởi vì vị thành niên là một giai đoạn khác biệt về tâm lý trong quá trình phát triển của một đứa trẻ để trở thành một người lớn trưởng thành, trẻ có những thay đổi thất thường, dễ bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc khi gặp các vướng mắc trong quá trình giao tiếp với người khác Về mặt nhận thức, trẻ có nhu cầu chứng tỏ sự độc lập nhận thức của mình, không muốn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ nhưng thực tế trẻ khẳng định bản thân không hề dễ dàng Các bậc cha mẹ chưa thực sự chấp nhận trẻ như một cá thể độc lập thực sự, cha mẹ vẫn thường có khuynh hướng bao bọc, áp đặt, thậm chí dùng bạo lực để trẻ làm theo mong muốn của cha mẹ chứ không phải theo mong muốn của trẻ Mặt khác, khi con cái sử dụng Internet quá nhiều khiến cha mẹ lo lắng và gia tăng những trừng phạt đối với con Các vấn đề này là căn nguyên dẫn đến những xung đột và khoảng cách thế hệ ngày càng trở nên phổ biến và rõ rệt Ngược lại, khi cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet cũng dẫn đến tình trạng xao nhãng đối với con cái Vì vậy, dù đối tượng nào trong gia đình lạm dụng Internet cũng có thể dẫn tới mối quan hệ cha mẹ - con cái bị lỏng lẻo và xa rời Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu nước ngoài, việc lạm dụng các thiết bị công nghệ có thể gây những rạn nứt trong gia đình và làm mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên lỏng lẻo (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017)

Với sự phát triển của công nghệ, việc chăm sóc và quản lý con cái của cha mẹ tưởng chừng trở nên dễ dàng hơn, nhưng thực tế công nghệ chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ, tuyệt đối không thể thay thế sự gần gũi và quan tâm của cha mẹ dành cho con Các phương tiện như đồng hồ thông minh, camera có kết nối Internet giúp cha mẹ định vị và giám sát con,

Ngày đăng: 26/05/2024, 20:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w